Tuyển chọn và phát triển một số dòng/giống lúa nếp mới có năng suất, chất lượng tốt cho huyện Quế Võ – tỉnh Bắc Ninh

Tài liệu Tuyển chọn và phát triển một số dòng/giống lúa nếp mới có năng suất, chất lượng tốt cho huyện Quế Võ – tỉnh Bắc Ninh: ... Ebook Tuyển chọn và phát triển một số dòng/giống lúa nếp mới có năng suất, chất lượng tốt cho huyện Quế Võ – tỉnh Bắc Ninh

doc118 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3653 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Tuyển chọn và phát triển một số dòng/giống lúa nếp mới có năng suất, chất lượng tốt cho huyện Quế Võ – tỉnh Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Tr­êng ®¹i häc N«ng nghiÖp hµ néI --------------- Vò ®øc thä TuyÓn chän vµ ph¸t triÓn mét sè dßng, gièng lóa nÕp míi cã n¨ng suÊt, chÊt l­îng tèt cho huyÖn quÕ vâ, tØnh b¾c ninh luËn v¨n th¹c sÜ n«ng nghiÖp Chuyªn ngµnh: trång trät M· sè: 60.62.01 Ng­êi h­íng dÉn khoa häc: pgs.ts. phan h÷u t«n Hµ néi – 2008 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Vũ Đức Thọ LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bản luận văn này, bên cạnh sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu tận tình của các cấp lãnh đạo, các tập thể, cá nhân và gia đình. Trước tiên, cho phép tôi bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS. Phan Hữu Tôn đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện cũng như hoàn chỉnh luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn lãnh đạo trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Ban chủ nhiệm khoa Sau đại học, Khoa Nông học, các thầy cô giáo đã giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Toàn bộ thí nghiệm trong luận văn được thực hiện tại xã Chi Lăng – Quế Võ – Bắc Ninh. Tại đây tôi đã nhận được sự giúp đỡ và tạo mọi điều kiện của lãnh đạo xã Chi Lăng cũng như sự giúp đỡ của hợp tác xã, bà con nông dân trong xã trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn những sự giúp đỡ quý báu đó. Tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn đến phòng Thống kê, phòng Nông nghiệp huyện Quế Võ đã tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành luận văn này. Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình và bạn bè đã luôn quan tâm, động viên khích lệ tôi. Một lần nữa cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả những sự giúp đỡ quý báu này. Hà Nội, ngày 16 tháng 12 năm 2008 Tác giả luận văn Vũ Đức Thọ Môc lôc Lêi cam ®oan i Lêi cam ¬n ii Môc lôc iii Danh môc b¶ng v Danh môc b¶ng TSS Tªn b¶ng Trang 2.1. Các vitamin và chất vi lượng của lúa gạo 16 2.2. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa trên thế giới 1995-2005 26 2.3. Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam thời kỳ 1996 – 2005 31 3.1. Các dòng, giống lúa nếp nghiên cứu 37 3.2. Phân loại nhiệt độ hóa hồ 40 3.3. Phân nhóm hàm lượng amylose theo tiêu chuẩn IRRI 41 4.1. Điều kiện thời tiết ở Bắc Ninh vụ xuân 2008 47 4.2. Các loại đất và hiện trạng sử dụng 47 4.3. Diện tích, cơ cấu các giống lúa vụ chiêm xuân của huyện Quế Võ giai đoạn 2005 - 2007 50 4.4. Diện tích, cơ cấu giống lúa vụ mùa huyện Quế Võ giai đoạn 2005-2007 50 4.5. Đánh giá một số chỉ tiêu mạ trước khi cấy 52 4.6. Các giai đoạn sinh trưởng của các giống lúa thí nghiệm 54 4.7. Động thái tăng trưởng chiều cao 57 4.8. Bảng động thái ra lá của các dòng, giống lúa nếp vụ Xuân 2008 tại Quế Võ 59 4.9. Tốc độ ra lá của các dòng giống 61 4.10. Động thái đẻ nhánh 62 4.11. Tốc độ đẻ nhánh các dòng, giống thí nghiệm 64 4.12. Một số đặc điểm khác của các dòng, giống lúa thí nghiệm 66 4.13. Một số đặc điểm về lá đòng của các dòng, giống thí nghiệm 68 4.14. Một số đặc điểm về thân và bông các dòng, giống thí nghiệm 70 4.15. Một số đặc điểm hình thái các dòng, giống thí nghiệm 73 4.16. Khả năng chống chịu sâu bệnh của các dòng, giống thí nghiệm 75 4.17. Khả năng chống chịu một số bệnh của các dòng, giống thí nghiệm 76 4.18. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa nếp thí nghiệm 77 4.19. Các chỉ tiêu chất lượng gạo của các giống lúa nếp làm thí nghiệm vụ xuân 2008 tại Quế Võ 82 4.20. Kết quả đánh giá một số dòng, giống lúa trên thí nghiệm. 85 4.21. Một số giống lúa triển vọng ở địa phương 87 4.22. Trình diễn các dòng triển vọng vụ xuân 2008 tại Xã Chi Lăng huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh. 88 4.23. Hiệu quả kinh tế cho 1 ha lúa nếp 89 1. MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Bắc Ninh là một tỉnh nằm ở vùng đồng bằng Sông Hồng cách Thủ đô Hà Nội 31 km về phía Đông Bắc. Địa hình của tỉnh tương đối bằng phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, được thể hiện qua dòng chảy đổ về Sông Đuống và Sông Thái Bình. Trong những năm gần đây, diện tích cấy lúa của tỉnh có xu hướng giảm dần (từ 83.948 ha năm 2001 xuống còn 79.836 ha năm 2005), việc thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng hàng hóa, tăng giá trị kinh tế trên mỗi đơn vị canh tác dựa trên cơ sở đặc thù kinh tế - xã hội, địa lý của từng vùng trở nên cấp thiết, bước đầu đã cho kết quả rất to lớn. Lúa nếp là một trong những cây trồng được ưu tiên phát triển là cây hàng hóa của tỉnh Bắc Ninh. Nhu cầu gạo nếp trên thị trường Bắc Ninh và Hà Nội rất lớn. Gạo nếp dùng làm bánh, đồ xôi trong các dịp lễ tết, cưới hỏi, làm nguyên liệu chính sản xuất ra bánh Phu thê, bánh dợm, bánh chưng, bánh dầy là các loại bánh đặc sản phục vụ lễ hội và khách du lịch, một phần phục vụ nấu rượu nếp đặc sản, một phần lúa nếp non dùng để sản xuất cốm. Tuy nhiên, hiện nay sản lượng lúa nếp hàng năm chỉ mới đáp ứng được phần lớn nhu cầu trong tỉnh, một phần thị trường rộng lớn khu vực Hà Nội còn đang bỏ ngỏ. Vụ xuân năm 2008, Sở NN&PTNT tỉnh Bắc Ninh đã chỉ đạo các địa phương gieo cấy 4.580 ha lúa nếp, chiếm 11,45% tổng diện tích gieo cấy của cả vụ, tăng 263 ha so với niên vụ trước. Các huyện Thuận Thành, Quế Võ, Tiên Du, Yên Phong, Từ Sơn có diện tích trồng lúa nếp lớn, từ 520 đến 1035 ha, chiếm từ 6.4% đến gần 37,3% diện tích gieo cấy toàn huyện. Giống lúa N97, N87, 9603, PD2,…Trong đó giống nếp IRI352 chiếm diện tích lớn nhất với 1.135 ha, chiếm gần 24,8%. Các giống lúa nếp hiện đang trồng trên địa bàn đều cho năng suất trung bình 45 - 50 ta/ha. Độ trắng, độ bóng, độ mềm, độ dẻo và thơm của các giống lúa nếp đang trồng vẫn chưa bằng các giống nếp Quýt, nếp cái hoa vàng. Vì thế chưa đáp ứng được nhu cầu trong việc chế biến những sản phẩm bánh đặc sản. Giống IRI352 cho năng suất cao, dẻo, nhiều, thơm ít. Giống nếp hoa trắng chỉ cấy trong vụ mùa, thơm ngon, nhưng bị nhiễm nhiều sâu đục thân. Còn các giống nếp N87, N97 tuy cho năng suất cao như lúa tẻ, dẻo nhưng hầu như không thơm. Do vậy, đi đôi với việc khuyến khích mở rộng diện tích cấy lúa nếp, việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, việc lựa chọn đưa vào trồng các giống lúa nếp mới có chất lượng tốt vào sản xuất, xây dựng và phổ biến cho nông dân quy trình kỹ thuật canh tác lúa nếp lầ một trong những giải pháp quan trọng, góp phần nâng cao giá trị sản xuất từ đất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân. Thời gian vừa qua một số viện và trường đặc biệt là bộ môn Công nghệ sinh học – Trường Đại Học Nông Nghiệp – Hà Nội đã lai tạo được một số dòng, giống lúa thuần (TN13–5, N46. N91, NV1, NV2, NV3,…) chất lượng cao, trong đó có các giống lúa nếp NV1, NV2, NV3 qua khảo nghiệm ở một số nơi cho thấy đây là những giống có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao, hạt gạo tròn, to, có độ mềm, độ dẻo cao, rất thơm ngon và cấy được cả 2 vụ trong năm. Tuy nhiên giống có tính chất địa phương thích hợp với vùng này nhưng chưa chắc thích hợp với vùng khác. Chính vì thế để xác định giống nào có khả năng thích ứng ở huyện Quế Võ nhằm nhanh chóng đưa các giống lúa nếp mới năng suất cao, chất lượng tốt vào cơ cấu cây trồng, góp phần thúc đẩy mở rộng diện tích trồng lúa nếp, tạo nguồn nguyên liệu đáp ứng nhu cầu sản xuất hàng hóa, ổn định nâng cao đời sống cho nhân dân tỉnh Bắc Ninh, chúng tôi tiến hành đề tài: “Tuyển chọn và phát triển một số dòng/giống lúa nếp mới có năng suất, chất lượng tốt cho huyện Quế Võ – tỉnh Bắc Ninh”. 1.2. Mục đích và yêu cầu 1.2.1. Mục đích - Tuyển chọn được 1-2 giống lúa nếp mới có năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu sâu bệnh, phù hợp với điều kiện canh tác của địa phương, có khả năng thay thế được giống lúa nếp 87, nếp IR352 đang trồng phổ biến ở Quế Võ- Bắc Ninh - Đề xuất cơ cấu giống lúa nếp hợp lý cho vùng chuyên sản xuất lúa nếp theo hướng phát triển lúa hàng hóa ở huyện Quế Võ – tỉnh Bắc Ninh. 1.2.2. Yêu cầu - Điều tra cơ cấu giống, diện tích, năng suất, sản lượng và khả năng tiêu thụ của các giống lúa nếp trên địa bàn huyện Quế Võ. Phân tích ưu, nhược điểm của các giống nếp đang trồng phổ biến trên địa bàn. - Triển khai thí nghiệm so sánh giống lúa nếp, nghiên cứu chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển nhanh, chống chịu và chất lượng đủ cơ sở để kết luận một giống tốt. - Trình diễn một số giống tốt ở một số địa phương đại diện cho huyện Quế Võ- Bắc Ninh. 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 1.3.1. Ý nghĩa khoa học Đề tài cung cấp những thông tin về cơ cấu giống lúa của huyện Quế Võ trong những năm gần đây, những hạn chế của các giống lúa trong cơ cấu sản xuất và đặc biệt cung cấp những thông tin về các đặc trưng và đặc tính của các giống lúa tham gia thí nghiệm trong điều kiện tự nhiên của huyện Quế Võ, làm cơ sở xây dựng cơ cấu giống lúa mới cho hiệu quả kinh tế cao hơn. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn Chọn ra được 1 - 2 giống lúa có triển vọng, phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng để đưa vào cơ cấu giống lúa của huyện Quế Võ, phát triển ra diện rộng mang lại hiệu quả kinh tế cao. 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Nghiên cứu nguồn gốc và phân loại cây lúa 2.1.1. Nguồn gốc cây lúa Lúa thuộc chi Oryza có từ 130 triệu năm trước, tồn tại như một loại cỏ dại trên đất Gondwana ở siêu lục địa, sau này vỡ thành Châu Á, Châu Mỹ, Châu Úc và Châu Nam Cực. Lúa được thuần hóa rất sớm khoảng 10.000 năm trước công nguyên (Khush GS, 2000) [60]. Lúa có nguồn gốc ở chân dãy Hymalaya và sau đó lan rộng rải rác ở Châu Á, Châu Phi, Châu Úc,…Loài lúa trồng có ở Châu Á (Oryza Sativa) vào thời kỳ đồ đá cách đây khoảng 10 nghìn năm. Sự thay đổi của mùa nắng, mùa mưa, rét lớn ở vùng này làm gia tăng sự tiến hóa của các loài lúa và từ đó tạo nên các giống lúa được gieo trồng hàng năm ở Châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc và Đông Nam Á. Chang (1985) cũng đặt ra giả thiết là giống Japonica có thể do tiến hóa từ các giống Indica nhiệt đới đầu tiên nhưng cũng có thể phát triển độc lập từ tổ tiên chung. Watanabe (1973) lại cho rằng lúa Japonica có nguồn gốc từ Lào còn các giống lúa Indica có nguồn gốc từ Ấn Độ. Việt Nam là vùng khí hậu nhiệt đới nằm trong vùng có sự đa dạng sinh thái lớn gồm cả lúa Indica và Japonica. Theo Matsuo và CS (1997) cho rằng lúa tìm thấy ở Trung quốc cách đây 7000 năm. Cây lúa cũng được trồng từ hàng ngàn năm trước đây ở Việt Nam và nơi đây cũng được coi là biểu tượng của nền văn minh lúa nước. Vùng đồng bằng Bắc Bộ là một trong những vùng sinh thái của cả nước có các nguồn gen đa dạng và phong phú nhất (Lê Doãn Diên, 1990) [6]. Như vậy, tuy có các quan điểm khác nhau về nguồn gốc xuất xứ nhưng những ý kiến trên đều cho rằng nó có xuất xứ từ khu vực nóng ẩm phù hợp với điều kiện trồng lúa nhiệt đới hiện nay. Từ các trung tâm này lúa Indica phát tán lên đến lưu vực sông Hoàng Hà và sông Dương Tử rồi sang Nhật Bản, Triều Tiên và biến dị thành loại phụ Japonica. Lúa Javanica được hình thành ở Indonesia là sản phẩm của quá trình chọn lọc từ loại phụ Indica. 2.1.2. Phân loại lúa Có rất nhiều quan điểm khác nhau về phân loại lúa trồng O.Sativa nhưng các nhà khoa học Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) đã thống nhất xếp lúa trồng Châu Á (Oryza sativa) thuộc họ Hòa thảo (Gramineae), chi Oryzae, có bộ nhiễm sắc thể 2n=24 (Nguyễn Văn Hiển, 2000) [11] Các nhà chọn giống sử dụng hệ thống phân loại cây lúa nhằm dễ dàng sử dụng các kiểu gen của cây lúa trồng, thiết thực phục vụ cho mục tiêu tạo ra giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt và khả năng chống chịu sâu bệnh ngày một tốt hơn. Trên cơ sở đó các nhà khoa học phân loại nguồn gen cây lúa trồng theo các tiêu thức khác nhau: * Phân loại theo sinh thái địa lý Dựa trên cơ sở kiểu gen và môi trường là một khối thống nhất, các vùng sinh thái địa lý khác nhau với sự tác động của con người tới cây lúa khác nhau thì có các nhóm sinh thái địa lý chứa kiểu gen khác nhau. Theo Liakhovkin A.G ( 1992) cây lúa trồng có 8 nhóm sinh thái địa lý gồm: (1) Nhóm Đông Á: Bao gồm Triều Tiên, Nhật Bản và Bắc Trung Quốc. Đặc trưng của nhóm sinh thái địa lý này là chịu lạnh rất tốt và hạt khó rụng. (2) Nhóm Nam Á: Từ Pakistan sang vùng bờ biển phía Nam Trung Quốc đến Bắc Việt Nam. Đặc điểm nổi bật của nhóm sinh thái địa lý này là kém chịu lạnh, phần lớn có hạt dài và nhỏ. (3) Nhóm Philipin: Nhóm lúa điển hình nhiệt đới không chịu lạnh. Toàn bộ vùng Đông Nam Á, miền nam Việt Nam nằm trong nhóm này. (4) Nhóm Trung Á: Bao gồm toàn bộ các nước Trung Á. Đây là nhóm lúa hạt to, khối lượng 1000 hạt đạt trên 32 gam, chịu lạnh và chịu nóng. (5) Nhóm Iran: Bao gồm toàn bộ các nước Trung Đông xung quanh Iran, đây là nhóm sinh thái địa lý với các loại hình chịu lạnh điển hình, hạt to, đục và gạo dẻo. (6) Nhóm Châu Âu: Bao gồm các nước trồng lúa ở Châu Âu như Nga, Italia, Tây Ban Nha, Nam Tư, Bungari,…Đây là nhóm sinh thái địa lý với các loại hình Japonica chịu lạnh, hạt to, cơm dẻo nhưng chịu nóng kém. (7) Nhóm Châu Phi: Nhóm lúa trồng thuộc loại Oryza Glaberrima. (8) Nhóm Châu Mỹ La Tinh: Gồm các nước Trung Mỹ và Nam Mỹ. Nhóm sinh thái này bao gồm các giống lúa cây cao, thân hình to, hạt to, gạo trong và dài, chịu ngập và chống đổ tốt. * Phân loại theo nguồn gốc hình thành (1) Nhóm quần thể địa phương (2) Nhóm quần thể lai tạo (3) Nhóm quần thể đột biến (4) Nhóm quần thể tạo ra bằng công nghệ sinh học (5) Nhóm các dòng bất dục đực * Phân loại theo các tính trạng đặc trưng (1) Tập đoàn năng suất cao (2) Tập đoàn chất lượng cao (3) Tập đoàn giống chống chịu bệnh (4) Tập đoàn giống chống chịu sâu (5) Tập đoàn giống chống chịu rét (6) Tập đoàn giống chống chịu hạn (7) Tập đoàn giống chống chịu chua, mặn, phèn (8) Tập đoàn chống chịu ngập (9) Tập đoàn giống với thời gian sinh trưởng đặc thù. * Phân loại theo thời gian sinh trưởng Dựa vào thời gian sinh trưởng, các nhà khoa học đã phân ra các nhóm giống: - Giống lúa cực ngắn có thời gian sinh trưởng: ≤ 95 ngày. - Giống lúa rất ngắn ngày có thời gian sinh trưởng: 96 – 110 ngày. - Giống lúa ngắn ngày có thời gian sinh trưởng: 111 – 125 ngày. - Giống lúa trung ngày có thời gian sinh trưởng: 126 – 140 ngày. - Giống lúa dài ngày có thời gian sinh trưởng: trên 140 ngày. * Phân loại theo mối quan hệ giữa kiểu gen và kiểu hình của lúa Theo cách phân loại này, người ta phân lúa thành sáu nhóm sau: (GS Khush, 1990) [61]: + Nhóm 1: Lúa Indica điển hình, có ở các nước trên thế giới + Nhóm 2: gồm các loại ngắn ngày, chịu hạn lúa vùng cao phân bố ở tiểu lục địa Ấn Độ. + Nhóm 3 và 4: gồm các loài lúa ngập nước của Ấn Độ và Bangladesh. + Nhóm 5: gồm các loại lúa thơm có ở tiểu lục địa Ấn Độ như Basmati 370. + Nhóm 6: bao gồm các loài Japonica và Javanica điển hình. * Phân loại theo quan điểm canh tác học Cây lúa trồng trải qua quá trình thuần hóa đã thích nghi dần với từng vùng sinh thái cụ thể mà nó được gieo trồng, đồng thời cũng xuất hiện các biến dị do điều kiện canh tác gây nên. Từ đó hình thành nên các nhóm lúa đặc trưng cho từng vùng sinh thái nhất định. Theo quan điểm này cây lúa được chia thành 4 nhóm sau đây: - Lúa cạn: Lúa được trồng trên đất cao, không có khả năng giữ nước cây lúa nhờ hoàn toàn vào nước trời trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển của nó. - Lúa có tưới: lúa được trồng những cánh đồng, có công trình thủy lợi, chủ động về nước trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển của nó. - Lúa nước sâu: Lúa được trồng trên những cánh đồng thấp, không có khả năng rút nước sau mưa hoặc lũ. Tuy nhiên, nước không ngập qua 10 ngày và mức nước không cao quá 50cm. - Lúa nổi: Lúa được gieo trồng trước mùa mưa. Khi mưa lớn, cây lúa đã đẻ nhánh; khi nước dâng cao lúa vươn lên khỏi mặt nước khoảng 10cm/ngày để ngoi theo. (Nguyễn Thị Trâm, 1998) [38]. Ở Việt Nam tồn tại cả 4 nhóm lúa với các đặc trưng nêu trên. Nhóm lúa cạn tồn tại nhiều ở vùng núi và trung du Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên. Lúa có tưới được canh tác chủ yếu ở vùng đồng bằng sông Hồng, đồng bằng duyên hải Miền Trung, đồng bằng sông Cửu Long. Lúa nước sâu phổ biến tại các vùng trũng tại vùng đồng bằng Bắc Bộ, các thung lũng khó thoát nước tại trung du và miền núi phía Bắc. Lúa nổi chỉ còn tồn tại rất ít ở khu vực Đồng Tháp Mười thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài ra phân loại giống lúa có thể dựa trên nhiều chỉ tiêu khác nhau như: nguồn gốc, mùa vụ, thời gian sinh trưởng, chất lượng gạo, đặc điểm hình thái,…Theo cách phân loại này giúp chúng ta phân biệt các loài giống khác nhau, trên cơ sở đó bố trí mùa vụ một cách hợp lý và khai thác tiềm năng trong sản xuất. 2.2. Nghiên cứu về đặc điểm hình thái, sinh thái và sự phát triển của cây lúa 2.2.1. Cấu trúc kiểu cây Cây lúa có kiểu hình khỏe đẹp là cơ sở cho năng suất cao. Năm 1980 giống lúa Nhật Bản đã được đề xuất là kiểu hình cho giống lúa siêu cao sản với năng suất vượt lên 25% sau 15 năm cải tiến giống. Viện lúa quốc tế (IRRI) cũng đã đề ra mục tiêu cần đạt tới sau khi tạo ra giống mới thấp cây sau cuộc cách mạng xanh. Mục tiêu mới đặt ra là tạo những giống lúa siêu cao sản có năng suất cao hơn hẳn và thích nghi với điều kiện sản xuất khác nhau. Từ các kết quả nghiên cứu của Jenning (1979) [57] cho rằng: Các giống loài phụ O.Indica thường cây cao, lá nhỏ, mầu xanh nhạt, bông xòe, hạt dài, trấu mỏng, chịu phân kém, dễ lốp đổ, năng suất thấp, cơm khô và nở nhiều. Trong khi các giống khác thuộc loài phụ O.Japonica thường thấp cây, lá to, màu xanh đậm, bông cụp, hạt ngắn, vỏ trấu dày, thích nghi với nhiều điều kiện thâm canh, chịu phân tốt, thường cho năng suất cao, cơm dẻo, ít nở. Luan LP (1979) đặc biệt nhấn mạnh đến việc tạo ra kiểu hình đạt được sự hài hòa giữa “nguồn” và “sức chứa” và ông đề xuất mô hình cây lúa lai lý tưởng như sau: + Vùng tưới tiêu lúa chỉ có 3-4 bông/1cây. Không có nhánh vô hiệu, bông dài, có từ 200-250 hạt/bông, cây cứng có lá xanh sẫm, đứng thẳng hay chỉ hơi cong. Chống chịu tốt, rễ phát triển rộng, chịu ngập, có thể đạt năng suất 5-7 tấn/ha/vụ. + Chiều cao cây đạt khoảng 100 cm với chiều dài thân 70 cm. + Ba lá cuối cùng: lá đòng dài khoảng 50 cm, cao hơn tán bông 20 cm. Lá thứ 2 (giáp lá đòng) dài hơn lá đòng 10% và vươn cao hơn tán bông. Lá thứ 3 cao hơn tới phần nửa tán bông. Các lá đều phải cứng. Đứng góc lá so với thân theo thứ tự là: 00, 100, 200. Bản lá hẹp và lòng máng, chiều rộng khoảng 2 cm, lá dày và xanh đậm chứa nhiều diệp lục. + Cây đứng vừa phải, đẻ nhánh trung bình, khi chín đầu bông uốn cong cách mặt ruộng 60 cm, lá đòng luôn che khuất bông. + Khối lượng hạt/bông: trung bình là 125-135 hạt/bông. + Chỉ số diện tích lá (LAI) khoảng 6,5 (m2 lá/m2 đất) vào giai đoạn trổ. + Chỉ số thu hoạch (hệ số kinh tế) là 0,55 Trong việc xây dựng mô hình cấu trúc kiểu cây hầu hết các tác giả đều quan tâm đến các yếu tố như số nhánh, số bông, số hạt, hình dạng hạt và kích thước lá đòng. Huang (1997) cho rằng: Kiểu cây sinh trưởng mạnh đẻ nhiều và tập trung sẽ cho ưu thế lai vượt trội về năng suất. 2.2.2. Chiều cao cây Hình dạng và chiều cao của cây lúa có liên quan đến tính chống đổ và khả năng hấp thụ ánh sáng mặt trời. Theo Đào Thế Tuấn (1977) cho rằng: muốn nâng cao năng suất lên trên 60 tạ/ha thì phải dùng giống lúa thấp cây [43]. Bùi Huy Đáp (1978) [7] lại có quan niệm các giống lúa cao cây, đẻ nhiều, chín muộn, mẫn cảm với các chu kỳ quang đã được gieo cấy từ lâu đời ở các vùng nhiệt đới do khả năng của chúng có thể sinh sống ở những mực nước sâu, ít hay nhiều có thể cạnh tranh được với nhiều cỏ dại và chịu đựng những đất xấu. Theo những nghiên cứu của Viện lúa quốc tế (IRRI, 1972) [51] cho thấy rằng: năng suất giảm khoảng 75% khi lúa bị đổ sớm là do tỷ lệ hạt thối tăng. Do đó, mục tiêu hàng đầu của các nhà chọn tạo là tạo ra các giống thích nghi, thấp cây, thân rạ cứng, chống đổ. Theo Bangweek C.B.S Vargar và B.P. Roble (1974): các giống thấp cây, ngắn ngày là hướng chọn tạo các giống lúa mới trên thế giới, do có những ưu điểm sau [45]: + Các giống chín sớm có tổng tích ôn nhỏ hơn. + Các giống thấp cây có chiều hướng đẻ nhánh nhiều hơn nên dẫn đến năng suất cao hơn. + Những giống này có phản ứng đạm cao, lá thẳng, ngắn, hẹp, dày, xanh đậm, chịu thâm canh cao. + Giống có thân ngắn, cứng giúp cây lúa chống đổ. Nguyễn Văn Thắng (1990) có ý kiến cho rằng giảm bớt chiều cao cây là yếu tố quan trọng nhất trong nâng cao tiềm năng năng suất hạt của lúa. 2.2.3. Khả năng đẻ nhánh Đẻ nhánh là một đặc tính sinh học của cây lúa, liên quan chặt chẽ đến quá trình hình thành số bông và năng suất cây lúa. Quá trình đẻ nhánh liên quan chặt chẽ với quá trình ra lá. Thường khi ra lá đầu tiên thì mầm nách ở mắt ra lá bắt đầu phân hoá. Theo quy luật thì khi lá thứ 4 xuất hiện thì nhánh thứ nhất kết thúc thời kỳ phân hoá và bắt đầu xuất hiện, khi ra lá thứ 5 thì nhánh thứ 2 xuất hiện. Quá trình cứ tiếp tục diễn ra như vậy. Bùi Huy Đáp (1978), khi nghiên cứu đặc tính đẻ nhánh cho biêt, nhánh không bao giờ phát triển nếu như lá tương đương với nó chưa phát triển xong. Nhánh không phát triển nữa khi lá bị khô. Theo tác giả, các giống lúa khác nhau có thời gian sinh trưởng khác nhau thì thời gian đẻ nhánh cũng khác nhau [7]. Người ta cũng phân biệt thời gian đẻ nhánh hữu hiệu và vô hiệu. Trên cây lúa, thông thường chỉ có những nhánh đẻ sớm, ở vị trí mắt đẻ thấp, có số lá nhiều, điều kiện dinh dưỡng thuận lợi mới có điều kiện phát triển đầy đủ để trở thành nhánh hữu hiệu (nhánh thành bông). Còn những nhánh đẻ muộn, thời gian sinh trưởng ngắn, số lá ít thường trở thành nhánh vô hiệu. Đinh Văn Lữ (1978) cho rằng: Những giống đẻ nhánh rải rác thì trổ bông không tập trung, bông không đều, lúa chín không đều, không thuận lợi cho quá trình thu hoạch dẫn đến giảm năng suất [19]. Theo Nguyễn Văn Thắng (1990) thì các giống lúa hiện đại có nhiều nhánh hơn vào lúc lúa trỗ nhưng lại có số nhánh thất thu ít. Tỷ lệ nhánh hữu hiệu ở các giống cổ truyền là 50% và ở các giống lúa hiện đại là 75% . 2.2.4. Tính chống chịu sâu bệnh Đặc tính chống chịu sâu bệnh là một chỉ tiêu quan trọng trong khi chọn lọc và đánh giá giống. Một giống được coi là giống tốt ngoài những chỉ tiêu về năng suất, chất lượng thì khả năng chống chịu sâu bệnh cũng cần phải tốt. Việt Nam là một nước có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều là điều kiện thuận lợi cho cây lúa sinh trưởng và phát triển nhưng đồng thời cũng là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát triển. Theo Hồ Khắc Tín (1982) [35], hàng năm sâu bệnh hại làm giảm năng suất cây trồng tới 26,7%. Còn theo Hà Quang Hùng (1998) [16], ở nước ta hàng năm có khoảng 30 vạn ha lúa bị sâu bệnh phá hại (chiếm 30% diện tích gieo trồng), riêng ở miền Bắc sâu bệnh phá hại làm tổn thất khoảng 1,2 triệu tấn thóc mỗi năm. Ở Việt Nam, tìm thấy khoảng 43 loài sâu gây hại trên đồng ruộng trong đó có 10 loại gây hại chính là sâu đục thân, sâu cuốn lá lớn, sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, bọ xít,…Có hai bệnh nguy hiểm đối với cây lúa là Đạo ôn, khô vằn và bạc lá lúa (Lê Lương Tề, Vũ Triệu Mân, 1999) [31]. Chính vì vậy việc chọn tạo giống lúa chống chịu sâu bệnh được coi là biện pháp có hiệu quả kinh tế nhất để hạn chế sự thiệt hại mùa màng do dịch hại gây ra. 2.2.5. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất Số nhánh lúa sẽ quyết định số bông và đó cũng là yếu tố quan trọng nhất để có năng suất cao. Có thể nói số bông đóng góp trên 70% năng suất, trong khi đó số hạt/bông, số hạt chắc/bông và trọng lượng hạt đóng góp gần 30%. Năng suất là yếu tố quan trọng nhất mà các nhà chọn tạo giống cũng như nhà sản xuất quan tâm hàng đầu. Năng suất lúa được hình thành bởi các yếu tố sau: + Số bông/đơn vị diện tích + Số hạt/bông + Tỷ lệ hạt chắc/bông + Khối lượng 1000 hạt (gram) - Số bông/đơn vị diện tích hình thành bởi 3 yếu tố: mật độ cấy, số nhánh (số dảnh hữu hiệu), điều kiện ngoại cảnh và yếu tố kỹ thuật (như phân bón, nhiệt độ, ánh sáng...). Mật độ cấy là cơ sở của việc hình thành số bông/đơn vị diện tích. Tùy vào giống lúa và các điều kiện thâm canh như: đất đai, nước, phân bón, thời vụ... mà quyết định mật độ cấy thích hợp để có thể tăng tối đa số bông trên một đơn vị diện tích. - Số hạt/bông nhiều hay ít tùy thuộc vào số gié, số hoa phân hóa cũng như thoái hóa. Toàn bộ quá trình này nằm trong thời kỳ sinh trưởng sinh thực (từ làm đòng đến trỗ). Và số lượng gié, hoa phân hóa được quyết định ngay từ thời kỳ đầu của quá trình làm đòng (bước 1-3 trong vòng từ 7-10 ngày). Thời kỳ này bị ảnh hưởng bởi sinh trưởng của cây lúa và điều kiện ngoại cảnh, các yếu tố này cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sự thoái hóa hoa. Thời kỳ thoái hóa hoa thường bắt đầu vào bước 4 (hình thành nhị và nhụy) và kết thúc vào bước 6, tức là khoảng 10-12 ngày trước trỗ. Nguyên nhân chủ yếu do thiếu dinh dưỡng ở thời kỳ làm đòng hoặc do ngoại cảnh bất thuận như trời rét, âm u, thiếu ánh sáng, bị ngập, hạn, sâu bệnh... ngoài ra cũng có nguyên nhân do đặc điểm của một số giống. - Tỷ lệ hạt chắc/bông: tăng tỉ lệ hạt chắc/bông hay nói cách khác là giảm tỉ lệ hạt lép/bông cũng là yếu tố quan trọng quyết định năng suất lúa. Tỉ lệ hạt chắc/bông được quyết định ở thời kỳ trước và sau trỗ, nếu gặp điều kiện bất thuận trong thời kỳ này thì tỉ lệ lép sẽ cao. Tỉ lệ lép/bông không chỉ bị ảnh hưởng của các yếu tố nói trên mà còn bị ảnh hưởng bởi đặc điểm của giống. Thường tỉ lệ lép dao động tương đối lớn, trung bình từ 5-10%, ít là 2-5%, cũng có khi trên 30% hoặc thậm chí còn cao hơn nữa. - Yếu tố cuối cùng là khối lượng 1.000 hạt: yếu tố này biến động không nhiều do điều kiện dinh dưỡng và ngoại cảnh mà chủ yếu phụ thuộc vào yếu tố giống. Khối lượng 1.000 hạt được cấu thành bởi 2 yếu tố: khối lượng vỏ trấu (thường chiếm khoảng 20%) và khối lượng hạt gạo (thường chiếm khoảng 80%). Vì vậy muốn khối lượng hạt gạo cao, phải tác động vào cả 2 yếu tố này. Theo Nguyễn Văn Hoan (1995) cho biết: Sự tương quan giữa năng suất và số bông/khóm ở mỗi giống lúa khác nhau. Ở những giống bán lùn có tương quan chặt (r =0,85), nhóm lùn (r = 0,62), nhóm cây cao (r = 0,54). Sự tương quan giữa năng suất và số hạt/bông thì ngược lại, nhóm cây cao (r = 0,96), nhóm lùn (r = 0,66), nhóm bán lùn (r = 0,62). Sự tương quan giữa năng suất lúa và chiều cao cây thì nhóm lùn là (r = 0,62), nhóm bán lùn (r = 0,49), nhóm cao (r = 0,37) [14]. Khi nghiên cứu về năng suất cá thể Vũ Tuyên Hoàng và Luyện Hữu Chỉ (1998) cho rằng: Giống lúa bông to, hạt to cho năng suất cao, vật liệu chọn giống có năng suất cá thể cao thường cho năng suất quần thể cũng cao [15]. 2.2.6. Các tính trạng liên quan đến chất lượng gạo Theo Juliano (1985) thì chất lượng gạo được đánh giá theo các tiêu chuẩn sau: - Chất lượng thương trường: Đây là tiêu chuẩn dùng để mua bán, trao đổi trong nước và quốc tế. Các chỉ tiêu chất lượng thương trường thường căn cứ vào: kích thước, hình dạng, độ bóng và độ trong của hạt gạo, Kích thước và hình dạng hạt gạo có quan hệ mật thiết với chất lượng gạo. Nghiên cứu di truyền về kích thước hạt gạo chủ yếu tập trung vào chiều dài hạt gạo. Chiều dài hạt gạo là tính trạng ổn định nhất, ít bị ảnh hưởng bởi yếu tố môi trường. Hạt gạo càng dài, càng trong (độ trắng bạc bụng càng thấp) càng được ưa chuộng theo thị hiếu trên thị trường quốc tế. Độ bạc bụng ở gạo là một trong những tính trạng rất quan trọng đối với chất lượng thương phẩm. Hạt gạo bạc bụng thường bị hao hụt nhiều trong quá trình xay xát và chế biến hơn so với các loại hạt trong. Xét về điều kiện ngoại cảnh, bạc bụng là do sự chín không hoàn toàn của nội nhũ. Ngoài ra, sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn làm cho hạt tích lũy tinh bột không đầy đủ cũng là nguyên nhân gây ra bạc bụng. Ở nhiều vùng, nhiều quốc gia, hạt gạo bạc bụng không được ưu chuộng. - Chất lượng ăn uống: được đánh giá qua các chỉ tiêu: Hàm lượng amylose, nhiệt độ hóa hồ, độ bền gel, độ thơm của gạo. Chất lượng nấu nướng và ăn uống cũng tùy thuộc vào thị hiếu người tiêu dùng. Amylose của tinh bột liên quan mật thiết đến đặc tính của cơm như: độ nở, độ cứng, độ bóng và độ mềm. Kết quả nghiên cứu của viện công nghệ sau thu hoạch cho thấy: các giống lúa gieo trồng ở đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) có hàm lượng Amylose trung bình cao hơn so với các giống sử dụng ở Đồng Bằng Bắc Bộ (ĐBBB). Các giống lúa đặc sản cổ truyền đặc biệt là giống tám thơm của ĐBBB có hàm lượng amylose trung bình (21 – 23%) (Nguyễn Thanh Thủy, 1999). Tính trạng mùi thơm: mùi thơm là một trong những tính trạng quan trọng quyết định đến giá trị thương phẩm và chất lượng ăn uống. Tính trạng này dễ mất sau thời gian bảo quản. Mùi thơm của gạo do các hợp chất hóa học tạo nên như este, xeton, aldehyt. Nhiệt hóa hồ của gạo được xác định bởi nhiệt, khi hạt gạo ở khoảng nhiệt độ nhất định tinh bột trong hạt gạo hút nước và trương lên, khi đó các hạt tinh bột mất đi đặc trưng của chúng và trở lên trong suốt. Nhiệt hóa hồ của hạt gạo từ 55- 790C ( Juliano, 1972) [ 59]. Ảnh hưởng của nhiệt hóa hồ đến chất lượng nấu nướng của gạo chưa được khẳng định chắc chắn, nhưng giống có nhiệt hóa hồ cao thì thời gian đun chín lâu hơn. - Chất lượng dinh dưỡng: Thường được đánh giá qua hàm lượng protein tổng số, hàm lượng gluxit tổng số. Các giống nếp cổ truyền có hàm lượng protein cao hơn các giống lúa tẻ. Lúa gạo đảm bảo 35 – 59% nguồn năng lượng và là thức ăn chính của hơn 3 tỷ người trên thế giới. Gạo là lương thực chủ yếu của nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Các nhà khoa học trên thế giới cho rằng lúa gạo là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính như: Protein, thiamin, riboflavin và các chất béo… cho con người. Bảng 2.1. Các vitamin và chất vi lượng của lúa gạo Loại gạo Năng lượng (Kcal) Thiamin (mg) Riboflavin (mg) Niacin (mg) α-Tocopherol (mg) Cacium (mg) Phosphorus (g) Phytin (g) Sắt (mg) Kem (mg) Lúa 378 0,33 0,11 5,60 2,0 80 0,39 0,21 6,0 3,1 Gạo lứt 385 0,61 0,14 5,0 2,5 50 0,43 0,27 5,2 2,8 Gạo 373 0,11 0,06 2,4 0,30 30 0,15 0,07 2,8 2,3 Cám 476 2,40 0,43 49,9 13,30 120 2,50 2,20 43,0 25,8 Trấu 332 0,21 0,07 4,2 - 130 0,07 - 9,5 4,0 (Nguồn Juliano, 1993) Hơn nữa, trong lúa gạo không những có đầy đủ các chất dinh dưỡng như các cây lương thực khác mà còn có các Vitamin, đặc biệt là nhóm các Vitamin B. Lúa gạo cung cấp calo nhiều nhất trong các cây ngũ cốc. Nếu tính theo % chất khô, trung bình trong hạt gạo chứa Protein – 7%; tinh bột – 63%; dầu 2% – 3%;Xenluloza – 12%; đường tan – 3,6%; gluxit khác – 2%; tro – 6%. Ngoài ra còn các loại vitamin B1, B2, B6, PP, E (Nguyễn Đăng Hùng và CS, 1993). 2.3. Một số kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực chọn tạo giống lúa 2.3.1. Quan niệm về chọn tạo giống cây trồng Chọn tạo giống cây trồng là “chọn lọc” từ các biến dị tự nhiên cũng như nhân tạo trong quần thể để tạo ra giống mới (Nguyễn Văn Hiển, 20._.00) [11]. Công việc đầu tiên của chọn lọc giống cây trồng là quá trình thuần hóa cây dại thành cây trồng nông nghiệp, nhằm không ngừng cải thiện tiềm năng năng suất. Tiềm năng năng suất này không ngừng biểu hiện ở một số đặc tính chịu đựng với điều kiện thời tiết khắc nghiệt.   Khoa học của chọn tạo giống là nghiên cứu các phương pháp chọn tạo ra giống cây trồng mới nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về năng suất, phẩm chất của các sản phẩm ở những vùng sinh thái nông nghiệp khác nhau.    Nghệ thuật của chọn tạo giống là ở chỗ khả năng quan sát, óc phán đoán, bàn tay điêu luyện của các nhà chọn giống phát hiện ra những biến dị có lợi gây dưỡng  tạo ra những loại hình tối ưu đem lại nguồn giá trị kinh tế cao, phục vụ cho đời sống vật chất, đời sống tinh thần ngày càng cao của con người.       Cả một thời gian dài trong lịch sử sản xuất nông nghiệp công tác chọn giống chỉ giới hạn trong việc dựa vào tính đa dạng của thực vật trong tự nhiên để tuyển chọn ra những dạng mong muốn. Đó là phương pháp duy nhất để tạo ra giống vào thời kỳ ấy, nên nó rất thích hợp với từ "chọn giống" đã được sử dụng. Cùng với sự phát hiện ra giới tính của cây trồng, phương pháp lai đã bổ sung cho kỹ thuật chọn tạo giống. Thành công của chương trình chọn giống nhằm đáp ứng các mục tiêu khác nhau phụ thuộc vào hai yếu tố chính: Tính biến dị di truyền, tính ổn định của một giống cây trồng. 2.3.2. Mục tiêu chọn tạo giống Theo tác giả Nguyễn Văn Hiển (2000), muốn thực hiện thành công việc chọn tạo giống, nhiệm vụ đầu tiên là phải xác định được mục tiêu cho từng chương trình cụ thể. Công tác chọn tạo giống thường nhằm vào các mục tiêu sau [11]: - Chọn tạo giống mới phải có năng suất cao: đây là mục tiêu hàng đầu của các nhà chọn tạo giống ở cây tự thụ phấn cũng như cây giao phấn, ở giống thuần cũng như giống lai, đặc biệt việc sử dụng ưu thế lai của cây giao phấn và cây tự thụ phấn. - Chọn giống mới có chất lượng nông sản tốt, đặc biệt là chất lượng dinh dưỡng, chất lượng nấu nướng và chất lượng thương phẩm cao. - Chọn tạo giống mới có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt và chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất thuận: mặn, hạn, úng, rét ... - Chọn tạo giống mới có đặc tính nông sinh học nhằm đáp ứng nhu cầu của sản xuất và người tiêu dùng như: chiều cao cây, thời gian sinh trưởng, khả năng cơ giới hoá khi thu hoạch và bảo quản, chế biến nông sản phẩm.    - Giống mới phải thích ứng tốt hơn với các điều kiện khí hậu, đất đai, tập quán canh tác, hệ thống luân canh của những vùng nhất định. 2.3.3. Những kết quả đạt được trong công tác chọn tạo giống lúa thuần Bằng các phương pháp chọn tạo giống lúa khác nhau, các nhà chọn tạo giống lúa trên thế giới và trong nước đã tạo ra được hàng loạt giống lúa mới. Những giống lúa mới này góp phần làm phong phú bộ giống lúa, làm tăng năng suất và sản lượng lúa trên thế giới. Nó đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. * Tình hình nghiên cứu và chọn tạo giống lúa chất lượng trên thế giới Trong chương trình dài hạn về chọn giống của viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) nhằm đưa vào những dòng lúa thuộc kiểu cây cải tiến những đặc trưng chính như: thời gian sinh trưởng, tính mẫn cảm chu kỳ sống thích hợp nhất với những vùng trồng lúa khác nhau, tính chống bệnh và sâu hại, những đặc trưng cải tiến của hạt, hàm lượng Protein, chịu nước sâu, khả năng chịu hạn và tính chịu lạnh… Trong năm 1970, Viện nghiên cứu lúa quốc tế đã đưa ra những dòng lúa mới chín sớm như: IR8, IR747B2-6, các dòng chống bệnh bạc lá như: IR497-84-3 và IR498-1-88, dòng chống sâu đục thân: IR747B2-6. Các nhà chọn tạo giống lúa trên thế giới cũng đã quan tâm đến chất lượng nấu nướng đối với các giống lúa cải tiến. Tuy nhiên kết quả chọn tạo giống, giống lúa tẻ thơm chất lượng thường đạt thấp vì hầu hết các giống mang gen chống chịu sâu bệnh đều có hàm lượng amylose cao và nhiệt hóa hồ thấp. Giống lúa IR64 là giống lúa tẻ cải tiến có hạt dài, trong, hàm lượng amylose cao và nhiệt hóa hồ trung bình, được gieo trồng rộng rãi ở Châu Á. Hiện nay có hàng loạt các giống lúa cải tiến được chọn tạo, có tiềm năng, năng suất cao, chất lượng gạo tốt đang được mở rộng trong sản xuất như: IR29723, IR42, IR50,… Chọn tạo giống lúa phù hợp cho các nước nhiệt đới ở Châu Á cần phải có đặc tính chống chịu sâu bệnh và thời gian sinh trưởng . Tại Trung Quốc, Nam Triều Tiên, Philippin và Srilanka trên 90% diện tích trồng lúa là các giống lúa cải tiến. Ở Ấn Độ, Indonexia, Pakistan, Buma, Malayxia, Việt Nam. Diện tích trồng lúa cải tiến chiếm khoảng 35% tổng sản lượng lúa trên thế giới (Jay Maclean, 1994) [73]. Trên thế giới các giống lúa chất lượng đã được quan tâm và xếp vào các nhóm lúa đặc biệt. Ấn Độ, Bangladesh, Pakistan là các nước có nguồn gen lúa chất lượng phong phú, đáng chú ý nhất là giống lúa Basmati 370. Hiện nay các nước này đang tích cực thực hiện chương trình cải tiến giống lúa, tạo ra những giống mới có năng suất, chất lượng cao và mang gen chất lượng của giống Basmati (Abbas S.Lnaqui S.M.S, 1988). Paule và cộng sự đã sử dụng phương pháp hóa học và giác cảm để đánh giá mùi thơm của gạo (Paule C.M and J.J.Power, 1989). * Tình hình nghiên cứu và chọn tạo giống lúa chất lượng ở Việt Nam Trong những năm qua chương trình chọn tạo giống lúa đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ, nhờ vận dụng tốt các kết quả nghiên cứu của mạng lưới quốc tế về đánh giá nguồn tài nguyên di truyền cây lúa (Nguyễn Hữu Nghĩa, 1993). Việc chọn tạo giống lúa có phẩm chất gạo cao đáp ứng xuất khẩu, đáp ứng mở rộng vùng sản xuất hàng hóa chất lượng cao là nhiệm vụ lớn của các nhà chọn tạo giống (Bùi Bá Bổng, 1995). Từ năm 1990 – 1995 đề tài KN01 – 01 chọn tạo, được công nhận 26 giống lúa cho đưa vào vùng thâm canh ở Việt Nam. Từ năm 1996 – 2000, đề tài KHCN08 – 01 chọn tạo một số giống lúa thuần và lúa có tiềm năng, năng suất cao cho các vùng sinh thái khác nhau trong cả nước: đã tạo ra 35 giống lúa quốc gia, 44 giống lúa khu vực khác, một số giống triển vọng được sản xuất chấp nhận rộng rãi. Đặc biệt chú ý là các giống lúa chất lượng cao đáp ứng nhu cầu nội tiêu và xuất khẩu (Nguyễn Hữu Nghĩa, 1993). Nghiên cứu về kiểu cây cho năng suất cao của giống lúa ngắn ngày, tác giả Mai Văn Quyền, (1983) cho rằng một số giống lúa có tiềm năng, năng suất cao thường là: - Có khả năng hút một lượng dinh dưỡng khá, thường là các giống lúa thấp cây hoặc chiều cao trung bình, thân cứng, ít bị đổ ngã, bộ rễ phát triển. - Có bộ lá xếp hợp lý: tầng lá dưới thẳng, tầng là ngọn hơi cong, có khả năng tiếp nhận ánh sáng mặt trời từ mọi phía. - Có cường độ quang hợp, tổ hợp chất hữu cơ cao. Nhóm tác giả Hoàng Văn Phần, Trần Đình Long (1993) [23] thì tính trạng mùi thơm ở lúa do gen lặn kiểm soát. Tính thơm của gạo của lúa còn do một số chất như: Este, Xeton, Andehit có khả năng khuếch tán trong không khí. Bằng phương pháp lai hữu tính, Nguyễn Văn Hoan (1994)[13] đã tạo ra giống DH60, qua thời gian trồng thử nghiệm tác giả cho biết: - Giống DH60 thể hiện là giống chịu hạn, chịu chua bằng giống Bao Thai (giống chủ lực của vùng Trung du, Miền núi), chịu rét hơn hẳn CR203, CN2, VX83. - Giống DH60 chống chịu tốt với sâu bệnh nhất là khô vằn, đạo ôn, hoàn toàn không nhiễm đốm nâu, bạc lá; chống chịu với các loại sâu hại khác đều khá hơn các giống hiện hành. Phạm Văn Cường (1994) [2] khi khảo sát một số đặc điểm sinh vật học của các giống lúa thơm ngắn ngày nhập nội vụ Mùa 1994 tại Gia Lâm – Hà Nội đã đưa ra kết luận: - Các giống lúa thí nghiệm 713, Quá Dạ Hương, T292, Bao Vi La, T1, có năng suất thực thu cao hơn nhiều so với Tám Thơm (đối chứng). - Hầu hết các giống có kích thước đạt tiêu chuẩn xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. - Các giống có độ dẻo phù hợp, thơm đậm. Giống 713 có triển vọng hơn cả mặc dù khối lượng 1000 hạt thấp nhưng số hạt nhiều, số nhánh tối đa, gạo thơm, cơm dẻo. Trong hai năm 1998 – 1999, Trung tâm khảo – kiểm nghiệm giống cây trồng Trung Ương đã tiến hành khảo nghiệm 100 giống lúa mới tại các tỉnh phía Bắc. Qua khảo nghiệm cho thấy các giống lúa triển vọng được đánh giá như sau [42]: - Giống có tiềm năng năng suất cao: 10 giống (Xi23; P4; Xuân số 12; DT12; DT17; IV1; NX30;BM9608; BM9855; BM9820). - Giống có tiềm năng năng suất tương đối cao và ổn định là: P6; DV108; AYT77; DH104; D116; N29. - Giống đặc thù: + Tám Thơm đột biến: chất lượng cao, không phản ứng ánh sáng, thích hợp với đất bán sơn địa, nghèo dinh dưỡng. + Quế chiêm tơ: lúa thuần Trung Quốc, có thời gian sinh trưởng cực ngắn, có ý nghĩa ở vụ Mùa sớm trên đất 3 vụ. + DT17: giống cho Trà mùa muộn, tiềm năng năng suất cao, chịu được úng, trũng, chống đổ yếu. + ITA212: chống chịu sâu bệnh (kháng đạo ôn), khả năng thích ứng rộng. Vũ Thu Hiền (1999), khi khảo sát và chọn tạo một số dòng, giống lúa chất lượng không phản ứng ánh sáng ngày ngắn ở vùng Gia Lâm – Hà Nội đã đưa ra kết luận [12]. - Các dòng CT1-A1; CT3-A3; IR63872; IR63881; IR63885 và IR65912 có chiều cao cây thấp làm vật liệu trong chọn giống để cải tạo chiền cao của một số giống địa phương. - Các dòng CT5-A1; IR57301; IR63872; IR65610-105; IR67413-44; IR67418-228 có chiều dài bông lớn, ổn định, khả năng cho năng suất cao. - Các dòng CT5-A1; CT7-A1; IR59692 và IR65610-105 có tính chống chịu sâu bệnh và điều kiện bất thuận. - Những dòng, giống có kích thước hạt đều, độ trắng, độ trong, cơm ngon, phù hợp với tiêu chuẩn xuất khẩu là: CT1-A1; IR53674; IR63889; IR67413-44; CT5-A1. * Tình hình nghiên cứu và chọn tạo giống lúa thơm ở Việt Nam: Ở nước ta trong những năm qua, chương trình tạo giống và thử nghiệm lúa thơm ở các cơ quan nghiên cứu và các địa phương, sử dụng các phương pháp đánh giá tập đoàn lúa thơm cổ truyền và nhập nội, giống lúa thơm phục vụ sản xuất, phương pháp lai hữu tính, gây đột biến, ứng dụng nuôi cấy bao phấn,…Một số giống lúa thơm mới được đưa vào sản xuất đại trà như Khaodawk Mali, Bắc Thơm 7, HT1, Quá dạ Hương, Jasmin 85, Việt Hương Chiêm, LT2,…(Lê Vĩnh Thảo, Bùi Chí Bửu, Lưu Ngọc Trình, Nguyễn Văn Vương, 2004) [32]. Các cơ quan nghiên cứu vừa thực hiện công tác chọn tạo giống lúa mới vừa thực hiện công tác phục tráng giống cổ truyền để tuyển chọn và cung ứng giống cho các địa phương giống lúa thơm chọn lọc cải thiện được độ thuần, năng suất và được mở rộng tại Bắc Ninh, Hưng Yên (Nguyễn Ngọc Ngân, Nguyễn Thị Cẩm Tú, Nguyễn Thị Then, 2000). Nhiều công trình nghiên cứu, lai tạo và tuyển chọn được một số giống lúa như: Tám thơm đột biến, TK 90, TX1, TX2, P1, P4, DT122, BM9855, T10,…đây là những giống có khả năng chống chịu trung bình đến khá các loại sâu bệnh chính để đáp ứng nhu cầu về giống lúa chất lượng cao. Công tác thu thập, tuyển chọn các giống lúa thơm là yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển và duy trì lúa thơm ở Việt Nam (Lê Vĩnh Thảo và CS, 2003) [32]. * Kết quả chọn tạo lúa thơm ở vùng Nam Bộ. Viện lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long (Viện ĐBSCL) và Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam (Viện KHKTNNMN) giai đoạn 1996 – 2005 đã tập trung nghiên cứu và chọn tạo ra các giống lúa thơm, lúa chất lượng, lúa chống chịu phục vụ trong nước và xuất khẩu. Giống lúa cực ngắn đã chọn tạo bổ sung cho cơ cấu sản xuất và góp vào thị phần xuất khẩu ở Miền Nam (Nguyễn Văn Luận, 1997). Công tác cải tạo giống cũng được quan tâm, nhất là giống lúa thâm canh, cao sản (Bùi Chí Bửu, Nguyễn Duy Bảy, Nguyễn Thị Ngọc Huệ, Kiều Thị Ngọc và Bùi Bá Bổng, 1995). Ứng dụng công nghệ cao vào giống lúa chất lượng cũng đạt được kết quả tốt, giống lúa OM3536 được ứng dụng ở Miền Nam (Nguyễn Xuân Niên, Bùi Bá Bổng, 2000). Các nghiên cứu di truyền về tính thơm, tính chống chịu đã có kết quả phục vụ công tác chọn tạo giống chất lượng (Nguyễn Khắc Kính, 1997). Tại Đông Nam Bộ giống lúa Nàng Thơm Chợ Đào dòng 5 được tuyển chọn là kết quả của công tác phục tráng giống cổ truyền, làm tăng năng suất từ 15 – 20% so với giống cũ (Đỗ Khắc Thịnh, 2004). * Kết quả chọn tạo lúa thơm ở vùng Bắc Bộ. Viện Cây lương thực và cây thực phẩm đã tiến hành đánh giá thực trạng lúa chất lượng cao ở vùng Đồng Bằng Sông Hồng giai đoạn 1997 – 2000, từ đó làm cơ sở cho công tác chọn tạo giống lúa chất lượng cao. Nhiều giống lúa chất lượng cao được thu thập và đánh giá chất lượng, tính chống chịu phục vụ công tác tạo giống (Vũ Tuyên Hoàng và CS, 2000) [15]. Qua khảo nghiệm mở rộng thử giống lúa Bắc Thơm 7 được nhập nội từ Trung Quốc cho thấy: đây là giống lúa có chất lượng gạo thơm, ngon, thích ứng cho các vùng trồng lúa ở miền Bắc và miền Trung (Nguyễn Khắc Kính, 1997). Nhiều đề tài nghiên cứu phát triển giống lúa thơm cho một số vùng sinh thái ở Việt Nam như giống lúa HT1, DT122 có hương thơm, năng suất cao, thích ứng rộng đã được mở rộng vào sản xuất (Lê Vĩnh Thảo, Nguyễn Ngọc Tiến, 2003) [32], giống lúa BM9603 cho năng suất cao được gieo cấy ở nhiều vùng như Bắc Ninh, Hải Phòng (Nguyễn Văn Vương, 2001). Cải tạo giống lúa thơm ở miền Bắc Việt Nam thực sự được quan tâm sau năm 2001 khi đề tài nghiên cứu phát triển một số giống lúa đặc sản được phê duyệt. Các giống lúa HT2, HT4 đã được khẳng định năng suất cao, chống chịu tốt ở các địa điểm nghiên cứu (Lê Vĩnh Thảo, 1997). 2.4. Mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành năng suất và môi trường Các yếu tố cấu thành năng suất bao gồm: Số bông trên đơn vị diện tích, số hạt trên bông, tỷ lệ hạt chắc và khối lượng 1000 hạt. Trong các yếu tố cấu thành năng suất thì số bông trên đơn vị diện tích có tính quyết định 74 % năng suất lúa và hình thành sớm nhất. Số bông trên đơn vị diện tích phụ thuộc nhiều vào mật độ cấy, khả năng đẻ nhánh và khả năng chịu thâm canh. Các giống lúa mới thấp cây, lá đứng, đẻ khỏe, chịu đạm có thể cấy dày để tăng số bông trên đơn vị diện tích (Nguyễn Hữu Tề và CS, 1997) [30]. Tuy nhiên số bông trên đơn vị diện tích chỉ tăng đến mức độ nào đó sẽ không tăng thêm đồng thời khi tăng số bông trên đơn vị diện tích sẽ kéo theo làm giảm số hạt trên bông (bông bé đi). Như vậy cần phải điều khiển để đạt được số bống tối ưu mà không làm giảm số hạt trên bông mới đạt được năng suất cao. Số hạt trên bông cũng là một yếu tố phụ thuộc nhiều vào đặc tính của giống và điều kiện ngoại cảnh. Số hạt trên bông được quyết định ở giai đoạn làm đòng, tỷ lệ hạt chắc được quyết định ở thời điểm trước và sau trỗ bông. Nếu ở thời kỳ này mà nhiệt độ, độ ẩm không khí thấp quá hoặc cao quá làm cho hạt phấn sức nảy mầm, hoặc vòi nhụy phát triển không hoàn toàn. Do vậy để có tỷ lệ hạt chắc cao cần bố trí thời vụ sao cho thời kỳ trỗ và làm đòng được thuận lợi. Khối lượng 1000 hạt chủ yếu là phụ thuộc vào giống và ít chịu sự tác động của điều kiện ngoại cảnh. Giai đoạn từ lúa trỗ bông cho đến lúc chín sữa có ảnh hưởng rõ rệt đến khối lượng 1000 hạt, nếu giai đoạn này điều kiện nhiệt độ thích hợp cho quá trình tổng hợp và vận chuyển chất khô từ thân lá về hạt thì khối lượng 1000 hạt sẽ cao. Xét tổng thể trên quan điểm chọn giống các nhà khoa học đã đưa ra mô hình cây lúa lý tưởng để cân bằng được nguồn và sức chứa nhằm tạo ra giống lúa có cấu trúc bộ lá và thân cây thích hợp, có hiệu suất quang hợp cao và có số bông, số hạt trên bông đủ lớn để tạo ra năng suất cao nhất. 2.5. Tình hình sản xuất và tiêu thụ gạo trong nước và trên thế giới 2.5.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ gạo trên thế giới * Tình hình sản xuất gạo trên thế giới Trên thế giới diện tích trồng lúa hàng năm khoảng 150 triệu ha (chiếm 11% đất gieo trồng của thế giới) (Khush, 1994). Năng suất lúa trên thế giới tăng từ 3,0 – 5,8 tấn/ha trong thời kỳ 1964 – 1990 ở những nơi chủ động tưới tiêu. Ở những nơi không chủ động tưới tiêu năng suất chỉ từ 1,4 – 1,8 tấn/ha do thiếu giống được cải tiến phù hợp (Pigali, M.Hossain, 1997). Nhu cầu gạo tẻ thơm trên thế giới liên tục tăng mạnh về số lượng và chất lượng, vì vậy chương trình chọn lọc và đánh giá nguồn gen lúa tẻ thơm Quốc tế đã được tổ chức thông qua chương trình INGER từ năm 1996. Bảng 2.2. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa trên thế giới 1995-2005 Năm Diện tích (triệu ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (1000 tấn) 1995 149,4 3,66 547,1 1996 150,3 3,78 568,4 1997 151,4 3,82 578,8 1998 152,0 3,80 578,8 1999 156,5 3,88 670,8 2000 154,1 3,89 598,9 2001 151,9 3,79 598,0 2002 147,7 3,91 578,0 2003 149,2 3,88 583,0 2004 151,0 4,01 606,6 2005 153,5 4,00 614,6 (Nguồn FAO STAS 1995 – 2005) Lúa là cây lương thực quan trọng ở Thái Lan. Lúa được trồng rải rác ở các vùng và phân bố chủ yếu ở các vùng đông bắc sau đó ở miền trung và miền bắc, vùng phía nam diện tích trồng lúa không đáng kể. Thái Lan trồng nhiều giống lúa cổ truyền địa phương có chất lượng cao phục vụ cho xuất khẩu. Giống lúa cải tiến ngắn ngày, năng suất cao chiếm tỷ lệ thấp (Pingani, M.Hosain and R.V.Gerpacio, 1997). Vì thế, Thái Lan là nước đầu tiên trên thế giới xuất khẩu gạo hạt dài, trắng trong, cơm thơm ngon có chất lượng cao như: Khao Dawk Mali 105, RD15,…Giống Khao Dawk Mali 105 là giống phản ứng với ánh sáng ngày ngắn. Tại Thái Lan giống lúa Khao Dawk Mali 105 được gieo cấy trong tháng 6 – 7 chiều cao cây 140 – 150 cm, thân mềm yếu, lá hẹp có màu xanh đậm, cho thu hoạch cuối tháng 11, gạo lúa thơm của Thái Lan được bán với giá cao từ 300 – 500 USD/tấn. Từ năm 1997 đến nay: Ấn Độ đã tự túc được lương thực và đạt sản lượng trên 100 triệu tấn hàng năm kể từ năm 1998 đến năm 1994 Ấn Độc đạt tổng sản lượng 120 triệu tấn thóc, năng suất bình quân đạt 2,6 tấn/ha. Ấn Độ là nước có vùng trồng lúa lớn trên thế giới (42 triệu ha) trong đó 45% được tưới tiêu. Hiện nay Ấn Độ đang tăng cường nghiên cứu sản xuất lúa với sự cộng tác của FAO và IRRI (Akitas, 1989). Giống lúa thơm ở Ấn Độ có hai loại hình Basmati hạt dài ở vùng đông bắc và loại lúa thơm hạt ngắn phân bố hầu hết ở các vùng trồng lúa trong cả nước. Ấn Độ là một trong những trung tâm có nguồn gen lớn trên thế giới. Lúa Basmati được gieo trồng ở Ấn Độ khoảng 0,7 đến 0,8 triệu ha và chiếm 1,6 – 1,9% diện tích lúa ở Ấn Độ (Chang, T.T, 1995). Ở Pakistan tổng sản lượng lúa khoảng 3 triệu tấn, trong đó 70% sử dụng trong nước và 30% cho xuất khẩu, chủ yếu xuất khẩu giống Basmati. Gạo Basmati có những đặc tính thơm đậm, hạt dài trên 6,5 mm, hạt cơm nở theo chiều dài, độ nở thường gấp đôi chiều dài hạt gạo, cơm mềm xốp. Giống lúa Basmati có thân cao, yếu và dễ đổ, phản ứng với ánh sáng ngày ngắn và rất dễ bị nhiễm các loại sâu bệnh. Hạt gạo Basmati dài, có vết bạc bụng, dễ gẫy khi xây xát dẫn đến tỷ lệ gạo nguyên thấp. Tiềm năng, năng suất của Basmati chỉ đạt 1,5 đến 2 triệu tấn/ha, bình quân toàn vùng đạt dưới 1 tấn/ha (Mann R.A and M.Ashraf, 2001). Ở Campuchia gieo cấy khoảng 3.400 giống lúa trong đó có 6% là lúa tẻ thơm (Masuto, T, 1997). Trên thế giới: Trung Quốc là nước có sản lượng lúa chiếm khoảng 35% tổng sản lượng trên thế giới (Jay Maclean, 1994) tập trung chính ở miền Nam vùng núi Quylinh và lưu vực sông Hoàng Hà (khoảng 30 triệu ha). Ở Lào lúa chiếm 72% diện tích trồng trọt trong đó 85% diện tích đất trồng lúa trồng các giống lúa dẻo dính. Lào chủ yếu sử dụng các giống lúa cổ truyền, việc áp dụng các kỹ thuật cải tiến là rất ít. Năng suất lúa thấp hàng năm phải nhập gạo của các nước khác (Jay Maclean, 1994). Theo thống kê của khush and N.Dela Cruz, 2001), chỉ riêng giống Basmati Ấn Độ đã gieo trồng 1 triệu ha và Pakistan gieo trồng 750.000 ha. Hàng năm toàn thế giới thu hoạch 4 triệu tấn thóc lúa tẻ thơm Basmati. * Tình hình tiêu thụ gạo trên thế giới Thị trường gạo hiện nay rất đa dạng và phong phú, gồm nhiều chủng loại. Song tùy thuộc vào thị hiếu từng quốc gia, dân tộc. Theo IRRI thì hiện nay thị trường gạo của thế giới yêu cầu sáu loại gạo sau: Gạo dài có chất lượng cao Gạo hạt dài có chất lượng trung bình Gạo hạt ngắn Gạo có hương thơm Gạo nếp Gạo dùng cho đồ Nhu cầu của thị trường gạo rất khác nhau, có loại gạo được ưa chuồng ở nước này nhưng không được ưa chuộng ở nước khác do tính đặc thù, tập quán và thị hiếu cảu từng nước khác nhau mà yêu cầu chất lượng gạo có khác nhau. Gạo có hương thơm đang được thị trương ưa chuộng ngày càng nhiều, tập trung là gạo Basmati của Pakistan, Ấn Độ, Khadawk Mali 150 của Thái Lan,… Nhu cầu thị trường gạo thơm (khoảng 5 – 8% ) nhỏ hơn so với gạo hạt dài và amylose trung bình. Thị trường gạo thơm trong mỗi bữa an hàng ngày chủ yếu là các nước Châu Á và Trung Đông (Butteery R.G, L.C.Ling, B.o.Juliano, J). Ở Mỹ gạo thơm cũng được nhiều người dân quan tâm đặc biệt là Việt Kiều và Hoa Kiều. Gọa Della có mùi thơm của ngô rang được bán với giá cao. Hàm lượng protein, amylose có tác động đến sở thích của đa số người tiêu dùng trên thế giới. Tuy nhiên mùi thơm có tính riêng biệt được dân các nước Châu Á ưa chuộng như Việt Nam, Trung Quốc, Philippin. Thị trường gạo hạt dài chiếm khoảng một phần tư thị trường gạo trên thế giới tập trung chủ yếu ở một số khu vực: Tây Âu, Trung Đông, Hồng Công, Singapo, Malayxia cung cấp chủ yếu cho Thái Lan, Mỹ, Urugoay, Argentina và một số nước khác. Thị trường gạo hạt ngắn cũng tăng mạnh từ đầu năm 2000 như Đài Loan, Nhật Bản, Califonia, thị hiếu của dân vùng này thích hạt gạo ngắn và cơm hơi dính. Một số khu vực tiêu thụ gạo ngắn hạt như Hàn Quốc, các nước nằm trên quần đảo Thái Bình Dương và một số trung tâm đô thị ở Châu Á, Châu Âu. Đặc điểm chủ yếu của các loại gạo ngắn là khi nấu cơm thì các hạt dài ra và rời. Những loại gạo này thường có giá đắt nhất trên thế giới. Các nước sản xuất gạo trên như Bangladesh, Srilanka và Trung Quốc và các nước tiêu thụ chính là Hồng Kông, Singapore (Yusoff E, C.Ytay, 1989). Một số nước tiêu thụ gạo đồ chủ yếu: Bangladesh, Ấn Độ, Srilanka, Nam Phi, Tây Phi,…(Yusoff E, C.Y.Tay, 1989). Gạo đồ là một trong những mặt hàng quan trọng của thị trường gạo thế giới, nó có lịch sử phát triển rất sớm, bằng cách đồ này là giải pháp giải quyết nâng cao chất lượng gạo. Trước khi sát gạo thóc được đồ, sấy khô, gạo sát ra sẽ bảo quản được lâu hơn trong điều kiện bình thường. nhưng gạo đồ có những điểm cơm biến mầu từ vàng nhạt sang vàng đậm và cơm khi nấu có mùi vị đặc trưng riêng. Nhiều nước trên thế giới còn trong tình trạng thiếu lương thực, đặc biệt là các nước Châu Phi. Trên thế giới có khoảng 800 triệu người thường xuyên trong tình trạng thiếu lương thực. Nhu cầu về gạo của con người trên thế giới luôn tăng, khoảng 50 triệu người trên năm. Châu Á nơi sản xuất gạo chính và có tới hơn 90% dân số ăn lúa gạo, tốc độ tăng khoảng 2%/năm, nhưng việc tăng diện tích là rất hạn chế vì vậy con đường duy nhất là tăng năng suất. Gạo tẻ thơm ở các nước Bắc Mỹ yêu cầu khắt khe, vì vậy chiến lược chọn tạo giống trong những năm tới phải gắn liền với nhu cầu nội tiêu và xuất khẩu (Shobha Rani, B.K Thapar, S.B. Lodhu, G.S.Shidhu, D.Chandhary and K.Jena, 1996) [92]. Gạo thơm như Khaodawk Mali có giá trị bán cao thường là 300 USD/tấn. Thị trường gạo tẻ thơm ngày càng được mở rộng đặc biệt là các nước Ấn Độ, Iran, Pakistan và Thái Lan (Sormith, 1996). 2.5.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ gạo ở Việt Nam * Tình hình sản xuất và tiêu thụ gạo nói chung ở Việt Nam Về sản xuất, cây lúa là cây lương thực chính ở Việt Nam, đất nước có bề dày về nền văn minh lúa nước. Tình hình sản xuất lúa gạo đã ảnh hưởng không nhỏ tới thu nhập và đời sống của hàng chục triệu người dân Việt Nam, cũng như ảnh hưởng tới sự ổn định chính trị - xã hội mà còn tạo ra những giá trị văn hóa, tinh thần. Xây dựng vùng lúa có phẩm chất gạo cao phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu là chiến lược lâu dài (Bùi Bá Bổng, 1998). Trong 10 năm qua thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Chính phủ có nhiều chính sách về công tác giống, xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cấp các công trình thủy lợi do vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển lúa gạo của các nước. Diện tích trồng lúa của cả nước từ 7,00 – 7,67 triệu ha; năng suất đạt từ 3,77 – 4,82 tạ/ha. Sản lượng đã đạt mốc son 36,20 triệu tấn. Bảng 2.3. Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam thời kỳ 1996 – 2005 Năm Diện tích (triệu ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (triệu tấn) Xuất khẩu (triệu ha) 1996 7,00 3,77 26,4 3,1 1997 7,10 3,88 27,52 3,90 1998 7,36 3,99 29,14 3,73 1999 7,65 4,10 31,39 4,58 2000 7,67 4,24 32,53 3,48 2001 7,49 4,29 32,11 3,73 2002 7,50 4,59 34,45 3,24 2003 7,45 4,64 34,57 3,81 2004 7,44 4,82 35,87 4,06 2005 7,60 4,76 36,20 5,25 (Nguồn: Trung tâm tin học và thống kê – Bộ NN &PTNT) Các giống lúa cổ truyền có chất lượng cao được nông dân nhiều vùng trồng như: tám thơm, các giống gạo Dự ở các tỉnh miền Bắc, Nàng Hương, Nằng thơm, Nho Nhen, Nanh Chồn ở miền nam,…Cơm dẻo, mềm thơm, có hàm lượng protein, vitamin cao nên được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng. Các giống lúa trên được trồng khoảng 400ngafn ha ở các tỉnh như Nam Định, Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam. Ninh Bình, Hà Tây,… Lưu Ngọc Trình và các cộng sự đã dựa trên các mẫu isozyme để phân loại 643 giống lúa cổ truyền đại diện cho các hệ sinh thái của Việt Nam, đã phát hiện ra rằng lúa Indica chiếm 91,9% nguồn gen lúa của Việt Nam, lúa Japonica 6,8% và 1,3% chưa phân loại được (Lưu Ngọc Trình, 1995) [40]. Về tiêu thụ trong nước và xuất khẩu: Việt Nam là nước có tới 80% dân số làm nông nghiệp, đất đai phì nhiêu, có thể gieo trồng lúa quanh năm. Việt Nam có nguồn gen cấy lúa rất đa dạng có nguồn lao động dồi dào, điều kiện tiếp thu và phát triển khoa học nông nghiệp từ nhiều nước trên thế giới Bên cạnh những thuận lợi trên còn có nhiều khó khăn đáng kể như chất lượng nông sản của ta nói chung thấp nên sức cạnh tranh trên thị trường thấp, sản xuất lúa chủ yếu theo hướng năng suất cao ít chú ý đến chất lượng, các giống lúa xuất khẩu của ta còn ít, thiếu giống chất lượng tốt để đáp ứng nhu cầu của sản xuất nông nghiệp. Kế hoạch mua gạo của nước ta chưa chủ động, nên giá cả không ổn định, công tác dự tính chưa kịp thời và các doanh nghiệp còn thiếu kinh nghiệm trong khai thác thi trường, ký kết hợp đồng. Việt Nam từ một nước thiếu lương thực nhưng nhờ từ khi thực hiện đường lối đổi mới của Đảng nhà nước, sản lượng gạo xuất khẩu ngày một tăng. Đến năm 2005, nước ta xuất khẩu gạo đạt mức kỷ lục (5,2 triệu tấn). Tuy nhiên sự cạnh tranh về chất lượng, giá cả, thương hiệu giữa các nước xuất khẩu gạo ngày càng ngay gắt, do đó các giải pháp tăng khả năng cạnh tranh xuất khẩu gạo ở Việt Nam, trong đó giải pháp khoa học, kỹ thuật được áp dụng nhanh chóng vào sản xuất nhằm giảm giá thành, tăng chất lượng và đa dạng hóa về chủng loại xuất khẩu. * Tình hình sản xuất và tiêu thụ gạo thơm ở Việt Nam Diện tích lúa thơm ở Việt Nam chiếm khoảng 1,2% trong tổng diện tích lúa toàn quốc (khoảng 80.000 ha), trong đó vụ xuân 30.000 ha, vụ mùa 50.000 ha. Ở miền Bắc, hai tỉnh Nam Định và Thái Bình là vùng trồng lúa tẻ thơm nhiều nhất chiếm khoảng 30% toàn vùng (khoảng 15.000 ha) (Lê Vĩnh Thảo, Bùi Chí Bửu, Lưu Ngọc Trình, Nguyễn Văn Vương, 2004) [32] yêu cầu gạo tẻ thơm được phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu là tùy thuộc từng nước, từng vùng. Lúa thơm Việt Nam được phân bổ rộng từ Bắc vào Nam, từ đồng bằng đến miền núi, thời gian trước đây, lúa thơm ở miền Bắc được chia thành 2 nhóm: Lúa tám và lúa nương. Hiện nay trong sản xuất tồn tại nhiều giống lúa thơm cải tiến có dạng thấp cây hạt mầu vàng đến nâu, cơm thơm và ngon như các giống HT1, LT2, Bắc thơm số 7, DT122, Việt Hương Chiêm, là những giống lúa nhập nội từ Trung Quốc và lai tại Việt Nam. Các giống lúa thơm cải tiến có năng suất cao, không phản ứng với ánh sáng ngày ngắn nên bố trí sản xuất được hai vụ trong năm nên diện tích trồng lúa thơm của cả nước ngày càng phát triển phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của người dân Việt Nam đồng thời tham gia xuất khẩu được 5,2 triệu tấn gạo, cao nhất từ trước đến nay. Ở vùng Trung Bộ, diện tích trồng lúa thơm không đáng kể, chiếm khoảng 10% sản lượng lúa tẻ thơm của Việt Nam với sản lượng 25.000 tấn. Nhiều giống lúa tẻ thơm địa phương có những đặc điểm chung là thời gian sinh trưởng dài, phản ứng chặt chẽ với ánh sáng ngày ngắn, chỉ cấy một vụ trong năm mức thâm canh trung bình hoặc thấp, dễ bị đổ ngã và nhiễm một số đối tượng sâu bệnh. Các giống này thích nghi cao trong những điều kiện nhất định, đặc biệt điều kiện khó khăn: úng, trũng, phèn, mặn. Các giống lúa tẻ thơm địa phương có đặc điểm quý là phẩm chất gạo tốt, hạt thon dài, cơm dẻo, ngọt, thơm. Nhiều giống lúa mùa có tỷ lệ gạo trắng cũng như tỷ lệ gạo nguyên cao hơn các giống lúa cao sản (Bùi Chí Bửu, Nguyễn Thị Lang, 1999). - Gieo trồng và tiêu thụ lúa thơm ở Miền Nam: Các tỉnh miền Nam trồng lúa thơm phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu chiếm 35% với sản lượng toàn quốc (khoảng 105.000 tấn) (Lê Vĩnh Thảo, Bùi Chí Bửu, Lưu Ngọc Trình, Nguyễn Văn Vương, 2004). Các giống lúa thơm như Nanh chồn, Thơm Nhỏ, Nàng Hưng, Nàng Nhen, Nàng Thơm Chợ Đào, Xương Gà Miền Nam, Viện lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long có các công trình khoa học đã tập trung nghiên cứu, chọn tạo các giống lúa hạt dài phục vụ xuất khẩu. Kết quả trong 10 năm qua, nhiều giống lúa mới năng suất cao đã đáp ứng xuất khẩu và tiêu thụ trong nước (Bùi Chí Bửu, 2000). Giống lúa thơm ở miền Nam thường có hạt dài, thon, dạng Indica (Lê Vĩnh Thảo, Bùi Chí Bửu, Lưu Ngọc Trình, Nguyễn Văn Vương, 2004). - Gieo trồng và tiêu thụ lúa thơm ở miền Bắc: nhiều giống lúa thơm, nếp thơm gieo trồng cho miền Trung được mở rộng trong 6 năm trở lại đây như Bắc thăm 7, HT1, N99, Chiêm Hương. Giống lúa HT1 được nông dân chấp nhận và quy mô ngày càng được nhân rộng. Giá trị lúa tẻ thơm ở các tỉnh Quảng Trị, Quảng Ninh, Nghệ An, Hà Tĩnh cao hơn lúa tẻ thường từ 20 – 30%. Giống lúa tám thơm thường được trồng trên chân ruộng nhiều dinh dưỡng được phù sa bồi đắp hàng năm, nhưng có những giống thích hợp trên ruộng xấu hơn. Năm 1964, lúa tám chiếm 22% diện tích canh tác lúa ở Bắc Bộ (Bùi Huy Đáp, 1999). Bằng phương pháp phân tích Isozyme, phân tích khoảng cách di truyền, các giống Tám Thơm Việt Nam lần đầu tiên được xác định thuộc nhóm Japonica (Lưu Ngọc Trình, 1999). Trong các giống lúa tám quý nhất là giống tám xoan và tám thơm, tám ấp bẹ. Các giống lúa tám đều phản ứng chặt chẽ với ánh sáng ngày ngắn, gieo cấy tháng 7, thu tháng 12 hàng năm. Các loại lúa có hạt mầu vàng tươi, thời gian sinh trưởng xung quanh 150 ngày, là giống mùa chính vụ. Giống lúa Tám xoan có thời gian sinh trưởng từ 155 – 165._. Qua số liệu thu được ở bảng 4.19 cho thấy: Tỷ lệ gạo lật của các dòng, giống biến đổi từ 73,50% đến 80,10%. Đối chứng IR352 có tỷ lệ gạo lật là 78,80%. NV1 có tỷ lệ gạo lật cao nhất (80,10%), thấp nhất là giống Đ.sản 101 (73,50%). 4.2.5.5. Tỷ lệ gạo xay xát Tỷ lệ gạo xay xát không những phụ thuộc vào bản chất di truyền của giống, mà còn phụ thuộc vào thời gian thu hoạch, độ ẩm của hạt trước khi xay sát và trang thiết bị xay sát. Tỷ lệ gạo sát của các dòng, giống biến động từ 57,00% (NV2) đến 71,40% (N 56). NV1 có tỷ lệ gạo xay xát là 68,50% cao hơn so với giống đối chứng IR352 (67,50%). 4.2.5.6. Hàm lượng amylose Sau khi thu hoạch vụ xuân 2008 chúng tôi tiến hành phân tích hàm lượng amylose của các dòng giống và thu được kết quả ở bảng 4.19. Kết quả phân tích cho thấy Có 5 giống hàm lượng amylose thấp là Đ.sản 101, NV1, NV2, Nếp 44, Nếp 9603. Các giống còn lại hàm lượng amylose cao trên 12%. Giống NV1 có hàm lượng amylose là 4,35% thấp hơn rất nhiều so với giống đối chứng (13,35%) qua đó ta thấy giống NV1 có độ dính kết cao hơn, dẻo hơn so với giống đối chứng. 4.2.5.7. Nhiệt độ hoá hồ Nhiệt độ hoá hồ là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng của gạo nếp. Nhiệt độ hoá hồ cao, xôi thường cứng, thời gian nấu chín lâu. Kết quả phân tích ở bảng 4.19 cho thấy. Có 2 giống nhiệt độ hóa hồ thấp là Đ.sản 101 và Nếp 415, có 4 giống có nhiệt độ hóa hồ ở mức trung bình là: NV1, NV2, Nếp 44, Nếp 9603, TK90, NV3. Giống đối chứng IR352 có nhiệt độ hóa hồ cao (>750C). Yêu cầu của nếp đặc sản nhiệt độ hóa hồ không được cao. 4.2.5.8. Mùi thơm Mùi thơm đáng chú ý là giống Nếp 415 rất thơm và 2 giống không thơm là IR352 và N97, trồng lúa nếp nếu không có hương thơm thì nhân dân không chấp nhận mặc dù 2 giống này năng suất cao. Dưới đây ta có thể so sánh chất lượng của các giống nếp mới đem thí nghiệm với giống nếp cái hoa trắng trồng trong vụ mùa ở Bắc Ninh việc so sánh này là không hợp lý và khoa học nhưng có ý nghĩa trong sản xuất là chọn những giống có chất lượng gần với giống lý tưởng để phát triển trong vụ xuân. 4.2.6. Hội nghị đầu bờ đánh giá, cho điểm đối với một số giống lúa triển vọng ở vụ xuân 2008 Để đánh giá khách quan các giống lúa tham gia khảo nghiệm chúng tôi tiến hành hội thảo đầu bờ để nông dân trong vùng đánh giá cho điểm. - Thời gian đánh giá: Khi lúa chín, chuẩn bị thu hoạch. - Chọn người đánh giá: Nông dân có trình độ hiểu biết về thâm canh lúa. - Hướng dẫn người dân cách thức đánh giá, cho điểm một giống. - Thực hiện đánh giá, bỏ phiếu cho một giống lúa (tốt hơn đối chứng, tốt bằng, không tốt bằng so với đối chứng) Kết quả đánh giá được trình bày ở bảng 4.20 Bảng 4.20. Kết quả đánh giá một số dòng, giống lúa trên thí nghiệm. (Số liệu của 30 người) STT Dòng, giống Tỷ lệ phiếu bầu tốt hơn IR352 Tỷ lệ phiếu bầu tốt bằng IR352 Tỷ lệ phiếu bầu kém hơn 1 Đ.sản 101 24 2 4 2 NV1 27 3 0 3 NV2 22 5 3 4 Nếp 44 10 10 10 5 Nếp 9603 28 2 0 6 N56 22 5 3 7 N97 15 10 5 8 Pd2 20 4 6 9 TK90 23 4 3 10 Nếp 415 20 4 6 11 NV3 22 3 5 Từ kết quả đánh giá khách quan trên cho thấy các dòng, giống lúa mới đem thí nghiệm đều được nông dân đánh giá cao hơn so với IR352, trong đó NV1 là được nông dân đánh giá cao nhất. Như vậy các dòng giống lúa có năng suất vượt trội, kiểu hình hạt đẹp, chất lượng cao hơn hoặc tương đương có thể thay thế giống lúa IR352 đang được trồng phổ biến ở huyện. 4.2.6.1. Giới thiệu một số dòng triển vọng Mục đích của thí nghiệm khảo nghiệm giống là theo dõi đặc điểm nông sinh học và sự sinh trưởng phát triển qua từng giai đoạn của các dòng, giống để từ đó chọn ra các dòng giống triển vọng phù hợp với điều kiện thâm canh và điều kiện ngoại cảnh của huyện. Các dòng, giống này phải có thời gian sinh trưởng tương đương IR352, năng suất cao, chất lượng tốt, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt hơn IR 352. Qua các kết quả nghiên cứu chúng tôi đề nghị chọn ra 1 giống lúa nếp có năng suất vượt trội để thay thế cho 1 giống lúa đang được dùng phổ biến của huyện là IR352. Đặc điểm chính của các dòng được thể hiện ở bảng 4.21. So sánh với các đặc điểm của đối chứng cho thấy: - Thời gian sinh trưởng: NV1 có thời gian sinh trưởng dài hơn IR325 là 5 ngày (Thời gian sinh trưởng của IR 352 là 137 ngày, của giống NV1 là 142 ngày), tuy nhiên không ảnh hưởng đến cơ cấu luân canh của huyện. - Chiều cao cây: NV1 thấp hơn IR 352 là 1,1 cm, khả năng chống đổ tốt. - Chiều dài bông: NV1 có chiều dài bông cao hơn IR352 (giống IR352 có chiều dài bông là 21,4 ± 1,5 cm; giống NV1 có chiều dài bông là 25,9 ± 2,6 cm) - Chiều dài cổ bông của NV1 là 13,8 ± 1,2 cm dài hơn so với giống đối chứng IR352 là 6cm (chiều dài cổ bông của giống IR352 là 7,8 ± 1,4 cm) - Số bông hữu hiệu/khóm: Giống NV1 là 5,8 bông/khóm, cao hơn so với giống đối chứng IR352 (giống IR352 là 4,8 bông/khóm) - Số hạt/bông: giống NV1 có số hạt/bông là 117,9 hạt/bông, thấp hơn so với giống đối chứng (giống IR352 có số hạt/bông là 133,5 hạt/bông). - Khối lượng 1000 hạt: NV1 có khối lượng 1.000 hạt là 33,4 gam, giống đối chứng IR352 có khối lượng 1.000 hạt thấp hơn 7,5 gam (giống đối chứng IR352 có khối lượng 1.000 hạt là 25,9 gam). - Năng suất lý thuyết: Năng suất lý thuyết của NV1 là 100,1 tạ/ha, giống đối chứng IR352 có năng suất lý thuyết là 78,9 tạ/ha. - Năng suất thực thu: Năng suất thực thu của NV1 là 56,3 tạ/ha, của giống đối chứng IR352 là 56,9 tạ/ha. - Hàm lượng amylose: NV1 có hàm lượng amylose là 4,35%, thấp hơn so với giống đối chứng IR352 là 10% do đó chất lượng gạo mềm, dẻo hơn - Về mùi thơm: NV1 có mùi thơm đậm, còn giống đối chứng IR352 không thơm. Khả năng chống chịu sâu bệnh: Tính chống chịu sâu bệnh của NV1 ở mức tương đương so với đối chứng IR352 với hầu hết các loại sâu bệnh, riêng bệnh đạo ôn tốt hơn. Tỷ lệ gạo lật: Tỷ lệ gạo lật của NV1 là 80,10%, cao hơn so với giống đối chứng là 1,30%. Tỷ lệ gạo sát: Tỷ lệ gạo sát của NV1 là 68,50%, cao hơn so với giống đối chứng là 1,00%. Bảng 4.21. Một số giống lúa triển vọng ở địa phương Dòng, giống TGST (ngày) Chiều cao cây (cm) Chiều dài bông (cm) Chiều dài cổ bông (cm) Số bông hh/khóm Số hạt/bông Tỷ lệ hạt chắc (%) Khối lượng 1.000 hạt (g) NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha) Tỷ lệ gạo lật (%) Tỷ lệ gạo sát (%) Mùi thơm NV1 142 98,2 ± 4,7 25,9 ± 2,6 13,8 ± 1,2 5,8 117,9 87,2 33,4 100,1 56,3 80,10 68,50 Thơm IR 352 137 99,3 ± 3,7 21,4 ± 1,5 7,8 ± 1,4 4,8 133,5 95 25,9 78,9 56,9 78,80 67,50 Không Thơm 4.2.6.2. Đề xuất Trên cơ sở điều tra cơ cấu giống lúa của huyện Quế Võ trong 3 năm và kết quả thí nghiệm so sánh giống chúng tôi đề nghị: - Dần dần thay thế diện tích cấy giống IR352 bằng giống lúa NV1 có chất lượng gạo cao, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, hiệu quả kinh tế cao. 4.3. Mô hình trình diễn một số dòng, giống triển vọng tại địa phương Song song với thí nghiệm so sánh giống, chúng tôi tiến hành cấy mô hình trình diễn một số dòng triển vọng trên 2 cánh đồng khác nhau: Cánh đồng khu A và cánh đồng khu B. 4.3.1.Diện tích, năng suất của các dòng, giống lúa triển vọng Bảng 4.22. Trình diễn các dòng triển vọng vụ xuân 2008 tại Xã Chi Lăng huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh. Dòng, giống Khu A Khu B Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) NV1 0,4 56 0,4 55,8 IR 352 0,4 56,2 0,4 56,1 Qua bảng cho thấy giống lúa thí nghiệm NV1 cho năng suất tương đương với giống đối chứng IR352. Cụ thể: Cánh đồng khu A: NV1 cho năng suất trung bình là 56 tạ/ha, IR352 cho năng suất trung bình là 56,2 tạ/ha. Cánh đồng khu B: NV1 cho năng suất trung bình đạt 55,8 tạ/ha, IR352 cho năng suất trung bình là 56,1 tạ/ha. Trên cả hai cánh đồng cấy thử nghiệm giống NV1 đều cho năng suất tương đương với đối chứng IR352, độ thuần đồng ruộng cao, tỷ lệ mạ sống sót sau đợt rét tháng 1 - 2 cao hơn nhiều so với IR 352. Các giống lúa này được người nông dân tham gia cấy lúa trình diễn rất ưa thích và mong muốn được trồng ở các vụ tiếp theo. 4.3.2. Tính toán hiệu quả kinh tế của giống triển vọng so với đối chứng Bảng 4.23. Hiệu quả kinh tế cho 1 ha lúa nếp Dòng, Giống Năng suất (kg) Giá thóc (đ/kg) Tổng thu (triệu đồng) Tổng chi (triệu đồng) Thu nhập thuần (triệu đồng) NV1 5570 12.000 66,84 22,38 44,46 IR 352 5610 7000 39,27 18,78 20,49 Như vậy, với mức đầu tư tương đương nhau, mặc dù NV1 có năng suất thấp hơn nhưng gạo chất lượng cao hơn, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng nên giá bán cao hơn, do đó hiệu quả kinh tế của NV1 cao hơn so với IR 352. Giống lúa NV1 cho thu nhập thuần cao hơn so với IR 352. Giống NV1 có nhiều ưu điểm như: năng suất khá cao, chất lượng gạo tốt, khả năng chống bệnh tốt đáp ứng được nhu cầu của nông dân trong huyện có thể thay thế cho giống lúa IR 352 đang được trồng phổ biến ở địa phương. 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận 1/ Diện tích cấy lúa nếp tại huyện Quế Võ năm 2005-2007 có xu hướng gia tăng chiếm khoảng 10% diện tích gieo cấy mỗi mùa vụ. 2/ Kết quả khảo nghiệm 12 dòng, giống chúng tôi tuyển chọn được giống lúa có năng suất vượt trội là NV1 (52,56 tạ/ha). Giống NV1 tuy có thời gian sinh trưởng dài hơn IR352 là 5 ngày. Nhưng, giống NV1 lại có cấu trúc kiểu cây tốt, bông dài, chiều dài cổ bông thích hợp, số hạt/bông cao, năng suất và khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, chất lượng gạo tốt, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. 3/ Kết quả triển khai mô hình trình diễn cho thấy giống NV1 tuy có năng suất thấp hơn IR352 nhưng NV1 có ưu điểm chất lượng tốt, ít bị nhiễm sâu bệnh, dạng hạt to bầu được người dân rất ưa thích, chất lượng gạo tốt, hiệu quả kinh tế cao hơn nên được nông dân đánh giá rất cao. 5.2. Đề nghị 1/ Tiến hành trình diễn giống NV1 trên diện tích rộng hơn và nhiều điểm hơn để đánh giá khả năng thích ứng của giống trên trên các vùng sinh thái khác ở cả vụ xuân và vụ mùa trên toàn huyện, 2/ Tiếp tục phát triển giống NV1 ở cả vụ xuân và vụ mùa trên toàn huyện, dần dần thay thế giống lúa cũ là IR352. 3/ Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác đối với giống lúa NV1 để phát huy hết tiềm năng năng suất của giống. 4/ Đề nghị các cơ quan có thẩm quyền sớm công nhận NV1 là giống quốc gia để tạo điều kiện pháp lý cho việc sản xuất giống nhằm cung cấp hạt giống chất lượng cho nông dân. TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt Phạm Văn Biên, Nguyễn Viết Minh, Dương Thành Tài (1994) “Giống lúa kháng rầy và đạo ôn KBS218-9-33”, Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa họa nông nghiệp 1993. NXB Nông nghiệp 1994 Phạm Văn Cường (1994), khảo sát một số đặc điểm sinh vật học của một số giống lúa thơm ngắn ngày nhập nội vụ mùa 1994 tại Gia Lâm – Hà Nội. Báo cáo tốt nghiệp Đại học Nông nghiệp I Hà Nội, Hà Nội. Phạm Văn Cường (2001), Hiện trạng và xu thế phát triển sản xuất gạo ở Việt Nam, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, số 5/2001. Nguyễn Sinh Cúc, Nông nghiệp nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới (1986 – 2002) – NXB Thống kê Hà Nội, 2003. Lê Doãn Diên, Nguyễn Bá Trình (1984), Nâng cao chất lượng nông sản, (Tập 1), NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Tr 201 - 210. Lê Doãn Diên (9/1990), Vấn đề chất lượng lúa gạo, Tạp chí Nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm, tr 96 - 98. Bùi Huy Đáp (1978), Cây lúa Việt Nam trong vùng Nam và Đông Nam Á, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Chang TT, Jenning PR (1970), Lúa xuân người khổng lồ châu Á, (bản dịch), NXB Khoa học kỹ thuật Hà Nội. Nguyễn Văn Hiển, Trần Thị Nhàn, (1982), Giống lúa miền Bắc Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr 102 - 104 Nguyễn Văn Hiển (1992), Khảo sát phẩm chất tập đoàn giống lúa địa phương và nhập nội miền Bắc Việt Nam, Luận văn PTS khoa học Nông nghiệp, ĐHNNI, Hà Nội. Nguyễn Văn Hiển (2000), Giáo trình chọn giống cây trồng, NXB giáo dục, tr 11 - 39. Vũ Thu Hiền (1999), khảo sát và chọn lọc một số dòng, giống lúa chất lượng không phản ứng ánh sáng ngày ngắn ở vùng Gia Lâm – Hà Nội. Luận án Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội, Hà Nội. Nguyễn Văn Hoan (1994), Một số kết quả nghiên cứu chọn tạo giống lúa bằng phương pháp lai hữu tính, Luận án PTS khoa học Nông nghiệp. Nguyễn Văn Hoan (1995), Kỹ thuật thâm canh lúa ở hộ nông dân, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr 91 - 101. Vũ Tuyên Hoàng, Luyện Hữu Chỉ, Trần Thị Nhàn (2000), Chọn giống cây lương thực, NXB KHKT, Hà Nội. Hà Quang Hùng (1998), Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng nông nghiệp, Giáo trình giảng dạy sau đại học, NXB Nông nghiệp. Vũ Văn Liết và cs (1995), Kết quả nghiên cứu khoa học 1994 - 1995, ĐHNNI, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Nguyễn Thị Lang, Bùi Chí Bửu, (2002), Chọn tạo giống lúa kháng rầy nâu có gen Bph - 10 nhờ marker phân tử, NXB Nông nghiệp, TP. HCM. Đinh Văn Lữ (1978), Giáo trình cây lúa, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Nguyễn Hồng Minh (1999), Giáo trình di truyền học, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Nguyễn Ngọc Ngân (1973), Nghiên cứu đặc điểm về giống và kỹ thuật canh tác của một số giống lúa chịu hạn trong vụ mùa vùng đất cạn Việt Yên – Hà Bắc. Luận án PTS Khoa học nông nghiệp. Phòng Thống kê huyện Quế Võ. Hoàng Văn Phần (2000), Nghiên cứu đặc điểm di truyền tính trạng của con lai thế hệ F1 ở lúa, Kết quả nghiên cứu khoa học, Viện KHKTNN Việt Nam. Trần Duy Quý (1997), Các phương pháp mới trong chọn tạo giống cây trồng, NXb Nông nghiệp, Hà Nội. Tạ Minh Sơn (1978), Kết quả nghiên cứu bệnh bạc lá lúa và chọn giống hống bệnh, Báo cáo khoa học tại hội đồng nghiệm thu đề tài nghiên cứu. Tạ Minh Sơn (1987), Bệnh bạc lá vi khuẩn Xanthomonas oryzae) và tạo giống chống bệnh, Luận án PTS khoa học, Viện KHKTNN Việt Nam. Suichi Yoshida (1979), Những kiến thức cơ bản nghề trồng lúa, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Suichi Yoshida (1985), Những kiến thức cơ bản của khoa học trồng lúa, NXb Nông nghiệp. Trần Danh Sửu (1999), Genetic variation within and among aromatic rice cultivar revealed by RADP markers. Research study in NIAR, Japan. Nguyễn Hữu Tề và cộng sự (1997), Giáo trình cây lương thực, Tập 1, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Lê Lương Tề, Vũ Triệu Mân và cộng sự (1999), Bệnh vi khuẩn và vi rút hại cây trồng, NXB Giáo dục. Lê Vĩnh Thảo (2004), Các giống lúa đặc sản, giống lúa chất lượng cao và kỹ thuật canh tác, NXB Nông nghiệp. Lê Vĩnh Thảo (2006), Công tác chọn tạo giống lúa và kỹ thuật canh tác, Hà Nội. Đỗ Khắc Thịnh và cộng sự (1995), Một số kết quả nghiên cứu di truyền tính thơm ở các giống lúa nếp, Tạp chí Nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm, số 9. Hồ Khắc Tín (1982), Giáo trình côn trùng Nông nghiệp, NXB Nông nghiệp Hà Nội. Phan Hữu Tôn (2000), Application of PCR - based marker to identify rice bacterial blight resitance genes, xa- - 5, xa - 13 and xa 21 in Viet Nam gerplasm collection, Tạp chí khoa học nônng nghiệp (1), 9/2000, Đại học NNI, Hà Nội. Phan Hữu Tôn (2002 - 2004), Xác định các chủng vi khuẩn Xanthomonas oryzae gây bệnh bạc lá lúa đang tồn tại ở miền Bắc Việt Nam, Tạp chí khoa học Nông nghiệp, ĐHNNI, Hà Nội. Nguyễn Thị Trâm, Chọn tạo giống lúa, Bài giảng cao học chuyên ngành chọn giống cây trồng, Hà Nội. Nguyễn Thị Trâm (2002), Lúa lai ở Việt Nam, (chương VII), NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Lưu Ngọc Trình (1995), Phân loại nhanh lúa Indica và Japonica lúa trồng châu Á oryza sativa. Thông tin công nghệ sinh học và ứng dụng. Hà Minh Trung (1996), Hiện trạng và triển vọng nghiên cứu bệnh vi rus, vi khuẩn hại cây trồng ở Việt Nam, Tạp chí Bảo vệ thực vật, tháng 4, tr 22 - 25. Trung tâm khảo nghiệm giống cây trồng TW (2000), kết quả khảo nghiệm và kiểm nghiệm giống cây trồng 1998 – 1999. NXB Nông nghiệp Hà Nội. Đào Thế Tuấn (1977), Cuộc các mạng về giống cây lương thực, NXb Nông nghiệp, Hà Nội. Viện Công nghệ sau thu hoạch, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Báo cáo đề tài cấp ngành (1998), Nghiên cứu chất lượng thóc gạo của một số giống trong sản xuất (1997 – 1998), Hà Nội. II. Tài liệu tiếng Anh Bangaek C.B.S Vagana and Robles (1974), effect of temperature regime on gain chalkiness in rice, IRRI, pp:8 Beach HM, Stansel JW (1963), Selecting rice for specific cooking characteristics in a breeding program, Int Rice Comm Newsl 6 (2):1. Bollich CN (1957), Inhertance of several economic quantitative characters in rice. Diss Abstr 17: 1638. Ghosh and Govindaswamy S (1972), Inherritance of sarch iodine blue value and alkali digestion value in rice and their genetics association, Riso. Gilieb.GV, Gujop IU.L (1978), Chọn giống và công tác giống cây trồng, (Bản dịch), NXB Nông nghiệp. IRRI (1970), Annual report for, pp 21, 30. IRRI (1972) Annual report for, pp 18 - 19. IRRI (1978), Annual report for, pp 43,50,56. IRRI (1984), Rice improvement eater in central at Southern Africa, pp 18, 25. IRRI (1991), Rice agrai marketing and quality issue, pp 23, 27, 36, 60 - 63. IRRI (1996), Report of the Inger monitoring visit on finnegrain aromatic rice in India, Iran, Pakistan and Thailand, pp 115, 120. IRRI (1996), Standard evaluation system for rice,Manila Philippines. Jenning PR. (1979), Rice improvement IRRI Phillipines. Jenning PR, Coffmant WR and Kauffman H.E (1997), Rice improvement, IRRI Los Banos, Philippines, pp. 101 - 120. Juliano BO (1972), Physiocochemical properties of starch and protein in relative to grain quality and nutritional value of rice. In : Rice breeding, IRRI, Los Banos Phipipines, pp 69 - 90. Khush GS (2000), Taxonomy and origin of rice. Aromatic Ricis Science Publishers, Inc . USA. Pp 13. Khush GS, Kinoshita T (1990), Report of the committee on gene symbolization, nomenclature and linkage group. Rice Genet Newsl 7: 16 - 50. Kumar I, Khush GS (1986), Genetisc of amylose content in rice (Oryza sativa L). J Genet 65 (142): 1-11. Kumar I, Khush GS (1987) Genetisc analysis of diffirent amylose levels in rice. Crop Sci 27: 1167 - 1172. Kumar I, Khush GS (1988), Inheritance of amylose content in rice (Oryza sativa L) Euphytica 38: 261 - 269. Mackill DJ, Rutger JN (1992) Public sector research on hybrid rice in the United States, Paper presented at the 2nd Int symp on Hybrid rice, IRRI, Manila, Philippin, April. Mew T.W, Wu S.Z and Hizino O (1982), Pathotypes of Xanthomonas ampestris py Oryzae in Asia, IRRI Research Paper Series, No 75, May, pp 7. Nakata S, Jackson BR (1973), Inheritance of some physical grain quality characteristics in a cross between a Thai and Taiwainese rice, Thai J Agric Sci 6: 223 - 235. Puri RP, Siddiq EA 919830 Studies on cooking and nutritive qualities of cultivated rice (Oryza sativa L). IV. Quantitative genetic analysis of gelatinization temperature, Genet Agric 37: 335 - 344. Ramiah K (1935), Rice genetics, Proc Assn Econ Biol combatore 3: 51 - 65. Vimarni SS (1994). Heterosis and hybrid rice breeding. Monograph on Theoretical and applied genetisc 22, IRRI, Manila, Philippin PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1. Phân tích IRRISTART cho các công thức thí nghiệm vụ xuân 2008 FILENAME : tho TITLE : Thi nghiem lua nep A N A L Y S I S O F V A R I A N C E RANDOMIZED COMPLETE BLOCK DESIGN REPLICATION (R) = 3 TREATMENT : GIONG (G) = 12 G1 = IR 352 G2 = DS 101 G3 = NV 1 G4 = NV 2 G5 = NEP 44 G6 = NEP 9603 G7 = N 56 G8 = N 97 G9 = PD 2 G10 = TK 90 G11 = NEP 415 G12 = NV 3 So bong HH/khom (bong) REP1 REP2 REP3 G1 4.6 5.0 4.8 G2 4.6 5.4 5.0 G3 6.2 5.6 5.7 G4 4.8 5.3 5.7 G5 4.6 5.3 5.2 G6 5.6 6.4 6.0 G7 5.2 5.3 4.8 G8 5.4 5.2 5.3 G9 5.1 5.3 5.2 G10 4.6 5.4 5.1 G11 4.8 5.4 5.6 G12 4.8 5.6 5.2 REP TOTALS 60.3 65.2 63.6 REP MEANS 5.0 5.4 5.3 ANALYSIS OF VARIANCE FOR So bong HH/khom =============================================================================== SV DF SS MS F =============================================================================== NHAC LAI (R) 2 1.04055556 0.52027778 6.53 ** GIONG (G) 11 3.87638889 0.35239899 4.42 ** ERROR 22 1.75277778 0.07967172 ------------------------------------------------------------------------------- TOTAL 35 6.66972222 =============================================================================== cv = 5.4% ** = significant at 1% level TABLE OF GIONG (G) MEANS FOR So bong HH/khom (bong) (AVE. OVER 3 REPS) ------------------------------------------ GIONG MEANS DIFFERENCE ------------------------------------------ G1 (CONTROL) 4.8 - G2 5.0 0.2 ns G3 5.8 1.0 ** G4 5.3 0.5 ns G5 5.0 0.2 ns G6 6.0 1.2 ** G7 5.1 0.3 ns G8 5.3 0.5 * G9 5.2 0.4 ns G10 5.0 0.2 ns G11 5.3 0.5 ns G12 5.2 0.4 ns ------------------------------------------ MEAN 5.3 ------------------------------------------ ** = significant at 1% level * = significant at 5% level ns = not significant Comparison S.E.D. LSD(5%) LSD(1%) 2-G means 0.2 0.5 0.6 TABLE OF GIONG (G) MEANS FOR So bong HH/khom (bong) (AVE. OVER 3 REPS) ------------------------------------------ GIONG RANKS MEANS ------------------------------------------ IR 352 1 4.8 a DS 101 2 5.0 a NV 1 9 5.8 b NV 2 7 5.3 a NEP 44 3 5.0 a NEP 9603 10 6.0 b N 56 5 5.1 a N 97 8 5.3 a PD 2 6 5.2 a TK 90 4 5.0 a NEP 415 7 5.3 a NV 3 6 5.2 a ------------------------------------------ MEAN 5.3 ------------------------------------------ Means followed by a common letter are not significantly different at the 5% level by DMRT. So hat/bong (hat) REP1 REP2 REP3 G1 130.8 133.8 135.8 G2 100.7 100.9 100.4 G3 115.6 119.2 118.8 G4 85.6 91.0 85.6 G5 92.1 86.5 89.6 G6 75.4 73.2 73.8 G7 96.8 92.5 94.7 G8 130.5 122.5 124.6 G9 83.0 82.4 94.6 G10 109.8 108.5 110.2 G11 95.6 88.5 94.4 G12 124.0 120.0 117.2 REP TOTALS 1239.9 1219.0 1239.7 REP MEANS 103.3 101.6 103.3 ANALYSIS OF VARIANCE FOR So hat/bong =============================================================================== SV DF SS MS F =============================================================================== NHAC LAI (R) 2 24.03722 12.01861 1.17 ns GIONG (G) 11 11168.83222 1015.34838 98.68 ** ERROR 22 226.37611 10.28982 ------------------------------------------------------------------------------- TOTAL 35 11419.24556 =============================================================================== cv = 3.1% ** = significant at 1% level; ns = not significant TABLE OF GIONG (G) MEANS FOR So hat/bong (hat) (AVE. OVER 3 REPS) ------------------------------------------ GIONG MEANS DIFFERENCE ------------------------------------------ G1 (CONTROL) 133.47 - G2 100.67 -32.80 ** G3 117.87 -15.60 ** G4 87.40 -46.07 ** G5 89.40 -44.07 ** G6 74.13 -59.33 ** G7 94.67 -38.80 ** G8 125.87 -7.60 ** G9 86.67 -46.80 ** G10 109.50 -23.97 ** G11 92.83 -40.63 ** G12 120.40 -13.07 ** ------------------------------------------ MEAN 102.74 ------------------------------------------ ** = significant at 1% level Comparison S.E.D. LSD(5%) LSD(1%) 2-G means 2.62 5.43 7.38 TABLE OF GIONG (G) MEANS FOR So hat/bong (hat) (AVE. OVER 3 REPS) ------------------------------------------ GIONG RANKS MEANS ------------------------------------------ IR 352 12 133.47 i DS 101 7 100.67 e NV 1 9 117.87 g NV 2 3 87.40 bc NEP 44 4 89.40 bcd NEP 9603 1 74.13 a N 56 6 94.67 d N 97 11 125.87 h PD 2 2 86.67 b TK 90 8 109.50 f NEP 415 5 92.83 cd NV 3 10 120.40 g ------------------------------------------ MEAN 102.74 ------------------------------------------ Means followed by a common letter are not significantly different at the 5% level by DMRT. Ty le lep (%) REP1 REP2 REP3 G1 5.2 4.8 5.0 G2 8.5 9.5 9.0 G3 13.5 12.3 12.5 G4 5.2 4.9 5.3 G5 8.5 8.1 8.2 G6 13.5 14.0 13.9 G7 8.0 9.5 8.5 G8 4.2 5.1 4.4 G9 5.2 5.5 6.5 G10 10.2 11.8 10.0 G11 2.5 2.5 3.8 G12 11.0 9.5 9.4 REP TOTALS 95.5 97.5 96.5 REP MEANS 8.0 8.1 8.0 ANALYSIS OF VARIANCE FOR Ty le lep =============================================================================== SV DF SS MS F =============================================================================== NHAC LAI (R) 2 0.1666667 0.0833333 <1 GIONG (G) 11 385.9475000 35.0861364 87.98 ** ERROR 22 8.7733333 0.3987879 ------------------------------------------------------------------------------- TOTAL 35 394.8875000 =============================================================================== cv = 7.9% ** = significant at 1% level TABLE OF GIONG (G) MEANS FOR Ty le lep (%) (AVE. OVER 3 REPS) ------------------------------------------ GIONG MEANS DIFFERENCE ------------------------------------------ G1 (CONTROL) 5.00 - G2 9.00 4.00 ** G3 12.77 7.77 ** G4 5.13 0.13 ns G5 8.27 3.27 ** G6 13.80 8.80 ** G7 8.67 3.67 ** G8 4.57 -0.43 ns G9 5.73 0.73 ns G10 10.67 5.67 ** G11 2.93 -2.07 ** G12 9.97 4.97 ** ------------------------------------------ MEAN 8.04 ------------------------------------------ ** = significant at 1% level ns = not significant Comparison S.E.D. LSD(5%) LSD(1%) 2-G means 0.52 1.07 1.45 TABLE OF GIONG (G) MEANS FOR Ty le lep (%) (AVE. OVER 3 REPS) ------------------------------------------ GIONG RANKS MEANS ------------------------------------------ IR 352 3 5.00 bc DS 101 8 9.00 de NV 1 11 12.77 g NV 2 4 5.13 bc NEP 44 6 8.27 d NEP 9603 12 13.80 g N 56 7 8.67 d N 97 2 4.57 b PD 2 5 5.73 c TK 90 10 10.67 f NEP 415 1 2.93 a NV 3 9 9.97 ef ------------------------------------------ MEAN 8.04 ------------------------------------------ Means followed by a common letter are not significantly different at the 5% level by DMRT. NSLT (ta/ha) REP1 REP2 REP3 G1 73.9 83.7 79.0 G2 53.8 62.6 58.0 G3 103.5 97.8 99.0 G4 61.2 72.0 72.5 G5 60.3 65.5 66.5 G6 51.7 57.0 53.9 G7 72.7 69.7 65.3 G8 84.7 75.9 79.2 G9 64.8 66.7 74.3 G10 70.5 80.4 78.7 G11 59.3 61.7 67.4 G12 52.1 94.3 85.6 REP TOTALS 808.5 887.3 879.4 REP MEANS 67.4 73.9 73.3 ANALYSIS OF VARIANCE FOR NSLT =============================================================================== SV DF SS MS F =============================================================================== NHAC LAI (R) 2 313.851667 156.925833 3.11 ns GIONG (G) 11 4899.773333 445.433939 8.83 ** ERROR 22 1110.235000 50.465227 ------------------------------------------------------------------------------- TOTAL 35 6323.860000 =============================================================================== cv = 9.9% ** = significant at 1% level; ns = not significant TABLE OF GIONG (G) MEANS FOR NSLT (ta/ha) (AVE. OVER 3 REPS) ------------------------------------------ GIONG MEANS DIFFERENCE ------------------------------------------ G1 (CONTROL) 78.87 - G2 58.13 -20.73 ** G3 100.10 21.23 ** G4 68.57 -10.30 ns G5 64.10 -14.77 * G6 54.20 -24.67 ** G7 69.23 -9.63 ns G8 79.93 1.07 ns G9 68.60 -10.27 ns G10 76.53 -2.33 ns G11 62.80 -16.07 * G12 77.33 -1.53 ns ------------------------------------------ MEAN 71.53 ------------------------------------------ ** = significant at 1% level * = significant at 5% level ns = not significant Comparison S.E.D. LSD(5%) LSD(1%) 2-G means 5.80 12.03 16.35 TABLE OF GIONG (G) MEANS FOR NSLT (ta/ha) (AVE. OVER 3 REPS) ------------------------------------------ GIONG RANKS MEANS ------------------------------------------ IR 352 10 78.87 d DS 101 2 58.13 ab NV 1 12 100.10 e NV 2 5 68.57 bcd NEP 44 4 64.10 abc NEP 9603 1 54.20 a N 56 7 69.23 bcd N 97 11 79.93 d PD 2 6 68.60 bcd TK 90 8 76.53 cd NEP 415 3 62.80 ab NV 3 9 77.33 cd ------------------------------------------ MEAN 71.53 ------------------------------------------ Means followed by a common letter are not significantly different at the 5% level by DMRT. NSTT (ta/ha) REP1 REP2 REP3 G1 55.2 56.4 59.0 G2 30.5 40.1 37.5 G3 55.4 54.8 58.7 G4 48.5 56.1 50.4 G5 49.6 52.3 52.6 G6 46.5 51.6 53.1 G7 45.8 51.2 51.4 G8 51.6 55.7 63.5 G9 50.1 54.3 53.6 G10 49.5 52.1 56.7 G11 45.8 52.2 46.2 G12 46.8 51.5 49.1 REP TOTALS 575.3 628.3 631.8 REP MEANS 47.9 52.4 52.6 ANALYSIS OF VARIANCE FOR NSTT =============================================================================== SV DF SS MS F =============================================================================== NHAC LAI (R) 2 167.041667 83.520833 14.58 ** GIONG (G) 11 1029.310000 93.573636 16.33 ** ERROR 22 126.058333 5.729924 ------------------------------------------------------------------------------- TOTAL 35 1322.410000 =============================================================================== cv = 4.7% ** = significant at 1% level TABLE OF GIONG (G) MEANS FOR NSTT (ta/ha) (AVE. OVER 3 REPS) ------------------------------------------ GIONG MEANS DIFFERENCE ------------------------------------------ G1 (CONTROL) 56.87 - G2 36.03 -20.83 ** G3 56.30 -0.57 ns G4 51.67 -5.20 * G5 51.50 -5.37 * G6 50.40 -6.47 ** G7 49.47 -7.40 ** G8 56.93 0.07 ns G9 52.67 -4.20 * G10 52.77 -4.10 * G11 48.07 -8.80 ** G12 49.13 -7.73 ** ------------------------------------------ MEAN 50.98 ------------------------------------------ ** = significant at 1% level * = significant at 5% level ns = not significant Comparison S.E.D. LSD(5%) LSD(1%) 2-G means 1.95 4.05 5.51 TABLE OF GIONG (G) MEANS FOR NSTT (ta/ha) (AVE. OVER 3 REPS) ------------------------------------------ GIONG RANKS MEANS ------------------------------------------ IR 352 11 56.87 d DS 101 1 36.03 a NV 1 10 56.30 d NV 2 7 51.67 bc NEP 44 6 51.50 bc NEP 9603 5 50.40 bc N 56 4 49.47 bc N 97 12 56.93 d PD 2 8 52.67 cd TK 90 9 52.77 cd NEP 415 2 48.07 b NV 3 3 49.13 bc ------------------------------------------ MEAN 50.98 ------------------------------------------ Means followed by a common letter are not significantly different at the 5% level by DMRT. *** END OF ANALYSIS OF VARIANCE RUN *** ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCHTT052.doc
Tài liệu liên quan