Ứng dụng công nghệ (GIS) vào công tác quản lý dự liệu địa chính phục vụ cho công tác quy hoạch cấp xã- Phường (74tr)

Phần thứ I: Đặt vấn đề Đất đai là tặng vật của thiên nhiên cho không loài người. Thông qua trí tuệ và lao động của chính bản thân mình con người tác động và đất đai tạo ra những của cải vật chất phục vụ cho mình và những lợi ích khác trong cuộc sống vật chất và tinh thần của con người. Đối với bất kỳ một quốc gia nào đất đai cũng là nguồn lực quan trọng hàng đầu cho sự phát triển kinh tế, kỹ thuật, cơ sở hạ tầng xã hội nó luôn cố định về diện tích, vị trí không gian và vô hạn về thời gian sử d

doc77 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1451 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Ứng dụng công nghệ (GIS) vào công tác quản lý dự liệu địa chính phục vụ cho công tác quy hoạch cấp xã- Phường (74tr), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ụng. Dân tộc Việt Nam ta trải qua hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước, bao thế hệ đã hi sinh đấu tranh anh dũng và phải đổ không biết bao nhiêu mồ hôi xương máu mới có được quỹ đất như ngày nay. Bởi vậy có thể nói đất đai là vấn đề xuyên suốt thời đại và luôn phải quản lý chặt quỹ đất lập phương án quy hoạch sử dụng đất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội là một điều tất yếu. Quy hoạch sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp kinh tế kỹ thuật và pháp chế của nhà nước về tổ chức sử dụng đất đầy đủ hợp lý có hiệu quả kinh tế cao thông qua việc phân phối và tái phân phối lại quỹ đất trong cả nước, tổ chức sử dụng đất như một tư liệu sản xuất khác, gắn liền với đất, nâng cao hiệu quả sản xuất tạo điều kiện bảo vệ môi trường và đúng nghĩa là sử dụng đất phải bền vững. Quy hoạch kế hoạch sử dụng đất là một trong 7 nội dung quản lý nhà nước về đất đai. Lập kế hoạch sử dụng đất, các phương án quy hoạch nhờ công nghệ tiên tiến như công nghệ (GIS- Geographical - in foemation - System) là một vấn đề cấp bách và cần thiết về một thửa đất phục vụ cho quy hoạch. Công nghệ (Gis) còn giúp chúng ta có thể dễ dàng tra cứu, cập nhật, bổ sung hay chỉnh lý những biến động một cách thường xuyên, tạo nhiều thuận lợi cho lưu trữ, thu thập, sử lý dự liệu thuộc tĩnh cũng như dự liệu không gian. Xuất phát từ yêu cầu trên, để góp phần xây dựng một hệ thống quản lý đất đai hiện đại, thuận tiện hiệu quả. Được sự phân công của nhà trường, Khoa QLRĐ ĐHNN I tôi tiến hành nghiên cứu đề tài "ứng dụng công nghệ (GIS) vào công tác quản lý dự liệu địa chính phục vụ cho công tác quy hoạch cấp xã- phường" Địa điểm thực tập: 1) Bộ môn thông tin đất - Khoa QLRĐ 2) UBND xã Ninh Hiệp - Gia Lâm - Hà Nội. Phần thứ II: Cơ sở lý luận I. Những vấn đề chung về tình hình quản lý đất đai I.1. Từ khi có Đảng đến 1993 Đảng ra đời đúng vào thời kỳ hoàng kim của chủ nghĩa tư bản. Lúc này chính quyền còn trong tay thực dân Pháp và bè lũ tay sai của chúng mặc dù vậy song Đảng ta đã đề ra chủ trương đường lối về ruộng đất hết sức sáng suốt ngay từ cương lĩnh đầu tiên. Từ khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà Đảng đã nêu rõ "Cuộc cách mạng Đông Dương là cuộc cách mạng phản đế và địa điền. Không giải quyết được ruộng đất cho dân cày thì không thể kêu gọi được dân cày chống lại đế quốc và ngược lại". Lúc này đất nước đang chịu ảnh hưởng nặngnề của những cuộc chiến tranh tàn phá, thiên tai lũ lụt xảy ra liên tiếp dẫn đến tình hình kinh tế, chính trị xã hội rất khó khăn và đã ban hành một số chính sách đất đai như sau: - "Tịch kỹ hết thảy ruộng đất của bọn địa chủ ngoại quốc, bổn xứ và các giáo hội, giao ruộng đất cấy cho trung và bần nông" - Thực hiện chính sách "người cày có ruộng" mà Đảng cộng sản đề xướng trong cương lĩnh khi thành lập (1930). - Phát động toàn dân khai hoang, phục hoá tận dụng diện tích đất đai đó để sản xuất nông nghiệp. - Chính phủ tiến hành cấp đất hoang hoá ở những miền gọi là vùng tiểu doanh điền cho mọi công dân Việt Nam trên 18 tuổi được quyền xin tạm trưng lô đất với diện tích không quá 3ha. Người được quyền tạm trưng phải đến sống và canh tác tại đó chậm nhất đến hết năm thứ 3, nếu thực hiện đầy đủ thể lệ do chính phủ quy định thì người sử dụng đất được sử dụng vĩnh viễn, nếu không thực hiện đúng thì chính phủ thu hồi bất cứ lúc nào. Người sử dụng đất được hướng toàn bộ hoa lợi canh tác đất đó và kể từ năm thứ 4 trở đi người sử dụng phải nộp thuế và quân lương. Tháng 1/1953, Trung ương đảng họp hội nghị lần IV đã quyết định "Tiêu diệt chế độ sở hữu ruộng đất của thực dân Pháp và bọn đế quốc xâm lược khác tại Việt Nam, xoá bỏ chế độ phong kiến sở hữu ruộng đất của địa chủ Việt Nam và ngoại kiều, thực hiện chế độ sở hữu ruộng đất của nông dân (luật cải cách ruộng đất). Đến 5/1954, đất nước bị chia cắt làm 2 miền nhưng cách mạng giải phóng dân tộc chưa hoàn thành công tác quản lý đất đai được chuyển nhượng sang một giai đoạn mới nhằm tập hợp sức người và sức của hoàn thành triệt để công tác cách mạng giải phóng dân tộc cho cả nước. Để tiếp tục đường lói chính sách cách mạng được vạch ra từ cương lĩnh đầu tiên Đảng và Nhà nước đã vận động nông dân làm ăn tập thể phục hồi kinh tế - xã hội sau chiến tranh. - Thành lập các nông trường quốc doanh các trạm, trại nông nghiệp vấn đề hợp tác hoá nông nghiệp được quy định vận động thành lập các hợp tác xã nông nghiệp, công, tiểu thủ công nghiệp. Như vậy khi thành lập hợp tác xã sản xuất nông nghiệp ở các tỉnh miền Bắc từ vĩ tuyến 17 trở ra có 3 hình thức sở hữu về đất đai và được ghi rõ trong hiến pháp 1959: - Hình thức sở hữu toàn dân - Hình thức sở hữu tập thể - Hình thức sở hữu tư nhân về ruộng đất. Sau khi hoàn thành cải cách ruộng đất chúng ta quản lý đất đai bằng các chính sách của Đảng và văn bản pháp quy của nhà nước thì luật đất đai 1988 ra đời quy định chế độ quản lý đất đai xác định 7 nội dung quản lý nhà nước về đất đai cụ thể: 1) Điều tra khảo sát đo đạc đất đai lập bản đồ địa chính 2) Quy hoạch và kế hoạch hoá việc sử dụng đất 3) Quy định chế độ, thể lệ về quản lý sử dụng đất và tổ chức thực hiện chế độ thể lệ đó. 4) Giao đất thu hồi đất. 5) Đăng ký đất đai, lập và giữ sở địa chính, thống kê đất đai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 6) Thanh tra việc chấp hành chế độ, thể lệ về quản lý sử dụng đất 7) Giải quyết tranh chấp đất đai. I.2. Sau khi có luật đất đai 1993 Quốc hội khoá IX thông qua 14/7/1993 được chủ tịch công bố 24/7/1993 (có hiệu lực từ ngày 15/10/1993). Luật đất đai lấy hiến pháp 1992 làm nền tảng lấy chiến lược ổn định phát triển kinh tế lâu dài đến 2000 của đại hội VII. Hiến pháp 1992 qui định: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân tại điều 17 do nhà nước thống nhất quản lý theo quy hoạch và pháp luật bảo đảm sử dụng đúng mục đích đạt hiệu quả. Nhà nươc giao đất cho các tổ chức cá nhân sử dụng ổn định lâu dài (chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến 2000). Suốt bao nhiêu năm đấu tranh giải phóng đất nước khỏi ách xâm lược của nước ngoài, như lời nói đầu của luật đất đai tuyên bố "Trải qua bao nhiêu thế hệ, nhân dân ta tốn bao công sức xương máu mới mới tạo lập, bảo vệ được vốn đất đai như ngày nay" cho nên đất đai không của riêng ai hoặc của riêng dòng họ nào hay một dân tộc riêng lẻ nào mà là của toàn bộ dân Việt Nam, thuộc sở hữu toàn dân là điều không thể thay thế được. Căn cứ vào điều 17 và 18 Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 luật đất đai ghi rõ nội dung quản lý đất bao gồm 7 nội dung sau: 1) Điều tra khảo sát đo đạc, đánh giá phân hạng đất, lập bản đồ địa chỉnh tại các điều 13, 14, 15. 2) Quy hoạch và kế hoạch hoá việc sử dụng đất đai (điều 16, 17, 18) 3) Quy định chế độ thể lệ quản lý, sử dụng đất và tổ chức thực hiện các chế độ, thể lệ ấy. 4) Giao đất cho thuê đất thu hồi đất (19-29) 5) Đăng ký đất đai lập và quản lý sổ địa chính, quản lý hợp đồng sử dụng đất, thống kê, kiểm kê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 6) Thanh việc chấp hành các thể lệ, chế độ về quản lý và sử dụng đất. 7) Giải quyết các tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại tố cáo các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất. Trên cơ sở 7 nội dung quản lý nhà nước về đất đai, luật đất đai ghi rõ cơ chế quản lý đất đai như sau: - Quốc hội thực hiện quyền quyết định giám sát tối cao đối với việc quản lý đất đai và sử dụng đất đai trong cả nước. - Hội đồng nhân dân các cấp thực hiện các quyết định, quyền giám sát tối cao đối với việc quản lý sử dụng đất ở địa phương mình. - Chính phủ thống nhất việc quản lý đất trong cả nước. - UBND các cấp thực hiện việc quản lý nhà nước về đất đai trong địa phương mình theo thẩm quyền được quy định trong luật đất đai. - Thủ trưởng cơ quan địa chính ở địa phương chịu trách nhiệm trước UBND cùng cấp trong việc quản lý nhà nước về đất đai. - Chính phủ chỉ đạo và tổ chức việc thành lập bản đồ địa chính thống nhất trên phạm vi cả nước. - Cơ quan địa chính trung ương ban hành quy trình kỹ thuật, quy phạm xây dựng bản đồ địa chính. - UBND tỉnh, thành phố thuộc TW chỉ đạo kỹ thuật và tổ chức việc xây dựng thành lập bản đồ địa chính ở địa phương mình. - Chính phủ lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đai trong cả nước. - UBND các cấp lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đai ở địa phương mình trình hội đồng nông dân cấp trên thông qua trước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt. - Cơ quan địa chính TW và địa phương phối hợp với các cơ quan hữu quan giúp chính phủ và UBND các cấp lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đai. Gần đây nhất ngày 2/12/1998 Quốc hội khoá X thông qua "luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật đất đai". Trong đó sửa đổi một số điều để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế trong giai đoạn công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Cùng với hệ thống pháp luật thì việc ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào các ngành nghề cũng đã và đang được triển khai. Song song sự thay đổi do ngành địa chính cũng đã bắt đầu ứng dụng các công nghệ thông tin như GIS, LIS vào công tác quản lý địa chính và công tác quy hoạch. II. Cơ sở lý luận của quy hoạch đất đai. II.1. Tình hình nghiên cứu quy hoạch đất đai trong và ngoài nước. Trên thế giới công tác quy hoạch đất đai được tiến hành từ nhiều năm trước đây. Do đó họ đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm và công tác quy hoạch ngày càng hoàn thiện và phát triển. Theo FAO quy hoạch, sử dụng đất đai là khâu kế tiếp của công tác đánh giá đất. Kết quả đánh giá đất sẽ đưa ra được các đơn vị bản đồ đất (LMUS) (Land mapping unit) và loại hình sử dụng đất (LUTS) (Land use Types). Tức là FAO đánh giá sự thích hợp giữa loại hình sử dụng đất với đơn vị bản đồ đất trong rừng. Quy hoạch đất ở Việt Nam ở miền Bắc quy hoạch sử dụng đất đai được xúc tiến từ những năm 1962 do ngành chủ quản các cấp tỉnh, tiến hành và lồng vào công tác phân vùng quy hoạch Nông lâm nghiệp nhưng vẫn thiếu sự phối hợp của các ban ngành có liên quan. Ngày nay quy hoạch - Kế hoạch sử dụng đất được Đảng và Nhà nước quan tâm nhiều hơn, chỉ đạo sát sao bằng các văn bản pháp luật như là luận chứng cho sự phát triển kinh tế đất nước. II.1.2. Nhưng vấn đề quy hoạch đất đai cấp xã - bản chất II.1.2.1. Khái niệm và phân loại quy hoạch sử dụng đất Quy hoạch sử dụng đất là một hiện tượng kinh tế - xã hội có tính chất đặc thù. Đây là một hoạt động vừa mang tính khoa học vừa mang tính pháp lý. Để có thể khái niệm một cách chính xác về quy hoạch ta có thể tìm hiểu sơ qua các quan điểm về quy hoạch đơn nhất sau: Quan điểm thứ nhất cho rằng: Quy hoạch đất đai, chỉ đơn thuần là biện pháp kỹ thuật, thông qua đó người ta thực hiện các công tác sau: - Đo đạc về bản đồ đất đai - Phân chia, xác định diện tích - Giao đất cho các ngành - Thiết kế xây dựng đồng ruộng Quan điểm thứ hai cho rằng: đất đai được xây dựng dựa trên quy phạm pháp luật của nhà nước nhằm nhấn mạnh tính pháp chế của quy hoạch đất đai. Song cả hai quan điểm trên đều chưa đủ và chính xác. Bản chất của quy hoạch sử dụng đất không nằm ở khía cạnh kỹ thuật cũng không thuộc về hình thức pháp lý mà nó nằm ở bên trong việc tổ chức sử dụng đất như một tư liệu sản xuất đặc biệt, coi đất như một đối tượng của các mối quan hệ xã hội trong sản xuất. Nó coi hiệu quả của kinh tế với sự phát triển bền vững trong sử dụng đất. Như vậy quy hoạch sử dụng đất là tổ hợp của 3 biện pháp: - Biện pháp pháp chế: Nhằm bảo đảm chế độ quản lý sử dụng đất theo pháp luật. - Biện pháp kỹ thuật: áp dụng các hình thức tổ chức lãnh thổ hợp lý trên cơ sở khoa học kỹ thuật. - Biện pháp kinh tế: Nhằm khai thác triệt để có khả năng nhất và hiệu quả kinh tế cao nhất tận dụng mọi tiềm năng đất đai. Song điều đó chỉ thực hiện được khi tiến hành đồng bộ cùng với các biện pháp kỹ thuật và pháp chế. Qua sự phân tích tìm hiểu đó ta có thể rút ra khái niệm về quy hoạch sử dụng đất như sau: Quy hoạch sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp kinh tế kỹ thuật và pháp chế của nhà nước về tổ chức, sử dụng đất đầy đủ hợp lý hiệu quả cao thông qua việc phân phối và tái phân phối quỹ đất cả nước tổ chức sử dụng như một tư liệu sản xuất cùng với các tư liệu sản xuất gắn liền với đất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất và bảo vệ môi trường. II.1.2.2. Phân loại quy hoạch Sự phát triển của nền kinh tế quốc dân đòi hỏi phải tổ chức phân bố hợp lý lực lượng sản xuất trong từng vùng và trên phạm vi cả nước. Đó chính là nhiệm vụ quan trọng nhất của QH sử dụng đất. Trong nhiều trường hợp, quy hoạch sử dụng đất phải tiến hành trên quy mô lớn, có thể là vùng lãnh thổ của một huyện, có thể là một tỉnh hoặc một vùng kinh tế tự nhiên lớn, có nhiều tỉnh hợp lại. Khi xây dựng tổng sơ đồ sử dụng đất toàn quốc hoặc cấp tỉnh, vùng lãnh thổ cần phải nghiên cứu là toàn bộ tài nguyên đất quốc gia hoặc một tỉnh. Trong trường hợp đó, QH sử dụng đất phải tiến hành trên quy mô lớn, trong đó phải giải quyết vấn đề phân chia hai lãnh thổ, tổ chức sản xuất và lao động, bố trí lại mạng lưới điểm dân cư, tổ chức lại các đơn vị sử dụng đất. Quy hoạch sử dụng đất có thể giải quyết vấn đề di chuyển dân cư, khai khoáng xây dựng vùng kinh tế mới, bố trí lại các xã, nông trường, lâm trường, thậm chí phải bố trí lại các huyện (phân chia lại các huyện, thành lập huyện mới). Bên cạnh nhiệm vụ tổ chức sử dụng đất trong phạm vi ranh giới từng đơn vị sử dụng đất, quy hoạch sử dụng còn phải đáp ứng nhu cầu đất cho các ngành, các chủ sử dụng đất. Quy hoạch sử dụng đất thực hiện việc phân phối và tái phân phối quỹ đất của nhà nước cho các ngành, các chính sách sử dụng đất thông qua việc thành lập các đơn vị sử dụng đất mới hoặc chỉnh lý, hoàn thiện các đơn vị sử dụng đất đang tồn tại. Hiện nay có nhiều cách phân loại QH sử dụng đất với các tên gọi khác nhau. Nếu nhóm ghép lại có thể khái quát thành 2 loại: - Loại thứ nhất: Xác định mục đích sử dụng đất cho từng khoanh dất, các khoanh này lại có thể có các mục đích sử dụng khác nhau (QH sử dụng đất liên ngành). Loại này các nước XHCN gọi là quan hệ phân bổ đất đai còn các nước tư bản chủ nghĩa gọi là QH sử dụng đất vĩ mô. - Loại thứ II: QH sử dụng đất bên trong ranh giới của từng khoanh đất đã được xác định mục đích sử dụng. Các nước XHCN gọi là quy hoạch sử dụng đất nội bộ xí nghiệp còn các nước TBCN gọi là QH sử dụng đất vi mô. Quy hoạch phân bổ đất đai vĩ mô có thể được thực hiện dưới hai hình thức: - QH theo lãnh thổ - QH theo ngành Trong mỗi hình thức trên, căn cứ vào đặc điểm và phạm vi quản lý lãnh thổ hành chính cũng như đặc điểm sử dụng đất trong ngành chúng lại được chia thành các dạng khác nhau. * Quy hoạch phân bổ đất đai theo lãnh thổ hành chính bao gồm các dạng sau: - QH phân bổ đất đai cả nước (khi xây dựng tổng sơ đồ sử dụng đất toàn quốc) - QH phân bổ đất đai cấp tỉnh - QH phân bổ đất đai cấp huyện - QH phân bổ đất đai cấp xã * Quy hoạch phân bổ đất đai theo ngành bao gồm các dạng sau: - QH phân bổ đất nông nghiệp - QH phân bổ đất lâm nghiệp - QH phân bổ đất khu dân cư đô thị và nông thôn. - QH phân bổ đất chuyên dùng. Mặc dù có sự khác nhau giữa quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ, giữa chúng vẫn có môi quan hệ mật thiết. Các ngành tuy có khác nhau về mục đích sử dụng đất nhưng điều kiện phân bổ trên cùng một lãnh thổ cụ thể nào đó, tức là trên cùng một lãnh thổ có cùng một lúc nhiều ngành. Do đó, tuỳ thuộc vào đặc điểm phân bố lực lượng sản xuất và phát triển mỗi ngành mà mỗi dạng quy hoạch theo lãnh thổ hành chính có thể bao hàm toàn bộ hoặc một số dạng quy hoạch. Tuy nhiên quy hoạch phân bổ đất đai vẫn chỉ dừng lại ở việc giải quyết các nội dung như xác định vị trí phân bổ, xác định nhu càu diện tích, cơ cấu đất, xác định hình dạng và đường ranh giới khoanh đất giao cho từng ngành và từng chủ sử dụng đất. Bởi vì đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng đối với cả các ngành, nhất là nông nghiệp, nên việc tổ chức sử dụng hợp lý đất đai là một vấn đề cần thiết. Đó chính là lý do đòi hỏi phải thực hiện loại hình quy hoạch đất đai thứ hai là: QH sử dụng đất: Đây là phần tiếp nối của quy hoạch phân bố đất đai nhằm tạo ra nhưng hình thức tổ chức lãnh thổ hợp lý trong từng đơn vị sử dụng đất, trên cơ sở đó sẽ xây dựng kế hoạch sử dụng đất đến từng khu vực, từng khoanh, từng chủ sử dụng, phù hợp với việc tổ chức sử dụng các tư liệu sản xuất khác có liên quan đến đất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và sử dụng đất. Đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất là chỉ giới hạn trong phạm vi của một đơn vị sử dụng đất (chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp). Vì vậy, có thể chia quy hoạch sử dụng đất thành các dạng sau: - QH sử dụng đất nông nghiệp - QH sử dụng đất lâm nghiệp - QH sử dụng đất khu dân cư - QH sử dụng đất chuyên dùng Các loại và các dạng QH sử dụng đất trên đây có thể được tiến hành đồng thời, nhưng phải tuân theo nguyên tắc cụ thể tức là phải đu từ cái chung đến cái riêng, từ tổng thể đến cụ thể từ vùng đến cơ sở. Các loại quy hoạch được mô phỏng theo bảng sơ đồ sau: II.2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của QH sử dụng đất II.2.1. Đối tượng nghiên cứu Việc tổ chức sử dụng đất rất đa dạng và phức tạp, phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, gồm yếu tố sau: - Đặc điểm khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng - Hình dạng và mật độ khoanh thửa - Đặc điểm thuỷ văn, địa chất - Đặc điểm thảm thực vật tự nhiên - Các yếu tố sinh thái - Mật độ, cơ cấu và đặc điểm phân bổ dân cư - Tình trạng và sự phân bổ cơ sở hạ tầng - Trình độ phát triển của các ngành sản xuất Do sự tác động đồng thời của nhiều yếu tố cho nên để tổ chức đầy đủ, hợp lý, có hiệu quả cao kết hợp với bảo vệ đất và môi trường thì cần phải đề ra các quy tắc riêng và chung cho chế độ sử dụng đất, căn cứ vào những quy luật đã được phát hiện, tuỳ theo từng điều kiện cụ thể và từng mục đích cần đạt. Mối quan hệ đó có thể là mối quan hệ giữa các quy luật và các quy tắc thiết kế. Như vậy đối tượng nghiên cứu của quy hoạch đất đai chính là: - Nghiên cứu các quy hoạch về chức năng của đất như một tư liễu chủ yếu. - Đề xuất các biện pháp tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hợp lý, có hiệu quả cao kết hợp với bảo vệ đất và môi trường trong tất cả các ngành căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội cụ thể của từng vùng lãnh thổ. II.2.2. Phương pháp nghiên cứu * Phương pháp luận trong nghiên cứu: Cơ sở phương pháp luận trong nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất dựa trên phép biện chứng duy vật về nhận thức, thể hiện ở các điểm sau: - Nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, phạm trù xã hội trong mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau ở trạng thái vận động. - Nhìn nhận sự phát triển là sự chuyển hoá từ lượng thành chất. - Xem xét các sự kiện và hiện tượng trên quan điểm thống nhất của các mặt đối lập. - Phát hiện những cái mới tiến bộ trong quá trình vận động và phát triển * Phương pháp nghiên cứu các vấn đề cụ thể: - Phương pháp điều tra khảo sát: Nhằm điều tra thu thập số liệu sự kiện, thông tin cần thiết phục vụ cho công tác nghiên cứu. - Phương pháp minh hoạ trên bản đồ: Đây là phương pháp đặc thù của QH sử dụng đất. Mọi thông tin cần thiết đều phải được thể hiện trên bản đồ. - Phương pháp thống kê: Mục đích nhằm tổ hợp các nhóm đối tượng có cùng chỉ tiêu phân tích tương quan giữa các yếu tố. - Phương pháp nghiên cứu điểm: là phương pháp nhằm bổ xung cho phương pháp thống kê. - Phương pháp nghiên cứu mẫu: là sự lựa chọn những mẫu đại diện cho từng sự kiện nghiên cứu. - Phương pháp phương án là phương pháp tính toán theo định mức đây là phương pháp được sử dụng nhiều nhất trong QH sử dụng đất tuy nhiên là bị giới hạn về số lượng phương án. - Phương pháp mô hình kinh tế sử dụng máy vi tính. - Đây là phương pháp đang được ứng dụng rộng rãi. Phương pháp này tối ưu được tìm ra trên cơ sở xây dựng các mô hình toán kinh tế dưới dạng các bài toán. Ngoài 7 phương pháp trên, trong thực tế đôi khi ta còn có thể sử dụng phương pháp sau: - Phương pháp điển hình: lấy một sự kiện hoặc hiện tượng điển hình chung nghiên cứu các đối tượng cùng điều kiện. - Phương pháp thực nghiệm: Bố trí thực nghiệm để phát hiện các quy luật khác nhau. - Phương pháp dự báo: dựa vào việc ứng dụng chuỗi biến động phép ngoại suy toán học, phương pháp chuyên gia. II.2.3. Nguyên tắc chung quy hoạch Quy hoạch sử dụng đất tuân theo những nguyên tắc sau: - Chấp hành quyền sở hữu nhà nước về đất đai củng cố hoàn thiện các đơn vị sử dụng đất. - Sử dụng đất tiết kiệm, bảo vệ đất và bảo vệ thiên nhiên. - Sử dụng tài nguyên đất vì lợi ích của nền kinh tế quốc dân nói chung và từng ngành nói riêng trong đó ưu tiên cho nông nghiệp. - Tạo ra những điều kiện tổ chức lãnh thổ để thực hiện những nhiệm vụ kế hoạch của nhà nước, của riêng ngành nông nghiệp và từng đơn vị sản xuất cụ thể: - Tạo ra những điều kiện tổ chức lãnh tổ để nâng cao hiệu quả. Sản xuất trên cơ sở các phương pháp quản lý tiên tiến để nâng cao độ màu mỡ của đất nâng cao trình độ công tác và hiệu quả sử dụng máy móc. - Quy hoạch phải tính toán điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội cho từng vùng, xí nghiệp, từng đơn vị sử dụng đất. II.3. Nội dung và trình tự lập quy hoạch sử dụng đất cấp xã II.3.1. Nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp xã Kết quả của QH sử dụng đất xã là việc xây dựng được một phương án quy hoạch có luận chứng khoa học, có tác dụng thực tiễn và đem lại hiệu quả cao trong việc sử dụng đất trên lãnh thổ của xã, trong đó phải tính đến yêu cầu bảo vệ môi trường. Mục đích phải đạt được là quy hoạch sử dụng cần tạo ra cơ sở không gian điều kiện lãnh thổ ban đầu nhằm sử dụng đất đúng mục đích tạo điều kiện bảo vệ thiên nhiên và tạo đà vững chắc cho phát triển bền vững. Như vậy việc xác định đúng nội dung của quy hoạch sử dụng đất cấp xã là có ý nghĩa quan trọng. Nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp xã không cố định. Nó có thể được chỉnh lý, hoàn thiện cùng với sự thay đổi của các điều kiện xã hội, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, kinh tế cụ thể của từng xã. Đó là thành phần chủ sử dụng đất, hình thức sử dụng đất (ổn định lâu dài hay có thời hạn). Đặc điểm của đất đai về loại sử dụng thành phần kinh tế, hình thức lao động chính, tiến bộ KHKT. Như chúng ta đã biết, đất đai trong phạm vi lãnh thổ của một xã rất khác nhau về điều kiện tự nhiên. Mặt khác việc sử dụng đất (xét về mục đích kinh tế) cũng không giống nhau, tuỳ thuộc vào yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng, từng xã. Căn cứ theo mục đích kinh tế của việc sử dụng đất, đất đai của một xã được chia thành: - Đất nông nghiệp - Đất lâm nghiệp - Đất chuyên dùng - Đất ở nông thôn hoặc đô thị - Đất chưa sử dụng Trong số này có những loại đất tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất như: đất canh tác hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đồng cỏ chăn nuôi, đất có mặt nước dùng cho sản xuất nông nghiệp. Có những loại đất chỉ quy hoạch đến điều kiện xã hội, điều kiện tổ chức và quản lý sản xuất, độ phì và điều kiện bảo vệ đất như khu dân cư, đất giao thông, thuỷ lợi canh tác rừng, nguồn nước. Nhưng ở một mức độ nào, những loại đất này cũng có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh như: khối lượng sản phẩm, chất lượng sản phẩm và giá thành. Do vậy cần giải quyết đồng bộ và hợp lý việc phân bổ tất cả các loại đất (theo mục đích sử dụng) có trong ranh giới của xã. Những vấn đề có liên quan đến việc phân bổ đất đai sẽ tạo nên những nội dung chính của phương án quy hoạch sử dụng đất. Trong mỗi nội dung chính đó lại có những vấn đề độc lập cần giải quyết nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau (gọi là nội dung chi tiết). Một phương án quy hoạch sử dụng đất cấp xã bao gồm các nội dung chính và chi tiết sau: 1) Hoạch định ranh giới xã - Hoạch định ranh giới hành chính xã - Hoạch định ranh giới thửa đất giữa ngành, sử dụng đất. 2) Phân bổ khu dân cư 3) Phân bổ đất chuyên dùng 4) Phân bổ đất nông nghiệp 5) Phân bổ đất lâm nghiệp 6) Phân bổ các loại đất chưa sử dụng 7) Lập kế hoạch sử dụng đất: kế hoạch sử dụng đất được xây dựng theo định kỳ 5 năm và kế hoạch sử dụng đất hàng năm. Các nội dung trên của phương án quy hoạch được giải quyết theo nguyên tắc từ tổng thể đến cụ thể, từ chung đến riêng sau đó hiệu chỉnh và hoàn thiện. II.3.2. Trình tự tiến hành quy hoạch phân bổ sử dụng đất cấp xã Để tiến hành một quá trình quy hoạch sử dụng đất trước hết cần phải có một số điều kiện sau: - Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền - Đề nghị của cơ quan chuyên môn - Yêu cầu của xã Các bước tiến hành quy hoạch + Công tác chuẩn bị và điều tra cơ bản + Xây dựng phương án quy hoạch + Xét duyệt phê chuẩn phương án quy hoạch + Kiểm tra, chỉ đạo thực hiện quy hoạch II.3.2.1. Công tác chuẩn bị và điều tra cơ bản Đây là khâu đầu tiên nhằm mục đích điều tra, nghiên cứu đối tượng sẽ tiến hành quy hoạch thông qua các tài liệu số liệu. Khâu này có vai trò rất quan trọng, quyết định tiến độ hiệu suất, chất lượng của phương án. Nội dung của công tác chuẩn bị: - Công tác chuẩn bị lập ban chỉ đạo quy hoạch, chuẩn bị lực lượng, phương tiện và điều kiện làm việc cũng như lập đề cương và kế hoạch công tác. - Thu thập các tài liệu, số liệu cần thiết để tiến hành quy hoạch. - Điều tra dã ngoài nhằm chỉnh lý các tài liệu và bổ xung những vấn đề còn thiếu. - Phân tích đánh giá tổng hợp các tài liệu thu thập được. Các kết quả điều tra phải được thể hiện trên bản đồ hiện trạng sử dụng đát. Kết thúc quá trình phải đưa ra được phương hướng phân bổ và sử dụng đất trên địa bàn xã (là căn cứ để giải quyết các nội dung của phương án quy hoạch) gồm: + Giải quyết tồn tại về ranh giới hành chính xã và ranh giới thửa + Cân đối đất đai phân bổ cho các mục đích sử dụng khác nhau + Bố trí sử dụng 5 loại đất chính + Xây dựng kế hoạch khai thác sử dụng đất. II.3.2.2. Xay dựng các phương án quy hoạch Phương án quy hoạch được xây dựng theo trình tự và nội dung nhất định. Trong trường hợp xây dựng nhiều phương án cần phân tích, đánh giá so sánh các phương án với nhau (theo các chỉ tiêu về kỹ thuật, kinh tế, các điều kiện xã hội môi trường) nhằm chọn ra được phương án hợp lý nhất. Một phương án quy hoạch được trình bày làm 2 phần: - Phần tài liệu bản đồ, gồm các bản đồ, bản vẽ sau: + Bản đồ hiện trạng sử dụng đất + Bản đồ quy hoạch sử dụng đất + Bản vẽ trích lục và thiết kế mặt bằng khu dân cư mới. + Bản vẽ cần thiết khác + Bản đồ thổ nhưỡng - nông hoá - Phần thuyết minh gồm có: + Báo cáo thuyết minh + Phụ biểu tính toán + Các văn bản pháp lý + Biên bản làm việc II.3.2.3. Xét duyệt và phê chuẩn phương án: Phương án quy hoạch sử dụng đất được thông qua HĐND xã và được duyệt ở UBND Huyện, có ý kiến thẩm định của Sở địa chính tỉnh. II.3.2.4. Kiểm tra chỉ đạo thực hiện quy hoạch Cần xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các biện pháp, trong đó nêu rõ khối lượng, thời gian và trình tự thực hiện. - Chỉ đạo việc thực hiện quy hoạch theo kế hoạch sử dụng đất hàng năm. - Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch quy hoạch phân bổ đất, có thể phải chỉnh lý phương án quy hoạch khi có những vấn đề mới phát sinh trong quá trình thực hiện. III. Tổng quan về hệ thống thông tin III.1. Hệ thống thông tin địa lý (GIS) (Geographical information system) Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Cơ chế quản lý cũng như cơ cấu làm việc của các ngành thì sự phát triển của công nghệ thông tin ngày càng được ứng dụng rộng rãi. Nó đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, tiết kiệm thời gian và thuận tiện cho người sử dụng. Các linh kiện điện tử đã thay thế ngày càng nhiều các bộ phận cơ học làm cho máy móc thiết bị trở nên gọn nhẹ góp phần làm giảm nhẹ cường độ lao động, nâng cao hiệu suất công tác. Các hệ thống máy tính điện tử, công nghệ dựa trên máy tính như GPS, toàn *** điện tử. Các phần mềm xử lý ảnh hàng không, viễn thám... đã tạo nên cuộc cách mạng lớn (cách mạng khoa học công nghệ) trong công tác điều tra khảo sát tài nguyên thiên nhiên nói chung và công tác xây dựng bản đồ nói riêng. Công nghệ mới xây dựng bản đồ dựa trên máy tính không chỉ mang lại hiệu quả và độ chính xác cao hơn hẳn các phương pháp xây dựng bản đồ địa trước đây mà còn có những ưu thế hiển nhiên trong quá trình quản lý, sử dụng lưu trữ và quản lý dữ liệu bản đồ. Việc kết hợp cả hai loại hình dữ liệu- dữ liệu bản đồ lưu ở dạng số - chỉ tiêu thông tin hay dữ liệu thuộc tính đó là những vấn đề then chốt không thể thiếu trong xây dựng, khai thác, lưu trữ hồ sơ địa chính. Tóm lại hệ thống thông tin địa lý (GIS) là một hệ thống thông tin đặc biệt được quan tâm rất nhiều và được ứng dụng rộng rãi trong nhiều các chuyên ngành khác nhau. ở Việt Nam hiện nay đang tiến hành mục tiêu là công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Vì vậy việc tiếp cận, cập nhật những công nghệ thông tin mới ở trên mọi lĩnh vực khoa học các ngành nghề khác nhau là thiết yếu. Các cơ sở chuyên ngành đo đạc, xây dựng bản đồ và khai thác thông tin đã trang bị các hệ thống máy tính hiện đại, các thiết bị. III.2. Hệ thống thông tin địa lý (GIS) III.2.1. Khái niệm về hệ thống (GIS) Trong ứng dụng tin học vào quản lý đất đai và các chuyên ngành khác việc thu thập thông tin, nhập và xử lý thông tin thể hiện ở nhiều mặt khác nhau nhưng những thông tin đầu ra đó đều phải thể hiện được mục đích của nó. Trong công tác quản lý đất đai và bảo vệ môi trường việc ứng dụng máy tính phục vụ cho việc thành lập bản đồ, lưu trữ khai thác, quản lý, hiển thị, mô hình hoá và phân tích thông tin cũng như các thông tin thuộc tính đi kèm đều tiến đến một công việc gọi là kết nối dự liệu, xử lý các dự liệu không gian vào mục đích chung, đó gọi là hệ thống thông tin địa lý GIS (Geographical - Information - System). Vì vậy có thể định nghĩa như sau: Hệ thống thông tin địa lý GIS là một hệ thống có sự trợ giúp của máy tính bao gồm các phần mềm với các chức năng thu thập, lưu trữ, biến đổi và hiện thị các thông tin không gian (tính địa lý) và những dự liệu thuộc tính (khong mang tính địa lý). Hệ thống GIS có thể lưu trữ, xử lý được rất nhiều các dạng thông tin khác nhau như những thông tin về kinh tế xã hội môi trường... Tất cả các thông tin khác. Điều đáng chú ý là GIS có khả năng giải quyết tốt các dự liệu mang tính không gian và thuộc tính GIS có khả năng cho phép ta chồng xếp các bản đồ đơn tính, tổng hợp các thông tin chuyên đề, mô tả các loại dữ liệu đó. Nhờ có hệ thống GIS mà hàng loạt các loại câu hỏi được đặt ra, được giải quyết. Các câu hỏi này có thể là câu hỏi về vị trí (ở đâu?) về._. điều kiện tự nhiên như thế nào? diện tích? thời gian sử dụng? chủ sử dụng? v.v.. III.2.2. Thành phần của GIS Một GIS có 3 thành phần chính là phần cứng máy tính, tập hợp các module phần mềm ứng dụng và tổ chức của hệ. Ba thành phần này được xác định thích hợp tuỳ thuộc chức năng của hệ thống. * Phần cứng (computer Hard ware) Phần cứng tổng quát của một GIS gồm các thiết bị thể hiện theo sơ đồ sau: Bộ phận số hoá Digitizen ổ đĩa Disk Driver Máy vẽ, máy in Plotter ổ băng từ Tape Drive CPU Màn hình VDU - CPU: đơnvị xử lý trung tâm được kết nối với đơn vị lưu trữ ổ đĩa, băng từ để lưu trữ dữ liệu và chương trình. - Digitizer hoặc các thiết bị tương tự được sử dụng cho việc chuyển đổi dữ liệu trên bản đồ thành dạng số (Digital) và gửi vào máy tính. - Plotter: hoặc các thiết bị hiển thị khác nhằm hiển thị các kết quả xử lý dữ liệu. - Tape Driver: Sử dụng để truyền thông với các hệ thống khác. Việc kết nối truyền thông các máy tính được thực hiện thông qua hệ thống mạng lưới với các đường chuyền dữ liệu đặc biệt hoặc đường điện thoại qua Modem. - VDU (thiết bị hiển thị Visual - Display - Unit) là thiết bị giao tiếp hiển thị như màn hình thông qua đó người sử dụng điều khiển máy tính. Hệ thống thông tin địa lý có các chức năng chính như quản lý, lưu trữ, tìm kiếm, hiển thị, trao đổi và xử lý dữ liệu không gian cũng như các dữ liệu thuộc tính. Số liệu vào Các yêu cầu hỏi đáp Cơ sở dữ liệu Xuất và trình bày số liệu Biến đổi và sử lý số liệu Để thực hiện các chức năng đó GIS có các thành phần phần mềm cơ bản thể hiện theo sơ đồ sau: Những Modul này là các hệ thống con thực hiện các công việc: * Nhập và kiểm tra dữ liệu (Data Input) * Lưu trữ và quản lý dữ liệu (Geographic Database) * Biến đổi dữ liệu (Data tranfomation) * Xuất dữ liệu (Display and Reporting) * Tương tác với người sử dụng (Query Input) III.2.2.1. Nhập và kiểm tra dữ liệu (Data Input) Nhập và kiểm tra dữ liệu gồm tất cả các khía cạnh về biến đổi dữ liệu đã ở dạng bản đồ, dữ liệu quan trắc đo đạc ngoại nghiệp. Các dữ liệu đo đạc từ các bộ cảm biến (Sensor - các máy chụp ảnh hàng không, vệ tinh, thiết bị ghi) thành dạng số tương thích. Rất nhiều công cụ máy tính sẵn có cho công việc này, bao gồm các thiết bị đầu, cuối tương tác, thiết bị (VDU), thiết bị số hoá Digitier, thiết bị quét (Scanner), các tệp dữ liệu văn bản. Dữ liệu nhập vào sẽ được lưu trữ trên thiết bị từ như đĩa từ, băng từ. Quá trình nhập và kiểm tra dữ liệu rất cần thiết cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa lý. Hiển thị và báo cáo Màn hình Màn in Máy vẽ Thiết bị tư Bản đồ Bảng Hình vẽ III.2.2.2. Lưu trữ và quản lý cơ sở dữ liệu Lưu trữ và quản lý cơ sở dữ liệu đề cập đến phương pháp kết nói thông tin về vị trí (Topology) và thông tin thuộc tính (Attributes) của các yếu tố địa lý (đường, viền, cùng đại diện cho các đại lượng trên bề mặt trái đất) cả hai thông tin đó được tổ chức và quản lý theo cấu trúc, khuôn dạng riêng tuỳ theo chức năng phần mềm của GIS, sao cho chúng có thể lĩnh hội được bởi người sử dụng hệ thống. III.2.2.3. Xuất và trình bày dữ liệu Module này đưa các báo cáo kết quả của quá trình phân tích dữ liệu tới người sử dụng. Dữ liệu đưa ra có thể thể hiện dưới dạng bản đồ (Map), dạng bảng (table), biểu đồ, lưu đồ. Việc trình bày và xuất dữ liệu được thông qua các loại đầu ra như thiết bị màn hình (VDU), máy in (Printer), Máy vẽ (Plotter) hoặc được ghi lại trên các thiết bị dưới dạng số hoá. III.2.2.4. Biến đổi dữ liệu Biến đổi dữ liệu gồm 2 nhiệm vụ chính nhằm mục đích xoá bỏ dữ liệu lỗi thời và so sánh cập nhập chúng với các tập hợp dữ liệu khác. Module này sử dụng các phương pháp phân tích khác nhau vào dữ liệu để tìm ra các câu trả lời cho các yêu cầu, các yêu cầu cần đưa ra đối với GIS. Biến đổi dữ liệu có thể thực hiện trên dữ liệu không gian và thông tin thuộc tính một cách tách biệt hoặc tổng hợp cả hai; biến đổi dữ liệu có thể là việc thay đổi tỷ lệ, kích thước của đối tượng đưa chúng vào hệ quy chiếu mới, tính toán chu vi, diện tích, mật độ... Nói chung các thao tác phụ thuộc vào mục đích cụ thể của ứng dụng GIS. Phương pháp biến đổi được ứng dụng rộng rãi nhất là việc phân tích các mô hình không gian hay mô hình hoá địa lý. Những biến đổi để khử sai số. Những sai số này xảy ra khi sử dụng một hệ thống thông tin địa lý và chúng được tồn tại qua giai đoạn sau: * Thu thập dữ liệu * Cung cấp dữ liệu * Kho dữ liệu * Thao tác dữ liệu * Hiệu xuất dữ liệu * Sử dụng các kết quả II.2.2.5. Tương tác với người sử dụng GIS luôn cho phép người sử dụng hỏi một số lượng câu hỏi và sẽ trả lời bằng cách tổng hợp dữ liệu sẵn có và lựa chọn biến đổi dữ liệu. Các câu hỏi là không có giới hạn nhưng các dạng nhất thiết phải trả lời như: - Đối tượng A nằm ở vị trí nào? - Chu vi diện tích của đối tượng B? - Toạ độ X, Y, Z của một điểm - Phân loại các đối tượng có thuộc tính tổng hợp? - Tìm con đường ngắn nhất từ A đến B theo cách dẫn đường X nào đó? Trong số các câu hỏi chung này nếu sử dụng những phương pháp thông thường truyền thống để trả lời thì rất khó khăn, hoặc trong trường hợp nếu cần thêm bớt một thông tin trên một tờ bản đồ cần phải làm lại các quy trình công nghệ từ đầu. Chính vì vậy công nghệ GIS là một công cụ rất hữu ích để xử lý, trả lời các vấn đề được đặt ra một cách dễ dàng nhanh chóng? Tương tác với người sử dụng là một yếu tố hoàn toàn tất yếu cho sự thừa nhận và sử dụng một hệ thông thông tin nào. Thành phần này cũng như giao diện với người sử dụng ở một hệ thống thông tin bất kỳ được thiết kế phụ thuộc vào mục đích sử dụng. Mỗi một phần mềm GIS hoạt động theo các cấu hình riêng biệt cũng như khuôn dạng đặc thù của nó phục vụ cho các chuyên ngành khác nhau như nông nghiệp, lâm nghiệp, quản lý ruộng đất đo đạc bản đồ, bảo vệ môi trường... Hiện nay có rất nhiều phần mềm của hệ thống thông tin địa lý như Intergraph, Mafin fo, Are/info... Nhưng không phải cứ theo mô hình trên thì sẽ ứng dụng hiệu quả mà cần phải đặt chúng vào đúng điều kiện, tổ chức thích hợp, ứng dụng đúng mục đích. III.2.3. Mô hình dữ liệu Các hệ GIS lưu trữ và xử lý các đối tượng trên bản đồ, cho nên thường sử dụng các mô hình tương ứng phù hợp với dạng dữ liệu. III.2.3.1. Mô hình dữ liệu cơ sở Dữ liệu thuộc tính (dữ liệu phi không gian) mô tả các t/c chất lượng của các đối tượng cần quản lý. Nói một cách tổng quát đó là loại dữ liệu văn bản. Để có thể quản lý và sử lý loại dữ liệu này, các hệ GIS thường chọn mô hình cơ sở dữ liệu (CSDL) quan hệ để thực hiện. Phần lớn các hệ GIS đều lấy nền tảng cấu trúc dữ liệu quan hệ của các phần mềm CSDL, truyền thống như DBASE, ORACLE... làm chuẩn. III.2.3.2. Mô hình dữ liệu không gian Dữ liệu không gian là các thuộc tính địa lý (điểm, đường, vị trí, vùng...) và các mối quan hệ không gian của các đối tượng trên bề mặt trái đất. Dữ liệu không gian biểu diễn dưới dạng điểm ảnh dùng mô hình dữ liệu Raster hoặc dạng điểm, đường, đa giác dùng mô hình dữ liệu Vector. Các hệ thống thông tin địa lý nói chung và các hệ tiếp cận theo công nghệ của hệ thống thông tin địa lý đều đa dạng và phức tạp trong tất cả các khâu thu thập, lưu trữ, xử lý và phân tích hai loại chỉ tiêu trên. Do vậy các phần mềm này đều phải thiết kế thành nhiều chương trình con và được quản lý thao tác dưới dạng thực đơn lưỡng ứng với các chức năng khác nhau, tạo điều kiện dễ dàng cho người sử dụng. III.2.4. Các dữ liệu đầu vào Dữ liệu thuộc tính và dữ liệu dữ liệu không gian Dữ liệu đầu vào được nhập vào hệ thống nhằm tạo ra một cơ sở dữ liệu thống nhất cả dữ liệu không gian và phi không gian. - Dữ liệu thuộc tính (phi không gian) Loại dữ liệu được nhập vào hệ thống bằng các tệp văn bản các bảng dữ liệu. Thông thường việc nhập dữ liệu loại này trong cách tiếp cận theo công nghệ GIS vẫn được thực hiện bằng các phần mềm truyền thống qua các hệ soạn thảo văn bản hay các chương trình như Foxpro, Dbase, Exel, Lotus, Acess... - Dữ liệu không gian Dữ liệu không gian chủ yếu được thể hiện dưới dạng bản đồ gốc các loại. Có nhiều phương pháp để có thể lưu trữ dữ liệu bản đồ gốc vào hệ thống. * Số hoá bản đồ qua bàn số hoá (Digitizer): Đối với các loại bản đồ, qua các thiết bị số hoá, có thể đưa từng lớp thông tin được thể hiện trên bản đồ vào máy giống như quá trình can, vẽ. Số hoá qua thiết bị này thường chậm, độ chính xác không cao nhưng giá thành lại phải chăng phù hợp với thị hiếu người sử dụng Việt Nam, có thể áp dụng cho nhiều chủng loại bản đồ. * Số hoá bằng quét ảnh bản đồ cũng có thể được nhập vào hệ thống qua các thiết bị nhập hình quang học (Scanner). Quá trình này gọi là quét ảnh cho kết quả dưới dạng raster. Sau đó dữ liệu có thể được vector hoá. Có thể xem quét ảnh là phương pháp số hoá tự động trong khi dùng Digitizer là phương pháp thủ công. Tuy phương pháp này có kết quả nhanh và độ chính xác cao nhưng yêu cầu HT lại cao. * Các trường hợp dữ liệu gốc dưới dạng ảnh vệ tinh, ảnh hàng không thì đối với các hình thức này phải sử dụng các phần mềm chuyên dụng để xử lý. * Dữ liệu bản đồ gốc cũng có thể nhận được bản đồ số từ các phần mềm khác thông qua dạng dữ liệu chuẩn, hoặc trực tiếp tính toán, xử lý từ số liệu đo đạc thực tế. Công đoạn nhập dữ liệu trong các phần mềm tiếp cận công nghệ GIS hoặc các thể GIS thường được tổ chức thông qua các Mochide chức năng riêng thể hiện dưới dạng thực đơn, hộp đối thoại rất chi tiết, cụ thể giúp cho người sử dụng có thể chọn được các chức năng phù hợp với thiết bị dữ liệu đầu vaò. III.2.5. Tra cứu hỏi đáp dữ liệu - Hỏi đáp, tìm kiếm và tạo lập các bảng thống kê cho dữ liệu phi không gian. Thường việc tìm kiếm này là theo đặc trưng mô tả dữ liệu, dựa trên các phép tính số học, đại số quan hệ. Ngoài ra còn có thể liên kết với dữ liệu không gian để mô tả hoàn chỉnh về một đối tượng. Các phép tính thống kê trên bảng biểu cũng được thực hiện ở các cơ sở dữ liệu thông thường, đặc biệt có các phép tính toán cho dữ liệu không gian như tính điện tử, chu vi khoảng cách, chuyển đổi hệ toạ độ v.v.. - Tạo lập các biểu đồ chuyển đề theo không gian, theo các trường số liệu. Chức năng này chủ yếu là tập hợp dữ liệu theo nguyên tắc tìm kiếm thống kê để tạo ra các lớp biểu đồ mong muốn. Nguyên tắc cơ bản là không sinh ra dữ liệu mới. III.2.6. Phân tích và xử lý số liệu Trong các cơ sở dữ liệu thông thường, phần phân tích dữ liệu được ghép chung vào phần hỏi đáp, tra cứu. Trong hệ GIS phần mềm phân tích dữ liệucó chức năng riêng và thường là rất mạnh, rất đặc trưng. Cơ sở toán học cho chức năng này là đại số bản đồ. Chính ở điều này làm cho các hệ GIS khác với các thiết kế khác và đâu cũng là tiêu chuẩn đặc trưng để đánh giá khả năng của một hệ GIS. Các phép xử lý phân tích của chức năng này dành riêng cho dữ liệu không gian. Ngoài ra GIS có khả năng phân tích không chỉ với dữ liệu không gian mà còn phân tích cả hai dữ liệu không gian và phi không gian trong mối quan hệ thống nhất với nhau. Các khả năng cơ bản của hệ: * Chuyển đổi hệ toạ độ, phép chiếu, nắn chỉnh bản đồ. * Thực hiện các phép toán số học, lôgic, hình học, đại số. * Chồng xếp, làm sạch, trơn, tách hoặc hợp các lớp không gian và phi không gian. * Phân loại các lớp thông tin trên bản đồ * Nội suy bề mặt cho điểm, đường, tạo bề mặt địa hình từ các đường đồng mức, tạo ảnh phối cảnh 3 chiều, tính toán độ dốc. * Tính toán thống kê khoảng cách, mô hình số và kết hợp với các hệ chuyên gia. * Xác định chọn lọc vùng theo một tiêu chuẩn bất kỳ. III.2.7. Dữ liệu đầu ra Đầu ra của một hệ GIS có thể gồm các tài liệu sau: * Các danh sách, bảng biểu thống kê, báo cáo dưới dạng văn bản, bảng số liệu. * Các đồ thị thống kê minh hoạ cho dữ liệu phi không gian. * Bản đồ các loại như bản đồ chuyên đề, bản đồ hiện trạng, quy hoạch các mô hình phối cảnh 2, 3 chiều. * Các bản báo cáo tổng hợp gồm nhiều loại dữ liệu trong 1 văn bản kết hợp, bao gồm cả bản đồ, bảng biểu, đồ thị, văn bản... Kết hợp với hệ thống GIS còn có các hệ thống khác như hệ thống thông tin đất LIS, hệ thống thông tin địa chính... và mỗi một hệ thống đều có chức năng khác nhau sử dụng theo các mục đích khác nhau. VD: các thông tin về đất đều được LIS cung cấp. Trên cơ sở đó ta có thể lựa chọn phần mềm sử dụng phù hợp. III.2.8. ứng dụng của công nghệ GIS và khả năng tiếp cận Công nghệ GIS được ứng dụng trong tất cả các lĩnh vực có liên quan tới hệ thống dữ liệu không gian, trong đó cho phép lưu trữ, tìm kiếm, xử lý phân tích và hiển thị thông tin về một số đối tượng quản lý một cách tự động đồng thời GIS còn là một công cụ nhằm giải quyết các bài toán quản lý, quy hoạch tài nguyên thiên nhiên (bao gồm tất cả đất đai) trong phạm vi hẹp cũng như phạm vi rộng. Tiếp cận công nghệ GIS cũng như chính GIS đã tạo nên một hệ thống quản lý thông tin số liệu và trợ giúp có hiệu quả. Bởi vì đây là hệ thống phần mềm được thiết kế và cài đặt theo nguyên tắc mô phỏng theo tư duy con người, nhằm giúp con người hiểu thêm thông tin một cách đa dạng hơn, tốt hơn và cho phép đạt được những quyết định đúng đắn. Hiện nay hầu hết các lĩnh vực chuyên ngành đều rất quan tâm đến GIS và khai thác nó theo các mục đích khác nhau. Ngành địa chính và trắc địa đang rất quan tâm, chú trọng khai thác và phát triển GIS. H*** địa lý được ứng dụng trong trắc địa bản đồ sẽ giải quyết vấn đề sau: * Hệ thống tự động quản lý, lưu trữ, tìm kiếm dữ liệu trắc địa. Đặc biệt là sự biến đổi dữ liệu hoàn hảo hơn. * Khả năng chuẩn hoá ngân hàng dữ liệu để có thể đưa ra các hệ thống xử lý khác nhau do đó phát triển hệ thống khác nhau. * Khả năng biến đổi dữ liệu để đáp ứng được những bài toán cụ thể. * Khả năng cung cấp thông tin mới nhất và chính xác nhất. III.2.8.1. Các ứng dụng của GIS trên thế giới Hệ thống thông tin địa lý tuy mới ra đời nhưng đã được rất nhiều nước trên thế thế giới ứng dụng/ các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật. - Quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên. - Quy hoạch đô thị - Hệ thống quản lý hành chính - Thương mại - Giao thông vận tải Các nước công nghiệp phát triển trên thế giới đã và đang sử dụng công nghệ GIS trong nhiều lĩnh vực khác nhau như quản lý, qh, tài nguyên môi trường, quân sự, phục vụ cho việc lập dự án phát triển v.v.. Hiện nay GIS đã thâm nhập đáng kể vào đa số các nước/ thế giới và tại Việt Nam và các nước trong khu vực đã bắt đầu tiếp cận công nghệ này. III.2.8.2. Các ứng dụng của công nghệ GIS tại Việt Nam Tại Việt Nam các hệ thống thông tin địa lý đã thâm nhập và được khai thác phát triển như ILWIS, IDRISI, ARC/ANFO, INTERGRAPH, MAPINFO... Việc nghiên cứu ứng dụng hệ thống thông tin địa lý đã và đang được thực hiện ở nhiều cơ quan như: + Tổng cục địa chính + Cục đo đạc bản đồ quân đội + Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn). + Viện điều tra quy hoạch lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn). + Viện tư liệu địa chất. Mỗi một hệ thống đều có các chức năng khác nhau, sử dụng theo các mục đích khác nhau. Ví dụ các thông tin về đất đai đều được hệ thống LIS cung cấp. Trên cơ sở đó để lựa chọn các phần mềm cho phù hợp. III.3. Hệ thống thông tin đất LIS (Land - Information - Systems) Trong bất cứ một ngành khoa học nào, chúng ta đều có thể bắt gặp các hệ thống thông tin với các phương pháp xử lý thông tin khác nhau tuỳ theo từng lĩnh vực ví như (hệ thống thông tin quân sự, hệ thống thông tin ngân hàng v.v..) Cùng với sự phát triển của công nghệ máy tính các thông tin này đã dần đáp ứng và giải quyết được những bài toán lớn mà thực tế đặt ra. Trong lĩnh vực hoạt động xã hội, thông tin chính là công cụ quản lý xã hội nói chung và quản lý đất đai nói riêng. Một vài năm gần đây sự cần thiết về quản lý sử dụng đất một cách chặt chẽ cẩn thận đã được coi là vấn đề lớn nổi bật trên toàn cầu. Điều này dẫn đến việc phải đánh giá lại các yêu cầu về hệ thống thông tin đất và các chương trình sách lược phục vụ cho vấn đề trên. Càng ngày càng có nhiều các nhà soạn thảo những chính sách sử dụng đất, các nhà quy hoạch, các cơ quan và các cá nhân khác cần thiết về thông tin đất và các dữ liệu không gian làm cơ sở dữ liệu. Chịu trách nhiệm cung cấp các thông tin đất đai là tập thể các Viện nghiên cứu và các cá nhân bao gồm các nhà địa chất, các nhà đo đạc, các nhà vẽ bản đồ, các nhà đánh giá đất, và các nhà khoa học có vai trò nổi bật như các kỹ sư thiết kế, phân tích, hệ thống các chuyên gia máy tính... Mối quan tâm của cộng đồng ngày càng tăng không chỉ trong công nghệ tập hợp và chạy các chương trình thông tin, trang thiết bị và phát triển của hệ thống thông tin đất mà ngay cả trong đường lối sách lược để sử dụng thông tin một cách hiệu quả nhất. III.3.1. Giới thiệu hệ thống thông tin đất (LIS) (Land Information- System) Một hệ thống thông tin đất (LIS) có thể được tạo thành như là sự phối hợp các nguồn nhân sự và kỹ thuật cùng với tập hợp các biện pháp tổ chức để tạo ra thông tin giúp các yêu cầu về quản lý. Một hệ thống thông tin đất là một hệ thống thông tin có một cơ sở dữ liệu chuẩn thống nhất, có công cụ và phương pháp để xử lý thông tin phục vụ cho các hoạt động của các hệ thống thông tin khác liên quan đến đất như những thông tin về môi trường, kinh tế, văn hoá xã hội các hoạt động chính sách cho việc quản lý và phát triển các nguồn tài nguyên đất đai. Hệ thống thông tin đất về bản chất có cấu trúc của một hệ thống thông tin địa lý nhưng mang những nội dung thông tin về sử dụng đất và quản lý đất đai. + Các thông tin hình học thửa đất + Các thông tin về quan hệ xã hội trong sử dụng đất + Các thông tin về quan hệ kinh tế của thửa đất Sự hoạt động của hệ thống thông tin đất bao gồm các thu thập và tập hợp dữ liệu, xử lý lưu trữ và bảo quản dữ liệu, đọc và phân tích thông báo kết quả. Công dụng của hệ thống thông tin đất phụ thuộc vào tính cập nhật, sự chính xác, tính toàn diện, dễ sử dụng và khả năng khai thác có hiệ quả của người sử dụng. Mô hình của hệ thống thông tin đất Nguồn nhân sự Nguồn kỹ thuật Các biện pháp tổ chức Thu thập dữ liệu Lưu trữ dữ liệu Đọc dữ liệu Kết quả dữ liệu Sử dụng dữ liệu III.3.2. Vai trò của hệ thống thông tin đất Hệ thống thông tin đất xây dựng để phục vụ cho một hay nhiều nhiệm vụ chủ yếu, hoặc có thể được phát triển phục vụ cho các chiến lược quy hoạch như các thông tin để xác định cơ cấu và các nguồn vốn bỏ ra để thực hiện các mục tiêu. Các nguồn thông tin đất chính sách sẽ có giá trị rất to lớn trong việc đề xuất các chính sách và lập kế hoạch phù hợp với quan hệ phân bổ sử dụng đất nhằm khai thác hợp lý nguồn tài nguyên đất đai trên cơ sở bảo vệ môi trường và cải tạo đất. * Các thông tin có liên quan đến hệ thống thông tin đất - Thông tin môi trường: Tập trung chủ yếu các thông tin về sự biến đổi của môi trường kết hợp với một số thông tin về địa lý, vật lý, hoá học, sinh học... liên quan đến đất đai như thông tin về sự xói mòn, sự thoái hoá của đất. - Thông tin về cơ sở hạ tầng Phục vụ cho việc xử lý kỹ thuật thể hiện trong các cơ sở công nghệ các công trình trên mặt đất cũng như về giao thông thuỷ lợi, hệ thống truyền thông. - Thông tin về kinh tế xã hội: Gồm các thông tin về dân số và sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. - Thông tin về địa chính Gồm tất các thông tin liên quan đến quản lý sử dụng đất như: bản đồ, biểu thống kê, văn bản pháp lý, các nhược điểm của bề mặt đất (độ dốc, độ cao...). Để cung cấp các thông tin địa chính thì hệ thống địa chính không thể thiếu. Trong tương lai hệ thống thông tin đất sẽ là hệ thống thông tin quan trọng và nó sẽ có những ưu điểm nổi bật sau: 1) Liên quan dự liệu một cách khoa học, giảm bớt khối lượng dữ liệu trong việc lưu trữ. 2) Sự truy cập, xử lý dễ dàng hơn, cho phép phân tích dữ liệu có hiệu quả hơn so với nhiều hệ thống thông tin thủ công. 3) Quản lý sử dụng dễ dàng, cho phép phân tích tổng hợp nhanh chính xác. 4) Có khả năng kết hợp các dự liệu thuộc tính và dữ liệu không gian trong một tập hợp. III.4. Hệ thống thông tin địa chính III.4.1. Khái niệ hệ thống thông tin địa chính Các dạng hệ thống thông tin dựa trên thửa đất là các thành phần của hệ thống thông tin đất. Các chức năng riêng biệt của chúng giúp cho việc ghi lại các mẫu tin về đất đai hoặc các giá trị kèm theo. Mỗi dạng bao gồm các bản ghi đất đai có thể mở rộng thành hệ thống thông tin đất. Trong mỗi hệ thống như vậy thông tin bao gồm các quan hệ sở hữu đất, kinh tế đất. Định nghĩa về hệ thống thông tin địa chính: "Hệ thống thông tin địa chính là một tập hợp tổng thể thống nhất của các thuộc tính tự nhiên và thuộc tính địa lý gắn cho mỗi thửa đất". Các thành phần của hệ thống thông tin địa chính là các công việc liên quan đến các vấn đề không gian như đo đạc trắc địa, đo đạc bản đồ. Các thông tin trắc địa tạo ra khả năng thiết lập mối quan hệ không gian giữa các thông tin cần thiết. III.4.2. Các tính chất của một hệ thống thông tin địa chính - Lấy thửa đất làm đơn vị cơ sở của dữ liệu không gian - Liên kết một loạt các bản ghi về đất như sở hữu nhà đất, giá trị sử dụng đất cho mỗi thửa đất. - Phản ánh đầy đủ các vấn đề không gian. - Cung cấp các chức năng sẵn sàng làm việc và có hiệu quả cho việc sử dụng các dữ liệu. - Hệ thống thông tin đất tổng hợp một phần được coi là các thuộc tính vật lý gắn với mỗi thửa đất, bao gồm các vật thể do con người tạo ra như nhà cửa, các công trình khác, nó cũng gồm các thuộc tính tự nhiên như cây trồng, khoáng sản, tài nguyên... đồng thời nó cũng thể hiện những khái niệm trừu tượng như: tài sản, các địa giới hành chính, giá trị đất đai và hiện trạng sử dụng đất. - Trong hệ thống thông tin địa chính các tầng dữ liệu thể hiện các vấn đề liên quan đến địa chính như quan hệ sở hữu đất và các ranh giới hành chính, các lớp dữ liệu địa chính được thu thập và lưu trữ quản lý trong một hệ thống hoàn toàn độc lập theo các đặc điểm của các đối tượng trên bản đồ (điểm, đường, vùng). Các thuộc tính có thể được thể hiện cùng lúc trên màn hình cùng với các đối tượng không gian hoặc có thể lưu trữ riêng biệt. Các thông tin trong hệ thống thông tin địa chính được chia làm hai loại sau: - Thông tin bản đồ (không gian) - Thông tin thuộc tính (phi không gian) Hai loại thông tin trên được lưu trữ một cách tách biệt nhau nhưng bản chất của số liệu thuộc tính lại hình thành từ số liệu không gian. Sổ mục ***, sở địa chính được hình thành trên cơ sở của bản đồ địa chính vì vậy một vấn đề đặt ra là phải có một sự liên kết tự động hai loại thông tin trên. Mối quan hệ không gian và thuộc tính là môi trường thuận lợi để thực hiện các yêu cầu công tác quản lý đất đai, như tìm kiếm, chỉnh sửa. III.4.3 Nội dung của hệ thống thông tin địa chính Nội dung của một hệ thống thông tin địa chính chứa tập hợp các dữ liệu có liên quan đến chuyển quyền sử dụng đất, các dữ liệu bổ sung có liên quan đến thửa đất bao gồm: + Quyền đất đai và giới hạn Mối quan hệ giữa người với đất được thể hiện trong quyền lợi và giới hạn về sử dụng đất do đó các mẩu tin về quyền sử dụng đât sđai đóng vai trò quan trọng, quyền sử dụng đất và giới hạn bề mặt đất, khoáng sản trong lòng đất cần phải ghi lại, trong mỗi môi trường phải đối chiếu đến các mẩu tin về thửa đất có liên quan. + Giá trị đất và đánh thuế đất Duy trì các mẩu tin về đánh giá đất mang lại nguồn thu lớn cho nhà nước. Các mẩu tin về giá, thuế đất là yếu tố quan trọng nhất trong vấn đề sử dụng của hệ thống thông tin địa chính. + Hiện trạng sử dụng đất nông thôn và thành thị Sử dụng đất là kết hợp hàng loạt các hoạt động của con người với các đặc tính thiên nhiên của bề mặt quả đất; mục đích cuối cùng là đạt được hiệu quả sử dụng đất lớn nhất. Trong thực tế các mẩu tin về sử dụng đất phải nhặt ra từ bản đồ địa hình thực chất được xây dựng không để phục vụ cho mục đích này bởi các mẩu tin thường rất ít hoặc không có. Thửa đất là đơn vị không gian cơ sở để lập các mẩu tin. ở thành thị có thể chia thành các nhóm gồm các bộ phận của nhà cao tầng như: Cửa hàng ở tầng I có thể tách riêng với các hộ dân cư ở tầng trên. Trong các vùng nông thôn có thể chia thành các thửa đất như vậy các mẩu tin về quyền sở hữu và sử dụng cần có các thông tin bổ sung sẽ là công cụ mạnh để quản lý. - Phân loại sử dụng đất: Trong phạm vi của HTTT địa chính các mẩu tin phải được ghi lại hiện trạng sử dụng đất và chỉ ra thửa đất thuộc vùng đất nào, các thông tin này có quan hệ đến tiềm năng quỹ đất và có giá trị lịch sử, trong vấn đề quy hoạch được đề nghị và thông qua các thông tin phải được ghi vào hệ thống quản lý địa chính. - Nhà ở và nhà cao tầng - Các mẩu tin phải có thông tin về số lượng, độ cao, diện tích từng tầng... - Các mẩu tin về địa giới hành chính phân bổ giá trị và các dữ liệu hành chính khác có liên quan đến thửa đất. - Các phong tục tập quán - Một số mục quan trọng kèm theo HTTT địa chính gồm: * Bản đồ địa hình * Các dữ liệu địa chất địa mạo * Các bản đồ đất * Thảm thực vật * Khí hậu thuỷ văn * Dân cư (giáo dục, sức khoẻ, an ninh ...) * Hệ thống giao thông (đường bộ, sắt, v.v..) * Chất lượng thông tin Đúng Chất lượng Chính xác Cụ thể (chi tiết) Đầy đủ Thông tin Đề sử dụng Tỷ mỉ Số lượng Rõ ràng Toàn diện IV. Giới thiệu phần mềm tin học ứng dụng: IV. Giới thiệu về Mainpo Mapinfo là phàn mềm của hệ thống thông tin địa lý GIS, các thông tin được tổ chức theo từng bảng (Table). Mỗi bảng là một tập hợp các tập tin về thông tin không gian hoặc thuộc tính. Chúng ta chỉ có thể truy cập vào các chức năng của Mapin fo khi có ít nhất một bảng (table) đã được mở. Đây là một phần của khả năng xây dựng và quản lý một cơ sở dữ liệu vừa và nhỏ. IV.1.2. Những yêu cầu của hệ thống (Mapin fo Version 5.0) Để đảm bảo cho phần mềm Desktop Gis Map in fo có thể chạy ổn định trên máy, trước khi cài đặt phần mềm cần đảm bảo các yêu cầu sau: Mapin fo Version 5.0 chạy trên hệ điều hành Windows 95, 98, Windows 2000 hoặc Win NT 4.0 trở lên. - Bộ nhớ máy tính RAM (Raudom Access Memory) tối thiểu là 16-32MB. - Dung lượng ổ đĩa cứng (HDD- Hard Disk Priver tối thiểu cần là 60MB) để cài đặt chương trình. - Màn hình (Monitor): VGA, SVGA hoặc màn hình có độ phân giải cao hơn. - Để phục vụ tốt cho công tác địa chính, chúng ta nên có các thiết bị làm theo như: Bàn số hoá (Digitizer), Máy quét ảnh (Scanner), Máy in (Printer), và một số phần mềm có liên quan Autocad, Microstation. - Cài đặt chương trình Quá trình cài đài Mapin fo cũng tương tự như cài đặt các phần mềm khác trên Windows hoặc chúng ta có thể cài đặt từ CD-Rom hoặc Poppy disk tuỳ theo từng điều kiện. IV.1.3. Tổ chức thông tin trong Mapin fo a) Tổ chức thông tin theo các tập tin Khi chúng ta tạo ra các bảng Table trong Mapin fo, lưu cất các Work space, hoặc nhập xuất dữ liệu Mapin fo sẽ tạo ra rất nhiều filo với phần mở rộng khác nhau các file dữ liệu bao gồm: +) * Tab: Chứa các thông tin miêu tả cấu trúc dữ liệu, đây là một file văn bản mô tả khuôn dạng của file dữ liệu thông tin. +) * Dat: Chứa các thông tin nguyên thuỷ. Phần mở rộng của tập tin này có thể là *Wks, *dbf, *XLS nếu làm việc với các thông tin nguyên thuỷ là các số liệu từ Lotus 1-2-3 Fox Base và Exel. +) * Map: Bao gồm các thông tin mô tả sự liên kết các đối tượng địa lý với nhau. +) * ID: chứa các thông tin về sự liên kết giữa các đối tượng. +) * Ind: Chứa các thông tin về chỉ số đối tượng tập tin này chỉ có khi cấu trúc Table có ít nhất một trường (field) dữ liệu đã chọn làm chỉ số, chính tập tin này cho phép chúng ta tra cứu thông tin sau này (find của Mapin fo). b) Tổ chức thông tin theo từng lớp đối tượng Mapin fo có thể lưu trữ các thông tin bản đồ theo từng đối tượng. Các lớp đối tượng này là các đối tượng chính trên bản đồ + Lớp thông tin về đường Lager Text Lager vùng Lager đường Lager điểm + Lớp thông tin về điểm + Lớp thông tin về vùng + Lớp thông tin về chữ Với cách tổ chức thông tin theo từng lớp như vậy, đã giúp cho phần mềm Mapin fo xây dựng thành các khối thông tin độc lập cho các mảnh bản đồ máy tính. Điều đó giúp chúng ta thành lập các bản đồ máy tính linh hoạt hơn theo các cách tập hợp thông tin khác nhau trong hệ thống, dễ dàng thêm vào mảnh bản đồ đã có các lớp thông tin mới hoặc xác định các lớp đối tượng khi cần thiết. c) Sự liên kết thông tin thuộc tính với các đối tượng bản đồ Là một phần mềm của HT GIS Mapin fo có khả năng liên kết giữa dữ liệu mang tính chất thuộc tính với dữ liệu mang tính chất không gian. Chức năng này đã giúp cho chúng ta có thể quản lý đồng thời hoặc riêng biệt từng loại dữ liệu, trên cơ sở đó giúp chúng ta có thể truy cập tìm kiếm thông tin một cách thuận tiện cả hai loại dữ liệu này. IV.1.4. Các menu chính của Mapin fo Là một phần mềm được xây dựng chạy trên hệ điều hành Windows cho nên các Menu của Mapin fo cũng được xây dựng rất thuận tiện. - Các menu chọn luôn nổi trên thanh menu đó là: File, Edit, Toll, Object, Query, Table, Options, Windows, Help mỗi một thực đơn đảm nhận các chức năng khác nhau như quản lý tra cứu thông tin... - Các mục chọn có chức năng bán tự động: đây là thực đơn chỉ xuất hiện khi ta thực hiện các chức năng của chúng như Map, layout, Graph, Browse... - Bên cạnh đó Mapin fo còn có các công cụ trợ giúp như Tool, Main, Prawing. IV.1.5. Các hoạt động cơ bản của Mapin fo a) Xây dựng cơ sở dữ liệu Mapin fo cung cấp cho chúng ta khả năng xây dựng cơ sở dữ liệu cơ bản đó chính là việc sử dụng công cụ để xây dựng sửa chữa bảng thuộc tính gồm bước sau: - Đặt tên trường - Chọn kiểu trường cho phù hợp - Lấy độ rộng của trường Đối với dữ liệu không gian Mapin fo cung cấp cho chúng ta chức năng Projection để lựa chọn hệ toạ độ và Unit đơn vị cho bản đồ. b) Biên tập các đối tượng - Vẽ đối tượng mới - Xoá đối tượng đã có - Dịch chuyển đối tượng đã có - Sao chép và dán đối tượng - Biên tập các đỉnh đối tượng - Biên tập các đối tượng địa lý * Đối với cơ sở dữ liệu quản lý theo lớp Mapin fo cung cấp chức năng điều khiển lớp (Layer control) c) Biên tập dữ liệu thuộc tính Đối với bảng thuộc tính đi kèm với dữ liệu không gian chúng ta có thể nhập trực tiếp vào các bảng thuộc tính. Trong bảng thuộc tính ta có thể: - Thêm, bớt, đổi, tên... các trường dữ liệu trong Table thông qua menu Table > Main tenance. - Tính toán thống kê bảng thuộc tính. - Kết nối các trường dữ liệu trong cùng bảng. - Kết nối các dữ liệu giữa các bảng dữ liệu của cùng 1 đối tượng địa lý. d) ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNKT344.doc