Ứng dụng phương pháp toán tối ưu để xác định quy mô, cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp hợp lý trên địa bàn huyện Thạch Thất – Thành phố Hà Nội

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI ----------eêf---------- NGUYỄN VĂN HIẾU ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP TOÁN TỐI ƯU ĐỂ XÁC ĐỊNH QUY MÔ, CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HỢP LÝ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THẠCH THẤT – THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành : QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Mã số : 60.62.16 Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐOÀN CÔNG QUỲ PGS.TS. NGUYỄN THỊ VÒNG HÀ NỘI - 2009 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là

doc110 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2355 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Ứng dụng phương pháp toán tối ưu để xác định quy mô, cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp hợp lý trên địa bàn huyện Thạch Thất – Thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoàn toàn trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày ... tháng .... năm 2009 Tác giả luận văn Nguyễn Văn Hiếu LỜI CẢM ƠN Trong quá trình hoàn thành luận văn này, tôi luôn được sự quan tâm, giúp đỡ quý báu của tập thể các thầy cô giáo Bộ môn Quy hoạch đất đai, các thầy cô giáo Tiểu ban Quy hoạch đất, các thầy cô giáo Khoa Tài Nguyên và Môi trường, khoa Sau đại học, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, sự quan tâm, động viên, giúp đỡ của bạn bè, đồng nghiệp. Sự giúp đỡ, chỉ dẫn tận tình của TS. Đoàn Công Quỳ, PGS.TS Nguyễn Thị Vòng người hướng dẫn khoa học, đã giúp tôi hoàn thành luận văn này về vấn đề ứng dụng mô hình toán tối ưu trong xác định quy mô cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp hợp lý. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của các đồng chí lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và các Phòng, Ban huyện Thạch Thất, đặc biệt là tổ công tác thuộc Phòng nông nghiệp đã phối hợp nhiệt tình, giúp đỡ tôi trong thời gian điều tra số liệu và có những ý kiến đóng góp quý báu cho luận văn của tôi. Từ đáy lòng mình, tôi xin chân thành cảm ơn mọi sự quan tâm, giúp đỡ, động viên quý báu và kịp thời đó. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm! Hà Nội, ngày .... tháng ..... năm 2009 Tác giả luận văn Nguyễn Văn Hiếu MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các chữ viết tắt v Danh mục bảng vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Giải thích CD Chuyên dùng CNH – HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa ĐVT Đơn vị tính LĐ Lao động MNCD Mặt nước chuyên dùng NN Nông nghiệp NN & PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn NTTS Nuôi trồng thuỷ sản QLĐĐ Quản lý đất đai SDĐ Sử dụng đất SLLT Sản lượng lương thực SX Sản xuất TB Trung bình TNHH Thu nhập hỗn hợp Trđ Triệu đồng TTCN Tiểu thủ công nghiệp UBND Uỷ ban nhân dân xã VLXD Vật liệu xây dựng XDCB Xây dựng cơ bản XHCN Xã hội chủ nghĩa DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang 4.1 Giá trị sản xuất của từ năm 2004 – 2008 29 4.2 Định hướng cơ cấu kinh tế giai đoạn 2010 và 2020 30 4.3 Thực trạng phát triển dân số từ năm 2005 – 2008 31 4.4 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Thạch Thất năm 2008 42 4.5 Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng huyện Thạch Thất – Thành Phố Hà Nội 44 4.6 Biến động đất đai từ 2005 – 2008 46 4.7 Hiện trạng sử dụng đất canh tác và hệ thống cây trồng 51 4.8 Tổng hợp các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế trong nuôi trồng thuỷ sản 52 4.9 Hoạch toán một số chỉ tiêu hiệu quả kinh tế trên một ha 52 4.10 Cơ cấu diện tích các loại đất nông nghiệp 2008 54 4.11 So sánh một số chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của mô hình bài toán so với hiện trạng sản xuất nông nghiệp 61 4.12 Diện tích các loại hình sử dụng đất hiện trạng so với mô hình bài toán 62 4.13 Cơ cấu diện tích các loại đất nông nghiệp 63 4.14 Một số chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất xã Lại Thượng – huyện Thạch Thất năm 2008 64 4.15 Một số chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng theo kết quả bài toán 68 4.16 So sánh kết quả sử dụng đất xã Lại Thượng 69 4.17 Cơ cấu diện tích các loại đất nông nghiệp xã Bình Yên năm 2008 69 4.18 Một số chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất xã Bình Yên – huyện Thạch Thất năm 2008 70 4.19 Hiện trạng sử dụng đất canh tác xã Bình Yên 71 4.20 Kết quả chạy mô hình bố trí cơ cấu cây trồng 73 4.21 Một số chỉ tiêu hiệu quả kinh tế trên 1 ha theo mô hình bài toán của xã Bình Yên – huyện Thạch Thất 74 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể tái tạo và cũng không thể thay thế. Đất đai là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng các công trình văn hoá, kinh tế, an ninh quốc phòng. Đất đai là tài nguyên có giới hạn về số lượng, có vị trí cố định trong không gian. Đất đai là nơi cung cấp cho con người mọi nhu cầu thiết yếu về ăn, ở, mặc, vui chơi, giải trí và các hoạt động khác. Đất đai có tính đặc trưng khiến nó không, giống bất cứ một tư liệu sản xuất nào khác. Đất đai là tài nguyên có giới hạn về số lượng. Đất đai có vị trí cố định trong không gian, không thể di chuyển được.[2] Điều 17 của Hiến pháp 1992 quy định: "Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời, phần vốn và tài sản do Nhà nước đầu tư vào các xí nghiệp, công trình thuộc các ngành lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, kỹ thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước, đều thuộc sở hữu toàn dân". "Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích và có hiệu quả. Nhà nước giao đất cho các tổ chức và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài".[1], điều 18 quy định: "Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích và có hiệu quả. Nhà nước giao đất cho các tổ chức và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài".[1] Trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đô thị hoá rất mạnh mẽ hiện nay, nhu cầu sử dụng đất là rất đa dạng và ngày một tăng. Điều này gây nên những mâu thuẫn trong quá trình phân bổ quỹ đất cả nước cho các ngành kinh tế, các lĩnh vực và trong sử dụng đất. Đặc biệt đó là mâu thuẫn giữa lợi ích kinh tế - xã hội và môi trường cần sử dụng đúng và bền vững. Vì vậy, cần phải có một cơ cấu sử dụng đất hợp lý để phân bổ quỹ đất cho các ngành với quy mô thích hợp nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững. Trong quá trình sử dụng các loại đất ở các địa phương vẫn đang còn tồn tại nhiều bất cập như diện tích đất chưa sử dụng cũng như diện tích đất sử dụng không hiệu quả đang còn chiếm một tỷ lệ đáng kể. Việc phân bổ quỹ đất cho các ngành kinh tế và các lĩnh vực sử dụng đất chưa hợp lý. Điều này việc có nơi thiếu đất và có những nơi đất sử dụng lại không hết, gây ra những lãng phí và hiệu quả sử dụng đất không cao. Phần lớn các địa phương có các hệ thống cơ cấu cây trồng nông nghiệp truyền thống cho thu nhập ổn định nhưng không cao. Một yêu cầu cấp thiết được đặt ra đối với việc cải tạo đất, bố trí hệ thống cơ cấu cây trồng phù hợp với từng loại đất, đưa vào sản xuất những giống cây trồng mới có giá trị kinh tế cao hơn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất trên các mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Từ những phân tích trên đây, được sự phân công của khoa Đất và Môi trường, dưới sự hướng dẫn của TS. Đoàn Công Quỳ, Bộ môn Quy hoạch, Khoa Tài Nguyên và Môi Trường, tôi thực hiện đề tài: "Ứng dụng phương pháp toán tối ưu để xác định quy mô, cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp hợp lý trên địa bàn huyện Thạch Thất – Thành p`hố Hà Nội”. 1.1 Mục đích, yêu cầu, phạm vi nghiên cứu 1.1.1 Mục đích - Đánh giá tình hình chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp của huyện trong những năm gần đây. - Ứng dụng mô hình toán tối ưu để đề xuất phương án chuyển đổi sử dụng đất trên địa bàn huyện trong các năm tiếp theo. 1.1.2 Yêu cầu - Phải điều tra, phân tích, đánh giá các điều kiện của địa phương, số liệu điều tra phân tích phải cụ thể, chính xác và phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương; - Phải đưa ra được phương hướng, giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp dựa trên cơ cấu sử dụng đất đề xuất một cách hợp lý. 1.1.3 Phạm vi nghiên cứu Để đảm bảo mục đích và yêu cầu trên, đề tài có phạm vi nghiên cứu như sau: Khảo sát thực trạng tình hình quản lý đất đai và thực trạng chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong một số năm gần đây trên địa bàn huyện Thạch Thất - Thành phố Hà Nội, đặc biệt là đất nông nghiệp; Ứng dụng bài toán để xác định quy mô cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thạch Thất - Thành phố Hà Nội, đặc biệt là đất nông nghiệp. Do quá trình đô thị hóa đang ngày một phát triển ở huyện Thạch Thất nên khi áp dụng bài toán tối ưu để xác định quy mô, cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp cho một số xã đại diện cho nền sản xuất nông nghiệp của huyện, các địa điểm được chọn để áp dụng bài toán đó là: Xã Lại Thượng và xã Bình Yên. 2. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1 Tổng quan về các vấn đề xây dựng cơ cấu sử dụng đất hợp lý 2.1.1 Cơ sở lý luận của việc xác định cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp hợp lý Chúng ta đã biết vai trò, vị trí và các chức năng vô cùng quan trọng của nguồn tài nguyên đất đai đối với các hoạt động sản xuất của con người. Đất đai là tư liệu không thể thay thế trong các hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu về sử dụng nguồn tài nguyên đất lại càng lớn và đa dạng. Vì vậy một yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với việc sử dụng đất đó là cần phải có một cơ cấu sử dụng đất hợp lý, hiệu quả cao, việc xác định cơ cấu sử dụng đất có ý nghĩa quan trọng, đảm bảo cho sự phát triển hài hòa giữa các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường, là cơ sở cho việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Cơ cấu cây trồng là thành phần của cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Cây trồng với chức năng chính là sản xuất ra lương thực, thực phẩm trực tiếp cho con người, thức ăn cho gia súc, nguyên liệu cho công nghiệp và một nhóm các sản phẩm khác như thuốc lá, chất thơm, dược liệu…, là yếu tố hàng đầu trong hệ thống trồng trọt quyết định sự tăng trưởng và phát triển của cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Mà cơ cấu sản xuất nông nghiệp lại quyết định cơ cấu kinh tế của tất cả các nước đang phát triển khi ngành nông nghiệp là ngành giữ vai trò sản xuất chủ đạo của các nước này. Do vậy, khi nghiên cứu xác định cơ cấu sử dụng đất cũng như với bất kỳ một hoạt động sản xuất nào, quá trình khai thác tài nguyên nào của con người đều có mục đích kinh tế. Hệ thống nông nghiệp muốn phát triển tốt phải đạt được hệ thống các mục tiêu: tốc độ phát triển cao và ổn định, sản lượng nông sản hàng hoá cao và vấn đề giải quyết công ăn việc làm cho nông dân lúc nông nhàn. Tuy nhiên, bên cạnh mục tiêu đem lại hiệu quả kinh tế, các kết quả của các hoạt động sản xuất cũng phải chú ý tạo ra nhiều kết quả có lợi đến đời sống kinh tế xã hội của con người (hiệu quả về môi trường và xã hội). Sử dụng đất phát triển theo hướng đa dạng hoá và chuyên môn hoá theo hướng xã hội hoá và công hữu hoá, trong quá trình xây dựng cơ cấu sử dụng đất đã tính đến các điều kiện giới hạn, tiềm năng của đất đai, từ đó định hướng cho sự phát triển, chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất gắn với tiềm năng đất đai đảm bảo cho sự phát triển bền vững và mục tiêu tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích đất. Xây dựng cơ cấu sử dụng đất hợp lý trở thành một lĩnh vực nghiên cứu khoa học đã và đang được nhiều tổ chức cũng như nhiều nước trên thế giới quan tâm. Xây dựng cơ cấu sử dụng đất hợp lý là công cụ cho các nhà quản lý điều tiết sử dụng đất trên cơ sở khoa học hướng tới sự phát triển bền vững, khai thác triệt để tiềm năng đất đai, là cơ sở cho công tác lập quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hôi. 2.1.2 Sử dụng đất bền vững Trong sử dụng đất phải luôn tuân thủ theo quan điểm phát triển bền vững là: "Không sử dụng tài nguyên có khả năng tái tạo nhanh hơn tự tạo; không sử dụng tài nguyên không tái tạo nhanh hơn quá trình tìm kiếm tài nguyên thay thế; không thải ra chất độc hại nhanh hơn quá trình hấp thu và đồng hoá của trái đất".[2] Một nền sản xuất nông nghiệp bền vững khi nó hội tụ các yếu tố sau:[3] - Đảm bảo đủ lương thực, thực phẩm cho toàn xã hội, phát triển nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu cho đời này mà không ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu cho đời sau. Thực hiện xoá đói, giảm nghèo, công bằng xã hội. - Đó là một nền nông nghiệp sinh thái hội tụ các yếu tố đa dạng sinh học. Phát triển nhưng bảo tồn được tài nguyên thiên nhiên. - Đó là nền nông nghiệp sản xuất có hiệu quả nhất, bền vững nhất về kinh tế. Đó là nền nông nghiệp khai thác hài hoà tự nhiên trong mối quan hệ bền vững với con người cho hiện tại và cho nhu cầu đời sau. Theo Dumanski, 1993 Một hệ thống sử dụng đất bền vững là sự tổng hòa giữa kỹ thuật, chính sách và hoạt động kết hợp giữa xã hội với môi trường, cụ thể là: - Duy trì và đẩy mạnh được sản xuất. - Giảm được mức độ rủi ro trong sản xuất. - Bảo vệ được tài nguyên thiên nhiên và tránh được sự thoái hóa về chất lượng của đất và nước. - Có hiệu quả kinh tế. - Được xã hội chấp nhận. 2.1.3 Hiệu quả sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất Nhiệm vụ của quản lý đất đai là tìm cách làm sao không để mất đất sản xuất nông nghiệp và độ phì của đất ngày càng tăng, đảm bảo cơ sở khoa học cho việc đáp ứng các nhu yếu phẩm cho xã hội. Tiêu chuẩn cơ bản và tổng quát khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất là mức độ đáp ứng nhu cầu xã hội và tiết kiệm lớn nhất về chi phí các nguồn tài nguyên, sự ổn định lâu dài của hiệu quả. Do đó, tiêu chuẩn đánh giá việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên đất là mức độ tăng thêm các kết quả sản xuất trong điều kiện nguồn lực hiện có hoặc mức tiết kiệm về chi phí các nguồn lực sản xuất khi sản xuất ra một khối lượng sản phẩm nhất định.[4] Theo quan điểm của hội đồng nghiên cứu sản xuất của Liên Xô (SOPS) thì chỉ nên có một chỉ tiêu duy nhất xuất phát từ giá trị lao động của Các Mác và Ăng Ghen là tăng năng suất lao động hay tiết kiệm chi phí lao động xã hội, có nghĩa là tiết kiệm tài nguyên lao động, chi phí sản xuất.[5]. Các nhà kinh tế xã hội chủ nghĩa cho rằng hiệu quả kinh tế cao nhất được biểu hiện bằng nhịp độ tăng tổng sản phẩm xã hội hoặc thu nhập quốc dân cao. Hiệu quả sử dụng đất là mức đạt được đồng thời các mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường. * Hiệu quả kinh tế Đây là hiệu quả được quan tâm hàng đầu. Hiệu quả kinh tế có vai trò quyết định tới các hiệu quả còn lại bởi vì trong hoạt động sản xuất con người đều có mục tiêu chủ yếu là kinh tế và khi đã có được hiệu quả kinh tế thì mới có điều kiện vật chất để đảm bảo cho các hiệu quả xã hội và môi trường. Hiệu quả kinh tế là hiệu quả do tổ chức và bố trí sản xuất hợp lý để đạt được lợi nhuận và thu nhập cao hơn với chi phí đầu vào ít hơn. Tiêu chuẩn của hiệu quả kinh tế là tối đa hoá về kết quả sản xuất và tối thiểu hoá các chi phí trong điều kiện nguồn lực có hạn. Để đánh giá hiệu quả sản xuất có thể tiến hành phân tích tài chính trong sản xuất đối với các loại hình sản xuất chính qua các chỉ tiêu sau: + Giá trị sản xuất: Là giá trị sản lượng các sản phẩm sản xuất ra trên một đơn vị diện tích trong một năm. + Chi phí vật chất: Là toàn bộ chi phí vật chất thường xuyên được sử dụng trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất. Trong sản xuất nông nghiệp chi phí vật chất bao gồm các chi phí giống, trang thiết bị vật tư, phân bón, làm đất… phục vụ trong sản xuất. + Chi phí lao động: Là chỉ tiêu phản ánh các yêu cầu về lao động sống của các công thức sản xuất. + Phí sản xuất: bao gồm thuỷ lợi phí, thuế nông nghiệp và các chi phí khác. + Thu nhập: Tính bằng công thức Thu nhập = Giá trị sản xuất - Chi phí vật chất Đây là giá trị mới được tạo ra hay giá trị tăng thêm trong quá trình sản xuất. + Thu nhập thuần: Được tính bằng công thức Thu nhập thuần = Thu nhập - Chi phí lao động - Phí sản xuất + Thu nhập / 1đ chi phí = Thu nhập / chi phí vật chất. Đây là những chỉ tiêu dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế trong các mô hình sản xuất trên địa bàn nghiên cứu. * Hiệu quả xã hội Là hiệu quả phản ánh mối quan hệ lợi ích giữa con người với con người nó có tác động đến mục tiêu kinh tế. Hiệu quả xã hội khó lượng hoá được mọi vấn đề, nó chỉ có thể lượng hoá được bằng các chỉ tiêu mang tính định tính và định lượng như: + Tỷ lệ hộ giàu, khá, trung bình và đói nghèo + Thu nhập bình quân, sản lượng bình quân trên 1 lao động, 1 nhân khẩu. + Mức thu hút lao động, mức độ sử dụng lao động, xoá đói giảm nghèo. + Trình độ dân trí, trình độ hiểu biết khoa học. + Lành mạnh hoá các quan hệ xã hội. * Hiệu quả môi trường Đảm bảo tính bền vững cho sản xuất và xã hội là vấn đề đang được nhân loại quan tâm. Đó là vấn đề mà tất cả các hoạt động đều phải chú ý, là vấn đề bức bách được nhiều cấp, ngành, nhà quản lý và nhà quy hoạch quan tâm. Sử dụng đất được coi là có hiệu quả môi trường nếu như các hoạt động sản xuất không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, đất đai được bảo vệ không bị xói mòn, rửa trôi, thoái hoá đất, không để xảy ra các hiện tượng mặn hoá, chua hoá, phèn hoá, sa mạc hoá 2.1.4 Tình hình nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới Hiện nay trên thế giới nói chung việc ứng dụng các phương pháp toán tối ưu trong quy hoạch sử dụng đất nhằm xác định được quy, mô cơ cấu sử dụng đất hợp lý và cho hiệu quả cao trong tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội – môi trường, để hướng tới một nền nông nghiệp hiệu quả kinh tế và bền vững về môi trường các nhà khoa học trên thế giới đã nghiên cứu và đưa ra được rất nhiều phương pháp đánh giá để từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Tuy nhiên các phương pháp này chỉ là những phương pháp truyền thống có tính chất chuyên gia đã được nghiên cứu và ứng dụng ở các nước Đông Nam Á như phương pháp mô phỏng, phương pháp phân tích kinh tế, phương pháp phân tích chuyên gia…Hầu hết các phương pháp này đều tập trung hướng nghiên cứu vào việc đánh giá hiệu quả đối với từng loại cây trồng để từ đó bố trí sắp xếp lại công thức luân canh mới phù hợp hơn nhằm sử dụng đất đai một cách hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và khai thác tối ưu tiềm năng đất đai. Các nhà khoa học Nhật Bản đã hệ thống hoá tiêu chuẩn hiệu quả sử dụng thông qua hệ thống cây trồng trên đất canh tác, đó là sự phối hợp giữa cây trồng và gia súc, các phương pháp trồng trọt và chăn nuôi, cường độ lao động, vốn đầu tư, tổ chức sản xuất, sản phẩm làm ra, tính chất hàng hoá của sản phẩm.[7] 2.1.5 Tình hình nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng đất ở Việt Nam Ở Việt Nam, trong những năm qua nước ta cũng có nhiều các công trình nghiên cứu về sử dụng đất. Các tác giả đều chú trọng đến công tác lai tạo và chọn giống cây trồng mới có năng suất và chất lượng cao để đưa vào sản xuất. Bên cạnh đó cũng chú ý tới việc nghiên cứu đưa ra các công thức luân canh mới, các kiểu sử dụng đất mới ngày càng khai thác tốt hơn tiềm năng của đất, nâng cao hiệu quả sử dụng đất như: Chương trình quy hoạch tổng thể vùng đồng bằng Sông Hồng nghiên cứu, đề xuất dự án phát triển đa dạng hoá nông nghiệp vùng đồng bằng Sông Hồng mà nội dung quan trọng nhất là phát triển hệ thống cây trồng, đa dạng hoá các hoạt động sản xuất theo hướng sản xuất hàng hoá để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 1995 – 2010.[8] với 9 chỉ tiêu sau: 1. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của vùng khoảng 11% (giai đoạn 1996-2000) và khoảng 14% (giai đoạn 2001-2010);     Chuyển dịch cơ cấu GDP trong vùng theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp; đến năm 2000, dịch vụ chiếm khoảng 51, công nghiệp và xây dựng chiếm khoảng 33%, nông - lâm - ngư nghiệp chiếm khoảng 16%; đến năm 2010, dịch vụ chiếm khoảng 50%, công nghiệp và xây dựng chiếm khoảng 43%, nông - lâm - ngư nghiệp chiếm khoảng 7%.     2- Tập trung đẩy mạnh phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh;     3- Phát triển nhanh hai tuyến công nghiệp dọc quốc lộ 18 và quốc lộ 5;     4- Hình thành cụm công nghiệp, văn hoá, khoa học, du lịch phía Tây Hà Nội;     5- Hoàn chỉnh và nâng cấp kết cấu hạ tầng;     6- Phát triển mạnh du lịch và dịch vụ;     7- Phát triển nhanh kinh tế biển;     8- Giữ gìn môi trường sinh thái, môi trường kinh tế - xã hội;     9- Bảo đảm giữ vững an ninh, quốc phòng. Trong định hướng phát triển nông nghiệp, và kinh tế nông thôn giai đoạn 10 năm (2001 – 2010), phải điều chỉnh quy hoạch sản xuất lương thực phù hợp với nhu cầu và khả năng tiêu thụ, năng suất đi đôi với tăng chất lượng sản phẩm, đảm bảo an ninh lương thực trong mọi tình huống. Xây dựng các vùng sản xuất tập trung lúa, ngô làm thức ăn chăn nuôi. Tận dụng điều kiện thuận lợi của các địa bàn khác nhau để sản xuất lương thực có hiệu quả. Chú trọng đầu tư thâm canh các vùng cây công nghiệp. Nhìn chung những công trình nghiên cứu về xây dựng cơ cấu sử dụng đất ở Việt Nam cũng đã có nhiều tác giả nghiên cứu và cũng đưa đến nhiều thành công ví dụ như: + Nguyễn Trung Quế (1994) đề tài “chuyển đổi cơ cấu kinh tế vùng đồng bằng sông Hồng” .[13]. Kết quả của đề tài đã đưa ra được: hệ thống cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn; thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở ĐBSH; những giải pháp về chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong phát triển nông thôn + Phạm Đình Khiên (2001) đề tài “chuyển đổi đất trồng lúa sang sản xuất nông sản khác ở vùng ven biển phía Bắc” .[14] + Nguyễn Đình Chính (2002) “Nghiên cứu chính sách hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu sản xuất vùng đồng bằng Sông Hồng và miền núi phía Bắc.[15] Kết quả của đề tài đã đưa ra được các giải pháp: Đề xuất các giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất: ; + Chính sách đất đai: Rà soát lại quy hoạch sử dụng đất đưa đất vào sử dụng đúng quy hoạch kế hoạch, nghiên cứu điều chỉnh cơ sở pháp lý để nông dân được sử dụng đất đai làm tài sản thế chấp, chuyển nhượng quyền sử dụng đất.; + Chính sách khoa học công nghệ: Đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động chuyển giao tiến bộ KH - KT, khuyến khích và hỗ trợ đầu tư thành lập các khu công nghiệp KT cao, có chính sách thu hút cán bộ chuyển giao tiến bộ KH - KT.; + Tài chính-tín dụng: Tăng mức đầu tư ngân sách cho nông nghiệp, ưu tiên vùng có nhu cầu chuyển đổi mạnh, có chính sách đảm bảo thu nhập cao và ổn định cho vùng sản xuất lúa chuyên canh, tạo điều kiện thuận lợi về vay vốn (vay ưu đãi, hỗ trợ, tạo hành lang pháp lý thuận lợi).; + Chính sách thương mại và thị trường tiêu thụ: ban hành chính sách tạo lập môi trường thuận lợi cho việc đa dạng hoá thị trường tiêu thụ, phát triển xúc tiến thương mại, xúc tiến XK từ TW đến địa phương, đầu tư cho phát triển thị trường, kiểm tra nghiêm ngặt chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên các công trình về việc ứng dụng phương pháp toán quy hoạch, cụ thể ở đây là phương pháp toán tối ưu để xác định cơ cấu sử dụng đất ở Việt Nam thì vẫn còn ít và ứng dụng phương pháp này không được rộng rãi. Có một số tác giả đã nghiên cứu ứng dụng của toán quy hoạch này trong lĩnh vực nông nghiệp như: + TS. Nguyễn Hải Thanh: “Ứng dụng phương pháp toán tuyến tính và hồi quy tuyến tính, phương pháp đơn hình một chiều và đơn hình hai chiều trong nông nghiệp xác định cơ cấu sử dụng đất” NXB nông nghiệp.[16] 2.2 Tổng quan về phương pháp toán và ứng dụng 2.2.1 Những lý luận cơ bản về toán tối ưu Toán tối ưu là một môn toán học ứng dụng, ra đời từ cuối những năm 40 của thế kỷ XX. Ngay từ khi mới ra đời nó đã tìm được những ứng dụng đa dạng trong nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau của đời sống kinh tế, xã hội và đã làm tiết kiện hàng tỷ đô la nhờ xây dựng các mô hình để tìm lời giải tối ưu cho nhiều bài toán thực tiễn phức tạp, có kích thước lớn. Sự thành công của các kỹ thuật tối ưu hiện đại trong việc giải các bài toán không tách rời sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin. Kể từ năm 1964 năng lực tính toán tăng gấp đôi, cho phép ngày nay có thể giải nhiều bài toán mà vài năm trước còn được xem là rất phức tạp. Bài toán tối ưu là bài toán tìm giá trị cực tiểu (hay cực đại) của một số phụ thuộc một hay nhiều biến số trên tập hợp các biến số thoả mãn những điều kiện nhất định nào đó. Các mô hình và phương pháp tối ưu có nhiều ứng dụng rộng rãi và đa dạng trong thực tiễn: Trong sản xuất công nghiệp, xây dựng, giao thông, kinh tế, quân sự, nông lâm nghiệp, đặc biệt trong kinh tế và kỹ thuật…Mục tiêu duy nhất mà phương pháp toán tối ưu đem lại là làm thế nào để phương án lựa chọn đem lại hiệu quả cao nhất với mức chi phí thấp nhất có thể, người ta gọi đó là phương án tối ưu nhất. Trong các bài toán tối ưu thì quan trọng nhất và đáng chú ý là các bài toán sử dụng phương pháp tuyến tính, hay còn gọi là bài toán quy hoạch tuyến tính, hay đó là phương pháp tìm giá trị cực đại (cực tiểu) của một hàm số tuyến tính với các biến số thoả mãn các phương trình hoặc bất phương trình tuyến tính ràng buộc nào đó. Quy hoạch tuyến tính là bài toán tối ưu đơn giản nhất, được ứng dụng rộng rãi nhất trong nhiều lĩnh vực khác nhau của kinh tế, đời sống và quốc phòng. Đây cũng là lớp bài toán được nghiên cứu đầy đủ và hoàn chỉnh nhất cả về mặt lý thuyết và tính toán thực tiễn, hơn nữa quy hoạch tuyến tính còn được sử dụng trong nhiều bài toán tối ưu khác, người ta thường chia thành các dạng bài toán sau đây: Quy hoạch tuyến tính, Quy hoạch tham số, Quy hoạch động, Quy hoạch phi tuyến, Quy hoạch lồi, Quy hoạch lõm, Quy hoạch phân thức, Quy hoạch rời rạc, Quy hoạch đa mục tiêu. 2.2.2 Phương pháp toán tối ưu trong sử dụng đất 2.2.2.1. Cơ sở ứng dụng phương pháp toán tối ưu xác định cơ cấu sử dụng đất - Xuất phát từ quan điểm phát triển bền vững, trong sản xuất nói chung phải luôn tuân thủ theo quan điểm phát triển bền vững, nghĩa là: + Không sử dụng tài nguyên có khả năng tái tạo nhanh hơn tự tạo; + Không sử dụng tài nguyên không tái tạo nhanh hơn quá trình tìm kiếm tài nguyên thay thế; + Không thải ra chất độc hại nhanh hơn quá trình hấp thu và đồng hoá của trái đất" Còn trong sản xuất nông lâm nghiệp thì sử dụng đất bền vững khi nó đảm bảo các điều kiện sau: + Đảm bảo đủ lương thực, thực phẩm cho toàn xã hội, phát triển nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu cho đời này mà không ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu cho đời sau. Thực hiện xoá đói, giảm nghèo, công bằng xã hội. + Đảm bảo các yếu tố về đa dạng sinh học, phát triển nhưng song song với việc bảo tồn được tài nguyên thiên nhiên. Đó là nền nông nghiệp sản xuất có hiệu quả nhất, bền vững nhất về kinh tế, phát triển hài hoà tự nhiên trong mối quan hệ bền vững với con người cho hiện tại và cho nhu cầu đời sau. Vì vậy có một yêu cầu cấp thiết đặt ra đó là làm sao với một diện tích đất cụ thể của vùng, từ sự thích hợp của các loại cây trồng và các điều kiện khác thì cơ cấu cây trồng như thế nào thì đạt hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất có thể. Đây chính là cơ sở để đưa phương pháp toán tối ưu ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp để xác định được cơ cấu sử dụng đất hợp lý, hiệu quả và lâu dài. 2.2.2.2. Mô hình toán ứng dụng trong xác định cơ cấu sử dụng đất Phân loại mô hình toán: Toán tối ưu ứng dụng để xác định quy mô và cơ cấu ngành hợp lý cho hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất có thể với một điều kiện tài nguyên cụ thể nào đó, được chia thành các bài toán sau: + Bài toán xác đinh cơ cấu cây trồng + Bài toán xác định cơ cấu chuyển đổi mục đích sử dụng đất + Bài toán xác định sự phân bố cây trồng Hiện nay trên thế giới đã ứng dụng phương pháp toán tối ưu một cách rộng rãi và có hệ thống trong sản xuất hàng hoá nói chung và sản xuất hàng hoá nông, lâm, ngư nghiệp nói riêng, có thể ứng dụng nhiều phương pháp toán tối ưu trong sản xuất nhưng đối với sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là xác định quy mô và cơ cấu sản xuất chúng ta thường sử dụng phương pháp quy hoạch tuyến tính và mô hình bài toán tối ưu xác định cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp. Mô hình toán học của bài toán xác định cơ cấu sử dụng đất hợp lý đất nông nghiệp được biểu diễn như sau: * Bài toán xác định cơ cấu ngành hợp lý: + Định nghĩa: Bài toán tối ưu (Rn,Z,V), trong đó hàm mục tiêu Z là hàm tuyến tính xác định trong Rn, V là tập các nghiệm của hệ m phương trình và bất phương trình tuyến tính n ẩn, gọi là bài toán quy hoạch tuyến tính. Hệ phương trình và bất phương trình tuyến tính xác định tập V gọi là hệ ràng buộc của bài toán quy hoạch tuyến tính. Bài toán quy hoạch tuyến tính là: Xác định điểm M (X1, X2,…, Xn) sao cho: n Z = ∑ CjXj → Max (1) j=1 Với hệ điều kiện ràng buộc n ∑ aijxj ≤ bi , i Î M \ I (*) j=1 n ∑ aijxj = bi , i Î I Í M = {1,m} (**) j=1 n ∑ aijxij ≥ bi , i Î I Í M = {1,m} (***) j=1 xj ≥ 0 , j Î J Í N = {1,n}. Mỗi điểm M(X1, X2,…,Xn) thoả mãn (*),(**),(***) gọi là một phương án hay một nghiệm của bài toán. Nghiệm thoả mãn (1) gọi là nghiệm tối ưu hay phương án tối ưu. * Bài toán chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất Bài toán chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất được đặt ra như sau: Xây dựng phương án cải tạo chuyển loại sử dụng đất hợp lý, sao cho hiệu quả thu được là lớn nhất trong khi nhu cầu về các chi phí không vượt quá khả năng của địa phương. Đối với bài toán này có thể chọn chỉ tiêu tối ưu hoá là: tổng giá trị sản lượng cực đại ( với mức chi phí cho trước), hoặc tổng thu nhập thuần cao nhất, hoặc hệ số hiệu quả lớn nhất. Giả sử, để thực hiện công tác cải tạo chuyển loại sử dụng đất, địa phương có nguồn vốn đầu tư là D1 đồng, số lao động là D2 ngày công, đội máy cày kéo có thể thực hiện được D3 ha tiêu chuẩn, lượng phân bón có thể cung cấp là D4 đơn vị chất tác dụng. Chi phí để cải tạo chuyển 1 ha từ đất loại i thành đất loại j là aij đồng, cij công, hij ha tiêu chuẩn và lij đơn vị phân bón. Thu nhập thuần từ 1 ha đất sau khi đã chuyển từ loại i thành loại j là pij đồng (đây là phần chênh lệch thu nhập thuần trước và sau khi chuyển loại). Khi đó, hàm mục tiêu của bài toán có thể được viết như sau: (2) Tức là: Z = p11x11 + p21x21 + p22x22 + p31x31 + p32x32 + … + pm5xm5 ® Max Với hàm mục tiêu này cần xây dựng một số điều kiện hạn chế sau đây: 1. Tổng chi phí vốn đầu tư cho công tác cải tạo đất phải không vượt quá khả năng về vốn của địa phương: 2. Tổng nhu cầu lao động cho công tác cải tạo đất không vượt quá khả năng về lao động của địa phương. 3. Tổng nhu cầu cơ giới hoá cho công tác cải tạo đất phải không vượt quá khả năng về cơ giới hoá của địa phương. 4. Tổng nhu cầu phân bón cho công tác cải tạo đất phải không vượt quá khả năng cung cấp phân bón của địa phương. 5. Các điều kiện hạn chế về diện tích: - Tổng diện tích đất loại i được chuyển thành đất loại i phải không vượt quá diện tích có thể cải tạo chu chuyển của loại đất đó 6. Điều kiện hiệu quả vốn đầu tư: Công tác cải tạo đất đòi hỏi lượng vốn đầu tư lớn. Do đó cần tính toán sao cho việc đầu tư này mang lại hiệu quả cao nhất. Hiệu quả của vốn đầu tư H là đại lượng nghịch đảo của thời hạn hoàn vốn T và được tính bằng tỷ số giữa thu nhập thuần bổ sung và tổng._. vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Trong sản xuất nông nghiệp thường lấy hệ số hiệu quả tiêu chuẩn Htc bằng từ 0,15 đến 0,10, tức là tương đương với thời hạn hoàn vốn từ 7 đến 10 năm. Việc đầu tư cải tạo đất cần đảm bảo sao cho hệ số hiệu quả phải lớn hơn hệ số hiệu quả tiêu chuẩn, nghĩa là: H ≥ Htc Nếu gọi thu nhập thuần bổ sung trên 1 ha đất đã chuyển từ loại i thành đất loại j là qij đồng thì điều kiện hiệu quả được viết như sau: Trong biểu thức trên tỷ số là tổng thu nhập thuần bổ sung mỗi năm, mẫu số là tổng chi phí đầu tư xây dựng cơ bản cho phần diện tích chu chuyển mục đích sử dụng. 7. Điều kiện không âm của các biến: Để cho bài toán có nghĩa, các biến phải có điều kiện không âm. " Xij ≥ 0. Với i = 1, 2, 3, …., m; j = 1, 2, 3, 4, 5; i > j. Kết hợp hàm mục tiêu với hệ điều kiện trên, ta có mô hình toán học của bài toán xác định cơ cấu sử dụng đất hợp lý cho một đơn vị sử dụng đất. 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Nội dung nghiên cứu 3.1.1 Điều tra, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, tình hình quản lý sử dụng đất huyện Thạch Thất - Thành phố Hà Nội - Điều tra, đánh giá điều kiện tự nhiên; - Điều tra, đánh giá điều kiện kinh tế, xã hội; - Điều tra, đánh giá tình hình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp trong những năm gần đây. 3.1.2 Xây dựng mô hình bài toán xác định quy mô và cơ cấu sử dụng đất hợp lý đất nông nghiệp trên toàn huyện và một số xã đại diện. - Đánh giá thực trạng sản xuất nông nghiệp, đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. - Ứng dụng mô hình toán tối ưu để xác định quy mô, cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp hợp lý trên toàn huyện và một số xã đại diện. 3.2 Phương pháp nghiên cứu 3.2.1 Phương pháp điều tra khảo sát Phương pháp điều tra khảo sát các số liệu thứ cấp để thu thập và phân tích các số liệu về quỹ đất, các mục tiêu và loại hình sử dụng đất, chi phí và lợi nhuận của các công thức trồng trọt với các độ thích hợp canh tác tương ứng - Phương pháp điều tra nội nghiệp; + Nghiên cứu tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã; + Nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất cấp trên và các quy hoạch chuyên ngành có liên quan. + Nghiên cứu các chủ trương chính sách về đất đai. - Phương pháp điều tra ngoại nghiệp; + Khảo sát địa hình đất đai, tình hình phân bổ sử dụng đất canh tác; + Đối chiếu số liệu trong sổ sách và trong bản đồ so với thực tế. 3.2.2 Phương pháp mô hình hoá nhằm thành lập và giải quyết bài toán quy hoạch tuyến tính Đưa ra mục tiêu cũng như xử lý và tổng hợp số liệu điều tra cụ thể, ứng dụng phương pháp giải bài toán đa mục tiêu của hàm tuyến tính để giải bài toán tối ưu xác định quy mô, cơ cấu sử dụng đất hợp lý. Sử dụng modul solver của phần mềm Excel để tính toán. 3.2.3 Phương pháp dự báo. Dựa trên việc phân tích các số liệu hiện trạng có tính quy luật và phương pháp chuyên gia để đưa ra các dự báo trong tương lai về: Dân số, nhu cầu đất đai cho các thành phần kinh tế, diện tích, năng suất, sản lượng cây trồng, thu nhập bình quân…Từ đó có những tính toán để xác định quy mô, cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp hợp lý hơn trong tương lai. 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, tình hình quản lý sử dụng đất huyện Thạch Thất - Thành phố Hà Nội 4.1.1 Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1 Vị trí địa lý Huyện Thạch Thất nằm phía Tây Bắc Thành phố Hà Nội, có toạ độ địa lý từ 20o58’23’’ đến 21o06’10’’ vĩ độ Bắc và 105o27’54’’ đến 105o38’22’’ kinh độ Đông, có tổng diện tích tự nhiên là 20.250,85 ha, có 23 đơn vị hành chính (bao gồm 22 xã và 1 thị trấn). + Phía Bắc giáp huyện Phúc Thọ và thị xã Sơn Tây. + Phía Đông và phía Nam giáp huyện Quốc Oai. + Phía Tây giáp tỉnh Hoà Bình và huyện Ba Vì. Thạch Thất là một huyện thuộc vùng bán sơn địa, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 30km, có hệ thống giao thông tương đối phát triển, thuộc vùng động lực phát triển kinh tế phía Bắc, thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế, văn hoá, có điều kiện tiếp thu và ứng dụng khoa học kỹ thuật, Thạch Thất có điều kiện để phát triển một nền kinh tế đa dạng và phong phú. Thị trấn Liên Quan là trung tâm kinh tế, chính trị của huyện, về mặt kinh tế rất thuận lợi vì Thạch Thất gần các trung tâm kinh tế và hệ thống thị trường rộng lớn như thủ đô Hà Nội, Thành Phố Hà Đông, thị xã Sơn Tây, có khu công nghệ cao Hoà Lạc, Đại học Quốc gia đang hình thành và nằm trong chuỗi đô thị mới: Xuân Mai - Miếu Môn – Hoà Lạc – Sơn Tây. Thạch Thất hiện đang là địa bàn đầu tư trọng điểm và trong tương lai sẽ là địa phương có nền kinh tế công nghiệp, hơn nữa du lịch phát triển có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nông sản chất lượng cao cho các thị trường lớn xung quanh. Vị trí địa lý thuận lợi tạo cho huyện có tiềm năng về phát triển công nghiệp, du lịch, dịch vụ với các loại hình du lịch như: Tâm linh, du lịch sinh thái, thu hút khách du lịch từ các khu đô thị lân cận. 4.1.1.2 Địa hình, địa mạo Thạch Thất nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ, nhưng cũng là khu vực chuyển tiếp từ vùng núi và trung du phía Bắc với đồng bằng, nhìn chung đặc điểm địa hình của huyện thấp dần từ Tây sang Đông và chia thành hai dạng địa hình chính: Dạng địa hình bán sơn địa, đồi gò bao gồm 12 xã phía Tây của huyện, bên bờ phải Sông Tích. Độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 10m đến hơn 15m, trong vùng có nhiều đồi thấp thoải, độ dốc trung bình 3-8o, hình thành nhiều hồ thuỷ lợi nhỏ và vừa, tiêu biểu là hồ Tân Xã, đất phát triển trên nền đá đã phong hoá, nhiều nơi có lớp đá ong ở tầng sâu 20 – 50cm. Dạng địa hình đồng bằng bao gồm 11 xã phía Đông của huyện, bên bờ trái Sông Tích, địa hình khá bằng phẳng, độ cao địa hình trung bình so với mặt nước biển là 3m đến 10m. Nền địa chất khá đồng nhất, tầng đất hầu hết dày trên 1m, thỉnh thoảng có nơi xuất hiện đá ong ở tầng sâu. Đây là vùng thâm canh lúa tập trung của huyện, có hệ thống kênh mương lấy nước tưới từ hồ Đồng Mô, ngoài ra còn có nhiều hồ đầm nhỏ ở nhiều điểm có địa hình trũng. 4.1.1.3 Khí hậu, thời tiết Thạch Thất nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm chia thành 4 mùa rõ rệt với các đặc trưng khí hậu chính như sau: Nhiệt độ không khí trung bình cả năm 23,4oC, trong năm nhiệt độ thấp nhất trung bình 13,7oC vào tháng 1, tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 5 có nhiệt độ trung bình trên 37oC, mùa lạnh kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 03 năm sau, mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10 Số giờ nắng trong năm trung bình 1680 giờ, cao nhất 1700 giờ và thấp nhất là 1460 giờ. Lượng mưa và bốc hơi nước + Lượng mưa bình quân trong năm là 1628mm, trung bình cao nhất là 2163mm và thấp nhất trung bình là 1519mm, lượng mưa ở huyện trong năm phân bố không đều, mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 85% lượng mưa cả năm, lượng mưa ngày lớn nhất có thể tới 336mm, mùa khô từ cuối tháng 10, đầu tháng 11 đến tháng 3 năm sau, tháng mưa ít nhất trong năm là tháng 12, tháng 1 và tháng 2 lượng mưa ít từ 16 - 23mm. + Lượng bốc hơi bình quân trong năm khoảng 860mm, bằng 57% so với lượng mưa bình quân trong năm, lượng bốc hơi trong những tháng mưa ít thì cao, do đó mùa khô thường thiếu nước, tuy nhiên do hệ thống thuỷ lợi tốt nên hiện tượng này ảnh hưởng không lớn đến tình hình sản xuất nông nghiệp vụ đông xuân của huyện. + Độ ẩm không khí trung bình 83%/năm, giữa các tháng trong năm biến thiên từ 80 – 89%, các tháng có độ ẩm thấp nhất trong năm là các tháng 11, 12. Tuy nhiên sự chênh lệch về độ ẩm giữa các tháng trong năm không lớn. Hướng gió hình thành vào mùa lạnh là gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, các tháng còn lại trong năm chủ yếu là gió Đông Nam, thỉnh thoảng xuất hiện gió Tây Nam vào tháng 6, 7. Sương muối và mưa đá rất ít khi xảy ra, với chu kỳ khoảng 10 năm mới xuất hiện mưa đá 1 lần. Như vậy khí hậu ở Thạch Thất có đặc trưng nóng ẩm, mưa nhiều về mùa hè và lạnh khô về mùa đông. Nền khí hậu ấy thích hợp cho nhiều loại cây trồng, góp phần tạo nên hệ thống cây trồng phong phú và đa dạng 4.1.1.4 Thuỷ văn Chế độ mưa theo mùa ảnh hưởng rõ nét đến chế độ thuỷ văn của các Sông chính: Sông Tích bắt nguồn từ Núi Ba Vì chảy qua Thạch Thất với chiều dài 16km là nguồn cung cấp nước chủ yếu và là dòng chính để tiêu thoát nước cho huyện, sông quanh co, uốn khúc, nhiều đoạn bị bồi lấp mạnh. Bên cạnh đó còn có các hệ thống kênh thuỷ lợi cung cấp nước chủ động cho sản xuất như kênh Đồng Mô – Ngái Sơn (dài 16km), kênh Phù Sa (dài 18km), cùng với các hệ thống các hồ nhỏ và vừa là nguồn dự trữ và tiêu thoát nước. 4.1.1.5 Các nguồn tài nguyên a.Tài nguyên đất Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện tính đến 1/1/2008 là 20205.85ha, được phân bố chủ yếu thành 3 nhóm đất và phân thành 8 loại đất như sau: * Nhóm đất phù sa Được hình thành trên các trầm tích của các con sông, căn cứ vào chỉ tiêu phân loại đất thì nhóm đất phù sa được phân thành 4 loại đất chính - Đất phù sa được bồi đắp hàng năm (Pb): Được hình thành do sự bồi đắp một lượng phù sa hàng năm vào mùa mưa, tuỳ theo điều kiện địa hình và động năng của dòng chảy mà lượng phù sa bồi đắp mới này dày hay mỏng, thành phần cơ giới là đất thịt trung bình, khả năng giữ nước và phân bón khá tốt, độ phì của loại đất này cao, thích hợp với các loại cây trồng hoa màu và cây công nghiệp. - Đất phù sa không được bồi đắp hàng năm (P): Là loại đất mà trước đây cũng được bồi đắp phù sa của hệ thống sông, do quá trình canh tác và chịu tác động của các yếu tố địa hình nên lâu ngà không được bồi đắp thêm phù sa mới nữa. Nơi có địa hình tương đối cao, đất thoáng khí, thoát nước tốt, nơi có địa hình thấp thường có glây yếu. Loại đất này có độ phì khá cao do vậy thích hợp với nhiều loại cây trồng. Vì vậy với vùng đất chân vàn có điều kiện tưới tiêu nên trồng 2 vụ lúa hoặc luân canh giữa lúa và màu. Ở nơi địa hình cao không chủ động tưới nên trồng cây hoa màu, cây lâu năm và cây công nghiệp ngắn ngày. - Đất phù sa Glây (Pg): Đất được hình thành trên sản phẩm phù sa trong điều kiện yếm khí hình thành nên tầng glây từ mức độ trung bình đến mạnh, thành phần cơ giới của đất chủ yếu là thịt nặng. Đối với loại đất này ở chân vàn thấp nên trồng 2 vụ lúa, ở vùng thấp có thể áp dụng mô hình Lúa – Cá. - Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng (Pt): Được hình thành trên sản phẩm phù sa trong điều kiện địa hình cao, thành phần cơ giới tầng đất mặt thường là đất trung bình, ở các tầng dưới thì thành phần cơ giới nặng hơn, tỷ lệ cấp hạt sét tăng theo chiều sâu của phẫu diện, khả năng giữ nước và phân bón tốt. Đối với loại đất này thường trồng các loại cây hoa màu và cây ăn quả, ở chân vàn thấp, trung bình có điều kiện tưới tiêu thì nên trông 2 vụ lúa. Nhận xét chung: Nhóm đất phù sa có đặc điểm phản ứng của đất ở tầng mặt từ chua đến ít chua, hàm lượng hữu cơ và đạm tổng số từ trung bình đến giàu, càng xuống sâu các tầng dưới thì hàm lượng hữu cơ càng giảm, lân tổng số từ trung bình đến khá, lân dễ tiêu từ nghèo đến khá, kali tổng số khá, tuy nhiên kali dễ tiêu từ nghèo đến trung bình, lượng canxi và magiê trao đổi thấp, dung tích hấp thụ (CEC) thấp, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt nặng tuỳ thuộc vào cấp địa hình tương đối. Đây là nhóm đất có độ phì nhiêu khá nên ưu tiên trồng lúa nước, các loại hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày. * Nhóm đất đỏ vàng - Đất đỏ vàng trên đá phiến sét (Fs): là loại đất được hình thành trên đá phiến sét, hình thái phẫu diện thường có màu đỏ vàng, vàng đỏ là chủ đạo, đôi khi có màu vàng nhạt, thành phần cơ giới của đất thường là thịt trung bình, khả năng giữ nước và phân bón khá. Đây là loại đất chủ yếu sử dụng trong sản xuất lâm nghiệp. - Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp): Đất được hình thành trên mẫu chất phù sa cổ, thường ở địa hình đồi lượn sóng có độ dốc <15o, thành phần cơ giới thường là thịt trung bình, khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng khá. Đây là loại đất có độ phì thấp, phân bố ở địa hình ở địa hình ít dốc nên sử dụng trồng cây hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày. - Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước (Fl): Đây là loại được hình thành trên nền đất feralit và trên các loại đá mẹ khác nhau hoặc mẫu chất phù sa cổ, được con người khai phá thành ruộng bậc thang để trồng lúa nước, đã làm thay đổi các tính chất hoặc hình thái phẫu diện so với đất hình thành tại chỗ. Nhóm đất đỏ vàng có 3 loại đất, mỗi loại có tính chất và đặc điểm riêng, tuỳ theo điều kiện cụ thể của địa phương và mức độ đầu tư để bố trí cây trồng phù hợp. * Nhóm đất thung lũng (D) Nhóm đất thung lũng là đất được hình thành do sản phẩm của dốc tụ, được phân bố ở các thung lũng vùng đồi, được hình thành do sản phẩm bồi tụ từ trên đồi đưa xuống, tầng đất thường lẫn sỏi đá, nơi thấp thường có Glây. Phản ứng của đất chua, ở tầng mặt pH: 4,10, hàm lượng hữu cơ và đạm tổng số ở tầng mặt khá, càng xuống sâu thì giảm đi. Lân, kali tổng số và dễ tiêu nghèo. Canxi và Magiê trao đổi thấp, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến trung bình. Loại đất này thích hợp cho trồng lúa nếu đủ điều kiện tưới. b. Tài nguyên nước - Nước mặt: Nguồn nước được cung cấp chủ yếu bởi Sông Tích, kênh dẫn nước Đồng Mô - Ngải Sơn, kênh Phù Sa, nước mưa được lưu trữ trong các hồ chứa phục vụ cho sản xuất. Nước sinh hoạt của người dân được lấy từ nước mưa, giếng khơi, giếng khoan, hệ thống cấp nước tập trung. - Nước ngầm: Vùng gò đồi bên phải Sông Tích có mực nước ngầm khá nông, kết quả khoan thăm dò ở Hoà Lạc thấy mực nước ngầm có độ sâu: 70 – 80m, lượng nước tuy không lớn nhưng có chất lượng tốt. Vùng đồng bằng phía trái Sông Tích có mực nước ngầm nông và khá dồi dào, hầu hết các giếng khơi sâu trên 8m đều có nước, có chỗ nông hơn. Để sử dụng tốt tài nguyên nước cho mục tiêu phát triển sản xuất và sinh hoạt cần quy hoạch theo hướng giữ lại nguồn nước hồ Tân Xã và các hồ chứa nhỏ phân bố rải rác trong huyện, sử dụng tốt nguồn nước được cấp bởi hệ thống kênh, xây dựng các trạm cấp nước tập trung phục vụ sinh hoạt, các cụm, điểm công nghiệp. c. Tài nguyên thực vật - Lâm nghiệp: Số liệu thống kê đất đai năm 2008 sau khi 3 xã là: Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung của huyện Lương Sơn – Hoà Bình sát nhập vào huyên Thạch Thất thì toàn huyện có diện tích đất lâm nghiệp là: 2457,14ha, chiếm 12,13% tổng diện tích tự nhiên, toàn bộ diện tích là rừng trồng sản xuất, rừng được trồng ở các xã phía Tây là chủ yếu, cây lâm nghiệp bao gồm: Bạch Đàn, keo lá chàm, keo tai tượng. Ngoài lợi ích về kinh tế thì cây rừng được trồng trên đồi núi dốc mang tính phòng hộ, bảo vệ đất, chống xói mòn, tạo cảnh quan môi trường, điều hoà khí hậu. - Ngoài ra còn có hệ thống cây trồng nông nghiệp khá đa dạng, phong phú bao gồm các loại cây ăn quả, chè, cây lương thực và hoa màu. d. Tài nguyên nhân văn Thạch Thất là vùng đất cổ, được khai phá từ xa xưa, tên huyện có từ thời Bắc thuộc ( nhà Hán) Đã có thời kỳ Thạch Thất là một huyện của thành phố Hà Nội, có nhiều người hiền tài đã giữ những trọng trách lớn trong các triều đại thời phong kiến tiêu biểu là Trạng Bùng: Phùng Khắc Khoan ở thế kỷ XVI. Thạch Thất là một huyện có nhiều di tích lịch sử, tôn giáo, với 98 di tích lịch sử đình, chùa, miếu, trong đó có 30 di tích đã được xếp hạng, tiêu biểu là chùa Tây Phương là công trình di tích lịch sử đặc biệt quan trọng của quốc gia. Huyện có nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng, có nhiều lễ hội truyền thống được tổ chức làm phong phú thêm đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân Gắn liền với các di tích đó là lịch sử dân tộc, lịch sử đâu tranh dựng nước và giữ nước, Thạch Thất là nơi sản xuất ra nhiều sản phẩm truyền thống, đa dạng, đồng thời có tiềm năng lớn để phát triển du lịch, dịch vụ. e. Tài nguyên khoáng sản. Nhìn chung huyện nghèo tài nguyên khoáng sản, các khoáng sản chủ yếu lá sét là nguyên liêu làm gạch gói, đá ong, Sét có nhiều ở xã Đại Đồng, đất sản xuất vật liệu xây dựng phân bố ở nhiều nơi nhưng có nhiều tập trung ở Cẩm Yên, Đồng Trúc, Đại Đồng, đá ong phân bố dọc tỉnh lộ 84, tập trung chủ yếu ở xã Bình Yên. Việc khai thác các nguồn tài nguyên trên cần có kế hoạch, quy hoạch cụ thể tránh hiện tượng khai thác tự phát có thể làm giảm diện tích đất sản xuất nông nghiệp, làm hư hỏng tầng canh tác nông nghiệp và ảnh hưởng đến môi trường. 4.1.1.6 Thực trạng môi trường Do đặc điểm địa hình đồng bằng xen lẫn đồi bát úp với độ dốc không lớn, có những dòng sông suối chảy uốn khúc, và có những hồ, ao nằm rải rác đã tạo cho huyện có cảnh quan thiên nhiên đẹp; Sông Tích chảy uốn quanh từ Bắc xuống Nam, hồ Tân Xã mênh mông nằm ngay cạnh khu công nghệ cao trên địa bàn huyện. Đường cao tốc Láng – Hoà Lạc, đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 32, 21, tỉnh lộ 80, 84 chạy qua địa bàn huyện tạo nhiều thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Mật độ xe cơ giới trọng tải lớn hoạt động ngày càng tăng có ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường. Mật độ phương tiện giao thông hoạt động gây tiếng ồn, khói bụi, khí thải làm ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến môi trường nhất là đối với nhân dân sống ven đường và gần đường. Các tuyến đường đang được thi công nâng cấp và mở rộng, các cụm, điểm công nghiệp đang san lấp, xây dựng…tạo nhiều khói bụi làm cho không khí bị ô nhiễm. Các đơn vị đã áp dụng các biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường. Tuy nhiên lượng đất cát rơi vãi trên đường còn nhiều gây bụi ô nhiễm không khí. Ở trong một xã các khu dân cư sống tập trung với mật độ cao, lượng rác thải sinh hoạt nhiều không được thu gom và xử lý, các hồ ao trong khu dân cư hiện nay bị san lấp nhiều ảnh hưởng đến việc tiêu thoát nước bởi vậy ô nhiễm môi trương ở các khu dân cư đang xuất hiện và ngày càng tăng lên. Huyện Thạch Thất đang trên đà phát triển kinh tế theo xu hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tốc độ đô thị hoá đang diễn ra khá nhanh. Bởi vậy cần phải có các giải pháp hợp lý để hạn chế ô nhiễm, bảo vệ môi trường đảm bảo cho sự phát triển bền vững, bảo vệ cảnh quan môi trường. 4.1.2 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 4.1.2.1 Kinh tế a. Tăng trưởng kinh tế (bảng 4.1) Bảng 4.1. Giá trị sản xuất của từ năm 2004 – 2008 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1. Giá trị sản xuất 1. Tổng giá trị sản xuất 923.094 1.162.300 1.435.805 1.659.602 1.989.691 - Nông, lâm nghiệp, thủy sản 238.580 251.800 273.090 277.615 330.750 + Nông nghiệp 229.980 242.735 258.645 259.365 309.328 + Lâm Nghiệp 4.600 4.650 7.320 10.260 8.410 + Thủy sản 4.000 4.415 7.125 7.990 13.012 - Công nghiệp và xây dựng 489.314 686.000 899.675 1.096.776 1.337.817 - Thương mại, dịch vụ 95.200.0 224.500 263.039 285.211 321.124 2. Cơ cấu ngành (%) Tổng giá trị sản xuất (%) 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 - Nông, lâm nghiệp, thủy sản 25,85 21,66 19,02 16,73 16,62 - Công nghiệp và xây dựng 53,00 59,02 62,66 66,09 67,24 - Thương mại, dịch vụ 21,15 19,32 18,32 17,18 16,14 (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Thạch Thất) Tổng giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất trong 5 năm gẩn đây (2004 - 2008) trên địa bàn huyện Thạch Thất như sau: Tổng giá trị sản xuất năm 2008 đạt 1.989.691 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2005 - 2008 đạt 21,23%/năm. Tốc độ tăng trưởng ngành nông, lâm, ngư nghiệp, thủy sản tăng 8,3%/năm, Ngành công nghiệp và xây dựng tăng 28,8% năm, dịch vụ thương mại tăng 13,3%/năm. Qua bảng số liệu trên cho thấy tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chưa cao, ngành Nông, lâm nghiệp, thủy sản có xu hướng giảm để thay vào đó là sự tăng trưởng đều đặn của Công nghiệp và xây dựng. Nếu so sánh trên toàn thành phố Hà nội thì huyện Thạch Thất còn ở mức thấp. Bảng 4.2. Định hướng cơ cấu kinh tế giai đoạn 2010 và 2020 STT Ngành nghề 2010 (cơ cấu %) 2020 (cơ cấu %) 1 Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 10.5 3,5 2 Công nghiệp, xây dựng 72.5 75 3 Thương mại, dịch vụ 17 21,5 (Nguồn: Báo cáo Huyện Uỷ Thạch Thất) Tăng nhanh GDP/ đầu người và đạt khoảng 45 triệu đồng giá hiện hành vào năm 2015 và đạt trên 70 triệu đồng năm 2020. Phấn đấu đạt nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2008 - 2020 là 18% đến 20 %. Cùng đó thì huyện Thạch Thất cũng có chủ trương đẩy mạnh phát triển kinh té đối ngoại, tăng cương thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài vào phát triển kinh tế của huyện. 4.1.2.2 Xã hội a. Dân số Dân số của huyện Thạch Thất tính đến ngày 01/ 01/ 2009 là 183.860 người (trong đó dân tộc mường chiếm 5.2%), trong đó dân số đô thị là 5.716 người chiếm 3,11% dân số. Tỷ lệ dân số đô thị của huyện hiện nay còn thấp, trong tương lai cần các thị tứ để tạo thành đô thị trong huyện Bảng 4.3. Thực trạng phát triển dân số từ năm 2005 – 2008 Chỉ tiêu Đơn vị 2005 2006 2007 2008 1. Dân số trung bình người 152.619 157.599 161.975 183.860 - Phân theo khu vực: Thành thị người 5.491 5.520 5.619 5.716 Nông thôn người 147.128 152.079 156.356 178.144 - Phân theo giới tính: Nam người 76.003 76.018 78.269 91.561 Nữ người 76.616 81.581 83.706 92.299 2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên % 1.03 1.02 1.13 1.16 3. Tổng số lao động người 76.116 76.945 77.824 91.339 - Lao động NN người 54.605 55.200 55.831 65.490 - Lao động CN người 9.629 9.734 9.845 11.599 - Lao động DV người 11.882 12.011 12.148 14.250 (Báo cáo phòng dân số và kế hoạch hóa gia đình) 2. Lao động và việc làm Tổng số lao động trong độ tuổi toàn huyện năm 2008 là 91.339 người trong đó lao động nông nghiệp là 65490 người, chiếm 71,7% tổng số lao động; lao động trong công nghiệp, xây dựng là 11599 người, chiếm 12.7%; lao động trong thương mại, dịch vụ là 14250 người, chiếm 15,6% so với tổng số lao động Hình 1. Hiện trạng lao động cuả huyện thạch thất 4.1.2.3 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng a. Giao thông Trên địa bản huyện có 3 quốc lộ lớn chạy qua là: đường cao tốc Láng - Hòa Lạc, quốc lộ 21 và quốc lộ 32. Ngoài ra còn có tỉnh lộ 80, tỉnh lộ 84 va các tuyến giao thông đường liên xã liên thôn. Mạng lưới đường bộ phát triển đồng đều tới các xã, các thôn trong huyện, với tổng chiều dài 511km, ngoài ra còn có khoảng 900 km đường giao thông nội đồng. Hiện trạng các tuyến đường chính như sau: + Đường Láng - Hòa Lạc chạy qua các xã Hạ Bằng, Đồng Trúc, Thạch Hòa với chiều dài 6km, mặt đường bê tông nhựa rộng 12m . Hiện đang được mở rộng và nâng cấp thành đường cao tốc với thiết diện cắt ngang 140m, bao gồm cả đường bộ và đường sắt. + Quốc lô 32 chạy qua địa phận xã Đại Đồng với chiều dài 2,1km mặt cát đường nhựa rộng 15m. + Quốc lộ 21A chạy qua đại phận xã Bình Yên và Thạch Hòa với chiều dài 9km, mặt đường bê tông nhựa rộng 8m. + Tỉnh lộ 80 chạy qua các xã trong vùng phát triển tiểu thủ công nghiệp của huyện (Phùng Xá, Thạch Xá, Kim Quan, Phú Kim, thị trán Liên Quan, Đại Đồng), là tuyến đường nối trung tâm huyện lỵ với đường Láng-Hòa Lạc, có lưu lượng xe qua lại nhiều. Tổng chiều dài 14km, mặt đường rộng 5m, hiện nay đang được mở rộng, nâng cấp với mặt đường rộng 14 m, trải bê tông. + Tỉnh lộ 84: chạy qua địa phận xã Bình Yên, Kim Quan, thị trấn Liên Quan với chiều dài 8km, mặt đường trải nhựa rộng 6m. + Các tuyến đường liên xã do huyện quản lý dài 65km, trong đó một số tuyến chính đã được dải nhựa rộng 4m. + Đường do xã quản lý gồm đường liên xã, liên thôn, xóm với chiều dài khoảng120km, hầu hết là đường cấp phối có nền dường từ 3-6m. Toàn huyện có khoảng 350 xe tải, hầu hết có trọng tải dưới 10 tấn, cùng với khoảng 80 xe ô tô chở khách và xe thô sơ các loại. Nhìn chung hệ thống đường giao thông với các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ nối liền có nhiều thuận lợi cho lưu thông và phát triển kinh tế. Hiện nay nhiều tuyến đang được nâng cấp, mở rộng sẽ tạo nhiều lợi thế để huyện phát triển và giao lưu kinh tế, văn hóa. Tuy nhiên các tuyến đường liên xã, liên thôn còn nhỏ hẹp, và mùa mưa khó đi lại. b. Thủy lợi Toàn huyện có 82 trạm bơm tưới, trong đó có 11 trạm do công ty công trình thủy lợi Phù Sa – Đồng Mô quan lý với công suất 3.420m3/h, 66 trạm bơm nhỏ do các hợp tác xã quản lý và khai thác. Đồng thời huyện cũng có 8 trạm bơm tiêu với công suất 29.000 m3/h. Ngoài ra có 2 trạm bơm tưới tiêu kết hợp với công suất 35.000 m3/h. Diên tích được tiêu khi mưa úng là 4.937 ha/năm (chủ yếu bằng các trạm bơm tiêu). Một số xã vùng bán sơn địa việc tiêu thoát nước còn khó khăn do bị úng cục bộ, khó định vùng tiêu hoặc vùng tiêu chưa khép kín. Khả năng tưới, tiêu chủ động của các công trình thủy lợi hiện đáp ứng được khoảng 50% diện tích đất canh tác toàn huyện. Hầu hết diện tích đất trồng màu và cây lâu năm chưa được tưới. Hệ thống trạm bơm, kênh mương do xây dựng đã quá lâu, lại thiếu vốn để nâng cấp máy móc, đường điện, nạo vét kênh mương nên đã xuống cấp, đặc biệt là hệ thống kênh mương nội đồng. Hệ thống kênh Đồng Mô và Phù Sa và một số tuyến mương nội đồng đã được cứng hóa. Việc kiên cố hóa kênh mương sẽ tiết kiệm được đất dùng cho thủy lợi. Tuyến đê tả Sông Tích dài 14,7 km là đê cấp III do nhà nướcquản lý. Tuyến đê này và các cống đê được xây dựng từ lâu, hiện nhiều đoạn đã xuống cấp cần đầu tư tu bổ. Ngoài ra còn có các tuyến đê nhỏ như đê hữu sông Tích và đê bồi với chiều dài khoảng 14,7 km. c. Y tế Trung tâm y tế huyện Thạch Thất có diện tích 11.982 m2 với 250 giường bệnh. + Trạm y tế xã: có 200 trạm, 100 giường bệnh. Tất cả các xã thị trấn đều có bác sỹ, 117/169 thôn có cán bộ y tế thôn. + Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng được coi trọng. Tăng cường đầu tư thiết bị, vật chất và cán bộ y tế cho tuyến xã giúp làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Công tác dân số kế hoạch háo gia đình, chăm sóc, giáo gục trẻ em được chú ý và thực hiện tốt, 100% số trẻ em dưới 1 tuổi dược tiêm phòng mở rộng, tiêm phòng cho phụ nữ có thai đạt 98%. Tỷ suất sinh thô trung bình hàng năm giảm 0,6 - 0,8%. d. Văn hóa, thể thao. Các hoạt động văn hóa, nghệ thuật được quan tâm đúng mức, hoạt động thường xuyên. Các loại hình nghệ thuật truyền thống như hát chèo, rối nước … được khuyến khích khôi phục. Đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân được nâng lên. Huyện có 1 nhà văn hóa trung tâm hoạt động tốt, một số xã có nhà văn hóa và các câu lạc bộ hoạt động thường xuyên. Nhà văn hóa thôn (hay hội trường thôn) là nơi hội họp giao lưu cảu nhân dân rất cần được xây dựng và củng cố. Tuy nhiên ở nhiều thôn vẫn chưa có, hoặc có nhưng quy mô chưa đủ khang trang. Cần bố trí đất và khuyến khích để các thôn xây dựng được nhà văn hóa của thôn mình. Trên địa bàn huyện có nhiều di tích được xếp hạng như: chùa Tây Phương (là chùa cổ được xếp hạng đặc biệt quan trọng của quốc gia), đình chùa Hữu Bằng, đình Phú Đa, đình Thạch Xá, đình chùa Chàng Sơn, đình Đồng Trúc, chùa Yên Lạc…Ngoài ra còn có tượng đài núi Nứa, nhà lưu niệm Bác Hồ ở Cần Kiệm… Hoạt động lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm, mang đậm phong tục và văn hóa làng quê vùng đồng bằng sông Hồng. Hoạt động kiểm tra, kiểm soát các hoạt động dịch vụ văn hóa được thực hiện thường xuyên để đảm các hoạt động văn hóa có nề nếp, phòng chống tệ nạn xã hội. Phong trào tập luyện thể dục, thể thao phát triển sâu rộng trong nhân dân, lực lượng vũ trang, cơ quan, trường học. Thạch Thất là quê hương của nhiều vận động viên đang thi đấu tại các giải trong tỉnh, trong nước, khu vực và quốc tế, nhiều người trong số đó đã đạt được nhiều thành tích đáng kể. Hoạt động thể dục, thể thao đạt được thành tích cao và có phong trào phát triển là do có truyền thống và kinh nghiệm nhiều năm đặc biệt là trong môn đấu vật. Ngoài ra còn do có sự quan tâm đầu tư đúng mức về cơ sở vật chất như sân chơi, bãi tập, nhà tập luyện, nhà thi đấu. e. Năng lượng Với đặc điểm là huyện có tốc độ đô thị hóa nhanh, có nhiều cụm, điểm công nghiệp đang hình thành và phát triển nên phụ tải tiêu thụ điện không ngừng tăng lên. Tổng lượng điện tiêu thụ trong năm 2008 trên 70 triệu KW/h. Nguồn điện cung cấp cho huyện được lấy từ trạm 100KV Sơn Tây và trạm 110 KV Phúc Thọ qua các trạm trung gian: Trạm Thạch Thất 1 cấp điện cho thị trấn Liên Quan và các xã phía bắc huyện; Trạm Thạch Thất 2 (đặt tại Bình Phú) cấp điện cho các xã phía nam huyện và trạm Thạch Thất 3 (đặt tại Thạch Hòa) cấp điện cho các xã Tân Xá, Hạ Bằng, Bình Yên. Tổng công suất của 3 trạm trung gian là 16.800KVA. Do nhu cầu tiêu thụ điện tăng nhanh, hiện nay đã lắp đặt thêm trạm biến áp 110KV di động tại Phùng Xá với công suất 25MVA để hỗ trợ cho trạm trung gian Thạch Thất 1 và 2, cấp điện cho huyện Quốc Oai, vận hành trạm 110 KV khu công nghệ cao Hòa Lạc. Lưới điện với 2 cấp điện áp là 35KV và 10KV, nhưng chủ yếu là cấp điện trên lưới 10 KV. Đến cuối năm 2005, toàn huyện có 165 trạm biến áp tiêu thụ với tổng công 59415 KVA; 175,18 km đường dây cao thế, điện năng tiêu thụ khoảng 6,5 - 7,0 triệu KWh/tháng. Do có hướng ưu tiên phát triển điện của tỉnh Hà Tây (cũ), nên hiện nay trên địa bàn huyện Thạch Thất đã có 100% số hộ đã được dùng điện từ lưới điện quốc gia. Đây là một cố gắng rất lớn của địa phương. Song trong những năm tới cần cải tạo, và nâng cấp lưới điện và các thiết bị điện để đảm bảo đủ điện cho sản xuất và tiêu dùng. f. Bưu chính viễn thông Ngành bưu điện đã lắp đặt trên địa bàn huyện 3 tổng đài kỹ thuật số (3.000 số), 2 trạm chuyển tiếp sóng điện thoại di động, 3 bưu điện và bưu cục. Số máy điện thoại trên mạng phát triển nhanh từ 1.914 máy (năm 2000) đến năm 2005 đã có 10.130 máy, 23/23 xã thị trấn đều có máy điện thoại và bưu điện văn hóa. Mật độ máy điện thoại đến năm 2008 đạt tỷ lệ 10,8 máy/100 dân. Nhìn chung mạng lưới thông tin bưu điện đã phát triển khá trở thành một trong những huyện phát triển nhanh về mật độ điện thoại, xong cũng tập trung chủ yếu ở những xã, thôn có điều kiện kinh tế phát triển, còn những xã, thôn kinh tế chủ yếu dựa vào kinh tế nông nghiệp thì còn mỏng. g. Quốc Phòng, an ninh Huyện Thạch Thất có vị trí quan trọng trong hệ thống phòng thủ của thủ đô Hà Nội, trên địa bản huyện có nhiều đơn vị quân đội đóng quân. Theo số liệu kiểm kê ngày 1/1/2009 toàn huyện có 2.338,19 ha đất sử dụng vào mục đích quốc phòng an ninh. Huyện luôn quan tâm đúng mức đến công tác quân sự ở địa phương, trong những năm qua đã tổ chức thực hiên tốt các pháp lệnh về dân quân tự vệ và dự bị động viên ở cơ sở. Thường xuyên củng cố và xây dựng thế trận phòng thủ, bổ sung hoàn thiện phương án tác chiến, củng cố các phương án tác chiến, củng cố c._.0 115 Đậu tương 814 867 53 Lạc 542,5 643.8 101,3 Ngô 135 165,0 30 Rau đông 450 569,47 119,47 Nuôi trồng thủy sản 259,34 359,45 100,11 Khoai tây đông 230 415 185 Tổng 14267,84 14988,35 720,51 4.3.2.2. Hiệu quả xã hội Sản lượng lương thực bình quân: 500 Kg/người, thu nhập bình quân 1 lao động nông nghiệp: 8,28 Triệu đồng/ LĐ/năm Do quá trình chuyển đổi đất từ đất lúa sang các loại hình sản xuất khác đã làm cho lượng lương thực trên đầu người dân giảm tuy nhiên vẫn đảm bảo mức an toàn lương thực là 500kg/người/năm. Bình quân thu nhập của người lao động nông nghiệp đã tăng đáng kể từ 6,73 triệu/người/năm (năm hiện trạng) lên 8,28 triệu/người/năm, điều này sẽ cải thiện mức thu nhập cho người nông dân. 4.3 Ứng dụng bài toán xác định quy mô, cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp hợp lý trên địa bàn cấp xã. Đối với huyện Thạch Thất nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ, nhưng cũng là khu vực chuyển tiếp từ vùng núi và trung du phía Bắc với đồng bằng, nhìn chung đặc điểm địa hình của huyện thấp dần từ Tây sang Đông và chia thành hai dạng địa hình chính: Do quá trình đô thị hóa đang ngày một phát triển ở huyện Thạch Thất nên ở đây chúng ta chọn các xã đại diện cho nền sản xuất nông nghiệp của huyện đó là: xã Lại thượng và xã bình Yên. 4.3.1 Xã Lại Thượng Xã có tổng diện tích tự nhiên là 813.94ha thực trạng sản xuất nông nghiệp như sau: Bảng 4.13. Cơ cấu diện tích các loại đất nông nghiệp STT Loại hình sử dụng đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Đất nông nghiệp 535,05 100 1 Đất sản xuất nông nghiệp 494,19 92,26 1.1 Đất trồng cây hàng năm 453,26 88,27 1.1.1 Đất 3 vụ 404,62 78,79 1.1.2 Đất 2 vụ 27,16 4,96 1.1.3 Đất chuyên màu 23,61 4,33 1.2 Đất cây lâu năm 21,93 3,99 2 Đất nuôi trồng thuỷ sản 41,14 7,74 (Nguồn: thống kê đất đai xã Lại Thượng năm 2008) Chính quyền và nhân dân trong xã đã bắt đầu chú ý tới công tác chuyển đổi mục đích sử dụng sang những loại hình sản xuất khác có hiệu quả kinh tế cao hơn. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi này đang còn chậm và hiệu quả mang lại chưa cao. Các loại hình sử dụng đất trên địa bàn xã khá đơn điệu, trên đất cây hàng năm chủ yêu là (lúa xuân – lúa mùa - đậu tương), còn đất chuyển đổi thì cũng chỉ chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản, sản lượng lương thực bình quân: 475 Kg/người. Bảng 4.14. Một số chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất xã Lại Thượng – huyện Thạch Thất năm 2008 STT Loại hình sử dụng Diện tích (Ha) Công LĐ/ha Thu nhập (1000 đồng) Trên 1 ha Chi phí (1000 đồng) Trên 1 hHa Lợi nhuận (1000 đồng) Trên 1 ha 1 Lúa xuân 440,75 320 19135,51 6890,76 12244,75 2 Lúa mùa 440,75 319 16044,07 6670,06 9374,01 3 Đậu tương 397,8 257 19416,10 6794,46 12621,64 4 Khoai tây 16,89 252 25252,40 2012,4 23240 5 Rau 22,71 420 23805,48 2314,56 21490,92 6 Nuôi cá 40,64 315 76845,17 59708,45 17136,72 Tổng 16126380 (Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra) 4.3.1.1 Thiết lập mô hình bài toán 1. Lập hàm mục tiêu Mục tiêu là mang lại tổng thu nhập cao nhất trên cơ sở các điều kiện về diện tích, phân bón, lao động…. Dạng cơ bản của hàm mục tiêu n Z = ∑CjXj → Max j=1 Chọn biến X1: Diện tích lúa xuân X2: Diện tích lúa mùa X3: Diện tích đậu tương đông X4: Diện tích khoai tây đông X5: Diện tích rau X6: Diện tích nuôi trồng thuỷ sản Ta có hàm mục tiêu như sau: Z = 12,24X1 + 9,37X2 + 12,62 X3 + 23,24X4 + 21,4X5 + 17,1X6 → Max - Các hệ số tương ứng với các biến được lấy từ cột lợi nhuận của (bảng 4.14) Các điều kiện giới hạn Với hàm mục tiêu trên cần có các điều kiện giới hạn sau: * Giới hạn về diện tích các loại hình sản xuất: Qua kết quả của quá trình chuyển đổi cơ cấu đất, theo quy hoạch của huyện nói chung và nhiệm vụ của xã nói riêng thì sản xuất trong một vài năm tới của các loại cây trồng như sau Do quá trình CNH – HĐH ngày một phát triển nên quỹ đất sản xuất nông nghiệp dần bị thu hẹp để xây dựng các nhà máy xí nghiệp, dự báo đất sản xuất nông nghiệp của xã trong các năm tới như sau: X1 ≤ 388,2 X2 ≤ 388,2 X3 ≤ 388,2 Sau khi tham khảo ý kiến người sản xuất và điều tra khả năng tiêu thụ của thị trường thì diện tích khoai tây chỉ nên trồng là không quá 25 ha. X4 ≤ 25 Trong giai đoạn tới nhiệm vụ của xã và theo quy hoạch của nông nghiệp huyện thì điều kiện sản xuất của rau không vượt quá 48,2 ha; Nuôi trồng thủy sản không vượt quá 77,64ha: X5 ≤  48,2 X6 ≤ 77,64 * Điều kiện về đảm bảo an toàn lương thực. Để đảm bảo an toàn lương thực chung cho toàn vùng, nhiệm vụ của xã được giao sản xuất những năm tới với sản lượng 4456 tấn. 5,87X1 + 5,79X2 ≥ 4456 * Điều kiện đảm bảo lao động vụ xuân Vụ xuân là vụ cần nhiều lao động nhất. Vì vậy, nếu xã đủ lao động cho vụ xuân thì cũng đủ cho vụ mùa và vụ đông. Do đó chỉ cần lập giới hạn lao động cho vụ xuân. Theo dự báo đến năm 2010 số lao động của xã là 7918 lao động, trong đó lao động quản lý và dịch vụ chiếm 20%. Theo điều tra thì một năm 1 người lao động làm được 220 công. Tổng số lao động có thể phục vụ trong vụ xuân là: 7918*0,8*220*5/12 = 580653 (công) Phương trình điều kiện lao động Û 430X1 + 420X5 + 315X6 ≤ 580653 * Điều kiện giới hạn về phân hữu cơ Theo dự báo đến năm 2010 xã Lại thượng có khoảng 400 con bò và 7000 con lợn. Lượng phân hữu cơ có thể cung cấp cho sản xuất là không quá: 400*1,8 + 7000*1 = 7720 (tấn) Phương trình điều kiện giới hạn về phân hữu cơ 1,65X1 + 1,59X2 + 0,75X3 + 7X4 + 12,7X6 ≤ 7720 * Điều kiện về tương quan tỷ lệ Vụ đông chỉ có mình đậu tương và khoai tây trồng nên ta có điều kiện sau: X3 + X4 ≤ 405,2 * Điều kiện không âm của các biến "Xj ≥ 0 j= 1,2,3,4,5,6 Kết quả Sau khi nhập dữ liệu và chạy chương trình trên Modul Solver thu được kết quả như sau: Kết quả chạy mô hình bố trí cơ cấu cây trồng X1 =388,2 X2 =388,2 X3 =366,75 X4 =38,00 X5 =48,2 X6 =77,64 Z =16270,866 Kết quả cụ thể của bài toán được thể hiện ở phần phụ lục Bảng 4.15. Một số chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng theo kết quả bài toán STT Loại hình sử dụng Diện tích (Ha) Công LĐ/ha Thu nhập (1000 đồng) Trên 1 ha Chi phí (1000 đồng) Trên 1 ha Lợi nhuận (1000 đồng) Trên 1 ha 1 Lúa xuân 388,2 320 16854,01 6069,18 10784,83 2 Lúa mùa 388,2 319 14131,16 5874,80 8256,36 3 Đậu tương 366,75 257 17900,59 6264,12 11636,47 4 Khoai tây 38 252 56814,16 4527,60 52286,56 5 Rau 48,2 420 50525,06 4912,45 45612,61 6 Nuôi cá 77,64 315 146807,55 114069,00 32738,56 Tổng 16270886 Kết quả so sánh diện tích theo các loại hình sử dụng đất của mô hình bài toán so với hiện trạng được thể hiện ở bảng sau: Bảng 4.16. So sánh kết quả sử dụng đất xã Lại Thượng STT Loại hình sử dụng đất Hiện trạng Kết quả bài toán Tăng(+) Giảm(-) 1 Lúa xuân 440,75 388,2 -52,55 2 Lúa mùa 440,75 388,2 -52,55 3 Đậu tương 397,8 366,75 -31,05 4 Khoai tây 16,89 38 21,11 5 Rau 22,71 48,2 25,49 6 Thuỷ sản 40,64 77,64 37 Như vậy về quy mô diện tích của kết quả bài toán đã được chuyển dịch theo hướng tích cực, các sản phẩm sản xuất ra mang tính chất đáp ứng nhu cầu của thị trường nhiều hơn là tự cung tự cấp, các giá trị so sánh của mô hình tối ưu đều lớn hơn so với thực tế hiện trạng. Điều này phù hợp với mục tiêu của bài toán đề ra. Mức thu nhập đạt được (16.270 tỷ đồng) cao hơn so với hiện trạng (16.126 tỷ đồng). Điều đó sẽ cải thiện đáng kể đời sống vật chất của người dân nông thôn. 4.3.2 Xã Bình Yên Xã bình yên có tổng diện tích tự nhiên là 1086,08ha trong đó đất nông nghiệp chiếm 835,86ha, cơ cấu sử dụng đất của xã như sau: Bảng 4.17. Cơ cấu diện tích các loại đất nông nghiệp xã Bình Yên năm 2008 STT Loại hình sử dụng đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Đất nông nghiệp 842,76 100 1 Đất sản xuất nông nghiệp 778,8 92,69 1.1 Đất trồng cây hàng năm 753,26 90,12 1.1.1 Đất 3 vụ 703,1 84,12 1.1.2 Đất 2 vụ 27,16 3,25 1.1.3 Đất chuyên màu 23,0 2,75 1.2 Đất cây lâu năm 21,54 2,58 2 Đất nuôi trồng thuỷ sản 63,86 7,31 (Nguồn: thống kê đất đai năm 2008) Bảng 4.18. Một số chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất xã Bình Yên – huyện Thạch Thất năm 2008 STT Loại hình sử dụng Diện tích (Ha) Công LĐ/ha Thu nhập (1000 đồng) Trên 1 ha Chi phí (1000 đồng) Trên 1 ha Lợi nhuận (1000 đồng) Trên 1 ha 1 Lúa xuân 751,7 320 19146,01 6890,46 12255.55 2 Lúa mùa 750,8 319 16045,07 6670,16 9374.91 3 Đậu tương 682,25 257 19436,14 6794,44 12641.7 4 Khoai tây 39 252 25254,10 2012,44 23241.66 5 Rau 60,5 420 23832,18 2314,46 21517.72 6 Nuôi cá 68,78 315 76815,15 59708,05 17107.1 7 Lạc xuân 12 260 27302.14 9986.04 17316.1 (Nguồn: tổng hợp báo cáo phòng nông nghiệp2008) Tổng thu nhập(Z = 47236 triệu đồng, tính trung bình là 19,972triệu đồng/ha) Bảng 4.19. Hiện trạng sử dụng đất canh tác xã Bình Yên STT LUT Diện tích (ha) 1 Lúa xuân – lúa mùa - đậu tương 666,13 2 Lúa xuân – lúa mùa – khoai tây 26 3 Chuyên rau 32,71 4 Rau xuân – lúa mùa 33,93 5 Lúa xuân- ngô - đậu tương 47,93 6 Rau xuân – khoai tây- đậu tương 12 7 Lạc xuân – lúa mùa- rau đông 12 8 Nuôi trồng thuỷ sản 67,64 9 Đậu tương xuân -lúa mùa - Đậu tương đông 12 (Nguồn: Báo cáo phòng nông nghiệp huyện Thạch Thất) 4.3.2.1 thiết lập mô hình bài toán. Trên cơ sở kết quả chuyển đổi đất đai ta tiến hành bố trí cơ cấu cây trồng trên địa bàn xã Bình Yên 1. Lập hàm mục tiêu Mục tiêu là mang lại tổng thu nhập cao nhất trên cơ sở các điều kiện về diện tích, phân bón, lao động…. Dạng cơ bản của hàm mục tiêu n Z = ∑CjXj → Max j=1 2. Chọn biến X1: Diện tích lúa xuân X2: Diện tích lúa mùa X3: Diện tích đậu tương đông X4: Diện tích khoai tây đông X5: Diện tích rau X6: Diện tích nuôi trồng thuỷ sản X7: Diện tích Lạc xuân Ta có hàm mục tiêu về tổng lợi nhuận như sau Z = 19,13X1 + 16,04X2 + 19,04X3 + 25,25X4 + 23,80X5 + 76,84X6 + 18,98X7 → Max Các hệ số tương ứng của các biến được lấy từ cột thu nhập của bảng 4.18 Các điều kiện giới hạn Với hàm mục tiêu trên cần có các điều kiện giới hạn sau: * Giới hạn về diện tích các loại hình sản xuất: Qua kết quả của quá trình chuyển đổi cơ cấu đất, quỹ đất sản xuất và khả năng đầu tư sản xuất, khả năng tiêu thụ của thị trường về sản phẩm thì diện tích các loại cây trồng được giới hạn như sau: X1 ≤ 740,06 X2 ≤ 740,06 X3 ≤ 738,06 Sau khi tham khảo ý kiến người sản xuất và điều tra khả năng tiêu thụ của thị trường thì diện tích khoai tây chỉ nên trồng là không quá 26 ha. X4 ≤ 26 Trên cơ sở kết quả của mô hình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất thì giới hạn diện tích sản xuất Rau, Nuôi trồng thủy sản và Lạc xuân có giới hạn sau: X5 ≤  57,93 X6 ≤ 67,64 X7 ≤ 12 * Điều kiện về đảm bảo an toàn lương thực. Theo dự báo đến năm 2010 dân số của xã là 18150 nhân khẩu và khối lượng lương thực cần thiết phải có để đảm bảo an toàn lương thực là 7260 tấn tương đương 400kg/người/năm. 5,88X1 + 5,76X2 ≥ 7260 * Điều kiện đảm bảo lao động vụ xuân Vụ xuân là vụ cần nhiều lao động nhất. Vì vậy, nếu xã đủ lao động cho vụ xuân thì cũng đủ cho vụ mùa và vụ đông. Do đó, chỉ cần lập giới hạn lao động cho vụ xuân là. Theo dự báo đến năm 2010 số lao động của xã là 12910 lao động, trong đó lao động quản lý và dịch vụ chiếm 20%. Theo điều tra thì một năm 1 người lao động làm được 220 công. Tổng số lao động có thể phục vụ trong vụ xuân là: 12910*0,8*220*5/12 = 946733 (công) Phương trình điều kiện lao động vụ xuân Û 318X1 + 457X5 +310X6 + 253X7 ≤ 946733 * Điều kiện về tương quan tỷ lệ Vụ đông chỉ trồng đậu tương, rau đông và khoai tây nên có điều kiện sau: X3 + X4 + X5 ≤ 776,06 * Điều kiện không âm của các biến "Xj ≥ 0 j= 1,2,3,4,5,6,7 Chạy bài toán này trên máy tính ta được kết quả như sau: Bảng 4.20. Kết quả chạy mô hình bố trí cơ cấu cây trồng TT Biến Ý nghĩa Giá trị 1 X1 Diện tích lúa xuân 740,06 2 X2 Diện tích lúa mùa 740,06 3 X3 Diện tích đậu tương đông 692,13 4 X4 Diện tích khoai tây đông 26 5 X5 Diện tích rau 57,93 6 X6 Diện tích nuôi trồng thủy sản 67,64 7 X7 Diện tích lạc xuân 12 8 Z Tổng thu nhập: 47056 Trung bình đạt 20,146 triệu/ha Bảng 4.21. Một số chỉ tiêu hiệu quả kinh tế trên 1 ha theo mô hình bài toán của xã Bình Yên – huyện Thạch Thất STT Loại hình sử dụng Diện tích (Ha) Công LĐ/ha (công) Thu nhập (1000 đồng) Trên 1 ha Chi phí (1000 đồng) Trên 1 hHa Lợi nhuận (1000 đồng) Trên 1 ha 1 Lúa xuân 740,06 320 19146,01 6890,46 12255,55 2 Lúa mùa 740,06 319 16045,07 6670,16 9374,91 3 Đậu tương 692,13 257 19436,14 6794,44 12641,7 4 Khoai tây 26 252 25254,10 2012,44 23241,66 5 Rau 57,93 420 23832,18 2314,46 21517,72 6 Nuôi cá 67,64 315 76815,15 59708,05 17107,1 7 Lạc xuân 12 260 27302,14 9986,04 17316,1 Nhìn vào bảng 4.18 và bảng 4.21 chúng ta có thể so sánh và thấy rõ sự khác biệt khi sử dụng bài toán xác định cơ cấu cây trồng cho xã Bình Yên, hiệu quả kinh tế tăng lên từ trung bình 19,972 triệu đồng/ha lên 20,146 triệu đồng/ha, Do quá trình CNH – HĐH ngày một tăng nên diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp từ 835,86 ha chỉ còn lại 827ha trong năm tới. Như vậy về quy mô diện tích của kết quả bài toán đã được chuyển dịch theo hướng tích cực, các sản phẩm sản xuất ra mang tính chất đáp ứng nhu cầu của thị trường nhiều hơn là tự cung tự cấp, các giá trị so sánh của mô hình tối ưu đều lớn hơn so với thực tế hiện trạng. Điều này phù hợp với mục tiêu của bài toán đề ra. Mang lại hiệu quả xã hội góp phần nâng cao đời sống vật chất của người dân nông thôn.. 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1 Kết luận 1. Thạch Thất là một huyện thuộc vùng bán sơn địa, có hệ thống giao thông tương đối phát triển, thuộc vùng động lực phát triển kinh tế phía Bắc, thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế, văn hoá, có điều kiện tiếp thu và ứng dụng khoa học kỹ thuật, Thạch Thất có điều kiện để phát triển một nền kinh tế đa dạng và phong phú. Hiện nay vấn đề sử dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng đất đang là vấn đề được quan tâm trên địa bàn huyện. 2. Thực trạng cho thấy đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp dần do việc phân bổ quỹ đất cho các ngành kinh tế trong quá trình phát triển CNH – HĐH khi huyện được sát nhập về Thành phố Hà Nội. Hiện nay nông nghiệp huyện Thạch Thất vẫn sử dụng các loại hình sản xuất nông nghiệp vốn có, đồng thời đã áp dụng những công nghệ trong sản xuất nông nghiệp như: Áp dụng các LUT mới: (lúa – hoa), (lúa – lúa – cá)…, Ứng dụng công nghệ hầm khí biogas trong các hộ gia đình. 3. Đề tài đã đưa ra những lý luận cơ bản về hiệu quả và phát triển kinh tế nông nghiệp hiệu quả, đồng thời từ việc nghiên cứu thực trạng và số liệu điều tra nông hộ, từ đó ứng dụng mô hình phương pháp toán tối ưu cho việc xác định quy mô cơ cấu sử dụng đất hợp lý trên địa bàn toàn huyện và một số xã đại diện cho huyện. Ứng dụng mô hình toán tối ưu trong đề tài đã xác định được quy mô, cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn toàn huyện, tuy nhiên nhìn vào kết quả chạy mô hình bài toán thì chưa thể phân bổ quỹ đất cho từng vùng cụ thể, kết quả mang tính định hướng cho quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp. 4. Đối với việc ứng dụng mô hình toán cho vùng có quy mô diện tích nhỏ hơn như cấp xã thì bài toán có thể giải quyết được vấn đề phân bổ quỹ đất cho từng thôn trong xã trên cơ sở đó lập bản đồ quy hoạch cụ thể. Tuy nhiên trong bài toán chưa đưa hết được tất cả các loại hình sử dụng đất hiện có trong huyện cũng như ở cấp xã. 5.2 Đề nghị - Đề tài nghiên cứu trên cơ sở số liệu năm 2008, do sự nhậy cảm của các số liệu có liên quan đến nhiều vấn đề như giá cả các loại sản phẩm(phân bón, thuốc trừ sâu, giá cả nông phẩm, năng suất cây trồng có ảnh hưởng trực tiếp đến công thức tính chi phí, như lợi nhuận. Vì vậy đề nghị khi nghiên cứu, áp dụng mô hình toán thì những số liệu đó phải luôn được cập nhật để đáp ứng tính thực tế của đề tài. - Đề tài có thể tiếp tục được nghiên cứu và nâng cao hơn nữa, ví dụ như đề tài có thể được lồng ghép trong quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp, Hơn nữa có thể xây dựng phần mềm ứng dụng riêng cho việc xác định quy mô cơ cấu sử dụng đất hợp lý. - Đề nghị kết quả nghiên cứu cần được thử nghiệm ở các vùng khác cùng điều kiện tương tự để đảm bảo tính thực tiễn của đề tài. TÀI LIỆU THAM KHẢO Quốc hội, “Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – Năm 1992. Quyền Đình Hà , Bài giảng “kinh tế đất” Bùi Huy Trí , Giáo trình “ Hệ thống nông nghiệp” , Nhà xuất bản Nông nghiệp – Năm 2005. Phạm Chí Thành , “Phương pháp luận trong xây dựng hệ thống canh tác ở miền Bắc Việt Nam” - tạp chí hoạt động khoa học, số 3/1998. Nguyễn Thị Vòng , “Nghiên cứu và xây dựng quy trình công nghệ đánh giá hiệu Quốc hội, “Luật Đất đai 2003”. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – Năm 2003. Tạp chí Địa chính. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hà Tây đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Trần Vũ Thiệu , “Tối ưu tuyến tính” , Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội - Năm 2004. Niên giám thống kê huyện Thạch Thất năm 2008. Tô Cẩm Tú , “Một số phương pháp tối ưu hoá trong kinh tế” , Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật Hà Nội. Nguyễn Trung Quế (1994) đề tài “chuyển đổi cơ cấu kinh tế vùng đồng bằng sông Hồng”. Phạm Đình Khiên (2001) đề tài “chuyển đổi đất trồng lúa sang sản xuất nông sản khác ở vùng ven biển phía Bắc”. Nguyễn Đình Chính (2002) “Nghiên cứu chính sách hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu sản xuất vùng đồng bằng Sông Hồng và miền núi phía Bắc...v..v TS. Nguyễn Hải Thanh: “Ứng dụng phương pháp toán tuyến tính và hồi quy tuyến tính, phương pháp đơn hình một chiều và đơn hình hai chiều trong nông nghiệp xác định cơ cấu sử dụng đất” NXB nông nghiệp. “www.Ipsard.gov.vn” (của Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn). “www.vista.gov.vn” (của Viện Khoa học - kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam). 19. Trần An Phong (1995), “Đánh giá hiện trạng sử dụng đất ở nước ta theo quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền”, NXB NN, Hà Nội, tr. 5-32. 20. Đoàn Công Quỳ (2001), “Đánh giá đất đai phục vụ quy hoạch sử dụng đất nông - lâm nghiệp huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên”, Luận án tiến sĩ khoa học NN, Trường Đại học NN I Hà Nội, tr. 5-97. 21. Vũ Cao Thái và các tác giả (1989), “Mức độ thích hợp của đất Tây Nguyên với cà phê, chè, dâu tằm, cao su”, Đề tài 48C-06-03, Chương trình điều tra tổng hợp Tây Nguyên II. 22. Đào Châu Thu, Nguyễn Khang (1998), “Bài giảng đánh giá đất dùng cho cao học các ngành Khoa học đất, Quản lý đất đai, Nông học, Kinh tế NN”, Trường Đại học NN I Hà Nội, tr. 5-96. 23. Bùi Quang Toản (1986), “Hướng dẫn quy trình phân hạng đất lúa ở đồng bằng sông Hồng”, Viện Quy hoạch và Thiết kế NN, Hà Nội. 24. Bùi Quang Toản (1986), “Một số kết quả nghiên cứu phân hạng đánh giá đất NN”, Kết quả nghiên cứu khoa học, Viện Quy hoạch và Thiết kế NN, Hà Nội, tr. 46-59. Vũ Ngọc Tuyên (1994), “Bảo vệ môi trường đất”, NXB NN, Hà Nội. Viện Nghiên cứu Địa chính (2000), “Báo cáo tổng hợp cơ sở khoa học cho việc hoạch định các chính sách và sử dụng hợp lý quỹ đất đai”, Tổng cục Địa chính, tr.108. 27. Viện Quy hoạch và Thiết kế NN (1995), “Đánh giá hiện trạng sử dụng đất ở nước ta theo quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền”, NXB NN, Hà Nội. Viện Thổ nhưỡng Nông hóa (1997), “Điều tra, đánh giá tài nguyên đất đai theo phương pháp FAO/UNESCO và quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn một tỉnh” (Lấy tỉnh Đồng Nai làm ví dụ), Tập 1, NXB NN, TP. Hồ Chí Minh. Nguyễn Khang, Đào Châu Thu (1997), “Bài giảng về đánh giá đất đai” (Cho các lớp sau đại học), Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội. Nguyễn Khang, Phạm Dương Ưng (1995), “Kết quả bước đầu đánh giá tài nguyên đất Việt Nam”, Hội Thảo quốc gia về đánh giá và quy hoạch sử dụng đất trên quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền, NXB NN, Hà Nội, tr. 1-5. PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1 PHIẾU ĐIỀU TRA NÔNG HỘ 1. Họ tên chủ hộ: 2. Địa chỉ 3. Tổng số nhân khẩu: - Số lao động chính: - Lao động khác : 4.Tổng diện tích đất canh tác của gia đình: - Đất nhà nước giao: - Đất thuê: 5. Hiệu quả kinh tế một số cây trồng hàng năm Hạng mục Đơn vị tính I Sản xuất - Diện tích m2 - Giống gieo trồng - Tháng gieo trồng - Tháng thu hoạch - Năng suất - Sản lượng II Chi phí 1. Chi phí vật chất - Giống Thành tiền - Phân hữu cơ - Phân vô cơ + Đạm + Lân + Kali + NPK + Vôi - Thuốc BVTV 2. Lao động - Làm đất - Gieo cấy - Chăm sóc - Thu hoạch - Công khác - Tổng số - Đi thuê 6. Xin gia đình cho biết * Điều kiện sản xuất - Giao thông: Thuận lợi Khó khăn - Thuỷ lợi : Thuận lợi Khó khăn - Dịch vụ sản xuất: Thuận lợi Khó khăn - Cơ sở chế biến nông sản: Có Chưa có * Tiêu thụ sản phẩm Tiêu thụ gia đình Bán - Thị trường tiêu thụ: Thị trường địa phương Ngoài địa phương Xuất khẩu - Tình trạng tiêu thụ: Mạnh Trung bình Yếu - Biến động thị trường: Ổn định Không ổn định PHỤ LỤC 2 PHIẾU ĐIỀU TRA NÔNG HỘ (Chuyển đổi mục đích sử dụng đất) 1. Họ tên chủ hộ: 2. Địa chỉ: 3. Tổng số nhân khẩu: - Lao động chính - Lao động khác 4.Tổng diện tích đất canh tác của gia đình: - Đất nhà nước giao: - Đất thuê: 5. Đầu tư chi phí và thu nhập của các loại hình sử dụng đất trước và sau chuyển đổi Hạng mục Đơn vị tính 1. Loại hình trước chuyển đổi 1.1.Sản xuất - Loại cây trồng - Diện tích m2 - Năng suất - Sản lượng 1.2. Chi phí a.Chi phí vật chất - Giống Thành tiền - Phân hữu cơ - Phân vô cơ + Đạm + Lân + Kali + NPK + Vôi - Thuốc BVTV b. Lao động - Làm đất - Gieo cấy - Chăm sóc - Thu hoạch - Công khác - Tổng số - Đi thuê c. Phí sản xuất - Thuỷ lợi phí - Thuế nông nghiệp - Phí HTX - Chi phí khác 2. Chi phí cải tạo + Chi phí xây dựng cơ bản * Đối với NTTS - Công đào ao - Đắp bờ - Làm đường - Máng, cống dẫn nước * Đối với CAQ + CLN - Giống - Phân bón cải tạo đất - Làm bờ đường + Công thuê + Công gia đình + Máy móc + Nhà trại + Chi phí khác 3. Loại hình sản xuất sau chuyển đổi 3.1. Sản xuất - Loại hình sản xuất - Diện tích - Năng suất - Sản lượng 3.2. Chi phí * Đối với trồng trọt a. Chi phí vật chất - Giống Thành tiền - Phân hữu cơ - Phân vô cơ + Đạm + Lân + Kali + NPK + Vôi - Thuốc BVTV b. Lao động - Làm đất - Gieo cấy - Chăm sóc - Thu hoạch - Công khác - Tổng số - Đi thuê * Đối với chăn nuôi + NTTS a. Chi phí vật chất - Giống Thành tiền - Thức ăn - Chi phí vật chất khác b. Công lao động 6. Xin gia đình cho biết a. Quá trình chuyển đổi: Thuận lợi Khó khăn b. Chi phí chuyển đổi: Thấp Cao c. Nguồn vốn đầu tư: Của gia đình Vay d. Vốn vay: e. Sản phẩm làm ra phục vụ: Gia đình Cộng đồng f. Tình trạng tiêu thụ: Thuận lợi Khó khăn g. Thị trường tiêu thụ: Thị trường địa phương Ngoài địa phương Xuất khẩu h. Thu nhập gia đình: Tăng Như trước Giảm k. Có nên chuyển đổi không: Nên Không nên l. Các đề xuất của gia đình về: - Quy mô chuyển đổi - Phương pháp chuyển đổi - Cơ chế, chính sách chuyển đổi PHỤ LỤC 3 Hiện trạng sử dụng đất huyện Thạch Thất năm 2008 Thứ tự Chỉ tiêu Mã Diện tích Cơ cấu (%)  1 TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN 20250,84 100 1 ĐẤT NÔNG NGHIỆP NNP 9258,9 45,7 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 6505,09 32,1 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 5789,62 28,6 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 5344,8 26,4 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 715,47 3,53 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 2457,14 12,1 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 209,34 1,03 1.4 Đất làm muối LMU 0 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 87,33 0,43 2 ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP PNN 9995,46 49,4 2.1 Đất ở OTC 1538,48 7,6 2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 1504,16 7,43 2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 34,32 0,17 2.2 Đất chuyên dùng CDG 7770,4 38,4 2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 47,3 0,23 2.2.2 Đất an ninh CAN 341,7 1,69 2.2.3 Đất quốc phòng CQA 1996,49 9,86 2.2.4 Đất sản xuất kinh doanh CSK 2233,81 11 2.2.5 Đất có mục đích công cộng CCC 3151,1 15,6 2.2.5.3 Đất công trình năng lượng DNL 6,42 0,03 2.2.5.4 Đất cơ sở văn hoá DVH 8 0,04 2.2.5.5 Đất cơ sở y tế DYT 6,89 0,03 2.2.5.6 Đất cơ sở giáo dục - đào tạo DGD 919,92 4,54 2.2.5.7 Đất chợ DCH 6,4 0,03 2.2.5.8 Đất có di tích, danh thắng LDT 10,32 0,05 2.2.5.9 Đất bãi thải, xử lý chất thải RAC 0,85 0 2.2.5.10 Đất TDTT DTT 18,88 0,09 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 16,49 0,08 2.3.1 Đất tôn giáo TON 6,98 0,03 2.3.2 Đất tín ngưỡng TIN 9,51 0,05 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 109,05 0,54 2.5 Đất sông suối và mặt nước CD SMN 525,3 2,59 2.5.1 Đất sông suối và kênh rạch SON 454,26 2,24 2.5.2 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 71,04 0,35 2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 35,74 0,18 3 ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG CSD 996,49 4,92 3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 207,01 1,02 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 789,48 3,9 PHỤ LỤC 4 Tổng hợp các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế theo cây trồng STT Các chỉ tiêu Đơn vị tính Cây trồng Lúa Xuân Lúa mùa Khoai Lang Khoai tây Rau Xanh Đỗ các loại Lạc ngô 1 Tổng diện tích điều tra ha 37,9437 37,9437 2,724 0,706 0,54 5,1412 1,524 2,668 2 Tổng số hộ điều tra Hộ 225 225 47 20 25 49 26 34 3 Bình quân diện tích trên hộ ha 0,169 0,169 0,058 0,0353 0,0216 0,1049 0,059 0,078 4 Năng suất tấn/ha 5,506 5,132 8,4072 8,585 12,97 0,889 2,111 3,869 5 Giống Kg (hoặc1000đ)/ha 81,30 80,65 1111,11 984,79 1388,89 833,33 833,33 6 Phân hữu cơ Tấn/ha 56,644 49,956 7 Đạm 1000đ/ha 141,37 138,13 50,8 100,86 120,50 8 Lân 1000đ/ha 896,88 921,4 137,07 388,89 276,19 410,4 858,60 9 Kali tổng hợp 1000đ/ha 106,46 111,41 137,07 388,89 450 520,5 520,5 10 Thuốc trừ sâu 1000đ/ha 297,18 299,17 240,5 240,5 450 520,5 520,5 11 Tổng chi phí vật chất (CPSX) 1000đ/ha 6782,50 6578,43 910,47 2012,40 2314,56 6534,60 9986,40 1599,90 12 Chi phí lao động 1000đ/ha 10114,00 10377,85 9806,60 9877,45 9721,77 15689,80 8326,50 8369,88 13 Chi phí khác 1000đ/ha 108,26 91,63 259,86 14 Tổng giá trị sản Xuất (GTSX) 1000đ/ha 25918,01 22622,50 22321,06 27264,80 26120,04 25950,70 29290,80 35840,34 15 Tổng thu nhập (TTN) 1000đ/ha 19135,51 16044,07 21410,59 25252,40 23805,48 19416,10 27304,40 34240,44 16 Thu nhập thuần (TNT) 1000đ/ha 8913,25 5574,59 11603,99 15374,95 14083,71 3466,44 18977,90 25870,56 17 Thu nhập trên 1 đồng vốn (HQV) Đồng 2,82 2,44 23,52 12,55 10,29 2,97 13,75 21,40 PHỤ LỤC 5 Diện tích các kiểu sử dụng đất của huyện như sau Đơn vị ha Kiểu sử dụng đất Biến Diện tích Diện tích lúa xuân X1 5053,63 Diện tích lúa mùa X2 5645 Diện tích khoai lang X3 420 Diện tích khoai tây xuân X4 415 Diện tích rau xuân X5 850 Diện tích đậu tương X6 867 Diện tích lạc X7 643,8 Diện tích ngô X8 165 Diện tích rau đông X9 569,47 Diện tích Nuôi trồng thủy sản X10 359,45 Khoai tây đông X11 415 PHỤ LỤC 6 Cách giải bài toán ứng dụng trên quy mô toàn huyện Thạch Thất – Thành phố Hà Nội Bước 1: Xác định các biến từ x1 đến x11 là các giá trị tương ứng được ghi từ ô A1 đến ô A11 Bước 2: Nhập vế trái của hàm mục tiêu và các hàm ràng buộc vào các ô trong phần mềm exel, trong đó: - Hàm mục tiêu nhập tại ô B1:“=19135,51*A1+16044,07*A2+21410,59*A3+25252,4*A4+23805,48*A5+19416,1*A6+27304,4*A7+34240,44*A8+117961,3*A9+76845,17*A10+380*A11” - 14 Hàm ràng buộc được nhập từ ô C1 đến C17: C1; “ = A 1 + A 2” C2; “ = A1+A2+A3+A5+A4+A6+A7+A8+A9+A10+A11” C3; “ = A 10” C4; “ = A 3 ” C5; “ = A 4” C6; “ = 5,48*A1 + 5,03*A2 + 8,56*A3 + 3,87*A8 - 0,24*A11” C7; “ = 320*A1 + 243*A4 +420*A5 +258*A6 + 242*A8 + 315*A11” C8:=10*A1+9,6*A2+8,65*A3+8,65*A4+8,25*A5+8,25*A6+524*A7+4,2*A8+412*A9+1388*A10 - A11” C9; “=A3+A4+A6+A9” C10; “=A6” C11; “=A9” C12; “ = A 10” C13; “ = A 1” C14; “ = A 2” Hệ ràng buộc các biến không âm từ các ô D1 đến D11 D1; “= A1” D2; “= A2” D3; “= A3” D4; “= A4” D5; “= A5” D6; “= A6” D7; “= A7” D8; “= A8” D9; “= A9” D10; “= A10” D11; “= A11” ” Bước 3: Chạy mô hình - Vào Tools/solver…, hiện nên bảng Trong khung Set Target Cell: nhập tọa độ hàm mục tiêu $B$1 Equal to: chọn max By Changing Cells: nhập $A$1:$A$11 (giới hạn biến) Subject to the constraints: chọn Add ra khung Trong đó Cell Reference: nhập tọa độ hàm ràng buộc, cạnh đó xác định dấu của hàm ràng buộc, tại Constraint: nhập giá trị bên phải dấu của hàm ràng buộc,ví dụ: Nhập hàm ràng buộc số 1: Tại Cell Reference: nhập “C1” ($C$1) lấy dấu “≤” Tại Constraint: nhập “26313,84” Và chọn Add để nhập hàm ràng buộc tiếp theo Tương tự nhập từ C2 đến C17 và từ D1 đến D11 Sau khi nhập xong chọn “OK”, trở lại bảng Solver Parameters chọn nút Solver hiện Chọn “Keep Solver Solution”, trong khung Reports chọn “Answer, Sensitivity, Limits” Kết thúc ấn nút “OK” Kết quả bài toán được đưa vào 3 Sheets: - Answer Report 1 - Sensitivity Report 1 - Limits Report 1 Ngoài ra được tổng hợp trên Sheets nhập các hàm mục tiêu, hàm ràng buộc ban đầu, trong đó tại các ô từ A1 đến A11 thể hiện giá trị của các biến từ x1 đến x11, tại ô B1 thể hiện giá trị đạt được của hàm mục tiêu, từ ô C1 đến C14, D1 đến D11 thể hiện giá trị của vế trái hàm ràng buộc. PHỤ LỤC 7 Kết quả chạy bài toán chuyển đổi cơ cấu đất đai trên quy mô toàn huyện Thạch Thất – Thành phố Hà Nội Trên Modul Solver của phần mềm Excel 1. sheet Answer Report Trên Modul Solver của phần mềm Excel 2.Sheet Limits Report PHỤC LỤC 8 Kết quả chạy mô hình cho xã Lại Thượng 1. sheet Answer Report Kết quả chạy mô hình cho xã Lại Thượng 2. Sheet Limits Report PHỤC LỤC 9 Kết quả chạy mô hình cho xã Bình yên 1. Sheet Limits Report PHỤC LỤC 10 Phương pháp xử lý dữ liệu phiếu điều tra nông hộ Các hệ số trong các phương trình của bài toán tối ưu trong đề tài đều được lấy kết quả từ việc điều tra nông hộ, việc tổng hợp số liệu điều tra được xử lý trên excel được thể hiện như sau: Các số liệu cụ thể được thể hiện trong bảng tính sẽ được gửi kèm trong đĩa CD ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCHQL09018.doc
Tài liệu liên quan