Uỷ thác vốn đầu tư của công ty tài chính

LỜI NÓI ĐẦU Một trong những nghiệp vụ quan trọng nhẩt của công ty tài chính là việc huy động vốn. Việc huy động vốn từ cá nhân là hiệu quả nhất với lãi suất hợp lý, nghiệp vụ huy động vốn cá nhân hiện nay bao gồm: Huy động tiết kiệm; Ủy thác quản lý vốn cá nhân; Ủy thác quản lý vốn đầu tư; Việc tin học hoá các công tác quản lý nói chung và vấn đề quản lý vốn tại công ty tài chính dầu khí nói riêng đã và đang được tiến hành mạnh mẽ ở khắp mọi nơi trên toàn quốc. Nó không chỉ giải phóng con

doc72 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1265 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Uỷ thác vốn đầu tư của công ty tài chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
người khỏi những công việc buồn tẻ còn nâng cao một cách đáng kể hiệu quả công việc, độ chính xác, an toàn của thông tin cao và là một cánh tay đắc lực trợ giúp cho con người đưa ra những quyết định chính xác trong công việc. Có thể nói rằng việc đưa Công nghệ mới vào vấn đề quản lý tài trợ vốn là cả một sự năng động, tìm tòi sáng tạo trọng việc đầu tư nhằm cải tiến Hệ thống cũng như trọng việc lựa chọn giải pháp kỹ thuật nhằm xây dựng một Hệ thống quản lý vốn giữa công ty tài chính và khách hàng . Nhằm thanh toán chính xác, thuận lợi, an toàn và hiệu quả đáp ứng nhu cầu của khách hàng, giảm chi phí quản lý và tăng cường hiệu suất kinh doanh. Hệ thống này sẽ giúp cho việc nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh doanh. Do thời gian và trình độ có hạn , khối lượng công việc cần xử lí lớn. Do vậy chương trình không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em rất mong nhận được sự đóng góp qúy báu của các thầy cô giáo để chương trình phát triển tốt hơn. PHẦN I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHƯƠNG I. TẦM QUAN TRỌNG VÀ VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 1. Tầm quan trọng của công nghệ thông tin Công nghệ thông tin là một ngành khoa học không thể thiếu ở bất kỳ đất nước, quốc gia nào trên thế giới. Việc phát huy thế mạnh về công nghệ thông tin đó là công cụ hữu ích mang tính toàn cầu giúp cho các quốc gia, các lĩnh vực, các ngành nắm bắt thông một cách toàn diện kịp thời, giúp cho việc quản lý- điều hành trên mọi phương diện đạt hiệu quả cao. Trong cuộc sống hàng ngày, quá trình thông tin thường bao gồm các hoạt động như thu thập, lựa chọn, sắp xếp, lưu trữ, tìm kiếm . . . Ngày nay, hầu hết các quốc gia, các tổ chức và các công ty, ngân hàng đều hiểu rằng vị trí tương lai của họ trên thế giới và trong thị trường quốc tế phụ thuộc vào việc tận dụng chiệt để và hợp lý công nghệ thông tin để phát triển một cách nhanh chóng trong việc đổi mới nền sản xuất và phát triển kinh tế của mình. Phải nói rằng Công nghệ thông tin ở nước ta trong những năm gần đây đang có những bước phát triển đúng hướng, đưa công nghệ thông tin ứng dụng vào trong mọi ngành nghề, trong mọi lĩnh vực sản xuất, quản lý, khoa học kỹ thuật và hội nhập với các quốc gia trên thế giới là một hướng đi đúng của nước ta. 2.Vai trò của công nghệ thông tin đối với sự phát triển kinh tế của đất nước: Thông tin có một vai trò quan trọng đối với sự phát triển của một nền kinh tế, thông tin và tri thức luôn luôn hiện hữu trong mọi lĩnh vực đời sống kinh tế của xã hội. Khi nền công nghiệp sản xuất và kinh tế hàng hoá phát triển cao từ giữa thế kỷ 20 đến nay, nhiều nhu cầu về thông tin và xử lý thông tin mới nảy sinh và phát triển nhanh chóng, đòi hỏi sự đáp ứng kịp thời để phát triển nền kinh tế xã hội, do đó vai trò của thông tin trong sự phát triển kinh tế ngày càng quan trọng. Sự ra đời của máy tính điện tử và kỹ thuật tính toán đã đưa đến một cuộc cách mạng công nghiệp, tự động hoá điều khiển các thiết bị và các dây chuyền sản xuất, tin học hoá các hoạt động quản lý, kinh doanh. Nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực đang được thúc đẩy nhanh chóng, các hoạt động đó ngày càng tạo thêm nhiều giá trị gia tăng trong lĩnh vực kinh tế, làm cho thông tin trở thành một nguồn tài nguyên quốc gia quan trọng hàng đầu, ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong nhiều nền kinh tế trên thế giới. Sự tác động của công nghệ thông tin đối với các ngành nghề trong xã hội có thể kể ra như sau : + Đối với công nghiệp : Công nghệ thông tin đã tạo ra một ngành công nghiệp phát triển ,một ngành công nghiệp mới là một ngành công nghiệp công nghệ thông tin đang phát triển rất nhanh chóng . Việc áp dụng trong công nghiệp làm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm , tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng , tự động hoá các hoạt động thiết kế và chế tạo sản phẩm , tin học hoá cáchoạt động tiếp thị kinh doanh v . v. . . Bằng việc ứng dụng tự động hoá thiết kế , chế tạo sản phẩm với sự trợ giúp của máy tính mà con người đã làm chủ được công nghệ đó , sáng tạo và ứng dụng nó một cách linh hoạt trong nhiều lĩnh vực . + Đối với các dịch vụ thông tin như tài chính , ngân hàng , giáo dục truyền thanh , truyền hình , nó đã làm thay đổi một cách sâu sắc nội dung và hoạt động của loại hình đó . Công nghệ thông tin tạo điều kiện cho các hoạt động biến đổi theo hướng tăng hàm lượng trí tuệ , vì vậy trong nhiều trường hợp làm chuyển đổi vai trò của các dịch vụ đó , từ chỗ phục vụ thụ động sang chủ động đối với khách hàng , nó mang lại hiệu quả kinh tế trong xã hội hết sức to lớn . Tuy vậy, để đạt được những thành quả kinh tế ấy chỉ có thể đạt được nếu tin học hoá thực sự đi kèm với một quá trình quản lý nghiêm túc và sâu sắc . CHƯƠNG II. NHÌN CHUNG VỀ MỘT HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ Một hệ thống thông tin quản lý bao gồm thu thập thông tin để xử lý gọi là đầu vào sau đó đưa ra kết quả gọi là đầu ra. Các hoạt động thực tế Người ra quyết định Thu thập dữ liệu Xử lý phân loại sắp xếp thông tin Các thông tin được quản lý Các quyết định tác động trong thực tế 1. Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý Phương pháp truyền thống + Phương pháp truyền thống được chia thành các pha khảo sát đó là : Khảo sát Phân tích Thiết kế Xây dựng Cài đặt Bảo trì và phát triển + Dựa trên kỹ thuật lạc hậu do bản chất của hệ thống ban đầu nên việc viết chương trình đòi hỏi nhưngx lập trình viên chuyên nghiệp, các đặc tả phải chính xác. Lập kế hoạch dự án Phân tích HT Vận hành & Bảo trì Cài đặt & chuyển đổi hệ thống Thiết kế HT Xây dựng phần mềm và thử nghiệm Quá trình phát triển của hệ thống + Lập kế hoạch dự án :Việc lập kế hoạch dự án như một yêu cầu bắt buộc để tiến hành những bước sau: Không có dự án thì cũng không có việc xây dung HTTT. Việc hình thành dự án bao gồm các công việc sau: Xác định mục tiêu mà tổ chức đặt ra. Xác định các nhân tố quyết định sự thành công của việc đạt đến mục tiêu. Phân tích phạm vi của tổ chức có liên quan đến mục tiêu và các nhân tố quyết định sự thành công của việc đạt mục tiêu, Xác định các vấn đề có tác động và ảnh hưởng đến các yếu tố đạt mục tiêu và nêu ra các giải pháp tương ứng để giải quyết các vấn đề gặp phải. Xác định nguồn lực và khả năng huy động, sử dụng nguồn lực mà tổ chức có. Lựa chọn các giải pháp hợp lý để đạt mục tiêu của tổ chức. + Phân tích hệ thống : Là công việc trung tâm khi xây dung một HTTT. Nó bao gồm nhiều giai đoạn và khởi sự ngay trong giai đoạn lập kế hoạch vì công việc tìm hiểu nhu cầu và khả năng thực tế đã bắt đầu ngay từ khi làm chiến lược. Việc phân tích được chia thành nhiều công đoạn cụ thể. Phân tích hệ thống nhằm xác định nhu cầu thông tin của tổ chức. Các công cụ được sử dụng ở bước này là: Mô hình phân rã chức năng. Sơ đồ thực thể- các mối quan hệ. Sơ đồ luồng dữ liệu. + Thiết kế HT: sẽ cho một phương án tổng thể hay một mô hình đầy đủ của HTTT. Bao gồm tất cả các đặc tả về hình thức và cấu trúc HT, môi trường mà trong đó hệ thống hoạt động. Bản thiết kế gồm hai phần: Thiết lế logic và thiết kế vật lý. + Xây dựng phần mềm và thử nghiệm: lựa chọn phần mềm hạ tầng (hệ điều hành, hệ quản trị CSDL, ngôn ngữ lập trình) đã chọn. Sau đó là chọn các phần mềm đóng gói. Cuối cùng là chuyển các đặc tả thiết kế thành các phần mềm (các chương trình) cho máy tính . Chương trình được tiến hành kiểm tra thử nghiệm cho đến khi đạt yêu cầu đề ra. + Cài đặt và chuyển đổi HT : Quá trình bao gồm việc chuyển đổi toàn bộ hoạt động của tổ chức trong HT cũ sang hoạt động với HT mới bao gồm việc chuyển đổi dữ liệu, đào tạo và sắp xếp đội ngũ cán bộ làm việc trên HT mới. Kết quả chuyển đổi phải trả lời được câu hỏi: HT được xây dung làm việc trong điều kiện hiện thực như thế nào. Những người cuối cùng sử dụng phải được đào tạo về sử dụng HT. + Bảo trì và phát triển Tiến hành và cài đặt hệ thống Nâng cấp hệ thống Bảo vệ và duy trì hệ thống Phân tích hệ có cấu trúc + Phân tích hệ thống có cấu trúc là cách tiếp cận hiện đại với các giai đoạn phân tích và thiết kế chu trình phát triển hệ thống được chấp thuận để khắc phục những điểm yếu của cách tiếp cận truyền thống. + Quá trình phân tích và thiết kế sử dụng một số công cụ và kĩ thuật vẫn thường dùng để xây dựng cho cả mô hình hệ thống hiện đạivà hệ thống dự kiến, các mô hình này giúp các nhà phân tích ghi lại, thực hiện việc phân tích và thiết kế. Đồng thời xác định khuôn dạng mới cho hệ thống tương lai. + Những công cụ thông thường nhất gắn với việc phân tích hệ thống cấu trúc là: Sơ đồ dòng dữ liệu Mô hình thực thể Mô hình quan hệ Sơ đồ chức năng phân cấp Lịch sử tồn tại của thực thể Từ điển dữ liệu Ngôn ngữ có cấu trúc Họp xét duyệt + Phương pháp luận có cấu trúc không chỉ gồm có nhóm công cụ mô hình mà cả phương pháp tổ hợp và giao tiếp. Mỗi mô hình là một cái nhìn hiện hệ thống hiện tại và tương lai, đưa ra hỗ trợ bởi khuôn mẫu và bảng kiểm tra sẽ áp đặt cách tiếp cận chuẩn hoá cho qú trình phát triển. Ưu điểm của cách tiếp cận như vậy là các công cụ và các mô hình hỗ trợ kiểm tra chéo lẫn nhau làm cho hệ thống trở nên tin cậy. Tuy nhiên nó cũng có nhược điểm như làm giảm sự linh hoạt của nhà phân tích tìm ra các giải quyết sáng tạo. + Phân tích hệ thống có cấu trúc đem lại sự tách bạch, chính thức cái nhìn vật lý và logic của hệ thống. Mô hình hoá vật lý thường được dùng trong khảo sát hiện tại và trong thiết kế hệ thống mới, nó liên quan đến các ràng buộc vật lý có trong hệ thống . Mô hình logic thường được dùng trong việc phân tích các yêu cầu hệ thống, nó chỉ quan tâm đến chức năng nào cần cho hệ thống và thông tin nào cần thực hiện các chức năng đó. + Các mô hình được dùng trong phân tích hệ thống có cấu trúc được thiết kế và lựa chọn sao cho dễ hiểu nhất đối với người sử dụng, ghi nhận vai trò chủ chốt củae người sử dụng trong phát triển hệ thống. + Thiết kế hệ thống trên cơ sở cấu trúc dữ liệu, bởi vì nó sẽ ổn định hơn. Điều quan trọng trong phân tích và thiết kế hệ thống có cấu trúc là nó làm thay đổi tiến trình hệ thống trong giai đoạn phát triển và bảo hành. + Phân tích hệ thống có cấu trúc cũng được chia thành các giai đoạn có thể tiến hành song song. + Phân tích hệ thống có cấu trúc sẽ được hỗ trợ bởi những tiến bộ trong phần cứng và cả phần mềm. Các mô hình này được sử dụng để liên lạc với người sử dụng và cả những nhà xây dựng hệ thống tương lai, những nhà thiết kế và cài đặt sau này. 2. Cơ sở dữ liệu: Nhu cầu tích luỹ và xử lý các dữ liệu đã nảy sinh trong mọi công việc, trong mọi hoạt động của con người. Một bài toán nhỏ cũng cần đến dữ liệu, nhưng không nhất thiết phải quản lý dữ liệu này theo cách khoa học. Do khả năng tổng hợp của người xử lý, các dữ liệu tổng hợp được lấy ra và được xử lý mà không vấp phải khó khăn nào. Tuy nhiên khi bài toán có kích thước lớn hơn hẳn và số lượng dữ liệu cần phải xử lý tăng lên nhanh, lúc đó con người khó có thể quản lý hết được. Chúng đòi hỏi được quản lý tốt không phải và kích thước mà vì sự phức tạp của bản thân chúng. 2.1 Đặc điểm cơ bản của cơ sở dữ liệu : Là một tổ hợp bao gồm nhiều dữ liệu khác nhau nhưng có mối quan hệ với nhau, được lưu trữ ra bộ nhớ ngoài theo một quy định nào đó để tiện lợi cho nhiều người sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Nói tóm lại cơ sở dữ liệu là một tập hợp các dữ liệu được lưu trữ để phục vụ cho hệ thống ứng dụng. Phần chương trình ứng dụng để tổ chức, lưu trữ và xử lý dữ liệu. 2.2 Thiết kế cơ sở dữ liệu trong hệ thống thông tin: Việc thiết kế cơ sở dữ liệu là hoạt động sâu sắc trong việc phát triển hệ thống thông tin, việc thiết kế gồm 3 pha tách biệt nhau gọi là thiết kế khái niệm, logic và vật lý. Thiết kế cơ sở dữ liệu được đặt trong vòng đời hệ thống thông tin. Những nét điển hình của vòng đời hệ thống thông tin : Nghiên cứu tính khả thi Thu nhập các yêu cầu phân tích Thiết kế Chế tạo mẫu Cài đặt hoàn thiện Thực hiện Nghiên cứu tính khả thi liên quan đến việc xác định về giá của các phương án khác nhau trong thiết kế hệ thống thông tin và tính ưu tiên của các thành phần đa dạng trong hệ thống. Các pha trong thiết kế cơ sở dữ liệu: - Thiết kế khái niệm: Mục tiêu của thiết kế khái niệm là mô tả nội dung thông tin của cơ sở dữ liệu chứ không phải là mô tả cấu trúc lưu trữ do việc quản lý thông tin yêu cầu. Thiết kế khái niệm được thực hiện ngay cả khi việc cài đặt, hoàn thiện cuối cùng không sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu mà chỉ dùng hệ quản trị tệp và ngôn ngữ lập trình. - Thiết kế logic: Được bắt đầu bằng những lược đồ khái niệm và cho kết quả ra lược đồ logic. Lược đồ logic là mô tả cấu trúc cơ sở dữ liệu mà hệ quản trị cơ sở dữ liệu đã xử lý. Một mô hình logic là ngôn ngữ để xác định lược đồ logic, các mô hình logic hay được dùng nhất như mô hình quan hệ, mô hình mạng... Mô hình logic phụ thuộc vào lớp mô hình dữ liệu do hệ quản trị cơ sở dữ liệu dùng nhưng không phụ thuộc vào một hệ quản trị đặc biệt nào. - Thiết kế vật lý : Thiết kế vật lý bắt đầu từ lược đồ logic và kết thúc cới lược đồ vật lý. Lược đồ vật lý là mô tả cài đặt dữ liệu trên bộ nhớ ngoài nó mô tả các cấu trúc lưu trữ và các phương pháp truy nhập dùng để truy nhập dữ liệu có hiệu quả. Do đó thiết kế vật lý được sinh ra cho một hệ quản trị cơ sở dữ liệu riêng và các quyết định trong giai đoạn thiết kế vật lý cũng tác động lại cấu trúc của lược đồ logic Khảo sát và phân tích hệ thống Thiết kế hệ thống Đào tạo cơ bản Lựa chọn và trang thiết bị Xây dựng phần mềm ứng dụng Tổ chức thử nghiệm Đánh giá kết quả Tổ chức ứng dụng Đánh giá lại hệ thống Nâng cấp hệ thống Vòng đời của hệ thống thông tin PHẦN II: GIỚI THIỆU VỀ VISUALBASIC VÀ SQLSERVER CHƯƠNG I. NGÔN NGỮ VISUAL BASIC 1. Giới thiệu ngôn ngữ lập trình Visual Basic: Microsoft VisualBasic là hiện thân mới nhất, độc đáo nhất của ngôn ngữ Basic cho bạn phát triển trình ứng dụng của Windows toàn diện. VisualBasic cho ta viết, soạn thảo, kiểm tra các trình ứng dụng của Windows, hơn nữa nó còn có các file biên dịch trợ giúp “VisualBasic và Active X”, thậm trí các trình ứng dụng Internet, Online VisualBasic. VisualBasic là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng (OOP- Oriented Object Programming). Sử dụng VisualBasic có thể tạo ra các ứng dụng nhanh nhất với giao diện đẹp hỗ trợ mạnh cho người sử dụng. Hiện nay VisualBasic đã được tích hợp rất nhiều với các ngôn ngữ lập trình khác bằng VisualBasic.Net. Đặc biệt VisualBasic sử dụng để tạo ra các chương trình quản lý lớn như: quản lý nghiệp vụ Ngân hàng, nghiệp vụ Công ty Tài chính và các bài toán quản lý khác trong doanh nghiệp… 1.1 ưu điểm: - Sử dụng các đối tượng điều khiển sẵn có của môi trường Windows như: Forrm, TextBox, ComboBox, ListBox và các đối tượng khác. - Sử dụng các đối tượng điều khiển do các ứng dụng khác cung cấp (.OCX,.TBL…) - Sử dụng các thư viện của Windows (User32.DLL, Kernel32.DLL,…) để lập trình điều khiển hệ thống. - Sử dụng các thư viện DAO, ADO, RDO để truy cập tới các Cơ sở dữ liệu như Access, SQL-Server, ORACLE, DB2, Informic, Sybase. Sử dụng thư viện MAPI truy cập Exchange, Winsock để lập trình mạng. - Tích hợp với các ứng dụng khác trong môi trường Windows như: AutoCad, Winword,… - Tạo ra các ActiveX DLL, ActiveX Exe để các ứng dụng khác sử dụng. - Cung cấp các ActiveX DLL để nhúng vào các trang Web (.ASP) và để môi trường COM+ sử dụng. - Tích hợp với Crystal Report để tạo ra các báo cáo đầu ra. 1.2 Hạn chế: Đối với ngôn ngữ VisualBasic, lập trình hệ thống còn bị hạn chế so với các ngôn ngữ khác như Assemble, C++. Ngôn ngữ VisualBasic sử dụng khá nhiều các thư viện dùng chung của Windows (Shared Components) nên khi cài đặt ứng dụng khá phức tạp. Ngôn ngữ VisualBasic chưa có khả năng tốt để tạo ra các đối tượng điều khiển cũng như các DLL mang tính chất chuyên nghiệp. 1.3 Các đối tượng điều khiển trong VisualBasic: Mỗi đối tượng được xây dựng bởi các phần chính sau: + Properties (Đặc tính): Quy định các đặc điểm của đối tượng. + Method (Phương thức): Là công việc mà đối tượng có khả năng thực hiện được + Event (Sự kiện): Là sự nhận biết ảnh hưởng của các tác động bên ngoài lê đối tượng. Ta hiểu rằng sự kiện là một thủ tục, nó được thực hiện khi đối tượng bị ảnh hưởng của sự kiện đó. Visual Basic là một môi trường lập trình rất tốt cho các hướng đối tượng cho từng công việc khác nhau. Các thủ tục của Visual Basic được viết ra để sắp xếp theo dõi các đối tượng. Visual Basic 6.0 có thể xây dựng một đối tượng dễ dàng. Ví dụ như ta xây dựng một lớp mới(Class) với các thuộc tính, sự kiện và phương thức theo yêu cầu. Việc xây dựng các Class này là xây dựng một thư viện động DLL. Khi ta dịch thành DLL thì các ứng dụng khác trong Windows sử dụng một cách dễ dàng, thuận tiện. Với Visual Basic 6.0 ta có thể tạo ra một đối tượng điều khiển mới(.OCX) bằng cách tạo ra một Control mới trong Project. Trên Control này ta dùng các đối tượng có sẵn và viết thêm thuộc tính, thủ tục cần thiết. Việc xây dựng mới trên Control giống hệt như xây dựng chương trình trên Form và sau khi xây dựng xong ta tạo (.OCX) từ MenuFile. Mang tệp(.OCX) chép vào máy bất kỳ và sử dụng như một (.OCX) sẵn có trong VisualBassic 2. Công nghệ Activex: Là công nghệ mới của Microsoft được coi là để kết hợp Destop với Internet thành một, các công cụ điều khiển Activex cho những lập trình viên trên tất cả những hệ thống phát triển cuả PC. Nếu ta chọn cơ sở dữ liệu là SQL Server thì Activex sau đó có thể sử dụng mạnh nhất trong các môi trường Internet. - Ativex DLL là chương trình giống như Ativex exe nhưng nó cung cấp giao diện. Nó được dịch ra DLL, khi dịch nó tự động dăng ký vào hệ điều hành. Ativex Document DLL là Ativex DLL có giao diện chạy hoàn toàn trên trang Web. Nừu dùng Ativex Document DLL để làm với cơ sở dữ liệu thì ta phải chọn cơ sở dữ liệu Client Server (ta chọn SQL Server). 3. Thư viện ADO(ActiveX Data Object) và cấu trúc OLE DB/ADO Cho đến Visual Basic 5.0, ADO (dữ liệu đối tượng Ativex – Ativex Data Object) trở thành nền tảng của kỹ thuật truy cập cơ sỏ dữ liệu Internet. Trong Visual Basic 6.0, ADO 2.0 trở nên càng quan trọng hơn. ADO là thư viện dùng để thiết kế các ứng dụng truy cập tới mọi cơ sở dữ liệu. ADO truy cập tới các CSDL qua OLE DB với tốc độ truy cập nhanh, bộ nhớ tốn ít, đĩa cứng không bị sử dụng nhiều. ADO sử dụng rộng rãi trong cả các trang Web. Để thực hiện được thư viện ADO trong VB cần thực hiện các bước nạp thư viện theo thứ tự sau: VB -> Project -> References. Các thành phần ADO: + Connect: Dùng để tạo kết nối với cơ sở dữ liệu. + Error : Chứa các lỗi trả về khi thựchiện thao tác với dữ liệu. + Command: Đối tượng được tạo ra từ cơ sở dữ liệu bằng cách thực hiện một câu lệnh SQL. + Parameter: Các tham số gắn liền với đối tượng command và truyền vào các Query có tham số hoặc có thủ tục gắn liền với dữ liệu. + Recordset: Tập hợp các bản ghi là kết quả của viẹc mở một bảng dữ liệu hoặc thực hiện một câu lệnh SQL. + Field: Đại diện cho một trường trong dữ liệu với các kiểu dữ liệu thông dụng. + Property: Đại diện cho các thuộc tính động của các đói tưọng thuộc ADO. b. Mô hình ADO: CONNECTION ERRORS ERRORS PARAMETERS RECORDSET FIELDS PARAMETERS FIELDS COMMAND Mỗi đối tượng Connection, Command, Recordset, Field đều có phần Properties (thuộc tính). CONNECTION COMMAND RECORDSET FIELDS PROPERTIES PROPERTY c. Cấu trúc OLE DB/ ADO OLEDB được thiết kế để thay ODBC như một phương thức để truy cập dữ liệu . ODBC hiện thời là tiêu chuẩn phía Client. Sử dụng Window rất phổ biến đẻ truy cập các dữ liệu quan hệ bởi nó thiết lập các Server cơ sở dữ liẹu quan hệ càng tổng quát càng tốt đến các ứng dụng Client . OLEDB đi sâu hơn một bước làm cho tất cả nguồn dữ liệu trở thành tổng quát đối với ứng dụng Client. Phần lớn các nhà lập trình không tương tác rtrực tiếp với OLE DB. Thay vào đó, họ lập trình với ADO, mô hình đối tượng cung cấp giao diện với OLE DB ClientWorkstation Client Application Remote Data Object Active X Data Object ODBC Driver OLE DB Data Provider ODBC Driver Manager OLE DB Document Server Email Server Relational Database Có nhiều khả năng bạn có thể dùng ADO và OLE DB để đạt được nguồn dữ liệu quan hệ ngay khi không có trình cung cấp OLE DB cục bộ. Bởi vì nó có trình cung cấp OLE DB tổng quát cho cơ sở dữ liệu quan hệ ODBC. Ta chi cần lập trình với phần giao diện người sử dụng ở phía Client. Bởi việc truy cập dữ liệu trên ứng dụng Visual Base và trên trình duyệt Web được chuyển hết về phía AtiveX Server, ta có thể bảo đảm rằng logic chương trình luôn nhất quán, bất kể loại ứng dụng nào đang được dùng. CHƯƠNG II. NGÔN NGỮ SQL SERVER 1. Giới thiệu: SQL là một ngôn ngữ truy vấn tới mọi Cơ sở dữ liệu ( Access, Fox, SQL Server, Oracle, DB2, Infomix, SysBase). SQL-Server là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu (Data base Managerment). SQL Server là CSDL Client/Server có khả năng xử lý các yêu cầu từ xa, trả lời kết quả cho Client. Để giao tiếp được với SQL-Server đường kết nối phải cung cấp các giao thức: TCP/IP, NETBUI, NWLink,… SQL Server hỗ trợ các giao dịch phân tán, là Các giao dịch được thực hiện ở nhiều CSDL trên nhiều máy khác nhau và đồng thời ghi nhận cùng một lúc. Dùng SQL có thể: Truy vấn dữ liệu. Thêm vào, cập nhật và huỷ bỏ các hàng của bảng. Tạo mới, thay đổi và huỷ bỏ các đối tượng cơ sở dữ liệu. Kiểm soát truy vấn đến cơ sở dữ liệu và các đối tượng cơ sở dữ liệu. Đảm bảo tính nhất quán dữ liệu 2. Lệnh SQL: Giống như mô hình điều hướng của DAO (Data Access Object), SQL cung cấp cả hai phần, ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu (DDL - Data Definition Language) và ngôn ngữ thao tác dữ liệu (DML - Data Manipulation Language). Tuy có vài phần trùng lặp, nhưng những câu lệnh DDL cho phép bạn tạo và định nghĩa các CSDL, các trường, các chỉ mục mới, trong khi những câu lệnh DML để bạn xây dựng các truy vấn, sắp xếp, lọc, và trích dữ liệu từ trong CSDL. Những thao tác DDL DDL bao gồm một số lệnh bạn có thể dùng để tạo bảng và chỉ mục, và sửa đổi các bảng bằng cách thêm hoặc loại bỏ các cột hoặc chỉ mục. Các câu lệnh DDL trong SQL là biểu thức được xây dựng chung quanh những mệnh đề sau: CREATE Dùng để tạo mới các bảng, các trường và các chỉ mục. DROP Dùng để xoá các bảng và chỉ mục khỏi CSDL. ALTER Dùng để sửa đổi các bảng bằng cách thêm trường, thay đổi định nghĩa của các trường. - Tạo một bảng: Để tạo một bảng trong CSDL, dùng câu lệnh CREATE TABLE. Một câu lệnh hoàn chỉnh nhận các đối số là tên bảng, tên các trường, kiểu dữ liệu của các trường và độ rộng của các trường. - Tạo và xoá chỉ mục: Có ba cách khác nhau để tạo chỉ mục: Lúc bắt đầu tạo bảng với câu lệnh CREATE TABLE Với câu lệnh CREATE INDEX. Với câu lệnh ALTER TABLE Ví dụ sau đây minh hoạ cách tạo ra một bảng với ba trường có chỉ mục: CREATE TABLE Employees ([First Name] TEXT(25), [Last Name] TEXT(25), _ [Date of Birth] DATETIME, CONSTRAINT EmployeesIndex UNIQUE _ ([First Name], [Last Name], [Date of Birth])); CREATE TABLE Employees ([First Name] TEXT(25), [Last Name] TEXT(25), _ [Date of Birth] DATETIME CONSTRAINT EmployeesIndex PRIMARY); Những thao tác DML Phần ngôn ngữ thao tác trên dữ liệu (DML - Data Manipulation Languague) được dùng để lấy các bản ghi trong các bảng, cập nhật, thêm, xoá các bản ghi của các bảng. Có một số câu lệnh hỗ trợ các tác vụ này, nhưng phần lớn là có cấu trúc của câu lệnh SELECT. Các câu lệnh DML là các biểu thức được xây dựng dựa trên các mệnh đề sau: SELECT Dùng để truy vấn CSDL để lấy được những bản ghi thoả mãn những tiêu chuẩn nào đó. INSERT Dùng để chèn một nhóm dữ liệu vào CSDL thông qua một thao tác. UPDATE Dùng để thay đổi giá trị của những trường, những bản ghi cụ thể. DELETE Dùng để loại bỏ những bản ghi ra khỏi CSDL. Dạng tổng quát của câu lệnh SELECT là: SELECT fieldlist FROM tablenames IN databasename WHERE searchconditions GROUP BY fieldlist HAVING group criteria ORDER BY fieldlist WITH OWNERACCESS OPTION Có thể dùng mệnh đề INSERT INTO để thêm các bản ghi vào bảng hay tạo một truy vấn bổ sung. Cú pháp sau đây thực hiện truy vấn bổ sung nhiều bản ghi: INSERT INTO target [IN externaldatabase] SELECT [source.]field1[, field2[, ...] FROM tableexpression Ngược lại, dùng cú pháp sau để thực hiện truy vấn bổ sung một bản ghi: INSERT INTO target [(field1[, field2[,...]])] VALUES (value1[, value2[, ...]) Truy vấn UPDATE thay đổi giá trị trong các trường được thoả mãn các điều kiện cập nhật. UPDATE table SET newvalue WHERE criteria; 3. Mệnh đề SQL: Mệnh đề là những điều kiện thay đổi được dùng để xác định dữ liệu bạn muốn chọn, muốn thao tác. Bảng sau liệt kê những mệnh đề bạn có thể dùng. FROM : Liệt kê danh sách các bảng mà ta cần lấy các bản ghi từ đó. WHERE : Xác định các điều kiện mà bản ghi được chọn phải đáp ứng được. GROUP BY: Dùng để nhóm các bản ghi được chọn thành các nhóm riêng biệt. HAVING: Dùng để đưa ra điều kiện cho mỗi nhóm. ORDER BY: Dùng để sắp xếp các bản ghi được chọ theo một thứ tự nào đó. 4. Những toán hạng SQL: Có hai loại toán hạng trong SQL: toán hạng logic và toán hạng so sánh. Toán hạng logic: Toán hạng logic được dùng để nối các biểu thức, thường là trong phạm vi của mệnh đề WHERE. Ví dụ như: SELECT * FROM MY_TABLE WHERE Condition1 AND Condition2; Những toán tử logic bao gồm: AND, OR, NOT Toán hạng so sánh: Toán hạng so sánh được dùng để so sánh tương đối giá trị hai biểu thức để xác định những hoạt động nào sẽ được thực hiện. Ví dụ: SELECT * FROM Publishers WHERE PubID = 5; Những toán tử so sánh bao gồm: < Less than <= Less than or equal to > Greater than >= Greater than or equal to = Equal to Not equal to 5. Hàm tổng hợp Hàm tổng hợp (hàm nhóm) được dùng trong phạm vi của mệnh đề SELECT trên một nhóm bản ghi để trả lại một giá trị. Ví dụ, hàm AVG có thể trả lại giá trị trung bình của tất cả các giá trị trong một trường cụ thể. Bảng sau liệt kê danh sách các hàm tổng hợp. AVG Trả lại giá trị trung bình trong một trường. COUNT Trả lại số bản ghi được chọn. SUM Hàm tính tổng các giá trị trong một trường cụ thể. MAX Hàm trả về giá trị cực đại của trường đó. MIN Hàm trả về giá trị cực tiểu của trường đó. PHẦN III: PHÂN TÍCH NGHIỆP VỤ CHƯƠNG I. YÊU CẦU CỦA NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ VỐN CÁ NHÂN 1. Cách quản lý nghiệp vụ quản lý vốn hiện tại: Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của Công ty TàI chính là Huy động vốn. Việc huy động vốn từ cá nhân là hiệu quả nhất với lãI suất hợp lý và chính vì vậy các nghiệp vụ Huy động vốn từ cá nhân hiện nay bao gồm: Huy động tiết kiệm; ủy thác quản lý vốn cá nhân; ủy thác quản lý vốn đầu tư; Đối với huy động tiết kiệm nghiệp vụ được quản lý tương tự như các Ngân hàng TMCP khác nhưng nguồn huy động tại Công ty Dầu khí chỉ được huy động từ các cán bộ nhân viên thuộc ngành Dầu khí. Nghiệp vụ ủy thác vốn cá nhân là nhận tiền của các nhân ủy thác cho Công ty Tài chính để thực hiện một số mục đích kinh doanh. Số tiền ủy thác vốn cá nhân được tính lãi tương đương với lãi suất tiết kiệm. Đặc biệt ủy thác quản lý vốn đầu tư Tại công ty Dầu khí là số tiền công ty tài chính Dầu khí nhận từ các cá nhân, sau đó đầu tư dự án. Lợi nhuận mang lại từ dự án sẽ được chia cho các cá nhân ủy thác sau khi Công ty đã trừ chi phí quản lý. Mỗi dự án đầu tư đều có những quyền lợi khác nhau và có những hình thức ký hợp đồng khác nhau: Dự án mà các nhân luôn luôn được lợi nhuận và hoàn toàn bảo toàn vốn (Hợp đồng có chỉ định): Những dự án này lợi nhuận chi cho cá nhân là rất thấp bởi lý do Công ty tài chính chịu hoàn toàn rủi ro từ dự án mang lạil Dự án mà cá nhân cùng chia sẻ rủi ro với Công ty Tài chính (Hợp đồng cùng chia sẻ rủi ro): Dự án này lợi nhuận cao hơn do cá nhân cùng chia sẻ rủi ro từ phía dự án; Để đảm bảo quyền lợi cho 2 bên, số tiền ủy thác được quy đổi ra USD tại thời điểm đầu tư. Lợi nhuận cũng được tính ra USD và khi chi trả lợi nhuận cho khách hàng được quy đổi ra VND áp dụng tỷ giá hiện tại. Khi dự án kết thúc, Công ty tài chính sẽ hoàn tất lợi nhuận còn lại cùng với số tiền mà các cá nhân đã ủy thác cho Công ty. Số tiền này được quy đổi ra hoàn toàn VND với tỷ giá hiện hành. 2. Quy trình nghiệp vụ tại công ty tài chính dầu khí (PVFC) Sau khi có dự án đầu tư, Công ty Tài chính dầu khí tiến hành việc thông báo tới cá nhân bằng những tờ rơi với nội dung ngắn gọn. Khi cá nhân đến giao dịch tại Công ty Tài chính sẽ tuân theo các quy trình cụ thể sau: Ký hợp đồng ủy thác: Nội dung hợp đồng ủy thác đã được máy tính nạp sẵn và tự động cấp mã số khi nhập thông tin. Trong hợp đồng ký kết với khách hàng đã quy định số tiền ủy thác quy đổi ra USD và đặc biệt phân loại hợp đồng. Hợp đồng được in ra 4 bản, Công ty Tài chính ký tên đóng và gửi cho khách hàng 2 bản. Sau thời hạn quy định trong hợp đồng (15 ngày), Công ty tài chính sẽ in ra thông báo yều cầu chuyển tiền để gửi khách hàng. Trong thông báo quy định số tiền có thể chuyển về ngân hàng hoặc nộp bằng tiền mặt tại Công ty Dầu khí. Khách hàng nộp tiền mặt tại Công ty: Công ty sẽ nhập giao dịch bằng phần mềm, ghi ngày hiệu lực bắt đầu tính lợi nhuận sau này. Công ty hạch toán kế toán và in phiếu thu lưu và gửi khách hàng 1 liên. Khách hàng nộp tiền vào tài khoản Công ty tại Ngân hàng: Nếu khách hàng nộp tiền vào Ngân hàng (ví dụ Ngân hàng ngoại thương – VCB), sau 1 đến 2 ngày Công ty sẽ nhận được thông báo từ Ngân hàng (sổ phụ tài khoản), căn cứ thông báo, ngày hiệu lực, Công ty sẽ tiến hành nhập giao dịch có ngày hiệu lực tương đương khi khách hàng nộp tiền vào tài khoản. Công ty tiến hành hạch toán kế toán. Cuối năm khi các dự án quyết toán xong (thông thường vào quý 1 năm sau), dự án sẽ thông báo lợi nhuận từ dự án cho công ty và chuyển lợi nhuận về Công ty. Công ty sẽ tiến hành tính lợi nhuận, tính phí quản lí và in phần còn lại cho khách hàng bằng những thông báo gọi là thông báo tính lợi nhuận. Khách hàng nhận được thông báo sẽ đến Công ty lĩnh lợi nhuận. Số tiền lợi nhuận được quy đổi ra VND áp dụng tỷ giá hiện hành. Công ty đồng thời hạch toán kế toán và làm các thủ tục chi cho khách hàng. Trong trường hợp có những thay đổi hợp đồng, Công ty sẽ sửa một số nội dung của hợp đồng trong máy tính và in ra bằng phụ lục tiếp theo để gửi cho khách hàng. Cuối kỳ dự á._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDA0617.DOC
Tài liệu liên quan