Vai trò calcium trong việc tăng năng xuất và phẩm chất đậu phộng MD7 trên vùng đất cát Bảy núi-An Giang

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ________________ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG VAI TRÒ CALCIUM TRONG VIỆC TĂNG NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT ĐẬU PHỘNG MD7 (Arachis hypogaea L.) TRÊN VÙNG ĐẤT CÁT BẢY NÚI - AN GIANG Chủ nhiệm đề tài: LÊ THANH PHONG Long Xuyên, tháng 10 năm 2008 TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ________________ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG VAI TRÒ CALCIUM TRONG VIỆC TĂNG NĂN

pdf68 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2002 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Vai trò calcium trong việc tăng năng xuất và phẩm chất đậu phộng MD7 trên vùng đất cát Bảy núi-An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
G SUẤT VÀ PHẨM CHẤT ĐẬU PHỘNG MD7 (Arachis hypogaea L.) TRÊN VÙNG ĐẤT CÁT BẢY NÚI - AN GIANG Chủ nhiệm đề tài: LÊ THANH PHONG Long Xuyên, tháng 10 năm 2008 LỜI CẢM TẠ Tác giả xin chân thành cảm tạ: UBND tỉnh An Giang, Ban giám hiệu Trường Đại học An Giang, Ban giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông thôn, Phòng Quản lý khoa học và Họp tác quốc tế - Đại học An Giang đã tạo điều kiện cho tôi được đi học và hoàn thành đề tài này. Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Bảo Vệ, Nguyên Trưởng Khoa Nông Nghiệp & Sinh học Ứng dụng đã tận tình hướng dẫn, chỉ dạy và động viên để tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Cảm ơn Phòng thí nghiệm trung tâm của trường Đại học An Giang đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi khi phân tích mẫu cây trồng tại Trường Đại học An Giang. Các em sinh viên lớp ĐH4_PN, Đại học An Giang, các em sinh viên Đại học Cần Thơ đã phụ giúp tôi hoàn thành các chỉ tiêu thí nghiệm. Xin cảm ơn với tấm lòng trân trọng. i TÓM LƯỢC Đề tài “Vai trò Calcium trong việc tăng năng suất và phẩm chất đậu phộng (Arachis hypogaea L.) trên vùng đất cát Bảy Núi - An Giang” được thực hiện trong vụ Đông Xuân năm 2006, nhằm xác định dạng và liều lượng Ca làm tăng năng suất và chất lượng đậu phộng trồng trên khu vực Bảy Núi. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức dãy lô phụ với 3 lần lặp lại, gồm 12 nghiệm thức là tổ hợp của 3 dạng phân (CaCO3, CaSO4 và CaO) với 4 liều lượng Ca (0, 10, 20, 40 kg Ca.ha-1) trên vùng đất cát pha thịt, thuộc nhóm đất cát phong hóa tại chỗ ở vùng Bảy Núi An Giang. Chiều cao của cây, hàm lượng dầu và protein của giống đậu phộng MD7 không chịu ảnh hưởng bởi dạng và liều lượng Ca. Dạng Ca không ảnh hưởng đến các chỉ tiêu như số lượng, trọng lượng nốt sần, tổng số trái trên cây, số trái già trên cây, số hột chắc trên trái, số hột lép trên trái, trọng lượng 100 hột chắc và hàm lượng Ca ở lá, thân-rễ, vỏ và hột, nhưng đa số các chỉ tiêu này chịu ảnh hưởng bởi liều lượng Ca được bón. Liều lượng Ca càng tăng thì càng làm tăng trọng lượng khô của nốt sần, tỷ lệ nốt sần hữu hiệu, tỷ lệ hột chắc trên trái, tỷ lệ nhân và làm giảm số hột lép trên trái có ý nghĩa thống kê 5% so với đối chứng. Dạng và liều lượng Ca đều có ảnh hưởng đến năng suất thực tế và lý thuyết của đậu phộng. Calcium dạng CaSO4 có hiệu quả nhất và cho năng suất lý thuyết và thực tế cao hơn hai dạng còn lại. Liều lượng Ca càng tăng thì năng suất lý thuyết và thực tế càng tăng có ý nghĩa thống kê mức 5% so với đối chứng. Lợi nhuận biên chỉ chịu ảnh hưởng bởi dạng Ca, còn hiệu quả đồng vốn chịu ảnh hưởng bởi cả dạng và liều lượng Ca. Bón Ca dạng CaSO4 ở nồng độ 40 kg Ca.ha-1 cho lợi nhuận biên và hiệu quả đồng vốn cao nhất so với các dạng và liều lượng còn lại. ii MỤC LỤC Đề mục Trang LỜI CẢM TẠ i TÓM LƯỢC ii MỤC LỤC iii DANH SÁCH HÌNH vi DANH SÁCH BẢNG vii CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU 1 I. Sự cần thiết của đề tài 1 II. Mục tiêu đề tài 1 III. Nội dung nghiên cứu 1 VI. Cơ sở lý thuyết của đề tài và phương pháp nghiên cứu 2 1. Cơ sở lý thuyết 2 1.1. Yêu cầu sinh thái và dinh dưỡng của cây đậu phộng 2 1.1.1. Yêu cầu về sinh thái 2 1.1.2. Yêu cầu về dinh dưỡng 2 1.2. Nguyên tố khoáng calcium và vai trò đối với cây trồng 4 1.2.1. Nguyên tố khoáng calcium 4 1.2.2. Sự hấp thu và đồng hóa calcium trên cây trồng 4 1.2.3. Vai trò calcium đối với cây trồng 5 1.3. Calcium trong đất và sự tương tác giữa calcium với các yếu tố khác 6 1.3.1. Phản ứng của các dạng calcium trong đất 6 1.3.2. Một số tương tác giữa calcium với các nguyên tố khác 7 1.3.3. Các loại nguyên liệu có chứa calcium 7 1.3.4. Ảnh hưởng của các dạng và liều lượng phân calcium đến sự phát triển của đậu phộng 8 1.3.5. Triệu chứng thiếu calcium trên cây đậu phộng 11 1.4. Vai trò của Calcium trong việc thành lập quả và hột đậu phộng 11 1.5 Điều kiện tự nhiên vùng nghiên cứu 12 1.5.1. Đất 12 1.5.2. Khí hậu và thủy văn 13 2. Phương tiện và phương pháp nghiên cứu 14 2.1. Địa điểm và thời gian thí nghiệm 14 iii Đề mục Trang 2.2. Vật liệu và phương tiện thí nghiệm 15 2.3. Phương pháp bố trí thí nghiệm 16 2.4. Các chỉ tiêu thí nghiệm 16 2.4.1. Các chỉ tiêu nông học, nốt sần và năng suất 16 2.4.2. Các chỉ tiêu phân tích trong phòng thí nghiệm 18 2.5. Kỹ thuật canh tác 21 2.6. Xử lý số liệu 22 CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 23 I. Ghi nhận tổng quan vùng nghiên cứu và địa điểm thí nghiệm 23 II. Thí nghiệm dạng và liều lượng calcium 23 1. Đặc tính nông học 23 1.1. Chiều cao cây 23 1.2. Số nhánh trên cây 25 2. Chỉ tiêu nốt sần 25 2.1. Số lượng nốt sần trên cây 25 2.2. Trọng lượng nốt sần 26 2.3. Nốt sần hữu hiệu 27 3. Thành phần năng suất 29 3.1. Tổng số trái trên cây 29 3.2. Số trái già trên cây 30 3.3. Số hột chắc trên trái già 31 3.4. Số hột lép trên trái già 32 3.5. Trọng lượng 100 hột chắc 33 3.6. Tỷ lệ nhân 33 4. Năng suất 34 4.1. Năng suất lý thuyết 34 4.2. Năng suất thực tế 35 5. Hàm lượng calcium trong lá, thân-rễ, vỏ và hột 36 5.1. Hàm lượng calicum trong lá 36 5.2. Hàm lượng calcium trong thân, rễ 37 5.3. Hàm lượng calcium trong vỏ trái 38 5.4. Hàm lượng calcium trong hột 38 6. Hàm lượng dầu và protein trong hột 39 6.1. Hàm lượng dầu trong hột 39 6.2. Hàm lượng protein trong hột 40 7. Hiệu quả kinh tế 40 iv Đề mục Trang 7.1. Lợi nhuận biên 41 7.2. Hiệu quả đồng vốn 42 CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 43 I. Kết luận 43 II. Đề nghị 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO 44 PHỤ LỤC 48 v DANH SÁCH HÌNH Stt Tên hình Trang Hinh 1: Phân bố lượng mưa theo tháng trong năm ở An Giang 13 Hinh 2: Sơ đồ bố trí thí nghiệm calcium trên đậu phộng 16 Hinh 3: Màu sắc nốt sần hữu hiệu và vô hiệu 17 Hinh 4: Chiều cao cây qua các giai đoạn sinh trưởng ở các (a) dạng và (b) liều lượng calcium được bón trên giống đậu phộng MD7 trồng tại vùng Bảy núi, tỉnh An Giang 24 Hinh 5: Số lượng các loại nốt sần trên cây ở các (a) dạng và (b) liều lượng calcium được bón trên giống đậu phộng MD7 trồng tại vùng Bảy núi, tỉnh An Giang 26 Hinh 6: Trọng lượng các loại nốt sần trên cây ở các (a) dạng và (b) liều lượng calcium được bón trên giống đậu phộng MD7 trồng tại vùng Bảy núi, tỉnh An Giang 28 Hinh 7: Nốt sần hữu hiệu ở các (a) dạng và (b) liều lượng calcium được bón trên giống đậu phộng MD7 trồng tại vùng Bảy núi, tỉnh An Giang 29 Hinh 8: Lợi nhuận biên ở các dạng calcium được bón trên giống đậu phộng MD7 trồng tại vùng Bảy núi, tỉnh An Giang 42 vi DANH SÁCH BẢNG Stt Tên hình Trang Bảng 1: Hàm lượng các dưỡng chất hấp thu từ đất trên trái và thân cây đậu phộng 3 Bảng 2: Các loại dưỡng chất đa lượng được hấp thu theo từng giai đoạn sinh trưởng của đậu phộng 3 Bảng 3: Hàm lượng dưỡng chất trong lá đậu phộng tính trên trọng lượng khô ở giai đoạn trổ hoa 3 Bảng 4: Các vật liệu vôi thông thường và giá trị trung hòa được dùng để điều chỉnh pH đất 6 Bảng 5: Ảnh hưởng các dạng calcium với năng suất đậu phộng 8 Bảng 6: Năng suất ở các dạng cây của cây đậu phộng khi bón calcium dạng CaSO4 9 Bảng 7: Năng suất đậu phộng với các liều lượng vôi bón trên một số loại đất nhẹ ở Ba Vì 10 Bảng 8: Năng suất đậu phộng với các liều lượng vôi bón trên một số loại đất nhẹ ở Hà Bắc và Nghệ Tỉnh 11 Bảng 9: Đặc tính đất ở điểm thí nghiệm xã An Cư, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, năm 2007 14 Bảng 10: Thời tiết ở khu vực Bảy Núi, tỉnh An Giang trong vụ Đông Xuân 2007 15 Bảng 11: Hàm lượng calcium trong các dạng phân calcium sử dụng cho thí nghiệm 15 Bảng 12: Các nghiệm thức được thực hiện trong thí nghiệm 16 Bảng 13: Kích thước các loại nốt sần A, B và C 17 Bảng 14: Các thời kỳ bón phân cho thí nghiệm đậu phộng, vụ Đông Xuân 2007 22 Bảng 15: Chiều cao cây ở các nghiệm thức bón calcium qua các giai đoạn sinh trưởng trên giống đậu phộng MD7 trồng tại vùng Bảy Núi, tỉnh An Giang 24 Bảng 16: Số nhánh trên thân chính ở các nghiệm thức bón dạng và liều lượng calcium, ở giai đoạn thu hoạch trên giống đậu phộng MD7, trồng tại vùng Bảy Núi, tỉnh An Giang 25 Bảng 17: Số lượng nốt sần trên cây ở các nghiệm thức bón calcium trên giống đậu phộng MD7 trồng tại vùng Bảy Núi, tỉnh An Giang 26 Bảng 18: Trọng lượng nốt sần ở các nghiệm thức bón calcium trên giống đậu phộng MD7 trồng tại vùng Bảy Núi, tỉnh An Giang 27 Bảng 19: Tỷ lệ nốt sần hữu hiệu ở các nghiệm thức bón calcium trên giống đậu phộng MD7 trồng tại vùng Bảy Núi, tỉnh An Giang 29 Bảng 20: Tổng số trái trên cây ở các nghiệm thức bón calcium trên giống đậu phộng MD7 trồng tại vùng Bảy Núi, tỉnh An Giang 30 Bảng 21: Số trái già trên cây ở các nghiệm thức bón calcium trên giống đậu phộng MD7 trồng tại vùng Bảy Núi, tỉnh An Giang 30 vii Stt Tên hình Trang Bảng 22: Số hột chắc trên trái già ở các nghiệm thức bón calcium trên giống đậu phộng MD7 trồng tại vùng Bảy Núi, tỉnh An Giang 31 Bảng 23: Số hột lép trên cây ở các nghiệm thức bón calcium trên giống đậu phộng MD7 trồng tại vùng Bảy Núi, tỉnh An Giang 32 Bảng 24: Trọng lượng 100 hột ở các nghiệm thức bón calcium trên giống đậu phộng MD7 trồng tại vùng Bảy Núi, tỉnh An Giang 33 Bảng 25: Tỷ lệ nhân ở các nghiệm thức bón calcium trên giống đậu phộng MD7 trồng tại vùng Bảy Núi, tỉnh An Giang 34 Bảng 26: Năng suất lý thuyết ở các nghiệm thức bón calcium trên giống đậu phộng MD7 trồng tại vùng Bảy Núi, tỉnh An Giang 34 Bảng 27: Năng suất thực tế ở các nghiệm thức bón calcium trên giống đậu phộng MD7 trồng tại vùng Bảy Núi, tỉnh An Giang 35 Bảng 28: Hàm lượng calcium trong lá ở các nghiệm thức bón calcium trên giống đậu phộng MD7 trồng tại vùng Bảy Núi, tỉnh An Giang 37 Bảng 29: Hàm lượng calcium thân-rễ ở các nghiệm thức bón calcium trên giống đậu phộng MD7 trồng tại vùng Bảy Núi, tỉnh An Giang 37 Bảng 30: Hàm lượng calcium trong vỏ trái ở các nghiệm thức bón calcium trên giống đậu phộng MD7 trồng tại vùng Bảy Núi, tỉnh An Giang 38 Bảng 31: Hàm lượng calcium trong hột ở các nghiệm thức bón calcium trên giống đậu phộng MD7 trồng tại vùng Bảy Núi, tỉnh An Giang 39 Bảng 32: Hàm lượng dầu trong hột ở các nghiệm thức bón calcium trên hột đậu phộng MD7 được trồng tại vùng Bảy Núi, tỉnh An Giang 40 Bảng 33: Hàm lượng protein trong hột ở các nghiệm thức bón calcium trên hột đậu phộng MD7 được trồng tại vùng Bảy Núi, tỉnh An Giang 40 Bảng 34: Lợi nhuận biên ở các nghiệm thức bón calcium trên giống đậu phộng MD7 trồng tại vùng Bảy Núi, tỉnh An Giang 41 Bảng 35: Hiệu quả đồng vốn ở các nghiệm thức bón calcium trên hột đậu phộng MD7 được trồng tại vùng Bảy Núi, tỉnh An Giang 42 viii 1 CHƯƠNG I MỞ ĐẦU I. Sự cần thiết của đề tài Đậu phộng (Arachis hypogaea L.) là loài cây hằng niên, thích hợp và phát triển tốt trên các loại đất có sa cấu nhẹ, tơi xốp, thoáng khí, đất có nhiều cát, thịt pha cát và ít thành phần sét (Nguyễn Bảo Vệ và Trần Thị Kim Ba, 2005). Hiện nay, cây đậu phộng được xác định là một loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho vùng đất triền núi thuộc khu vực Bảy Núi, hay còn gọi là “ruộng trên” của tỉnh An Giang. Điều khó khăn nhất ở đây là năng suất đậu phộng không ổn định và luôn thấp hơn so với các vùng đất khác trong và ngoài tỉnh. Năng suất bình quân năm 2004 ở Tri Tôn là 1,84 t.ha-1 thấp hơn nhiều so với huyện Tân Châu (2,57 t.ha-1), Châu Phú (3,56 t.ha-1),… Năng suất đậu phộng nơi đây thấp là do trái có chứa nhiều hột lửng và lép, nên chỉ có khoảng 7 kg hột đậu nhân trên giạ. Trong khi đó, đậu phộng trồng ở những vùng khác có trọng lượng hạt nhân từ 11-12 kg.giạ-1. Đất cát ở vùng Bảy Núi thuộc loại đất cát đang phong hoá tại chỗ từ đá gra-nít có lẫn mi-ca đen rất nghèo dinh dưỡng. Các loại đất phong hóa mạnh hàm lượng Ca rất thấp từ 0,1-0,3% Ca (Lê Văn Khoa, 1999). Trồng đậu phộng trên đất cát cần phải chú ý đến nguyên tố Ca, vì đất cát có hàm lượng Ca rất thấp (Đỗ Thị Thanh Ren, 2004). Người dân trồng đậu phộng thường ít hoặc không quan tâm đến việc bón phân Ca, và sử dụng dạng phân Ca nào thích hợp và liều lượng bón như thế nào cho cân đối với nhu cầu Ca của cây, cho nên thường xảy ra hiện tượng hột bị lép, lửng nhiều và cuối cùng là năng suất sụt giảm hoặc bị thất thu hoàn toàn. Chính vì vai trò vô cùng quan trọng của Ca đối với cây đậu phộng trồng trên vùng đất cát và nhu cầu thực tế của người dân huyện Tri Tôn và Tịnh Biên mà đề tài “Vai trò Calcium trong việc tăng năng suất và phẩm chất đậu phộng MD 7 (Arachis hypogaea L.) trên vùng đất cát Bảy Núi - An Giang” được thực hiện nhằm xác định dạng và liều lượng phân Ca thích hợp để gia tăng năng suất và phẩm chất đậu phộng trên địa bàn nghiên cứu. Như vậy, Ca có ảnh hưởng như thế nào đến năng suất và phẩm chất đậu phộng trồng trên vùng đất cát Bảy Núi? II. Mục tiêu đề tài Đánh giá ảnh hưởng của dạng và liều lượng của nguyên tố khoáng Calcium đến năng suất, phẩm chất và hiệu qủa kinh tế trên đậu phộng trồng trên vùng đất cát Bảy Núi, An Giang. III. Nội dung nghiên cứu Thí nghiệm về dạng và liều lượng của Calcium ảnh hưởng lên năng suất, phẩm chất và hiệu quả kinh tế của đậu phộng trồng ở vùng này. 2 VI. Cơ sỡ lý thuyết của đề tài và phương pháp nghiên cứu 1. Cơ sở lý thuyết 1.1. Yêu cầu sinh thái và dinh dưỡng của cây đậu phộng 1.1.1. Yêu cầu về sinh thái Gascho (2001) cho rằng đậu phộng cần nhiều ánh sáng và thời tiết ấm cho quá trình sinh trưởng, nhưng lại không mẫn cảm với điều kiện ngày dài, ngày dài sẽ cho hoa nhiều hơn. Nhiệt độ ảnh hưởng có ý nghĩa đến tốc độ phát triển và sinh trưởng của đậu phộng; nhiệt độ tối thích cho cây sinh trưởng dinh dưỡng và sinh sản là từ 25-30oC (Nguyễn Danh Đông, 1984). Cây đậu phộng thích hợp cho những vùng có vũ lượng từ 500-1200 mm, tuy nhiên cây vẫn phát triển tốt khi vũ lượng thấp hơn 500 mm và được phân bố đều trong suốt vụ trồng (Mutara, 2003). Khô hạn trong suốt giai đoạn sinh trưởng sinh sản là nguyên nhân làm noãn bị chết, giảm sự phát triển của hạt bởi việc giới hạn hấp thu Ca vào trái, và tăng sự tích lũy độc chất aflatoxin trong hạt (Gascho, 2001). Đậu phộng thường được trồng trên những loại đất có sa cấu nhẹ từ cát thô, cát mịn đến cát pha sét với lượng hữu cơ ở mức vừa phải từ 1-2% và thoát nước tốt (Gascho, 2001). Đất thoát nước tốt sẽ tạo sự thông thoáng cho rễ phát triển và sự cố định đạm của vi khuẩn cộng sinh được hiệu quả hơn. Đậu phộng sinh trưởng tốt trên những loại đất với pH tối hảo từ 5-7, tuy nhiên không thích hợp được trên những vùng đất có chứa nước nhiều. Theo Nguyễn Bảo Vệ và Trần Thị Kim Ba (2005) thì sa cấu đất quan trọng hơn là độ màu mỡ của đất trong canh tác đậu phộng. Vì vậy, việc trồng đậu phộng trên các vùng đất cát là một lợi thế vô cùng quan trọng của cây này so với nhiều loại cây trồng khác. 1.1.2. Yêu cầu về dinh dưỡng Đậu phộng là cây trồng rất có lợi thế về mặt dinh dưỡng so với các loại cây trồng khác khi chúng được trồng ở các vùng đất cát rất nghèo về dưỡng chất. Do đậu phộng có khả năng hấp thu được những dưỡng chất ở mức rất thấp trong đất, ở ngưỡng này thì những loại cây trồng khác trong cùng điều kiện không thể hấp thu được. Cho nên đậu phộng có thể sử dụng tốt lượng phân bón dư thừa của các vụ trước (Gillier and Silvestre, 1969). Bên cạnh đó, hiệu quả của quá trình cố định đạm trên đậu phộng sẽ quyết định đến lượng dinh dưỡng N lấy đi từ đất. Đậu phộng cần một lượng dinh dưỡng rất lớn để cho năng suất cao, tuy nhiên, phản ứng của đậu phộng đối với các loại chất dinh dưỡng thì rất biến đổi (Mutara, 2003). Sự hấp thu dinh dưỡng của đậu phộng từ đất theo từng bộ phận của cây và từng giai đoạn sinh trưởng được ghi nhận ở các Bảng 1, 2 và 3. Qua phân tích của một số tác giả cho thấy nhu cầu Ca của đậu phộng cao hơn P, vì hàm lượng Ca thường cao hơn P ở hầu hết các bộ phận của cây (Bảng 1 và 2). Việc hấp thu Ca cũng như những nguyên tố khoáng khác thường thấp vào giai đoạn cây con, cao vào giai đoạn cây sinh trưởng sinh sản và giai đoạn tạo trái (Bảng 2). Nhu cầu và vai trò của các nguyên tố đa vi lượng của đậu phộng như sau: + Đạm: Đậu phộng có khả năng tự cung cấp N thông qua nguồn đạm sinh học được tổng hợp từ các loài vi khuẩn Rhizobium spp. sống cộng sinh trên rễ. Nhu cầu đạm trên cây thay đổi theo giai đoạn sinh trưởng và nhu cầu N cao nhất trong giai đoạn trổ hoa và thành lập trái. Trong suốt giai đoạn sinh trưởng sinh sản có sự chuyển N từ lá đến nuôi trái, vì thế đôi khi có xuất hiện triệu chứng thiếu N trên lá (Cox và ctv., 1982). Trên những loại đất không có vi khuẩn Rhizobium spp. thì cần thiết phải bón nhiều N để đảm bảo năng suất đậu phộng (FAO, 1984). Hầu hết các vùng trồng đậu trên thế giới đều phải bón thêm 3 N để tránh thiếu đạm, ảnh hưởng đến năng suất, phản ứng thiếu N trên đậu phộng thường được quan sát rõ nhất ở những vùng đất cát (Gascho, 1991). + Lân: Đậu phộng cũng thường được trồng trên những vùng đất thiếu P ở nhiều nơi trên thế giới. Sự thiếu P xuất hiện khi đậu phộng được trồng trên đất cát với hàm lượng sét thấp, và sự kìm giữ P của đất không cao. Có thể khắc phục hiện tượng thiếu P bằng việc bón phân có chứa P. Cây đậu phộng có khả năng hấp thụ P rất cao, dù hàm lượng P trong đất rất thấp, điều này nói lên khả năng hấp thu dinh dưỡng P rất tốt ở đậu phộng và vượt trội hơn so với nhiều loại cây khác (Vũ Công Hậu và ctv., 1995). Cũng theo Vũ Công Hậu và ctv. (1995) thì lượng phân P cần thiết đối với cây trồng không cao, nhưng phải bón một lượng lớn phân P, do hiệu quả hấp thụ P rất thấp. Nhìn chung, yêu cầu về P của cây đậu phộng không lớn, nên hiệu quả bón phân P thường ít nổi bật. Bảng 1: Hàm lượng các dưỡng chất (Kg.ha-1) hấp thu từ đất trên trái và thân cây đậu phộng Loại dưỡng chất Bộ phận cây trồng Năng suất (T.ha-1) N P K Ca Mg S Trái 3 120 11 18 13 9 7 Thân cây 5 72 11 48 64 16 8 Tổng 192 22 66 77 25 15 Nguồn: Gascho, 1991 Bảng 2: Các loại dưỡng chất đa lượng (%) được hấp thu theo từng giai đoạn sinh trưởng của đậu phộng Loại dưỡng chất Giai đoạn sinh trưởng N P K Ca Mg Sinh trưởng dinh dưỡng 10 10 19 10 11 Sinh trưởng sinh sản 42 39 28 53 48 Chín 48 51 53 37 41 Nguồn: Longanathan và Krishnamoorthy, 1977 Bảng 3: Hàm lượng dưỡng chất trong lá đậu phộng tính trên trọng lượng khô ở giai đoạn trổ hoa Dưỡng chất Hàm lượng (%) Dưỡng chất Hàm lượng (Mg.kg-1) N 3,0 - 4,5 Mn 20 – 350 P 0,2 - 0,5 Fe 50 – 300 K 1,7 - 3,0 B 20 – 60 Ca 0,3 - 0,8 Cu 5 – 20 Mg 1,25 - 2,00 Zn 20 – 60 S 0,20 - 0,35 Al < 200 - Mo 0,1 - 5,0 Nguồn: Gillier và Silvestre, 1969 + Kali: Theo Mutara (2003) đậu phộng cần một lượng ít K trong quá trình sinh trưởng dinh dưỡng và sinh sản. Cây trồng lấy đi một lượng nhỏ K và chỉ đòi hỏi cung cấp thêm K khi mà đất có nồng độ K rất thấp. Tuy đã có nhiều nhận định đối với việc ảnh hưởng của K trên trái đậu phộng đã được báo cáo, nhưng đa số đồng ý là khi bón K trực tiếp thường không tốt đối với cây đậu phộng. Điều này được giải thích là do rễ cây đậu phộng có khả 4 năng hấp thu K rất tốt mặc dù mức độ hữu dụng của K trong đất rất thấp. Vì vậy, ở những loại đất có hàm lượng K hữu dụng thấp cũng hiếm khi thấy đậu phộng xuất hiện triệu chứng thiếu K (Walker và ctv., 1979). + Magnesium: Mg thiếu hiếm khi ảnh hưởng lên sự phát triển của cây trồng, tuy nhiên nó rất cần thiết cho việc vận chuyển P trong quá trình thành lập dầu và ảnh hưởng đến khả năng phát triển của hột. Việc bón Mg trong giai đoạn trái đang phát triển, một phần Mg sẽ được vận chuyển từ rễ đến trái, một phần sẽ được trái hấp thu trực tiếp. Không giống như Ca, việc thiếu Mg ở vùng trái thì không có ảnh hưởng đến sự phát triển trái ở một số giống đậu phộng (Zharare và ctv., 1997). Vì thế mà có rất ít những triệu chứng thiếu Mg trên cây đậu phộng được ghi nhận. + Phân vi lượng: Sự hữu dụng của các nguyên tố vi lượng trong đất tùy thuộc vào pH đất, cation trao đổi, sự tương tác giữa các nguyên tố khoáng, tính chất vật lý và hóa học của đất (Mutara, 2003; Ngô Ngọc Hưng, 2004). Đậu phộng cần các nguyên tố vi lượng thiết yếu như B, Cu, Fe, Mn, Mo và Zn (Gillier và Silvestre, 1969; Nguyễn Bảo Vệ và Trần Thị Kim Ba, 2005). Quá trình cộng sinh để sinh tổng hợp đạm trên đậu phộng không chỉ phụ thuộc vào Mo và Co mà còn các nguyên tố khác như B, Cu và Zn. Trong các nguyên tố vi lượng thì B là quan trọng nhất, bởi vì nó đóng vai trò quan trọng đối với chất lượng và mùi vị của hột (Mutara, 2003). 1.2. Nguyên tố khoáng calcium và vai trò đối với cây trồng 1.2.1. Nguyên tố khoáng calcium Calcium là nguyên tố đứng thứ 20 trong bảng hệ thống tuần hoàn, có hóa trị 2 và khối lượng phân tử là 40,08 g. Davy đã phát hiện ra nguyên tố này vào năm 1807, Von Sachs và Knop chứng minh nó rất cần thiết cho cây trồng vào 1860 (Jones, 2003). Calcium là một nguyên tố tương đối lớn, có bán kính ion thủy hóa là 0,412 nm, năng lượng thủy hóa 1.577 J.mol-1 và được xem là một trong những nguyên tố khoáng dinh dưỡng thiết yếu đối với cây trồng. Calcium là nguyên tố hội đủ 3 tiêu chuẩn của một dưỡng chất thiết yếu cho cây đã được đề nghị bởi Arnon và Stout vào năm 1939 (Jones, 2003). Theo một số tác giả thì một nguyên tố được xem là thiết yếu đối với cây trồng phải thỏa mãn 3 điều kiện sau: (1) Thực vật không thể hoàn tất chu kỳ sống nếu không có sự hiện diện của nó; (2) Chức năng của nó không thể thay thế bởi một nguyên tố khoáng khác; (3) Nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự dinh dưỡng của thực vật, hoặc là thành phần của các chất sống, hoặc là chất không thể thay thế cho hàng loạt các phản ứng của các enzyme (Lê Văn Hoà và ctv., 2001; Nguyễn Xuân Trường, 2003; Võ Thị Gương, 2004). Nguồn cung cấp sơ khởi của Ca là nguồn nguyên liệu vôi như calcite, dolomite, vôi kết tủa và vôi nung. Sự phong hóa của khoáng chất phóng thích ion Ca2+, các ion này được hấp phụ trong keo đất vô cơ và hữu cơ, các hợp phần của phiến sét, tích tụ thành từng mảnh nhỏ và nằm trong cấu trúc đất. Calcium được hấp phụ trên bề mặt của keo đất và trong dung dịch đất thì rất hữu dụng cho cây trồng (Jones, 2003). Mặc dù Ca thường gọi là nguyên tố kiềm hoặc cation cơ bản làm gia tăng pH trong đất sau khi bón Ca dạng vôi bột. Sự trung hòa pH này xuất phát không những từ Ca2+, mà còn từ phản ứng kết hợp của gốc CO32-. Các nguồn Ca khác ít ảnh hưởng trên pH đất, chúng gồm có thạch cao (CaSO4), Ca(NO3)2 và CaCl2 (Jones, 2003). 1.2.2. Sự hấp thu và đồng hóa calcium trên cây trồng Calcium di chuyển trong đất chủ yếu theo cách trực di và được cây trồng hấp thu dưới dạng Ca2+ (Đỗ Thị Thanh Ren, 2004). Chúng được hấp thu thụ động và bị giới hạn ở vùng 5 chóp rễ nơi mà vách tế bào vẫn còn chưa được phân hóa (White và ctv., 2003). Sự hấp thu Ca sẽ giảm khi chóp rễ bị hư hại bởi sinh vật trong đất hoặc do biến đổi hóa học của các ion như NH4+, Na+ và Al3+. Sự hấp thu Ca bị suy giảm còn do sự canh tranh bởi ion NH4+ và K+. Ngoài ra, thiếu nước do khô hạn cũng làm giảm đi sự hấp thu Ca ở chóp rễ (Jones, 2003). Nồng độ Ca cao trong dòng nhựa của mô gỗ được di chuyển nhanh chóng khắp trong cây, ưu tiên cho đỉnh chồi của cây đang sinh trưởng. Calcium cũng được vận chuyển trong mô libe, nhưng với lượng rất nhỏ. Do đó, mức độ Ca trong tế bào thực vật được cung cấp thông qua mô libe thì thấp hơn mô gỗ, dẫn đến sự di chuyển xuống của Ca trong mô libe bị giới hạn. Bên cạnh đó, độ ẩm tương đối cao có thể làm giảm sự di chuyển của Ca đến các mô phân sinh, tạo ra sự thiếu hụt Ca trong đỉnh sinh trưởng của tế bào thực vật (Jones, 2003). 1.2.3. Vai trò calcium đối với cây trồng - Tính ổn định vách tế bào: Vách tế bào có nhiều vị trí kìm giữ Ca, nên khả năng vận chuyển Ca qua màng tế bào ở khu vực này bị giới hạn, dẫn đến Ca hiện diện với một tỷ lệ cao ở vách tế bào và mô cây (Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài, 2004). Calcium hiện diện nhiều ở hai vùng này để đảm bảo chức năng quan trọng là điều hòa tính thấm của màng và làm vững chắc vách tế bào (Nguyễn Bảo Vệ và nguyên Huy Tài, 2004). - Sự giãn nở tế bào: Theo Herth và Reiss (1979) cho rằng vai trò của Ca trong sự giản nở của tế bào thì chưa rõ, tuy nhiên Ca rất cần cho sự liên kết các hợp chất vào trong vách tế bào. Sự phát triển của ống phấn phụ thuộc vào nồng độ Ca hiện diện trong môi trường sinh trưởng, sinh trưởng ống phấn có tính hóa hướng động, được kiểm soát bởi chênh lệch nồng độ Ca ở ngoại bào (Mascarenhas và Machlis, 1964). Bên cạnh đó, cũng thấy có sự góp phần của Ca trong quá trình kéo dài tế bào của chồi và ở đỉnh sinh trưởng của rễ (Jones, 2003). Có mối quan hệ giữa Auxin và sự vận chuyển Ca, ngăn cản sự vận chuyển Auxin hay giảm mức độ hoạt động của Auxin dẫn đến triệu chứng thiếu Ca (Hertel, 1983). - Tính ổn định màng và sự điều chỉnh enzyme: Vai trò chủ yếu của Ca trong tính ổn định màng và tính nguyên của tế bào thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Có thể thấy sự gia tăng rò rỉ của các chất tan có trọng lượng phân tử thấp ở các mô thiếu Ca và ở trong những cây thiếu Ca nghiêm trọng, do cấu trúc của màng bị phân hủy và làm thiệt hại tới các ngăn trong tế bào (Hecht-Buchholz, 1979). Caldwell và Haug (1981) cho rằng Ca ổn định màng tế bào bằng cách nối phosphate với các nhóm carboxylate của phospholipid và protein, xảy ra phần lớn ở trên bề mặt màng. Có thể có sự trao đổi qua lại giữa Ca2+ với các ion khác ở các vị trí liên kết này (như K+, Na+, hoặc H+), mặc dù các cation này không thể thay thế Ca2+ trong tính ổn định màng, ngay cả cation Mg2+ cũng không thể thay thế được Ca2+. Vì vậy, tính ổn định của màng nguyên sinh chất đòi hỏi sự hiện diện của Ca2+ trong dung dịch bên ngoài để điều hoà sự hấp thu các ion và ngăn cản sự rò rỉ chất tan từ tế bào chất. - Điều hòa sự phân bố của Ca trong nội bào: Wyn Jones và Pollard (1983) cho rằng mức độ Ca2+ trong tế bào chất và trong lục lạp là rất thấp, chỉ có khoảng 1 µM hoặc ít hơn. Mức độ Ca2+ luôn duy trì thấp như vậy là để ngăn chặn Pi kết tủa, tránh sự cạnh tranh với Mg2+ ở những vị trí liên kết và tránh làm bất hoạt một số enzyme. Màng sinh chất là rào cản hiệu quả đối với sự đi vào của Ca2+. - Sự cân bằng anion-cation và sự điều hoà thẩm thấu: Ca2+ hiện diện một lượng lớn trong không bào của tế bào lá, nó làm cân bằng cation-anion bằng cách như một ion đối lập với các anion hữu cơ và vô cơ. Cây trồng tổng hợp oxalate, chủ yếu là để khử Nitrate, hình thành Calcium oxalate trong không bào để duy trì mức độ thấp Ca2+ tự do trong tế bào chất 6 và trong lục lạp. Calcium oxalate hòa tan rất quan trọng để điều hòa sự thẩm thấu của các tế bào và qui định sự tích lũy muối trong không bào (Osmond, 1967). 1.3. Calcium trong đất và sự tương tác giữa calcium với các yếu tố khác Theo Đỗ Thị Thanh Ren (2004) nồng độ Ca của bề mặt trái đất vào khoảng 3,64%. Hàm lượng Ca trong đất thay đổi tùy theo loại đất, đất cát có hàm lượng Ca rất thấp, các loại đất kiềm có carbonate calcium dạng tự do và Ca biến động trong khoảng từ 0,7-1,5%. Các loại đất phong hóa mạnh, chứa Ca ít hơn chiếm vào khoảng từ 0,1-0,3% calcium (Lê Văn Khoa, 1999). 1.3.1. Phản ứng của các dạng calcium trong đất Dạng phân Ca bao gồm có nhiều loại như carbonate, hydroxides, oxides của Ca và Mg và thạch cao (CaSO4),… Đa số các dạng phân Ca là các dạng vôi được sử dụng để làm tăng pH của đất nông nghiệp. Giá trị trung hòa của chúng thường phụ thuộc vào vật liệu vôi (Bảng 4) (Robert và James, 1995). Bảng 4: Các vật liệu vôi thông thường và giá trị trung hòa được dùng để điều chỉnh pH đất Dạng calcium Công thức hóa học Giá trị trung hòa (%) Calcite CaCO3 100 Dolomite CaCO3.MgCO3 110 Hydroxit calcium Ca(OH)2 120-135 Vôi nung CaO 150-175 Tro từ gỗ 20-140 Nguồn: Robert và James, 1995 Khả năng phản ứng nhanh hay chậm là tùy thuộc vào từng dạng Ca và khả năng trung hòa của chúng, kích cỡ của hạt và độ tự do của hỗn hợp trong đất. Hầu hết các dạng Ca thường dùng đều là đá vôi dạng calcite và dolomite. Phản ứng của calcite trong đất tạo thành Ca bicarbonate: Ca(CO3) + H2O + CO2 = Ca(HCO3)2 Phản ứng kế tiếp của Ca(HCO3)2 là tạo ra 2 ion OH- có thể phản ứng kết hợp với H+ để tạo thành H2O: [ ] ++HHKĐ + Ca(HCO3)2 → [ ]KĐ Ca2+ + 2OH- + CO2 Các loại vôi còn có thể phản ứng với nhôm trao đổi trong đất Al3+ và các hợp phần Hydroxyt nhôm khác để thành lập các hợp chất nhôm kém di động làm giảm độ độc tố của nhôm. 2Al3+- [ ]KĐ + 3CaCO3 → 2Al(OH)3↓ + 3Ca2+- [ ]KĐ + 3H2O + 3CO2 Theo Đỗ Thị Thanh Ren (2004) trong phản ứng này, 1 mol CaCO3 trung hòa 2 mol acid (2 mol H+ hoặc 2/3 mol Al3+) và Ca2+ bất động tại vị trí trao đổi. Phản ứng của Al3+ di động trong dung dịch đất với vôi xảy ra nhanh hơn: Nhanh 2Al3+ + 3CaCO3 + 3H2O → 2Al(OH)3↓ + 3CO2 + 3Ca2+ Phản ứng trung hòa độ chua của đất: [ ]KĐ -2H + CaCO3 → [ ]KĐ -Ca + H2O + CO2↑ H2CO3 + CaCO3 → Ca(HCO3)2 7 Thiếu Ca thường xuất hiện trong đất kết hợp với pH thấp, thông thường có thể thấy trên đất cát, với khả năng trao đổi cation (CEC) kém. Bón Ca dạng vôi sẽ tăng độ no của bazơ, tăng dung tích hấp thu của đất. Bên cạnh đó Ca dạng thạch cao (CaSO4) có khả năng khử được mặn giúp cho đất bị nhiễm mặn không bị mất cấu trúc, do Ca2+ sẽ thay thế Na+, sau đó dùng nước rửa Na+, đất bớt mặn và giữ được kết cấu đất. [ ]KĐ -2Na+ + CaSO4 → [ ]KĐ -Ca2+ + Na2SO4 Rửa trôi Bón Ca dạng CaO dễ làm pH tăng đột ngột, nếu không rửa kịp thời sẽ gây hại cho cây trồng: [ ]KĐ -2Na+ + Ca(OH)2 → [ ]KĐ -Ca2+ + 2NaOH 1.3.2. Một số tương tác giữa calcium với các nguyên tố khác Sự hấp phụ Ca trong đất bị giảm bởi sự hiện diện của NH4+, Mg2+, K+, và Na+ (Ngô Thị Đào và Vũ Hữu Yêm, 2005; Đỗ Thị Thanh Ren, 2004). Tỷ lệ Ca:Mg trên lá là 2:1 và K:Ca là 4:1 được xem như là sinh trưởng tối đa. Trong điều kiện acid, P làm tăng hấp thu Ca. Sự hình thành phosphate calcium tan chậm trong đất với pH đất thấp hơn 7 làm giảm Ca hiện diện (Jones, 2003). Theo Jones (2003) sự gi._.a tăng pH kết quả của việc bón thừa Ca dạng vôi dẫn đến hậu quả gây thiếu hụt của Fe, Mn, B, hoặc Zn và bệnh úa vàng trên cây sẽ xảy ra tiếp theo. Trong đất ở pH thấp hơn 5, Ca có thể kết hợp với hợp chất hydroxid của Al và Fe. Ở rễ, sự hấp thu Ca bị hạn chế do phải cạnh tranh với sự hấp thu Al. Tăng lượng Ca trong dung dịch đất sẽ tăng hấp thu P trên cây trồng, bởi vì Ca kích hoạt sự vận chuyển P qua màng tế bào. Tuy nhiên, tất cả các muối Ca-P có tính hòa tan thấp trong môi trường đất có pH cao. Cũng Theo Jones (2003) Ca có mối quan hệ tương tác với các nguyên tố khoáng K và Mg, mối quan hệ này là do ảnh hưởng nồng độ của mỗi nguyên tố đối với cây trồng. Việc bón thừa K sẽ làm ảnh hưởng đến việc hấp thu Ca và Mg hơn là việc bón thừa Ca và Mg ảnh hưởng đến hấp thu K. Mg bón lượng thừa sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thu K hơn là ảnh hưởng đối với sự hấp thu Ca đối với cây. Calcium hiện diện trong đất ít đối kháng với Mg hơn là K. 1.3.3. Các loại nguyên liệu có chứa calcium Theo các tác giả Ngô Thị Đào và Vũ Hữu Yêm (2005) và Đỗ Thị Thanh Ren (2004) các vật liệu chứa vôi gồm có các dạng như sau: - Đá vôi dạng calcite (CaCO3): tùy loại đá vôi mà tỷ lệ CaO có biến động trong phạm vi 31,6-56%. Muốn cho đá vôi phát huy tác dụng nhanh khi dùng phải nghiền mịn. Tiêu chuẩn ở nước ta là 100% qua rây (Ф = 3,36 mm) trong đó qua rây (Ф = 1,149 mm) là 35%. - Dolomite (CaCO3.MgCO3): Dolomite cứng hơn đá vôi, khó tán thành bột hơn, tan ít trong nước có nhiều CO2 hơn đá vôi, nên khi cùng độ mịn dolomite có tác dụng chậm hơn bột đá vôi. Muốn dolomite có tác dụng nhanh phải nghiền mịn hơn bột đá vôi. Trong dolomite có tỷ lệ CaO là 30,2-31,6%, tỷ lệ MgO đạt 17,6-20%. - Vôi sống (CaO): thông thường trong vôi sống có lẫn một ít Ca(OH)2 và CaCO3. Vôi sống phát huy tác dụng nhanh hơn đá vôi. - Thạch cao (CaSO4): Tỷ lệ CaO đạt 56% ngoài ra còn có lưu huỳnh chiếm tỷ lệ 16-18%. - Vỏ sò, ốc, san hô: có 40% CaO 8 - Superphosphate: có 18-21% Ca - Triple superphosphate: có 12-14% Ca. 1.3.4. Ảnh hưởng của các dạng và liều lượng phân calcium đến sự phát triển của đậu phộng Đậu phộng có những phản ứng khác nhau đối với dạng và liều lượng của các loại Ca bón vào. Tùy theo vùng đất, dạng sinh trưởng của cây đậu phộng và giai đoạn xử lý mà chúng ta có những chế độ bón Ca cho thích hợp với nhu cầu của chúng. Nếu bón không đúng dạng và liều lượng Ca sẽ gây ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh trưởng và năng suất của đậu phộng. + Đáp ứng của đậu phộng với các dạng calcium Đậu phộng rất cần Ca trong giai đoạn thành lập và phát triển trái (Nguyễn Bảo Vệ và Trần Thị Kim Ba, 2005), nhưng bón Ca cho đậu phộng có hiệu quả khác nhau ở các dạng phân Ca khác nhau. Theo Gillier và Silvestre (1969) thí nghiệm ở Xênêgan, bón 60 kg.ha-1 Ca dạng dicalcium photphat đậu phộng cho năng suất tốt hơn khi bón vôi với liều lượng 1000 kg.ha-1. Nguyễn Danh Đông (1984) cho rằng dạng Ca rất có ảnh hưởng đến năng suất đậu phộng. Bón vôi hoặc đá vôi nghiền mịn sau đó cày vùi chỉ hiệu quả khi đậu phộng trồng trên đất có pH rất thấp (4,5-5,0) và hiệu quả này không thể hiện ngay (Gillier và Silvestre, 1969). Bón thạch cao (CaSO4) với lượng thấp hơn nhưng cho hiệu quả cao hơn, do CaSO4 dễ hòa tan (Võ Quang Minh, 1998), vì thế mà CaSO4 có thể cung cấp Ca nhanh hơn. Haris đã làm một thí nghiệm trên giống đậu phộng có cỡ hột lớn trên hai dạng phân Ca, kết quả cho thấy có sự tăng năng suất, tỷ lệ hột chắc và có sự giảm đối với tỷ lệ một hột trên trái giữa có bón so với không bón Ca (Gillier và Silvestre, 1969). Giữa hai dạng Ca thì CaSO4 cho năng suất khá hơn CaCO3 thể hiện qua tỷ lệ tăng năng suất cao nhất (Bảng 5). Bảng 5: Ảnh hưởng các dạng calcium với năng suất đậu phộng Nghiệm thức % Năng suất Hột chắc (%) Trái một hột Không bón 98 45 12 Bón CaCO3 100 69 10 Bón CaSO4 111 62 9 Nguồn: Gillier và Silvestre, 1969 Calcium rất quan trọng trên đậu phộng nhất là giai đoạn thành lập và phát triển hột. Vì thế, nếu Ca trong đất không đủ nhu cầu của cây thì cần phải bón Ca dưới CaSO4 ở giai đoạn trổ hoa để chắc chắn cung cấp Ca hữu dụng cho cây ở vùng tia trái (0-10 cm) trong suốt giai đoạn trái phát triển. Việc bón CaSO4 sẽ cung cấp Ca nhanh đối với đất ở tầng mặt, ngoài ra còn làm gia tăng Ca ở tầng đất dưới và giảm bớt độc chất Al3+ (Gascho và Alva, 1989). Đối với các vùng đất cát thiếu nước tưới, nơi mà việc tưới nước chủ yếu phụ thuộc vào nước mưa là chính hoặc tưới tiêu không chủ động, tưới tràn làm Ca trực di khỏi tầng mặt, CaSO4 bón đạt hiệu quả nhất (Gascho và Alva, 1989). Trang Tửng (2003) đã thí nghiệm với 4 dạng Ca (CaO, CaCO3, CaSO4 và Ca(NO3)2) được bón trên giống đậu phộng Vồ trồng ở đất giồng cát Trà Vinh. Kết quả cho thấy Ca dạng CaSO4 tỏ ra vượt trội so các dạng còn lại, kế đến là hai dạng CaO và CaCO3. Ở vùng đất này, CaSO4 có thể bón trên đậu phộng với liều lượng từ 20-40 kg Ca.ha-1 là thích hợp nhất. Trong 4 dạng Ca thì dạng Ca(NO3)2 nên dùng liều thấp 10 kgCa.ha-1, vì khi bón ở liều tăng 9 (>10 kg Ca.ha-1) không những không mang lại hiệu quả kinh tế mà còn ảnh hưởng làm giảm năng suất đậu phộng. Bón Ca(NO3)2 ở liều lượng trên 10 kg Ca.ha-1 sẽ ảnh hưởng không tốt đến quá trình sinh trưởng của cây dẫn đến năng suất đậu phộng bị giảm (Trang Tửng, 2003). + Đáp ứng của dạng cây của đậu phộng với việc bón calcium Theo Zharare và ctv. (1997) cho rằng tất cả các loài Arachis bao gồm cả đậu phộng (Arachis hypogaea L.) chúng có hoa xuất hiện trên mặt đất, nhưng trái lại phát triển dưới mặt đất. Trái là nơi nhận rất ít Ca, vì có rất ít dòng nhựa trong mạch gỗ vận chuyển Ca đến trái, cùng với sự di chuyển hạn chế của Ca trong mô libe ở giai đoạn trái đang phát triển. Đậu phộng có cỡ hột to cần cung cấp Ca nhiều hơn so với cỡ hột nhỏ trong quá trình trái đậu phộng phát triển. Đậu phộng thuộc nhóm Virginia (thường có trái to) đòi hỏi bón Ca với liều lượng nhiều hơn đậu phộng thuộc nhóm Valencia, (thường có trái nhỏ) để gia tăng năng suất và chất lượng hột (Quaggio, 2004). Bảng 6: Năng suất (kg.ha-1) ở các dạng cây của cây đậu phộng khi bón calcium dạng CaSO4 Năng suất trung bình Dạng cây Đối chứng Bón 560 kg.ha-1 CaSO4 Năng suất gia tăng Small Spanish 1337 1501 164 NC Runner 1296 1796 500 Virginia Bunch 1098 2145 1047 Virginia Bunch (NCS 31) 831 2280 1449 Nguồn: Bailey, 1951 Theo Sumner (1995) thì năm 1951, Bailey đã thí nghiệm trên các dạng cây trên đậu phộng Spanish (trái nhỏ), Runner và Virginia (trái to) cho thấy: (1) Nếu không bón Ca dạng CaSO4 thì năng suất của 2 giống thuộc nòi Virginia cho năng suất rất thấp; (2) Ngược lại, khi có bón CaSO4 với liều lượng 560 kg.ha-1 thì nhóm sinh trưởng Virginia cho năng suất cao hơn nhóm Runner và Spanish (Bảng 6). Sự chênh lệch năng suất của giống đậu hột to này có thể đạt trên 1 t.ha-1. Cho nên việc bón Ca cũng tùy theo dạng cây của đậu phộng mà chúng sẽ có những hiệu quả khác nhau. + Đáp ứng của năng suất đậu phộng đối với liều lượng bón calcium Việc tìm hiểu xem nồng độ nào của từng dạng Ca thích hợp với từng loại đậu phộng điều rất cần thiết. Tùy theo dạng Ca mà có một liều lượng thích hợp để cho năng suất và lợi nhuận tối ưu nhất. Quá trình phát triển của trái đậu phộng nhất thiết phải cung cấp đầy đủ Ca thì đậu phộng mới cho được năng suất cao và phẩm chất hột tốt. Calcium hấp thu từ rễ thì không thể chuyển vận đến cho trái phát triển sau khi thư đài chui xuống đất và phát triển thành trái. Theo những nghiên cứu của một số tác giả trong và ngoài nước cho thấy, khi bón Ca dạng CaCO3 thì hiệu lực có thể tồn tại trong đất thời gian khoảng 16 năm, còn đối với Ca dạng CaSO4 cũng có thời gian lưu tồn trong đất khoảng 5-10 năm (Sumner, 1995). Nồng độ Ca hữu dụng ở độ sâu 8 cm rất quan trọng đối với sự phát triển của trái và hột, kết quả của sự hữu dụng của chất dinh dưỡng này là đậu phộng cho năng suất và tỷ lệ hột chắc cao (Gascho và ctv, 2001). Trái đậu phộng có khả năng hấp thu trực tiếp calcium từ môi trường xung quanh trong suốt quá trình phát triển, nên yêu cầu nồng độ Ca ở vùng đất xung quanh trái phải cao (Nguyễn Bảo Vệ và Trần Thi Kim Ba, 2005). Calcium trong đất ở khu vực trái phát triển phải có nồng độ từ 600-800 mg.kg-1 thì mới có năng suất và chất lượng hột tốt (Sumner và ctv., 1988). 10 Việc thiếu Ca đôi khi cây trồng vẫn sinh trưởng phát triển và cho hoa trái bình thường, nhưng sẽ làm giảm năng suất, tử diệp bị đen, lép hột, giảm tỷ lệ nhân, giảm phẩm chất hột và xuất hiện bệnh thối trái dẫn đến làm giảm năng suất và phẩm chất hột. Điều này do thiếu Ca nên ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn của đậu phộng (Nguyễn Bảo Vệ và Trần Thị Kim Ba, 2005). Có rất nhiều bằng chứng cho thấy Ca hòa tan trong vùng trái phát triển là rất cần thiết, vì Ca được trái hấp thu trực tiếp trong suốt giai đoạn trái hình thành và phát triển (Gascho và Alva, 1989). Khi mà nồng độ Ca trong đất xuống dưới ngưỡng cần thiết cho cây thì lúc đó rất cần cung cấp thêm Ca cho cây dưới dạng Ca dễ hòa tan trong dung dịch đất. Để tránh những hiện tượng trên có thể bón Ca dạng CaSO4 ở giai đoạn trổ hoa (Trang Tửng, 2003). Gillier và Silvestre (1969) cho rằng bón Ca dạng vôi nhằm để cung cấp dinh dưỡng khoáng Ca cho đậu phộng thì nên bón ở mức độ cần thiết. Nếu bón vôi quá thừa cây sẽ bị yếu, lá vàng do thiếu Mn và giảm hấp thu N và K. Kết quả thí nghiệm của Nguyễn Thị Dần và ctv. (1991) cũng chứng minh cho điều này. Khi bón vôi với liều lượng tăng trên các loại đất nhẹ ở Ba Vì, Hà Bắc và Diễn Châu (Nghệ Tĩnh) gây ảnh hưởng xấu đến năng suất đậu phộng. Việc tăng lượng vôi đến một mức độ nhất định thì năng suất sẽ tăng, nhưng tăng đến một mức độ nào đó thì sẽ làm năng suất giảm. Trong trường hợp này, bón ở liều lượng cao trên 500 kg CaO.ha-1 đã làm năng suất đậu phộng giảm đáng kể ở cả 3 điểm thí nghiệm (Bảng 7 và 8). Như vậy, việc bón Ca với liều lượng tăng sẽ làm tăng đáng kể năng suất đậu phộng, nhưng điều này có giới hạn ở một mức độ nhất định. Nếu bón ở liều lượng tăng ở mức thích hợp sẽ cho năng suất cao, ngược lại bón quá mức sẽ dẫn đến thiếu một số loại khoáng đa vi lượng khác làm giảm năng suất. + Phương pháp và thời gian bón các dạng phân calcium Tùy theo dạng Ca mà có những thời điểm bón và cách bón khác nhau. Calcium dạng CaCO3 là loại muối rất ít hòa tan, nồng độ hòa tan tối đa là 0,012 g.lít-1 nước (Võ Quang Minh, 1998), nên thường áp dụng các dạng phân CaCO3 cho việc bón lót (Gillier và Silvestre, 1969). Calcium dạng CaSO4 có tính hòa tan tốt hơn với 1,90 g.lít-1 nước (Võ Quang Minh, 1998) nên bón các dạng phân này vào thời điểm đậu phộng ra hoa và đâm tia trái (Sumner, 1995). Bên cạnh đó, Gascho và Alva (1989) cũng kết luận tương tự đối với việc bón Ca dạng CaSO4, nên bón lúc trổ hoa sẽ có hiệu quả tốt hơn là bón vào giai đoạn mới trồng. Theo Gillier và Silvestre (1969) có thể bón bằng cách rắc thạch cao lên thân cây, để nước mưa có thể cuốn xuống dọc theo thân cây và để lại ở vùng sẽ có tia đậu phộng đâm xuống. Còn đối với Ca dạng CaO có phản ứng nhanh hơn dạng CaCO3, CaO ảnh hưởng làm tăng pH trong đất nhanh có thể gây rối loạn dinh dưỡng cho cây (Ngô Thị Đào và Vũ Hữu Yêm, 2005), nên cần chú ý đối với Ca dạng này. Bảng 7: Năng suất đậu phộng ở các liều lượng vôi bón trên một số loại đất nhẹ ở Ba Vì Đất thí nghiệm Liều lượng vôi (Kg CaO.ha-1) Năng suất đậu phộng (T.ha-1) Đất bạc màu Ba Vì 300 2,10 b 600 4,70 a 900 3,10 b Trung bình - 3,10 LSD0,05 1,4 Nguồn: Nguyễn Thị Dần và ctv, 1991 11 Bảng 8: Năng suất đậu phộng ở các liều lượng vôi bón trên một số loại đất nhẹ ở Hà Bắc và Nghệ Tỉnh Đất thí nghiệm Liều lượng vôi (Kg CaO.ha-1) Năng suất đậu phộng (T.ha-1) Đất bạc màu Hà Bắc 300 3,80 500 4,10 800 1,90 Đất cát biển Diễn Châu, Nghệ Tĩnh 300 2,70 500 1,80 Trung bình - 2,86 LSD0,05 1,6 Nguồn: Nguyễn Thị Dần và ctv, 1991 1.3.5. Triệu chứng thiếu calcium trên cây đậu phộng Hàm lượng Ca trong cây trồng thường thay đổi trong khoảng 0,5-5% trọng lượng khô, tùy thuộc vào điều kiện sinh trưởng, loại cây trồng và từng cơ quan của cây (Jones, 1995; White và ctv., 2003). Calcium là nguyên tố kém di động và là nguyên tố rất cần thiết cho nhu cầu sinh trưởng của cây, việc cắt ngang không cung cấp Ca cho cây dẫn đến sự ngưng sinh trưởng của cây và còn ảnh hưởng rất nhiều đến các bộ phân khác trên cây (Võ Thị Gương, 2004). Theo Gillier và Silvestre (1969) thì hiện tượng thiếu Ca trên cây đậu phộng chủ yếu biểu hiện ở những lá non, do đặc tính kém di động của nguyên tố này. Những lá này có màu rất nhạt, gần như trắng và có hiện tượng chuyển màu ăn lan xuống phía dưới. Khi ngọn lá bị chuyển màu thì lá bắt đầu ngả nâu từ ngọn và hiện tượng chết khô xuất hiện. Lá già bị úa vàng ít hơn và chết dần, đôi khi lá già bị chuyển màu ở thịt lá nằm dọc theo gân. Cây đậu phộng rất mẫn cảm với việc thiếu Ca. Theo Nguyễn Bảo Vệ và Trần Thị Kim Ba (2005) thì đậu phộng thiếu Ca thể hiện triệu chứng rất nhanh và ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình sinh trưởng và phát triển, thiếu Ca thì rễ bị ảnh hưởng nặng nề nhất, chúng trở nên ngắn, chùn lại và mất màu; lá non bị héo, chết chồi, thân ngừng tăng trưởng và trở nên lùn. Trong giai đoạn trái phát triển mà thiếu Ca ở tầng đất mang trái dẫn đến trái không phát triển được, những cây mọc trong điều kiện không có Ca thường có trái rỗng và hột lép (Gillier và Silvestre, 1969). Nếu thiếu Ca ở mức trung bình cũng làm cho hột kém phát triển gây hiện tượng trái lép, đôi khi hột phát triển được nhưng mầm sẽ bị đen, hột sau này sẽ nẩy mầm kém và cây con chậm phát triển (Nguyễn Bảo Vệ và Trần Thị Kim Ba, 2005). Theo Nguyễn Danh Đông (1984) thì thiếu Ca thông thường làm trái không mẩy, vỏ trái giòn, làm giảm tỷ lệ hoa đậu trái. Theo Tôn Thất Trình (1972) xác định thêm, việc thiếu Ca trên cây đậu phộng còn có biểu hiện ở những chấm lõm phía dưới lá, làm cho lá có màu đồng thanh, thân nứt ở gốc, quá trình sinh trưởng ở cây con sẽ giảm sút nhiều: lá, rễ, số lượng, trọng lượng nốt sần và lượng chất khô của cây đều giảm. 1.4. Vai trò của Calcium trong việc thành lập quả và hột đậu phộng Theo Sumner (1995) thì tầm quan trọng của Ca đối với sự phát triển của trái đậu phộng đã được xác định bởi Jones năm 1885, ông đã khẳng định nếu như đất không chứa Ca hữu dụng thì tất cả các loại đất trồng đậu phộng đều không thể cho năng suất hột tốt. Trong một số loài cây trồng khác đậu phộng, Ca cung cấp trực tiếp đến hầu hết các bộ phận trên mặt đất bằng sự di chuyển liên tục theo dòng nhựa trong cây dựa vào đặc tính khác nhau giữa áp suất nước trong không khí và trong đất. Khối lượng Ca cung cấp đến 12 cây trồng bằng cơ chế này thường nhiều hoặc bằng với Ca di chuyển trong dung dịch đất. Đối với hầu hết các loại cây trồng, Ca được cung cấp nhiều hơn nhu cầu cần thiết của cây do trong quá trình trao đổi chất thì chúng bị tích lũy trên lá với Oxalate hoặc dạng Pectate. Sumner (1995) cho rằng đối với đậu phộng, trái không được nhận Ca cung cấp từ các dòng nhựa di chuyển trong quá trình phát triển của chúng, bởi vì, khi hoa được thụ phấn, thư đài đâm tia chui xuống đất để phát triển trái. Ở trong môi trường đất, tiềm năng nước của trái bằng với tiềm năng nước của rễ, kết quả là không có dòng nhựa tinh từ rễ di chuyển đến trái, trong khi đó dòng nhựa luyện trong mô libe thì chứa Ca không đáng kể (Sumner và ctv., 1988). Vì vậy, sự phát triển của hột đậu phộng chỉ nhận được Ca do tự bản thân hấp thu để mà phát triển. Cho nên quá trình phát triển của hột đậu phộng phụ thuộc vào nguồn Ca từ dung dịch đất mà trái có thể hấp thu. Vai trò của Ca trong việc tăng tỷ lệ hột chắc và giảm tỷ lệ hột lép là rất quan trọng. Calcium làm tăng số hột ở trái không phải làm tăng số ngăn ở bầu trái mà làm tăng khả năng phát triển và sự thành thục (chín) của các hột trong ngăn. Thiếu Ca làm trái không mẩy chắc, vỏ trái giòn và làm giảm tỷ lệ hoa đậu trái (Nguyễn Danh Đông, 1984). Bên cạnh đó, trong trường hợp trong dung dịch đất không có đầy đủ Ca, vách tế bào của trái không phát triển bình thường và thường kết quả bị các loại nấm tấn công như Pythium myriotylum và Rhizotonia solani nguyên nhân chính làm cho trái bị thối, làm giảm năng suất và phẩm chất (Sumner, 1995). 1.5 Điều kiện tự nhiên vùng nghiên cứu 1.5.1. Đất Khu vực Bảy Núi thuộc vùng đồi núi thấp diện tích khoảng 33.000 ha (chiếm 10% diện tích tự nhiên của tỉnh), vùng này bao gồm phần diện tích có cao trình từ 4 m trở lên so với mực nước biển, phân bố tập trung ở hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên. Ở khu vực 4 m trở lên thì không bị ngập lũ, trong đó có khoảng 60% diện tích phân bố trên địa hình có độ dốc dưới 25o, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp hoặc nông-lâm kết hợp, còn lại phân bố trên địa hình có độ dốc lớn hơn 25o, chỉ thích hợp cho phát triển lâm nghiệp (Sở NN-PTNT An Giang, 2005). Trong vùng có nhiều núi tạo thành chuỗi với các đỉnh cao từ 300-700 m, và đỉnh cao nhất 710 m (núi Cấm). Có 3 khu vực núi tập trung là núi Cấm, núi Dài và núi Tô. Ven các núi là đồng bằng cao từ 4-40 m và độ dốc từ 3-8o. Do địa hình cao, nên hầu hết vùng này không bị ngập trong mùa mưa lũ, người dân địa phương còn gọi nơi đây là “ruộng trên”. Cũng theo Võ- Tòng Anh và ctv. (2006) vùng đất cát thuộc khu vực Thất Sơn có thể chia thành các biểu loại đất như sau: - Dystric Leptosols (ký hiệu Lpd): là loại đất có phẩu diện rất mỏng (< 30 cm). Sa cấu của biểu loại đất này phần lớn là cát và các thành phần không phải là đất (cấp hạt có đường kính > 2 mm), cùng với xác bã hữu cơ. Do bị rữa trôi liên tục nên các tầng chẩn đoán không hình thành rõ ràng, và các nguyên tố dinh dưỡng kém. Tổng diện tích của biểu loại đất này trong toàn tỉnh là 5.467,28 ha (1,61% tổng diện tích đất toàn tỉnh). - Eutric Leptosols (ký hiệu Lpe): là loại đất cũng có phẫu diện rất mỏng (< 30 cm). Biểu loại đất này cũng bị rửa trôi liên tục nên cũng rất nghèo dinh dưỡng, nhưng khá hơn biểu loại đất Lpd. Tổng diện tích của biểu loại đất này trong toàn tỉnh là 9.220,28 ha (2,71% tổng diện tích đất toàn tỉnh). - Orthi Haplic Arenosols (ký hiệu Arha): là loại đất cát, phẩu diện của biểu loại đất này gồm chủ yếu là sa cấu cát, là vật liệu rửa trôi của các vật liệu phong hóa từ trên núi 13 xuống chân núi. Toàn bộ phẩu diện từ tầng mặt xuống đến độ sâu 1,2 m đều có sa cấu cát. Tầng chẩn đoán B không hình thành rõ ràng, trong khi đó tầng E (bị rửa trôi, có màu sáng) lại rất đặc trưng. Độ chặt khá, rễ thực vật phát triển trung bình, và giảm dần theo độ sâu. Loại đất này chiếm tổng diện tích 7.987,46 ha (2,34% tổng diện tích đất toàn tỉnh). Phân bố của 3 biểu loại đất trên thường dọc theo các triền núi tập trung ở Thị xã Châu Đốc và các huyện Tri Tôn và Tịnh Biên (Phụ chương 1a). Các biểu loại đất này do chứa hàm lượng sét và chất hữu cơ ít nên việc kìm giữ các nguyên tố dinh dưỡng rất hạn chế. Biện pháp quản lý phân bón hiệu quả nhất là bón phân chia ra thành nhiều lần trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. 1.5.2. Khí hậu và thủy văn Qua khảo sát tình hình thời tiết khí hậu trong vòng từ năm 2001-2005 cho thấy nhiệt độ trung bình biến thiên 25,8-29,3oC và trung bình là 27,6oC (Niên giám thống kê An Giang, 2005). Nhiệt độ cao thường xuất hiện vào tháng 4, dao động trong khoảng 36-38oC. Nhiệt độ thấp nhất thường xuất hiện vào tháng 10, chưa có năm nào nhiệt độ thấp nhất xuống dưới 18oC (Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, 2003). Lượng mưa trung bình năm 1.214,3 mm, năm cao nhất lên tới 1.615,1 mm (2005) và thấp nhất xuống tới 704,1 mm (2002). Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 04 năm sau với lượng mưa chiếm khoảng 10% lượng mưa cả năm, nên hầu hết cây trồng, vật nuôi đều bị thiếu nước làm hạn chế khả năng sinh trưởng và phát triển. Ngược lại, trong mùa khô nếu các cây trồng được cung cấp đầy đủ nước sẽ cho năng suất và chất lượng sản phẩm cao hơn hẳn so với mùa mưa (Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn An Giang, 2005). Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa tập trung vào 7 tháng mùa mưa với tỷ trọng trung bình trong 5 năm gần đây khoảng 90%. Sự phân bố lượng mưa trung bình hàng tháng tương đối đều, nhưng cường độ mưa không lớn lắm (100-150 mm) (Hình 1), tháng có mưa nhiều nhất là tháng 10 lượng mưa gần 300 mm (Niên giám thống kê An Giang, 2005). 0 60 120 180 240 300 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tháng trong năm L ư ợn g m ư a (m m ) Hình 1: Phân bố lượng mưa theo tháng trong năm ở An Giang (Niên giám thống kê tỉnh An Giang, 2005) 14 Có khoảng 9.000 ha, ở hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn chỉ sản xuất một vụ lúa mùa hoặc trồng cây màu vào mùa mưa và một phần diện tích tưới được nhờ hệ thống trạm bơm điện. Ở toàn khu vực có 4 trạm bơm điện phục vụ sản xuất hai vụ cho hơn 1.490 ha. Huyện Tri Tôn có ba trạm bơm trạm Châu Lăng (xây dựng năm 2001) phục vụ cho 200 ha diện tích sản xuất, trạm Lương Phi (xây dựng năm 2001) phục vụ 213 ha, trạm Lê Trì (xây dựng năm 1992) phục vụ 770 ha và huyện Tịnh Biên có trạm bơm Ba Tháng Hai phục vụ sản xuất cho hơn 720 ha (Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn An Giang, 2005). 2. Phương tiện và phương pháp nghiên cứu 2.1. Địa điểm và thời gian thí nghiệm + Địa điểm thí nghiệm: Thí nghiệm ngoài đồng được thực hiện ở ấp Pô thi, xã An Cư, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Ruộng thí nghiệm thuộc “ruộng trên” nằm phía Bắc Núi Cấm, cách cửa khẩu Xuân Tô 7 km. Trước khi thực hiện thí nghiệm đất đã được trồng lúa. Đặc tính đất thí nghiệm được ghi nhận và đánh giá ở Bảng 9. Nhìn chung, đất có thành phần cơ giới cát pha thịt, các nguyên tố dinh dưỡng như N, P, K, Ca, Mg, chất hữu cơ đều ở mức từ nghèo đến rất nghèo. Bảng 9: Đặc tính đất ở điểm thí nghiệm xã An Cư, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, năm 2007 Đặc tính Phương pháp phân tích Trị số Đánh giá pH Trích bằng nước cất, tỷ lệ 1:5 (đất.nước- 1), đo bằng pH kế. 5,04 Thấp EC (mS.cm-1) Trích bằng nước cất, tỷ lệ 1:2,5 (đất.nước-1), đo bằng điện kế EC. 0,05 Đất không bị mặn CEC (cmol.kg-1) Trích bằng BaCl2 0,1M, chuẩn độ với EDTA 0,01M. 1,14 Rất thấp N tổng số (%) Kjeldahl 0,07 Rất nghèo P tổng số (%) Công phá bằng H2SO4 đậm đặc-HClO4, hiện màu của phosphomolybdate với chất khử là acid ascorbic, so màu trên máy sắc kế 0,04 Nghèo K trao đổi (cmol.kg-1) Trích bằng BaCl2 0,1M, đo trên máy hấp thu nguyên tử. 0,019 Rất nghèo Ca trao đổi (cmol.kg-1) Trích bằng BaCl2 0,1M, đo trên máy hấp thu nguyên tử. 0,335 Nghèo Mg trao đổi (cmol.kg-1) Trích bằng BaCl2 0,1M, đo trên máy hấp thu nguyên tử. 0,101 Thấp Chất hữu cơ (%) Walkley-Black 0,98 Rất nghèo Cát (%) 74,4 Thịt (%) 20,8 Sét (%) Ống hút Robinson 4,8 Đất cát pha thịt - Qua khảo sát của Trạm khí tượng Hạt kiểm lâm Tri Tôn cho thấy, tình hình thời tiết trong vụ Đông Xuân 2007 tương đối khô hạn, nhiệt độ khá cao và rất ít mưa Bảng 10. 15 Bảng 10: Thời tiết ở khu vực Bảy Núi, tỉnh An Giang trong vụ Đông Xuân 2007 Tháng Nhiệt độ cao nhất (oC) Nhiệt độ thấp nhất (oC) Nhiệt độ trung bình (oC) Nhiệt độ đất (oC) Lượng mưa (mm) 1 32,3 22,6 27,5 35,8 0,3 2 33,3 23,4 28,4 39,7 0,0 3 34,3 24,4 29,4 38,3 1,6 4 34,9 25,1 30,0 40,1 2,1 Nguồn: Trạm khí tượng hạt kiểm lâm Tri Tôn, năm 2007 + Thời gian thí nghiệm: Thí nghiệm ngoài đồng được thực hiện từ tháng 01 đến tháng 08/2007. 2.2. Vật liệu và phương tiện thí nghiệm + Giống: Thí nghiệm sử dụng giống MD7 đây là giống do viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam tuyển chọn từ tập đoàn đậu phộng kháng héo tươi vi khuẩn quốc tế được nhập từ Trung Quốc, đăng ký khảo nghiệm giống quốc gia năm 1999. Giống thích ứng với nhiều chân đất khác nhau như đất đồi, thịt nhẹ, cát pha, phù sa ven sông, đất thâm canh. Cây chịu hạn khá, kháng bệnh héo tươi vi khuẩn cao, chống chịu bệnh hại lá trung bình (Nguyễn Bảo Vệ và Trần Thị Kim Ba, 2005). + Phân bón: sử dụng công thức phân nền (60N-80P-60K) với các loại phân như Urea (46% N), DAP (18% N – 46% P2O5), KCl (60% K2O) và kết hợp với 12 tấn.ha-1 phân bò đã được ủ cho hoai. Các dạng phân Ca trong thí nghiệm bao gồm CaCO3, CaSO4 và CaO, hàm lượng Ca trong các dạng phân này được trình bày ở Bảng 11. Bảng 11: Hàm lượng calcium trong các dạng phân calcium sử dụng cho thí nghiệm STT Dạng phân Hàm lượng Ca (%) Nồng độ Mg (%) 1 CaCO3 35,4 0,63 2 CaSO4 33,4 0,11 3 CaO 60,7 0,17 + Một số máy và thiết bị phân tích: Máy hấp thu nguyên tử, hệ thống phân tích dầu (SOXHLET), hệ thống phân tích đạm (KJENDAHL). +Hóa chất để phân tích: 1. Acid sulfuric đậm đặc (H2SO4) 99% 2. Acid Clohyric đậm đặc (HCl) 37% 3. Acid Boric (H3BO3) 99% 4. n-Hexan 5. Natri Hydroxit (NaOH) 95% 6. Kali sulfate (K2SO4) 99% 7. Đồng sulfate (CuSO4) 99% 8. Phenoltalein 1% 9. Giấy lọc 10. Ngoài ra còn có các hóa chất khác cần thiết cho thí nghiệm. (Các hóa chất trên đều do Trung Quốc sản xuất) 16 2.3. Phương pháp bố trí thí nghiệm - Thí nghiệm 2 nhân tố (dạng và liều lượng Ca) được bố trí theo thể thức dãy lô phụ (Strip-Plot Design) (Gomez, 1984; Lê Thanh Phong, 2005) với 3 lần lặp lại (Hình 2). - Kích thước mỗi lô là 4 m x 6 m = 24 m2. - Khoảng cách giữa các lô là 0,5 m và giữa các lần lặp lại là 0,7 m. - Có tất cả 12 nghiệm thức là tổ hợp của 3 dạng Ca (CaCO3, CaSO4 và CaO) với 4 nồng độ bón 0 (đối chứng), 10, 20 và 40 kg Ca.ha-1 được trình bày ở Bảng 12. Bảng 12: Các nghiệm thức được thực hiện trong thí nghiệm Liều lượng calcium (kg Ca.ha-1) Dạng calcium M1 (0) M2 (10) M3 (20) M4 (40) Ca1 (CaCO3) M1Ca1 M2Ca1 M3Ca1 M4Ca1 Ca2 (CaSO4) M1Ca2 M2Ca2 M3Ca2 M4Ca2 Ca3 (CaO) M1Ca3 M2Ca3 M3Ca3 M4Ca3 Rep I Rep II Rep III M2 M3 M4 M1 M1 M3 M4 M2 M4 M1 M2 M3 Ca2 Ca1 Ca3 Ca1 Ca3 Ca2 Ca3 Ca2 Ca1 Hình 2: Sơ đồ bố trí thí nghiệm calcium trên đậu phộng Ghi chú: Ca1: CaCO3 M1: 0 kg Ca.ha -1 (Đối chứng) Ca2: CaSO4 M2: 10 kg Ca.ha -1 Ca3: CaO M3: 20 kg Ca.ha -1 M4: 40 kg Ca.ha -1 Calicum dạng CaCO3 được sử dụng để bón lót (100%), các dạng còn lại (CaSO4 và CaO) được bón lúc xuống củ, khoảng 50-60 ngày sau khi gieo. 2.4. Các chỉ tiêu thí nghiệm 2.4.1. Các chỉ tiêu nông học, nốt sần và năng suất + Chiều cao cây: Chọn ngẫu nhiên 15 cây trên lô, đánh dấu và cố định trong suốt quá trình lấy chỉ tiêu. Việc đo chiều cao cây đậu phộng bắt đầu đo từ 15 NSKG, sau đó cứ mỗi 10 ngày đo một lần. Chiều cao cây được đo từ mặt đất đến chóp lá ngọn của thân chính. + Số nhánh trên cây: đếm số nhánh trên cây đối với 15 cây mẫu được chọn để quan sát chiều cao. Số nhánh trên cây chỉ đếm số cành cấp 1, nghĩa là những cành mọc từ thân chính. + Số lượng nốt sần trên cây ở giai đoạn cây trưởng thành: chọn ngẫu nhiên 10 cây.lô-1, ở giai đoạn 50-60 ngày sau khi gieo, bứng thật kỹ để sao cho có thể lấy tất cả rễ của cây đậu phộng. Sau khi bứng, cây đậu phộng được rửa sạch trong nước và vận chuyển nhanh chóng về phòng thí nghiệm để tiến hành đo đếm các chỉ tiêu. Tách nốt sần và chia nốt sần thành 3 loại với các kích cỡ khác nhau được ghi nhận là loại A, B và C được mô tả ở Bảng 13, sau đó đếm số lượng mỗi loại nốt sần. 17 Bảng 13: Kích thước các loại nốt sần A, B và C Loại nốt sần Đường kính (mm) A r ≥ 2 B 1≤ r < 2 C r < 1 + Khảo sát nốt sần hữu hiệu: Chọn ngẫu nhiên 30 nốt sần trên loại (A, B và C) của 10 cây mẫu để quan sát và ghi nhận màu sắc. Thực hiện khảo sát nốt sần bằng cách dùng dao lam bổ đôi nốt sần để xem nội dung bên trong. Nốt sần có màu hồng chứng tỏ hoạt động tổng hợp đạm của vi khuẩn (Rhizobium spp.) có hiệu quả, còn màu xanh hay xám là nốt sần hoạt động kém (Hình 3) (Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Thị Kim Ba, 2005). + Trọng lượng khô của nốt sần: Cân trọng lượng khô của nốt sần 10 cây mẫu trên lô để tính trọng lượng khô của nốt sần. Nốt sần được sấy ở điều kiện 105oC cho đến khi trọng lượng không đổi (khoảng 6-8 giờ), và sử dụng cân điện tử với độ chính xác 0,01g để cân. Hình 3: Màu sắc nốt sần hữu hiệu và vô hiệu + Thành phần năng suất: Thu hoạch cây mẫu ở mỗi lô 4 khung với diện tích mỗi khung là 0,25 m2 để tính các thành phần năng suất: - Số trái.cây-1: đếm tất cả trái non và già được hình thành trên cây. Tổng số trái già.m-2- Số trái già.cây-1 = Số cây.m-2 Số hột chắc.m-2 - Số hột chắc.trái-1 = Số trái.m-2 Số hột lép.m-2 - Số hột lép.trái-1 = Số trái.m-2 Trọng lượng hột - Tỷ lệ nhân (%)= Tổng trọng lượng hột và vỏ x 100 + Trọng lượng 100 hột chắc: lấy ngẫu nhiên 100 hột chắc trong tổng số hột chắc.m-2 của mỗi lô lấy mẫu, cân tính trọng lượng và quy về ẩm độ 10%. + Năng suất lý thuyết (kg.ha-1) = (Số cây.m-2) x (Số trái già.cây-1) x (Số hột chắc.trái già-1) x Trọng lượng 100 hột chắc (g) x 100. Nốt sần hữu hiệu Nốt sần không hữu hiệu 18 + Năng suất thực tế (kg.ha-1): Thu hoạch 5 khung.lô-1, kích thước môi lô 1 m2, thu trái già, làm sạch, sau đó phơi khô, tách hột và cân, qui ra kg.ha-1 ở ẩm độ 10% theo công thức: (100 - H) WH W10% = 90 Trong đó: W10%: Trọng lượng hột ở ẩm độ 10% (g) WH: Trọng lượng hột ở ẩm độ H (g) H: Ẩm độ hột (%) 2.4.2. Các chỉ tiêu phân tích trong phòng thí nghiệm Các chỉ tiêu phân tích trong phòng thí nghiệm gồm có hàm lượng Ca ở các bộ phận cây trồng như lá, thân-rễ, vỏ và hột đậu phộng. Bên cạnh đó, còn có các chỉ tiêu khác như hàm lượng dầu và hàm lượng protein trong hột. Mỗi lô chọn ngẫu nhiên 5 cây mẫu dùng để phân tích các chỉ tiêu về hàm lượng Ca, dầu và protein. Cây mẫu được bứng bằng cách dùng len xắng vuông vức 4 gốc (với diện tích khoản 40 cm2.cây-1) của cây đậu phộng và l độ sâu 25 cm để lấy hết toàn bộ các bộ phận trên và dưới mặt đất, sau đó đem rửa thật sạch trong nước và đựng trong các túi giấy. Mẫu sau khi đem về được phơi và sấy khô để đảm bảo được sử dụng lâu dài trong quá trình phân tích. Tất cả các khâu cố định, sấy và bảo quản mẫu được thực hiện theo phương pháp._.52 2,93 2,35 ab CaSO4 1,65 2,56 2,78 3,50 2,62 a CaO 1,30 2,22 2,45 2,50 2,12 b Trung bình B 1,52 c 2,37 b 2,59 ab 2,98 a F A * F B *** F A x B ns CV% 13,50 Những chữ số có cùng ký tự phía sau giá trị trên cùng một hàng hoặc cột không khác nhau có ý nghĩa thống kê 5% qua phép thử LSD; ns: Không khác biệt có ý nghĩa thống kê; *: Khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5%; ***: Khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1%0; CaCO3: giá 1.800 đ.kg-1, CaSO4: giá 2.500 đ.kg-1, CaO: giá 1.000 đ.kg-1, Gía bán đậu phộng hột tại thời điểm thu hoạch là 14.000 đ.kg-1. L ợi n hu ận b iê n (t ri ệu đ ồn g) 43 CHƯƠNG 3 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ I. Kết luận Các nghiệm thức bón Ca không ảnh hưởng đến hầu hết các chỉ tiêu trên nốt sần, chiều cao cây qua các giai đoạn sinh trưởng, thành phần năng suất, năng suất và các chỉ tiêu phân tích hàm lượng Ca, dầu và protein hột, chỉ trừ hàm lượng Ca trong lá là có ảnh hưởng. Dạng phân Ca cũng không ảnh hưởng đến chiều cao cây qua các giai đoạn sinh trưởng, số lượng và trọng lượng nốt sần, tỷ lệ nốt sần hữu hiệu, số nhánh trên cây, tổng số trái và số trái già trên cây, số hột chắc và hột lép trên trái, trọng lượng 100 hột, hàm lượng Ca lá, trong thân-rễ và vỏ hột, hàm lượng dầu và protein trong hột. Nhưng dạng phân Ca có ảnh hưởng đến tỷ lệ nhân, năng suất lý thuyết và thực tế, hàm lượng Ca trong hột, các chỉ tiêu này đạt cao nhất khi bón Ca dạng CaSO4. Đa số các chỉ tiêu như trọng lượng nốt sần, nốt sần hữu hiệu, số nhánh trên cây, số hột chắc và lép trên trái già, trọng lượng 100 hột chắc, tỷ lệ nhân, năng suất lý thuyết và thực tế, hàm lượng Ca trong lá, thân-rễ, vỏ và hột chịu ảnh hưởng bởi liều lượng Ca bón vào. Liều lượng Ca bón càng tăng thì các chỉ tiêu này càng biến đổi theo hướng có lợi nhằm góp phần tăng năng suất trên đậu phộng và đa số đạt cao nhất khi liều lượng ở mức 40 kg Ca.ha-1. Tuy nhiên một số chỉ tiêu khác thì không chịu ảnh hưởng bởi liều lượng Ca bón như số lượng nốt sần, chiều cao cây qua các giai đoạn, hàm lượng dầu và protein trong hột. Lợi nhuận gia tăng do bón Ca thì không chịu ảnh hưởng bởi liều lượng mà chịu ảnh hưởng bởi dạng phân. Bón Ca dạng CaSO4 cho năng suất cao nhất (2.532 kg.ha-1) cho nên lợi nhuận gia tăng cũng đạt tối đa (12,5 triệu đồng.ha-1). Hiệu quả đồng vốn chịu ảnh hưởng bởi cả dạng và liều lượng Ca bón, bón ở dạng CaSO4 và liều lượng 40 kg Ca.ha-1 cho hiệu quả cao nhất. Vì vậy, trong thí nghiệm này Ca dạng CaSO4 cho kết quả tốt nhất khi bón ở liều lượng 40 kg Ca.ha-1. II. Đề nghị Việc bón Ca cho đậu phộng là một biện pháp kỹ thuật đơn giản và rẻ tiền, lại có hiệu quả kinh tế cao đối việc gia tăng năng suất và phẩm chất đậu phộng trên địa bàn nghiên cứu nói riêng và trên vùng đất cát núi của tỉnh An Giang nói chung, do đó cần được khuyến cáo áp dụng. Trong đó, dạng CaSO4 cần bón với liều lượng là 40 kg Ca.ha-1, tương đương 120 kg CaSO4.ha-1, ở mức liều lượng này cho năng suất và thu nhập biên và hiệu quả đồng vốn cao nhất. Nên có những thí nghiệm tương tự ở vài địa điểm khác, trên các giống đang trồng để có thêm kết quả về ảnh hưởng của Ca trên một số giống đậu phộng khác tại địa phương. Bởi vì, cỡ hột và dạng cây của đậu phộng chịu ảnh hưởng mạnh bởi dạng và liều lượng Ca. Đối với vùng đất Bảy Núi, khi bón Ca cần chú ý đến lượng nước tưới phải thích hợp thì mới có thể phát huy được hiệu quả. Nếu thiếu nước đậu phộng khó có thể hấp thu Ca, ngược lại thừa nước Ca sẽ bị rửa trôi cây đậu phộng không thể sử dụng. Khi bón Ca kết hợp với phân chuồng nhằm phát huy tối đa hiệu quả của chúng. Bởi vì, đất cát khả năng kìm giữ các loại khoáng chất kém, trong đó có Ca. Phân chuồng có thể giúp cho việc kìm giữ Ca ở vùng trái phát triển được nhiều hơn và cây sử dụng lâu dài hơn. 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO Caldwell, C. R. và A. Haug. 1981. “Temperature dependence of the barley root plasma membrane- bound Ca2+ and Mg2+ - dependent ATPase”. Physiol Plant 37:239-246. Cassell, A. L. và M. Barlass. 1976. “Environmentally induced changes in the cell wall of tomato leaves in relation the cell and protoplast release”. Physiol Plant. 37:239-246. Chu Thị Thơm, Phan Thị Lài và Nguyễn Văn Tó. 2006. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây lạc. Hà Nội. NXB Lao Động. Cox, F. R. F. Adams và B. B. Tucker. 1982. “Liming, fertilization, and mineral nutrition”. In: Peanut Science and Technology. American Peanut Research and Education Society. Inc. Texas. USA. Cox, F. R.và J. R. Sholar. 1995. “Site selection, land preparation, and management of soil fertility”. In: Peanut Health Management. APS Press. P. 7-10. Đặng Trần Phú, Lê Trường, Nguyễn Hồng Phi và Nguyễn Xuân Hiển. 1977. Tư liệu về cây lạc. Hà Nội. NXB Khoa học và Kỹ Thuật. Đinh Phi Hổ. 2003. Kinh tế Nông nghiệp lý thuyết và thực tiễn. NXB Thống kê. Đỗ Thị Thanh Ren. 2004. Lưu Huỳnh, Canxi và Magiê. Giáo trình Phì nhiêu đất và phân bón. Khoa NN & SHƯD, Đại học Cần Thơ. Gascho, G. J. and M. B. Parker. 2001. “Long Term Liming Effects on Coastal Soils and Crops”. Agronomic Journal 93:1305-1315. Gascho, G. J., Liu Changzhi và Schilling, R.. 2001. “Groundnut (Arachis hypogaea L.)”. In: World Fetilizer Manual. IFA (World Fertilizer Use Manual). Gascho, G. J. và S. C. Hodges. 1991. “Limestone and gypsume as sources of calcium for peanut”. In: Peanut Research-Extension Report 1990. University of Georgia, Coastal Plain Experimental Station, Tifton, Georgia. USA. pp. 61-64. Gillier, P. và J. M. Silvestre. 1969. Dinh dưỡng khoáng và việc bón phân cho lạc. Tư liệu về cây lạc. Hà Nội. NXB Khoa học và kỹ thuật. Gomez, K. A. và Gomez, A. A. 1984. “Two–Factor Experiments”. In: Statistical procedures for agricultural research. Joln wiley & Sons. Philippines. Hecht-Buchholz, C. 1979. “Calicum deficiency and plant ultrastructure”. Commun. Soil. Sci. Plant Anal. 10:447-456. Hertel, R. 1983. “The mechanism of auxin transport as a model for auxin action”. Z.Pflanzenphysiol. 112:53-67. 45 James, Grichar W., B. B. Besler và K. D. Brewer. 2002. “Comparision of Agricultural and Power Plant By-Product Gypsum for South Texas Peanut Production”. Texas Journal of Agricultural and Natural Resource 15. USA. Jones, B. J. Jr. 2003. Plant Mineral Nutrition. In: Agronomic Handbook – Management of Crops, Soils and Their Fertility. CRC press, Washington, D.C. USA. pp. 291-334. Lê Thanh Phong. (2005). Tin học ứng dụng (Phần 1: Sử dụng SPSS trong phân tích thống kê). Bộ môn Khoa học Cây trồng, Khoa NN& SHƯD, ĐHCT. Lê Văn Khoa. 1999. Các loại đất chính ở đồng bằng sông Cửu Long. Giáo trình thổ nhưỡng đại cương. Khoa Nông Nghiệp, Đại học Cần Thơ. Lê Xuân Sinh. 2005. Giáo trình Kinh tế thủy sản. Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ. Longanathan, S và K. K. Krishnamoorthy. 1977. “Total uptake of nutrients at different stages of the growth of groundnut and the ratios in which various nutrient elements exist in groundnut plant”. Plant soil. 46:565-570. Mascarenhas, J. P. và L. Machlis.1964. “Chemotropic response of the pollen of Antirrhinum majus to calcium”. Plant Physiol. 39:70-77. Mutara, M. R. 2003. The impact of soil acidity amilioration groundnut production on sandy soils of Zimbawe. Thesis of PhD Plant Production: Agronomy. University of Pretoria. Zimbawe. Ngô Ngọc Hưng. 2004. Phì nhiêu đất đai. Phì nhiêu đất và phân bón. Khoa NN & SHƯD, Đại học Cần Thơ. Ngô Thị Đào và Vũ Hữu Yêm. 2005. Giáo trình Đất và phân bón. NXB Đại học Sư phạm. Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài. 2004. Dinh dưỡng khoáng đa lượng. Dinh dưỡng khoáng cây trồng. Khoa NN & SHƯD, Đại học Cần Thơ. Nguyễn Bảo Vệ và Trần Thị Kim Ba. 2005. Cây đậu phộng - Kỹ thuật canh tác ở đồng bằng sông Cửu Long. NXB Nông Nghiệp. Nguyễn Bảo Vệ. 2001. “Để cho đất giồng cát trở thành một vùng sản xuất nông nghiệp độc đáo của Đồng Bằng Sông Cửu Long”. Báo cáo hội thảo “Phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho người dân tộc trên đất giồng cát tỉnh Trà Vinh”, Trà Vinh. Tr.10-18. Nguyễn Danh Đông. 1984. Đất, dinh dưỡng khoáng và phân bón. Cây Lạc. Hà Nội. NXB Nông Nghiệp. Nguyễn Thị Dần, Thái Phiên và ctv. 1991. “Sử dụng phân bón hợp lý cho lạc trên một số loại đất nhẹ”. Tiến bộ kỹ thuật về trồng lạc và đậu đỗ ở Việt Nam. Hà Nội. NXB Nông Nghiệp. Nguyễn Xuân Trường. 2003. Sổ tay sử dụng phân bón. TP. Hồ Chí Minh. NXB Nông nghiệp. Niên giám thống kê An Giang. 2004. Chi cục Thống kê tỉnh An Giang. 46 Niên giám thống kê An Giang. 2005. Chi cục Thống kê tỉnh An Giang. Osmond, C. B. 1967. Acid metabolism in Atriplex. I. Regulation in oxalate sythesis by the apparent excess cation absorption. Aust. J. Biol. Sci. 20:575-587. Phạm Văn Thiều. 2001. Kỹ thuật trồng lạc năng suất và hiệu quả. Hà Nội. NXB Nông Nghiệp. Phòng NN & PTNT huyện Tịnh Biên. 2006. Báo cáo tổng kết sản xuất nông nghiệp năm 2006, triển khai kế hoạch sản xuất năm 2007. Huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Phòng NN & PTNT huyện Tri Tôn. 2006. Báo cáo tổng kết sản xuất nông nghiệp năm 2006, triển khai kế hoạch sản xuất năm 2007. Huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Quaggio, J.A., P.B. Gallo, C.Owino-Gerroh, M.F.Abreu và H. Cantarella. 2004. “Peanut response to lime and molybdenum application in low pH soils”. R. Bras. Ci Solo 28:659-664. Brasil. Reiss, H. D. và W. Herth. 1979. “Calcium ionophore A 23187 affect localized wall secretion in tip region of pollen tuber of Lilium longiflorum”. Planta 145:225-232. Robert, L. M. và J. C. James. 1995. “Potassium, Sulfur, Lime, and Micronutrient Fertilizers”. In: Soil amendments and Environmental Quanlity. Lewis Publisher. Florida. USA. pp. 109-137. Sở NN & PTNT tỉnh An Giang. 2005. Điều chỉnh qui hoạch nông lâm nghiệp tỉnh An Giang đến năm 2010, dự đoán năm 2020. Tỉnh An Giang. Sở NN & PTNT tỉnh An Giang. 2006. Báo cáo tổng kết hoạt động ngành nông nghiệp năm 2006, kế hoạch sản xuất năm 2007. Tỉnh An Giang. Sumner, M. E. 1995. Literature review on gypsum as a calcium and sulfur source for crop and soils in the southeastern United States. Florida Institute of Phosphate Research, Florida. USA. Sumner, M. E., C. S. Kvien, H. Smail, và A. S. Csinos. 1988. “On the Calcium nutrition of peanut (Arachis hypogaea L.)”. Journal of Fertilizer Issues 5:97-102. Tổ chức lượng nông Liên hợp quốc (FAO). 1984. Phân vi sinh chủng cho cây họ đậu và cách sử dụng. Viện nghiên cứu và Phát triển Công nghệ sinh học, Đại học Cần Thơ. 66 trang. Toma, M., M.E. Sumner, G. Weeks, và M. Saigusa. 1999. “Long - term effect of gypsum on crop yield and subsor chemical properties”. Soil science. Soc. Am. 39:891-895. Tôn Thất Trình. 1972. Cải thiện ngành trồng đậu phụng tại Việt Nam. NXB Lửa thiêng. Việt Nam. Trạm khí tượng hạt kiểm lâm Tri Tôn. 2007. Số liệu khi tượng thủy văn khu vực Bảy Núi. Trang Tửng và Nguyễn Bảo Vệ. 2004. “Ảnh hưởng của dạng và liều lượng Calcium đến năng suất đậu phộng Vồ (Arachis hypogeae) trồng trên đất giồng cát tỉnh Trà Vinh”. Tạp chí Khoa học, Trường ĐHCT. Tr: 67-76. Trang Tửng. 2003. “Ảnh hưởng của dạng và liều lượng Calcium đến năng suất đậu phộng Vồ (Arachis hypogeae) trồng trên đất giồng cát tỉnh Trà Vinh”. LVCH. Khoa NN & SHƯD, Đại học Cần Thơ. 47 UBND tỉnh An Giang. 2003. Địa chí An Giang. Viện Thổ nhưỡng Nông hoá. 1998. Sổ tay phân tích đất-nước phân bón cây trồng. Hà Nôi. NXB Nông Nghiệp. Võ Quang Minh. 1998. Bài giảng đất mặn, đất sodic và đất kiềm. Khoa Nông nghiệp, Đại học Cần Thơ. Võ Thị Gương. 2004. Dinh dưỡng cây trồng. Giáo trình Phì nhiêu đất và phân bón. Khoa NN & SHƯD, Đại học Cần Thơ. Võ- Tòng Anh, Võ- Tòng xuân, Phạm Văn Quang, Nguyễn Văn Kiền, Dương Văn Nhã, Nguyễn Hoàng Huân, Phạm Xuân Phú, Huỳnh Ngọc Đức, Nguyễn Thanh Sơn, Trần Văn Hiếu, Phạm Duy Tiễn, Phạm Ngọc Duyên, Lý Ngọc Thanh Xuân và Nguyễn Thị Ngọc Giang. 2006. Báo cáo Đề tài chỉnh lý, bổ sung bản đồ đất tỉnh An Giang tỷ lệ 1:100.000. Đại Học An Giang, Tỉnh An Giang. Vũ Công Hậu, Ngô Thế Dân và Trần Thị Dung. 1995. Cây Lạc (Đậu Phụng). Hà Nôi. NXB Nông Nghiệp. Walker, M. E., R. A. Flowers và R. J. Henning. 1979. “Response of early bunch peanuts to calcium and potassium fertilization”. Peanut Science 6:119-123. White, P. J. và R. B. Martin. 2003. “Calcium in plant”. Annals of Botany 92:487-511. Wyn Jones, R. G. và O. R. Pollard. 1983. “The funtion of calcium in plant”. Bot. Rev.33:407-426. Zharare, G. E., C. J. Asher và F. P. C. Blamey. 1997. “Net infux of calcium and efflux of potassium in groundnut pods grown in solution culture”. In: Plant nutrition for sustainable food production and environment. Proceeding of the XIII International Plant Nutrition Colloquium.Kluwer Academic Publishers.Boston, London. pp. 177-178. PHỤ CHƯƠNG A Nguồn: Võ- Tòng Anh và ctv., 2006 Hình 1a: Bản đồ đất khu vực Bảy Núi, tỉnh An Giang 48 PHỤ CHƯƠNG B Phụ chương 1b: Bảng phân tích Anova chiều cao cây lúc 15 NSG Nguồn biến động ĐTD TBP TBBP F tính Xác suất Lặp lại 2 0,095 0,047 0,2591 ns Dạng phân (a) 2 0,352 0,176 0,9591 ns Sai số (a) 4 0,733 0,183 Mức phân (b) 3 0,530 0,177 1,0780 ns 0,4266 Sai số (b) 6 0,983 0,164 A X B 6 0,959 0,160 1,6323 ns 0,2212 Sai số (c) 12 1,176 0,098 Tổng 35 4,827 CV = 3,74% Phụ chương 2b: Bảng phân tích Anova chiều cao cây lúc 25 NSG Nguồn biến động ĐTD TBP TBBP F tính Xác suất Lặp lại 2 1,961 0,980 0,1610 ns Dạng phân (a) 2 12,229 6,114 1,0040 ns 0,4433 Sai số (a) 4 24,361 6,090 Mức phân (b) 3 1,940 0,647 0,9279 ns Sai số (b) 6 4,182 0,697 A X B 6 7,327 1,221 1,5050 ns 0,2571 Sai số (c) 12 9,737 0,811 Tổng 35 61,736 CV = 6,01% Phụ chương 3b: Bảng phân tích Anova chiều cao cây lúc 35 NSG Nguồn biến động ĐTD TBP TBBP F tính Xác suất Lặp lại 2 16,691 8,345 0,7868 ns Dạng phân (a) 2 1,911 0,955 0,0901 ns Sai số (a) 4 42,426 10,607 Mức phân (b) 3 2,362 0,787 0,4079 ns Sai số (b) 6 11,583 1,930 A X B 6 7,783 1,297 1,8383 ns 0,1739 Sai số (c) 12 8,467 0,706 Tổng 35 91,222 CV = 3,38% Phụ chương 4b: Bảng phân tích Anova chiều cao cây lúc 45 NSG Nguồn biến động ĐTD TBP TBBP F tính Xác suất Lặp lại 2 12,409 6,204 1,3990 ns 0,3462 Dạng phân (a) 2 0,421 0,210 0,0474 ns Sai số (a) 4 17,739 4,435 Mức phân (b) 3 5,763 1,921 1,4578 ns 0,3170 Sai số (b) 6 7,907 1,318 A X B 6 5,588 0,931 1,1186 ns 0,4073 Sai số (c) 12 9,992 0,833 Tổng 35 59,819 CV = 3,17% 49 Phụ chương 5b: Bảng phân tích Anova chiều cao cây lúc 55 NSG Nguồn biến động ĐTD TBP TBBP F tính Xác suất Lặp lại 2 2,641 1,320 0,2178 ns Dạng phân (a) 2 1,454 0,727 0,1199 ns Sai số (a) 4 24,249 6,062 Mức phân (b) 3 12,216 4,072 0,7075 ns Sai số (b) 6 34,533 5,755 A X B 6 19,393 3,232 2,2810 ns 0,1056 Sai số (c) 12 17,004 1,417 Tổng 35 111,489 CV = 3,58% Phụ chương 6b: Bảng phân tích Anova chiều cao cây lúc 65 NSG Nguồn biến động ĐTD TBP TBBP F tính Xác suất Lặp lại 2 13,911 6,955 0,6037 ns Dạng phân (a) 2 1,949 0,974 0,0846 ns Sai số (a) 4 46,086 11,522 Mức phân (b) 3 24,446 8,149 1,0479 ns 0,4372 Sai số (b) 6 46,656 7,776 A X B 6 17,638 2,940 1,5990 ns 0,2300 Sai số (c) 12 22,061 1,838 Tổng 35 172,746 CV = 3,77% Phụ chương 7b: Bảng phân tích Anova chiều cao cây lúc 75 NSG Nguồn biến động ĐTD TBP TBBP F tính Xác suất Lặp lại 2 16,077 8,039 1,4430 ns 0,3374 Dạng phân (a) 2 2,269 1,134 0,2036 ns Sai số (a) 4 22,283 5,571 Mức phân (b) 3 23,001 7,667 1,3703ns 0,3388 Sai số (b) 6 33,572 5,595 A X B 6 24,273 4,046 3,4871 ns 0,0612 Sai số (c) 12 13,922 1,160 Tổng 35 135,396 CV = 2,96% Phụ chương 8b: Bảng phân tích Anova chiều cao cây lúc 85 NSG Nguồn biến động ĐTD TBP TBBP F tính Xác suất Lặp lại 2 26,677 13,339 0,8508 ns Dạng phân (a) 2 13,171 6,585 0,4200 ns Sai số (a) 4 62,709 15,677 Mức phân (b) 3 5,847 1,949 0,4755 ns Sai số (b) 6 24,592 4,099 A X B 6 37,958 6,326 1,1404 ns 0,3969 Sai số (c) 12 66,568 5,547 Tổng 35 237,522 CV = 6,90% 50 Phụ chương 9b: Bảng phân tích Anova về số lượng nốt sần loại A Nguồn biến động ĐTD TBP TBBP F tính Xác suất Lặp lại 2 14,389 7,194 0,7969 ns Dạng phân (a) 2 1,722 0,861 0,0954 ns Sai số (a) 4 36,111 9,028 Mức phân (b) 3 50,972 16,991 5,0274 * 0,0447 Sai số (b) 6 20,278 3,380 A X B 6 38,944 6,491 1,0174 ns 0,4588 Sai số (c) 12 76,556 6,380 Tổng 35 238,972 CV = 33,55% Phụ chương 10b: Bảng phân tích Anova về số lượng nốt sần loại B Nguồn biến động ĐTD TBP TBBP F tính Xác suất Lặp lại 2 5782,056 2891,028 0,0935 ns Dạng phân (a) 2 21697,389 10848,694 0,3510 ns Sai số (a) 4 123646,944 30911,736 Mức phân (b) 3 45908,667 15302,889 2,6836 ns 0,1402 Sai số (b) 6 34214,833 5702,472 A X B 6 108504,167 18084,028 1,4241 ns 0,2831 Sai số (c) 12 152386,833 12698,903 Tổng 35 492140,889 CV = 27,92% Phụ chương 11b: Bảng phân tích Anova về số lượng nốt sần loại C Nguồn biến động ĐTD TBP TBBP F tính Xác suất Lặp lại 2 43110,722 21555,361 1,2091 ns Dạng phân (a) 2 69590,722 34795,361 1,9518 ns 0,2561 Sai số (a) 4 71310,444 17827,611 Mức phân (b) 3 148019,222 49339,741 2,4579 ns 0,1606 Sai số (b) 6 120441,278 20073,546 A X B 6 60404,611 10067,435 0,7199 ns Sai số (c) 12 167806,889 13983,907 Tổng 35 680683,889 CV = 26,57% Phụ chương 12b: Bảng phân tích Anova về số lượng nốt tổng cộng Nguồn biến động ĐTD TBP TBBP F tính Xác suất Lặp lại 2 68588,722 34294,361 0,4961 ns Dạng phân (a) 2 15948,222 7974,111 0,1154 ns Sai số (a) 4 276493,111 69123,278 Mức phân (b) 3 167044,750 55681,583 2,5496 ns 0,1518 Sai số (b) 6 131036,167 21839,361 A X B 6 165426,000 27571,000 0,8785 ns Sai số (c) 12 376591,333 31382,611 Tổng 35 1201128,306 CV = 20,69% 51 Phụ chương 13b: Bảng phân tích Anova về trọng lượng nốt sần loại A Nguồn biến động ĐTD TBP TBBP F tính Xác suất Lặp lại 2 22,454 11,227 1,3225 ns 0,3593 Dạng phân (a) 2 17,384 8,692 1,0239 ns 0,4378 Sai số (a) 4 33,957 8,489 Mức phân (b) 3 15,822 5,274 1,5787 ns 0,2764 Sai số (b) 6 20,043 3,341 A X B 6 13,980 2,330 0,7394 ns Sai số (c) 12 37,817 3,151 Tổng 35 161,458 CV = 19,75% Phụ chương 14b: Bảng phân tích Anova về trọng lượng nốt sần loại B Nguồn biến động ĐTD TBP TBBP F tính Xác suất Lặp lại 2 9,164 4,582 0,2095 ns Dạng phân (a) 2 67,552 33,776 1,5443 ns 0,3184 Sai số (a) 4 87,485 21,871 Mức phân (b) 3 49,422 16,474 3,7079 ns 0,0796 Sai số (b) 6 26,658 4,443 A X B 6 43,261 7,210 1,0526 ns 0,4444 Sai số (c) 12 82,195 6,850 Tổng 35 365,737 CV = 11,31% Phụ chương 15b: Bảng phân tích Anova về trọng lượng nốt sần loại C Nguồn biến động ĐTD TBP TBBP F tính Xác suất Lặp lại 2 19,845 9,923 0,8217 ns Dạng phân (a) 2 55,361 27,681 2,2922 ns 0,2191 Sai số (a) 4 48,303 12,076 Mức phân (b) 3 187,875 62,625 10,6563 ** 0,0082 Sai số (b) 6 35,261 5,877 A X B 6 28,539 4,757 1,0387 ns 0,4431 Sai số (c) 12 54,950 4,579 Tổng 35 430,135 CV= 13,71% Phụ chương 16b: Bảng phân tích Anova về tổng trọng lượng nốt sần Nguồn biến động ĐTD TBP TBBP F tính Xác suất Lặp lại 2 109,356 54,678 0,6366 ns Dạng phân (a) 2 185,479 92,739 1,0797 ns 0,4225 Sai số (a) 4 343,583 85,896 Mức phân (b) 3 474,598 158,199 6,4172 * 0,0264 Sai số (b) 6 147,915 24,652 A X B 6 155,523 25,920 1,5074 ns 0,2530 Sai số (c) 12 206,341 17,195 Tổng 35 1622,794 CV = 8,69% 52 Phụ chương 17b: Bảng phân tích Anova về % nốt sần loại A hữu hiệu Nguồn biến động ĐTD TBP TBBP F tính Xác suất Lặp lại 2 0,322 0,161 0,0689 ns Dạng phân (a) 2 9,857 4,928 2,1084 ns Sai số (a) 4 9,350 2,337 Mức phân (b) 3 37,042 12,347 18,8465 *** 0,0004 Sai số (b) 6 3,931 0,655 A X B 6 2,634 0,439 0,2383 ns Sai số (c) 12 22,104 1,842 Tổng 35 85,239 CV = 18,55% Phụ chương 18b: Bảng phân tích Anova về % nốt sần loại B hữu hiệu Nguồn biến động ĐTD TBP TBBP F tính Xác suất Lặp lại 2 0,988 0,494 0,7296 ns Dạng phân (a) 2 0,243 0,121 0,1792 ns Sai số (a) 4 2,708 0,677 Mức phân (b) 3 40,422 13,474 12,7112 ** 0,0069 Sai số (b) 6 6,360 1,060 A X B 6 7,706 1,284 3,3586 * 0,0235 Sai số (c) 12 4,589 0,382 Tổng 35 63,016 CV = 8,84% Phụ chương 19b: Bảng phân tích Anova về % nốt sần loại C hữu hiệu Nguồn biến động ĐTD TBP TBBP F tính Xác suất Lặp lại 2 1,979 0,990 2,8215 ns 0,1864 Dạng phân (a) 2 1,533 0,766 2,1852 ns 0,1832 Sai số (a) 4 1,403 0,351 Mức phân (b) 3 16,939 5,646 2,3915 ns 0,1503 Sai số (b) 6 14,166 2,361 A X B 6 0,694 0,116 0,0871 ns Sai số (c) 12 15,921 1,327 Tổng 35 52,635 CV = 17,33% Phụ chương 20b: Bảng phân tích Anova về % nốt sần loại hữu hiệu/cây Nguồn biến động ĐTD TBP TBBP F tính Xác suất Lặp lại 2 0,644 0,322 0,7082 ns Dạng phân (a) 2 2,113 1,056 2,3240 ns Sai số (a) 4 1,818 0,455 Mức phân (b) 3 29,280 9,760 11,4250 ** 0,0066 Sai số (b) 6 5,126 0,854 A X B 6 1,593 0,265 0,6440 ns 0,3108 Sai số (c) 12 4,946 0,412 Tổng 35 45,519 CV = 9,12% 53 Phụ chương 21b: Bảng phân tích Anova số nhánh/cây Nguồn biến động ĐTD TBP TBBP F tính Xác suất Lặp lại 2 0,882 0,441 1,3157 ns 0,3638 Dạng phân (a) 2 0,484 0,242 0,7216 ns Sai số (a) 4 1,341 0,335 Mức phân (b) 3 29,183 9,728 10,7466 ** 0,0079 Sai số (b) 6 5,431 0,905 A X B 6 3,036 0,506 0,7915 ns Sai số (c) 12 7,672 0,639 Tổng 35 48,030 CV = 13,78% Phụ chương 22b: Bảng phân tích Anova tổng số trái/cây Nguồn biến động ĐTD TBP TBBP F tính Xác suất Lặp lại 2 12,436 6,218 1,4285 ns 0,3403 Dạng phân (a) 2 8,117 4,059 0,9324 ns Sai số (a) 4 17,411 4,353 Mức phân (b) 3 6,458 2,153 0,6562 ns Sai số (b) 6 19,682 3,280 A X B 6 10,007 1,668 0,4201 ns Sai số (c) 12 47,638 3,970 Tổng 35 121,749 CV = 16,00% Phụ chương 23b: Bảng phân tích Anova tổng số trái già/cây Nguồn biến động ĐTD TBP TBBP F tính Xác suất Lặp lại 2 0,622 0,311 0,9165 ns Dạng phân (a) 2 2,752 1,376 4,0565 ns 0,1090 Sai số (a) 4 1,357 0,339 Mức phân (b) 3 6,350 2,117 1,8339 ns 0,2415 Sai số (b) 6 6,925 1,154 A X B 6 2,988 0,498 1,8697 ns 0,1678 Sai số (c) 12 3,197 0,266 Tổng 35 24,190 CV = 6,47% Phụ chương 24b: Bảng phân tích Anova số hột chắc/trái già Nguồn biến động ĐTD TBP TBBP F tính Xác suất Lặp lại 2 0,026 0,013 0,4458 ns Dạng phân (a) 2 0,200 0,100 3,4221 ns 0,1025 Sai số (a) 4 0,117 0,029 Mức phân (b) 3 1,467 0,489 21,0461 ** 0,0025 Sai số (b) 6 0,139 0,023 A X B 6 0,122 0,020 1,3465 ns 0,4328 Sai số (c) 12 0,181 0,015 Tổng 35 2,253 CV = 8,26% 54 Phụ chương 25b: Bảng phân tích Anova số hột lép/trái già Nguồn biến động ĐTD TBP TBBP F tính Xác suất Lặp lại 2 0,026 0,013 0,6814 ns 0,4055 Dạng phân (a) 2 0,005 0,003 0,1298 ns Sai số (a) 4 0,077 0,019 Mức phân (b) 3 0,027 0,009 4,9696 *** 0,0007 Sai số (b) 6 0,011 0,002 A X B 6 0,021 0,003 0,4575 ns 0,3564 Sai số (c) 12 0,092 0,008 Tổng 35 0,259 CV = 60,99% Phụ chương 26b: Bảng phân tích Anova trọng lượng 100 hột chắc Nguồn biến động ĐTD TBP TBBP F tính Xác suất Lặp lại 2 5,096 2,548 0,7117 ns Dạng phân (a) 2 17,271 8,635 2,4122 ns 0,2055 Sai số (a) 4 14,319 3,580 Mức phân (b) 3 262,250 87,417 19,9699 ** 0,0016 Sai số (b) 6 26,264 4,377 A X B 6 28,943 4,824 0,7150 ns Sai số (c) 12 80,961 6,747 Tổng 35 435,103 CV = 4,21% Phụ chương 27b: Bảng phân tích Anova tỷ lệ nhân Nguồn biến động ĐTD TBP TBBP F tính Xác suất Lặp lại 2 43,721 21,860 17,9879 ns Dạng phân (a) 2 47,454 23,727 19,5239 ** 0,0086 Sai số (a) 4 4,861 1,215 Mức phân (b) 3 238,482 79,494 18,6658 ** 0,0019 Sai số (b) 6 25,553 4,259 A X B 6 14,013 2,335 0,5220 ns Sai số (c) 12 53,692 4,474 Tổng 35 427,776 CV = 3,02% Phụ chương 28b: Bảng phân tích Anova năng suất lý thuyết Nguồn biến động ĐTD TBP TBBP F tính Xác suất Lặp lại 2 4518,722 2259,361 0,0085 ** Dạng phân (a) 2 3225586,722 1612793,361 6,0827 * 0,0513 Sai số (a) 4 1060574,444 265143,611 Mức phân (b) 3 11089565,889 3696521,963 96,8815 *** 0,0000 Sai số (b) 6 228930,611 38155,102 A X B 6 543008,611 90501,435 1,8538 ns 0,1702 Sai số (c) 12 585838,889 48819,907 Tổng 35 16738023,889 CV = 7,26% 55 Phụ chương 29b: Bảng phân tích Anova Năng suất thực tế Nguồn biến động ĐTD TBP TBBP F tính Xác suất Lặp lại 2 1002013,722 501006,861 0,7926 ns 0,2063 Dạng phân (a) 2 113300,056 56650,028 0,0896 * 0,0186 Sai số (a) 4 2528454,611 632113,653 Mức phân (b) 3 7335443,667 2445147,889 23,2997 *** 0,0008 Sai số (b) 6 629661,167 104943,528 A X B 6 597141,500 99523,583 1,3376 ns 0,4210 Sai số (c) 12 892859,167 74404,931 Tổng 35 13098873,889 CV = 10,80% Phụ chương 30b: Bảng phân tích Anova Hàm lượng Ca trong lá Nguồn biến động ĐTD TBP TBBP F tính Xác suất Lặp lại 2 0,005 0,002 0,1936 ns Dạng phân (a) 2 0,012 0,006 0,4823 ns Sai số (a) 4 0,051 0,013 Mức phân (b) 3 0,112 0,037 2,6179 ns 0,1457 Sai số (b) 6 0,086 0,014 A X B 6 0,038 0,006 3,6765 * 0,0262 Sai số (c) 12 0,021 0,002 Tổng 35 0,326 CV = 4,03% Phụ chương 31b: Bảng phân tích Anova Hàm lượng Ca trong thân Nguồn biến động ĐTD TBP TBBP F tính Xác suất Lặp lại 2 0,001 0,0005 2,6370 ns 0,1860 Dạng phân (a) 2 0,000 0,0000 1,5502 ns 0,3174 Sai số (a) 4 0,001 0,0000 Mức phân (b) 3 0,014 0,0049 10,2756 ** 0,0089 Sai số (b) 6 0,003 0,0005 A X B 6 0,001 0,0000 1,3923 ns 0,2940 Sai số (c) 12 0,001 0,0000 Tổng 35 0,021 CV = 4,26% Phụ chương 32b: Bảng phân tích Anova hàm lượng Ca trong vỏ hột Nguồn biến động ĐTD TBP TBBP F tính Xác suất Lặp lại 2 0,001 0,001 3,6421 ns 0,1257 Dạng phân (a) 2 0,000 0,000 0,5242 ns Sai số (a) 4 0,001 0,000 Mức phân (b) 3 0,005 0,002 439,0412 *** 0,0000 Sai số (b) 6 0,000 0,000 A X B 6 0,000 0,000 0,3901 ns Sai số (c) 12 0,001 0,000 Tổng 35 0,008 CV = 14,98% 56 Phụ chương 33b: Bảng phân tích Anova hàm lượng Ca trong hột Nguồn biến động ĐTD TBP TBBP F tính Xác suất Lặp lại 2 0,000 0,000 3,1902 ns 0,1485 Dạng phân (a) 2 0,000 0,000 8,9355 * 0,0334 Sai số (a) 4 0,000 0,000 Mức phân (b) 3 0,002 0,001 36,1234 *** 0,0003 Sai số (b) 6 0,000 0,000 A X B 6 0,000 0,000 0,8326 ns Sai số (c) 12 0,000 0,000 Tổng 35 0,003 CV = 14,29% Phụ chương 34b: Bảng phân tích Anova hàm lượng Lipid trong hột Nguồn biến động ĐTD TBP TBBP F tính Xác suất Lặp lại 2 10,062 5,031 0,2284 ns Dạng phân (a) 2 28,575 14,287 0,6487 ns Sai số (a) 4 88,097 22,024 Mức phân (b) 3 67,127 22,376 3,7773 ns 0,0780 Sai số (b) 6 35,542 5,924 A X B 6 51,249 8,541 0,5844 ns Sai số (c) 12 175,376 14,615 Tổng 35 456,027 CV = 10,18% Phụ chương 35b: Bảng phân tích Anova hàm lượng Protein trong hột Nguồn biến động ĐTD TBP TBBP F tính Xác suất Lặp lại 2 1,112 0,556 0,1994 ns Dạng phân (a) 2 4,342 2,171 0,7788 ns Sai số (a) 4 11,150 2,788 Mức phân (b) 3 9,366 3,122 1,5992 ns 0,2855 Sai số (b) 6 11,713 1,952 A X B 6 6,991 1,165 0,7097 ns Sai số (c) 12 19,701 1,642 Tổng 35 64,374 CV = 5,49% Phụ chương 36b: Bảng phân tích Anova lợi nhuận gia tăng Nguồn biến động ĐTD TBP TBBP F tính Xác suất Lặp lại 2 23,147 11,573 2,6759 ns 0,1829 Dạng phân (a) 2 151,753 75,877 17,5435 * 0,0105 Sai số (a) 4 17,300 4,325 Mức phân (b) 2 178,809 89,404 4,9744 ns 0,0822 Sai số (b) 4 71,892 17,973 A X B 4 48,045 12,011 0,9378 ns Sai số (c) 8 102,467 12,808 Tổng 26 593,412 CV = 38,07% 57 Phụ chương 37b: Bảng phân tích Anova hiệu quả đồng vốn Nguồn biến động ĐTD TBP TBBP F tính Xác suất Lặp lại 2 0,331 0,166 2,3509 0,2113 Dạng phân (a) 2 1,543 0,771 10,9464 * 0,0239 Sai số (a) 4 0,282 0,070 Mức phân (b) 3 10,219 3,406 24,6028 *** 0,0009 Sai số (b) 6 0,831 0,138 A X B 6 0,556 0,093 0,9102 ns Sai số (c) 12 1,221 0,102 Tổng 35 14,983 CV = 13,50% Phụ chương 38b: Bảng hệ số tương quan của các chỉ tiêu thí nghiệm với liều lượng bón calcium STT Chỉ tiêu Hệ số tương quan (r) STT Chỉ tiêu Hệ số tương quan (r) 1 Số lượng nốt sần 0,755 9 Năng suất lý thuyết 0,951 * 2 Trọng lượng nốt sần 0,871 10 Năng suất thực tế 0,929 3 Nốt sần hữu hiệu 0,863 11 Ca/lá 0,762 4 Nhánh/cây 0,941 12 Ca/thân, rễ 0,886 5 Hột chắc/trái già 0,819 13 Ca/vỏ 0,999 ** 6 Hột lép/trái già -0,975 * 14 Ca/hột 0,995 ** 7 Trọng lượng 100 hột 0,764 15 Hàm lượng Dầu -0,321 8 Tỷ lệ nhân 0,964 * 16 Hàm lượng Protein 0,704 * Hệ số tương quan có ý nghĩa thống kê ở mức 5% (2-tailed). ** Hệ số tương quan có ý nghĩa thống kê ở mức 1% (2-tailed). Phụ chương 39b: Bảng hệ số tương quan của các chỉ tiêu, nông học, nốt sần, thành phần năng suất, hàm lượng calcium trong cây, hàm lượng dầu và protein trong hột với năng suất STT Chỉ tiêu Hệ số tương quan (r) với năng suất lý thuyết Hệ số tương quan (r) với năng suất thực tế 1 Hàm lượng Ca/lá 0,409 * 0,582 ** 2 Hàm lượng Ca/thân, rễ 0,660 ** 0,722 ** 3 Hàm lượng Ca/vỏ hột 0,661 ** 0,539 ** 4 Hàm lượng Ca/hột 0,804 ** 0,684 ** 5 Hàm lượng dầu hột -0,050 -0,110 6 Hàm lượng protein hột -0,190 -0,211 7 Số nhánh 0,637 ** 0,610 ** 8 Tổng số trái/cây 0,179 0,323 9 Số trái già/cây 0,328 0,098 10 Số hột chắc/trái già 0,817 ** 0,812 ** 11 Số hột lép/trái già -0,550 ** -0,403 * 12 Trong lượng 100 hột chắc 0,755 ** 0,707 ** 13 Tỷ lệ nhân 0,726 ** 0,742 ** * Hệ số tương quan có ý nghĩa thống kê ở mức 5% (2-tailed). ** Hệ số tương quan có ý nghĩa thống kê ở mức 1% (2-tailed). 58 Phụ chương 40b: Kết quả phân tích hồi qui đa biến giữa năng suất lý thuyết với các chỉ tiêu thành phần năng suất Mô hình Biến và hằng số B Sai số chuẩn T tính Xác suất 1 Hằng số -226,527 401,953 -,564 ns 0,577 Số hột chắc 2195,354 266,135 8,249 *** 0,000 2 Hằng số -3942,364 448,364 -8,793 *** 0,000 Số hột chắc 2452,572 143,359 17,108 *** 0,000 Số trái già 417,478 44,354 9,412 *** 0,000 3 Hằng số -6055,421 612,647 -9,884 *** 0,000 Số hột chắc 1970,016 161,787 12,177 *** 0,000 Số trái già 388,345 36,553 10,624 *** 0,000 TL 100 hột 49,610 11,586 4,282 *** 0,000 Ghi chú: Mô hình 1: y = Hằng số + a (số hột chắc) Mô hình 2: y = Hằng số + a (số hột chắc) + b (số trái già/cây) Mô hình 3: y = Hằng số + a (số hột chắc) + b (số trái già/cây) + c (TL 100 hột) Biến phụ thuộc là năng suất lý tuyết 59 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA7757.pdf