Vai trò của người phụ nữ tỉnh Yên Bái trong công việc gia đình hiện nay

Lời giới thiệu Công cuộc đổi mới và cải cách kinh tế ở nông thôn Việt Nam một thập kỷ vừa qua đã tạo ra mức tăng trưởng đáng kể ở khu vực sản xuất nông nghiệp. Trong sự đổi thay nhanh chóng đó, phụ nữ nông thôn đã đóng góp một phần hết sức to lớn, bởi họ là lực lượng quan trọng trong hoạt động sản xuất, trong đời sống ở nông thôn. Song họ cũng đang đứng trước những thách thức lớn, yêu cầu công tác và cuộc sống đòi hỏi phải nâng cao trình độ, chồng con đòi hỏi phải được chăm sóc tốt hơn tr

doc63 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1290 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Vai trò của người phụ nữ tỉnh Yên Bái trong công việc gia đình hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ước, nhà cửa phải được gọn gàng, sạch sẽ hơn, bữa cơm ngon hơn. Trong khi đó dư luận xã hội lại không khuyến khích nam giới tham gia công việc gia đình (đó là chưa kể xã hội thường lên án, phê phán và trút trách nhiệm trước hết lên vai người vợ nếu có bất hoà, va chạm,rạn nứt hay đổ vỡ xảy ra trong gia đình). Điều đó có nghĩa vị trí và vai trò của người phụ nữ chưa tương xứng với mức độ đóng góp của họ trong nền kinh tế, trong các quan hệ xã hội và trong đời sống gia đình. Dường như họ đang phải chịu thiệt thòi trong giai đoạn chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung dưới sự quản lý của Nhà Nước sang nền kinh tế thị trường lấy gia đình làm đơn vị gốc. Như vậy trước những biến đổi đó người phụ nữ trong gia đình sẽ thực hiện vai trò của mình như thế nào ?, để vừa có thể giữ gìn những giá trị đạo đức, tinh thần quý báu của gia đình, vừa phát huy được năng lực trí tuệ của mình góp phần vào sự nghiệp phát triển chung của đất nước và các gia đình có khả năng thích ứng với hoàn cảnh mới một cách tốt đẹp hay không Trong khoảng thời gian hạn hẹp luận văn được hoàn thành với hy vọng góp thêm một tiếng nói chung, tạo dư luận cho xã hội quan tâm hơn nữa tới đời sống của phụ nữ nói chung, những phụ nữ miền núi nói riêng. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho người phụ nữ phát triển bản thân, xoá bỏ dần ngăn cách giữa phụ nữ và nam giới trong cuộc sống. Trong quá trình soạn thảo và xây dựng đề tài tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành trước sự hướng dẫn tận tình của cô giáo : Thạc sĩ Mai Kim Thanh đã nhiệt tình giúp đỡ tác giả ngay từ buổi đầu tiên bỡ ngỡ định hướng đề tài. Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong và ngoài khoa những người đã đi cùng sự trưởng thành của tác giả trong suốt 4 năm học qua. Để hoàn thành luận văn này tác giả xin ghi nhận sự chu đáo về mặt tổ chức của khoa xã hội học, đặc biệt là cô giáo chủ nhiệm : Lê Thái Thị Băng Tâm cùng toàn thể các bạn sinh viên trong lớp đã có những ý kiến quý báu trong phương pháp học tập và cho phần nội dung của nghiên cứu này Do trình độ có hạn và khả năng thực tế chưa nhiều nên luận văn này chắc chắn sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy tác giả rất mong được sự quan tâm đóng góp ý kiến của các thầy cô. các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn. đề tài : vai trò của người phụ nữ tỉnh yên bái trong công việc gia đình hiện nay. (Qua khảo sát tại 2 xã Y- Can và Nga- Quán, huyện Trấn- Yên, tỉnh Yên- Bái) Phần I : Một số vấn đề lý luận chung I./ Lý do chọn đề tài Trên thế giới hiện nay, việc tìm hiểu và nghiên cứu về phụ nữ đang là một vấn đề được đem ra thảo luận ở các hội nghị Quốc Tế nhằm tìm ra các giải pháp bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng cho người phụ nữ. ở Việt Nam, cùng với xu hướng phát triển của thế giới, vấn đề bình đẳng dân chủ trong sinh hoạt,hạn chế dẫn tới việc xoá bỏ hiện tượng chèn ép con người, phát huy tính năng động, sáng tạo của cá nhân và xã hội, tạo điều kiện cho người phụ nữ giảm nhẹ gánh nặng công việc gia đình mà vẫn đáp ứng được nhu cầu mong muốn làm vì chồng, vì con, vì cái gia đình nhỏ bé thân thương của mình. Vấn đề tạo điều kiện cho người phụ nữ vương lên để tự trang bị cho mình những kiến thức, những kỹ năng trong lao động sản xuất, trong cách chăm sóc và nuôi dạy con cái trong gia đình, cách thức tổ chức cuộc sống. Như vậy làm thế nào để cho người phụ nữ vừa làm tốt được các chức năng của gia đình, của xã hội mà vẫn có thời gian dành cho chính mình để đáp ứng nhu cầu được nghỉ ngơi, được hưởng thụ văn hoá tinh thần...đã được Đảng và Nhà Nước ta quan tâm. Về phía người phụ nữ hiện nay cũng đã và đang thể hiện rõ tài năng, khẳng định rõ vị trí và vai trò của mình trong công việc gia đình và xã hội. Bên cạnh đó phụ nữ ở những vùng xa xôi hẻo lánh thường bị thua thiệt như : thiếu thời gia để nghỉ ngơi, ít được sự trợ giúp của xã hội về giáo dục, hưởng thụ văn hoá tinh thần. Vì vậy uy tín, vị thế xã hội và niềm tin vào chính bản thân mình bị suy giảm, mặc dù vai trò "kép" của họ là lao động sản xuất và làm công việc trong gia đình đã có sự tham gia của nam giới. Nhưng những công việc gia đình thì phần lớn người phụ nữ phải đảm nhận với cường độ lao động cao, kéo dài mà vẫn bị áp lực của tập quán xã hội, ảnh hưởng của nho giáo Việt Nam, tư tưởng trọng nam khinh nữ, tư tưởng gia trưởng vẫn còn tồn tại phổ biến trong quan niệm của người đàn ông nói riêng và ngươì dân nói chung. Vì thế việc nghiên cứu vai trò của người phụ nữ trong công việc gia đình nhằm giúp phụ nữ làm tròn được công việc gia đình lại vừa tham gia được các hoạt động xã hội là một việc làm cần thiết vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn. Hai ý nghĩa này thể hiện ở chỗ : đây chính là hướng nghiên cứu khoa học chuyên ngành của xã hội học như - Xã hội học về giới, xã hội học gia đình, xã hội học lao động, xã hội học nông thôn....có những mối liên hệ mật thiết với các thiết chế như : Gia đình và Nhà Nước. Vấn đề này mang tính thực tiễn và cấp bách hơn trong bối cảnh đổi mới của đất nước ta nói chung và của tỉnh Yên Bái nói riêng, tình trạng tham gia các công việc gia đình của người phụ nữ Yên Bái là một vấn đề xã hội vô cùng bức xức. Qua khảo sát của chúng tôi vào tháng 3 năm 1999 cho thấy rõ điều đó: * Giặt giũ: 99,7% * Nấu ăn : 90,8% * Lau chùi, dọn dẹp nhà cửa: 84,9% * Chăm sóc con cái : 82,6% * Làm kinh tế gia đình: 57,2% * Chăm sóc người già : 45,8% * Dạy con học : 38,7% Trước tình trạng đó cho thấy rằng người phụ nữ chiếm một vị trí quan trọng trong gia đình và các hoạt động của gia đình. Trên thực tế việc tham gia làm các công việc gia đình của người phụ nữ Yên Bái hiện nay như thế nào ?, thời gian cho các công việc này là bao lâu?, họ có nhiều thời gian rỗi cho việc giải trí nâng cao đời sống tinh thần hay không, họ có được quyền quyết định mọi hoạt động trong gia đình và có được sự ủng hộ giúp đỡ từ phía nhuững người thân trong gia đình không ?. Người chồng hiện nay có những suy nghĩ gì về những công việc vợ làm, về vị trí, vai trò của vợ trong gia đình?. Những câu hỏi như vậy vẫn chưa tìm thấy câu trả lời có cơ sở khoa học, bởi lẽ cho tới nay các nghiên cứu về giới, về gia đình, về lao động chưa gắn kết với nhau theo quan điểm liên ngành khoa học. Trong khuôn khổ luận văn này chúng tôi cố gắng tìm hiểu vấn đề trên nhằm góp phần hoàn chỉnh bức tranh nghiên cứu về giới trong gia đình nông thôn miền núi, góp thêm luận cứ khoa học cho việc gắn mục tiêu giới vào các chính sách xã hội đối với gia đình nông thôn miền núi trong giai đoạn đổi mới. Với những lý do trên việc nghiên cứu đề tài : "Vai trò của người phụ nữ Yên Bái trong công việc gia đình hiện nay" từ hướng nghiên cứu xã hội học là vô cùng quan trọng và cấp thiết. II./ Đối tượng - khách thể - phạm vi và mục tiêu nghiên cứu 1./ Đối tượng nghiên cứu Vai trò của người phụ nữ tỉnh Yên - Bái trong công việc gia đình 2./ Khách thể nghiên cứu Chị em phụ nữ đã có gia đình ở tỉnh Yên - Bái 3./ Phạm vi nghiên cứu Tỉnh Yên Bái là một tỉnh miền núi gồm có 7 huyện và 2 thị xã. Là một tỉnh có nhiều dân tộc và nhiều nền văn hoá khác nhau, vì thời gian có hạn nên tôi chỉ đi sâu tìm hiểu đời sống văn hoá, phong tục tập quán và sự nhận thức về vai trò của người phụ nữ trong gia đình với phạm vi là 2 xã Y - Can và Nga -Quán thuộc huyện Trấn-Yên - tỉnh Yên-Bái. 4./ Mục tiêu nghiên cứu Để làm rõ vấn đề cần nghiên cứu và làm nổi bật vai trò của người phụ nữ tỉnh Yên Bái, tôi đưa ra mấy mục tiêu sau: Tìm hiểu thực trạng công việc trong gia đình của người phụ nữ, thực trạng sự nhìn nhận của người dân về vai trò người phụ nữ trong gia đình Chỉ ra được vai trò, vị trí của người phụ nữ trong công việc gia đình Tìm ra một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng này trong gia đình, từ đó đưa ra kiến nghị và giải pháp III./ Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết 1./ Giả thuyết nghiên cứu - Do ảnh hưởng của phong tục tập quán (hủ tục) đã dẫn đến sự nhìn nhận chưa đúng mức về vai trò của người phụ nữ trong gia đình - Sự phân định mờ nhạt giữa công việc nội trợ và những hoạt động kinh tế đã làm tăng sự phụ thuộc của người phụ nữ với nam giới - Do hạn chế về học vấn nên người phụ nữ không có cơ hội để kèm cặp dạy dỗ con cái trong học tập - Hoạt động của Hội phụ nữ xã, huyện, tỉnh và hệ thống truyền thông nơi đây hoạt động chưa hiệu quả, nên đại đa số phụ nữ vẫn chưa hiểu và nhìn nhận đúng về vai trò của mình trong gia đình và xã hôị. Mọi công việc họ tham gia trong gia đình vẫn được họ hiểu và coi đó là bổn phận. - Trong gia đình cụ thể là trong hoạt động làm kinh tế gia đình, người phụ nữ đóng vai trò không kém phần quan trọng trong việc đem lại thu nhập cho gia đình. - Do phải tham gia hầu hết thời gian vào công việc gia đình, nên người phụ nữ không có cơ hội để nâng cao học vấn, nâng cao đời sống tinh thần(xem ti vi, nghe đài) 2./ Khung lý thuyết Chính sách hỗ trợ cho người PN Bối cảnh KT-VH-XH tỉnh Yên Bái Tác động của hội LHPNVN Người phụ nữ Trong công việc gia đình Trong hoạt động cơ quan, đoàn thể Trong việc làm kinh tế Nấu nướng dọn dẹp Mua sắm đồ dùng trong gia đình Chăm sóc người già trẻ em Dạy con học Quyết định chi tiêu Tham gia lao động sản xuất Làm nhà, sửa nhà Định hướng nghề cho con IV./ Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 1./ Cơ sở lý luận. Những nguyên tắc và quan điểm của xã hội học Mác Xít được xác định là kim chỉ nam trong suốt quá trình nghiên cứu của đề tài,do đó nó trở thành phương pháp luận của đề tài. Với việc tìm hiểu vai trò của người phụ nữ Yên Bái trong công việc gia đình, tôi đặc biệt chú ý tới cách tiếp cận hệ thống - có nghĩa coi đối tượng nghiên cứu như một chỉnh thể, coi hệ thống như một thể thống nhất trong mối quan hệ tương tác với các yếu tố thuộc môi trường xung quanh. Do đó khi xem xét những nhân tố xã hội tri phối tới việc nhìn nhận vị trí,vai trò của người phụ nữ trong lao động gia đình, chúng ta phải đặt nó trong mối liên hệ với những nguyên nhân khác của môi trường xã hội, chứ không được phép tách rời các nguyên nhân để nghiên cứu nó một cách siêu hình. Nhìn đối tượng như một phức thể - có nghĩa khi nghiên cứu từng nhân tố tác động tới nhận thức của người dân trong việc nhìn nhận vị trí, vai trò của người phụ nữ trong lao động gia đình như hiện nay cũng phải xem xét trên nhiều khía cạnh. Bởi lẽ một hiệu quả có thể do nhiều nguyên nhân tạo ra Nguyên tắc lịch sử cụ thể đòi hỏi nhìn nhận đối tượng nghiên cứu trong điều kiện lịch sử riêng biệt của nó Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng một số lý thuyết trong xã hội học gia đìnhvà một số lý thuyết của xã hội học, vì gia đình là một phạm trù lịch sử cho nên nó có tính kế thừa. Các chức năng của gia đình cũng thay đổi theo thời gian, có những chức năng mất đi khi sứ mệnh lịch sử đã hết nhưng cũng có những chức năng tồn tại cùng gia đình và không thể mất đI. Gia đình thiết chế xã hội và gia đình nhóm nhỏ, qua đó cần tìm hiểu vai trò của gia đình đối với mỗi thành viên của nó và mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình ảnh hưởng như thế nào đối với vai trò người phụ nữ. Bởi vì vai trò người phụ nữ bất di bất dịch, nó luôn luôn là vấn đề trọng tâm của gia đình từ trước tới nay. Và tiếp cận theo lý thuyết chức năng chúng tôi nhận thấy Lý thuyết chức năng cho đến nay là trường phái mạnh nhất,có nhiều đóng góp nhất cho nghiên cứu xã hội học và được sử dụng nhiều trong các đề tài nghiên cứu xã hội học. Các nhà lý thuyết chức năng cho rằng xã hội phải luôn luôn được duy trì trong trạng thái thăng bằng và ổn định nhưng sự bất bình đẳng về giới có thể huỷ hoại trật tự xã hội, bởi vì trong gia đình,người phụ nữ phải được quan tâm,nhìn nhận một cách đúng mức thì mới đem lại sự bình yên cho xã hội,qua đó ở đề tài này tôi áp dụng chức năng cụ thể vài thiết chế gia đình về vai trò người phụ nữ. Nghiên cứu xã hội học nông thôn, xã hội học đô thị để thấy được sự phân tầng trong xã hội đã tác động mạnh mẽ tới đến sự nhận thức của mọi thành viên trong gia đình và xã hội về vai trò người phụ nữ trong gia đình Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng phương pháp nghiên cứu xã hội học về giới để xác định hành vi xã hội của nam và nữ và mối quan hệ giữa hai giới tính đó. Cách nhìn nhận xã hội về giới trong xã hội với những trông đợi phù hợp của mỗi người. ở phương pháp nghiên cứu xã hội học cộng đồng, và ở xã hội học văn hoá chúng tôi tìm hiểu hệ giá trị chuẩn mực của gia đình, lối sống của gia đình trong việc nhìn nhận và cư xử với người phụ nữ 2./ Hệ phương pháp nghiên cứu Do có các tiếp cận vấn đề dưới góc độ xã hội học nên trong đề tài chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu, đặc trưng của xã hội học như sau : a./ Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi (An két) Là phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng trong luận văn này được tiến hành xây dựng bảng hỏi chi tiết dựa trên cơ sở mục đích và nội dung nghiên cứu, với những cỡ mẫu được chọn là 400 hộ gia đình ở 2 xã miền núi. Phiếu trưng cầu gồm 50 câu hỏi đóng và mở để thu thập thông tin cho nghiên cứu,tất nhiên là không tránh khỏi những khiếm khuyết trong khi hỏi nhưng tôi đã cố gắng hạn chế nhiều những thiếu sót đó b./ Phương pháp phỏng vấn sâu Bằng phỏng vấn các bậc cha mẹ, anh chị đã có gia đình tại địa điểm đã chọn với 20 hộ gia đình gồm ông bà, anh chị em đã có hoặc chưa có gia đình ở 2 xã miền núi Y can và Nga Quán bằng những câu hỏi mở để thu thập thông tin nhiều chiều. c./ Phương pháp quan sát Trong nghiên cứu xã hội học, quan sát là một phương pháp thu thập thông tin xã hội sơ cấp về đối tượng nghiên cứu bằng cách tri giác trực tiếp và ghi chép thẳng mọi nhân tố có liên quan đến đối tượng nghiên cứu và có ý nghĩa trên quan điểm nghiên cứu . Có nghĩa chúng tôi quan sát, xâm nhập vào cộng đồng người dân Yên Bái để tìm hiểu đời sống sinh hoạt của người phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội, các mối quan hệ gia đình người phụ nữ với các thành viên trong gia đình và cách tổ chức gia đình ở đây d./ Phương pháp phân tích tài liệu Bất kỳ một cuộc nghiên cứu xã hội học nào cũng đều phải bắt đầu từ một sự phân tích tài liệu đã có mà vấn đề nghiên cứu cần quan tâm. Trong đề tài này chúng tôi tổng hợp và phân tích các tài liệu của các cuộc nghiên cứu qua đợt thực tế vừa qua, ngoài ra còn tìm đọc tham khảo các tài liệu, tạp chí sách báo liên quan đến vị trí, vai trò người phụ nữ và tìm những lý tưởng phù hợp với nghiên cứu của mình hoặc trích đẫn khi cần thiết e./ Phương pháp sử lý số liệu Để thu được kết quả chính xác, trong luận văn này chúng tôi đã sử dụng chương trình spss. 6.2 For window và Microsoft exell để sử lý số liệu về tần xuất và tương quan giữa các biến độc lập và biến can thiệp 3./ ý nghĩa khoa học của đề tài Kết quả nghiên cứu sẽ làm sáng tỏ hệ thống lý thuyết của xã hội học về vai trò xã hội, bất bình đẳng xã hội, vị trí xã hội, và một số lý thuyết của xã hộ học chuyên ngành như lý thuyết trao đổi, trong xã hội học gia đình và lý thuyết về giá trị, chuẩn mực lối sống....Trong xã hội học văn hoá và một số lý thuyết trong xã hội học về giới, xã hội học kinh tế 4./ ý nghĩa thực tiễn của đề tài. Việc nghiên cứu đề tài sẽ góp phần nâng cao nhận thức của mọi thành viên trong xã hội về vai trò của người phụ nữ, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới kinh tế đất nước. Để từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho người phụ nữ có thể tham gia nhiều hơn nữa trong các hoạt động xã hội, đóng góp năng lực trí tuệ của mình trong sự phát triển đất nước. Đồng thời xoá bỏ sự ngăn cách giữa nam và nữ trong các mối quan hệ tạo ra sự bình đẳng thực sự giữa các giới Ngoài ra còn cũng cố thêm lý thuyết xã hội học mà tôi sử dụng,qua đó thấy được ý nghĩa lý luận của những lý thuyết đó và khả năng áp dụng vào thực tiễn phong phú và đa dạng. Kết quả nghiên cứu này góp phần giúp các nhà quản lý, các nhà lãnh đạo trong việc đề ra các chính sách hỗ trợ người phụ nữ nói chung và nhất là người phụ nữ miền núi nói riêng Bên cạnh đó còn giúp cho các nhà truyền thông, phúc lợi xã hội, trung tâm nghiên cứu khoa học và phụ nữ...... đưa ra những kiến thức, kiến nghị và giải pháp hữu hiệu nhất để giải phóng người phụ nữ, đưa họ tiến lên cùng sự phát triển của xã hội. Cách nhìn nhận và nghiên cứu đề tài này ở cả mặt chủ quan và khách quan, nhưng chủ yếu là mặt thực tế mà tôi đã thấy. Vì vậy đề tài này đã được tổng hợp rất nhiều quan điểm và được nhìn nhận ở khía cạnh nhiều chiều V. Hệ các khái niệm Để làm rõ hơn đề tài nghiên cứu,chúng tôi sử dụng một số khái niệm của chuyên ngành xã hội học. 1./ Khái niệm gia đình Gia đình thường dùng để chỉ một nhóm xã hội được hình thành trên cơ sở quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống (nảy sinh từ quan hệ huyết thống đó là quan hệ cha mẹ và con cái,quan hệ họ hàng nội ngoại). Gia đình gồm có vợ chồng, con cái do họ sinh ra (Gia đình hạt nhân). Còn gia đình có ông bà nội ngoại cùng chung sống (Gia đình mở rộng), có thể bao gồm cả những người được nuôi dưỡng tuy không có quan hệ máu mủ hoặc chỉ là họ hàng xa. Những thành viên gia đình được gắn bó với nhau về trách nhiệm và quyền lợi kinh tế, văn hoá, tình cảm. Giữa họ có những ràng buộc về quyền lợi và nghĩa vụ có tính hợp pháp được nhà nước thừa nhận và bảo vệ. 2./ Khái niệm hộ gia đình Được thực hiện như một nhóm người ở chung một mái nhà có quỹ chi chung,họ có thể gồm những người có quan hệ máu mủ ruột thịt,họ hàng hoặc được nuôi dưỡng có quỹ chi chung. Tuy nhiên ở cả thành phố và nông thôn hiện nay gia đình cũng trùng hợp với hộ gia đình. Cuộc điều tra dân số năm 1989 đã đưa ra khái niệm hộ gia đình như sau: "Hộ gia đình bao gồm những người có quan hệ hôn nhân,huyết thống hoặc được nuôi dưỡng có quỹ chi chung" 3./ Khái niệm gia đình hiện đại (hiện nay) Là gia đình trong xã hội hiện đại, có những đặc trưng hay chuẩn mực của nó là: Chồng và vợ có quyền ngang nhau về công việc, về tiến thân nghề nghiệp và hoạt động xã hội Về sinh đẻ được giới hạn theo quan niệm của vợ hoặc của chồng (thường từ 1-2 con) Việc giáo dục con cái chú trọng tới những lợi ích và ý kiến của con cái, giáo dục chủ yếu bằng sức mạnh nêu gương và thuyết phục những tín nhiệm của bố mẹ : Cả vợ và chồng đều chăm lo giáo dục con cái. Về sinh hoạt có sự phân phối linh hoạt về các nghĩa vụ giữa vợ và chồng (chú trọng tới những ý kiến, thói quen, mức độ bận rộn nghề nghiệp của mỗi người) Phúc lợi vật chất của gia đình do hoàn cảnh nghề nghiệp và khả năng kiếm tiền thêm của chồng cũng như của vợ Vợ chồng cùng nhau quyết định những công việc sau khi bàn bạc chung, mỗi bên có thể đóng vai trò chủ yếu theo từng lĩnh vực Gia đình hiện đại hình thành trong một quá trình lâu dài và trong xã hội hiện đại có khi vẫn còn tàn dư của gia đình truyền thống 4./ Khái niệm bất bình đẳng Bất bình đẳng là sự không bình đẳng (không bằng nhau)về các cơ hội hoặc lợi ích đối với những cá nhân khác nhau trong một nhóm hay nhiều nhóm trong xã hội. Cơ hội đó liên quan đến việc thoả mãn nhu cầu vật chất, tinh thần, thông tin, Khái niệm này được áp dụng rộng rãi và ở trong gia đình càng phổ biến hơn, như xung đột vai trò, sự không ngang bằng nhau giữa các vị trí vai trò của người vợ và người chồng. Dẫn đến nhiều nguyên nhân, nhiều mâu thuẫn, vì vậy khái niệm này tôi cũng chọn làm phương pháp nghiên cứu và sử dụng cho đề tài. Các nội dung về bất bình đẳng Là sự không ngang bằng nhau cho cả hai giới trong việc tiếp cận các nguồn lực phát triển gia đình Có một khoảng cách về địa vị xã hội giữa nam và nữ trên cơ sở đánh giá không công bằng lao động xây dựng gia đình của mỗi giới Không có sự hưởng thụ như nhau, lợi ích vật chất tinh thần do gia đình tạo ra Không có sự thu hút như nhau cả nam và nữ vào việc gia quyết định nhằm bảo đảm sự phát triển cuả bản thân và gia đình 5./ Khái niệm phụ nữ Gồm những xét về mặt sinh học thuộc giống cái (Phân biệt đối lập với giống đực) xét về mặt khoa học tự nhiên, nếu ở góc độ khoa học xã hội thì liên quan đến nam giới, nữ giới 6./ Khái niệm công việc gia đình Công việc gia đình là một cụm từ khá quen thuộc, nó gợi lên hàng loạt những công việc lặt vặt không tên. Song lại hầu như chiếm hết phần lớn thời gian, tâm trí và sức lực của người phụ nữ trong gia đình. Bên cạnh đố công việc gia đình là một khái niệm còn chưa được định nghĩa một cách rõ ràng, theo tính toán của các chuyên gia công việc gia đình gồm nhiều dạng hoạt động khác nhau, từ đính khuy, chăm sóc người ốm cho đến dạy con học.... Nhìn chung công việc gia đình có thể chia ra làm 2 loại chính : Loại thứ nhất: Bao gồm những hoạt động thiết yếu nhằm duy trì sự tồn tại của một gia đình, nó gồm những việc như '' Nấu ăn, mua thức ăn, giặt quần áo, quét dọn nhà cửa, chăm sóc con, trồng trọt, chăn nuôi, chăm sóc người ốm, người già, dạy con học , giáo dục con ..... Loại thứ hai: Là những hoạt động nhằm duy trì tình cảm của gia đình với những thành viên khác trong cộng đồng như : Thăm hỏi người thân, hiếu, hỉ trong những ngày lễ tết Theo những loại công việc kể trên chúng ta tưởng chừng có thể định danh được rõ ràng ranh giới giữa công việc nội trợ và những hoạt động sản xuất tạo thu nhập cho gia đình của người phụ nữ nông thôn. Song trên thực tế vấn đề này lại phức tạp hơn nhiều, thứ nhất đó là sự khó sác định chính xác về thời gian do đặc điểm là mọi công việc dều làm gián đoạn tại nhà hoặc gần nhà. Ví dụ như cùng một lúc người phụ nữ nông thôn có thể nấu cám cho lợn ăn, trông con, giặt giũ, trong ba loại việc kể trên thì đun cám nuôi lợn là một hoạt động kinh tế mang lại thu nhập cho người phụ nữ, còn trông con và giặt giũ là lao động nội trợ, vậy thời gian dành cho công việc nào nhiều hơn ? Và trong bao nhiêu lâu ?. Như vậy nếu như ở thành phố người ta có thể phân biệt rõ đâu là việc nhà, đâu là hoạt động kinh tế, thì ở nông thôn vấn đề này dường như bị hoà trộn khó phân biệt đến mức mà ở nhiều gia đình phụ nữ nông thôn luôn bị đặt vào tình trạng phụ thuộc kinh tế vào người chồng. Tóm lại nếu công việc gia đình của người phụ nữ nông thôn, nhất là phụ nữ tỉnh Yên Bái có thể được tính bằng giá trị tiền mặt thì thu nhập bằng tiền của họ chắc chắn sẽ bằng hoặc cao hơn chồng, điều này có thể coi như một chỉ số độc lập của người phụ nữ. Tuy nhiên vấn đề này không phải để xét xem ai có thu nhập cao hơn ai trong hộ gia đình mà nó có ý nghĩa tìm ra giá trị vật chất của công việc gia đình, nhất là công việc nội trợ để có được nhận thức đúng về loại công việc này đối với phụ nữ nói chung và phụ nữ tỉnh Yên Bái nói riêng. Điều này có ý nghĩa nâng cao nhận thức của người chồng về công việc gia đình, nhất là công việc nội trợ, cũng như củng cố địa vị của người phụ nữ trong gia đình ở tỉnh Yên Bái 7./ Khái niệm giới Để tìm hiểu vấn đề tại sao cần phải nghiên cứu giới,chúng ta cùng đi tìm hiểu những khái niệm cơ bản về giới : Giới là một phạm trù xã hội được thiết lập qua các đặc trưng văn hoá nhằm xác định hành vi của nam và nữ mà mối quan hệ giữa hai giới tính đó. Bởi vậy giới thể hiện sự khác biệt trong các vai trò và trách nhiệm xã hội của phụ nữ và nam giới.Bước đầu đề cập đến những ứng cử và những đặc điểm xã hội được coi là phù hợp đối với phụ nữ và nam giới về việc những hoạt động khác nhau này được đánh giá và khen ngợi như thế nào.Giới được thể hiện ở các vai trò chuyển đổi mang tính xã hội mà chúng được chấp nhận ở mỗi giới.Giới là một thuật ngữ khoa học bắt nguồn từ môn nhân chủng học thể hiện những chuẩn mực của một nhóm là của từng cá nhân. Để làm sáng tỏ hơn bằng cách chấp nhận sự phân biệt giữa giới và giới tính của Oakley trong một bài viết cho hội thảo về vấn đề này vào năm 1972 đã nêu : Giới tính là sản phẩm của tự nhiên với những nét đặc thù sinh học hầu như không biến đổi và những thuộc tính ấy gần như đồng nhất.Còn giới lại là sản phẩm của xã hội với những đặc trưng của văn hoá,nó rất dễ biến đổi. Vì vậy thuộc tính của giới rất đa dạng. Chẳng hạn giới tính nữ thì đương nhiên cũng thuộc giới (nữ). Trong thực tế không phải là như vậy, để xem là nam hay nữ, một cậu con trai hay một cô con gái thì phải thể hiện ở quần áo, điệu bộ, nghề nghiệp mạng lưới xã hội và tính cách cá nhân, cũng như một đặc trưng của bộ phận sinh dục (Oaklay 1972: 158) 8./ Khái niệm vai trò xã hội Là mô hình hành vi được xã hội mong đợi tương xứng với vị thế xã hội, nói cách khác vai trò xã hội là mô hình hành vi được xác lập một cách khách quan căn cứ vào đòi hỏi của xã hội đối với từng vị thế nhất định để thực hiện những quyền và nghĩa vụ tương ứng với các vị thế đó, ở trong gia đình vai trò của người mẹ rất quan trọng,người vợ người mẹ phải có thái độ,hành vi,hành động,ứng sử đúng mực gương mẫu để trở thành người vợ tốt,người mẹ hiền, người công dân trung thực,thật thà,vì vậy :Vai trò là một mô hình hành vi được xác lập một cách khách quan. 9./ Khái niệm vai trò giới Các vai trò giới khác nhau giữa các xã hội và thậm chí khác nhau cả trong nhóm,trong một xã hội cụ thể và thường thay đổi theo thời gian vai trò giới thể hiện những suy nghĩ đã được thống nhất trong một xã hội và nền văn hoá cụ thể về những gì là phù hợp và thông thường đối với một giới tính hay đối với một nhóm và một xã hội cụ thể tuy nhiên từng cá nhân phụ nữ và nam giới có thể thực hiện các vai trò giới mà nó mang tính đặc trưng của giới kia. Vai trò giới được xác định theo khía cạnh mang tính văn hoá xã hội bởi các hoạt động,nghề nghiệp và các vai trò mà chúng được coi là (thông thường) và (phù hợp) cho mỗi giới.Chẳng hạn nhiều người cho rằng nghề kỹ sư,thợ mỏ,phi công chỉ phù hợp với nam giới và nữ giới có thể phù hợp với nghề trông trẻ,hay làm giáo viên nhà trẻ dù cho các vai trò này phù hợp với nữ giới.Tuy nhiên cũng có rất nhiều người phụ nữ làm phi công, kỹ sư....Tóm lại vai trò giới là những trông đợi về những hành vi và những thái độ hay quan điểm mà nền văn hoá xác định là phù hợp với người phụ nữ và nam giới. Những vai trò này được học hỏi thông qua quá trình xã hội hoá. 10./ Khái niệm địa vị xã hội Là khái niệm tổng hợp nhằm chỉ vị trí xã hội gắn với quyền hạn, trách nhiệm và nghĩa vụ tương ứng với các vị trí đó 11./ Khái niệm nông thôn Nông thôn là vùng miền không gian xã hội, tập hợp những con người xã hội cùng cư trú, chia sẻ lối sống. Một quan niệm hình thành tâm lý chung có chung lãnh thổ và hoạt động kinh tế đặc thù. Do cùng yếu tố văn hoá nên không phân biệt biên giới và không làm khác biệt giữa vùng này với vùng khác, không có quan niệm riêng, tập quán lối sống sản xuất và sinh hoạt riêng. Những vùng nông thôn có trung tâm chính trị văn hoá và nó bao quang một dải đô thị có những đô thị này trở thành trung tâm. ở vùng này ngoài hoạt động nông nghiệp còn có yếu tố hoạt động công nghiệp nông thôn và lấy nguyên liệu từ sản phẩm nông nghiệp. Vì vậy nông thôn với tư cách là khách thể nghiên cứu của xã hội học, là một phân hệ xã hội của lãnh thổ xác định được hình thành lâu đời trong lịch sử. Đặc trưng của phân hệ xã hội này là sự thống nhất đặc biệt của môi trường nhân tạo với các điều kiện địa lý tự nhiên, ưu trội với kiểu loại tổ chức xã hội phân tán về mặt không gian. Phần II: Tổng quan về các vấn đề nghiên cứu I: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu Trên thế giới đã có nhiều quốc gia tiến hành nghiên cứu về phụ nữ nói chung, vị trí, vai trò của họ trong gia đình nói riêng. Các công trình nghiên cứu này thường do các cơ quan chức năng, các nhà nghiên cứu, các tổ chức phi chính phủ....của các quốc gia đó và quốc tế nghiên cứu. Với các công trình nghiên cứu như : " Các thế kỷ tuổi thơ " của Ariês(Anh), " Quan hệ hôn nhân trong các gia đình " của Edholm-1982, " Gia đình và hôn nhân ở Anh " của Fletcher, " Những cặp vợ chồng giai cấp trung lưu " của Edgll-1980, " Tương lai hôn nhân"của Bernard-1982, " Bạo lực chống phụ nữ " của Dobash....... ở Việt Nam trong những năm gần đây có nhiều công trình nghiên cứu về gia đình và phụ nữ, việc nghiên cứu này có liên quan tới vị trí, vai trò của họ trong việc tham gia lao động- thứ lao động không được trả công trong các gia đình dưới góc độ xã hội học đã có nhưng chưa nhiêù. Những công trình nghiên cứu đó được nghiên cứu trong các cơ quan, tổ chức phi chính phủ như : Trung tâm nghiên cứu khoa học về gia đình và phụ nữ, trung tâm nghiên cứu giới, gia đình và môi trường trong phát triển, Khoa xã hội học thuộc trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam.... Với các công trình nghiên cứu như : Thực trạng môi trường Việt Nam hiện nay và sự tác động của nó đến đời sống và sức khoẻ của phụ nữ " của Đỗ thị Bình, " Việc làm cho lao động nữ ở nông thôn, thực trạng và giải pháp " của Phan Thị Thanh, " Sự đóng góp của phụ nữ vào việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình " của Phan Thục Anh....Những nghiên cứu này nhằm xem xét, nghiên cứu phụ nữ không chỉ đơn thuần là nghiên cứu về thân phận người phụ nữ trong xã hội, mà là nghiên cứu người phụ nữ theo cách nhìn của người phụ nữ, vì quyền lợi của người phụ nữ.Trước đây người ta đã từng nghiên cứu về phụ nữ nhưng theo cách nhìn của nam giới. Tất cả các lý thuyết, các khoa học về tự nhiên, xã hội và lịch sử nhân loại là do con người tạo ra, nhưng khi nói tới con người thì không ai phân biệt đó là nam hay nữ. Chính vì sự mập mờ không rõ ràng đó mà người ta khó có thể thấy bóng dáng người phụ nữ và cái nhìn phụ nữ trong kho tàng trí thức nhân loại. Cái tháp ngà khoa học do con người xây dựng chủ yếu dựa trên những nghiên cứu về nam giới, và theo cách nhìn của nam giới. Điều đó thật khó thích hợp đối với người phụ nữ. Các khoa học lâu đời như Triết học, Sử học, các khoa học non trẻ như Kinh tế học, Xã hội học, Sinh thái học,Tin học...đang cung cấp tri thức giúp con người điều chỉnhvà định hướng hành vi của mình. Các cách giải quyết của các khoa học đó chủ yếu phản ánh thực tiễn về cái nhìn của nam giới. Vì vậy đứng về phía phụ nữ, đặt phụ nữ vào trung tâm nghiên cứu sẽ không chỉ làm giàu tri thức mà còn có lợi cho thực tiễn cải biến xã hội. Như vậy trên cơ sở tổng thuật các nghiên cứu về gia đình và người phụ nữ trong những năm gần đây ở Việt Nam chúng ta thấy rằng việc bổ xung một cách tiếp cận nghiên cứu về vai trò giới trong gia đình thông qua việc nghiên cứu người phụ nữ nông thôn ngày nay. Đặc biệt là các cuộc nghiên cứu khoa học trong mấy năm gần đây đã quan tâm rất nhiều tới người phụ nữ, mặc._. dù số lượng các cuộc nghiên cứu về gia đình và phụ nữ khác nhiều nhưng những nghiên cứu về vị trí và vai trò của người phụ nữ trong công việc gia đình - nhất là phụ nữ thuộc các tỉnh miền núi thì lại được chú ý nhiều, các số liệu về vấn đề này còn khá nhiều hạn chế, vì vậy nó đã gợi mở cho tôi hướng nghiên cứu đề tài : Vai trò của người phụ nữ tỉnh Yên Bái trong công việc gia đình hiện nay ". ii: Một số đặc điểm chung về kinh tế - văn hoá - xã hội của tỉnh Yên Bái Đất nước ta đang bước vào công cuộc đổi mới về mọi thành tựu kinh tế - văn hoá - xã hội - giáo dục - y tế. Trong đó không thể không kể đến một tỉnh miền núi, tỉnh Yên Bái, với diện tích 6808,1km2 ,có số dân 675,1 nghìn người sống trong 7 huyện, và 2 thị xã. Trong những năm gần đây cùng với xu hướng phát triển chung của cả nước, tỉnh Yên Bái cũng đã phát huy gần hết sức mạnh của mình về lĩnh vực kinh tế - văn hoá - xã hội kỹ thuật ngoại giao.... Trước những tác động của kinh tế thị trường tỉnh Yên Bái cũng đang trên đà phát triển, góp phần nâng cao dần mức sống chung của cả về vật chất lẫn tinh thần. Song song với sự phát triển đó trên nhiều lĩnh vực không ít những khó khăn phát sinh còn tồn đọng cho đến bây giờ như ma tuý, mại dâm và tăng đân số cơ học. Đặc biệt trong mấy năm gần đây hiện tượng phân hoá giàu nghèo chênh lệch mức sống giữa nông thôn và thành thị ngày càng cao. như thị xã Yên Bái và thị xã Nghĩa Lộ mức sống cao hơn nhiều so với vùng nông thôn nói chung ở tỉnh Yên bái và những vùng miền núi xa xôi hẻo lánh nói riêng . Hiện nay tỉnh Yên Bái còn có rất nhiều xã chưa có điện, đường giao thông đi lại khó khăn nạn mù chữ chiếm tỷ lệ rất cao. Vì điều kiện có hạn thời gian khảo sát quá ngắn cho cuộc nghiên cứu, vì vậy tôi chỉ nêu một vài đặc điểm chủ yếu của tỉnh Yên Bái. Qua đó tôi đi sâu tìm hiểu tình hình kinh tế văn hoá xã hội nơi tôi khảo sát thuộc hai xã Y Can và Nga Quán huyện trấn Yên tỉnh Yên Bái * Đặc điểm địa bàn nghiên cứu Y Can và Nga Quán là hai xã miền núi cách thị xã Yên bái khoảng 30 km về phía bắc. Nếu như Nga Quán là một xã có mức sống tương đối khá và đồng đều nhờ trời phú cho hệ thống các bãi soi chứa nguồn phù xa màu mỡ, cơ sở hạ tầng rất phát triển, hệ thống đường xá nối liền thị xã tỉnh lị, thuận tiện trong việc trao đổi, buôn bán. Cả xã có khoảng 3-4 hộ quá nghèo trên 96% hộ có mức sống từ trung bình trở nên. Đây còn là một xã tương đối nhỏ so với khu vực miền núi đất rộng người thưa 506,5ha, trong đó : (Diện tích đất canh tác 178ha và đất màu là 10ha) Đây là một xã với đặc điểm khu vực ngành nghề hỗn hợp, với 1057người trong độ tuổi lao độngtrong đó nam là 515 người và nữ là 542người, số lao động chưa có việc làm 53người trong đó nữ 17người và nam là 36 người , 787 người làm nông nghiệp, chuyên ngành nghề 104người, dịch vụ 60 người, còn lại là nghề khác. Về nhà ở có 7hộ có nhà tầng 30 hộ có nhà mái bằng, 55hộ có nhà máy tường gạch,8hộ có nhà tranh, 383hộ có nhà đất lợp lá cọ. Vì vậy xã có 19 hộ giàu, 175 hộ khá, 217hộ trung bình Nhờ có lưới điện quốc gia phủ toàn xã nên đời sống văn hoá, tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao, cả xã hiện nay có 5 người có trình độ đạt học đang sinh sống tại xã và số học sinh đỗ đại học năm 1998 là 5 người, còn lại hầu như đã đạt được hết trình độ tiểu học. Địa bàn này ổn định bởi có đặc điểm tín ngưỡng khá thuần nhất,10% theo đạo thiên chúa giáo còn lại là đạo phật và đạo tin lành với đặc điểm 100% hộ làm nông nghiệp. Bên cạnh đó xã Y Can là một xã rất nghèo có tới 80% dân số sống từ mức trung bình trở xuống trong tổng số 2896 khẩu trong đó nam chiếm 1452người và nữ chiếm 1444 người. Số ngưòi trong độ tuổi lao động 848 người trong đó nam 370 người, nữ 478 người, trong đó số lao động làm nông nghiệp 750 người, lâm nghiệp là 98 người còn lại là làm nghề khác. Số hộ gia đình 692 hộ trong đó có hai hộ nhà tầng, 7 hộ nhà ngói tường gạch, 20 hộ nhà tre, và 663 hộ nhà lợp lá cọ. Về sự phân hoá mức sống giàu nghèo thì có 204 hộ khá, 360 hộ trung bình, 128 hộ nghèo và 75 hộ rất nghèo. Trình độ văn hoá rất thấp và số mù chữ chiếm tỷ lệ rất cao trong độ tuôỉ từ 15 đến 35 tuổi chiếm 100 người, trong đó phụ nữ 70 người. Như vậy có thể nói Y Can rất lạc hậu so với các xã bạn, cả xã chưa có một dòng điện, phương tiện đi lại quan trọng nhất là đò ngang bởi vì toàn bộ hoạt động trao đổi buôn bán, thông tin liên lạc của xã là bên kia sông. Đây chính là trở ngại lớn nhất cho việc phát triển kinh tế trong điều kiện hiện nay khi mà kinh phí của Nhà Nước đầu tư cho miền núi rất hạn hẹp. Mặc dù đã có khoảng cách rất nhiều về kinh tế cũng như đời sống giữa hai xã, và thực tế phân công lao động không có nhiều nhưng hai xã đã cố gắng làm hết khả năng của mình để phát huy và sánh vai cùng xã bạn Nhìn chung đời sống nhân dân hai xã còn gặp nhiều khó khăn, dịch vụ chủ yếu là lao động sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi. Hiện nay xã đã vạch ra mục tiêu chiến lược năm 2020 nhằm xây dựng vùng nông thôn miền núi mới, cải tiến về nhiều mặt, tiếp thu và học hỏi kinh nghiệm nhiều hơn trong lao động sản xuất và kỹ thuật chăn nuôi. Mở rộng nhiều trường học, trạm xá, huy động toàn bộ những người mù chữ và tái mù chữ tiếp tục được đi học, nhất là những người phụ nữ. Mở nhiều lớp tập huấn cho các cán bộ xã và cho phụ nữ để cho họ phát huy hết khả năng vốn có của mình, phát triển mạnh khoa học kỹ thuật. làm cho đời sống của người dân ngày càng phát triển, bình đẳng và hạnh phúc. Phần III: kết quả nghiên cứu III.1.1/ Thực trạng công việc gia đình của người phụ nữ Yên Bái tham gia hiện nay Đất nước ta hiện nay đang trong qua trình biến đổi quan trọng, vai trò của người phụ nữ và các mối quan hệ trong gia đình đang bị ảnh hưởng rất lớn của nền kinh tế kém phát triển, cũng như hàng loạt chính sách không phù hợp với tình trạng và nhu cầu phát triển bức bách của xã hội. Hiện bất công công bằng xã hội, đời sống thấp kém đã làm cho các mối quan hệ trong gia đình lỏng lẻo, không thống nhất với xã hội. Đời sống gia đình có xu thế đi đến suy thoái khủng hoảng về nhiều mặt do nhiều nhân tố kinh tế xã hội tác động, cùng với việc chuyển sang nền kinh tế thị trường tình trạng tham gia các công việc gia đình của người phụ nữ Yên Bái đã chịu nhiều tác động tri phối trực tiếp của nhiều yếu tố : - Trước hết sự biến đổi xã hội đã khiến sự phân hoá trong xã hội ngày càng gay gắt về nhiều mặt đơì sống kinh tế và các điều kiện xã hội cần cho cuộc sống của con người. Một bộ phận dân cư vượt lên rất xa và các điều kiện sống về mọi mặt của đại đa số dân cư, nhất là những gia đình có mức sống thấp vẫn còn phải bươn chải trong những điều kiện sinh sống khó khăn về nhiều mặt. Điều đó đã khiến nhiều phụ nữ phải tham gia nhiều vào các hoạt động kiếm sống tới mức ít còn thơì gian để giao tiếp và nghỉ ngơi. - Trong sự cạnh tranh của kinh tế thị trường và phong tục tập quán địa phương, người đàn ông phải tham gia làm các công việc nặng và khai thác rừng. Vì thế trong gia đình mọi việc như : nương rẫy, làm ruộng, chăn nuôi, chăm sóc con cái, dọn dẹp, đi chợ, nấu ăn... được coi là việc " nhẹ " và cũng là công việc của người phụ nữ phải đảm nhận. Vì thế người phụ nữ đã vất vả lại càng vất vả hơn. - Trong điều kiện một đất nước lạc hậu bắt đầu phát triển kinh tế thị trường, việc phát triển kinh tế hộ gia đình với mức khoán sản phẩm bình quân 3sào/ 1người, song đất canh tác chỉ sản xuất được một vụ - điều đó đã ảnh hưởng tới đời sống người dân nói chung và buộc người phụ nữ phải tham gia vào hoạt động sản xuất, làm kinh tế gia đình nói riêng. - Điều kiện thực tế còn nhiều khó khăn, nhất là những xã vùng sâu, vùng xa như: điện không có, phương tiện đi lại chủ yếu bằng đò, đường giao thông đi lại khó khăn....Điều đó đã tác động ít nhiều tới hoạt động của người phụ nữ trong việc làm các công việc gia đình. Trong điều kiện ấy tình trạng tham gia làm các công việc gia đình của phụ nữ nơi đây là một vấn đề vô cùng bức xúc. Khảo sát xã hội học 400 mẫu gia đình tháng 3 năm 1999 vừa qua của chúng tôi cho thấy rõ một điều : Người phụ nữ đã phải tham gia làm các công việc như. - Giặt giũ : 99,7% - Nấu ăn : 90,8% - Lau chùi, dọn dẹp nhà cửa: 84,9% - Chăm sóc con cái : 82,6% - Làm kinh tế : 57,2% - Chăm sóc người già: 45,8% - Dạy con học : 38,7% Có thể nhận thấy phụ nữ phải tham gia chủ yếu trong các công việc gia đình - Đặc biệt là các công việc : giặt giũ, nấu ăn, lau chùi, dọn dẹp nhà cửa và chăm sóc con cái Để xác định được thực chất việc tham gia các công việc gia đình của người phụ nữ vào thời điểm phỏng vấn chúng tôi nhận thấy : Bảng 1: (Bảng tương quan theo tuổi với các công việc gia đình). Công việc Tuổi Chồng làm Vợ làm Cả hai Người khác Lau chùi, dọn dẹp < 25 tuổi 10,5% 73,7% 9,5% 5,3% 25-35 tuổi 21,8% 42,2% 25% 11,8% 35-45 tuổi 19,7% 30,3% 33,6% 16,4% 45-55 tuổi 19,7% 30,3% 33,6% 16,4% >55 tuổi 26,8% 29,3% 22,0% 22,0% Đi chợ, nấu ăn <25 tuổi 21,1% 26,3% 26,3% 26,3% 25-35 tuổi 16,8% 45,4% 27,7% 10,1% 35-45 tuổi 13,9% 32,8% 39,3% 13,9% 45-55 tuổi 21,1% 31,0% 21,1% 20,8% >55 tuổi 28,6% 28,6% 19,0% 23,8% Chăm sóc, dạy con học <25 tuổi 56,9% 35,8% 3,0% 5,3% 25-35 tuổi 45,4% 38,7% 10,9% 5,0% 35-45 tuổi 55,4% 26,4% 16,5% 1,7% 45-55 tuổi 60,9% 23,2% 11,6% 4,3% >55 tuổi 60,9% 19,5% 13,4% 2,1% Nhìn vào bảng trên cho ta thấy người phụ nữ càng có tuổi thì mức độ tham gia vào các công việc gia đình càng nhiều. Theo các thông tin liên quan theo hai lát cắt thời gian của công việc gia đình mà người phụ nữ đảm nhận trước thời kỳ đổi mới và sau thời kỳ đổi mới cho chúng tôi thấy : - Trước thời kỳ đổi mới : 68,9% - Sau thời kỳ đổi mới : 90,2% Thực chất sự tham gia làm các công việc gia đình của người phụ nữ theo lát cắt thời gian này đã phản ánh chi tiết hơn vai trò quan trọng của phụ nữ trong các hoạt động gia đình và cách nhìn nhận của gia đình mà cụ thể ở đây là người chồng về vị trí, vai trò của người vợ trong gia đình. Tìm hiểu kỹ về vấn đề này chúng tôi nhận thấy rõ điều đó. III.1.2/ Thực trạng nhìn nhận của người dân Yên Bái về vị trí, vai trò của người phụ nữ trong gia đình Việt nam là một nước nông nghiệp phương đông, gia đình từ xưa đến nay vẫn có một ý nghĩa hết sức hệ trọng. Xã hội Việt nam với nền văn minh lúa nước về cơ bản là sống định cư và lấy gia đình làm đơn vị gốc. Vì vậy tình cảm, tâm lý của con người Việt nam gắn liền với gia đình rất bền chặt, gia đình lại không tách rời họ và làng. Đó cũng là một trong những mắt xích cho phép hiểu sâu sắc đất nước, con người Việt nam. Qua đánh giá và phân tích một số câu trả lời của người dân nhất là những ông, bà đã có tuổi, thì hình ảnh về đời sống gia đình với sự phân công vai trò truyền thống khá rõ, người vợ gắn với vai trò người nội trợ, phạm vi hoạt động chủ yếu là gia đình và ngoài xã hội. Qua phỏng vấn ông Thái thôn Hoà Bình xã Y Can được biết : " Người phụ nữ bao giờ cũng là người vợ - người nội trợ, bởi vì đó là trách nhiệm của họ - "Nữ công gia chánh mà ". Vì vậy nhóm chỉ báo về sự thăng tiến và cơ động xã hội của người phụ nữ nơi đây được đánh giá thấp hơn nam giới, với những kỳ vọng vai trò như vậy, những quan hệ trong đời sống gia đình nhấn mạnh đến quan hệ dòng máu hơn là quan hệ hôn nhân, một đặc trưng của hôn nhân truyền thống. Hơn nữa không thể có một đời sống hôn nhân tích cực khi thiếu đi sự chia sẻ trách nhiệm trong một lĩnh vực truyền thống của đời sống gia đình là công việc nội trợ. Đặc biệt là Bà Thái thôn Hoà Bình đã nói “ Ngày xưa cái thời của chúng tôi khác bây giờ lắm, gia đình lúc đó theo chế độ gia trưởng với quyền thống trị tuyệt đối của người đàn ông, người chủ gia đình, còn chúng tôi người vợ, người mẹ phải nghe theo sự lãnh đạo của chồng và gia đình chồng, vì vậy mà khi lấy chồng bổn phận làm con dâu chỉ suốt ngày phải làm lụng, không có thời gian rãnh rỗi, lại không được học hành. Cho nên người phụ nữ lúc bấy giờ bị coi thường lắm thậm chí còn bị hành hạ nữa nếu không sẽ bị trừng trị nếu như làm trái với khuôn phép của làng. Tưởng rằng giờ thay đổi chế độ thì sẽ khác xưa nhưng nào ngờ nơi đây vẫn còn quan niệm này.... " Ngày nay địa vị của người phụ nữ cũng đã thay đổi về cơ bản nhưng vấn đề quan niệm của người dân, những suy nghĩ và hành động về công việc gia đình của người phụ nữ vẫn còn tồn đọng ở nơi đây, khi mà xã hội đã thay đổi về mọi mặt của đời sống xã hội. Thật là bất bình đẳng nếu như người phụ nữ suốt ngày phải chịu gánh vác hai trách nhiệm nặng nề, và thật đáng trách hơn là nếu nam giới cứ coi công việc gia đình là trách nhiệm của người phụ nữ. Nếu như vậy có tồn tại một xã hội văn minh, bình đẳng hay không ?. Khi hỏi chú Bình xã Nga Quán với câu hỏi :" Chú quan niệm thế nào về công việc gia đình mà người phụ nữ đảm nhận ". Chúng tôi thu được câu trả lời: " Chỉ có phụ nữ mới làm công việc đó thôi, bởi vì họ là trụ cột chính trong gia đình về các mặt họ rất cần cù chăm chỉ cho nên công việc họ làm đều do sự tự nguyện bởi trách nhiệm của họ ". Phải chăng từ sự nhìn nhận sai lệch đó đã dẫn đến hàng loạt lý do, hàng loạt trách nhiệm của người phụ nữ. Cũng vì lý do đó mà những thanh niên Yên Bái ngày nay đã phần nào thay đổi suy nghĩ về vai trò của người phụ nữ trong công việc gia đình, nhưng họ lại phải đương đầu với những thách thức lớn, vừa phải suy nghĩ đắn đo để kiếm ra đồng tiền, mặt khác lại vừa phải lo lắng công việc gia đình sao cho tròn trách nhiệm. Đó cũng là ước mơ của bao chị em phụ nữ nơi đây, chị Hoà (20 tuổi) xã Nga Quán nói : " Bọn mình cũng hiểu được công việc trong gia đình là cả hai vợ chồng cùng gánh vác, và cũng hiểu xã hội luôn động viên phụ nữ tích cực hơn nữa trong lao động sản xuất cũng như lao động gia đình. Nhưng cứ tưởng tượng chồng mình vào bếp nấu cơm là mình lại cảm thấy xấu hổ " Như vậy có thể nhận thấy rằng dù xã hội có thay đổi bao nhiêu đi chăng nữa có xóa đi mọi phong tục tập quán cổ hủ, lạc hậu. Vậy tại sao người dân miền núi của tỉnh Yên Bái lại bị ảnh hưởng nặng nề vậy ?. Phải chăng là do kinh tế quá khó khăn, người dân không có điều kiện học hành, không có điều kiện bước chân ra khỏi ngôi làng mà họ đang sinh sống. vì vậy họ mới có suy nghĩ chịu thiệt thòi như vậy. Thật vậy cuộc sống nghèo khổ cứ ám ảnh người dân nơi đây buộc họ phải vật lộn với mọi nhọc nhằn để kiếm thêm miếng cơm, manh áo. Họ đã làm suốt cả ngày không còn thì giờ để chăm sóc cho chính bản thân mình nữa, từ những vấn đề đó vai trò của họ đã không được nhìn nhận, họ chỉ là những người làm công không lương cho gia đình và xã hội, càng ngày họ càng bị đẩy xã và bị phụ thuộc nhất là những vùng nông thôn còn mang đặc tính truyền thống như ở nơi đây. Ngày nay xã hội đã thay đổi nhận thức của người dân, người chồng cũng như xã hội thật sự đã khác xưa, họ đã coi trọng nhân phẩm và địa vị của người phụ nữ trong gia đình. Chú Bốn thôn Quyết Tiến có cho chúng tôi biết: " Thân phận của người phụ nữ bây giờ đỡ hơn rất nhiều rồi, giờ đây họ đã có tiếng nói trong gia đình và xã hội, họ cũng được nhìn nhận một cách bình đẳng với nam giới trong nhà . Khổ nỗi đời sống còn nghèo nàn cho nên họ không có thời gian tự lo cho bản thân mình được,mà vẫn còn phải cùng với chồng lo lắng cho cả gia đình của họ " Qua đó thước đo đánh giá nhân cách con người trước hết là mức độ mà người phụ nữ đóng góp một cách tích cực và có hiệu qủa vào sự biến đổi xã hội từ cũ sang mới. Người phụ nữ ở đây không ngừng rèn luyện tính tích cực xã hội của mình, sẽ tự tạo cho mình thêm những phẩm chất mới khác xa người phụ nữ xưa kia. Đó cũng là tâm hồn rộng mở có tầm nhìn xa, có tinh thần làm chủ cao, rộng lượng khiêm tốn, có tinh thần hợp tác và quan tam đến lợi ích chung. Trong điều kiện hiện nay người phụ nữ Yên Bái nơi đây đã có những điều kiện thuật lợi để phát huy hết khả năng vốn có của mình song họ vẫn gặp không ít trở ngại khó khăn như hiện trạng kinh tế xã hội còn thấp kém do những nhận thức ấu trĩ, cùng những chủ chương chính sách sai lầm. Hiện trạng đó làm cho người phụ nữ vốn đã sống vất vả nặng nhọc lại còn căng thẳng hơn, giảm lòng tin và hứng thú sản xuất. Rồi điều kiện sống sự chậm giác ngộ và chính trị, sự làm chủ bản thân trong việc sinh đẻ, sự lạc hậu về văn hoá và sức khoẻ suy giảm đã là trở ngại không nhỏ cho chị em phát huy tính tích cực xã hội của mình. III.2/ Vai trò của người phụ nữ tỉnh Yên Bái trong công việc gia đình hiện nay. III.2.1./ Vai trò làm kinh tế Gia đình nông thôn Việt Nam nói chung, gia đình nông thôn Miền Núi nói riêng trước đây là một đơn vị tổ chức sản xuất nông nghiệp nằm trong khung cảnh của một nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, với các quan hệ khép kín, tự cung,tự cấp, tự sản, tự tiêu. Sản xuất nông nghiệp lúa nước với những đồi hỏi của nó đã thu hút phần lớn lực lượng lao động trong gia đình và thành viên nào cũng có thể tham gia ở một vài quá trình sản xuất, không kể giới tính và tuổi tác. Mặt khác, đây lại là nguồn sống cơ bản, duy nhất của các gia đình nông dân, cho nên việc tham gia sản xuất, làm kinh tế của phụ nữ là điều không thể tránh khỏi. Tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này chúng tôi nhận thấy : Công việc lao động sản xuất (trồng màu, chăn nuôi) Người tham gia lao động % Vợ 25,0% Chồng 9,0% Hai vợ chồng 55,0% Con trai 1.5% Con gái 3,5% Con dâu 1,5% Vắng 4,5% Rõ ràng công việc làm kinh tế, tham gia lao động sản xuất là nghề nghiệp chính của người nông dân, nguồn thu nhập chính nuôi sống gia đình phải do cả vợ và chồng tham gia. Nhưng nền sản xuất này lại lạc hậu chủ yếu dựa vào lao động cơ bắp, cùng với công cụ thủ công thô sơ, do đó năng xuất lao động thấp, chỉ nhằm mục tiêu duy trì sự sống theo phương thức tự cung, tự cấp. Tự thoả mãn những nhu cầu hạn hẹp với các quan hệ kinh tế lạc hâu, không cần biết đến kế hoạch kinh tế. đến hiệu quả lao động sản xuất, vì thế quan hệ vợ chồng cũng đương nhiên được xác lập theo tính chất phụ thuộc của người vợ và người chồng xét về phương diện kinh tế gia đình, chỉ số 25,0% mà phụ nữ tham gia lao động sản xuất cho thấy người phụ nữ đóng vai trò không thể thiếu được trong hoạt động sản xuất, cho dù đây là những công đoạn sản xuất đòi hỏi sức lao động vừa phải làm: Tỷ lệ Công việc Vợ Chồng Làm cỏ 90,8% 9,2% Cấy lúa 95,6% 4,4% Cày bừa 15,2% 84,8% Gặt lúa 48,9% 51,1% Phun thuốc sâu 50,8% 49,2% Rõ ràng những công việc mà phụ nữ tham gia cũng không nặng nhưng nó lại kéo dài phần lớn thời gian của chu kỳ sản xuất nông nghiệp. Vì vậy mà họ đã phải dùng quỹ thời gian vật chất của mình nhiều hơn những người khác trong gia đình. Khi tìm hiểu thời gian dành cho lao động với số lượng từ 8-12 giờ trong một ngày, chúng tôi thu được kết quả : 62,5% là vợ và 55,8% là chồng. Có thể nhìn thấy rõ hơn hệ quả của tính hợp lý đó qua so sánh số liệu về thời gian nghỉ ngơi cuả các thành viên trong gia đình : Thời gian dành cho nghỉ ngơi Vợ Chồng 0-8 giờ 79,2 81,0 8-12 giờ 19,5 17,9 12-16 giờ 1,3 1,2 Số liệu trên cho thấy có đến 1/5 ý kiến trả lời của phụ nữ dành cho thời gian nghỉ ngơi cho bản thân mình vượt quá 8 giờ trong một ngày. Trong khi đó nhiều gia đình (ở số liệu trên) lại cho thấy cũng dành qua 8 giờ trong một ngày cho thời gian lao động. Như vậy sự tương ứng giữa lao động và nghỉ ngơi của người phụ nữ là một sự bất hợp pháp vượt quá giới hạn bình thường của nhịp độ sinh học có tính tự nhiên của con người. Điều đó có nghĩa ở những gia đình có điều kiện thì vấn đề lao động kiếm tiền của phụ nữ thuận lợi hơn những gia đình khó khăn. Bởi vì họ có đồng ra đồng vào chạy chợ mua thêm những thứ cấn thiết để tạo điều kiện cho việc làm ăn thuật lợi và phát triển nhanh. Còn những phụ nữ gia đình túng đói thì suốt ngày vật lộn với đồng ruộng, kiếm từng con tôm, con tép để tăng khẩu vị cho gia đình,chính vì thế mà khi hỏi về thời gian rỗi của các chị thì hầu như các chị đều trả lời là không có thời gian rỗi. Chị Sang nói với chúng tôi: " Không còn thì giờ để lo cho chính mình nữa và công việc tối mắt, đi làm từ sáng đến trưa mới về nấu cơm nước song lại đi làm chiều đến tối về cho đến 9 -10 giờ mới được nghỉ ngơi coi ti vi '' Không những thế người phụ nữ ở đây còn đảm đương cả công việc làm nhà, sửa nhà và cả cày bừa nữa. Họ cũng biết rằng công việc này rất vất vả thậm chí quá tải đối với mình, nhưng họ lại không than vãn, kêu ca hay trách phận mà ngược lại rất cần cù đảm đang và cho đó là trách nhiệm của mình. Phải chăng đó là nhận thức quá thấp của các chị, cũng có thể vì học thức quá kém nên họ không có nhu cầu tiến thân, bởi vì nơi đây nhu cầu học tập của các chị chưa cao và rất ít người mong muốn được học cao tìm hiểu tiếp thu kiến thức khoa học. Cứ như vậy các chị sẽ sống trong vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói,không thoát ra được. Đúng như Mác nói “ Muốn cho người phụ nữ phát triển, thay đổi thân phận của họ thì phải làm cho xã hội nơi họ sinh sống phát triển trước đã, bởi vì vai trò của người phụ nữ không phải là bất di bất dịch mà nó biến đổi theo thời đại ’’ [17, 53] Đó là những công việc chính, còn ở những ngành nghề phụ mà gia đình tiến hành trong thời gian nông nhàn với mục đích là kiếm thêm một số tiền ít ỏi nhằm quay trở lại phục vụ chính những nhu cầu của cuộc sống gia đình trong nền sản xuất độc canh cây lúa thì sao? ai là người tham gia làm chính và vị trí của họ như thế nào ?. Với các công việc phụ được làm trong thời gian nông nhàn như chăn nuôi gia súc, gia cầm, đi buôn bán, hái lá, chặt củi, đào sắn... thì sự tham gia của người phụ nữ vẫn là chủ yếu và đóng vai trò chính. Từ góc độ các lý thuyết kinh tế, lao động và hiệu quả lao động luôn luôn là vấn đề mang tính quyết định trong việc xem xét, đánh giá sự đóng góp của các thành viên đối với gia đình và xã hội. Thông qua lao động các mối quan hệ kinh tế được thiết lập, vận động và phát triển, từ góc độ khác hoạt động lao động lại là một hiện tượng của xã hội. Nó cho thấy sự tương tác, mối quan hệ xã hội, sự ràng buộc lẫn nhau chặt chẽ hay lỏng lẻo giữa các thành viên trong gia đình nông thôn và hai vợ chồng lại là hai lao động chính. Họ đều tham gia vào quá trình lao động làm ra của cải vật chất cho gia đình họ, đồng thời tham gia vào các hoạt động trong các công việc nội bộ gia đình nhằm duy trì sự ổn định cuộc sống của các thành viên. Vậy trên thực tế, những hoạt động lao động sản xuất mà người phụ nữ tham gia họ vẫn chỉ được nhìn nhận như những người kéo dài thêm sản xuất nông nghiệp, công việc hao tổn ít sức lao động và vai trò của họ cũng không thay đổi trong gia đình. Đấy là chưa nói tới tình trạng tham gia lao động sản xuất vất vả, triền miên, với cường độ cao, trong khi chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ kém đã làm ảnh hưởng nhiều tới sức khoẻ của họ: - 2,5% phụ nữ bị đau đầu - 15% phụ nữ bị thấp khớp - 10% phụ nữ bị suy nhược cơ thể Tâm sự với cô Đào xã Nga Quán được biết: " Nhà tôi rất thiếu thốn, làm ăn không đủ nên suốt ngày phải vào rừng hái lá, chặt củi, đào sắn để bán kiếm thêm thu nhập.Cho nên chẳng có thời gian rảnh rỗi để lo cho chính mình nữa'' Nhiều phụ nữ do học vấn hạn chế không biết sắp đặt công việc nên những công việc không tên trong gia đình kéo dài suốt ngày, chiếm hết cả thời gian, vì thế họ chẳng còn lúc nào để nghĩ tới việc học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nhu cầu nghỉ nghơi giải trí, giao tiếp.... Nhiều trường hợp tuy biết là công việc không phù hợp nhưng vì sự sống còn của bản thân và gia đình buộc người phụ nữ phải lao vào kiếm tiền và làm các công việc độc hại, ít kỹ thuật và thấp lương hơn nam giới như phun thuốc sâu, cày bừa,làm nhà sửa nhà..... Đây thực sự là một vòng luẩn quẩn, một bài toán hóc búa, nếu người có trách nhiệm không đứng trên quan điểm của chủ nghĩa nhân đạo để nghiên cứu và giaỉ quyết, chắc chắn sẽ đi đến chỗ bế tắc hoàn toàn, và sự thiệt hại do nó gây ra không chỉ to lớn cho xã hội và gia đình ở mọi khía cạnh mà còn là một sự vi phạm nghiêm trọng tới sự nghiệp giải phóng phụ nữ, ảnh hưởng sâu sắc tới sự phát triển nhân cách của chính người phụ nữ. Như vậy có thể thấy rằng vì điều kiện quá khó khăn phải tận dụng thời gian bất cứ lúc nào vì lợi ích thiết thực của gia đình. Người phụ nữ phải luôn gắng công sức, họ phải chịu nhiều công việc nặng nề chồng chất lệ đôi vai của họ khi đời sống kinh tế còn khó khăn. Đã có khá nhiều gia đình mà mức sống sinh hoạt của mọi người đều phụ thuộc vào khả năng lao động của người phụ nữ, vì vậy chưa bao giờ chức năng kinh tế của người phụ nữ lại có vai trò nổi bật như bây giờ, và cũng chưa bao giờ tính cần cù chịu khó lao động sáng tạo hết mình của phụ nữ lại bộc lộ rõ nét như bây giờ, cũng chưa bao giờ sự hi sinh của người phụ nữ cho chồng con, gia đình lại đầy đủ chọn vẹn như vậy. Ngược lại họ nhận được sự quan tâm, giúp đỡ gì của gia đình và xã hội, theo chúng tôi không phải cứ đưa người phụ nữ thoát khỏi lao động kinh tế, mới là giải phóng, cũng không phải bình đẳng với nam giới là phụ nữ phải làm mọi việc đủ thời gian như nam giới với chất lượng, hiệu quả lao động như nhau. Đó là sự giải phóng hay đang đầy đoạ, bình đẳng hay đang bất bình đẳng với phụ nữ khi mà người ta quên mất vai trò, chức năng quan trọng không thể thay thế được của phụ nữ để buộc họ đồng thời phải gánh vác trên vai cả hai trách nhiệm nặng nề và quan trọng. Cho đến nay xã hội đã tiến thêm những bước dài trong việc xác nhận quyền bình đẳng với nam giới của phụ nữ. Trên thực tế bằng cách đưa người phụ nữ gia nhập vào đời sống chung của xã hội, vào các tổ chức kinh tế để lao động có thu nhập, xã hội cũng có nghĩa đã góp phần giúp họ thoát khỏi những trói buộc của đạo đức cũ, của những hình thức phân công lao động cổ truyền. III.2.2./ Vai trò chăm sóc và giáo dục con cái của người phụ nữ tỉnh Yên Bái Chúng ta ai cũng biết chức năng giáo dục con cái có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với gia đình và toàn xã hội. Trong phạm vi mỗi gia đình việc thực hiện tốt chức năng này sẽ thoả mãn nhu cầu làm cha, làm mẹ, nhu cầu quan hệ đối với con cái. Còn đối với xã hội, việc gia đình nói chung, người phụ nữ nói riêng thực hiện tốt chức năng này chính là góp phần tích cực vào quá trình xã hội hoá đứa trẻ. Vì vậy việc chăm sóc giáo dục con cái trong mỗi gia đình đóng một vai trò quan trọng và là trách nhiệm chung của mọi người, nhất là trong tình hình kinh tế - xã hội nước ta hiện nay đang có nhiều thay đổi. Trước tác động mạnh mẽ của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đòi hỏi mỗi cá nhân phải phát triển toàn diện, có như vậy mới đáp ứng được yêu cầucủa công việc và mới có được cuộc sống tốt đẹp hơn. Để thực hiện tốt chức năng này, người dân Yên Bái đã nhìn nhận vấn đề này như thế nào ?. Họ đã dùng những biện pháp gì để giáo dục con cái, và họ quan tâm giáo dục con cái của họ ra sao. Để tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này, chúng tôi phân việc chăm sóc giáo dục con cái của người phụ nữ nơi đây làm hai mảng : + Dạy dỗ con cái trong học tập + Dạy cho con những tri thức tối thiểu trong sinh hoạt hàng ngày như cư xử, lễ phép ... (Dạy nhân cách cho con) a./ Vai trò của người phụ nữ Yên Bái trong việc dạy con học tập Chúng ta ai cũng biết con ngoan, học giỏi luôn là điều kiện cần thiết để gia đình hạnh phúc. Nhưng ở Yên Bái việc dạy dỗ con cái được người phụ nữ nhận thức như thế nào ?, họ đã gặp những khó khăn và trở ngại gì trong vấn đề này... Kết quả khảo sát cho thấy có tới 60% phụ nữ nhận thức rõ vấn đề này và họ đã đầu tư tiền của, vật chất, giời gian, tạo mọi điều kiện cho con cái học tập. Nhưng ngược lại còn 40% phụ nữ nhận thức chưa đầy đủ về vấn đề này, họ đã phó mặc cho con cái, ít đầu tư và quan tâm tìm hiểu sâu hơn, qua đó chúng tôi nhận thấy : Bảng dự định của phụ nữ về bậc học cho con Bậc học Giới tính Cấp II Cấp III C Đ, Đ H Con trai 2,6 8,1 79,0 Con gái 4,0 10,4 55,7 Bảng biểu trên cho thấy nhận thức của người phụ nữ nơi đây đã có nhiều tiến bộ, nếu như trước kia với quan niệm : Con gái học nhiều chỉ để viết thư cho con trai - thì giờ đây nhiều phụ nữ cho dù kinh tế khó khăn thì họ cũng đều có một mong muốn là cho con ăn học cho mở mang đầu óc, không phân biệt trai hay gái. Đó cũng là điều đáng mừng cho dù nơi đây tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn chưa được xoá bỏ hoàn toàn, vì vậy chỉ số trẻ gái được bố mẹ mong muốn thấp hơn chỉ số của bé trai khi cho vào đại học, cao đẳng là 26,3%. Chị Ngân xã Nga Quán cho tôi biết : ( Con gái ở đây hầu như chỉ được học hết cấp I, thỉnh thoảng mới có gia đình cho học hết cấp II, rồi sau đó lại cho đi lấy chồng. Số người học cao rất ít , chỉ có những gia đình giàu có mới có điều kiện cho con đi học). Qua đó cho ta thấy điều kiện kinh tế ảnh hưởng rất lớn tới giáo dục con cái, ngoài ra còn cộng với sự không có kiến thức trong việc giáo dục con cái thời nay. Thường thì những gia đình có trình độ văn hoá dù có làm thêm để tăng thu nhập, thời gian của họ rất ít song họ lại có ý thức trong việc dạy con học tập, giáo dục con cái, dành ra một ít thời gian thích đáng để quan tâm đến con. Còn các gia đình buôn bán mà các bậc cha mẹ lại thiếu văn hoá thì vấn đề làm kinh tế gia đình thực sự đã lấn át thời gian chăm sóc con cái. Tìm hiểu sự quan tâm của người mẹ đến việc học tập và tu dưỡng đạo đức của con cái, thì thấy : + Có 41 người phụ nữ ở trình độ cấp I được hỏi cho rằng có chăm sóc và dạy con học trong đó có 21 người trả lời có chiếm 51,2%, và 58 người trả lời không chiếm 48,8% + Có 217 người phụ nữ ở trình độ cấp II được hỏi cho rằng có chăm sóc và dạy con học , trong đó có 159 người trả lời có chiếm 73,3%, và 58 người không trả lời chiếm 26,7% + Có 124 người phụ nữ được hỏi ở trình độ cấp III cho rằng có chăm sóc và dạy con học tập, trong đó có 90 người trả lời có chiếm 72,6%, và 34 người trả lời không chiếm 27,4% + Và có một người phụ nữ ở trình độ đại học được hỏi cho rằng có quan tâm và dạy con học tập chiếm 100,0% Như vậy cho ta thấy người nào có trình độ học vấn càng cao thì dành nhiều thời gian chăm sóc, dạy con học tập nhiều hơn , còn những người trình độ thấp thì rất ít thời gian quan tâm chăm sóc con cái. Nhiều gia đình buôn bán bận rộn cả ngày, người phụ nữ không có thời gian dành cho con cái, dạy con học tập, thậm chí bắt con cái tham gia vào bán hàng giúp mẹ hoặc trông em, nấu ăn. Như vậy các em làm gì có thời gian học tập, dần dần các em ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docV0057.doc
Tài liệu liên quan