Vai trò của thanh niên - Sinh viên trong sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

Lời mở đầu Ngày nay, thế giới luôn có những cuộc Cách mạng khoa học kĩ thuật với công nghệ biến đổi không ngừng với tốc độ ngày càng caolàm biến đổi rất nhiều đến cuộc sống của con người. Đất nước Việt Nam ta vốn đi lên từ một nước nông nghiệp còn rất nghèo nàn về nhiều mặt, vì vậy muốn đưa đất nước phát triển đi lên thì cần phải có một lực đẩy mạnh mẽ. Lực đẩy đó có đựơc chính là nhờ thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước, tạo nên một nền kinh tế phát triển theo chiều hướng h

doc22 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2049 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Vai trò của thanh niên - Sinh viên trong sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iện đại, từ đó nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của con người, đưa đất nước tiến tới mục tiêu “Dân giàu-nước mạnh-Xã hội công bằng,dân chủ, văn minh”. Công nghiệp hoá-hiện đại hoá là quá trình thúc đẩy mọi mặt nhằm đưa một nước từ chế độ nông nghiệp sang chế độ công nghiệp, xây dựng cơ sở hiện đại. để làm được điều này đòi hỏi chung ta phảI có một nguồn nhân lực dồi dào và có kĩ thuật. Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng và được đặt vào vị trí trọng tâm trong mục tiêu phát triên của nhiều quốc gia. Đối với hoàn cảnh của nước ta thì nhân lực chính là nguồn lực quí giá và lớn nhất.Và chiếm phần quan trọng trong số nguồn nhân lực đó chính là tầng lớp thanh niên-sinh viên, tầng lớp có vai trò quyết định đối với sự nghiệp công nghiệp hoá-hiện đại hoá nói riêng, và với sự phát triển của đất nước nói chung. Nói về thanh niên, thì hẳn ai cũng nghĩ ngay đến đó là trụ cột của nước nhà, là động lực thúc đẩy xã hội phát triển. Bác đã từng nhận định tuổi trẻ là mùa xuân của đất nước, và vai trò của thanh niên trong thời đại mới là thiết yếu. Ngoài ra, Bác còn chỉ ra cho thanh niên thấy được mục đích sống để thanh niên lấy đó làm kim chỉ nam cho các hành động của mình. Bác xác định nhiệm vụ của thanh niên là phải học, học để hiểu biết thêm, để trang bị cho mình những tri thức quí giá nhất để phục vụ đất nước, phục vụ mọi người. Việt Nam đang trong quá trình đổi mới và chủ động hội nhập quốc tế, xã hội đã và đang có những bước biến đổi sâu sắc. Để đổi mới và chủ động hội nhập quốc tế giành được thắng lợi, bên cạnh thời cơ, nước ta cũng phải phấn đấu để vượt qua những thách thức quyết liệt. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội và chiến lược ổn định, phát triển kinh tế - xã hội đến đầu năm 2010, Đảng cộng sản Việt Nam đã đặt con người vào vị trí trung tâm và coi “Nguồn lực lớn nhất, quí báu nhất là tiềm lực con người Việt Nam”. Đầu tư vào con người là cơ sở chắc chắn nhất cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước . Chính vì vậy mà vai trò của thanh niên-sinh viên trong sự nghiệp công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước là hết sức quan trọng và cần thiết. Nội dung Để thấy rõ hơn về tầm quan trọng của thanh niên-sinh viên trong công cuộc công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước ta cần đề cập đến một số khía cạnh sau: Chương I: khái quát chung về xã hội học và cơ sở lý lụân I. Trước tiên ta cần phải biết xã hội học là gì?: Lần đầu tiên, vào năm 1839, Auguste Comte – nhà triết học chứng luận người Pháp đã đưa thuật ngữ xã hội học (Sociology) vào thuật ngữ khoa học, bắt nguồn từ sự ghép nối hai thuật ngữ “societas” tiếng Latinh có nghĩa là xã hội và “lôgos” tiếng Hilạp có nghĩa là quan điểm, lý luận, học thuyết... Tổng hợp lại, Sociology có thể hiểu là học thuyết về xã hội, là khôạhc nghiên cứu về mặt xã hội, về khía cạnh xã hội của loài người. Chúng ta đều biết rằng xã hội loài người rất phong phú, đa dạng, được nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau. Các khoa học nghiên cứu về xã hội đều thuộc khoa học xã hội. Song khoa học xã hội lại chia ra các khoa học đặc thù ngiên cứu từng mặt của xã hội như sử học, triết học, kinh tế học và xã hội học ... Các khoa học đặc thù có đối tượng nghiên cứu khác nhau nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau.Xã hội học có thể nói là một bộ môn khoa học xã hội đặc thù, là khoa học nghiên cứu về mặt xã hội, khía cạnh xã hội của xã hội loài người. II. Xã hội học khác các khoa học khác ở chỗ nào?: 1. Xã hội học khác với chủ nghĩa xã hội khoa học: Chủ nghĩa xã hội khoa học do C.Mác và Ph.Ănghen sáng lập, được V.iLênin và những người kế tục phát triển thêm trong những điều kiện lịch sử mới của thế kỉ XX. Chủ nghĩa xã hội khoa học cũng là một khoa học xã hội nhưng nghiên cứu về mặt chính trị-xã hội của xã hội loài người. Nó nghiên cứu những vấn đề có tính qui luật của bước quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội và những nguyên tắc, những qui luật xây dựng, phát triển của hình thái kinh tế-xã hội cộng sản chủ nghĩa. Tuy nhiên xã hội học và chủ nghĩa xã hội khoa học có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, làm cơ sở và tiền đề lí luận cho nhau. 2. Xã hội học cũng khác với chính trị học: Chính trị học nghiên cứu những cách cai trị xã hội, làm xã hội ổn định. 3. Xã hội học khác với triết học: Triết học nghiên cứu những cái chung nhất về tất cả các mặt của xã hội loài người. III. Đối tượng nghiên cứu của xã hội học : 1.Phương pháp: Xã hội học cũng sử dụng các phương pháp chung của khoa học xã hội, ngoàI ra xã hội học còn có phương pháp riêng, phương pháp đặc thù, đó là điều tra xã hội học. 2.Đối tượng nghiên cứu của xã hội học: Hiện nay cũng có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng có tất cả các mặt chung là: Nghiên cứu các hành vi xã hội của con người và hệ thống cấu trúc của xã hội loài người. Nghiên cứu các vấn đề có tính qui luật của các mối quan hệ giữa phát triển con người với con người, và con người với xã hội trong quá trình vậnđộng và phát triển. Xã hội học chú trọng nghiên cứu các nguyên nhân cơ bản phát sinh các hành vi xã hội (xã hội học gọi là động lực xã hội) để tìm ra các giải pháp điều chỉnh các hành vi xã hội của con người và các nhóm xã hội nhằm xây dựng một xã hội ngày càng văn minh hiện đại. IV. Các kiểu xã hội học: Xã hội học chia làm hai loại: xã hội học đại cương và xã hội học chuyên ngành (chuyên biệt). 1.Xã hội học đại cương: Nghiên cứu những khái niệm, phạm trù và những qui luật (nói đúng hơn là những vấn đề có tính qui luật)của xã hội học như: Con người và con người xã hội. Xã hội và kết cấu xã hội. Phân tán xã hội và di động xã hội. Vị thế, vai trò xã hội. Bất bình đẳng và tiến bộ xã hội. Định chế xã hội và văn hoá xã hội v.v... 2. Xã hội học chuyên ngành (chuyên biệt): là một dạng chuyên sâu của xã hội học, nó vận dụng các thành tựu của xã hội học đại cương để nghiên cứu các vấn đề cụ thể của xã hội như: Xã hội học gia đình. Xã hội học nông thôn và xã hội học đô thị. Xã hội học phụ nữ, xã hội học thanh niên, xã hội học người cao tuổi Xã hội học vị thành niên; Xã hội học giáo dục, xã hội học quản lí. Dư luận xã hôị, xã hội học cá nhân. Và có cả xã hội học tội phạm v.v... Hiện nay có tới hơn 300 xã hội học chuyên ngành. Mỗi xã hội học chuyên ngành thường có “cơ quan ngôn luận” của mình đólà báo chí chuyên ngành. Phần lớn các chuyên gia xã hội học hoạt động theo các xã hội chuyên ngành. Nghiên cứu xã hội học đại cương chủ yếu là các nhà giáo và các nhà nghiên cứu trong các viện khoa học và các trường đại học. V. động cơ các hành vi xã hội của con người: Trong xã hội học , người ta rất chú ý đến các qui luật của xã hội học chi phối các hành vi xã hội và quan hệ xã hội của các cộng đồng xã hội. Trước các câu hỏi: Vì sao trong cùng một điều kiện, một hoàn cảnh lịch sử, trước một hoàn cảnh và sự việc nào đó, lại có con người này, nhóm xã hội này, suy nghĩ và hành động như thế này? Trong khi đó người kia, nhóm xã hội kia lại hành động và suy nghĩ theo xu hướng khác? Các hành vi ứng xử đó có tuân theo qui luật nào không? Và nếu có thì đó là qui luật gì? Xuất phát từ sự thật: Con người là thể thống nhất giữa hai mặt sinh học và xã hội học . Con người và các cộng đồng xã hội luôn bị chi phối bởi hai qui luật sinh học và xã hội học . Phải chăng, hành vi của con người và các cộng đồng xã hội luôn bị chi phối bởi các qui luật xã hội học sau đây: 1. Qui luật lợi ích: Hành động xã hội và sự ứng xử của con người (cũng như nhóm xã hội ) luôn bị qui luật lợi ích chi phối. Tức là cái gì (theo quan niện của người ta) thông thường, nếu có lợi thì họ sẽ làm và ngược lại không có lợi thì người ta không làm và nếu tổn hại đến lợi ích của người ta thì người ta chống lại. Lợi nhiều thì hành động nhiều. Thiệt hại lớn thì chống lại quyết liệt...Hành vi xã hội còn có thể do các động lực khác, nhưng suy cho cùng đều có thể qui về lợi ích. Qui luật này chi phối mọi lớp người, từ đứa trẻ mới ra đời cho đến cụ già sắp chết, trừ người thần kinh không bình thường... Lợi ích ở đây phải hiểu theo nghĩa rộng, có rất nhiều dạng: Có ích lợi vật chất và lợi ích tinh thần, Có lợi ích chung và lợi ích riêng, Có lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài, Có lợi ích cao cả và lợi ích lâu dài, Có lợi ích cao cả và lợi ích thấp hèn,... Trong thực tế cuộc sống, hành vi xã hội của cá nhân hoặc một cộng đồng xã hội nào đó, thường bị chi phối bởi danh lợi (danh và lợi): Danh, thường là danh dự, danh tiếng, là vị thế, vai trò xã hội...Lợi ích là các lợi ích cụ thể như đã nói ở trên. Tuy nhiên về thực chất, “danh” cũng đã là một dạng của “lợi”. Nhìn chung, động lực của các hành vi xã hội thường bao gồm cả danh và lợi. Nhưng đôi khi mức độ danh và lợi cũng có sự khác nhau: Có những người, động lực xã hội chỉ chú ý đến lợi, tức là các lợi ích vật chất cụ thể mà không chú ý đến danh. Thí dụ có những ngườichỉ vì hám lợi cá nhân mà đã có các hành vi tham nhũng hoặc đồng loã, làm “ô dù” che chắn cho các kẻ khác thực hiện các hành vi bất chính. Hoặc bản thân mình chỉ ham thích các thích thú cá nhân như ăn chơi, tình ái, cờ bạc mà không chú ý đến danh dự và vai trò vị thế của đơn vị và bản thân mình... Cũng có những người, hành vi xã hội chỉ cần đến danh mà không cần tính đến các lợi ích cụ thể. Thí dụ có những người vì danh dự cao cả của cá nhân và tổ chức của mình đã không thèm nhận hối lộ; không vì lợi ích riêng mà dung túng cho kẻ xấu làm điều sai trái, vì danh dự của cộng đồng mà hành động kiên cường dũng cảm, không sợ gian khổ, hi sinh, vì màu cờ, sắc áo mà hành động hết mình... Về quan hệ giữa danh và lợi: Trong cuộc sống thực tế đời thường, khi danh tăng thì lợi thường giảm. Hoặc ngược lại, lợi tăng thì danh thường giảm. Giữ cho quan hệ giữa danh và lợi chân chính cân đối hài hoà là điều không phải dễ. Lợi ích chi phối, điều tiết ý thức và hành vi xã hội. Vì lợi ích, con người và nhóm xã hội có thể kiên cường anh dũng hành động, thậm chí bất chấp cả hy sinh tính mạng của mình. Cũng vì lợi ích, con người và nhóm xã hội khác có thể cam tâm thực hiện các hành vi dã man, tàn bạo, đê hèn, vô nhân đạo, gây ra các tổn hại nhiều mặt cho xã hội. đặc biệt khi lợi ích đó trở thành hoài bão, ý thức, nguyện vọng, ước mơ.Khi lợi ích trở thành các sự đam mê, như đam mê nghề nghiệp đam mê quyền lực, đam mê danh vị, đam mê làm giàu, đam mê cờ bạc, đam mê rượu, gái... thì cường độ của động lực xã hội là không thể tính hết được. Do đó, lợi ích là động lực hết sức quan trọng chi phối moị hành vi xã hội của con người và các cộng đồng xã hội. Biết điều tiết, giải quyết tốt các mối quan hệ lợi ích khoa học một cách hợp lý, nêu cao các lợi ích châm chính cao thượng, ngăn chặn và phê phán các lợi ích ích kỉ thấp hèn là vấn đề rất quan trọng cho sự phát triển và tiến bộ xã hội. Qui luật cạnh tranh: Từ qui luật lợi ích mà nẩy sinh qui luật cạnh tranh. ở đây, con người và nhóm xã hội không chỉ chờ đón lợi ích tự nhiên đưa đến mà còn luôn luôn tìm cách giành lấy các lợi ích càng nhiều càng tốt cho mình, kể cả các lợi ích đang có hoăc sẽ có của các cá nhân và cộng đồng xã hội khác. Trong cạnh tranh có cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh. Cạnh tranh lành mạnh là sự phấn đấu để không ngừng vươn lên, nhưng sự vươn lên của mình không làm tổn hại hoặc kìm chế kẻ khác, mong muốn những người khác cùng phát triển, tiến bộ vượt lên. Thi đua yêu nước là cạnh tranh lành mạnh. Còn cạnh tranh không lành mạnh là dùng các âm mưu, các thủ đoạn để đoạt lấy các lợi ích trong tay người khác, hoặc kìm chế, phá hoại lợi ích của người khác để giành lấy lợi ích cao cả hơn cho cá nhân mình hoặc nhóm xã hội của mình. Cạnh tranh không lành mạnh thường làm nảy sinh những đố kị lẫn nhau, gây bè kéo cánh, “đâm bị thóc, chọc bị gạo”, dèm pha, “đổi trắng thay đen”, gây ra mất đoàn kết. Lợi ích cạnh tranh lúc này không còn là tranh giành lợi ích vật chất cụ thể, mà còn có cả tranh giành vị thế, địa vị, danh vọng,vai trò... trong xã hội. Suy cho cùng những caí đó cũng là các dạng của lợi ích. Cạnh tranh không lành mạnh trái với chuẩn mực đạo đức văn hoá xã hội nên thường bị xã hội lên án và thường khó bền vững. Trong xã hội hiện nay, đang có nhiều loại cạnh tranh không lành mạnh biểu hiện ở các hành vi “chạy chọt” như chạy chức, chạy quyền, chạy dự án, chạy tiền, chạy nhà, chạy bằng... Khi chạy bậy, làm trái pháp luật, gây ra tội lỗi thì lại chạy tội. Chạy chọt luôn đi liền với hối lộ, đút lót. Cạnh tranh dưới các hành vi chạy chọt này đang làm cho xã hội rối loạn. Kìm hãm và phá hoại xã hội về nhiều mặt, khó có trọng tài nào phân xử nổi, nhất là khi chạy chọt có các “ô dù” che chắn. Qui luật thích nghi: Lợi ích dẫn đến cạnh tranh. Trong cạnh tranh có kẻ thắng, người thua. Đôi khi do tương quan lực lượng và trong những điều kiện nhất định, sự cạnh tranh bớt gay gắt, đi vào trạng thái ổn định tạm thời. Mộy qui luật mới xuất hịên là qui luật thích nghi: Thích nghi để tồn tại; thích nghi để đứng vững; thích nghi để bảo vệ thành quả và tiếp tục cạnh tranh. “Thích nghi là qui luật tồn tại và phát triển của muôn loài sinh vật”. Trước sức mạnh của thiên nhiên, sinh vật nói chung và con người nói riêng đều phải thích nghi. Thích nghi ở đây không bao hàm ý nghĩa tiêu cực, cam chịu mà là sự biết mình, biết người, biết lựa chọn hành vi thích hợp để tồn tại và phát triển. Các quá trình thích nghi diễn ra không ngừng, đa dạnh với nhiều hình thức và mức độ khác nhau. Trong xã hội, sau khi giành thắng lợi trong cạnh tranh, kẻ thắng sẽ thiết lập tổ chức và hệ thống hành vi xã hội mới để bảo vệ và phát triển thành quả của mình. Đó là các hành vi thích nghi với kẻ thắng. Một người dân thường (người ta gọi vui là “thảo dân”) sau khi giành được quyền lực, có vai trò nhất định trong hệ thống “thống trị”, họ cũng dễ có những biến đổi. Thái độ và lối sống, lời ăn, tiếng nói cuar các “quan gia” , cũng chuyển dần thích nghi với vai trò, cương vị mới, bao gồm cả mặt tích cực và tiêu cực. Ngược lại, lực lượng không thắng, phải thích nhgi với điều kiện mới, trước hết để không bị “tiêu diệt” hoàn toàn, sau đó phải tìm cách thích nghi với hoàn cảnh mới và chuẩn bị các điều kiện để tiến lên đấu tranh giành lấy các yêu cầu lợi ích cho mình. Cần phân biệt thích nghi với “cơ hội chủ nghĩa”. Thích nghi là sự chủ động thích ứng trong điều kiện thế và lực chưa cho phép hành động theo mong muốn chủ quan. Bắt buộc phải làm, kể cả những việc không muốn làm để có thể tồn tại và chuẩn bị cho bước phát triển mới. Còn “cơ hội chủ nghĩa” là muốn nói đến sự luồn lách, uốn mình một cách ti tiện để tồn tại và mưu đồ giành những lợi ích thấp hèn. Từ cơ sở lý luận như trên, ta đi đến việc xem xét đối tượng nghiên cứu của xã hội học . Chương II: đối tượng nghiên cứu của xã hội học Chúng ta đều biết rằng: sự nghiệp công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước phải phụ thuộc rất nhiều vào thanh niên-sinh viên .Vởy thanh niên-sinh viên là gì? Và họ có vai trò thế nào đối với sự nghiệp công nghiệp hoá-hiện đại hoá của đất nước? Khái niệm thanh niên-sinh viên: Thanh niên-sinh viên chính là những lớp người trẻ tuổi đang học tập, nghiên cứu trong các trường đại học , cao đẳng và các viện nghiên cứu. Chương III: nội dung nghiên cứu Chương IV: định hướng của thanh niên-sinh viên trong thời kì mới Vào những năm 80 của thế kỉ XXI, nền kinh tế Việt Nam có bước chuyển biến mạnh mẽ từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lí của nhà nước, đã có nhưỡng tác động mạnh mẽ và làm thay đổi rất nhiều con người Việt Nam, đặc biệt là thanh niên-sinh viên. Điều đó làm thanh niên-sinh viên đã có những nhận thức rõ ràng hơn đối với cuộc sống, đồng thời định hướng cho mình một cách đúng đắn hơn về các vấn đề xung quanh mình. Trong các vấn đề đó có một số vấn đề thật sự nổi bật và chiếm được sự quan tâm sâu sắc của thanh niên-sinh viên như: việc làm và sự nghịêp, học vấn và sự hiểu biết, cuộc sống gia đình hạnh phúc, nhu cầu văn hoá - giải trí và bản lĩnh, nhân cách. Việc làm và sự nghiệp: Việc làm hiện nay là một vấn đề vô cùng nhức nhối đối với thanh niên-sinh viên nói riêng và toàn xã hội nói chung. Vì vậy Đảng, nhà nước, các cơ quan đoàn thể đã giành rất nhiều sự quan tâm cho vấn đề này để giúp thanh niên-sinh viên có những định hướng đúng đắn trong cuộc sống. Ngày nay, thanh niên-sinh viên với vai trò là trụ cột xã hội đã luôn học tập, lao động để xứng đáng với vai trò cao cả đó. Thanh niên ngày càng có những lựa chọn đúng đắn, rõ ràng hơn với công việc mình làm.Tuy nhiên, đôi lúc trong thực tế ta còn bắt gặp nhiều lúc thanh niên-sinh viên còn rất thụ động và chưa có tính chủ động sáng tạo trong công việc. Trong xã hội hiện nay, sự lựa chọn nghề nghệp cũng bị chi phối rất nhiều bởi nền kinh tế thị trường, tức là công việc đó phải đem lại cho chúng ta nhiều lợi ích kinh tế như: thu nhập cao, một phần phù hợp với điều kiện cá nhân, rồi mới đến vấn đề phát triển nhân lực. Điều quan trọng trong vấn đề tìm việc làm hiện nay là công việc phải đáp ứng được nhu cầu về vấn đề thu nhập. Những nơi có mức lương hấp dẫn luôn thu hút được nhiều người muốn làm hơn những nơi có mức lương thấp và trung bình. Bên cạnh nhiều thuận lợi thì vấn đề việc làm của thanh niên-sinh viên cũng còn gặp rất nhiều khó khăn và mâu thuẫn trong định hướng.Việc lựa chọn nghề nghiệp còn mang tính tự phát, phụ thuộc nhiều vào thị trường sức lao động trước mắt mà ít chú ý đến tính lâu dài để tạo nghiệp. Như vậy, thanh niên-sinh viên hiện nay đã có những quan niệm chưa đúng đắn trong định hướng nghề nghiệp và việc làm, biểu hiện là nhiều thanh niên lựa chọn việc làm có thu nhập cao, còn các ngành kinh tế nông - lâm - ngư – nghiệp, phục vụ phát triển kinh tế xã hội lại có rất ít người chú ý đến. Mặt khác, lựa chọn việc làm và nghề nghiệp còn thể hiện mâu thuẫn giữa biểu hiện thiết tha của thanh niên muốn có việc làm với nghề nghiệp chính đáng, phù hợp với bản thân, với khả năng giải quyết việc làm của xã hội. Mâu thuẫn giữa việc thanh niên không có việc làm với tư tương không muốn đi làm xa thành phố, ở những nơi xa xôi hẻo lánh, điều kiện khó khăn, nơi mà xã hội rất cần sự có mặt của thanh niên-sinh viên ra trường về phục vụ. Mâu thuẫn giữa ý chí cao muốn tự lập, làm giàu cho bản thân và xã hội với khả năng rất hạn hẹp của thanh niên-sinh viên để sản xuất, kinh doanh, chuyển giao tiến bộ khoa học, kĩ thuật công nghệ, kinh nghiêm sống và điều kiện lập nghiêp khác. Tương tự như vậy kể cả khả năng kinh tế để học thêm nhiều nghề và giỏi một nghề để thống nhất trong việc lựa chọn việc làm và nghề mình yêu thích, với việc lựa chọn cho mình việc làm có thu nhập cao. ở nước ta hiện nay, mỗi năm có rất nhiều sinh viên các trường đại học, cao đẳng tốt nghiệp một năm (khoảng trên ba vạn người) nhưng số người có việc làm ngay là rất ít (chỉ khoảng vào 25% số đó). Một thực trạng nữa cũng nổi lên rất rõ, đó là việc thanh niên-sinh viên thất nghiệp còn rất nhiều, và phần lớn thì lại tập trung rất nhiều ở hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Nhu cầu về lao động trẻ, có học thức, có tay nghề ngày một tăng. Mặc dù vậy nhưng thị trường lao động trẻ chỉ đáp ứng được một phần và không thể đáp ứng được đầy đủ yêu cầu của các công ty liên doanh có những đòi hỏi rất cao đối với người lao động chân tay cũng như trí óc, trong khi đó còn hàng vạn người vẫn trong tình trạng thất nghiệp, đa phần là thanh niên. Hiện nay trong số thanh niên chưa có việc làm thì đa phần là do họ chưa có đủ trình độ để đáp ứng nhu cầu của xã hội, và thị trường lao động thời kì công nghiệp hoá-hiện đại hoá . Như vậy là chúng ta đang đứng trước một nghịch lí: trong khi nhiều thanh niên thiếu vịêc làm thì lại có rất nhiều các công ty lại thiếu nhân lực trâm trọng, đặc biệt là nguồn cán bộ có học thức và trình độ được đào tạo chuyên nghiệp. Tình trạng này được duy trì khá phổ biến ở các nước duy trì quá lâu cơ chế qui hoạch hoá tập trung .Chuyển sang cơ chế thị trường, nhiều nước có tới phân nửa số sinh viên tốt nghiệp mà thị trường lao động không chấp nhận. Tình hình trên đây dẫn đến tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm, nghề nghiệp không ổn định trong thanh niên-sinh viên và đã trở thành vấn đè bức bách của xã hội. Cố nhiên, việc làm và hướng nghiệp của thanh niên-sinh viên trong bất kì giai đoạn lịch sử nào cũng đều được xã hội đặc biệt quan tâm và ngày càng được Đảng và nhà nước coi là vấn đề cấp bách trong công tác giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ. Song đối với cơ chế hiện nay vấn đề hướng nghiệp, giải quyết việc làm cho họ không còn đơn giản chút nào, đang trở thành vấn đề hết sức phức tạp. Nhà nước không có khả năng phân công công tác, tạo việc làm cho thanh niên-sinh viên tốt nghiệp ra trường. Nền kinh tế thị trường đang đòi hỏi thanh niên-sinh viên phải tự vận động và thích ứng. Chính từ đây họ phải tự động lập thân, lập nghiệp, tìm kiếm việc làm mà ít được quan tâm định hướng và chính sách chưa khuyến khích nên đã nảy sinh một vấn đề hết sức đáng buồn. Sinh viên ra trường phần lớn không làm đúng nghề mình được đào tạo, cũng như tỉ lệ không có việc làm thích hợp, chịu thất nghiệp, hoặc làm thuê đã được xã hội đào tạo nhiều năm. Hiện nay, chính sách của Đảng và nhà nước là kêu gọi thanh niên-sinh viên lập nghiệp, làm giàu, nhưng nếu chỉ biết kêu gọi như vậy sẽ làm cho tuổi trẻ bị chệch định hướng lý tưởng. Bởi vậy, con người muốn lập thân thì trước hết phải lập chí, lập thân. Là một người thanh niên thì phải luôn biết nuôi dưỡng trong mình thật nhiều ước mơ, hoài bão, lí tưởng chân chính và cao đẹp. Sau khi đã xây dựng được cho mình một ý chí kiên định thì phải lập thân tức là chuẩn bi kiến thức, kinh nghiệm, các mối quan hệ, tiềm lực vật chất cần thiết. Lập chí, lập thân có vững vàng thì mới có cơ sở vững chắc để giúp con người lập nghiệp làm giàu đúng hướng, biết rõ làm giàu để làm gì, làm giàu bằng cách nào. Khát vọng làm giàu cho bản thân, gia đình để làm giàu cho quê hương, đất nước, giúp đỡ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, để góp sức mình vàoviệc thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh đó mới chính là lí tưởng của thanh niên hiện nay. Bởi vậy, cần phải có chính sách về việc làm của xã hội, nhằm khuyến khích và phát huy tiềm năng của lao động trẻ. Tăng cường vai trò định hướng của xã hội về nghề nghiệp và việc làm cho thanh niên-sinh viên trong thời kì mới, thông qua các cơ quan làm công tác giáo dục, đào tạo, các đoàn thể xã hội, giúp cho thanh niên-sinh viên có những định hướng đúng đắn, đáp ứng nhu cầu của sự phát triễn xã hội và nhu cầu của thanh niên-sinh viên. Học vấn và sự hiểu biết: đất nước ta đang có những bước chuyển mình rất lớn trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chính vì vậy mà chỉ có một cách để chúng ta có thể hoà nhập tốt cùng sự chuyển đó là phải cung cấp cho mình một học vấn vững vàng để dáp ứng kịp những tiến bôộ khoa học kĩ thuật, công nghệ và sự phát triển kinh tế của nhân loại và giữ vững an ninh Tổ quốc. Hiện nay đa phần thanh niên mong muốn có nhu cầu về học vấn cao, hiểu biết rộng; muốn có điều kiện học tập tốt hơn;được thông tin tiếp nhận tri thức mới;được đi thực tế, thực tập nghề; nhu cầu học thêm ngoại ngữ, tin học. Hiện nay, ngành giáo dục đã có nhiều đổi mới trong công tác giảng dạy, định hướng cho thanh niên-sinh viên nhưng thực tế thì vẫn còn rất nhiều hạn chế, như: chất lượng đào tạo còn chưa đáp ứng được yêu cầu xã hội, nhà trường đôi lúc còn thiếu quan tâm và còn nhiều thiếu sót, về sự giáo đào tạo chưa có sự nhất quán trong sinh viên. Xem xét về vấn đề hạn chế trong học tập của thanh niên-sinh viên hiện nay, có một số nguyên nhân nổi cộm như: chính sách thiếu công bằng và bất hợp lý trong thi tuyển, giải quyết vấn đề việc làm của thanh niên-sinh viên khi ra trường, sự chuẩn bị vào đời của thanh niên-sinh viên còn nhiều yếu kém và bị động, chất lượng đào tạo thấp, mục tiêu đào tạo không ăn nhập với yêu cầu thị trường lao động. Thực tế công tác đào tạo của nhiều trừơng đại học và cao đẳng ở nước ta hiện nay đang có tình trạng đáng buồn. Nhiều nhà lãnh đạo và quản lý các trường có nhận xét: “ Sinh viên chưa tích cực chủ động trong quá trình học tập, còn lệ thuộc vào sự giảng dạy của thầy quá nhiều”. Còn cơ chế đào tạo thì lạc hậu, áp dụng cơ chế xơ cứng theo kiểu chú trọng mở rộng phần mềm tự chọn, thích ứng trong đào tạo, định hướng giá trị vào đời cho thanh niên-sinh viên, nên hạn chế tính chủ động, sáng tạo trong sự rèn luyênj đối với họ. Mặt khác, nội dung học còn rất nặng nề và giàn trải, khiến cho thanh niên-sinh viên cảm thấy không còn thời gian tự học, tự nghiên cứu, tự chuẩn bị cho mình hành trang vào đời. Sinh viên phải lên lớp quá nhiều, tiếp nhận những tri thức không thiết thực, trong khi đó chất lượng đào tạo, kĩ năng cần thiết cuộc sống cần thiết không ai quan tâm kiểm tra và định hướng. Có thể nói nhìn chung cách dạy hiện nay cho sinh viên trong các trường có xu thế kìm hãm sự phát triển trí tuệ và tài năng của sinh viên, hạn chế việc hình thành và phát hiện cái mới, cái hay, cái tinh hoa năng lực thích ứng nhanh của sinh viên trước sự phát triển nhanh của xã hội và thời đại. Vốn học vấn mà nhà trường đưa lại, chưa tạo nên bản lĩnh và xu thế hội nhập đầy năng động. Bởi vậy trước các yêu cầu của xã hội hiện đại, thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay đang hoàn thiện vốn nhận thức và học vấn cũ, tìm cách thoát khỏi nạn thất nghiệp để tiến vào cuộc sống mà ở đó họ sẽ là lớp người tiêu biểu cho một bản lĩnh học vấn hàm chứa những tri thức và kỹ năng để lao động thông minh, sáng tạo và hiệu quả cao, tức là những giá trị học vấn rộng và thích hợp. Biểu hiện trước hết là trong lớp thanh niên ngày nay, họ đang có thái độ học bằng mọi cách để có học vấn, đều liên tục học và tự học vì không muốn lạc hậu, không muốn chịu thất nghiệp. Học có thêm một học vấn bổ sung để có đủ chuyên môn và kĩ năng di chuyển, học để nảy nở sáng kiến. Cuộc sống gia đình hạnh phúc: đối với thanh niên-sinh viên thì tình bạn, tình yêu và cuộc sống gia đình, là những giá trị liên quan mật thiết với nhau và có ý nghĩa vô cùng to lớn. Với họ, ý nghĩa cuộc sống là phụ thuộc vào các nhân tố đời sống được bảo đảm, tình yêu và gia đình hạnh phúc, kỷ cương xã hội được tôn trọng, mọi người đều có cơ hội bình đẳng và công bằng. Ngày nay do tác động của nền kinh tế thị trường và ảnh hưởng của văn hoá, lối sống phương tây, mặc dù đã xuất hiện những mặt tiêu cực nảy sinh trong quan hệ tình bạn, tình yêu, đời sống gia đình, làm cho quan hệ này có tình trạng xung đột, mâu thuẫn với giá trị truyền thống dân tộc tạo ra khó khăn phức tạp trong cuộc sống. Tuy vậy, nhứng năm gần đây do thành công của đường lối đổi mới xã hội của Đảng và ảnh hưởng của văn minh nhân loại, vấn đề tình yêu và cuộc sống gia đình đã đươc tuổi trẻ xác lập là giá trị đặc trưng trong quá trình định hướng. Chúng ta đều thấy rằng tình bạn giữa nam và nữ vẫn rất cần thiết đối với tuổi trẻ, để thổ lộ tâm tư, trao đổi và thoải mái nhu cầu nguyện vọng trong cuộc sống, trên cơ sở đó có thể giúp đỡ nhau tiến bộ. Cố nhiên, tình bạn đẹp là phải dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau, và tình bạn khác giới có thể sẽ là cơ sở rất tốt đê dẫn đến một tình yêu bạn bè, giai đoạn đầu ghi dấu nhiều dấu ấn của một tình yêu nam nữ thực sự. Cái cốt lõi của tình yêu, hôn nhân và gia đình, là sự lựa chọn người yêu, người bạn đời lý tưởng. Đối với công việc quan trọng này, thanh niên-sinh viên cho rằng mình phải là người tự quyết định, ý kiến bố mẹ, bạn bè chỉ là để tham khảo cho sự định hướng. Điều đó thể hiện tính tự chủ, tự lập trong việc lựa chọn người yêu, người bạn đời thân thiết tronh thanh niên-sinh viên. Nhu cầu văn hóa - giải trí: Ngày nay, trước tác động của nền kinh tế tị trường, của quan hệ hội nhập với các nước trong khu vực và quốc tế, thanh niên-sinh viên sống cởi mở, nhạy cảm và năng động hơn, giao tiếp rộng và ứng xử linh hoạt trong cuộc sống. Họ mong muốn được học hỏi, tiếp xúc, tiếp nhận khoa học kĩ thuật và công nghê mới, đồng thời cũng tiếp nhận văn hoá nghệ thuật mới, sản phẩm của thời đại. để đáp ứng nhu cầu phát triển của bản thân và xã hội. Các hoạt động kinh tế – xã hội, nhất là hoạt động văn hoá nghệ thuật phong phú, được thanh niên quan tâm là các cuộc giao lưu văn hoá, dạ hội, điện ảnh, sách báo, thể thao, hội diễn, hoạt động câu lạc bộ, du lịch... Thông qua hoạt động này nhằm xây dựng cho mình một nếp sống văn minh, hình thành những chuẩn mực gía trị, ý thức và thói quen công dân, trách nhiệm cộng đồng của xã hội văn minh, hiện đại. Ngày nay thanh niên-sinh viên có những nhu cầu và sự định hướng giá trị văn hoá của họ có những nét đặc trưng nổi bật như: Thanh niên-sinh viên ngày nay có nhu cầu hướng về xây dựng một nếp sống văn minh trong gia đình, nhà trường và cộng đồng xã hội. Muốn xây dựng một môi trường văn hoá lành mạnh, quan hệ con người với con người bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau, cuộc sống có kỉ cương và đạo lý, có ý thức trách nhiệm. Thanh niên-sinh viên có nhu cầu hướng về các hoạt động văn hoá nghệ thuật: tham quan, du lịch, văn hoá thể thao, câu lạc bộ bạn trẻ, âm nhạc lành mạnh và vũ hội, đặc biệt là thời trang. Một số thanh niên-sinh viên cho rằng nhu cầu tiếp nhận thông tin mới nhất, trong đó có thông tin về khoa học kĩ thuật và công nghệ mới, thông tin văn hoá hiện đại. Cách tiếp nhận này chủ yếu qua vô tuyến truyền hình, phương tiện thông tin đại chúng, qua giao lưu hội nhập quốc tế. Thanh niên-sinh viên ngày nay phát triển và coi trọng hoạt động giao tiếp, có nhu cầu văn hoá giao tiếp: giao lưu, ứng xử, phong cách hoà nhập với cộng đồng, bạn bè, người yêu và quan hệ quốc tế. Thông qua văn hoá và hành vi văn minh trong giao tiếp, ứng xử xã hội. Thanh niên-sinh viên đang nảy sinh nhu cầu tâm linh và phát triển niềm tin tôn giáo, tín ngưỡng. Bản lĩnh và nhân cách: Tinh thần trách nhiệm với xã hội của thanh niên-sinh viên có nội dung được xác định rõ ràng ở muc tiêu, lý tưởng phấn đấu xây dựng xã hội theo hướng:”dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh”. Bởi vì, thực tế cuộc sống đã giúp cho thanh niên-sinh viên ta hiểu rằng: nếu đất nước không phát triển thì quyền lợi cá nhân thanh niên-sinh viên cungx không thể được đảm bảo lâu dài. Việc thực hiện mục tiêu lý tưởng đó, là phải gắn bó với việc thực hiện các cuộc vận động và phong trào trước mặt của thanh niên-sinh viên: học ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docT0412.doc