Vai trò của vốn với phát triển kinh tế ở các nước đang phát triển và trong điều kiện Việt Nam hiện nay

Tài liệu Vai trò của vốn với phát triển kinh tế ở các nước đang phát triển và trong điều kiện Việt Nam hiện nay: ... Ebook Vai trò của vốn với phát triển kinh tế ở các nước đang phát triển và trong điều kiện Việt Nam hiện nay

doc43 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1965 | Lượt tải: 4download
Tóm tắt tài liệu Vai trò của vốn với phát triển kinh tế ở các nước đang phát triển và trong điều kiện Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Vốn luôn được coi là một trong những yếu tố quyết định cho quá trình sản xuất kinh doanh và tăng trưởng kinh tế của các quốc gia. Đặc biệt với các nước đang phát triển với điều kiện nền kinh tế phát triển thấp, có xuất phát điểm thấp, khoa hoc kỹ thuật lạc hậu nguồn vốn hạn hẹp, năng suất lao động thấp, trình độ dân trí cũng thấp nến rất khó có thể thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Trong khi đó các nền kinh tế trên thế giới đang phát triển rất mạnh mẽ. Các quốc gia này nếu không muốn bị tụt hậu lai phía sau thì không còn cách nào khác là buộc phải thực hiện quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước nhằm rut ngắn khoảng cách với các nước phát triển và có thể đuổi kịp họ trong tương lai. Tuy nhiên để có thể làm được điều này ngoài việc quốc gia đó cần phải xây dựng được kế hoạch phát triển kinh tế hợp lý mà một điều kiện rất quan trong để có thể thực hiện được mục tiêu đó là cần phải có đươc nguồn vốn dồi dào để thực hiện công việc đó. Với Việt Nam, trong suốt hơn 20 năm đổi mới chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ như; nền kinh tế tăng trưởng liển tuc trong suốt 26 năm chỉ đứng sau Trung Quốc về thành tích này và tỷ lệ tăng trưởng cũng khá cao trong suôt giai đoạn này bình quân khoảng 7.4%. Tỷ lệ lạm phát cung ở mức có thể chấp nhận được và có thể kiểm soát được. Thu nhập bình quân đầu người cũng thăng khá đã cân đến mức thu nhập rung binh trên thế giới và rất co khả năng sẽ đạt đến trong 1-2 năm tới, tình trạng bất bình đẳng gia tăng chậm, công tác xóa đói giảm nghèo đạt cũng đạt được những thành tựu đáng khích lệ như giảm từ 80% năm 1986 xuống còn khoảng hơn 20%. Tuy nhiên để có thể duy trì và phát triển hơn nữa thì đòi hỏi chúng ta cần phải có được một chiến lược phát triển hợp và một điều cực kỳ quan trong và không thể thiếu đó là cần phai huy động được một lượng vốn dồi dào và cần có những biện pháp sử dụng hiệu quả những nguồn vốn đó. Vì vậy trong điều kiên của nước ta hiện nay để có thể đạt được mục tiêu đề ra đến năm 2020 nước ta về cơ bản trở thành một nước công nghiệp thì không còn cách nào khác là chúng ta cần phải huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn vốn trong nước và tận dụng nguồn lực bên ngoài một cách tối đa cho công cuộc phát triển đất nước. Trong những nguồn lực bên ngoài mà chũng ta cần phải tận dụng tối đa là nguồn vốn đầu tư trục tiếp nước ngoài (FDI). Đây là nguồn vốn đang ngày càng thể hiện được tầm quan trọng trong qua trình tăng trưởng và phát triển kinh tế. Dưới đây, em xin trình bày về công tác huy động và sử dụng nguồn vốn này ở nước ta trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay, qua đó em xin đưa là một số giải pháp cho việc huy động và sử dụng nguồn vốn này trong điều kiện thực tế của nước ta. CHƯƠNG 1. VAI TRÒ CỦA VỐN VỚI TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ Một số lý luận cơ bản về vốn Khái niệm về vốn Trong cuộc đua tranh phát triển kinh tế hiện nay vấn đề tăng trưởng nhanh và bền vững đang đặt ra gay gắt đối với tất cả cá quốc gia. Đối với những nước đi sau, có điểm xuất phát thấp về kinh tế thì yêu cầu về vốn cho tăng trưởng và phát triển kinh tế càng trở nên cấp thiết, hoặc là đuổi kịp và vượt lên trước, hoặc là tụt lại phía sau và ngày càng xa rời các cơ hội phát triển. Vốn có thể được chia thành hai loại là vốn đầu tư và vốn sản xuất. a, Vốn đầu tư Thông qua vốn đầu tư các chủ thể kinh tế có thể có được những tài sản vật chất mà mình mong muốn để phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của mình hay phục vụ một vài nhu cầu khác. Qua đó vốn đầu tư được chia làm hai loại là vốn đầu tư sản xuất và vốn đầu tư phi sản xuất. Vốn đầu tư sản xuất là những khoản chi phí nhằm duy trì hoặc gia tăng mức vốn sản xuất. Trong đó vốn đầu tư sản xuất lại được chia thành hai loại là vốn đầu tư vào tài sản cố định (TSCĐ) và vốn đầu tư vào tài sản lưu động. Đến lượt mình, vốn đầu tư vào TSCĐ lại được chia thành hai loại vốn đầu tư cơ bản và vốn đầu tư sửa chữa lớn. Vốn đầu tư cơ bản làm tăng khối lượng thực thể của tài sản cố định, bảo đảm bù đắp số tài sản cố định bị hao mòn và tăng thêm phần xây lắp dở dang.. còn vốn sửa chữa lớn không làm tăng khối lượng thực thể của tài sản. Tuy vậy nó có vai trò quan trọng là nhằm bảo đảm thay thế tài sản bị hư hỏng. Các hoạt động đầu tư được chia thành hai hình thức là đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp: Đầu tư trực tiếp là hoạt động của những người có vốn tham gia trực tiếp vào quá trình hoạt động và tổ chức quản lý đầu tư. Họ có thể tham gia và biết được mục đích và hoạt động của số vốn mà họ bỏ ra. Hoạt động đầu tư này có thể thực hiện dưới dạng các hợp đồng liên doanh, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn... Đầu tư gián tiếp là kinh thức chủ thể của các nguồn vốn có thể tham gia vào các hoạt động kinh tế nhằm mang lạihieeuj quả cho minh cũng như xã hội, tuy nhiên họ không trúc tiếp tham gia vào quá trình quản lý và sủ dụng nguồn vốn mà họ bỏ ra. Các hinh thức đầu tư gián tiếp như: cổ phiếu, tín phiếu, tría phiếu chính phủ hoặc trái phiêu công ty... hoạt động đầu tư gián tiếp thương có độ rủi ro thấp hơn đầu tư trúc tiếp. Vốn đầu tư được hình thành trên cơ sở là tiêt kiệm trong nước và tiết kiệm nước ngoài. Tiết kiệm trong nước bao gồm các khoản như: tiết kiệm trong dân cư (hộ gia đình), tiết kiệm của các doanh nghiệp quốc doanh và doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tiết kiệm của chính phủ. Còn tiết kiêpm nước ngoài bao gồm đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư gián tiếp từ nước ngoài, các nguồn viên trợ chính thức và không chính thức... b, Vốn sản xuất Vốn sản xuất là toàn bộ giá trị của các tài sản được sử dụng làm phương tiện trực tiếp cho các hoạt động kinh tế. Vốn sản xuất có thể chia thành hai loại là vốn cố định và vốn lưu động. Vốn cố định là giá trị của các TSCĐ như: nhà xưởng, nhà kinh doanh, thiết bị máy móc, phương tiên vận tải, hệ thống cơ sở hạ tầng của quốc gia. Vốn lưu kho là toàn bộ giá trị của các loại hàng hóa là thành phẩm, bán thành phẩm mà chưa tiêu thụ, giá trị các thiết bị chưa được lắp đặt, các nguyên vật liệu chưa sử dụng. Tuy nhiên dưới góc độ vĩ mô khi nghiên cứu vốn sản xuất chúng ta cần chú ý một số vấn đề như: cần phải quan tâm đến quy mô và cơ cấu hiện vật của vốn, quy mô vốn tăng thêm (phản ánh khả năng và mức độ tích lũy tài sản) và phần vốn, tài sản có liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh tế (vốn cố định). Về mặt bản chất thì vốn sản xuất không phải là tiền mà nó toàn bộ giá trị tài sản được hình thành vốn đầu tư, thông qua hoạt động đầu tư các tài sản vật chất được tạo ra và vốn sản xuất được hình thành. Vì vậy muốn tăng vốn sản xuất thi trước tiên cần phải có những biện pháp nhằm làm tăng khối lượng vốn đầu tư. II. Vai trò của vốn với tăng trưởng kinh tế 1. Mối quan hệ giưa vốn với tăng trưởng kinh tế Như qua phần lập luận của lí thuyết, vốn đóng vai trò quyết định trong tăng trưởng. Phần tiếp theo chúng ta sẽ xem xét mối quan hệ trong thực tế giữa đầu tư Vốn và tăng trưởng ở Việt Nam trong những năm vừa qua. Biểu đồ sau cho thấy mối quan hệ giữa tăng trưởng vốn đầu tư và tăng trưởng kinh tế qua các năm 1999 – 2007. Nhìn vào biểu đồ ta thấy, có mối quan hệ chặt chẽ giữa việc tăng đầu tư và tăng trưởng của Việt nam qua các năm qua những năm 1999, 2000, 2001, tỉ lệ tăng vốn đầu tư thấp tương ứng là 11.96%, 15.26%, 12.77% thì tỉ lệ tăng trưởng kinh tế cũng thấp tương ứng là 4.8%, 6.8%, 6.9%. Nhưng những năm từ 2005 đến 2007, nền kinh tế thu hút được lượng vốn đầu tư lớn với tốc độ tăng đầu tư là 21.8%, 19% vả 15.7% thì nền kinh tế cũng đạt được giá trị tăng trưởng cao lần lượt là 8.43%, 8.18%, 8.48%. Như vậy, qua các số lịêu trên cho thấy nền kinh tế nước ta cũng không nằm ngoài quy luật của sự tăng trưởng dựa vào Vốn của mô hình Harod - Dommar. Sự tăng trưởng sản lượng gắn chặt với tăng trưởng đầu tư, tăng trưởng vốn sản xuất. Tuy nhiên, hiệu quả của Vốn đầu tư của nền kinh tế giảm nhanh qua các năm, điều đó thể hiện ở sự tăng liên tục của hệ số ICOR. 2. Vai trò của vốn qua các mô hình tăng trưởng kinh tế Với các nước đang phát triển trong điều kiện nên kinh tế còn kém phát triển nguồn vốn còn hạn hẹp, khoa học kỹ thuật phát triển chưa cao thì vai trò của chính phủ trong việc huy động và sử dụng các nguồn vốn trong nền kinh tế là vô cùng quan trọng. Nếu chính phủ có thể huy động tối đa các nguồn lưc trong nước để đưa vào đầu tư phát triển thì sẽ làm cho khối lượng vốn đầu tư trong nền kinh tế tăng lên. Khi khối lượng vốn đầu tư tăng lên sẽ tác động đến cung đầu tư tăng lên qua đó tác động đến nhu cầu mua sắm trang thiết bị sản xuất, mua các loại nguyên vật liệu để mở rộng quy mô sản xuất. Khi đó cầu về lao động sẽ tăng lên do việc mở rộng quy mô sản xuất. Vì vậy vấn đề giải quyết việc làm cũng được giải quyết Khi các doanh nghiệp có vốn sẽ tiếp tục đầu để mua sắm hoặc đầu tư nghiên cứu công nghệ mới thay thế những công nghệ cũ đã lỗi thời lạc hậu nhằm nâng cao năng suất lao động và đáp ững được các nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Qua đó năng lực sản xuất của nền kinh tế cũng được cải thiện. Tất cả những điều đó sẽ giúp tăng sản lượng của nền kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. 2.1 Mô hình tổng cung-tổng cầu -Nội dùng của mô hình như sau: + Khi đầu tư tăng lên có nghĩa là nhu cầu về chi tiêu cho máy moc thiết bị, phương tiện giao thông vận tải, vật liệu xây dựng... cũng tăng lên. Sự thay đổi đó làm cho đường tổng cầu tăng lên dịch chuyển ra ngoài. Sự thay đổi này được mô ta ở hình dưới, đường cầu dịch chuyển làm cho sản lượng tăng từ Y0 đến Y1 và làm cho giá cũng thay đổi từ P0 đến P1. P AD0 AD1 S P1 P0 Y0 Y1 Y + Khi đầu tư tăng sẽ dẫn đến vốn sản xuất tăng, nghĩa là có thêm các nhà máy, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải mới được đưa vào sản xuất, là cho khả năng sản xuất của nền kinh tế. Sự thay đổi này tác động đến tổng cung. Hình dưới mô tả khi vốn sản xuất tăng sẽ là cho đường tổng cung dich chuyển ra ngoài, qua đó là cho sản lượng của nền kinh tế tăng lên. P AD AS0 AS1 P0 P1 0 Y0 Y1 Y 2.2 Mô hình Harrod - Domar Khi nhiên cứu mô hình kinh tế học do hai nhà kinh tế học là Roy Harrod và Evsay Domar đồng thời đưa ra được dựa trên tư tưởng của Keynes, chúng ta đã biết đến hệ số ICOR. Mô hình này cho rằng, đầu ra của bất cứ đơn vị kinh tế nào, dù là một công ty, một ngành hay toàn bộ nền kinh tế sẽ phụ thuộc vào tổng số vốn đầu tư cho đơn vị đó. Nếu gọi đầu ra là Y và tốc độ tăng trưởng của đầu ra là g, có nghĩa là: Nếu gọi S là mức tích lũy của nền kinh tế thì tỷ lệ tích lũy (s) trong GDP sẽ là: Vì tiết kiệm là nguồn của đầu tư, nên về lý thuyết đầu tư luôn bằng tiết kiệm (S=I), do đó cũng có thể viết: Mục đích của đầu tư là để tạo ra vốn sản xuất, nên I=K. Nếu gọi k là tỷ số gia tăng giữa vốn và sản lượng( cong gọi là hệ số ICOR) ta có: hoặc Vì Do đó chúng ta có: Hệ số ICOR nói lên rằng, vốn sản xuất được tạo ra bằng đầu tu dưới dạng nhà máy, trang thiết bị là yếu tố cơ bản của tăng trưởng, các khoản tiết kiệm của dân cư và các công ty chính là nguồn gốc cơ bản của vốn đầu tư. 2.3 Mô hình tăng trưởng Solow Mô hình tăng trưởng Solow là một mô hình thuyết minh về cơ chế tăng trưởng kinh tế do Robert Solow và Trevor Swan xây dựng rồi được các học giả kinh tế khác bổ sung. Solow đã nhận được giải Nobel về kinh tế năm 1987 nhờ cống hiến này. Mô hình này còn gọi là Mô hình tăng trưởng tân cổ điển vì một số giả thiết của mô hình dựa theo lý luận của kinh tế học tân cổ điển. Mô hình này còn có cách gọi khác, đó là Mô hình tăng trưởng ngoại sinh, bởi vì không liên quan đến các nhân tố bên trong, rốt cục tăng trưởng của một nền kinh tế sẽ hội tụ về một tốc độ nhất định ở trạng thái bền vững. Chỉ các yếu tố bên ngoài, đó là công nghệ và tốc độ tăng trưởng lao động mới thay đổi được tốc độ tăng trưởng kinh tế ở trạng thái bền vững. Do vậy, ta có thể nhìn nhận việc tăng trưởng dựa vào Vốn trong dài hạn cũng chỉ là sự tăng trưởng theo chiều rộng. Vì thế, để có tăng trưởng cao trong dài hạn khi nền kinh tế đã đạt đến diểm dừng, chúng ta cần chuyển hoá Vốn đưa vào đầu tư cho phát triển theo chiều sâu ở dạng vốn công nghệ. Các ký hiệu trong mô hình Y là sản lượng thực tế (hoặc thu nhập thực tế). K là lượng tư bản đem đầu tư. L là lượng lao động. y là sản lượng trên đầu lao động. k là lượng tư bản trên đầu lao động. S là tiết kiệm của cả nền kinh tế. s là tỷ lệ tiết kiệm. I là đầu tư. i là đầu tư trên đầu lao động. C là tiêu dùng cá nhân trong nền kinh tế. c là tiêu dùng cá nhân trên đầu lao động. δ là tỷ lệ khấu hao tư bản. Δ là lượng tư bản tăng thêm ròng. n là tốc độ tăng dân số, đồng thời là tốc độ tăng lực lượng lao động. Các giả thiết cho mô hình - Giả thiết 1:Giá cả linh hoạt trong dài hạn. Đây là một quan điểm của kinh tế học tân cổ điển. Khi này, lao động L được sử dụng hoàn toàn, và nền kinh tế tăng trưởng hết mức tiềm năng và ổn định. Đồng thời, lúc này, toàn bộ tiết kiệm S sẽ được chuyển thành đầu tư I (quy tắc Say trong kinh tế học tân cổ điển) Và do đó, sY = I. Mặt khác, giá cả lao động (tức tiền công thực tế) và giá tư bản (tức lãi suất đi vay) lúc này cũng sẽ linh hoạt. Vì thế, có thể kết hợp hai yếu tố này để sản xuất môt cách tùy thích. - Giả thiết 2:Mức sản lượng thực tế Y phụ thuộc vào lượng lao động L, lượng tư bản K vài năng suất lao động A. Từ đó, ta có một hàm sản xuất vĩ mô Y = F(A,L,K). Giả thiết là hàm này có dạng Cobb-Douglas, tức là: Với hàm số dạng Cobb-Douglas, nếu ta nhân các số nhân trong vế phải với cùng một số, thì tích số bên vế trái sẽ tăng lên cùng số đó lần. Do vậy, nếu nhân 1/L với L và K, thì vế trái sẽ thành Y/L tức là sản lượng thực tế trên đầu lao động y. Còn K/L tức lượng tư bản trên đầu lao động k. Hàm sản xuất vĩ mô sẽ có dạng sau: - Giả thiết 3: Nền kinh tế đóng cửa và không có sự can thiệp của Chính phủ. Do đó, tổng sản lượng Y bằng tổng của tiêu dùng cá nhân C và đầu tư I hay Y = C + I tương đương với Y = C + sY và lại tương đương với C = (1-s)Y. Nếu tính trên đầu lao động L, thì sẽ có tiêu dùng cá nhân trên đầu người c bằng sản lượng thực tế trên đầu người y nhân với 1-s hay c = (1-s)y. Lưu ý là 0 < s < 1. - Giả thiết 4: Có sự khấu hao tư bản. Với tỷ lệ khấu hao δ, mức khấu hao sẽ là δY. Đầu tư I làm tăng lượng tư bản trong khi khấu hao δK làm giảm lượng tư bản, nên mức tư bản thực tế tăng thêm ΔK sẽ bằng I - δK. Có thể viết quan hệ trên thành: - Giả thiết 5: Tư bản K và lao động L tuân theo Quy luật lợi tức biên giảm dần. Có nghĩa là khi khi tăng k thì ban đầu y tăng rất nhanh đến một lúc nào đó nó tăng chậm lại. - Giả thiết 6: Hàm y = f(k) là một hàm tăng. Đồ thị của nó có dạng đường cong. Hàm i = sf(k) = sy cũng như vậy, bởi vì đầu tư trên đầu lao động i là một bộ phận của sản lượng trên đầu lao động y. Chú ý rằng để hàm số y = f(k) là hàm tăng thì đạo hàm bậc một y' phải lớn hơn 0, mặt khác do nó tuân theo quy luật năng suất cận biên giảm dần nên đạo hàm bậc hai y’’ phải nhỏ 0. Đồ thị của hàm số y = f(k) có hình dạng như trong hình vẽ. - Giả thiết 7: Thay đổi trong lực lượng lao động L thể hiện bằng phương trình sau: trong đó, gL là hàm số của L. Đồng thời giả thiết là tốc độ thay đổi lao động đúng bằng tốc độ thay đổi dân số Xác định mô hình: Khi tư bản trên đầu lao động k tăng, thì giá trị khấu hao δk tăng, hơn nữa, dẫn đến tư bản mới trên đầu lao động nk tăng. Gọi δk + nk hay (δ+n)k là đầu tư cần thiết, vì nó bù đắp phần tài sản bị hao mòn và đáp ứng vốn cho lao động mới tăng thêm. Điểm A trên Hình 1 là giao của đường đầu tư cần thiết (δ+n)k và đường đầu tư trên đầu lao động i. Nó cho thấy đó là một sự cân bằng. Tại trạng thái vốn trên đầu lao động k1 nhở hơn k*, thì đầu tư i = sy lớn hơn đầu tư cần thiết (δ+n)k, có nghĩa là k = sy – (δ+n)k > 0 do đó dẫn đến k tăng. Ngược lại, tại trạng thái vốn trên đầu lao động k2 lớn hơn k*, thì đầu tư i = sy nhỏ hơn đầu tư cần thiết (δ+n)k, có nghĩa là k = sy – (δ+n)k < 0, do đó k giảm. Ta có, k tăng lên đến mức k*, và ngược lại khi nó giảm, thì giảm đến mức k*. Cả hai trường hợp tăng và giảm đều đạt đến một trạng thái cân bằng. Và người ta gọi đó là điểm ổn định hay trạng thái ổn định. Tại trạng thái ổn định k*, chúng ta nhận thấy rằng đầu tư và đầu tư cần thiết cân bằng nhau, hay ?k = sy – (δ+n)k* = 0, tốc độ tăng của sản lượng trên lao động bằng không (gy = 0), và tốc độ tăng của vốn trên mỗi lao động bằng không (gk = 0). CHƯƠNG 2. SỰ TÁC ĐỘNG CỦA FDI TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001-2007 I. Tình hình huy động và sử dụng vốn FDI ở Việt nam giai đoạn 2000-2007 1. Tình hình huy động vốn FDI- a, Những thành tựu đạt được trong thu hut vốn FDI Nhìn lại quá trình thu hút đầu tư nước ngoài tư sau khi đổi mới đến nay chúng ta đã đạt được một số thành tựu cơ bản như: Thứ nhất: dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày càng gia tăng, góp phần bổ sung nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế-xã hội. Nếu tính từ năm 1988 đến nay, chúng ta đã thu hut 9.500 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký khoảng trên 150 tỷ $. Đặc biệt 9 tháng năm nay chúng ta đã thu hut được tới gần 60 tỷ $, tăng 349,7% so với cùng kỳ năm trước và chiếm gần 40% tổng vốn đầu tư nước ngoài trong suốt 20 năm qua. Thứ hai, quá trình thu hút đầu tư nước ngoài đóng góp tích cực vào thành công của công cuộc đổi mới trong 21 năm qua. Hiện khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 16% GDP, đóng góp vào ngân sách Nhà nước vượt 1,5 tỷ USD trong năm 2007; đồng thời thu hút 1,2 triệu lao động trực tiếp và hàng triệu lao động gián tiếp Thứ ba, đầu tư nước ngoài đã góp phần tích cực thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Về cơ cấu, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 37% giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước. Về cơ cấu vùng, đầu tư nước ngoài tập trung chủ yếu ở các vùng kinh tế trọng điểm đã góp phần làm cho các vùng này thực sự là vùng kinh tế động lực để lôi kéo sự phát triển chung và các vùng phụ cận. Thứ tư, đầu tư nước ngoài là cầu nối quan trọng giữa kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới, thúc đẩy phát triển thương mại, du lịch và tạo điều kiện quan trọng để Việt Nam hội nhập ngày càng chủ động và sâu hơn vào đời sống kinh tế thế giới. Thứ năm, đầu tư nước ngoài có tác động đến kinh tế trong nước, thúc đẩy các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, đổi mới phương thức quản trị doanh nghiệp cũng như phương thức kinh doanh; đồng thời nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Thông qua đầu tư nước ngoài, nhiều nguồn lực trong nước như lao động, đất đai, lợi thế địa kinh tế, tài nguyên được khai thác và sử dụng có hiệu quả hơn. Dưới đây là một vài số liệu về kết quả thu hút FDI của Việt nam trong suốt giai đoạn đổi mới. FDI được cấp giấy phép từ 1988 đến 2007 phân theo ngành kinh tế Số dự án Vốn đăng ký (Triệu đô la Mỹ) (*) Tổng số Trong đó: Vốn điều lệ Tổng số Chia ra Nước ngoài góp Việt Nam góp Tổng số 9810 99596.2 43129.0 36413.7 6715.3 Nông nghiệp và lâm nghiệp 518 3397.5 1512.2 1322.4 189.8 Thủy sản 156 515.1 249.3 188.4 60.9 Công nghiệp khai thác mỏ 119 3742.8 2892.3 2525.9 366.4 Công nghiệp chế biến 6323 52345.4 21328.6 18598.4 2730.2 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước 30 1937.7 612.3 594.6 17.7 Xây dựng 254 6808.0 2171.3 1600.9 570.4 Thương nghiệp; Sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình 108 641.9 292.2 192.9 99.3 Khách sạn và nhà hàng 291 7620.6 3144.9 2474.0 670.9 Vận tải; kho bãi và thông tin liên lạc 272 5072.3 3788.4 2918.7 869.7 Tài chính, tín dụng 65 862.7 791.1 730.6 60.5 Các hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn 1341 14191.8 5252.3 4391.9 860.4 Giáo dục và đào tạo 101 146.8 72.7 60.3 12.4 Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội 54 591.4 224.8 188.5 36.3 HĐ văn hóa và thể thao 112 1683.5 769.4 603.1 166.3 HĐ phục vụ cá nhân và cộng đồng 66 38.7 27.2 23.1 4.1 Nếu chỉ tính riêng giai đoạn từ năm 2000 đến nay thì lượng FDI thu hut được là: đơn vị: tỷ$ năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2007 9 tháng năm 2008 tổng FDI 2.84 3.14 3 3.19 4.55 6.84 10.2 21.3 56 Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp phép từ 01/01- 22/9/2008 Số dự án Số vốn đăng ký (Nghìn USD) (Dự án) Tổng số Trong đó: Vốn điều lệ TỔNG SỐ 885 56268477 14104697 Phân theo lĩnh vực đầu tư Dầu khí 7 10572380 2310380 Công nghiệp nặng 161 19388604 4618480 Công nghiệp nhẹ 207 1738806 662554 Công nghiệp thực phẩm 29 317821 173017 Xây dựng 80 328127 134804 Nông, lâm nghiệp 36 203510 119229 Thủy sản 4 841 841 Dịch vụ 278 971202 301269 Giao thông vận tải, Bưu điện 16 49537 15706 Khách sạn, du lịch 21 8773879 1783405 Tài chính, ngân hàng 1 18200 18200 Văn hoá, y tế, giáo dục 15 488521 47131 Xây dựng hạ tầng KCX-KCN 5 137250 36167 Xây dựng khu đô thị mới 3 4768750 2018750 Xây dựng văn phòng, căn hộ 22 8511049 1864763 Tình hình FDI 8 tháng năm 2008 TT ChØ tiªu §¬n vÞ tÝnh Th¸ng 8 n¨m 2007 8 th¸ng ®Çu n¨m 2007 8 th¸ng ®Çu n¨m 2008 So cïng kú I/ T×nh h×nh thùc hiÖn: 1 Vèn ®Çu tư thùc hiÖn triÖu USD 1,000 5,300 7,000 132.1% 2 Doanh thu triÖu USD 4,900 22,730 30,250 133.1% 3 XuÊt khÈu triÖu USD 2,200 12,360 15,815 128.0% 4 NhËp khÈu triÖu USD 2,500 13,604 19,223 141.3% 5 Nép Ng©n s¸ch triÖu USD 155 1,050 1,402 133.5% 6 Sè lao ®éng cuèi kú b¸o c¸o ngh×n ngêi 18 1,217 1,402 115.2% II/ CÊp míi vµ t¨ng vèn 1 Sè dù ¸n cÊp míi dù ¸n 118 975 772 79.2% 2 Vèn ®¨ng ký cÊp míi triÖu USD 1,827 8,970 46,324.4 516.4% 3 Sè dù ¸n t¨ng vèn lît dù ¸n 22 257 210 81.7% 4 Vèn ®¨ng ký t¨ng thªm triÖu USD 45 1,517 833.6 55.0% 5 Vèn cÊp míi vµ t¨ng thªm triÖu USD 1,872 10,487 47,158 449.7% Từ bảng số liệu cho thấy lượng vốn FDI đồ vào nước ta đã ngày càng gia tăng, đặc biệt sự gia tăng nhanh chóng bắt đầu từ năm 2007-năm mà chúng ta bắt đầu ra nhập WTO. Có thể nói đay là cơ hội rất lớn cho nước ta có thể tận dụng tối đa nguồn lực từ nước ngoài để nhằm thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên thực tế cho thấy chúng ta cũng cần phải thận trọng trong việc duyệt các dự án đầu tư vì nếu chỉ theo đuổi mục tiêu thu hút mà không quan tâm đến vấn đề môi trường thì sẽ rất nguy hiểm cho đất nước, nó sẽ để lại hậu quả rất xấu tới nền kinh tế sau này. b, Cơ cấu nguồn vốn Cơ cấu vốn FDI phân theo ngành kinh tế năm 2007 Số dự án Vốn đăng ký (Triệu đô la Mỹ)(*) Tổng số Chia ra Vốn cấp mới Vốn tăng thêm Tổng số 1544 21347.8 18718.3 2629.5 Nông nghiệp và lâm nghiệp 14 48.3 22.7 25.6 Thủy sản 2 10.3 6.7 3.6 Công nghiệp khai thác mỏ 16 262.3 252.1 10.2 Công nghiệp chế biến 985 10882.5 8771.3 2111.2 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước 7 9.6 9.6 Xây dựng 73 993.3 910.8 82.5 Thương nghiệp; Sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình 11 129.9 78.0 51.9 Khách sạn và nhà hàng 38 1968.1 1883.6 84.5 Vận tải; kho bãi và thông tin liên lạc 30 356.5 271.9 84.6 Tài chính, tín dụng 4 32.3 32.3 Các hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn 327 6114.8 5949.8 165.0 Giáo dục và đào tạo 13 11.6 9.5 2.1 Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội 12 112.5 112.5 HĐ văn hóa và thể thao 9 410.3 402.3 8.0 HĐ phục vụ cá nhân và cộng đồng 3 5.5 5.2 0.3 Cơ cấu FDI phân theo lĩnh vực Ngành Cơ cấu FDI 1988-2005 Dự kiến FDI thực hiện 2006-2010 Dự kiến tổng FDI thực hiện 2006-2010 (tỷ USD) Công nghiệp và xây dựng 67,3% số dự án 60,7% số vốn đăng kí 68,5% vốn thực hiện 55% 13,2 – 13,75 Dịch vụ 19,6% số dự án 31,9% số vốn đăng kí 24,8% số vốn thực hiện 37% 8,88 – 9,25 Nông, lâm, ngư nghiệp 13,1% số dự án 7,4% số vốn đăng kí 6,7% số vốn thực hiện 8% 1,92 – 2,0 Tổng 100% 100% 24-25 Năm 2008, theo lĩnh vực đầu tư FDI chủ yếu tập trung vào dịch vụ chiếm khoảng 50,9% với 23,6 tỷ$ tiếp theo là công nghiệp và xây dựng chiếm 48,6% với số vốn là 22,5 tỷ$ và cuối cùng là nông-lâm-ngư nghiệp chỉ chiếm 0,5% với số vốn là 200,9 triệu$ trong tổng lượng vốn FDI. Nếu phân theo hình thức đầu tư thì dự án 100% vốn nước ngoài chiếm 64,2%, dự án liên doanh chiếm 32,8 % còn lại là các hình thức khác. 2. Vấn đề sử dụng vốn FDI ở nước ta - Đầu tư nhiều nhưng chưa thấy hiệu quả đâu: Theo Cục đầu tư nước ngoài thì năm 2007-2008 là năm bung nổ các dự án đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực du lịch nhất là xây dựng các khách sạn cao cấp. Đến cuối năm 2007, trong tổng số 104 tỷ đô la vốn đầu tư nước ngoài đăng ký tại Việt Nam, đã có 10,8 tỷ USD đầu tư vào lĩnh vực xây dựng khách sạn, kinh doanh du lịch, chưa kể trên 12,8 tỷ USD đầu tư vào lĩnh vực xây dựng và văn phòng, căn hộ cao cấp và trên 4,4 tỷ USD đầu tư vào xây dựng các khu đô thị mới liên quan gián tiếp tới hoạt động phát triển du lịch. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2008, đã có 18 dự án với số vốn đăng ký khoảng 3,92 triệu USD đầu tư vào lĩnh vực du lịch, khách sạn Đầu tư nước ngoài trong ngành Du lịch đã có mặt tại 23 tỉnh, thành phố của cả nước, trong đó chủ yếu tập trung tại các thành phố lớn như TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội, Quảng Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu và Bình Thuận... Đó là chưa kể sự đầu tư không nhỏ của Nhà nước dành cho ngành Du lịch những năm qua. Tính từ năm 2000 đến năm 2007, Nhà nước đã đầu tư 3.516 tỷ đồng từ ngân sách để hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng du lịch. Trong đó: vùng du lịch Bắc bộ được hỗ trợ 1.806,5 tỷ đồng chiếm 51,38%; vùng du lịch Bắc Trung bộ là 680,5 tỷ đồng chiếm 19,35%; vùng du lịch Nam Trung bộ và Nam bộ là 1.029,0 tỷ đồng chiếm 29,27%. Các tỉnh, thành phố nhận được sự hỗ trợ nhiều nhất là Ninh Bình, Hải Phòng, Thừa Thiên-Huế, Hà Tây, Quảng Nam, Quảng Ninh, Lâm Đồng (mỗi tỉnh, thành phố trên 130 tỷ đồng). Phần lớn nguồn vốn được tập trung để phát triển các khu du lịch quốc gia với 2.300 tỷ đồng, chiếm 65,4%. Sự hỗ trợ còn tập trung cho một số địa phương vùng sâu, vùng xa gắn phát triển du lịch với xoá đói giảm nghèo. Thời kỳ 2001-2007, đã có 20 tỉnh được hỗ trợ 487 tỷ đồng (chiếm 13,85%) cho mục đích nêu trên. Tuy nhiên, sự đầu tư đó vẫn được coi là "muối bỏ bể" và hiệu quả thì.... chưa thấy đâu. Hiện tượng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân. - Nguyên nhân được nhận thấy đầu tiên đó là việc đầu tư quá dàn trải. Trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tất cả 64 tỉnh thành, từ vùng cao đến duyên hải, hiện nay đều chọn du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn. Vì thế hàng năm không ngần ngại "ném" vào lĩnh vực này hàng tỷ đồng đầu tư. Chỉ riêng hoạt động lễ hội, mỗi năm cả nước có hàng nghìn hội hè lớn nhỏ diễn ra ở hầu hết các địa phương với chung một mục tiêu, thu hút du khách về thăm địa phương mình. Mà mỗi lễ hội trung bình cũng hút khoang vài trăm đến hàng tỷ đồng nhưng không phải lễ hội nào cũng đạt được mục đích vì vậy bao nhiêu tiền vàc ông sức đổ vào đó trở thành "công dã tràng" - Một nguyên nhân nữa đó là sự lãng phí trong đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch. Không một địa phương nào trong số 64 tỉnh thành không dành khoản đầu tư lớn cho kinh tế du lịch. Đặc biệt là các tỉnh duyên hải từ Quảng Ninh vào đến Cà Mau, gần như diện tích bờ biển đều chỉ giành để đầu tư cho các dự án nghỉ ngơi, giải trí. Có rất nhiều dự án đăng‎‎ ký nhưng chỉ nằm trên giấy hoặc đang trong quá trình thi công thì dừn lại bỏ hoang hoặc hoàn thành nhưng lại kinh doanh không có hiệu quả. - Vốn đăng k‎‎y nhiều nhưng giải ngân chưa nhiều: năm 2007 trong tổng số 21,3 tỷ thì chỉ giải ngân được khoảng 4,6 tỷ (chiếm 30%), năm nay trong tổng số 47 tỷ$ của 8 tháng thì chỉ giải ngân được khoảng 8 tỷ$ (chiếm khoảng 17%). Như vậy tuy lượng vốn đăng ky có tăng lên nhiều nhưng tỷ lệ giải ngân lại giảm, điều này cho thấy nhiệm vụ trong những năm tiếp theo của chúng ta là tập trung cho giải ngân FDI nhiều hơn là việc tiếp tuc tăng cường thu hút đầu tư FDI. Theo ông Phan Hữu Thắng-cục trưởng Cục đầu tư nước ngoài nói: thu hut được vốn lớn tuy mừng mà mối lo cũng lớn về việc làm sao giải ngân vốn hiệu quả vì: giải ngân chậm sẽ làm cho nhà đầu tư nản lòng, và dẫn đến từ chỗ tin tưởng mà gây cho họ hoài nghi về môi trường đầu tư của chúng ta. Do đó, chúng ta phải tạo điều kiện tốt nhất bằng những chính sách thích hợp để đồng vốn của nhà đầu tư đi vào đầu tư phát triển Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng giải ngân châmo đó là cơ sở hạ tầng giao thông yếu kém, sự thiếu hụt nhân lực có chất lượng cao, chậm trễ trong khâu giải phóng mặt bằng, thiếu điện...thực tế cho thấy có không it sự án vừa xây dựng vừa chuẩn bị nguồn nhân lực, như dự án máy tính xách tay của Compal tại tỉnh Vĩnh Phúc đang cần ngay 3.000 lao động có tay nghề, nhưng tỉnh này đã thừa nhận là việc huy động rất khó; hay dự án đầu tư của Tp.HCM cũng đang gặp khó khăn về vấn đề lao động. - Có một vấn đề cũng đang được dư luận rất quan tâm và tỏ thái độ bất bình về các dự án FDI đó là các dự án sâm Golf. Trong cương lĩnh chính trị xã hội ta là công nghiệp hóa và hiện đại hóa, buộc người ta phải chuyển đổi mục đích sử dụng của đất đai từ nông nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp. Tuy nhiên hiện nay việc lấy đất đang diễn ra với số lượng rất lớn điều này rất nguy hiểm vì dù sao nước ta tỷ lệ lao động nông nghiệp vẫn chiếm chủ yếu trong nền kinh tế. Việc lấy đất của họ sẽ khiến họ ko co việc làm tất yếu sẽ dẫn đến đói nghèo ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5991.doc
Tài liệu liên quan