Vai trò tên lửa phòng không trong chiến tranh hiện đại. Qua chuyên ngành của mình hãy đề xuất ý kiến ..

Vai trò tên lửa phòng không trong chiến tranh hiện đại. Qua chuyên ngành của mình hãy đề xuất ý kiến về khả năng đảm bảo và phát triển kĩ thuật của các tổ tên lửa trong tình hình kinh tế quân sự của đất nước ta hiện nay. MỤC LỤC I. Mở đầu…..………………………………………………………............... 2 1. Bối cảnh chung sự phát triển KHCN trong KTQS……………...…...…… 2 2. Sự phát triển phương tiện tiến công đường không…………………..….... 3 3. Quy mô tác chiến, phương thức tác hiến………………………………… 4 II. Nội Dung…………………………………

doc22 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1247 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Vai trò tên lửa phòng không trong chiến tranh hiện đại. Qua chuyên ngành của mình hãy đề xuất ý kiến .., để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
…………………………...…. 6 1. Đánh giá khả năng chiến đấu TLPK có điều khiển...………..…….……... 6 2. Ứng dụng KHCN…………………………………………..………..….. 17 III. Kết Luận……………………………………………………………….. 19 1. Xu hướng phát triển của tên lửa……………………………..………...... 19 2. Giải pháp hoàn thành nhiệm vụ của tổ hợp tên lửa phụ thuộc điều kiện kinh tế nước ta……………………………………………………..…..……...… 21 3. Ý nghĩa đối với sinh viên chuyên ngành tin học…………………….….. 22 25 Mở đầu: Bối cảnh chung sự phát triển KHCN áp dụng trong kĩ thuật quân sự Lịch sử loài người trải qua hai cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, thì cũng song song với nó khoa học và kỹ thuật quốc phòng cũng trải qua hai cuộc cách mạng về công nghệ mà những thành tựu mới nhất của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật ngay lập tức được ứng dụng vào lĩnh vực quốc phòng. Từ những vũ khí thô sơ như giáo mác, kiếm cung cho đến khi cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ nhất thì uy lực của vũ khí có tiến triển nhảy vọt, với những vũ khí có tầm huỷ diệt lớn ra đời do những ứng dụng của những phát minh của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật mang lại như sự ra đời của bom hạt nhân. Từ cuối thập niên 70 đến nay, chúng ta có thể thấy sự ảnh hưởng rất lớn của công nghệ cao tới các loại vũ khí, khí tài đặc biệt là với các phương tiện tiến công đường không. Ngày nay không một nước nào lại không nhận thức được vai trò then chốt của KHCN đối với sư phát triển của kinh tế xã hội cung cố quốc phòng và an ninh . sau khi kết thúc thế chiến lần thứ 2 các nước trên thế giói đã đề ra chiến lược phát triển kinh tế và KHKT để bước vào thời kì chiến tranh lạnh.trong điều kiện XHCN việc đề ra chiến lược quốc phòng tốt có ý nghĩa quyết định đối với viêc phát huy đầy đủ của KHKT trong công cuộc hiện đại hoá quốc phòng đối với việc hiện đại hoá quốc phòng với việc nâng cao sức mạnh quốc gia và tăng cường cạnh tranh cục diện chiến lược thế giới Khoa học và kĩ thuật quốc phòng: là khoa học và kĩ thuật liên quan đến hệ thống quốc phòng bao hàm cả khoa học nghiên cứu lí luận quân sự, qui luật chiến tranh nó phục vụ khả năng phát triển quốc phòng. Nó được phân hoá thành hai loại lớn: Kĩ thuật khoa học và kĩ thuật sản xuất Kĩ thuật khoa học chỉ các khoa học thực nghiệm Kĩ thuật sản xuất là kỹ thuật trực tiếp ứng dụng nâng cao sản xuất và phát triển kinh tế. Trong cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã có tác động rất nhiều đến quân sự nhưng những tác động và ảnh hưởng sâu sắc nhất của KHKT đên kỹ thuật quân sự là hoả lực và khả năng cơ động tăng khả năng sống còn của trang bị vũ khí. Trong chiến tranh phá hoại bằng hàng không của Mỹ trên chiến trường Việt Nam đã xuất hiện vào những năm cuối thế kỷ 20 các loại bom có đầu tự dẫn bằng laser hoặc truyền hình với độ chính xác cao cũng vào thời kỳ đó các loại tên lửa không đối đất với đầu tự dẫn tới nguồn phát xạ sóng điện điện từ để chế áp các đài Rađar, các tổ hợp tên lửa phòng không tương tự như vậy chúng cũng trang bị tên lửa đất đối biển, có đầu tự dẫn vô tuyến tiêu diệt các mục tiêu trên biển hoắc các loại tên lửa không đối không có đầu tự dẫn hồng ngoại hoặc vô tuyến được sử dụng rộng rãi để tiêu diệt máy bay đối phương. Việc áp dụng kỹ thuật mới không chỉ làm thay đổi độ chính xác của hoả lực mà còn làm tăng khả năng xử lý thông tin trong tìm kiếm phát hiện mục tiêu, lẩn tránh khi bị đối phương đe doạ, lựa chọn phương án tấn công. Đây chính là đực trưng của các vũ khí thế hệ mới, vũ khí tinh khôn. Về uy lực sát thương được tăng đáng kể nhờ việc áp dụng những thành tựu mới trong lĩnh vực thuốc phóng, thuốc nổ và khả năng các phương tiện phóng, tốc độ của đầu nòng của đạn những viên đạn có tốc độ cao có khả năng xuyên thép còn lớn hơn cả những đầu đạn chứa thuốc nổ lỏng. Hiện nay các nước đang nghiên cứu các loại pháo điện tử, sử dụng lực điện từ để tăng tốc cho đầu đạn thay cho dùng thuốc phóng trong các pháo thông thường. Sự phát triển của các phương tiện tiến công đường không (PTTCDK): Những tiến bộ KHCN đã làm tăng đáng kể tầm bắn so với chiến tranh thế giới II. Bán kính hoạt động của máy bay tăng từ 5 – 7 lần. Sự xuất hiện của tên lửa " đất đối đất", tên lửa hành trình và đặc biệt là tên lửa vượt đại dương đã tăng tầm bắn hoả lực từ vài chục đến hàng vạn km. Ví dụ như: bán kính hoạt động của máy bay chiến thuật tăng từ 150 - 200km năm 1945 lên 1000km hiện nay; bán kính hoạt động của máy bay chiến lược từ 150 - 200km lên 12000km ; tên lửa "đất đối đất" tăng từ 150 - 200 km năm 1945 lên 750km hiện nay; tên lửa hành trình từ 150 - 200km lên 550 - 2500km. Về độ chính xác cơ động linh hoạt nhờ các phương tiện trinh sát điều khiển có sử dụng kỹ thuật điện tử, vi tính chẳng những phản ứng nhanh mà độ chính xác tăng đáng kể. Cụ thể là : tên lửa Patriốt PAC - 3 so với Patrốt Mỹ dùng trong vùng Vịnh thì PAC - 3 có khả năng đánh chặn mục tiêu và khả năng trúng đích cao hơn; tên lửa R -77 của Nga có tầm bắn 90km sử dụng cơ chế tự tìm mục tiêu bằng rađa chủ động ở giai đoạn, có thể tác chiến trong mọi thời tiết, độ chính xác cao; tên lửa Tômahốc Beceline II có xác suất cao, cơ động nhanh được lắp các thiết bị kỹ thuật tiếp nhận hệ thống định vị toàn cầu, các xenxơ điều khiển tên lửa có thể nhận dạng mục tiêu trong đêm tối, sương mù, tầm bắn 400 km; tên lửa SRAM (AGM - 894) có trọng lượng phóng 1000kg với đầu đạn hạt nhân có công suất 200KT, cự ly tối đa 300km, loại động cơ chạy bằng nguyên liệu rắn có thể được mang bằng máy bay ném bom chiến lược B - 52 hoặc máy bay tiêm kích F - 111; máy bay F -22 của Mỹ có tốc độ cao phản ứng tác chiến trong bán kính hoạt động 1450km, có khả năng tàng hình trong mọi tần phổ ; máy bay cảnh giới bảo động sớm E - 3A, tốc độ lớn nhất 250km/h, bán kính hoạt động 1610km có thể bay được liên tục 11 giờ, bay ở độ cao 200m có thể theo dõi máy bay ở xa từ 500 - 650km và tên lửa hành trình ở cự ly 270km, có thể nhận biết được mục tiêu, trôi trên mặt nước với tốc độ 2 km/h. Các PTTCĐK hiện đại đã có ảnh hưởng rất lớn tới diễn biễn và kết cục của chiến tranh, đem lại cho chiến tranh một bộ mặt mới. Do đó, việc ứng dụng KHKT CNC vào từng bộ phận của các PTTCĐK một cách hợp lý sẽ đem lại cho chúng những khả năng tối ưu nhất. Quy mô tác chiến, phương thức tác chiến. Từ cuối những năm 70 cả loài người lại cuốn vào cuộc cách mạng công nghệ cao và liền đó là những cuộc chạy đua trong việc trang bị vũ khí công nghệ cao. Với các vũ khí áp dụng công nghệ cao, chúng trở nên ngày càng nguy hiểm với độ chính xác, sức công phá, tầm xa ngày càng cao. Đặc biệt có thể nói có sự phát triển vượt bậc trong lĩnh vực không quân. Từ khi có không quân đầu thế kỉ 20 với những khinh khí cầu ném bom cho tới những máy bay chiến đấu thê hệ đầu tiên, và hiện nay là những thế hệ máy bay chiến đấu, tên lửa chiến lược, cùng nhiều phương tiện chiến tranh khác đã làm cho các cuộc chiến tranh thời nay thay đổi hẳn về chất. Nếu như những năm trước kia việc sử dụng lục quân như một lực lượng nòng cốt chiến lược với các vũ khí hạng nặng như xe tăng, pháo… thì ngày nay trong các cuộc chiến tranh hiện đại diễn ra khốc liệt và căng thẳng hơn, nó không chỉ diễn ra trên mặt đất mà còn diễn ra trên mặt đất, dưới mặt nước, trên bầu trời và thậm chí trong tương lai gần có thể là cả ngoài vũ trụ… Ranh giới giữa hậu phương và tiền tuyến mờ dần bởi chiến tranh nổ ra ở bất kì nơi nào, đâu đâu cũng là chiến tuyến. Các cuộc chiến hiện đại nổ ra đặc biệt khốc liệt trên không mà trong đó các bên tham chiến lấy không quân làm nòng cốt. Không quân khởi đầu cho cuộc chiến và bao trùm tới khi kết thúc cuộc chiến. Theo thời gian không quân ngày càng thể hiện uy lực của nó với những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến nhất. Với không quân các thế lực hiếu chiến trên thế giới sử dụng nó như là con át chủ bài của chiến trường chiến tranh hiện đại. Với tiềm năng dồi dào vê kinh tế, kĩ thuật, họ có thể chi phí rất nhiều cho chiến tranh với các phương tiện chiến tranh hiện đại, giảm tối đa sự thiệt hại về con người và tăng tối đa sức ép lên đối phương trong cuộc chiến. Sự tiếp sức bởi các thành tựu mới nhất của khoa học kỹ thuật đã đưa không quân lên một tầm cao mới, tầm cao của một binh chủng chiến lược. Không quân thành tâm điểm trong cuộc chiến. Trong các cuộc chiến này, ai thắng thế về không quân, người đó nắm ưu thế lớn, nắm được quyền chủ động hoàn toàn. Tất nhiên trong chiến tranh hiện đại, các bên tham chiến sẽ sử dụng chủ yếu là các phương tiện tấn công đường không như đã nói. Như vậy, rõ ràng là sẽ có những thay đổi lớn trong phương thức tác chiến vì không gian, phương tiện chiến tranh đã có thay đổi. Phương thức tác chiến chủ yếu trong chiến tranh hiện đại sẽ là tác chiến điện tử với phương châm ai làm chủ được các dải sóng điện từ người đó sẽ làm chủ được bầu trời. Có thể ví tác chiến điện tử giống như một cuộc chiến bảo vệ con ngươi của các bên tham chiến đồng thời che được con ngươi đối phương. Bên nào làm thành công có nghĩa là bên đó đã bảo vệ được con mắt chiến trường của mình, che được mắt địch. Nói tóm lại, trong bối cảnh thế giới phức tạp hiện nay, khi mà vẫn còn những xung đột, đối đầu gay gắt về chính trị, kinh tế, tôn giáo, sắc tộc thì việc sử dụng chiến tranh như là biện pháp cuối cùng nhằm giải quyết mâu thuẫn vẫn có thể xảy ra. Nói cách khác nguy cơ chiến tranh vẫn còn treo lơ lửng với toàn thể nhân loại không ngoại trừ một cá nhân, một dân tộc hay một quốc gia nào. Và với sự phát triển khoa học kỹ thuật ngày một cao như hiện nay cũng như song song nó là những ứng dụng vào lĩnh vực quân sự, việc sử dụng các phương tiện tấn công đường không như là các phương tiện chiến tranh chính yếu cùng với sự thay đổi tương ứng về phương thức tác chiến đã làm nên bộ mặt mới của chiến tranh hiện đại. Điều này buộc chúng ta phải có những thích ứng nhất định với thời đại. Đánh giá khả năng chiến đấu tên lửa phòng không có điều khiển: Trước hết ta cần phải định nghĩa phòng không là gì? Phòng không là toàn bộ các biện pháp, hành động nhằm quản lý, bảo vệ an toàn vùng trời của Tổ quốc, phát hiện những dấu hiệu tiến công đường không của địch để kịp thời đánh trả và phòng tránh. Bảo vệ các mục tiêu quan trọng, bảo đảm hoạt đông tác chiến của các lực lượng vũ trang và bảo toàn cho nhân dân.(tập bài giảng giáo dục quốc phòng – Trường Đại học Bách khoa Hà nội – tập 4 – trang 1) Như vậy, nói một cách đơn giản phòng không chính là bảo vệ cho vùng trời Tổ quốc, chống lại mọi xâm phạm đồng thời là đảm bảo cho Tổ quốc khỏi bị bất ngờ bởi các cuộc tập kích bằng đường không của địch. Để làm được điều đó chúng ta bên cạnh con người chúng ta còn cần có những phương tiện chông tấn công đường không để hình thành nên lực lượng phòng không cho Tổ quốc mà trong đó tên lửa phòng không có điều khiển như là mũi nhọn sắc bén, hiệu quả trong số các phương tiện phòng không. Tên lửa phòng không có điều khiển có những ưu thế vượt trội so với các phương tiện phòng không khác như pháo, súng phòng không, máy bay không quân bởi tầm cao, tầm xa, độ chính xác của nó hơn hẳn. Tên lửa phòng không có điều khiển có thể vươn tới những tầng rất cao trên bầu trời nơi mà các loại súng, pháo phòng không khác gần như “bó tay”. Và đặc biệt là các phương tiện tấn công đường không chiến lược của đối phương lại rất hay có mặt ở những tầm cao này. Tên lửa phòng không có điều khiển nếu như được cung cấp những tham số điều khiển chính xác(không bị gây nhiễu) thì xác suất tiêu diệt mục tiêu trên không lên tới hơn 90%. Đây là lực lượng đánh rất có hiệu quả. Thực tế đã chứng tỏ như vậy mà cụ thể là trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, khi mà Mỹ ném bom đánh phá miền Bắc, đã có những thời kì tên lửa của chúng ta trung bình cỡ 1 đến 2 tên lửa hạ gục một máy bay Mỹ. Đó là chuyện của 30 năm về trước. Càng về sau này khi mà xu thế của chiến tranh hiện đại nghiêng về không chiến thì vai trò của tên lửa phòng không có điều khiển trong chiến tranh hiện đại ngày một quan trọng. Sự tăng cường về vai trò của tên lửa phòng không có điều khiển được thấy rõ khi ta phân tích hai cuộc chiến lớn gần đây: chiến tranh vùng Vịnh và chiến tranh Nam Tư. Trong các cuộc chiến này khi mà lực lượng tên lửa phòng không có điều khiển không thể hiện được uy lực mạnh mẽ của mình thì các lực lượng khác mất đi sự hiệp đồng hỗ trợ trên chiến trường đông thời đó phía đối phương sẽ càng tỏ rõ sự lấn lướt, coi thường và chúng sẽ tăng cường đánh phá, huỷ diệt để gây sức ép.Có thể nói tên lửa phòng không có điều khiển chính ngày càng tỏ rõ là một trong những lực lượng hàng đầu, là nhạc trưởng trong trận chiến phòng không của chiến tranh hiện đại. Trên đây, ta đã nói tới vai trò và uy lực của lực lượng tên lửa phòng không có điều khiển trong việc phòng nói chung. Trước khi đi sâu vào xem xét vấn đề ta cần phải làm rõ các khái niệm, các thành phần và các yếu tố liên quan đến tổ hợp tên lửa phòng không có điều khiển. Tổ hợp tên lửa phòng không có điều khiển là một hệ thống các phương tiện thuộc lực lượng phòng không bao gồm hai thành phần chính là tên lửa và đài điều khiển. Trong đó, tên lửa là một loại vật thể bay không người lái có hình dạng khí động học, nhờ động cơ phản lực tạo lực đẩy bay ngoài không gian có vận tốc lớn hơn nhiều lần âm thanh, kết hợp mang đầu đạn để phá huỷ mục tiêu. Còn đài điều khiển là một hệ thống nhằm giúp cho tên lửa đi đến mục tiêu và tiêu diệt mục tiêu như mong muốn. Nói đúng hơn hệ thống điều khiển là toàn bộ các phương tiện liên quan về mặt chức năng để điều khiển tên lửa bay có mục đích nhất định. Nó bao gồm: các phương tiện phát hiện, nhận dạng và chỉ thị mục tiêu, các phương tiện điều khiển tên lửa và cuối cùng là bệ phóng tên lửa. Tên lửa có nhiều loại và công dụng khác nhau. Nếu phân loại theo công dụng thì có: Tên lửa dùng cho nghiên cứu khoa học như tên lửa đẩy để phóng vệ tinh, tàu vũ trụ. Tên lửa dùng cho quân sự. Nếu phân loại theo cấu trúc thì có: Tên lửa có cánh dùng động cơ phản lực Tên lửa không có cánh bay ở độ cao thấp Phân loại theo tác dụng và vai trò: Tên lửa chiến dịch, chiến thuật, tầm bắn dưới 1000 km Tên lửa chiến lược, tầm bắn trên 1000 km Theo vị trí phóng tên lửa: Tên lửa đất đối đất Tên lửa không đối đất Tên lửa không đối không Hệ thống điều khiển cũng được phân thành hai loại chính đó là hệ thông điều khiển từ xa và hệ thống tự dẫn. Điều khiển từ xa: người ta dùng bức xạ vô tuyến để nhận thông tin về mục tiêu. Việc xác định toạ độ mục tiêu thuộc thành phần của đài radar Điều khiển bằng lệnh: tên lửa và đài điều khiển có liên lạc với nhau và tên lửa hoạt động theo những lệnh được truyền từ đaì điều khiển lên. Định hướng từ xa: tên lửa chuyển động theo hướng phân giác của cánh sóng vô tuyến hẹp phát từ đài ra đa Tự dẫn Tự dẫn chủ động: Hệ thống có nguồn năng lượng chiếu xạ mục tiêu và máy thu năng lượng phản xạ từ mục tiêu Tự dẫn bán chủ động: ở đây tên lửa có bộ phận thu các phản xạ từ mục tiêu do nguồn từ bên ngoài phát vào tên lửa. Hệ thống này có ưu thế là giảm đáng kể trọng lượng tên lửa vì không phải gắn máy phát vào tên lưả. Tự dẫn thụ động: hệ sử dụng năng lượng do mục tiêu phát xạ ra, máy thu được gắn trên tên lửa để thu nguồn năng lượng này. Tiếp theo đây ta xem xét đến cơ sở nghiên cứu khí động của tên lửa. Tên lửa bay trong không gian mà cụ thể là trong môi trường hỗn hợp không khí với những đặc trưng và tính chất tương đối phức tạp có thể gây ảnh hưởng tới tên lửa. Để có thể khảo sát và tính toán được các chuyển động của tên lửa thì ta cần có một hệ toạ độ để xem xét. Hệ toạ độ đất: là hệ toạ độ đo tại mặt đất. Hệ toạ độ liên kết: hệ toạ độ gắn với tên lửa Hệ toạ độ cực: dựa trên các yếu tố góc tà, góc phương vị và cự ly mục tiêu. Việc tính toán cho tên lửa bay đúng và tiêu diệt mục tiêu cần phải tính toán tới các lực tác dụng lên tên lửa khi nó đang bay: Lực khí động học toàn phần: là tổng các lực khí động thành phần trên các cánh Lực cản mũi : Lực nâng : Bên cạnh đó để tên lửa bay đúng và ổn định còn phải quan tâm đến các mômen khí động. Sở dĩ xuất hiện các mômen này là do các lực tác động lên tên lửa với các điểm đặt khác nhau. Mômen khí động toàn phần Mỗi mômen thành phần trong công thức này là tổng các mômen ổn định, chống rung, điều khiển. Mômen ổn định: là mômen có khuynh hướng đưa tên lửa về phía giảm góc tiến. Mômen chống rung: là mômen khí động xuất hiện khi có tốc độ góc quay tên lửa, chúng phụ thuộc vào khí bên ngoài cũng như dòng chảy chất lỏng và khí bên trong tên lửa. Mômen lệch:Do dòng khí chuyển động không đối xứng qua tên lửa. Mômen điều khiển: là các mômen tương quan với trọng tâm của tên lửa do các cơ cấu điều khiển tên lửa tạo nên. Sự nâng cao tính điều khiển đạt được bằng cách tăng mômen điều khiển và giảm mômen ổn định. Từ đó, ta sử dụng các tên lửa có sơ đồ khí động khác nhau và có cánh lái khác nhau. Như vậy, qua việc xem xét các thành phần của tổ hợp tên lửa phòng không có điều khiển và các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến tên lửa khi bay ta có thể có một số đánh giá bước đầu như sau: Theo cấu trúc thì tên lửa có hai loại có và không có cánh. Rõ ràng loại có cánh có tốc độ bay cao tuy nhiên lại tốn nhiều nhiên liệu và từ đó làm cho kích thước loại tên lửa này tăng lên. Chính thế tên lửa này dễ bị ra đa phát hiện. Loại không có cánh tốc độ và độ cao thấp hơn, gọn nhẹ, chống rađa tuy nhiên dễ bị ảnh hưởng bởi các điều kiện về địa vật và thời tiết, và khi bay ở tầm thấp rất có thể nó bị làm mồi cho các loại súng, pháo phòng không. Trong điều kiện của ta hiện nay, với tiềm lực kinh tế và kĩ thuật còn kém nói chung chúng không có đủ điều kiện để chế tạo ra những loại tên lửa mới nhưng chúng ta hoàn toàn có khả năng cải tạo và sử dụng hiệu quả, hợp lý những loại sẵn cho cho mục đích của mình. Với các hệ thống điều khiển thì có nhiều loại khác nhau, chính thế mà việc lựa chọn và sử dụng phù hợp những hệ thống này ở ta là một vấn đề lớn. Máy phát của tên lửa Máy phát , máy thu của tên lửa , mục tiêu Mã hoá lệnh điều khiển Hệ thống tạo lệnh điều khiển Xác định toạ độ mục tiêu , tên lửa Hệ thống chỉ huy hiện hình Quá trình tên lửa bay ngoài không gian là một quá trình hết sức phức tạp , dẫn đến việc điều khiển tên lửa gặp nhiều khó khăn và mục tiêu luôn chuyển động ngẫu nhiên ta không thể biết trước được . Qúa trình tên lửa tiếp cận mục tiêu luôn chịu tác động nhiễu loạn , ngoại kích do đó gây sai số trong quá trình điều khiển . Người ta chia quá trình điều khiển ra làm hai loại .Giai đoạn động học điều khiển ta giả thiết như sau : Ta coi tên lửa như một chất điểm chuyển động và có vận tốc VP xác định . Qúa trình này ta chỉ nghiên cứu quan hệ giữa quĩ đạo chuyển động của tên lửa với thời gian đưa tên lửa vào quĩ đạo . Có nghĩa là không quan tâm đến các nguyên nhân gây ra chuyển động cũng như tác động ngoại kích ... Hệ thống điều khiển tên lửa là lý tưởng có hàm truyền là vô cùng K¥(P) và cũng không có khâu giữ chậm . Như vậy tên lửa chuyển động theo quỹ đạo gọi là quỹ đạo tính toán để tiếp cận mục tiêu có xác suất cho trước . Từ đó ta xây dựng được cự ly bay tên lửa vùng phóng , vùng sát thương , tính cơ động cần thiết , cự ly giữa cặp tên lửa và mục tiêu .Giai đoạn động lực học điều khiển : Giai đoạn này nghiên cứu các nguyên nhân gây ra chuyển động cụ thể giải quyết . Người ta giả thiết tên lửa là một khâu động học mang các đặc tính nguyên thuỷ . Vận tốc của nó được coi như một hằng số và quỹ đạo này là quỹ đạo trong thực tế . Nhiệm vụ của giai đoạn này là xây dựng hệ thống tên lửa điều khiển và đánh giá độ chính xác , sự ổn định của quá trình điều khiển tên lửa . Dựa vào sơ đồ chức năng của hệ thống điều khiển ta có thể thấy được đặc điểm của từng phần tử chức năng . Máy phát rãnh mục tiêu có nhiệm vụ phát dao động điện từ cao tần có độ rộng xung t = 0,4 - 0,5 ms với công suất phát 1 MW ra ngoài không gian có các chu kỳ khác nhau T1 , T2 để đảm bảo tính chất chống nhiễu Trong đó người ta chọn độ dốc sườn trước của xung để đảm bảo không gây sai số về cự ly khi phát hiện mục tiêu và tăng khả năng phân biệt mục tiêu . Khi tín hiệu gặp mục tiêu có diện tích phản xạ hiệu dụng lớn hơn 0,5 m2 thì phản xạ lại đưa tới anten thu rãnh mục tiêu . Máy thu tách sóng đưa tới màn hiện sóng để chọn mục tiêu để tiêu diệt . Một đường khác được đưa tới hệ thống xác định mục tiêu thông báo các mục tiêu tức thời . Khi mục tiêu vào giới hạn cho phép bắn tên lửa , tên lửa được bắn ra ngoài khoảng không gian và thường xuyên thông báo toạ độ tức thời của nó .Tín hiệu được đưa về anten máy thu , một đường đưa tới hệ thống hiện hình , đường còn lại đưa tới hệ thống xác định toạ độ với các giá trị tức thời . Đầu ra của hệ thống xác định toạ độ được đưa tới thiết bị trừ để tạo ra các giá trị sai lệch về góc và cự ly ( khoảng cách ) và được đưa tới hệ thống tạo lệnh điều khiển . Căn cứ vào các giá trị sai lệch DR , De , Db và phương pháp điều khiển để hệ thống tạo lệnh điều khiển . Hệ thống tạo lệnh điều khiển đưa ra các dạng điện áp 1 chiều biến đổi chậm đưa tới hệ thống mã hoá lệnh điều khiển đảm bảo quả tên lửa thứ nhất không nhầm lẫn với quả tên lửa thứ i khác , đồng thời không để cho địch chế áp nhiễu . Dao động cao tần được đưa tới anten dạng dây xoắn bức xạ phát ra ngoài khoảng không gian . Tên lửa nhận được tín hiệu điều khiển làm nhiệm vụ hoàn mã lệnh lấy lại giá trị điện áp điều khiển , đưa tới các bộ khuyếch đại khí nén làm lệch cánh lái đi một góc , buộc tên lửa chuyển động về hướng mong muốn . Qúa trình này tiếp diễn cho đến khi tên lửa gặp được mục tiêu . Máy phát và máy thu có thể điều chỉnh cánh sóng để chọn chế độ quan sát ( tránh tên lửa điều khiển theo tia ) . Với chế độ quan sát rộng ( 200 ) cho phép đánh giá trong một miền rộng về tính chất , kiểu loại mục tiêu và chuyển sang trạng thái hẹp tập trung vào một hướng nào đó ( 70 ) . Khi đã chọn được mục tiêu có diện tích phản xạ hiệu dụng nhỏ chuyển sang chế độ chiếu ( 10 ) . Trong quá trình đánh mục tiêu bay thấp , cánh sóng của mặt phẳng e một phần có thể va chạm xuống đất gây méo dạt cánh sóng nên người ta thay đổi cho hai mặt phẳng e và b chéo cắt nhau 450 . Trong hệ thống xác định toạ độ để tạo ra các giá trị sai lệch về góc và cự ly không bị những sai số trong quá trình thực hiện người ta phải chọn các đặc tuyến ( vòng điều khiển của mục tiêu và tên lửa là hai vòng độc lập ) sao cho tối ưu . Mục tiêu bị biến đổi 2 lần trên anten máy phát và máythu theo các hằng số cos , sin . Tín hiệu tên lửa chỉ bị đột biến 1 lần trên anten máy thu gây ra sai pha trong quá trình xác định toạ độ , gây sai số về góc xác định cự ly . Rãnh mục tiêu luôn luôn gây ra sai số với những tín hiệu thụ động nên có những quá trình thay đổi liên tục tín hiệu thụ động . Người ta chọn sai số của vòng điều khiển rãnh mục tiêu và rãnh tên lửa bằng nhau và bằng 1 rad/s , tần số cắt của các vòng điều khiển khác nhau . Tần số cắt của rãnh mục tiêu từ 2 - 3 rad/s , tần số cắt của rãnh tên lửa từ 5 - 6 rad/s . Hệ thống theo dõi luôn luôn hướng tới bám sát mục tiêu còn mục tiêu lại có xu hướng thoát khỏi vùng quan sát . Để đảm bảo bám sát mục tiêu một cách chặt chẽ thì hệ thống theo dõi điều khiển được cả vị trí và tốc độ vì mục tiêu luôn luôn chuyển động . Tuy nhiên điều khiển về vị trí thì thời gian xác lập nhanh nhưng sai số lớn phụ thuộc rất nhiều vào kíp chiến đấu . Trong hệ thống tạo lệnh điều khiển các hàm theo số góc , cự ly của tên lửa là các hàm theo thời gian . Hệ lập lệnh phải có hàm truyền sau Do vậy tồn tại các đạo hàm bậc cao gây bất ổn định cho hệ thống . Để khắc phục người tađiều khiển tên lửa theo sai lệch thẳng để loại trừ sai lệch .Hệ thống mã hoá lệnh điều khiển : Các giá trị sai lệch De , Db phổ hẹp biến đổi chậm tuân thủ theo định luật Karachicop cho phép phát ra những tín hiệu rời rạc , từ đó cho phép sử dụng các phương pháp mã hoá lệnh . Người ta có vô số phương pháp mã hoá lệnh tuy nhiên thường được sử dụng với hai phương pháp cơ bản và chủ yếu là : Điều tần và điều biên thường được sử dụng cho các tên lửa bắn ở tầm gần, điều chế theo tần số và thời gian sử dụng cho các tên lửa bắn ở tầm xa. Thông thường người ta sử dụng các nhóm mã 3 xung ( HDB3 ... ) . Để thực hiện các hệ thống điều khiển trên cần phải có đài điều khiển và có phương pháp điều khiển thích hợp . Trong thực tế có rất nhiều phương pháp điều khiển như phương pháp điều khiển tiếp cận thẳng , phương pháp điều khiển tiếp cận đuổi ... Khi ta chọn một phương pháp điều khiển nào thì cần xét một số yếu tố Độ cong quỹ đạo nhỏ , đảm bảo cùng một cự ly thì thời gian bay của tên lửa nhỏ tốn ít nhiên liệu , dễ chế tạo . Không đòi hỏi tính cơ động của tên lửa phải lớn , độ cong quỹ đạo nhỏ dẫn đến sai số điểm gặp nhỏ .Phương pháp điều khiển tên lửa phải đảm bảo xác suất tiêu diệt mục tiêu trong mọi điều kiện kể cả trong điều kiện nhiễu .Phương pháp điều khiển phải đơn giản , dễ thực hiện trong các hệ thống điều khiển tên lửa phòng không .Mỗi phương pháp điều khiển đều có ưu , nhược điểm riêng . Ở phương pháp điều khiển 3 điểm , tại mọi thời điểm điều khiển tên lửa , trọng tâm của tên lửa luôn nằm trên đường thẳng nối từ đài điều khiển tới mục tiêu . Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản , dễ chế tạo , sai số hệ thống nhỏ .Quỹ đạo của tên lửa không cong mà gần như một đường thẳng , xác suất tiêu diệt tại điểm gặp xác định được , tính chống nhiễu cao không phụ thuộc vào cự ly của mục tiêu . Nhưng phương pháp này lại có nhược điểm không bắn được mục tiêu có vận tốc lớn . Mặt khác khi bắn các mục tiêu lớn thì sai số động học lớn gây quá tải cho tên lửa . q : Góc nghiêng quỹ đạo Nếu thay thì quá tải Hiện nay tên lửa của Nga và Mỹ có h = 10 - 15 có thể bắn mục tiêu có vận tốc lớn hơn 420 m/s .Phương pháp bắn đón : tại mọi thời điểm điều khiển tên lửa trọng tâm của tên lửa luôn vượt trước mục tiêu 1 góc đón Để tránh độ nhạy của vòng điều khiển với mục tiêu cơ động chọn góc đón bằng 0,5 . Khi khai triển tín hiệu chỉ cho phép sai số gia tốc Phương pháp này bắn được mục tiêu với vận tốc lớn và xác suất tiêu diệt cao , quỹ đạo không cong nên sai số động lực học nhỏ . Nhược điểm của phương pháp này là sai số hệ thống cao do hệ thống phức tạp , tính chống nhiễu rất kém phụ thuộc vào cự ly của mục tiêu . Với các hệ thống tự dẫn thì đầu tự dẫn nằm trong tên lửa, đây chính là một cơ sở cho ta xây dựng các hệ thống tên lửa tinh khôn có khả năng tự tìm mục tiêu. Tuy nhiên, các hệ thống tự dẫn cũng có những nhược điểm căn bản. Thứ nhất là khi có thêm hệ thống tự dẫn gắn trên tên lửa thì làm tăng khối lượng tên lửa, từ đó làm tăng sự khó khăn trong điều khiển, thêm đó chính là sự tăng thêm sự phức tạp của tên lửa mặc dù có làm đơn giản đi hệ thống điều khiển. Thứ hai là khi sử dụng hệ thống tự dẫn thì mỗi khi tên lửa phóng đi chúng ta mất hoàn toàn khả năng kiểm soát đối với tên lửa, đối phương có thể tận dụng điểm này để vô hiệu hoá hoặc đánh lừa tên lửa của ta bằng cách phát ra những tín hiệu đánh lừa bộ tự dẫn trong tên lửa với mục đích kích nổ sớm hay làm sai lệch hướng đi của tên lửa. Như đã nói, với chúng ta hiện thời chỉ có khả năng cải tiến và sử dụng hiệu quả, hợp lý. Với những tổ hợp tên lửa phòng không có điều khiển bằng phương pháp tự dẫn ta có thể sử dụng trong các tình huống chiến thuật sao cho đảm bảo hệ thống tự dẫn không bị đánh lừa và bị vô hiệu hoá. Với chiến thuật hợp lý ta có thể chọn được thời điểm để phóng tên lửa với hiệu suất tối đa. Một khả năng nữa hoàn toàn có thể thực hiện được đó là ta có thê cải tiến hệ thống tự dẫn để chuyên hoá giữa các kiểu tự dẫn chủ động, thụ động, bán chủ động để tạo nên sự linh hoạt trong việc sử dụng cùng một loại tổ hợp tên lửa. Cụ thể hơn như đối với hệ tự dẫn chủ động, ta có thể vô hiệu hoá máy phát của tên lửa để biến nó thành hệ bán chủ động thông qua cải tạo nhỏ về khả năng của bộ thu. Với sự linh hoạt này, ta sẽ gây khó khăn cho kẻ địch trong việc tác chiến điện từ nhằm vô hiệu hoá phương tiện phòng không của chúng ta. Ta cũng có thể cải tạo tổ hợp này theo hướng mạnh mẽ hơn theo cách sử dụng chính bộ tự dẫn làm công cụ để từ đó xây dựng tập lệnh điều khiển của riêng chúng ta cho hệ thống và từ đó hệ thống này đã trở thành tổ hợp tên lửa phòng không mà trong đó hệ thống điều khiển theo kiểu điều khiển từ xa. Với nhóm điều khiển từ xa rõ ràng một ưu nhưng cũng là nhược điểm lớn đó là sau khi tên lửa được phóng có sự điều khiển của đài điều khiển bởi lẽ khi có sự tham gia của đài điều khiển trong việc hướng dẫn hành trình của tên lửa thì lúc đó khả năng chính xác của tên lửa phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố chiến thuật cũng như yếu tố con người, thêm đó trong tình hình hiện nay, nếu đài điều khiển tham gia phát sóng nhiều để điều khiển tên lửa thì rất dễ bị lộ và bị huỷ diệt bởi các loại vũ khí đặc chủng của đối phương. Bù lại đó, dưới sự điều khiển của đài điều khiển tên lửa dường như sẽ bớt “máy móc” hơn. Sức mạnh của tên lửa sẽ tăng lên rất nhiều nếu có sự điều khiển chính xác trong một chiến thuật tác chiến hợp lý. Và với loại này việc tác chiến của chúng ta cũng cơ động hơn rất nhiều. Rõ ràng, mỗi loại đều có những nhược điểm cố hữu mà chắc chắn chúng ta khó có thể khắc phục được hoàn toàn mà chỉ có thể hạn chế phần nào. Trước tình hình đó viêc sử dụng các phương tiện trên kết hợp với nhau với mục đích lấy ưu điểm của cái này để bù cho nhược điểm của cái kia nhằm mục đích góp phần tạo nên một thế trận phòng không vững chắc. Đó cũng là một phần trong đường lối quân sự của chúng ta. Với các vấn đề kỹ thuật phức tạp của tên lửa mà trong điều kiện hiện nay ta chưa thể chế tạo được nhưng ta vẫn cần phải nắm để biết cách cải tiến và sử dụng một cách hiệu quả. Có thể ta chưa chế tạo được tên lửa nhưng khả năng cải tiến và sử dụng nó là hoàn toàn có thể đối với chúng ta. Đến đây ta xét tới các cơ sở để xây dựng đài điều khiển. Đầu tiên ta nói tới các phương pháp điều khiển.Tên lửa bay ngoài không gian chiu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố ngẫu nhiên khác nhau cộng thêm các mục tiêu lại luôn di động, vì vậy luôn có những sai số trong quá trình điều khiển. Người ta chia quá trình điều khiển làm hai giai đoạn đó là giai đoạn: Giai đoạn động học điều khiển:ở giai đoạn này ta chỉ nghiên cứu quan hệ giữa quỹ đạo chuyển dộng của tên lửa với thời gian đưa tên lửa vào quỹ đạo từ đó ta xây dựng được cự ly bay, vùng phóng, vùng sát thương, tính cơ động cần thiết, cự ly gặp giữa tên lửa và mục tiêu. Giai đoạn độn._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21201.doc
Tài liệu liên quan