Vấn đề bảo hiểm hưu trí đối với người lao động ở Việt Nam hiện nay

Tài liệu Vấn đề bảo hiểm hưu trí đối với người lao động ở Việt Nam hiện nay: ... Ebook Vấn đề bảo hiểm hưu trí đối với người lao động ở Việt Nam hiện nay

doc28 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1292 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Vấn đề bảo hiểm hưu trí đối với người lao động ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Chế độ hưu trí là một trong 5 chế độ bảo hiểm xã hội. Người lao động tham gia quan hệ lao động được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng khi họ đạt đến một độ tuổi nhất định và với thời gian bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật. Độ tuổi hưu trí và độ dài thời gian tham gia bảo hiểm để hưởng chế độ hưu trí hàng tháng được pháp luật quy định khác nhau dựa trên cơ sở của điều kiện và mức độ lao động. Con người ta rồi ai cũng phải già đi, cũng phải đến lúc không còn sức lao động nữa, cũng tức là không còn có thể tự kiếm tiền để nuôi sống chính bản thân mình. Thật là khó khăn vì không phải ai cũng có con cái đủ điều kiện để nuôi dưỡng, chăm sóc đủ những nhu cầu của cuộc sống, vì dù có già đi chăng nữa con người ta vẫn còn rất nhiều nhu cầu cần sử dụng tới tiền. Hơn nữa có những người không muốn sống lệ thuộc vào con cái để có thể tự do hưởng thụ tuổi già theo ý mình, như thế không gì hơn là họ có thể tự chủ về tài chính, và bảo hiểm hưu trí chính là một giải pháp tuyệt vời đối với tất cả. Chính vì ý nghĩa lớn và tầm quan trọng của bảo hiểm hưu trí mà chúng tôi đi nghiên cứu đề tài “Vấn đề bảo hiểm hưu trí đối với người lao động ở Việt Nam hiện nay”. VẤN ĐỀ BẢO HIỂM HƯU TRÍ ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY I/ Phần pháp lí về chế độ hưu trí: Các văn bản pháp luật: Luật bảo hiểm xã hội 2006. Nghị định 190/2007/ NĐ-CP của Chính phủ về việc hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện. Thông tư 02/2008/TT –BLĐTBXH ngày 31/01/2008 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 190/2007/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện. Nghị định 152/2006/ NĐ-CP Hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc. Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30/01/2007 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số Điều của Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006. Nghị định số 135/2007/NĐ-CP ngày 16/08/2007 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH Quyết định 815/ 2007 QĐ- BHXH về quy định hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc Danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành về nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại nguy hiểm. Công ước quốc tế về các quyền kinh tế văn hoá, xã hội (1966) MỘT SỐ QUY ĐỊNH CHUNG VỀ BHXH 1, Khái niệm chung - Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp,hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội(khoản 1 điều 3 Luật bảo hiểm xã hội 2006) - Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm mà người lao động và người lao động phải tham gia.(khoản 2 điều 3 Luật bảo hiểm xã hội 2006). - Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hìn bảo hiểm mà người lao động tự nguyện tham gia, được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với mức thu nập của mình để hưởng bảo hiểm xã hội (khoản 3 điều 3 Luật bảo hiểm xã hội). - Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội không lien tục thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội (khoản 5 điều 3 Luật bảo hiểm xã hội 2006) 2, Quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia BHXH 2.1, Quyền và trách nhiệm của người lao động được quy định tại điều 15, điều 16 . LBHXH 2006 Điều 15: Quyền của người lao động Người lao động có các quyền sau đây: 1. Được cấp sổ bảo hiểm xã hội; 2. Nhận sổ bảo hiểm xã hội khi không còn làm việc; 3. Nhận lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời. 4. Hưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp sau đây: a) Đang hưởng lương hưu; b) Nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng; c) Đang hưởng trợ cấp thất nghiệp; 5. Uỷ quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội; 6. Yêu cầu người sử dụng lao động cung cấp thông tin quy định tại điểm h khoản 1 Điều 18; yêu cầu tổ chức bảo hiểm xã hội cung cấp thông tin quy định tại khoản 11 Điều 20 của Luật này; 7. Khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm xã hội; 8. Các quyền khác theo quy định của pháp luật. Điều 16. Trách nhiệm của người lao động 1. Người lao động có các trách nhiệm sau đây: a) Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này; b) Thực hiện quy định về việc lập hồ sơ bảo hiểm xã hội; c) Bảo quản sổ bảo hiểm xã hội theo đúng quy định; d) Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật. 2. Ngoài việc thực hiện các quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp còn có các trách nhiệm sau đây: a) Đăng ký thất nghiệp với tổ chức bảo hiểm xã hội; b) Thông báo hằng tháng với tổ chức bảo hiểm xã hội về việc tìm kiếm việc làm trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp; c) Nhận việc làm hoặc tham gia khoá học nghề phù hợp khi tổ chức bảo hiểm xã hội giới thiệu. 2.2. Quyền và trách nhiệm của người sử dụng lao động được quy định tại điều 17, điều 18. LBHXH 2006 Điều 17. Quyền của người sử dụng lao động : Người sử dụng lao động có các quyền sau đây: 1. Từ chối thực hiện những yêu cầu không đúng quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; 2. Khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm xã hội; 3. Các quyền khác theo quy định của pháp luật. Điều 18. Trách nhiệm của người sử dụng lao động 1. Người sử dụng lao động có các trách nhiệm sau đây: a) Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 92 và hằng tháng trích từ tiền lương, tiền công của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 91 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội; b) Bảo quản sổ bảo hiểm xã hội của người lao động trong thời gian người lao động làm việc; c) Trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động khi người đó không còn làm việc; d) Lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ, đóng và hưởng bảo hiểm xã hội; đ) Trả trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người lao động; e) Giới thiệu người lao động đi giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng Giám định y khoa theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 41, Điều 51 và điểm b khoản 1 Điều 55 của Luật này; g) Cung cấp tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; h) Cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội của người lao động khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu; i) Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật. 2. Ngoài việc thực hiện các quy định tại khoản 1 Điều này, hằng tháng người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 102 và trích từ tiền lương, tiền công của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 102 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Quyền và trách nhiệm của đại diện người sử dụng lao động được quy định tại điều 12. LBHXH 2006 Điều 12. Quyền và trách nhiệm của đại diện người sử dụng lao động 1. Đại diện người sử dụng lao động có các quyền sau đây: a) Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội; b) Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội. 2. Đại diện người sử dụng lao động có các trách nhiệm sau đây: a) Tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội đối với người sử dụng lao động; b) Kiến nghị, tham gia xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội; c) Tham gia kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật về bảo hiểm xã hội. 2.3 Quyền và trách nhiệm của tổ chức BHXH được quy định tại điều 19, điều 20 LBHXH 2006: Điều 19. Quyền của tổ chức bảo hiểm xã hội Tổ chức bảo hiểm xã hội có các quyền sau đây: 1. Tổ chức quản lý nhân sự, tài chính và tài sản theo quy định của pháp luật; 2. Từ chối yêu cầu trả bảo hiểm xã hội không đúng quy định; 3. Khiếu nại về bảo hiểm xã hội; 4. Kiểm tra việc đóng bảo hiểm xã hội và trả các chế độ bảo hiểm xã hội; 5. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội và quản lý quỹ bảo hiểm xã hội; 6. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội; 7. Các quyền khác theo quy định của pháp luật. Điều 20. Trách nhiệm của tổ chức bảo hiểm xã hội Tổ chức bảo hiểm xã hội có các trách nhiệm sau đây: 1. Tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội; hướng dẫn thủ tục thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động, người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội; 2. Thực hiện việc thu bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này; 3. Tiếp nhận hồ sơ, giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội; thực hiện việc trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, thuận tiện và đúng thời hạn; 4. Cấp sổ bảo hiểm xã hội đến từng người lao động; 5. Quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật; 6. Thực hiện các biện pháp bảo toàn và tăng trưởng quỹ bảo hiểm xã hội; 7. Tổ chức thực hiện công tác thống kê, kế toán, hướng dẫn nghiệp vụ về bảo hiểm xã hội; 8. Giới thiệu người lao động đi giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng Giám định y khoa theo quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 41 của Luật này; 9. ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bảo hiểm xã hội; lưu trữ hồ sơ của người tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật; 10. Định kỳ sáu tháng, báo cáo Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội về tình hình thực hiện bảo hiểm xã hội. Hằng năm, báo cáo Chính phủ và cơ quan quản lý nhà nước về tình hình quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội; 11. Cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được hưởng chế độ, thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu; 12. Cung cấp tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; 13. Giải quyết kịp thời khiếu nại, tố cáo về việc thực hiện bảo hiểm xã hội; 14. Thực hiện hợp tác quốc tế về bảo hiểm xã hội; 15. Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.” 2.4 Quyền và trách nhiệm của tổ chức công đoàn được quy định tại điều 11. LBHXH 2006 Điều 11. Quyền và trách nhiệm của tổ chức công đoàn 1. Tổ chức công đoàn có các quyền sau đây: a) Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội; b) Yêu cầu người sử dụng lao động, tổ chức bảo hiểm xã hội cung cấp thông tin về bảo hiểm xã hội của người lao động; c) Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội. 2. Tổ chức công đoàn có các trách nhiệm sau đây: a) Tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội đối với người lao động; b) Kiến nghị, tham gia xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội; c) Tham gia kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật về bảo hiểm xã hội. 3. Khiếu nại, tố cáo về BHXH được quy định tại điều 130 đến điều 132, LBHXH 2006 Điều 130. Khiếu nại về bảo hiểm xã hội 1. Người lao động, người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội và những người khác có quyền khiếu nại quyết định, hành vi của người sử dụng lao động, tổ chức bảo hiểm xã hội khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. 2. Người sử dụng lao động có quyền khiếu nại quyết định, hành vi của tổ chức bảo hiểm xã hội khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Điều 131. Thẩm quyền, trình tự thủ tục giải quyết khiếu nại 1. Việc giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính về bảo hiểm xã hội được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. 2. Việc giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi về bảo hiểm xã hội không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện như sau: a) Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu về bảo hiểm xã hội là người có quyết định, hành vi về bảo hiểm xã hội bị khiếu nại. Trong trường hợp người có quyết định, hành vi về bảo hiểm xã hội bị khiếu nại không còn tồn tại thì cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện có thẩm quyền giải quyết; b) Trong trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Toà án hoặc khiếu nại đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh; c) Trong trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Toà án; d) Thời hiệu khiếu nại, thời hạn giải quyết khiếu nại được áp dụng theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Điều 132. Tố cáo, giải quyết tố cáo về bảo hiểm xã hội Việc tố cáo và giải quyết tố cáo vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. II. BẢO HIỂM Xà HỘI BẮT BUỘC VỀ CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ 1. Hưởng lương hưu hàng tháng 1.1, Đối tượng tham gia Theo điểm a khoản 1 điều 2 quy định:”Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là công dân Việt Nam, bao gồm: a) Người làm việc theo hợp đồng không xác địn thời hạn,hợp đồng lao động có thời hằnt đủ 3 tháng trở lên; 1.2. Điều kiện hưởng Theo điều 50 LBHXH năm 2006, điều 26 NĐ 152/2006/NĐ-CP thì điều kiện hưởng lương hưu là: “1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c và e khoản 1 điều 2 của luật này có đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau: a)Nam đủ sáu mươi tuổi, nữ từ đủ năm mươi lăm tuổi; b)Nam từ đủ năm mươi lăm tuổi đến đủ sáu mươi tuổi, nữ từ đủ năm mươi tuổi đến đủ năm mươi lăm tuổi và có đủ mười lăm năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao Động- Thương Binh và Xã hội và bộ y tế ban hành hoặc có đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên. Tuổi đời được hương lương hưu trong một số trường hợp dặc biệt khác do Chính phủ quy định.” “3. Người lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò; 4. Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.” 1.3 Mức hưởng: a. Tỷ lệ lương hưu được quy định tại điều 52. LBHXH 2006: “1. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 50 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 58, Điều 59 hoặc Điều 60 của Luật này tương ứng với mười lăm năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%. 2. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 51 của Luật này được tính như quy định tại khoản 1 Điều này, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 1%. 3. Mức lương hưu hằng tháng thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung.” b. Lương bình quân để tính lương hưu được quy định tại điều 59 và 60. LBHXH 2006: Điều59. Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến trước ngày Luật bảo hiểm xã hội có hiệu lực 1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu như sau: a) Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến ngày 31 tháng 12 năm 2000 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của sáu năm cuối trước khi nghỉ hưu; b) Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 đến ngày 31 tháng 12 năm 2006 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của tám năm cuối trước khi nghỉ hưu. 2. Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian. 3. Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội chung của các thời gian; trong đó thời gian đóng theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều này. Điều60: Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày Luật bảo hiểm xã hội có hiệu lực 2. Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian. 3. Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội chung của các thời gian; trong đó thời gian đóng theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều này. c. Trợ cấp một lần khi nghĩ hưu được quy định tại điều 54. LBHXH 20061. “ 1.Người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội trên ba mươi năm đối với nam, trên hai mươi lăm năm đối với nữ, khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần. 2. Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội kể từ năm thứ ba mươi mốt trở đi đối với nam và năm thứ hai mươi sáu trở đi đối với nữ. Cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội. d. Thủ tục hồ sơ: Qui định tại điều 119 Luật Bảo hiểm xã hội và quyết định 815/QĐ-BHXH ngày 06/06/2007 của BHXH Việt nam: - Sổ bảo hiểm xã hội của người lao động đã xác định thời gian đóng bảo hiểm xã hội đến tháng nghỉ việc; - Quyết định nghỉ việc của người sử dụng lao động hoặc văn bản chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng lao động hết hạn; - Đơn đề nghị hưởng lương hưu có xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú (nếu bảo lưu BHXH - mẫu số 12-HSB); - Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động xác định tỉ lệ MSLĐ 61% trở lên của Hội đồng Giám định y khoa (nếu có). e. Thời hạn giải quyết: - 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. f. Điều chỉnh lương hưu được quy định tại điều 53 LBHXH 2006 Khi chỉ số giá sinh họat tăng và kinh tế tăng trưởng. Lương hưu sẽ được điều chỉnh trên cơ sở tăng chỉ số sinh hoạt và mức tăng trưởng kinh tế của từng thời kỳ. 2. Bảo hiểm xã hội một lần đối với người không đủ điều kiện hưởng lương hưu 2.1 Điều kiện hưởng: a. Lãnh trợ cấp  ngay không chờ sau 12 tháng: - Đóng BHXH từ đủ 03 tháng  đến dưới 20 năm; bị suy giảm khả năng lao động trên 61%  hoặc hết tuổi lao động (Nam đủ 60 tuổi, Nữ đủ 55 tuổi). - Đóng BHXH đủ 03 tháng trở lên, đi định cư hợp pháp ở nước ngoài; b. Chờ lĩnh trợ cấp sau 12 tháng: -Tham gia BHXH từ đủ 03 tháng đến dưới 20 năm, sau 12 tháng nghỉ việc không có việc làm. 2.2 Mức hưởng: - Mỗi năm đóng BHXH được hưởng 1,5 tháng lương bình quân. 2.3 Thủ tục hồ sơ: (Qui định tại điều 119 Luật Bảo hiểm xã hội và quyết định 815/QĐ-BHXH ngày 06/06/2007 của BHXH Việt nam) + Chờ sau 12 tháng, chưa có việc làm: - Sổ bảo hiểm xã hội của người lao động đã xác định thời gian đóng bảo hiểm xã hội đến tháng nghỉ việc; - Quyết định nghỉ việc của người sử dụng lao động hoặc văn bản chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng lao động hết hạn, hoặc quyết định phục viên; + Không chờ sau 12 tháng (ngoài những hồ sơ như chờ sau 12 tháng,kèm thêm) - Bản sao và dịch Visa (nếu định cư nước ngoài - có thị thực của UB phường/xã), hoặc Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động xác định tỉ lệ MSLĐ 61% trở lên của Hội đồng Giám định y khoa  (nếu có). 2.4 Thời hạn giải quyết: - 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ trợ cấp 1 lần II. BẢO HIỂM Xà HỘI TỰ NGUYỆN VỀ CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ 1. Hưởng lương hưu hàng tháng 1.1, Điều kiện hưởng lương hưu hàng tháng: được quy định tại Điều 69 LBHXH 2006 và điều 9/NĐ190/2007/NĐ-CP): “Điều kiện hưởng lương hưu của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện 1. Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên. Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện mà trước đó đã có tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 20 năm trở lên, trong đó có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên thì được hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2006 hoặc khoản 2 Điều 29 Nghị định số 68/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2007. Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện mà trước đó đã có tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 20 năm trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, được hưởng lương hưu với mức thấp hơn khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 27 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2006 hoặc Điều 30 Nghị định Ssố 68/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2007. 2. Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 5 năm so với thời gian quy định tại khoản 1 Điều này, kể cả những người đã có từ đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên mà chưa nhận bảo hiểm xã hội một lần có nhu cầu tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì được đóng tiếp theo quy định tại Điều 26 Nghị định này cho đến khi đủ 20 năm. 1.2. Mức hưởng a, Tỷ lệ lương hưu hàng tháng được quy định tại điều 71 LBHXH 2006 và điều 10 NĐ 190/2007/NĐ-CP: “1. Mức lương hưu hằng tháng của người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại Điều 9 Nghị định này được tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 16 Nghị định này hoặc mức bình quân tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 17 Nghị định này tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%. 2. Mức lương hưu hằng tháng của người đủ điều kiện hưởng lương hưu bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định này cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi thì giảm 1%. 3. Khi tính mức lương hưu hằng tháng đối với người có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 20 năm trở lên, mà mức lương hưu hằng tháng thấp hơn mức lương tối thiểu chung tại thời điểm hưởng lương hưu thì được điều chỉnh bằng mức lương tối thiểu chung. 4. Khi tính mức lương hưu hằng tháng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này và trợ cấp một lần khi nghỉ hưu quy định tại Điều 11 Nghị định này, nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ dưới 3 tháng thì không tính; từ đủ 3 tháng đến đủ 6 tháng được tính là nửa năm; từ trên 6 tháng đến đủ 12 tháng tính tròn là một năm” b. Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH (điều 76. LBHXH 2006 và điều 16,17.NĐ190 ) Møc b×nh qu©n thu nhËp th¸ng ®ãng BHXH tù nguyÖn Tæng c¸c møc thu nhËp th¸ng ®ãng BHXH tù nguyÖn Tæng sè th¸ng ®ãng BHXH tù nguyÖn = a) Đối với trường hợp có toàn bộ thời gian tham gia BHXH hội tự nguyện thì mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH tính như sau: Mức thu nhập tháng đóng BHXH từng giai đoạn để làm căn cứ tính mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá sinh hoạt của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ. b) Đối với trường hợp người tham gia BHXH tự nguyện mà trước đó có thời gian đóng BHXH bắt buộc (đang được bảo lưu) thì mức bình quân tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đóng BHXH hội tính như sau: Møc b×nh qu©n tiÒn l­¬ng, tiÒn c«ng vµ thu nhËp th¸ng ®ãng BHXH Møc b×nh qu©n tiÒn l­¬ng, tiÒn c«ng th¸ng ®ãng BHXH b¾t buéc Tæng sè th¸ng ®ãng BHXH b¾t buéc = x + Tæng sè th¸ng ®ãng BHXH b¾t buéc Tæng c¸c møc thu nhËp th¸ng ®ãng BHXH tù nguyÖn Tæng sè th¸ng ®ãng BHXH tù nguyÖn + Trong đó: Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH bắt buộc được tính theo quy định tại Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 hoặc Nghị định số 68/2007/NĐ-CP ngày 19/4/2007 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thực hiện chế độ BHXH bắt buộc hiện hành. Mức tiền lương, tiền công đối với đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định và thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện từng giai đoạn để làm căn cứ tính mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá sinh hoạt của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ. c. Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu (điều 72.LBHXH 2006 và điều11.NĐ190) Tham gia BHXH trên 30 năm (đối với nam) và trên 25 năm (đối với nữ), ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp 1 lần Mức trợ cấp 1 lần được tính theo số năm đóng BHXH, kể từ năm thứ 31 trở đi (nam) và năm thứ 26 trở đi (nữ). cứ mỗi năm đóng BHXH thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH. d. Thời điểm hưởng lương hưu: Người tham gia BHXH tự nguyện khi đủ điều kiện hưởng lương hưu thì thời điểm hưởng lương hưu được tính kể từ tháng liền kề sau tháng tổ chức BHXH nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định từ người tham gia bảo BHXH tự nguyện. e. Người tham gia BHXH tự nguyện đang hưởng lương hưu hàng tháng được hưởng BHYT do quỹ BHXH tự nguyện bảo đảm. 1.3. Thủ tục hồ sơ :Theo điều 123.LBHXH 2006 và điều 35.N Đ190 quy định: “ Hồ sơ hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội một lần, chế độ tử tuất đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện 1. Hồ sơ hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội một lần bao gồm: a) Sổ bảo hiểm xã hội; b) Tờ khai cá nhân theo mẫu do tổ chức bảo hiểm xã hội quy định.” Điều 35. NĐ 190: “Hồ sơ hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội một lần và giải quyết hưởng chế độ hưu trí theo Điều 123 và Điều 124 Luật Bảo hiểm xã hội 1. Hồ sơ hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội một lần bao gồm: a) Sổ bảo hiểm xã hội; b) Tờ khai cá nhân theo mẫu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định. 2. Tổ chức bảo hiểm xã hội có trách nhiệm thông báo trước ít nhất là 3 tháng cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này cho tổ chức bảo hiểm xã hội nơi cư trú. 3. Tổ chức bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. 4. Thời điểm hưởng lương hưu kể từ tháng liền kề sau tháng tổ chức bảo hiểm xã hội nhận đủ hồ sơ hợp lệ của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đủ điều kiện hưởng lương hưu.” Thời hạn giải quyết được quy định tại điều 124.LBHXH 2006: “Tổ chức bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ đối với người hưởng lương hưu; mười ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ đối với trường hợp hưởng bảo hiểm xã hội một lần, chế độ tử tuất; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. “ 2. Bảo hiểm xã hội một lần đối với người không đủ điều kiện hưởng lương hưởng 2.1 Điều kiện hưởng được quy định tại điều 73.LBHXH 2006 và điều 13.NĐ190: “Người lao động được hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: 1. Nam đủ sáu mươi tuổi, nữ đủ năm mươi lăm tuổi mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 70 của Luật này; 2. Không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và có yêu cầu nhận bảo hiểm xã hội một lần mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội; 3. Ra nước ngoài để định cư.” “Chưa đủ 20 năm đóng BHXH mà không tiếp tục đóng BHXH và có yêu cầu nhận BHXH một lần (Trường hợp người vừa có thời gian tham gia BHXH bắt buộc vừa có thời gian tham gia BHXH tự nguyện thì có thêm điều kiện sau 12 tháng kể từ khi dừng đóng BHXH bắt buộc).” 2. 2. Mức hưởng BHXH một lần được quy định tại điều 74.LBHXH 2006 v à đi ều 14 NĐ190 - Mức hưởng BHXH một lần được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm (đủ 12 tháng) tính bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng hoặc mức bình quân tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đóng BHXH quy định tại điều16, điều17.NĐ190 (nếu có tháng lẻ thì được làm tròn) - Người tham gia BHXH tự nguyện có thời gian đóng BHXH chưa đủ một năm thì mức hưởng BHXH bằng số tiền đã đóng; mức tối đa bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH quy định tại điều16.NĐ190 II/ Thực trạng bảo hiểm xã hội hưu trí ở Việt Nam: Hiện nay, bảo hiểm hưu trí bắt buộc chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu của người về hưu: Không có quỹ hỗ trợ mua nhà ở (ở Singapore, người lao động có thể đóng góp lương hằng tháng vào quỹ bảo hiểm xã hội và dùng quỹ này để mua nhà hay đầu tư sinh lợi); tiền lương không đủ để trang trải các nhu cầu tối thiểu như ăn, uống, chữa bệnh. Giải trí, du lịch trở thành xa xỉ… * Bảo hiểm xã hội tự nguyện là một bước ngoặt lớn trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội của Đảng và nhà nước. Bảo hiểm xã hội tự nguyện là một phần trong lộ trình thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước ta về chăm lo an sinh xã hội cho nhân dân. Việc ban hành chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện xuất phát từ một vấn đề xã hội lớn và khá bức xúc của nhân dân là: Trong các năm qua, về bảo hiểm xã hội, do điều kiện thực tế của đất nước, nên chỉ mới thực hiện bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động có hưởng tiền lương, tiền công trên cơ sở hợp đồng lao động. Do vậy, nếu kể luôn cả người đang hưởng lương hưu, người đang hưởng các loại trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng khác và những người đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì tỉ lệ số người trong độ tuổi lao động tham._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc30394.doc
Tài liệu liên quan