Vấn đề đánh trùng thuế trong đầu tư quốc tế

Thảo luận I. Đánh trùng thuế trong đầu tư quốc tế 1. Khái niệm : - Đánh trùng thuế trong đầu tư quốc tế là hiện tượng hai hay nhiều quốc gia (Vùng lãnh thổ) cùng áp dụng các loại thuế tương tự trên cùng một khoản thu nhập chịu thuế, hay tài sản chịu thuế của cùng một đối tượng nộp thuế trong cùng một thời kỳ. Ví dụ 1 : Ông Nguyễn Văn A là người mang quốc tịch Việt Nam,thành lập công ty kinh doanh Cà Phê Việt tại Pháp.Lợi nhuận thu được trong một năm là 100 tỷ. Biết: + Thuế thu nhập doanh

doc29 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 4937 | Lượt tải: 5download
Tóm tắt tài liệu Vấn đề đánh trùng thuế trong đầu tư quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiệp ở Việt Nam là: 25% + Thuế thu nhập doanh nghiệp ở Pháp là: 30% Ta nói có hiện tượng đánh trùng thuế xảy ra khi: Doanh nghiệp phải nộp: Thuế TNDN ở: Việt Nam : 100*25% = 25 (tỷ) Pháp : 100*30% = 30 (tỷ) Tổng số thuế mà doanh nghiệp phải nộp là: 55 (tỷ) 2. Nguyên nhân của hiện tượng đánh trùng thuế : Nhìn chung, luật thuế của mỗi quốc gia đều được xây dựng trên cơ sở đặc quyền của quốc gia đó và phần lớn không mang ý nghĩa quốc tế.Nhưng trên cơ sở các mối quan hệ quốc tế, thì đặc quyền thu thuế của các quốc gia đều dựa trên các nguyên tắc: + Nguyên tắc cư trú + Nguyên tắc nguồn + Nguyên tắc kết hợp nguồn và cư trú đều được đại đa số các quốc gia trên thế giới chấp nhận. Tuy nhiên chính: “ Sự khác nhau về chính sách giữa các nước, đặc biệt là về pháp luật thuế, cùng với việc các quốc gia đồng thời triển khai đặc quyền thu thuế trên cơ sở các nguyên tắc trên đã dẫn đến tình trạng thu trùng thuế” Ví dụ 2 : (Tiếp ví dụ trên) Ông A mở thêm một công ty con tại Thái Lan, thu nhập hàng năm của công ty con này là: 50 (Tỷ).Về nguyên tắc, cả Thái Lan và Việt Nam đều có quyền đánh thuế đối với khoản thu nhập 50 tỷ này khi: Việt Nam thu thuế theo nguyên tắc cư trú: Vì Ông A là đối tượng cư trú tại Việt Nam nên sẽ tiến hành thu thuế trên thu nhập toàn cầu của ông. Thái Lan thu thuế theo nguyên tắc nguồn : sẽ xác định đây là nguồn thu nhập phát sinh từ quốc gia mình và tìm cách đánh thuế. Hoặc khi hai nước có sự kết hợp nguyên tắc nguồn và cư trú trong qúa trình đánh thuế cũng sẽ dẫn đến hiện tượng đánh trùng thuế giữa hai quốc gia. Để thấy rõ hơn về hiện tượng đánh trùng thuế giữa các quốc gia, Ta xét các trường hợp đánh trùng thuế có thể xảy ra như sau: 3. Các trường hợp đánh trùng thuế : 3.1 Trường hợp cư trú trùng : Trường hợp này phát sinh khi cả hai quốc gia khác nhau cùng coi một đối tượng nộp thuế là đối tượng cư trú của quốc gia mình.Do đó cùng thu thuế đối với đối tượng đó trên cùng một thu nhập.Trường hợp này còn được gọi là nghĩa vụ thuế đồng thời. Ví dụ 3: ( Tiếp ví dụ trên) Nếu trong 1năm ông A cư trú 7tháng ở Việt Nam, 5tháng ở Pháp, nhà ở, gia đình đều ở Pháp.Cả Pháp và Việt Nam đều đánh thuế theo nguyên tắc cư trú.Nếu: Phía Việt Nam xác định đối tượng cư trú theo theo tiêu thức số ngày hiện diện tại quốc gia ( Một cá nhân khi hiện diện tại Việt Nam trên 183 ngày thì được xác định là đối tượng cư trú). Còn phía Pháp xác định đối tượng cư trú theo nguyên tắc hiện trạng và hành động thực tế : tức là nơi tiến hành các hoạt động sinh lời, quan hệ gia đình, xã hội.... Ông A sẽ được xác định là đối tượng cư trú của cả Việt Nam và Pháp nên sẽ bị đánh thuế trên thu nhập toàn cầu ở cả hai nước. 3.2 Trường hợp trùng nguồn : Do các quy định tại luật thuế của mỗi quốc gia khác nhau có thể xử lý cùng một thu nhập như có nguồn tại quốc gia mình. Ví dụ 4 : Từ ví dụ 1 và 2. Trường hợp trùng nguồn xảy ra khi cả Pháp và Thái Lan đều coi khoản lợi nhuận 50 tỷ có nguồn phát sinh từ quốc gia mình và tìm cách thu thuế trên phần lợi nhuận đó. 3.3 Trường hợp cạnh tranh về nguồn và cư trú : Trường hợp này phát sinh khi: một đối tượng cư trú của một quốc gia có được thu nhập có nguồn từ một quốc gia khác và do đó cả hai quốc gia ( Quốc gia nguồn và quốc gia cư trú) đều tìm cách đánh thuế trên phần thu nhập đó. Ví dụ 5 : Việt Nam đánh thuế trên thu nhập toàn cầu của ông A Vì ông là đối tượng cư trú, Thái Lan đánh thuế trên phần thu nhập 50 tỷ vì khoản thu nhập này phát sinh tại Thái Lan. 3.4 Trường hợp điều chỉnh lợi nhuận : Trường hợp này phát sinh khi một quốc gia,theo quy định tại nội luật của mình đã đơn phương điều chỉnh tăng phần lợi tức chịu thuế đối với phần lợi tức phát sinh từ nước ngoài, trong khi đó tại nước ngoài lại không thực hiện bất cứ một điều chỉnh nào có tính chất bù đắp sau đó. Ví dụ : Công ty X của quốc gia A,có chi nhánh đặt tại quốc gia B Tại B, chính sách thuế điều chỉnh mức thuế từ 24% lên 28% Tại A, phần thuế được khấu trừ vẫn chỉ là 24% =>DN chịu thiệt. 4. Tác hại của đánh trùng thuế : Trong điều kiện ngày nay, việc đánh trùng thuế đã có ảnh hưởng tiêu cực đối với sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu (Ở cả các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển).Cụ thể như sau: 4.1 Đối với các nước phát triển : Hạn chế sự đầu tư ra nước ngoài : Ở các nước phát triển thường có sự tích lũy lớn về vốn, khoa học công nghệ hiện đại, trong khi đó lại có hạn chế về điều kiện đất đai, nguồn nhân lực về tài nguyên thiên nhiên.Còn ở các nước đanh phát triển thường có nguồn lao đông dồi dào, nguồn tài nguyên phong phú nhưng lại thiếu vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh,khoa học kỹ thuật lạc hậu. Cho nên xu hướng của các nước phát triển là khuyến khích đầu tư sang các nước đang phát triển để nhằm khai thác tối đa các lợi thế so sánh.Tuy nhiên,khi có hiện tượng đánh trùng thuế xảy ra trên phần thu nhập mà họ thu được từ việc đầu tư ra nước ngoài có thể dẫn đến lợi nhuận sau thuế còn thấp hơn so với đầu tư ở trong nước.Như vậy, rõ ràng họ sẽ không tiếp tục đầu tư. Không khuyến khích sự nghiên cứu và phát triển công nghệ mới: Để có được những sản phẩm công nghệ tiên tiến hiện đại, các nước phát triển phải bỏ ra một lượng vốn khá lớn để đầu tư vào nghiên cứu, phát triển.Sau khi ra đời, nếu các sản phẩm này chỉ được sử dụng trong nước có thể sẽ không bù đắp được chi phí hoặc không có lợi nhuận. Đòi hỏi các nhà đầu tư phải đưa sản phẩm ra khai thác tại thị trường bên ngoài nhằm nhanh chóng thu hồi chi phí và thu lợi nhuận. Trong trường hợp này, nếu nước nhận công nghệ áp dụng một mức thuế suất quá cao đối với thu nhập từ hoạt động chuyển giao công nghệ, thì phần thu nhập còn lại sẽ không đủ bù đắp chi phí ban đầu, hoặc sẽ không có lợi nhuận. Ví dụ : Một liên doanh pha chế dầu nhờn tại Việt Nam ký kêt hợp đồng với một công ty của Hàn Quốc.Trong đó quy định : Công ty này chuyển giao cho liên doanh Việt Nam công thức pha dầu nhờn của công ty Hàn Quốc trong vòng 20 năm.Khi liên doanh Việt Nam trả tiền bản quyền cho công ty Hàn Quốc, theo quy đinh của luật thuế Việt Nam, Liên doanh phải khấu trừ thuế trên tiền bản quyền ( Số thuế đánh trên phần thu nhập từ chuyển giao bản quyền do bên Hàn Quốc chịu).Trong tình huống này, nếu phía nhận chuyển giao là Việt Nam đánh thuế quá cao, có thể khiến cho phía Hàn Quốc không có lợi nhuận từ hoạt động chuyển giao này khi khoản thu nhập đó tiếp tục bị đánh thuế ở Hàn Quốc. Như vậy, hoạt động chuyển giao công nghệ đã bị hạn chế, và từ đó việc đầu tư cho nghiên cứu, phát minh công nghệ mới cũng sẽ không được các nhà đầu tư chú trọng. Ngoài ra đối với các nước phát triển, việc đánh trùng thuế còn ảnh hưởng tới sự phân công nguồn lao động: Do các chuyên gia giỏi, các nhà quản lý có chuyên môn...của các nước này sẽ không chấp nhận ra nước ngoài làm việc nếu như phần thu nhập sau thuế của họ từ việc lao động ở nước ngoài thấp hơn khi làm việc ở trong nước Ví dụ : Năm 2008, ông A là đối tượng cư trú của Pháp, làm việc cho chi nhánh ngân hàng B tại Việt Nam trong vòng 8 tháng.Toàn bộ tiền lương và thu nhập khác của ông A do chi nhánh ngân hàng B tại việt Nam trả.Trong trường hợp này ông A có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân đối với khoản thu nhập nhận được trong thời gian làm việc ở Việt Nam, theo luật thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam. Tuy nhiên nếu phần thu nhập đó tiếp tục bị đánh thuế tại Pháp thì Ông sẽ không sang Việt Nam làm việc. 4.2 Đối với các nước đang phát triển : Các nước đang phát triển đang tìm cách thu hút các nhà đầu tư nứoc ngoài để có số vốn và công nghệ bằng cách đơn phương đưa ra các ữu đãi miễn, giảm thuế nói chung và thuế thu nhập nói riêng để giảm nhẹ gánh nặng thuế cho họ. Các biện pháp mà họ thường sủ dụng: - miễn hoặc thu thuế với mức thuế suất thấp đối với một số loại thu nhập nhất định. - mở rộng và tăng số chi phí kinh doanh được khấu trừ nhằm thúc đẩy xuất khẩu. - giảm bớt một số loại thu nhập trong hoạt động xuất khẩu. - giảm thuế thu nhập cá nhân. - đẩy nhanh khấu hao tài sản cố định . Các biện pháp này chỉ có lợi cho nhà đầu tư nước ngoài khi bản thân nước của nhà đầu tư cho phép miễn thuế đối với thu nhập có nguồn gốc từ nước ngoài hay chấo nhận khấu trừ vào số thuế sẽ nộp ở nước nhận đầu tư. Để ngăn chặn tác động tiêu cực của việc đánh trùng thuế quốc tế trong đàu tư như đã trình bày nêu trên, các qưốc gia tìm cách loại trừ hay giảm bớt việc đánh thuế trùng. Việc này được thực hiện bằng rất nhiều các phương thức khác nhau, thông qua các hiệp định song phương hay đa phương và các biện pháp khác nhau( miễn thuế, khấu trừ thuế, khoán thuế….) Nội dung cụ thể sẽ nghiên cứu trong nội dung Hiệp định tránh đánh thuế hai lần nêu dưới đây. II. Hiệp định tránh đánh thuế hai lần 1. Khái niệm : Hiệp định tránh đánh thuế hai lần là hiệp định thuế, một thỏa thuận song phương phân chia quyền đánh thuế của từng nước đối với một số khoản thu nhập của các đối tượng liên quan, nhằm ngăn ngừa việc đánh trùng thuế đối với các loại thu nhập đó. 2. Bản chất của Hiệp định tránh đánh thuế hai lần : Trên phương diện pháp lý: Hiệp định tránh đánh thuế hai lần quy định giới hạn quyền đánh thuế của từng quốc gia trong khuôn khổ pháp lý của Hiệp định. Trên phương diện kinh tế: Hiệp định tránh đánh thuế hai lần là một thỏa thuận nhằm phân chia nguồn thu cho Ngân sách của nước đầu tư và nước nhận đầu tư, chuyển giao công nghệ, phân công lao động. Thực chất, Hiệp định tránh đánh thuế hai lần không tạo ra một thứ thuế mới mà, nó là sự hạn chế quyền thu thuế của một trong các quốc gia tham gia Hiệp định. Hiệp định thuế là công cụ để giảm nhẹ nghĩa vụ thuế. 3. Mục tiêu của Hiệp định tránh đánh thuế hai lần : Nói một cách chung nhất, mục tiêu cuối cùng của Hiệp định là thúc đẩy quan hệ thương mại, đầu tư qua biên giới bằng cách loại trừ các rào cản về thuế đối với các hoạt động này. Mục tiêu chung này được bổ sung bởi các mục tiêu cụ thể dưới đây: 3.1 Tránh đánh thuế trùng : Đây là mục tiêu cụ thể quan trọng nhất của Hiệp định. Các quy định cơ bản của Hiệp định đưa ra nhằn ngăn chặn đánh thuế trùng. Để đạt mục đich này Hiệp đinh đã đưa ra hai loại nguyên tắc : Thứ nhất: đối với các loại thuế thu nhập khác nhau, Hiệp địn đưa ra các nguyên tắc để phân định các quyền đánh thuế giữa các quốc gia nguồn và quốc gia cư trú. Cụ thể: - Quốc gia nguồn là quốc gia thu thuế chủ yếu đối với loại thu nhập từ hoạt động kinh doanh và hoạt động làm công - Quốc gia cư trú là quốc gia có quyền thu thuế chủ yếu đối với thu nhập từ đầu tư. Thực hiện nguyên tắc này: quốc gia nguồn chấp nhận thu thuế với các mức thuế suất hạn chế đối với thu nhập từ đầu tư của các đối tượng không cư trú. Thứ hai: Khi đã có các quy định về quốc gia nguồn có quyền đánh thuế ( một cách đầy đủ hay có giới hạn) đối với thu nhập thì quốc gia cư trú có nghĩa vụ thực hiện các biện pháp nhằm loại trừ đánh thuế trùng. 3.2 Chống lại trốn lậu thuế : Đây là mục tiêu cụ thể thứ hai của Hiệp định. Mục tiêu này được coi là mục tiêu đối trọng với mục tiêu thứ nhất. Vì một mặt phải ngăn chặn đánh thuế thuế trùng, mặt khác phải thực hiện các biện pháp ngăn chặn các hành vi lợi dụng để trốn lậu thuế. Việc trốn lậu thuế không chỉ bao gồm các hành vi gian lận thuế, không đăng kí nộp thuế mà có cả các hành vi tránh thuế khác. 3.3 Đảm bảo không phân biệt đối xử giữa những nguời nộp thuế : Mục tiêu này nhằm tạo ra sự đối xử bình đẳng về thuế giữa đối tượng cư trú với đối tượng không cư trú và người không mang quốc tịch. 3.4 Tạo ra cơ chế giải quyết tranh chấp : Thông qua Hiệp định, các quốc gia tham gia Hiệp định đã tạo ra một cơ chế giải quyết các tranh chấp phát sinh từ việc chấp hành các luật thuế của mỗi bên liên quan với các giao dich qua biên giới. Cơ chế giải quyết tranh chấp dựa trên nguyên tắc thỏa thuận song phương. 4. Phạm vi áp dụng : Phạm vi lãnh thổ : Hiệp định thuế có hiệu lực áp dụng trong phạm vi lãnh thổ, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế thuộc chủ quyền quốc gia của hai bên tham gia ký kết. Đây sẽ là cơ sở cho việc xác định nguồn thu nhập, địa điểm có tài sản theo nguyên tắc nguồn thu nhập Phạm vi đối tượng áp dụng : Đối tượng áp thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định thuế là một cá nhân, một tổ chức pháp nhân và bất cứ một bộ phận nào khác của đối tượng này. Chúng là đối tượng chịu thuế của các nước ký kết do có nhà ở, địa điểm cư trú , thời gian cư trú, trụ sở điều hành, trụ sở đăng ký kinh doanh tại các nước ký kết . Phạm vi các loại thuế áp dụng :Hiệp định thuế được áp dụng đối với các loại thuế thu nhập ( tài sản) được đánh bởi các quốc gia tham gia ký kết. Các loại thuế thu nhập thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định bao gồm : thuế đánh trên tổng thu nhập hay một bộ phận của thu nhập, thuế đánh trên tổng tài sản, các loại thuế đánh trên lợi tức từ hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng tài sản, thuế đánh trên thu nhập từ tiền lương, làm công, cung cấp dịch vụ của những người hoạt động tự do. Trong một Hiệp định cụ thể sẽ liệt kê các loại thuế thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định và các loại thuế giống hoặc có cùng bản chất tương tự sẽ được quy định trong tương lai bởi các quốc gia ký kết. 5. Nguyên tắc áp dụng Hiệp định : Mỗi quốc gia đều có đặc quyền thu thuế thu nhập dựa trên cơ sở mối liên hệ giữa quốc gia đó với thu nhập. Đó là mối liên hệ giữa quốc gia đó với các họat động tạo ra thu nhập, hay là mối liên hệ của quốc gia đó với đối tượng ( tổ chức, cá nhân) có thu nhập.; hay kết hợp cả hai sự liên hệ này để thực hiện đặc quyền thu thuế. 5.1 Nguyên tắc nguồn : Khi một quốc gia thu thuế căn cứ vào sự liên hệ giữa quốc gia đó với các hoạt động tạo ra thu nhập, tức là thu thuế đối với thu nhập phát sinh hay có nguồn phát sinh tại quốc gia đó. Thu thuế thu nhập theo phương thức này trong quan hệ quốc thuế quốc tế đựợc gọi là thu thuế theo nguyên tắc nguồn Tất cả các quốc gia trên thế giới đều áp dụng nguyên tắc này trong việc thực hiện đặc quyền thu thuế của mình đối với thu nhập. Thực hiện theo nguyên tắc này tránh cho các quốc gia không gặp khó khăn trong việc quản lý nguồn thu nhập phát sinh ở nước ngoài của những người cư trú và công dân của họ. 5.2 Theo nguyên tắc cư trú : Khi một quốc gia thu thuế căn cứ vào mối liên hệ giữa quốc gia đó với bản thân đối tượng có thu nhập, tức là thu thuế thu nhập của đối tượng cư trú tại quốc gia đó. Thu thuế thu nhập theo phương thức này trong quan hệ thuế quốc tế gọi là thu thuế theo nguyên tắc cư trú Thu thuế theo nguyên tắc này đảm bảo các quốc gia thực hiện thu thuế đối với thu nhập phát sinh trên toàn thế giới của đối tượng cư trú của mình. Điều này có nghĩa là một đối tượng cư trú của một quốc gia sẽ cớ nghĩa vụ nộp thuế cho quốc gia mình cư trú ( nước cư trú) đối với thu nhập phát sinh không chỉ từ bản thân quốc gia đó mà cả thu nhập phát sinh ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia đó. Nhìn chung, phần lớn các quốc gia trên thế giới áp dụng nguyên tắc cư trú khi thực hiện đặc quyền thuế thu nhập đối với đối tượng được coi là đối tượng cư trú của quốc gia đó. 5.3 Nguyên tắc kết hợp nguồn và cư trú : Khi một quốc gia thu thuế căn cứ vào hai mối liên hệ nêu trên của quốc gia đó với thu nhập ( nguồn và cư trú và / hoặc quốc tịch) có nghĩa là thu thuế do thu nhập đó phát sinh và hoặc có nguồn phát sinh từ quốc gia đó và hoặc do đối tượng có thu nhập cư trú tại và hoặc mang quốc tịch của quốc gia đó. Thu thuế thu nhập theo phương thức này trong quan hệ thuế quốc tế đựoc gọi là thu thế theo nguyên tắc kết hợp nguồn và cư trú Thu thuế theo nguyên tắc đảm bảo cho một quốc gia có thể thu thuế đối với mọi thu nhâp phát sinh tại quốc gia đó , đồng thời cũng đảm bảo quốc gia đó thu thuế đối với thu nhập phát sinh hoặc có nguồn phát sinh từ nước ngoài nếu thu nhập đó thuộc về đối tượng cư trú hay người mang quốc tịch của quốc gia đó. 6. Nội dung hiệp định tránh đánh thuế hai lần : 6.1. Các phương thức và biện pháp tránh đánh thuế trùng: 6.1.1. Các phương thức tránh đánh trùng thuế : - Phương thức đơn phương :Là phương thức mà mỗi quốc gia tham gia trong đầu tư tự đưa ra những qui định trong nội luật nhằm giảm bớt sự đánh thuế trùng. Ngày nay, phần lớn các quốc gia trên thế giới đều đơn phương đưa ra các qui định để thực hiện việc đánh thuế trùng. Đặc biệt là các quốc gia đang phát triển với mục đích khuyến khích đầu tư nước ngoài đã ban hành nhiều ưu đãi về thuế cho các nhà đầu tư nước ngoài. (VD: biểu thuế TNCN người nước ngoài lớn hơn trong nước, các ưu đãi về đất, về thuế TNDN). - Phương thức đa phương :Là phương thức mà các quốc gia cùng nhau kí kết các hiệp định chung nhằm hạn chế việc đánh trùng tthuế và phân định quyền, nghĩa vụ của mỗi bên. Các hiệp định thuế song phương được đàm phán trên cơ sở của các chính sách tiền tệ, tài chính và các chính sách kinh tế khác của mỗi quốc gia. 6.1.2 Các biện pháp tránh đánh trùng thuế : A. Biện pháp miễn thuế : Nước cư trú sẽ không đánh thuế đối với thu nhập mà theo qui định của Hiệp định có thể bị đánh tại nước đặt cơ sở thường trú hay nước nguồn. - Miễn thuế toàn phần :Nước cư trú sẽ không tính đến thu nhập đã được miễn thuế ở nước ngoài trong khi xác định mức thuế suất áp dụng đối với các phần thu nhập phải chịu thuế còn lại. - Miễn thuế luỹ tiến :Nước cư trú có tính đến khoản thu nhập được miễn ở nước ngoài trong khi xác định mức thuế suất áp dụng đối với phần thu nhập còn lại phải nộp thuế. Như vậy, trong khuôn khổ của Hiệp định, nếu phương pháp miễn thuế được các bên tham gia kí kết thừa nhận qui định tại Hiệp định thì sẽ đảm bảo đặc quyền thu thuế đối với một số loại thu nhập nhất định sẽ được dành chỉ cho 1 quốc gia kí kết. B. Biện pháp khấu trừ thuế: Nước cư trú sẽ tính số thuế phải thu trên cơ sở tổng thu nhập của đối tượng nộp thuế ( kể cả thu nhập ở nước ngoài), sau đó nước cư trú sẽ cho phép đối tượng nộp thuế được khấu trừ số thuế đã nộp vào số thuế phải nộp tại nước cư trú đó. - Khấu trừ toàn bộ :Quốc gia cư trú cho phép khấu trừ toàn bộ số thuế đã thanh toán tại nước ngoài đối với số thu nhập có thể bị đánh thuế tại nước cư trú. - Khấu trừ phổ thông : Số thuế được khấu trừ tại nước cư trú cho số thuế đã thanh toán tại nước khác được giới hạn trong tổng số thuế mà nước cư trú ( theo nội luật của mình) có thể thu đựoc trên tổng số thu nhập có nguồn nước ngoài đó. Như vậy, trong khuôn khổ hiệp định tránh đánh thuế 2 lần, nếu phương pháp khấu trừ thuế được các bên tham gia kí kết thừa nhận qui định tại hiệp định thì đảm bảo cho cả 2 nước kí kết được đồng thời tiến hành đánh thuế Ví dụ : Giả sử 1 người nộp thuế có thu nhập chịu thuế là 100000đ, trong đó 80000đ từ nước cư trú (nước C) và 20000đ từ nước nguồn (nước N). Tại nước C áp dụng thuế suất luỹ tiến toàn phần với thuế suất 30% với tổng thu nhập là 80000đ và 35% đối với tổng thu nhập là 100000đ. Tại nước N áp dụng thuế suất TH 1: 20% ( thấp hơn tại nước C) TH 2: 40% ( cao hơn tại nước C). Nếu tổng thu nhập 100000đ chỉ phát sinh tại nước C thì số thuế phải nộp tại nước C là 100000* 35%= 35000đ. * TH nước C và N không có hiệp định tránh đánh thuế 2 lần thì tổng số thuế người này phải nộp là: TH 1: 35000 + 20000 * 20% = 39000đ. TH 2: 35000 + 20000 * 40% = 43000đ. * TH có hiệp định tránh đánh thuế 2 lần : a. Biện pháp miễn thuế : - Miễn thúê toàn phần : TH 1 ( 20%) TH 2 ( 40%) Thuế tại nước C (80000 * 30%) 24000 24000 Thuế tại nước N 4000 8000 Tổng số thuế 28000 32000 Tổng số thuế nước C bỏ qua 11000 11000 - Miễn thuế luỹ tiến : TH 1 ( 20%) TH 2 ( 40%) Thuế tại nước C ( 80000 * 35%) 28000 28000 Thuế tại nước N 4000 8000 Tổng số thuế 32000 36000 Tổng số thuế nước C bỏ qua 7000 7000 b. Biện pháp khấu trừ : - Khấu trừ toàn bộ : TH 1 ( 20%) TH 2 ( 40%) Thuế tại nước C ( 80000 * 35%) 35000 35000 thuế tại nước N ( được khấu trừ) 4000 8000 Tổng số thuế 31000 27000 Tổng số thuế nước C bỏ qua 4000 8000 - Khấu trừ thông thường : TH 1 ( 20%) TH 2 ( 40%) Thuế tại nước C ( 80000 * 35%) 35000 35000 thuế tại nước N 4000 8000 Thuế khấu trừ tối đa tại nước C 4000 7000 Tổng số thuế phải nộp tại nước C 31000 28000 Tổng số thuế 35000 36000 Tổng số thuế đã khấu trừ tại nước C 4000 7000 . C. Biện pháp trừ chi phí : Các nước thực hiện thu thuế với thuế suất toàn phần với thu nhập có nguồn từ nước ngoài của đối tượng cư trú của họ và số thuế đã thanh toán tại nước nguồn trên khoản thu nhập này của đối từợng cư trú chỉ được coi 1 cách đơn giản như là khoản chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Như vậy, phương pháp này chỉ tạo ra 1 sự giảm nhẹ rất ít đối với việc đánh thuế . Nó thực sự có tác dụng chỉ khi nước cư trú của nhà đầu tư áp dụng 2 hệ thống thuế suất khác biệt đối với thu nhập có nguồn trong nước và thu nhập có nguồn nước ngoài; trong đó mức thuế suất đối với thu nhập có nguồn nước ngoài rất thấp so với mức thuế suất có nguồn trong nước. Ví dụ : Một công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam lãi 100 tỷ VND Nộp tại VN: 28 tỷ VND Thuế tại nước đó sẽ được tính trên 72 tỷ còn lại 28 tỷ đóng tại VN được coi như 1 khoản chi phí- Hiện tượng thuế đánh trên thu nhập sau thuế. D. Biện pháp khoán thuế : Phương pháp này chỉ có thể áp dụng trong điều kiện tồn tại hiệp định tránh đánh thuế 2 lần mà không thể áp dụng 1 cách đơn phương được. Theo phương pháp này, nước cư trú cho phép 1 khoản khấu trừ ( nước ngoài) với mức thuế suất lớn hơn mức thuế suất hiện hành được áp dụng tại nước nguồn. Điều này có nghĩa là nếu không có hiệp định sẽ phải có 1 số thuế thu nhập nhất định được thanh toán nếu không có sự miễn thuế. Việc khấu trừ thuế cũng có thể được thực hiện cả đối với trường hợp thuế được miễn do chính sách thuế của nước tiếp nhận đầu tư. Các mẫu hiệp định: Có 2 loại mẫu hiệp định là mẫu hiệp định của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD và mẫu của Liên hợp quốc UN. Ngoài ra trong thực tế, mỗi quốc gia đều có mẫu hiệp định riêng của mình, dựa trên cơ sở mẫu OECD hoặc UN. Mẫu OECD: gồm 7 chương với 31 điều khoản + Chương 1( điều 1- 2): Phạm vi của hiệp định gồm các đối tượng và các loại thuế áp dụng. + Chương 2( điều 3- 5): Các định nghĩa về đối tượng cư trú, cơ sở thường trú… + Chương 3( điều 6- 21): Thuế đối với thu nhập từ bất động sản, kinh doanh, vận tải… + Chương 4( điều 22): Thuế đối với tài sản. + Chương 5( điều 23): Biện pháp loại trừ đánh thuế 2 lần gồm phương pháp miễn thuế và khấu trừ thuế. + Chương 6( điều 24- 29): Các điều khoản đặc biệt như không phân biệt đối xử, về thoả thuận song phương, trao đổi thông tin… + Chương 7( điều 30- 31): Các điều khoản cuối cùng về Hiệu lực và chấm dứt hiệp định. Đặc điểm cơ bản của mẫu OECD là tạo thuận lợi, thực chất là ưu đãi cho các nước xuất khẩu vốn, công nghệ và lao động hơn là các nước nhập khẩu các yếu tố này. Điều này được thể hiện qua việc mẫu này thực hiện loại trừ đánh thuế trùng thông qua đòi hỏi các quốc gia nguồn từ bỏ một phần hoặc toàn bộ quyền thu thuế đối với một số loại thu nhập nhất định mà đối tượng cư trú của quốc gia khác thu được từ quốc gia nguồn. Ví dụ: Các khoản thu nhập từ đầu tư gồm: lãi từ cổ phần, lãi tiền vay, tiền bản quyền bị đánh thuế với một giới hạn nhất định tại quốc gia nguồn. Các thu nhập không bị đánh thuế tại quốc gia nguồn: Thu nhập từ vận tải quốc tế và chuyển nhượng phương tiện vận tải sử dụng trong vận tải quốc tế: Việc đánh thuế đối với các hãng vận tải biển, hãng hàng không quốc tế được thực hiện tại quốc gia cư trú của các hãng đó. Thu nhập từ chuyển nhượng tài sản cá nhân Thu nhập khác: thu nhập từ những lần thắng ở các sòng bạc.. Mẫu UN gồm 7 chương với 29 điều khoản: Về cơ bản, mẫu UN được dựa trên cơ sở của mẫu OECD. Điểm khác biệt cơ bản ở đây là mẫu UN đưa ra ít hạn chế đối với đặc quyền thu thuế của quốc gia nguồn hơn. .. Vấn đề thuế quốc tế tại Việt Nam Trong quá trình mở cửa nền kinh tế, để thu hút đầu tư, phát triển thương mại, Việt Nam đã đàm phán ký kết nhiều hiệp định tránh đánh thuế hai lần với các nước. Hiệp định tránh đánh thuế hai lần đầu tiên của Việt Nam được kí kết giữa Việt Nam và Úc vào ngày 13/10/1992. Đến nay, chúng ta đã ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với 50 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Gần đây nhất là bản HĐ được kí kết với Áo vào ngày 2/6/2008. Để thi hành tốt các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam với các nước có hiệu lực thi hành tại Việt Nam, ngày 31 tháng 12 năm 2004 Bộ Tài chính ban hành Thông tư 133/2004/TT-BTC hướng dẫn thực hiện nội dung cơ bản của các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa trốn lậu đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và tài sản giữa Việt Nam với các nước có hiệu lực thi hành tại Việt Nam. Một số nguyên tắc cơ bản của Hiệp định tránh đánh thuế hai lần : Trường hợp có sự khác nhau giữa các quy định tại Hiệp định và các quy định tại luật thuế trong nước thì sẽ áp dụng theo các quy định của Hiệp định. Hiệp định không tạo ra các nghĩa vụ thuế mới, khác hoặc nặng hơn so với luật thuế trong nước. Hiệp định tránh đánh thuế hai lần có tính chất bắt buộc chung đối với cả hai bên kí kết. HĐ là một thỏa thuận giữa hai nước về việc phân chia nguồn thu. Nội dung của Thông tư 133 Giải thích nội dung một số điều của HĐ Thông tư hướng dẫn chi tiết về thuế đối với các loại thu nhập Biện pháp tránh đánh thuế hai lần tại Việt Nam Các quy định về thủ tục thực hiện Hiệp định; trách nhiệm và quyền hạn của nhà chức trách có thẩm quyền. Bao gồm : - Thủ tục khấu trừ số thuế đã nộp ở nước ngoài vào số thuế phải nộp tại Việt Nam đối với các tổ chức, cá nhân là đối tượng cư trú của Việt Nam; - Thủ tục miễn, giảm thuế phải nộp tại Việt Nam cho tổ chức, cá nhân nước ngoài; - Thủ tục xác nhận số thuế đã nộp ở Việt Nam cho tổ chức, cá nhân là đối tượng cư trú của nước ngoài; - Thủ tục xác nhận đối tượng cư trú của Việt Nam. Ngoài ra, TT còn ban hành danh mục các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam với các nước và vùng lãnh thổ; Mẫu đơn đề nghị áp dụng hiệp định giữa Việt Nam và nước ký kết áp dụng cho tổ chức, cá nhân là đối tượng cư trú của Việt Nam và mẫu đơn áp dụng cho các tổ chức, cá nhân là đối tượng cư trú nước ngoài; mẫu giấy xác nhận đã nộp thuế thu nhập; mẫu giấy chứng nhận cư trú và mẫu bảng kê thu nhập vận tải áp dụng cho trường hợp doanh nghiệp trực tiếp điều hành phương tiện vận tải và trường hợp hoán đổi/chia chỗ. Một số vấn dề dặt ra với Việt Nam trong quá trình thực hiện hiệp định Trong điều kiện của Việt Nam, các tổ chức, cá nhân nước ngoài là đối tượng cư trú của các nước ký kết Hiệp định với Việt Nam thuộc đối tượng được miễn, giảm thuế theo quy định của Hiệp định, cũng như các tổ chức/công ty có vốn đầu tư nước ngoài cần xác định số thuế đã nộp ở Việt Nam để được khấu trừ vào số thuế phải nộp ở nước ngoài rất nhiều. Mặc dù không quy định rõ ràng, nhưng theo hướng dẫn của các thông tư trên và thực tế áp dụng ở các cơ quan thuế địa phương, các đối tượng thuộc diện được miễn, giảm thuế theo quy định của Hiệp định hầu như phải thực hiện nộp thuế trước vào ngân sách nhà nước, sau đó mới thực hiện thủ tục xin miễn, giảm, hoàn thuế hoặc khấu trừ số thuế nộp thừa vào số thuế phải nộp tiếp theo. Thời hạn xem xét việc miễn, giảm hoặc hoàn thuế, theo quy định là 30 ngày. Nhưng trên thực tế, thủ tục này mất rất nhiều thời gian, đặc biệt là đối với những trường hợp hoàn thuế khi hồ sơ phải được Bộ Tài chính xem xét. Như vậy, không như các nước, mặc dù được quy định trong Hiệp định, nhưng để được áp dụng các điều khoản tránh đánh thuế hai lần, các đối tượng có liên quan phải thực hiện thủ tục "đề nghị áp dụng Hiệp định..." và chờ đợi việc xem xét và chấp thuận từ cơ quan thuế trong một thời gian rất lâu. Điều này đã gây nhiều khó khăn cho các đối tượng nộp thuế. Một số tổ chức, cá nhân trong nhiều trường hợp do nản lòng nên đã chấp nhận nộp thuế mà không thực hiện việc xin miễn, giảm thuế theo Hiệp định. III. Thiên đường thuế 1. Khái niệm: Thiên đường thuế là nơi được xác định bởi các tiêu thức sau : - Áp thuế quá thấp ( chỉ có thuế trên danh nghĩa) hoặc không áp thuế - Thiếu sự minh bạch trong việc áp dụng luật thuế, thiếu sự trao đổi thông tin với các cơ quan, tổ chức có chức năng khác... - Các thông tin tài chính cá nhân được bảo mật. Các thiên đường thuế thường chỉ là những quốc gia có diện tích rất nhỏ, dân số ít, nhưng tập trung 1 số lượng rất lớn các công ty trên toàn thế giới đăng ký hoạt động. Các công ty này phần lớn không có hoặc cực ít nhân viên làm việc mà chỉ hoạt động dưới hình thức 1 địa chỉ bưu điện. VD : Liechtenstein - một thiên đường thuế, là một quốc gia nhỏ ở Tây Âu với diện tích 160 km2, nằm giữa Thụy Sĩ và Áo, có dân số chỉ 35.000 người (năm 2006). Công quốc này rất yên bình. Thủ đô Vaduz thậm chí không có đường ray xe lửa và cả nước chẳng có một sân bay nào. Người đứng đầu Công quốc, Thái tử Alois, nếu muốn ra nước ngoài bằng máy bay phải lái xe hơi đến sân bay ở nước láng giềng Áo. Tuy nhiên, Liechtenstein lại nổi tiếng thịnh vượng và giàu có bậc nhất thế giới. Đây là một trung tâm tài chính toàn cầu với gần 74.000 doanh nghiệp đến từ khắp nơi trên thế giới đăng ký hoạt động. Năm 2000, Tổ chức Hợp tác kinh tế và Phát triển OECD công khai bản danh sách đen bất hợp tác về thuế, trong đó có 33 quốc gia để xảy ra vấn nạn rửa tiền bị cảnh báo. Hiện nay, danh sách đen chỉ còn lại 3 quốc gia, đó là Monaco, Liechtenstein và Andorra. 2. Đặc điểm : * Về thuế suất áp dụng : - Mức thuế suất áp dụng rất thấp VD: Tại Liechtenstein- một quốc gia nhỏ ở Tây Âu,nằm giữa Thụy Sĩ và Áo, thuế áp đặt cho các công ty rất ưu đãi. Mức thuế tối đa là 18%, so với mức trung bình của châu Âu có thể lên tới 30% - Nếu có, chỉ áp thuế trên danh nghĩa VD : trước đây, khi còn bị coi là 1 thiên đường trốn thuế, Gibraltar - nằm giữa Tây Ban Nha và Anh, các công ty ở đây hàng năm chỉ phải nộp có mỗi một khoản thuế lợi tức là 400 EUR, thấp đến mức gần như không đáng kể. Sau khi bị dư luận phê phán và bị coi là không phù hợp với luật thuế của EU, chính sách thuế đã được thay đổi lại là: không áp thuế theo doanh thu hay lợi nhuận mà theo số nhân công làm việc cho công ty đó với mức 4.500 EUR/đầu người. Nhưng vì đại đa số - nếu như không nói là gần hết - các công ty ở đây không hầu như không có nhân viên làm việc và thường chỉ do một văn phòng luật sư ở Gibraltar quản lý nên quy định mới về._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21811.doc
Tài liệu liên quan