Vấn đề liên kết kinh tế trong ngành may mặc Việt Nam

Mở đầu Liên kết kinh tế là một trong những hình thức hợp tác ở trình độ cao của con người trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Hợp tác giữa con người với con người đã xuất hiện từ khi xã hội loài người xuất hiện thông qua việc ở theo bầy đàn và biết cùng nhau săn bắn, hái lượm. Qua thời gian, cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, trình độ hợp tác ngày càng phát triển cao hơn. Ngày nay để tăng hiệu quả của sự phối hợp, thì việc liên kết giữa các đơn vị trong sản xuất là một tất yếu khô

doc20 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1642 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Vấn đề liên kết kinh tế trong ngành may mặc Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng thể phủ nhận. Vì vậy, thuật ngữ liên kết kinh tế đã xuất hiện và ngày càng được nói đến nhiều trong xã hội hiện đại. Nhận thức được vai trò ngày càng lớn của liên kết kinh tế trong quá trình lao động sản xuất nên trong đề án môn học Kinh tế và quản lý Công nghiệp em tìm hiểu và nghiên cứu về liên kết sản xuất trong ngành may mặc ở Việt Nam. Trên cơ sở lý thuyết được học và tìm hiểu các tài liệu liên quan, em chọn đề tài đề án môn học là :"Vấn đề liên kết kinh tế trong ngành may mặc Việt Nam". Qua việc nghiên cứu vấn đề này em hi vọng có thể đưa ra một mô hình cụ thể để giúp các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành may mặc có được sự liên kết tốt nhất trong sản xuất. Kết cấu đề án gồm ba phần: Phần 1 gồm những vấn đề chung về liên kết kinh tế. Phần 2 là phát triển các mối quan hệ liên kết kinh tế trong ngành may mặc Việt Nam. Phần 3 đưa ra các giải pháp. Những vấn đề chung về liên kết kinh tế Khái niệm liên kết kinh tế. Liên kết kinh tế là một hiện tượng kinh tế - xã hội khách quan của nền sản xuất hàng hóa có sự phân công lao động xã hội phát triển. Những biểu hiện của hoạt động liên kết kinh tế đã ra đời và tồn tại từ lâu trong lịch sử phát triển kinh tế thế giới cũng như tại Việt Nam. Nước ta là nước nông nghiệp, trong quá trình sản xuất chúng ta có thể nhận ra sự liên kết chặt chẽ giữa trồng trọt và chăn nuôi: trồng trọt thì cung cấp thức ăn cho chăn nuôi, ngược lại chăn nuôi lại là nguồn cung cấp phân bón dồi dào cho trồng trọt. Hiểu một cách khái quát thì liên kết kinh tế là một hạm trù phản ánh mối quan hệ phối hợp hoạt động kinh tế giữa các chủ thể kinh tế với nhau để thực hiện những nhiệm vụ sản xuất kinh doanh nhất định, nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho mỗi bên tham gia. Liên kết kinh tế là sự thiết lập các mối quan hệ giữa các chủ thể sản xuất, kinh doanh, có thể giữa các doanh nghiệp thuộc cùng lĩnh vực hoạt động, giữa các đối tác cạnh tranh hoặc giữa các doanh nghiệp có các hoạt động mang tính chất bổ sung, nhằm tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí, đạt hiệu quả cao hơn trong sản xuất - kinh doanh, tạo ra sức mạnh cạnh tranh, cùng nhau chia sẻ các khả năng, mở ra những thị trường mới. Đặc điểm của liên kết kinh tế. Cần phải phân biệt rõ các quan hệ liên kết kinh tế, không phải quan hệ kinh tế nào cũng được coi là quan hệ liên kết kinh tế. Chỉ những quan hệ kinh tế nào phản ánh sự phối hợp mang tính cộng đồng trách nhiệm của các chủ thể kinh tế có liên quan thì mới được coi là quan hệ liên kết kinh tế. Đặc điểm cơ bản của liên kết kinh tế là các bên tham gia cùng có lợi, vì thế các bên đều tự nguyện thiết lập các mối quan hệ phối hợp mang tính cộng đồng. Điều này có nghĩa là các chủ thể kinh tế khi đã thực hiện liên kết kinh tế sẽ ràng buộc lẫn nhau khá chặt chẽ về chia sẻ lợi ích hay rủi ro và có trách nhiệm cao trong tổ chức thực hiện các hoạt động liên kết kinh tế. Với tính chất là hiện tượng kinh tế - xã hội khách quan nên các chủ thể có thể là: doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, các tổ chức kinh tế - xã hội, chính quyền địa phương, cơ quan quản lý nhà nước các cấp… tham gia hoạt động liên kết kinh tế với những nội dung phong phú. Liên kết kinh tế có thể thực hiện ở tất cả các khâu của quá trình sản xuất cũng như tái sản xuất mở rộng từ khâu chuẩn bị các yếu tố phục vụ sản xuất, sản xuất, nghiên cứu ứng dung khoa học công nghệ, đào tạo, bảo vệ tài nguyên môi trường, tổ chức khai thác thị trường cho đến phân phối tiêu thụ sản phẩm. Liên kết kinh tế có thể diễn ra ở phạm vi không gian hẹp như liên kết kinh tế giữa các bên trong một khu công nghiệp, một địa phương, một vùng kinh tế nhưng cũng có thể diễn ra ở phạm vi rộng lớn như toàn quốc gia, giữa các quốc gia hay phạm vi toàn cầu. Hoạt động liên kết kinh tế có thể thực hiện trong thời gian ngắn và cũng có thể diễn ra một cách liên tục, thường xuyên. Chúng cũng có thể được là những hoạt động công khai , được pháp luật cho phép, khuyến khích và bảo trợ. Nhưng cũng có thể là những quan hệ liên kết kinh tế không được pháp luật cho phép như các liên kết kinh tế ngầm Các hình thức liên kết kinh tế. Hình thức liên kết dọc Hình thức liên kết dọc được thực hiện khi doanh nghiệp tổ chức liên kết với các nhà cung ứng hay với khách hàng trong kênh phân phối. Đây là một dạng của liên kết hoá trong công nghiệp kết hợp các giai đoạn chế biến nguyên liệu từ khâu khai thác đến khâu chế tạo ra thành phẩm và có khi cả tiêu thụ sản phẩm. Chẳng hạn như trong ngành luyện kim, từ khai thác quặng - luyện gang - luyện thép - cán thép - vật liệu thép. Liên kết sản xuất theo chiều dọc có các dạng: liên kết phía trên (hay gọi là thượng lưu), tức liên kết cả khâu cung ứng vật tư; liên kết phía dưới (hay gọi là hạ lưu), tức liên kết cả khâu tiêu thụ sản phẩm; hoặc liên kết cả phía trên và phía dưới. Nhà cung ứng nguyên vật liệu Doanh nghiệp Khách hàng Hình thức liên kết ngang. Hình thức liên kết kinh tế theo chiều ngang thực chất là việc phân nhỏ các giai đoạn trong một chuỗi sản xuất. Ví dụ trong ngành may yêu cầu các bước từ dệt sợi, nhuộm vải, cắt, may, hoàn thiện sản phẩm và mang bán. Việc phân nhỏ này do sự phân công lao động xã hội làm tách rời các khâu. Liên kết ngang sẽ liên kết các khâu lại với nhau làm cho quá trình sản xuất trở nên trôi chảy và thống nhất với nhau. Như thế không những tiết kiệm được các chi phí sản xuất không đáng có mà còn giảm thiểu những sai lệch về các tiêu chuẩn, kích cỡ, mầu sắc… tạo tiền đề cho việc tiêu chuẩn hóa các sản phẩm, làm cho các sản phẩm có tính lắp lẫn cao hơn, mang lại nhiều tính năng sử dụng cho khách hàng. Ý tưởng Thiết kế Cắt May Phân phối và tiêu thụ Tính tất yếu phải liên kết kinh tế. Tất yếu khách quan của liên kết kinh tế. Liên kết kinh tế là yêu cầu bức thiết trong vấn đề phát triển kinh tế không chỉ ở phương diện chủ quan mà thực sự là một tất yếu khách quan của nền kinh tế. Trước hết do yêu cầu bảo đảm tính thống nhất của quá trình tái sản xuất – xã hội, tái sản xuất mở rộng. Do tác động của sự phát triển phân công lao động xã hội và của lực lượng sản xuất làm cho quá trình đó bị phân chia thành nhiều khâu độc lập tách rời nhau. Có nhiều cách để thực hiện sự kết hợp các khâu nhưng nếu thông qua liên kết kinh tế sẽ chặt chẽ và mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Liên kết kinh tế là một hoạt động kinh tế cũng sẽ tuân theo các quy luật kinh tế như quy luật tích tụ, tập trung hóa sản xuất và xã hội hóa sản xuất, hay như quy luật cạnh tranh và tối đa hóa lợi nhuận. Hoạt động trong nền kinh tế thị trường khiến các doanh nghiệp luôn đề ra những biện pháp thích hợp và có hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh mà thích hợp hơn cả là liên kết kinh tế. Thứ ba liên kết kinh tế là hậu quả tất yếu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại. Với những bước phát triển mới sâu rộng, tác động tới mọi ngành kinh tế quốc dân, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Các doanh nghiệp phải tăng cường liên kết để nắm bắt, ứng dụng nhanh các thành tựu mới của tiến bộ khoa học công nghệ. Từ đó tăng khả năng sản xuất đáp ứng kịp thời nhu cầu mới phát sinh do tác động của khoa học công nghệ. Vai trò của liên kết kinh tế. Liên kết kinh tế giúp doanh nghiệp khắc phục những bất lợi về quy mô. “To không phải là tốt”- Đó là câu châm ngôn mà chúng ta vẫn thường gặp trong đời sống hàng ngày. Câu nói có vẻ hài hước này, thực ra lại rất đúng trong tổ chức sản xuất kinh doanh công nghiệp. Chúng ta đều biết, trong hoạt động sản xuất kinh doanh, mỗi doanh nghiệp đều có một hoặc vài lĩnh vực hoạt động chủ đạo, mang tính đặc thù, chuyên biệt. Bên cạnh đó, là một loạt các hoạt động phụ, mà bản thân doanh nghiệp không thể thực hiện được, nhưng nó lại không thể thiếu đối với dây chuyền sản xuất chính. Ví dụ như: Một nhà máy dệt vải, ngoài nguyên liệu chính là sợi phải mua của các nhà máy kéo sợi, họ còn cần dùng đến rất nhiều loại vật liệu phụ khác như bột sắn để cung cấp cho khâu hồ sợi; ống giấy cho cuộn vải; bao tải, dây đai cho khâu đóng kiện.v.v... chưa kể một loạt các loại phụ kiện khác như con thoi, go, cua roa, tay đập... bắt buộc phải có, để duy trì hoạt động cho các máy dệt. Ngoài mặt liên kết kinh tế giúp doanh nghiệp khắc phục được những hạn chế về quy mô, thì ở một khía cạnh khác, liên kết kinh tế còn giúp cho doanh nghiệp phản ứng nhanh với những thay đổi của thị trường. Điều đó được thể hiện ở việc nhu cầu của thị trường là luôn thay đổi, buộc các doanh nghiệp vừa phải luôn thay đổi mẫu mã của các sản phẩm hiện có, vừa phải tìm cách đa dạng hoá sản phẩm. Để có được những thay đổi phù hợp với nhu cầu của thị trường, doanh nghiệp cần phải có thông tin và có đủ khả năng triển khai nhanh các phương án sản xuất mới. Chính sự liên kết kinh tế sẽ giúp cho doanh nghiệp đạt được điều đó. Một doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng may mặc thời trang, khi có một mốt mới xuất hiện, doanh nghiệp muốn triển khai sản xuất theo mẫu này. Mặc dầu nguyên liệu chính vẫn là vải, song, sản phẩm mới lại có nhu cầu sử dụng nhiều loại phụ liệu mới như ru băng, hạt cườm... Muốn triển khai sản xuất, doanh nghiệp phải liên kết với các cơ sở khác để có được các phụ liệu này. Liên kết kinh tế giúp cho các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm của mình được nhanh hơn. Điều đó được thể hiện rất rõ qua sự liên kết của hệ thống các nhà thương mại với các nhà sản xuất, thông qua hình thức đại lý bán hàng. Với hình thức liên kết này, các cửa hàng kinh doanh sẽ nhận làm đại lý bán buôn hay bán lẻ sản phẩm cho doanh nghiệp sản xuất. Và nhờ đó, sản phẩm của doanh nghiệp sẽ được đưa vào thị trường một cách nhanh chóng hơn, kịp thời hơn. Liên kết kinh tế còn giúp cho các doanh nghiệp có thể tiếp cận nhanh chóng với các công nghệ và kỹ thuật mới, nhờ sự phối hợp với các nhà nghiên cứu ở các trường đại học hay cơ sở nghiên cứu trong và ngoài nước. Ngoài những lợi ích trên, liên kết kinh tế còn giúp cho doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh. Phát triển sản xuất là một quá trình vận động không ngừng, tích tụ tập trung rồi lại chia tách, sáp nhập để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội và phù hợp với khả năng nội tại của doanh nghiệp, với mục đích tìm kiếm lợi nhuận cao nhất, mà lại giảm thiểu được rủi ro. Quá trình đó diễn ra thực chất là thông qua các hoạt động liên kết kinh tế. Đứng trước một dự án sản xuất lớn, nhiều khi vượt quá khả năng sản xuất của doanh nghiệp . Nếu doanh nghiệp bỏ, thì sẽ mất cơ hội làm ăn, nhưng nếu doanh nghiệp đơn độc một mình triển khai thực hiện dự án, nhiều khi, do không kham nổi, sẽ dễ dẫn đến hiệu quả thấp, thậm chí thua lỗ. Để tránh được hiện tượng này, nhiều doanh nghiệp đã biết phân tán rủi ro bằng cách mời gọi các doanh nghiệp khác cùng tham gia thực hiện dự án, mỗi doanh nghiệp đảm nhận một phần công việc, tuỳ theo năng lực của từng doanh nghiệp. Như vậy, mỗi doanh nghiệp tham gia dự án chỉ phải chịu một phần rủi ro nếu có. Ở một khía cạnh khác, hai doanh nghiệp, trước đây là đối thủ của nhau, cạnh tranh nhau trên cùng một loại sản phẩm, trong cùng một thị trường. Nay, để giảm thiểu rủi ro do cạnh tranh, họ liên kết lại, cùng thoả hiệp để phân chia thị trường, kể cả việc sáp nhập để tạo nên độc quyền nhóm. Phân tích môi trường chung. Hiện tại, liên kết kinh tế ở Việt Nam đã xuất hiện ở nhiều lĩnh vực. Đã có nhiều ví dụ minh chứng cho sự thành công của liên kết kinh tế, như liên kết giữa các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ôtô, xe máy với các cơ sở sản xuất linh kiện, phụ tùng; liên kết trong gia công sản xuất hàng may mặc (liên kết giữa các cơ sở sản xuất công nghiệp); liên kết trong thi công xây dựng các công trình lớn... (liên kết trong sản xuất công nghiệp, xây dựng); liên kết giữa các doanh nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm với bà con nông dân trồng nguyên liệu... (liên kết giữa công và nông nghiệp). Hình thức liên kết cũng khá đa dạng, như gia công, thầu phụ, liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp trong cùng nhóm sản phẩm hay hiệp hội ngành nghề... Tuy nhiên, liên kết kinh tế ở Việt Nam đang tồn tại những nhược điểm sau: Liên kết kinh tế chưa trở thành nhu cầu bức xúc trong hoạt động của doanh nghiệp. Theo một tỷ lệ hiện nay, trên 50% số doanh nghiệp được hỏi, cho biết không có hoặc chưa có nhu cầu tìm kiếm sự liên kết; khoảng 30% số doanh nghiệp cho biết đang có nhu cầu tìm kiếm sự liên kết kinh tế để bù đắp sự thiếu hụt trong năng lực sản xuất của mình; và chỉ có gần 20% số doanh nghiệp cho biết là họ luôn có nhu cầu tìm kiếm các mối liên kết để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, cả hiện tại và tương lai. Ngay trong một doanh nghiệp, nhu cầu liên kết kinh tế, nếu có xuất hiện, cũng chỉ tồn tại trong ý tưởng của các lãnh đạo doanh nghiệp, mà chưa trở thành nhu cầu của tất cả thành viên trong doanh nghiệp. Thực tế điều hành sản xuất kinh doanh cho thấy, chính các cán bộ quản lý cấp trung gian là những người dễ dàng nhận ra các nhu cầu về liên kết nhất, mà nếu họ không nêu ra, thì chủ doanh nghiệp cũng khó lòng mà nhận thấy. Đó là chưa kể, nếu những người lao động trực tiếp không nhận thức rõ được các lợi ích của liên kết kinh tế, thì trong công việc, họ sẽ không triệt để tuân thủ các quy định của các hợp đồng kinh tế, và do vậy sẽ dẫn đến hiệu quả không cao của doanh nghiệp khi thực hiện các liên kết kinh tế. Nhiều khi liên kết kinh tế lại được thực hiện bởi các mệnh lệnh hành chính, như sự sáp nhập, hình thành các tổng công ty, công ty... kể cả việc hình thành các mô hình công ty mẹ - công ty con, đang được triển khai rầm rộ hiện nay, nếu không được rút kinh nghiệm để điều chỉnh kịp thời, nên hiệu quả thực sự của liên kết kinh tế không cao, đôi khi lại có tác dụng ngược lại. Môi trường kinh doanh chưa thuận lợi cho liên kết kinh tế. Liên kết kinh tế bấy lâu nay, chủ yếu vẫn là quá trình vận động tự thân của doanh nghiệp. Nhà nước hầu như chưa có được các cơ chế, chính sách cụ thể, tạo điều kiện hay khuyến khích cho liên kết kinh tế phát triển. Về phía doanh nghiệp, khi có nhu cầu tìm kiếm sự liên kết, nhưng không biết tìm ở đâu, bởi các thông tin về đối tác đôi khi không đầy đủ hoặc không đủ tin cậy để doanh nghiệp đi đến quyết định có nên liên kết với đối tác đó hay không. Nếu các hoạt động kiểm toán và công khai thông tin được tiến hành một cách thường xuyên thì cũng là cách giúp doanh nghiệp có điều kiện để tìm hiểu thông tin về các đối tác của mình một cách có hiệu quả hơn. Năng lực liên kết của các doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều hạn chế, điều đó được thể hiện ở uy tín của các doanh nghiệp chưa cao, chưa đủ sức thu hút các doanh nghiệp nhỏ khác làm vệ tinh cho mình. Những doanh nghiệp có đủ năng lực như Lilama, Sông Đà... chưa nhiều, làm cho các quan hệ về liên kết kinh tế khó phát triển. Hy vọng rằng, với sự ra đời của một số tập đoàn kinh tế như Điện lực, Than và khoáng sản, Dệt may..., các mối quan hệ về liên kết kinh tế sẽ có điều kiện phát triển hơn. Sự nhỏ bé về quy mô thị trường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu, làm cho các doanh nghiệp khó tiến hành các hoạt động liên kết. Song, vấn đề này sẽ sớm được khắc phục khi Việt Nam hiện đã chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO. Cơ chế chính sách của Nhà nước chưa có nhiều quy định liên quan đến việc thúc đẩy các mối liên kết kinh tế phát triển hoặc đã có thì lại khó đi vào cuộc sống do tâm lý sản xuất nhỏ, manh mún trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế. Phát triển các quan hệ liên kết kinh tế của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam. Đặc điểm ngành may mặc Việt Nam Trong ngành công nghiệp dệt may ở Việt Nam hiện nay, may mặc là lĩnh vực tập trung và có khả năng cạnh tranh xuất khẩu cao nhất. Hình thức sản xuất, lưu thông hàng dệt may chủ yếu là gia công ủy thác, trong đó các doanh nghiệp may của Việt Nam nhập khẩu nguyên phụ liệu từ nước ngoài rồi sản xuất và xuất khẩu thành phẩm. Ngành may tuy liên tục đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới thiết bị và dây chuyền đồng bộ chuyên sản xuất một mặt hàng như dây chuyền may sơ mi, may quần âu, quần Jean, complet, hệ thống giặt là... nhưng cũng chưa đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu ngày càng cao. Hình thức gia công ủy thác không được chính phủ đánh giá cao, lý do chính là xuất khẩu theo hình thức này thu được rất ít giá trị gia tăng cho các doanh nghiệp Việt Nam. Việc ngành may phải lựa chọn hình thức gia công ủy thác là do ngành dệt, nhuộm trong nước còn chậm phát triển và thiếu sức cạnh tranh. Đặc điểm của ngành là phục vụ nhu cầu hàng ngày của con người nên những chiến lược phát trển luôn theo hướng phục vụ tốt nhất nhu cầu đó. Nhưng sự phát triển thượng tầng trong chuỗi sản xuất ngành dệt may Việt Nam chưa được chú trọng nên mẫu mã không đa dạng, nghèo nàn, chưa có sự thay đổi kịp thời trước biến đổi nhu cầu thị trường. Tuy nhiên với những lợi thế riêng biệt như vốn đầu tư không lớn, thời gian thu hồi vốn nhanh, thu hút nhiều lao động và có nhiều điều kiện mở rộng thị trường trong và ngoài nước với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Với những lợi thế đó, công nghiệp dệt may Việt Nam đã có những bước đi riêng của mình trên con đường tiến tới thành công. Thực trạng ngành may mặc Việt Nam Trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, ngành may mặc đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn, phải cạnh tranh ngang bằng với các cường quốc xuất khẩu lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia, Pakixtan, Hàn Quốc.... Đặc biệt, từ 1/1/2006, thuế xuất nhập khẩu hàng dệt may từ các nước Asean vào Việt Nam sẽ giảm từ 40-50% như hiện nay xuống tối đa còn 5% nên hàng may mặc Việt Nam phải cạnh tranh quyết liệt với hàng nhập từ các nước trong khu vực. Theo tính toán của Tổng công ty Dệt may Việt Nam (Vinatex), năm 2004, các doanh nghiệp may đã dành tới hơn 92% lượng sản phẩm để xuất khẩu. Điều đó cho thấy thị trường nội địa chưa được chú trọng đúng mức. Một trong những điểm yếu nhất của ngành may Việt Nam đó là ngành phụ trợ chưa phát triển tương ứng. Bởi hiện nay khoảng 70% nguyên liệu phải nhập khẩu, đặc biệt là vải, mỗi năm phải nhập trên 2 tỷ USD. Vinatex đang xây dựng chương trình sản xuất dệt thoi để tăng tỷ lệ vải cung ứng cho ngành may. Đặt mục tiêu đến năm 2010 phải có 1 tỷ mét vải trong đó 500 triệu phục vụ cho xuất khẩu. Thế nhưng ở Việt Nam, dường như các doanh nghiệp vẫn chưa thực sự quan tâm và phát triển các dòng sản phẩm cao cấp. Sản xuất các sản phẩm có tính khác biệt cao nhằm vào các thị phần chuyên biệt, tránh áp lực cạnh tranh giá thấp trên thị trường phổ thông là một trong những giải pháp kinh doanh khôn ngoan mà một số doanh nghiệp trong ngành may mặc đã thực hiện thành công trong thời gian qua. Điển hình như: vải địa kỹ thuật công nghệ cao công ty Dệt vải Công nghiệp Hà Nội, veston nam xuất khẩu của May Nhà Bè, vải thun 4 chiều của công ty Lan Trần, vải gấm xuất khẩu của Dệt May Phước Thịnh... Tuy nhiên có một điều đáng tiếc là những sản phẩm điển hình như vậy vẫn còn quá ít, đa số các doanh nghiệp dệt may vẫn đang sản xuất chủ yếu các sản phẩm phổ thông và đang chịu sức ép cạnh tranh về giá ngày càng lớn từ ngành dệt may của Trung Quốc, Ấn Độ... Thị trường lớn nhất của dệt may Việt Nam là thị tường Mỹ, tiếp theo là thị trường EU và Nhật. Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, năm 2004, mặc dù có nhiều khó khăn do thiếu hạn ngạch xuất khẩu vào thị trường Mỹ nhưng ngành dệt may vẫn đạt mức tăng trưởng gần 20% so với năm 2003 với trị giá xuất khẩu 4,386 tỷ USD. Trong đó xuất khẩu vào thị trường Mỹ tăng 25,37%, EU tăng 31,37%, Nhật Bản tăng 11,06%. Đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng không bị áp đặt hạn ngạch vào thị trường Mỹ tăng từ 20% năm 2003 lên 33% năm 2004. Kéo theo đó năng lực sản xuất cũng tăng trưởng rất mạnh: năng lực sản xuất sợi đạt 200.000 tấn, tăng 122,5%; năng lực sản xuất vải đạt 600 triệu mét, tăng 33,3%; năng lực may đạt 1.300 triệu sản phẩm, tăng 116,7% và thu nhận thêm 300.000 lao động. Năm 2007 là năm đánh dấu mức tăng trưởng cao của ngành dệt may, với con số 34.5%, đạt kim ngạch xuất khẩu 7,78 tỷ USD, tiếp tục là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất Việt Nam cùng với dầu thô. Trong đó, Tập đoàn dệt may Việt Nam có một bước chuyển quan trọng từ tăng về lượng sang hiệu quả kinh tế, tổng doanh thu đạt hơn 22.348 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,452 tỷ USD, lợi nhuận đạt 556 tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn đạt 15.6% so với mức trung bình từ 10-12% trong nhiều năm trước. Đây là thành quả bước đầu của quá trình chuyển đổi mô hình quản lý doanh nghiệp chuyển từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần. Kinh nghiệm từ quốc tế Những tích cực từ Trung Quốc Trung Quốc với mệnh danh là "công xưởng của thế giới" có một nền công nghiệp dệt may phát triển. Điều này có được do chính phủ Trung Quốc đã có những chính sách phát triển ngành ngay từ giai đoạn đầu. Với việc khuyến khích các doanh ngiệp may mặc sử dụng hiệu quả nguồn lao động dồi dào trong nước kết hợp với chuyên môn hóa sản xuất, chính phủ Trung Quốc đã lái con tàu dệt may đi theo một lộ trình hiệu quả. Lúc đầu quốc gia này thu hút FDI để sản xuất các sản phẩm lắp ráp, gia công, sau đó thông qua liên kết dọc với các tập đoàn đa quốc gia để nhận giấy phép sản xuất của họ, Trung Quốc chuyển sang các sản phẩm thuộc lĩnh vực công nghệ cao giữ thương hiệu gốc ở nước ngoài nhưng lại được sản xuất thiết kế trong nước. Sản phẩm may mặc của Trung Quốc ngay lập tức chiếm lĩnh thị trường với những ưu điểm không thể chối cãi: mẫu mã đa dạng, chủng loại phong phú, giá rẻ, chất lượng tốt…Đặc biệt là với việc chuyên môn hóa sản xuất cao, áp dụng công nghệ hiện đại đã liên kết các doanh nghiệp lại với nhau. Hình thức liên kết sản xuất đã giúp các doanh nghiệp dệt may Trung Quốc giảm thiểu những chi phí phụ như: tìm kiếm nguồn cung ứng nguyên vật liệu,các công nghệ phụ trợ, khách hàng…Gần đây Trung Quốc tiến thêm một bước nữa khi sản xuất nhiều sản phẩm công nghệ cao nhờ phát triển các liên kết ngang và liên kết hỗn hợp trong các lĩnh vực như nghiên cứu chế tạo, thiết kế mẫu mã sản phẩm, thiêu thụ và thương mại…Những sản phẩm này do Trung Quốc tự thiết kế và sản xuất mang thương hiệu của mình rất nổi tiếng trên thế giới với chất lượng tốt và thị phần lớn. Hiện nay, ngành may mặc Trung Quốc gặp không ít khó khăn như: giá đồng nhân dân tệ tăng làm giảm lợi nhuận, các thị trường lớn như Mỹ và EU kiện bán phá giá, các đối thủ cạnh tranh ngày càng mạnh hơn…Là nhà xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới, Trung Quốc đã có nhiều nỗ lực để tháo gỡ những khó khăn nói trên, trong đó có việc tìm kiếm các thị trường và nước ngoài, cũng như hạn chế những tác động bất lợi do chi phí ngày càng leo thang gây ra bằng cách đổi mới công nghệ. Với việc tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp đã giúp họ chống đỡ lại nhiều khó khăn một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, các nước đang phát triển ở châu Á và châu Phi đã và đang trở thành động lực tăng trưởng chủ chốt đối với ngành xuất khẩu dệt may của Trung Quốc. Giá trị xuất khẩu dệt may của nước này dự kiến tăng 15% trong năm 2008. Bài học từ thất bại của Thái Lan Dệt may Thái Lan một thời kì trước đây phát triển rất rực rỡ, nhưng trong một vài năm gần đây họ vấp phải rất nhiều khó khăn do chi phí tăng cao. Các doanh nghiệp may mặc của họ gặp khốn đốn và giải thể hàng loạt. Nguyên nhân của việc này là do các doanh nghiệp dệt may Thái Lan làm ăn theo chủ nghĩa cá nhân, mạnh ai người đấy làm mà không có sự hợp tác với nhau. Ngược lại so với Trung Quốc, người Thái làm giai đoạn đầu rất tốt nhưng chiến lược lâu dài thì rất kém. Dệt may Thái Lan có thời kì hoàng kim khi sản phẩm gia công có chất lượng tốt, giá cả phải chăng. Nhưng phần thượng nguồn trong chuỗi giá trị sản xuất ngành của họ gần như bằng 0. Thái Lan không đi theo con đường liên kết dọc nhằm thuê lại các thương hiệu nổi tiếng và dần dần đầu tư vào nghiên cứu và thiết kế mẫu mã, họ làm thuê vẫn là làm thuê. Đồng thời công nghiệp phụ trợ của Thái Lan không tăng trưởng theo kịp với tốc đọ tăng trưởng ngành may mặc dẫn đến việc thiếu nguyên vật liệu trầm trọng. Hiện nay khi giá đồng bath giảm và giá nguyên vật liệu tăng cao, người Thái mới bắt đầu lúng túng đi tìm con đường đúng khi khuyến khích liên kết, đầu tư vào khu vực thượng nguồn… Những khó khăn, yếu kém trong khâu quản lý và liên kết kinh tế. Tổ chức sản xuất của các doanh nghiệp mang tính khép kín, biệt lập theo kiểu mạnh ai nấy làm. Quan hệ liên kết ngành còn rất hạn chế, chẳng hạn: Trong khâu sản xuất, mặc dù nhiều doanh nghiệp may có công nghệ và sản phẩm sản xuất giống nhau, nhưng các doanh nghiệp chưa có sự trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, về trang thiết bị và đào tạo lao động. Trong khi doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp có vốn nước ngoài rất căng thẳng để hoàn thành những hợp đồng lớn thì doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp tư nhân lại thiếu việc, nhưng không có sự chia sẻ hay hợp tác. Trong ngành còn tình trạng những máy móc chuyên dùng đắt tiền có tính chất quyết định đối với chất lượng sản phẩm, các doanh nghiệp tư nhân không đủ sức trạng bị thì ở doanh nghiệp nhà nước lại không phát huy hết công suất, gây ra lãng phí rất lớn. Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nước ngoài chưa phát huy được vai trò đầu đàn về kỹ thuật, định hướng về sản phẩm, mẫu mốt, chưa có sự hỗ trợ hay hướng dẫn về kỹ thuật cho các doanh nghiệp nhỏ của địa phương. Còn trong khâu tiêu thụ, mỗi doanh nghiệp tự tổ chức hoạt động tiêu thụ từ nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng, tổ chức kênh phân phối, xây dựng thương hiệu, quảng cáo... theo kiểu "đèn nhà ai nhà nấy rạng" thậm chí còn tranh giành khách hàng, thị trường của nhau để cho khách hàng được dịp ép giá. Có thể nói mức độ liên kết giữa các doanh nghiệp trong sản xuất, tiêu thụ còn rất lỏng lẻo, mỗi doanh nghiệp đơn phương đương đầu cạnh tranh với những đối thủ lớn rõ ràng sẽ vô cùng khó khăn. Cách làm này không thể tồn tại được trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế đang đặt ra rất gay gắt với ngành Dệt May. Cơ cấu sản phẩm của các doanh nghiệp đa dạng nhưng tương tự nhau, dẫn đến tình trạng chồng chéo. Các doanh nghiệp chưa tìm cho mình sản phẩm mũi nhọn có tính chất đột phá, nên nên khó có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, việc tiêu thụ sản phẩm khó khăn, cạnh tranh nội bộ ngành tăng lên không cần thiết. Đồng thời do sản xuất dàn trải nên doanh nghiệp không đủ khả năng đi sâu hoàn thiện tất cả các chủng loại sản phẩm, từ đó dẫn đến chất lượng sản phẩm không cao, mức độ chuẩn hoá sản phẩm thấp. Giải pháp phát triển các quan hệ liên kết giữa các doanh nghiệp may mặc Việt Nam Chiến lược phát triển của ngành may mặc Vấn đề cốt lõi trong chính sách phát triển ngành may mặc là nên khuyến khích phát triển quy mô sản xuất để giải quyết vấn đề xã hội hay là hạn chế phát triển quy mô để đầu tư phát triển các hợp phần của chuỗi sản xuất có giá trị gia tăng cao hơn như thiết kế, phụ trợ, thương mại hóa…Vì thế chiến lược tăng trưởng tập trung áp dụng cho ngành không những tận dụng tối đa lợi thế về lao động dồi dào, giá thấp, cần cù mà còn giải quyết được nhiều việc làm từ đó hạn chế và giải quyết tận gốc các vấn đề xã hội. Để thực hiện cầnchuyển đổi nhanh sở hữu từ doanh nghiệp nhà nước sang khu vực phi nhà nước thông qua các hình thức chư cổ phần hóa, bán doanh nghiệp, sáp nhập…Bên cạnh đó là phát triển công nghiệp phụ trợ bao gồm cả phụ trợ quy trình và phụ trợ chi tiết. Để tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới cần cơ cấu ngành theo hiệp hội và nhóm doanh nghiệp, hình thành các tập đoàn doanh nghiệp theo khu vực. Và cuối cùng nhằm đảm bảo cho sự phát triểnbền vững, ngành may mặc Việt Nam cần phát triển các trung tâm mẫu mốt, gắn công nghiệp may mặc với văn hóa Việt Nam, tạo sự khác biệt hóa sản phẩm. Phấn đấu đến 2010: dịch chuyển hết các doanh nghiệp sản xuất trong ngành về khu vực nông thôn, khu, cụm công nghiệp. Giá trị sản xuất công nghiệp của ngành đạt 10 tỷ USD, đến 2020 đạt khoảng 15-16 tỷ USD, đáp ứng khoảng 70-80% nhu cầu may mặc trong nước. Chính sách của nhà nước với ngành may mặc Với vai trò là người dẫn đường, người định hướng cho các doanh nghiệp may mặc, nhà nước cần tổ chức nghiên cứu tầm nhìn dài hạn đối với nền kinh tế nói chung và ngành may mặc nói riêng. Từ đó làm rõ những cơ hội và thách thức về các nguồn tài nguyên, năng lượng, môi trường, dân số, giáo dục, đào tạo, an ninh xã hội…và đưa ra những khuyến nghị thích hợp với các doanh nghiệp.Cụ thể cần: Đầu tư cho công tác nghiên cứu, quy hoạch phát triển ngành, các cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển. Phát huy sức mạnh tổng thể của các thành phần kinh tế, khai thác mọi nguồn lực cho phát triển. Tăng cường hợp tác, liên kết giữa các doanh ngiệp trong và ngoài ngành, giữa các ngành để khai thác tối đa lợi thế của nhau để cùng phát triển. Phát triển thị trường hàng hóa kết hợp cả thị trường trong nước lẫn thị trường quốc tế, đặc biệt chuẩn bị các điều kiện cho ngành hội nhập vững vàng. Nắm bắt kịp thời, chính xác mọi thông tin có liên quan đền hoạt động của ngành. Cần thường xuyên theo dõi diễn biến tình hình kinh tế thế giới và khu vực để có giải pháp phù hợp và kịp thời. Tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài, đổi mới công nghệ, đổi mới quản lý. Giải pháp từ bản thân với mô hình công ty mẹ - con. Mô hình Công ty mẹ - Công ty con được đánh giá là một dạng mô hình tổ chức sản xuất tiên tiến, đang được áp dụng phổ biến trên thế giới; Nhờ kiểu góp vốn linh hoạt nên các doanh nghiệp phát triển nhanh chóng về qui mô, tạo cơ sở để hình thành các tập đoàn kinh tế lớn mạnh. Ở Việt Nam, mô hình này cũng đã bắt đầu được triển khai trong một số ngành và kết quả cho thấy mô hình tổ chức sản xuất mới này tỏ ra có nhiều ưu thế hơn, đã mang lại hiệu quả sản xuất kinh doanh tốt cho các đơn vị. Trong ngành dệt may cả nước đã có 06 công ty chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con là Công ty Dệt May Hà Nội, Công ty Dệt Phong Phú, Công ty Dệt Nam Định, Công ty Dệt May Hoà Thọ, Công ty May Việt Tiến và Công ty May Nhà Bè. Kết quả kinh doanh thực tế đều khẳng định là các công ty này đã thành công hơn sau khi chuyển sang mô hình mới, củng cố và tạo được vị thế vững chắc hơn trong ngành cũng như trên thị trường thế giới. Đối với các doanh nghiệp ngành May, nếu tổ chức sản xuất theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con sẽ mang lại cho họ những lợi ích sau: Bên cạnh việc đi theo chiến lược chung của công ty mẹ, các doanh nghiệp vẫn là những pháp nhân độc lập nên vẫn có thể phát huy được sự năng động riên._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6183.doc