Vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân - Kết quả để phân tích thực trạng cà phê Việt Nam trên thị trường Thế giới & giải pháp để tiếp tục phát triển

Lời nói đầu Nước ta có thế mạnh về trồng cây cà phê do điều kiện đất đai và khí hậu thuận lợi. Đất đỏ ba dan, rất thích hợp với cây cà phê được phân bố rộng khắp lãnh thổ, trong đó tập trung nhiều ở hai vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ với diện tích hàng triệu ha. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhất là những tháng cà phê sinh trưởng. Cây cà phê cần hai yếu tố cơ bản là đất và nước thì cả hai yếu tố đó đều rất thuận lợi nước ta. Với sự say mê của cá nhân trong vấn đề cũng như nhiều ý kiến quan tâm, e

doc10 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1781 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân - Kết quả để phân tích thực trạng cà phê Việt Nam trên thị trường Thế giới & giải pháp để tiếp tục phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m xin được đóng góp một vài ý kiến cá nhân nhỏ bé của mình trong bài tiểu luân với đề tài: Vận dụng cặp pham trù nguyên nhân- kết quả để phân tích thực trạng cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới và môt số giải pháp đưa ra để tiếp tục phát triển. Trong khuôn khổ của một bài viết ngắn, và vì những hạn chế hiểu biết, chắc chắn bài viết của em sẽ không tránh khỏi những sai xót. Kính mong thầy cô giáo và các bạn SV góp thêm ý kiến để em làm tốt hơn cho những bài viết sau. Và em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô đã hướng dẫn, giúp em hoàn thành tốt bài viết này. Chương I: cơ sở triết học của đề tài 1 Khái niệm Nguyên nhân- Kết quả a. Nguyên nhân. Nguyên nhân là sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra sự biến đổi nhất định. b. Kết quả Kết quả là những biến đổi gây ra sự biến đổi xuất hiện do tác động lẫn nhau của các mặt tập hợp trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau. 2 Mối quan hệ biên chứng giữa Nguyên nhân và Kết quả - Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả,vì vậy nguyên nhân bao giờ cũng có trước kết quả. Còn kết quả bao giờ cũng xuất hiện sau khi nguyên nhân đã xuất hiện. Tuy nhiên, không phải sự nối tiếp nào trong thời gian của các hiện tượng nào cũng đều biểu hiện mối liên hệ nhân quả. Ví dụ: Ngày luôn luôn đến sau đêm,sấm luôn luôn đến sau chớp v.v... như thế không có nghĩa là đêm là nguyên nhân của ngày, chớp là nguyên nhân của sấm v.v... Vì vậy khi nói về mối liên hệ nhân quả mà chỉ nói đến tính liên tục nối tiếp nhau về thời gian thì chưa đủ. Cái phân biệt giữa mối liên hệ nhân quả với sự liên hệ nối tiếp nhau về mặt thời gian là ở chỗ giữa nguyên nhân và kết quả còn có mối quan hệ sản sinh, quan hệ trong đó nguyên nhân sinh ra kết qủa. ở ví dụ thứ nhất, nguyên nhân là do sự tự quay quanh trục của trái đất mà luôn có phần nưả trái đất phô ra ánh sáng mặt trời, còn nửa phần bị che khuất. ở ví dụ thứ hai, nguyên nhân là do sự phóng điện, nhưng tốc độ lan truyền của ánh sáng lớn hơn tốc độ lan truyền của âm thanh nên ta thấy trước, nghe tiêng sấm sau v.v..... -Trong hiện thực, mối liên hệ nhân quả biểu hiện rất phức tạp, một kết quả thông thường phải do nhiều nguyên nhân và một nguyên nhân cũng có thể sản sinh ra nhiều kết quả. Sự phối hợp tác động của nhiều nguyên nhân (hay là nguyên nhân tổng hợp) đòi hỏi chúng ta phải phân tích tính chất, vai trò của từng loại nguyên nhân đó. Nếu các nguyên nhân tác động lên sự vật theo cùng một hướng thì chúng sẽ gây nên ảnh hưởng cùng chiều với sự hình thành kết quả. Ngược lại, nếu những nguyên nhân khác nhau tác động lên sự vật theo những hướng khác nhau tác động lên sự vật theo những hướng khác nhau thì chúng sẽ làm suy yếu, thậm chí hoần toàn tiêu diệt tác dụng của nhau. Một nguyên nhân có thể sản sinh ra nhiều kết quả. Ví dụ: dòng điện vừa qua dây tóc bóng đèn, vừa làm đỏ dây tóc phát sáng, vừa làm giãn nở bóng đèn (tuy không đáng kể), vừa làm thay đổi nhiệy độ xung quanh bóng đèn v.v... Vì vậy đòi hỏi chúng ta phải biết phân loại những kết quả do nguyên nhân đưa lại. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các hoạt động có mục đích của con người .Một cuộc cách mạng coi như không thành công, không triệt để, không đạt được mục đích nếu như nó không giành được chính quyền về tay các giai cấp cách mạng. Lê-nin nói, chính quyền là vấn đề quan trọng nhất của mọi cuộc cách mạng. -Trong sợi dây truyền vô tận của sự vật động của vật chất, không có một hiện tượng nào được coi là nguyên nhân đầu tiên và cũng không có kết quả nào được xem là kết quả cuối cùng. Trong mối quan hệ này, sự vật và hiên tượng nào đó được coi là nguyên nhân, song trong mối quan hệ khác, nó lại là kết quả và ngược lại. Diễn tả tính quy định này, Ăng-ghen viết: "...nguyên nhân và kết quả là những biểu tượng chỉ có ý nghĩa là nguyên nhân và kết quả khi nào được ứng dụng vào một trường hợp cá biệt, nhưng ta xét trong trường hợp cá biệt ấy trong mối liên hệ chung của nó với toàn bộ thế giới thì những biểu tượng đó lại hoà hợp với nhau, xoắn xuýt với nhau trong sự tác động qua lại một cách phổ biến, trong đó nguyên nhân và kết quả luôn luôn thay đổi vị trí cho nhau, cá ở đây bây giờ là kết quả thì chỗ khác lạ trở thành nguyên nhân và ngược lại. -Nguyên nhân sản sinh ra kết quả, nhưng sau khi xuất hiên, kết quả không giữ vai trò thụ động đối với nguyên nhân, trái lại, nó có ảnh hưởng ngược lại nguyên nhân. Sự ảnh hưởng,tác động trở lại theo hai chiều, tích cực hoặc tiêu cực. Chương II: Thực trạng cà phê việt nam trên thị trường thế giới và một số giải pháp đưa ra để tiếp tục phát triển I. Thực trạng Lịch sử phát triển cây cà phê ở nước ta đã có hàng trăm năm. Sự phát triển nhanh với quy mô lớn của cà phê bắt đầu sau năm 1975 khi đất nước thống nhất và đi lên chủ nghĩa xã hội, nhưng tăng tốc thực sự từ khi đời sống đất nước bước vào thới kỳ đổi mới. Năm 1976, quy mô sản xuất cà phê chỉ có diện tích 19 nghìn ha và sản lượng 6,1 nghìn tấn; năm 1986 lên tới 65,6 nghìn ha và 202 nghìn tấn; năm 1999 là 397 nghìn ha và 486,8 nghìn tấn; năm 2000 là 430 nghìn ha và 680 nghìn tấn. Từ 1976 đến 2000, diện tích cà phê tăng 21,6 lần và sản lượng tăng gấp 111,5 lần. Hình thành vùng cà phê tập trung ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, trong đó Đắc Lắc là tỉnh có diện tích và sản lượng cà phê nhanh nhất : năm 2000 đạt trên 350 nghìn tấn, tăng gấp 2,3 lần so với năm 1995 (150nghìn tấn). Kế đến là Lâm Đồng, khoảng 100 nghìn tấn, Gia Lai 70 nghìn tấn và Đồng Nai 30 nghìn tấn- chủ yếu là cà phê vối. Cà phê Việt Nam là cây công nghiệp gắn với xuất khẩu rất chặt chẽ. Quy mô sản xuất luôn luôn phụ thuộc vào thị trưòng cà phê thế giới vì trên 95% cà phê sản xuất là để xuất khẩu. Năm 2000, sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam đã lên tới 660 nghìn tấn ,đứng thứ 2 trong xuất khẩu nông sản gạo, nhưng có năm do giá cà phê thị trường thế giới tăng, nên giá trị xuất khẩu cà phê đã vượt giá trị xuất khẩu gạo (1998:xuất khẩu 320 nghìn tấn cà phê, kim ngạch đạt trên 560 triệu USD, cao hơn doanh thu từ xuất khẩu gạo trong năm đó). Cà phê ở Tây Nguyên lên cao. Rừng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ bị chặt phá để chuyển sang trồng cà phê với quy mô mỗi năm vài chục nghìn ha. Nhân dân vùng Tây nguyên, nhất là Đắc Lắc, Lâm Đồng giàu lên nhờ cây cà phê, nhờ giá cà phê thế giới đứng ở mức cao. Lợi thế xuất khẩu cà phê trong những năm đó được coi là phát huy tối đa, nên từ nông trường, lâm trường đến nhân dân ở các thành phố, thị xã vùng và cả Thành phố Hồ Chí Minh đổ về Tây Nguyên để kinh doanh cà phê. Đáng chú ý là tình hình mua, bán, cầm cố, sang nhượng vườn cà phê trở nên phổ biến và phong trào đẩy mạnh sản xuất, đầu tư thâm canh cây cà phê cũng được coi trọng, nên năng xuất cà phê nước ta từ 1 tấn/ha thời kỳ đầu 1990 tăng lên 1,5 tấn/ha thời kỳ 1996-2000. Quy mô và tốc độ phát triển sản xuất cà phê nước ta có quan hệ trực tiếp với quan hệ cung cầu trên thị trường cà phê thế giới, nhất là các nước sản xuất cà phê và thị trường tiêu thụ cà phê. Sản lượng cà phê toàn thế giới vụ cà phê 1990-1991 là 5,586 triệu tấn, trong đó cà phê Arabica chiếm 75,6%, còn cà phê Robusta chiếm 24,4%. Từ năm 1970 trở lại đây, tỷ lệ này tiêu tương đối ổn định, dạng sản phẩm được xuất khẩu trên thị trường thế giới chủ yếu là cà phê nhân sống. Lấy số liệu năm 1990 làm ví dụ, lượng cà phê đã xuất khẩu là 4,788 triệu tấn, gía trị 6,73 tỉ USD, trong đó cà phê nhâm sống chiếm 95,2% ; cà phê rang rất ít, chiếm 0,1%; cà phê hoà tan chiếm 4,7%. Giá cà phê trên thị trường thế giới không ổn định, lên xuống thất thường. Năm 1992 đã có lúc giá cà phê Robusta chỉ còn 600 USD/tấn. Nhưng đến năm 1996, giá cà phê Robusta lại tăng vọt, có thời điểm đạt 4000 USD/tấn. Giá cả diễn biến phản ánh tình hình tồn kho ở các nước tiêu thụ. Năm 1998, do hậu quả của En-ni-nô, sản lượng cà phê thế giới giảm sút lớn. Đến tháng 12 năm 2000 giá cà phê ở nước ta chỉ còn ở mức dưới 5 nghìn đồng/kg thấp nhất từ trước đến nay. Trong 70 nước sản xuất cà phê thì Việt Nam cáhc đây 20 năm còn đứng vị trí thấp,hằng năm xuất khẩu 5000-6000 tấn. Ngoài việc trao đổi hàng hoá với Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu, còn lại một lượng nhỏ được bán cho các thương gia ở hai thị trường Xin-ga -po và Hồng Kông. Ngày nay, cà phê Việt Nam đang trực tiếp xuất sang 40 nước với khối lượng lớn đứng hành thứ 4 trên thế giới. Mức tăng trưởng lượng cà phê xuất khẩu hàng năm khá lớn. Có thể xem số liệu xuất khẩu cà phê của nước ta từ vụ cà phê 1992-1993 lại đây: Niên vụ Lượng xuất khẩu (tấn) Tốc độ tăng (%) 1992-1993 1993-1994 1994-1995 1995-1996 1996-1997 1997-1998 1999-2000 130 500 158 520 212 038 233 000 346 000 382 000 660 000 65,0 21,5 33,7 9,8 48,5 10,4 72,7 Kim ngạch xuất khẩu còn tuỳ thuộc vào giá cả, có năm ngành cà phê đã thu được 560 triệu USD. Nếu tính theo năm thì từ 1-1-1997 đến 31-121997, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 390 000 tấn, tăng 56% so với năm 1996, đạt trị giá xấp xỉ 500 triệu USD, đứng thứ 6 về kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Từ năm 1998 đến năm 2000, dù giá cà phê giảm nhưng nhờ lượng xuất khẩu tăng nhanh nên kim ngạch xuất khẩu cà phê vẫn giữ ổn định ở mức cao; 1998 = 593,8 triệu USD, 1999 =585,3 triệu USD và năm 2000 giá cà phê giảm sút lớn, nhưng nhờ lượng tăng 72% nên kim ngạch xuất khẩu vẫn đạt trên 500 triệu USD. Với một lượng hàng hóa lớn như vậy, Việt Nam đã thực sự có ảnh hưởng to lớn đến giá cà phê Robusta trên thế giới tăng giảm theo mùa vụ thu hoạch cà phê của Việt Nam và In-đô-nê-xi-a. Trong tình hình diễn biến phức tạp của thị trường với sự cạnh tranh gay gắt, ngành cà phê còn non trẻ của Việt Nam cần xác định cho mình phương hướng sản xuất kinh doanh đúng đắn. Nói một cách khác là phải có một chiến lược đúng về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. II. Các giải pháp Vấn đề đặt ra cho ngành cà phê hiện nay là cần có một quan điểm chiến lược đúng đắn, toàn diện và thống nhất để đưa cà phê Việt Nam có ưu thế trên thị trường thế giới với một hệ thống các giải pháp đồng bộ. 1) Vấn đề thâm canh tăng năng suất và duy trì sinh thái môi trường vườn cây bền vững. Năm 1997 cả nước mới có 14 000 ha cà phê, sản lượng dưới 5 000 tấn, năng suất 4 tạ/ha thì niên vụ 1999-2000 diện tích cà phê kinh doanh đã tới hơn 200 000 ha, năng suất bình quân trên 15 tạ/ha, sản lượng hơn 680 000 tấn. Hầu hết cà phê được trồng trong các hộ gia đình quy mô vườn 0,5 - 1 ha và đang ở độ tuổi sung sức, có năng suất khá cao , tập trung thành các vùng lớn ở các tỉnh Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ và một số tỉnh miền núi phía Bắc. Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều, môi trường sinh thái đã có sự thay đổi lớn, cà phê sinh trưởng trong các vùng tập trung, sâu bệnh sẽ phát triển mạnh và dễ dàng trở thành dịch. Mấy năm nay sâu bệnh đã gây hại ở một số nơi cần tập trung chữa trị dứt điểm tránh để thành dịch lan rộng gây thiệt hại lớn như ở một số nứơc. Mặt khác, cũng cần ngăn chặn những khuynh hướng khai thác bóc lột vườn cây như sử dụng phân hoá học quá nhiều, lạm dụng chất kích thích sinh trưởng, tưới nước ồ ạt...thúc đẩy ra hoa quả nhiều để có năng suất rất cao trong một năm, nhưng sau đó vườn cây lại chóng tàn lụi làm cho hiệu quả kinh tế thấp kém. Thâm canh chăm sóc vườn cây, duy trì năng suất cao ổn định tạo môi trường sinh thái bền vững suốt chu kỳ sinh trưởng phải là phương hướng nhiệm vụ quan trọng trong toàn ngành. Phương hướng thâm canh cà phê trong thế kỷ XXI là đầu tư chiều sâu, ứng dụng rộng rãi tiến bộ sinh học và kỹ thuật mới vào các khâu giống, chăm sóc để tăng chất lượng cà phê. 2) Tích cực phát triển cà phê chè, ổn định cà phê vối. Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển cà phê vối và cà phê chè có năng suất và chất lượng cao. Những điều kiện đó đã tạo cho Việt Nam lợi thế so sánh quan trọng : có thể sản xuất cà phê hàng hóa có chất lượng cao và giá thành hạ để cạnh tranh trên thương trường quốc tế. Mặt khác, cũng phải thấy rằng thị trường cà phê quốc tế không phải đã ổn định. Nhu cầu tiêu dùng cà phê vẫn tăng lên hàng năm, nhiều thị trường mới được khôi phục và mở rộng, còn các nứơc sản xuất cà phê thì điều kiện thời tiết, khí hậu không bình thường và nhiều nguyên nhân khác cũng đã gây nên những khó khăn trong cung ứng cà phê. Vì vậy, nước ta cần nhanh chóng mở rộng thêm diện tích cà phê chè. Dự báo đến năm 2010 Việt Nam sẽ có 450 000 ha cà phê, trong đó cà phê chè 100 000 ha, sản lượng hơn 800 000 tấn và kim ngạch xuất khẩu cà phê khoảng 1,2 tỉ USD. Theo phương hướng này, công tác quy hoạch khảo sát thiết kế các vùng trồng mới phải được tiến hành trước một bước và bố trí các mô hình sản xuất thực nghiệm nhằm xác định cơ cấu giống phù hợp, thực hành khuyến nông giúp cho nhân dân làm quen dần tiến tới nắm chắc các vấn đề kinh tế - kỹ thuật sản xuất cà phê chè. Chính phủ đã phê duyệt dự án phát triển cà phê chè 40 000 ha trong 5 năm (1997 - 2000) bằng vốn trong nước và vốn vay ưu đãi của Quỹ phát triển Pháp (CFD). Hiện nay nhiều tỉnh đang triển khai trồng mới cà phê chè với tốc độ 300 - 1 000 ha/năm/tỉnh. Đối với cà phê cần ổn định diện tích hiện có ở Tây Nguyên, không mở rộng diện tích trồng mới trong thập niên đầu thế kỷ XXI mà lấy thâm canh và nâng cao chất lượng làm hướng chính. 3) Phát triển công nghiệp chế biến cà phê. Việt Nam đã có một sản lượng cà phê khá lớn với phẩm chất thơm ngon vốn có của giống tốt được sản xuất trên các cao nguyên có điều kiện khí hậu thổ nhưỡng rất thích hợp. Tuy nhiên, cà phê hạt xuất khẩu lại không có chất lượng tương xứng và vì vậy đã thua thiệt về giá cả so với các nước khác. Một thời gian dài trước đây, công nghiệp chế biến cà phê đã không được quan tâm đầy đủ, có sự thiếu sót về nhận thức, có khó khăn về vốn đầu tư, trình độ công nghệ thấp kém chậm đổi mới, tổn thất sau thu hoạch khá lớn (không dưới 10% giá trị). Cần lưu ý là đã có những cơ sở sản xuất tổn thất nghiêm trọng, thất thu hàng tỉ đồng vì chất lượng hạt xấu. Mặt khác, hơn 80% cà phê được sản xuất ra là từ các hộ nông dân sản xuất nhỏ thiếu các điều kiện sơ chế tối thiểu. Các doanh nghiệp kinh doanh cà phê, các đại lý mua cà phê cũng thiếu hệ thống kho tàng và thiết bị chế biến. Cà phê nội tiêu ở trong nước tuy không nhiều, nhưng đã tăng lên hàng năm và đòi hỏi ngành cơ sở số liệu phải cung cấp cho người tiêu dùng những thành phẩm có chất lượng cao. Nhưng thật đáng tiếc, công nghiệp đồ uống cà phê quá nhỏ bé có nguy cơ bị nước ngoài cạnh tranh mất thị trường, chưa nói đến việc Việt Nam xuất khẩu cà phê thành phẩm để tăng thu ngoại tệ. Có thể nói, công nghiệp chế biến cà phê đã không theo kịp với sự phát triển nhanh chóng của sản xuất cà phê, việc này đã gây nên thiệt hại không nhỏ cho người sản xuất cũng như nhà nước. Vì vậy, trong những năm tới, đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến cà phê phải được coi là nhiệm vụ rất quan trọng của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá ngành cà phê. Phải sử dụng thêm nhiều cụm chế biến công nghiệp bao gồm công nghệ chế biến ướt và khô, hệ thống sấy, xay xát, đánh bóng, sân phơi, nhà kho...mở rộng quy mô và nâng cấp Nhà máy cà phê Biên Hoà lên 1 000 tấn/năm và xây thêm một số nhà máy thành phẩm khác khi thị trường được mở rộng. Một việc không kém phần cấp bách là Tổng công ty cà phê Việt Nam phải sớm thành lập doanh nghiệp cơ khí thiết bị chế biến cà phê để sản xuất và cung ứng các máy móc thiết bị chuyên dùng trong công nghiệp cà phê. 4) Mở rông thị trường cà phê tăng cường hợp tác quốc tế. Hiện nay, hàng năm chúng ta đã xuất khẩu cà phê đến 48 nước và có quan hệ thương mại với tất cả các hãng cà phê lớn trên thế giới. Nâng cao chất lượng cà phê, bảo đảm tín nhiệm với khách hàng, tuân thủ thông lệ buôn bán quốc tế...là những biện pháp quan trọng để củng cố thị trường. Mặt khác, cần có các giải pháp để khôi phục thị trường truyền thống cũ trước đây ở các nước SNG và Đông Âu, mở thị trường mới ở Trung Quốc và các nước Trung Cận Đông... Khối lượng cà phê sản xuất ngày một lớn, không thể thụ động ngồi chờ ai đến mua thì bán, cần chủ đông tạo thị trường, mở cơ quan đại diện và sử dụng các phương thức thương mại khác như: đổi hàng, trả nợ nhà nước và các hiệp định Chính phủ. Việt Nam đã gia nhập ICO, sẽ tham gia tổ chức Hiệp hội các nước sản xuất cà phê (ACPC) và những tổ chức quốc tế khác có liên quan để tăng cường hợp tác kinh tế thương mại, khoa học - công nghệ và phát triển nguồn nhân lực. 5) ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ và tăng cường đào tạo cán bộ cho ngành cà phê. Nội dung công tác khoa học - công nghệ của ngành cà phê khá rộng rãi, tuy nhiên một số lĩnh vực trước đây vẫn chưa được quan tâm. Một thời gian dài chúng ta chú trọng các vấn đề nông sinh học như quy vùng quy họach, tìm các giống mới, kỹ thuật canh tác, tạo hình, bón phân, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh... Thời gian tới, cần đầu tư nghiên cứu hơn nữa vào công nghệ sau thu hoạch, công nghiệp chế biến sâu, nghiên cứu chiến lược thị trường và thương mại. Mặt khác, củng cố, nâng cấp Viện nghiên cứu cà phê Eakmát, lập thêm các trạm nghiên cứu thực nghiệm ở các vùng, tăng cường công tác đào tạo cán bộ và phổ cập rộng rãi các hình thức khuyến nông cà phê đến các hộ nông dân. Hội đồng khoa học - công nghệ cà phê đã được thành lập và hoạt động có hiệu quả, trên cơ sở này xây dựng hoàn chỉnh hệ thống quản lý công nghệ tạo thêm sức mạnh cho toàn ngành phát triển bền vững trong cơ chế mới. 6) Vấn đề tổ chức quản lý và chính sách. Hiện nay, ngành cà phê Việt Nam đã có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Kim ngạch xuất khẩu hàng năm khá lớn và có thể dự đoán rằng trong 5 - 10 năm tới đây cà phê và lúa gạo vẫn là những nông sản xuất khẩu hàng đầu ở nước ta. Việt Nam là một nước xuất khẩu lớn cà phê cho nên đã có ảnh hưởng đến cung - cầu và giá cả cà phê trên thị trường quốc tế. Những vấn đề trên đây khá phức tạp đòi hỏi phải nghiên cứu một cơ cấu tổ chức quản lý ngành hợp lý hơn và đề xuất những chính sách mới tạo cho ngành phát triển thuận lợi. Việt Nam cũng cần sớm ra đời một tổ chức quản lý sản xuất và xuất khẩu cà phê gọn nhẹ có thành viên chuyên trách và một số thành viên kiêm nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thương mại, Bộ Tài chính... với tên gọi cụ thể là "Hội đồng phát triển cà phê quốc gia". Hội đồng sẽ nghiên cứu và trình ban hành một số chính sách riêng cho ngành cà phê như tín dụng dài hạn, giá cả và hỗ trợ xuất khẩu, khuyến nông, bảo hiểm và các quy chế quản lý khác... Tránh để tình trạng nhiều hộ trồng cà phê, giá hạ không tiêu thụ được sản phẩm nên chặt phá cà phê để trồng cây khác. 7) Tăng cường vai trò của Nhà nước đối với sản xuất và xuất khẩu cà phê. Vai trò đó cần hướng vào các vấn đề trọng tâm: chiến lược, quy hoạch, kế hoạch sản xuất và xuất khẩu dài hạn của các cơ chế chính sách, về đầu tư vốn, khoa học - công nghệ và ổn định thị trường. Kết luận Những nguyên nhân khách và chủ quan đã có tác động lớn gây ra nhiều kết quả không lường cho ngành cà phê Việt Nam. Đứng trước những mối lo ngại cũng như những thế mạnh vốn có, nước ta cần có những bước đi đúng đắn dựa trên cơ sở tìm hiểu chính xác nguyên nhân để có thể đưa ra những giải pháp hữu hiệu và kịp thời cho ngành cà phê trước tình hình xuất khẩu cà phê của nhiều nước liên tục giảm mạnh. Với mọi vấn đề, việc tìm hiểu nguyên nhân chính xác luôn là bài toán khó, đòi hỏi con người phải nghiên cứu và vận dụng hợp lý những khái niệm thiết yếu. Tìm hiểu được nguyên nhân rồi thì sao? Con người đưng trước bao nguy cơ tìm ẩn trong vũ trụ, dù tìm đựơc nguyên nhân của mọi vấn đề đã là đi được hơn nửa quãng đường, vậy con đường còn lại là giải quyết vấn đề có dễ đi hay không? Cặp phạm trù nguyên nhân - kết quả đã giải thích tính đúng đắn của vấn đề. Một nguyên nhân sinh ra nhiều kết quả, nhưng một kết quả là do nhiều nguyên nhân gây ra, triết học luôn phản ánh những mặt khó và phức tạp của mọi vấn đề trong cuộc sống. Vậy việc tìm hiểu rõ nội dung của cặp phạm trù này đã ít nhiều giúp em lý giải được nhiều mặt khác nhau của mọi vấn đề nói chung, cũng như việc áp dụng vào thực tiễn ngành cà phê nói riêng. Cám ơn sự ra đời của triết học, cám ơn sự trường tồn của nó đối với loài người. Và em cũng xin cám ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của các thầy cô giáo cho em được hiểu thêm, biết thêm cách nhìn nhận cuộc sống, giúp em có thể hoàn thiện được bản thân mình hơn nữa. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docT0239.doc
Tài liệu liên quan