Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Trì giai đoạn 2004-2008

Tài liệu Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Trì giai đoạn 2004-2008: ... Ebook Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Trì giai đoạn 2004-2008

doc83 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1222 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Trì giai đoạn 2004-2008, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Hội nhập kinh tế là vấn đề tất yếu trên phạm vi toàn cầu. Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại quốc tế WTO, vì vậy kinh tế Việt Nam đang gấp rút để nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh trên thương trường quốc tế, trong đó ngân hàng cũng không nằm ngoài cuộc chơi này. Theo lộ trình, năm 2008 Việt Nam đã mở cửa thực hiện tự do hoá thị trường dịch vụ ngân hàng cho các ngân hàng 100% vốn nước ngoài, do đó có những thách thức trong cạnh tranh thị trường dịch vụ ngân hàng trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay. Nhìn chung, các Ngân hàng nước ngoài có ưu thế về công nghệ và trình độ quản lý hơn hẳn các Ngân hàng thương mại Việt Nam. Trong bối cảnh đó, thị phần của các Ngân hàng thương mại bị thu hẹp, nhất là các thành phố lớn và các nền kinh tế trọng điểm. Để tồn tại và phát triển trong cạnh tranh, đòi hỏi các Ngân hàng thương mại phải chủ động đầu tư, đổi mới công nghệ, hiện đại hoá hệ thống thanh toán và phát triển dịch vụ mới nhằm nâng cao hiệu quả và nâng cao khả năng cạnh tranh thu hút khách hàng. Đây là vấn đề được quan tâm hàng đầu của các Ngân hàng nói chung và Ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển Nông thôn Thanh Trì nói riêng. Do đó, việc phân tích để nắm bắt nhu cầu của khách hàng là rất cần thiết để có những chính sách tốt nhất trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Do vậy, em lựa chọn đề tài “Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển Nông thôn Thanh Trì giai đoạn 2004-2008”.Từ đó đưa ra những cái nhìn đúng đắn và toàn điện hơn về hoạt đồng tài trợ XNK nói riêng và dich vụ tín dụng tại Ngân Hàng Nông Nghiệp và phát triển Nông thôn Thanh Trì nói chung. Ngoài mở đầu và kết luận chuyên đề được chia thành 2 phần: Chương 1: Lý luận chung về thống kê hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại các Ngân hàng Thương Mại Chương 2: Vận dụng một số phương pháp thống kể để phân tích thống kê hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Thanh Trì. Với điều kiện thời gian còn hạn chế, bài viết không tránh được sai sót, rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô và các bạn đọc quan tâm. Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn cô Chu Thị Bích Ngọc cùng các anh chị trong phòng kế hoạch của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Thanh Trì đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập này. CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỐNG KÊ HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Khái niệm tài trợ Xuất nhập khẩu của NHTM Ngày nay, với xu hướng toàn cầu hoá, nền kinh tế của từng quốc gia luôn chịu ảnh hưởng và tác động của nền kinh tế thế giới. Trong bối cảnh đó, một quốc gia không thể tồn tại độc lập với quốc gia khác về mặt kinh tế, không thể không hội nhập với kinh tế thế giới nếu quốc gia đó không muốn bị cô lập. Thông qua hoạt động kinh tế quốc tế, tiềm năng và thế mạnh của nền kinh tế được phát huy đồng thời tận dụng được vốn và công nghệ tiên tiến của các nước phát triển. Thị trường thương mại thế giới ngày càng mở rộng dẫn đến nhu cầu XNK của các quốc gia cũng tăng lên nhằm khai thác tốt hơn lợi thế so sánh của đất nước mình. Tuy nhiên, do khả năng tài chính có hạn nên không phải lúc nào các DN XNK cũng có đủ vốn để thu mua, chế biến hàng XK hay thanh toán tiền hàng NK. Bên cạnh đó, một số DN dù có đủ khả năng tài chính nhưng vẫn không thể XNK hàng hoá do họ còn chưa có danh tiếng và uy tín trên thị thường quốc tế. Đây chính là nguyên nhân làm nảy sinh quan hệ TD và bảo lãnh của các NHTM với các DN kinh doanh XNK. Nhờ các loại hình tài trợ XNK của NH mà nhu cầu về tài chính hoặc uy tín của thương nhân trong giao dịch thương mại quốc tế được đáp ứng, mà những nhu cầu này chính là một nét đặc trưng của giao dịch quốc tế hiện đại. Vì vậy, có thể nói sự ra đờì của TD tài trợ XNK là một yêu cầu tất yếu khách quan, nó gắn liền với các quan hệ mua bán ngoại thương giữa các nước với nhau. Tài trợ XNK tại các NHTM dựa vào 4 nguyên tắc cơ bản sau: Thẩm định rõ khách hàng Đây là nguyên tắc quan trọng giúp NH giảm thiểu những rủi ro có thể gặp phải, nâng cao hiệu quả kinh doanh, nâng cao uy tín và vị thế của NH trên thị trường Hoàn trả đúng hạn cả vốn và lãi. Trong hợp đồng, ngân hàng và khách hàng thoả thuận với nhau số tiền vay, lãi suất cho vay và thời hạn của hợp đồng. Để tạo điều kiện cho KH hoàn trả nợ đúng hạn, NH nên định kỳ hạn nợ phù hợp với chu kỳ sản xuất, thời gian giao hàng, thời gian tiêu thụ hàng hoá... Khoản tài trợ phải được sử dụng đúng mục đích Khi khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích và đúng với phương án sản suất kinh doanh như đã cam kết với NH thì khoản tài trợ NH cấp mới đảm bảo an toàn và hiệu quả. Để làm được điều này, cán bộ của NH phải thường xuyên kiểm tra giám sát quá trình sử dụng tiền vay. Vốn vay phải có tài sản tương đương làm đảm bảo Đây sẽ là nguồn thu thứ hai cho NH khi khách hàng không thanh toán được nợ vay. Bằng cách phát mãi tài sản cầm cố, thế chấp, NH có thể thu hồi một phần vốn cho vay khi khách hàng không còn khả năng trả nợ NH. Cùng với sự phát triển của ngoại thương và của hệ thống NH, các phương thức thanh toán quốc tế ngày càng đa dạng đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của các DN. Nhờ đó, nghiệp vụ Tài trợ XNK của NH cũng phát triển dưới nhiều hình thức, góp phần phục vụ tích cực và có hiệu quả cho hoạt động XNK. Tóm lại : Tài trợ Xuấu nhập khẩu của ngân hàng Thương Mại là một mảng dịch vụ trong hệ thống tất cả các dịch vụ chuyên biệt của Ngân hàng nhằm hỗ trợ các nhà kinh doanh Xuất nhập khẩu trong giao dịch thương mại quốc tế. Mảng dịch vụ này mang nét chung là Ngân hàng cung ứng vốn bằng tiền hoặc bảo lãnh bằng uy tín cho các bên xuất khẩu, nhập khẩu, giúp họ gia tăng hiệu quả trong kinh doanh và thực hiện thương vụ thành công. 1.1.2 Đối tượng của hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu của NHTM 1.1.2.1 Đối tượng tài trợ nhập khẩu của NHTM Là những nhu cầu vốn tạm thời thiếu hụt của khách hàng trong quá trình kinh doanh xuất khẩu (quá trình thu gom hàng cũng như chế biến hàng hoá chuẩn bị xuất khẩu), nhất là đối với những khách hàng là các tổ chức xuất khẩu lớn có uy tín, có những hợp đồng xuất khẩu liên tục thường có nhu cầu vốn ngay để tiếp tục sản xuất kinh doanh bình thường. Và khách hàng để được nhận cho vay tài trợ xuất khẩu phải thoả mãn các điều kiện sau : Doanh nghiệp phải được phép kinh doanh xuất khẩu Nếu doanh nghệp không có chức năng kinh doanh xuất khẩu thì phải có hợp đồng uỷ thác xuất khẩu Dự án phải có hiệu quả kinh tế, xác định được nguồn trả nợ, kết quả SXKD của khách hàng không bị lỗ, không có nợ quá hạn ngân hàng 1.1.2.2 Đối tượng tài trợ nhập khẩu của NHTM Là nhu cầu về tiền của các nhà nhập khẩu để thanh toán cho bên xuất khẩu trong hợp đồng muc bán hàng hoá. Thời hạn tài trợ thường là ngắn hạn. Các tổ chức nhập khẩu muốn được nhận tài trợ cũng phải có một số điều kiện nhất định như có giấy phép kinh doanh nhập khẩu, nhập khẩu mặt hàng được phép nhập theo quy định của pháp luật và một số yêu cầu về khả năng tài chính để đảm bảo cho việc hoàn trả nợ vay. 1. 1.3 Một số hình thức Tài trợ Xuất nhập khẩu của NHTM Hoạt động kinh doanh quốc tế ngày càng phát triển và nhu cầu tài trợ của NH đối với các hoạt động này ngày càng tăng. Thông thường, nghiệp vụ tài trợ XNK của NH thường gắn với nghiệp vụ thanh toán quốc tế và tạo điều kiện để nghiệp vụ này phát triển. Trong lĩnh vực tài trợ XNK của NH, có hai loại hình tài trợ chủ yếu: - Tài trợ bằng cách cho vay - Tài trợ bằng cách bảo lãnh 1.1.3.1 Tài trợ bằng cách cho vay *Tài trợ nhập khẩu Trong giao dịch kinh doanh, uy tín và khả năng thanh toán của nhà NK là vấn đề quan trọng nhất. Đó là bởi nhà XK thiếu thông tin về tình hình tài chính, năng lực kinh doanh của bên NK; môi trường kinh tế, môi trường pháp lý của nước NK... nên nhà XK khó có thể tin tưởng và bán hàng cho bên NK, đặc biệt là bán hàng trả chậm. Vì vậy, nhà NK phải tìm giải pháp để nâng cao uy tín và khả năng TT của mình một cách chắc chắn trước đòi hỏi của nhà XK. Dưới đây là một số hình thức tài trợ NK chủ yếu +Tài trợ phát hành tín dụng chứng từ (L/C) Tại Điều 2 UCP 600, tín dụng chứng từ được định nghĩa như sau: "Tín dụng chứng từ là một thỏa thuận bất kỳ, cho dù được mô tả hoặc gọi tên như thế nào, thể hiện một cam kết chắc chắn và không hủy ngang của ngân hàng phát hành về việc thanh toán khi xuất trình phù hợp". Trong phương thức thanh toán này ngân hàng không đóng góp vai trò bị động, không chỉ là trung gian thanh toán. Cam kết của ngân hàng mở là một cam két độc lập với hợp đồng mua bán hàng hóa giữa người mua với người bán. Cam kết của ngân hàng là thực hiện trả tiền trên cơ sở chứng từ chứ không liên quan đến hàng hóa, một khi người bán xuất trình chứng từ phù hợp với quy định của L/C và trong thời hạn hiệu lực thì ngân hàng mở L/C phải có trách nhiệm trả tiền vô điều kiện. Phương thức thanh toán L/C ràng buộc NHPH và các bên tham gia khá chặt chẽ, rõ ràng nên phương thức này đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của thương mại trong nền kinh tế thị trường phát triển, đảm bảo quyền lợi cho nhà XK khi thực hiện giao hàng xong đúng số lượng và chất lượng cũng như thời gian qui định thì sẽ nhận được tiền trong thời gian mong muốn. Khi áp dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, nhà NK được các ngân hàng tài trợ cả uy tín lẫn tài chính, tạo điều kiện thuận lợi trong thương mại quốc tế. Cam kết của ngân hàng là cam kết thanh toán có điều kiện. Đối với người NK (người yêu cầu mở LC) thì phải có đơn yêu cầu mở L/C gửi đến ngân hàng, phải có uy tín và năng lực tài chính. Đơn yêu cầu mở L/C là hợp đồng ràng buộc nhà NK và ngân hàng, do đó nó là điều kiện không thể thiếu. Còn hai điều kiện còn lại có thể bổ sung cho nhau. Nừu khách hàng không có uy tín nhưng năng lực tài chinnhs đủ mạnh thì vấn chấp nhận được. Đối với người XK (người thụ hưởng) thì phải có một xuất trình phù hợp. Xuất trình phù hợp là việc xuất trình chứng từ phù hợp với các điều kiện và điều khoản của tín dụng, phù hợp với UCP và với tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế. Vai trò của thanh toán tín dụng chứng từ Đối với nhà XNK: Tín dụng chứng từ có vai trò thúc đẩy hoạt động XNK bởi: mang lại rất nhiều lợi ích so với các phương thức khác. Trong đó lợi ích quan trọng nhất là hai bên đều phòng tránh được rủi ro ở mức độ tối đa. Bằng việc phát LC, NHPH gián tiếp tài trợ vốn và uy tín cho NK để có thể mua hàng đúng như được mô tả trong LC. XK yên tâm về khả năng nhận tiền thanh toán mà không cần lo lắng về năng lực tài chính và uy tín của người mua. Ngân hàng sẵn sáng cung cấp thông tin tư vấn bổ ích và hữu hiệu nhất trong quá trình thanh toán. Đối với ngân hàng: Thanh toán tín dụng chứng từ mang lại một khoản phí dịch vụ khá lớn cho ngân hàng. Bên cạnh đó, số tiền do NK ký quỹ là một phần đáng kể trong tổng số vốn mà ngân hàng huy động được trong một khoảng thời gian nhất định mà không mất chi phí. Hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ còn góp phần thúc đẩy các nghiệp vụ khác của ngân hàng như tín dụng, tài trợ XNK, bảo lãnh, xác nhận... Lợi ích quan trọng nhất mà ngân hàng có được khi tham gia vào phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là cơ hội nâng cao uy tín ở trong nước cũng như trên trường quốc tế, góp phần củng cố và tạo lập mối quan hệ với các ngân hàng có uy tín trên thế giới, phát triển mối quan hệ đại lý, đa dạng hóa các sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng từ đó thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến với mình. Đối với nền kinh tế: Thanh toán tín dụng chứng từ cung cấp hành lang pháp lý cho thương mại quốc tế, tạo điều kiện cho hoạt động này phát huy được ưu thế và hạn chế tối đa nhược điểm của mình. Cho tới thời điểm hiện nay, (UCP) do phòng thương mại và quốc tế (ICC) ban hàng là văn bản pháp lý chủ yếu điều chỉnh hoạt động của các bên tham gia, nhất là các ngân hàng. UCP bao gồm những điều khoản vừa có tính chất tổng quát về trách nhiệm, nghĩa vụ quyền hạn của các bên tham gia giao dịch, vừa làm những chỉ dẫn rất cụ thể cho các giao dịch ngân hàng có liên quan. +Cho vay ký quỹ L/C Ký quỹ là quy định của NH phát sinh trong trường hợp khách hàng đề nghị NH phát hành L/C, xác nhận L/C hoặc bảo lãnh cho DN vay vốn nước ngoài. Khách hàng sẽ phải nộp một khoản tiền nhất định vào tài khoản của họ tại NH và khoản tiền đó sẽ bị phong toả cho đến khi nghĩa vụ của NH chấm dứt. Khoản ký quỹ thường tỷ lệ với giá trị L/C phát hành hoặc giá trị mà khách hàng xin bảo lãnh. Cho vay ký quỹ là một nghiệp vụ cần thiết bởi vì nó vừa giúp giải quyết khó khăn về vốn lưu động cho khách hàng, tăng tính an toàn, mang lại hiệu quả cho NH vừa đảm bảo tuân thủ những quy định pháp lý của NH về ký quỹ bảo lãnh. +Ứng trước đối với nhà nhập khẩu Theo phương thức này, KH cần lập phương án sản xuất kinh doanh khả thi cho lô hàng nhập về, đồng thời khách hàng phải lên kế hoạch tài chính nhằm xác định khả năng thanh toán khi đến thời điểm thanh toán dự kiến, xác định khoản thiếu hụt cần NH tài trợ. Sau khi xem xét kế hoạch và phương án trên, NH sẽ ra quyết định tài trợ và mức chấp nhận tài trợ. Tất cả các công đoạn này cần thực hiện trước khi bộ chứng từ giao hàng của người xuất khẩu về đến NH đứng ra tài trợ. Khi hàng hoá và bộ chứng từ đến nơi, nhà NK có thể nhận được sự tài trợ từ NH thông qua hình thức vay thanh toán tiền hàng. Sau đó, nhà NK bán hàng đi và thanh toán cho NH. + Chấp nhận hối phiếu Chấp nhận hối phiếu là việc nhà NK hoặc NH phục vụ nhà NK ký chấp nhận lên hối phiếu trong thời hạn quy định. Điều này đồng nghĩa với việc nhà NK hoặc NH phục vụ nhà NK cam kết thanh toán khi đến hạn. +Thuê mua (leasing) Đây là hình thức cam kết giữa người cho thuê và người đi thuê để thuê một tài sản nhất định do người thuê chọn lựa, người thuê được quyền sử dụng tài sản này trong khoảng thời gian nhất định và phải trả tiền dần từng kỳ theo hợp đồng thuê mua. Khi kết thúc hợp đồng, người mua được quyền chọn mua tài sản cho thuê theo giá cả ấn định. Người cho thuê là công ty thuê mua của NH và người đi thuê chính là các DN kinh doanh NK. Hình thức tài trợ này thường là trung dài hạn, nó tạo điều kiện cho DN đổi mới công nghệ, máy móc, thiết bị mà không phải trả tiền ngay một lúc. * Tài trợ xuất khẩu + Cho vay thực hiện hàng xuất khẩu theo L/C đã mở Khi nhận được L/C do NH mở L/C phát hành theo yêu cầu của nhà NK có nghĩa là nhà XK được đảm bảo thanh toán sau khi giao hàng nếu bộ chứng từ phù hợp với L/C. Nhà XK có thể dựa vào đó để yêu cầu NH phục vụ mình cấp một khoản tài trợ để thực hiện xuất hàng theo quy định của L/C. + Chiết khấu hoặc ứng trước đối với nhà xuất khẩu Sau khi giao hàng, người XK có nhu cầu bù đắp vốn để tiếp tục quá trình sản xuất kinh doanh trong khoảng thời gian xuất chuyển hàng hoá đến khi nhà NK chấp nhận bộ chứng từ và đồng ý trả tiền. Để bù đắp nhu cầu về vốn này, nhà XK sau khi giao hàng có thể thương lượng với NH để NH thực hiện chiết khấu bộ chứng từ hoặc ứng trước tiền khi bộ chứng từ được thanh toán. Chiết khấu bộ chứng từ là hình thức NH tài trợ thông qua việc mua lại hoặc cho vay trên cơ sở giá trị bộ chứng từ hoàn hảo được xuất trình. Có 2 hình thức là chiết khấu miễn truy đòi và chiết khấu được phép truy đòi nhưng hình thức chiết khấu miễn truy đòi ít được sử dụng do nó tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với NH chiết khấu. Phạm vi chiết khấu bộ chứng từ thường chỉ được áp dụng trong phương thức thanh toán quốc tế TD chứng từ bởi phương thức này có sự ràng buộc chặt chẽ trách nhiệm giao hàng của nhà XK và trách nhiệm thanh toán của nhà NK thông qua các NH phục vụ các bên. Đối với tài trợ ứng trước, những giấy tờ có giá theo lệnh hoặc những giấy tờ chính như vận đơn, hoá đơn TM, hợp đồng bảo hiểm...đều là vật thế chấp cho NH. Do đó tất cả những giấy tờ có giá theo lệnh đều phải có mệnh đề chuyển nhượng khống hoặc chuyển nhượng cho NH cấp TD ứng trước. Nếu những giấy tờ có giá trị trên không cho phép chuyển nhượng thì người vay vốn phải sử dụng hình thức cấp vốn khác. + Chiết khấu hối phiếu Đây là nghiệp vụ tài trợ ngắn hạn dưới hình thức khách hàng chuyển quyền sở hữu hối phiếu chưa đáo hạn cho NH để nhận một số tiền bằng mệnh giá của hối phiếu trừ đi lãi chiết khấu và hoa hồng phí chiết khấu. Thông qua hình thức chiết khấu hối phiếu NH tài trợ một khoản vốn cho nhà XK để họ tiếp tục quá trình tái sản xuất. Đặc trưng của nghiệp vụ này là NH khấu trừ tiền lãi ngay khi chiết khấu và chỉ chuyển cho người XK số tiền còn lại. Điều này có nghĩa là NH thu lãi của khoản cho vay ngay khi cấp tài trợ. + Bao thanh toán (factoring) Bao thanh toán là hình thức tài trợ ngắn hạn của NH dành cho các nhà XK. Hình thức này có nghĩa là nhà XK giao hết tất cả các bản sao hoá đơn bán hàng cho tổ chức tài trợ (NH) để nhận một mức tài trợ nhất định và tổ chức tài trợ sẽ đảm nhận toàn bộ quá trình thu tiền và ghi chép, kế toán các khoản phải thu. Khi thực hiện nghiệp vụ này NH thu được một khoản phí khá cao. Tuỳ theo tính chất hoàn hảo của chứng từ, tình hình tài chính và khả năng thanh toán của người mắc nợ mà NH quyết định tỷ lệ mua nợ cao hay thấp đối với nhà XK. Có 2 loại bao thanh toán là bao thanh toán có truy đòi và bao thanh toán miễn truy đòi. - Bao thanh toán có truy đòi là loại bao thanh toán mà NH sẽ thanh toán tiền cho nhà XK nhưng với thoả thuận là nhà XK sẽ phải trả lại NH số tiền đó nếu như nhà NK không thanh toán cho NH. - Bao thanh toán không truy đòi là loại bao thanh toán mà NH sẽ chịu mọi rủi ro nếu như người NK không trả tiền. 1.1.3.2 Tài trợ bằng cách bảo lãnh Bảo lãnh NH là một hình thức NH tài trợ uy tín cho các DN XNK và NH không phải bỏ ra một đồng vốn nào. Trách nhiệm của NH khi đứng ra bảo lãnh là đảm bảo thi hành đúng cam kết với nước ngoài trong trường hợp người xin bảo lãnh không thực hiện đầy đủ một nghiệp vụ nào đó với bên nước ngoài. Trong kinh doanh quốc tế hiện nay, nhu cầu về bảo lãnh của NH ngày một gia tăng. Nhà XK cần có sự bảo lãnh của NH khi nhà NK yêu cầu bởi nhà NK không biết hay không tin tưởng vào khả năng thực hiện hợp đồng của nhà XK. Ngược lại, nhà NK cũng cần có sự bảo lãnh của NH khi nhà XK yêu cầu bởi vì nhà XK không nắm chắc khả năng tài chính, khả năng thanh toán hay mức độ tín nhiệm của nhà NK. Trên thực tế, có rất nhiều loại bảo lãnh NH tuỳ theo yêu cầu của các bên mua bán trong quá trình thực hiện hợp đồng. Một số loại bảo lãnh NH cho người XK là bảo lãnh đấu thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tiền cọc, bảo lãnh bảo hành, bảo lãnh bảo lưu, ... Một số hình thức bảo lãnh NH dành cho người NK là tài trợ xác nhận L/C, ... Hình thức bảo lãnh mang lại nhiều lợi ích cho các bên liên quan: - Đối với nhà XK: nếu nhà NK là người được bảo lãnh thì nhà XK hoàn toàn yên tâm là mình sẽ được thanh toán khi đến hạn nếu thực hiện đúng hợp đồng. Còn nếu nhà XK là người được bảo lãnh thì người XK có thể ký được hợp đồng và bán được hàng do NH đã bảo lãnh thực hiện hợp đồng cho anh ta. - Đối với nhà NK: nếu nhà NK là người được bảo lãnh thì nhà NK sẽ được hưởng một khoản vốn của bên XK mà không phải trả lãi, chỉ trả một khoản phí cho người bảo lãnh. Nếu nhà XK là người được bảo lãnh thì nhà NK yên tâm là mình sẽ mua được hàng và không bị mất thời cơ trong kinh doanh vì không có hàng. - Đối với NH (người bảo lãnh): thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh nghĩa là NH có được uy tín, được sự tín nhiệm của bên XK hay NK. Bên cạnh đó NH còn có thu nhập là khoản phí bảo lãnh. 1.1.4 Vai trò của Nghiệp vụ Tài trợ XNK của Ngân hàng Thương Mại Tài trợ XNK là một mảng dịch vụ có ý nghĩa cực kỳ quan trọng không những đối với các DN mà còn đối với cả ngân hàng đối với nền kinh tế. Nhờ hoạt động tài trợ XNK của NH mà tất cả các bên tham gia vào thương mại quốc tế đều được hưởng lợi từ chính hoạt động này. 1.1.4.1 Đối với nền kinh tế Thông qua các hình thức tài trợ XNK của các NHTM, hoạt động mua bán hàng hoá XNK theo yêu cầu của thị trường được thực hiện thường xuyên, liên tục; các sản phẩm trong nước có thể thâm nhập thị trường quốc tế dễ dàng hơn. Hoạt động tài trợ XNK góp phần nâng cao tính năng động của nền kinh tế và giúp ổn định thị trường. Bên cạnh đó, hoạt động tài trợ XNK của NH còn giúp các DN nói chung và các DN XNK nói riêng tồn tại và đứng vững trong cơ chế thị trường, mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao uy tín và danh tiếng trên thị trường quốc tế. Và chính sự phát triển của các DN là động cơ thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Thông qua tài trợ XNK của NH mà các DN có vốn để thay đổi dây chuyền công nghệ, hiện đại hoá máy móc thiết bị nhằm tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, tạo ra sản phẩm phong phú đa dạng về mẫu mã chủng loại để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của ngươì dân. Các DN cũng có thể NK các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống sinh hoạt của nhân dân hoặc các mặt hàng phục vụ sản xuất mà trong nước chưa sản xuất được hay giá thành còn cao. Vì vậy, sự phát triển của các DN đã mang lại lợi ích cho người tiêu dùng. Hoạt động tài trợ của NH còn giúp tạo cho công ăn việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tạo nguồn thu ngoại tệ cho ngân sách nhà nước, góp phần phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước, giúp mở rộng mối quan hệ đối ngoại với các nước trên thế giới. 1.1.4.2 Đối với các Ngân hàng thương mại Phải khẳng định rằng đây là mảng dịch vụ đặc biệt bởi nó tạo nguồn thu phí và lãi lớn nhất trong số các dịch vụ kinh doanh đối ngoại của ngân hàng. Hơn thế nữa NHTM ở những nước đang phát triển như Việt Nam có rất nhiều loại lãi suất trong quá trình tài trợ như lãi cho vay thanh toán, lãi chiết khấu chứng từ, lãi vay bắt buộc (bằng mức lãi quá hạn)...Vì vậy khoản tiền phí và lãi NH thu được cao do giá trị tài trợ XNK thường ở mức vừa và lớn. Việc tài trợ XNK của NH gắn liền với thời hạn thực hiện thương vụ của DN XNK nên kỳ hạn tài trợ thường ngắn (dưới 1 năm), vì vậy nó phù hợp với kỳ hạn huy động vốn của NH, giúp NH tránh các rủi ro về thanh khoản. Thông qua tài trợ XNK, các NH có thể kiểm soát các giao dịch của DN, tránh tình trạng DN được tài trợ vốn sử dụng vốn sai mục đích, giúp cho NH tránh rủi ro. Lợi ích quan trọng khác mà hoạt động tài trợ XNK mang lại cho NH là không những giúp thắt chặt mối quan hệ bền vững giữa NH với các DN kinh doanh XNK mà cón giúp mở rộng hoạt động và nâng cao uy tín của NH trên thị trường quốc tế. 1.1.4.3 Đối với các doanh nghiệp Thông qua tài trợ XNK của NH mà nhu cầu tài chính cho các thương vụ lớn của các thương nhân được đáp ứng. Trong kinh doanh quốc tế, có những thương vụ ngoại thương đòi hỏi một nguồn vốn rất lớn để thanh toán tiền hàng mà nguồn vốn lưu động của DN nhiều khi không đáp ứng kịp thời cho nhu cầu thanh toán hàng nhập hoặc chuẩn bị hàng xuất. Chính nhờ hoạt động tài trợ của NH mà DN có thể thực hiện những hợp đồng lớn này. Bên cạnh đó, hiệu quả của DN trong quá trình thực hiện hợp đồng tăng lên nhờ có nghiệp vụ tài trợ ngoại thương. Đối với DN xuất khẩu, vốn tài trợ giúp DN thu mua hàng đúng thời vụ; gia công chế biến và giao hàng đúng thời điểm. Đối với DN NK, vốn tài trợ của NH giúp DN mua được lô hàng lớn, giá cả hạ hơn. Cả hai trường hợp này đều giúp tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tài trợ XNK cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các DN tiểu thủ công nghiệp phát triển sản xuất, tăng nhanh sản lượng, đa dạng hoá mặt hàng XK, giúp cho các sản phẩm trong nước có thể thâm nhập thị trường nước ngoài dễ dàng hơn. Tài trợ XNK của NH còn giúp DN nâng cao uy tín trên thị trường quốc tế. Nhờ có bảo lãnh của NH, các DN có thể thực hiện các hợp đồng lớn trôi chảy, quan hệ làm ăn với các khách hàng lớn trên thế giới, từ đó không ngừng nâng cao uy tín DN trên thị trường quốc tế. 1.2 HỆ THÔNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.2.1 Nguyên tắc xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê hoạt động tài trợ XNK của NH Thương Mại Việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê hoạt động tài trợ xuất XNK phải tuân theo các nguyên tắc sau: + Đảm bảo tính đích hướng Nguyên tắc đảm bảo tính đích hướng đòi hỏi việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu phải nhằm thoả mãn mục đích, nhiêm vụ nghiên cứu, phù hợp với nhiệm vụ nghiên cứu. Nhiệm vụ nghiên cứu nào đòi hỏi phải có hệ thống chỉ tiêu ấy. + Đảm bảo tính hệ thống – tính thống nhất Đảm bảo tính hệ thống tức là các chỉ tiêu bao gồm trong hệ thống phải có mối liên hệ hữu cơ với nhau. Phải định rõ các chỉ tiêu tổng hợp và các chỉ tiêu bộ phận, từng mặt, các chỉ tiêu chủ yếu và các chỉ tiêu thứ yếu. Đảm bảo tính thống nhất, tức là phải phù hợp với các chỉ tiêu mục tiêu, các chỉ tiêu được quy định tính toán trong các tổ chức quốc tế và các nước khác trên thế giới về nội dụng, phạm vi và phương pháp tính, nhờ đó đảm bảo tính so sánh được. + Đảm bảo tính khả thi: tức là phù hợp với khả năng, điều kiện, nhân tài, vật lực. + Đảm bảo tình hiệu quả: Thông tin cầ được coi là hàng hoá. Quá trình tạo thông tin cần được coi là quá trình sản xuất. Thông tin cần được coi là đầu vào của hoạt động sản xuất khác. Vì vậy, hệ thống chỉ tiêu cần được xây dựng phù hợp với mục đích nghiên cứu, với nhu cầu thông tin cho quản lý vĩ mô và quản lí kinh doanh. Không đưa vào thông tin thừa, chưa cần thiết. + Đảm bảo tính thích nghi: Nhiệm vụ nghiên cứu thay đổi, điều kiện khả năng nghiên cứu thay đổi đòi hỏi hệ thống chỉ tiêu phải thay đổi,thường xuyên được hoàn thiện. 1.2.2 Hệ thống chỉ tiêu thống kê hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu của NH Thương Mại NH TM hiện này hoạt động giống như một doanh nghiệp với mục tiêu lớn nhất là tối đa hoá lợi nhuận ròng của NH. Bên cạnh đó, với tư cách là một trung gian tài chính, để có thể thống kê được kết quả hoạt động của mình, NH chia hệ thống chỉ tiêu thống kê làm hai phần chính là hệ thống chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của vốn được huy động bao gồm các chỉ tiêu phản ánh quy mô cho vay tài trợ XNK, cơ cấu tài trợ XNK…và hệ thống chỉ tiêu phản ánh nợ quá hạn. 1.2.2.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô tài trợ xuất NNK * Doanh số cho vay tài trợ XNK + Khái niệm: Doanh số tài trợ XNK là tiền mà Ngân hàng cho vay để phục vụ mục đích tài trợ XNK của doanh nghiệp trong một thời kì nào đó (thường là 1 năm). CV= ∑CV Trong đó: CV : tổng số tiền NH cho vay tài trợ XNK CV: số tiền NH cho vay tài trợ XNK c ủa m ón vay +Ý nghĩa: Thống kê chỉ tiêu doanh số tài trợ XNK trong một khoảng thời gian nhất định nhằm thấy được sự phát triển, tăng trưởng, từ đó nâng cao hiệu hoạt động cho vay tài trợ XNK. * Doanh số thu nợ tài trợ XNK +Khái niệm: Doanh số tài trợ XNK là tổng số tiền mà khách hàng (các doanh nghiệp) vay vốn nhằm mục đích XNK hoàn trả lại cho NH sau khi hết hạn thanh toán, bao gồm cả lãi và gốc. TN= ∑TN Trong đó: TN : tổng số tiền NH thu được từ hoạt động tài trợ XNK CV: số tiền NH thu được từ hoạt động tài trợ XNK của món vay +Ý nghĩa: Thu nợ là một mảng nghiệp vụ quan trọng không thể thiếu trong hoạt động cho vay của NH. Chính vì thế, doanh số thu nợ từ hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu là một trong số chỉ tiêu quan trọng của NH nhằm đảm bảo được sự an toàn của nguồn vốn vay cho kì sau, đồng thời ổn định được kế hoạch kinh doanh * Tổng dư nợ tài trợ XNK +Khái niệm: Tổng dư nợ XNK là tổng số tiền mà NH đã cho khách hàng vay tính đến thời điểm nghiên cứu (thương là cuối năm) vẫn chưa thu hồi được do chưa đến hạn hoàn trả DNCK=DN ĐK – CV – TN + Ý nghĩa: Chỉ tiêu tổng dự nợ phản ánh quy mô vốn cho khách hàng vay với mục đích tài trợ XNK đến hạn nhưng chưa thu hồi được. Đây chính là cơ sở để đề xuất các giải pháp nhằm giảm tổng dư nợ, đồng thời giảm thiểu rủi ro cho NH. 1.2.2.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tín dụng tài trợ XNK * Theo thành phần kinh tế +Khái niệm:Cơ cấu tín dụng tài trợ XNK theo thành phần kinh tế phản ánh tỉ trọng các khoản tín dụng (cho vay, thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn) với mục đích tài trợ XNK theo từng thành phần kinh tế chiếm bao nhiêu % trong tổng các khoản tín dụng tài trợ XNK d = Trong đó: CV(TN, DN, NQH) I : Doanh số cho vay tài trợ XNK theo thành phần kinh tế i. CV(TN, DN, NQH) : Tổng doanh số cho vay tài trợ XNK của nền kinh tế. +Mục đích: Phân tích doanh số cho vay theo thành phần kinh tế giúp các nhà quản lý NH có thể xác định được nhu cầu vốn vay của từng thành phần kinh tế khác nhau, đồng thời có thể xác định khả năng thu hồi vốn, dư nợ quá hạn của từng thành phần kinh tế. Đây cũng chính là cơ sở để các nhà hoạch đinh kinh tế phân tích tình hình sủ dụng vốn vào mục đích XNK của các thành phần kinh tế * Theo ngành kinh tế Cơ cấu tín dụng tài trợ XNK theo ngành kinh tế phản ánh tỉ trọng của các khoản tín dụng (cho vay, dư nợ, thu nợ, nợ quá hạn) theo ngàng kinh tế (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ…) chiếm bao nhiêu phần trăm hay bao nhiêu lần trong tổng số các khoản tín dụng tài trợ XNK: diNKT = Trong đó:CV(TN,DN,NQH)iNKT: doanh số cho vay tài trơợ XNK (thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn) theo ngành kinh tế i. CV(TN,DN,NQH) : tổng doanh số cho vay tài trợ XNK (thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn). Ý nghĩa: Việc nghiên cứu cơ cấu tín dụng tài trợ XNK theo ngành kinh tế cho phép xác định nhu cầu vay vốn, khả năng thu hồi vốn, dư nợ, nợ quá hạn, của các doanh nghiệp thuộc các ngành kinh tế khác nhau, từ đó có những định hướng đúng đắn đầu tư thích hợp để đảm bảo an toàn khi cho vay. * Theo thời hạn cho vay Cơ cầu tín dụng tài trợ XNK theo thời hạn cho vay phản ánh tỉ trọng của các khoản tín dụng tài trợ XNK (cho vay, dư nơ, thu nợ, nợ quá hạn) theo thời hạn cho vay (ngắn hạn, trung hạn, dài hạn) chiếm bao nhiêu phần trăm hay bao nhiêu lần trong tổng số các khoản tín dụng tài trợ XNK. diTH= x 100% Trong đó:CV(TN,DN,NQH)iTH : doanh số cho vay tài trợ XNK (thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn) theo thời hạn cho vay. CV(TN,DN,NQH) : tổng doanh số cho vay tài trơk XNK (thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn). * Theo loại tiền cho vay Cơ cấu tín dụng tài trợ XNK theo loại tiền cho vay phản ánh tỉ trọng của các khoản vay tín dụng tài trợ XNK (cho vay, thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn) theo loại tiền cho vay (đồng nội tệ, đồng ngoại tệ) chiếm bao nhiêu phần trăm hay bao nhiêu lần trong tổng các tín dụng tài trợ XNK: diLT = x 100% Trong đó: CV(TN, DN, NQH)iLT : số vốn cho vay (thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn) theo loại tiền cho vay i (đồng nội tê, đồng ngoại tệ ) CV(TN,DN,NQH) : tổng doanh số cho vay (thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn) Ý nghĩa: Thông qua việc nghiên cứu tín dụng tài trợ XNK theo loại tiền cho biết tỉ trọng của vốn cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn trong tổng các khoảng tín dụng tài trợ XNK. Đồng thời góp phần nghiên cứu lượng tiền cung ứng vào nền kinh tế chủ yếu là đồng nội tệ hay ngoại tệ để từ đó ngân hàng có những biện pháp điều chỉnh lãi suất cho vay ph._.ù hợp nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh của ngân hàng có hiệu quả. 1.2.2.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh thời hạn tín dụng tài trợ XNK Thời hạn tín dụng tài trợ XNK (kí hiệu là T) là khoảng thời gian tính từ khi thời điểm giải ngân vốn cho vay cho đến thời điểm doanh nghiệp hoàn trả lại ngân hàng tất cả các khoản tiền còn nợ, bao gồm cả gốc và lãi. Thời hạn tín dụng tài trợ XNK được chia thành hai loại là thời hạn tín dụng chung và thời hạn tín dụng trung bình. -Thời hạn tín dụng chung: Đó là khoảng thời gian được tính từ khi giải ngân khoản vay ( còn gọi là sử dụng vốn vay hay rút vốn) tài trợ XNK cho đến khi khoản vay được trả xong cả gốc lẫn lãi. Thời hạn tín dụng chung bao gồm: + t1: thời hạn sử dụng. + t2: thời hạn hoãn trả (còn gọi là thời hạn ân hạn). + t3: thời hạn hoàn trả (còn gọi là thời hạn trả nợ). T = t1 + t2 + t3 - Thời hạn tín dụng trung bình Thời hạn tín dụng trung bình của khoản vay thực chất xét về ý nghĩa kinh tế của tín dụng tài trợ XNK trong đó toàn bộ số tiền kí kết được sử dụng trọn vẹn. Thời hạn tín dụng tài trợ XNK trung bình thông thường ngắn hơn thời hạn tín dụng tài trợ XNK chung. Ở ngân hàng No&PTNT Thanh Trì thời hạn tín dụng tài trợ XNK được xác định dựa trên cơ sở ngân hàng và khách hàng căn cứ vào chu kỳ sản xuất kinh doanh thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư khả năng trả nợ của khách hàng và nguồn vốn cho vay của ngân hàng. 1.2.2.4 Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng hoạt động tín dụng tài trợ XNK * Khả năng sử dụng vốn Khả năng sử dụng vốn = tổng dư nợ / nguồn vốn huy động. Khả năng sử dụng vốn là tỉ số giữa tổng dư nợ và nguồn vốn huy động được. Chỉ tiêu này giúp các nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của ngân hàng với khả năng huy động vốn đồng thời xác định được hiệu quả của một đồng vốn huy động vào mục đích tài trợ XNK. Qua đó định hướng cho ngân hàng phát triển những nghiệp vụ mang cho ngân hàng lợi nhuận cao với nhiều dịch vụ mới trong đó có tài trợ XNK. *Tỉ lệ tổng dư nợ trên tài sản có Tỉ lệ tổng dư nợ trên tài sản có = tổng dư nợ / tổng tài sản có. Chỉ tiêu này cho phép tính toán hiệu quả tín dụng tài trợ XNK của một đồng tài sản có và quy mô hoạt động kinh doanh hoạt động tài trợ XNK của ngân hàng. 1.2.2.5 Nhóm chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng tài trợ XNK * Nợ quá hạn. Nợ quá hạn là tổng số tiền ngân hàng đã cho khách hàng vay nhưng đến hạn trả khách hàng không thể trả lại và khoản nợ này vẫn còn đến thời điểm nghiên cứu (khoản nợ này nằm trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng). Nợ quá hạn là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tín dụng tài trợ XNK đồng thời phản ánh một phần quy mô nợ xấu của ngân hàng. Thông thường nợ quá hạn được ngân hàng trung ương và hội sở trung ương ( trụ sở chính của ngân hàng No&PTNT Việt Nam) quy định cụ thể từ 10 – 20% trong tổng dư nợ. Tỉ lệ nợ quá hạn = nợ quá hạn / tổng dư nợ. Thông qua chỉ số này các nhà phân tích sẽ đánh giá đúng nhất chất lượng dịch vụ tài trợ XNK ở ngân hàng. * Lãi suất tín dụng tài trợ XNK Lãi suất tín dụng tài trợ XNK thông thường được tính trùng với lãi suất tín dụng chung là tỉ lệ phần trăm theo số tiền vay mà người vay phải trả cho ngân hàng vay sau một thời hạn nhất định Rcv= Trong đó: Rcv : lãi suất tín dụng tài trợ XNK TTi : lãi phải thu từ khoản cho vay i CVi : tổng doanh số cho vay của khoản vay i Ý nghĩa : lãi suất tín dụng tài trợ XNK là chỉ tiêu quan trọng phản ánh nguồn vốn của ngân hàng có được sử dụng một cách có hiệu quả hay không. Đồng thời nó phản ánh tính cạnh tranh của bản thân ngân hàng với các tổ chức tín dụng khác trong lĩnh vực tài trợ XNK. Thực tế ở ngân hàng No&PTNT Thanh Trì cũng như các ngân hàng thương mại khác, lãi suất ngân hàng thường chịu sự chi phối của thị trường tiền tệ ngắn hạn, của các ngân hàng lớn. Bên cạnh đó lãi suất thị trường của ngân hàng No&PTNT Thanh Trì chịu sự chi phối và quản lý của ngân hàng TƯ nên tuỳ theo chính sách tiền tệ thắt chặt hay mở rộng mà lãi suất tín dụng có thể tăng hay giảm…. Theo quy định của ngân hàng No&PTNT hiện nay, lãi suất cho vay nhằm mục đích tài trợ XNK là do ngân hàng No&PTNT Thanh Trì và khách hàng thoả thuận trên cơ sở tham khảo mức lãi suất cơ bản do ngân hàng nhà nước công bố tại thời điểm kí kết hợp đồng tín dụng. Lãi suất tín dụng cũng được phân loại theo các tiêu thức khác nhau: - Theo loại tiền. - Theo thời gian. - Theo hình thức tín dụng tài trợ. 1.3 SỰ CẦN THIẾT CỦA PHÂN TÍCH THỒNG KÊ HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XNK CỦA NGÂN HÀNG No&PTNT THANH TRÌ Kết quả kinh doanh của NHTM phản ánh nỗ lực của NH dưới tác động của nhiều nhân tố. NHTM thường xuyên theo dõi và phân tích các chỉ tiêu kết quả đáng chú ý. Điều này giúp các nhà quản lý đánh giá đúng hoạt động NH, xác định các mục tiêu và tìm biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng NH trong đó có hoạt động tài trợ XNK. Tài trợ XNK là một trong những hoạt động t ín d ụng quan tr ọng b ậc nh ất c ủa NHTM, mang lại lợi nhuận lớn nhất cho NH. Chính vì lí do đó, phân tích hoạt động tài trợ XNK bằng các phương pháp thống kê có ý nghĩa rất quan trọng và rất cần thiết đối với NH nhắm: - Làm rõ thực trạng hoạt động Tài trợ XNK NH và những nhân tố tác động đến hoạt động này, so sánh với các tổ chức tín dụng khác nhằm thúc đẩy cạnh tranh. Làm rõ các mục tiêu hiệu quả mà NH cần đạt được trong thời gian tới. - Tìm ra các nguyên nhân của sự kém hiệu quả trong quá trình hoạt động nhằm tìm ra phương hướng giải quyết, cải tiến đổi mới. Bên cạnh đó, phân tích thống kê hoạt động tài trợ XNK ở các ngân hàng hiện nay còn nhiều thiết sót và chưa được quan tâm đúng mực. 1.4 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XNK TAI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Để có thể phân tích hoạt động tài trợ XNK tại NH No&PTNT Thanh Trì, ta có thể vận dụng nhiều phương pháp thống kê khác nhau: 1.4.1 Bảng thống kê kết hợp với phương pháp phân tổ thống kê Bảng thống kê là một hình thức trình bày các tài liệu thống kê một cách có hệ thống, hợp lý và rõ ràng, nhằm nêu lên các đặc trưng về mặt lượng của hiện tượng nghiên cứu. Đặc điểm chung của tất cả các bảng thống kê là bao giờ cũng có những con số của từng bộ phận và chúng có liên hệ mật thiết với nhau. Bảng thống kê có nhiều tác dụng quan trọng trong mọi công tác nghiên cứu kinh tế nói chung và trong phân tích thống kê nói riêng. Các tài liệu trong bảng thống kê đã được sắp xếp lại một cách khoa học, nên có thể giúp ta tiến hành mọi việc so sánh đối chiếu, phân tích theo các phương pháp khác nhau, nhằm nêu lên sâu sắc bản chất của hiện tượng nghiên cứu. Nếu biết trình bày và sử dụng thích đáng các bảng thống kê, thì việc chứng minh vấn đề sẽ trở nên rất sinh động 1.4.2. Phương pháp phân tích dựa vào đồ thị thống kê Đồ thị thống kê là các hình vẽ hoặc đường nét hình học dùng để miêu tả có tính chất quy ước các tài liệu thống kê. Khác với các bảng thống kê chỉ dùng con số, các đồ thị thống kê sử dụng con số kết hợp với các hình vẽ, đường nét và màu sắc để trình bày và phân tích các đặc điểm số lượng của hiện tượng. Vì vậy, người xem không cần mất nhiều công đọc con số mà vẫn nhận thức được vấn đề chủ yếu một cách dễ dàng, nhanh chóng. Mặt khác, các đồ thị thống kê không trình bày chi tiết, tỷ mỉ các đặc trưng số lượng của hiện tượng, mà chỉ nêu lên một cách khái quát các đặc điểm chủ yếu về bản chất và xu hướng phát triển cơ bản của hiện tương. Vì vậy, đồ thị thống kê có tính quần chúng, có sức hấp dẫn và sinh động, làm cho người hiểu biết ít về thống kê vẫn lĩnh hội được vấn đề chủ yếu một cách dễ dàng, đồng thời giữ được ấn tượng sâu đối với người đọc. Các đồ thị thống kê được sử dụng rộng rãi trong mọi công tác nghiên cứư kinh tế, nhằm mục đích hình tượng hoá: - Sự phát triển của hiện tượng qua thời gian. - Kết cấu và biến động kết cấu của hiện tượng. - Trình độ phổ biến của hiện tượng. - Sự so sánh giữa các hiện tượng. - Mối liên hệ giữa các hiện tượng. Ngoài ra, đồ thị thống kê còn được coi là một phương tiện tuyên truyền rất mạnh mẽ, một công cụ dùng để biểu dương các thành tích sản xuất và hoạt động văn hoá, xã hội. 1.4.3 Phương pháp chỉ số Chỉ số trong thống kê là chỉ tiêu tương đối biểu hiện quan hệ so sánh giữa 2 mức độ nào đó của hiện tượng kinh tế theo không gian và thời gian. Trong thực tế đối tượng nghiên cứu của chỉ số là hiện tượng phức tạp bao gồm nhiều đơn vị, nhiều phần tử có tính chất khác nhau. *Đặc điểm của phương pháp chỉ số Phải chuyển các đơn vị hoặc phần tử có tính chất khác nhau thành dạng giống nhau để có thể so sánh được. Khi có nhiều nhân tố cùng tham gia vào tính chỉ số, phải giả định có 1 nhân tố thay đổi còn các nhân tố khác không đổi. Việc giả định này để loại trừ khả năng ảnh hưởng của nhân tố không nghiên cứu đối với kết quả so sánh. *Tác dụng của phương pháp chỉ số Dùng chỉ số để nghiên cứu sự biến động của hiện tượng qua thời gian được gọi là chỉ số phát triển. Dùng chỉ số để nghiên cứu sự biến động của hiện tượng qua không gian được gọi là chỉ số không gian. Dùng chỉ số để nêu lên nhiệm vụ kế hoạch hoặc tình hình thực hiện kế hoạch gọi là chỉ số kế hoạch. Dùng chỉ số để phân tích ảnh hưởng biến động của các nhân tố đối với sự biến động của toàn bộ hiện tượng. Phương pháp phân tích dãy số thời gian Dãy số thời gian là dãy các trị số của chỉ tiêu thống kê được sắp xếp theo thứ tự thời gian. Một dãy số thời gian gồm 2 thành phần: thời gian và chỉ tiêu hiện tượng nghiên cứu. Thời gian có thể là ngày, tháng, quý, năm…, độ dài giữa 2 thời gian liền nhau gọi là khoảng cách thời gian. Trị số của chỉ tiêu nghiên cứu được gọi là mức độ của dãy số thời gian. Khi thời gian thay đổi thì các mức độ của dãy số cũng thay đổi. * Đặc điểm của dãy số thời gian Phương pháp phân tích dựa vào dãy số thời gian phải đảm bảo tính chất có thể so sánh được với nhau giữa các mức độ trong dãy số nhằm phản ánh một cách khách quan sự biến động của hiện tượng qua thời gian. Cụ thể là: + Nội dung, phương pháp tính chỉ tiêu nghiên cứu qua thời gian phải thống nhất. + Phạm vi của hiện tượng nghiên cứu qua thời gian phải thống nhất, có thể là phạm vi địa lý hay hành chính của một địa phương, có thể là đơn vị thuộc hệ thống quản lý. + Các khoảng cách thời gian trong dãy số nên bằng nhau nhất là dãy số thời kỳ. * Tác dụng của phương pháp dãy số thời gian Dùng để phân tích đặc điểm và tính qui luật, sự biến động của hiện tượng qua thời gian. Dự đoán sự phát triển của hiện tượng trong tương lai. 1.4.5. Phương pháp hồi quy và tương quan Các hiện tượng tồn tại trong mối quan hệ với nhau, sự thay đổi của hiện tượng này dẫn đến sự thay đổi của hiện tượng khác. Các hiện tượng có mối liên hệ với nhau. Có 2 loại liên hệ: * Liên hệ hàm số: là liên hệ hoàn toàn chặt chẽ giữa tiêu thức nguyên nhân (kí hiệu: X) và tiêu thức kết quả (kí hiệu là Y). Dạng tổng quát: y = f(x) : xi yi * Liên hệ tương quan: là mối liên hệ không hoàn toàn chặt chẽ giữa tiêu thức nguyên nhân X và tiêu thức kết quả Y. Dạng tổng quát: xi yi1, yi2, yi3…... Vì mối liên hệ giữa các tiêu thức trong liên hệ tương quan là không hoàn toàn chặt chẽ nên cần phải nghiên cứu hiện tượng trên nhiều đơn vị (dựa trên hiện tượng số lớn). Nên thường gặp trong các hiện tượng kinh tế xã hội. Trong khuôn khổ giới hạn cho phép, em xin phép đi sâu phân tích hoạt động tài trợ XNK của NH No&PTNT Thanh Trì mà trọng tâm là doanh số Tài trợ XNK theo ba phương pháp chính là phương pháp phân tích dãy số thời gian, phương pháp hồi quy và tương quan và phương pháp chỉ số. CHƯƠNG 2 VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XNK CỦA NH No&PTNT THANH TRÌ GIAI ĐOẠN 2004-2008 2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNG No&PTNT THANH TRÌ 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hang No&PTNT Thanh Trì 2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Trì, Hà Nội (NHNo & PTNT Thanh Trì, trụ sở chính đặt tại km 10+00 quốc lộ 1A, thị trấn Văn Điển, Thanh Trì, Hà Nội, là một pháp nhân được cấp giấy phép kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng theo NĐ 3988/CP của Chính Phủ, hoạt động dưới sự lãnh đạo của Tổng giám đốc NHNo Việt Nam, hạch toán báo cáo sổ đại diện pháp nhân theo sự uỷ quyền của Tổng giám đốc, trực tiếp kinh doanh với các đơn vị kinh tế trên địa bàn huyện và các xã thuộc huyện. NHNo & PTNT Thanh Trì là sự kế thừa từ NHPTNo Thanh Trì. Sau kháng chiến chống pháp, miền Bắc hoà bình bước vào xấy dựng XHCN, chi điếm ngân hàng Thanh Trì thuộc tỉnh Hà Đông được thành lập. Năm 1961 chi điếm này chuyển sang thuộc sự quản lý của NHNN thành phố Hà Nội, khi huyện Thanh Trì được chuyển về trực thuộc thành phố Hà Nội. Ngày 26.03.1988 Hội đồng bộ trưởng (này là Chính phủ) ban hành nghị định số 53/HĐBT về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh trong đó có NHPTNo, Chi nhánh ngân hàng Thanh Trì được tách ra thành KBNN Thanh Trì, NHĐT & PT Thanh Trì, NHPTNo Thanh Trì. Khi đó NHPTNo Thanh Trì thuộc chi nhánh NHPTNo thành phố Hà Nội, nhưng đến năm 1996 nó chuyển sang trực thuộc NHNo Việt Nam được đổi tên là NHNo Thanh Trì và đến nay là NHNo & PTNT Thanh Trì. 2.1.1.2. Nhiệm vụ và mục tiêu hoạt động * Huy động vốn Nhận tiền gửi của các tổ chức kinh tế, cá nhân và các tổ chức tín dụng dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền giử có kỳ hạn và các loại tiết kiệm. Phát hành các chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu và các giấy tờ có giá khác Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động ở Việt Nam và các tổ chức tín dụng nước ngoài. Tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, vốn uỷ thác của Chính Phủ, chính quyền địa phương và các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của NHNO và PTNT Việt Nam * Cho vay Cho vay ngắn, trung và dài hạn bằng đồng VNĐ, USD đối với các tổ chức kinh tế các cá nhân và hộ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế . * Các hoạt động khác Nghiên cứu phân tích kinh tế liên quan đến mọi hoạt động tiền tệ tín dụng và đề ra kế hoạch kinh doanh phù hợp với kế hoạch kinh doanh của ngành và kế hoạch phát triển của địa phương. Tổ chức phổ biến hướng dẫn và triển khai thực hiện các văn bản, cơ chế, quy chế nghịêp vụ của ngành. Kinh doanh dịch vụ thu, chi tiền mặt, chiết khấu các loại giấy tờ có giá bằng tiền, dịch vụ thanh toán, dịch vụ thẻ ATM và các dịch vụ ngân hàng khác được NHNo & PTNT Việt Nam cho phép. Làm dịch vụ cho Ngân hàng chính sách. Kiểm tra kiểm toán nội bộ việc chấp hành thể lệ, chế độ nghiệp vụ trong phạm vi địa bàn theo quy định của NHNo Cân đối điều hoà vốn kinh doanh và phân phối thu nhập theo quy định của NHNo. Thực hiện đầu tư dưới hình thức: góp vốn liên doanh, mua cổ phần và các hình thức đầu tư khác với doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khi được NHNo Việt Nam cho phép. Chấp hành đầy đủ các báo cáo, thống kê theo chế độ quy định và yêu cầu đột xuất của Ngân hàng cấp trên. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ngân hàng cấp trên giao. 2.1.2 Một số điểm cơ bản về huyện Thanh Trì ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Thanh Trì Thanh Trì nằm ở phía nam Hà Nội, phía bắc giáp quận Hai Bà Trưng, phía đông giáp sông Hồng, phía nam giáp huyện Thường Tín (Hà Tây), phía tây giáp quận Thanh Xuân, bao gổm 01 thị trấn và hơn 20 xã với diện tích đất tự nhiên hơn 9.000 ha, dân số trên 257.000 người. Thanh Trì là một huyện ngoại thành của một đô thị lớn, nằm trên trục giao thông chính nên có nhiều thuận lợi về giao thông, bưu điện, có thị trường lớn tiêu thụ lương thực, thực phẩm, các sản phẩm dịch vụ, thương mại phục vụ đô thị, tạo cơ hội phát triển kinh tế huyện. Tuy nhiên so với các huyện ngoại thành Hà Nội khác, Thanh Trì là huyện có kinh tế công nghiệp dịch vụ và các ngành kinh tế khác kém phát triển hơn. Cơ sở hạ tầng nhất là hệ thống giao thông, nước sạch còn rất kém. Thanh Trì cũng là vùng đất trũng, ao hồ nhiều chăn nuôi thuỷ sản phát triển, nhưng đây là vùng ô nhiễm nặng do toàn bộ nguồn nước thải của thành phố đổ về dây, do ảnh hưởng của các nhà máy sử dụng hoá chất ở Thanh Trì như công ty Phân Lân Văn Điển, ảnh hưởng của nghĩa trang thành phố có trên địa bàn huyện…những yếu tố này đã tác động không tốt đến năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi. Kinh tế hộ sản xuất bấp bênh. Do đô thị hoá và mở rộng các khu dân cư, khu công nghiệp, đường giao thông nên diện tích đất canh tác bị thu hẹp, dân có tiền đền bù ít vay ngân hàng, nguồn tiết kiệm dân cư tăng. Việc đền bù giải phóng mặt bằng cầu Thanh Trì, đường Vành đai 3 được triển khai mạnh đã tạo điều kiện cho ngân hàng thu nợ tồn đọng khó đòi và thu tiền gửi tiết kiệm (tập trung ở Yên Sở, Trần Phú, Thịnh Liệt, Hoàng Liêt…) Kinh tế huyện vẫn chủ yếu là sản xuât nông nghiệp, nhưng đó là nông nghiệp ở một huyện ngoại thành của đô thị lớn. tình hình quy hoạch chậm hoặc không ổn định, yêu cầu của thị trường nội thị thay đổi nhanh hơn khả năng sản xuất kinh doanh của hội sản xuất, việc hàng Trung quốc chiếm lĩnh khắp các thị trường … làm cho kinh tế huyện có phần chững lại ảnh hưởng đến tín dụng hộ sản xuất. Khả năng kinh tế huyện ngoại thành thường không bằng kinh tế nội thị, nhất là các cơ sở chế biến nông sản thực phẩm. Hơn nữa các cơ sở sản xuất, chế biến ở ngoại thành lại thường là các cơ sở vệ tinh của các doanh nghiệp trong nội thành nên nhu cầu vốn thuộc về các NHTM trong nội thành. Chính vì vậy tốc độ tăng trưởng dư nợ của ngân hàng thường thấp hơn tốc độ của các NHTM nội thành. 2.1.3 Cơ cấu tổ chức Từ một cơ sở ban đầu, đến nay NHNo & PTNT Thanh Trì đã có 8 cơ sở gồm: trụ sở NHNo & PTNT huyện (ngân hàng cấp I), 4 ngân hàng khu vực (ngân hàng cấp II), và 03 phòng giao dịch với số cán bộ trên 70 người (xem bảng số 2.1) Bảng số 2.1: Cơ cấu màng lưới của NHNo & PTNT Thanh Trì Cấp Tên điểm giao dịch Địa điểm Năm mở Số lao động Cấp I Trung tâm T/t Văn Điển 33 Cấp II NH Cầu Bươu Cầu Bươu 1996 7 NH Linh Đàm Đô thị Linh Đàm 2001 7 NH Lĩnh Nam Xã Lĩnh Nam 1996 10 NH Đông Mỹ Xã Đông Mỹ 1996 7 Phòng GD Vạn Xuân P.Hoàng Văn Thụ 2003 3 Khương Đình P. Khương Đình 2002 2 Ngũ Hiệp Xã Ngũ Hiệp 2002 6 Tổng số 75 (Nguồn: Phòng kế hoạch- kinh doanh) Tại chi nhánh cấp I nơi hoạch định chiến lược, sách lược trong kinh doanh, quyết định thực hiện hay không thực hiện những khoản tín dụng, đầu tư lớn mà theo quy định thuộc thẩm quyền của giám đốc NH huyện, đồng thời cũng là nơi kiểm tra, kiểm soát các mặt nghiệp vụ của toàn bộ các cơ sở của NHNo & PTNT Thanh Trì Bảng 2.2:Sơ đồ cơ cấu tổ chức của NHNo & PTNT Thanh Trì Phòng thẩm định Phòng kế toán kiểm toán nội bộ Phòng tổ chức hành chính Phòng thanh toán quốc tế Phòng kế toán ngân quỹ Phòng kế hoạch kinh doanh Phòng Giao dịch Vạn Xuân BAN GIÁM ĐỐC Phòng Giao dịch Ngũ Hiệp Trụ sở chính NHNo & PTNT Đông Mỹ Trụ sở chính NHNo& PTNT Cầu Bươu Phòng giao dịch Tân Triều Trụ sở chính NHNo &PTNT Lĩnh Nam Phòng Giao dịch Khương Đình Trụ sở chính NHNo & PTNT Linh Đàm (Nguồn: phòng kê hoạch – kinh doanh) Ban giám đốc gồm 01 giám đốc và 03 phó giám đốc trợ lý giúp giám đốc điều hành hoạt động chung của ngân hàng. Các phòng ban: Ngân hàng có 04 phòng: Phòng Kế hoạch _ Kinh doanh. Phòng Kế toán _ Ngân quỹ. Phòng Kiểm tra _ Kiểm toán nội bộ. Phòng Tổ chức hành chính. Phòng Kế hoạch _ Kinh doanh: Đây là phòng mũi nhọn trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh, phụ trách các nghiệp vụ chung của cả ngân hàng và trực tiếp cho vay tại thị trấn và 07 xã cùng các doanh nghiệp lớn trên địa bàn huyện. Phòng được tổ chức như sau: 01 trưởng phòng phụ trách chung, 01 phó trưởng phòng hỗ trợ trưởng phòng, trực tiếp phụ trách thẩm định khách hàng là doanh nghiệp, thay thế trưởng phòng điều hành công việc của phòng khi trưởng phòng đi vắng, 01 cán bộ phụ trách cho vay doanh nghiệp, số cán bộ còn lại phụ trách các xã về công tác ngân hàng. Hiện nay phòng được phân công phụ trách công tác huy động và cho vay tại thị trấn và 07 xã cùng các doanh nghiệp lớn trên địa bàn toàn huyện, bình quân mỗi cán bộ tín dụng phụ trách 01 xã và cứ 03 năm được đổi địa bàn 01 lần. Phòng Kế toán _ Ngân quỹ là phòng có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các nghiệp vụ huy động, thanh toán, kế toán. Đây là phòng có đội ngũ cán bộ nhân viên lớn, được chia thành các tổ như tổ ngân quỹ, tổ tiết kiệm, tổ thanh toán viên, tổ điện toán…Mỗi tổ có chức năng nhiệm vụ riêng nhưng giữa chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, tham gia thực hiện công tác kế toán, thanh toán, thu chi tiền mặt, bảo quản tiền mặt và một lượng ngân phiếu thanh toán đa dạng, theo dõi, kiểm tra kho ấn chỉ như sổ tiết kiệm trắng…Phòng thực hiện các nhiệm vụ: Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của NHNo & PTNT Việt Nam. Quản lý các chứng từ, hoá đơn thanh toán, các bảng kê, lập cân đối ngày tháng và báo cáo cho các phòng ban chức năng. Quản lý hồ sơ tín dụng của khách hàng, thực hiện thu lãi vay theo thông tin từ phòng kinh doanh, thực hiện các khoản nộp ngân sách theo luật định. Ngoài ra phòng còn có nhiệm vụ chấp hành quy địng về an toàn kho quỹ, định mức tồn kho theo quy định và thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc ngân hàng giao. Phòng Kiểm tra _ Kiểm toán nội bộ, phòng có nhiệm vụ giám sát các hoạt động kinh doanh của ngân hàng cùng các văn bản giấy tờ có liên quan, tham gia cùng các đoàn thanh tra, kiểm tra kiểm soát và làm tham mưu cho ban lãnh đạo tìm và xử lý kịp thời các sai phạm. Phòng tổ chức hành chính, phòng có chức năng chính trong việc tôt chức đội ngũ cán bộ nhân viên, tham mưu cho ban giám đốc trong vấn đề sắp xếp bố trí lao động hợp lý, phụ trách công tác văn thư lưu trữ, thực hiện quản lý hành chính, phục vụ lễ tân, bảo vệ. Tại các chi nhánh cấp II: NH Cầu Bươu, NH Đông Mỹ, NH Lĩnh nam, NH Linh Đàm có tổ tín dụng, tổ kế toán, 01 giám đốc, 01 phó giám đốc kiêm cán bộ tín dụng, 01 tổ trưởng tổ tín dụng, 01 tổ trưởng tổ kế toán. Các chi nhánh này phụ trách công tác ngân hàng theo địa bàn khoảng 05 – 06 xã (kể cả doanh nghiệp đóng trên địa bàn. Các phòng giao dịch hạch toán phụ thuộc ngân hàng cấp II - Phòng giao dịch Khương Đình phụ trách địa bàn 02 phường Khương Đình và Hạ Đình (quận Thanh Xuân). - Phòng giao dịch Vạn Xuân phụ trách địa bàn 05 phường của quận Hai Bà Trưng và 09 xã của Thanh Trì thành lập quận hoàng Mai. - Phòng giao dịch Ngũ Hiệp phụ trách cho vay xã Ngũ Hiệp và nhận tiền gửi khu vực tập trung dân cư Phố Công, Ngọc Hồi… 2.1.4 Tình hình và thực trạng các hoạt động chung tại ngân hang No&PTNT Thanh Trì Nhìn chung hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đã thu được nhiều thành tựu cho thấy sự phát triển theo hướng đi lên Chênh lệch thu chi năm 2007 đạt 16.082 triệu đồng tăng 41 triệu đồng so với kế hoạch. Chênh lệch lãi suất cho vay nền kinh tế và lãi suất huy động đạt 0,4%/tháng. Tuy nhiên, do là đơn vị thường xuyên thừa nguồn, phí điều hoà vốn nội bộ thấp nên thực tế chênh lệch lãi suất đầu ra đầu vào chỉ đạt 0,23%. 2.1.4.1 Hoạt động huy động vốn Công tác huy động vốn của NHNo & PTNT Thanh Trì đã có những tăng trưởng nhanh chóng, vững mạnh qua các năm được thấy rõ qua số liệu sau: Bảng 2.3: Vốn huy động và tốc độ tăng trưởng của vốn huy động Chỉ tiêu ĐVT 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng vốn huy động Tr.đ 180.850 220.593 313.074 593.442 646.742 847.742 936.237 Tỷ lệ tăng trưởng % 21,98 41,92 89,55 8,98 31,08 10,439 Nội tệ Tr.đ 178.215 217.647 309.185 584.200 623.800 813.300 895.202 Tỷ trọng của nội tệ % 98,54 98,66 98,76 98,44 96,45 95,94 95,617 Ngoại tệ (quy đổi) Tr.đ 2.635 2.946 3.889 9.242 22.942 34.442 41.035 Tỷ trọng của ngoại tệ % 1,46 1,34 1,24 1,56 3,55 4,06 4,383 (Nguồn: Phòng Kế hoạch - Kinh doanh) Qua phân tích số liệu được thể trong bảng ta có thể rút ra một số nhận định: Nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng mạnh qua các năm, tỷ lệ tăng trưởng cao và có xu hướng tăng gấp đôi năm trước (theo bảng 2.2) năm 2003 tỷ lệ tăng trưởng là 22%, năm 2004 là 42%, năm 2005 là 89%. Có được kết quả này là do sự kết hợp giữa tình hình tiền nhàn rỗi trong dân tăng từ việc được đề bù giải phóng mặt bằng với khả năng thuyết phục người dân mang tiền đến gửi tại ngân hàng. Tuy nhiên sang năm 2006 tỷ lệ này chỉ là 9%, năm 2007 tỷ này lại đạt 31% và đến năm 2008 chỉ đạt 10,439%. Điều này có thể được lý giải vì sự xuất hiện thêm phòng giao dịch NHCSXH, phòng giao dịch NHNo Hà Nội và phòng giao dịch của NHĐT Hà Nội, NHTM CP Sài Gòn Thương Tín, tạo ra sự cạnh tranh về huy động nguồn vốn, chia sẻ thị phần của NHNo Thanh Trì và do ảnh hưởng của tiìn trạng khủng hoảng kinh tế đang diễn ra trên toàn thế giới đặc biệt là sự sụt giảm của thị trường chứng khoán. Tiền gửi bẳng nội tệ luôn chiếm hơn 90% tổng vốn huy động, tiền gửi ngoại tệ hầu như không đáng kể, phần nào ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng bằng ngoại tệ của ngân hàng. Đây là do nghiệp vụ thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng còn yếu, khách hàng có ngoại tệ, cần thanh toán quốc tế thường vào các quận nội thành để thực hiện, bên cạnh đó còn do kinh tế huyện còn nghèo nàn chưa vươn ra khỏi biên giới quốc gia, chưa khép kín được chu trình sản xuất – kinh doanh và tính thiếu ổn định của nền kinh tế huyện ngoại thành. Bảng 2.4:Tình hình nguồn vốn huy động theo tính chất nguồn huy động Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Giá trị (Triệu) Tỷ trọng (%) Giá trị (Triệu) Tỷ trọng (%) Tỷ lệ tăng trưởng (%) Giá trị (Triệu) Tỷ trọng (%) Tỷ lệ tăng trưởng (%) Tiền gửi dân cư 501.000 77,47 602.500 71,07 20,26 665.124 71,04 10,4 Tiền gửi tổ chức kinh tế 112.600 17,41 227.000 26,78 101,60 247.500 26,44 9,031 Tiền gửi TCTD và khác 33.142 5,12 18.242 2,15 (44,96) 23.613 2,52 29,443 Chung 646.742  100 847.742  100 31,079 936.237 100 10,439 ( Nguồn: Phòng Kế hoạch - Kinh doanh) Xét về cơ cấu, nguồn tiền gửi từ dân cư thường xuyên chiếm trên 70% tổng nguồn vốn. Nguồn tiền gửi dân cư phụ thuộc chủ yếu vào các dự án đền bù giải phóng mặt bằng. Vì công tác tổ chức huy động đã được tổ chức một cách kỹ lưỡng, tiến hành một cách bài bản từ khâu phân công cán bộ tiếp cận, thu thập thông tin về dự án, liên hệ và duy trì tố mối quan hệ với chính quyền địa phương để đạt điểm huy động, tích cực tuyên truyền người dân, đến bố trí cán bộ, phương tiện đầy đủ và thích hợp…nên mặc dù có nhiều đối thủ cạnh tranh (có thêm chi nhánh Hùng Vương – NHNo & PTNT Tây Hà Nội, các phòng giao dịch mới của NH công thương, NH ngoại thương) NHNo & PTNT Thanh Trì vẫn luôn là đơn vị thu hút được nhiều nhất nguồn tiền gửi từ dân cử trong mỗi lần trả tiền đền bù. Tuy nhiên, đối với nguồn tiền gửi này, sau một thời gian ngắn người dân sẽ rút dần để chi tiêu, mua nhà tái định cư, xây dựng sửa chữa nhà cửa nên mực tăng thực tế còn chậm so với các nguồn khác. Nguồn tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế, kho bạc, bảo hiểm xã hội cũng được ngân hàng chú trọng. Đây là nguồn vốn có lãi suất huy động thấp nhưng độ biến động lớn gây khó khăn cho công tác điều hành kế hoạch của ngân hàng. Bảng 2.5: Tình hình nguồn vốn theo thời gian Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Giá trị (Triệu) Tỷ trọng (%) Giá trị (Triệu) Tỷ trọng (%) Tỷ lệ tăng trưởng (%) Giá trị (Triệu) Tỷ trọng (%) Tỷ lệ tăng trưởng (%) TG không kỳ hạn 142.000 21,92 217.000 25,57 52,82 306.300 32,716 41,152 TG có kỳ hạn < 12 tháng 306.000 47,24 361.000 42,53 17,97 327.787 35,01 -9,20 TG có kỳ hạn > 12 tháng 199.742 30,84 270.742 31,90 35,55 302.150 32,273 11,60 Chung 647.742 100  848.742 100  31,079 936.237 100,00 10,439 Nguồn: Kế hoạch - Kinh doanh Nguồn vốn huy động của NHNo Thanh Trì chủ yếu là nguồn tiền gửi của dân nên theo thời gian nguồn tiền gửi có kì hạn luôn chiếm tỷ tọng cao khoảng 70%, trong đó tiền gửi có kì hạn dưới 12 tháng chiếm khoảng hơn 30% tổng nguồn vốn huy động. Vì như đã nói ở trên sau một thời gian gửi tiền người dẫn sẽ rút dần để chi tiêu. Nguồn tiền gửi không kỳ hạn đã được chú ý quan tâm tỷ lệ tăng trưỏng khá cao,năm 2007 tỷ lệ này là 52,82% và năm 2008 là 41,152% nhưng mức độ biến động cao gây khó khăn cho ngân hàng. 2.1.4.2 Hoạt động cho vay Chịu ảnh hưởng của những biến động kinh tế, kinh doanh trong môi trường cạnh tranh gay gắt, với nỗ lực của mình NHNo Thanh Trì đã từng bước khai thác có hiệu quả thị trường đầu ra và đã có được thị phần đáng kể trong hoạt động cho vay Tính đến cuối năm 2007 dư nợ cho vay đạt 334,5 tỷ đồng tăng 24,2 tỷ so với năm 2006. Bảng 2.6: Tình hình dư nợ và tốc độ tăng trưởng qua các năm Chỉ tiêu ĐVT 2002 2006 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng dư nợ Tr.đ 115.630 141.510 157.414 196.200 310.200 334.400 377.169 Tỷ lệ tăng trưởng % 22,38 11,24 24,64 58,10 7,80 12,79 Dư nợ nội tệ Tr.đ 115.630 141.510 157.414 196.200 232.598 256.853 278.803 Tỷ trọng DN nội tệ % 100,00 100,00 100,00 100,00 74,98 76,81 73,92 DN ngoại tệ (quy đổi) Tr.đ - - - - 77.602 77.547 98.366 Tỷ trọng DN ngoại tệ % - - - - 25,02 23,19 26,08 (Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kinh doanh) Theo bảng số 2.6 ta thấy tổng dư nợ cho vay liên tục tăng đáng kể nhưng tốc độ tăng trưởng còn chậm, chậm hơn tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn (bảng số 2.4 ). Sang năm 2006 dư nợ tăng mạnh hơn so với các năm trước do trong năm này ngân hàng có nhiều thuận lợi hơn như cơ chế tín dụng khá đầy đủ, rõ ràng, một số doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn tăng do mở rộng sản xuất như: tổng cốn ty cơ điện xây dựng nông nghiệp và thuỷ lợi, công ty CP bách hoá, Cty CP XNK Vật tư nông nghiệp và nông sản…phương pháp làm việc của cán bộ có tiến bộ: giải quyết nhanh trả lời dứt khoát nên nâng cao tín nhiệm với khách hàng. Năm 2006 cũng đánh dấu một sự đổi mới trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Năm 2006 ngân hàng bắt đầu tăng cho vay bằng ngoài tệ. Dư nọ cho vay bằng ngoại tệ cũng chiếm tỷ trọng tương đối trong tổng dư nợ. Bảng 2.7: Tình hình dư nợ theo thời hạn vay Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Giá trị (Triệu) Tỷ trọng (%) Giá trị (Triệu) Tỷ trọng (%) Tỷ lệ tăng trưởng (%) Giá trị (Triệu) Tỷ trọng (%) Tỷ lệ tăng trưởng (%) Dư nợ ngắn hạn 252.512 81,40 259.612 77,64 2,81 255.610 67,77 -1,54 Dư nợ trung dài hạn 57.688 18,60 74.788 22,._.,7 0 II.Nhập khẩu 1.Ngắn hạn 2.Trung, dài hạn 630.000 210.000 420.000 86 28,7 57,3 790.000 263.000 527.000 80 26,6 53,4 983.600 327.000 656.600 77,73 25,8 52,2 1242.300 394.300 848.000 75,3 23,9 51,4 Tổng số 732.600 100 987.500 100 1265.400 100 1649.800 100 Nguồn: Phòng Kế hoạch – kinh doanh Năm Chỉ tiêu 2006/2005 2007/2006 2008/2007 lượng tăng giảm tuyệt đối (Triệu đồng) lượng tăng giảm tương đối (%) lượng tăng giảm tuyệt đối (Triệu đồng) lượng tăng giảm tương đối (%) lượng tăng giảm tuyệt đối (Triệu đồng) Lượng tăng giảm tương đối (%) I.Xuất khẩu 1.Ngắn hạn 2.Trung, dài hạn 94.900 94.900 0 92,5 92,5 0 84.300 84.300 0 42,7 42,7 0 158.700 158.700 0 56,31 56,31 0 II.Nhập khẩu 1.Ngắn hạn 2.Trung, dài hạn 160.000 53.000 107.000 25,4 25,2 25,5 193.600 64.000 129.600 24,5 24,3 24,6 258.700 67.300 191.400 26,30 20,58 29,15 Tổng số 254.900 34,800 277.900 28,1 384.400 30,38 Nguồn: Phòng kế hoạch – kinh doanh Hoạt động tài trợ XNK tại NHNo & PTNT Chi nhánh Thanh Trì ngày càng tăng. Tài trợ xuất khẩu năm 2006 đạt 197.5 tỷ đồng tăng 94.9 tỷ đồng so với năm 2005 chiếm 14% tổng doanh số xuất nhập khẩu và tới năm 2007 tiếp tục tăng 84.3 tỷ đồng so với năm 2006. Riêng năm 2008 vừa qua, đã có sự tăng vượt bậc về chất cũng như về lựợng là 158.7 tỷ đồng. Đối với tài trợ xuất khẩu chỉ có tài trợ ngắn hạn (dưới 1 năm), trong khi tài trợ nhập khẩu thì tài trợ trung và dài hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn. Sở dĩ như vậy là do NHNo & PTNT Chi nhánh Thanh Trì chủ yếu tài trợ cho các doanh nghiệp mua máy móc, thiết bị, dây chuyền có giá trị lớn, thời gian khấu hao dài. Trong cơ cấu tài trợ xuất khẩu thì 100% là tài trợ ngắn hạn, do tài trợ xuất khẩu chủ yếu phục vụ cho các doanh nghiệp thu mua, chế biến hàng nông sản có giá trị thấp nên nhu cầu tài trợ không nhiều. Hơn nữa, mặt hàng nông sản có tính thời vụ cao, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên nên rủi ro lớn, vì vậy các DN XK chỉ có nhu cầu tài trợ trong thời gian ngắn. Mặc dù giá trị tài trợ XK tăng nhưng tỷ trọng tài trợ XK trong cơ cấu tài trợ XNK hầu như không đổi là do TD tài trợ NK cũng tăng và tăng với doanh số lớn hơn so với mức tăng của tài trợ XK. So với hoạt động nhập khẩu thì hoạt động tài trợ XK còn quá nhỏ bé, nguyên nhân là do hoạt động tài trợ XNK tại NHNo & PTNT Chi nhánh Thanh Trì chưa phát triển, chưa đa dạng phong phú nên số lượng khách hàng chưa nhiều. Thêm vào đó, lại có những vướng mắc trong cơ chế chính sách nên việc cho vay thu mua hàng hàng xuất khẩu bị hạn chế. Về tài trợ nhập khẩu ở NHNo & PTNT Chi nhánh Thanh Trì tăng lên qua các năm nhưng tỷ trọng nhập khẩu lại giảm, năm 2006 đạt 790.000 triệu đồng tăng 160.000 triệu đồng so với năm 2005 chiếm 86% tổng doanh số tài trợ, tới năm 2007 đạt 983.600 triệu tăng 193.600 triệu so với năm 2006 chiếm 80% tổng doanh số và đến năm 2008 vừa qua, doanh số tài trợ nhập khẩu đã đạt 1.242.300 triệu đồng tăng 258.700 triệu đồng so với năm 2007. Khác với tài trợ XK chỉ có tài trợ ngắn hạn thì tài trợ NK lại chủ yếu là tài trợ trung và dài hạn, điều này cho thấy tài trợ trung dài hạn trong cơ cấu tài trợ tăng đồng thời tài trợ ngắn hạn có xu hướng giảm. Hiện nay, các DN vay tài trợ ở nước ta chủ yếu là để NK máy móc thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất và tiêu dùng trong nước và xu hướng ngày càng tăng. 2.2.2.3. Dư nợ tài trợ Xuất nhập khẩu tại NH No &PTNT chi nhánh Thanh Trì Chất lượng hoạt động tài trợ luôn được quan tâm đầu tiên. Trong những năm vừa qua do doanh số tài trợ tăng lên dẫn đến dư nợ tài trợ cũng tăng theo Dư nợ tài trợ cũng tăng trong những năm gần đây. Tổng dư nợ tài trợ năm 2006 tăng 198.300 triệu đồng so với năm 2005 và năm 2007 tăng 176.700 triệu đồng so với năm 2006. Mức dư nợ tài trợ cao cho thấy hoạt động tài trợ XNK tại NHNo & PTNT Chi nhánh Thanh Trì ngày càng tăng trưởng và kh năng đáp ứng vốn cho các DN XNK ngày càng cao. NHNo & PTNT Chi nhánh Thanh Trì cũng đã chủ động tiếp cận với các Tổng công ty lớn làm ăn có hiệu qu như : Tổng công ty Hàng Hải, Vinaconex, Tổng công ty công nghiệp ôtô… để tìm kiếm, thẩm định tài trợ theo các dự án và các dự án đồng tài trợ. Bảng 2.12 Dư nợ tài trợ Xuất nhập khẩu NHNo & PTNT Chi nhánh Thanh Trì qua giai đoạn 2005-2008 Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 Số Tiền (triệu đồng) Tỷ trọng % Số Tiền (triệu đồng) Tỷ trọng % Số Tiền (triệu đồng) Tỷ trọng % Số Tiền (triệu đồng) Tỷ trọng % I.Xuất khẩu 1.Ngắn hạn 2.Trung, dài hạn 85.400 85.400 0 12,2 12,2 0 151.200 151.200 0 16,8 16,8 0 211.700 211.700 0 19,7 19,7 0 274.160 274.160 0 20,1 20,1 0 II.Nhập khẩu 1.Ngắn hạn 2.Trung, dài hạn 616.600 152.400 464.200 87,8 21,7 66,1 749.100 250.600 498.400 83,2 27,8 55,4 865.300 362.800 502.500 80,3 33,7 46,6 1.089.000 507.408 582.430 79,9 37,2 42,7 Tổng số 702.000 100 900.300 100 1.074.700 100 1.364.000 100 Nguồn: Phòng Kế hoạch – kinh doanh Năm Chỉ tiêu 2006/2005 2007/2006 2008/2007 lượng tăng giảm tuyệt đối (triệu đồng) lượng tăng giảm tương đối (%) lượng tăng giảm tuyệt đối (triệu đồng) lượng tăng giảm tương đối (%) lượng tăng giảm tuyệt đối (triệu đồng) Lượng tăng giảm tương đối (%) I.Xuất khẩu 1.Ngắn hạn 2.Trung, dài hạn 65.800 65.800 0 77 77 0 60.500 60.500 0 40 40 0 62.460 62.460 0 29,5 29,5 0 II.Nhập khẩu 1.Ngắn hạn 2.Trung, dài hạn 132.500 98.200 34.200 21,5 64,4 7,4 116.200 112.200 4.100 15,5 44,8 0,8 223.700 144.608 799.930 25,86 39,85 15,9 Tổng số 198.300 28,2 176.700 19,6 289.300 26,92 Nguồn: Phòng Kế hoạch – kinh doanh Mặc dù tỷ trọng dư nợ tài trợ XK ba năm gần đây đều tăng so với tổng dư nợ tài trợ XNK nhưng tỷ trọng dư nợ tài trợ XK lại thấp hn nhiều so với dư nợ tầi trợ NK. Sở dĩ như vậy một phần là do tài trợ XK chỉ có hình thức ngăn hạn, thời hạn thu hồi vốn nhanh, còn tài trợ nhập khẩu chủ yếu là hình thức trung và dài hạn nên thời gian thu hồi vốn dài hơn. 2.2.2.4. Đánh giá về nghiệp vụ tài trợ Xuất nhập khẩu tại NHNo & PTNT Thanh Trì Trong bối cảnh các NHTM cạnh tranh quyết liệt, nhờ có các biện pháp chỉ đạo chặt chẽ, thích hợp như: tăng cường công tác tiếp thị, đa dạng các hình thức tài trợ XNK, đưa ra các sản phẩm dịch vụ mới nên NHNo & PTNT Chi nhánh Thanh Trì đã đạt được nhiều thành công.Tỷ lệ dư nợ liên tục tăng qua các năm, nợ xấu, nợ quá hạn giảm, chiếm được lòng tin và tạo uy tín tốt với KH. Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động tài trợ XNK tại NHNo & PTNT Chi nhánh Thanh Trì vẫn còn những hạn chế nhất định. Khối lượng hoạt động còn thấp và hình thức tài trợ chưa phong phú, đa dạng. Doanh số cho vay XK trung và dài hạn chiếm một tỷ trọng nhỏ không đáng kể trong tổng số cho vay.NHNo & PTNT Chi nhánh Thanh Trì chưa có các chiến lược cụ thể cho các hoạt động tài trợ XNK. Doanh số tài trợ tuy tăng qua các năm nhưng chưa mang tính ổn định, tập trung chủ yếu vào các DN có doanh số kinh doanh các mặt hàng có biến động giá cả lớn. Sự tăng giá các mặt hàng trên thị trường đặc biệt là giá xăng dầu là cho chi phí vận chuyển tăng cao, do đó tăng các khoản thanh toán. Các doanh nghiệp chưa tìm kiếm được thị trường ổn định để giao dịch do gặp phi vấn đề chi phí, lớn nhất là chi phí bảo hiểm và vận tải. 2.2.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh số tài trợ XNK tại Ngân hàng No&PTNT Thanh Trì Do điều kiện thời gian có hạn, trong khuôn khổ chuyên đề này em xin phép được vận dụng một số phương pháp thống kê đi sâu phân tích về doanh số của hoạt động tài trợ XNK tại Ngân hàng No&PTNT Thanh Trì giai đoạn 2004-2008: 2.2.3.1 Vận dụng phương pháp phân tích dãy số thời gian để phân tích doanh số tài trợ XNK của NH No&PTNT Thanh Trì: Phân tích xu hướng biến động của doanh số Tài Trợ XNK theo thời gian: Sử dụng phần mềm SPSS ta có kết quả như sau: Dạng tuyến tính: Dependent variable.. DS Method.. LINEAR Listwise Deletion of Missing Data Multiple R .97793 R Square .95634 Adjusted R Square .94178 Standard Error 104275.61556 Analysis of Variance: DF Sum of Squares Mean Square Regression 1 714492900000.0 714492900000.0 Residuals 3 32620212000.0 10873404000.0 F = 65.71014 Signif F = .0039 -------------------- Variables in the Equation -------------------- Variable B SE B Beta T Sig T Time 267300.000000 32974.84496 .977926 8.106 .0039 (Constant) 259060.000000 109365.1882 2.369 .0986 Như vậy ta có hàm xu thế theo thời gian như sau: = 259.030 + 267.300*t a0 = 259.303 nói lên ảnh hưởng của các nguyên nhân khác ngoài yếu tố thời gian đến doanh số tài trợ xuất nhập khẩu của Ngân hang No&PTNT Thanh Trì. a1 = 267.300 nói lên ảnh hưởng của thời gian tác động đến doanh số tài trợ XNK r2 = 0.95634 thể hiện mối liệ hệ giữa thời gian và doanh số tài trợ XNK ở ngân hang No&PTNT là mối lien hệ tương quan tuyến tính thuận, và tương đối chặt chẽ, trong đó 95,63% sự thay đổi của yếu tố thời gian được giải thích bởi mô hình trong mối quan hệ với doanh số tài trợ XNK của ngân hang No&PTNT. Bảng 2.13: Biến động doanh số Tài trợ XNK của NH No&PTNT giai đoạn 2004-2008 ChØ tiªu Doanh Số (triªu VN§) L­îng t¨ng gi¶m tuyÖt ®èi (triÖu VN§) tèc ®é ph¸t triÓn (%) tèc ®é t¨ng (gi¶m) (%) n¨m liªn hoµn ®Þnh gèc liªn hoµn ®Þnh gèc liªn hoµn ®Þnh gèc 2004 624.700 2005 732.500 107.800 107.800 117,.2563 117,2563 17,25628 17,25628 2006 987.500 255.000 362.800 134,8123 158,0759 34,81229 58,07588 2007 1.265.300 277.800 640.600 128,1316 202,5452 28,13165 102,5452 2008 1.694.800 429.500 1.070.100 133,9445 271,2982 33,94452 171,2982 Chung 5.304.800 1.070.100 128,3399 28,3399 Nguồn: Phòng Kế hoạch – kinh doanh Nhận xét: Kết quả tính toán trên cho thấy quy mô doanh số cho vay tài trợ XNK của Ngân hàng No&PTNT Thanh Trì trong thời kỳ (2004-2008) tăng lên với số lượng lớn: Theo lượng tăng giảm tuyệt đối bình quân: Lượng tăng tuyệt đối bình quân hàng năm của thời kỳ (2004-2008) là 1.070.100 (triệu đồng). Có được kết quả này là do có sự cố gắng rất lớn của chi nhánh. Bên cạnh đó nhờ thực hiện một số chương trình quốc gia về nâng cấp cơ sở hạ tầng…tạo mọi điều kiện cho ngành dịch vụ ngân hàng tăng trưởng cao. Hơn nữa là do cơ chế quản lý nền kinh tế thị trường của các cơ sở trong sự chỉ đạo của các cán bộ quản lý kinh tế của huyện Thanh Trì. Doanh số tài trợ XNK của Ngân hàng No&PTNT Thanh Trì đã đóng góp phần không nhỏ vào giá trị sản xuất của ngành XNK của cả nước, cũng như của huyện Thanh Trì để thúc đẩy hơn nữa quá trình hội nhập phát triển của cả nước. Theo tốc độ phát triển trung bình Dễ dàng ta có thể nhận thấy rằng, trong giai đoạn 2004-2008, tốc độ tăng trưởng của doanh số tài trợ XNK tăng lien tục qua các năm, và hang năm tăng với tốc độ phát triển liên hoàn tương đối xấp xỉ nhau, và mức tăng trưởng chung cho cả 4 năm là 128,339%. Trong 5 năm qua tốc độ phát triển của giá trị sản xuất của dịch vụ ngân hàng tăng nhưng chậm, nhưng giá trị 1% tăng lên năm sau cao hơn năm trước. Điều đó thể hiện qua bảng 2.14 Bảng 2.14:Giá trị tuyệt đối 1% tăng của Doanh số tài trợ XNK NH No&PTNT giai đoạn 2004-2008 Chỉ tiêu Năm Doanh số tài trợ XNK Giá trị tuyệt đối của 1% tăng (triệu đồng) 2004 624.700 6.247 2005 732.500 7.325 2006 987.500 9.875 2007 1.265.300 12.653 2008 1.694.800 16.948 Nguồn: Phòng Kế hoạch – kinh doanh Nhận xét: Trước tình hình tốc độ tăng trưởng dịch vụ ngân hàng Việt Nam nói chung và tình hình của Ngân hàng No&PTNT Thanh Trì nói riêng. Chính phủ Việt Nam đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm kích thích đầu tư trong ngành Ngân hàng. Chính vì vậy mà ngành ngân hàng của huyện Thanh Trì đã được cải thiện một cách rõ nét biểu hiện cụ thể. Trong thời gian tới, các cán bộ quản lý trong ngành kinh tế, nhất là trong quản lý ngân hàng cần phải có chính sách, mục tiêu rõ ràng, cụ thể hơn nữa để tạo mọi điều kiện cho ngành dịch vụ ngân hàng phát triển. Thực tế cho thấy trong nội bộ ngành dịch vụ ngân hàng cũng có sự chuyển dịch tích cực, bước đầu tạo ra cơ cấu hợp lý, tạo mọi điều kiện cho đầu tư phát triển của ngành ngân hàng, để trở thành một trong những ngành mũi nhọn trong cả nước. 2.2.3.2 Dự đoán doanh số tài trợ XNK của NH No&PTNT Thanh Trì năm 2009. Với số liệu ở bảng 2.13 ta có thể dự doán doanh số tài trợ XNK theo: * Lượng tăng giảm tuyệt đối: = 1.070.100 (triệu VNĐ). Ta có thể dự đoán tổng doanh số hoạt động tài trợ XNK của Ngân hàng No&PTNT trong năm 2009 (với 1 = 1) là: = 1.649.800 + 1.070.100*1 = 2.719.900 (triệu VNĐ). * Tốc độ phát triển bình quân: Phương pháp dự đoán này được áp dụng khi các tốc độ phát triển liên hoàn xấp xỉ bằng nhau, phù hợp với số liệu đã có: Từ bảng 2.13, ta có: t = 128,3399% Từ đó ta có thể dự đoán doanh số hoạt động tài trợ XNK của Ngân hàng No&PTNT năm 2009 (với 1 = 1) là: = 1.694.800*1.2833991 = 2.175.104,625(triệu VNĐ) Theo hàm xu thế: Thăm dò bằng đồ thị ta có : Doanh số Thời gian Như vậy, từ số liệu ban đầu ở bảng 1, ta có thể lập hai dạng hàm là hàm tuyến tính, và hàm mũ. Ta có kết quả được tổng hợp được tại bảng sau: Bảng 2.15: Tổng hợp dạng hàm xu thế biến động doanh số từ hoạt động tài trợ XNK của Ngân hàng No&PTNT Thanh Trì giai đoạn 2004-2008. Chỉ tiêu Hàm tuyến tính Hàm mũ Tỉ số tương quan 0.95634 0.99175 Sai số chuẩn mô hình (SSE) 32.620.121.000 4.281.741.153 Kiểm định hệ số hồi quy b0 = 0.0039 b1 = 0.0986 b0 = 0.0002 b1 = 0.0000 Nguồn: Phòng Kế hoạch – kinh doanh Nhìn vào bảng 2.15 ta thấy doanh số từ hoạt động tài trợ XNK của Ngân hàng No&PTNT trong giai đoạn 2004-2008 biến động theo hàm mũ. Ta có dạng hàm xu thế: = 463.427,4 * 1,28952t Từ hàm xu thế trên, ta có thể lập được bảng Bảng 2.16: Dự đoán doanh số tài trợ XNK của NH No&PTNT Thanh Trì năm 2004-2008  Năm Yt  Err lcl  ucl  2004 624700 597,599 27101.2437 503925.4 708684.8 2005 732500 770,615 -38115.3628 660839.2 898627.1 2006 987500 993,724 -6223.68352 857318.4 1151832 2007 1265300 1,281,426 -16126.256 1098884 1494292 2008 1694800 1,652,424 42375.61195 1393408 1959589 2009 2,130,834 . 1752759 2590460 Nguồn: Phòng Kế hoạch – kinh doanh Như vậy ta có thể dự đoán doanh số của hoạt động tài trợ XNK cuả ngân hang No&PTNT Thanh trì năm 2009 là 2.130.834 Triệu đồng và có thể giao động trong khoảng từ 1.752.759 triệu đến 2.590.460 triệu đồng. Theo phương pháp san bằng mũ: Với số liệu ở bảng 2.12, là các số liệu năm, không mang tính thời vụ rõ rệt, vì thế, ta không sủ dụng mô hình tuyến tính có xu thế biến động thời vụ để phân tích và dự đoán. Ta chỉ có thể tiến hành dự đoán bằng mô hình đơn giản (mô hình Simple) và mô hình tuyến tính không có biến động thời vụ (mô hình Holt) Mô hình simple: Trước hết, với mô hình đơn giản, ta lựa chọn α, được ràng buộc bởi điều kiện 0 ≤ α ≤1. Với số liệu đã có, SPSS sẽ cho các giá trị của α trong khoảng [ 0:1]. Ta sẽ chọn lựa gia trị α sao cho tổng bình phương sai số dự đoán SSE là nhỏ nhất. Ta có kết quả như sau: Initial values: Series Trend 1060960.0000 Not used DFE = 4. The 10 smallest SSE's are: Alpha SSE 1.000000 528611717600 .9000000 566663379492 .8000000 611978723122 .7000000 662862013225 .6000000 716259723055 .0000000 747113112000 .5000000 767467577233 .1000000 808215839262 .4000000 810045090357 .3000000 836158779842 Mô hình holt: Với mô hình Xu thế tuyến tính và không có biến động thời vụ, ta cũng có kết quả phân tích bằng phần mềm SPSS như sau: Results of EXSMOOTH procedure for Variable DS MODEL= HOLT (Linear trend, no seasonality) Initial values: Series Trend 490937.50000 267525.00000 DFE = 3. The 10 smallest SSE's are: Alpha Gamma SSE 1.000000 1.000000 63767027813 1.000000 .8000000 68014960189 .9000000 1.000000 68550865059 1.000000 .0000000 69902833906 1.000000 .6000000 74427347824 .9000000 .0000000 75272389652 .9000000 .8000000 76120063897 1.000000 .2000000 78757980971 .8000000 1.000000 79629447642 1.000000 .4000000 79645903634 Ta dễ dàng nhận thấy: với = 1,00 và =1,00 cho SSE = 63,767 . 109 min và nhỏ hơn rất nhiều so với mô hình đơn giản với SSE = 528,61 . 109. Sử dụng phần mềm SPSS ta có kết quả dự đoán dự đoán với mô hình Holt như sau: Bảng 2.17: Dự đoán doanh số tài trợ XNK của NH No&PTNT Thanh Trì năm 2004-2008 (Mô hình holt): yt N¨m t ERR 624700 2004 758462.5000 -133762.500 732500 2005 758462.5000 -25962.5000 987500 2006 840300.0000 147200.0000 1265300 2007 1242500.000 22800.00000 1694800 2008 1543100.000 151700.0000 2009 2124300.000 . . Như vậy, ta có thể dự đoán doanh số từ hoạt động tài trợ XNK của Ngân hang No&PTNT Thanh Trì năm 2009 là 2.124.300 triệu đồng. Dự đoán bảng mô hình ARIMA Trở về với số liệu ở bảng 2.13, dãy số thời gian mà ta có để phân tích và dự đoán là một dãy số liệu qua một số năm và có xu thế - tức là không phải là một dãy số thời gian dừng. Để có thể sử dụng mô hình dừng, ta phải khử xu thế bằng toán tử (với d = 1 đối với xu thế tuyến tính, d = 2 đối với xu thế parabol (bậc hai)…). Với khả năng cho phép, em đã giả sử dãy số thời gian có xu thế tuyến tính. Khử xu thế tuyến tính được thực hiện bởi Như vậy, ở mô hình ARIMA (p, d, q) thì: p là bậc của toán tử hồi quy, thường p = 0, 1, 2. d là bậc của toán tử khử xu thế, thường d = 1 (với xu thế tuyến tính). q là bậc của toán tử trung bình trượt, thường q = 0, 1, 2. Ta lần lượt xét các kết hợp các giá trị của p với các giá trị của q. Từ đó, chọn ra kết hợp p, q có sai số chuẩn của mô hình (kí hiệu là SE) nhỏ nhất để tiến hành dự đoán. Bảng 2.18: tổng hợp kết quả các sai số của mô hình với sự kết hợp các giá trị của p và q: q p 0 1 2 0 x 209.211,36 195.919,89 1 140.336,19 170.488,29 159.666,26 2 169.105,55 197.408,06 186.539,95 Nguồn: Phòng Kế hoạch- kinh doanh Nhìn vào bảng 2.17 ta có thể nhận thấy, với p =1, d =1, q =0, tức là mô hình ARIMA (1,1,0) có SE =140.336,19 là nhỏ nhất. Với dãy số liệu đã có , ta có mô hình ARIMA (1,1,0) như sau: Bảng 2.19: Dự đoán doanh số tài trợ XNK của NH No&PTNT Thanh Trì theo mô hình ARIMA Năm Err Lcl Ucl 2004 624700 . . . . 2005 732500 624700 107800 -481240 1730640 2006 987500 831119.1 156380.9 384506.7 1277731 2007 1265300 1220783 44517.37 774170.2 1667395 2008 1694800 1519441 175359.2 1072828 1966053 2009 . 2087721 . 1641109 2534334 Nguồn: Phòng Kế hoạch – kinh doanh) Như vậy, ta có thể dự đoán doanh số từ hoạt động tài trợ XNK của Ngân hang No&PTNT Thanh Trì năm 2009 là 2.087.721 triệu đồng. Bên cạnh đó, do những biến động khác mà ta chưa tính đến và do mức ý nghĩa khi dự đoán là 95% nên ta có thể dự doán rằng kết quả trên có thể giao động trong khoảng 1.641.109 triệu đồng đến 2.534.334 triệu đồng Tổng hợp các kết quả dự đoán Dù áp dụng phương pháp này hay phương pháp khác để dự đoán cũng đều cho ta kết quả. Nhưng mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng của nó, vì vậy cần nắm rõ đặc điểm riêng của từng phương pháp để vận dụng nó trong từng trường hợp thời điểm khác nhau sao cho sau khi tiến hành dự đoán ta sẽ có được kết quả tốt nhất và có được độ tin cậy cao nhất tức là mức độ dự đoán sát với thực tế nhất. Để xác định được kết quả nào là phù hợp nhất, chúng ta cần căn cứ vào một trong hai chỉ tiêu sau để lựa chọn: Tổng bình phương sai số dự đoán (SSE) min Sai số chuẩn của mô hình sự đoán (SE) min Trong khả năng cho phép và với số liệu ở da co, em dùng chỉ tiêu tổng bình phương sai số dự đoán SSE để lựa chọn kết quả dự đoán tốt nhất. Qua trình bày ở các phần II, III và IV ta thu được 3 kết quả dự đoán của 3 phương pháp khác nhau tương ứng với 3 mô hình dự đoán. (Với mức y nghĩa chung cho các mô hình là = 95%) Ta có bảng tổng hợp kết quả như sau: bảng 2.20 Tổng hợp kết quả như sau m« h×nh 1: = 463.427,4 * 1,28952t m« h×nh Holt (a =1.00 vµ γ = 1.00) t ERR SE ERR SE 1 597,599 27101.2437 734,477,410 758462.5000 -133762.500 17,892,406,406 2 770,615 -38115.3628 1,452,780,881 758462.5000 -25962.5000 674,051,406 3 993,724 -6223.68352 38,734,237 840300.0000 147200.0000 21,667,840,000 4 1,281,426 -16126.256 260,056,133 1242500.000 22800.00000 519,840,000 5 1,652,424 42375.61195 1,795,692,488 1543100.000 151700.0000 23,012,890,000 6 2,130,834 0 0 2124300.000 0 0 4,281,741,149 17,892,406,406 m« h×nh 5: m« h×nh ARIMA(1, 1,0) ERR SE . . 624700 107800 11,620,840,000 831119.1 156380.9 24,454,985,885 1220783 44517.37 1,981,763,289 1519441 175359.2 30,750,778,881 2087721 0 0 11,620,840,000 Như vậy, ta có thể nhận thấy, dự đoán bằng mô hình tuyến ttính mũ cho sai số nhở nhất, và kết quả dự đoán là gần với thực tế cũng như có sự tin cậy cao nhất. Vậy, doanh số tài trợ XNk của NH No&PTNT Thanh trì năm 2009 có thể đạt 2.13.834 triệu đồng. Và do mức ý nghĩa khi dự đoán là 95% nên ta có thể dự doán rằng kết quả trên có thể giao động trong khoảng 1.641.109 triệu đồng đến 2.534.334 triệu đồng 2.2.3.3 Vận dụng phương pháp chỉ số để phân tích sự biến động về doanh số Tài trợ XNK của NH No&PTNT Thanh Trì Với số liệu thu thập được và khả năng cho phép, em đi sau phân tích sự biến động vể doanh số hoạt động tài trợ XNK của NH No&PTNT qua hai năm 2008 và 2007 dưới tác động của hai chỉ tiêu là doanh số tài trợ các bộ phận (nội tệ và ngoại tệ) và tỉ trọng doanh số các bộ phận. Ta có bảng số liệu sau: Bảng 2.21: Doanh số Tài trợ XNK năm 2007 và 2008 chia theo cơ cấu tài trợ Chỉ tiêu Năm Doanh số tài trợ XNK (triệu đồng) Trong đó Nội tệ Ngoại tệ Doanh số (triệu đồng) % Doanh số (triệu đồng) % 2007 1.265.300 1.102.400 87,1 162900 12,9 2008 1.649.800 1.467.170 88,92 182630 11,08 Nguồn: Phòng Kế hoạch – kinh doanh Gọi DS: doanh số tài trợ XNK ds: doanh số tài trợ XNK theo loại tiền k: kết cấu doanh số tài trợ XNK theo loại tiền Ta có: Mô hình chỉ số: Ta có: (triệuđồng) (triệu đồng) (triệu đồng) Thay vào mô hình ta có: 1,3039 = 1,2676 x 1,0286 Biến động tương đối: lần hay tăng 30,39% lần hay tăng 26,76% lần hay tăng 2,86% Mức tăng (giảm) tuyệt đối: (1649800-1265300) = (1649800-1301464,34) + (1301464,34 – 1265300) 384500 = 348335,66 + 36164,34 ( triệu đồng) Biến động tăng (giảm) tuyệt đối: 0,3039 = 0,2753 + 0,0286 lần 30,39 %= 27,53 % + 2,86 % Nhận xét: Doanh số tài trợ XNK năm 2008 tăng 30,39% hay tăng 384.500 triệu đồng so với năm 2007 là do ảnh hưởng của 2 nhân tố: + Doanh số tài trợ XNK của từng loại tiền năm 2008 tăng so với năm 2007 làm cho doanh số tài trợ XNK năm 2008 tăng 27,53% hay tăng 348335,34 triệu đồng + Kết cấu doanh số tài trợ XNK theo loại tiền năm 2008 thay đổi so với năm 2007 làm cho doanh số tài trợ XNK năm 2008 tăng 2,86% hay tăng 36164,34 triệu đồng. Vậy, nhân tố chủ yếu làm cho doanh số tài trợ XNK năm 2008 tăng so với năm 2007 là do doanh số tài trợ XNK theo từng loại tiền tăng. KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN Kiến nghị với đơn vị thực tập NHNo & PTNT Chi nhánh Thanh Trì phải xác định được chiến lược tài trợ XNK tuỳ thuộc vào khả năng thế mạnh của mình, từ đó xây dựng chính sách khoa học, phù hợp với quy luật kinh tế thị trường, quy trình cụ thể, chi tiết để hướng hoạt động tài trợ XNK của mình theo hường tăng trưởng bền vững, phát huy lợi thế so sánh, hiệu quả. Đề nghị Tổng giám đốc chỉ đạo công tác đào tạo, quan tâm hơn nữa đến nghiệp vụ thanh toán quốc tế và tài trợ XNK, bởi vì đây là nghiệp vụ cần thiết cho hoạt động kinh doanh NH trong điều kiện kinh tế thị trường với quan hệ đa phương. Thường xuyên tổ chức và phối hợp với các NH nước ngoài các lớp tập huấn và đào tạo nghiệp vụ để cập nhật kiến thức NH thời kỳ kinh tế phát triển, hội nhập, tăng cường kỹ năng cho cán bộ TD và thanh toán quốc tế. Ngân hàng nên đưa vào sử dụng mô hình phần mềm hiện đại phục vụ việc phân tích mức độ rủi ro của KH, định giá khoản vay, tổ chức lại quy trình cấp tín dụng. Tăng trưởng tài trợ XNK phải đi đôi với đảm bảo chất lượng tài trợ XNk. Do đó, NHNo & PTNT Chi nhánh Thanh Trì nói riêng phải tăng cường kiểm tra chuyên đề tài trợ XNK, bảo đảm an toàn vồn, từ đó mở rộng quan hệ về thanh toán quốc tế và mua bán ngoại tệ góp phần tăng tỷ lệ thu dịch vụ. Đề nghị NHNo & PTNT VN hỗ trợ NHNo & PTNT Chi nhánh Thanh Trì trong việc xây dựng và triển khai công tác khảo sát mô hình của các NH trong khu vực kinh doanh dịch vụ NH. Lựa chọn NHNo & PTNT Chi nhánh Thanh Trì là đơn vị thực hiện thí điểm các dịch vụ mới của NHNo để khai thác tối đa vị thế và hình ảnh của Sở giao dịch. Đồng thời NHNo & PTNT Chi nhánh Thanh Trì trong công tác cán bộ chuyên sâu về lĩnh vực kinh doanh dịch vụ NH và tiếp cận các thông tin chính thống, cập nhật nhất về các dịch vụ, sản phẩm của NH KẾT LUẬN Nâng cao chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng tín dụng nghiệp vụ tài trợ xuất nhập khẩu nói riêng luôn được đặc biệt quan tâm của các Ngân hàng thương mại. Nó góp phần quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi Ngân hàng. Để quy mô tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu Ngân hàng mở rộng đồng thời phải đảm bảo được chất lượng hoạt động đó quả là công việc không dễ dàng đối với NHNo & PTNT Thanh Trì khi mà khách hàng chủ yếu của họ là doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực thương mại quốc tê- đối tượng vay vốn chứa đựng nhiều nguy cơ rủi ro. Cho đến nay, hoạt động tín dụng tài trợ Xuất nhập khẩu của NHNo & PTNT Thanh Trì đã từng bước đi lên gặt hái được những thành công đáng kể. Tuy nhiên do các nguyên nhân chủ quan, khách quan chất lượng tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực ngoại thương vẫn còn nhiều tồn tại chưa thực hiện tốt. Cũng bởi đây là nhiện vụ phức tạp, khó khăn đòi hỏi nhiều công sức về kiến thức, kinh nghiệm của các nhà nghiên cứu kinh tế. Vì vậy với khả năng và trình độ của mình, em chỉ xin đưa ra một vài ý kiến nhỏ. Do trình độ có hạn, khả năng suy luận vấn đề chưa sâu nên những giải pháp về kiến nghị trên đây sẽ có ít nhiều khiếm khuyết chưa phù hợp với tình hình thực tế, em mong rằng đó sẽ là những đóng góp nho nhỏ vào chiến lược nâng cao chất lượng tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại NHNo & PTNT Thanh Trì. Qua đây cho phép em một lần nữa được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy giáo trong khoa Ngân hàng, Ban Giám đốc NHNo & PTNT Thanh Trì đã giúp em hoàn thành chuyên đề này TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT: Ngân hàng No&PTNT Thanh Trì (2009), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh NHNo & PTNT Thanh Trì năm 2004, năm 2005, năm 2006 và năm 2007, năm 2008, Hà Nội. Ngân hàng No&PTNT Thanh Trì (2009), Báo cáo tổng kết chuyên đề tín dụng NHNo & PTNT Thanh Trì các năm 2004, năm 2005, năm 2006 và năm 2007, năm 2008, Hà Nội. Ngân hàng No&PTNT Thanh trì (2007), Nghiệp vụ tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu Ngân hàng, Nxb Nông Ngiệp, Hà Nội. Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân – Khoa Thống kê – PGS.TS Trần Ngọc Phác-TS Trần Thị Kim Thu (2006), Giáo trình lý thuyết thống kê, Nxb Thống kê, Hà Nội. Trần Ngọc Phác - Trần Phương (2004), Ứng dụng SPSS để xử lý tài liệu thống kê, Nxb Thống kê, Hà Nội. PHỤ LỤC Phụ lục 1: hồi quy theo thời gian: Dạng tuyến tính: Dependent variable.. DS Method.. LINEAR Listwise Deletion of Missing Data Multiple R .97793 R Square .95634 Adjusted R Square .94178 Standard Error 104275.61556 Analysis of Variance: DF Sum of Squares Mean Square Regression 1 714492900000.0 714492900000.0 Residuals 3 32620212000.0 10873404000.0 F = 65.71014 Signif F = .0039 -------------------- Variables in the Equation -------------------- Variable B SE B Beta T Sig T Time 267300.000000 32974.84496 .977926 8.106 .0039 (Constant) 259060.000000 109365.1882 2.369 .0986 Dạng hàm mũ Dependent variable.. DS Method.. COMPOUND Listwise Deletion of Missing Data Multiple R .99586 R Square .99175 Adjusted R Square .98899 Standard Error .04235 Analysis of Variance: DF Sum of Squares Mean Square Regression 1 .64653139 .64653139 Residuals 3 .00538125 .00179375 F = 360.43545 Signif F = .0003 -------------------- Variables in the Equation -------------------- Variable B SE B Beta T Sig T Time 1.289520 .017271 2.707063 74.665 .0000 (Constant) 463427.399419 20585.39043 22.512 .0002 MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TD Tài trợ XNK : Tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu CNH - HĐH : Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá NHNN : Ngân hàng Nhà nước NH No & PTNT : Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn NHTM : Ngân hàng thương mại TDNH : Tín dụng Ngân hàng UBND : Uỷ ban nhân dân DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Cơ cấu màng lưới của NHNo & PTNT Thanh Trì 29 Bảng 2.2:Sơ đồ cơ cấu tổ chức của NHNo & PTNT Thanh Trì 30 Bảng 2.3: Vốn huy động và tốc độ tăng trưởng của vốn huy động 33 Bảng 2.4:Tình hình nguồn vốn huy động theo tính chất nguồn huy động 34 Bảng 2.5: Tình hình nguồn vốn theo thời gian 35 Bảng 2.6: Tình hình dư nợ và tốc độ tăng trưởng qua các năm 36 Bảng 2.7: Tình hình dư nợ theo thời hạn vay 37 Bảng 2.8: Tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế 38 Bảng 2.9: Tình hình nợ quá hạn và thu hồi nợ 39 Bảng 2.10 Doanh số tài trợ Xuất nhập khẩu và lượng tăng giảm của doanh số qua giai đoạn 2004-2008 54 Bảng 2.11 Cơ cấu tài trợ Xuất nhập khẩu và lượng tăng giảm của từng loại qua giai đoạn 2005-2008 56 Bảng 2.12 Dư nợ tài trợ Xuất nhập khẩu NHNo & PTNT Chi nhánh Thanh Trì qua giai đoạn 2005-2008 58 Bảng 2.13: Biến động doanh số Tài trợ XNK của NH No&PTNT giai đoạn 2004-2008 61 Bảng 2.14:Giá trị tuyệt đối 1% tăng của Doanh số tài trợ XNK NH No&PTNT giai đoạn 2004-2008 62 Bảng 2.15: Tổng hợp dạng hàm xu thế biến động doanh số từ hoạt động tài trợ XNK của Ngân hàng No&PTNT Thanh Trì giai đoạn 2004-2008. 64 Bảng 2.16: Dự đoán doanh số tài trợ XNK của NH No&PTNT Thanh Trì năm 2004-2008 65 Bảng 2.17: Dự đoán doanh số tài trợ XNK của NH No&PTNT Thanh Trì năm 2004-2008 (Mô hình holt): 67 Bảng 2.18: tổng hợp kết quả các sai số của mô hình với sự kết hợp các giá trị của p và q: 68 Bảng 2.19: Dự đoán doanh số tài trợ XNK của NH No&PTNT Thanh Trì theo mô hình ARIMA 69 bảng 2.20 Tổng hợp kết quả 70 Bảng 2.21: Doanh số Tài trợ XNK năm 2007 và 2008 chia theo cơ cấu tài trợ 71 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2275.doc
Tài liệu liên quan