Vận dụng Một số phương pháp thống kê phân tích kết quả hoạt động sản xuất công nghiệp của Hà Nội 1998 - 2005

Lời mở đầu Trong nền kinh tế thị trường hiện nay có thể khẳng định các hoạt động công nghiệp đóng vai trò là một nhân tố quan trọng để phát triển kinh tế và là chìa khoá của sự tăng trưởng. Thực vậy, đối với các nước đang phát triển công nghiệp đóng vai trò thúc đẩy và tạo đà cho sự tăng trưởng của nền kinh tế. ở Việt Nam tuy mới bắt đầu tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá từ năm 1986 nhưng đã đạt được những thành tựu to lớn giúp cho thủ đô ngày càng phát triển và giàu mạnh vốn là thủ đô

doc76 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1241 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Vận dụng Một số phương pháp thống kê phân tích kết quả hoạt động sản xuất công nghiệp của Hà Nội 1998 - 2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của đất nước là nơi hội tụ giao lưu kinh tế - văn hoá của cả nước, trong những năm qua cùng với xu hướng phát triển chung của cả nước phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN dưới sự chỉ đạo của Nhà nước cũng đồng nghĩa với việc phát triển mạnh mẽ mọi ngành nghề trong đó ngành công nghiệp Hà Nội đã trở thành một ngành mũi nhọn với tỷ trọng đóng góp chung trong nền kinh tế thành phố chiếm mức lớn. Ngành công nghiệp Hà Nội đã tận dụng mọi nguồn lực cũng như vị thế thuận lợi, sự quan tâm của chính quyền thủ đô Hà Nội đã đạt được những thành tựu trong quá trình đầu tư cũng như thu hút vốn và lao động trong ngành công nghiệp nhằm thúc đẩy và từng bước hoàn thành nhiệm vụ công nghiệp hoá - hiện đại hoá thủ đô mà Đảng và Nhà nước đã đề ra. Để đánh giá thực chất vấn đề trên và tầm quan trọng của vấn đề cần nghiên cứu đề tài: "Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích kết quả hoạt động sản xuất công nghiệp của Hà Nội thời kỳ 1998-2005" sẽ đưa ra những kết luận. Đồng thời trên cơ sở đó đưa ra những đề xuất cũng như kiến nghị nhằm góp phần nhỏ vào sự phát triển của ngành công nghiệp Hà Nội. Với kiến thức và thời gian ngắn nên việc nghiên cứu đề tài không tránh khỏi sai sót. Em rất mong sự đóng góp ý kiến của thầy cô trong khoa để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn. Chương I lý luận chung về Một số phương pháp thống kê Đối với bất kỳ hiện tượng kinh tế –xã hội nói chung nào thì việc điều tra và phân tích để sử dụng thông tin một cách có hiệu quả đều có những phương pháp nhất dịnh I. Chỉ tiêu thống kê Đối tượng nghiên cứu của thống kê chủ yếu là phản ánh mối quan hệ giũa mặt lượng với mặt chất của hiện tượng kinh tế –xã hội số lớn . Do đó chỉ tiêu thống kê là khái niệm biểu hiện một cách tổng hợp đặc điểm về mặt lượng trong sự thống nhất với mặt chất của tổng thể thống kê. Chỉ tiêu thống kê biểu hiện bằng những trị số cụ thể khác nhau tùy theo các điều kiện về thời gian và không gian ,đơn vị đo lường và phương pháp tính . Chỉ tiêu thống kê có hai mặt : khái niệm và con số. Mặt khái niệm bao gồm định nghĩa , giới hạn về không gian . thời gian. của hiện tượng cần nghiên cứu . Mặt con số là những trí số được phát hiện với đơn vị tính toán phù hợp nó nêu lên mức độ của chỉ tiêu. Theo nội dung của nó , chỉ tiêu biểu hiện quy mô , cơ cấu sự phát triển và mối quan hệ của hiện tượng số lớn trong thời gian va địa điêm cụ thể. Căn cứ vào đó ta có thể chia tiêu thức thống kê thành hai loại : khối lượng và chất lượng . Chỉ tiêu khối lượng biểu hiện quy mô còn chỉ tiêu chất lượng biểu hiện trình độ phổ biến mối quan hệ của tổng thể. Tập hợp nhiều chỉ tiêu thống kê có quan hệ mật thiết với nhau tạo thành hệ thống chỉ tiêu thống kê . Hệ thống chỉ tiêu thống kê có khả năng phảl ánh một cách tổng hợp nhiều mặt của một hiện tượng. II. Phân tổ thống kê Mục tiêu của phân tổ thống kê là sắp xếp `tài liệu thu thập ban đầu thành các nhóm khác nhau theo một hay vài tiêu thức chủ yếu, đáp ứng những mục tiêu nghiên cứu khác nhau . biểu hiện một khái cạnh khác nhau của tập hợp thông tin. Số lượng tổ phụ thuộc vào và phạm vi biến động của tiêu thức nghiên cứu . Lượng thông tin càng nhiều phạm vi biến động càng lớn thì càng phải phân thành nhiều tổ. Nói cách khác khi phân tổ phải chú ý đến mối quan hệ giữa lượng và chất trong phân tích , tức là phải xem xét sự thay đổi về lượng đến mức độ nào thì dẫn đến sự thay đổi về chất.Khi phâl tích có thể chọn khoảng cách tổ bằng nhau hay không bằng nhau theo một hay nhiều tiêu thức ,phân tổ đơn , kết hợp. Hay phân tổ lại , phâl tổ nhiều chiều… Đối với phân tổ có khoảng cách tổ bằng nhau và theo một tiêu thức thì có thể xác định Độ rộng khoảng cách tổ = Phân tổ thống kê là một phương pháp thống kê quan trọng giúp ta có những khái quát đặc trưng cơ bản của hiện tượng là cơ sở để thực hiện các phương pháp phân tích thống kê khác . Bởi vì, chỉ sau khi đã phân chia tổng thể phức tạp thành các tổ có tính chất đặc điểm khác nhau thì các chỉ tiêu phân tích khac tính ra mới có ý nghĩa. Trong nghiên cứu LLLĐ việc phân chia thành các tổ là rất quan trọng qua đó giúp ta có cách nhìn tổng thể LLLĐ theo nhiều chiều khác nhau. Đồng thời phân tổ thống kê sẽ là một công cụ hữu hiệu khi ta tiến hành phân tích LLLĐ sâu hơn bằng các phương pháp thống kê khác. III. Dãy số thời gian. Mọi sự vật hiện tượng đều thường xuyên biến động qua thời gian. Để có thể nghiên cứu sự biến động đó trong thống kê người ta thường dựa vào dãy số thời gian.Qua dãy số thời gian để nghiên cứu về sự biến động của hiện tượng, vạch rõ xu hướng và tính quy luật của sự phát triển, đồng thời có thể dự báo các mức độ của hiện tượng trong tương lai. 1. Khái niệm về dãy số thời gian Dãy số thời gian là một dãy các chỉ tiêu thống kê được sắp xếp theo thứ tự thời gian. Một dãy số thời gian cấu tạo bởi hai thành phần là thời gian và chỉ tiêu về hiện tượng nghiên cứu. Thời gian có thể là ngày, tháng, quý, năm. Độ dài thời gian liền nhau gọi là khoảng cách thời gian. Chỉ tiêu về hiện tượng được nghiên cứu có thể là số tuyệt đối, số tương đối hay số bình quân. Trị số của chỉ tiêu được sắp xếp theo thời gian gọi là mức độ của dãy số. 1.1. Phân loại Căn cứ vào đặc điểm tồn tại về quy mô của hiện tượng qua thời gian có thể phân biệt dãy số thời điểm và dãy số thời kỳ. 1.1.1. Dãy số thời kỳ: Là dãy số mà các mức độ của nó phản ánh quy mô của hiện tượng trong một khoảng thời gian nhất định. Các mức độ của dãy số thời kỳ là những số tuyệt đối thời kỳ. Do đó độ dài của khoảng cách thời gian ảnh hưởng trực tiếp đến trị số của chỉ tiêu và có thể cộng các trị số của các chỉ tiêu để phản ánh quy mô của hiện tượng trong khoảng thời gian dài hơn. 1.1.2. Dãy số thời điểm: Biểu hiện quy mô của hiện tượng tại những thời điểm nhất định. Mức độ hiện tượng ở thời điểm sau thường bao gồm toàn bộ hoặc một bộ phận mức độ của hiện tượng tại thời điểm trước. Vì vậy việc cộng các chỉ số của chỉ tiêu không có giá trị phản ánh quy mô của hiện tượng. Dãy số thời kỳ và dãy số thời điểm đều có các mức độ là số tuyệt đối (hay còn gọi là dãy số tuyệt đối). Trên cơ sở dãy số tuyệt đối ta có thể xây dựng các dãy số tương đối hoặc dãy số trung bình là các dãy số mà trong đó các mức độ của nó là các số tương đối. 1.2. Yêu cầu cơ bản khi xây dựng một dãy số thời gian: Khi xây dựng một dãy số thời gian phải đảm bảo tính chất có thể so sánh được giữa các mức độ trong dãy số. Muốn vậy thì nội dung và phương pháp tính toán chỉ tiêu qua thời gian phải thống nhất, phạm vi của hiện tượng nghiên cứu trước sau phải nhất trí, các khoảng thời gian trong dãy số nên bằng nhau (nhất là đối với dãy số thời kỳ). Trong thực tế, do những nguyên nhân khác nhau, các yêu cầu trên có thể vi phạm, khi đó đòi hỏi phải có sự chỉnh lý thích hợp để tiến hành phân tích. 1.2.1. Các chỉ tiêu phân tích. Để phản ánh đặc điểm biến động qua thời gian của hiện tượng được nghiên cứu, người ta thường tính các chỉ tiêu sau đây: 1.2.2. Mức độ trung bình theo thời gian: Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đại biểu của các mức độ tuyệt đối trong một dãy số thời gian. Tuỳ theo dãy số thời kỳ hay dãy số thời điểm mà có các công thức tính khác nhau: Đối với dãy số thời kỳ, mức độ trung bình theo thời gian được tính theo công thức sau: Trong đó, Yi (i = 1,2...n) là các mức độ của dãy số thời kỳ. Đối với dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian bằng nhau: Trong đó, Yi (i = 1,2...n) là các mức độ của dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian bằng nhau. Đối với dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian không bằng nhau: Trong đó, ti (i = 1,2...n) là độ dài thời gian có mức độ Yi 1.2.3. Lượng (tăng) giảm tuyệt đối. Chỉ tiêu này phản ánh sự thay đổi về mức độ tuyệt đối giữa hai thời gian nghiên cứu. Nếu mức độ của hiện tượng tăng lên thì trị số của chỉ tiêu mang dấu dương (+) và ngược lại mang dấu âm (-). Tuỳ theo mục đích nghiên cứu ta có các chỉ tiêu về lượng tăng (giảm) sau đây: * Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn(hay từng thời kỳ) là hiệu số giữa mức độ kỳ nghiên cứu (yi) và mức độ kỳ đứng liền trước đó (yi-1). Chỉ tiêu này phản ánh mức tăng (giảm) tuyệt đối giữa hai thời gian liền nhau (thời gian i - 1 và thời gian i). Công thức tính như sau: di : là đại lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn * Lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc (hay tính dồn) là hiệu số giữa mức độ kỳ nghiên cứu (yi) và mức độ của một kỳ nào đó được chọn làm gốc, thường là mức độ đầu tiên trong dãy số(yi). Chỉ tiêu này phản ánh mức tăng (giảm) tuyệt đối trong những khoảng thời gian dài. Nếu kí hiệu Di là các lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc, ta có: Mối liên hệ giữa lượng tăng(giảm) tuyệt đối liên hoàn và lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc *Lượng tăng (giảm) tuyệt đối trung bình của các lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn . Nếu kí hiệu d là lượng tăng (giảm) tuyệt đối trung bình ta có: 1.2.4. Tốc độ phát triển. Tốc độ phát triển là một số tương đối (thương được biểu hiện bằng lần hoặc %) phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của hiện tượng qua thời gian. Tuỳ theo mục đích nghiên cứu ta có các loại tốc độ phát triển sau: *Tốc độ phát triển liên hoàn: phản ánh sự biến động của hiện tượng giữa hai thời gian liền nhau. Công thức tính : ti : Tốc độ phát triển liên hoàn của thời gian i so với thời gian i - 1 yi-1 : Mức độ của hiện tượng thời gian i - 1 yi : Mức độ của hiện tượng ở thời gian i * Tốc độ phát triển định gốc: phản ánh sự biến động của hiện tượng trong những khoảng thời gian dài. Công thức tính : Trong đó: Ti : Tốc độ phát triển định gốc Yi : Mức độ của hiện tượng thời gian Y1 : Mức độ đầu tiên của dãy số Mối liên hệ giữa tốc độ phát triển liên hoàn và tốc độ phát triển định gốc: Tích các tốc độ phát triển liên hoàn bằng tổng tốc độ phát triển định gốc t2.t3....tn = Tn Thương của hai tốc độ phát triển định gốc liền nhau bằng tốc độ phát triển liên hoàn giữa hai thời kỳ đó. *Tốc độ phát triển trung bình: là trị số đại biểu của các tốc độ phát triển liên hoàn. Vì vậy các tốc độ phát triển liên hoàn có quan hệ tích. Nên để tính tốc độ phát triển bình quân ta sử dụng công thức số trung bình nhân. Nếu kí hiệu t là tốc độ phát triển trung bình thì công thức tính như sau: 1.2.4. Tốc độ tăng (giảm) Chỉ tiêu này phản ánh mức độ của hiện tượng giữa hai thời gian đã tăng (+) hoặc giảm (-) bao nhiêu lần (hoặc bao nhiêu phần trăm). Tương ứng với các tốc độ phát triển, ta có các tốc độ tăng (hoặc giảm) sau đây: * Tốc độ tăng (giảm) liên hoàn (hay từng thời kỳ) là tỉ số giữa lượng tăng (giảm) liên hoàn với mức độ kỳ gốc liên hoàn. Nếu kí hiệu ai (i = 1,2...n) là tốc độ tăng (giảm) liên hoàn thì: * Tốc độ tăng (giảm) định gốc là tỉ số giữa lượng tăng (giảm) định gốc với mức độ kỳ gốc cố định. Nếu kí hiệu Ai (i = 1,2...n) là các tốc độ tăng (giảm) định gốc thì: * Tốc độ tăng (giảm) trung bình là chỉ tiêu phản ánh tốc độ tăng (giảm) đại biểu trong suốt thời kỳ nghiên cứu. Nếu kí hiệu a là tốc độ tăng (giảm) trung bình 1.2.5. Giá trị tuyệt đối của 1% tăng (giảm) Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1% tăng (giảm) của tốc độ tăng (giảm) liên hoàn thì tương ứng với một trị số tuyệt đối là bao giờ. Nếu kí hiệu gi (i = 2,3...n) là giá trị tuyệt đối của 1% tăng (giảm) thì: Chú ý: Chỉ tiêu này chỉ tính cho tốc độ tăng (giảm) liên hoàn, đối với tốc độ tăng (giảm) định gốc thì không tính vì luôn là một số không đổi và bằng Y1/100. 2. Phương pháp mở rộng khoảng cách thời gian Phương pháp này được sử dụng khi một dãy số thời kỳ có khoảng cách thời gian tương đối ngắn và có nhiều mức độ mà qua đó chưa phản ánh được xu hướng biến động của hiện tượng. Do khoảng cách thời gian được mở rộng (từ tháng sang quý) nên trong những mức độ của dãy số mới thì sự tác động của các nhân tố ngẫu nhiên (với chiều hướng khác nhau) phần nào đã được bù trừ (triệt tiêu) do đó cho ta thấy rõ xu hướng biến động. Tuy nhiên phương pháp mở rộng khoảng cách thời gian còn có một số nhược điểm nhất định. + Phương pháp này chỉ áp dụng đối với dãy số thời kỳ vì nếu áp dụng cho dãy số thời điểm thì các mức độ trên vô nghĩa. + Chỉ nên áp dụng cho dãy số tương đối dài và chưa bộc lộ rõ xu hướng biến động của hiện tượng vì sau khi mở rộng khoảng cách thời gian, số lượng các mức độ trong dãy số giảm đi rất nhiều. 3. Phương pháp hồi quy tương quan Hồi quy là phương pháp của toán học được vận dụng trong thống kê để biểu hiện xu hướng biến động cơ bản của hiện tượng theo thời gian. Những biến dộng này có nhiều dao động ngẫu nhiên và mức độ tăng (giảm) thì thất thường. Nội dung của phương pháp hồi quy trong dãy số thời gian là căn cứ vào các đặc điểm biến động trong dãy số, dùng phương trình toán học xác định trên đồ thị một đường xu thế lý thuyết thay cho đường gấp khúc thực tế để biểu hiện xu thế biến động cơ bản của hiện tượng. Đường này được xác định bằng một hàm số gọi là hàm xu thế. Có nhiều dạng hàm xu thế tuỳ thuộc vào hiện tượng kinh tế xã hội cần nghiên cứu và đặc điểm biến động của nó. Phương pháp chọn mô hình hồi quy bao gồm dùng đồ thị, dùng sai phần, dùng phương pháp bình phương nhỏ nhất hay phương pháp điểm chọn… tuỳ đặc điểm số liệu và điều kiện nghiên cứu. Tóm lại hàm xu thế là hàm đặc trưng cho xu hướng biến động cơ bản của hiện tượng. Từ đó, qua việc xây dựng hàm xu thế, chúng ta có thể dự đoán được các mức độ có thể có trong tương lai. Hàm xu thế tổng quát có dạng: . Trong đó: : Mức độ lý thuyết a0, a1,…an: Là các tham số Để lựa chọn đúng đắn dạng phương trình hồi quy đòi hỏi phải dựa vào sự phân tích đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian, đồng thời kết hợp với một số phương pháp đơn giản khác (dựa vào đồ thị, dựa vào độ tăng giảm tuyệt đối, tốc độ phát triển…). Các tham số ai (i = 1,2,3…,n) thường được xác định bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất: Do sự biến động của hiện tượng là vô cùng đa dạng nên có các hàm xu thế tương ứng sao cho sự mô tả là gần đúng so với xu hướng biến động thực tế của hiện tượng. Một số hàm xu thế thường gặp là: a. Hàm Xu thế tuyến tính: Phương trình đường thẳng sử dụng khi các lượng tăng hoặc giảm tuyệt đối liên hoàn di (còn gọi là sai phân bậc 1) xấp xỉ nhau. áp dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất sẽ có hệ phương trình sau đây để xác định tham số a0,a1: b. Phương trình parabol bậc 2: Phương trình parabol bậc 2 được sử dụng khi sai phân bậc 2 (tức là sai phân của sai phân bậc 1) xấp xỉ nhau. Các tham số ao,a1,a2 được xác định bởi hệ phương trình sau: c. Phương trình hàm mũ: Các tham số a0,a1 được xác định bằng phương trình sau: 3. Phương pháp số trung bình trượt (di động) Số trung bình trượt (còn gọi là số trung bình di động) là số trung bình cộng của một nhóm nhất định các mức độ của dãy số được tính bằng cách lần lượt loại dần các mức độ đầu, đồng thời thêm vào các mức độ tiếp theo sao cho tổng số lượng các mức độ tham gia tính số trung bình không thay đổi: Giả sử có dãy số thời gian: y1, y2, y3…, yn-1, yn Nêú tính trung bình trượt cho nhóm 3 mức độ ta sẽ có: Từ đó ta có một dãy số gồm các số trung bình trượt Việc lựa chọn nhóm bao nhiên mức độ để tính trung bình trượt đòi hỏi phải dựa vào đặc điểm biến động của hiện tượng và số lượng các mức độ của dãy số thời gian. Nếu sự biến động của hiện tượng tương đối đều đặn nhau và số lượng mức độ không nhiều thì có thể tính trung bình trượt từ 3 mức độ. Nếu sự biến động của hiện tượng lớn và dãy số có nhiều mức độ thì có thể tính trung bình trượt từ 5 hoặc 7 mức độ. Trung bình trượt càng được tính từ nhiều mức độ thì càng có tác dụng san bằng ảnh hưởng của các nhân tố ngẫu nhiên. Nhưng mặt khác lại làm giảm số lượng các mức độ của dãy trung bình trượt. 4. Phương pháp biểu hiện biến động thời vụ Sự biến động của một số hiện tượng kinh tế xã hội thường có tính thời vụ, nghĩa là hàng năm, trong thời gian nhất định sự biến độ lặp đi lặp lại. Sự biến động thời vụ làm cho hoạt động của một số ngành khi thì căng thẳng khẩn trương, lúc thì nhàn rỗi, bị thu hẹp lại. Nghiên cứu biến động thời vụ nhằm đề ra những chủ trương biện pháp phù hợp kịp thời, hạn chế những ảnh hưởng của biến động thời vụ đối với sản xuất và sinh hoạt của xã hội. Nhiệm vụ của nghiên cứu thống kê là dựa vào số liệu quả nhiều năm (ít nhất là 3 năm) để xác định tính chất và mức độ của biến động thời vụ. Phương pháp thường được sử dụng là tính các chỉ số thời vụ. Trường hợp biến động thời vụ qua những thời gian nhất định của các năm tương đối ổn định, không có hiện tượng tăng hoặc giảm rõ rệt, thì chỉ số thời vụ được tính theo công thức sau đây: Ii = Trong đó: Ii :Chỉ số thời vụ của thời gian t : Số trung bình các mức độ của thời gian cùng tên Số trung bình của tất cả các mức độ trong dãy số Trường hợp biến động thời vụ qua những thời gian nhất định của các năm có sự tăng hoặc giảm rõ rệt thì tỷ số thời vụ được tính theo công thức sau đây: Trong đó: yij: Mức độ thực tế ở thời gian i của năm j : Mức độ tính toán (có thể là số trung bình trượt hoặc dựa vào phương pháp hồi quy ở thời gian i của năm thứ j) 5. Phương pháp phân tích thành phần của dãy số thời gian Thông thường dãy số thời gian được chia thành 3 thành phần cơ bản đẻ tiện cho việc nghiên cứu. - Thành phần xu thế (ft) thành phần này phản ánh xu hướng biến động cơ bản của hiện tượng kéo dài theo thời gian. - Thành phần biến động chu kỳ, mùa vụ (St) nói lên sự biến động lặp đi lặp lại trong khoảng thời gian nhất định trong năm. - Thành phần biến động ngẫu nhiên (et) phản ánh ảnh hưởng của các nhân tố ngẫu nhiên lên sự biến động của hiện tượng thời gian. - Ba thành phần có thể kết hợp với nhau theo hai dạng cơ bản, tuỳ mối quan hệ giữa chúng: - Dạng cọng, nói lên mối quan hệ tổng giữa chúng. Dạng này phù hợp với sự thay đổi mùa vụ có biến động nhỏ hoặc không đổi. yt = ft+st+et - Dạng nhân tương ứng với mối quan hện tích. Dạng nhân phù hợp với biến động mùa vụ có mức độ biến đổi tăng dần. Khi đó: yt = ft * st+et Để phân tích các thành phần của dãy số thời gian người ta dùng bàng BAYS-bolot. Giả sử hàm xu thế có dạng hàm tuyến tính: ft = a + b*t Đặt St = Công ty ( i = Với mối quan hệ tổng ta có: yt =a + b * t + Ct + e Thông thường, thành phần biến động ngẫu nhiên et là nhỏ và ta có thể coi nó bằng 0 để thuận tiện cho việc nghiên cứu khi đó: yt = a + b * t + Ct Các tham số a, b và thành phần biến động mùa vụ, chu kỳ Ci được tính theo các công thức sau: b = Trong đó: Tổng lượng biến các kỳ cùng tên i qua các năm Tổng lượng biến các kỳ trong năm j Tổng lượng biến các kỳ của các năm Tổng các tích số giữa tổng lượng biến của các kỳ trong năm j với thứ tự năm tương ứng. bình quân các lượng biến của các kỳ cùng tên i qua các năm. bình quân các lượng biến theo năm bình quân tất cả các lượng biến của các kỳ của các năm Với i: (i = ) số kỳ trong năm (tháng, quý…) (j = ) số năm trong dãy số Kỳ (i) Năm (j) 1 ... i ... m j *Tj 1 y11 ... y1i ... y1m T1 1 * T1 ... ... ... ... ... ... ... ... ... J yj1 ... yij ... yjm Tj j * Tj ... ... ... ... ... ... ... ... ... N ynl ... yni ... ynn Tn n * Tn T1 ... Ti ... Tm ... ... y= IV. Hồi quy tương quan trong dãy số thời gian 1. Tự hồi quy tương quan Trong nhiều dãy số thời gian, mức độ ở một thời gian nào đó có sự phụ thuộc vào các mức độ ở các thời gian trước đó. Sự phụ thuộc này gọi là tương quan. Việc nghiên cứu tự hồi quy và tương quan cho phép xác định những đặc điểm của quá trình biến động qua thời gian phân tích mối liên hệ giữa các dãy số thời gian và đặc biệt được sử dụng trong một số phương pháp dự đoán thống kê. Nghiên cứu tự hồi quy và tự tương quan giải quyết hai nhiệm vụ chủ yếu sau đây: + Thứ nhất, tìm phương trình phản ứng sự phụ thuộc giữa các mức độ trong dãy số thời gian gọi là phương trình tự hồi quy Phương trình tự hồi quy tổng quát có dạng: = a0 + a1yt-k k = 1 phương trình tự hồi quy bậc 1: = a0 + a1yt-1 k = 2 phương trình tự hồi quy bậc 2: = a0 + a1y1-2 + Thứ hai, đánh giá mức độ chặt chẽ của sự phụ thuộc bằng hệ số tự tương quan: Các tham số của phương trình tự hồi quy, hệ số tương quan được tính theo phương pháp đã trình bày ở chương Hồi quy - tương quan. 2. Tương quan giữa các dãy số thời gian Mối liên hệ giữa các hiện tượng không những được biểu hiện qua không gian mà còn được biểu hiện qua thời gian. Để xác định đúng đắn mối quan hệ tương quan giữa các hiện tượng đựơc biểu hiện qua các dãy số thời gian, đòi hỏi trong từng dãy số thời gian không tồn tại tự tương quan. Nhưng trong thực tế, tự tương quan là một hiện tượng thường gặp. Để phần nào loại bỏ ảnh hưởng của tự tương quan có thể sử dụng một số phương pháp đơn giản và thường được sử dụng là nghiên cứu tương quan giữa các độ lệch. Giả sử có dãy số thời gian là: Xt và Yt với su hế từng dãy là và Các độ lệch là: dxt = Xt - dyt = Yt - Trong đó: dxt: Độ lệch chuẩn giữa mức độ thực tế và mức độ lý thuyết của dẫy Xt dyt: Độ lệch chuẩn giữa mức độ thực tế và mức độ lý thuyết của dẫy Yt Hệ số tương quan giữa các độ lệch được tính theo công thức: r = R càng gần một thì sự tương quan giữa hai dãy số càng chặt chẽ. R mang dấu âm thì đây là mối liên hệ tương quan thuận R mang dấu âm thì đây là mối liên hệ tương quan nghịch Ngoài ra, để khắc phục ảnh hưởng của sự tương quan, người ta thường đưa yếu tố thời gian vào phương trình hồi quy: = a0 + a1X Sau khi đưa yếu tố thời gian t vào phương trình hồi quy trên ta có: = a0 + a1X + a2t các tham số được xác định bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất: Như trên đã trình bày. Chương II Thực trạng sản xuất công nghiệp trên địa bàn Hà Nội trong giai đoạn 1998-2005 I. Những vấn đề chung về sản xuất công nghiệp 1. Hoạt động sản xuất công nghiệp (ngành công nghiệp) 1.1. Khái niệm Công nghiệp là một bộ phận hợp thành của nền kinh tế quốc dân. Nó tiến hành khai thác tài nguyên, chế biến chung thành sản phẩm và sửa chữa các sản phẩm đó trong quá trình sử dụng. Hoạt động khai thác là thời kỳ đầu của toàn bộ quá trình sản xuất công nghiệp. Nó bao gồm việc khai thác khoáng sản, nhiên liệu, nước, các loại động và thực vật tự nhiên (không qua hoạt động nuôi trồng của con người). Chế biến là hoạt động mà thực chất là biến vật chất tự nhiên thành dạng vật chất có tính năng, tác dụng phù hợp với nhu cầu và khả năng sử dụng của con người, biến vật chất thành của cải vật chất. Sửa chữa là hoạt động không thể thiếu được đối với quá trình sử dụng các sản phẩm đã được tạo ra, bởi sự hư hỏng không đồng bộ của các bộ phận cấu thành vật phẩm, bởi sự cần thiết phải bảo đảm độ an toàn khi sử dụng sản phẩm, nhất là các vật phẩm dùng làm tư liệu lao động và các tư liệu sinh hoạt có giá trị lớn, và bởi nguyên tắc tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng mà con người vốn rất quan trọng. Công nghiệp sửa chữa là hình thức có sau so với công nghiệp khai thác và chế biến, do sự phát triển phong phú của tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt, và do sự phát triển của phân công lao động xã hội. Hoạt động sửa chữa có ngay trong hoạt động khai thác, chế biến và đời sống của dân cư và do những người hoạt động trong lĩnh vực đó tự làm, chia thành một hoạt động chuyên môn hoặc độc lập. Chỉ khi nhu cầu sửa chữa tăng lên về số lượng và chất lượng so với sự phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật của sản xuất; sự tăng lên về số lượng, chất lượng và đa dạng hoá về vật phẩm sinh hoạt, hoạt động sửa chữa mới cần được chuyên môn hoá và trở thành một dịch vụ có tính xã hội, trở thành một bộ phận của công nghiệp trong nền kinh tế phát triển, hoạt động này càng có vị trí quan trọng. 1.2. Đặc điểm của ngành công nghiệp Những đặc điểm dưới đây vừa là dấu hiệu để nhận dạng các ngành công nghiệp, vừa là đặc điểm cần tính tới trong quản lý chúng. - Các đặc điểm kinh tế - xã hội Một là, sự độc lập tương đối của các hoạt động khai thác, chế biến và sửa chữa đều được coi là công nghiệp, và chỉ bộ phận nào có sự độc lập tương đối mà thôi. Sự độc lập tương đối được đánh giá trước hết về mặt lao động. Các hoạt động khai thác chế biến và sửa chữa được coi công nghiệp khi về lao động, nó là hoạt động được chuyên môn hoá. Mức độ chuyên môn hoá có thể cao thấp khác nhau, nhưng tối thiểu cũng phải là những hoạt động được cố định ở một lực lượng lao động nhất định, cao hơn nữa được tiến hành bởi các doanh nghiệp. Sự độc lập có thể ở công cụ và phương pháp công nghệ, thể hiện rằng nó là một nghề nhất định. Hai là, tính tiên tiến của công nghiệp về quan hệ sản xuất, tổ chức lao động, tiến bộ khoa học kỹ thuật, quan hệ quản lý. Trên các phương tiện đó, công nghiệp luôn là ngành đi đầu so với các ngành kinh tế quốc dân khác, công nghiệp có điều kiện phát triển nhanh về kỹ thuật và tổ chức sản xuất. Đó cũng chính là sự phát triển nhanh của lực lượng sản xuất, nhân tố thúc đẩy sự phát triển về quan hệ sản xuất và quản lý. Ba là, tính tiên tiến khoa học và cách mạng của phong cách công nghiệp thể hiện trong đội ngũ lao động công nghiệp. Điều đó làm cho giai cấp công nhân luôn luôn phải là bộ phận tiên tiến của cộng đồng nhân dân mỗi nước. - Các đặc điểm về vật chất - kỹ thuật của công nghiệp Cần thừa nhận một điều là, tuy nền sản xuất xã hội được chia thành một số ngành như công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, xây dựng cơ bản… song về thực chất có thể coi đó là một tổng thể của hai ngành cơ bản: công nghiệp và lâm nghiệp. Các ngành khác suy cho cùng chỉ là các biến dạng của một trong hai ngành đó mà thôi. Do đó đặc trưng vật chất - kỹ thuật của sản xuất công nghiệp được hiểu như là sự khác biệt về mặt này giữa công nghiệp và nông nghiệp. Có thể thấy giữa công nghiệp và nông nghiệp có sự khác nhau cơ bản sau đây: Sản xuất công nghiệp chủ yếu là quá trình tác động cơ - lý - hoá trực tiếp của con người vào giới tự nhiên để lấy ra và biến đổi các vật chất tự nhiên thành của cải vật chất thích ứng với nhu cầu của con người. Trong khi đó thực chất của sản xuất nông nghiệp là sự phụ thuộc của con người dói với quá trình sinh học của sinh vật, giúp quá trình đó sản sinh được nhanh nhất, nhiều nhất, các sinh vật thích dụng đối với con người. Trong đó sản xuất nông nghiệp có tác động cơ - lý - hoá tuy được sử dụng phổ biến nhưng không trực tiếp tạo ra sản phẩm cuối cùng. Đặc trưng trên đây không nói lên: khả năng sản xuất mở rộng, tính hiệu quả của các ngành công nghiệp cao hơn so với các ngành nông nghiệp. 1.3. Phân loại: a) Theo ngành hoạt động + Nếu căn cứ vào tính chất của sự tác động vào đối tượng lao động thì toàn bộ sản xuất công nghiệp được phân thành các ngành công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến. Công nghiệp khai thác bao gồm những ngành có nhiệm vụ thực hiện việc cắt đứt mối liên hệ trực tiếp giữa đối tượng lao động với môi trường tự nhiên để tạo ra nguyên liệu cho công nghiệp hoặc cung cấp cho tiêu dùng. Nó bao gồm các ngành khai thác khoáng sản và khai thác tài nguyên động, thực vật. Công nghiệp chế biến bao gồm những ngành chế biến nguyên liệu cho các ngành công nghiệp khai thác và các ngành nông, lâm, ngư nghiệp tạo ra. Đó là các ngành: Luyện kim, chế tạo máy, hoá chất, dệt, may, chế biến lương thực và thực phẩm. Theo tính chất của công nghệ sản xuất, các ngành công nghiệp chế biến bao gồm: các ngành công nghiệp chế biến dựa vào công nghệ hoá học là chủ yếu (luyện kim, hoá chất, một số ngành sản xuất vật liệu xây dựng…) các ngành công nghiệp chế biến dựa vào công nghệ sinh học là chủ yếu (rượu, bia…) Cách phân loại công nghiệp thành các ngành công nghiệp khai thác và các ngành công nghiệp chế biến phục vụ cho việc nghiên cứu và giải quyết quan hệ giữa khai thác và chế biến nguyên liệu. Dưới ảnh hưởng của tiến bộ khoa học - kỹ thuật của giao lưu hợp tác quốc tế, để nâng cao hiệu qua kinh tế xã hội ở nhiều nước trên thế giới: các ngành khai thác chế biến tài nguyên mà họ có thế mạnh đã được chú trọng phát triển với tốc độ chậm hơn các ngành chế biến bởi vậy người ta có thể thay thế vật liệu hoá học, vật liệu tổng hợp, vật liệu mới cho vật liệu tự nhiên, vật liệu truyền thống có thể giảm tổn thất và hao phí nguyên liệu trong quá trình khai thác và chế biến. + Căn cứ vào triển vọng phát triển của ngành, ở một số nước còn chia công nghiệp thành các ngành như: ngành non trẻ. Ngoài ra còn có các cách phân loại khác như: căn cứ vào quan hệ sở hữu, có công nghiệp quốc doanh và công nghiệp ngoài quốc doanh; căn cứ vào phân cấp quản lý công nghiệp trung ương, công nghiệp địa phương. b. Theo sản phẩm + Căn cứ vào công dụng sản phẩm Công nghiệp được chia thành: công nghiệp nhóm A (sản xuát tư liệu sản xuất) và công nghiệp nhóm B (sản xuất vật phẩm tiêu dùng). Khối lượng chủ yếu của những sản phẩm thuộc nhóm công nghiệp nhóm A do các doanh nghiệp của các ngành công nghiệp nặng sản xuất ra như: máy móc, thiết bị, thép, than, sản phẩm hoá học, vật liệu xây dựng… một số sản phẩm của các doanh nghiệp thuộc công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm cũng được dùng vào sản xuất dưới dạng nguyên vật liệu như vải mành dùng để làm lốp xe, đường để làm bánh kẹo. Sự phân loại công nghiệp nhóm A hay công nghiệp nhóm B có tác động trực tiếp đối với thực hiện tái sản xuất mở rộng trong công nghiệp, giải quyết quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng. + Căn cứ vào tính chất giống nhau, hoặc về công dụng cụ thể của sản phẩm sản xuất ra hoặc về phương pháp công nghệ và thiết bị máy móc, hoặc về nguyên liệu chế biến, công nghiệp được phân loại thành các ngành công nghiệp chuyên môn (rộng và hẹp). Do sự phát triển của phân công lao động xã hội, mà những ngành chuyên môn hoá ngày càng hẹp hơn. Số lượng, trình độ và tính chất phát triển của ngành công nghiệp chuyên môn hóa hẹp sẽ phản ánh trình độ, tính chất phát triển kinh tế nói chung, công nghiệp nói riêng của mỗi nước. Cách phân loại theo ngành chuyên môn hoá có tác dụng thiết thực trong việc nghiên cứu và giải quyết việc cân đối trong quá trình phát triển giữa các ngành, trong xác định vai trò, vị trí, tốc độ phát triển và bước đi từng ngày, trong thực hiện quản lý Nhà nước theo ngày. 1.4. Vai trò ngành công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân Nền kinh tế quốc dân bao gồm 3 lĩnh vực: công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ. Sự phát triển của công nghiệp là thước đo trình độ phát triển kinh tế của xã hội loài người. Loài người đã trải qua: xã hội truyền thống (chủ y._.ếu là phát triển nông nghiệp), xã hội công nghiệp và đang ở xã hội hậu công nghiệp (văn minh, thông tin). Trong tiến trình phát triển đó của lịch sử, công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng ngày càng cao, tỷ trọng của nông nghiệp ngày càng giảm; sau khi hoàn thành công nghiệp hoá thì tỷ trọng công nghiệp lại giảm, trong khi đó tỷ trọng dịch vụ lại tăng lên. Công nghiệp hoá là nấc thang tất yếu lịch sử mà bất kỳ một nước nào muốn đạt tới trình độ một nước phát triển đều phải trải qua. Trong điều kiện của tiến bộ khoa học công nghệ hiện nay, của quốc tế hoá đời sống kinh tế, công nghiệp hoá gắn liền với hiện đại hoá. Đối với nước ta, chỉ có thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá mới có thể thoát khỏi tình trạng một nước nông nghiệp lạc hậu, khắc phục được nguy cơ tụt hậu. Phát triển công nghiệp là nội dung cơ bản, là điều kiện quyết định để thực hiện thắng lợi công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Công nghiệp có vai trò quan trọng như vậy bởi vì: - Công nghiệp sản xuất ra tư liệu sản xuất để trang bị kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân, mà không ngành nào có thể làm thay được. - Công nghiệp chế biến nông, lâm, hải sản làm tăng giá trị của nông sản, thúc đẩy nông nghiệp phát triển. - Công nghiệp sản xuất ra phần lớn hàng tiêu dùng phục vụ đời sống và xuất khẩu. Mỗi chuyên ngành công nghiệp có vai trò, vị trí nhất định trong nền kinh tế quốc dân, tuỳ thuộc vào công dụng của sản phẩm và hiệu quả kinh tế xã hội mà nó mang lại. Các ngành công nghiệp khai thác: tạo nguyên liẹu cho nhiều ngành công nghiệp nhất là công nghiệp chế biến và chế tạo tạo nguồn tích luỹ cho công nghiệp hoá - hiện đại hoá thông qua phát triển khai thác sẽ phát huy lợi thế về tài nguyên của mỗi nước. Các ngành công nghiệp chế biến: tạo ra các sản phẩm trung gian và sản phẩm cuối cùng, đáp ứng hầu hết các nhu cầu của sản xuất, đời sống, xuất khẩu, thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế quốc dân (tạo điều kiện, tạo nhu cầu, tạo động lực) phát triển công nghiệp chế biến mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao (tăng giá trị gia tăng, sử dụng có hiệu quả tài nguyên, tạo đươc nhiều việc làm…). Do vậy phát triển công nghiệp chế biến, nhất là giá trị gia tăng của công nghiệp chế biến là tiêu chuẩn, là thước đo đánh giá trình độ phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế của một nước. 1.5. Hệ thống phân ngành công nghiệp Việt Nam - Ngành khai thác mỏ Ngành này bao gồm các hoạt động khai thác bằng hầm lò, khai thác lộ thiên, khai thác bằng giếng các khoáng sản tự nhiên ở dạng cứng như than đá, quặng, kim loại đen, kim loại màu… Dạng lỏng như dầu thô, dạng khí như khí tự nhiên và các hoạt động phụ như nghiền xàng, mài… được tiến hành hoặc tại mỏ để sản xuất ra những nguyên liệu thô. Loại trừ: + Các hoạt động phụ như nghiền, sàng, mài… các khoáng sản không được tiến hành cùng với khai thác quặng và khai thác đá cùng tại mỏ. + Sản xuất đóng chai nước khoáng tự nhiên, nước suối ở các giếng và các suối. + Sản xuất lọc và phân phối nước. + Công tác điều tra thăm dò mỏ gồm các ngành. Ngành công nghiệp khai thác mỏ gồm các ngành (từ ngành 10 đến ngành 14) 10 - Khai thác than cứng, than non, than bùn 11 - Khai thác dầu thô, khí tự nhiên và các hoạt động dịch vụ phục vụ khai thác dầu khí (trừ điều tra thăm dò) 12 - Khai thác quặng, uranium và quặng Thorium 13- Khai thác quặng kim loại 14 - Khai thác đá và khai thác mỏ. - Ngành công nghiệp chế biến: Chế biến được định nghĩa theo hệ thống phân ngành này là: các hoạt động làm thay đổi về mặt lý, hoá học, của vật liệu hoặc thay đổi các thành phần cấu thành của nó, để tạo ra sản phẩm mới. Các hoạt động đó có thể được tiến hành bằng máy móc hoặc bằng thủ công, tiến hành trong hoạt động tại nhà máy của người thợ và sản phẩm được bán buôn hoặc bán lẻ. Chế biến ở đây còn được bao gồm các hoạt động lắp ráp sản phẩm. Gia công các phần việc như: sơn, tôi, mài, mạ, dũa; đánh bóng, nhuộm màu, khắc trạm, mãi dũa các sản phẩm. Hoạt động lắp ráp được coi là chế biến chỉ là những hoạt động lắp ráp gắn liền với quá trình tạo ra sản phẩm của ngành chế biến. Loại trừ: + Các hoạt động lắp ráp đường ray, xây cầu, nhà kho, thang máy và lắp ráp các thiết bị máy móc vào dây truyền sản xuất được phân vào nhóm của phần 45 (xây dựng). + Hoạt động lắp ráp ở các đơn vị bán buôn, bán lẻ, được xem như là một hoạt động dịch vụ để bán hàng được phân vào cùng nhóm với hoạt động bán buôn hoặc dịch vụ đó. + Sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và các xe có động cơ khác hoạt động tương tự như ô tô gắn với việc bán phụ tùng là chính được phân vào nhóm 5020 (bảo dưỡng và sử chữa xe có động cơ). + Bảo dưỡng và sửa chữa vật liệu tiêu dùng cá nhân và đồ dùng gia đình gắn với việc bán phụ tùng là chính được phân vào nhóm 5260 (sửa chữa đồ dùng cá nhân và gia đình). Ngành công nghiệp chế biến bao gồm các ngành (từ 15 đến 37) 15 - Sản xuất thực phẩm và đồ uống 16 - Sản xuất các sản phẩm thuốc lá, thuốc lào 17 - Dệt 18 - Sản xuất trang phục, thuộc và nhuộm da lông thú 19 - Thuộc, sơ chế da, sản xuất va li, túi xách, yên đệm và giày dép 20 - Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, lứa (trừ giường, tủ, bàn ghế) sản xuất sản phẩm từ rơm, rạ, vật liệu tết bện. 21 - Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy 22 - Xuất bản, in và sao bản ghi các loại. 23 - Sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế nhiên liệu hạt nhân 24 - Sản xuất hoá chất và các sản phẩm hoá chất 25 - Sản xuất các sản phẩm từ cao ranh và Plastic 26 - Sản xuất các sản phẩm từ chất khoáng, phi kim loại khác 27 - Sản xuất kim loại 28 - Sản xuất các sản phẩm từ kim loại (trừ máy móc thiết bị) 29 - Sản xuất máy móc thiết bị chưa được phân vào đâu 30 - Sản xuất thiết bị văn phòng và máy tính 31 - Sản xuất máy móc thiết bị điện chưa được phân vào đâu 32- Sản xuất radio, ti vi, và thiết bị truyền thông 33 - Sản xuất dụng cụ y tế, dụng cụ chính xác, dụng cụ quang học và đồng hồ. 34 - Sản xuất xe có động cơ rơ moóc 35 - Sản xuất phương tiện vận tải khác 36 - Sản xuất giường, tủ, bàn ghế, sản xuất các sản phẩm khác chưa được phân vào đâu 37 - Tái chế - Ngành sản xuất và phân phối điện, ga và nước Ngành sản xuất và phân phối điện, ga và nước là ngành kết hợp bởi 3 ngành phục vụ sản xuất và phân phối điện ga và nước. Ngành sản xuất và phân phối điện, ga và nước: 40 - Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, hơi nước, nước nóng 41 - Khai thác, lọc và phân phối nước. 2. Giá trị sản xuất công nghiệp (GO) 2.1. Khái niệm giá trị sản xuất công nghiệp Giá trị sản xuất công nghiệp là toàn bộ giá trị của các sản phẩm vật chất và dịch vụ hữu ích do lao động công nghiệp của doanh nghiệp làm ra trong một thời kỳ và là bộ phận chủ yếu của chỉ tiêu GO chung của toàn doanh nghiệp công nghiệp. 2. ý nghĩa của chỉ tiêu GO trong hoạt động sản xuất công nghiệp Phản ánh qui mô về kết quả của hoạt động sản xuất công nghiệp của doanh nghiệp Là cơ sở tính các chỉ tiêu VA và NVA của doanh nghiệp. Là căn cứ tính các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Và cuối cùng, được dùng để tính GDP, GNI của nền kinh tế quốc dân. GO bao gồm đủ (C + V + M), nên có thể có sự trùng lặp về giá trị trong tính toán. 3. Nội dung của giá trị sản xuất công nghiệp + Theo số liệu sản xuất, GO gồm các yếu tố: - Giá trị thành phẩm (sản phẩm chính, phụ và nửa thành phẩm) sản xuất bằng nguyên, vật liệu của doanh nghiệp. - Giá trị chế biến thành phẩm làm bằng nguyên liệu, vật liệu của khách hàng (khi nhận gia công, doanh nghiệp không được khách hàng cung cấp thông tin về giá cả vật tư mang đến đặt hàng, nên không cần phải tách giá trị vật tư). - Giá trị sản phẩm của hoạt động sản xuất phụ (không thể tách riêng về ngành phù hợp) - Giá trị phế phẩm, phế liệu thu hồi đã tiêu thụ - Chênh lệch sản phẩm trung gian (nửa thành phẩm và sản phẩm dở dang), công cụ, mô hình tự chế giữa cuối và đầu kỳ. - Giá trị cho thuê máy móc, thiết bị và nhà xưởng trong dây truyền sản xuất của doanh nghiệp. + Theo số liệu tiêu thụ, GO bao gồm các khoản sau: - Doanh thu tiêu thụ thành phẩm (chính, phụ và nửa thành phẩm) do lao động của doanh nghiệp làm ra. - Doanh thu tiêu thụ thành phẩm tương tự như trên (làm bằng nguyên, vật liệu của doanh nghiệp) thuê gia công bên ngoài. - Doanh thu từ hợp đồng chế biến sản phẩm cho khách hàng. - Doanh thu tiêu thụ sản phẩm của hoạt động sản xuất phụ (khi không thể hạch toán riêng về ngành phù hợp). - Thu nhập từ hàng hoá mua vào bán ra không qua chế biến. - Doanh thu bán phế liệu, phế phẩm. - Chênh lệch giá trị sản phẩm trung gian và công cụ mô hình tự chế giữa cuối và đầu kỳ. - Chênh lệch giá trị thành phẩm tồn kho giữa cuối và đầu kỳ. - Chênh lệch giá trị hàng hoá đã gửi bán chưa thu được tiền từ cuối và đầu kỳ. - Doanh thu cho thuê nhà xưởng, máy móc, thiết bị trong dây truyền sản xuất của doanh nghiệp. - Kết quả tính GO theo hai cách trên có thể không khớp nhau, do các nguyên nhân: mỗi cách dựa vào nguồn số liệu riêng, ở giác độ tiêu thụ có nhiều khoản thu hơn, ở góc độ sản xuất thường tính theo giá so sánh và giá hiện hành, còn ở góc độ phân phối chỉ tính theo giá hiện hành. - Thống kê doanh nghiệp công nghiệp dùng giá so sánh và giá hiện hành của giá sử dụng cuối ngày (hay giá thị trường). Loại giá này được hình thành như sau: - Giá nhân tố = chi phí trung gian + thu nhập lần đầu củ lao động + thặng dư sản xuất (lợi nhuận) + Khấu hao tài sản cố định. - Giá cơ bản = Giá nhân tố + Thuế sản xuất khác (trừ trợ cấp) - Giá sản xuất = Giá cơ bản + Thuế sản phẩm (trừ trợ cấp) - Giá sử dụng cuối cùng = Giá sản xuất + cước vận tải + phí thương nghiệp. 4. Phương pháp tính giá trị sản xuất của hoạt động sản xuất công nghiệp Giá trị sản xuất của hoạt động sản xuất công nghiệp tính theo giá sử dụng cuối cùng gồm các yếu tố sau: - Doanh thu thuần của hoạt động sản xuất công nghiệp (gồm doanh thu thuần bán sản phẩm hàng hoá công nghiệp và doanh thu thuần cung cấp dịch vụ sản xuất công nghiệp). (+) Trợ cấp của Nhà nước (+) Chênh lệch (cuối kỳ trừ đầu kỳ) của sản phẩm trung gian, công cụ mô hình tự chế. (+) Chênh lệch (cuối kỳ trừ đầu kỳ) thành phẩm tồn kho (+) Thuế sản xuất khác (=) giá trị sản xuất theo giá cơ bản (+) Thuế sản phẩm (=) Giá trị sản xuất theo giá sản phẩm (+) Cước vận tải và phí thương nghiệp (=) Giá trị sản xuất theo giá sử dụng cuối cùng. II. Thực trạng sản xuất công nghiệp Hà Nội trong giai đoạn 1998 - 2005 1. Thực trạng sản xuất công nghiệp trên địa bàn Hà Nội trong giai đoạn 1998-2005 Với vị trí trung tâm đầu não về Chính trị - Văn hoá, Khoa học - Kỹ thuật, một trung tâm văn hoá lớn về kinh tế, một đầu mối giao lưu quan trọng của cả nước. Đại hội Đảng bộ Hà Nội lần thứ 10, 11, 12 đã xác định rõ cơ cấu kinh tế trên địa bàn Hà Nội là công nghiệp, thương mại, dịch vụ và nông nghiệp. Ngày nay, hàng năm Hà Nội tạo ra lượng giá trị chiếm 6-7% trong tổng sản phẩm trong nước (GDP) của cả nước. Một trong những lĩnh vực có tác động mạnh nhất trong sự phát triển kinh tế xã hội, nâng cao năng suất lao động, nâng cao trình độ khoa học công nghệ trong nền kinh tế quốc dân là lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Hà Nội là một trung tâm lớn của cả nước, 31% toàn Bắc Bộ, 42% vùng Đồng bằng Sông Hồng, gấp 2,4 lần Hải Phòng, 3,4 Quảng Ninh… Năm 1998 trên địa bàn Hà Nội có 8017 cơ sở sản xuất công nghiệp, bao gồm 134 doanh nghiệp Nhà nước do trung ương quản lý, 105 doanh nghiệp do địa phương quản lý (chưa kể các đơn vị do Bộ Quốc phòng và Bộ Công an quản lý), 508 hợp tác xã, 6 doanh nghiệp tư nhân, 24 công ty TNHH, công ty cổ phần và 7240 hộ sản xuất công nghiệp nhỏ. Số doanh nghiệp công nghiệp trong những năm tiếp theo ở Hà Nội vẫn tiếp tục tăng lên, một mặt do nhu cầu, một số doanh nghiệp mới ra đời. Đối với doanh nghiệp Nhà nước chủ yếu là quá trình chuyển đổi những đơn vị sản xuất, kinh doanh trực thuộc các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước, tổ chức, đoàn thể xã hội sang hạch toán kinh tế độc lập và trở thành doanh nghiệp công nghiệp do Nhà nước quản lý. Đối với doanh nghiệp phi Nhà nước chủ yếu là phát triển theo yêu cầu của cơ chế thị trường sau khi có luật đầu tư nước ngoài cũng như các tỉnh thành phố khác trên địa bàn Hà Nội xuất hiện ngày càng nhiều các đơn vị sản xuất công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Từ năm 1998 trở lại đây một số doanh nghiệp Nhà nước có quy mô vừa và nhỏ được tổ chức lại, chủ yếu là sát nhập vào các đơn vị khác. Khu vực phi Nhà nước: sắp xếp và củng cố, chuyển đổi các doanh nghiệp tập thể (hợp tác xã, tổ sản xuất) đẩy mạnh khuyến khích việc thành lập các doanh nghiệp theo luật đăng ký hộ sản xuất cá thể, theo nghị định 66/HĐBT. Đồng thời với việc ban hành luật đầu tư nước ngoài. Tính đến ngày 31/12/2005 ở Hà Nội có 18098 đơn vị sản xuất công nghiệp bao gồm 173 doanh nghiệp Nhà nước trung ương quản lý,97 doanh nghiệp Nhà nước địa phương quản lý, 175 hợp tác xã, 76 doanh nghiệp tư nhân, 556 công ty TNHH và công ty cổ phần, 16853 hộ sản xuất công nghiệp nhỏ và 168 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn Hà Nội tập trung chủ yếu ở ngành công nghiệp chế biến (gần 99%) trong đó: sản xuất thực phẩm đồ uống, sản xuất trang phục, chế biến gỗ, sản xuất sản phẩm khoáng phi kim loại, sản phẩm từ kim loại… Xem xét trên giác độ về vốn và lao động, nguồn vốn và nguyên liệu, tài sản cố định, các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn Hà Nội có quy mô không lớn và rất không đều ở các ngành các thành phần kinh tế khác. Năm 1995 bình quân một doanh nghiệp công nghiệp có 50 lao động trong đó doanh nghiệp trung ương quản lý có 252 lao động, doanh nghiệp ngoài quốc doanh có 20 lao động và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có 103 lao động. Riêng lao động bình quân của hộ công nghiệp sản xuất nhỏ 2,7 lao động. Đến năm 2005 thì tổng số lao động làm việc trong ngành công nghiệp Hà Nội là 122744 lao động trong đó lao động trung ương là 89644 lao động, lao động công nghiệp Nhà nước địa phương là 33100, lao động công nghiệp ngoài Nhà nước là 81217 trong dods lao động trong hợp tác xã là 5100 lao động. Lao động trong doanh nghiệp tư nhân là 2100. Lao động của hộ cá thể là 48444. Lao động công nghiệp ngoài Nhà nước chia theo quận huyện là 81217 lao động trong đó Ba Đình là 3750, Hồ Tây là 2257, Hoàn Kiếm là 7300, Hai Bà Trưng 12100, Thanh Xuân 3500, Cầu Giấy 2520, Sóc Sơn 5850, Đông Anh 6556, Gia Lâm 18573, Từ Liêm 7706, Thanh Trì 4767. Lao động có vốn đầu tư nước ngoài tổng số 16520 lao động trong đó sản xuất thực phẩm và đồ uống 1598 lao động, Dệt 1563 lao động, sản xuất trang phục 1944 lao động, chế biến gỗ 288 lao động… Năm 1998 tổng nguồn vốn dùng vò sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp là 7675 tỷ đồng và nguyên giá tài sản cố định 5255 tỷ đồng. Bình quân một doanh nghiệp các chỉ tiêu tương ứng trên là 9,1 tỷ đồng và 6,2 tỷ đồng. Riêng họ sản xuất công nghiệp nhỏ là 46 triệu đồng và 40,5 triệu đồng. Năm 1999 bình quân một doanh nghiệp công nghiệp có 171 lao động, doanh nghiệp Nhà nước trung ương 489, doanh nghiệp Nhà nước địa phương 293, doanh nghiệp ngoài quốc doanh 45, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 196. Trong số 273 doanh nghiệp Nhà nước có tới 78 doanh nghiệp có quy mô lao động dưới 100 người, 97 đơn vị có số lao động bình quân một doanh nghiệp từ 100-300 người. Trong 103 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mới có 87 doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh và trong đó có 56 đơn vị quy mô lao động dưới 100 người, 23 đơn vị quy mô lao động từ 100-300 người. Nghiên cứu quy mô vốn trong 2 khu vực này thì 273 doanh nghiệp Nhà nước (năm 1999 có 38 đơn vị có quy mô vốn Nhà nước dưới 1 tỷ đồng, 170 doanh nghiệp quy mô vốn từ 1 tỷ đến 5 tỷ đồng, chỉ có 64 doanh nghiệp có quy mô vốn từ 10 tỷ đồng trở nên. Doanh nghiệp Nhà nước do địa phương quản lý chủ yếu là doanh nghiệp có quy mô nhỏ, số doanh nghiệp có quy mô dưới 5 tỷ đồng chiếm 60% và chỉ có 13% doanh nghiệp có quy mô trên 10 tỷ đồng. Trong những năm qua, nguồn vốn của các doanh nghiệp công nghiệp có mức tăng khá so với những năm trước đây, tuy nhiên so với yêu cầu mở rộng và phát triển sản xuất của doanh nghiệp thì còn thiếu nhiều đặc biệt việc thiếu vốn lưu động nhiều ngày so với tổng mức 30% quy định của Nhà nước cần cung cấp cho các doanh nghiệp công nghiệp do Nhà nước quản lý đang là trợ lực cho sự phát triển của các doanh nghiệp. Để không ngừng đổi mới trang thiết bị máy móc đã cũ kỹ và lạc hậu, phương tiên hiện đại hoá dây truyền sản xuất, trong những năm qua các doanh nghiệp công nghiệp đã không ngừng đầu tư hàng năm cho sản xuất từ các nguồn vốn khác nhau. Năm 1999 tổng vốn đầu tư cho ngành công nghiệp Hà Nội là: 5883.4 tỷ đồng, năm 2000 là: 68222,1 tỷ đồng và năm 2001 là năm có tổng số vốn đầu tư cho ngành công nghiệp đạt giá trị thấp nhất trong các năm chỉ đạt 3217.3 tỷ dồng. Các năm 2002, 2003, 2004 có tổng vốn đầu tư cho sản xuất công nghiệp tương đối ổn định. Năm 2002 là 4368.8 tỷ đồng, năm 2003 là 4461.42 tỷ dồng, năm 2004 là 4403.6 tỷ đồng. Nếu xét theo nguồn hình thành vốn đầu tư cho ngành công nghiệp trong thời gian từ năm 1998 đến 2005 thì tỷ trọng từ Nhà nước là 4,5%, từ tín dụng 8,2%, các doanh nghiệp tự huy động là 27,5%, đầu tư nước ngoài 58,7%. Tương ứng như vậy của năm 2004: 2,4%; 2,3%; 41,5% và 32,1%. Do kết quả đầu tư trong những năm qua, giá trị tài sản cố định của các doanh nghiệp công nghiệp ngày càng tăng lên. Mặc dù có nhiều khó khăn và đang còn tồn tại nhiều yếu tố cản trở sự phát triển song nhìn chung sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn Hà Nội trong những năm qua tương đối ổn định và có bước tăng trưởng, góp phần rất lớn vào tổng sản phẩm trong nước (GDP) và khoảng 26,8% năm 2002. Nghiên cứu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn Hà Nội trong những năm 1998 đến 2005 cho thấy: Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn Hà Nội 2005 tăng so với năm 2004 là 24% tức là (5863745 triệu đồng). Trong đó giá trị sản xuất của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng trong tổng giá trị sản xuất là 35,6% tức là 10785382 triệu đồng tăng so với năm 2003 là 26,6%. Giá trị sản xuất của khu vực kinh tế trong nước năm 2005 đạt 19510634 triệu đồng tăng so với năm 2004 là 22,6%. Các doanh nghiệp Nhà nước trung ương trong 4 năm qua đã được đầu tư khoảng hơn 28960 tỷ đồng, bình quân một doanh nghiệp được đầu tư khoảng hơn 17,56 tỷ đồng. Với ưu thế vốn lớn trang bị hiện đại và ngày càng được đổi mới do đầu tư mang lại nên các doanh nghiệp Nhà nước trung ướng vẫn giữ được mức tăng trưởng bình quân hai con số như trong khoảng thời gian trước. Trong thời gian qua một số ngành vẫn tiếp tục thể hiện thế mạnh của mình trong ngành công nghiệp trên địa bàn Hà Nội. Doanh nghiệp Nhà nước địa phương trong các năm qua do được đầu tư vốn ít cho nên mức trang bị tài sản cố định cho các cơ sở sản xuất công nghiệp trong những năm qua là thấp so với khu vực doanh nghiệp trung ương cho nên máy móc thiết bị vẫn lạc hậu kết quả là sản xuất công nghiệp trong những năm qua tuy có tăng nhưng không đáng kể so với tốc độ chung và tốc độ tăng của thời kỳ trước đó. Giá trị sản xuất của các cơ sở sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh thời kỳ 1998-2005 giữ mức độ tăng xấp xỉ như mức tăng bình quân giai đoạn trước đó. Tuy vậy các thành phần khác nhau trong khu vực này phát triển không đều. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài do có ưu thế về vốn, công nghệ và khoa học kỹ thuật hiện đại mặt khác lại có kinh nghiệm về kinh tế thị trường cùng với sự ưu đãi của chính phủ nên trong những năm qua giá trị sản xuất của khu vực này chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp. Chương III vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích biến động sản xuất của ngành Công nghiệp Hà Nội trong thời kỳ 1998 - 2005 1. Phân tích biến động sản xuất của ngành công nghiệp Hà Nội trong thời kỳ 1998 - 2005 1.1. Phân tích biến động khối lượng sản xuất ngành công nghiệp Hà Nội 1.1.1. Tổng quát tình hình phát triển ngành công nghiệp Hà Nội thời kỳ 1998 - 2005 Bảng 1.1: Tốc độ phát triển và tốc độ tăng GO ngành công nghiệp thời kỳ 1998 - 2005 Chỉ tiêu Năm GO giá cố định 1994 (tỷ đồng) Lượng tăng tuyệt đối (tỷ đồng) Tốc độ phát triển (%) Tốc độ tăng (%) Liên hoàn Định gốc Liên hoàn Định gốc Liên hoàn Định gốc 1998 103374 - - 100,00 100,00 - - 1999 117989 14615 14615 114,14 114,14 14,14 14,14 2000 134420 16431 31046 113,93 130,03 13,93 30,03 2001 150684 16264 47310 112,10 145,77 12,10 45,77 2002 168749 18065 65375 111,99 163,24 11,99 63,24 2003 198326 29577 94952 117,53 191,85 17,53 91,85 2004 227381 29055 124007 114,65 219,96 14,65 119,96 2005 260203 32822 156829 114,43 151,71 14,43 154,71 Bình quân (1998 - 2005) 170140,75 22404,14 114,1 14,1 Theo số liệu từ bảng trên ta thấy trong thời kỳ 1998 - 2005, GO trong ngành công nghiệp Hà Nội có những nét tăng trưởng tuy nhiên sự tăng trưởng ở đây không phải theo xu hướng tăng dần theo thời gian. Nếu như tốc độ tăng GO trong ngành công nghiệp Hà Nội năm 1999 so với năm 1998 đạt ở mức 14,14% tức là tăng lượng tuyệt đối là 14615 (tỷ đồng) thì trong vòng 3 năm tiếp theo 2000,2001 và 2002 tốc độ tăng có giảm dần ứng với 13,93%; 12,10% và 11,99%. Nguyên nhân lớn nhất có thể chỉ ra là tác động của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ xảy ra ở Châu á thiên tai lũ lụt gây ra làm cho GO của Việt Nam nói chung và GO của ngành công nghiệp Hà Nội nói chung giảm. Tuy nhiên sau quãng thời gian đó là sự bùng nổ phát triển trở lại trong ngành công nghiệp trên địa bàn Hà Nội, đánh dấu bằng tốc độ tăng cao nhất trong vòng 8 năm của thời kỳ này (1998- 2005) của năm 2003 so với 2002 bằng tốc độ tăng 17,5% tương ứng với 29577 (tỷ đồng). Sau đó 2 năm tiếp theo tốc độ tăng giảm xuống ổn định ở mức độ 14,65% của năm 2004/2003 và 14,43% của năm 2005/2004 ứng với lượng tăng tuyệt đối là 29055 (tỷ đồng) & 32822 (tỷ đồng). Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của ngành công nghiệp Hà Nội thời kỳ 1998 – 2005 đạt ở mức 14,1%. Như vậy có thể thấy rằng để đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của toàn thành phố trong giai đoạn 1998 - 2005 là 6,96% thì có sự đóng góp rất lớn của tốc độ tăng của ngành công nghiệp Hà Nội. Điều này phù hợp với quy luật chung của sự phát triển Kinh tế trên thế giới, khi một nên Kinh tế càng phát triển, sự đóng góp của ngành công nghiệp vào tổng sản phẩm trong nước càng phải cao, giảm dần sự đóng góp của ngành nông nghiệp. GO của ngành công nghiệp Hà Nội Bảng 1.2 Tốc độ tăng GO: ngành công nghiệp Ngành Kinh tế Tốc độ tăng GO Bình quân 1998- 2005 1999/ 1998 2000/ 1999 2001/ 2000 2002/ 2001 2003/ 2002 2004/ 2003 2005/ 2004 Công nghiệp 14,14 13,93 12,10 11,99 17,53 14,65 14,53 14,1 Từ số liệu bảng 1.2 cho thấy GO bình quân ngành công nghiệp Hà Nội là 14,1%. Như vậy có thể thấy rằng sự đầu tư vào phát triển ngành công nghiệp của Hà Nội trong thời gian vừa qua là có hiệu quả. Nếu như trước kia trong thời kỳ bao cấp, nền công nghiệp nước ta lạc hậu, yếu kém, hầu như không phát triển, sự đóng góp vào tăng trưởng kinh tế là rất ít thì trong thời kỳ 1998 - 2005, với sự đầu tư có hiệu quả của Thành Phố đã đem lại một kết quả đáng khả quan. Khẳng định cho con đường theo hướng phát triển "CNH - HĐH" là hoàn toàn đúng đắn. Trên đây ta mới chỉ nét đến tốc độ tăng GDP ngành công nghiệp Hà Nội dựa trên yếu tố về khối lượng sản phẩm vật chất mà nó tạo ra. Tuy nhiên, khi xét về sự phát triển của một ngành Kinh tế còn phải quan tâm đến các lợi ích khác mà sự phát triển của ngành này đem lại cho nền KTQD. Thực tế cho thấy nước ta đi lên từ một nông nghiệp nghèo với hơn 80% dân số sống phụ thuộc vào Nông nghiệp. Đặc biệt là ngành Nông nghiệp lúc trước còn thủ công, lạc hậu vậy mức sống của người dân còn khá thấp. Một xu hướng phát triển chung với bất kỳ một quốc gia nào; đó là khi chuyển dịch từ Nông nghiệp sang Công nghiệp kéo theo một lượng lớn lao động từ ngành nông nghiệp chuyển sang ngành Công nghiệp. Vì vậy, số lượng lao động trong ngành cũng sẽ có sự biến chuyển mạnh mẽ, được thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 1.3: Lao động ngành Công nghiệp Hà Nội (1998 - 2005) Chỉ tiêu Năm Lượng lao động (Người) Tốc độ phát triển (%) Liên hoàn Định gốc 1998 2633201 100 100 1999 2745452 104,26 104,26 2000 2715768 98,92 103,14 2001 2742089 100,97 104,14 2002 2974623 108,48 112,97 2003 3307367 111,19 125,60 2004 3596036 108,73 136,57 2005 4130154 114,85 156,85 Bình quân 106,64 Qua số liệu bảng trên ta thấy quy mô ngành công nghiệp Hà Nội ngày càng mở rộng thể hiện qua số lượng lao động không ngừng gia tăng qua các năm. Chỉ trong vòng 8 năm (1998 - 2005), một lượng lao động lớn đã chuyển từ các ngành khác sang ngành công nghiệp Hà Nội, tốc độ tăng bình quân của lao động tăng 6,64% tức là tăng lượng tuyệt đối 213851 người. Một câu hỏi đặt ra là nguyên nhân nào làm cho ngành công nghiệp Hà Nội ngày một thu hút thêm được lượng lao động lớn như vậy? Phải chăng có sự tác động của yếu tố thu nhập ở đây. Bảng số liệu sau sẽ chỉ ra cho ta thấy sự thay đổi trong thu nhập ngành công nghiệp Hà Nội. Bảng 1.4: Thu nhập của người lao động ngành công nghiệp Hà Nội (1998 - 2005) Chỉ tiêu Năm Thu nhập người lao động (tỷ đồng) Tốc độ phát triển (%) Tốc độ tăng (%) Liên hoàn Định gốc Liên hoàn Định gốc 1998 16012 100 100 - - 1999 19427 121,33 121,33 21,33 21.33 2000 25085 129,12 156,67 29,12 56.67 2001 29398 117,19 183,54 17,19 83.54 2002 35256 119,93 220,29 19,93 120.18 2003 43439 123,21 271,29 23,21 171.29 2004 51190 117,84 319,69 17,84 219.69 2005 60538 118,26 378,08 18,26 278.08 Bình quân (1998-2005) 35043,125 120,92 20,92 % Trong một thời gian không quá dài (1998 - 2005), tổng thu nhập của người lao động trong ngành công nghiệp ở Hà Nội đã có bước tăng vọt đáng kể. Tốc độ tăng thu nhập bình quân đạt mức 20,92% ứng với lượng tăng tuyệt đối là 6360,857 (tỷ đồng) Như vậy, qua số liệu 2 bảng 1.3 & 1.4 đều cho kết quả là sự phát triển không ngừng của ngành công nghiệp trên địa bàn Hà Nội cả về cả quy mô, số lượng và chất lượng. Số lượng công nhân và tổng thu nhập của họ cũng tăng nhưng thu nhập tăng bình quân (20,92%) tăng nhanh hơn số lượng lao động bình quân tăng (6,64%). Đó là cơ sở tốt để nâng cao thu nhập bình quân của người lao động trong khu vực công nghiệp. Sự chênh lệch trong lượng người lao động và thu nhập là một tín hiệu tốt trong việc cải thiện mức sống của người lao động. Bảng 1.5: Tốc độ phát triển thu nhập bình quân lao động ngành công nghiệp Hà Nội (1998 - 2005) Năm Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Bình quân (1998 - 2005) 1. Thu nhập người lao động (tỷ đồng) 16012 19427 25085 29398 35256 43439 51190 60538 35043,125 2. Tốc độ phát triển liên hoàn (%) - 121,3 129,12 117,19 119,93 123,21 117,84 118,26 120,92 3. Tốc độ phát triển định gốc (%) - 121,33 156,67 183,54 220,18 271,29 319,69 378,08 1. Lượng lao động (người) 2633201 2745452 2715768 2742089 2974623 3307367 3596036 4130154 3105587 2. Tốc độ phát triển liên hoàn (%) - 104,26 98,92 100,97 108,48 111,19 108,73 114,85 106,64 3. Tốc độ phát triển định gốc (%) - 104,26 103,14 104,14 112,97 125,60 136,57 156,85 1. Thu nhập bình quân (trđ/người) 6,08081 7,07607 9,23680 10,72102 11,85226 13,13401 14,23512 14,65756 10,87421 2. Tốc độ phát triển liên hoàn (%) - 116,38 130,54 116,07 110,55 110,81 108,38 102,97 113,39 3. Tốc độ phát triển định gốc (%) - 116,38 151,90 151,51 167,50 215,90 234,10 241,05 Trong 8 năm liên tiếp (1998 - 2005), tốc độ phát triển thu nhập người lao động luôn cao hơn tốc độ phát triển lực lượng lao động trong ngành này. Nếu như năm 1999, thu nhập người lao động đạt 19427 (tỷ đồng, tăng 21,33% so với năm 1998, thì cùng thời gian đó, lượng lao động chỉ tăng 4,26% tức là tăng 3415 (người) làm cho thu nhập bình quân lao động ngành CN đạt 7,07607 (triệu đồng/người) tức là tăng 16,38%. Tương tự các năm sau, tốc độ tăng thu nhập người lao động luôn đạt lớn hơn tốc độ tăng số lượng người lao động. Xu hướng tăng trưởng lệch pha giữa thu nhập người lao động và số lượng người lao động là động lực to lớn làm thay đổi thu nhập bình quân lao động ngành công nghiệp Hà Nội. Đỉnh cao nhất trong thời kỳ này là năm 2000, khi đó tốc độ tăng thu nhập bình quân người lao động ngành công nghiệp Hà Nội đạt 30,54% so với năm 1999. Kết quả này đạt được do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau. Một phần là do lượng lao động năm 2000 giảm so với năm 1999 nhưng nếu xét trong hoàn cảnh lúc đó như cuộc khủng hoảng kinh tế Châu á làm cho đà tăng trưởng các nước nói chung và Việt Nam nói riêng trong đó có ngành công nghiệp có phần bị chững lại thì kết quản này của ngành công nghiệp là một nỗ lực rất lớn. Qua đây có thể thấy rằng, dù trong hoàn cảnh khó khăn thế nào thì ngành công nghiệp Hà nội vẫn giữ vững được vai trò "đầu tàu" của mình trong phát triển kinh tế của cả nước nói chung và của hà nội nói riêng Sau năm 2000, tốc độ tăng thu nhập bình quân người lao động ngành công nghiệp Hà Nội có phần giảm xuống. Năm 2001 đạt 16,07% so với năm 2000. Năm 2003 đạt 10,81% so với năm 2002và đến năm 2005 chỉ còn 2,97% so với năm 2004. Có phải ngành công nghiệp Hà Nội đang kém phát triển dần? Câu trả lời là không phải ngành công nghiệp Hà Nội đang sụt giảm phát triển. Bởi Việt Nam ban đầu là một nước với nền công nghiệp què quặt, không phát triển. Điểm xuất phát của chúng ta quá thấp, từ một nền kinh tế tập trung bao cấp, chỉ với một vài nhà máy công nghiệp . Bước sang cơ chế thị trường cùng với sự mở rộng trong các ngành, ngành công nghiệp có bước nhảy vọt lớn, đạt được các tốc độ phát triển và tốc độ tăng tương đối cao là điều tất yếu với bất kỳ một nền kinh tế nào. Những con số phát triển của thời kỳ chuyển giao có thể là những con số rất lớn nhưng đó chỉ là sự tăng trưởng "nóng". Nó chỉ xảy ra ở trong giai đoạn mới, còn khi nền kinh tế đi dần vào ổn định, mọi mặt đã được nâng cao thì tốc độ tăng chỉ ở một mức độ nhất định vừa phải, giao động trong khoảng đảm bảo. Ngành công nghiệp là một bộ phận của nền KTQD vì vậy sự phát triển của nó._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docS0011.doc
Tài liệu liên quan