Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình phát triển sản xuất công nghiệp tỉnh Yên Bái giai đoạn 2003 - 2007..

Tài liệu Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình phát triển sản xuất công nghiệp tỉnh Yên Bái giai đoạn 2003 - 2007..: ... Ebook Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình phát triển sản xuất công nghiệp tỉnh Yên Bái giai đoạn 2003 - 2007..

doc63 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1349 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình phát triển sản xuất công nghiệp tỉnh Yên Bái giai đoạn 2003 - 2007.., để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC A - LỜI MỞ ĐẦU 1 B - NỘI DUNG 3 CHƯƠNG 1: 3 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ TỈNH YÊN BÁI 3 1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên – điều kiện xã hội 3 1.1.1. Vị trí địa lý 3 1.1.2. Địa hình – đất đai 4 1.1.3. Khoáng sản 7 1.1.4. Khí hậu,thủy văn 7 1.1.5. Hệ thống giao thông 11 1.1.6. Dân số và lao động 12 1.2. Tình hình phát triển nền kinh tế tỉnh Yên Bái 14 CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP TỈNH YÊN BÁI GIAI ĐOẠN 2003 – 2007 VÀ DỰ BÁO TỚI NĂM 2010 20 2.1. Thực trạng nền công nghiệp tỉnh Yên Bái giai đoạn 2003 – 2007 20 2.1.1. Một số tình hình cơ bản về sản xuất công nghiệp tỉnh Yên Bái. 20 2.2. Vận dụng phương pháp thống kê để phân tích tình hình phát triển sản xuất công nghiệp tỉnh Yên Bái giai đoạn 2003 – 2007 và dự báo tới năm 2010 29 2.2.1. Các hướng phân tích tình hình phát triển sản xuất công nghiệp tỉnh Yên Bái giai đoạn 2003 – 2007 29 2.2.2. Dự báo giá trị sản xuất công nghiệp Yên Bái đến năm 2010 theo giá so sánh 1994 53 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP TỈNH YÊN BÁI TRONG GIAI ĐOẠN SẮP TỚI 56 3.1. Những hạn chế còn tồn tại 56 3.2. Một số giải pháp 57 C - KẾT LUẬN 61 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 62 A - LỜI MỞ ĐẦU Trong xu thế hội nhập, toàn cầu hoá, công nghiệp hoá nền kinh tế, cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ như hiện nay thì phát triển nền công nghiệp là một yêu cầu cấp bách. Công nghiệp phát triển chính là nền tảng động lực và có tính chất quyết định tới sự phát triển bền vững lâu dài của đất nước. Đó cũng là mục tiêu hướng tới của tất cả các nước trên thế giới nói chung, cũng như từng vùng của mỗi nước nói riêng. Yên Bái cũng không là ngoại lệ. Tiếp tục chịu sự ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, năm 2009, nền kinh tế Yên Bái dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn với 6/31 chỉ tiêu kế hoạch bị ảnh hưởng. Trong đó có 4 chỉ tiêu kinh tế gồm: chỉ tiêu tăng trưởng, tổng vốn đầu tư phát triển, giá trị sản xuất công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu. Vấn đề đặt ra với các doanh nghiệp Yên Bái là phải có cách tiếp cận mang tính chiến lược để vượt qua khó khăn, góp phần đắc lực ổn định nền kinh tế và duy trì tăng trưởng kinh tế như kế hoạch đề ra… Trong năm 2009, thách thức và khó khăn nhiều hơn năm 2008 nhưng không phải là không có cơ hội với các doanh nghiệp. Minh chứng rõ nhất là năm 2008, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của suy thoái kinh tế thế giới, thiên tai, sự điều chỉnh các chính sách kinh tế vĩ mô kiềm chế lạm phát của chính phủ,… các doanh nghiệp Yên Bái vẫn giữ được ổn định và có những đóng góp lớn cho nền kinh tế. Biểu hiện rõ nhất là cơ cấu vốn và ngành nghề kinh doanh có sự thay đổi cơ bản, nhiều doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký từ 5 – 10 tỷ đồng, trên 60% số doanh nghiệp mới thành lập là sản xuất công nghiệp. Để có thể tìm hiểu sâu hơn về sự phát triển công nghiệp của tỉnh, những kết quả đã đạt được thông qua phân tích chỉ tiêu giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Yên Bái, những nhân tố ảnh hưởng đến giá trị sản xuất công nghiệp và xu hướng phát triển trong tương lai, em đã chọn đề tài: “ Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình phát triển sản xuất công nghiệp tỉnh Yên Bái giai đoạn 2003 – 2007 và dự báo cho năm 2010”. Chuyên đề hoàn thành gồm 3 chương: Chương I: Khái quát chung về tình hình kinh tế tỉnh Yên Bái. Chương II: Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình phát triển sản xuất công nghiệp tỉnh Yên Bái giai đoạn 2003 – 2007 và dự báo của cho năm 2010 Chương III: Một số kiến nghị. Do kiến thức lý luận còn hạn hẹp, kinh nghiệm và sự hiểu biết thực tế chưa nhiều, cũng như thời gian nghiên cứu hạn chế; đồng thời lĩnh vực công nghiệp cũng là một lĩnh vực nghiên cứu rộng nên chuyên đề của em không tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp của các thầy cô giáo để chuyên đề được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của các thầy cô khoa thống kê – trường ĐHKTQD, đặc biệt là thầy hướng dẫn thực hiện: GS.TS Phạm Ngọc Kiểm; đồng cảm ơn các cô, chú, anh, chị trong cục Thống kê tỉnh Yên Bái đã nhiệt tình giúp đỡ hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. B - NỘI DUNG CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ TỈNH YÊN BÁI 1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên – điều kiện xã hội 1.1.1. Vị trí địa lý Yên Bái là một tỉnh miền núi nằm sâu trong nội địa, thuộc vùng Đông Bắc. Lãnh thổ của tỉnh nằm trong hệ toạ độ từ 21016’32” vĩ độ bắc và từ 103o56’26” kinh độ đông. Về phía bắc, Yên Bái giáp tỉnh Lào Cai, phía nam giáp tỉnh Phú Thọ, phía đông giáp các tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang, phía tây giáp Sơn La. Diện tích tự nhiên của cả tỉnh là 6882,92 km2. Yên Bái đứng thứ 15 về diện tích (2,08%) trong tổng số 64 tỉnh thành của cả nứơc. Với vị trí địa lí như vậy Yên Bái có những thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội. Tuy nằm sâu trong nội địa nhưng Yên Bái lại là đầu mối và trung độ của một số tuyến giao thông quan trọng. Đây là một trong những cửa ngõ đi vào Tây Bắc và nằm trên trục giao thông giữa Tây Bắc và Đông Bắc. Yên Bái nằm ở khoảng giữa quốc lộ 2 nối Hà Nội và các tỉnh của đồng bằng sông Hồng với cửa khẩu Lào Cai và từ đây qua Hà Khẩu sang thành phố Côn Minh thuộc tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) Về mặt kinh tế, Yên Bái nằm trên trục đường của hành lang Hà Nội – Lào Cai và có thể dễ dàng giao lưu với các tỉnh trong nước và với Trung Quốc. Ngày nay trong công cuộc đổi mới, Yên Bái ngày càng khẳng định vị trí trung tâm của mình trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh miền núi phía Bắc. Tuy nhiên, việc nằm sâu trong nội địa cùng với địa hình miền núi it nhiều cũng gây ra một số khó khăn trong việc thiết lập các mối quan hệ kinh tế ở trong và ngoài tỉnh. Toàn tỉnh có 1 thành phố (Yên Bái), một thị xã (Nghĩa Lộ), và 7 huyện (Lục Yên, Yên Bình, Trấn Yên, Văn Yên, Văn Chấn, Trạm Tấu và Mù Cang Chải). Với 180 xã, phường, thị Trấn (gồm 11 phường, 10 thị trấn, 159 xã), trong tổng số 159 xã có tới 70 xã là xã vùng cao, vùng sâu khó khăn. Thành phố Yên Bái được hình thành từ năm 1900, là thành phố tỉnh lỵ, trung tâm chính trị, kinh tế văn hoá của tỉnh, đồng thời thành phố còn nằm trên giao điểm của các tuyến giao thông chính thuỷ, bộ giữa Đông Bắc và Tây Bắc, giữa cửa khẩu Lào Cai và Hà Nội. 1.1.2. Địa hình – đất đai Địa hình Yên Bái là vùng chuyển tiếp từ trung du (Phú Thọ) lên khu vực núi (Lào Cai). Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Nơi thấp nhất ở xã Minh Quân – huyện Trấn Yên (20m) và nơi cao nhất là đỉnh Pu Luông (1985m). Địa hình chủ yếu là núi non trùng điệp. Trên địa bàn của tỉnh có 3 dãy núi lớn chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Phía Tây là dãy Hoàng Liên Sơn – Pu Luông, kẹp giữa sông Hồng và sông Đà. Đây là dãy núi trẻ, đỉnh nhọn, độ cao trung bình của các ngọn núi tới 1700 – 2800m, độ dốc 400 – 700, sườn bị cắt xẻ mạnh. Tiếp theo là dãy núi cổ Con Voi nằm giữa sông Chảy và sông Hồng với độ cao trung bình 400 – 1400 m, đỉnh tròn sườn thoải. Phía Đông là hệ thống núi đá vôi nằm giữa sông Chảy và sông Lô, độ cao trung bình 400 – 800 m, xen kẽ với núi đồi là địa hình thung lũng, bồn địa, đồng bằng giữa núi. Đáng kể nhất là các bồn địa Mường Lò (Văn Chấn), Đại Phú An (Văn Yên), Mường Lai (Lục Yên)… Về mặt địa hình có thể chia làm hai tiểu vùng: - Tiểu vùng cao: Độ cao trung bình của tiểu vùng là trên 600m, gồm 70 xã, chiếm 67,5% diện tích tự nhiên của cả tỉnh. Do địa hình núi cao nên dân cư thưa thớt, chủ yếu là dân tộc ít người (H’mông, Dao, Khơ mú…). Nền kinh tế chậm phát triển, trình độ dân trí thấp, tập quán canh tác phần nhiều gắn với phát nương làm rẫy, một số bộ phận sống du canh, du cư, kết cấu hạ tầng thiếu, đời sống vật chất và tinh thần gặp nhiều khó khăn. Tiềm năng (đất, rừng, khoáng sản…) tương đối phong phú, nhưng việc khai thác còn rất nhiều hạn chế. - Tiểu vùng thấp: có độ cao trung bình dưới 600m, bao gồm khu vực núi thấp và các bồn địa, thung lũng dọc theo sông suối, chiếm 32,5% diện tích toàn tỉnh. Dân cư tương đối trù mật, đa phần là người Kinh, Tày, Nùng, Thái. Nền kinh tế của tỉnh chủ yếu dựa vào khai thác các thế mạnh của tiểu vùng với diện tích đất nông nghiệp nhiều, kết cấu hạ tầng tương đối tốt, trình độ dân trí cao… Về phương diện địa hình, Yên Bái có nhiều thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế - xã hội theo hướng Tây Bắc – Đông Nam dọc thung lũng các con sông. Trong khi đó, các mối liên hệ kinh tế theo hướng Bắc – Nam (107 km trong phạm vi của tỉnh) và Đông – Tây (125 km) hết sức khó khăn do núi cao, đèo dốc. Đất đai: Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh tài liệu điều tra gần đây nhất của Sở Địa chính, đất của Yên Bái gồm 8 nhóm: - Nhóm đất phù sa diện tích 9171,16 ha (1,33% diện tích cả tỉnh) phân bố ở các khu vực có sông, suối lớn (sông Hồng, sông Chảy...). Có giá trị kinh tế là các bồn địa lớn như Mường Lò (Văn Chấn), Lục Yên. Nhóm đất này thích hợp với việc trồng cây lương thực (lúa, ngô), cây công nghiệp ngắn ngày (mía, lạc, đậu tương...). - Nhóm đất glây với diện tích 4227,97 ha (0,61%) tạp trung ở các vùng trũng, thấp; thuận lợi cho canh tác lúa nước, nhưng cần bón thêm lân và vôi. - Nhóm đất đen với diện tích 902,51 ha (0,13%) hình thành trên các thung lũng và ven núi đá vôi, có khả năng trồng màu (sắn), cây công ngăn ngày và lúa nước (ở vùng trũng). - Nhóm đất xám chiếm ưu thế tuyệt đối với 566.953,69 ha (82,37%) ở độ cao dưới 1800 m, tập trung chủ yếu ở Văn Chấn, Văn Yên, Mù Cang Chải. Nhóm đất này phù hợp với cây công nghiệp dài ngày (chè) và cây ăn quả, đối với các khu vực có độ dốc dưới 250. - Nhóm đất đỏ có diện tích 12.103,19 ha (1,76%) phân bố ở các vùng đá vôi, mác ma bazơ thuộc các huyện Lục Yên, Trạm Tấu, Văn Chấn, rất thích hợp với một số cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả. - Nhóm đất mùn alit ở độ cao hơn 1800 m, với diện tích 55.078,28 ha (8,0%) tập trung ở các huyện vùng cao (Văn Chấn, Mù Cang Chải, Trạm Tấu), chủ yếu là trồng rừng phòng hộ. - Nhóm đất có tầng đất mỏng, diện tích 1824,61 ha (0,2%) thuộc các huyện Lục Yên, Văn Yên, Văn Chấn. Về hiện trạng sử dụng đất, do là một tỉnh miền núi với 55,6% diện tích tự nhiên có độ dốc vượt quá 250 nên đất nông nghiệp ít. Số đất đai chưa sử dụng còn rất lớn, khoảng hơn 33 vạn ha, chiếm 48% diện tích cả tỉnh. Trong số này, đất có khả năng khai thác phục vụ cho lâm nghiệp lên tới 305.620 ha và cho nông nghiệp là 1972 ha. 1.1.3. Khoáng sản Trên lãnh thổ của Yên Bái có nhiều đồi nham tướng được giới hạn bởi các đứt gãy sâu sông Hồng, sông Đà, sông Chảy, trải qua nhiều chu kỳ tạo sơn lớn kèm hoạt động mác ma xâm nhập. Vì thế, tài nguyên khoáng sản tương đối phong phú với nhiều vỏ nội sinh và ngoại sinh. Tuy nhiên, các mỏ thường thuộc loại nhỏ, không có khả năng khai thác trên quy mô lớn. Cho đến nay đã phát hiện được 153 điểm mỏ thuộc các nhóm khoáng sản sau đây: - Nhóm năng lượng (18 điểm mỏ) gồm than nâu, than antraxit, than bùn, đá chứa dầu… Than có trữ lượng khoảng 78 vạn tấn (đã khai thác được 16 vạn tấn). Than nâu, than lửa phân bố ven sông Hồng, sông Chảy mà tiêu biểu là các mỏ Hoàng Thắng, Hồng Quang. Than antraxit tập trung ở huyện Văn Chấn, phía bắc huyện Văn Yên và đang được khai thác ở Suối Quyến (Văn Chấn). - Nhóm vật liệu xây dựng (42 điểm mỏ) bao gồm đá vôi, đá ốp lát, sét, cát, sỏi… phân bố tương đối rộng rãi. - Nhóm khoáng chất công nghiệp (39 điểm mỏ) tương đối đa dạng, từ nguyên liệu làm phân bón, hoá chất cho đến nguyên liệu kĩ thuật. Đáng chú ý là đá quý và bán đá quý, phân bổ chủ yếu ở huyện Lục Yên. Đặc biệt, tại vùng mỏ đá quý Lục Yên – Yên Bình đã khai thác được 2 viên Rubi lớn nhất Việt Nam cân nặng 2.300g và 1.960g được chính phủ cho giữ lại làm báu vật quốc gia. 1.1.4. Khí hậu,thủy văn * Khí hậu Trên nền nhiệt đới ẩm gió mùa, khí hậu của Yên Bái ít nhiều chịu tác động của địa hình núi cao, phức tạp. Một vài chỉ số trung bình năm như sau: tổng nhiệt độ 75000 – 80000C, nhiệt độ 220 – 230C, lượng mưa 1500 – 2200 mm, độ ẩm 83 – 87%. Yên Bái có hai mùa rõ rệt: Mùa hạ bắt đầu từ tháng tư đến tháng mười: đây là thời kỳ nóng ẩm, nhiệt độ trung bình trên 250C(tháng nóng nhất 370 – 380C). Mưa nhiều, thường kèm theo gió xoáy gây lũ quét, ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất. Sự phân bố mưa và lượng mưa chịu tác động rõ nét của địa hình. Lượng mưa giảm từ đông sang tây. Dọc theo thung lũng sông Hồng, mưa giảm dần từ đông nam đến tây bắc. Do ảnh hưởng của dãy Hoàng Liên Sơn nên vào mùa hạ, sườn tây ít mưa hơn sườn đông và phía tây có gió Lào. Mùa đông kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Ở vùng cao, mùa đông đến sớm hơn và kết thúc muộn hơn so với vùng thấp. Ở những nơi có độ cao trên 1500m hầu như không có mùa hạ, nhiệt độ thường dưới 200C. Trên vùng cao có nơi nhiệt độ dưới 00C, có sương muối. Vào đầu mùa đông (tháng 12, tháng 1) thường xảy ra hạn hán, vào cuối mùa lại dầm dề mưa phùn. Về đại thể, có thể chia Yên Bái thành 2 tiểu vùng khí hậu: - Tiểu vùng phía đông có ranh giới dãy Hoàng Liên Sơn. Đặc trưng của vùng là chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, mưa nhiều (1800 – 2000 mm/năm), nhiệt độ trung bình 210 – 220C. Nhìn chung, khí hậu ở đây thích hợp với cây lương thực – thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả và nuôi trồng – thủy sản. Tiểu vùng này phân hoá thành hai khu vực: Khu vực nam Trấn Yên, Văn Yên, thị xã Yên Bái, Ba Khe thuộc thung lũng sông Hồng, có độ cao trung bình 70m.Ở đây có nhiệt độ bình quân 230 – 240C, lượng mưa 1800 – 2200 mm/năm (nơi mưa phùn nhiều nhất tỉnh). Khu vực này có khả năng phát triển cây lương thực – thực phẩm, cây công nghiệp và cây ăn quả. Khu vực Lục Yên – Yên Bình có độ cao dưới 300m, thuộc thung lũng sông Chảy, với ranh giới là dãy Con Voi. Do có hồ Thác Bà nên khí hậu điều hoà hơn và thuận lợi cho việc phát triển cây nông lâm nghiệp, thuỷ sản và du lịch. - Tiểu vùng phía tây gồm các huyện thị ở phía tây của tỉnh (Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn, Nghĩa Lộ), độ cao trung bình trên 700 – 800 m. Ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, nhưng lại có gió Tây Nam nóng và khô thổi tới. Vì thế, nét tiêu biểu là nắng nhiều, mưa tương đối ít và khí hậu có tính cận nhiệt. Tiểu vùng này có sự phân hoá thành ba khu vực: Khu vực Mù Cang Chải với độ cao trung bình 900m, là nơi nắng nhiều nhất trong tỉnh, chịu ảnh hưởng mạnh của gió Tây Nam. Tổng nhiệt độ bình quân hàng năm là 6500 – 70000C, nhiệt độ trung bình 18 – 200C (mùa đông có thể xuống dưới 00C), lượng mưa 1800 – 2000mm, có khả năng phát triển một số cây trồng cận nhiệt và ôn đới. Khu vực tây nam Văn Chấn có độ cao trung bình 800m, phía bắc mưa nhiều nhưng phía nam lại ít mưa nhất tỉnh, nhiệt độ trung bình 18 – 200C , mùa đông lạnh, lượng mưa 1800mm, thích hợp cho cây cận nhiệt và ôn đới. * Thuỷ văn Mạng lưới sông ngòi của Yên Bái tương đối phong phú. Chảy trên lãnh thổ của tỉnh là hai hệ thống sông lớn (sông Hồng, sông Chảy) và hàng trăm ngòi, suối lớn nhỏ khác nhau. Mật độ trung bình 1,15 km/km2. Sông Hồng bắt nguồn từ Ngụy Sơn (Trung Quốc) ở độ cao 1766 m chảy qua Lào Cai, Yên Bái... và đổ vào biển Đông. Đoạn chảy qua Yên Bái dài khoảng 100km với độ dốc 0,23 m/1 km. Sông Chảy khởi nguồn từ dãy núi Côn Lĩnh (Trung Quốc) ở độ cao 2419 m chạy theo hướng đông bắc – tây nam. Dòng sông nhỏ, sâu, chảy xiết Môđun dòng chảy bình quân là 30,5 1/s/km2. Vùng hạ lưu sông Chảy có hồ và nhà máy thuỷ điện Thác Bà. Yên Bái còn nhiều ngòi, suối. Tiêu biểu là ngòi Thia đã đi vào thơ ca, bắt nguồn từ núi Pu Sa Phìn (2874 m) thuộc huyện Trạm Tấu, chảy qua Văn Chấn, Văn Yên rồi đổ vào sông Hồng. Sản phẩm bồi đắp là hai cánh đồng tương đối rộng Mường Lò (Văn Chấn) và Đại Phú An (Văn Yên). Ngoài ra còn ngòi Bút từ núi Khai Kim cao 2007 m (Tú Lệ, Văn Yên), ngòi Lâu từ núi Bo Co 1639 m (Hồng Ca, Trấn Yên), ngòi Nghĩa Đô, ngòi Lũng Cô (Lục Yên)... Nhìn chung, các ngòi, suối ở Yên Bái đều bắt nguồn từ núi cao nên dốc dòng chảy xiết, lưu lượng thay đổi thất thường, hay gây lũ đột ngột, nhưng lại chứa đựng nguồn thuỷ năng phong phú. Bên cạnh hệ thống sông suối, ở Yên Bái có 20.913 ha mặt nước hồ ao với ý nghĩa quan trọng với thuỷ điện, sản xuất nông, lâm ngư nghiệp và giao thông vận tải. Đáng kể nhất là hồ thuỷ điện Thác Bà nằm trong lưu vực sông Chảy, thuộc huyện Yên Bình và một phần huyện Lục Yên. Hồ được khởi công năm 1962, hoàn thành năm 1970 với mục đích chính là phục vụ cho nhà máy thuỷ điện với công suất 108MW. Chiều dài của hồ là 80km, rộng 8 – 12 km, có chỗ sâu tới 42 m, với dung tích 2,9 tỉ m3. ở mức nước thiết kế cao nhất hồ có diện tích 23.400 ha, trong đó 19.050 ha mặt nước và 4350 ha là đảo (1331 hòn đảo). Ngoài ra, còn có đầm Vân Hội (Trấn Yên) và một số hồ chứa nước khác. Yên Bái có nguồn nước dưới đất tương đối phong phú, phân bố đều, ở độ sâu 20 – 200 m trong các nham trầm tích bở rời Đệ Tứ. Tuy nhiên, tài nguyên này chưa được điều tra cặn kẽ. Trong tỉnh có nguồn nước khoáng nóng, phân bố ở phía tây, thuộc địa bàn huyện Văn Chấn, Trạm Tấu (đới Tú Lệ). Tổng khoáng hoá 1 – 5g/ 1, nhiệt độ (tại các điểm lộ) trên 400C, có thể khai thác dùng làm đồ uống chữa bệnh. 1.1.5. Hệ thống giao thông Hệ thống giao thông thuỷ bộ Yên Bái được hình thành và phát triển qua nhiều thập niên và là một trong số ít tỉnh có mạng lưới giao thông tổng hợp, đa dạng bao gồm 4 loại hình: đường Bộ, đường Sắt, đường Thuỷ và đường Hàng không, tạo thành một hệ thống khá hoàn chỉnh đáp ứng được nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ tổ quốc và phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào Yên Bái. - Hệ thống đường bộ: Toàn tỉnh có 7 tuyến đường giao thông bộ quốc lộ và tỉnh lộ. Trong đó: có 4 tuyến đường quốc lộ là 70, 30, 32c và 37 với tổng chiều dài 369,5km, chạy qua 46 xã và 6 huyện trong tỉnh; đường tỉnh có 11 tuyến. Đến nay 100% số xã đã có đường ô tô đến trung tâm xã. Tổng chiều dài đường bộ toàn tỉnh là: 4.647km. - Đường sắt: Tuyến đường sắt Hà Nội – Yên Bái – Lào Cai dài 296km, chạy qua địa phận tỉnh Yên Bái gần 88km, qua 10 ga, đây là tuyến đường sắt liên vận quốc tế nối cảng biển Hải Phòng đến Côn Minh thủ phủ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Tuyến đường sắt này do chạy song song với tuyến đường thuỷ sông Hồng nên rất thuận tiện cho việc kết hợp các loại hình vận tải… - Đường thuỷ: Sông Hồng chảy qua địa phận tỉnh Yên Bái có chiều dài 115km được coi là tuyến giao thông quan trọng để vận chuyển lâm sản, khoáng sản, vật liệu xây dựng. Vận tải đường thuỷ trên hồ Thác Bà cũng ngày càng phát triển, và đáp ứng cho nhu cầu của đời sống và sản xuất. - Đường không: Yên Bái có sân bay quân sự lớn cách thành phố tỉnh lỵ Yên Bái là 5km. Trong tương lai sẽ được khai thác là sân bay dân dụng và sẽ là đường bay nối Yên Bái với các tỉnh bạn và quốc tế. Như vậy, hệ thống giao thông ở Yên Bái có đủ cả 4 loại hình được phân bổ trên địa bàn tương đối lý tưởng, tạo điều kiện và kết hợp nhau trong vận tải phục vụ cho nhu cầu phát triển sản xuất, giao lưu đi lại trong cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh cũng như ngoài tỉnh. Nhưng do điều kiện địa hình, thời tiết khí hậu và chất lượng các loại đường nhất là đường bộ quá yếu, các bến cảng trên sông Hồng và hồ Thác Bà chưa được chú ý đầu tư để khai thác nên chưa phát huy hết tiềm năng của địa phương. Nói chung cơ sở của hệ thống giao thông còn nhiều khó khăn. Ngoài cơ sở và hệ thống giao thông trên, đến cuối năm 2005 tỉnh Yên Bái còn có một số cơ sở hạ tầng như: - Xã có điện lưới quốc gia: 180 xã đạt 100% xã, phường, thị trấn. - Xã có điện thoại: 170 xã đạt 94,4% so với tổng số xã, phường, thị trấn. - Xã có trạm y tế: 180 xã, phường có trạm y tế đạt 100% so với xã phường toàn tỉnh. - Xã có trường trung học cơ sở: 180 xã, đạt 100% so với tổng số xã, phường, thị trấn. - Có 97% địa bàn dân cư được phủ sóng phát thanh và 95% được phủ sóng truyền hình. 1.1.6. Dân số và lao động Dân số trung bình của tỉnh năm 2007 là 749.145 người với 30 dân tộc anh em: Kinh, Tày, Dao, Mông, Thái… Mật độ dân số phân bố không đều giữa các huyện thị xã trong tỉnh, đây là khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế của địa phương. Dân số tập trung ở thành phố, thị xã, thị trấn, còn các xã vùng cao thì dân cư thưa thớt. Do tỉnh Yên Bái thực hiện tốt chính sách kế hoạch hoá gia đình nên tỷ lệ tăng dân số hợp lý, tỷ lệ chết giảm dần. Lực lượng lao động trong độ tuổi rất dồi dào, trung bình chiếm 54,9% dân số toàn tỉnh, đảm bảo nguồn nhân lực để tỉnh phát triển kinh tế - xã hội, cụ thể số người trong độ tuổi lao động hàng năm tăng và chiếm trên 54% so với tổng dân số. Lao động trẻ chiếm tỷ lệ cao, cung cấp nguồn nhân lực cho việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Bảng 1.1: Cơ cấu nguồn lao động tỉnh Yên Bái trong giai đoạn 2003 – 2007 Năm Dân số (người) Lao động (người) % lao động trong dân số (%) 2003 715.990 398.089 55,6 2004 723.480 408.928 56,5 2005 731.784 416.381 56,9 2006 740.006 423.768 57,3 2007 749.145 429.002 57,3 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Yên Bái năm 2006, 2007) Tuy nguồn nhân lực của tỉnh có dồi dào song còn nhiều hạn chế: Lao động tập trung nhiều ở vùng nông thôn, trình độ kỹ thuật thấp, chủ yếu là lao động thủ công, chỉ có khoảng 3,5% số lao động đã qua đào tạo. Hàng năm, tỉnh bố trí việc làm mới cho lao động, nhưng số người trong độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm nhưng không có chỗ làm việc vẫn còn nhiều (năm 2007 có đến 5.528 người). Mặc dù hàng năm tỉnh đã đầu tư một nguồn kinh phí lớn cho việc đào tạo và mở các ngành nghề sản xuất để tạo công ăn việc làm cho người lao động, nhưng tình trạng thiếu việc làm vẫn còn là một thách thức đối với tỉnh Yên Bái. Như vậy: Với những đặc điểm về nguồn lực tự nhiên và nguồn lực lao động như trên, tỉnh Yên Bái đã có nhiều thuận lợi để phát triển một nền kinh tế đa dạng với cơ cấu Nông lâm nghiệp – Công nghiệp – Dịch vụ. 1.2. Tình hình phát triển nền kinh tế tỉnh Yên Bái a. Thành tựu Năm 2008, do khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới; trong nước, thiên tai, dịch bệnh, lạm phát và giá cả tăng cao, song tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Yên Bái tiếp tục ổn định, có bước phát triển khá và tương đối toàn diện. Tăng trưởng kinh tế khá cao, cơ cấu chuyển dịch đúng hướng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 12,5%, đạt mục tiêu đề ra. Thu nhập bình quân đầu người đạt 7,5 triệu đồng ( kế hoạch 7 triệu đồng). Sản lượng lương thực có hạt đạt 215.500 tấn. Sản xuất công nghiệp vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởng cao, một số dự án công nghiệp quan trọng hoàn thành, đi vào sản xuất. Nhiều công trình xây dựng cơ bản hoàn thành, đưa vào sử dụng đã tăng thêm năng lực mới cho nền kinh tế. Môi trường đầu tư tiếp tục được cải thiện, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) xếp thứ 19 trong 64 tỉnh, thành phố, thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Tổng vốn đầu tư phát triển địa bàn đạt 3.439,5 tỷ đồng, vượt kế hoạch 11%, tăng 38,7% so với năm 2007. Thu ngân sách đạt 385 tỷ đồng, vượt 6,94% dự toán và tăng 24,1% so với năm 2007. Sản xuất nông, lâm nghiệp có sự chuyển dịch tích cực về cơ cấu sản xuất theo chiều hướng sản xuất hàng hoá, hình thành và mở rộng thêm một số vùng sản xuất hàng hoá tập trung gắn với công nghiệp chế biến. Sản xuất công nghiệp có sự phát triển mạnh về quy mô và sản phẩm chủ lực, từng bước trở thành khâu đột phá quan trọng trong việc thúc đẩy nề kinh tế của tỉnh phát triển nhanh và bền vững. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đúng hướng, có trọng tâm, trọng điểm và đầu tư cho vùng cao, mang lại hiệu quả rõ nét, bộ mặt vùng cao đã có chuyển biến khá tích cực. Kinh tế dịch vụ có bước phát triển, xuất khẩu trực tiếp đạt khá, hoạt động tài chính, tín dụng có nhiều đổi mới bám sát các chương trình kinh tế - xã hội của tỉnh. Các thành phần kinh tế của tỉnh phát triển nhanh, đa dạng, bình đẳng, từng bước nâng cao hiệu quả, góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh lên cao. b. Tồn tại và khuyết điểm Kinh tế tuy tăng trưởng khá, nhưng quy mô sản xuất còn nhỏ và phát triển chưa vững chắc. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng, hiệu quả nền kinh tế, như tác động của khoa học, công nghệ, năng suất lao động, lợi nhuận trên vốn, thương hiệu sản phẩm… còn rất thấp. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, nhưng chậm; Chuyển dịch cơ cấu nội bộ các ngành kinh tế chưa mạnh và chưa đi vào chiều sâu. Trong nông nghiệp, chăn nuôi và cây công nghiệp chiếm tỷ trọng thấp, chưa tương xứng với tiềm năng, đa số là quảng canh, nên giá trị trên một đơn vị canh tác chưa được cao. Chương trình cải tạo và trồng chè mới (cả vùng cao và vùng thấp) chưa đạt yêu cầu đề ra. Chương trình phát triển cây cà phê được chỉ đạo trồng từ giai đoạn 1996 – 2000 nhưng không thành công. Phát triển kinh tế trang trại là một hướng đi đúng, nhưng chưa được đầu tư đúng mức nên hiệu quả chưa cao. Trong công nghiệp đã xác định đúng hướng phát triển, nhưng trong tổ chức thực hiện các chương trình, dự án còn chậm so với kế hoạch đề ra, ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế chung. Chậm đổi mới và đầu tư thiết bị công nghệ tiên tiến cho sản xuất, nhất là công nghệ chế biến chè, do vậy năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hoá thấp, đơn điệu, sức cạnh tranh trên thị trường yếu. Công nghiệp ngoài quốc doanh và tiểu thủ công nghiệp nông thôn còn phát triển tự phát, thiếu sự giúp đỡ, quản lý của các cấp chính quyền. Tài chính doanh nghiệp chưa lành mạnh, chi phí trung gian lớn, quản lý kém nên hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp thấp. Một số địa phương chưa quan tâm đúng mức đến phát triển kinh tế tập thể, những mô hình kinh tế tập thể có hiệu quả chậm được nhân rộng. Các tổ chức tín dụng chưa có giải pháp tích cực để đáp ứng kịp thời vốn cho các chương trình, dự án trọng điểm của tỉnh. Công tác bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức. Dịch vụ chưa đủ sức thúc đẩy, kích thích sản xuất phát triển. Giá trị xuất khẩu hàng năm chưa đạt chỉ tiêu Đại hội Đảng bộ đề ra, việc kiến tạo thị trường, nhất là thị trường xuất khẩu chưa tốt, thị trường nội địa chưa được coi trọng đúng mức. Hoạt động du lịch còn yếu kém, chưa có sản phẩm du lịch đích thực, cơ sở hạ tầng du lịch kém phát triển. Một số cán bộ, Đảng viên, nhân dân nặng tư duy cũ, trông chờ ỷ lại, bằng lòng với kết quả hiện có, thiếu tinh thần vươn lên. Ý thức sản xuất hàng hoá chưa rõ nét, duy trì quá lâu tập quán canh tác lạc hậu, sản xuất nhỏ, manh mún, dẫn đến kìm hãm sự phát triển kinh tế hàng hoá cũng như việc nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân. c. Giải pháp chủ yếu Huy động tối đa các nguồn lực, đầu tư vào khâu then chốt, tạo đột phá về chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Ưu tiên đầu tư nhanh, tăng mạnh tỷ trọng ngành công nghiệp, đặc biệt cho công nghiệp chế biến nông lâm sản, khoáng sản và sản xuất vật liệu xây dựng với thiết bị, công nghệ tiên tiến và hiện đại. Tập trung sản xuất những sản phẩm chủ lực có lợi thế cạnh tranh để đưa công nghiệp tăng trưởng cao, liên tục. Trong nông nghiệp, tăng cường đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ, nhất là về sản xuất giống, kỹ thuật thâm canh… Ưu tiên đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và đi trước một bước để thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân. Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, vùng sản xuất hàng hoá tập trung, ở vùng cao, các khu du lịch tập trung. Đẩy mạnh việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ; chú trọng ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại vào các lĩnh vực kinh tế chủ yếu. Khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư thiết bị công nghệ tiên tiến, đồng thời đẩy mạnh phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả trong sản xuất. Nghiên cứu đi trước đón đầu đưa một số công nghệ hiện đại vào một số lĩnh vực sản xuất, nhất là công nghệ thông tin, tự động hoá. Xây dựng thương hiệu các sản phẩm chủ lực của tỉnh. Xây dựng cơ chế chính sách đồng bộ và hoàn thiện, tạo điều kiện cho đầu tư thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững. Xây dựng môi trường đầu tư lành mạnh, thông thoáng, thân thiện và an toàn. Tiếp tục hoàn chỉnh cơ chế chính sách khuyến khích thu hút đầu tư, đặc biệt là thu hút các tổng công ty lớn trong nước và nước ngoài. Đẩy mạnh cải cách hành chính, triệt để thực hiện cơ chế “một cửa”. Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại giúp các thành phần kinh tế tiêu thụ sản phẩm. Tăng cường công tác quản lý nhà nước trong phát triển kinh tế. Rà soát bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, quy hoạch ngành, lĩnh vực, đồng thời tăng cường công tác quản lý nhà nước về phát triển kinh tế theo quy hoạch, kế hoạch. Nâng cao trình độ, năng lực của bộ máy quản lý Nhà nước các cấp. Nghiên cứu, xây dựng trung tâm thông tin kinh tế, trung tâm tư vấn và hỗ trợ kinh doanh dịch vụ kinh doanh. Mở rộng thực hiện tốt liên doanh, liên kết phát triển kinh tế của tỉnh với các tỉnh khác trong khu vực, các trung tâm kinh tế lớn, các tỉnh phía Nam Trung Quốc và tỉnh Val de Marne (Cộng hoà Pháp)… để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển nhanh hơn. Quản lý chặt chẽ trong quá trình đầu tư và xây dựng cơ bản, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư, chống lãng phí, thất thoát; quản lý khai thác bảo vệ có hiệu quả cao các công trình sau đầu tư. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế đào tạo nghề cho người lao động. Dành một phần ngân sách cho đào tạo, bồi dưỡng các chuyên gia đầu ngành, cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề tiếp cận công nghệ tiên tiến, hiện đại. Có chính sách thu hút các chuyên gia, kỹ sư giỏi đến tỉnh làm việc; phát triển mạnh đội ngũ doanh nhân, xây dựng nguồn nhân lực dồi dào, đa dạng và năng động, thích ứng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Kết luận: Qua những phân tích về tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái, ta có thể thấy: để nâng cao tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cần phải có sự chú trọng quan tâm đầu tư đặc biệt đến phát triển nền công nghiệp của tỉnh. Dựa vào một số phương pháp thống kê, em xin đi nghiên cứu, phân tích tình hình phát triển sản xuất công nghiệp tỉnh Yên Bái. Từ đó có thể đề ra các giải pháp riêng cho công cuộc phát triển nền công nghiệp tỉnh nhằm đưa nền kinh tế của tỉnh phát triển đi lên. CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP TỈNH YÊN BÁI GIAI ĐOẠN 2003 – 2007 VÀ DỰ BÁO TỚI NĂM 2010 2.1. Thực trạng nền công nghiệp tỉnh Yên Bái giai đoạn 2003 – 2007 2.1.1. Một số tình hình cơ bản về sản xuất công nghiệp tỉnh Yên Bái. Trên con đường công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, công nghiệp mang một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Từ vị trí thứ yếu, công nghiệp dần phát triển lên vị trí chủ yếu trong cơ cấu kinh tế. Đối với Yên Bái, một mặt cần phải tiếp tục đẩy._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21458.doc