Vận dụng phương pháp dãy số thời gian phân tích biến động doanh thu du lịch trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2002 - 2008 và dự đoán đến năm 2010

MỞ ĐẦU Đất nước nước ta kể từ khi chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, quan hệ quốc tế ngày càng được mở rộng, nhu cầu giao lưu văn hoá giữa các quốc gia ngày càng trở nên cần thiết. Chính vì vậy mà du lịch là một trong những biện pháp để tăng cường tình đoàn kết quốc tế, hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc. Do điều kiện thuận lợi đó ngành du lịch nước ta nói chung và du lịch Hà Nội nói r

doc69 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1403 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Vận dụng phương pháp dãy số thời gian phân tích biến động doanh thu du lịch trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2002 - 2008 và dự đoán đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iêng tuy là một ngành non trẻ nhưng đã được Đảng và Nhà nước ta chú trọng đầu tư và phát triển. Tuy nhiên để phát huy hơn nữa tiềm năng vốn có của ngành du lịch Hà Nội cần phải xây dựng cơ sở hạ tầng đủ tiêu chuẩn, chất lượng tốt nhất, phải có kế hoạch đầu tư thích đáng... Chính vì vậy mấy năm gần đây du lịch Thủ đô đã gặt hái những thành quả nhất định. Doanh thu du lịch Hà Nội không ngừng tăng qua các năm. Tuy nhiên doanh thu tăng lên trong thực tế các công ty kinh doanh du lịch lại làm ăn không hiệu quả, với sự tăng ồ ạt của các khách sạn, nhà hàng như hiện nay đã làm cho công suất sử dụng giảm xuống. Xuất phát từ thực trạng này, đồng thời phải nghiên cứu, phân tích, để từ đó có chính sách phát triển thích hợp nhất nhằm phát triển, xây dựng vững chắc ngành du lịch Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung. Đề tài: "Vận dụng phương pháp dãy số thời gian phân tích biến động doanh thu du lịch trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2002 - 2008 và dự đoán đến năm 2010." góp phần giải quyết vấn đề nói trên. Ngoài phần mở đầu và kết luận nội dung bài viết gồm: ChươngI: Đặc điểm hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn Hà Nội. Chương II: Phương pháp dãy số thời gian trong nghiên cứu doanh thu du lịch. Chương III: Vận dụng phương pháp dãy số thời gian phân tích biến động doanh thu du lịch trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2002-2008 và dự đoán đến năm 2010. Em xin chân thành cảm ơn thầy cô giáo Khoa Thống kê trường Đại học Kinh tế quốc dân, đặc biệt là thầy giáo PGS.TS: Trần Ngọc Phác và các cô, chú, anh, chị Phòng thương mại Cục thống kê Hà Nội đã tận tình giúp đỡ tạo điều kiện cho em hoàn thành luận văn này. Tuy nhiên do trình độ có hạn và hạn chế về mặt thời gian cho nên luận văn không thể tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý và phê bình của thầy cô giáo để luận văn của em được hoàn thiện hơn. Hà Nội, ngày 22 tháng 4 năm 2009 Sinh viên: Nguyễn Trung Sơn Lớp Thống kê 47A - Đại học KTQD CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI Ngày nay, du lịch đã trở thành một ngành kinh tế quan trọ ng của nhiều quốc gia. Cũng như các nước trên thế giới và Việt Nam nói chung và du lịch Hà Nội nói riêng đã không ngừng mở rộng và phát triển. Cho đến nay, ngành du lịch đã đem lại cho đất nước một khoản không nhỏ. Du lịch đã trở thành một tiềm năng kinh tế mũi nhọn của Thủ đô trong thời kỳ hiện nay với sự tăng trưởng đều đặn và phát triển bền vững một nền kinh tế hiện đại đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam. Vì vậy, muốn phát triển ngành du lịch, nâng cao tổng doanh thu và lợi nhuận thì phải tìm hiểu sâu về doanh thu du lịch và cơ cấu của nó để những nhà kinh doanh có chiến lược đúng đắn nâng cao từng bộ phận trong tổng doanh thu. 1.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn Hà Nội 1.1.1. Những vấn đề chung a. Đặc điểm Thủ đô Hà Nội gần một nghìn năm hình thành và phát triển, là trung tâm chính trị, văn hoá, khoa học kỹ thuật, trung tâm kinh tế và giao dịch quốc tế của các nước và đồng thời là nơi du lịch hay nói cách khác là trung tâm du lịch, là nơi thu hút khách du lịch trong nước và là điểm dừng chân của hầu hết khách du lịch quốc tế tới Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng. Ngành du lịch thủ đô những năm gần đây phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng góp phần đưa Hà Nội từng bước hội nhập với khu vực và thế giới. Năm 1992 Hà Nội đón được 200 nghìn khách quốc tế và doanh thu đạt 300 tỷ đồng, cho đến năm 2007 riêng doanh thu khách sạn, nhà hàng đã tăng lên 1.333 tỷ đồng, số lượng đơn vị kinh doanh tăng lên gấp 11 lần, số khách đến du lịch Hà Nội cũng tăng nhanh. Cơ sở hạ tầng cũng được nâng cấp đáng kể, đội ngũ nhân viên tiếp viên tận tình chu đáo đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách, hệ thống du lịch như: bưu điện, khách sạn, nhà hàng đã có từng bước phát triển nhanh chóng đáp ứng được nhu cầu của khách. Tuy nhiên khi đi sâu nghiên cứu ta thấy du lịch Hà Nội tuy có nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn cần khắc phục. b. Thuận lợi. Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật của đất nước, thủ đô Hà Nội từ lâu đã nổi tiếng là một thành phố cổ kính, xinh đẹp trong khu vực. Nằm ở trung tâm châu thổ sông Hồng, Hà Nội có một hệ sinh thái phong phú bao gồm cây xanh, hồ nước với những điểm di tích, danh thắng đã trở nên quen thuộc cùng khu phố cổ tồn tại, cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối phát triển, là đầu mối giao thông của cả nước, là trung tâm của tuyến được bộ, đường sắt, đường không và đường thuỷ cùng hệ thống truyền thông hiện đại. Về kinh tế, thành phố là một cực trong tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh là khu vực đang thu hút mạnh các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước. Với những lợi thế trên đây, Hà Nội có đủ điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh, đẩy nhanh tốc độ phát triển du lịch, góp phần phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước, đồng thời hoà nhập với trào lưu phát triển du lịch khu vực và thế giới để đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch có tầm cỡ trong khu vực. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi du lịch Hà Nội cũng còn có những khó khăn tồn tại. c. Khó khăn. Bên cạnh cơ hội thuận lợi, trong lộ trình đưa du lịch Hà Nội thành ngành kinh tế mũi nhọn vẫn chịu sự chi phối của những khó khăn từ khâu chính sách vĩ mô đến khâu tổ chức thực hiện ở tầm vi mô mà chúng ta không thể không tính đế đó là: Sự cạnh tranh của du lịch Hà Nội còn rất hạn chế, trình độ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, trình độ cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ xúc tiến du lịch, kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp và đặc biệt là thiếu vốn cho đầu tư phát triển du lịch. Đồng thời, ở trong nước nhận thức về du lịch thiếu thống nhất trong các cấp, các ngành và dân cư đối với việc xây dựng bảo vệ, khai thác, chỉ đạo, quản lý thực hiện quy hoach, kế hoạch phát triển du lịch. cơ chế, chính sách đầu tư còn nhiều bất cập. Những vấn đề trên đã và đang là những khó khăn hiện nay, đòi hỏi du lịch Hà Nội cần vượt qua để có thể đứng vững và giành thắng lợi trong cạnh tranh trên thương trường du lịch trong nước và quốc tế. 1.1.2. Kết quả hoạt động du lịch trên địa bàn Hà Nội. 1.1.2.1. Hoạt động khách sạn du lịch. Màng lưới. 1) Màng lưới lao động. a. Số doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Hoạt động du lịch bao gồm lữ hành, lưu trú, vận chuyển và những dịch vụ phục vụ khách du lịch. Do nhu cầu dịch vụ du lịch ngày càng tăng, nên các hoạt động du lịch ngày càng nhiều. - Tính đến ngày 31/12/2007 trên địa bàn Hà Nội có 259 doanh nghiệp hoạt động du lịch tăng 9% so với năm 2005 trong tổng số theo: + Sở hữu: có 92 doanh nghiệp nhà nước tăng 15% so với năm 2006, 105 công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân tăng 41% so với năm 2003. + Khu vực: có 120 doanh nghiệp thuộc khu vực trong nước chiếm 92,5% trong tổng số, 20 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. + Phân bố địa lý: có 221 doanh nghiệp trong nội thành chiếm 85,32% tổng số. Trong 120 doanh nghiệp thuộc khu vực trong nước co 85 doanh nghiệp nhà nước chuyên đầu tư kinh doanh ăn uống thương nghiệp đơn thuần sang dịch vụ khách sạn, hoặc mở rộng thêm hoạt động này. các nhà khách tôn tạo thành khách sạn nên hoạt động khách sạn du lịch trở nên khá sôi động. Tuy nhiên so với khu vực ngoài quốc doanh các doanh nghiệp nhà nước có khó khăn về vốn, về lao động, về lao động có kế toán nên phát triển chậm hơn. Còn các doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn có nguồn vốn huy động được rất linh hoạt, có cơ chế hoạt động năng động nên có tốc độ phát triển nhanh hơn nhiều. b. Số lao động hoạt động khách sạn, du lịch. - Tính đến ngày 31 - 12 - 2007 có 16.804 lao động trong 238 doanh nghiệp hoạt động du lịch tăng 120% so với năm 2005. Bảng 01: Số lao động hoạt động khách sạn du lịch chia theo các loại hình doanh nghiệp (31 - 12 - 2007) Số doanh nghiệp Số lao động % so sánh với Tổng số 238 16.804 114,2 I. Khu vực trong nước 218 14.282 108,0 1. Doanh nghiệp nhà nước 96 12.156 100,5 + Trung ương quản lý 38 7.892 103,6 + Địa phương 58 4.264 95,1 2. Doanh nghiệp tư nhân 52 468 141,9 3. Công ty TNHH 70 1.658 172,7 II. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. 20 2.522 192,7 (Nguồn: Phòng thương mại, cục thống kê Hà Nội ) Như vậy doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH nhiều (51,3% tổng số). Nhưng do cơ sở vật chất nhỏ nên tổng số lao động thu hút còn nhỏ. Khả năng các năm tới các doanh nghiệp này sẽ chính sách tốc độ tăng lao động nhanh. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài cũng có dạng tương tự. 2) Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động du lịch. a. Cơ sở lưu trú: Số cơ sở lưu trú tính đến ngày 31/12/2007 toàn thành phố có 274 khách sạn tăng 105,8% so với năm 2005, tăng 112,7% so với năm 2004. b. Số giường phục vụ khách. Tổng số giường phục vụ khách là 12.261 giường tăng 124,1% so với năm 2004, tăng 110,5% so với năm 2005. c. Số lượng buồng phục vụ khách. Tổng số buồng phục vụ khách du lịch năm 2007 là 6.911 tăng 123,6% so với năm 2005 và tăng 100,7% so với năm 2006. Với số giường phục vụ khác trên, Hà Nội có khả năng đón 400 ngàn lượt khách/năm (bình quân mỗi lượt khách lưu trú 7 - 10 ngày). 3) Diện tích kinh doanh phục vụ du lịch. Toàn thành phố tính đến 31/12/2007 có tất cả 414.804 m2, trong đó doanh nghiệp nhà nước trung ương chiếm 50,4%, doanh nghiệp nhà nước địa phương chiếm 42,6%, các doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH 4,1% và các đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài 2,9%. Diện tích nhà 372.644m2 trong đó doanh nghiệp nhà nước trung ương chiếm 51,1%, doanh nghiệp nhà nước địa phương chiếm 30,6%, các doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH 11,6% và các đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài 6,7%. Trong tổng diện tích nhà có 335.143m2 sử dụng cho kinh doanh. Kết quả phục vụ. Kết quả của hoạt động du lịch thể hiện số lượt khách, ngày khách, doanh thu, hiệu quả kinh doanh và những ý kiến của khách nhận xét về ngành du lịch Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng. 1) Lượt khách, ngày khách phục vụ. Bảng 02: Số lượt khách du lịch vào Hà Nội Đơn vị tính 2006 2007 1. Tổng số lượt khách Lượt/người 778.258 1.040.097 + Khách quốc tế " 287.243 490.400 Trong đó: doanh nghiệp NN " 108.167 255.845 + Khách trong nước " 491.015 549.697 Trong đó: doanh nghiệp NN " 392.046 414.483 2. Tổng số ngày khách Ngày/khách 2.361.966 3.187.600 + Khách quốc tế " 980.674 1.658.775 Trong đó: doanh nghiệp NN " 354.876 255.845 + Khách trong nước " 1.381.292 1.528.825 Trong đó: doanh nghiệp NN " 913.067 414.483 - Tổng số lượt khách Việt Nam đi du lịch nước ngoài Lượt/người 15.964 20.317 - Tổng số ngày khách Việt Nam đi du lịch nước ngoài Ngày/khách 132.249 148.314 (Nguồn: Phòng thương mại, cục thống kê Hà Nội ) Trong năm 2007 ngành du lịch Hà Nội đã thu được một kết quả phục vụ khách khá cao về số lượt khách và số ngày khách. Cụ thể là: - Tổng số lượt khách năm 2007 là: 1.040.097, tăng 33,64% so với năm 2006 (778.258 lượt) và tăng 78,13% so với năm 2005 (583.897 lượt). - Trong tổng số 1.040.097 lượt khách có có 490.400 lượt khách quốc tế tăng 70,72% so với năm 2006 (là 287.243 lượt) và tăng 140% so với năm 2005 (là 204.287 lượt). - Số khách trong nước là 549.697 tăng 11,95% so với năm 2006 (là 491.015) và tăng 44,8% so với năm 2005 là 379.610 lượt. - Tổng số ngày khách phục vụ khách du lịch của du lịch Hà Nội năm 2007 là 3.187.600 ngày khách, tăng 34,96% so với năm 2006 (2.361.966 ngày khách), và tăng 91,12% so với năm 2005 (1.667.775 ngày khách). Trong đó khách quốc tế năm 2007 là 1.658.775 ngày khách tăng 69,14% so với năm 2006 (980.674 ngày khách), và 118,32% so với năm 2005 (752.909 ngày khách). Khách trong nước năm 2007 là 1.528.825 ngày khách tăng 10,68% so với năm 2006 (là 1.381.292 ngày khách), và tăn 67,1% so với năm 2005 (914.865 ngày khách). - Tổng số lượt khách Việt Nam đi du lịch nước ngoài năm 2007 là 20.317 lượt người tăng so với năm 2006 (15.964 lượt người) và tăng 31% so với năm 2005 (15.509 lượt người). - Tổng số ngày khách Việt Nam đi du lịch nước ngoài năm 2007 là 148.314 ngày khách tăng 12,14% so với năm 2006 (132.249 ngày khách), và tăng 26,28% so với năm 2005 (117.450 ngày khách). Như vậy khi đất nước mở cửa, đời sống của nhân dân được cải thiện nhu cầu đi du lịch nước ngoài của khách trong nước cũng tăng, chủ yếu là số ngày khách tăng rất nhiều, điều đó chứng tỏ mức sống của người dân đã tăng cao hơn so với thời kỳ trước. Ngoài nhu cầu ăn no, mặc ấm như trước đây, giờ đây nhu cầu đó trở thành ăn ngon, mặc đẹp, ngoài ra còn có nhu cầu đi du lịch nước ngoài cũng tăng trong những năm gần đây. Đó cũng là điều tất yéu của cuộc sống hiện nay. 2) Tình hình về khách du lịch nước ngoài tới Việt Nam. - Đánh giá chung về tình hình khách du lịch tới Việt Nam. Nhìn chung số lượng khách tới Việt Nam ngày một tăng. Khách du lịch nước ngoài là mục tiêu quan trọng của hoạt động du lịch Hà Nội, không những nó mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp, mà còn mang lại cho Nhà nước như đưa ngoại tệ mạnh vào Việt Nam, tiêu thụ hàng hoá địa phương tăng lên, tạo nên nhiều mối quan hệ giữa Việt Nam với nhiều nước bằng con đường kinh tế mà trước hết là thu hút được nhiều vốn đầu tư của nước ngoài để xây dựng khách sạn, cơ sở du lịch, một nghề có lãi rất cao và thu hồi vốn nhanh. Quan sát và thu thập thông tin trực tiếp từ 163 khách nước ngoài thuộc trên 20 nước (Pháp, Mỹ, Nhật, Anh, Thuỵ Sĩ, Úc, Bỉ, Ý...) tại cuộc điều tra chọn mẫu do Cục thống kê Hà Nội tiến hành cuối năm 2006 ta có được các thông tin sau: + Số khách du lịch là nam 120 người (73,6%). + Số đến Việt Nam lần đầu 110 người (67%); Lần thứ hai là 16 người; lần thứ 3 là 13 người; Lần thứ 4 là 3 người. Riêng lần thứ 5 trở lên có 22 người (13% tổng số) số người đi với mục đích du lịch 93 người chiếm 57% tổng số, số người đi kết hợp du lịch, thương mại 61 người chiếm 37% tổng số. + Số người đi với mục đích khác 9 người bằng 6% tổng số, số người đi với chương trình có tổ chức 76%, bằng 46,6% tổng số, đi du lịch tự do 38 người băng 23,4% tổng số, đi kết hợp mục đích khác 49 người bằng 30% tổng số. Như vậy khách đến Việt Nam lần đầu với mục đích du lịch và đi theo chương trình có tổ chức vẫn là chính, đây là nhân tố thúc đẩy ngành du lịch phát triển. Khách du lịch nước ngoài vào Việt Nam góp phần thúc đẩy ngành du lịch phát triển, mang lại hiệu quả kinh tế lớn cho đất nước. Mỗi người du lịch tới Việt Nam cũng là một quảng cáo viên về tình hình kinh tế, xã hội, đất nước con người Việt Nam cho bạn bè năm châu xa gần biết và sẽ biết đến Việt Nam. Đại đa số khách đến Việt Nam ca ngợi đất nước, con người Việt Nam, hài lòng về thái độ phục vụ của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, cũng còn một số ý kiến phàn nàn về thủ tục nhập cảnh hải quan, về cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn quá kém, về môi trường bị ô nhiễm của ta. Tập trung vào việc phục vụ khách du lịch, các ý kiến của khách du lịch nước ngoài cho biết: - Có 23% ý kiến cho rằng thủ tục nhập cảnh chưa thuận lợi. - Có 23,9% ý kiến cho rằng thủ tục hải quan chưa thuận lợi. - Có 31,3% ý kiến cho rằng việc đi lại chưa thuận lợi hệ thống đường xá quá xấu quá bẩn, bụi... - Có 3% ý kiến cho tằng thái độ phục vụ chưa tốt. Thông qua các ý kiến này chúng ta phải từng bước khắc phục, hoàn thiện những gì còn thiếu sót để góp phần làm lành mạnh hoá ngành du lịch nói riêng và đất nước con người Việt Nam nói chung. Chính vì vậy mà chúng cần lắng nghe ý kiến phản hồi từ những người khách du lịch trong nước cũng như ngoài nước để từ đó có biện pháp thích hợp, góp phần không nhỏ trong việc phát triển ngành du lịch nước ta đang còn non trẻ hiện nay. 3) Kết quả doanh thu của các doanh nghiệp có hoạt động du lịch. Bảng 03: Kết quả doanh thu của các doanh nghiệp có hoạt động du lịch Đơn vị tính 2006 2007 % so sánh Tổng số Tr.đ 1.202.386 1.416.607 117,8 1. Chia theo đối tượng Doanh thu phục vụ khách quốc tế Tr.đ 941.461 1.041.455 110,7 Doanh thu phục vụ khách DL trong nước Tr.đ 246.220 344.404 139,9 Doanh thu phục vụ khách Việt Nam đi du lịch nước ngoài Tr.đ 20.005 29.748 148,7 2. Chia theo loại hình kinh doanh Tr.đ 2.1. Doanh thu dịch vụ Tr.đ 724.574 925.044 127,6 - Doanh thu cho thuê buồng Tr.đ 512.669 650.306 126,8 - Doanh thu lữ hành Tr.đ 73.307 133.206 181,7 - Doanh thu vận chuyển Tr.đ 11.180 24.976 213,39 - Doanh thu vui chơi giải trí Tr.đ 30.244 41.627 137,6 - Doanh thu dịch vụ khác Tr.đ 97.174 104.929 107,9 2.2. Doanh thu bán hàng hoá Tr.đ 51.469 63.474 123,3 Trong đó: Bán lẻ Tr.đ 15.440 22.311 144,5 2.3. Doanh thu bán hàng ăn uống Tr.đ 281.631 345.652 122,7 Trong đó: Hàng tự chế Tr.đ 197.141 231.586 117,4 2.4. Doanh thu khác Tr.đ 82.164 144.712 176,1 (Nguồn: Phòng thương mại, cục thống kê Hà Nội ) Qua biểu tính toán ở trên ta thấy tổng doanh thu năm 2007 so với năm 2006 tăng 17,8%. Trong tổng doanh thu du lịch năm 2007 thì doanh thu khách quốc tế là chính chiếm 73,5% tổng doanh thu, doanh thu phục vụ khách du lịch trong nước chiếm 24,31% tổng doanh thu. - Doanh thu dịch vụ năm 2007 so với năm 2006 tăng 27,6%. - Trong tổng doanh thu năm 2007 thì doanh thu dịch vụ chiếm 65,3% tổng doanh thu (trong đó doanh thu cho thuê buồng chiếm 45,9%, doanh thu lữ hành chiếm 9,4%, doanh thu vận chuyển chiếm 1,76%, doanh thu vui chơi giải trí chiếm 2,93%, doanh thu dịch vụ khác chiếm 7,4%). Như vậy trong tổng doanh thu thì doanh thu của khách quốc tế là chính. Tuy nhiên so với khách quốc tế vào Hà Nội và số tiền chi tiêu của khách tại Hà Nội thì doanh thu thực tế về du lịch trên địa bàn Hà Nội còn rất thấp so với thực tế. Điều đó chứng tỏ khách quốc tế lưu trú tại Hà Nội còn ít mà chủ yếu đi tham quan, du lịch ở các tỉnh khác. Chính vì vậy, Hà Nội cần phải cải tiến các hoạt động vui chơi giải trí, các khu di tích như Hồ Gươm, Hồ Tây, Chùa Một Cột, Văn Miếu Quốc Tử Giám, phố cổ... để giữ được khách lưu lại tại Hà Nội nhiều ngày hơn. Tuy nhiên bên cạnh đó cần phải nâng cao cơ sở vật chất ở các nhà hàng, khách sạn, thái độ phục vụ của nhân viên khách sạn, nhà hàng làm sao tạo được lòng tin khi khách đến. Điều này góp phần không nhỏ trong việc làm cho doanh thu du lịch trên địa bàn Hà Nội tăng lên. - Qua kết quả điều tra số liệu, phân tích trên ta thấy rằng hoạt động du lịch trên địa bàn Hà Nội có bước biến chuyển lớn không ngừng qua các năm. Thứ nhất: Doanh thu dịch vụ du lịch tăng khá nhanh, đa dạng trong kinh doanh, thái độ phục vụ của nhân viên du lịch có chiều hướng tốt, đã và đang làm hài lòng khách nước ngoài khi đến Hà Nội. Thứ hai: Kinh doanh du lịch mang lại hiệu quả cao, mang lại lợi ích chung cho đất nước, đóng góp không nhỏ trong GDP, thu hồi vốn nhanh. Mặt khác còn tạo nhiều công ăn việc làm cho đất nước. Tuy nhiên, ngành du lịch cần phải đầu tư nâng cấp một số khách sạn để có nhiều buồng, phòng đạt tiêu chuẩn 3 sao trở lên, đáp ứng được nhu cầu khách nước ngoài. Để thực hiện được điều này cần lưu ý một số vấn đề sau: + Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa lữ hành và lưu trú, tận dụng buồng, giường hợp lý tránh tình trạng nơi thừa, nơi thiếu. + Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành các cấp trong việc giải quyết thủ tục xuất nhập cảnh đó là các cơ quan như: hải quan, cơ quan anss ninh... tạo điều kiện thuận lợi để thu hút khách du lịch vào Việt Nam nói chung và khách du lịch vào Hà Nội nói riêng. Bên cạnh đó ngành du lịch cần có sự đầu tư thích đáng vào cơ sở hạ tầng, cải tạo môi trường, tôn tạo những cái hiện có như các khu di tích không để nó bị mai một, tạo điều kiện cho việc đi lại thuận tiện, đảm bảo an ninh trật tự cho du khách đặc biệt là ở các nơi vui chơi giải trí. Điều đó đã tạo được lòng tin rất lớn đối với khách du lịch trong nước cũng như khách du lịch quốc tế. Có sự quản lý chặt chẽ việc thu nộp ngân sách, tránh tình trạng đọng thuế, nộp chậm hoặc trốn thuế doanh thu cho ngân sách nhà nước. 1.1.2.2. Hoạt động dịch vụ - cho người nước ngoài thuê nhà và nhà trọ tư nhân Cùng với sự phát triển của ngành du lịch, dịch vụ cho người nước ngoài thuê nhà là cơ sở đại diện và làm nhà ở lâu dài, nhà trọ bình dân mấy năm gần đây phát triển mạnh. Sau đây là một số kết quả. Dịch vụ cho người nước ngoài thuê nhà làm nhà ở lâu dài 1) Cơ sở cho thuê. Tổng số cơ sở (nhà cho thuê) là 852 cơ sở (gồm hộ cá thể, tư nhân, công ty). - Chia thành lãnh thổ: + Quận Hai Bà Trưng 153 cơ sở bằng 17,9% tổng số. + Quận Đống Đa 204 cơ sở bằng 24% tổng số. + Quận Hoàn Kiếm 110 cơ sở bằng 12,9% tổng số. + Quận Ba Đình 185 cơ sở bằng 21,7% tổng số. + Quận Tây Hồ 120 cơ sở bằng 14% tổng số. + Quận Thanh Xuân 80 cơ sở bằng 9,3% tổng số. Trong tổng số có 782 cơ sở thuộc sở hữu tư nhân bằng 91,7%. Sở hữu Nhà nước chiếm 8,3%. - Số cơ sở cho thuê chia theo quốc tịch người thuê nhà như sau: Người Pháp thuê 102 cơ sở bằng 11,9%. Người Hàn Quốc thuê 180 cơ sở bằng 21,1%. Người Úc thuê 193 cơ sở bằng 22,6%. Người Mỹ thuê 470 cơ sở bằng 5,5% Người Nhật thuê 157 cơ sở bằng 18,4% Các nước khác 173 cơ sở bằng 20,5% 2) Số buồng và diện tích cho thuê. - Tổng số buồng cho thuê là 8.052 buồng, diện tích 212.594m2. + Quận Hai Bà Trưng 1.322 buồng, diện tích 34.272m2. + Quận Đống Đa 1.878 buồng, diện tích 48.828m2. + Quận Hoàn Kiếm 1.651 buồng, diện tích 42.926m2. + Quận Ba Đình 1.209 buồng, diện tích 31.434m2. + Quận Tây Hồ 1.040 buồng, diện tích 27.040m2. + Quận Thanh Xuân 1.012 buồng, diện tích 27.994m2. 3) Kết quả dịch vụ cho thuê nhà. Doanh thu bình quân tháng của 852 cơ sở là 576.432 USD. Ước tính cả năm 8.761.485 USD tương đương 132 tỷ đồng. Số phải nộp mỗi tháng là 4,5 tỷ đồng, ước tính cả năm phải nộp là 32,8 tỷ đồng chiếm 23,3% tổng số. Thời gian thuê bình quân 22 tháng và hầu hết các cơ sở cho thuê đều có giấy phép cho thuê. Dịch vụ cho thuê nhà hiện nay là dịch vụ có tính chi phí thấp nhất và mang lại lợi nhuận tương đối cao. Tính cho một cơ sở mỗi tháng thu được 6,5 triệu đồng lãi gộp. Nhu cầu thuê nhà ở lâu dài của các hãng, người nước ngoài tại Hà Nội vẫn còn tiếp tục tăng trong khi đó khả năng đáp ứng của Nhà nước có hạn. Sự phát triển của các dịch vụ cho thuê nhà của các cơ sở trên đã giảm bớt sự căng thẳng về nhu cầu khách sạn, nhà nghỉ, biệt thự phục vụ khách, đã góp phần tăng thêm thu nhập cho chủ nhà, có sự đóng góp thoả đáng của Nhà nước. Dịch vụ trên hiện tại vẫn cần thiết và có ích nên khả năng vẫn tiếp tục phát triển và cần được Nhà nước quản lý, tạo điều kiện thuận lợi. Dịch vụ cho người nước ngoài thuê làm cơ quan đại diện Từ khi Nhà nước có Luật đầu tư nước ngoài và mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài, nhiều nước và tổ chức kinh tế đã đặt nhiều trụ sở đại diện tại Hà Nội. Trong khi nhu cầu trụ sở đại diện tăng, điều kiện nhà ở của thành phố có hạn nhà nước đã cho phép các cơ quan, hộ dân có điều kiện có thể dành diện tích cho thuê và đóng góp nghĩa vụ với Nhà nước. - Tính đến hết năm 2007 có 135 cơ sở cho thuê, nói cách khác là cơ sở cho người nước ngoài thuê nhà đặt làm văn phòng đại diện, trong đó quận Hoàn Kiếm 62 cơ sở bằng 45,9% tổng số, tập trung chủ yếu ở phường Trần Hưng Đạo (42 cơ sở). Quận Hai Bà Trưng 38 cơ sở bằng 28,1%. Còn lại phân bổ rải rác ở các quận còn lại. - Trong tổng số cơ sở cho thuê, số cơ sở thuộc sở hữu Nhà nước là 40%, số cơ sở thuộc sở hữu tư nhân, cá thể là 60%. - Chia theo quốc tịch, số cơ sở cho thuê làm văn phòng đại diện gồm: Nhật 24 cơ sở, Mỹ 15 cơ sở, Pháp 20 cơ sở, Úc 15 cơ sở, Đức là 12 cơ sở, Hàn Quốc 10 cơ sở, các nước khác 24 cơ sở. - Tổng diện tích cho thuê 19.974m2 trong đó diện tích chính là 15.324m2. Doanh thu bình quân 1 tháng là 105.889 USD, ước tính cả năm là 1.270.668 USD, trong đó quận Hoàn Kiếm 835.668 USD, quận Hai Bà Trưng 297.000 USD, huyện Từ Liêm 138.000 USD. - Tổng doanh thu ước tính năm quy tiền Việt Nam là 17.774 triệu đồng. Tổng số tiền phải nộp bình quân 1 tháng là 315 triệu đồng, trong đó nộp ngân sách bình quân 1 tháng là 250 triệu đồng. ước tính phải nộp cả năm 2007 là 3.780 triệu đồng, trong đó nộp ngân sách cả năm là 3.000 triệu đồng bằng 79,3% tổng số nộp. - Tỷ lệ nộp chiếm 27% tổng doanh thu, trong đó nộp ngân sách bằng 28,5% tổng doanh thu. Việc giành cơ sở cho người nước ngoài thuê làm cơ quan đại diện là cần thiết và có ích, không những làm giảm sự căng thẳng về nhu cầu thuê nhà của các cơ quan đại diện nước ngoài mà còn làm tăng thêm thu nhập cho chủ nhà, tăng thu cho ngân sách. Đối với cơ sở cho thuê thuộc sở hữu Nhà nước thì dịch vụ này đã góp phần cải thiện điều kiện làm việc cho cán bộ công nhân viên mà Nhà nước chưa có điều kiện lo được. Mặt khác cũng là nguồn đóng góp đáng kể cho Nhà nước. Vì vậy đây là dịch vụ cần khuyến khích và cần quản lý chặt chẽ. Cơ sở nhà trọ thời điểm 31 - 12 - 2007 Việc giao lưu kinh tế giữa Hà Nội và các tỉnh được mở rộng lưu lượng khách vãng lai và người sản xuất kinh doanh ở tỉnh ngoaì Hà Nội ngày một tăng, do đó nhu cầu về nhà trọ ngày càng nhiều. Điều đó tạo ra điều kiện tồn tại và phát triển của loại hình nhà trọ. Sau đây là kết quả điều tra nhà trọ năm 2007. Trong tổng số 609 cơ sở trong đó cơ sở Nhà nước là 46 bao gồm: - Hoàn Kiếm : 94 cơ sở - Ba Đình : 41 cơ sở - Hai Bà Trưng : 38 cơ sở - Đống Đa : 197 cơ sở - Huyện Gia Lâm : 104 cơ sở - Huyện Từ Liêm : 30 cơ sở - Quận Tây Hồ : 55 cơ sở - Quận Cầu Giấy : 30 cơ sở Tổng diện tích cho thuê: 15.297m2 Giá thuê bình quân một ngày/người: 60.000 đồng cao nhất là 120.000 đồng, thấp nhất là 20.000 đồng/ngày. Tổng doanh thu bình quân một tháng là 1.958 triệu đồng, ước tính cả năm 18.696 triệu đồng. Số phải nộp bình quân một tháng là 350 triệu đồng trong đó nộp ngân sách là 300 triệu. Cả năm 4.200 triệu đồng và nộp ngân sách 3.600 triệu đồng. Qua đây ta thấy rằng nhu cầu về nhà trọ là không nhỏ, cho nên việc phát triển nhà trọ của Hà Nội là cần thiết và đã đáp ứng yêu cầu trọ tương đối thoả mãn. Tuy nhiên nhiều hộ kinh doanh dịch vụ này chưa có giấy phép, tổng số có 382 cơ sở có giấy phép, chiếm 49,3% còn lại 50,7% kinh doanh không có giấy phép, không đóng thuế trong đó nhiều nhất là quận Đốg Đa và huyện Gia Lâm. Để quản lý và bảo về an toàn cho khách trọ các nhà trọ còn phải có giấy phép kinh doanh và làm nghĩa vụ thuế cho Nhà nước. Tóm lại, dịch vụ cho người nước noài thuê nhà và làm văn phòng đại diện và việc phát triển nhà trọ là cần thiết. Chính vì vậy mà Nhà nước cần tạo điều kiện trong việc cấp giấy phép, đặc biệt là cần có sự quản lý chặt chẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực này, đồng thời có chính sách hợp lý trong quản lý và tận thu ngân sách cho Nhà nước. Mặt khác Nhà nước không ngừng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này về vốn và có chính sách ưu đãi về thuế. 1.2. Việc nghiên cứu thống kê doanh thu du lịch trên địa bàn Hà Nội 1.2.1. Sự cần thiết nghiên cứu doanh thu du lịch Như chúng ta đã biết doanh thu du lịch là toàn bộ số tiền thu được từ khách du lịch trong kỳ nghiên cứu do hoạt động phục vụ các loại bao gồm các chi phí của khách về dịch vụ và hàng hoá trừ những chi phí cho vận tải hành khách quốc tế.. Việc làm ăn có hiệu quả hay không của các công ty kinh doanh du lịch trên địa bàn Hà Nội phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó doanh thu là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành bại của các công ty du lịch. Tuy nhiên doanh thu vẫn chưa phản ánh hết được doanh nghiệp làm ăn lỗ hay lãi, lãi nhiều hay ít, làm ăn có hiệu quả không? Chính vì vậy việc nghiên cứu doanh thu du lịch rất quan trọng và nó được thể hiện ở một số vấn đề sau. - Thứ nhất phản ánh doanh thu ngoài việc phản ánh kết quả hoạt động chung nó còn phản ánh chất lượng và mức độ phục vụ; nó còn phản ánh sự thay đổi trình độ hiện đại cơ sở vật chất kỹ thuật. - Thứ hai: Doanh thu du lịch là một trong những điều kiện để tính các chỉ tiêu khác như chỉ tiêu hiệu quả... - Thứ ba: Phân tích cơ cấu doanh thu có thể cho thấy xu hướng kinh doanh của từng đơn vị kinh doanh du lịch. Qua việc nghiên cứu doanh thu du lịch của các đơn vị kinh doanh du lịch để từ đó Nhà nước có thể kiểm soát được doanh nghiệp nào làm ăn có hiệu quả, kiểm soát được nguồn thu từ đó tránh được tình trạng trốn thuế, chú trọng, mở rộng, đầu tư thích đáng vào doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả như tăng cường an ninh cho du khách, đơn giản hoá mọi thủ tục xuất nhập cảnh. Hỗ trợ các doanh nghiệp làm ăn chưa có hiệu quả về vốn, tích cực xây dựng các khu vui chơi giải trí, làm cho du khách ở lại lâu hơn và tạo điều kiện thuận lợi trong việc cấp giấy phép, về vốn để cải tạo lại cơ sở vật chất kỹ thuật, nhất là khi nước ta sắp tới tổ chức Sea Gemes vào năm 2003 đấy là một trong những thuận lợi đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. 1.2.2. Thực trạng nghiên cứu thống kê doanh thu du lịch trên địa bàn Hà Nội Cùng với sự ra đời và phát triển ngành hoạt động du lịch, công tác thống kê du lịch Việt Nam nói chung và du lich Hà Nội nói riêng cũng từng bước được hình thành, phát triển và có vai trò ngày càng quan trọng trong việc cung cấp các thông tin bằng số phục vụ công tác nghiên cứu, hoạch định các chủ trương, chính sách cũng như công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành của các cấp các ngành trong lĩnh vực hoạt động du lịch nói riêng trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân nói chung trong thời kỳ bao cấp trước đây, phương pháp thống kê được áp dụng chủ yếu là xây dựng và ban hành các chế độ báo cáo thống kê định kỳ cho các cơ sở có hoạt động du lịch để hàng tháng, hàng quí, hàng năm các cơ sở này thu thập tổng hợp và báo cáo về cho các cơ quan thống kê Nhà nước và các cơ quan quản lý hoạt động du lịch ở các địa phương. Từ số liệu báo cáo của các cơ sở hoạt động du lịch đó, các cơ quan thống kê Nhà nước và cơ quan quản lý du lịch địa phương xử lý, tổng hợp và báo cáo về các cơ quan thống kê Nhà nước và cơ quan quản lý ngành ở Trung ương. Cơ quan thống kê Nhà nước Trung ương là Tổng cục thống kê và cơ quan quản lý ngành hoạt động du lịch là Tổng cục Du lịch tiến hành xử lý, tổng hợp biên soạn và công bố số liệu chung về du lịch trên phạm vi toàn quốc. Trong thời kỳ đổi mới mở cửa, ngành hoạt động du lịch Việt Nam đã phát triển rất nhanh về số lượng và chất lượng, cả lĩnh vực du lịch trong nước và du lịch quốc tế. Để đá._.p ứng được nhu cầu thông tin nghiên cứu và quản lý hoạt động du lịch thời kỳ đổi mới, mở cửa, ngoài phương pháp thống kê truyền thống lâu nay là ban hành các chế độ báo cáo định kỳ để thu thập thông tin, trong thời kỳ này ngành thông kê Nhà nước và ngành quản lý hoạt động du lịch còn phối hợp với nhau để tiến hành một số cuộc điều tra bổ sung thông tin về du lịch, như cuộc điều tra hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch thuộc mọi thầnh phần kinh tế trên phạm vi cả nước năm 1994. Trong cuộc điều tra này còn kết hợp cả nội dung điều tra về nhu cầu, sơ thích, chi phí của khách du lịch; Tiến hành các cuộc điều tra khảo sát chuyên đề về khách du lịch qua biên giới Việt Trung; Điều tra chi tiêu khách du lịch tại sân bay... Theo phương pháp truyền thống hiện nay được áp dụng theo các chế độ sau: -Chế độ báo cáo thống kê du lịch áp dụng cho các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh du lịch thuộc các thành phần kinh tế: Nhà nước, tập thể, tư nhân, hỗn hợp ban hành quyết định số 109/TCTK-QĐ ngày 15 tháng 9 năm 1994 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê; -Chế độ báo cáo thống kê xuất nhập cảnh Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng áp dụng cho Cục quản lý xuất nhập cảnh trực thuộc Bộ Công an và Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, ban hành theo quyết định số 781/2006/TCTK-QĐ ngày 02 tháng 11 năm 1999 của Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê; -Chế độ báo cáo thống kê du lịch địa phương; a) Thống kê khách quốc tế đến Hà Nội và khách Hà Nội đi ra nước ngoài. Số liệu về khách quốc tế đến Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng được thu thập từ các cơ quan quản lý xuất nhập cảnh. Trước đây việc thu thập, tổng hợp và công bố số liệu này là do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công An đảm nhiệm. Từ năm 2007 việc thu thập số liệu về khách quốc tế đến Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng do Tổng cục Thống kê phối hợp với Tổng cục Du lịch thực hiện. Tuy nhiên, do trong việc thu thập số lượng người xuất nhập cảnh, mục đích của các cơ quan xuất nhập cảnh và mục đích của Thống kê Du lịch không hoàn toàn giống nhau. Vì vậy để thu thập tổng hợp được đúng khái niệm, phạm vi khách quốc tế đến Hà Nội và người Hà Nội đi ra nước ngoài cần phải xác định thêm những người xuất nhập cảnh nào được tính vào khách du lịch và người nào không được tính vào khách du lịch theo khái niệm và phạm vi quy định. b) Thống kê người đi thăm quan du lịch trong nước. Mảng công tác thống kê khách thăm quan du lịch trong nước ta lâu nay chưa được quan tâm đúng mức. Cho đến nay ở nước ta vẫn chưa được ai nghiên cứu và có một phương pháp cụ thể để thống kê số khách du lịch trong nước, mặc dù nhu cầu và số khách đi thăm quan du lịch trong nước ở nước ta hiện nay ngày càng lớn. Nó đã và đang góp phần đáng kể cho sự phát triển kinh tế không những cho bản thân ngành hoạt động du lịch mà còn đóng góp và thúc đẩy rất nhiều ngành hoạt động kinh tế khác phát triển, nhất là đối với các ngành giao thông vận tải, khách sạn và nhà hàng và các ngành dịch vụ vui chơi giải trí... Hiện nay nhiều nước trên thế giới, bên cạnh việc tổ chức thống kê chặt chẽ khách du lịch quốc tế cũng đã và đang quan tâm rất lớn đến công tác thống kê khách du lịch trong nước. Đối với nước ta đã đến lúc các lãnh đạo quản lý hoạt động du lịch và các nhà thống kê du lịch phải bắt tay vào việc nghiên cứu và triển khai mảng thống kê du lịch này. Trước hết là nhằm đánh giá được đầy đủ, đúng đắn về vai trò, vị trí của ngành hoạt động du lịch, sau đó là để có thông tin làm căn cứ nghiên cứu nhiều lĩnh vực hoạt động kinh tế xã hội khác. Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ thông tin như hiện nay thì việc nghiên cứu doanh thu du lịch trên địa bàn Hà Nội khá đơn giản, từ đó Nhà nước có chính sách phù hợp trong phát triển du lịch trong thời gian tới. Việc thu thập số liệu về doanh thu du lịch ở các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn Hà Nội do Phòng Thương mại giá cả Cục Thống kê Hà Nội quản lý. Các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn Hà Nội hàng tuần, hàng tháng, hàng quý báo cáo lên phòng giá cả của Cục Thống kê Hà Nội từ đó biết được số liệu về doanh thu hàng quý, hàng năm, từ đó biết được doanh thu du lịch hàng tháng, quý, năm tăng hay giảm, tăng hay giảm do nguyên nhân nào, nhân tố nào quyết định thật sự đến sự tăng, giảm của doanh thu du lịch trên địa bàn Hà Nội. Từ đó Nhà nước có chính sách phù hợp cho việc phát triển kinh doanh du lịch trên địa bàn Hà Nội. Tuy nhiên chúng ta mới chỉ nghiên cứu được các đơn vị kinh doanh du lịch có giấy phép kinh doanh, còn các đơn vị chưa có giấy phép kinh doanh thì chúng ta chưa quản lý được. Nó góp phần không nhỏ trong việc định hướng phát triển du lịch ở các quận, huyện của thành phố Hà Nội. Chính vì vậy mà Nhà nước và các cơ quan chức năng có liên quan cần có biện pháp thích hợp trong việc quản lý các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn Hà Nội hiện nay. 1.3. Sự cần thiết của việc sử dụng dãy số thời gian và dự đoán thống kê doanh thu du lịch trên địa bàn Hà Nội 1.3.1. Ý nghĩa và tầm quan trọng Cùng với sự phát triển của cơ chế thị trường trong những năm qua ở Việt Nam thì việc sử dụng các phương pháp thống kê để nhiệm vụ và phân tích doanh thu du lịch, đặc biệt là vận dụng dãy số thời gian và dự đoán thống kê, nó đóng vai trò quan trọng đối với các công ty, xí nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội. Nhờ có dự đoán thống kê mà các cơ quan xí nghiệp có nhiều thông tin phục vụ cho việc lập kế hoạch sản xuất, ban hành thực thi các chính sách quản lý kinh tế - xã hội. Thông qua các số liệu dự đoán thống kê mà các cơ quan xí nghiệp nhanh chóng phát hiện những sai sót để nhằm phục vụ cho việc kinh doanh và quản lý kinh tế xã hội đạt nhiều hiệu quả. Vận dụng phương pháp dãy số thời gian và dự đoán là phương pháp quan trọng đối với bất kỳ một công ty kinh doanh du lịch nào nghiên cứu về doanh thu du lịch. Trong tình hình hiện nay việc phân tích và dự đoán doanh thu du lịch là hết sức quan trọng để từ đó có thể đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh, phản ánh chất lượng phục vụ và sự phát triển trình độ hiện đại của cơ sở vật chất kỹ thuật và mức độ phục vụ. Qua dãy số thời gian có thể nghiên cứu các đặc điểm về sự biến động của doanh thu, hiểu rõ xu hướng, tính quy luật của sự phát triển đồng thời dự đoán doanh thu du lịch trong thời gian tới và phân tích được hiệu quả trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh du lịch, đồng thời thấy được xu hướng vận động của từng đơn vị cũng như ngành. 1.3.2. Phân tích và dự đoán thống kê doanh thu du lịch ở Cục Thống kê Hà Nội Cục Thống kê Hà Nội là cơ quan thu thập và tổng hợp số liệu từ các đơn vị cơ sở, sau đó báo cáo lên Tổng cục thống kê theo những biểu mẫu nhất định. Do vậy từ trước đến nay Cục Thống kê Hà Nội chỉ dừng lại ở chế độ báo cáo chứ không đi sâu phân tích cụ thể các chỉ tiêu hay các chỉ tiêu chi tiết về doanh thu du lịch. Do có kết luận đúng đắn về hoạt động du lịch trên địa bàn Hà Nội. Cục Thống kê Hà Nội cần thu thập đầy đủ và chi tiết hơn, đồng thời vận dụng các phương pháp thống kê. Khi nghiên cứu xu hướng phát triển và tình hình hoàn thành kế hoạch để có thể nghiên cứu và phân tích, dự đoán chính xác hơn cho các năm tiếp theo. CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP DÃY SỐ THỜI GIAN TRONG NGHIÊN CỨU DOANH THU DU LỊCH 2.1. doanh thu du lịch 2.1.1. Khái niệm doanh thu du lịch 2.1.1.1. Khái niệm về du lịch Khái niệm Cho đến nay có nhiều những khái niệm về du lịch ở mỗi một khái niệm đều có chung những ý tưởng gần giống nhau, nhưng có những khái niệm đều có thì thiên về mặt này nhiều, có những khái niệm thiên về mặt kia nhiều. Ta cần xem xét tất cả các định nghĩa để có thể hiểu thêm về du lịch và bổ sung thêm những cái gì còn thiếu. Có định nghĩa cho rằng du lịch là sự di chuyển tạm thời từ nơi này sang nới khác, từ vùng này sang vùng khác, mà nơi đó không phải là nơi làm việc thường xuyên của họ. Còn theo Nguyễn Khắc Viên, Trần Nhọn, họ định nghĩa du lịch là hình thức thăm quan giải trí để nâng cao tầm hiểu biết về văn hoá, lịch sử... Nhưng theo định nghĩa của Pháp lệnh du lịch ở Điều 10 pháp lệnh số 02 PL/CTN ngày 20/02/1999 của Chủ tịch nước công bố Pháp lệnh du lịch có ghi: Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình, nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định. Đối với nhiều người, hoạt động du lịch gắn liền với cuộc sống hiện nay được xem như là hiện tượng tương đối mới mẻ. Nhưng thực ra du lịch đã tồn tại từ khi con người xuất hiện trên trái đất. Tuy nhiên hoạt động như hiện nay thì du lịch là một ngành non trẻ. Trong nhiều thế kỷ trước đây, khách du lịch hầu như chỉ gồm những người hành hương, lái buôn, sinh viên và các nghệ sĩ. Vào đầu thập kỷ 20, du lịch dành cho những người khá giả, họ đi du lịch để giải trí, còn du lịch như hiện nay gắn liền với cuộc sống của hàng triệu con người, chỉ thực sự có từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai. Hội nghị quốc tế về du lịch ở Ottawa, Canada 6/1991 đã đưa ra định nghĩa về du lịch như sau: Du lịch là các hoạt động của con người đi tới nơi (ngoài môi trường thường xuyên của mình) trong thời gian đã được các tổ chức du lịch quy định sẵn, mục đích của chuyến đi không phải là để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng tới thăm. Như vậy đã phần nào hiểu về tiêu chí du lịch để phân chia, xem xét và nghiên cứu vấn đề này. Các loại hình du lịch. Một chuyến đi du lịch người ta chia theo nhiều loại hình khác nhau và mỗi loại hình này có tiêu chí khác nhau phù hợp với mục đích a) Du lịch thuần tuý. *Tham quan: Du khách đi du lịch để tham quan là nhằm thoả mãn nhu cầu nhìn ngắm phong cảnh của đất nước mình hoặc nước ngoài, tạo niềm vui hiểu biết thêm về cảnh quan, con người, phong tục tập quán, các di sản... ở nước đến thăm quan. *Nghỉ ngơi giải trí: Loại hình du lịch để nghỉ ngơi nhằm thoả mãn nhu cầu mong muốn tạm thời dẹp bỏ các công việc bận rộn hàng ngày, giúp cho đầu óc và cơ thể được nghỉ ngơi, giải trí lấy lại sức để tiếp tục làm việc với hiệu quả cao hơn. b) Du lịch kết hợp với chữa bệnh. Trong những trường hợp sức khoẻ bị suy giảm cần chữa trị, điều dưỡng người ta có thể dùng loại hình du lịch chữa bệnh. Trong trường hợp này nơi du lịch thường là nơi thoáng mát, yên tĩnh, có thể có suối nước nóng hoặc nước khoáng hoặc là nơi có khí hậu thích hợp: Chẳng hạn vùng khí hậu khô và ẩm thích hợp với bệnh hen phế quản... c)Du lịch công vụ. Là loại hình du lịch có thể kết hợp với công việc: Như có thể du khách cần ký hợp đồng đàm phán, giao dịch lại nơi mà họ đén du lịch hoặc họ cần đến một địa điểm nào đó để làm ăn, chào hàng... Sau đó kết hợp du lịch vùng đó. d)Du lịch thăm thân. Những người thân nhưng không ở cùng nơi cư trú, họ đi thăm nhau và kết hợp đi du lịch. e)Du lịch kết hợp với thể thao. Du khách vừa thoả mãn nhu cầu du lịch, thăm quan hoạt động các môn thể thao yêu thích. Hoặc cũng có thể các vận động viên đi thi đấu sau đó họ đi du lịch vùng mà họ đến thi đấu. f)Du lịch nghiên cứu chuyên đề. Đây là du lịch kết hợp với việc làm công tác khoa học về sử học, dân tộc học... Trong các trường hợp này nơi đến du lịch đáp ứng được các nhu cầu của đề tài khoa học đang nghiên cứu. g)Du lịch có chủ đề. Du khách đi du lịch có mục đích và chủ đề xác định. Việc phân chia du lịch thành các loại hình như trên chỉ có ý nghĩa nghiên cứu, trên thực tế rất khó có thể tách rời các loại hình mà nó thường đan xen nhau bởi vì khách du lịch thường kết hợp nhiều mục đích khác nhau trong chuyến đi. Các dạng du lịch Có 3 dạng du lịch sau: a) Du lịch từ nước ngoài vào Là dạng du lịch mà khách du lịch là những người không mang quốc tịch của quốc gia đó vào quốc gia đó với mục đích không phải là để kiếm tiền hoặc định cư. b)Du lịch trong nước Là dạng du lịch mà khách hàng du lịch mang quốc tịch của một nước đi du lịch đến các vùng lãnh thổ thuộc địa phận nước đó, không vượt sang biên giới của nước khác. c)Du lịch ra nước ngoài Là dạng du lịch của những người mang quốc lịch của một nước đi du lịch ở những vùng không thuộc lãnh thổ nước đó. 2.1.1.2. Doanh thu du lịch Khái niệm Trong sự phát triển không ngừng của nền sản xuất xã hội, du lịch là một đòi hỏi tất yếu của con người lao động. Du lịch trở thành nhu cầu thiết yếu của con người khi trình độ kinh tế xã hội và dân trí đã phát triển. Nhu cầu du lịch là một loại nhu cầu đặc biệt và tổng hợp, bao gồm như nhu cầu vận chuyển, nhu cầu lưu trú và ăn uống. Hành khách đi ra ngoài nơi ở thường xuyên của mình đều cần đến các dịch vụ về lưu trú, ăn uống nghỉ ngơi. Đó là những yêu cầu thiết yếu liên quan đến sự sống còn của mỗi con người. Con người ở đâu là ở đó có nhu cầu. Trong kinh doanh "ý tưởng kinh tế bắt đầu từ khách", do đó các công ty du lịch trên cơ sở cung cấp các dịch vụ lưu trú ăn uống và các dịch vụ bổ sung cho khách du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu của khách và mang lại doanh thu tối đa cho cơ sở kinh doanh. Như vậy ta có thể định nghĩa doanh thu về khách số lượng (doanh thu du lịch) đó là toàn bộ số tiền thu được từ khách du lịch trong kỳ nghiên cứu do hoạt động phục vụ các loại của công ty du lịch. Doanh thu về khách du lịch chia làm hai loại chính: + Doanh thu bán hàng hoá: gồm các khoản thu do bán hàng ăn uống, hàng lưu niệm và các hàng hoá khác. + Doanh thu dịch vụ: gồm các khoản thu về buồng ngủ, vận chuyển trong nước, hướng dẫn du lịch... Ngoài hai loại doanh thu chính ra còn có doanh thu khác như doanh thu cho thuê phòng họp mà không có nhân viên du lịch phục vụ. Ý nghĩa của việc nghiên cứu doanh thu du lịch -Phản ánh doanh thu ngoài việc phản ánh kết quả hoạt động chung còn phản chất lượng và mức độ phục vụ rồi phản ánh sự thay đổi trình độ hiện đại cơ sở vật chất kỹ thuật. -Là một trong các điều kiện cần để tính các chỉ tiêu hiệu quả. -Phân tích cơ cấu doanh thu có thể cho thấy xu hướng kinh doanh của từng đơn vị kinh doanh du lịch. 2.1.2. Kết cấu doanh thu du lịch 2.1.2.1 Tổng doanh thu chia theo đối tượng phục vụ chủ yếu Mục đích chia theo đối tượng phục vụ để thấy rõ được cơ cấu doanh thu từng loại khách trong tổng doanh thu là bao nhiêu. - Thứ nhất, doanh thu phục vụ khách quốc tế. Trước hết ta hiểu thế nào là khách quốc tế? Khách du lịch quốc tế là người đi du lịch tới một đất nước không phải là đất nước mà họ cư trú thường xuyên trong khoảng thời gian nhất định là một ngày đêm nhưng không vượt quá một năm và mục đích của chuyến đi không phải để hoạt động kiếm tiền trong phạm vi nước tới thăm. Như vậy, khách du lịch quốc tế phải đi qua biên giới và tiêu ngoại tệ nơi đến du lịch, đồng thời tiêu dùng sản phẩm do công ty du lịch cung cấp. Vì vậy ta có doanh thu phục vụ khách quốc tế. "Là toàn bộ số tiền thu được do hoạt động phục vụ khách quốc tế" (kể cả khách là người của các tổ chức nước ngoài hiện đang sống và làm việc ở nước sở tại có nhu cầu tham quan du lịch). Cùng với quá trình đổi mới kinh tế trong nước, những năm gần đây nước ta mở rộng quan hệ với nhiều nước trên mọi lĩnh vực do đó số lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng lên nhanh chóng tuy số lượng không bằng khách nội địa nhưng có mức tiêu dùng cao hơn, do đó làm cho doanh thu khách quốc tế chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu. - Thứ hai, doanh thu phục vụ khách trong nước. "Là toàn bộ số tiền thu được do phục vụ người nước đó đi du lịch trong nước" Trong đó khách du lịch trong nước được hiểu là công dân của một nước (không kể quốc tịch) hành trình đến một nơi trong phạm vi của nước đó với một khoảng cách nhất định). Nơi ấy khác với nơi cư trú thường xuyên trong một khoảng thời gian ít nhất hai mươi tư giờ hoặc là một tối trọ và thời gian không được quá một năm với mọi mục đích trừ mục đích kiến tiền tại nơi đến. - Thứ ba, doanh thu phục vụ khách đi du lịch nước ngoài. "Là toàn bộ số tiền thu được do việc tổ chức cho khách đi du lịch nước ngoài" (không kể tiền phải nộp của khách do về quá hạn) 2.1.2.2 Tổng doanh thu chia theo loại hình hoạt động Doanh thu dịch vụ Mỗi khi khách du lịch có nhu cầu thì đều được đáp ứng tất cả các nhu cầu từ lớn chí bé của khách phát sinh trong quá trình lưu trú lại khách sạn. Do đó số lượng chủng loại các dịch vụ vô cùng phong phú, đa dạng tương ứng với các nhu cầu được thoả mãn thì doanh của mỗi dịch vụ được tạo ra. Do đó ta có khái niệm về doanh thu dịch vụ: "Là toàn bộ số tiền thu được do kết quả hoàn thành các hoạt động dịch vụ của đơn vị". Doanh thu dịch vụ bao gồm: - Thứ nhất, doanh thu cho thuê buồng: "Là tổng số tiền thu được do cho thuê buồng; kể cả cho thuê buồng, nhà dài ngày mà có nhân viên đơn vị phục vụ" - Thứ hai, doanh thu lữ hành: "là tổng số tiền thu được do hoạt động lữ hành quốc tế và lữ hành nội địa". Bao gồm toàn bộ doanh thu kinh doanh dịch vụ theo chương trình du lịch theo tour hoặc không theo tour. - Thứ ba, doanh thu vận chuyển khách: "Là tổng số tiền thu được do thực hiện các dịch vụ chuyên chở khách đi lại và thăm quan du lịch". - Thứ tư, doanh thu dịch vụ vui chơi giải trí: "Là tổng số tiền thu được do thực hiện các dịch vụ tổ chức cho khách vui chơi giải trí". Đây chính là dịch vụ làm sống động hơn kỳ nghỉ và thời gian nghỉ ngơi như tổ chức tham gia chơi thể thao, đua thuyền, khiêu vũ hoặc là học cách nấu ăn các món ăn đặc sản, học các điệu múa và bài hát dân tộc... Ngoài những doanh thu về dịch vụ kể trên còn có doanh thu dịch vụ khác; đó chính là tổng số tiền thu được do thực hiện các dịch vụ cho khách. Dịch vụ khác ở đây có thể là dịch vụ làm dễ dàng việc nghỉ lại của khách và giải phóng khách khỏi công việc lặt vặt như: giặt là, uốn sấy tóc, massage, hoặc là những dịch vụ thoả mãn nhu cầu đặc biệt như: cho thuê hướng dẫn viên riêng, cho thuê hội trường để thảo luận, hoà nhạc, đánh thức khách dậy, hoặc là những dịch vụ trung gian như mua hoa cho khách, mua vé xem ca nhạc... Doanh thu bán hàng hoá "Là tổng số tiền thu được do bán hàng hoá các loại cho khách du lịch" Trong doanh thu bán hàng hoá thì doanh thu về ăn uống là chủ yếu và chiếm tỷ trọng cao nhất. Doanh thu bán hàng ăn uống: "Là tổng số tiền thu được do bán các sản phẩm dịch vụ cho ăn uống tại chỗ của khách", bao gồm các sản phẩm do đơn vị tự pha chế, pha chế và hàng chuyển bán phục vụ cho bữa ăn, ăn món, uống trong khi ăn và giải khát của khách. Doanh thu khác Là tổng số tiền thu được ngoài các khoản thu đã nêu trên như doanh thu cho thuê buồng dài ngày mà không có nhân viên của đơn vị trực tiếp phục vụ. 2.2. phương pháp dãy số thời gian trong nghiên cứu doanh thu du lịch 2.2.1. Khái niệm về dãy số thời gian Mặt lượng của hiện tượng thường xuyên biến động qua thời gian. Trong thống kê, để nghiên cứu sự biến động này người ta thường dựa vào dãy số thời gian. Dãy số thời gian là dãy các trị số của chỉ tiêu thống kê được sắp xếp theo thứ tự thời gian. Qua dãy số thời gian có thể nghiên cứu đặc điểm về sự biến động của hiện tượng, vạch rõ xu hướng và tính quy luật của sự phát triển, đồng thời để dự đoán các mức độ của hiện tượng trong tương lai. Mỗi dãy số thời gian được cấu tạo bởi thành phần là thời gian và chỉ tiêu về hiện tượng được nghiên cứu. Thời gian có thể là ngày, tuần, tháng, quý, năm... Độ dài giữa hai thời gian liền nhau được gọi là khoảng cách thời gian. Chỉ tiêu về hiện tượng nghiên cứu có thể là số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân. Trị số của chỉ tiêu gọi là mức độ dãy số. Căn cứ vào đặc điểm tồn tại về quy mô của hiện tượng qua thời gian có thể phân biệt dãy số thời kỳ và dãy số thời điểm. - Dãy số thời kỳ biểu hiện quy mô (khối lượng) của hiện tượng trong từng khoảng thời gian nhất định. Trong dãy số thời kỳ các mức độ là những số tuyệt đối thời kỳ, do đó độ dài khoảng cách thời gian ảnh hưởng trực tiếp đến trị số của chỉ tiêu và có thể cộng các trị số của chỉ tiêu để phản ánh quy mô của hiện trong những khoảng thời gian dài. - Dãy số thời điểm biểu hiện quy mô (khối lượng) của hiện tượng tại thời điểm nhất định. Yêu cầu cơ bản khi xây dựng một dãy số thời gian là phải đảm bảo tính chất có thể so sánh được giữa các mức độ trong dãy số. Muốn vậy thì nội dung và phương pháp tính toán chỉ tiêu qua thời gian phải thống nhất, phạm vi của hiện tượng nghiên cứu trước sau phải nhất trí, các khoảng cách thời gian trong dãy số nên bằng nhau (nhất là đối với dãy số thời kỳ). Trong thực tế, do những nguyên nhân khác nhau, các yêu cầu trên có thể bị vi phạm, khi đó đòi hỏi phải có sự chỉnh lý thích hợp để tiến hành phân tích. 2.2.2. Các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian trong nghiên cứu doanh thu du lịch Trong nghiên cứu thống kê doanh thu du lịch người ta thường tính các chỉ tiêu sau đây: 2.2.2.1 Mức độ trung bình theo thời gian Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đại biểu của các mức độ tuyệt đối trong một dãy số thời gian. Tuỳ theo dãy số thời kỳ hoặc dãy số thời điểm mà có các công thức khác nhau. - Đối với dãy số thời kỳ, mức độ trung bình thời gian được tính theo công thức sau đây: n Trong đó: yi (i = 1, 2,....., n) là các mức độ của dãy số thời kỳ. - Đối với dãy số thời điểm: + Đối với dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian bằng nhau thì được tính theo công thức sau đây: Trong đó: yi (i = 1, 2,....., n) là các mức độ của dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian bằng nhau. + Đối với dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian không bằng nhau thì mức độ trung bình theo thời gian được tính bằng công thức sau đây: Trong đó: yi (i = 1, 2,....., n) là độ dài thời gian có mức độ yi. Qua đây ta có biết được rằng doanh thu du lịch bình quân qua các năm là bao nhiêu? tăng, giảm như thế nào, từ đó biết được xu thế biến động qua thời gian, so sánh doanh thu giữa các năm với doanh thu du lịch bình quân, từ đó biết được qua các năm doanh thu du lịch tăng, giảm như thế nào? so với doanh thu bình quân. 2.2.2.2 Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối Chỉ tiêu này phản ánh sự thay đổi về mức độ tuyệt đối giữa hai thời gian nghiên cứu. Nếu mức độ của hiện tượng tăng lên thì trị số của chỉ tiêu mang dấu (+) và ngược lại, mang dấu (-). Tuỳ theo mục đích của việc nghiên cứu doanh thu du lịch ta có các chỉ tiêu về lượng tăng (hoặc giảm) sau đây: Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối liên hoàn (hay từng thời kỳ) Chỉ tiêu này phản ánh doanh thu du lịch (thời gian i-1 và thời gian i) tăng hay giảm,tăng giảm như thế nào. Công thức tính như sau: = yi - (i = 2, 3,......., n) Trong đó: là lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối liên hoàn. Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối định gốc (hay tính dồn) Chỉ tiêu này phản ánh doanh thu du lịch giữa mức độ kỳ nghiên cứu (yi) và mức độ của một kỳ nào đó được chọn làm gốc, thường là mức độ đầu tiên trong dãy số (yi). Chỉ tiêu này phản ánh doanh thu du lịch tăng (hoặc giảm) tuyệt đối trong những khoảng thời gian dài. Nếu ký hiệu Di là lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối định gốc, ta có: Di = - y1 (i = 2, 3,............, n) Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối trung bình Là mức trung bình của các lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối trung bình, tao có: Chỉ tiêu này cho biết được doanh thu du lịch trung bìnhcủa các lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối trung bình qua các năm. 2.2.2.3 Tốc độ phát triển Trong việc nghiên cứu thống kê doanh thu du lịch thì việc sử dụng chỉ tiêu tốc độ phát triển là cực kỳ quan trọng. Như ta đã biết tốc độ phát triển là một số tương đối (thường là được biểu hiện bằng lần hoặc %) phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của hiện tượng qua thời gian. Tuỳ theo mục đích nghiên cứu, ta có các loại tốc độ phát triển sau đây: Tốc độ phát triển liên hoàn phản ánh sự biến động của hiện tượng giữa hai thời gian liền nhau. Công thức được tính như sau: (i = 2, 3,.........., n) Trong đó: ti: Tốc độ phát triển liên hoàn của thời gian i so với thời gian i -1 -1: Mức độ của hiện tượng ở thời gian i -1 yi: Mức độ của hiện tượng ở thời gian i Tốc độ phát triển định gốc phản ánh sự biến động của hiện tượng trong những khoảng thời gian dài. Công thức tính như sau: (i = 2, 3,.........., n) Trong đó: Ti: Tốc độ phát triển định gốc : Mức độ của hiện tượng ở thời gian i y1: Mức độ đầu tiên của dãy số Giữa tốc độ phát triển liên hoàn và tốc độ phát triển định giá gốc có mối liên hệ sau đây: - Thứ nhất: Tích các tốc độ phát triển liên hoàn bằng tốc độ phát triển định gốc. Tức là: t2 . t3 ........ tn = Tn hay: Pti = Ti (i = 2, 3,.........., n) - Thứ hai: Thương của hai tốc độ phát triển định gốc liền nhau bằng tốc độ phát triển liên hoàn giữa hai thời gian đó. Tức là: = ti (i = 2, 3,.........., n) Tốc độ phát triển trung bình là trị số đại biểu của hai tốc độ phát triển liên hoàn. Vì các tốc độ phát triển liên hoàn có quan hệ tích nên để tính tốc độ phát triển bình quân, người ta sử dụng công thức số trung bình nhân. Nếu ký hiệu là tốc độ phát triển trung bình, thì công thức tính như sau: = Từ công thức trên cho thấy: chỉ nên tính chỉ tiêu tốc độ phát triển trung bình đối với những hiện tượng biến động theo một xu hướng nhất định. 2.2.2.4. Tốc độ tăng (hoặc giảm) Chỉ tiêu này phản ánh doanh thu du lịch hai thời gian đã tăng (+) hoặc giảm (-) bao nhiêu lần (hoặc bao nhiêu phần trăm). Tương ứng với tốc độ phát triển, ta có các tốc độ tăng (hoặc giảm) sau đây: Tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn. ai = = ti-1 (i = 2, 3,.........., n) Tốc độ tăng (hoặc giảm) định gốc; Là tỷ số giữa lượng tăng (hoặc giảm) định gốc với mức độ kỳ gốc cố định. Nếu ký hiệu Ai (i = 2, 3,.........., n) là các tốc độ tăng (hoặc giảm) định gốc thì: Ai = (i = 2, 3,.........., n) Tốc độ tăng (hoặc giảm) trung bình: Là chỉ tiêu phản ánh tốc độ tăng (hoặc giảm) đại biểu trong suốt thời gian nghiên cứu. Nếu ký hiệu là tốc độ tăng (hoặc giảm) trung bình thì: 2.2.2.5 Giá trị tuyệt đối của 1% tăng (hoặc giảm). Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1% tăng (hoặc giảm) của tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn thì tương ứng với một chỉ số tuyệt đối là bao nhiêu. Nếu ký hiệu gi (i = 2, 3,.........., n) là giá trị tuyệt đối của 1% tăng (hoặc giảm) thì: gi = (i = 2, 3,.........., n) 2.2.3. Một số phương pháp biểu hiện xu hướng biến động cơ bản của hiện tượng Như ta đã biết trong dãy số thời gian có 5 phương pháp biểu hiện xu hướng biến động của hiện tượng: Ta có 5 phương pháp đó là: -Phương pháp mở rộng khoảng cách thời gian. -Phương pháp số trung bình trượt di động. -Phương pháp hồi quy. -Phương pháp biểu hiện biến động thời vụ. -Phương pháp kết hợp thành phần xu thế và biến động thời vụ (Bảng B-B). Tuy nhiên trong nghiên cứu, phân tích doanh thu du lịch thì người ta thường không sử dụng 2 phương pháp đầu tiên. Tại sao lại như vậy? -Đối với phương pháp mở rộng dãy số thời gian thì trong nghiên cứu doanh thu du lịch thì không được sử dụng vì nó làm mất xu hướng biến động của hiện tượng trong du lịch. Mặt khác nó làm mất tính thời vụ. -Đối với phương pháp số trung bình trượt di động thì trong nghiên cứu người ta ít sử dụng vì thời gian thu thập được số liệu trong nghiên cứu doanh thu du lịch chưa nhiều, chưa cụ thể. Mặt khác nó cũng làm mất tính thời vụ trong du lịch. -Đối với các phương pháp còn lại thì trong nghiên cứu doanh thu du lịch thường hay sử dụng. Việc xác định xu hướng biến động cơ bản của doanh thu du lịch có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu thống kê doanh thu du lịch vì vậy cần phải sử dụng những phương pháp thích hợp trong một chừng mực nhất định, loại bỏ tác động của những nhân tố ngẫu nhiên để nêu lên xu hướng và tính quy luật về sự biến động của doanh thu du lịch. Sau đây sẽ trình bày một số phương pháp thường được sử dụng để biểu hiện xu hướng biến động cơ bản của doanh thu du lịch. 2.2.3.1 Phương pháp hồi quy Trên cơ sở dãy số thời gian, người ta tìm một hàm số (gọi là phương trình hồi quy) phản ánh sự biến động của hiện tượng qua thời gian có dạng tổng quát như sau: = f(t, a0, a1, .........., an) Trong đó: : mức độ lý thuyết a0, a1,....., an: các tham số t: thứ tự thời gian Để lựa chọn đúng đắn dạng các phương trình hồi quy đòi hỏi phải dựa vào sự phân tích đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian, đồng thời kết hợp với một số phương pháp khác như (như dựa vào đồ thị, dựa vào độ tăng (giảm) tuyệt đối, dựa vào tốc độ phát triển...). Các tham số ai (i = 1, 2, 3, ........, n) thường được xác định bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất. Tức là: = min Sau đây là một số dạng phương trình hồi quy đơn giản thường được sử dụng: - Phương trình đường thẳng: = a0 + a1.t Phương trình đường thẳng được sử dụng khi các lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối liên hoàb di (còn gọi là sai phân bậc 1) xấp xỉ nhau. Áp dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất sẽ có hệ phương trình sau đây để xác định giá trị của tham số a0 và a1. - Phương trình parabol bậc 2: yt = a0 + a1t + a2t2 Phương trình parabol bậc hai được sử dụng khi các sai phân bậc hai (tức là sai phân của sai phân bậc 1) xấp xỉ nhau: Các tham số a0, a1, a2 được xác định bởi hệ phương trình sau đây: - Phương trình hàm mũ. Phương trình hàm mũ được sử dụng khi các tốc độ phát triển liên hoàn xấp xỉ bằng nhau. Các tham số a0 và a1 được xác định bởi hệ phương trình sau đây: -Phương trình bậc 3: yt=a0+a1t+a2t2+a3t3 Phương trình bậc 3 đựơc sử dụng khi các sai phân bậc 3 xấp xỉ nhau: Các tham số a0, a1, a2, a3, được xác định bởi hệ phương trình sau đây: 2.2.3.2 Phương pháp biểu hiện biến động thời vụ Sự biến động của một số hiện tượng kinh tế - xã hội thường có tính thời vụ, nghĩa là hàng năm, trong từng thời gian nhất định, sự biến động được lặp đi lặp lại. Trong các ngành như nông nghiệp, công nghiệp, du lịch... đều ít nhiều có biến động thời vụ. Nguyên nhân gây ra biến động thời vụ là do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên (thời tiết khí hậu) và phong tục tập quán sinh hoạt của dân cư. Biến động thời vụ làm cho hoạt động của một số ngành khi thì căng thẳng, khẩn trương: lúc thì nhàn rỗi, bị thu hẹp lại. Nhu cầu biến động thời vụ nhằm đề ra những chủ trương biện pháp phù hợp, kịp thời, hạn chế những ảnh hưởng của biến động đối với sản xuất và sinh hoạt xã hội. Nhiệm vụ của nhiệm vụ thống kê là dựa vào số liệu của nhiều năm (ít nhất là 3 năm) để xác định tính chất và mức độ biến động thời vụ. Trong các trường hợp biến động thời vụ qua những thời gian nhất định của các năm tương đối ổn định, không có hiện ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2295.doc
Tài liệu liên quan