Vấn nạn ùn tắc giao thông và tai nạn tại thủ đô Hà Nội, nguyên nhân và giải pháp

Nội dung bài viết trang Phát biểu vấn đề 2 Luận chứng lý do nêu vấn đề 2-3 Phê phán một số phương pháp luận sai lầm trong định hướng và giải quyết vấn đề 4-5 Xác định phương pháp luận mới trong trong định hướng giải quyết vấn đề 6-15 Phát biểu vấn đề Vấn nạn ùn tắc giao thông và tai nạn tại thủ đô Hà Nội, nguyên nhân và giải pháp. Luận chứng lý do nêu vấn đề. Công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá đã thúc đẩy kinh tế Viêt Nam tăng trưởng và phát phát triển cao trong những năm g

doc15 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1746 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Vấn nạn ùn tắc giao thông và tai nạn tại thủ đô Hà Nội, nguyên nhân và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ần đây, nâng cao được đời sống nhân dân. Bên cạnh đó việc phát triển bùng nổ của kinh tế cũng kéo theo vấn nạn ùn tắc giao thông và tai nạn tại nhiều thành phố lớn, đặc biệt tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Trong bài viết này em đề cập tới vấn đề “vấn nạn ùn tắc giao thông và tai nạn tại thủ đô Hà Nội, nguyên nhân và giải pháp”. Có 3 lý do chính để em nêu vấn đề này ra như sau: Thiệt hại kinh tế, ô nhiễm môI trường, và giảm niềm tin vào sự quản lý và điều hành của nhà nước. Do thời gian viết bài còn hạn chế, bài viết không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong thầy giáo, độc giả góp ý gửi tới địa chỉ tác giả (thanhlvobay@yahoo.com), để em có cái nhìn đúng đắn hơn về vấn đề. Một số hình ảnh về ùn tắc giao thông ở Hà Nội Thiệt hại kinh tế do ùn tắc giao thông và tai nạn. Theo thống kê ở thành phố Hồ Chí Minh thiệt hại là 14000 tỷ đồng/ năm, ở thủ đô Hà Nội với hơn 70 tuyến đường và nút giao thông thường xuyên ùn tắc, tuy chưa có đơn vị nào thống kê cụ thể, song ước tính lượng thiệt hại trong một năm cũng tương đương với số lượng đó. Đó là một con số cực kỳ lớn với kinh tế thủ đô. Mức thiệt hại này chủ yếu do lãng phí về thời gian, nhiên liệu, đặc biệt trong điều kiện xăng, dầu đắt như hiện nay. Ngoài ra tai nạn giao thông còn mất mát về người và phương tiện, nhiều trường hợp để lại di chứng xuất đời cho bản thân và tạo gánh nặng cho xã hội. Theo con số thống kê năm 2006 có 998 vụ tai nạn giao thông, và chỉ riêng 7 tháng đầu năm 2007 tai Hà Nội xẩy ra 400 vụ tai nạn giao thông làm chết hơn 200 người. Ô nhiễm môi trường do ùn tắc và tai nạn giao thông. Xe cộ đông và hiện tượng tắc đường tạo ra lượng khí thải rất cao, đặc biệt là khí NO2( điôxit nitơ) được sản sinh ra từ phát thải ô tô con, xe máy và chất khí SO2 ( điôxit lưu huỳnh) phát thải chủ yếu từ xe buýt và xe tải (2 loại phương tiện có sử dụng dầu diesel có lưu huỳnh). Theo số liệu quan trắc đươc tại các điểm hay tắc đường tại hai điểm cầu vượt Đại la-đường giải phóng và khu vực vườn hoa hàng đậu thì hai loại khí thải nêu trên lần lượt là 60 microgram/1m3 và 75 microgram/1m3 (theo thống kê của sở tài nguyên và môi trường Hà Nội). Lượng khí thải nói trên cao hơn lượng khí thải cho phép và cao hơn lượng trung bình ở nông thôn là 15-20. microgram/1m3 đã ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ của người tham gia giao thông và của người dân sống ở khu vực đó.NO2 ( Ngoài ra ùn tắc và tai nạn giao thông còn làm giảm niềm tin vào sự điều hành và quản lý của nhà nước. Vấn đề trên ảnh hưởng trực tiếp hàng ngày và ngày càng gây nhiều bức xúc cho dân chúng. Nếu chính phủ và uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội không có các giải pháp để ngăn chặn và giảm thiểu thì sẽ làm mất dần uy tín điều hành của các cơ quan công quyền. Trên đây là 3 lý do chính để em nêu vấn đề trên ra. Trên thực tế thì các cơ quan nhà nước cũng nhận ra đươc vấn đề và đưa ra một số giải pháp. Song vì một số giải pháp còn mang tính chủ quan, chưa có phương pháp luận (PPL) đúng đắn nên đã không mang lại kết quả như mong muốn. Phê phán một số PPL sai lầm trong định hướng và giải quyết vấn đề. Giải pháp mỗi người dân chỉ được đăng ký 1 xe máy của bộ công an, thêm vào nữa là quyết định tạm ngừng đăng ký xe máy ở 7 quận nội thành theo các quyết định số 98/2003/QĐ-UB ngày 14/8/2003 và số 9294/QĐ-UB ngày 21/12/2004 của uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội. Theo thông tư 02/2003/TT-BCA (C11) về hướng dẫn tổ chức cấp đăng ký biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ thì mỗi người chỉ được đăng ký 1 xe mô tô hoặc xe gắn máy. Các quyết định này chỉ mang tính chủ quan, phiến diện và áp đặt không có một tầm nhìn toàn diện vấn đề. Xuất phát từ thực tế là sự buông lỏng quản lý của nhà nước, sự kém hiểu biết của nhân dân cộng với sự trốn tránh nộp thuế cho nhà nước đã dẫn đến việc mua bán trao tay xe máy diễn ra phổ biến dẫn đến việc mất đi quyền đăng ký xe mới. Trong khi đó nhu cầu về xe đi lại là có thật dẫn đến người dân nhờ các người khác đăng ký hộ. Dẫn đến về số liệu đăng ký xe máy ở Hà Nội không tăng lên là bao nhưng lượng xe thực tế lưu thông lại tăng lên đáng kể làm cho việc thống kê, dự báo và quản lý càng trở lên khó khăn ngoài ra chưa kể đến thông tư, quyết định trên còn vi phạm hiến pháp về quyền sở hữu tài sản cá nhân. kết quả là bộ công an đã phải có cái nhìn thay đổi và chỉnh sửa kịp thời cho phù hợp với tình hình thực tế và quy luật khách quan. Bộ công an ra thông tư 17/2005/TT ngày 22/11 bỏ quy định mỗi người chỉ được đăng ký 1 xe mô tô hoặc xe gắn máy và uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội đã phải ra quyết định số 221/2005/QĐ-UB ngày 14/2/2005 bỏ việc cấm đăng ký xe gắn máy ở 7 quận nội thành. Dùng biện pháp hành chính ngăn cản việc di dân từ các tỉnh khác vào Hà Nội. Đây cũng là một cách nhìn phiến diện vì nguyên nhân sâu xa của vấn đề là chênh lệch mức sống giữa thủ đô và các tỉnh khác, nhà nước không có giải pháp và chính sách nâng cao mức sống của người dân giữa các vùng miền, quá tập trung đầu tư vào Hà Nội. Do vậy các biện pháp hành chính trên không ngăn cản được sự di dân vào Hà Nội, chỉ gây khổ cho người dân và tạo cơ hội nhũng nhiễu cho một số cán bộ tha hoá. Chính số lượng người dân quá đông càng tạo nên hiện tượng ùn tắc giao thông. Nhận ra quy luật đó thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng năm 2007 đã ra một số quy định tạo sự thông thoáng, tạo nơi ở ổn định cho nhân dân, và đưa ra một số giải pháp khác chống ùn tắc giao thông hữu hiệu hơn. Đầu tư cho cơ sở hạ tầng không đúng lúc đúng chỗ, không đồng bộ, không theo kịp nhu cầu phục vụ cho việc phát triển thủ đô. Ví dụ: nhu cầu giao thông hai bên bờ sông hồng khu vực quận hoàng Mai và Long Biên là rất lớn đến nỗi mà giữa thời bình năm 2003-2004 nhân dân ta chứng kiến phải bắc cầu phao qua sông cho việc đi lại, rồi việc ách tắc thường xuyên tại các giao thông và đường phố Hà Nội như các con số ở phần trên đã chỉ ra. Công tác quản lý giao thông và giáo dục chưa được thường xuyên, không liên tục. Trong các đợt cao điểm thực hiện việc tuân thủ giao thông kèm theo chế tài sử phạt nghiêm thì tình trạng ùn tắc gần như không xẩy ra. Sau các đợt đó thì tình trạng lại trở về như cũ. Xác định PPL mới trong trong định hướng giải quyết vấn đề. Hiện tượng ùn tắc giao thông và tai nạn tại thủ đô Hà Nội là kết quả của hàng loạt nguyên nhân khách quan, chủ quan do con người gây ra là chính, con người đã không tuân theo các quy luật khách quan. Nhận thức từ phạm trù nguyên nhân và kết quả của phép biện chứng duy vật dựa trên ba nguyên tắc luận cơ bản là nguyên tắc toàn diện, phát triển, lịch sư-cụ thể trong nhận thức và phát triển, em sẽ cố gắng tìm ra những nguyên nhân chính từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp hơn với quy luật nhằm giảm thiểu ùn tắc giao thông và tai nạn tại thủ đô Hà Nội. Cơ sở triết học Khái niệm nguyên nhân và kết quả Nguyên nhân là tương tác giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra những biến đổi nhất định. Kết quả là những biến đổi xuất hiện do nguyên nhân tạo ra. Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả - Theo quan điểm biện chứng duy vật mối liên hệ nhân-quả là mối liên hệ khách quan của bản thân các sự vật. Nó tồn tại ngoài ý muốn của con người không phụ thuộc vào việc ta có nhận thức được nó hay không . - Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả còn thể hiện ở chỗ : Một hiện tượng nào đó trong đó mối quan hệ này là nguyên nhân thì trong mối quan hệ khác là kết quả và ngược lại. - Thực tiễn cho thấy cùng một nguyên nhân có thể gây nên nhiều kết quả khác nhau tuỳ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể. Ngược lại một kết quả có thể gây nên bởi nhiều nguyên nhân khác nhau tác động riêng lẻ hay tác động cùng một lúc. Phân loại nguyên nhân : - Nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu + Nguyên nhân chủ yếu : là các nguyên nhân mà khi thiếu mặt của chúng thì kết quả sẽ không xảy ra. + Nguyên nhân thứ yếu : là các nguyên nhân mà khi có mặt của chúng chỉ quyết định những đặc điểm nhất thời, không ổn định, cá biệt của hiện tượng . - Nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài . + Nguyên nhân bên trong: là sự tác động lẫn nhau giữa những mặt hay những yếu tố của cùng một kết cấu vật chất nào đó và gây ra những biến đổi nhất định. + Nguyên nhân bên ngoài: là sự tác động lẫn nhau giữa những kết cấu vật chất khác và gây ra những biến đổi thích hợp trong kết cấu vật chất ấy. - Nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan : + Nguyên nhân khách quan: là nguyên nhân xuất hiện và tác động độc lập đối với ý thức của con người, của các giai cấp, các chính đảng… + Nguyên nhân chủ quan: là nguyên nhân xuất hiện và tác động phụ thuộc vào ý thức của con người trong lĩnh vực hoạt động của các cá nhân, các giai cấp, các chính đảng…nhằm thúc đẩy hay kìm hãm sự xuất hiện, phát triển…các quá trình xã hội. - Nguyên nhân tác động ngược chiều và nguyên nhân tác động cùng chiều + Nguyên nhân tác động cùng chiều: là các nguyên nhân khác nhau tác động lên sự vật theo cùng một hướng thì sẽ gây ảnh hưởng cùng chiều với sự hình thành kết quả . + Nguyên nhân tác động ngược chiều: là các nguyên nhân khác nhau tác động lên sự vật theo các hướng khác nhau thì chúng sẽ làm suy yếu, thậm chí hoàn toàn triệt tiêu tác dụng của nhau. Một số kết luận về mặt phương pháp luận : - Vì mối liên hệ nhân-quả tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý thức của con ngươì nên chỉ có thể tìm nguyên nhân của hiện tượng ở chính trong thế giới của hiện thực. - Vì nguyên nhân luôn luôn xuất hiện trước kết quả nên khi nguyên nhân của một hiện tượng nào đó cần tìm trong những mặt, những sự kiện những mối liên hệ đã xảy ra trước khi xuất hiện . - Vì dấu hiệu đặc trưng của nguyên nhân trong mối liên hệ với kết quả là nguyên nhân sinh ra kết quả, nên khi xác định nguyên nhân của hiện tượng cần đặc biệt chú ý đến dấu hiệu đặc trưng ấy. - Vì một hiện tượng có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra nên trong quá trình xác định nguyên nhân của một hiện tượng nào đó cần hết sức tỉ mỉ, thận trọng, vạch ra cho được hiệu quả tác động của từng mặt, từng sự kiện, từng mối quan hệ cũng như các tổ hợp khác nhau của chúng trong việc làm nảy sinh hiện tượng để trên cơ sở đó có thể xác định đúng về nguyên nhân sinh ra hiện tượng . - Vì một hiện tượng trong mối quan hệ này là kết quả trong mối quan hệ khác có thể là nguyên nhân nên để hiểu rõ tác dụng của hiện tượng ấy cần xem xét nó trong những quan hệ mà nó giữ vai trò là nguyên nhân cũng như trong những quan hệ mà nó là kết quả. - Vì mối liên hệ nhân-quả mang tính chất tất yếu nên ta có thể dựa vào mối quan hệ nhân-quả để hành động. Trong quá trình hành động ấy cần lưu ý : + Muốn loại bỏ một hiện tượng nào đó cần loại bỏ nguyên nhân làm nảy sinh ra nó. + Muốn cho hiện tượng xuất hiện cần tạo ra nguyên nhân cùng những điều kiện cần thiết cho nguyên nhân sinh ra nó phát sinh tác dụng. Vì hiện tượng này có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân tác động riên lẻ hoặc đồng thời . Trong hoạt động thực tiễn cần tuỳ thuộc hoàn cảnh cụ thể mà lựa chọn phương pháp hành động chứ không hành động rập khuôn theo phương pháp cũ. + Vì các nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân bên trong giữ vai trò quyết định trong sự xuất hiện, vận động và tiêu vong của hiện tượng, nên trong hoạt động thực tiễn cần dựa trước hết vào các nguyên nhân củ yếu và nguyên nhân bên trong . + Để đẩy nhanh (hay kìm hãm hoặc loại trừ ) sự phát triển của một hiện tượng xã hội nào đó cần làm cho các nguyên nhân chủ quan tác động cùng chiều (hay lệch hoặc ngược chiều) với chiều vận động của mối quan hệ nhân-quả khách quan. Theo nguyên tắc cơ bản toàn diện, lịch sử-cụ thể của phép biện chứng duy vật ta tìm nguyên nhân của hiện tượng ùn tắc và tai nạn giao thông ở Hà Nội. Ta thấy có 3 nhân tố chính tham gia vào hình thành giao thông nói chung và gây ùn tắc giao thông nói riêng là: cơ sở hạ tầng giao thông (đường sá, cầu, sông….), phương tiện tham gia giao thông (số lượng, chủng loại, chất lượng….), con người (người tham gia giao thông, con người, hệ thống quản lý giao thông...). Nguyên tắc toàn diện trong việc tìm ra nguyên nhân của ùn tắc và tai nạn giao thông. - Nguyên tắc toàn diện đòi hỏi, muốn nhận thức được bản chất của sự vật, hiện tượng chúng ta phải xem xét sự tồn tại của nó trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, yếu tố, thuộc tính khác nhau trong tính chỉnh thể của sự vật, hiện tượng ấy và trong mối liên hệ qua lại giữa hiện tượng, sự vật đó với hiện tượng sự vật khác; tránh cách xem xét phiến diện một chiều. Nguyên tắc này đòi hỏi phải xem xét, đánh giá từng mặt, từng mối liên hệ, và phải nắm được đâu là mối liên hệ chủ yếu, bản chất quy định sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng; tránh chủ nghĩa chiết trung, kết hợp vô nguyên tắc các mối liên hệ; tránh sai lầm của thuật ngụy biện, coi cái cơ bản thành cái không cơ bản, không bản chất thành cái bản chất hoặc ngược lại, dẫn đến nhận thức sai lệch, xuyên tạc bản chất sự vật hiện tượng. Kết hợp nguyên tắc trên với các số liệu thống kê ta thấy: Mật độ phương tiện tham gia giao thông quá đông. Theo thống kê năm 2007 dân số Hà Nội là 3.4 triệu người có mật độ là 3940 người/1 km2 (cao gấp 100 lần chuẩn thế giới), trong đó có gần 2 triệu xe máy, 100000 xe ôtô, chiếm 2/3 dân số Hà Nội có phương tiện giao thông cá nhân. Do vậy tình trạng tắc đường là không thể tránh khỏi. Hà Nội chưa có loại hình phương tiện giao thông công cộng làm việc thật sự hiệu quả. Vì phương tiện chính vẫn chỉ là xe bus công cộng; loại xe này vẫn dùng đường của các phương tiện khác dẫn đến vẫn mất diện tích đường, chưa có chế độ chính sách thích hợp để khuyến khích người dân dùng loại hình phương tiện này, hơn nữa vào giờ cao điểm thì loại hình này cũng không đáp ứng được nhu cầu. Công tác dự báo, lập kế hoạch không tốt kết hợp với viêc đầu tư xây dựng hạ tầng không phù hợp. Ai cũng biết nền kinh tế của Việt nam trong 10 năm gần đây liên tục phát triển với tốc độ cao từ 7-9%, kết hợp với lộ trình giảm thuế nhập khẩu của nhà nước đã dẫn đến việc bùng nổ phương tiện giao thông để đáp ứng nhu cầu vận chuyển. Nhưng việc nâng cấp các công trình giao thông lại không đi trước một bước. Cụ thể “quỹ đất của cả Hà Nội và thành phố HCM dành cho giao thông chỉ chiếm khoảng 5-6%, trong khi quy hoach và tiêu chuẩn thông thường của quốc tế là 20-25%. Đặc biệt là quỹ đất dành cho giao thông tĩnh (tức là những điểm đỗ xe, bến đậu xe…) của cả hai thành phố lớn cũng chỉ đạt 1,2% so với quy hoạch và tiêu chuẩn5-6%” theo báo cáo của bộ trưởng giao thông Hồ Nghĩa Dũng. Ngoài ra còn có nhiều công trình giao thông xây xong hiệu quả sử dụng thấp, còn một số công trình luân quá tải nhưng lại không nâng cấp kịp thời. Ví dụ như so sánh hiệu quả đầu tư của cầu Chương Dương và cầu Thăng Long, và nhiều nút giao thông quá tải đã lâu mà chưa được triển khai nâng cấp. Công tác quản lý của nhà nước còn nhiều yếu kém (chế tài sử lý người vi phạm giao thông, viêc thực thi các chế tài, giám sát việc cấp bằng lái, nâng cao giáo dục cho người dân...). Hình thức sử phạt giao thông một số lỗi vi phạm giao thông còn nhẹ kết hợp với một số cán bộ công an tha hoá có hành vi nhận hối lộ của người vi phạm giao thông, dẫn đến một số người vẫn coi thường pháp luật, không tuân thủ luật giao thông. Công tác yếu kém còn thể hiện ở điểm: Mặc dù cục đã đưa ra lộ trình và đã thực việc sát hạch giấy phép lái xe ôtô trên máy vi tính từ 1/3/2006 và việc thi tập trung từ ngày 1/1/2006, nhưng con người giám sát vẫn là nhân tố quyết định, do việc đó vẫn còn tiêu cực nên việc cấp phép không đúng chất lượng vẫn diễn ra khá phổ biến. Nguyên tắc lịch sử-cụ thể. Nội dung của nguyên tắc này là sự tồn tại, vận động, phát triển của các sự vật, hiện tượng diễn ra trong không gian, thời gian cụ thể. Không gian, thời gian, điều kiện hoàn cảnh cụ thể khác nhau thì các mối liên hệ và hình thức phát triển của sự vật, hiện tượng cũng khác nhau, bởi vậy không chỉ nghiên cứu chúng trong suất quá trình, mà còn nghiên cứu chúng trong các không gian, thời gian, điều kiện, hoàn cảnh lịch sử-cụ thể khác nhau đó. Theo nguyên tắc này ta nhận thấy hai nguyên nhân chính là: việc quy hoạch của các phố trung tâm Hà nội quá cũ, lạc hâu (từ thời pháp thuộc). Và ý thức tự giác của người dân còn quá kém. Việc quy hoạch của các phố trung tâm Hà nội quá cũ, lạc hậu. Năm 1954 nhà nước ta tiếp quả Hà Nội, thủ đô chỉ có 37 vạn dân ở các quận nội thành, lượng phương tiện tham gia giao thông không đáng kể, chỉ có một ít xe đạp là chính. Năm 2007, dân số Hà nội là 3,4 triệu người và gần 2 triệu xe máy, 100000 ôtô. trong khi đó diện tích giao thông các phố cũ thì không tăng lên đáng kể. ý thức tham gia giao thông của đại bộ phận dân chúng còn kém. Ai cũng muốn đi nhanh, bất chấp luật pháp, đi sai làn đường, vượt đèn xanh, đèn đỏ. Càng tạo nên tình trạng ùn tắc giao thông. “Chỉ tính riêng 3 tháng đầu năm 2007 đã xử lý 120.000 trường hợp vi phạm luật giao thông, phạt hành chính 9,1 tỷ đồng” theo báo cáo của ông Đỗ Kim Tuyến-phó giám đốc công an, cảnh sát giao thông, công an thành phố Hà Nội. Đó là con số thực tế minh chứng cho tình trạng vi phạm luật giao thông của các chủ phương tiện tham gia giao thông ở Hà Nội. Tóm lại nguyên nhân gây ùn tắc và tai nạn giao thông ở Hà Nội thì có nhiều, nhưng tựu trung lại có 6 nguyên nhân chính. Mật độ phương tiện tham gia giao thông quá đông. Hà Nội chưa có loại hình phương tiện giao thông công cộng làm việc thật sự hiệu quả Công tác dự báo, lập kế hoạch không tốt kết hợp với viêc đầu tư xây dựng hạ tầng không phù hợp Công tác quản lý của nhà nước còn nhiều yếu kém Việc quy hoạch của các phố trung tâm Hà nội quá cũ, lạc hâu ý thức tham gia giao thông của đại bộ phận dân chúng còn kém Giải pháp giảm thiểu vấn nạn ùn tắc và tai nạn giao thông ở Hà Nội. Dựa vào mối quan hệ biện chứng nhân-quả, kết hợp với nguyên tắc phát triển trong phương pháp luận ta đưa ra các giải pháp tác động vào các nguyên nhân, để nó vận động theo quy luật chung làm giảm viêc ùn tắc và tai nạn. kết hợp với thực trạng điều kiện kinh tế ở ta hiện nay và thời gian cần thiết để thực hiện các giải pháp em chia các giải pháp thành: giảI pháp trước mắt và giải pháp lâu dài. Nguyên tắc phát triển. Theo nguyên tắc này phát triển là sự vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện. Phát triển là một trường hợp đặc biệt của sự vận động và trong sự phát triển nẩy sinh nẩy sinh những tính quy định mới, cao hơn về chất , nhờ đó, làm cho cơ cấu tổ chức, phương thức tồn tại và vận động của của sự vật hiện tượng cùng chức năng của nó ngày càng hoàn thiện hơn. nguyên tắc phát triển yêu cầu, phải nhận thức sự phát triển là quá trình trải qua nhiều giai đoạn, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. mỗi giai đoạn phát triển lại có những đặc điểm, tính chất, hình thức khác nhau; bởi vậy phải có sự phân tích cụ thể để tìm ra những hình thức tác động phù hợp hoặc để thúc đẩy, hoặc để hạn chế sự phát triển đó. giải pháp trước mắt. Nâng cao ý thức chấp hành giao thông của người điều khiển phương tiện giao thông, tăng cường sự giám sát quản lý của nhà nước. Đây là giải pháp đỡ tốn kém mà có thể thực hiện được ngay với những giải pháp thực thi sau: + Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục tới người dân, thực hiện việc này một cách bền bỉ, liên tục. + Đưa ra các chế tài sử phạt người vi phạm giao thông nghiêm minh hơn nữa. đề ra các chính sách cho phép nhiều bên tham gia giám sát giao thông, kể cả việc giám sát lực lượng cảnh sát giao thông. Tăng cường giám sát lẫn nhau giữa các cơ quan. + Tăng cường lực lượng cảnh sát giao thông tại các vị trí hay ùn tắc hoặc tại vị trí hay xẩy ra tai nạn giao thông, tăng cường lực lượng tuần tra giao thông. Việc làm này cũng phải được tiến hành thường xuyên, liên tục. Triển khai nâng cấp gấp một số nút giao thông, tuyến đường ùn tắc quá mưc. đẩy nhanh và thực hiện đúng tiến độ các công trình giao thông đang triển khai trong thành phố. Trước mắt tăng cường thêm các xe bus công cộng, có chính sách trợ giá nhằm khuyến khích người dân tham gia hình thức giao thông này. Giải pháp lâu dài. Phát triển đồng bộ các đô thị vệ tinh, kèm theo là các dịch vụ, hạ đồng bộ, nâng cao và hạn chế chênh lệch mức sống giữa các vùng miền nhằm làm giảm việc di dân cơ học vào thủ đô Hà Nội. Tránh việc tập trung dân số quá đông, kéo theo việc gia tăng phương tiện giao thông và gia tăng nhu cầu đi lại. Đưa việc giáo dục giao thông là một môn học bắt buộc đối với học sinh. Nâng cao hơn nữa việc giám sát, sát hạch cấp bằng lái xe ôtô, xe máy. Phát triển hệ thống giao thông công cộng hiện đại như tầu điện ngầm nhằm đảm bảo việc đáp ứng đi lại của nhân dân. Nâng cao công tác dự báo, kế hoạch và xây dựng kế hoạch đầu tư một cách thoả đáng cho cơ sở hạ tầng nhằm đáp ứng được lưu lựơng phương tiện giao thông. Tóm lại ùn tắc và tai nạn giao thông là một hệ quả tất yếu của giao thông và đặc biệt là trong thời kỳ tốc độ kinh tế phát triển, vì vậy mà chúng ta phải thường xuyên bám sát thực tế trong từng thời kỳ và điều kiện mỗi nơi, có cái nhìn tổng thể để tìm ra nguyên nhân và vận dụng các quy luật chung đặc biêt là các quy luật của phép biện chứng duy vật nhằm tìm ra các giải pháp hữu hiệu, đỡ tốn kém để hạn chế tối đa nạn ùn tắc và tai nạn giao thông. Tài liệu tham khảo Giáo trình triết học – nhà xuất bản lý luận chính trị do PGS.TS Đoàn Quang Thọ chủ biên. báo điện tử: báo điện tử: báo điện tử: báo điện tử: báo điện tử: báo điện tử: ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc8960.doc
Tài liệu liên quan