Về sự tác động của quá trình đô thị hoá ở Việt Nam đến mọi mặt của đời sống kinh tế - Xã hội của Hà Nội (xã hội học)

BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH – XÃ HỘI TRƯỜNG LAO ĐỘNG – XÃ HỘI TIỂU LUẬN XÃ HỘI HỌC Đề tài: “Về sự tác động của quá trình đô thị hoá ở Việt Nam đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội của Hà Nội” Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Thanh Huyền Người trình bày : Lê Thanh Hương Hà Nội, ngày 25 tháng 05 năm 2008 ĐẶT VẤN ĐỀ : Từ 1990 đô thị Việt Nam mới bắt đầu phát triển. Từ đó đến nay, đặc biệt là vài năm trở lại đây tốc độ đô thị hóa càng diễn ra nhanh chóng. Những năm đầu 1990 tỷ lệ đô thị hóa

doc25 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1808 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Về sự tác động của quá trình đô thị hoá ở Việt Nam đến mọi mặt của đời sống kinh tế - Xã hội của Hà Nội (xã hội học), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hàng năm chỉ đạt khoảng 17-18% nhưng nay mức độ đô thị hóa đã tăng lên 27%/năm. Bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế và trước các tác động của tiến trình toàn cầu hoá, tốc độ đô thị hoá đang diễn ra khá nhanh, làm biến đổi bộ mặt kinh tế - xã hội của đất nước. Trong tiến trình đó, văn hoá đô thị Việt Nam đang có những thay đổi theo hướng hiện đại. Đây là giai đoạn có những thay đổi và phát triển toàn diện về mọi mặt đời sống kinh tế xã hội của Hà Nội, đô thị hoá của Hà Nội có sự phát triển vượt bậc : - Dân số Hà Nội tăng mạnh, lượng người nhập cư vào Hà Nội tăng cao trong đó lượng người nhập cư vì lý do kinh tế chiếm tỷ lệ lớn. Điều này cũng khẳng định tính tích cực của quá trình đô thị hoá của Hà Nội hiện nay, sự tăng tốc độ đô thị hoá đi liền với tăng trưởng kinh tế, hạn chế được hiện tượng đô thị hoá giả tạo. -Tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục ở mức cao trong nhiều năm, thu nhập bình quân trên đầu người của người dân thành phố ngày càng được cải thiện. Đời sống người dân tăng, nhu cầu nhà ở bùng nổ là một nguyên nhân làm quá trình xây dựng phát triển mạnh mẽ, làm thay đổi diện mạo của đô thị. - Quá trình đô thị hóa mạnh mẽ của thành phố đã tác động đến vùng ven một cách mạnh mẽ, làm thay đổi nhanh chóng nhiều mặt của vùng ven đô Hà Nội, đồng thời trong quá trình phát triển cũng đã hình thành nên các khu đô thị mới vùng ven. - Do yêu cầu tất yếu của quá trình đô thị hóa, nhiều quận mới được thành lập, địa giới hành chính khu vực nội đô có nhiều biến động. - Hà Nội ngày càng củng cố vai trò là trung tâm chính trị lớn nhất cả nước. Các tính chất tạo thị khác như kinh tế công nghiệp, thương mại, du lịch, văn hoá cũng tác động đến quá trình đô thị hoá. Sức hút của các nhân tố công nghiệp hiện đang là chủ đạo thể hiện đặc trưng của giai đoạn phát triển công nghiệp hoá, tuy nhiên sức hút của các yếu tố khác như thương mại , dịch vụ, văn hoá đang ngày càng tăng. - Quá trình đô thị hoá của Hà Nội cũng đang nảy sinh nhiều yếu tố bất cập - Đô thị hoá của Hà Nội diễn ra theo đúng quy luật. - Những biến động phức tạp, tác động tiêu cực của quá trình đô thị hoá gần đây cũng cho thấy các khái niệm đô thị hoá còn chưa phản ánh được quá trình đô thị hoá trong bối cảnh đặc thù của đô thị Hà Nội. - Xu hướng đô thị hoá trên khía cạnh vùng là đặc điểm mang tính tất yếu giai đoạn hiện nay, tuy nhiên các nghiên cứu về xu hướng này còn mờ nhạt, chưa làm rõ được những quan hệ có tính quy luật của Hà Nội với các vùng lân cận. Đô thị hóa song hành với quá trình công nghiệp hóa ở nước ta đang từng ngày làm đổi thay diện mạo đất nước, cung cấp những công năng đô thị đa dạng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cuộc sống hiện đại. Nhưng, ở một bình diện khác, làn sóng đô thị hóa tự phát trên diện rộng cũng làm nảy sinh nhiều bất cập và để lại những hậu quả nặng nề về mặt xã hội, quy hoạch, kiến trúc, sản xuất, hệ sinh thái..., gây nên nhiều áp lực đối với sự phát triển của đất nước. II. NỘI DUNG: Khái niệm : Tuỳ theo mỗi quốc gia mà đô thị được định nghĩa khác nhau. Ở Việt Nam,theo Nghị định số 72/2001/NĐ-CP ngày 5 tháng 10 năm 2001 của Chính phủ Việt Nam về việc phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị: Đô thị là khu dân cư tập trung có những đặc điểm sau: Về cấp quản lý, đô thị là thành phố, thị xã, thị trấn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập; Về trình độ phát triển, đô thị phải đạt được những tiêu chuẩn sau: Là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc một vùng lãnh thổ như: vùng liên tỉnh, vùng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc vùng trong tỉnh, trong thành phố trực thuộc Trung ương; vùng huyện hoặc tiểu vùng trong huyện. Đối với khu vực nội thành phố, nội thị xã, thị trấn tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tối thiểu phải đạt 65% tổng số lao động; cơ sở hạ tầng phục vụ các hoạt động của dân cư tối thiểu phải đạt 70% mức tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế quy hoạch xây dựng quy định cho từng loại đô thị, quy mô dân số ít nhất là 4000 người và mật độ dân số tối thiểu phải đạt 2000 người/km². Đô thị hoá là sự mở rộng của đô thị, tính theo tỷ lệ phần trăm giữa số dân đô thị hay diện tích đô thị trên tổng số dân hay diện tích của một vùng hay khu vực. Nó cũng có thể tính theo tỷ lệ gia tăng của hai yếu tố đó theo thời gian. Nếu tính theo cách đầu thì nó còn được gọi là mức độ đô thị hoá; còn theo cách thứ hai, nó có tên là tốc độ đô thị hoá. Các quá trình đô thị hóa gồm: Sự mở rộng tự nhiên của dân cư hiện có. Thông thường quá trình này không phải là tác nhân mạnh vì mức độ tăng trưởng dân cư tự nhiên của thành phố thường thấp hơn nông thôn. Sự chuyển dịch dân cư từ nông thôn ra thành thị, hoặc như là sự nhập cư đến đô thị Sự kết hợp của các yếu tố trên. Một khu đô thị là một khu vực có mật độ gia tăng các công trình kiến trúc do con người xây dựng so với các khu vực xung quanh nó. Các đô thị có thể là thành phố, thị xã, hay vùng đô thị nhưng thuật từ này thông thường không mở rộng đến các khu định cư nông thôn như làng, xã, ấp. Các đô thị được thành lập và phát triển thêm qua quá trình đô thị hóa. Đo đạt tầm rộng của một đô thị sẽ giúp ích cho việc phân tích mật độ dân số, sự mở rộng đô thị, và biết được các số liệu về dân số nông thôn và thành thị. Không như một đô thị, một vùng đô thị không chỉ bao gồm đô thị mà còn bao gồm các thành phố vệ tinh cộng vùng đất nông thôn nằm xung quanh có liên hệ về kinh tế xã hội với thành phố đô thị cốt lỏi, tiêu biểu là mối quan hệ từ công ăn việc làm đến việc đáp xe hàng ngày ra vào mà trong đó thành phố đô thị cốt lỏi là thị trường lao động chính. Thật ra, các đô thị kết hợp và phát triển như trung tâm hoạt động kinh tế/dân số trong một vùng đô thị lớn hơn. Các vùng đô thị thường thường được định nghĩa bằng việc sử dụng các quận hoặc các đơn vị chính trị cấp quận làm đơn vị nền tảng. Quận có chiều hướng hình thành các ranh giới chính trị bất di bất dịch. Các kinh tế gia thường thích làm việc với các thống kê xã hội và kinh tế dựa vào các vùng đô thị. Các đô thị được dùng để thống kê thích hợp hơn trong việc tính toán việc sử dụng tỉ lệ đất quân bình trên đầu người và mật độ dân cư (theo Dumlao & Felizmenio 1976) Thực trạng : Đô thị hóa song hành với quá trình công nghiệp hóa ở nước ta đang từng ngày làm đổi thay diện mạo đất nước, cung cấp những công năng đô thị đa dạng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cuộc sống hiện đại. Nhưng, ở một bình diện khác, làn sóng đô thị hóa tự phát trên diện rộng cũng làm nảy sinh nhiều bất cập và để lại những hậu quả nặng nề về mặt xã hội, quy hoạch, kiến trúc, sản xuất, hệ sinh thái..., gây nên nhiều áp lực đối với sự phát triển của đất nước. Ở Việt Nam, quá trình đô thị hóa lại xảy ra nhiều năm trước quá trình công nghiệp hóa, khiến cho mô hình và tư duy đô thị gặp nhiều khủng hoảng. Nghịch lý này có thể bắt nguồn từ nguyên nhân do sức ép nhà ở sau chiến tranh và tình trạng đầu cơ đất. Sự phát triển ngược trên khiến hệ thống đô thị ở Việt Nam ngày càng lộ rõ những yếu kém, đi liền với các hệ quả, có thể được gọi là "căn bệnh đô thị" như: kiến trúc thiếu đồng bộ, giao thông tắc nghẽn, nước thải sinh hoạt, di dân tự do và các vấn đề xã hội nan giải khác... Quy hoạch ngày càng xa rời mục đích gốc - vốn phải phục vụ nhu cầu và thói quen của đại bộ phận dân cư. Hà Nội có tới hàng chục vạn người sống chen chúc trong các ngõ hẻm chật chội, thiếu các nhu cầu tối thiểu về nước sạch, hạ tầng kỹ thuật, chưa nói đến các nhu cầu về việc làm, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, môi trường sống... Các khu đô thị mới được phát triển mạnh ở khu vực ven đô thường là các dự án nhỏ lẻ, không đồng bộ, hầu như chỉ xây nhà ở để bán, xa nơi làm việc, trường học, bệnh viện, chợ và các trung tâm giao tiếp nên cư dân vẫn đổ vào trung tâm cũ theo giao thông hướng tâm. Điều này càng trở nên nan giải khi dòng người nhập cư không chính thức từ nông thôn ra thành phố tăng song hành với quá trình đô thị hoá phát triển nhanh hiện nay ở Hà Nội. Bước ra vùng ngoại vi thành phố, có thể cảm nhận thấy một sự đứt gãy, phá vỡ lớn trong cảnh quan khu vực ven đô, vốn có cấu trúc rất đẹp, tạo dựng nên từ sự phối kết hợp hài hòa của không gian kiến trúc nông thôn truyền thống. Tình trạng bê-tông hóa ven lộ, ven đê, ven đường cao tốc và trong các làng bộc lộ rõ sự không theo kịp của việc quy hoạch nông thôn hiện nay. Diện mạo kiến trúc hiện nay đặc trưng bởi các loại hình kiến trúc như: nhà chia lô, khách sạn, văn phòng cho thuê, khu công nghiệp tập trung và các khu đô thị mới cao tầng, trong đó, phong cách, tính thẩm mỹ và công năng dường như lại có sự sụt giảm đáng kể so với thời kỳ trước đây. Tính tổng thể vốn là nền tảng cho vẻ đẹp đô thị, nhưng hiện nay, diện mạo kiến trúc được xây dựng từ "ngôn ngữ" kiến trúc chắp vá, thiếu tính đồng bộ dẫn đến việc xé lẻ không gian đô thị thành những mảnh riêng biệt. Đây chính là khoảng tối của diện mạo kiến trúc đô thị hiện nay. Diện mạo kiến trúc trên là thực tiễn phản ánh học thuật và lý luận đô thị, kiến trúc vẫn còn nhiều khoảng trống. Áp lực từ quá trình đô thị hóa hiện nay rất lớn: Tính đến năm 2005, có khoảng 20 triệu người sống ở đô thị nhưng đến năm 2020, con số này sẽ là khoảng 70 triệu người. Điều này cũng đồng nghĩa, chúng ta phải lo cho 50 triệu dân cư đô thị có nhà ở, việc làm và các dịch vụ đời sống khác. Hay tính theo quỹ đất cứ 100m²/đầu người thì cần tới 500 nghìn héc-ta đất dành cho đô thị, trong đó, theo số liệu của Hiệp hội Đô thị Việt Nam dự báo, chỉ riêng về dịch vụ tối thiểu cho 3 hạng mục cấp nước, thoát nước và thu gom xử lý chất thải rắn đã cần khoản tiền đầu tư khổng lồ: 8,9 tỉ USD (năm 2010) và 13 tỉ USD (năm 2020). Những yếu tố khác cũng rất quan trọng phải tính cho tương lai sắp tới như: cần bao nhiêu nhà ở, trường học, bệnh viện... hiện nay vẫn chưa có số liệu chính thức nào được công bố từ phía các cơ quan quản lý nhà nước. Sẽ là quá muộn nếu chúng ta không có những quyết sách đúng đắn về đô thị hoá ở Hà Nội. Không nhiều các khu đô thị được quy hoạch đồng bộ, mới chỉ có các khu để ở Kể từ khi Đảng chủ trương đổi mới, đất nước đã vượt qua khủng hoảng, nhiều lĩnh vực đã đạt được tốc độ phát triển tốt. Nhưng, về xây dựng lại chưa tạo ra được cho đất nước một bức tranh đẹp. Có thể nước ta có nhiều đặc điểm không giống các nước khi khởi đầu tiến trình đô thị hoá. Thực tế, việc sao chép những mô hình đô thị hiện đại của các nước tiên tiến đang bộc lộ những độ vênh nhất định. Đặc biệt, thực tiễn phát triển đô thị khá "nóng" ở nước ta thời gian qua đang bộc lộ những khiếm khuyết, báo trước khả năng có thể xảy ra "khủng hoảng đô thị". Bộ Xây dựng, cơ quan chuyên ngành được giao trách nhiệm, đã tỏ ra “đuối sức” trước nhiều vấn đề thực tiễn cuộc sống đặt ra trong cơn lốc xây dựng và phát triển đô thị hiện thời. Thăng Long – Hà Nội với nghìn năm lịch sử phong phú; hào hùng, với văn hoá được tích luỹ nhiều đời, không phải thủ đô nào trên thế giới cũng có được. Hà Nội không nhất thiết phải lựa chọn mô hình đầu tàu kinh tế, việc mà nhiều địa phương có nhiều thuận lợi và có khả năng làm tốt hơn Hà Nội nhiều. Mặt khác, mô hình đô thị cực lớn với động lực công nghiệp là một mô hình đô thị đã cũ, nhiều sai lầm mà phương Tây đang phải từ bỏ. Chính những thành phố có hàm lượng văn hoá cao, có đời sống đô thị giàu tính nhân văn, có thiên nhiên trong lành, có nhịp sống hợp lý, làm giàu bằng kinh tế tri thức mới là mô hình mà các nước đi trước chúng ta đang tìm kiếm. Hà Nội có đủ những yếu tố, đủ để xây dựng cho mình một thành phố như thế. Thay vì, chọn một mô hình đô thị khổng lồ với vô vàn vấn nạn, từ tắc nghẽn giao thông đến ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội, thị trường đất đai rối loạn cản trở phát triển kinh tế như nhiều đô thị lớn trên thế giới đang gặp. Hà Nội nên chọn cho mình mô hình một thành phố lịch sử, văn hoá, đầu tàu về khoa học – kỹ thuật tiên tiến, có quy mô vừa phải, hợp lý, có môi trường đô thị trong lành, văn minh, công bằng, dân chủ, đủ năng lực khai thác, ứng dụng những thành tựu khoa học tiên tiến của thời đại trong xây dựng, quản lý vận hành, ngõ hầu tạo dựng một môi trường sống lý tưởng. Một mô hình đô thị không cần nhiều đất đai mà cần nhiều hơn những giá trị đạo đức, nhân văn, nhân tài và chất xám. Đấy mới chính là “Hướng nhìn - Tầm nhìn” của nghìn năm Thăng Long và của thời đại. Hà Nội phải là nơi làm gương cho cả nước trong việc quy hoạch và xây dựng một thành phố nhân ái, văn minh mà vẫn giàu có, năng động; sẵn sàng thích ứng với mọi đổi thay của thời cuộc và tạo ra cho chính mình những bản sắc, bản sắc của một Thủ đô Việt Nam. 1 gian bếp của người nghèo ở phường Ô Chợ Dừa, Đống Đa, HN Dân số đô thị ở Việt nam hiện nay có khoảng 15 triệu với tỉ lệ đô thị hoá khoảng 25%, thuộc loại thấp trong khu vực ASEAN và trên thế giới. Dự báo về tốc độ đô thị hoá ở Việt Nam trong 10-20 năm tới, sẽ dao động trong khoảng 30-45%, dân số đô thị lên tới trên 45 triệu ngườ . Hiện nay Việt Nam có khoảng 700 điểm đô thị được hình thành chủ yếu – rõ nét từ 300 – 400 năm nay và được phân loại theo 5 cấp (từ đô thị đặc biệt đến đô thị loại 5). Những đặc điểm nổi bật của quá trình đô thị hoá ở Việt nam – sự hình thành theo mô hình chuyển hóa kinh tế - xã hội và đặc trưng về văn hóa, địa lí của từng Vùng. Những đô thị Việt Nam chủ yếu được hình thành từ chế độ phong kiến và được mở rộng theo kiểu mẫu qui hoạch thuộc địa của Pháp. Những đô thị này được tiếp tục chịu ảnh hưởng của mô hình qui hoạch đô thị từ các nước Đông âu trong các giai đoạn tiếp theo và đang được quy hoạch, quản lí theo mô hình tập trung, chịu khống chế nhiều từ trung ương hay cấp tỉnh, thành phố. Hiện nay, các đô thị ở Hà Nội đang có xu hướng mời chuyên gia nước ngoài để lập mô hình phát triển các thành phố theo các nước đã phát triển. Ranh giới và sự liên kết giữa nông thôn và thành thị không rõ nét, tạo ra hiện tượng đô thị hoá gi tạo và thiếu việc làm tại khu vực nông thôn, từ đó đã tạo ra làn sóng di dân tự do vào khu vực đô thị, đặc biệt là các đô thị lớn và trung bình. Nhìn chung, tốc độ đô thị hoá chậm - kéo dài và chịu nhiều ảnh hưởng của tốc độ tăng trưởng kinh tế. Cấu trúc không gian đô thị trong quá trình chuyển hoá dễ chấp nhận xu hướng hoà nhập – thậm chí mang phong cách “nhập khẩu” từ nước ngoài hay từ các vùng đồng bằng sang các khu vực miền núi, nhưng vẫn còn lưu giữ yếu tố chính về cấu trúc không gian và lối sống truyền thống. Hướng tới mô hình Đô thị tương thích  trong quá trình đô thị hóa. Đề xuất một dạng đô thị có thể có kh ả năng biến đổi một cách tương thích với sự thay đổi của sinh thái tự nhiên, bối cảnh kinh tế xã hội, nhu cầu của người dân đô thị, tuỳ theo đặc trưng của từng vùng đô thị khác nhau về văn hoá, khả năng đầu tư, trình độ quản lí. Đô thị tương thích là một kiểu mô hình phát triển được dựa trên khả năng biến đổi tổng hợp của từng đô thị. Do tính chất tập trung dân cư và thành phần phức tạp của các nhóm dân cư đô thị, những tệ nạn xã hội phổ biến nhất hiện nay đều được phát sinh và phát triển ở các trung tâm đô thị lớn: trộm cắp, giết người, nghiện hút, mãi dâm...Vấn đề nhà ở: với tốc độ tăng dân số đô thị như hiện nay thì vấn đề nhà ở đô thị trở nên khủng hoảng. Dân số đô thị tăng nhanh trong khi quy họach đô thị không phát triển đồng bộ dẫn đến việc thiếu nhà ở cho người dân đô thị là đương nhiên. Các khu ổ chuột hình thành là do sự đáp ứng không đủ nhu cầu nhà ở cho người dân đô thị, đặc biệt là tầng lớp nghèo của đô thị và những người mới nhập cư từ nông thôn.Các khu ổ chuột không chỉ làm mất mỹ quan đô thị, mà vấn đề vệ sinh môi trường ở đây cũng đáng được lưu tâm. Vấn đề kém vệ sinh, xả rác, thiếu hụt thiết bị tiện nghi như nhà vệ sinh, nước thải sinh hoạt gây ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề ô nhiễm môi trường và giảm chất lượng cuộc sống đô thị. Nét nổi bật trong quá trình đô thị hóa ở Hà Nội là quá trình tập trung dân cư đô thị. Năm 2007, quy mô dân số của Hà Nội là 3.398,9 nghìn người, tăng 1,12 lần so với năm 2001, trong đó, dân số thành thị gia tăng nhanh (xấp xỉ 1,3 lần so với năm 2001), nhưng dân số nông thôn lại có xu hướng giảm. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là sự gia tăng cơ học từ nông thôn ra thành thị. Trung bình mỗi ngày có hàng nghìn người từ các địa phương về Hà Nội để tìm kiếm việc làm, sinh sống và thụ hưởng các dịch vụ đô thị. Quy mô dân số mở rộng đã làm cho mật độ dân số tăng nhanh và mất cân đối. Năm 2007, mật độ dân số toàn thành phố là 3.490 người/km², trong đó mật độ cao nhất là ở các quận nội thành. Cùng với sự phát triển kinh tế của cả nước, trong giai đoạn 2001-2007, Hà Nội cũng đạt mức tăng trưởng cao với mức tăng bình quân 11,5%/năm. Các ngành kinh tế đều tăng khá, trong đó giá trị sản phẩm công nghiệp bình quân tăng 12,7%/năm, dịch vụ tăng 10,5%/năm và nông nghiệp tăng 2,7%/năm. Cơ cấu ngành kinh tế có chuyển biến tích cực theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Tỷ trọng ngành công nghiệp tăng từ 38,5% năm 2001 lên 41,5% năm 2007, trong khi tỷ lệ này ở nhóm ngành nông nghiệp giảm từ 3,8% xuống còn 2,7%. Các ngành công nghiệp chế biến và công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu như: Cơ khí, điện tử, may mặc, giày dép… đang được đầu tư phát triển. Tuy nhiên, các sản phẩm trên đều tiêu thụ nhiều nguyên liệu, quá trình sản xuất gây ô nhiễm nên đã có những tác động tiêu cực tới môi trường không khí ở Hà Nội. Một là, hoạt động sản xuất công nghiệp:Với tốc độ tăng trưởng bình quân 12,7%/năm , hoạt động sản xuất công nghiệp được coi là một trong những nguồn chính gây ô nhiễm môi trường không khí ở Hà Nội. Kết quả điều tra 400 cơ sở công nghiệp đang hoạt động trên địa bàn thành phố cho thấy: Gần 200 cơ sở có tiềm năng thải các chất thải gây ô nhiễm không khí, trong đó chủ yếu là các cơ sở công nghiệp cũ (được xây dựng từ những năm 80 của thế kỷ XX) với công nghệ lạc hậu và hầu như chưa có thiết bị xử lý khí thải độc hại. Trước đây, các cơ sở này nằm ở ngoại thành hay ven nội, thì nay đã nằm ngay trong nội thành, giữa các khu dân cư đông đúc do quá trình mở rộng ranh giới đô thị. Những cơ sở mới được xây dựng tập trung ở các khu công nghiệp, nhưng chưa xử lý triệt để các khí thải độc hại nên vẫn gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Các khí thải độc hại phát sinh từ những cơ sở này chủ yếu do quá trình chuyển hóa năng lượng (đốt than, xăng và dầu các loại). Theo Sở Tài nguyên, Môi trường và Nhà đất Hà Nội, hàng năm các cơ sở công nghiệp ở Hà Nội tiêu thụ khoảng 240.000 tấn than, 250.000 tấn xăng, dầu và thải vào bầu không khí hơn 80.000 tấn bụi khói, 10.000 tấn khí SO2, 19.000 tấn khí NO2, 46.000 tấn khí CO, gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng môi trường không khí một số khu vực của thành phố. Trong đó, các cơ sở sản xuất thuộc ngành hoá chất, dệt và chế biến thực phẩm gây ô nhiễm lớn nhất. Hai là, các hoạt động giao thông vận tải: Trong thời gian qua, số lượng các phương tiện giao thông ở Hà Nội tăng nhanh. Năm 2001, thành phố có gần 1 triệu xe máy và hơn 100.000 ô tô. Cuối năm 2007, con số này đã tăng gấp đôi, với khoảng 1,9 triệu xe máy và 200.000 ô tô. Tốc độ phát triển của các phương tiện giao thông giai đoạn 2001-2007 là 12%/năm đối với xe ô tô, 15%/năm đối với xe máy. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do phát triển kinh tế và mở rộng quy mô dân số, làm tăng nhu cầu đi lại. Theo đánh giá của các chuyên gia môi trường, ô nhiễm không khí ở đô thị do giao thông gây ra chiếm tỷ lệ khoảng 70%. Lưu lượng xe lớn và chất lượng nhiên liệu sử dụng chưa tốt (hàm lượng benzen khoảng 5% so với 1% ở các nước trong khu vực; hàm lượng lưu huỳnh trong diezen chiếm từ 0,5-1% so với 0,05% ở các nước trong khu vực) là những nguyên nhân chính gây ra tình trạng ô nhiễm. Ba là, các hoạt động xây dựng đô thị và sinh hoạt cộng đồng: Quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh với các hoạt động xây dựng mới, sửa chữa và cải tạo nhà ở; mở rộng và nâng cấp hệ thống giao thông. Theo số liệu thống kê, trên địa bàn Hà Nội luôn có trên 1.000 công trình xây dựng lớn nhỏ được thi công; mỗi tháng có khoảng 10.000 m2 đường bị đào bới (để thi công các công trình hạ tầng kỹ thuật). Các hoạt động xây dựng này thường xuyên phát tán bụi vào môi trường, khiến cho tình trạng ô nhiễm không khí thêm trầm trọng. Bên cạnh đó, hoạt động sinh hoạt của nhân dân cũng ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường không khí (đun nấu bằng than, dầu, đặc biệt là than tổ ong), ước tính góp vào khoảng 10% chất thải gây ô nhiễm môi trường không khí ở Hà Nội. Hiện trạng môi trường không khí: Ô nhiễm bụi: Giống như nhiều đô thị khác trong cả nước, Hà Nội bị ô nhiễm bụi tới mức báo động. Tại khu vực nội thành, chất lượng môi trường không khí có biểu hiện suy thoái. Số liệu quan trắc qua các năm ghi nhận: Nồng độ bụi tăng rõ rệt và đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Đặc biệt, tại các nút giao thông, nồng độ bụi cao hơn tiêu chuẩn cho phép 2-2,5 lần, điển hình là Ngã tư Kim Liên (đường Giải Phóng), nồng độ bụi cao hơn 2-3 lần so với tiêu chuẩn cho phép (0,2 mg/m³). Kết quả quan trắc môi trường không khí tại các khu, cụm công nghiệp cũng cho thấy: Nồng độ bụi lơ lửng tại hầu hết các khu vực đều có xu hướng gia tăng liên tục, vượt quá chỉ tiêu cho phép 2,5-4,5 lần. Trong đó, gia tăng đặc biệt mạnh là các khu vực: Từ Liêm, Văn Điển, Pháp Vân và Mai Động. ô nhiễm không khí ở Hà Nội chủ yếu là do bụi từ đường bộ, bụi thứ cấp của các phương tiện vận tải tham gia giao thông và của hoạt động xây dựng. Tại Hà Nội, vào nhưng năm 1996-1997 ô nhiễm trầm trọng đã xảy ra ở xung quanh các nhà máy thuộc khu công nghiệp Thượng Đình với đường kính khu vực ô nhiễm khoảng 1700 mét và nồng độ bụi lớn hơn tiêu chuẩn cho phép khoảng 2-4 lần; xung quanh các nhà máy thuộc khu công nghiệp Minh Khai – Mai Động, khu vực ô nhiễm có đường kính khoảng 2500 mét và nồng độ bụi cũng cao hơn tiêu chuẩn cho phép 2-3 lần. Cũng tại khu công nghiệp Thượng Đình, kết quả đo đạc các năm 1997-1998 cho thấy nồng độ SO2 trong không khí vượt tiêu chuẩn cho phép 2-4 lần. Ô nhiễm khí độc hại (SO2, CO, NO2): Theo số liệu của Sở Tài nguyên, Môi trường và Nhà đất Hà Nội, nồng độ khí SO2, NO2, CO trong các khu dân cư đô thị ở nội và ngoại thành đều nhỏ hơn tiêu chuẩn, tức là chưa có hiện tượng ô nhiễm khí độc hại. Tuy nhiên, ở một số nút giao thông lớn trong thành phố như Ngã Tư Sở, Ngã Tư Vọng, Ngã tư Kim Liên… nồng độ CO đang có xu hướng tăng và ở mức xấp xỉ giới hạn cho phép. Nguyên nhân của tình trạng này là do lưu lượng xe tham gia giao thông quá lớn, chất lượng xe lưu hành không đảm bảo (59% số xe máy lưu hành tại Hà Nội không đạt tiêu chuẩn về khí thải) và hiện tượng tắc nghẽn xảy ra thường xuyên tại các nút giao thông. Khi xảy ra ách tắc, vận tốc của các phương tiện giao thông dừng ở mức 5 km/h, thậm chí bằng 0. Trong tình trạng này, xe máy và ô tô con sẽ thải ra một lượng khí CO nhiều gấp 5 lần; xe buýt, xe tải nhiều gấp 3,6 lần so với khi chạy ở tốc độ 30 km/h. Ô nhiễm tiếng ồn: Trong thời gian gần đây, tiếng ồn giao thông ở Hà Nội có xu hướng tăng do sự phát triển mạnh mẽ các phương tiện vận tải. Mặc dù thành phố đã có một số biện pháp bố trí phân luồng giao thông, cải tạo và nâng cấp một số tuyến đường, cấm hoạt động các loại xe lam, xe công nông (là những phương tiện gây tiếng ồn lớn) nhưng tiếng ồn giao thông vẫn chưa có xu hướng giảm. Tại Hà Nội, đang thực hiện gói thầu CP7A nhằm cải thiện hệ thống thoát nước ở Hà Nội trên hệ thống sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét, tức lần thực hiện các biện pháp xử lý nước thải hữu hiệu như đã đề ra trong quy hoạch tổng thể thoát nước của Hà Nội thì đến năm 2010 hầu hết các con sông ở Hà Nội có chỉ tiêu BOD dưới 25 mg/lít; còn nếu không có biện pháp cải thiện môi trường rõ rệt thì chỉ số BOD sẽ tăng gấp đôi so với thời kỳ 1992-1994 và khoảng 1,8 lần so với thời kỳ 1997-1998, trong đó sông Lừ sẽ bị ô nhiễm nặng nhất với chỉ số BOD là 130 mg/l, khá nhất là sông Sét thì cũng là 54 mg/l; trong đó tiêu chuẩn cho phép đối với nước loại A không quá 4 mg/l, với nước loại B không quá 25 mg/lít. Hà Nội cũng đang tiến hành dự án cải tạo môi trường đối với khu công nghiệp Minh Khai – Vĩnh Tuy, di dời các nhà máy ra khỏi vùng đô thị đông dân, áp dụng nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền”, “Trường hợp tính lệ phí nước thải của một xí nghiệp công nghiệp”. Thành phố Hồ Chí Minh lập dự án xây dựng các nhà máy xử lý chất thải công nghiệp v.v... Các giải pháp sẽ chỉ có tác dụng giảm bớt ô nhiễm môi trường nếu mọi người cùng coi trọng và bảo vệ môi trường bằng y thức và hành động cụ thể của mỗi người. Kiến trúc tổng thể đô thị đang bị rạn vỡ, nhà ống xây dựng tràn lan, thiếu vắng không gian công cộng, sự biến mất của các làng trong đô thị... là những "vết sẹo" của Hà Nội Kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào, giảng viên ĐH Xây dựng thẳng thắn, Hà Nội đang phải “hứng” chịu 7 vết sẹo chính. Đó là: cấu trúc tổng thể đô thị đang bị rạn vỡ; các tuyến phố nhà ống xây dựng tràn lan; sự hỗn tạp trong khu phố cổ; thiếu vắng không gian công cộng; hệ thống mặt nước bị thu hẹp; sự biến mất của các làng trong đô thị" và cái gọi là "khu đô thị mới" mọc lên như nấm: Năm 1986, Hà Nội chỉ có xấp xỉ hai triệu dân, hệ thống ao hồ đan xen khắp nơi, trung tâm thành phố lác đác vài nhà cao tầng, cấu trúc khu phố cổ chưa bị phá vỡ... Nhưng đến năm 2008, khi Thăng Long sắp 1.000 tuổi, dân số đã tăng lên gấp 3, ôtô xe máy tràn ngập, hệ thống hạ tầng quá tải. Những cái cổng như thế này đang dần nhường chỗ cho những ngôi nhà với phong cách kiến trúc "tuỳ hứng" (Thôn Đình Thôn, xã Mỹ Đình, Hà Nội). Trong những năm qua, quá trình đô thị hóa làm cho tỷ lệ tăng dân số cơ học và tự nhiên của Hà Nội ngày càng tăng. Làn sóng các tỉnh tràn về lao động, sinh sống ở Thủ đô đã làm đa dạng hoá bản sắc, văn hoá, lối sống và một phần nào tác động tiêu cực đến với đời sống kinh tế - xã hội Hà Nội. Mật độ dân số Hà Nội cao (2767 người/km2) so với cả nước (231người/ km2). Hiện nay tỷ lệ đô thị hóa của Hà Nội ở mức 57% (toàn quốc 21%). Tỷ lệ dân thành thị tăng chậm, khoảng gần 0,7%/năm trong các năm qua. Năm 1990, dân số Hà Nội là 2.051.900 người trong đó dân đô thị chiếm 50%. Đến năm 1995 dân số là 2.335.400 người, trong đó dân đô thị chiếm 52,3%. Năm 1996, tỷ lệ dân số đô thị là 53,9%, năm 1997 là 56,1%. Theo kết quả cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 01/4/1999, dân số Hà Nội có 2.672.122 người, trong đó dân thành thị là 1.538.905 người, chiếm 57,59%. Dự báo, tiến trình đô thị hoá sẽ tăng nhanh, đến năm 2010 dân số Hà Nội vào khoảng 3.200.000 người, trong đó dân đô thị chiếm 80%, và năm 2020 là 92,5% . Tình trạng sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích xây dựng đô thị thiếu kế hoạch có thể dẫn đến nguy cơ về an ninh lương thực quốc gia. Dự báo đến năm 2020, diện tích đô thị vào khoảng 460.000 ha, chiếm 1,4 % diện tích đất tự nhiên cả nước. Mục tiêu đảm bảo 40 triệu tấn lương thực cho 100 triệu dân khó có thể đạt được. Sự chênh lệch về văn hoá và mức sống giữa các tầng lớp cư dân đô thị ngày càng lớn, dẫn đến sự mất cân bằng trong sinh thái đô thị, nhất là giữa dân số và việc làm, giữa dân số và thu nhập, giữa dân số và kết cấu hạ tầng…Cơ chế thị trường đã làm cho dân cư đô thị nước ta bị phân hoá sâu sắc, một bộ phận dân cư giàu lên nhanh chóng bên cạnh tầng lớp nghèo, lang thang cơ nhỡ, sống tạm bợ trong các khu nhà ổ chuột, thiếu các điều kiện tối thiểu, không có cơ hội được hưởng đầy đủ các chính sách an sinh xã hội. Một kết quả nghiên cứu vấn đề nghèo đô thị ở Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy: mức sống của người nghèo thấp hơn người giàu 7 lần. Do thu nhập thấp, các hộ nghèo phải dành 80% thu nhập chi cho bữa ăn hằng ngày (nhưng vẫn không đủ), chỉ còn 20% dành cho học hành, chữa bệnh, đi lại; gần 20% trẻ em trong độ tuổi không được đến trường, cũng gần bằng số đó là con của các hộ nghèo phải bỏ học, số trẻ em suy dinh dưỡng chiếm 38,8%. Các vấn đề này tác động tiêu cực đến tư tưởng, đạo đức, lối sống, tình cảm và tâm lý dân cư đô thị, từ đó có thể dẫn đến các phức tạp xã hội. Sự mất cân bằng này cần phải được khắc phục bằng các chính sách về quản lý đô thị của các ngành chức năng và chính quyền các đô thị. Đất, vườn làng Nghĩa Đô đang dần bị xẻ, bán để xây nhà cao tầng. Theo Hội Nông dân Việt Nam, trong quá trình xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, cơ sở hạ tầng, mỗi năm cả nước có gần 200.000 ha đất nông nghiệp bị chuyển đổi mục đích sử dụng, tương ứng mỗi hộ có khoảng 1,5 lao động mất việc làm. Tại Hà Nội, theo Hội nông dân, việc chuyển đổi mục đích đất nông nghiệp tăng liên tục, tỷ lệ với số dự án được phê duyệt. Năm 2001 thành phố thu hồi 733 ha cho 159 dự án; năm 2002 lấy 1.003 ha cho 194 dự án; năm 2003 lấy 1.424 ha cho 260 dự án và năm vừa qua ước thu hồi 1.980 ha cho 280 dự án. Cùng với số đất bị thu hồi, tình trạng nông dân không có việc làm trở nên bức xúc hơn bao giờ hết. Bình quân mỗi năm có khoảng 13-15 nghìn lao động không có việc, phần lớn lại chưa qua đào tạo nghề. Một trong những vấn đề được quan tâm nhất là ngày càng nhiều nông dân bị mất đất do quá trình đô thị hoá. Không nghề, không việc làm, nông dân đổ xô ra thành phố tạo ra sức ép cho đô thị. Đại biểu Bùi Ngọc Thanh đưa ra một phép tính khiến nhiều người giật mình. Mỗi năm có khoảng 80.000 -100.000 ha đất nông nghiệp bị chuyển đổi mục đích sử dụng. Nếu tính trung bình một lao động ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ có khoảng 400-500 m2 đất canh tác như hiện nay thì mỗi năm mất đi khoảng 1,5-2 triệu chỗ làm. Ông Thanh biểu dương cách làm của tỉnh Hải Dương là thống kê số lao động bị mất đất, rồi cho họ đi đào tạo nghề, sau đó bố trí việc ở những nhà máy nằm trên phần đất nông nghiệp vừa bị thu hồi. Đại biểu Nguyễn Thị Hồng Xinh rất đồng tình với ý kiến của ông Thanh và cho rằng việc nông dân mất đất, bỏ làng quê ra thành thị sẽ góp phần làm phát sinh thêm nhiều tệ nạn xã hội. Bà Xinh đề nghị Quốc hội cho điều tra lại toàn bộ số nông dân mất việc làm do bị thu hồi đất để có chính sách hỗ trợ kịp thời. Trong nghị định 22 của Chính phủ quy định, nếu nông dân bị thu hồi đất trắng thì phải tạo việc làm bằng 3,6 triệu đồng. Tuy nhiên, người nông dân mất đất đa số lớn tuổi, trình độ văn hoá thấp, rất khó tạo việc làm. Còn 3,6 triệu đồng thì chỉ ăn vài tháng là hết. Vấn đề chậm ban hành văn bản pháp luật cũng được nhiều đại biểu bàn tới. Đại biể._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31778.doc
Tài liệu liên quan