Viện nghiên cứu QLKT Trung Ương

MỤC LỤC PHẦN 1:KHÁI QUẤT QUẤ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHẤT TRIỂN CỦA VIỆN NGHIÊN CỨU QUẨN LÍ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG Lịch sử hình thành phát triển…. Các chặng đường phát triển củaviện…. PHẦN 2: CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG.NHIỆM VỤ CẢU VIỆN NGHIÊN CỨU KINH TẾ TRUNG ƯƠNG I.Chức năng và nhiệm vụcủa viện…. II.Cơ cấu tổ chức… III.Chiến luợc phát triển của viện trong tuơng lai… IV.Những việc làm đuợc… V.Vấn đề còn tồn đọng… PHẦN 3: ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CHO GIAI ĐOẠN THỰC TẬP C HUYÊN ĐỀ

doc24 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1412 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Viện nghiên cứu QLKT Trung Ương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I.Tên đề tài. II.Lí do chọn đề tài. III.Các tài liệu tham khảo. ĐỀ CUƠNG BÁO CÁO TỔNG HỢP PHẦN 1: KHÁI QUÁT QUẤ TRÌNG HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆN NGHIÊN CỨU QUẨN LÍ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG I. Lịch sử phát triển của Viện Nghiên Cứu Quản Lý Kinh Tế Trung Ương Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương được thành lập năm 1978, là Viện cấp Quốc gia, trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, có chức năng nghiên cứu và đề xuất về thể chế, chính sách, kế hoạch hoá, cơ chế quản lý kinh tế, môi trường kinh doanh, cải cách kinh tế; tổ chức nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế và tổ chức hoạt động tư vấn theo qui định của pháp luật Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương là đơn vị sự nghiệp khoa học, có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng; hoạt động tự chủ theo quy định của pháp luật. Ngay sau khi miền bắc được giải phóng , Đảng đã tập trung sức lãnh đạo khôi phục , cải tạo nền kinh tế và bắt đầu công cuộc xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội thông qua kế hoạch 5 năm lần thứ nhất từ 1961 đến 1965. Thành tựu đạt được là rất to lớn , song từ cuối 1965 , chiến tranh lan rộng ra miền Bắc đã buộc chúng ta phải chuyển hướng vừa phát triến kinh tế vừa chiến đấu bảo vệ miền Bắc XHCN, chi viện cho tiền tuyến lớn , giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Mặc dù đạt được những thành tựu to lớn nhưng ngay từ giữa những năm 60 chúng ta đã nhận thấy những vướng mắc , trì trệ trong quản lý, đã bắt đầu phê phán phương thức tổ chức quản lý hành chính_cung cấp và đề ra nhiều phong trào như 3 xây, 3 chống, cải tiến quản lý hợp tác xã nông nghiệp vòng I , vòng II,... Nhà nước cũng đã mời các chuyên gia cố vấn của Cộng hoà dân chủ Đức sang giúp đỡ nhằm khắc phục các vướng mác , trì trệ trong quản lý, song do những điều kiện khách quan và chủ quan, công cuộc cải cách kinh tế đã không đạt được tiến độ mong muốn và cần thiết. - Sau khi miền Nam được giải phóng, đất nước thống nhất , với khí thế phấn khởi hào hùng của cẩ dân tộc, cả nước bước vào xây dựng XHCN với kế hoạch 5 năm lần thứ 2 từ 1976 dến 1980, song chỉ một thời gian ngắn sau đó tình hình kinh tế lai lâm vào tình thê khó khăn , bế tắc . Do vậy nhiệm vụ nghiên cứu quản lý kinh tế đã được đặt ra. Đại hội IV đẫ đề ra nhiệm vụ " ...tổ chức lại nền sản xuất xã hội trong phạm vi cả nước, cải tiến phương thức quản lý kế hoạch hoá làm chính, kiện toàn bộ máy quản lý kinh tế...", "...thực hiện một sự chuyển biến sâu sắc trong tổ chức và quản lý kinh tế trong cả nước..." Thực hiện chủ trương của Đại hội trong lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và phát triển kinh tế, TW Đảng và chính phủ thấy cần thiết phải có một cơ quan riêng không bị cuốn hút vào công việc điều hành hàng ngày , chuyên nghiên cứu, nhận xét, đánh giá khách quan quá trình này và kiến nghị các biện pháp khả thi, hữu hiệu nhằm quản lý ngày một tốt hơn nền kinh tế. Từ yêu cầu đó TW Đảng và chính phủ đã lần lượt thành lập một số nhóm, tổ gồm những cán bộ biệt phái từ các bộ , ngành và sau này là ban nghiên cứu cải tiến quản lý kinh tế trực thuộc ban bí thư và chính phủ. Nhiều đồng chí và lãnh đạo cấp cao của Đảng và chính phủ đã trực tiếp phụ trách các tổ chức nghiên cứu như thủ tướng Phạm Văn Đồng, phó thủ tướng Lê Thanh Nghị, phó thủ tướng Nguyễn Duy Trinh... Trước đòi hỏi ngày càng bức xúc của thực tiễn, yêu cầu cấp bách phải nghiên cứu có luận cứ về phương thức quản lý kinh tế mới nên đã thúc đẩy việc chuyển ban nghiên cứu cải tiến quản lý kinh tế thành viện. Do đó ngày 14/7/1977 Bộ Chính Trị Ban Chấp Hành Trung Ương khoá 4 ra quyết định 209- NQ-NS/TW thành lập viện nghiên cứu quản lý kinh tế của TW Đảng và chính phủ và cử đồng chí Nguyễn Văn Trân làm viện trưởng, đồng chí Đoàn Trọng Truyến làm phó viền trưởng. Tiếp đó ngày 10/11/1977 ban bí thư ra quyết định số 04 QĐ/TW quy định nhiệm vụ , quyền hạn nhiệm vụ và quy chế công tác của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương. Căn cứ vào điều 53 của hiến pháp năm 1959 , điều 3 của luật tổ chức hội đồng chính phủ và theo đề nghị của hội đồng chính phủ, uỷ ban thường vụ quốc hội đã ban hành quyết định số 215-NQ/QHK6 ngày 17/4/1978 phê chuẩn việc thành lập Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, cơ quan ngang bộ của hội đồng chính phủ. 30 năm là khoảng thời gian không dài đối với lịch sử của một viện nghiên cứu nhưng 30 năm qua là thời kỳ có nhiều diễn biến quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội nước ta, thời kỳ tìm kiếm và đặt nền móng cho quá trình chuyển dổi có tính cách mạng, thời kỳ đổi mới toàn diện của đất nước làm cho dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh. 30 năm qua đất nước ta đã có những bước ngoặt và chuyển biến lớn trong nền kinh tế bao gồm cả cơ cấu, chính sách và thể chế kinh tế , nhất là về cơ chế quản lý kinh tế , xã hội . Với tư cách là một cơ quan nghiên cứu quản lý kinh tế tầm quốc gia, có sự chỉ đạo sâu sát trực tiếp của Trung ương Đảng và Chính phủ, Viện Nghiên Cứu Quản Lý Kinh Tế Trung Ương đã không ngừng nỗ lực phấn đấu vươn lên để đóng góp vào sự nghiệp đổi mới quản lý kinh tế chung của dân tộc., PHẦN 2:CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG,NHIỆM VỤ CỦA VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÍ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG I. Chức năng nhiệm vụ của Viện. Căn cứ vào quyết định của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, hội đồng chính phủ đã ban hành nghị định số 111- CP ngày 18/5/1978 quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương. Theo đó Viện có các quyền hạn và nhiệm vụ như sau: - Nghiên cứu hệ thống quản lý kinh tế XHCN trong cả nước nhằm vào những vấn đề chung và quan trọng nhất la : tổ chức lại nền sản xuất xã hội, cải tiến phương thức quản lý kinh tế lấy kế hoạch làm chính, kiện toàn bộ máy quản lý kinh tế Dự thảo các đề án về quản lý kinh tế có nội dung tổng hợp liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực để trình hội đồng chính phủ. Cộng tác với các bộ, tổng cục và uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố theo một chương trình phân công và phối hợp chung. Phát biểu ý kiến với hội đồng chính phủ về những đề án quản lý kinh tế do các bộ, tổng cục và địa phưong trình ra hội dồng chính phủ -Tổng kết thực tiễn quản lý kinh tế ở nước ta, nghiên cứu vận dụng các quy luật kinh tế vào công cuộc xây dựng và quản lý kinh tế trong quá trình phát triển từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn XHCN; nghiên cứu kinh nghiệm tổ chức và quản lý kinh tế của các nước XHCN anh em và các nước khác, xây dựng khoa học về quản lý kinh tế XHCN ở nước ta. -Tổ chức việc bồi dưỡng cán bộ cao cấp của nhà nước về quản lý kinh tế, hướng dẫn các viện, các trường bồi dưỡng cán bộ về quản lý kinh tế của các bộ, các tỉnh và thành phố. -Thực hiện việc hợp tác và trao đổi kinh nghiệm về công tác nghiên cứu và quản lý kinh tế với các tổ chức hữu quan ở nước ngoài, theo đúng đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và những quy định của nhà nước. -Hướng dẫn, giúp đỡ về nội dung và phương pháp nghiên cứu đối với các tổ chức nghiên cứu quản lý kinh tế của các bộ, tổng cục và địa phương. -Quản lý tổ chức cán bộ, biên chế ,kinh phí và tài sản của viện theo chính sách và chế độ chung của cả nước. II. Cơ cấu tổ chức Ban Lãnh đạo Hội đồng khoa học Ban nghiên cứu thể chế kinh tế Ban nghiên cứu chính sách kinh tế vĩ mô Ban nghiên cứu cải cách và phát triển DN Ban nghiên cứu chính sách KTNT Ban nghiên cứu khoa học quản lý kinh tế Ban nghiên cứu chính sách hội nhập KTQT Trung tâm tư vấn quản lý và đào tạo Trung tâm thông tin tư liệu Tạp chí quản lý kinh tế Văn phòng Viện Viện có đội ngũ cán bộ gồm 95 người, trong đó có 2 phó giáo sư, 15 tiến sĩ, 32 thạc sĩ và 36 cán bộ có trình độ đại học . 1.Ban nghiên cứu thể chế kinh tế -Nghiên cứu về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của nhà nước trong quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa .- Nghiên cứu về bộ máy tổ chức quản lý nhà nước về kinh tế, và phân công, phân cấp quản lý nhà nước về kinh tế .- Nghiên cứu cơ chế, chính sách phát triển vùng kinh tế và các khu kinh tế đặc biệt. - Nghiên cứu cơ chế, chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế .- Nghiên cứu đổi mới công tác kế hoạch hoá .- Nghiên cứu thể chế thị trường lao động và các chính sách phát triển nguồn nhân lực. - Nghiên cứu các vấn đề khác liên quan đến thể chế và cơ cấu kinh tế. Danh sách cán bộ của Ban Nghiên cứu thể chế kinh tế: - Trưởng ban: TS. Trần Hữu Hân - Phó trưởng ban: Th.S Nguyễn Thị Kim Dung - Phó trưởng ban: KS. Lê Viết Thái - TS. Trần Thị Hạnh - ThS.Nguyễn Đình Chúc - Th.S Lương Thị Minh Anh - KS. Trần Thị Thu Hương - CN. Trần Trung Hiếu - CN. Lê Minh Ngọc 2. Ban nghiên cứu chính sách - Nghiên cứu các cơ chế, chính sách hoàn thiện môi trường kinh doanh - Nghiên cứu cơ chế, chính sách phát triển thị trường vốn và tiền tệ .- Nghiên cứu chính sách phát triển đầu tư và thương mại Nghiên cứu chính sách phát triển thị trường hàng hoá và dịch vụ .- Nghiên cứu những vấn đề vĩ mô khác về kinh tế và xã hội .Danh sách cán bộ của Ban Nghiên cứu chính sách kinh tế vĩ mô - Trưởng ban: ThS. Nguyễn Đình Cung - Phó trưởng ban: ThS. Hoàng Văn Thành - TS. Ngô Minh Hải - ThS.Phạm Hoàng Hà - ThS.Phan Đức Hiếu - ThS.Nguyễn Minh Thảo - CN. Nguyễn Thị Kim Chi - ThS.Trần Thanh Bình - ThS. Lưu Minh Đức 3. Ban nghiên cứu cải cách và phát triển doanh nghiệp - Nghiên cứu cơ chế, chính sách quản lý, phát triển và nâng cao sức cạnh tranh của các loại hình doanh nghiệp. - Nghiên cứu mô hình tổ chức quản lý và phát triển các hình thức liên kết kinh tế của các loại hình doanh nghiệp. - Nghiên cứu chính sách khuyến khích hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, các cụm và khu công nghiệp nhỏ và vừa - Nghiên cứu cơ chế, chính sách cải cách và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước. - Giúp tư vấn về nội dung, chương trình và tổ chức các hoạt động của Câu lạc bộ giám đốc doanh nghiệp Trung ương - Nghiên cứu những vấn đề khác về cải cách và phát triển doanh nghiệp. Danh sách cán bộ của Ban Nghiên cứu cải cách và phát triển doanh nghiệp: -Trưởng ban:TS. Trần Tiến Cường -Phó trưởng ban:KS. Bùi Văn Dũng -Phó trưởng ban:KS. Lê Văn Sự - ThS.Nguyễn Thị Lâm Hà - ThS. Phạm Đức Trung - ThS. Nguyễn Kim Anh - ThS. Nguyễn Thị Luyến - CN. Trịnh Đức Chiều - CN. Nguyễn Thành Tâm 4. Ban nghiên cứu chính sách phát triển kinh tế nông thôn - Nghiên cứu chính sách phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp chế biến nông sản, thuỷ sản, lâm sản .- Nghiên cứu chính sách phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn .- Nghiên cứu và ứng dụng các mô hình tổ chức sản xuất, kinh doanh mới ở nông thôn. - Nghiên cứu chính sách về tăng trưởng, phát triển kinh tế và xoá đói, giảm nghèo, tạo việc làm ở nông thôn .- Nghiên cứu cơ chế, chính sách phát triển thị trường hàng hoá - dịch vụ ở nông thôn. - Nghiên cứu những vấn đề khác về phát triển kinh tế nông thôn. Danh sách cán bộ của Ban Nghiên cứu chính sách phát triển kinh tế nông thôn: - Trưởng ban: TS. Chu Tiến Quang - Phó trưởng ban: Ths. Nguyễn Thị Hiên - Phó trưởng ban: Ths. Lưu Đức Khải - KS. Nguyễn Thị Huy - CN. Lê Thị Xuân Quỳnh - ThS. Nguyễn Hữu Thọ 5. Ban nghiên cứu khoa học quản lý kinh tế - Nghiên cứu các mô hình tổ chức quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. - Nghiên cứu cơ chế, chính sách quản lý và phát triển thị trường khoa học và công nghệ; thị trường đất đai, bất động sản. - Nghiên cứu mối liên hệ giữa tăng trưởng và các vấn đề về xã hội, bảo vệ môi trường. - Giúp Lãnh đạo và Hội đồng khoa học Viện thực hiện nhiệm vụ quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học, các chương trình nghiên cứu và hợp tác về khoa học của Viện. - Thực hiện những nhiệm vụ khác liên quan đến khoa học quản lý và quản lý khoa học. Danh sách cán bộ của Ban Nghiên cứu khoa học quản lý kinh tế: - Trưởng ban: ThS. Vũ Xuân Nguyệt Hồng - Phó trưởng ban: TS Trần Kim Chung - Phó trưởng ban: TS. Nguyễn Tuệ Anh - TS. Nguyễn Mạnh Hải - ThS.Trần Toàn Thắng - ThS. Đặng Thu Hoài - ThS. Ngô Minh Tuấn - ThS. Nguyễn Xuân Nam - CN. Bùi Thị Phương Liên 6. Ban nghiên cứu chính sách hội nhập kinh tế quốc tế -Nghiên cứu chính sách thương mại -Nghiên cứu cơ chế, chính sách về hội nhập kinh tế quốc tế. -Nghiên cứu tác động của chính sách thương mại và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam. -Nghiên cứu những vấn đề khác về chính sách hội nhập kinh tế quốc tế. Danh sách cán bộ của Ban Nghiên cứu chính sách hội nhập kinh tế quốc tế: - Trưởng ban: TS. Võ Trí Thành - Phó trưởng ban: TS. Phạm Lan Hương - Phó trưởng ban: ThS. Đinh Hiền Minh - ThS. Trịnh Quang Long - ThS. Nguyễn Tú Anh - ThS. Trần Bình Minh - CN. Nguyễn Anh Dương 7. Trung tâm tư vấn quản lý và đào tạo - Tổ chức bồi dưỡng, đào tạo cán bộ quản lý kinh tế và đào tạo sau đại học, đào tạo tiến sĩ về lĩnh vực quản lý kinh tế theo quy định của pháp luật; - Tổ chức thực hiện hoạt động tư vấn về quản lý kinh tế theo yêu cầu của các đơn vị, tổ chức trong và ngoài nước; - Nghiên cứu các vấn đề thực tiễn phục vụ cho công tác tư vấn và đào tạo về quản lý kinh tế; - Tham gia đề xuất, thí điểm áp dụng và theo dõi việc thực hiện những cơ chế, chính sách, mô hình tổ chức quản lý kinh tế mới; - Thực hiện những nhiệm vụ khác do Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương giao. Danh sách cán bộ của Trung tâm Tư vấn Quản lý và Đào tạo: - Giám đốc Trung tâm: PGS.TS.Nguyễn Đình Tài - Phó Giám đốc trung tâm: CN. Nguyễn Văn Hưởng - Trưởng phòng Phòng đào tạo và quản lý cán bộ: TS. Lê Mạnh Hùng - Trưởng phòng Phòng tư vấn quản lý: CN. Nguyễn Anh Dũng - Phó trưởng phòng Phòng tư vấn quản lý: ThS. Đinh Trọng Thắng - CN. Nguyễn Nam Hải - ThS. Tạ Minh Thảo - CN. Thái Hồng Thu - CN. Bùi Đức Chiến. 8. Trung tâm thông tin tư liệu - Khai thác và xử lý thông tin phục vụ công tác nghiên cứu của Viện; - Thực hiện hoạt động của một thư viện chuyên ngành về kinh tế và quản lý kinh tế; ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng một thư viện điện tử; - Xuất bản các kết quả nghiên cứu của Viện; - Làm đầu mối cập nhật trang tin điện tử trên Internet của Viện; - Quản lý và vận hành Cổng Thông tin kinh tế Việt Nam; - Thực hiện những nhiệm vụ khác do Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương giao Danh sách cán bộ của Trung tâm Thông tin - Tư liệu: - Giám đốc Trung tâm: CN.Hoàng Thu Hòa - Phó giám đốc Trung tâm: ThS. Trần Hồng Minh - CN. Nguyễn Thị Phương Loan - CN. Nguyễn Thị Hải Linh - CN. Nguyễn Hương Giang - KS. Nguyễn Văn Tùng  9. Tạp chí quản lý kinh tế - Tuyên truyền, phổ biến các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước về quản lý kinh tế. -Trao đổi những vấn đề về lý luận, phương pháp lý luận kế hoạch hóa và quản lý kinh tế quốc dân, kinh nghiệm quản lý kinh tế trong và ngoài nước theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; giới thiệu các công trình nghiên cứu khoa học của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương. - Phục vụ trực tiếp tổ chức nghiên cứu các đề tài nghiên cứu khoa học, các chuyên đề theo sự phân công của lãnh đạo Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương - Xuất bản và phát hành Tạp chí Quản lý Kinh tế. - Quản lý đội ngũ cán bộ, phóng viên thuộc biên chế của Tạp chí; thực hiện báo cáo theo định kỳ về kết quả hoạt động của Tạp chí và các nhiệm vụ khác do Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương giao Danh sách cán bộ Tạp chí Quản lý Kinh tế: -   Tổng biên tập: TS. Nguyễn Xuân Trình -   Phó tổng biên tập: TS.Lê Xuân Sang -   ThS. Nguyễn Thị Nguyệt -   ThS. Phan Lê Minh  -   CN. Nguyễn Châu Ly -   CN. Vũ Thanh Bình. 10. Văn phòng viện - Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác, nghiên cứu của Viện. - Điều phối, đôn đốc các hoạt động của Viện. - Làm đầu mối và điều phối, đôn đốc công tác đối ngoại, tổ chức các cuộc họp, hội thảo của Viện .- Thực hiện công tác văn thư, lưu trữ và photocopy. - Thực hiện công tác đối ngoại, lễ tân của Viện. - Quản lý kinh phí, quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật của Viện. - Giúp Viện trưởng về công tác tổ chức và nhân sự. Danh sách cán bộ của Văn phòng Viện: - Chánh văn phòng: CN.Nguyễn Thị Hạnh - Phó Chánh văn phòng: KS.Phạm Mạnh Cường - CN. Đinh Thị Hoan - CN. Đỗ Thị Kim Thoa - CN. Nguyễn Lan Oanh - CN. Hồ Thị Hồng Vân - CN. Nguyễn Đức Ánh - Chu Văn Cường - Nguyễn Thị Thanh - Nguyễn Quốc Đông - Đỗ Trọng Thanh - Nguyễn Huy Ngạn - Vũ Gia Hà - Nguyễn Thị Chuyển III.chiến lược phát triển của viện nghiên cứu quản lí kinh tế trung ương trong tương lai. Đất nước đã chuyrển sang thời kì mới đẩy mạnh công nghiệp hoá , hiện đại hoá , đặt ra yêu cầu cao hơn hẳn về chất lượng đối với công cuộc đổi mới, bên cạnh những thuận lợi và thời cơ cũng có nhiều khó khăn và thách thức . Công cuộc đổi mới kinh tế trong những năm tới sẽ khó khăn và phức tạp hơn; bởi vì động lực phát triển của quá trình tựh do hoá không còn nhiều như trước ; để đảm bảo sự tăng trưởng nhanh và bền vững , cần phải tìm mọi cách nâng cao hiệu quả của nên kinh tế, khai thác thậth tốt các tiềm năng và lợi thế của đất nước trong quan hệ và hội nhập thế giới. Trong điều kiện mới , viện là một bộ phận hợp thành của Bộ kế hoạch và Đầu tư , viện cần tập trung mọi nổ lực nghiên cứu để góp phần tích cực vào việc hoàn thành nhiệm vụ của Bộ. Theo nghị định số 75/CP ngày 1/11/1995 đã xác định :"Bộ kế hoạch và đầu tư là cơ quan của Chính Phủ có chức năng tham mưu tổng hợp về xây dựng chiến lược , quy hoạch., kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của cả nước về lĩnh vực đầu tư trong và ngoài nước , giúp Chính phủ phối hợp , điều hành thực nhiện các mục tiêu và cân đối chủ yếu của nền kinh tế quốc dân" Chính vì Viện có vai trò to lớn và quan trọng như vậy , cho nên trong tương lai phải có những kế hoạch và chiến lược cụ thể và rõ ràng. Để thực hiện tốt chức năng do bộ trưởng giao trong Quyết định số 17 là "Nghiên cứu và tham mưu Nhà nước về cải cách kinh tế , chính sách kinh tế, kế hoạch hoá và cơ chế quản lý kinh tế ", Viện chú trọng thực hiện cả hai mặt hoạt động của mình một là Nghiên cứu tham gia và hai là Nghiên cứu cơ sở khoa học , nghiên cứu cơ bản ;trong đó nội dung chủ yếu của nghiên cứu tham mưu là xây dựng các dự thảo văn bản ,dự án pháp quy theo yêu cầu của các cơ quan lãnh đạo Đảng và Nhà nước;còn nghiên cứu cơ sở khoa học chủ yếu là để tạo luận cứ về lý luận , khoa học cho những nhiệm vụ tham mưu đồng thời nâng cao tầm hiểu biết của cán bộ trong viện .Viện cố gắng phấn đấu để vươn lên vị trí đầu đàn trong lĩnh vực nghiên cứu chính chính sách kinh tế , từ đó thu hút trí tuệ của đông đảo các nhà khoa học ,cán bộ kinh tế , các nhà quản lý để phối hợp tham gia xây dựng các chính sách kinh tế mới tham mưu cho Đảng và Chính phủ. Trong khi bám sát yêu cầu nhiệm vụ tham mưu được giao, bám sát phục vụ và góp phần thực hiện các nhiệm vụ chính trị của bộ , trong thời gian tới viện phải chú trọng nhiều hơn công tác nghiên cứu cơ sở khoa học với những hướng nghiên cứu t ương đối dài hạn và ổn định để tạo luận cứ cho nhiệm vụ tham mưu. Đồng thời phải giám sát chặt chẽ việc nghiên cứu các đề tài khoa học cấp nhà nước và cấp bộ cũng như việc khai thác các dự án hợp tác với nước ngoài với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị ma viện được giao. Viện sẽ cố gắng kết hợp một cách hài hoà giữa hai nhiệm vụ nghiên cứu tham mưu và nghiên cứu cơ bản, chúng phải thường xuyên bổ sung và chuyển hoá trong quá trình triển khai các nhiệm vụ được giao. Yêu cầu đẩy mạnh công cuộc đổi mới kinh tế_xã hội lên tầm cao hơn, đòi hỏi phải triển khai một hệ thống các chương trình , đề tài cấp nhà nước nghiên cứu căn cứ , lý luận và thực tiễn , phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế thị trường, hội nhập khu vực và thế giới. Trong khi tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình, viện sẽ lựa chọn những vấn đề lý luận và phương pháp luận có tính chất đặt luận cứ khoa học để đăng ký thực hiện theo quy chế đề tài khoa học cấp nhà nước và cấp bộ. Về mặt nội dung , yêu cầu cơ bản đặt ra đối với hoạt động của viện trong những năm trước mắt là nghiên cứu đề xuất các cơ chế chính sách kinh tê, các khía cạnh chính trị trong kinh tế, phương pháp kế hoạch hoá và cơ cấu kinh tế trong các vấn đề xã hội góp phần cụ thể hoá và thực hiện đường lối tiếp tục sự đổi mới và đẩy mạnh công nghiệp hoá , hiện đại hoá do đại hội VIII của Đảng thông qua. Để thực hiện yêu cầu trên đây, chiến lược về nội dung hoạt động lớn của viện được tập trung nghiên cứu là: 1. Nghiên cứu xây dựng chương trình tổng thể về cải cách kinh tế trên cơ sở tổng kết quá trình đổi mới và nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn của công cuộc đổi mới kinh tế_xã hội trong điều kiện công nghiệp hoá , hiện đại hoá. 2. Nghiên cứu về quan hệ sản xuất XHCN, thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN. 3. Nghiên cứu vận dụng tổng hợp các công cụ quản lý vĩ mô chủ yếu của nhà nước trong cơ chế thị trường, trước hết là pháp luật kinh tế, kế hoạch hoá các chính sách kinh tế. 4. Nghiên cứu cơ sở lý luận và phương pháp luận khoa học quản lý trên cơ sở khảo sát thực tiễn và phân tích tình hình kinh tế_ xa hội. Tổng kết các điển hình tiên tiến , các kinh nghiệm thành công và không thành công trong quá trình đổi mới, nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về cải cách và tăng trưởng kinh tế. 5. Nghiên cứu cơ chế kinh tế trong các lĩnh vực xã hội như giáo dục, y tế, bảo hiểm...v...v... Căn cứ vào nhiệm vụ chủ yếu quy định trong quyết định số 17 là "xây dựng các đề án chính sách kinh tế, cơ chế quản lý kinh tế và kế hoạch hoá, các dự án luật , pháp lệnh và văn bản dưới luật thuộc lĩnh vực quản lý kinh tế do nhà nước giao ", thì việc lựa chọn và xác định đề tài nghiên cứu của viện phải xuất phát từ yêu cầu cụ thể từng thời gian và tuỳ thuộc vào các nhiệm vụ do Bộ giao. Nhưng mặt khác để có đủ thời gian vật chất thực hiện các đề tài nghiên cứu một cách có chất lượng , cần phải dự kiến trước những hướng nghiên cứu chủ yếu, và trong nhiều trường hợp cần xác định những đề tài tương đối dài hạn có tính chất cơ bản và chuẩn bị các đề tài ngắn hạn, đón trước các nhiệm vụ cấp bách, tham gia đóng góp vào nhiệm vụ trước mắt. Để hoàn thành những nhiệm vụ được giao, mục tiêu đề ra là Viện phải tự đổi mới một cách toàn diện , vươn lên về mọi mặt để xây dựng Viện trở thành một tổ chức nghiên cứu khoa học về quản lý và phát triển kinh tế ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ đổi mới, từng bước theo kịp các Viện tương đương trong khu vực. IV. Những việc làm được -Do bám sát thực tế, tổng kết những sáng kiến tự phát từ cơ sở , kết hợp với tham khảo kinh nghiệm nước ngoài, Viện đã mạnh dạn đề xuất sáng kiến " đổi mới". Điều này không phải do trình độ lý luận cao siêu hay là một sáng tạo gì ghê gớm, chúng ta chỉ biết là không thể làm như cái cũ, không thể chấp nhận cái cũ, phải đổi mới cái cũ. Khái niệm "đổi mới " quản lý kinh tế đã được Viện đưa ra từ đó. Mặt khác chúng ta cũng tiếp thu được thông tin từ bên ngoài, chủ yếu từ kinh nghiệm của Liên Xô về thực hiện chính sách kinh tế mới (NEP). Nội dung dự thảo đề cương "thực hiện một sự chuyển biến sâu sắc trong tổ chức và quản lý kinh tế " đã thể hiện rất nhiều sự đổi mới. - Đươc Đảng và Chính phủ giao chủ trì nghiên cứu nhiều đề án lớn về đổi mới quản lý trong các lĩnh vực kinh tế quan trọng nhằm cụ thể hoá chủ trương của các nghị quyết trung ương , nghị quyết đai hội Đảng, ví dụ một số đề án quan trọng như :đề Bộ Chính trị khoá IV ra nghị quyết 26-NQ/TW (năm 1980 ) về công tác phân phối lưu thông; quyết định 25, 26-CP (1981) cụ thể hoá nghị quyết trung ương 6 khoá 4 ( 1979 ) về cải tiến quản lý xí nghiệp , các đề án nhằm cụ thể hoá nghị quyết đại hội Đảng lần thứ 6 như đề án về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp. cơ chế chính sách đối với khu vực ngoài quốc doanh để bộ chính trị khoá 6 ban hành nghị quyết 10 và 16-NQ/TW (1988) dề án về đổi mới quản lý xí nghiệp quốc doanh để chính phủ ban hành quyết định 217-HĐBT, đề án về chính sách đối với kinh tế cá thể và doanh nghiệp tư nhân trong nông , ngư nghiệp để chính phủ ban hành nghị định số 170-CP(1988), và 6 dự án luật trình quốc hội ban hành trong thời gian nhiệm kỳ Đại hội VII của Đảng. Ngoài ra còn nhiều đề án khác mà Viện được giao chủ trì hoặc tham gia với cơ quan khác nghiên cứu trình cấp trên. - Sớm đề xuất với TW về việc mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế về kinh tế . Ngay trong bản dự thảo đề án (11/1978), Viện đã kiến nghị cần mở rộng kinh tế đối ngoại và coi kinh tế đối ngoại là bộ phận của đường lối kinh tế, là một nhân tố tạo cơ cấu kinh tế mới của nước ta, một cách tốt nhất để sớm phat huy lao động , tài nguyên đất, rừng , biển, thực hiện công nghiệp hoá. Tính toán kỹ dám dùng biện pháp cởi mở, mạnh bạo, tìm nhiều cách thu hút đầu tư từ ngoài, phát triển nhiều hình thức hợp doanh và hợp tác, nhiều kiểu trao đổi kinh tế với nước ngoài. Xuất khẩu lao động tại chỗ bằng con đường gia công cho nước ngoài , làm cho thành phố Hồ Chí Minh và một số thành phố khác trở thành một thứ "Hồng Công" của Viêt Nam; cho phép các nước ngoài đặt các đại lý trên đất nước ta để bán sản phẩm, công nghiệp, thiết bị, phụ tùng, vật tư cần thiết cho nền sản xuất nước ta. Chung vốn với nước ngoài để đầu tư xây dựng một số công trình công nghiệp thích hợp trên đất nước ta để cùng nhau chia sản phẩm, lợi nhuận...Việc hợp tác kinh tế khoa hoc_kỹ thuật của ta trước hết hướng vào khối SEV, vào các nước láng giềng, với các nước đang phát triển và các nước tư bản. Vừa tranh thủ hợp tác giữa chính phủ với chính phủ, vừa hợp tác với các đoàn thể, các tổ chức kinh tế xã hội , của nhân dân bằng nhiều con đường, phương thức khác nhau. - Đã đạt đươc kết quả nhất định trong công tác bồi dưỡng quản lý cho đội ngũ cán bộ trung , cao cấp và cán bộ cơ sở trong cả nước. Thực chất của việc bồi dưỡng này không phải là nâng cao trình độ quản lý cho cán bộ mà xoay chuyển tư duy của họ, trang bị một số quan điểm mới về quản lý kinh tế , mốt cách nhìn mới về hiên trạng kinh tế nước ta cho đội ngũ cán bộ trung , cao cấp cả nước. Lúc đầu các học viên tiếp thu bài giảng của các giáo sư Liên Xô là chủ yếu và sau đó dần bổ sung thêm các bài giảng của cán bộ Việt Nam , vào những năm cuối cơ cấu bài giảng của giáo sư Liên Xô và cán bộ Việt Nam là bằng nhau. Các bài giảng của giáo sư Liên Xô cơ bản đã có cách nhìn đổi mới kinh tế và quản lý kinh tế khác với thực tại của Liên Xô lúc đó đã đem lại cho học viên những nhận thức mới, góp phần chuyển biến mạnh mẽ về kinh tế_xã hội trong khi vẫn giữ vững ổn định chính trị, bảo vệ được nhà nước XHCN với hạt nhân lãnh đạo của nó là Đảng Cộng Sản Việt Nam đã chứng tỏ kết quả và hiệu quả của công tác đào tạo cán bộ quản lý - Trong các kiến nghị về đổi mới kinh tế và quản lý kinh tế Viện luôn bám sát đường lối của Đảng và coi trọng , đề cao các quy luật kinh tế khách quan, đặc biệt là quy luật giá trị. Tư tưởng nghiên cứu của Viện là coi trọng và chú ý đúng mức đến việc tìm tòi, sử dụng quy luật giá trị gắn với hiệu quả của các hoạt động kinh tế. Giá cả là vấn đề quan tâm đầu tiên trong các kiến nghị, do hệ thống giá của ta có nhiều điểm không sát với thưc tiễn, phải cải cách nó một cách cơ bản đẻ tiến tới hệ thống một giá biến đông theo quan hệ cung_cầu. Trước mắt phải điều chỉnh và cải tiến chính sách giá cho phù hợp theo hướng làm cho giá cả sát với giá trị để thúc đẩy sản xuất và tăng năng suất, đẩy mạnh thu mua, nắm nguồn hàng, xuất khẩu; bớt bù lỗ , bớt gánh nặng cho ngân sach. Hỗ trợ cho lưu thông tiền tệ, giảm bội chi tiền mặt và lạm phát. Một vấn đề khó của nhiều nước trên thế giới cũng như nước ta là xử lý vấn đề lạm phát. Ngay từ năm 1978 Viện đã nêu là phải đánh giá đúng tình hình lạm phát và có biện pháp chống lam phát. Tuy nhiên do chưa hiểu thấu đáo nên chúng ta chưa tìm ra được các biện pháp hữu hiệu để chống và đẩy lùi lạm phát. Chúng ta cũng thấy những vấn đề bức xúc trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ, cần phải có sự đổi mới, nếu không sẽ cản trở sự phát triển, sản xuất và ổn định đời sống. Viện chưa làm được nhiều trong lĩnh vực này. Đồng thời Viện cũng thấy phải sớm đổi mới công tác kế hoạch hoá cả về nội dung và phương pháp, gắn kế hoạch với thị trường, sử dụng quan hệ hàng hoá- tiền tệ trong công tác kế hoạch hoá. Quyết định 25-CP là kết quả đầu tiên của việc đưa ra kiến nghị đổi mới kế hoạch hoá vào cuộc sống của xí nghiệp công nghiệp. - Thấy rõ những bất hợp lý, lạc hậu, vênh váo của cơ cấu kinh tế cùng những ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển của đất nước; Viện đã kiến nghị phải sắp xếp lại kinh tế, tập trung sức cho một số chương trình trọng điểm, rà soát , sắp xếp lại các cơ sở kinh tế quốc doanh dựa trên hiệu quả của sản xuất kinh doanh nhưng việc này làm chưa đat. -Sau 5 năm thực hiện đường lối đổi mới toàn diện, nền kinh tế đất nước, Viện cho rằng đã đến thời điểm cần phải luật pháp hoá các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, từng bước thành hệ thống luật pháp tạo môi trường cho các thành phần kinh tế hoạt động và phát triển. Viện đã kiến nghị với nhà nước và được giao chủ trì nghiên cứu soạn thảo để trình Quốc hội thông qua 6 luật đối với các tổ chức kinh tế. -Những việc làm trên đây là những đóng góp của Viện vào quá trình đổi mới ở nước ta. Có việc đã được thể hiện bằng các chính sách, chế độ quản lý cụ thể và thực hiện có kết quả. Còn nhiều việc tuy chưa được cụ thể hoá, chưa được thật sáng tỏ, nhưng đã góp phần vào quá trình thay đổi tư duy, xoay chuyển ý nghĩ của phần lớn đội ngũ cán bộ nước ta phù hợp với quy luật phát triển khách quan V.Vấn đề còn tồn đọng của Viện Ngày nay sau hơn 20 năm đổi mới với tư duy được đổi mới , khi cơ chế đã từng bước chuyển đổi theo hướng thị trường, khi cơ cấu kinh tế đã có những chuyển biến bước đầu, việc xem xét lại các việc làm vừa qua để thấy rõ mặt ưu điểm và khuyết điểm đá có nhiều căn cứ về cà lý luận và thực tiển. chúng ta là người sống trong sự biến đổi của thời đại , mang hơi thở của thời đại, là con người của thời đại , nên suy nghĩ việc làm cũng không thể tách rời khỏi thời đại . Tuy đó không phải là lí do để biện minh cho nhứng việc chưa làm được, hay suy nghĩ chưa đầy đủ nhưng chúng ta có thể nhìn lại mình một cách khách quan để xác định hướng đi cho tương lai. Những việc Viện chưa làm đ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5832.doc
Tài liệu liên quan