Vùng kinh tế tổng hợp Tây Nguyên

Tài liệu Vùng kinh tế tổng hợp Tây Nguyên Vùng kinh tế tổng hợp Tây Nguyên Các nguồn lực của vùng Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 1.Điều kiện tự nhiên (Khải) 1. Vị trí địa lý Tây Nguyên có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị, quốc phòng đối với cả nước và khu vực Đông Dương. ở độ cao từ 250 đến 2500m, là đầu nguồn của 4 hệ thống sông lớn và có hệ thống giao thông 14, 19, 20, 24, 25, 27... Tây Nguyên có quan hệ bền chặt về kinh tế - xã hội và môi trường sinh thái với các tỉnh duyên hải Duyên hải Nam Trun Ebook Vùng kinh tế tổng hợp Tây Nguyên

doc36 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2253 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Vùng kinh tế tổng hợp Tây Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g Bộ, về phía Tây có quan hệ trực tiếp với các tỉnh Nam Lào và Đông Bắc Campuchia. Do vậy, Tây Nguyên có điều kiện thuận lợi để mở rộng giao lưu với nhiều vùng trong nước và quốc tế. 2. Địa hình Đặc thù quan trọng nhất về địa hình Tây Nguyên là một sơn nguyên, bao gồm các dãy núi cao trên 2000m, tiếp đến là các dãy núi thấp dưới 2000m và các cao nguyên với độ cao từ 300-800m thoải dần về phía Tây, Tây Nam và Nam. Vùng cao nguyên khoảng 2.637,7 nghìn ha (chiếm 47%), vùng núi có độ cao từ 800m tới 2598m có diện tích khoảng 1536,14 nghìn ha (chiếm 34,5%), thung lũng giữa núi khoảng 1037,8 nghìn ha (chiếm 17,5%).Địa hình phân hoá tạo ra những mặt bằng tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội nhất là phát triển nông lâm nghiệp. Do đặc điểm của địa hình đa dạng, cho nên cũng gây nhiều khó khăn trong việc xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng như giao thông, bưu điện, thuỷ lợi. 3. Khí hậu Kết hợp với các yếu tố địa hình, đất đai đã phân chia lãnh thổ Tây Nguyên thành những vùng, tiểu vùng có điều kiện sinh thái rất khác nhau, thích hợp cho nhiều loại động, thực vật sinh trưởng và phát triển. 2.Tài nguyên thiên nhiên a.Tài nguyên đất Tây Nguyên có tài nguyên đất phong phú, giàu chất dinh dưỡng, đây là đặc điểm nổi bật so với các vùng lãnh thổ khác của cả nước. Đất đai vùng Tây Nguyên gồm 8 loại đất chính. Biểu 1. Các loại đất chính vùng Tây Nguyên Đơn vị: nghìn ha Loại đất Diện tích Tỷ lệ (%) Tổng số 5612 100 Đất phù sa 156 2,78 Đất xám bạc màu 559 9,96 Đất đen 153 2,5 Đất đỏ vàng 3743 66,7 Trong đó đất bazan 1358 Đất mùn trên núi cao 667 11,88 Đất dốc tụ và thung lũng 82 1,5 Các loại đất khác (đất lầy, đất trơ sỏi đá, đất sông suối, ao hồ) 262 4,76 Hiện tại vùng chỉ có 548,1 nghìn ha sử dụng vào mục đích nông nghiệp trong đó diện tích cây ngắn ngày là 305,9 nghìn ha, cây lâu năm là 203,8 nghìn ha, đồng cỏ chăn nuôi 21,2 nghìn ha, đất có mặt nước dùng vào nông nghiệp 6,21 nghìn ha.Hiện còn gần 1,4 triệu ha đất trống đồi núi trọc đang bị thoái hoá nghiêm trọng trong đó đất đồng bằng còn 38,9 nghìn ha, đất đồi núi còn 1353,8 nghìn ha. Phần lớn các loại đất đang bị thoái hoá ở các mức độ khác nhau: đất bazan bị thoái hoá 71,7%, trong đó thoái hoá nặng chiếm 21%, thoái hoá nhẹ và trung bình 50,7%, đất bazan chưa thoái hoá là 28,3%.Đây là vấn đề cần phải có phương thức giải quyết kết hợp các biện pháp sinh học, kỹ thuật, đầu tư đồng bộ để cải tạo, phục hồi độ phì nhiêu cho đất. b.Tài nguyên nước ●Tài nguyên nước mặt: vùng có 4 hệ thống sông chính: - Thượng Sesan: diện tích lưu vực 11.450 km2, có 2 nhánh chính Poko, DacBla. - Thượng Srepok: diện tích lưu vực 11.721 km2, có 3 nhánh chính: Krông Ana, KrôngKnô, EaH'leo. - Thượng sông Ba: diện tích lưu vực 11.410 km2 - Hệ thống sông Đồng Nai diện tích lưu vực 22.600 km2 Tổng lưu lượng của vùng Tây Nguyên hàng năm trung bình khoảng 50 tỷ m3, hiện nay mẫu số chung được khoảng 5-7%. Tài nguyên nước mặt lớn, nhưng do phân bố không đều có một mùa mưa kéo dài dễ gây úng lụt và một mùa khô khắc nghiệt, thiếu nước nghiêm trọng, công tác thuỷ lợi có ý nghĩa quyết định đối với phát triển kinh tế xã hội như thuỷ điện, sản xuất và đời sống. ●Tài nguyên nước ngầm: về trữ lượng, trên cơ sở các tài liệu hiện có đã xác định được dự trữ lượng công nghiệp cấp C2 (trữ lượng khai thác tiềm năng) của các cao nguyên bazan là: - Plâycu (Gia Lai):                      1.422.035 m3/ngày - Buôn Mê Thuật (Đắc lắc):        2.028.997 m3/ngày - Bảo Lộc Di Linh (Lâm Đồng): 293.000 m3/ngày - Đức Trọng (Lâm Đồng):          475.000 m3/ngày Do nguồn nước mưa cung cấp hàng năm tương đối lớn, cùng với khả năng thấm và giữ nước của một số thành tạo địa chất nên đã làm cho nguồn nước ngầm ở Tây Nguyên có vị trí quan trọng trong cán cân nước nói chung.Nước ngầm trong cấu thành tạo bazan đóng vai trò chủ yếu nhất. Tài nguyên nước của vùng Tây Nguyên mất cân đối nghiêm trọng, về mùa khô các hồ tự nhiên, nhân tạo, các khu chứa nước rộng lớn tạo ra sự bốc hơi mặt nước. Lượng nước sử dụng (chủ yếu cho nông nghiệp) không được hoàn lại và bị mất một khối lượng lớn ước tính trên 20% lượng nước dùng trong mùa khô, ở những nơi mất rừng các con suối khô cạn, mức nước ngầm tụt sâu, các giếng đào, giếng khoan đều phải đào và khoan sâu thêm mới có nước. c.Tài nguyên rừng Theo kết quả kiểm kê rừng tự nhiên, vùng Tây Nguyên hiện còn 3140 nghìn ha rừng các loại.Trữ lượng các loại rừng là 238,9 triệu m3. Cho đến nay Tây Nguyên vẫn là vùng có nhiều rừng nhất nước ta, chiếm tới 31,9% diện tích và 36,3% trữ lượng rừng toàn quốc trong đó rừng giàu chiếm 41,2%; rừng trung bình chiếm 51,2% so với tổng trữ lượng rừng của cùng loại của cả nước. Biểu 2. Hiện trạng phân bố tài nguyên rừng tự nhiên của vùng năm 1995 Đơn vị: 1000 ha Hạng mục Toàn vùng Gia Lai Kon Tum Đăklăk Lâm Đồng Diện tích đất tự nhiên 5612 1612,2 993,44 1980,3 1017,1 Diện tích có rừng 3140 742,1 611,2 1223 564,2 Trong đó: - Rừng tự nhiên 3100,9 735 607 1208 552,9 - Rừng trồng 37,1 7,1 4,1 15,4 11,3 Trữ lượng gỗ (triệu m3) 289,71 81,65 59,13 98,5 50,43 Trữ lượng tre nứa (triệu cây) 1988,9 11,5 919,2 712,8 345,4 Việc khai thác rừng không hợp lí đã làm cho diện tích rừng tự nhiên giảm, mà quan trọng hơn là làm giảm về chất lượng rừng.Theo những tài liệu thu thập được trên các ô tiêu chuẩn đều đã chứng tỏ rằng: tổ thành loại cây thay đổi mạnh, những loài gỗ quí, giá trị thương mại cao trở nên rất hiếm, chỉ còn ở những vùng xa xôi hiểm trở, đó là Cẩm Lai, Dáng Hương, Kiền Kiền, Sao, Chổi, Gụ... Phần lớn những loài cây ở tầng ưu thế là những cây gỗ quí, có giá trị đều đã bị khai thác trong nhiều năm qua, tầng kế tiếp phần còn lại tạp...Đường kính gỗ khai thác bình quân càng giảm từ 50-60 cm, nay chỉ còn 30-40 cm. Chất lượng rừng của vùng bị suy giảm nhanh.Rừng giàu chỉ còn 192 nghìn ha (6,0%), rừng trung bình còn khoảng 600 ha chiếm 18,7% còn lại 75,3% là rừng nghèo, rừng non, rừng cằn, rừng hỗn giao và tre nứa. d.Tài nguyên khoáng sản Tài nguyên khoáng sản ở Tây Nguyên có: bôxit, quặng vàng, vật liệu xây dựng, đá quí, than bùn và than nâu. Ngoài ra ở vùng Tây Nguyên còn phát hiện có kim loại màu nặng: Sn, W, Pb, Zn, Sb, Pirit. - Bôxit: có trữ lượng quặng nguyên 3,05 tỷ tấn, quặng tinh 1,5 tỷ tấn phân bố chủ yếu ở Đắc Nông tỉnh Đắc Lắc (với trữ lượng quặng nguyên 2,68 tỷ tấn, quặng tinh 1,34 tỷ tấn) và ở khu Konplon - An Khê thuộc tỉnh Gia Lai, Kon Tum với trữ lượng quặng nguyên 368 triệu tấn, quặng tinh 162 triệu tấn. - Vàng: Theo kết quả nghiên cứu của viện Mỏ - Luyện kim, vùng Tây Nguyên có 21 điểm có vàng với trữ lượng khoảng 8,82 tấn vàng gốc và 46,5 tấn vàng Ag (quặng vàng) phân bố ở tỉnh Kon Tum: có 4 điểm trữ lượng 2,4 tấn vàng gốc và 350kg vàng Ag; tỉnh Gia Lai: 14 điểm trữ lượng 2,42 tấn vàng Au và 37,3 tấn vàng Ag; tỉnh Đắc Lắc: có 3 điểm với hàm lượng vàng gốc từ 8 - 10g/tấn. - Đá quí: đã phát hiện ở Đắc Min, Chư Sê, Plâycu, Đăl Me, Đăkhia với các loại đá ngọc, silic xanh lục, xanh nhạt opan xanh, đen, opan đa màu, nâu, trắng đục, vàng, phớt nâu.Đá ngọc và opan xám đen về trữ lượng và khả năng khai thác chưa có tài nguyên chi tiết. - Các khoáng sản phi kim loại gồm đá sản xuất xi măng, đá xây dựng, sét, cát, sỏi, than bùn... e.Nhiên liệu, năng lượng Tiềm năng thủy điện Tây Nguyên là nơi có sông Sê san, một trong 3 con sông có tiềm năng thủy điện lớn nhất Việt Nam là: sông Đà (chiếm 44,7% tổng tiềm năng toàn quốc), sông Đồng Nai (16,4% tổng tiềm năng toàn quốc) và sông Sê san (11,3% tổng tiềm năng toàn quốc). Nếu kể thêm sông Ba (2,9% tổng tiềm năng toàn quốc) và sông Srepok (3,72% tiềm năng toàn quốc) thì tổng tiềm năng thủy điện (lớn) Tây Nguyên chiếm gần 18% tổng tiềm năng thủy điện toàn quốc. - Tây Nguyên là trung tâm đứng thứ hai về tiềm năng thủy điện của toàn quốc xét về các mặt: tỷ trọng, công suất và mật độ - Tiềm năng thủy điện hiện đang được khai thác với thủy điện Yali với công suất 720 MW cũng đứng thứ hai sau Hòa Bình 1920 MW và sẽ phát huy tác dụng tổ máy đầu tiên vào năm 1998. - Vị trí khai thác của thủy điện Yali có vai trò trong việc đảm bảo ổn định toàn hệ thống điện (đặc biệt là đường dây 500KV) vì nó nằm trên đoạn cuối đường dây trên địa bàn tiếp giáp Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ B.Ngành sản xuất kinh doanh của vùng I. Cơ cấu ngành 1. Các ngành chuyên môn hoá a. Trồng cây công nghiệp Tây Nguyên có 2 triệu hecta đất bazan màu mỡ, chiếm đến 60% đất bazan cả nước. Đất bazan ỏ Tây Nguyên có tầng phong hóa sâu, giàu chất dinh dưỡng, lại phân bố tập trung với những mặt bằng rộng, thuận lợi cho việc thành lập các nông trường và vùng chuyên canh quy mô lớn. Tây Nguyên có điều kiện tự nhiên như vậy nên rất phù hợp với những cây công nghiệp như cà phê, ca cao, hồ tiêu, dâu tằm, trà. Diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm sau khi chuyển giao cho hộ nông trường, xã viên và hộ nông dân đảm nhận đã tăng nhanh: từ 618 nghìn ha năm 2000 lên 633 nghìn ha năm 2004 và 640 nghìn ha năm 2005. Trong đó diện tích trồng cà phê tăng từ 450 nghìn ha lên 452 nghìn ha; diện tích cao su từ 85 nghìn ha lên 88 nghìn ha. Đặc biệt, toàn vùng đã sản xuất và xuất khẩu trên 90% sản lượng cà phê cả nước, ngoài ra một số nông sản xuất khẩu tập trung khác như cao su, hạt tiêu, điều, bời lời... được đẩy mạnh. Chỉ tính trong 5 năm từ 2001 đến 2005, Tây Nguyên đã hình thành những mô hình sản xuất nông nghiệp hàng hoá tập trung quy mô lớn, gắn với thị trường trong và ngoài nước với 6035 trang trại, trong đó có 5293 trang trại trồng cây lâu năm, 416 trang trại trồng cây hàng năm, 84 trang trại chăn nuôi, lấy sản xuất hàng hoá làm mục tiêu phát triển. Cà phê: là cây công nghiệp quan trọng số một của Tây Nguyên. Tuy cây cà phê không phải là cây nguyên sản, có xuất xứ ở Đắc Lắc nhưng do đã được du nhập vào trồng tại đây từ rất sớm và mảnh đất này đặc biệt phù hợp với việc canh tác cà phê. Cà phê Buôn Ma Thuột và Đắc Lắc luôn được đánh giá là có chất lượng cao, có hương vị đặc trưng; do đó thương hiệu Cà phê Buôn Ma Thuột đã được thế giới biết đến. Diện tích cà phê ở Tây Nguyên hiện nay là hơn 290 nghìn ha, chiếm 4/5 diện tích cà phê cả nước. Đắc Lắc là tỉnh có diện tích cà phê lớn nhất (170 nghìn ha). Cà phê chè được trồng trên các cao nguyên tương đối cao, có khí hậu mát hơn (ở Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng), còn cà phê vối được trồng ở những vùng nóng hơn (chủ yếu ở Đắc Lắc). Chè được trồng chủ yếu trên các cao nguyên cao hơn (như ở Lâm Đồng) và một phần ở Gia Lai. Chè búp thu hoạch được đem chế biến tại các nhà máy chè Biển Hồ (Gia Lai) và B’lao (Lâm Đồng). Tây Nguyên là vùng trồng cao su lớn thứ hai trong nước (sau Đông Nam Bộ). Cao su được trồng chủ yếu ở tỉnh Gia Lai và tỉnh Đắc Lắc, tại những vùng tránh được gió mạnh. Dâu tằm: Tây Nguyên còn là vùng trồng dâu, nuôi tằm tập trung lớn nhất nước ta. Trong số 54 địa phương cả nước thì không nơi nào trồng nhiều dâu tằm như Lâm Đồng. Khí hậu Lâm Đồng, đặc biệt là vùng Bảo Lộc  thích hợp cho việc nuôi tằm lưỡng hệ quanh năm. sản lượng tơ các loại đạt 2 ngàn tấn, sản xuất 600-650 ngàn hộp trứng giống (2000) và sau năm 2000 đạt 42-50 ngàn ha, sản lượng tơ đạt 4,2 - 5 ngàn tấn. Địa bàn phân bố chủ yếu vẫn ở Lâm Đồng chiếm 70% diện tích toàn vùng, Đắk Lắk chiếm 24-25%. Điều: Diện tích điều toàn vùng hiện có khoảng 20 nghìn ha tập trung chủ yếu ở Lâm Đồng và Đắc Lắc. Năm 2005, diện tích cây điều ở Lâm Đồng đạt 11.000 ha, sản lượng hạt 4.833 tấn.Diện tích trồng cây điều tại Đắc Lắc là 9 nghìn ha với sản lượng hạt 4.700 tấn. Hồ tiêu: Sản lượng hồ tiêu những năm vừa qua đã đạt trên 7 nghìn tấn mỗi năm, chiếm gần 18% sản lượng hồ tiêu của cả nước, trong đó xuất khẩu được gần 200 tấn. Cây tiêu được trồng chủ yếu trong đất thổ canh thổ cư, diện tích tiêu phát triển tương đối khá. Hồ tiêu Tây Nguyên được trồng nhiều ở Đắc Lắc, hiện nay Đắc Lắc là tỉnh có diện tích và sản lượng hồ tiêu đứng thứ hai trong số 54 địa phương của cả nước. b. Khai thác và chế biến lâm sản GTây Nguyên là vùng có diện tích rừng và đất rừng lớn nhất trong cả nước. Trong đó diện tích rừng ở Đắc Lắc- Đắc Nông lớn nhất, theo sau là Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng. Tỷ trọng rừng của mỗi địa phương trong tổng diện tích rừng của cả nước lần lượt là : 13,15%; 8,2%; 6,97% và 5,85%. Giá trị rừng tự nhiên của Tây Nguyên đạt tới trên 2791,36 tỷ đồng chiếm gần 26,9% tổng giá trị rừng tự nhiên của cả nước. Trong đó, Gia Lai là 721,35 tỷ đồng chiếm 7,6%; Kon Tum 556,05 tỷ đồng chiếm 6,2%; Đắc Lắc- Đắc Nông 912,6 tỷ đồng chiếm 10% cuối cùng là Lâm Đồng 426,9 tỷ đồng chiếm 4,4%. Trữ lượng gỗ rừng Tây Nguyên là 289319,6 nghìn m³, chiếm trên 44% trữ lượng gỗ rừng tự nhiên của cả nước. Trong đó, Đắc Lắc-Đắc Nông 98046,7 nghìn m³; Gia Lai 81653,9 nghìn m³; Kon Tum 59192,6 nghìn m³. Tuy nhiên, do sự suy giảm tài nguyên rừng nên sản lượng khai thác không ngừng giảm, từ 600 – 700 nghìn m³ vào cuối thập kỉ 80 - đầu thập kỉ 90, nay chỉ còn khoảng 200 - 300 nghìn m³/năm Tây Nguyên có hàng chục lâm trường và các liên hiệp lâm–nông–công nghiệp lớn nhất nước ta: Liên hiệp lâm–nông–công nghiệp Kon Hà Nừng (tỉnh Gia Lai), Liên hiệp lâm–nông–công nghiệp Ea súp (tỉnh Đắc Lắc) và Liên hiệp lâm–nông–công nghiệp Gia Nghĩa (tỉnh Đắc Nông). Các liên hiệp lâm – nông – công nghiệp không chỉ tiến hành khai thác rừng mà cả khoanh nuôi, trồng rừng, chế biến gỗ xẻ… Do sự suy giảm tài nguyên rừng nên sản lượng khai thác không ngừng giảm, từ 600 – 700 nghìn m3 vào cuối thập kỉ 80-đầu thập kỉ 90, nay chỉ còn khoảng 200 – 300 nghìn m3/năm. Trong những năm gần đây nạn phá rừng gia tăng, làm giảm sút nhanh lớp phủ rừng và trữ lượng các loại gỗ quý, môi trường sống của các loài chim thú quý bị đe doạ, mực nước ngầm về mùa khô tiếp tục hạ thấp. Phần lớn gỗ khai thác, được đem xuất ra ngoài vùng dưới dạng gỗ tròn chưa qua chế biến. Một phần đáng kể gỗ cành, ngọn chưa được tận thu. Do vậy, vấn đề đặt ra là phải ngăn chặn nạn phá rừng, khai thác rừng hợp lí đi đôi với khoanh nuôi, trồng rừng mới. Công tác giao đất, giao rừng cần được đẩy mạnh. Đồng thời cũng cần đẩy mạnh hơn nữa việc chế biến gỗ tại địa phương và hạn chế xuất gỗ tròn. c. Thủy điện Ngành thủy điện ở khu vực Tây Nguyên đã được khai thác từ rất sớm những năm 60, nhà máy thủy điện Đa Nhim (160000 kW) tại thuợng nguồn sông Đông Nai được xây dựng từ năm 1965, nhà máy thủy điện Đrây Hơlinh (12000 kW), Yaly đã đi vào hoạt động. Các công trình thủy điện được xây dựng tập trung ở thượng nguồn các con sông XêXan, Scrê-poc, sông Đông Nai, sông Ba…Thượng nguồn sông XêXan chỗ chảy qua khu vực Tây Nguyên đã có 6 công trình thủy điện lớn Yaly(700000kW), XêXan 3, Plei Krông, XeXan 3A, XêXan 4, thượng Kon Tum và nhiều công trình thủy điện vừa và nhỏ với tổng công suất là 8,5 tỉ KWH.Sông Đồng Nai tiềm năng thủy điện sau sông Đà xây dựng 16 nhà máy thủy điện với tổng công suất lắp máy gần 3000MW. Bên cạnh đó để đẩy mạnh khai thác hệ thống sông ngòi và đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng điện trong khu vực có ngày càng nhiều nhà máy thủy điện vừa và nhỏ được xây dựng tại các tỉnh. Với việc xuất hiện các công trình thuỷ điện, công nghiệp của vùng sẽ có điều kiện thuận lợi hơn để phát triển, trong đó có việc khai thác và chế biến bột nhôm từ nguồn bôxit rất lớn của Tây Nguyên. d.Dịch vụ Trong nhóm ngành dịch vụ thì du lịch là một tiềm năng lớn của Tây Nguyên.Du lịch ở Tây Nguyên mang tính chuyên môn hóa theo lãnh thổ cao mỗi khu vực có những hình thức thu hút khách du lịch riêng của mình dựa chủ yếu vào những lợi thế sẵn có của mỗi địa phương đó là những tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn.Ở Tây Nguyên có rất nhiều thắng cảng đẹp kết hợp với khí hậu mát mẻ rất thuận lợi để khách tham quan. Ngoài ra trên địa bàn Tây Nguyên có rất nhiều dân tộc cùng chung sống, mỗi dân tộc có những phong tục tập quán riêng như hội đâm trâu, cồng chiêng, các loại đàn đá, đàn tơ rưng, nhà rông…đang thu hút ngày càng nhiều khách du lịch trong nước cũng như khách quốc tế 2.Các ngành tổng hợp hóa a.Các ngành bổ trợ Ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản được xác định là có lợi thế cạnh tranh hàng đầu trong các ngành công nghiệp của nước ta.Ở Tây Nguyên, với nguồn nguyên liệu dồi dào tạo điều kiện để phát triển các ngành chế biến. Hằng năm, ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản đóng góp vào tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế, đã tăng hàng năm từ 16,5%, dịch vụ tăng 10%, giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng 15%...Từ chỗ là một thị trường bó hẹp mang tính tự cung tự cấp, đến nay, sản phẩm hàng hóa Tây Nguyên đã có mặt trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt từ 1,5- 1,7 tỷ USD, tăng bình quân hàng năm từ 6,5-7%. ●Ngành công nghiệp chế biến cà phê Với tiềm năng và vị thế của vùng, đã hình thành các cơ sở chế biến cà phê với 3 phương pháp chủ yếu là chế biến khô, chế biến ướt, chế biến bán ướt.Tây Nguyên hiện nay đã có hơn 12 nhà máy chế biến cà phê với tổng công suât trên 350.000 tấn/năm và nhà máy chế biến cà phê của Trung Nguyên đang là nhà máy lớn nhất Đông Nam Á hoạt động hết công suất. Sản lượng cà phê ngày càng gia tăng: sản lượng bình quân mỗi năm của Tây Nguyên là gần 1 triệu tấn. Sản phẩm chủ yếu là cà phê nhân xuất khẩu, cà phê rang xay và cà phê hoà tan. Cà phê xuất khẩu chiếm tới 90% cà phê của cả nước. Công nghiệp chế biến cà phê góp phần đưa cà phê trở thành mặt hàng thiết yếu xuất khẩu ra ngoài vùng không những đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài đem ngoại tệ về cho vùng. Đồng thời góp phần đưa Việt Nam đứng hàng thứ hai trên thế giới về sản lượng cà phê nhân ra thị trường thế giới. Năm 2007, nước ta xuất khẩu khoảng 900.000 tấn cà phê với kim ngạch đạt gần 1,5 tỷ USD trong đó cà phê của Đác Lắc chiếm hơn 50% sản lượng. Niên vụ 2006- 2007 vừa qua, sản lượng cà phê Đắc Lắc đã thu hoạch được 435.000 tấn cà phê nhân. 9 tháng đầu năm 2007, kim ngạch xuất khẩu của Đắc Lắc đạt giá trị kim ngạch 479 triệu USD Tuy vậy, chất lượng cà phê còn kém dẫn đến tình trạng chất lượng cà phê không đồng đều khiến cho giá xuất khẩu cà phê của nước ta thấp hơn 10% so với giá các sản phẩm cùng loại trên thế giới như: Brazil, Indonesia…Nguyên nhân là do có đến 95% việc thu hái cà phê xanh ( tỉ lệ quả xanh thu hái là 50-70%). Theo kết quả nghiên cứu của viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm Nghiệp Tây Nguyên cho thấy, nếu hái xanh sản lượng sẽ mất là 24,4% và nó sẽ ảnh hưởng đến phương pháp chế biến ướt là phương pháp tối ưu hiện nay. ●Ngành công nghiệp chế biến mủ cao su Hiện nay, ở Tây nguyên có 7 nhà máy chế biến mủ cao su với công suất là 10.000 tấn sản phẩm/năm. Năm 2006, sản lượng cao su của Tây Nguyên là 81.000 tấn chiếm 17,1 % sản lượng của cả nước. -Gia Lai: Hiện nay toàn tỉnh đã xây dựng được 8 nhà máy chế biến mủ cao su với công suất 40.000 tấn mủ cốm/năm. -Đắc Lắc: Nhiều nhà máy chế biến mủ cao su được xây dựng ở vùng nguyên liệu rộng lớn như Đắc Hà, Đắc Tô và thị xã Kon Tum, đảm bảo chế biến mủ cho gần 10.000 ha cao su đang trong thời kỳ khai thác. Tổng công suất chế biến của các cơ sở này khoảng 10.000 tấn mủ (mủ tờ và mủ cốm)/năm. ●Ngành chế biến gỗ xuất khẩu Ở Tây nguyên, có 14 xí nghiệp chế biến quốc doanh với tổng công suất 64.640m3 sản phẩm/năm; có gần 500 cơ sở, nhà máy chế biến với năng lực mỗi năm khoảng 73000 m3 gỗ xẻ, 700 m3 ván ép, 3500 m3 tinh chế, 900 tấn đũa tre trong đó có nhà máy ván ép MDF Gia Lai lớn nhất Đông Nam Á. ●Ngành chế biến chè Chè được trồng chủ yếu trên các cao nguyên cao hơn (như ở Lâm Đồng) và một phần ở Gia Lai. Hiện Tây Nguyên có 5 nhà máy chế biến chè quốc doanh với tổng công suất gần 80 ngàn tấn. Sản lượng chè của Tây Nguyên ngày càng gia tăng. Năng suất chè ở Lâm Đồng cao hơn hẳn năng suất trung của toàn quốc sản lượng búp tươi là 157.165 tấn trong đó qua chế biến công nghiệp 135.000 tấn và đạt sản lượng 30.000 tấn chè khô. Các sản phẩm chè chủ yếu hiện nay là chè xanh, chè đen, chè ôlong. Các doanh nghiệp chế biến chè đã dần dần thay thế các dây chuyền công nghệ cũ bằng các trang thiết bị công nghệ hiện đại của Liên Xô, Đài Loan và tự sản xuất trong nước. Hầu hết các hệ thống thiết bị đảm bảo tính đồng bộ để sản xuất ra sản phẩm mong muốn. Các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài có công nghệ thuộc loại trung bình tiên tiến, thiết bị mới, tỷ lệ thành phẩm xuất khẩu đạt tới khoảng 95%.Chè của Lâm Đồng đã đến với nhiều quốc gia trên thế giới, chủ yếu tại các khu vực: Trung Đông, Đông Âu và Châu Á-Thái Bình Dương. ●Ngành công nghiệp chế biến tơ tằm Tây nguyên hiện có các nhà máy ươm tơ dệt lụa với công suất 795 tấn tơ và 2 triệu mét lụa. Năm 2000, sản lượng tơ của cả vùng Tây Nguyên là 300 tấn tơ và dệt 240 ngàn mét lụa. Bảo Lộc là thủ phủ của ngành dâu tằm tơ, có các nhà máy chế biến tơ tằm, ươm tơ dệt lụa nổi tiếng như nhà máy se tơ dệt lụa tơ tằm Á châu. Có 4 nhà máy ươm tơ với công suất 920 tấn tơ/năm; 3 xí nghiệp dệt lụa với tổng công suất 3 triệu m/năm (trong đó có 2 xí nghiệp liên doanh với nước ngoài); 1 xí nghiệp may mặc từ sản phẩm lụa tơ tằm với công suất: 200.000 sản phẩm/năm; 2 cơ sở xe tơ với công suất bình quân 20 tấn tơ xe/1 nhà máy. Năng lực ươm tơ, dệt lụa trên địa bàn Bảo Lộc chiếm 90% tổng năng lực chế biến chung của tỉnh Lâm Đồng. Ngoài ra, ở Tây nguyên còn có các ngành công nghiệp chế biến khác như: 5 nhà máy đường, tổng công suất 10.000 tấn sản phẩm/năm. 5 nhà máy chế biến tinh bột sắn, 2 nhà máy chế biến bông vải… ●Nhận xét -Hầu hết các nhà máy chế biến nông sản đã có mặt ở mọi vùng của Tây Nguyên và xây dựng được vùng nguyên liệu, tạo đà phát triển nông nghiệp chất lượng cao cho các tỉnh trong vùng. -Công tác quy hoạch phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản còn kém -Tỷ trọng công nghiệp chế biến một số nông lâm sản còn thấp hơn so với nguyên liệu -Việc đa dạng hóa và tận dụng nguyên liệu chế biến còn ở trình độ thấp, sản phẩm chủ yếu là sơ chế. -Sử dụng nhiều thiết bị cũ , trình độ công nghiệp thấp so với khu vực và các nước khác trên thế giới , nguồn nguyên liệu nhiều nhưng không đạt hiệu quả cao dẫn đến năng suất còn thấp. b. Các ngành phục vụ ●Ngành chăn nuôi, thuỷ sản Ngành chăn nuôi: Phát huy thế mạnh của khu vực có lợi thế về điều kiện tự nhiên, đồng cỏ, nguồn nguyên liệu chế biến thức ăn gia súc phong phú, trong vài năm trở lại đây, nhất là từ năm 2001 đến nay, ngành chăn nuôi của các tỉnh Tây Nguyên đã có những bước phát triển mới, nâng dần tỷ trọng trong sản xuất nông nghiệp (tỷ trọng ngành chăn nuôi trong nông nghiệp đã chiếm 10,7%, còn thấp nhiều so với cả nước). Hiện nay, các tỉnh Tây Nguyên đã có tổng đàn bò trên 747.900 con, tăng 21,21% so cùng kỳ này năm ngoái và cao hơn so với tăng trưởng chung toàn quốc là 17,5%, đàn trâu 79.025 con, tăng gần 10%, tổng đàn dê, cừu 116.100 con, tăng 81,8% so cùng kỳ năm ngoái. Các tỉnh Tây Nguyên hiện cũng có tổng đàn lợn gần 1,4 triệu con, 7,8 triệu con gia cầm và 272.194 đàn ong (chiếm 40,08% tổng đàn, và 64,5% sản lượng mật của cả nước) . Tuy nhiên, theo đánh giá của Cục Chăn nuôi, chăn nuôi các tỉnh Tây Nguyên vẫn còn nhiều tồn tại như chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán, quảng canh chiếm tỷ lệ cao, năng suất chăn nuôi còn thấp. Các tỉnh Tây Nguyên có sự chuyển biến tích cực về tổ chức sản xuất trong chăn nuôi (từ tự cung tự cấp sang qui mô tập trung) và cơ cấu giống (chuyển đổi từ những giống địa phương, giống truyền thống sang chăn nuôi bằng các giống mới ngoại nhập, giống lai cho năng suất, chất lượng thịt cao. Hiện nay, các tỉnh Tây Nguyên đã phát triển hàng ngàn trang trại chăn nuôi bò, trâu, lợn, dê với qui mô mỗi trang trại từ 100 con trở lên, trong đó, riêng bò có 919 trang trại. Tỉnh Đắc Lắc có 300 trang trại chăn nuôi bò và hàng ngàn gia trại chăn nuôi lợn, gà, vịt...Các tỉnh Tây Nguyên trước đây hàng năm phải nhập lợn thịt, lợn giống...thế nhưng, trong vài năm trở lại đây không những đảm bảo nhu cầu tiêu dùng cho người dân tại địa phương, mà mỗi năm, ngành chăn nuôi các tỉnh trong khu vực còn cung ứng cho thị trường các tỉnh duyên hải miền Trung, thành phố Hồ Chí Minh hàng chục ngàn tấn thịt hơi. Riêng tỉnh Đắc Lắc, mỗi năm xuất bán cho các doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh từ 30.000 tấn thịt lợn, bò, trâu… Ngành thuỷ sản: Diện tích nuôi trồng thủy sản ở vùng Tây Nguyên biến động thất thường nhưng sản lượng cá nuôi tăng nhanh, đạt tốc độ bình quân 23% năm. Sản lượng nuôi cá ao chiếm trên 70% sản lượng cá nuôi của vùng, năng suất bình quân nuôi cá ở ao 4,5 tấn/ha, cao hơn nhiều vùng khác trong nước. Nghề nuôi cá ở hồ chua và hồ tự nhiên gặp nhiều khó khăn trong khâu quản lý, bảo vệ cá nuôi và tiền vốn đầu tư cá giống. ●Ngành công nghiệp cơ khí Ngành công nghiệp cơ khí đã chế tạo ra nhiều loại máy móc chuyên dùng ,phục vụ sản xuất nông nghiệp từ khâu làm đất, tưới tiêu nước đến khâu thu hoạch và chế biến nông lâm phẩm Tây nguyên là vùng có tỉ lệ sử dụng máy nông nghiệp cao nhất so với cả nước. Các loại máy móc và công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp như: máy kéo MTZ, các loại chảo cày, lưỡi xới đất, máy phay đất, dàn cày từ 3 đến 7 chảo liên hợp với máy kéo 50 HP , máy cày lắp động cơ diezen 12 sức ngựa, bơm nước ly tâm, cày lên luống, cày chăm sóc, bừa 37 chảo cho các vùng chuyên canh cây công nghiệp, máy gặt đập liên hợp… Các loại máy và công cụ này thích hợp với đồng đất và tập quán canh tác của Tây Nguyên. Có nhiều loại máy phục vụ thu hoạch và sơ chế cà phê xuất khẩu như: máy phân loại cà phê theo khối lượng riêng các loại hạt rời khác nhau (3 cỡ hạt), tổng phân loại cà phê theo 7 cỡ hạt, máy xát vỏ cà phê tươi, máy xát khô quả cà phê có công suất 1,4 tấn quả khô/giờ, máy sấy quay hạt cà phê, máy lau bóng hạt cà phê nhân công suất 1,2 tấn/giờ... Nhờ có thêm các loại máy này, những người trồng và kinh doanh cà phê đã thu hoạch nhanh và sơ chế cà phê đảm bảo chất lượng đạt chỉ tiêu xuất khẩu cao, tăng hiệu quả kinh tế. Trong việc trồng và chế biến bông có các loại máy làm sạch bông hạt bằng cách tách tạp chất, làm tơi sơ bộ bông còn hạt, máy cán bông bằng đĩa răng cưa công suất 1,6 tấn bông hạt ca, máy cán kiểu trục da có công suất 0,4 tấn/ca, máy phân loại hạt bông bằng khí động, máy ép dầu hạt bông. Tây Nguyên có công ty cơ khí A74 thuộc Tổng Công ty Máy và Thiết bị công nghiệp đã liên tục duy trì và phát triển mạnh các sản phẩm cơ khí phục vụ nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu.Đây là công ty cơ khí chiếm được thị phần lớn trong vùng Tây Nguyên. Ngoài ra ,công nghiệp cơ khí sản xuất phụ tùng thay thế và các mặt hàng kim khí tiêu dùng cho nhân dân, đặc biệt là đồng bào các dân tộc vùng xa, vùng cao. Các ngành phục vụ đã mang lại những kết quả nhất định góp phần thúc đẩy nền kinh tế của các tỉnh Tây Nguyên, các thành phần kinh tế khác cùng phát triển, tạo công ăn việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cho xã hội, tăng tích luỹ ngân sách, giúp cho một bộ phận đồng bào các dân tộc xoá đói giảm nghèo. II. Cơ cấu lãnh thổ: Sự phân bố của các ngành chuyên môn hoá ( Lan) *Ngành trồng cây công nghiệp: -Cây công nghiệp lâu năm: +Cây cà phê: Cà phê được trồng tập trung chủ yếu ở cao nguyên Đắc Lắc chiếm 170 nghìn ha trên tổng số 290 nghìn ha của cả vùng với mức sản lượng 264 nghìn tấn chiếm 72,5% sản lượng của cả vùng năm 1999. Sở dĩ cà phê được trồng tập trung chủ yếu ở Đắc Lắc do đây là một cao nguyên bazan rộng lớn có nhiệt độ trung bình từ 20-300C.Ngoài ra ở đây còn có hai mùa mưa và mùa khô rõ rệt đây vốn là những điều kiện rất tốt để cho sự sinh trưởng và phát triển của cây. Vùng chuyên canh cây cà phê lớn thư hai của Tây Nguyên là Gia Lai-Kon Tum năm 1994 có 6218 ha. +Cây cao su: Với đặc tính chỉ thích hợp ở những nơi có nhiệt độ từ 25-30oC cần nhiều ánh sáng, khả năng chịu gió mạnh kém, cao su được trồng chủ yếu ở phía tây nam tỉnh Gia Lai.Ngoài ra Đắc Lắc cũng là một vùng chuyên canh cao su lớn. Hiện nay diện tích trồng cao su đã đạt 40000 ha và có xu hướng ngày càng tăng. +Cây chè: Chè là cây có nguồn gốc ôn đới.Chè được trồng tập trung trên những cao nguyên Bảo Lộc thuộc tỉnh Lâm Đồng. Đến năm 1999, diện tích trồng chè ở Tây Nguyên đã đạt khoảng 8000 ha thì Lâm Đồng là 45000 chiếm 56,25%.Ngoài ra chè cũng được tập trung trồng ở cao nguyên Gia Lai, Kon Tum. - Cây công nghiệp hàng năm: +Cây dâu tằm: Lâm Đồng là vùng chuyên canh cây dâu tằm lớn nhất cả nước.Diện tích trồng dâu tằm ở đây chiếm tới 94% diện tích toàn khu vực với mức sản lượng chiếm 84%. +Cây bông : hiện nay được trồng nhiều ở Đắc Lắc. Theo số liệu thống kê năm 2002, diện tích trồng bông của tỉnh Đắc Lắc là 16600 ha chiếm 48% diện tích của cả nước. + Cây mía: Mía đang được đẩy mạnh trồng khắp Tây Nguyên nhưng nhiều nhất vẫn là ở Kon Tum, Gia Lai. Đến năm 1999, diện tích trồng mía của cả vùng đạt 15000 ha và vẫn có xu hướng tăng lên trong thời gian sắp tới. *Khai thác và chế biến lâm sản: Hiện nay ở Tây Nguyên có hàng chục lâm trường và có liên hiệp lớn nhất cả nước đó là liên hiệp Kon-Hà-Nừng thuộc Gia Lai, liên hiệp Easup ở Đắc Lắc, Gia Nghĩa ở huyện Đăc Nông và tại các thị xã.Các liên hiệp này không chỉ tiến hành khai thác mà còn trồng rừng và khoanh rừng. *Khai thác thủy năng: Tỉnh Lâm Đồng đã xây dựng được 45 nhà máy thủy điện cỡ vừa và nhỏ so với tổng số 239 nhà máy thủy điện trên toàn quốc với tổng công suất là 288,2 MW chiếm 18,95%tổng công suất toàn quốc. Tỉnh Đắc Lắc, theo đánh giá của cơ quan chuyên môn tại đây có tới 101 vị trí có thể cho phép xây dựng trạm thủy diện vừa và nhỏ. Đến cuối năm 2006 tại đây đã đưa và khai thác 20 trạm thủy điện với tổng công suất là 15000 KW bằng 17% tổng công suất thủy điện nhỏ toàn quốc . *Dịch vụ: Đà Lạt là một điểm du lịch lớn với những phong cảnh đẹp thu hút nhiều khách đến thăm, hay nhà máy thủy diện Yaly nơi có nhưng thác nước hùng vĩ cũng là nơi được rất nhiều khách thăm quan. 2.Sự phân bố của ngành tổng hợp hoá ( Thảo) a. Sự phân bố của các ngành bổ trợ ●Chế biến cây công nghiệp Công nghiệp chế biến cây cà phê Buôn Ma Thuột được coi là "thủ phủ cà phê" của Việt Nam do ở đây cây cà phê chiếm giữ một vị trí độc tôn và cà phê đã góp phần đưa Buôn Ma Thuột từ vị trí một thị xã tỉnh lẻ cao nguyên trở thành một thành phố sầm uất. Đắc Lắc cũng là tỉnh chế biến cà phê nổi tiếng. Năm 2007, cả nước xuất khẩu khoảng 900.000 tấn cà phê với kim ngạch đạt gần 1,5 tỷ USD, tron._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc10006.doc
Tài liệu liên quan