Website khu du lịch Cao Bằng

Lời nói đầu Trong cuộc sống hiện đại hiện nay, nếu bạn trễ một phút là có thể bạn đã mất một ngày công hoặc hơn thế nữa . Thông thường trong bất kỳ một ngành nào thì thời gian vô cùng quý giá. Ngày nay, tin học đã có những bước tiến nhanh chóng về ứng dụng của nó trong mọi lĩnh vực của cuộc sống trên pham vi toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng . Tin học được người ta quan tâm và nhắc đến nhiều hơn bao giờ hết vì nó là một phần không thể thiếu trong cuộc sống văn minh ngày nay, góp ph

doc76 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1495 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Website khu du lịch Cao Bằng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ần đẩy nhanh công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tiến đến nền kính tế tri thức . Máy vi tính cùng với những phần mềm là công cụ đắc lực giúp bạn quản lý, tổ chức, sắp xếp và xử lý công việc một cách nhanh chóng và chính xác . Ngoài ra máy tính còn cung cấp cho bạn một thông tin vô cùng phong phú từ mạng Internet, phục vụ thiết thực cho việc tra cứu, học tập, làm việc cũng như giải trí . Mỗi ngày học thêm được một điều là cảm thấy cuộc sống ý nghĩa hơn . Trong bài báo cáo bao gồm 6 chương như sau : Chương I : Tổng quan về Cao Bằng Chương II : Tổng quan về Mạng Internet Chương III : Tổng quan về Website Chương IV : Giới thiệu về FrontPage 2000 Chương V : ứng dụng đồ hoạ trong website Chương VI : Thiết kế bằng FrontPage Mặc dù đã rất cố gắng cho phần viết của mình, xong những sai xót là không thể tránh khỏi. Kính mong thầy cô chỉ bảo và giúp đỡ cho em trong báo cáo cũng như trong những bài viết về sau. Em xin chân thành cảm ơn . Chương I: tổng quan về cao bằng Được thiên nhiên ưu đãi và ban tặng cho nước non Cao Bằng nhiều danh lam, thắng cảnh tuyệt đẹp như thác Bản Giốc , động Ngườm Ngao, hồ Thang Hen và đỉnh núi Phja Oắc hùng vĩ. Địa thế với núi rừng hùng vĩ và hiểm trở đã được các thế hệ người Việt Nam chọn làm căn cứ kháng chiến chống giặc ngoại xâm như di tích thành nhà Mạc, di tích lịch sử Pác Bó nơi Bác Hồ về nước sau 30 năm bôn ba ở nước ngoài. Khu rừng Trần Hưng Đạo, nơi thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. Núi Báo Đông nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp ra mặt trận chỉ đạo chiến dịch Biên giới năm 1950 . Con người Cao Bằng thật thà, mến khách với nhiều lễ hội văn hoá truyền thống đặc sắc của dân tộc. Tất cả thiên nhiên, con người và văn hoá các dân tộc Cao Bằng hoà quyện với nhau tạo nên một Cao Bằng hùng vĩ hiểm trở thơ mộng mượt mà làm ngất ngây lòng người . Từ xa xưa người Cao Bằng thiết tha mời gọi du khách đến với Cao Bằng. “ Nàng về nuôi cái cùng con Để Anh đi trẩy nước non Cao Bằng”. Với 311 km đường biên giới có các cửa khẩu Tà Lùng, Hùng Quốc, Sóc Hà và các cặp chợ biên giới, nhân dân Cao Bằng đang phát huy nhưng tiềm năng lợi thế để phát triển kinh tế, kinh tế đối ngoại . Đến với Cao Bằng bạn sẽ thấy Cao Bằng đang từng bước chuyển mình qua sự giao lưu thương mại – Du lịch với nước bạn Trung Quốc I – Ví trí địa lý Cao Bằng là tỉnh miền núi vùng cao biên giới nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam, giáp với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) về phía Bắc, Tuyên Quang và Hà Giang về phía Tây, và Bắc Kạn và Lạng Sơn về phía Nam . Thị xã Cao Bằng cách thủ đô Hà Nội 286 km về phía Bắc. có tổng diện tích tự nhiên rộng 6.690km2, dân số trên 500.000 người . Cao Bằng có 13 huyện, thị với 189 xã, phường, thị trấn . 1 – Lịch sử truyền thống Cao Bằng là miền đất địa đầu Tổ quốc đã có từ rất lâu đời . Trải qua quá trình hình thành và phát triển, tỉnh Cao Bằng đã có một bề dày truyền thống lịch sử và văn hoá rất đáng tự hào và trân trọng. Lịch sử truyền thống của Cao Bằng gắn liền lịch sử truyền thống dân tộc Việt Nam từ những ngày đầu dựng nước và giữ nước. Cuộc chiến đấu đầu tiên của nhân dân Âu Lạc bảo vệ Tổ Quốc, trong đó có nhân dân Cao Bằng chống quân xâm lược nhà Tần do Thục Phán đứng đầu đã đấu tranh giành thắng lợi .  2– Một số phong tục tập quán các dân tộc ở Cao Bằng Đồng bào các dân tộc ở Cao Bằng có tấm lòng chân thành, cởi mở và vô cùng hiếu khách nhưng bạn cần biết một vài phong tục, tập quán để tránh các điều kiêng kỵ khi đến thăm các làng bản, nhà đồng bào các dân tộc. Đây là một số điều kiêng kỵ của các dân tộc Cao Bằng Khi vào nhà, bạn cần quan sát kỹ nếu thấy ở cửa nhà, đầu cầu thang có cắm một cành lá xanh( cành bưởi ) đó là dấu hiệu không muốn người lạ vào nhà . Trong nhà, bàn thờ thường để ở giữa gian nhìn ra cửa chính, có nơi đặt đầu hồi. Bạn cần tránh đến gần, không được đặt các vật dụng, không được sờ tay lên các đồ thờ cúng. Khi ngồi, không được quay lưng vào nơi linh thiêng ấy, nhất là nữ giới . Người Nùng thường đặt ống hương ở ngoài sân để cúng phi hang chàn ( ma gần sàn) và để cúng người bị chết bên ngoài (phi thai mật) . Người tay có tục thờ phi phíng phiầy (ma bếp lửa) . Kiêng việc to tiếng cãi lộn bên bếp lửa . Trong dịp Tết nguyên đán, người Mông kiêng cầm dao, kéo giết, mổ gia súc. Mọi người quan niệm rằng nếu không kiêng như vậy thì sẽ có nhiều điều chẳng lành, không may xảy ra đối với gia đình mình . Người Dao thường mời thầy cúng khấn vái trời đất, ông bà, tổ tiên, cầu cho mưa thuận, gió hoà, sinh sôi nảy nở. Đây là nghi lễ tết quan trọng . Trong thời gian làm lễ (một ngày, một đêm ) kiêng không cho người lạ vào nhà . Thường ở mỗi cánh đồng người ta lập một miếu thờ thấn Nông , người tày gọi là thiêng Slấn. Thiêng Slấn thường được dựng ở gần rừng có nhiều cây cổ thụ, có mỏ nước . Đồng bào kiêng bẻ cây, chặt cây, làm ồn ở gần thiêng slấn . Người ta cho rằng nếu làm một cái gì đó ở gần thiêng slấn thì sẽ bị ma bắt và ốm có thể bị chết là do ma bắt . 3– Các ngày tết ở các dân tộc Cao Bằng Bao gồm có các ngày tết như sau : Tết nguyên đán : Là ngày tết lớn nhất trong năm, tính từ 30 tháng Chạp đến mùng 3 tháng Giêng âm lịch . Đồng bào dân tộc Tày, Nùng rất coi trong cái tết và chuẩn bị rất chu đáo, kỹ lưỡng cho ngày Tết . Tết của người Mông : Trong một năm người Mông thường ăn tết hai lần hai cái tết lớn đó là tết đón năm mới và tết mùng 5 tháng 5 . Tết của người Dao : Là ngày lễ cúng thóc giống, một bó lúa, công cụ sản xuất, hình người, hình mặt trời ... Đều được làm bằng giấy và đặt trước bàn thờ tổ tiên . Sau đó, chủ nhà hoặc mời thầy cúng đến khấn vái trời đất, ông bà tổ tiên xin cho mưa thuận, gió hoà, được mùa, sinh sôi nảy nở, con cháu ấm no ... Trong thời gian làm lễ (một ngày một đêm), người ở ngoài trời không được vào nhà và người nhà cũng không được đến nhà người khác . Tết Đắp nọi : Theo nghĩa của người tày có nghĩa là Tết nguyên đán nhỏ. Đồng bào ăn Tết cuối tháng Giêng âm lịch . Đây chính là cái tết tiễn đưa tháng Giêng . Tết Thanh Minh : Được tổ chức vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch, cả ngày cả nhà hoặc cả họ hàng cùng nhau đi sửa sang lại mộ mả của tổ tiên Tảo mộ là thể hiện lòng tưởng nhớ , biết ơn công đức của người đã mất . Vì vậy, con cháu dù ở xa đến đâu chăng nữa cũng đều thu xếp để về tảo mộ tổ tiên . Tết Đoan Ngọ : Được tổ chức vào mùng 5 tháng 5 âm lịch, còn gọi là Tết giết sâu bọ. Rượu nếp, bánh gio, và hoa quả đầu mùa là những món ăn không thể thiếu trong dịp tết này . Tết khoăn Vài : Được tổ chức vào mùng 6 tháng 6 âm lịch . Tết này có nghĩa là thu vía trả công cho trâu, bò, và trẻ em mục đồng sau khi cày kéo làm xong vụ mùa. Sáng sớm hôm ấy, mỗi đứa trẻ chăn trâu được người nhà chuẩn bị cho một con gà giò luộc, một nắm xôi, một vài thứ hoa quả và đồ giải khát để đem theo khi đi chăn trâu . Những thứ đem theo ăn ấy phải dùng hết trong một ngày, một phần được chia cho trâu bò . Tết Rằm Tháng Bảy : Được tổ chức vào 15 tháng 7 âm lịch là cái tết lớn thứ 2 trong năm. Ngoài mục đích cúng tổ tiên, người Tày, Nùng còn coi đây là dịp cúng các vong hồn người không ai thờ cúng để hồn khỏi quấy rầy, xui khiến những điều không hay . Tết rằm tháng 7 cũng là dịp để các đôi vợ chồng cùng con cái về thắp hương và về thăm bà ngoại, tiếng dân tộc tày gọi là Pây tái . Lễ vật mang sang bên ngoại thường là một đến hai con vịt, rượu và bánh gai, và một số hoa qua khác nữa. Tết Trung Thu : ở nhiều địa phương, người Tày, Nùng làm lễ ăn cơm mới vào ngày rằm tháng 8. Những món ăn trong ngày Tết này chủ yếu là những sản phẩm tự cấy trồng được. Trong buổi lễ cơm mới, người ta còn tổ chức vui chơi cho trẻ em như đi rước đèn trung thu và còn tổ chức hát gò cho các cháu nhỏ. Tết cơm mới : Được tổ chức vào mùng 9 tháng 9 âm lịch . Đồng bào ăn tết này cũng khá to, song đặc biệt vào dịp này nhà nào cũng làm cốm (được làm bằng lúa non đầu mùa ) . Tết Đông chí : Trong tết này, người ta chỉ làm bánh coóng phù, rất thích hợp trong ngày giá rét nhất trong năm. II - Tiềm năng phát triển ở Cao Bằng Cao Bằng có 291340,22 ha rừng và đất rừng với độ che phủ trên 60 %, có nhiều chủng loại cây, quý hiếm, tài nguyên thiên nhiên phong phú trước đây có nhiều động vật quý như: Hổ, báo, gấu, khỉ, hươu, nai, vượn đen, lợn rừng, sơn dương,chó sói, cầy hương cũng như đầy đủ các loài chim sinh sống và phát triển . Rừng Căn cứ vào tác dụng để phân loại rừng Cao Bằng được phân thành 3 loại : Rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất, mỗi loại rừng có đặc điểm và tác dụng riêng . Rừng đặc dụng : 58.351 ha Rừng mô phỏng : 382.075 ha Rừng sản xuất : 84.227 ha Thực vật Nói chung thảm thực vật Cao Bằng phong phú từ loài đến họ, bộ. Có loài quý hiếm của rừng nhiệt đới như : Ngũ gia bì gai, Mã đầu linh, Đinh, lát, Nghiến, re hương, đắng sâm, táo mèo, hà thủ ô, trai, Thủy, Cẩm, tam thất, Dẻ tùng sọc, hoàn đàn, bối cốt toái . Nơi núi cao có một số loài ôn đới trong đó có du sam, thông tre là loài quý hiếm . Những loài quý hiếm ở việt Nam đều có ở Phja Oắc ( Nguyên Bình) có : Hoàng đàn, Du sam, thông Hành, thông tre. Những loài cây trên nằm trong nhóm gỗ tốt, màu sắc đẹp có giá trị sử dụng cao thường được dùng làm các mặt hàng mỹ nghệ xuất khẩu, nên bị khai thác thức kiệt quệ, một số loài đang có nguy cơ tuyệt chủng như hoàng đàn, du sam chỉ còn tồn tại ở Phja Oắc ( Nguyên Bình) và tỉnh Sơn La. Thực vật ở Cao Bằng có vào những đặc sản của chính như : Trúc cần câu, Trúc sào, Hồi, trầu,Dẻ ăn quả . Ngoài ra còn có những cây dược liệu như : Tam thất, Hà thủ ô đỏ, Kim tiền thảo, õ đầu ... Đặc biệt là chè đắng. Chè đắng Cây Chè đắng ( khống đinh trà) có tên khoa học llxe Kudincha C. J .T Seng là loài cây quý hiếm ở Cao Bằng. Mọc tự nhiên trên vùng núi đá vừa là chè uống vừa có tác dụng phòng chữa bệnh. Khố đinh trà từng là sản phẩm quý đế cống vua thời kỳ phong kiến Trung Quốc. Theo kết quả nghiên cứu của Trung Quốc và Viện Dược liệu – Vịêt Nam, lá chè đắng có các thành phần sau: Nhóm chất Saponin : Có tác dụng tăng lực, tăng cường miễn dịch cho cơ thể, kích thích thần kinh, hạ huyết áp, lợi tiểu . Chất Flavônid : Có tác dụng tăng độ bền vững mạch máu, giảm nguy cơ tai biến mạch máu não . Chất Carotenoid : Là chất để điều trị các khối u lành và ác tính. Hiện nay cây chè đắng là một trong những cây trồng mũi nhọn của tỉnh. Trong tương lai tỉnh sẽ xây dựng nhà máy chế biến chè đắng, để sản xuất nhiều loại dược liệu quý. Động vật : Động vật rừng có 58 loài, trong đó động vật quý hiếm có 44 loài, nhiều loài quý hiếm cần được bảo vệ đã có tên trong sách đỏ Việt Nam, đặc biệt là : Vượn đen ( Cao vít ) Hổ, Gấu, Nai, Sơn Dương Hương xạ, Gà lồi, Trĩ đỏ, kỳ đà ... Loài bò sát thương gặp như : Trăn, Rắn, Hố mang trì, Hố mang chúa có ở trong Thạch An, Hòa An, Nguyên Bình, Bảo lạc; Rắn cạp nong, Cạp nia, Rắn xanh sống ở vùng núi đất, núi đá, Ba Ba gai, Ba Ba trơn sống ở các sông, suối, sống dưới nước còn có rái cá, cùng với một số cá nước ngọt . III – Chợ phiên các huyện ở Cao Bằng Chợ phiên là ở vùng cao biên giới, nơi thưa dân và các bản làng nằm cách xa nhau. Nhiều bản làng chỉ có năm sáu nóc nhà. Do đó cuộc sống thường thiệt thòi thường nhật như khép kín. Vì thế đến chợ ngoài việc mua bán hàng hóa. Đây còn là nơi trao đổi thông tin, giao lưu tình cảm và nơi hẹn hò của lứa đôi . Chợ phiên thường được tổ chức năm ngày một phiên tính theo ngày âm lịch . Sau đây là một số ngày chợ ở các huyện như sau: Chợ ở Hòa An Chợ nước hai: Được họp vào ngày mùng 3 và mùng 8 Chợ Cao Bình : Được họp vào ngày mùng 5 và mùng 10 Chợ An lại: Được họp vào ngày mùng 3 và mùng 8 Chợ Nà Rị : Được họp vào ngày mùng 4 và mùng 9 Chợ Mỏ Sắt : Được họp vào ngày mùng 2 và mùng 7 Chợ tài Hồ Sìn : Được họp vào ngày mùng 3 và mùng 8 Chợ ở Hà Quảng Chợ Nà Giàng : Được họp vào ngày mùng 1 và mùng 6 Chợ Bản Giới : Được họp vào ngày mùng 5 và mùng 10 Chợ Sóc Hà : Được họp vào ngày mùng 2 và mùng 7 Chợ Nặm Nhũng : Được họp vào ngày 4 và mùng 9 Chợ Tồng Cọt : Họp vào ngày mùng 2 và mùng 7 Chợ ở Thông Nông Chợ Háng Tháng : Được họp vào ngày mùng 1 và mùng 6 Chợ Bó Gai ( chợ cần Yên ) : Được họp vào ngày mùng 2 và mùng 7 Chợ Táp Ná : Được họp vào ngày mùng 4 và mùng 9 Chợ ở Nguyên Bình Chợ huyện : Được họp vào ngày mùng 3 và mùng 8 Chợ Tính Túc : Được họp vào ngày mùng 5 và mùng 10 Chợ Nà Bao : Được họp vào ngày mùng 4 và mùng 9 Chợ Phai Khắt : Được họp vào ngày mùng 2 và mùng 7 Chợ PhJa Đén : Được họp vào ngày mùng 1 và mùng 6 Chợ ở Bảo Lạc Chợ huyện : Được họp vào ngày mùng 5 và mùng 10 Chợ Bản Bó : Được họp vào ngày mùng 4 và mùng 9 Chợ cốc Pàng :Được họp vào ngày mùng 4 và mùng 9 Chợ Đồng mu : Được họp vào ngày mùng 3 và mùng 8 Chợ lũng Pán : Được họp vào ngày mùng 5 và mùng 10 Chợ Hưng Đạo : Được họp vào ngày mùng 5 và mùng 10 Chợ Bảo Lâm Chợ huyện : Được họp vào ngày mùng 5 và mùng 10 Chợ Nà Pồng : Được họp vào ngày mùng 5 và mùng 10 Chợ Trà Lĩnh Chợ Trà Lĩnh : Được họp vào ngày mùng 4 và mùng 9 Chợ Bản Ngắn : Được họp vào ngày mùng 3 và mùng 8 Chợ Trùng Khánh Chợ huyện : Được họp vào ngày mùng 5 và mùng 10 Chợ Pò Tấu : Được họp vào ngày mùng 1và mùng 6 Chợ Pò Peo : Được họp vào ngày mùng 4 và mùng 9 Chợ Bản rạ : Được họp vào ngày mùng 4 và mùng 9 Chợ Đình Phong : Được họp vào ngày mùng 3 và mùng 8 Chợ Thông Huế : Được họp vào ngày mùng 2 và mùng 7 Chợ ở Quảng Uyên - Chợ huyện : Được họp vào ngày mùng 1 và mùng 6 Chợ Đống Đa: Được họp vào ngày mùng 5 và mùng 10 Chợ ở Phục Hòa Chợ Cát Linh : Được họp vào ngày mùng 4 và mùng 9 Chợ huyện : Được họp vào ngày mùng 3 và mùng 8 Chợ ở Hạ Lang Chợ huyện : Được họp vào ngày mùng 5 và mùng 10 Chợ Bằng ca: Được họp vào ngày mùng 3 và mùng 8 Chợ Thị Hoa : Được họp vào ngày mùng 4 và mùng 9 Chợ Thạch An - Chợ Huyện : Được họp vào ngày mùng 1 và mùng 6 - Chợ Nặm Nàng: Được họp vào ngày mùng 2 và mùng 7 Chợ Nà Cốc : Được họp vào ngày mùng 1 và mùng 6 IV - Điều kiện tự nhiên ở tỉnh Cao Bằng 1 - Ví trí địa lí Cao Bằng là tỉnh miền núi vùng cao biên giới nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam, giáp với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) về phía Bắc, Tuyên Quang và Hà Giang về phía Tây, và Bắc Kạn và Lạng Sơn về phía Nam . Thị xã Cao Bằng cách thủ đô Hà Nội 286 km về phía Bắc. Tỉnh Cao Bằng có diện tích đất tự nhiên là 6.690,72 km2, chiếm 2,12% diện tích cả nước và có số dân trên 500.000 người . Đáng chú ý là Cao Bằng có tuyến đường biên giới giáp Trung Quốc dài 311km. Trên tuyến đường biên giới này, nhiều cửa khẩu thông thương với tỉnh Quảng Tây đã được thiết lập . Trong đó, ba cửa khẩu chính đã được. Chính phủ cho phép mở cửa từ những năm đầu thập kỷ 90 đó là cửa khẩu quốc gia Tà Lùng ( Huyện Phục Hòa). Cửa khẩu Trà Lĩnh (huyện TRà Lĩnh ) Và cửa khẩu Sóc Giang ( Huyện Hà Quảng). trong những năm qua sự trao đổi giao lưu kinh tế thương mại – Du lịch giữa Cao Bằng với tỉnh QuảngTây qua các cửa khẩu này đã tăng đáng kể, góp phần tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương . 2 - Địa hình Địa hình Cao Bằng bị chia cắt bởi các dãy núi đá xen kẽ nút đất, tạo thành những vùng sinh thái khác nhau, đó là : Tiểu vùng núi đá vôi : Nằm ở phía Bắc và Đông Bắc, chiếm 32% diện tích đất tự nhiên của tỉnh và có độ cao trung bình là 700 – 1.00m.Với đặc điểm xen kẽ giữa các dãy núi đá vôi là thung lũng hẹp, tiểu vùng này có diện tích đất nông nghiệp thấp và luôn ở tình trạng thiếu nước . Tiểu vùng núi đất : Nằm ở Tây và phía Tây Nam ở độ cao trung bình là 700 – 1.000 m chiếm 18% diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Địa bàn bị chia cắt, có độ dốc lớn và bị xói mòn cao . Tiểu vùng đồi núi thấp : Là vùng chuyên tiếp giữa vùng núi cao với vùng đất bằng, ở độ cao trung bình 200 – 600 m và chiếm 38% diện tích tự nhiên . Đặc trưng của vùng đất này là thung lũng hẹp nằm xen kẽ giữa các dãy núi cao và có độ dốc lớn . Tiểu vùng bồn địa thị xã Cao Bằng Và huyện Hòa An : Chạy dọc sông Bằng, chiếm 12% diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Đây là vùng lúa lớn nhất của tỉnh . Điều kiện địa hình này gây trở ngại lớn trong việc phát triển kinh tế nói chung như thương mại, Du lịch nói riêng của tỉnh Cao Bằng,làm hạn chế việc mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng chi phí đầu tư,vận chuyển và các chi phí khác và hạn chế việc mở rộng thị trường. Tuy nhiên, về phương diện phát triển du lịch, địa hình Cao Bằng đặc biệt với các hang động có sức hấp dẫn với du lịch khách ( Hang Pác Bó, Núi các Mác, Động Ngườm Ngao, Ngườm Sập, Ngườm Lồm...) 3 Khí hậu Cao Bằng thuộc vùng nhiệt đới khí hậu gió mùa chí tuyến á nhiệt đới nên khí hậu nơi đây có những đặc trưng khác biệt với các tỉnh miền núi khác thuộc vùng Đông Bắc. Ngoài ra,Cao Bằng là cửa ngõ đón gió mùa Đông Bắc từ Trung Quốc tràn sang vào mùa đông và chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Nam vào mùa hè. Khí hậu ở Cao Bằng được chia làm thành 2 mùa rõ rệt, Mùa mưa và mùa khô Mùa mưa : Bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 9 hàng năm. Vào mùa này thường có gió mùa Đông Nam và chịu ảnh hưởng một phần nhỏ của gió mùa Tây Nam và có gió mùa Đông Bắc. Mùa khô : Kéo dài từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau. Mùa này khí hậu ôn đới mát mẻ, giá lạnh hay có sương mù , có vùng còn xuất hiện sương muối. Gió mùa Đông Bắc thường xuyên thổi đến gây khô và giá rét . Các tháng rét thường kéo dài từ tháng 12 đến tháng 2 Tỉnh Cao Bằng có lượng mưa tương đối thấp. Nhìn chung khí hậu Cao Bằng mát mẻ quanh năm có nhiều núi cao, phong cảnh thiên nhiên hữu tình nên rất thích hợp cho việc nghỉ ngơi, Du lịch. Đặc điểm khí hậu trên đã tạo cho Cao Bằng có lợi thế để hình thành các vùng sản xuất cây con phong phú đa dạng. Trong đó có những cây đặc sản như hạt dẻ, hồng không hạt, đậu tương có hàm lượng cao, thuốc lá, chè đắng ... V – Những lợi thế để phát triển ở Cao Bằng Ví trí của một tỉnh biên giới có 3 cửa khẩu lớn ( Tà Lùng, Trà Lĩnh, Sóc Giang ) là một trong những cơ sở quan trọng để phát triển thương mại, thị trường và lợi thế nổi bật nhất của tỉnh Cao Bằng trong hiện tại và tương lai sau này. Là một tỉnh vùng cao, tỉnh Cao Bằng là địa bàn được chính phủ ưu tiên về vốn và chính sách nhằm thúc đẩy mạnh quá trình phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Cơ sở hạ tầng đang được Nhà nước tập trung đầu tư xây dựng. Các tuyến đường Quốc lộ cũng như Tỉnh lộ được nâng cấp, nhựa hóa. Các tuyến đường giao thông đến trung tâm xã được xây dựng và từng bước hoàn thiện. Hệ thống thông tin liên lạc phát triển mạnh, điện thoại đang vươn tới các xã vùng sâu và xa ví dụ như xã Cần Yên Huyện Thông Nông tháng 4 vừa rồi mới phủ sóng và bây giờ mọi người có thể gọi điện thoại di động được một cách dễ dàng trong mọi lúc . Không chỉ ở Thông Nông còn các Huyện khác nữa . Điện lưới quốc gia đã đến tất cả các huyện,thị trong tỉnh và đang từng bước phát triển đến tất cả các xã. Cao Bằng là tỉnh khá giàu về tiềm năng khoáng sản cả về chủng loaị, trữ lượng và hàm lượng các khoáng sản . Điều đó cho phép Cao Bằng có thể phát triển mạnh các ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản . Tiềm năng đất đai của tỉnh Cao Bằng thuận lợi cho việc phát triển kinh tế lâm nghiệp với các sản phẩm từ rừng như hồi, quế, dẻ ăn hạt... Tiềm năng lớn về du lịch của Cao Bằng đã góp phần thúc đẩy phát triển thương mại và thị trường thông qua việc tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho các tầng lớp dân cư trong tỉnh . Đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa mang tính chất của lục địa núi cao với tiểu vùng có khí hậu á nhiệt đới đã tạo cho Cao Bằng có lợi thế để hình thành các vùng sản xuất cây con phong phú đa dạng, trong đó có những cây đặc sản như hạt dẻ, hồng không hột, đỗ tương có hàm lượng cao , thuốc lá,chè đắng ...  VI – Một số đặc sản của Cao Bằng Trong chuyến du lịch thăm Cao Bằng bạn có thể dễ dàng tìm thấy những món quà đặc sản của vùng cao như hạt dẻ Trùng Khánh vừa to, vừa thơm ngon, Lê Đông Khê có vị ngọt thanh và là loại lê ngon nhất ở Cao Bằng. Mận Bảo Lạc, Thịt lợn quay,vịt quay, Rượu rắn, rượu tắc kè, rượu ong, bánh cuốn trứng. Bánh khảo, táo mèo, ... Cao Bằng còn là vùng đất của những loài thảo dược quý có tác dụng chữa bệnh như chè đắng, chè dây, mật ong thơm ngon mang đậm hương hoa rừng và có giá trị dinh dưỡng cao . Đến Cao Bằng bạn cũng đừng quên thưởng thức món phở chua đặc trưng, món lẩu cá ở ngã ba sông ... Tất cả sẽ góp phần làm phong phú hơn nghệ thụât ẩm thực trong cuộc hành trình du lịch của bạn đi tìm khám phá mới trên mảnh đất vùng cao xa xôi mà bạn đã tới chắc chắn bạn sẽ học được rất nhiều điều thú vị mà bạn đã thắc mắc và áy náy đó là một điều rất thú vị mà ban đến với Cao Bằng của chúng tôi sẽ học được nhiều món ẩm thực . Đây là một số sản phẩm ẩm thực và cách chế biến như sau: Bánh coóng Phù : Bánh coóng phù người Tay được làm từ bột nếp có pha một tỷ lệ bột tẻ lấy nước ngâm khoảng 5 đến 6 tiếng để cho bột nở sau đó thì nắn thành từng cái một xong thì thả xuống nước xôi cho nó chín thì vớt lên, để ngâm vào nước lạnh, xong rồi vướt lên cho cạn nước ta cho đường phên vào, rồi cho gừng vào cho vị bùi của lạc nữa. Bánh coóng phù thường thì ăn vào ngày đông chí , hầu như nhà nào ở Cao Bằng đều làm bánh này để cúng tổ tiên vào những ngày đông giá lạnh ở Cao Bằng. Bạn đến Cao Bằng sẽ được thưởng thức món bánh coóng phù là vị ngọt của đường phên, vị cay ấm và thơm của gừng vị bùi của lạc và hương thơm của gạo trắng Cao Bằng sẽ làm tan biến giá lạnh sưởi ấm lòng người bạn không chỉ ăn một lần mà còn thích ăn nhiều hơn nữa và muốn ăn mãi . Bánh khẩu phảng : Được làm từ khẩu phảng là một loại cây to cao như một loại cao lương giống địa phương. Hạt cao lương thu hái được phơi khô, sau đó giã sàng, sảylấy phấn nhân sau đó ngâm gói thành bánh như kiểu bánh tét. Nhân được làm từ đỗ xanh bóc bánh có màu vàng nhạt ăn rất thơm và ngon. Bạn có dịp lên Cao Bằng sẽ được thưởng thức món bánh này lúc đó bạn sẽ biết ngon thơm của vị bánh. Pẻng Rày : Là bánh nếp nhân trứng kiến, bọc ngoài bằng lá vả non. Gạo nếp được ngâm, xay thành bột sau đó nặn bánh to bằng quả trứng gà, ép mỏng, cho trứng kiến đã qua chế biến, tẩm ướp gia vị vào giữa, dùng lá vả non gói bên ngoài, cho vào cho hấp chín. Trứng kiến thường dùng là trứng loài kiến nhỏ màu đen . Người Tay gọi giống kiến này là tua Rày, loại này kiến này thường làm tổ trên các loại cây có nhiều gai như găng, bồ quân, kim anh... Loại trứng kiến này có màu trắng muốt và bé tẹo bằng đầu tăm. Loại bánh này chỉ có Cao Bằng mới có . Bánh khảo : Bánh này được làm bằng gạo nếp đầu tiên rửa qua nước nóng vừa phải rồi lấy lên cho khô, rồi rang cho chín sau đó nghiềng thành bột và hạ thổ cho ẩm thời gian hạ thổ khoảng một ngày, lấy mà vò cho đường và dầu chuối, bột đỗ xanh , nhân là thị và vị bùi của lạc . Sau đó lấy lên khung để ép và làm thành từng phong một. Bánh này thường được làm vào các ngày tết đó là món bánh truyền thống của Cao Bằng hầu như ngày tết nhà nào cũng làm đó là một mon đặc san Cao Bằng . Phở chua : Là món ăn được chế biến khá cầu kỳ, phản ánh nghệ thuật ẩm thực của người dân Cao Bằng. Một nhúm phở đã được làm se lại vừa dẻo,vừa dai dàn đều trong bát . Sau đó rưởi lên trên một chút nứoc sốt được chế từ nước từ trong bụng con vịt quay pha một chút dấm, tỏi, đường và bột báng. Khi ăn, trộn đều bát phở thêm chút mác mật ngâm măng ớt. Phở có vị ngậy của mỡ vịt vị chua cay man mác của măng ớt vị bùi của lạc và khoai tầu, thơm của mác mật. Cháo mật ong : Là một loại cháo được nấu với những con ong nhộng trắng nõn nà và to bằng ngón tay út . Khi nấu ta phải chọn loại gạo non rồi thả một số nhộng còn sống vào khi cháo dã chín dừ. Số nhộng đó đã được tẩm ướp gia vị rồi rang cùng với hành trộn với từng bát cháo . Loại cháo này rất ngon và bổ . Bánh áp chao : Là món ăn quen thuộc của người dân Cao Bằng vào mùa đông giá lạnh . Loại bánh này được làm từ bột nếp, nhân được làm bằng thịt vịt hoặc thịt phi hành, tất cả được cho vào khuôn thả xuống chảo mỡ đang sôi trong chốc lát bánh sẽ chín vàng. Bánh thường được ăn kèm với nộm đu đủ, rau húng, rau diếp cá, rau mùi tàu ... Ngoài những món nói trên còn có rất nhiều món đặc sản khác nữa rất ngon. VII – Các khu du lịch ở Cao Bằng 1 Thác bản Giốc Thiên nhiên ban tặng cho vùng đất Cao Bằng Thác Bản Giốc được đánh giá là một thác đẹp và vô cùng quý giá đó là một thác nước đẹp nhất ở Việt Nam. Địa chỉ của thác là Xã : Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, cách thị xã Cao Bằng 89 Km . Thác Bản Giốc thuộc dòng Quây Sơn chảy từ Trung Quốc sang và hạ lưu lại đổ về Trung Quốc. ở phía bờ sông bên này, cảnh quan đẹp nên thơ không khí mát mẻ với thảm cỏ, rừng cây xanh ngắt, mây trắng bồng bềnh chen lẫn với vẻ thanh bình nơi làng quê của đồng bào các dân tộc miền núi . Bờ bên kia là nước láng giềng Trung Quốc. Thác Bản Giốc có độ cao 53 m và độ rộng 300m chia thành 3 tầng gồm nhiều ngọn thác lớn nhỏ khác nhau. Những khối nước lớn đổ xuống qua nhiều bậc đá vôi, tạo thành một màn bụi nước trắng xóa. Nhìn từ phía xa bạn có thể nghe thấy tiếng nước thác chảy ồn ào vang động cả một vùng đất rộng lớn.giữa thác có một mô đá rộng phủ đầy cây xẻ dòng sông thành ba luồng nước như ba dải lụa trắng. Vào những ngày hội hè oi ả không khí ở đây vẫn mát lạnh vào mỗi ban mai ánh mặt trời chiếu qua làn hơi nước đã tạo thành dải cầu vồng lung linh huyền ảo . Khu du lịch Pác Bó Pác Bó có nghĩa là “đầu nguồn” theo tiếng địa bàn .Nơi đây coi là cội nguồn của Cách mạng Việt Nam bởi địa danh này gắn với một giai đoạn lịch sử đặc biệt quan trọng trong cuộc đời hoạt động của Chủ Tịch Hồ Chí Minh và cách mạng nước ta những năm 1941 – 1945, chuẩn bị tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước . Sau 30 năm đi tìm đường cứu nước, ngày 28 thang 01 năm 1941, qua cột mốc 108, Nguyễn ái Quốc lúc đó) đã trở về tổ quốc để trực tiếp chỉ đạo phong trào cách mạng Việt Nam. Tại đây, Người đã có nhiều chủ trương và quyết định quan trọng cho cách mạng tháng Tám Năm 1945 : Chủ trì hội nghị lần thứ VIII của Trung ương Đảng từ 10/5 đến 19/05/1941, xác định nhiệm vụ giải phóng dân tộc là nhịêm vụ hàng đầu của cách mạng nước ta, quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh, biên soạn các tài liệu cách mạng, tổ chức các lớp tập huấn chính trị,quân sự, sáng lập báo “ Vịêt Nam độc lập” cơ quan tuyên truyền của mặt trận Vịêt Minh, thành lập đội du lịch Pác Bó. Từ Pác Bó Nguyễn ái Quốc đã đi nhiều nơi Cao Bằng nhiều lần sang Trung Quốc bắt liên lạc với các lực lượng cách mạng Việt Nam và đồng minh. Trong chuyến đi Trung Quốc ngày 13/08/1942, Người đã bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam trái phép đến ngày 10/09/1943 mới được trả tự do .Cuối tháng12/1944, tại Nà Sác, Người đã ra chỉ thị thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân – tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam ngày nay. Ngày 04/05/1945,Người rời Pác Bó về Tân Trào( Tuyên Quang) để chỉ đạo tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Ngày 20/02/1961, Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm lại Pác Bó sau 20 năm xa cách. Khu di tích lịch sử Pác Bó là một trong những di tích đặc biệt quan trọng của quốc gia, đã được Nhà nước công nhận ngày 21/02/1975.Ngày 30/07/1994. Chính phủ quyết định phê duyệt dự án bảo tồn, tôn tao, và phát huy tác dụng khu di tích gắn với phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. Ngày nay, trong những cuộc hành trình về “ cuội nguồi” , thế hệ trẻ luôn chọn điểm đến là địa danh Pác Bó để thăm những di tích lịch sử như cột mốc 108 nơi Bác Hồ lần đầu tiên đặt chân lên đất Mẹ sau ba mươi năm bôn ba ở nước ngoài , nhà ông Lý Quốc Súng và hang Pác Bó – nơi Bác chọn làm chỗ ở và làm việc để lãnh đạo Cách mạng Việt Nam, bàn đá “chông chênh dịch sử Đảng”, suối LÊ NIN , núi CáC MáC làn khuối nặm nhà cụ Dương Văn Đinh ... tại nhà trưng bày ở khu di tích Pác Bó bạn sẽ thấy chiếc máy chữ, chiếc làn mây cũ, đôi dép cao su ... mà Bác đã dùng. Tất cả những kỷ vật tưởng chừng rất bình dị này song rất thiêng liêng đối với mỗi người dân Việt bởi nó gắn liền với cuộc đời hoạt động của Bác, người đã làm nên những trang sử vĩ đại cho dân tộc Việt nam. Thăm khu di tích lịch sử này, du khách hiểu sâu sắc hơn về cuộc đời vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh để rồi trong ký ức họ sống mãi những vần thơ lạc quan cách mạng của Người : “Sáng ra suối,tối vào hang Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng Cuộc đời cách mạng thật là sang” . 3 – Khu Du lịch Động Ngườm Ngao Động Ngườm Ngao là một động lớn được hình thành từ sự phong hóa lâu đời của đá vôi. Động nằm trong lòng núi đá vôi cách Thác Bản Giốc 3km Địa chỉ của Động như sau: Bản Gun, Xã Đàm Thủy, Huyện Trùng Khách. Động Ngườm Ngao có chiều dài 2.144m gồm có 3 cửa chính, phong cảnh động rất đẹp với những thạch nhũ đá đa sắc trải khắp chiều dài động. Phong cảnh của Động Ngườm Ngao 4 – Hồ Thăng Hen Hồ Thăng Hen thuộc địa phận huyện Trà Lĩnh, cách thị xã Cao Bằng 25km, hình dạng của hồ là hình thoi, chiều rộng khoảng 3000m, chiều dài hơn 1000m, gồm 36 hồ đẹp nhất trên những đỉnh núi cao, cách mặt biển hàng nghìn mét. Phong cảnh của Hồ Thăng Hen 5 - PhJa Đén Vùng PhJa Đén – PhJa Oắc bao gồm các xã Thành Công, Xã Phan Thanh, Xã Quang Thành và thị trấn Tĩnh Túc huyện Nguyên Bình, một huyện miền núi vùng cao nằm ở phía tây của tỉnh Cao Bằng. Cách Hà Nội 240km và là nguồn tài nguyên du lịch có giá trị Phong cảnh của Phja Đén 6 – Một số quà lưu niệm Đặc sản vùng cao còn có hạt dẻ Trùng Khánh,chè đắng, chè dây, mật ong, đây sẽ là những món quà độc đáo làm hài lòng bạn . Dưới đây là một số sản phẩm đặc sản như sau: Chè Đắng Cao Bằng Vải thổ Cẩm Chương ii tổng quan về mạng internet I- Các khái niệm cơ bản: 1- Mạng Internet: Internet là một liên mạng hay còn gọi là mạng của các mạng con. Được kết nối với nhau bởi từ 2 mạng con trở lên, mà được đề cập đến bởi các vấn đề như phải có một máy tính để kết nối 2 mạng con này, đồng thời máy để kết nối 2 mạng con này có thể hiểu được cả 2 giao thức truyền tin của 2 mạng con. Khi các gói tin của 2 mạng con được gửi thông qua đó. 2-Mạng Anpanet: Là một mạng tiền thân của Internet. Nó đựơc coi là một mạng của các mạng máy tính. Ban đầu giao thức truyền thông sử dụng trong Anpanet là NCP . Tuy nhiên xuất phát từ nhu cầu thực tế một họ giao thức đã phát triển cho Anpanet và dần thay thế hoàn toàn NCP, đó chính là họ giao thức TCP/IP và đây cũng chính là giao thức đụơc sử dụng trong mạng Internet ngày nay. 3- Mạng Intranet: Intranet là mạn._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docP0078.doc
Tài liệu liên quan