Xác định kiến thức, kỹ năng cần thiết của cán bộ quản lý cấp quận

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÊ THỊ LOAN XÁC ĐỊNH KIẾN THỨC, KỸ NĂNG CẦN THIẾT CỦA CÁN BỘ QUẢN LÝ CẤP QUẬN CHUYÊN NGÀNH : QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ : 60.34.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS TRẦN THỊ KIM DUNG TP.HỒ CHÍ MINH – Năm 2006 Đề tài : Xác định một số kiến thức, kỹ năng của cán bộ quản lý cấp Quận 2 MỤC LỤC CHI TIẾT --------- PHẦN MỞ ĐẦU – Sự cần thiết của đề tài trang 1 – Mục tiêu của đề t

pdf118 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1714 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt tài liệu Xác định kiến thức, kỹ năng cần thiết của cán bộ quản lý cấp quận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ài nghiên cứu trang 6 – Nội dung nghiên cứu trang 6 – Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu trang 7 – Phương pháp nghiên cứu trang 7 – Kết cấu của đề tài trang 8 CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ KIẾN THỨC, KỸ NĂNG CÁN BỘ QUẢN LÝ CẤP QUẬN 1.1 – Giới thiệu hệ thống chức danh CBQL cấp Quận trang 9 1.2 - Tóm tắt tiêu chuẩn kiến thức và năng lực CBQL theo quy định hiện nay trang 12 1.2.1 – Tiêu chuẩn chung trang 12 1.2.2 - Tiêu chuẩn kiến thức, năng lực của một vài chức danh CBQL cấp Quận trang 13 1.3 – Các nghiên cứu về kiến thức, kỹ năng cán bộ quản lý trang 20 1.3.1 – Nghiên cứu về kiến thức CBQL trang 20 1.2.2 – Nghiên cứu về kỹ năng trang 22 1.4 – Một số ý kiến nhận xét các nghiên cứu trước đây về kiến thức, kỹ năng CBQL trang 28 Đề tài : Xác định một số kiến thức, kỹ năng của cán bộ quản lý cấp Quận 3 CHƯƠNG II – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ XỬ LÝ DỮ LIỆU 2.1 - Thiết kế quy trình nghiên cứu trang 30 2.2 – Nghiên cứu định tính trang 34 2.2.1 – Các nhóm kiến thức cần thiết của CBQL cấp Quận trang 34 2.2.2 – Các nhóm kỹ năng cần thiết của CBQL cấp Quận trang 38 2.2.3 – Mô hình các kiến thức, kỹ năng cần thiết của CBQL cấp Quận trang 40 2.3 – Nghiên cứu định lượng trang 44 2.3.1 – Xây dựng thang đo trang 44 2.3.2 – Thông tin mẫu nghiên cứu trang 46 2.3.3 – Phương pháp xử lý số liệu trang 47 2.4 – Kết quả xử lý dữ liệu trang 48 2.4.1 – Kiểm tra mức độ quan trọng các yếu tố trang 48 2.4.2 –So sánh sự khác biệt trong đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố kiến thức, kỹ năng người CBQL cấp Quận trang 51 2.4.3 – Sự khác biệt về giới tính khi đánh giá tầm quan trọng của các kỹ năng cần thiết của CBQL cấp Quận trang 54 2.4.4 – Sự khác biệt về trình độ chuyên môn khi đánh giá tầm quan trọng của các kỹ năng cần thiết của CBQL cấp Quận trang 56 2.4.5 - Sự khác biệt về cấp quản lý khi đánh giá tầm quan trọng của các kỹ năng cần thiết của CBQL cấp Quận trang 58 2.4.6 - Sự khác biệt về mức độ làm việc với CBQL khi đánh giá tầm quan trọng của các kỹ năng cần thiết của CBQL cấp Quận trang 59 2.4.7 - Sự khác biệt về độ tuổi khi đánh giá tầm quan trọng của các kỹ năng cần thiết của CBQL cấp Quận trang 61 Đề tài : Xác định một số kiến thức, kỹ năng của cán bộ quản lý cấp Quận 4 CHƯƠNG III : THẢO LUẬN KẾT QUẢ VÀ KIẾN NGHỊ 3.1 – Thảo luận kết quả nghiên cứu trang 63 3.2 – Cơ sở thực hiện việc đào tạo cho đội ngũ CBQL cấp Quận trang 64 3.3 – Một số ý kiến đề nghị liên quan việc đào tạo kiến thức, kỹ năng cần thiết cho đội ngũ cán bộ quản lý cấp Quận trang 65 3.3.1 – Xác định đối tượng cần đào tạo trang 65 3.3.2 – Một số ý kiến về nội dung và cách thức đào tạo trang 67 KẾT LUẬN Tài liệu tham khảo Phụ lục Đề tài : Xác định một số kiến thức, kỹ năng của cán bộ quản lý cấp Quận 5 CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI 1 – CBQL : Cán bộ quản lý 2 – CC : Công chức 3 – HĐND : Hội đồng nhân dân 4 – UBND : Uỷ Ban Nhân dân Đề tài : Xác định một số kiến thức, kỹ năng của cán bộ quản lý cấp Quận 6 CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ TRONG ĐỀ TÀI Sơ đồ , hình vẽ : 1 – Hình 2.1 : Quy trình nghiên cứu của đề tài 2 – Hình 2.2 : Mô hình kiến thức, kỹ năng CBQL cấp Quận Bảng biểu : STT Bảng Nội dung 1 Bảng 1.1 Các chức danh CBQL cấp Quận 2 Bảng 1.2 Các chức danh CBQL cấp Quận 3 Bảng 2.1 Xếp hạng các kiến thức cần thiết của CBQL cấp Quận 4 Bảng 2.2 Xếp hạng các kỹ năng cần thiết của CBQL cấp Quận 5 Bảng 2.3 Tóm tắt các biến tiềm ẩn và kết quả tính hệ số tin cậy Cronbach Alpha của các nhóm kiến thức 6 Bảng 2.3 Tóm tắt các biến tiềm ẩn và kết quả tính hệ số tin cậy Cronbach Alpha của các nhóm kỹ năng 7 Bảng 2.4 Tóm tắt kết quả kiểm định T - Test 8 Bảng 2.5 Tóm tắt kết quả phân tích phương sai giữa trình độ chuyên môn và 06 nhóm kỹ năng 9 Bảng 2.6 Tóm tắt kết quả phân tích phương sai giữa cấp quản lý và 06 nhóm kỹ năng 10 Bảng 2.7 Tóm tắt kết quả phân tích phương sai giữa mức độ làm việc và 06 nhóm kỹ năng 11 Bảng 2.8 Tóm tắt kết quả phân tích phương sai giữa độ tuổi và 06 nhóm kỹ năng Đề tài : Xác định một số kiến thức, kỹ năng của cán bộ quản lý cấp Quận 7 DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC TRONG ĐỀ TÀI ----------- STT Phụ lục Nội dung 1 Phụ lục 1 Kết quả nghiên cứu định tính lần 1 tại Lớp Quản trị kinh doanh (Văn bằng 2), Trường Đại học Kinh tế TPHCM và chương trình bồi dưỡng kỹ năng quản lý, điều hành theo chức danh Chủ tịch – Phó Chủ tịch UBND phường, xã, thị trấn của Trường Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh 2 Phụ lục 2 Danh sách khách mời và kết quả nghiên cứu định tính lần 2 tại Quận ủy Quận 5 3 Phụ lục 3 Bảng câu hỏi điều tra 4 Phụ lục 4 Kết quả tính hệ số tin cậy Cronbach Alpha của các nhóm yếu tố 5 Phụ lục 5 Kết quả kiểm định T- Test 6 Phụ lục 6 Kết quả phân tích phương sai Anova Đề tài : Xác định một số kiến thức, kỹ năng của cán bộ quản lý cấp Quận 8 PHẦN MỞ ĐẦU ----------- - Sự cần thiết của đề tài Trong điều kiện hiện nay, dưới áp lực của hội nhập, toàn cầu hóa, quốc tế hóa tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội phải chuyển biến mạnh mẽ để thích ứng và phát triển. Đối với lao động Việt Nam hiện nay chỉ có 25% trong số 42 triệu lao động qua đào tạo, khoảng 80% thanh niên khi tham gia vào thị trường lao động chưa qua đào tạo khiến dư thừa lao động phổ thông, thiếu lao động kỹ thuật lành nghề, thiếu chuyên gia, doanh nhân, nhà quản lý có năng lực, cán bộ hành chính, quản lý chất lượng cao. Trong khi đó nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố tối cần thiết cho sự hưng thịnh của một tổ chức nói chung, là nguồn lực quan trọng tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp nói riêng. Bộ máy hành chính Nhà nước cũng vậy, cũng cần có những nhà quản lý đủ kiến thức, kỹ năng để đảm đương trọng trách. Tuy nhiên, với trình độ, năng lực CBQL hiện nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Trong bài phát biểu trước kỳ họp Quốc hội khóa IX ngày 16/6/2006, nhìn lại suốt thời gian là người đứng đầu Chính phủ, bên cạnh những thành tựu nhất định, nguyên Thủ trướng Phan Văn Khải đã phân tích một trong những nguyên nhân chủ yếu làm hạn chế thành tựu phát triển kinh tế xã hội đất nước, đó là “yếu kém của công tác tổ chức cán bộ”. Chính từ những yếu kém này mà đội ngũ cán bộ quản lý (CBQL) không đủ “tâm” và “tầm” vì lý do nào đó được bổ nhiệm vào những cương vị quan trọng trong bộ máy Nhà nước đã gây ra vấn nạn tham nhũng, lãng phí, gây bất bình trong nhân dân như sự kiện đường dây chạy quota tại Bộ Thương mại, sự kiện Đề tài : Xác định một số kiến thức, kỹ năng của cán bộ quản lý cấp Quận 9 PMU18 và Bộ Giao thông vận tải, và hàng loạt các vụ tham nhũng, tiêu cực của cán bộ cấp cao trong vụ án Năm Cam… Tất cả những sự kiện đó đã được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X nghiêm túc nhìn nhận : “Những yếu kém của bộ máy quản lý nhà nước và công tác cán bộ chậm được khắc phục” 1,“Năng lực, phẩm chất của nhiều cán bộ công chức còn yếu… Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, kể cả một số cán bộ chủ chốt các cấp, yếu kém cả về phẩm chất và năng lực…” 2. Đây là một thực trạng cần chấn chỉnh ngay để xây dựng một Nhà nước trong sạch, vững mạnh, đội ngũ CBQL đủ kiến thức, kỹ năng để đảm đương nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Để làm được việc này cần sự phối hợp của tất cả các cấp chính quyền, đảng, đoàn thể từ trung ương đến địa phương phải mạnh dạn đổi mới trong công tác nhân sự, công tác tổ chức cán bộ. Từ trước đến nay, quy trình bổ nhiệm cán bộ ở nước ta rất khép kín. Khái niệm cơ cấu cán bộ đã hạn chế việc tuyển chọn cán bộ từ nhiều đầu vào khác nhau để thu hút được người “có tài, có đức”. Tuy gần đây, Quận Gò Vấp – Thành phố Hồ Chí Minh có đổi mới trong việc công khai thi tuyển công chức cấp phường, một trong những khâu quan trọng của quy trình bổ nhiệm, đào tạo cán bộ nhưng những trường hợp như thế ở nước ta hiện nay rất hạn hữu. Phần lớn nguồn cán bộ vẫn từ bộ máy phường, xã, lên quận huyện rồi vào tỉnh và cao nhất là Trung ương tương đương với 04 cấp quản lý hành chính. Theo bài viết “Nhân sự và trách nhiệm”, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, số 15/2006, phát hành ngày 06/4/2006 nhận định quy trình bổ nhiệm như vừa nêu có những ưu, nhược điểm như sau : 1 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị Quốc gia, trang 174, 175. 2 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị Quốc gia, trang 263. Đề tài : Xác định một số kiến thức, kỹ năng của cán bộ quản lý cấp Quận 10 - Vì đội ngũ CBQL kinh qua các chức vụ chủ chốt từ cơ sở - cấp quản lý hành chính gần dân nhất nên tạo được lớp cán bộ thừa hành tốt, có tác phong quần chúng, nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, tạo điều kiện xây dựng tốt “Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân”, đồng thời nắm bắt được những kiến thức về bộ máy Nhà nước, quản lý hành chính, hiểu rõ những đặc điểm riêng của công tác chính trị, …. - Tuy nhiên, cách thức tuyển dụng như trên khó tạo môi trường đào tạo ra những CBQL xuất sắc, vì đòi hỏi rất cao “tính chấp hành”, không khuyến khích người cán bộ đề ra những biện pháp mang tính “đột phá, sáng tạo”. Việc bổ nhiệm cán bộ qua nhiều tầng nấc để tìm sự đồng thuận trong việc đề bạt có thể tạo nên tình trạng “bè phái, cục bộ”, “chạy chức, chạy quyền”. Ngoài ra, với cơ chế bổ nhiệm cán bộ thiếu công khai, minh bạch, phải thông qua ý kiến tổ chức Đảng, người lãnh đạo trực tiếp ít có quyền quyết định chọn cán bộ cho mình có thể dẫn đến tình trạng chủ quan trong đánh giá cán bộ, vì tổ chức Đảng chưa chắc nắm rõ năng lực, phẩm chất cán bộ bằng người quản lý trực tiếp; nếu có sai phạm xảy ra dễ dẫn đến việc đùn đẩy trách nhiệm, đổ lỗi cho nhau vì họ thản nhiên đổ lỗi cho những người đã có ý kiến quyết định trong việc bổ nhiệm cán bộ. Ngày 22/9/2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định 107 – NĐ/CP về việc xử lý trách nhiệm người đứng đầu nếu có sai phạm về tham nhũng, lãng phí tại đơn vị mình phụ trách nhưng nghị định này có thật sự phát huy hiệu quả vẫn còn là một câu hỏi? Có rất nhiều hạn chế trong cách thức bổ nhiệm cán bộ như vừa nêu nên việc tìm kiếm, tuyển chọn, bổ nhiệm được cán bộ quản lý “đúng người, đúng việc” là điều không dễ. Đề tài : Xác định một số kiến thức, kỹ năng của cán bộ quản lý cấp Quận 11 Căn cứ Nghị quyết 42 – NQ/TW ngày 30/11/2004 của Bộ Chính trị về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Kế hoạch số 05 – KH/TU ngày 12/7/2006, Chỉ thị 02 – CT/TU ngày 12/7/2006 về quy hoạch đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý giai đoạn 2006 – 2015, Quyết định 199 – QĐ/TU ngày 21/7/2006 của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh về việc ban hành tiêu chuẩn các chức danh cán bộ, Quyết định số 40/2006/QĐ-TTg ngày 15/02/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2006- 2010 đã cho thấy quyết tâm đổi mới công tác cán bộ, cụ thể hóa tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, phong cách lãnh đạo, quản lý, và đặc biệt là kiến thức và năng lực đối với từng chức danh cán bộ. Tuy nhiên, các văn bản nêu trên chưa cụ thể hóa được các tiêu chuẩn về kiến thức, năng lực đối với từng chức danh CBQL. Thực tế cho thấy công tác cán bộ bộc lộ những yếu kém, từ khâu tuyển dụng, đến đào tạo, luân chuyển, điều động, quy hoạch cán bộ đôi khi khá chủ quan, chưa có khung chuẩn rõ ràng cho từng chức danh, công việc cụ thể, đa phần khi bố trí CBQL các cấp đều dựa trên bằng cấp. Bên cạnh đó, tình trạng đào tạo CBQL hiện nay theo quy trình ngược là khá phổ biến : các cơ quan, đơn vị tuyển dụng trước rồi đào tạo sau, có những trường hợp tuyển dụng khi chưa đúng chuẩn về trình độ, năng lực, sau đó mới đưa đi đào tạo, hoặc bổ nhiệm trước rồi đào tạo sau, … trong khi ở các nước như Hồng Kông, Anh, Mỹ, … đều thực hiện đào tạo trước khi tuyển dụng chính thức, hoặc bổ nhiệm. Vì vậy, việc xác định một khung chuẩn ngoài những kiến thức được đào tạo trong các chương trình cử nhân, cao đẳng, … là điều cần thiết. Đề tài : Xác định một số kiến thức, kỹ năng của cán bộ quản lý cấp Quận 12 Ngoài ra, ở nước ta hiện nay việc đào tạo CBQL các cấp do các Học viện Hành chính Quốc gia, Trường Cán bộ Thành phố, Học viện Chính trị, Học viện Báo chí thực hiện, chương trình đào tạo kỹ năng quản lý bước đầu áp dụng cho chức danh CBQL Bí thư – Chủ tịch Phường, các chức danh còn lại chỉ là các chương trình bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành ngắn hạn từ 02 – 04 tháng. Có thể minh họa chương trình bồi dưỡng kỹ năng quản lý điều hành theo chức danh Chủ tịch UBND phường, xã thị trấn nêu ở Phụ lục 1.1 Qua chương trình đào tạo, quá trình tham gia nghiên cứu, học tập tại Trường Cán bộ Thành phố, có thể nhận thấy : - Chương trình đào tạo trong hệ thống các trường này chưa mang tính bao quát, chỉ dừng lại ở một vài chức danh. - Nội dung đào tạo nêu được những kỹ năng hành chính cần có, tuy chưa bao quát được thực tế công việc, vì ngoài những kỹ năng nêu trên CBQL cần có kiến thức, kỹ năng về nhân sự, kỹ năng động viên nhân viên, kỹ năng nắm bắt tâm lý, hướng dẫn dư luận, … những kỹ năng mang tính cơ bản, cần thiết của người quản lý. - Cách thức đào tạo như hiện nay chỉ dừng lại ở các vấn đề lý luận, hình thức đào tạo theo chuyên đề, xử lý tình huống thực tế chưa được chú trọng. Cách thức truyền đạt còn theo kiểu truyền thống, trao đổi thông tin một chiều là chủ yếu, chưa thật sự phát huy tính tích cực của người học, chưa tạo cơ chế trao đổi thông tin hai chiều giữa giảng viên và học viên. - Nội dung đào tạo trong hệ thống các trường chính trị, trường đào tạo CBQL chậm được đổi mới, cải tiến, các môn học không được cập nhật thường xuyên, chưa đưa vào giảng dạy các môn học mới, các văn bản pháp quy mới phát sinh theo yêu cầu của thực tiễn. Thực tế các chương trình đào tạo thường đi sau các văn bản pháp luật liên quan lĩnh vực công tác, quy trình làm luật của Đề tài : Xác định một số kiến thức, kỹ năng của cán bộ quản lý cấp Quận 13 nước ta còn thiếu đồng bộ, CBCC Việt Nam có thói quen Luật đã ban hành nhưng chưa áp dụng vì còn chờ nghị định, thông tư, quyết định, …hướng dẫn thi hành. Tất cả những điều đó gây nhiều khó khăn cho CBQL trong quá trình tác nghiệp. Vì vậy, sau khi hoàn thành các chương trình đào tạo CBQL vẫn còn nhiều lúng túng trong xử lý công việc, chưa thật sự phát huy hiệu quả từ những gì được đào tạo. Từ những luận giải nêu trên, giữa thực tế và đào tạo vẫn còn những hạn chế nhất định, việc đào tạo chưa trang bị cho CBQL những kiến thức, kỹ năng cần thiết; quy trình bổ nhiệm cán bộ vẫn dựa trên bằng cấp, dựa trên nhận định đôi khi khá chủ quan của những nhà làm công tác tổ chức, dù đã có quy định tiêu chuẩn cho từng chức danh nhưng còn rất chung chung, chưa nêu được kiến thức, kỹ năng cụ thể, cần có của CBQL theo từng chức danh. Hiện nay, với quy trình bổ nhiệm cán bộ khép kín ở nước ta, đa phần đều bắt đầu từ cán bộ cấp phường, Quận, nên muốn đổi mới công tác cán bộ, muốn có đội ngũ cán bộ có kiến thức, năng lực đáp ứng yêu cầu thực tiễn phải bắt đầu từ cấp này, và vấn đề cụ thể đầu tiên là xác định những kiến thức và kỹ năng cần có của đội ngũ CBQL cấp Quận. Qua tham khảo cá nhân nhận thấy, nghiên cứu của các chuyên gia đều xoay quanh các kiến thức, kỹ năng của các nhà quản lý - lãnh đạo doanh nghiệp, hầu như chưa có một nghiên cứu cụ thể nào đề cập đến những kiến thức và kỹ năng cần thiết của đội ngũ CBQL làm việc trong hệ thống chính trị, các cơ quan khác của Nhà nước, đặc biệt là ở cấp Quận. Do vậy, đề tài : “Xác định một số kiến thức, kỹ năng của đội ngũ cán bộ quản lý cấp Quận” được chọn làm đề tài nghiên cứu. Với mong muốn kết quả nghiên cứu sẽ giúp những người làm công tác nhân sự cấp Quận xác định được Đề tài : Xác định một số kiến thức, kỹ năng của cán bộ quản lý cấp Quận 14 khung chuẩn kiến thức và năng lực cần thiết cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý chủ chốt, từ đó có những biện pháp cần thiết để đào tạo, huấn luyện nhân lực tổ chức mình, đồng thời giúp những cán bộ công chức đang công tác trong các đơn vị trực thuộc cấp Quận xác định được những kiến thức, kỹ năng cần có để hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công, thực hiện việc tự đào tạo một cách khoa học và hợp lý. – Mục tiêu của đề tài nghiên cứu Đề tài nghiên cứu được thực hiện nhằm : Xác định những kiến thức, kỹ năng cần thiết của đội ngũ CBQL cấp Quận. Hy vọng kết quả nghiên cứu sẽ là tài liệu tốt cho những nhà làm công tác nhân sự của Quận (Ban Tổ chức Quận ủy – về phía Đảng, Phòng Nội vụ - về phía Chính quyền) có thể thiết lập các kế hoạch đào tạo, huấn luyện, quy hoạch đội ngũ CBQL cấp Quận; đồng thời đây cũng là tài liệu tham khảo cho việc xác định kiến thức, kỹ năng CBQL cấp khác. – Nội dung nghiên cứu Trên cơ sở các nghiên cứu về kỹ năng lãnh đạo, quản lý, đề tài tiến hành chọn lọc một số kỹ năng áp dụng vào trường hợp của đề tài. Bằng phương pháp định tính và định lượng đề tài xác định những kiến thức, kỹ năng cần có của đội ngũ CBQL cấp Quận, đó là những kỹ năng hầu như chưa được đào tạo trong các chương trình đào tạo cử nhân, thạc sĩ, … đặc biệt là những kỹ năng lãnh đạo (kỹ năng ra quyết định, kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng khơi gợi lòng say mê công việc của nhân viên, kỹ năng giao việc…). – Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Đề tài mong muốn xác định được những kiến thức, kỹ năng của đội ngũ CBQL cấp quận tại 24 quận huyện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh để Đề tài : Xác định một số kiến thức, kỹ năng của cán bộ quản lý cấp Quận 15 mang được tính khái quát cao nhưng với thời gian nghiên cứu và kinh phí hạn hẹp, vốn kiến thức và kinh nghiệm thực tế không nhiều, nên trong phạm vi đề tài chỉ xin được khảo sát, phỏng vấn trực tiếp những CBQL tại Quận 5. Câu hỏi nghiên cứu : Những kiến thức, kỹ năng nào được đánh giá là cần thiết nhất của đội ngũ CBQL cấp Quận ? – Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện thông qua 02 bước : nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua phương pháp định tính. Kỹ thuật thảo luận tay đôi được sử dụng trong nghiên cứu và được dùng để khám phá bổ sung mô hình. Đề tài thực hiện nghiên cứu sơ bộ dưới hình thức thảo luận nhóm kết hợp phương pháp Brain Storming như sau : Lần 1 : được tổ chức thảo luận tại lớp Quản trị kinh doanh – Văn bằng 2 Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh gồm 120 sinh viên, với câu hỏi “Nhà quản lý hiện nay cần có những kiến thức, kỹ năng nào?” Lần 2 : với sự hỗ trợ của Quận ủy - Ủy Ban nhân dân Quận 5, nhóm đã thảo luận với 08 đồng chí lãnh đạo cơ quan Quận ủy, Ủy ban Nhân dân Quận và tìm ra được một số biến kiến thức, kỹ năng cần thiết khác, điều chỉnh, bổ sung vào bảng câu hỏi điều tra Trên cơ sở lý thuyết đã trình bày ở trên và kết quả 02 lần thảo luận nghiên cứu định tính, đề tài đã thiết lập bảng câu hỏi điều tra với một số thang đo về mức độ quan trọng của các yếu tố cho phù hợp với yêu cầu của luận văn nghiên cứu. Bước kế tiếp là thực hiện nghiên cứu chính thức. Được sự hỗ trợ của Ban Tổ chức Quận ủy Quận 5, đề tài thực hiện nghiên cứu chính thức thông qua phương pháp định lượng, dùng kỹ thuật thu thập Đề tài : Xác định một số kiến thức, kỹ năng của cán bộ quản lý cấp Quận 16 thông tin bằng cách phỏng vấn trực tiếp các CBQL cấp Quận đang công tác tại Quận 5. Mục đích của nghiên cứu này vừa sàng lọc các biến quan sát, vừa kiểm định thang đo và mô hình lý thuyết cùng các giả thuyết đề ra bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha, kiểm định T – Test, phân tích phương sai Anova dựa trên kết quả xử lý số liệu thống kê SPSS 13.0 để tìm ra các nhóm kiến thức, kỹ năng cần thiết của CBQL cấp Quận, đồng thời tìm kiếm sự khác biệt về giới tính, tuổi tác, trình độ, mức độ làm việc với CBQL có ảnh hưởng đến việc đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố này. – Kết cấu của đề tài : Đề tài được kết cấu làm 03 (ba) chương : Phần mở đầu : Trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, nội dung nghiên cứu, giới hạn về đối tượng, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và kết cấu của đề tài. Chương I : : Tổng quan về kiến thức, kỹ năng CBQL : Trong chương này giới thiệu hệ thống các chức danh CBQL cấp Quận, các nghiên cứu về kiến thức, kỹ năng CBQL làm cơ sở cho đề tài, thực trạng công tác đào tạo, bổ nhiệm cán bộ. Chương II : Xử lý số liệu và phân tích kết quả. Chương III : Thảo luận kết quả và kiến nghị. Kết luận Đề tài : Xác định một số kiến thức, kỹ năng của cán bộ quản lý cấp Quận 17 CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ KIẾN THỨC, KỸ NĂNG CỦA CÁN BỘ QUẢN LÝ ---------------- 1.1 – Giới thiệu về hệ thống chức danh cán bộ quản lý cấp Quận Hiện nay, trong hệ thống quản lý ở Việt Nam thuật ngữ cán bộ lãnh đạo và quản lý dùng để chỉ những cán bộ giữ các chức danh chủ chốt làm việc trong hệ thống cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương. Theo tác giả Dương Vũ, cán bộ lãnh đạo và quản lý thường có những dấu hiệu sau : - Được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm chính thức. - Được luật pháp trao quyền hạn và nghĩa vụ nhất định theo chức vụ người đó đảm nhận và phải chịu trách nhiệm trước luật pháp về tình hình thực hiện nhiệm vụ của tập thể mình. - Một hệ thống quyền hạn được thiết lập một cách chính thức để tác động đến người dưới quyền. - Là người đại diện cho nhóm hay tổ chức trong quan hệ với tổ chức khác để giải quyết vấn đề liên quan 1. Trong phạm vi đề tài, thuật ngữ cán bộ quản lý được dùng để chỉ các chức danh cán bộ lãnh đạo và quản lý cấp Quận vì cấp Quận là cấp trung gian vừa tác nghiệp, vừa định hướng cho cấp phường, nhưng phần tác nghiệp chiếm đa số khối lượng công việc, đặc điểm, tính chất công việc của cán bộ cấp Quận đều hướng về đặc điểm của quản lý nhiều hơn như : thực hiện những điều cho phép, tập trung điều hành quản lý, vạch ra những kế hoạch ngắn hạn, tập trung duy trì trật tự, thứ bậc, kỷ cương hiệu quả…. 1 Dương Vũ, Nâng cao chất lượng cán bộ lãnh đạo và quản lý, Tạp chí Cộng sản số 19, tháng 10/2004, trang 24. Đề tài : Xác định một số kiến thức, kỹ năng của cán bộ quản lý cấp Quận 18 Để xác định hệ thống chức danh CBQL cấp Quận, đề tài đã nghiên cứu hệ thống chức danh CBQL đang công tác tại Quận 5. Đây là trung tâm của vùng Chợ Lớn xưa và nay là trung tâm thương mại - dịch vụ lớn của Thành phố Hồ Chí Minh, với diện tích tự nhiên 4,14 km2, chỉ chiếm 0,25% diện tích toàn thành phố, có hình thể gần giống hình chữ nhật với chiều dài 4 km và chiều rộng hơn 1 km, phía Đông giáp Quận 1 với đường ranh là đường Nguyễn Văn Cừ, phía Tây giáp Quận 6 với đường ranh là đường Nguyễn Thị Nhỏ và Ngô Nhân Tịnh, phía Nam giáp Quận 8 với đường ranh là kênh Tàu Hủ, và phía Bắc giáp Quận 10, Quận 11 với đường ranh là đường Nguyễn Chí Thanh và Hùng Vương. Quận 5 cũng như các quận huyện khác trên địa bàn thành phố, bộ máy hành chính gồm các chức danh cơ bản sau : Bảng 1.1 – Hệ thống các chức danh CBQL cấp Quận STT Khối cơ quan Chức danh cụ thể 1 Đảng Bí thư Quận ủy Phó Bí thư Thường trực Quận ủy Trưởng - Phó Ban Tổ chức Quận ủy Trưởng - Phó Ban Tuyên giáo Quận ủy Trưởng - Phó Ban Dân vận Quận ủy Chủ nhiệm - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Quận ủy Chánh - Phó Chánh Văn phòng Quận ủy 2 Chính quyền Đề tài : Xác định một số kiến thức, kỹ năng của cán bộ quản lý cấp Quận 19 Chủ tịch - Phó Chủ tịch HĐND Quận Chủ tịch - Phó Chủ tịch UBND Quận Chánh - Phó Chánh Văn phòng HĐND - UBND Trưởng - Phó các phòng ban chuyên môn 3 Đoàn thể Trưởng - Phó và Ủy viên Ban Thường vụ các Đoàn thể gồm : Mặt trận tổ quốc Liên đoàn Lao động Hội Liên hiệp Phụ nữ Hội Cựu chiến binh Quận Đoàn Giám đốc - Phó Giám đốc Trung tâm Y tế 4 Sự nghiệp Giám đốc - Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa Giám đốc - Phó Giám đốc Trung tâm TDTT Giám đốc - Phó Giám đốc Trung tâm thương mại An Đông Hiệu trưởng - Phó Hiệu trưởng Trường Kỹ thuật Công nghệ Hùng Vương Ban Quản lý các Chợ Giám đốc - Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Kinh tế Giám đốc - Phó Giám đốc Qũy Tín dụng nhân dân Chợ Lớn Đề tài : Xác định một số kiến thức, kỹ năng của cán bộ quản lý cấp Quận 20 5 Nội chính Trưởng - Phó Công an Quận Trưởng - Phó BCH Quân sự Quận Chánh án - Phó Chánh án TAND Quận Viện trưởng - Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Quận 6 Doanh nghiệp Giám đốc - Phó Giám đốc - Kế toán trưởng 7 Phường Bí thư - Phó Bí thư Đảng ủy Phường Chủ tịch - Phó Chủ tịch UBND – HĐND Phường 1.2 – Giới thiệu tóm tắt tiêu chuẩn kiến thức và năng lực CBQL theo yêu cầu hiện nay Theo Quyết định 199 – QĐ/TU ngày 21/7/2006 của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo và quản lý như sau : 1.2.1 – Tiêu chuẩn chung 1 - Nắm vững quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và phương hướng, nhiệm vụ về ngành, lĩnh vực phụ trách. Có khả năng truyền đạt Nghị quyết của cấp trên trong cấp ủy, cán bộ, đảng viên. 1 Quyết định 199 – QĐ/TU ngày 21/7/2006 của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh v/v ban hành tiêu chuẩn các chức danh cán bộ, trang 4 Đề tài : Xác định một số kiến thức, kỹ năng của cán bộ quản lý cấp Quận 21 - Có năng lực cụ thể hóa Nghị quyết của cấp trên và Thành ủy thành mục tiêu, kế hoạch và biện pháp thực hiện trong ngành và địa phương. - Có tinh thần chủ động, sáng tạo, có năng lực và sức khỏe để tổ chức, quản lý và điều hành công việc có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. - Có năng lực kiểm tra, sơ kết, tổng kết kinh nghiệm và thực tiễn. - Có khả năng xây dựng tổ chức bộ máy tinh gọn, có hiệu lực, có năng lực đoàn kết, quy tụ cán bộ, phát huy sức mạnh tập thể và sử dụng cán bộ, nhân viên dưới quyền làm việc có hiệu quả. 1.2.2 – Giới thiệu tiêu chuẩn kiến thức, năng lực của một vài chức danh CBQL cấp Quận Thành ủy cũng quy định tiêu chuẩn một vài chức danh CBQL cấp Quận như sau : a - Chức danh Bí thư, Phó Bí thư Quận – Huyện ủy 1 - Nắm vững quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. - Hiểu biết cơ bản về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng của Thành phố; am hiểu tình hình địa phương, công tác xây dựng Đảng, công tác cán bộ và công tác vận động quần chúng. - Có kiến thức khoa học lãnh đạo, quản lý. - Có năng lực cụ thể hóa và vận dụng sáng tạo các Nghị quyết của cấp trên và Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ Quận – Huyện thành chương trình hành động, kế hoạch công tác và tổ chức chỉ đạo thực hiện có hiệu quả. - Nhạy bén, chủ động nắm tình hình, kịp thời đề xuất, trao đổi trương Thường trực, Ban Thường vụ cấp ủy những vấn đề quan trọng để Ban chấp hành 1 Quyết định 199 – QĐ/TU ngày 21/7/2006 của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh v/v ban hành tiêu chuẩn các chức danh cán bộ, trang 14, 15. Đề tài : Xác định một số kiến thức, kỹ năng của cán bộ quản lý cấp Quận 22 thảo luận, quyết định. Trong từng thời gian xác định được nhiệm vụ trọng tâm và các khâu then chốt cần tập trung chỉ đạo thực hiện. - Chỉ đạo sâu, có hiệu quả công tác xây dựng Đảng, công tác vận động quần chúng, nhất là công tác tổ chức và cán bộ . - Có năng lực tổng kết thực tiễn để đúc kết kinh nghiệm, chỉ đạo nhân rộng các điển hình tiên tiến. - Có năng lực truyền đạt Nghị quyết của cấp trên trong cấp ủy và đảng viên. Tổng hợp, kết luận các vấn đề trong hội nghị cấp ủy. Chỉ đạo xây dựng Nghị quyết chuyên đề và lãnh đạo tổ chức thực hiện Nghị quyết có hiệu quả - Một số yêu cầu về bằng cấp và kinh nghiệm : • Đã kinh qua chức vụ chủ chốt cấp dưới nhất là Bí thư Đảng ủy, phường xã. • Tốt nghiệp Đại học và có trình độ lý luận chính trị cao cấp. • Được đào tạo có hệ thống tại các Trường Đảng, hoặc bồi dưỡng về quản lý kinh tế, quản lý Nhà nước. • Sử dụng được 01 ngoại ngữ thông dụng (tối thiểu bằng B) và tin học văn phòng (tối thiểu bằng A). b - Chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND Quận – Huyện 1 - Nắm vững quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. - Hiểu biết cơ bản về tình hình kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng của Thành phố; am hiểu sâu tình hình các mặt của quận – huyện mình phụ trách. 1 Quyết định 199 – QĐ/TU ngày 21/7/2006 của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh v/v ban hành tiêu chuẩn các chức danh cán bộ, trang 16, 17 Đề tài : Xác định một số kiến thức, kỹ năng của cán bộ quản lý cấp Quận 23 - Có kiến thức toàn diện về quản lý Nhà nước. Có hiểu biết và kinh nghiệm nhất định về công tác xây dựng Đảng, công tác tổ chức và cán bộ, công tác vận động quần chúng. - Có năng lực thể chế hóa và tổ chức thực hiện các Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ Quận – Huyện ủy và cấp trên thành chương trình, kế hoạch, quy hoạch của chính quyền phù hợp tình hình địa phương và luật pháp Nhà nước. - Có năng lực điều hành và xây dựng tổ chức bộ máy chính quyền tinh gọn, hiệu quả; đoàn kết, quy tụ được đội ngũ cán bộ, chăm lo quy hoạch đào tạo cán bộ kế cận theo phân cấp đảm bảo tính liên tục kế thừa. - Một số yêu cầu về bằng cấp và kinh nghiệm : • Đã kinh qua chức vụ chủ chốt cấp dưới nhất là Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch phường xã. • Tốt nghiệp Đại học và có trình độ lý luận chính trị cao cấp. • Nếu có trình độ đại học kinh tế hoặc một chuyên ngành khác thì cần được đào tạo hoặc bồi dưỡng trình độ đại học hoặc tương đương về quản lý hành chính Nhà nước. • Được đào tạo có hệ thống tại các Trường Đảng, hoặc bồi dưỡng về quản lý kinh tế, quản lý Nhà nước. • Sử dụng được 01 ngoại ngữ thông dụng (tối thiểu bằng B) và tin học văn phòng (tối thiểu bằng A). - Một số yêu cầu đặc thù của chức danh Chủ tịch – Phó Chủ tịch UBND Quận – Huyện : Tổ chức và quản lý hành chính Nhà nước thống nhất, chặt chẽ mọi họat động của các thành phần kinh tế - xã._. hội trên địa bàn quận – huyện; có năng lực xây dựng, xét duyệt các đề án kinh tế xã hội theo thẩm quyền được phân cấp. Đề tài : Xác định một số kiến thức, kỹ năng của cán bộ quản lý cấp Quận 24 • Chủ động tổ chức phối hợp với Mặt trận và các đoàn thể quận – huyện và các ngành Thành phố có liên quan, đảm bảo kinh tế - xã hội phát triển tốt, quốc phòng an ninh giữ vững, kỷ cương phép nước được thực hiện tốt. • Tổ chức kiểm tra có hiệu quả các họat động của các thành phần kinh tế - xã hội trên địa bàn; kịp thời phát hiện được những vấn đề mới để xây dựng thành chủ trương, chính sách phù hợp điều kiện, đặc điểm của địa phương. Biết phát huy sức mạnh tập thể cấp ủy, tôn trọng nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, kết hợp cá nhân phụ trách, có tính quyết đoán và có tinh thần dám làm, dám chịu trách nhiệm. • Coi trọng công tác vận động quần chúng trong tổ chức triển khai các quyết định hành chính, làm cho hiệu lực các quyết định của chính quyền tăng lên, tính tự giác của quần chúng khi thực hiện được đề cao. Các quyết định cần phù hợp thực tiễn, phù hợp tâm tư, nguyện vọng của quần chúng và quy định chung, tránh hành chính, độc đoán, chuyên quyền. c - Chức danh Trưởng ban Đảng, Mặt trận, Đoàn thể quận – huyện1 - Nắm vững quan điểm, đường lối chính sách, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước, nhất là cấp mình và cấp trên trực tiếp. - Hiểu biết cơ bản về tình hình kinh tế -xã hội của Thành phố và của quận – huyện mình, nắm vững nguyên tắc, quy định về công tác xây dựng Đảng, công tác cán bộ, công tác vận động quần chúng, am hiểu về quản lý Nhà nước. - Có năng lực tham mưu, đề xuất và trước hết là đóng góp vào sự lãnh đạo chung của quận – huyện ủy trên lĩnh vực công tác được phân công; xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch, chương trình công tác xây dựng Đảng, công tác cán bộ, công tác vận động quần chúng. 1 Quyết định 199 – QĐ/TU ngày 21/7/2006 của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh v/v ban hành tiêu chuẩn các chức danh cán bộ, trang 19, 20. Đề tài : Xác định một số kiến thức, kỹ năng của cán bộ quản lý cấp Quận 25 - Có năng lực kiểm tra, sơ kết, tổng kết, tổ chức nghiên cứu các chuyên đề. - Một số yêu cầu về bằng cấp và kinh nghiệm : • Đã kinh qua chức vụ chủ chốt cấp dưới nhất là Bí thư Đảng ủy phường xã. • Tốt nghiệp Đại học và có trình độ lý luận chính trị cao cấp. • Được đào tạo có hệ thống ở các trường Đảng và bồi dưỡng chuyên môn về lĩnh vực công tác được phân công (tổ chức, tuyên huấn, kiểm tra, dân vận…). • Sử dụng được 01 ngoại ngữ (tối thiểu bằng B) và tin học văn phòng (tối thiểu bằng A). + Bảng mô tả công việc chức danh Trưởng Ban Tổ chức Quận ủy phụ trách : Lĩnh vực công tác Công việc cụ thể 1 - Công tác cán bộ - Tuyển dụng cán bộ công chức - Đào tạo cán bộ công chức - Quy hoạch cán bộ - Bổ nhiệm/miễn nhiệm cán bộ - Điều động, luân chuyển cán bộ - Quản lý, đánh giá cán bộ 2 – Công tác tổ chức - Công tác tổ chức bộ máy các cơ quan, đơn vị do Quận quản lý. - Công tác tổ chức các cơ sở Đảng. 3 – Công tác bảo vệ chính trị nội bộ - Thẩm tra, xác minh lịch sử chính trị và chính trị hiện của cán bộ, đảng viên trước khi bổ nhiệm, quy hoạch, đào tạo và phát triển Đảng. 4 – Công tác quản - Lập và theo dõi, cập nhật hồ sơ đảng viên Đề tài : Xác định một số kiến thức, kỹ năng của cán bộ quản lý cấp Quận 26 lý đảng viên - Phân tích, đánh giá chất lượng đảng viên. - Phát triển đảng viên mới, khen thưởng, kỷ luật đảng viên. - Phân tích, đánh giá chất lượng hệ thống các tổ chức cơ sở Đảng. 5 – Chế độ, chính sách đối với cán bộ, đảng viên - Chế độ học tập, đào tạo cán bộ, công chức - Chế độ, chính sách đối với đảng viên hưu trí, cán bộ lão thành cách mạng - Chế độ, chính sách lương, phụ cấp, thôi việc, bảo hiểm xã hội (hưu trí, tử tuất, thai sản, nghỉ dưỡng sức, …) của cán bộ, công chức - Chế độ khen thưởng, trao huy hiệu Đảng từ 40 năm tuổi Đảng trở lên 6 – Các công tác kiêm nhiệm - Công tác xây dựng lực lượng chính trị ngoài quốc doanh. - Công tác cán bộ nữ - Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp Quận (tùy quận huyện khác nhau) - Thành viên Hội đồng thi đua khen thưởng của Quận - Thường trực Hội đồng tuyển dụng của Quận - Thành viên các Ban chỉ đạo Cải cách hành chính cấp Quận. + Nhận xét giữa tiêu chuẩn chức danh Trưởng Ban Tổ chức Quận ủy theo Quyết định 199 – QĐ/TU ngày 21/7/2006 và thực tế công việc Từ bảng mô tả công việc và tiêu chuẩn chức danh Trưởng Ban Tổ chức cho thấy giữa tiêu chuẩn đặt ra và thực tế công tác còn một khoảng cách, để hoàn thành nhiệm vụ đặt ra cần có những kỹ năng, kiến thức chẳng hạn : - Công tác cán bộ : cần am hiểu bản chất, năng lực cán bộ, biết được ưu/nhược điểm, sở trường/sở đoản của cán bộ, am hiểu tâm lý con người nói riêng (tâm tư, nguyện vọng, hoàn cảnh thực tế) và tâm lý quản lý nói chung, biết khơi gợi động cơ làm việc tích cực, hiệu quả của người cán bộ, cần nắm bắt và tìm hiểu thông tin, phân tích thông tin, nắm bắt được vấn đề đối với từng cán bộ Đề tài : Xác định một số kiến thức, kỹ năng của cán bộ quản lý cấp Quận 27 cụ thể, tránh bị “sai lệch thông tin” do dư luận, đố kỵ, tâm lý phức tạp của tập thể. - Công tác tổ chức : cần am hiểu chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đặc điểm tình hình địa phương về lịch sử hình thành, đặc điểm văn hóa, địa lý, dân cư, yêu cầu thực tế… - Công tác chính sách : cần hiểu và vận dụng thích hợp các văn bản quy phạm pháp luật đối với cán bộ đảng viên, thường xuyên cập nhật thông tin cần thiết, có kỹ năng truyền đạt, triển khai để từng đối tượng được lĩnh hội đầy đủ và hiệu quả,… Tiêu chuẩn chức danh trong Quyết định 199 – QĐ/TU ngày 21/7/2006 vẫn chưa nêu được cụ thể người CBQL cần có kiến thức, kỹ năng nào để hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công mà chỉ đề cập chung về tiêu chuẩn và kết quả được thực hiện. Do vậy, đề tài sẽ nghiên cứu để tìm ra những yếu tố kiến thức, kỹ năng cụ thể của người CBQL cấp Quận. 1.3 – Các nghiên cứu về kiến thức và kỹ năng CBQL 1.3.1 – Các nghiên cứu về kiến thức CBQL Theo Government Service Executives, cán bộ quản lý của chính phủ cần có những kiến thức sau 1 : - Quản trị và điều hành : kiến thức về kinh doanh và các nguyên tắc quản trị liên quan đến hoạch định chiến lược, phân phối nguồn lực, chuẩn hóa nguồn nhân lựckhai thác nguồn nhân lực, kỹ thuật lãnh đạo, … - Kiến thức tiếng Anh : kiến thức về cấu trúc và nội dung Anh ngữ, bao gồm văn phạm, ý nghĩa, phát âm… 1 Government Service Executives : Kowledge Đề tài : Xác định một số kiến thức, kỹ năng của cán bộ quản lý cấp Quận 28 - Luật pháp và chính phủ : kiến thức pháp luật, các luật lệ của chính phủ, thủ tục liên quan đến tòa án, quá trình bầu cử, … - Giáo dục và đào tạo : các kiến thức về nguyên tắc và phương pháp tuyển dụng, đào tạo, giảng dạy và hướng dẫn các cá nhân, tổ chức và đo lường hiệu quả công tác đào tạo. - Kinh tế và tài chính : kiến thức về quy luật, nguyên tắc kinh tế, tài chính, thị trường tài chính, ngân hàng, phân tích và báo cáo dữ liệu tài chính. - Nguồn lực con người : bao gồm kiến thức về quy luật và trình tự tuyển dụng, tuyển chọn, đào tạo, hệ thống thông tin cá nhân, chính sách đối với người lao động, … - Kiến thức toán học và thống kê - Kiến thức về thông tin liên lạc và truyền thông đa phương tiện - Kiến thức về tư duy, hành vi cư xử của con người, hình dáng, cá tính, năng lực của mỗi cá nhân. - Kiến thức về an toàn và bảo hộ lao động. - Kiến thức về các dịch vụ cho cá nhân và doanh nghiệp : gồm các kiến thức về quy luật và các xử lý khi giao tiếp với khách hàng, đánh giá mức độ thỏa mãn của khách hàng, … - Kiến thức kinh doanh và marketing - Kiến thức về hành chính - lưu trữ : như xử lý văn bản, quản lý và lưu trữ hồ sơ, thiết kế các biểu mẫu, .. - Kiến thức xã hội và con người : kiến thức về các khuynh hướng và sự ảnh hưởng của xã hội, văn hóa và truyền thống lịch sử. - Kiến thức tin học và điện tử - Kiến thức địa lý Đề tài : Xác định một số kiến thức, kỹ năng của cán bộ quản lý cấp Quận 29 - Kiến thức lịch sử và khảo cổ - Kiến thức y học và pháp luật - Kiến thức tiết học và tôn giáo - Kiến thức về phương tiện vận chuyển - Kiến thức sinh học - Kiến thức xây dựng - Kiến thức hóa học - Khoa học nghệ thuật : kiến thức về các sáng tác và trình diễn các tác phẩm âm nhạc, khiêu vũ, … - Kiến thức về ẩm thực - Kiến thức về dược phẩm và nha khoa. - Kiến thức vật lý học 1.3.2 – Các nghiên cứu về kỹ năng CBQL a - Theo Robert Katz Người “quản lý” nên cần có những kỹ năng quản lý, gồm 03 nhóm kỹ năng sau 1: - Kỹ năng kỹ thuật (hay kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ) : tùy mỗi ngành nghề mà có kỹ năng chuyên môn khác nhau, có thể là kỹ năng soạn thảo hợp đồng kinh tế, kỹ năng hạch toán, kế toán, kỹ năng đồ họa, .., đây là kỹ năng cần thiết cho quản trị viên cấp cơ sở hơn là quản trị viên trung cấp và cao cấp. - Kỹ năng nhân sự : là kỹ năng cùng làm việc, động viên kích thích nhân viên làm việc, hướng vào mục tiêu chung của tổ chức, biết thiết lập các mối quan hệ cần thiết cho công tác lãnh đạo, … Kỹ năng đều cần thiết cho các cấp độ quản trị khác nhau, vì đối tượng quản lý và đối tượng bị quản lý đều là con người. 1 Robert Katz, “Skills of an effective administrator”, Harvard Business Review Đề tài : Xác định một số kiến thức, kỹ năng của cán bộ quản lý cấp Quận 30 - Kỹ năng nhận thức (hay còn gọi là kỹ năng tư duy, kỹ năng lý luận) : đây là kỹ năng khó nhất và quan trọng nhất trong các nhóm kỹ năng, đặc biệt cần thiết đối với quản trị gia cấp cao. Chính nhóm kỹ năng này giúp các quản trị gia hiểu được sự phức tạp của tổ chức, có tầm nhìn xa trông rộng, dự đoán trước được sự thay đổi đối với tổ chức. Tầm quan trọng của 03 nhóm kỹ năng trên tùy thuộc vào các cấp quản trị khác nhau, có thể minh họa qua sơ đồ sau : Các loại kỹ năng Qua sơ đồ trên cho thấy, cấp quản trị càng cao thì kỹ năng tư duy càng quan trọng và ngược lại cấp quản trị càng thấp thì kỹ năng kỹ thuật quan trọng hơn, còn kỹ năng nhân sự đều cần thiết đối với các cấp quản trị. b - Theo Sandra Watson, Martin McCracken và Moira Hughes 1: khi nghiên cứu về những kỹ năng quản lý cần thiết để thu hút du khách người Scotland cho thấy một số kỹ năng cần thiết có thể áp dụng vào đề tài, đó là : - Tập hợp, đoàn kết mọi người - Cập nhật các văn bản luật phù hợp, xác đáng. - Đẩy mạnh việc thu hút, thay quyền người đại diện 1 Sandra Watson, Martin McCracken và Moira Hughes : (School of Management, Napier University of Edinburgh, UK), “Scottish visitor attractions : managerial competence requirements” Kỹ năng lý luận Kỹ năng Kỹ năng kỹ thuật nhân sự C ác c ấp q uả n lý Cấp cao Cấp trung Cấp cơ sở Đề tài : Xác định một số kiến thức, kỹ năng của cán bộ quản lý cấp Quận 31 - Tiếp thị và định giá hiệu quả. - Quản lý nhân viên một cách khoa học. - Kỹ năng ngôn ngữ. - Năng động và sáng tạo : Creativily and innovation - Hiểu biết tình hình kinh doanh thương . - Kỹ năng ra quyết định. - Sử dụng Internet. - Kỹ năng sử dụng máy vi tính - Hiểu và nắm bắt nhu cầu khách. - Nhận biết và hành động phù hợp với đặc điểm địa phương. - Xây dựng chuẩn mực so sánh với tiêu chuẩn quốc tế. - Kỹ năng làm việc nhóm. - Khả năng cạnh tranh. - Kỹ năng đào tạo, huấn luyện và cơ hội thăng tiến. - Kỹ năng cân bằng mục tiêu và môi trường sinh thái. - Kỹ năng cải tiến . c – Theo Government Service Executives Theo Government Service Executives 1 thì CBQL cần có những kỹ năng sau : - Kỹ năng nói : cách diễn đạt, trình bày, triển khai thông tin một cách hiệu quả. - Kỹ năng viết : viết một cách hiệu quả và thích hợp với nhu cầu của người đọc. 1 Government Service Executives - Skill Đề tài : Xác định một số kiến thức, kỹ năng của cán bộ quản lý cấp Quận 32 - Kỹ năng lắng nghe : có sự chú ý lắng nghe những gì người ta nói, kể để hiểu được cốt lõi của vấn đề, biết đặt câu hỏi thích hợp và không cắt ngang người nói vào thời điểm không thích hợp. - Nối kết mọi người - Tư duy năng động, đúng đắn : sử dụng nguyên nhân và kết quả hợp logic để tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của giải pháp thay thế, biết đúc kết hoặc tiếp cận vấn đề. - Kỹ năng ra quyết định và điều chỉnh phù hợp - Kỹ năng đọc hiểu - Kỹ năng suy luận, dự báo - Kỹ năng quản trị nguồn lực tài chính - Kỹ năng quản trị nguồn nhân lực - Kỹ năng tiếp cận vấn đề - Kỹ năng đánh giá hệ thống : đo lường sự thể hiện của hệ thống hoặc những hành động cần thiết để hoàn thiện và thực hiện mục tiêu của hệ thống. - Kỹ năng phân tích hệ thống : quyết định làm thế nào để hệ thống có thể hoạt động và thay đổi phù hợp điều kiện, môi trường sẽ ảnh hưởng đến sản phẩm đầu ra. - Kỹ năng giải quyết những vấn đề phức tạp - Kỹ năng toán học - Kỹ năng nhận thức các vấn dề xã hội - Kỹ năng thương lượng - Kỹ năng thuyết phục - Kỹ năng nghiên cứu chiến lược - Kỹ năng quản lý thời gian - Kỹ năng giới thiệu, hướng dẫn Đề tài : Xác định một số kiến thức, kỹ năng của cán bộ quản lý cấp Quận 33 - Kỹ năng quản trị nguồn nguyên nhiên vật liệu - Kỹ năng phân tích quản trị hệ thống chất lượng - Kỹ năng lựa chọn trang thiết bị - Kỹ năng điều hành và kiểm soát hệ thống - Kỹ năng tư duy khoa học : sử dụng các quy luật và phương pháp khoa học để giải quyết vấn đề. - Kỹ năng bảo trì máy móc thiết bị - Kỹ năng hoạch định, vạch kế hoạch, chương trình hành động cho nhiều mục đích khác nhau. - Kỹ năng sửa chữa máy móc, thiết bị khi cần thiết. d - Theo Giáo sư P.Cotta, Trường Đại học Havard, có 03 yêu cầu đối với nhà quản lý trong điều kiện hiện nay, đó là : - Tìm ra con đường để cải cách, thúc đẩy cải cách 1 : thực chất đây chính là khâu hoạch định chiến lược và mục tiêu của tổ chức mà nhà quản lý phải xác định. - Tạo ra mạng lưới hùng hậu để thực hiện cải cách 2 : yêu cầu này nhằm xây dựng quan hệ hợp tác và tinh thần tập thể, huy động nhân tài, làm việc với tinh thần trách nhiệm cao nhằm thực hiện chiến lược. - Năng lực thúc đẩy cải cách 3: năng lực đề cập được hiểu là tri thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ, năng lực sáng tạo, phân tích, tư duy chiến lược, năng lực phán đoán, … nhằm hoàn thành mục tiêu chiến lược đề ra. Có thể nói, theo Giáo sư P.Cotta thì yêu cầu chính của người quản lý hiện nay là hoạch định chiến lược, tổ chức thực hiện chiến lược theo mục tiêu đã đặt 1 Trần Quang Tuệ biên dịch, Sổ tay Người quản lý, NXB TPHCM, trang 17 2 Trần Quang Tuệ biên dịch, Sổ tay Người quản lý, NXB TPHCM, trang 17 3 Trần Quang Tuệ biên dịch, Sổ tay Người quản lý, NXB TPHCM, trang 17 Đề tài : Xác định một số kiến thức, kỹ năng của cán bộ quản lý cấp Quận 34 ra trên cơ sở năng lực lõi (core - skills) của những nhà quản lý, năng lực này có thể là kỹ năng chuyên môn, sự sáng tạo, … e - Theo Harvard Business Essentials – Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh thì kỹ năng quản lý hiệu quả gồm 02 nhóm 1: + Kỹ năng quản lý cơ bản : - Thiết lập mục tiêu chiến lược : các mục tiêu nên xuất phát từ chiến lược của tổ chức, mọi hoạt động phải phù hợp với mục tiêu chiến lược. Khi xác định mục tiêu phảo được mọi người thừa nhận là quan trọng, rõ ràng, cụ thể, vừa sức, phù hợp chiến lược, khả thi nhưng đầy thử thách, được ủng hộ bởi cơ chế khen thưởng thích hợp. - Tuyển dụng người tài : Trong điều kiện hiện nay “tài sản con người trở thành yếu tố phân biệt chính giữa các công ty” 2, thì chất lượng và năng lực của người mà nhà tuyển dụng sẽ đưa vào nhóm sẽ quyết định thành công của cả nhóm cũng như của nhà quản lý. Hay nói cách khác, người giỏi là “năng lực lõi” của công ty, tổ chức. - Tin tưởng giao phó nhiệm vụ cho nhân viên : Trong kỹ năng này nên giao trách nhiệm và quyền làm chủ cho một người. Điều đó sẽ tập trung quyền làm chủ vào một người duy nhất và người quản lý là người giám sát và sẵn sàng can thiệp nếu người được giao đi chệch hướng. - Quản lý thời gian : để quản lý thời gian thật hiệu quả nhà quản lý cần dùng mục tiêu làm cơ sở cho việc phân bổ thời gian, sử dụng công vụ lên lịch làm việc, kế hoạch hàng ngày, nhật ký công tác…. + Kỹ năng quản lý thách thức hơn 1 Harvard Business Essentials – Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh 2 Các kỹ năng quản lý hiệu quả, NXN Tổng hợp TPHCM, trang 31 Đề tài : Xác định một số kiến thức, kỹ năng của cán bộ quản lý cấp Quận 35 - Quản lý nhóm : trong kỹ năng này thì tuyển chọn thành viên nhóm là phần quan trọng nhất, năng lực, sự tận tâm, mục tiêu chung, đóng góp của tất cả các thành viên, một cơ cấu thuận lợi, một môi trường có tính hỗ trợ và sự phù hợp mục tiêu chung là đặc điểm của nhóm làm việc hiệu quả. Ngoài ra còn có các kỹ năng : đánh giá và huấn luyện nhân viên, xử lý những nhân viên có vấn đề, làm chủ các công cụ tài chính… 1.4 – Một số ý kiến nhận xét các nghiên cứu trước đây về kiến thức, kỹ năng CBQL - Từ cơ sở nêu trên, có thể thấy hiện nay dù đã có tiêu chuẩn về kiến thức, và kỹ năng cho các CBQL làm vịệc trong hệ thống chính trị (Quyết định 199 – QĐ/TU ngày 21/7/2006), nhưng cách thể hiện còn chung chung, chưa rõ ràng, yêu cầu đưa ra là kết quả cần đạt được nhưng kiến thức, kỹ năng cụ thể để đạt được mục tiêu đó lại chưa được đề cập đến. Ví dụ như “Có năng lực cụ thể hóa và vận dụng sáng tạo các Nghị quyết của cấp trên và Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ Quận – Huyện thành chương trình hành động, kế hoạch công tác và tổ chức chỉ đạo thực hiện có hiệu quả” 1, muốn cụ thể hóa được phải có kiến thức về tình hình chính trị - xã hội, địa bàn, dân cư, đặc điểm của địa phương, am hiểu thực trạng đội ngũ cán bộ công chức dưới quyền, có khả năng nối kết mọi người, có kỹ năng hoạch định và quản trị có hiệu quả các nguồn lực, … để thực hiện chương trình, kế hoạch đã đặt ra. - Kết quả nghiên cứu của “Government Service Executives” đã nêu ra nhiều kiến thức cụ thể của người CBQL nói chung như kiến thức về quản trị và điều hành, luật pháp và chính phủ, ngoại ngữ, …. Nhưng đối tượng nghiên cứu 1 1 Quyết định 199 – QĐ/TU ngày 21/7/2006 của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh v/v ban hành tiêu chuẩn các chức danh cán bộ, trang 15 Đề tài : Xác định một số kiến thức, kỹ năng của cán bộ quản lý cấp Quận 36 của đề tài là CBQL làm việc trong hệ thống chính trị tại Việt Nam, đặc biệt là cấp Quận lại cần có những kiến thức chuyên biệt, đặc thù như kiến thức về lý luận chính trị, quản lý hành chính Nhà nước, kiến thức văn hóa xã hội của địa phương, … - Về kỹ năng của CBQL có khá nhiều công trình nghiên cứu về đề tài này, trong đó nổi bật là “Government Service Executives”, công trình của Watson, Martin McCracken và Moira Hughes đã cho nhóm tác giả nhiều kỹ năng cụ thể làm cơ sở nghiên cứu cho đề tài. Các nghiên cứu của Robert Katz, Giáo sư P.Cotta, Harvard Business Essentials cũng cho thấy khái quát các nhóm kỹ năng của người CBQL. Từ những kết quả nêu trên, đề tài tiếp tục phát triển ý tưởng và vận dụng vào trường hợp thực tế tại Việt Nam với đối tượng là CBQL làm việc trong hệ thống chính trị, đặc biệt tại cấp Quận. Đề tài thực hiện nghiên cứu định tính và định lượng để khám phá các yếu tố cần thiết về kiến thức, kỹ năng của người CBQL cấp Quận, đó chính là mục tiêu của đề tài. Đề tài : Xác định một số kiến thức, kỹ năng của cán bộ quản lý cấp Quận 37 CHƯƠNG II – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ XỬ LÝ DỮ LIỆU ----------- Chương I đã trình bày khái quát về hệ thống chức danh CBQL cấp Quận, tổng quan các nghiên cứu về kiến thức, kỹ năng CBQL làm cơ sở nghiên cứu cho đề tài. Chương II sẽ giới thiệu phương pháp nghiên cứu được sử dụng để xây dựng, đánh giá các thang đo và kiểm định mô hình lý thuyết, trình bày và phân tích kết quả xử lý dữ liệu từ SPSS 13.0. Chương này gồm các vấn đề chính sau : - Thiết kế quy trình nghiên cứu - Nghiên cứu định tính - Nghiên cứu định lượng : gồm có xây dựng thang đo mức độ quan trọng của các yếu tố, thông tin mẫu nghiên cứu và phương pháp xử lý dữ liệu. - Kết quả xử lý dữ liệu 2.1 - Thiết kế quy trình nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện thông qua 02 bước : nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu định tính được thực hiện 02 lần, thông qua hình thức thảo luận: - Nghiên cứu định tính lần 1: để khám phá các yếu tố, bằng phương pháp Brain Storming, Giáo viên hướng dẫn, Tiến sĩ Trần Thị Kim Dung đã tổ chức thảo luận với các nhân viên (gồm 120 sinh viên lớp Quản trị kinh doanh – Văn bằng 2, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh ) có tiếp xúc với các CBQL để lấy ý kiến những kiến thức, kỹ năng cần có của một CBQL. Kết quả thu được 154 kiến thức, kỹ năng cần thiết (Phụ lục 1.2 và 1.3). Đề tài : Xác định một số kiến thức, kỹ năng của cán bộ quản lý cấp Quận 38 - Trên cơ sở kết quả nghiên cứu định tính lần 1, với sự hỗ trợ, giúp đỡ của các đồng chí lãnh đạo Quận 5, đề tài thực hiện nghiên cứu định tính lần 2 dưới hình thức thảo luận với đối tượng tham gia là 08 đồng chí CBQL cấp Quận tại cơ quan Quận ủy Quận 5 (Phụ lục 2). Kết quả nghiên cứu định tính lần 2 đã giúp đề tài phát hiện thêm nhiều biến quan sát, bổ sung vào bảng câu hỏi điều tra như : kiến thức về lý luận chính trị và quản lý hành chính Nhà nước, kiến thức quản lý đô thị, kiến thức về quản trị nhân sự, kiến thức về tình hình tôn giáo, kỹ năng chịu đựng phê bình, kỹ năng tự học hỏi hoàn thiện bản thân, kỹ năng hạn chế điểm yếu của cấp dưới. Qua kết quả nghiên cứu định tính lần 2, đề tài xác định được 06 nhóm kiến thức và 08 nhóm kỹ năng cần thiết đối với người CBQL cấp Quận, đó là : I - Kiến thức II - Kỹ năng 1 Quản trị - Kinh tế Nhân sự 2 Chính trị - Pháp luật Lãnh đạo 3 Văn hóa – xã hội Hoàn thiện bản thân 4 Tình hình thời sự Tác nghiệp 5 Đạo đức nghề nghiệp Giao tiếp 6 Ngoại ngữ Trình bày 7 Sử dụng công cụ, phương tiện làm việc hiện đại 8 Làm việc có trách nhiệm Đề tài : Xác định một số kiến thức, kỹ năng của cán bộ quản lý cấp Quận 39 Đồng thời, qua phân tích tầm quan trọng, tính lặp lại của các yếu tố, nghiên cứu loại bỏ 86 biến từ kết quả nghiên cứu định tính, trong đó kiến thức là 24 biến và 62 biến kỹ năng. Từ kết quả của 02 lần thực hiện nghiên cứu định tính, kết quả có 61 biến quan sát, trong đó có 23 biến liên quan đến kiến thức và 38 biến thuộc về kỹ năng người CBQL cấp Quận. Bảng câu hỏi điều tra được thiết kế từ kết quả nghiên cứu định tính. Kết cấu bảng câu hỏi gồm 61 câu, tương ứng với 61 biến quan sát (23 biến về kiến thức và 38 biến về kỹ năng), các thông tin cá nhân như giới tính, tuổi tác, trình độ chuyên môn, mức độ làm việc với CBQL cũng được thiết kế trong bảng câu hỏi theo thang đo danh xưng để đo lường sự khác biệt khi đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố kiến thức, kỹ năng cần thiết. (Phụ lục 3). Với sự giúp đỡ của Ban Tổ chức Quận ủy, nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua phương pháp phỏng vấn trực tiếp 292 người là CBQL hiện đang công tác tại Quận 5 và một số các chuyên viên giúp việc công tác tại cơ quan Quận ủy Quận 5, đối tượng phỏng vấn có độ tuổi từ 25 đến 55 tuổi. Đề tài đã thực hiện quy trình nghiên cứu như sau : Đề tài : Xác định một số kiến thức, kỹ năng của cán bộ quản lý cấp Quận 40 Hình 2.1 – Quy trình nghiên cứu của đề tài : Hình 2.1 - QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU Mô hình lý thuyết : Các kiến thức và kỹ năng cần thiết của CB lãnh đạo và quản lý chủ chốt cấp Quận Nghiên cứu định tính Thảo luận tay đôi Đóng vai (02 lần) Điều chỉnh Thang đo chính Nghiên cứu định lượng (N = 292) Kết quả - Kiểm định mức độ quan trọng của các yếu tố - Tính hệ số Cronbach Alpha của các nhóm kiến thức và kỹ năng - Kiểm định T - Test - Kiểm định Anova Đề tài : Xác định một số kiến thức, kỹ năng của cán bộ quản lý cấp Quận 41 2.2 – Nghiên cứu định tính 2.2.1 - Các nhóm kiến thức cần thiết đối với người CBQL cấp Quận – Nhóm kiến thức về quản trị - kinh tế Nền kinh tế nước ta hiện nay đang đứng trước nhiều thách thức, sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới - WTO vào ngày 07/11/2006, các cam kết của Việt Nam về thay đổi hệ thống luật pháp, phù hợp thông lệ quốc tế, … buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải chuyển biến mạnh mẽ từ phong cách quản lý, kiến thức quản trị kinh tế, kiến thức luật pháp để phù hợp, thích nghi, tồn tại, vươn lên trong cạnh tranh. Nhưng điều đó cũng đồng nghĩa với CBQL cũng cần am hiểu các kiến thức về kinh tế nói chung và kinh doanh nói riêng dù công tác ở ngành, lĩnh vực nào. Trong xu thế hiện nay, phát triển kinh tế là vấn đề sống còn của mỗi quốc gia, để khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế, để nâng cao đời sống của người dân, vì mục tiêu xã hội, thực hiện xóa đói giảm nghèo, tăng cao phúc lợi xã hội về mọi mặt. Đứng ở giác độ chính trị, phát triển kinh tế còn góp phần “sử dụng quyền lực chính trị”, từ đó tạo hiệu ứng “giữ quyền lực chính trị” hay nói cách khác là giữ được chủ quyền quốc gia. CBQL dù đang công tác ở đâu cũng cần kiến thức về kinh tế để hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn, nhiệm vụ chính trị của bất kỳ một công dân đối với đất nước. Trong nhóm này phải kể đến các kiến thức về quản trị nói chung, tâm lý trong quản lý, các kiến thức về nhân sự, … đó là : - Kiến thức về quản trị : Quản trị vừa là khoa học vừa và nghệ thuật, cần hiểu quản trị với đầy đủ ý nghĩa của nó, quản trị ở đây là quản lý, điều hành, bao hàm đầy đủ các quá trình hoạch định, tổ chức, kiểm tra… Kiến thức quản trị cho người lãnh đạo nền tảng của quá trình gây ảnh hưởng, tác động đến Đề tài : Xác định một số kiến thức, kỹ năng của cán bộ quản lý cấp Quận 42 người khác nhằm thực hiện mục tiêu chung của tổ chức, của chủ quan người lãnh đạo. – Kiến thức về tâm lý quản lý : Đối tượng quản lý là con người, đối tượng bị quản lý cũng là con người, nên trong quá trình quản lý không thể thiếu vai trò của tâm lý. Là người lãnh đạo cần hiểu được “giá trị nhân viên”, biết được nhân viên của mình muốn gì? Một nhân viên bình thường làm việc rất tốt nhưng bỗng nhiên kết quả nhân viên ấy làm việc không hiệu quả, “nhớ trước quên sau”, là người lãnh đạo am hiểu tâm lý đối tượng cần tìm hiểu vì sao khiến người nhân viên trở nên như vậy? Vì hoàn cảnh gia đình, vì mối quan hệ với đồng nghiệp, vì một lý do nào khác… Khi đã tìm hiểu đúng nguyên nhân người lãnh đạo với những biện pháp khác nhau sẽ đưa nhân viên của mình trở lại trạng thái bình thường. Đó chính là tâm lý quản lý. – Kiến thức về nhân sự : Giải quyết tốt vấn đề con người trong một tổ chức không thể thiếu kiến thức về nhân sự, đó là tạo dựng và duy trì nguồn nhân lực chất lượng cao, là đánh giá nguồn nhân lực này, thực hiện tuyển dụng, huấn luyện đào tạo nhân viên, bổ nhiệm, quy hoạch, đề bạt cán bộ…. Cần xác định một quan điểm : “không thể cho rằng quản trị nguồn nhân lực là trách nhiệm riêng của bộ phận nhân sự mà là của tất cả các nhà quản lý trực tiếp” 1. Do vậy, dù công tác ở bất kỳ cương vị nào, là người quản lý không thể không am hiểu kiến thức về nhân sự khi đối tượng bị tác động của họ chính là con người. – Nhóm kiến thức về chính trị - pháp luật Có rất nhiều định nghĩa khác nhau bàn về khái niệm “chính trị”, nhưng theo “Nhà nước và pháp luật” – Học viện hành chính Quốc gia : “Chính trị là 1 Bản chất quản trị nguồn nhân lực – Gầy dựng đội quân tinh nhuệ , Business Edge, NXB Trẻ, trang 17. Đề tài : Xác định một số kiến thức, kỹ năng của cán bộ quản lý cấp Quận 43 hoạt động gắn với những quan hệ giữa các giai cấp, dân tộc, quốc gia và các nhóm xã hội khác nhau, xoay quanh vấn đề trung tâm, vấn đề giành, giữ và sử dụng quyền lực nhà nước” 1. Tất cả các tổ chức đảng phái khi lên giành chính quyền đều thành lập Nhà nước phục vụ cho lợi ích giai cấp mình. Đảng Cộng sản Việt Nam cũng vậy, là tổ chức chính trị lãnh đạo thành công cách mạng Việt Nam, giành chính quyền từ tay phong kiến và đế quốc thành lập nên Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam – Nhà nước của dân, do dân và vì dân đã thể hiện rõ bản chất giai cấp của mình : vì lợi ích giai cấp công nhân, đông đảo quần chúng nhân dân lao động. Làm việc trong chính hệ thống chính trị của đất nước các CBQL cần am hiểu hơn ai hết bản chất chính trị của tổ chức mình. Đó chính là chính trị. Khi đã giành được chính quyền, Đảng phái chính trị chỉ là 01 trong 03 thành viên của hệ thống chính trị, ở nước ta Đảng lãnh đạo toàn diện trên mọi mặt của đời sống xã hội, Đảng lãnh đạo bằng chủ trương, đường lối, nhưng Đảng không thể quản lý xã hội thay cho Nhà nước vì Nhà nước là trung tâm, chỉ có Nhà nước mới có quyền quản lý xã hội bằng pháp luật. CBQL là người được Nhà nước trao quyền thực hiện quản lý xã hội thì nhất thiết phải am hiểu kiến thức về phápluật - Kiến thức quản lý Nhà nước :“Quản lý hành chính Nhà nước là hành vi quản lý xã hội, là sự quản lý mang tính chất Nhà nước do hệ thống cơ quan hành chính Nhà nước tiến hành” 2 Chính kiến thức này sẽ trang bị cho CBQL cấp Quận các kiến thức về hành chính nói chung, hệ thống các cơ quan hành chính Nhà nước, trật tự quản lý hành chính Nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, các hành vi hoạt 1 Nhà nước và pháp luật – Học viện hành chính Quốc gia, NXB Giáo dục, trang 5. 2 “Bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước ngạch chuyên viên” – Học viện Chính trị Quốc gia. Đề tài : Xác định một số kiến thức, kỹ năng của cán bộ quản lý cấp Quận 44 động của con người do pháp luật điều chỉnh, các hình thức và phương pháp tiến hành quản lý hành chính Nhà nước… - Kiến thức về lý luận chính trị: Tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội đều xoay quanh trục chính trị. Dù làm việc ở cơ quan, tổ chức nào, lĩn._.phạm hành chính và cưỡng chế hành chính 8 tiết Đề tài : Xác định một số kiến thức, kỹ năng của cán bộ quản lý cấp Quận 85 7 Kỹ năng soạn thảo văn bản quản lý hành chính 8 tiết 8 Kỹ năng áp dụng quy trình ra quyết định và tổ chức thực hiện quyết định hành chính 8 tiết 9 Kỹ năng lập và quản lý thực hiện các dự án của chính quyền xã, phường, thị trấn 4 tiết 10 Kỹ năng chỉ đạo và phối hợp với Tổ trưởng dân phố, trưởng ấp trong việc thực hiện một số nhiệm vụ của UBND xã, phường, thị trấn 4 tiết 11 Kỹ năng giao tiếp hành chính và thuyết trình trước công chúng 4 tiết 12 Kỹ năng phát hiện, xử lý tình huống quản lý hành chính trên địa bàn, phường xã, thị trấn 4 tiết 1.2 – Kỹ năng : gồm 107 kỹ năng STT Những kỹ năng và kiến thức cần có của CBQL 1 Chịu được áp lực công việc 2 Bản sắc dân tộc 3 Bình tĩnh, kiềm chế 4 Có tính cẩn thận 5 Hiểu biết tình hình chính trị 6 Chọn trang phục phù hợp 7 Giữ chữ tín với khách hàng 8 Chủ trương, chính sách của VN 9 Tận dụng cơ hội tốt Đề tài : Xác định một số kiến thức, kỹ năng của cán bộ quản lý cấp Quận 86 10 Kiến thức về cơ sở hạ tầng 11 Biết dự đoán, phán đoán 12 Gan dạ, dũng cảm 13 Hệ thống giao thông 14 Kỹ năng giao tiếp với mọi người (KH, đồng nghiệp) 15 Giải quyết tốt những phàn nàn, thắc mắc của KH 16 Phán đoán, ứng xử nhanh và thoả đáng các tình huống 17 Ham học hỏi, cầu tiến 18 Kỹ năng hệ thống lại vấn đề 19 Có khả năng hoạch định 20 Biết hoà giải khi có tranh chấp 21 Hoà đồng với mọi người 22 Khả năng huấn luyện nhân viên 23 Biết kết dính mọi người lại với nhau 24 Khám phá cái mới 25 Khéo léo 26 Khiêm tốn 27 Làm việc có khoa học 28 Biết tạo không khí vui vẻ, sôi động, ấm cúng cho mọi người 29 Kiến thức nền tảng Đề tài : Xác định một số kiến thức, kỹ năng của cán bộ quản lý cấp Quận 87 30 Kiến thức rộng 31 Kiến thức về XH 32 Kiền thức về quản trị 33 Kiến thức về kinh doanh 34 Kinh nghiệm về lĩnh vực hành chính 35 Có kiến thức về kinh tế 36 Biết lắng nghe, tiếp thu (ý kiến của khách hàng và nhân viên) 37 Kỹ năng làm việc nhóm 38 Làm việc độc lập 39 Phong cách lãnh đạo 40 Dám mạo hiểm, phiêu lưu 41 Có kiến thức và biết marketing 42 Có khả năng đọc được mong muốn của khách hàng 43 Nắm bắt, thông tin vấn đề nhanh 44 Có đạo đức nghề nghiệp 45 Đam mê công việc (DL) 46 Có kỹ năng đàm phán 47 Tính đàn ông (nam) 48 Đánh giá mức độ thoả mãn của KH 49 Biết đánh giá chính xác đối tượng khách hàng Đề tài : Xác định một số kiến thức, kỹ năng của cán bộ quản lý cấp Quận 88 50 Nghiêm túc trong công việc 51 Ngoại giao rộng, có nhiều mối quan hệ 52 Ngoại hình dễ nhìn 53 Thạo ngoại ngữ 54 Nhẫn nại, kiên trì 55 Đưa ra những hoạt động đổi mới 56 Hiều biết đối thủ cạnh tranh 57 Được lòng khách hàng, tạo quan hệ tốt 58 Nói chuyện một cách logich 59 Có kỹ năng nói chuyện trước đám đông, công chúng, thuyết trình 60 Kỹ năng ứng xử tốt 61 Kỹ năng phân tích 62 Hiểu biết pháp luật 63 Khả năng chịu phê bình 64 Hiểu phong tục tập quán của KH 65 Sử dụng các phương tiện thông tin hiện đại 66 Quan hệ đồng nghiệp tốt 67 Có óc quan sát 68 Biết quan tâm người khác, ân cần, chu đáo 69 Có khả năng, kỹ năng quản lý Đề tài : Xác định một số kiến thức, kỹ năng của cán bộ quản lý cấp Quận 89 70 Quản lý nhóm 71 Quản lý thời gian 72 Kỹ năng sáng tạo 73 Kiến thức, kinh nghiệm sống 74 Biết sửa chữa những điều sai, bất hợp ly,ù chưa hoàn thiện 75 Có sức khỏe tốt 76 Suy nghĩ chính chắn 77 Hiểu tâm lý con người 78 Biết tâm lý quản lý 79 Có tầm nhìn 80 Có kiến thức về tài chính 81 Kiến thức về tình hình thế giới 82 Nhạy bén với thay đổi của xã hội 83 Hiểu biết tình hình thời sự 84 Có kỹ năng thương lượng 85 Có lòng thương người 86 Biết thương thuyết 87 Biết cách làm thỏa mãn người khác 88 Kỹ năng thu hút mọi người hưởng ứng 89 Có khả năng thuyết phục Đề tài : Xác định một số kiến thức, kỹ năng của cán bộ quản lý cấp Quận 90 90 Biết cách tiếp cận 91 Có tinh thần tiết kiệm 92 Kỹ năng tư vấn cho khách hàng 93 Khả năng tổ chức 94 Tổ chức với phong cách độc đáo, khác biệt 95 Tôn trọng người khác 96 Có trí nhớ tốt 97 Biết trọng dụng nhân tài 98 Kỹ năng truyền đạt 99 Kiến thức về văn hoá 100 Hiểu biết về văn học 101 Có văn hóa 102 Biết vi tính 103 Kỹ năng viết 104 Tính cách vui vẻ 105 Xử lý công việc 106 Xử lý mâu thuẫn 107 Xử lý thông tin nhanh 2 - Kiến thức: A Tổng quát chung về quản trị 1 Gía 2 Tài chính – Ngân sách Đề tài : Xác định một số kiến thức, kỹ năng của cán bộ quản lý cấp Quận 91 3 Nhân sự 4 Hoạch định 5 Marketing 6 Công nghệ kỹ thuật 7 Quan tâm đến khách hàng 8 Quản lý chất lượng 9 Tâm lý 10 Ngoại ngữ 11 Luật pháp 12 An toàn, bảo hộ 13 Tư vấn B – Đương đầu thách thức trong công việc 14 Thay đổi và thích ứng 15 Ra quyết định 16 Làm việc có hiệu quả với lãnh đạo cấp trên 17 Kiên trì và chú trọng giải quyết những gì ngáng trở công việc 18 Sẵn sàng nhận thêm trách nhiệm 19 Biết cách kiểm soát công việc của bản thân 20 Mau chóng năm bắt công nghệ - kỹ thuật mới, kiến thức và kỹ năng kinh doanh 21 Quyết đoán C Chỉ huy nhân viên 22 Uỷ quyền, tạo cơ hội phát triển cho nhân viên 23 Quan tâm tới nhân viên 24 Đối xử công bằng đối với nhân viên 25 Động viên, kích thích Đề tài : Xác định một số kiến thức, kỹ năng của cán bộ quản lý cấp Quận 92 26 Giải quyết xung đột 27 Huấn luyện nhân viên 28 Tạo môi trường phát triển 29 Đương đầu với các vấn đề của nhân viên 30 Thu hút nhân tài 31 Làm việc theo nhóm D Giao tiếp 32 Kỹ năng giao tiếp nơi làm việc 33 Trình bày : nói 34 Viết 35 Lắng nghe 36 Thông tin phản hồi 37 Phỏng vấn 38 Đàm phán 39 Thương thuyết 40 Tổ chức hội họp 41 Thiết lập và duy trì các mối quan hệ 42 Cảm thông và nhạy cảm 43 Thắng thắn và khách quan 44 Cân bằng cuộc sống và công việc 45 Nhận thức đúng về bản thân 46 Làm cho mọi người cảm thấy thoải mái, dễ chịu 47 Linh họat Đề tài : Xác định một số kiến thức, kỹ năng của cán bộ quản lý cấp Quận 93 PHỤ LỤC 2 DANH SÁCH KHÁCH MỜI VÀ KẾT QUẢ PHỎNG VẤN LẦN 2 ------------ 1 – Danh sách khách mời : Buổi phỏng vấn lần 2 được tổ chức tại Văn phòng cơ quan Quận ủy Quận 5, số 209 An Dương Vương Phường 8 Quận 5, vào lúc 15h ngày 04/8/2006, thành phần tham dự gồm có : Chủ trì : Giáo viên hướng dẫn, Tiến sĩ Trần Thị Kim Dung Thư ký : Lê Thị Loan Danh sách tham dự : STT Họ và tên Chức vụ Đơn vị công tác 1 TRẦN THỊ ANH VŨ UVTV, Trưởng Ban Ban Tổ chức Quận ủy 2 TRẦN THANH BÌNH UVTV, Trưởng Ban Ủy Ban Kiểm tra Quận ủy 3 NGUYỄN CHÍ TOẠI UVTV, Trưởng Ban Ban Tuyên giáo Quận ủy 4 TRƯƠNG THỊ CẨM LAI UVTV, Trưởng Ban Ban Dân vận Quận ủy 5 NG. THỊ THU THỦY UVBCH, Giám đốc Trung tâm BD Chính trị 6 VƯƠNG HOÀNG TUẤN UVBCH, Chánh Văn phòng Văn phòng UBND - HĐND 7 NGUYỄN PHƯỚC HÒA UVBCH, Trưởng Phòng Phòng Nội vụ Quận 5 8 NG. THỊ HOA PHƯỢNG Phó Ban Ban Tuyên giáo Quận ủy 9 TRẦN THỊ MỸ DUNG Chuyên viên Ban Tổ chức Quận ủy Đề tài : Xác định một số kiến thức, kỹ năng của cán bộ quản lý cấp Quận 94 2 – Kết quả phỏng vấn lần 2 STT Kiến thức và kỹ năng I Kiến thức 1 Tình hình chính trị 2 Chủ trương, chính sách của Việt Nam 3 Kiến thức về cơ sở hạ tầng 4 Kiến thức nền tảng, thường thức 5 Kiến thức về quản trị 6 Kiến thức về kinh doanh 7 Kiến thức lĩnh vực hành chính 8 Kiến thức về kinh tế 9 Kiến thức về quản lý nhân sự 10 Tình hình tôn giáo 11 Ngoại ngữ 12 Kiến thức biết pháp luật 13 Kiến thức về lý luận chính trị 14 Kiến thức quản lý nhà nước 15 Kiến thức quản lý đô thị 16 Kiến thức tâm lý quản lý 17 Kiến thức về phong tục, tập quán của điạ phương 18 Kiến thức về tình hình tài chính 19 Kiến thức về tình hình thế giới 20 Hiểu biết tình hình thời sự 21 Kiến thức về văn hóa xã hội 22 Đạo đức nghề nghiệp 23 Kiến thức văn học Đề tài : Xác định một số kiến thức, kỹ năng của cán bộ quản lý cấp Quận 95 II Kỹ năng 1 Chịu đựng áp lực công việc 2 Bình tĩnh và kiềm chế 3 Kỹ năng dự đoán, phán đoán 4 Kỹ năng giao tiếp tốt với mọi người 5 Kỹ năng hệ thống lại vấn đề 6 Kỹ năng hoạch đinh 7 Khả năng huấn luyện nhân viên 8 Kỹ năng kết dính mọi người 9 Làm việc có khoa học 10 Lắng nghe và tiếp thu ý kiến của người khác 11 Kỹ năng làm việc nhóm 12 Kỹ năng làm việc độc lập 13 Nắm bắt, thông tin vấn đề nhanh 14 Kỹ năng tự học hỏi, tự hoàn thiện bản thân 15 Biết sử dụng người giỏi hơn mình 16 Có kỹ năng đàm phán 17 Biết đánh giá mức độ thỏa mãn của nhân viên 18 Biết hạn chế điểm yếu của cấp dưới 19 Biết động viên, kích thích nh/viên 20 Biết sàng lọc, phân tích, xử lý thông tin 21 Ngoại giao rộng, có nhiều mối quan hệ 22 Kỹ năng nói chuyện trước đám đông, thuyết trình 23 Khả năng chịu đựng phê bình 24 Kỹ năng sử dụng các phương tiện thông tin hiện đại 25 Kỹ năng quản lý 26 Kỹ năng quản lý thời gian Đề tài : Xác định một số kiến thức, kỹ năng của cán bộ quản lý cấp Quận 96 27 Kỹ năng sáng tạo. đưa ra các họat động đổi mới 28 Tầm nhìn xa trộng rộng 29 Có khả năng thuyết phục 30 Kỹ năng tư vấn cho người khác 31 Kỹ năng tổ chức 32 Tôn trọng người khác 33 Biết trọng dụng người khác 34 Kỹ năng, hành vi ứng xử có văn hóa 35 Kỹ năng sử dụng vi tính 36 Kỹ năng viết, soạn thảo văn bản 37 Kỹ năng xử lý công việc 38 Làm việc có trách nhiệm - Số biến bị loại : 86, trong đó kiến thức là 24 biến, kỹ năng là 62 biến. - Số biến được bổ sung vào nghiên cứu là : 7 biến, gồm có : Kỹ năng chịu đựng Tự học hỏi Hạn chế điểm yếu của cấp dưới Kiến thức nhân sự Kiến thức về Tôn giáo Lý luận chính trị Quản lý Nhà nước và hành chính, đô thị Đề tài : Xác định một số kiến thức, kỹ năng của cán bộ quản lý cấp Quận 97 PHỤ LỤC 3 BẢNG CÂU HỎI ĐIỀU TRA PHIẾU ĐIỀU TRA Tôi là LÊ THỊ LOAN – Học viên Cao hoc Khóa 13 của Trường Đại học Kinh tế TP HCM, đang thực hiện đề tài nghiên cứu về “Xác định kiến thức, kỹ năng cần có của đội ngũ cán bộ quản lý (CBQL) chủ chốt cấp Quận”. Kính mời anh/chị vui lòng điền vào phiếu điều tra dưới đây. Xin lưu ý rằng không có câu trả lời nào đúng hoặc sai. Tất cả các câu trả lời đều có giá trị và ý kiến của anh/chị sẽ được giữ bí mật tuyệt đối. Trân trọng cảm ơn. Hướng dẫn trả lời: Với mỗi tiêu thức dưới đây, đánh dấu vào 1 ô thể hiện mức độ đồng ý của anh/chị từ 1 đến 7 đối với những kiến thức/kỹ năng cần có của CBQL chủ chốt cấp Quận, trong đó: 1 = hoàn toàn không quan trọng 2 = không quan trọng 3 = không quan trọng lắm 4 = không ý kiến 5 = hơi quan trọng 6 = quan trọng 7 = hoàn toàn rất quan trọng Đề tài : Xác định một số kiến thức, kỹ năng của cán bộ quản lý cấp Quận 98 STT Tiêu thức Tầm quan trọng I Kiến thức 1 Tình hình chính trị 1 2 3 4 5 6 7 2 Chủ trương, chính sách của Việt Nam 1 2 3 4 5 6 7 3 Kiến thức về cơ sở hạ tầng 1 2 3 4 5 6 7 4 Kiến thức nền tảng, thường thức 1 2 3 4 5 6 7 5 Kiến thức về quản trị 1 2 3 4 5 6 7 6 Kiến thức về kinh doanh 1 2 3 4 5 6 7 7 Kiến thức lĩnh vực hành chính 1 2 3 4 5 6 7 8 Kiến thức về kinh tế 1 2 3 4 5 6 7 9 Kiến thức về quản lý nhân sự 1 2 3 4 5 6 7 10 Tình hình tôn giáo 1 2 3 4 5 6 7 11 Ngoại ngữ 1 2 3 4 5 6 7 12 Kiến thức pháp luật 1 2 3 4 5 6 7 13 Kiến thức lý luận chính trị 1 2 3 4 5 6 7 14 Kiến thức quản lý nhà nước 1 2 3 4 5 6 7 15 Kiến thức quản lý đô thị 1 2 3 4 5 6 7 16 Kiến thức tâm lý quản lý 1 2 3 4 5 6 7 17 Kiến thức về phong tục, tập quán của điạ phương 1 2 3 4 5 6 7 18 Kiến thức về tình hình tài chính 1 2 3 4 5 6 7 19 Kiến thức về tình hình thế giới 1 2 3 4 5 6 7 20 Hiểu biết tình hình thời sự 1 2 3 4 5 6 7 21 Kiến thức về văn hóa xã hội 1 2 3 4 5 6 7 22 Đạo đức nghề nghiệp 1 2 3 4 5 6 7 23 Kiến thức văn học 1 2 3 4 5 6 7 Đề tài : Xác định một số kiến thức, kỹ năng của cán bộ quản lý cấp Quận 99 II Kỹ năng Tầm quan trọng 1 Chịu đựng áp lực công việc 1 2 3 4 5 6 7 2 Bình tĩnh và kiềm chế 1 2 3 4 5 6 7 3 Kỹ năng dự đoán, phán đoán 1 2 3 4 5 6 7 4 Kỹ năng giao tiếp tốt với mọi người 1 2 3 4 5 6 7 5 Kỹ năng hệ thống lại vấn đề 1 2 3 4 5 6 7 6 Kỹ năng hoạch đinh 1 2 3 4 5 6 7 7 Kỹ năng huấn luyện nhân viên 1 2 3 4 5 6 7 8 Kỹ năng kết dính mọi người 1 2 3 4 5 6 7 9 Làm việc có khoa học 1 2 3 4 5 6 7 10 Lắng nghe và tiếp thu ý kiến của người khác 1 2 3 4 5 6 7 11 Kỹ năng làm việc nhóm 1 2 3 4 5 6 7 12 Kỹ năng làm việc độc lập 1 2 3 4 5 6 7 13 Nắm bắt, thông tin vấn đề nhanh 1 2 3 4 5 6 7 14 Kỹ năng tự học hỏi, tự hoàn thiện bản thân 1 2 3 4 5 6 7 15 Biết sử dụng người giỏi hơn mình 1 2 3 4 5 6 7 16 Kỹ năng đàm phán 1 2 3 4 5 6 7 17 Biết đánh giá mức độ thỏa mãn của nhân viên 1 2 3 4 5 6 7 18 Biết hạn chế điểm yếu của cấp dưới 1 2 3 4 5 6 7 19 Biết động viên, kích thích nh/viên 1 2 3 4 5 6 7 20 Biết sàng lọc, phân tích, xử lý thông tin 1 2 3 4 5 6 7 21 Ngoại giao rộng, có nhiều mối quan hệ 1 2 3 4 5 6 7 22 Kỹ năng nói chuyện trước đám đông, thuyết trình 1 2 3 4 5 6 7 23 Khả năng chịu đựng phê bình 1 2 3 4 5 6 7 Đề tài : Xác định một số kiến thức, kỹ năng của cán bộ quản lý cấp Quận 100 24 Kỹ năng sử dụng các phương tiện thông tin hiện đại 1 2 3 4 5 6 7 25 Kỹ năng quản lý 1 2 3 4 5 6 7 26 Kỹ năng quản lý thời gian 1 2 3 4 5 6 7 27 Kỹ năng sáng tạo. đưa ra các họat động đổi mới 1 2 3 4 5 6 7 28 Tầm nhìn xa trộng rộng 1 2 3 4 5 6 7 29 Có khả năng thuyết phục 1 2 3 4 5 6 7 30 Kỹ năng tư vấn cho người khác 1 2 3 4 5 6 7 31 Kỹ năng tổ chức 1 2 3 4 5 6 7 32 Tôn trọng người khác 1 2 3 4 5 6 7 33 Biết trọng dụng người khác 1 2 3 4 5 6 7 34 Kỹ năng, hành vi ứng xử có văn hóa 1 2 3 4 5 6 7 35 Kỹ năng sử dụng máy vi tính 1 2 3 4 5 6 7 36 Kỹ năng viết, soạn thảo văn bản 1 2 3 4 5 6 7 37 Kỹ năng xử lý công việc 1 2 3 4 5 6 7 38 Làm việc có trách nhiệm 1 2 3 4 5 6 7 Vui lòng cho biết đôi nét về bản thân anh/chị (Đánh dấu vào ô phù hợp) Cn1 - Giới tính: a – Nam : b - Nữ : Cn2 - Tuổi đời: a - Dưới 25: b - 25-34: c - 35 – 44 : d - Từ trên 45 tuổi : Cn3 - Trình độ văn hóa - chuyên môn: a - Lao động phổ thông : b - Trung cấp, cao đẳng : c - Đại học và cao hơn : Đề tài : Xác định một số kiến thức, kỹ năng của cán bộ quản lý cấp Quận 101 Cn4 - Anh/chị thuộc nhóm : a. Cán bộ quản lý : b.Cán bộ VP, chuyên môn, kỹ thuật : c. Công nhân sản xuất : d. khác: Cn5 - Nếu là cán bộ quản lý chủ chốt : a - Cấp Trưởng, phó phòng/Ban của Quận trở lên : b - Cấp phường : Cn6 : Mức độ làm việc với CBQL chủ chốt của Quận : a – Hoàn toàn b – Thường xuyên c – Khá thường xuyên d – Thỉnh thoảng e – Không thường xuyên Trân trọng cảm ơn sự đóng góp của các đồng chí. Đề tài : Xác định một số kiến thức, kỹ năng của cán bộ quản lý cấp Quận 102 PHỤ LỤC 4 : Tính hệ số tin cậy Cronbach Alpha ---------- - Kiến thức về quản trị - kinh tế Reliability Statistics ,771 6 Cronbach's Alpha N of Items Item-Total Statistics 29,0171 11,062 ,511 ,739 29,7192 9,165 ,593 ,723 29,0034 11,536 ,551 ,731 28,5822 12,285 ,532 ,741 29,0377 11,865 ,447 ,754 29,2466 11,066 ,527 ,735 kt1 kt2 kt3 kt4 kt5 kt6 Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted – Kiến thức chính trị - pháp luật Reliability Statistics ,765 5 Cronbach's Alpha N of Items Item-Total Statistics 25,2534 4,149 ,557 ,715 25,0068 4,887 ,501 ,737 25,0514 4,612 ,568 ,715 25,0205 4,453 ,606 ,701 25,7500 3,845 ,508 ,747 ct1 ct2 ct3 ct4 ct5 Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted Đề tài : Xác định một số kiến thức, kỹ năng của cán bộ quản lý cấp Quận 103 - Kiến thức cơ bản – văn hóa xã hội Reliability Statistics ,749 5 Cronbach's Alpha N of Items Item-Total Statistics 22,3801 7,584 ,558 ,688 22,2979 7,983 ,554 ,691 22,4658 7,748 ,524 ,701 22,1610 8,905 ,484 ,719 22,9555 7,534 ,477 ,724 vh1 vh2 vh4 vh5 vh3 Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted - Kiến thức về tình hình thời sự Reliability Statistics ,701 5 Cronbach's Alpha N of Items Item-Total Statistics 24,7842 4,617 ,609 ,580 24,4692 5,061 ,557 ,608 24,6130 4,657 ,434 ,683 23,7671 6,207 ,385 ,681 23,5582 6,653 ,384 ,689 ts4 ts5 ts3 ts1 ts2 Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted Đề tài : Xác định một số kiến thức, kỹ năng của cán bộ quản lý cấp Quận 104 b – Hệ số tin cậy của các nhóm kỹ năng - Nhóm kỹ năng về nhân sự Reliability Statistics ,789 5 Cronbach's Alpha N of Items Item-Total Statistics 24,2089 5,671 ,611 ,734 24,0205 5,745 ,641 ,723 23,6644 6,492 ,627 ,738 24,1062 5,607 ,527 ,771 23,5753 6,884 ,479 ,776 ns2 ns3 ns4 ns1 ns5 Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted - Nhóm kỹ năng lãnh đạo Reliability Statistics ,789 6 Cronbach's Alpha N of Items Item-Total Statistics 30,9144 8,752 ,522 ,761 30,9623 8,689 ,531 ,759 30,8938 9,387 ,511 ,765 31,5205 8,010 ,556 ,756 31,0788 8,080 ,613 ,738 30,8973 9,330 ,532 ,761 ld1 ld2 ld3 ld4 ld5 ld6 Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted Đề tài : Xác định một số kiến thức, kỹ năng của cán bộ quản lý cấp Quận 105 - Nhóm kỹ năng hoàn thiện bản thân Reliability Statistics ,692 5 Cronbach's Alpha N of Items Item-Total Statistics 25,0997 4,835 ,438 ,646 24,8832 5,386 ,459 ,644 25,3643 4,088 ,501 ,624 24,9519 5,074 ,463 ,637 24,8969 5,231 ,409 ,658 ht1 ht2 ht3 ht4 ht5 Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted - Nhóm kỹ năng tác nghiệp Reliability Statistics ,797 9 Cronbach's Alpha N of Items Đề tài : Xác định một số kiến thức, kỹ năng của cán bộ quản lý cấp Quận 106 Item-Total Statistics 48,7705 16,294 ,470 ,779 48,5205 17,515 ,399 ,788 49,4384 14,474 ,536 ,773 49,1781 14,951 ,534 ,771 48,8322 15,858 ,597 ,764 48,6781 16,941 ,496 ,778 48,8870 15,468 ,553 ,768 49,2260 16,464 ,386 ,791 48,6336 17,010 ,483 ,780 lv5 lv6 lv7 lv8 lv4 lv1 lv9 lv2 lv3 Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted - Nhóm sử dụng phương tiện thông tin, công cụ lao động hiện đại :gồm các biến như sau Reliability Statistics ,781 2 Cronbach's Alpha N of Items Item-Total Statistics 5,6610 ,768 ,640 .a 5,7158 ,809 ,640 .a cc1 cc2 Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted The value is negative due to a negative average covariance among items. This violates reliability model assumptions. You may want to check item codings. a. - Nhóm kỹ năng giao tiếp Reliability Statistics ,783 6 Cronbach's Alpha N of Items Đề tài : Xác định một số kiến thức, kỹ năng của cán bộ quản lý cấp Quận 107 Item-Total Statistics 30,5856 8,278 ,527 ,752 30,7432 7,965 ,657 ,722 30,8664 7,669 ,595 ,734 31,2534 7,393 ,477 ,779 30,7637 8,793 ,498 ,760 30,6164 8,897 ,517 ,757 gt1 gt2 gt3 gt4 gt5 gt6 Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted - Nhóm kỹ năng trình bày Reliability Statistics ,797 4 Cronbach's Alpha N of Items Item-Total Statistics 17,8870 4,644 ,590 ,756 17,6507 4,785 ,573 ,764 17,5548 4,770 ,662 ,727 18,1678 4,078 ,631 ,740 b5 b1 b3 b4 Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted Đề tài : Xác định một số kiến thức, kỹ năng của cán bộ quản lý cấp Quận 108 PHỤ LỤC 5 – KIỀM ĐỊNH T – TEST ----------------- Kiểm định T – Test : 5.1 - Có sự khác biệt giữa nam và nữ trong đánh giá mức độ quan trọng của các nhóm kiến thức : Group Statistics 159 6,9535 ,79403 ,06297 133 7,0211 ,77353 ,06707 159 6,2969 ,53857 ,04271 133 6,3128 ,47313 ,04103 159 6,0302 ,57333 ,04547 133 6,0947 ,54915 ,04762 159 5,5698 ,71448 ,05666 133 5,6647 ,64411 ,05585 159 6,7233 ,56155 ,04453 133 6,7594 ,50976 ,04420 159 5,3208 1,03313 ,08193 133 5,1353 1,04288 ,09043 gt 1,00 2,00 1,00 2,00 1,00 2,00 1,00 2,00 1,00 2,00 1,00 2,00 KT_QTKINHTE KT_CHINHTRIPHAPLUAT KT_Thoisu KT_Vanhoa dd1 nn1 N Mean Std. Deviation Std. Error Mean Đề tài : Xác định một số kiến thức, kỹ năng của cán bộ quản lý cấp Quận 109 Independent Samples Test ,096 ,757 -,733 290 ,464 -,06759 ,09222 -,24909 ,11390 -,735 283,341 ,463 -,06759 ,09200 -,24868 ,11350 ,742 ,390 -,266 290 ,791 -,01593 ,05991 -,13384 ,10198 -,269 289,288 ,788 -,01593 ,05922 -,13249 ,10064 ,085 ,770 -,977 290 ,330 -,06455 ,06609 -,19463 ,06553 -,980 284,706 ,328 -,06455 ,06584 -,19414 ,06504 2,209 ,138 -1,181 290 ,238 -,09485 ,08030 -,25289 ,06319 -1,192 288,354 ,234 -,09485 ,07956 -,25144 ,06174 1,366 ,243 -,571 290 ,569 -,03613 ,06329 -,16069 ,08844 -,576 288,040 ,565 -,03613 ,06275 -,15963 ,08737 ,007 ,933 1,521 290 ,129 ,18542 ,12192 -,05455 ,42538 1,519 280,021 ,130 ,18542 ,12203 -,05479 ,42562 Equal variance assumed Equal variance not assumed Equal variance assumed Equal variance not assumed Equal variance assumed Equal variance not assumed Equal variance assumed Equal variance not assumed Equal variance assumed Equal variance not assumed Equal variance assumed Equal variance not assumed KT_QTKINHTE KT_CHINHTRIPHAPL KT_Thoisu KT_Vanhoa dd1 nn1 F Sig. Levene's Test for Equality of Variances t df Sig. (2-tailed) Mean Difference Std. Error Difference Lower Upper 95% Confidence Interval of the Difference t-test for Equality of Means 5.2 – Có sự khác biệt giữa nam và nữ trong đánh giá mức độ quan trọng của các nhóm kỹ năng Đề tài : Xác định một số kiến thức, kỹ năng của cán bộ quản lý cấp Quận 110 Group Statistics 159 6,8176 ,38739 ,03072 133 6,8571 ,35125 ,03046 159 5,9711 ,60414 ,04791 133 5,9880 ,59887 ,05193 159 6,2023 ,54164 ,04296 132 6,2159 ,62318 ,05424 158 6,2405 ,51759 ,04118 133 6,2827 ,55494 ,04812 159 5,7138 ,83146 ,06594 133 5,6579 ,77207 ,06695 159 6,1457 ,53851 ,04271 133 6,1792 ,58518 ,05074 159 6,1654 ,44151 ,03501 133 6,2098 ,47798 ,04145 159 5,9387 ,65526 ,05197 133 5,9380 ,73108 ,06339 gt 1,00 2,00 1,00 2,00 1,00 2,00 1,00 2,00 1,00 2,00 1,00 2,00 1,00 2,00 1,00 2,00 trachnhiem KN_Nhansu KN_Lanhdao KN_Hoanthien KN_Congcu KN_Giaotiep KN_Tacnghiep KN_Trinhbay N Mean Std. Deviation Std. Error Mean Đề tài : Xác định một số kiến thức, kỹ năng của cán bộ quản lý cấp Quận 111 Independent Samples Test 3,344 ,068 -,906 290 ,366 -,03953 ,04364 -,12542 ,04636 -,914 288,094 ,362 -,03953 ,04326 -,12468 ,04561 ,098 ,755 -,239 290 ,811 -,01690 ,07071 -,15607 ,12227 -,239 281,790 ,811 -,01690 ,07065 -,15598 ,12218 ,813 ,368 -,199 289 ,842 -,01360 ,06830 -,14803 ,12082 -,197 261,547 ,844 -,01360 ,06919 -,14984 ,12264 1,161 ,282 -,670 289 ,503 -,04220 ,06295 -,16611 ,08171 -,666 273,017 ,506 -,04220 ,06333 -,16688 ,08248 ,535 ,465 ,591 290 ,555 ,05594 ,09459 -,13023 ,24211 ,595 286,823 ,552 ,05594 ,09397 -,12901 ,24089 ,873 ,351 -,509 290 ,611 -,03350 ,06583 -,16306 ,09607 -,505 271,451 ,614 -,03350 ,06632 -,16407 ,09707 ,706 ,401 -,824 290 ,411 -,04437 ,05387 -,15040 ,06167 -,818 271,934 ,414 -,04437 ,05426 -,15118 ,06245 2,388 ,123 ,009 290 ,993 ,00071 ,08117 -,15906 ,16048 ,009 267,931 ,993 ,00071 ,08197 -,16068 ,16210 Equal variances assumed Equal variances not assumed Equal variances assumed Equal variances not assumed Equal variances assumed Equal variances not assumed Equal variances assumed Equal variances not assumed Equal variances assumed Equal variances not assumed Equal variances assumed Equal variances not assumed Equal variances assumed Equal variances not assumed Equal variances assumed Equal variances not assumed trachnhiem KN_Nhansu KN_Lanhdao KN_Hoanthien KN_Congcu KN_Giaotiep KN_Tacnghiep KN_Trinhbay F Sig. Levene's Test for Equality of Variances t df Sig. (2-tailed) Mean Difference Std. Error Difference Lower Upper 95% Confidence Interval of the Difference t-test for Equality of Means Đề tài : Xác định một số kiến thức, kỹ năng của cán bộ quản lý cấp Quận 112 PHỤ LỤC 6 – PHÂN TÍCH PHƯƠNG SAI ANOVA ------------- 6.1 – Trình độ văn hóa và kỹ năng lãnh đạo : ANOVA td 3,596 18 ,200 ,988 ,474 55,008 272 ,202 58,605 290 Between Groups Within Groups Total Sum of Squares df Mean Square F Sig. 6.2 – Trình độ văn hóa và kỹ năng giao tiếp : ANOVA td 3,060 15 ,204 1,013 ,442 55,581 276 ,201 58,640 291 Between Groups Within Groups Total Sum of Squares df Mean Square F Sig. 6.3 – Trình độ văn hóa và kỹ năng trình bày : ANOVA td 2,595 14 ,185 ,916 ,542 56,046 277 ,202 58,640 291 Between Groups Within Groups Total Sum of Squares df Mean Square F Sig. Đề tài : Xác định một số kiến thức, kỹ năng của cán bộ quản lý cấp Quận 113 6.4 – Trình độ văn hóa và kỹ năng hoàn thiện bản thân : ANOVA td 1,880 13 ,145 ,706 ,757 56,725 277 ,205 58,605 290 Between Groups Within Groups Total Sum of Squares df Mean Square F Sig. 6.5 – Trình độ chuyên môn và kỹ năng nhân sự ANOVA td 1,684 14 ,120 ,585 ,876 56,957 277 ,206 58,640 291 Between Groups Within Groups Total Sum of Squares df Mean Square F Sig. 6.6 - Trình độ chuyên môn và kỹ năng tác nghiệp ANOVA td 3,736 24 ,156 ,757 ,789 54,905 267 ,206 58,640 291 Between Groups Within Groups Total Sum of Squares df Mean Square F Sig. 6.7 – Cấp quản lý và kỹ năng lãnh đạo Đề tài : Xác định một số kiến thức, kỹ năng của cán bộ quản lý cấp Quận 114 ANOVA cql 10,227 18 ,568 1,072 ,381 144,192 272 ,530 154,419 290 Between Groups Within Groups Total Sum of Squares df Mean Square F Sig. 6.8 – Cấp quản lý và kỹ năng giao tiếp : ANOVA cql 4,929 15 ,329 ,603 ,872 150,399 276 ,545 155,329 291 Between Groups Within Groups Total Sum of Squares df Mean Square F Sig. 6.9 – Cấp quản lý và kỹ năng trình bày ANOVA cql 4,986 14 ,356 ,656 ,816 150,343 277 ,543 155,329 291 Between Groups Within Groups Total Sum of Squares df Mean Square F Sig. 6.10 – Cấp quản lý và kỹ năng hoàn thiện bản thân : Đề tài : Xác định một số kiến thức, kỹ năng của cán bộ quản lý cấp Quận 115 ANOVA cql 5,588 13 ,430 ,795 ,665 149,738 277 ,541 155,326 290 Between Groups Within Groups Total Sum of Squares df Mean Square F Sig. 6.11 – Cấp quản lý và kỹ năng nhân sự : ANOVA cql 9,391 14 ,671 1,273 ,223 145,938 277 ,527 155,329 291 Between Groups Within Groups Total Sum of Squares df Mean Square F Sig. 6.12 – Cấp quản lý và kỹ năng tác nghiệp : ANOVA cql 14,296 24 ,596 1,128 ,313 141,033 267 ,528 155,329 291 Between Groups Within Groups Total Sum of Squares df Mean Square F Sig. 6.13 - Mức độ làm việc và kỹ năng lãnh đạo : ANOVA mdlv 28,234 18 1,569 1,057 ,396 403,546 272 1,484 431,780 290 Between Groups Within Groups Total Sum of Squares df Mean Square F Sig. Đề tài : Xác định một số kiến thức, kỹ năng của cán bộ quản lý cấp Quận 116 6.14 – Mức độ làm việc với CBCC và kỹ năng giao tiếp : ANOVA mdlv 32,112 15 2,141 1,474 ,114 400,720 276 1,452 432,832 291 Between Groups Within Groups Total Sum of Squares df Mean Square F Sig. 6.15 - Mức độ làm việc và kỹ năng trình bày : ANOVA mdlv 30,836 14 2,203 1,518 ,104 401,996 277 1,451 432,832 291 Between Groups Within Groups Total Sum of Squares df Mean Square F Sig. 5.16 – Mức độ làm việc với CBCC và kỹ năng hoàn thiện bản thân : ANOVA mdlv 26,287 13 2,022 1,381 ,168 405,590 277 1,464 431,876 290 Between Groups Within Groups Total Sum of Squares df Mean Square F Sig. 6.17 – Mức độ làm việc với CBCC và kỹ năng nhân sự : Đề tài : Xác định một số kiến thức, kỹ năng của cán bộ quản lý cấp Quận 117 ANOVA mdlv 13,750 14 ,982 ,649 ,822 419,082 277 1,513 432,832 291 Between Groups Within Groups Total Sum of Squares df Mean Square F Sig. 6.18 – Mức độ làm việc với CBCC và kỹ năng tác nghiệp ANOVA mdlv 55,812 24 2,326 1,647 ,032 377,020 267 1,412 432,832 291 Between Groups Within Groups Total Sum of Squares df Mean Square F Sig. 6.19 – Độ tuổi và kỹ năng lãnh đạo ANOVA dt 24,974 18 1,387 2,950 ,000 127,940 272 ,470 152,914 290 Between Groups Within Groups Total Sum of Squares df Mean Square F Sig. 6.20 – Độ tuổi và kỹ năng giao tiếp ANOVA dt 18,433 15 1,229 2,394 ,003 141,660 276 ,513 160,092 291 Between Groups Within Groups Total Sum of Squares df Mean Square F Sig. Đề tài : Xác định một số kiến thức, kỹ năng của cán bộ quản lý cấp Quận 118 6.21- Độ tuổi và kỹ năng trình bày ANOVA dt 18,963 14 1,354 2,658 ,001 141,130 277 ,509 160,092 291 Between Groups Within Groups Total Sum of Squares df Mean Square F Sig. 6.22 - Độ tuổi và kỹ năng hoàn thiện bản thân ANOVA dt 20,137 13 1,549 3,068 ,000 139,849 277 ,505 159,986 290 Between Groups Within Groups Total Sum of Squares df Mean Square F Sig. 6.23 - Độ tuổi và kỹ năng nhân sự ANOVA dt 11,018 14 ,787 1,462 ,125 149,074 277 ,538 160,092 291 Between Groups Within Groups Total Sum of Squares df Mean Square F Sig. 6.24 - Độ tuổi và kỹ năng tác nghiệp ANOVA dt 20,530 24 ,855 1,637 ,034 139,562 267 ,523 160,092 291 Between Groups Within Groups Total Sum of Squares df Mean Square F Sig. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA1733.pdf
Tài liệu liên quan