Xây dựng chiến lược phát triển của Công ty Netnam

Tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển của Công ty Netnam: LỜI MỞ ĐẦU Trong cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, mọi doanh nghiệp đều phải tự chủ trong ba vấn đề cơ bản của mình là : Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào ? Sản xuất cho ai? Đồng thời phải tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Trong bối cảnh cạnh tranh quyết liệt như hiện nay, có rất nhiều những công ty từ chỗ vững mạnh đã suy thoái thậm chí phải phá sản. Ngược lại, có những công ty chỉ mới gia nhập ngành nhưng cũng đã khẳng định được tên tuổi ... Ebook Xây dựng chiến lược phát triển của Công ty Netnam

doc60 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1244 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển của Công ty Netnam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của mình trên thị trường. Thất bại hay thành công của những công ty này có thể được lý giải bằng nhiều khía cạnh nhưng vấn đề quan trọng nhất vẫn là chiến lược kinh doanh của các công ty. Chiến lược kinh doanh có vai trò xác định phương hướng phát triển của công ty một cách hợp lý nhất sau khi đã vạch ra những điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp và cơ hội, thách thức của môi trường kinh doanh. Có được chiến lược đúng đắn sẽ giúp cho công ty đạt được kết quả một cách tốt nhất. Điều đó giống như cơn gió giúp cánh diều bay lên cao mãi. Chính vì vậy, trong thời gian thực tập tại công ty Netnam, em đã chọn đề tài : “Xây dựng chiến lược phát triển của công ty Netnam” nhằm góp thêm một số ý kiến vào quyết định sản xuất kinh doanh của công ty. Chuyên đề gồm 3 chương : Chương 1: “Tổng quan về công ty Netnam”. Chương 2: “Xây dựng chiến lược kinh doanh cho Công ty Netnam”. Chương 3: “Một số đề xuất nhằm thực hiện một cách có hiệu quả chiến lược kinh doanh của Công ty Netnam”. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo - ThS Trần Thị Thạch Liên đã tận tình giúp đỡ em trong việc xây dựng và hoàn thiện đề tài này. Em cũng xin chân thành cảm ơn các cô chú lãnh đạo công ty Netnam đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để em hoàn thành đề tài của mình. CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY NETNAM I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty. 1. Quá trình hình thành. Công ty NetNam là doanh nghiệp nhà nước được thành lập trên tinh thần duy trì và phát triển lực lượng chất xám trong các Viện nghiên cứu và các trường đại học để đóng góp hiệu quả hơn vào sự nghiệp hiện đại hoá - công nghiệp hoá đất nước theo Nghị quyết Trung ương II (khóa 8) và Quyết định 68/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Công ty Netnam (NetN@m Corporation), trực thuộc Viện Công nghệ Thông tin, được thành lập theo quyết định số 2420/QĐ-KHCNQG ngày 26/11/1998 của Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia. Hình thành và phát triển từ một phòng nghiên cứu và triển khai các công nghệ mạng máy tính của Viện Công nghệ Thông tin, Netnam là một trong những nhà cung cấp dịch vụ Internet đầu tiên của Việt Nam. Netnam chính thức nhận giấy phép nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) vào ngày 16/04/1999 và nhận được giấy phép nhà cung cấp thông tin Internet (ICP) vào ngày 31/01/2001. * Tên  công ty  :   Công ty NetN@m – Viện Công nghệ Thông tin. * Tên giao dịch quốc tế :  NETN@M CORPORATION. * Cơ quan sáng lập: Viện Công nghệ Thông tin (CNTT) thuộc Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia. * Giấy phép đăng ký kinh doanh số: 112435 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 26 tháng 1 năm 1999. * Trụ sở chính: đặt tại Viện Công nghệ Thông tin, trong khu vực trụ sở của Trung tâm KHTN & CNQG,  số 18 đường Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội. * Chi nhánh phía nam: 72A Võ Thị Sáu, P. Tân Định, Q.1, Tp. Hồ Chí Minh. * Vốn điều lệ của Công ty: 1.596.523.778đ (Một tỷ năm trăm chín sáu triệu năm trăm hai ba nghìn bảy trăm bảy tám đồng). * Trong đó: + Vốn Ngân sách: 612.826.225đ (Sáu trăm mười hai triệu tám trăm hai sáu nghìn hai trăm hai lăm đồng ). + Vốn đóng góp của Viện: 983.679.553 (Chín trăm tám ba triệu sáu trăm bảy chín nghìn năm trăm năm ba đồng). 2. Các mốc chính trong sự phát triển của Netnam. * 07/12/1994: Netnam - mạng e-mail đầu tiên tại Việt Nam ra đời từ phòng Hệ thống mạng máy tính của Viện Công nghệ thông tin. * 19/11/1997: Netnam trở thành một trong 4 nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) đầu tiên tại Việt Nam. * Tháng 10/1998: Thành lập Doanh nghiệp nhà nước - Công ty Netnam. * Tháng 5/1999: Văn phòng giao dịch tại Press Club chính thức khai trương. * Tháng 7/2000: Chi nhánh Netnam tại Thành phố Hồ Chí Minh chính thức hoạt động. * Tháng 10/2003: Nhân sự NetNam vượt qua con số 100. * Tháng 2/2004: Bắt đầu thử nghiệm cung cấp dịch vụ Internet băng rộng. * Tháng 2/2006: khai trương trang thông tin thoibaoviet.com.  * Tháng 5/2006: Trở thành nhà cung cấp giải pháp hàng đầu cho các khách sạn 5 sao tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Hiện nay Netnam có trên 130 cán bộ, chủ yếu tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. II. Chức năng, nhiệm vụ của công ty Netnam. 1. Chức năng. Với đặc điểm của người đi đầu trong việc đưa Internet vào Việt Nam, Netnam trở thành một trong những nhà cung cấp dịch vụ Internet đầu tiên khi Việt Nam chính thức gia nhập Internet vào 19/11/1997. Chức năng chính của Công ty Netnam là cung cấp các dịch vụ Internet, các giải pháp công nghệ mạng, kinh doanh và đưa ra thị trường các sản phẩm ứng dụng của Viện Công nghệ thông tin. Các chức năng cụ thể của Công ty Netnam gồm có: * Kinh doanh dịch vụ truy nhập Internet theo giấy phép ISP của Bộ Bưu chính Viễn thông cấp. * Kinh doanh dịch vụ viễn thông trên Internet theo giấp phép OSP của Bộ Bưu chính Viễn thông cấp. * Kinh doanh các dịch vụ nội dung Internet theo giấy phép ICP của Bộ Văn hoá thông tin cấp. * Kinh doanh các giải pháp mạng máy tính, an ninh mạng, các hệ thống thông tin. * Tư vấn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, huấn luyện đào tạo trong lĩnh vực công nghệ thông tin. * Kinh doanh các sản phẩm là kết quả nghiên cứu khoa học của Viện Công nghệ thông tin. * Kinh doanh các sản phẩm, thiết bị trong lĩnh vực công nghệ thông tin. 2. Nhiệm vụ. * Thực hiện nhiệm vụ của Viện giao; làm cầu nối giữa nghiên cứu, phát triển với thực tiễn và thị trường. * Phối hợp với các đơn vị của Viện CNTT hoàn thiện các sản phẩm là kết quả nghiên cứu của Viện. * Phân phối lợi nhuận cho Viện từ kết qủa hoạt động kinh doanh theo vốn góp của Viện. * Hỗ trợ hoạt động nghiên cứu Khoa học về Công nghệ của Viện CNTT từ lợi nhuận của Công ty. 3. Các dịch vụ chủ yếu mà Netnam cung cấp. Trong các năm qua, phạm vi hoạt động của công ty NetNam – Viện Công nghệ thông tin đã được tăng cường và mở rộng. Nhiệm vụ gắn nghiên cứu với thị trường đã và đang được thực hiện tốt, thực sự khởi sắc. Song song với các ứng dụng kinh tế xã hội, các nghiên cứu phục vụ an ninh - quốc phòng cho các cơ quan Đảng và Nhà nước cũng đã được đẩy mạnh. Là một trong những nhà cung cấp dịch vụ Internet đầu tiên tại Việt Nam, công ty NetNam đã và đang cung cấp nhiều dịch vụ như: * Dịch vụ truy nhập Internet: - Quay số dial-up: sử dụng thẻ hoặc trả sau. - Dịch vụ băng thông rộng ADSL: Mega Home, Mega Info, Mega Office, Mega Pro. - Kênh truyền riêng Leased Line. * Dịch vụ các giá trị gia tăng trên Internet.  * Giải pháp dịch vụ Email, Mail Offline, Webmail. * Dịch vụ tư vấn, thiết kế, xây dựng mạng LAN, WAN và Intranet. * Hệ thống an toàn, an ninh mạng. * Linux Gateway. * E-learning. * Web Portal & CMS. * Tư vấn và Đào tạo về PMNM. * Các hệ thống Y tế/ Sức khoẻ. * Các hệ thống tương tác mở. * Các hệ thống VoIP chuyên nghiệp. * Đào tạo nhân lực CNTT. * NetNam ICP. * NetNam OSP. III. Cơ cấu tổ chức của công ty. 1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Netnam. Hình 1 : Sơ đồ tổ chức công ty Netnam Ban Giám Đốc P.Hành chính tổng hợp P. Biên tập tin ICP P.Hỗ trợ khách hàng P. Hỗ trợ kỹ thuật P. Kế toán P. Nghiên cứu & triển khai 2. Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý. Người đứng đầu Công ty Netnam là Giám đốc Trần Bá Thái. Ông là người tổ chức và điều hành bộ máy sản xuất kinh doanh của Công ty, vạch chiến lược sản xuất kinh doanh, ra quyết định cuối cùng và là đại diện cho mọi quyền lợi, nghĩa vụ của công ty trước pháp luật và cơ quan nhà nước. Trợ lý cho Giám đốc trong công tác quản lý và điều hành công ty có: * Phó giám đốc kỹ thuật: Lê Anh Tuấn phụ trách nghiên cứu, phổ biến Công nghệ, quy trình kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật của Công ty. Đồng thời cũng là người đại diện của Công ty giao dịch với cơ quan Nhà nước và địa phương giải quyết các vấn đề về trong lĩnh vực dịch vụ thông tin mà Công ty cung cấp. * Phó giám đốc kinh doanh: Vũ Tiến Bình phụ trách giúp giám đốc xây dựng các kế hoạch dài hạn, kế hoạch năm, định hướng phát triển của Công ty, triển khai tạo nguồn tiêu thụ cho sản phẩm của Công ty, nghiên cứu thị trường và ký kết các hợp đồng kinh tế có giá trị kinh tế lớn… * Phó giám đốc phụ trách chi nhánh Hồ Chí Minh: Ngô Đức Anh giúp cho giám đốc thực hiện việc quản lý hoạt động kinh doanh ở khu vực phía Nam. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban: * Phòng Biên Tập Tin ICP: Thu thập tin tức, thực hiện biên tập cho báo điện tử trên trang do Giám đốc Trần Bá Thái làm tổng biên tập. * Phòng hỗ trợ kỹ thuật: Chịu trách nhiệm kỹ thuật trong sản xuất và cung cấp dịch vụ mạng cho khách hàng, vận hành, quản trị hệ thống mạng, quản lý hệ thống điện cho toàn công ty, phối hợp với các phòng khác nghiên cứu áp dụng các công nghệ mới;  có chức năng giám sát thực hiện các công việc về thiết kế của công ty dựa trên các yêu cầu của khách hàng, làm nhiệm vụ cố vấn cho Ban giám đốc trong công tác thiết kế các phần mềm, các hệ thống mạng… * Phòng Nghiên cứu, triển khai Công Nghệ: Nghiên cứu, triển khai các công nghệ mới, sản xuất các phần mềm ứng dụng cho công nghệ mạng; thiết lập các hệ thống an ninh mạng; phối hợp với các phòng tham gia đào tạo, phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin; làm nhiệm vụ cố vấn cho ban giám đốc trong công tác quản lý chất lượng và chiến lược lâu dài về chất lượng dịch vụ… * Phòng Hỗ trợ khách hàng: Thực hiện các việc như lập kế hoạch chi tiết cho hoạt động kinh doanh, kế hoạch tiếp thị bán hàng; lập kế hoạch quảng cáo, các chương trình quảng bá sản phẩm như: triển lãm, hội thảo, tài trợ…Trực tiếp giao dịch đàm phán, ký kết hợp đồng với khách hàng; tiến hành các việc thanh quyết toán sau bán hàng, lập kế hoạch quan hệ với khách hàng cũ và mới, duy trì các mối quan hệ sau bán hàng, hỗ trợ và chăm sóc khách hàng khi có thắc mắc, sự cố khi sử dụng dịch vụ; lập kế hoạch nghiên cứu và phân tích thị trường.... * Phòng Hành chính – Tổng hợp: Có chức năng tham mưu cho Ban giám đốc về công tác quản lý cán bộ, công nhân viên. Thực hiện đầy đủ các chế độ của nhà nước đối với cán bộ công nhân viên. Đồng thời có nhiệm vụ giải quyết các trường hợp ra vào công ty theo đúng thủ tục cần thiêt, phụ trách tuyển dụng, tiếp nhận các công văn đến rồi chuyển cho các phòng ban có liên quan. * Phòng Kế Toán: là  nơi tổ chức bộ máy hạch toán kinh tế toàn Công ty theo chế độ kế toán Nhà nước, quản lý sử dụng mọi nguồn vốn theo nguyên tắc đảm bảo vốn phục vụ sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Đồng thời có chức năng kết hợp cùng với các phòng khác trong công ty quản lý và theo dõi việc thực hiện các hợp đồng Leased Line, web, Offline mail và các  hợp đồng dịch vụ khác. Chi nhánh phía Nam: Thực hiện công việc kinh doanh cung cấp dịch vụ ở khu vực phía Nam của Công ty. Với chức năng mở rộng, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ Internet, dịch vụ mạng và các sản phẩm phần mềm của Viện Công nghệ Thông Tin cho thị trường phía Nam nước ta. CHƯƠNG II XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO CÔNG TY NETNAM Quá trình hoạch định chiến lược có thể được mô hình hóa. Mỗi một mô hình biểu diễn một loại quá trình riêng biệt, tính hợp lý của chúng phụ thuộc vào quan điểm kinh doanh của từng nhà chiến lược. Dưới đây là hai mô hình tiêu biểu mà các nhà chiến lược ưa dùng. Hình 2: Quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh Nhiệm vụ chiến lược và hệ thống các mục tiêu Phân tích môi trường bên ngoài Phân tích và đánh giá nội lực doanh nghiệp Dự tính các khả năng và giải pháp chiến lược Lựa chọn chiến lược Lựa chọn chiến lược Dự tính các khả năng và giải pháp chiến lược Nhiệm vụ chiến lược và hệ thống các mục tiêu Đánh giá nội lực doanh nghiệp Phân tích môi trường bên ngoài Mô hình I Mô hình II * Mô hình I: theo mô hình này, nhà chiến lược xây dựng cho mình nhiệm vụ chiến lược và hệ thống các mục tiêu trước. Sau đó tiến hành phân tích nội bộ doanh nghiệp và môi trường bên ngoài để thấy được cơ hội, nguy cơ đe dọa, điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp. Từ đó các nhà quản trị cân nhắc khả năng đáp ứng sự đòi hỏi của mục tiêu và môi trường kinh doanh, nếu thấy chức năng nào yếu kém, doanh nghiệp sẽ củng cố sao cho phù hợp. Đây cũng là lúc dự tính các khả năng và các giải pháp chiến lược. Cuối cùng, công ty lựa chọn chiến lược phù hợp nhất. * Mô hình II: ở đây, nhà chiến lược đưa việc đánh giá nội bộ doanh nghiệp là công việc trước tiên, tiếp đến là phân tích môi trường bên ngoài. Theo nhà chiến lược, trước khi quyết định mục tiêu chiến lược, công ty cần phải biết khả năng của mình trong việc giành lấy cơ hội và tránh né hoặc đối phó với thách thức mà môi trường bên ngoài mang lại. Với quan niệm “biết người, biết ta”, công ty chọn cho mình mục tiêu chiến lược phù hợp nhất, từ đó dự tính các khả năng xảy ra và đưa ra các giải pháp. Cuối cùng công ty chọn chiến lược hữu hiệu nhất để thực hiện và đạt tới mục tiêu. Như vậy, mô hình I cho thấy quan điểm kinh doanh khá mạo hiểm, nhà chiến lược xây dựng mục tiêu mà chưa biết khả năng nhiệm vụ chiến lược và hệ thống các mục tiêu mà chưa biết khả năng doanh nghiệp đến đâu và môi trường bên ngoài tác động tới công ty như thế nào. Phải chăng mô hình hoạch định chiến lược này chỉ phù hợp với thời kỳ kinh tế tập trung? Ngược lại, trong mô hình II, nhà chiến lược khôn ngoan chọn cho công ty mình nhiệm vụ chiến lược và hệ thống các mục tiêu phù hợp sau khi phân tích điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp, cơ hội và thách thức mà môi trường bên ngoài mang lại. Đây là chiến lược có khả năng đáp ứng cao trong điều kiện kinh tế hiện đại và được nhiều nhà chiến lược kinh doanh ưa dùng. Chuyên đề sẽ xây dựng chiến lược cho công ty Netnam theo quy trình của mô hình II. I. Phân tích nội bộ công ty. Để xây dựng chiến lược cho công ty Netnam có tính hợp lý cao nhất, trước hết, chuyên đề tiến hành phân tích nội bộ công ty để tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của nó. Thực tế cho thấy, không thể nào đánh giá hết được các yếu tố trong nội bộ doanh nghiệp bởi số lượng vô cùng lớn của nó. Tuy nhiên để đánh giá được những điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp thì phải chỉ ra được những nhân tố chính của công ty như : Tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình marketing, tình hình tài chính – kế toán, và cơ cấu tổ chức. Trong trường hợp của công ty Netnam, chuyên đề cũng sẽ chủ yếu xem xét những nhân tố này. 1. Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh. Tình hình hoạt động kinh doanh của Netnam được phản ánh khá rõ qua bản báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh sau đây: Hình 3 : Bảng so sánh KQKD NĂM 2005-2006 CHỈ TIÊU NĂM 2005 Tỷ trọng theo DT(%) NĂM 2006 Tỷ trọng Theo DT(%) Chênh lệch 1.Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 19.948.219.768 99,99% 25.417.397.379 99,63% 5.469.177.611 2. Giá vốn hàng bán 19.517.772.325 97,84% 24.972.272.455 97,88% 5.454.500.130 3. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 0 445.124.924 1,74% 445.124.924 4. Doanh thu hoạt động tài chính 430.447.443 2,16% 0 -430.447.443 5. Chi phí tài chính 15.754.640 0,08% 0 -15.754.640 6. Chi phí bán hàng 0 0 0 7. Chi phí quản lý doanh nghiệp 0 0 0 8. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 446.202.083 2,24% 445.124.924 1,75% -1.077.159 9. Thu nhập khác 0% 31.604.830 0,12% 31.604.830 10. Chi phí khác 3.446.431 0,018% 377.112 0,0014% -3.069.319 11. Lợi nhuận khác -3.446.431 -0,018% 31.227.718 0,12% 34.674.149 12. Tổng lợi nhuận trước thuế 442.755.652 2,22% 476.352.642 1,87% 33.596.990 13. Thuế TNDN phải nộp 123.971.583 0,62% 133.378.740 0,52% 9.407.157 14. Lợi nhuận sau thuế 318.784.069 1,60% 342.973.902 1,34% 24.189.833 Nguồn: Phòng kế toán Từ bảng phân tích ta thấy tổng lợi nhận sau thuế của Công ty năm 2006 là 342.973.902 đ so với năm 2005 là 318.784.069 đ thì tăng 0,26% cho thấy kết quả kinh doanh của Công ty năm 2006 có tiến triển hơn một chút so với năm 2005, thể hiện sự cố gắng tìm kiếm lợi nhuận đồng thời nó cũng cho thấy sự phát triển của Công ty trong quá trình kinh doanh cạnh tranh đầy gay gắt. Bảng phân tích trên ta thấy các chỉ tiêu về lợi nhuận đều tăng, cụ thể: Lợi nhuận chịu thuế tăng 0,35%, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng 0,13%, lợi nhuận gộp tăng 1,74%. Xem xét tổng thể ta thấy lợi nhuận kinh doanh tăng do ảnh hưởng các nhân tố sau: Do doanh thu thuần tăng 5.469.177.611 đ  tỷ lệ 12,05% làm lợi nhuận kinh doanh tăng 5.469.177.611 đ. Do giá vốn hàng bán tăng 5.454.500.130 đ tỷ lệ 12,26% làm lợi nhuận kinh doanh giảm 5.454.500.130 đ. Do doanh thu hoạt động tài chính giảm 430.447.443 đ tỷ lệ 100% làm cho lợi nhuận kinh doanh giảm 430.447.443 đ. Do chi phí tài chính giảm 15.754.640 đ tỷ lệ 100% làm cho lợi nhuận kinh doanh tăng 15.754.640 đ. Chi phí quản lý doanh nghiệp không phát sinh làm lợi nhuận kinh doanh không bị ảnh hưởng vẫn giữ nguyên. Như vậy có thể nói trong năm Công ty tích cực tìm kiếm nhiều hợp đồng và khách hàng để tăng doanh thu thuần, điều đó chẳng những làm tăng lợi nhuận mà còn tạo điều kiện tăng tốc độ luân chuyển vốn. Tăng giá trị hợp đồng thì giá vốn hàng bán tăng là điều đương nhiên, nhưng tốc độ tăng của doanh thu thuần lại lớn ngang bằng với tốc tăng của giá vốn hàng bán. Vì vậy Công ty cần phải cố gắng tiết kiệm được chi phí kinh doanh, nhằm  hạ giá thành sản phẩm dịch vụ. 2. Tình hình tài chính- kế toán. 2.1.Phân tích bảng cân đối kế toán. Hình 4 : Bảng so sánh tài sản – nguồn vốn 2 năm 2005- 2006 Tại ngày 31/12 Tài sản NĂM 2005 Tỷ trọng TR(%) NĂM 2006 Tỷ trọng TR(%) Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 5.052.337.326 66,00 5.730.462.274 74,00 I. Vốn bằng tiền 2.628.762.953 34,00 3.345.206.898 43,00 1. Tiền mặt 595.867.778 8,00 716.461.575 9,00 2. Tiền gửi ngân hàng 2.032.895.175 27,00 2.628.745.323 34,00 II. Đầu tư ngắn hạn 0 0,00 0 0,00 III. Các khoản phải thu 1.073.735.748 14,00 830.378.524 11,00 1. Phải thu của khách hàng 1.006.338.460 13,00 853.343.618 11,00 2. Trả trước cho người bán 13.880.000 0,18 125.040.821 2,00 3. Thuế GTGT được khấu trừ -150.352 0,00 4. Phải thu nội bộ 53.517.288 0,70 53.517.288 0,70 5. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi -201.372.851 -2,60 IV. Hàng tồn kho 0 0,00 37.561.500 0,50 3. Công cụ, dụng cụ 0 0,00 37.561.500 0,50 V. Tài sản lưu động khác 1.349.838.625 18,00 1.517.315.352 19,00 1. Tạm ứng 1.349.838.625 18,00 1.517.315.352 19,00 B. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 2.611.663.721 34,00 2.065.676.702 26,00 I. Tài sản cố định 2.017.973.721 26,00 1.412.346.702 18,00 1. TSCĐ hữu hình 2.017.973.721 26,00 1.412.346.702 18,00 . Nguyên giá 5.338.233.754 69,00 6.080.840.963 78,00 . Giá trị hao mòn luỹ kế -3.320.260.033 -43,00 -4.668.494.261 -59,00 II. Đầu tư tài chính dài hạn 200.000.000 3,00 200.000.000 2,00 1. Đầu tư chứng khoán dài hạn 0 0,00 0 0,00 2. Góp vốn liên doanh 200.000.000 3,00 200.000.000 2,00 III. Xây dựng cơ bản dở dang IV. Ký quỹ, ký cược dài hạn 393.690.000 5,00 453.330.000 5,80 V. Chi phí trả trước dài hạn Tổng cộng tài sản  7.664.001.047 100,00 7.796.138.976 100,00 Nguồn vốn Năm 2005 Tỷ trọng theo NV (%) Năm 2006 Tỷ trọng theo NV(%) A. Nợ phải trả 4.655.811.574 61,00 4.359.453.210 56,00 I. Nợ ngắn hạn 4.437.061.574 58,00 4.359.453.210 56,00 1. Vay ngắn hạn 0 0 0 0 2. Nợ dài hạn đến hạn trả 0 0 0 0 3. Phải trả cho người bán 1.817.204.522 24,00 564.201.849 7,00 4. Người mua trả tiền trước 1.185.718.138 15,00 1.843.114.892 24,00 5. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 60.408.359 0,79 254.523.170 3,00 6. Phải trả công nhân viên 45.632.620 0,60 311.858.121 4,00 7. Phải trả nội bộ 41.325.000 0,50 35.561.789 0,40 8. Phải trả, phải nộp khác 1.286.772.935 16,00 1.350.193.389 17,30 II. Nợ dài hạn 1. Vay dài hạn 218.750.000 3,00 0 0,00 2. Nợ dài hạn 218.750.000 3,00 0,00 III. Nợ khác 0 0,00 0 0,00 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 3.008.189.473 39,00 3.436.685.766 44,00 I. Nguồn vốn - Quỹ 2.984.610.163 38,00 3.284.720.062 42,00 1. Nguồn vốn kinh doanh 1.890.864.539 25,00 1.890.864.539 24,00 2. Quỹ đầu tư phát triển 120.114.882 1,00 230.439.243 2,90 3. Quỹ dự phòng tài chính 151.381.120 2,00 151.381.120 1,90 4. Lợi nhuận chưa phân phối 822.249.622 11,00 1.012.035.160 12,90 II. Nguồn kinh phí 23.579.310 0,30 151.965.704 1,90 1. Quỹ khen thưởng phúc lợi 23.579.310 0,30 151.965.704 1,90 Tổng cộng nguồn vốn 7.664.001.047 100% 7.796.138.976 100% Nguồn : Phòng Kế toán Qua bảng so sánh trên ta thấy: Tổng tài sản ngoài Công ty hiện đang quản lý và sử dụng tính tới năm 2006 là 7.796.138.976  đồng, trong đó tài sản lưu động chiếm 74%, tài sản cố định chiếm 26%. Trong tài sản lưu động, riêng vốn bằng tiền là 3.345.206.898 chiếm 43%, sau đó là tài lưu động là 1.517.315.352 đồng chiếm 19%. Tổng tài sản được hình thành từ hai nguồn: nguồn vốn sở hữu chiếm 44% và nguồn huy động từ bên ngoài như vay, chiếm dụng 56%. Qua một năm hoạt động, tài sản của Công ty tăng thêm 132.137.929 đồng, trong đó tài sản cố định tăng 1.167.526 (nghìn đồng). Trong khi đó TSCĐ giảm 605.627.019 đồng, chủ yếu là do công ty thanh lý những thiết bị đã cũ và lạc hậu, đã khấu hao hết. Nguồn vốn Công ty huy động vào sản xuất kinh doanh cũng có sự biến đổi, nợ phải trả đã giảm, vốn chủ sở hữu tăng 428.496.293 đồng, bổ sung vào quỹ khác là 300.109.899 đồng. Để biết rõ tình hình tài chính của Công ty Netnam, ta sẽ đi vào phân tích chi tiết các chỉ số tài chính trong mục tiếp theo. 2.2. Phân tích một số chỉ số tài chính của công ty. Hình 5: Một số chỉ số tài chính của Netnam năm 2005 và 2006 2005 2006 Chênh lệch 1. Các tỷ số về khả năng thanh toán Chỉ số khả năng thanh toán hiện thời          = (TSLĐ & đầu tư ngắn hạn)/Nợ ngắn hạn 1,14 1,31 0,17 Khả năng thanh toán nhanh             = (TSLĐ & ĐTNH - hàng tồn kho)/Nợ ngắn hạn 1,14 1,30 0,16 Chỉ số khả năng thanh toán tức thời:          = (Vốn bằng tiền/ Tổng nợ ngắn hạn) 0,59 0,77 0,18 2. Các tỷ số về cơ cấu tài chính Cơ cấu TSLĐ            = (TSLĐ & đầu tư ngắn hạn) /Tổng TS 0,66 0,74 0,08 Cơ cấu TSCĐ            = (TSCĐ & đầu tư dài hạn) /Tổng TS 0,34 0,26 -0,08 Tỷ số cơ cấu nguồn vốn CSH           = Nguồn vốn CSH/Tổng TS 0,39 0,44 0,05 Tỷ số tài trợ dài hạn           = (Nguồn vốn CSH + Nợ dài hạn)/Tổng TS 0,42 0,44 0,02 3. Các tỷ số về khả năng hoạt động Tỷ số vòng quay TSLĐ            = DTthuần/(TSLĐ +ĐTNH) 3,95 4,44 0,49 Tỷ số vòng quay tổng tài sản          = DT thuần/Tổng TS 2,6 3,37 0.77 Tỷ số vòng quay hàng tồn kho          = Doanh thu /Hàng tồn kho Kỳ thu nợ bán chịu (KTN)           = Khoản phải thu x 360/Doanh thu 19,37 ngày 11,76 ngày -7,61ng Tỷ số vòng quay TSCĐ            = DT thuần/(TSCĐ +ĐTDH) 7,64 9,73 2,09 4. Các tỷ số về khả năng sinh lời Doanh lợi tiêu thụ ROS (sức sinh lời của DT thuần)           = LN sau thuế/DT thuần 0,016% 0,013% -0,003% Doanh lợi vốn chủROE (sức sinh lợi vốn CSH)           = LN sau thuế/Nguồn vốn CSH 0,11% 0,10% -0,001% Doanh lợi tổng tài sản ROA (sức sinh lợi của VKD)           = LN sau thuế/Tổng TS 0,042% 0,044% 0,002% * Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành của Công ty trong năm 2005 là 1,14 và năm 2006 là 1,31. Chỉ số này cả 2 năm đều lớn hơn 1 điều đó chứng tỏ rằng Doanh nghiệp vẫn đảm bảo được khả năng thanh toán và khả năng thanh toán của năm 2006 cao hơn năm 2005 là 0,17. * Tỷ số khả năng thanh toán nhanh của Công ty năm 2005 là 1,14 và năm 2006 là 1,3 đều lớn hơn 1 chứng tỏ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của Công ty là khả quan. Năm 2006 hệ số khả năng thanh toán cao hơn năm 2005 là 0,16. * Tỷ số khả năng thanh toán tức thời của Công ty năm 2005 là 0,59 và năm 2006 là 0,77 lớn hơn 0,5 chứng tỏ lượng tiền của Công ty là khá nhiều, bảo đảm thừa khả năng thanh toán. Năm 2006 hệ số khả năng thanh toán tức thời cao hơn năm 2005 là 0,18. * Tỷ số cơ cấu TSCĐ của Công ty năm 2006 là 0,34 nhỏ hơn tỷ số tài trợ dài hạn năm 2005 là 0,42 và tỷ số cơ cấu TSCĐ năm 2005 là 0,26 nhỏ hơn tỷ số tài trợ dài hạn năm 2006 là 0,44 cho thấy rằng tình hình tài chính trong trong 2 năm qua là khá vững chắc. * Tỷ số cơ cấu nguồn vốn chủ sở hữu hay còn gọi là tỷ số tự tài trợ trong năm 2005 là 0,39 và năm 2006 là 0,44 đều < 0,5 cho thấy phần nợ lớn hơn nguồn vốn chủ sở hữu, điều này là không tốt đối với tình hình tài chính của công ty. Tuy nhiên tỷ số tự tài trợ năm 2006 đã tăng hơn so với năm 2005 là 0,05 điều này cho thấy phần nguồn vốn chủ sở hữu năm đã tăng đáng kể so với năm 2005. * ROS : Năm 2006 cứ 100 đ doanh thu thuần có 0,013 đồng lợi nhuận, so với năm 2005 là 0,016 đồng lợi nhuận, lợi nhuận của công ty bị giảm sút. * ROE: Năm 2006 cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu cho 0,1 đ lợi nhuận,  tỷ suất sinh lời của vốn chủ như thế là tạm chấp nhận được, tuy nhiên nguồn vốn của Công ty chủ yếu là vốn vay, vốn chủ chỉ chiếm 4,27% trong tổng nguồn vốn, vì vậy với tỷ lệ này cũng chưa thể nói lên Công ty sử dụng vốn có hiệu quả . * ROA: Năm 2006 cứ 100 đồng vốn tạo ra 0,044 đồng lợi nhuận, so với năm 2005 là 0,042 đồng lợi nhuận, như vậy năm 2006 Công ty đã sử dụng vốn có hiệu quả hơn năm 2005 và đã thu được lợi nhuận, tuy nhiên tỷ lệ tăng này vẫn còn ở mức rất thấp nhưng cũng là dấu hiệu tốt đối với Công ty. Tóm lại trong năm 2006 so với năm 2005 kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty đã có tiến chuyển, lợi nhuận tăng, tổng nguồn vốn tăng, vốn chủ sở hữu tăng, tình hình và khả năng thanh toán khả quan hơn; tuy nhiên về hiệu suất sử dụng tài sản cố định, vốn lưu động, tiền vay lại có chiều hướng giảm. Chứng tỏ tình hình tài chính của Công ty năm 2006 so với năm 2005 đã được cải thiện chút ít nhưng không nhiều, lợi nhuận thu về so với số vốn bỏ ra là quá thấp, nói chung là tình hình tài chính của công ty vẫn chưa được khả quan. 3. Tình hình tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ và công tác marketing. 3.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm. Hình 6: Doanh thu của Netnam trong năm 5 gần đây Đơn vị : đồng. Năm Doanh thu 2002 10.657.283.945 2003 12.587.382.456 2004 15.236.432.125 2005 19.948.219.768 2006 25.417.397.379 Nguồn : Phòng kế toán. Doanh thu của công ty tăng đều đặn qua các năm, đây là một điều rất tốt, chứng tỏ rằng sản phẩm, dịch vụ của công ty đã được thị trường ngày càng đón nhận. Thị trường chủ yếu của công ty tập trung ở hai thành phố lớn là thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, đây cũng là hai nơi có lượng người truy cập Internet chính của cả nước. 3.2. Chính sách giá sản phẩm của công ty. Công ty đang áp dụng chính sách đa dạng hóa sản  phẩm dịch vụ. Netnam đã trở thành một trong những nhà cung cấp dịch vụ Internet hàng đầu. Với những kinh nghiệm nghiên cứu trong lĩnh vực mạng máy tính, Netnam luôn mang đến cho khách hàng những dịch vụ Internet đa dạng và phong phú. Hình 7: Thống kê các sản phẩm của công ty năm 2006 STT Các nhóm sản phẩm Tỷ trọng lợi nhuận(%) 01 Dịch vụ truy nhập Internet 58 % 02 Thoại trên Internet 9 % 03 Thiết kế Website, cổng Thông tin Điện tử, hệ thống Thương mại Điện tử 13 % 04 Dịch vụ thư điện tử E-mail 20 % 05 Tư vấn, thiết kế và xây dựng hệ thống mạng LAN, WAN, WIRELESS 06 Đào tạo nhân lực về Công nghệ Thông tin Nguồn : Phòng kinh doanh Công ty định giá trên cơ sở chi phí, lợi nhuận và có tính đến yếu tố cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, mức giá mà công ty đưa ra đối với từng loại sản phẩm là khá linh hoạt, nó được điều chỉnh tuỳ theo mức giá cả của đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Công ty cũng có chính sách giá khác nhau cho các đối tượng khách hàng khác nhau. Chẳng hạn như trong nhóm sản phẩm đường truyền ADSL mà công ty cung cấp cho khách hàng thì với khách hàng là cá nhân, hộ gia đình sử dụng gói MegaHome, công ty áp dụng cước phí cài đặt ban đầu là 1.490.000 nhưng đối với khách hàng là văn phòng trong các toà nhà thì được miễn phí hoàn toàn cước cài đặt ban đầu. Chính sách này được xây dựng trên cơ sở phân tích hạ tầng sẵn có của công ty và chiến lược chung mà công ty đề ra cho bộ phận ADSL: Hướng tới khách hàng mục tiêu là các văn phòng vừa và nhỏ trên địa bàn TP.Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. 3.3. Chính sách phân phối. Đối với việc phân phối các sản phẩm dịch vụ của công ty chủ yếu được phân phối theo hai dạng chính là phân phối qua khâu trung gian (gián tiếp) và phân phối trực tiếp tùy loại sản phẩm được phân chia theo giá trị thành hai nhóm chính là các loại thẻ Phone và thẻ Net có giá trị thấp và các loại hình dịch vụ khác có giá trị lớn hơn. * Phân phối thẻ: Công ty sử dụng chủ yếu là các đại lý phân phối từ tổng đại lý đến các đại lý con: tổng đại lý bao gồm các công ty lớn như Tứ Hải, Sơn Điền ở Hà Nội và Tân Kim Khánh ở thành phố Hồ Chí Minh. Đối với các đại lý con công ty có khoảng 120-150 ở Hà Nội và khoảng hơn 200 ở thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó các cộng tác viên là lực lượng bán lẻ quan trọng trong kênh phân phối của công ty. * Phân phối các dịch vụ khác: Chủ yếu sử dụng kênh phân phối trực tiếp kết hợp với hình thức bán hàng trực tiếp cá nhân để thuyết phục với khách hàng. 3.4. Chính sách xúc tiến bán hàng. Netnam sử dụng hầu như tất cả các công cụ xúc tiến thương mại trong quá trình kinh doanh của mình, trong năm 2005 chi phí dành cho xúc tiến thương mại  là khoảng 640 triệu chiếm 5,42% so với tổng doanh thu cùng năm. Đây là mức phần trăm không cao so với nhiều công ty khác, trong năm 2006 công ty đã tăng mức chi phí dành cho xúc tiến thương mại lên  6% doanh thu tức là khoảng 1,5 tỷ đồng. Các hình thức xúc tiến bán hàng mà công ty đã thực hiện: * Quảng cáo: Trên báo và tạp chí như Thể thao, Văn Hoá, Hà Nội mới, Tiền Phong, Bóng Đá, Thời Báo Kinh Tế, Sinh Viên, Thanh Niên, An Ninh thủ đô, Lao động, Hoa Học Trò..., gửi thư quảng cáo, các tờ rơi, biển hiệu quảng cáo... * Khuyến mại: Đây là công cụ được công ty sử dụng nhiều với hầu hết các mặt hàng của mình như khuyến mại phí lắp đặt, quà tặng, chiết và giảm giá. * Tuyên truyền: Ấn phẩm, diễn văn, quan hệ công chúng... * Bán hàng cá nhân: Đây là hình thức được sử dụng nhiều nhất đối với các dịch vụ có giá trị lớn ở công ty. * Marketing trực tiếp: Công ty thường xuyên sử dụng các hình thức marketing bằng thư qua điện thoại và qua Internet tới các khách hàng lớn cần có sự chăm sóc thường xuyên của công ty. 3.5. Tình hình công tá._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc11838.doc
Tài liệu liên quan