Xây dựng chiến lược xuất khẩu thủy sản cho Công ty TNHH Thuận An giai đoạn 2010 - 2015

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH LÊ VĂN PHƯỞNG XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU THỦY SẢN CHO CÔNG TY THUẬN AN GIAI ĐOẠN 2010 - 2015 Chuyên ngành: KINH TẾ ĐỐI NGOẠI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Long Xuyên, tháng 05 năm 2009 TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU THỦY SẢN CHO CÔNG TY THUẬN AN GIAI ĐOẠN 2010 - 2015 Chuyên ngành: KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Giáo viên hướng dẫn: Thạc sĩ

pdf94 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3988 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Xây dựng chiến lược xuất khẩu thủy sản cho Công ty TNHH Thuận An giai đoạn 2010 - 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGUYỄN THANH XUÂN Sinh viên thực hiện: LÊ VĂN PHƯỞNG Lớp: DH6KD2 – Mã số sinh viên: DKD052051 Long Xuyên, tháng 05 năm 2009 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐẠI HỌC AN GIANG Người hướng dẫn: ......................................................................................................... Giảng Viên: ThS. Nguyễn Thanh Xuân ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... Người chấm, nhận xét 1: (Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký) ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... Người chấm, nhận xét 2: (Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký) ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... Luận văn được bảo vệ tại hội đồng chấm bảo vệ luận văn Khoa kinh tế- Quản trị kinh doanh ngày…...tháng…...năm 2009 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô Khoa Kinh tế- QTKD cùng toàn thể giáo viên trường Đại học An Giang đã tận tình truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu, đặc biệt là thầy Nguyễn Thanh Xuân, giáo viên đã trực tiếp hướng dẫn để tôi hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Tổng giám đốc cùng các cô, chú, anh, chị trong công ty TNHH Sản Xuất-Thương Mại-Dịch Vụ Thuận An đã tạo điều kiện thuận lợi và hướng dẫn cho tôi trong thời gian thực tập, đặc biệt là các cô, chú, anh, chị trong Phòng Kế hoạch – Kinh doanh đã hướng dẫn và tận tình chỉ bảo giúp tôi hoàn thành tốt chuyên đề tốt nghiệp của mình. Tôi xin kính chúc sức khỏe đến toàn thể quý thầy Cô khoa Kinh Tế-QTKD trường Đại Học An Giang, dồi dào sức khỏe và công tác tốt. Kính chúc sức khỏe đến Ban lãnh đạo công ty TNHH Thuận An. Xin chân thành Cảm ơn! i MỤC LỤC CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU............................................................................................... 1 U 1.1. Lý do chọn đề tài:.................................................................................................. 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu: ............................................................................................ 1 1.3. Phạm vi nghiên cứu:.............................................................................................. 1 1.4. Phương pháp nghiên cứu:...................................................................................... 2 1.5. Ý nghĩa đề tài: ....................................................................................................... 2 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................................ 3 2.1. Các khái niệm........................................................................................................ 3 2.2. Quy trình quản trị chiến lược ................................................................................ 3 2.2.1. Giai đoạn hình thành chiến lược: ................................................................. 4 2.2.2. Giai đoạn thực thi chiến lược:........................................................................ 8 2.2.3. Đánh giá chiến lược ....................................................................................... 8 2.3. Kinh doanh quốc tế ............................................................................................... 8 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................... 10 U 3.1. Thiết kế nghiên cứu:............................................................................................ 10 3.2. Phương pháp thu thập dữ liệu: ............................................................................ 10 3.3. Phương pháp phân tích dữ liệu: .......................................................................... 12 3.4. Mô hình nghiên cứu: ........................................................................................... 13 CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH THUẬN AN................................................................................................................... 14 4.1. Giới thiệu tổng quan về công ty TNHH Thuận An:............................................ 14 4.1.1. giới thiệu về công ty TNHH Thuận An: ...................................................... 14 4.1.2. Giới thiệu ngành nghề kinh doanh của công ty TNHH Thuận An .............. 15 4.1.3. Cơ cấu tổ chức.............................................................................................. 15 4.2. Tình hình hoạt động của Công ty TNHH Thuận An 2006 - 2008: ..................... 19 4.3. Tình hình xuất khẩu thủy sản của Công ty TNHH Thuận An: ........................... 19 4.4. Phân tích môi trường nội bộ công ty TNHH Thuận An...................................... 20 4.4.1. Các hoạt động chủ yếu ................................................................................. 20 4.4.1.1. Các hoạt động đầu vào .......................................................................... 20 4.4.1.2. Vận hành ............................................................................................... 21 4.4.1.3. Các hoạt động đầu ra............................................................................. 23 4.4.1.4. Hoạt động Marketing và bán hàng ........................................................ 23 4.4.2. Các hoạt động hỗ trợ .................................................................................... 25 4.4.2.1. Quản trị nguồn nhân lực........................................................................ 25 ii 4.4.2.2. Phát triển công nghệ.............................................................................. 25 4.4.2.3. Tài chính – kế toán................................................................................ 26 4.4.2.4. Luật pháp và quan hệ với các đối tượng hữu quan ............................... 29 4.4.3. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong của công ty Thuận An (IFE)........... 31 4.5. Phân tích môi trường tác nghiệp tác động đến công ty....................................... 31 4.5.1. Đối thủ cạnh tranh........................................................................................ 31 4.5.2. Ma trận hình ảnh cạnh tranh của công ty TNHH Thuận An........................ 37 4.5.3. Đối thủ tiềm ẩn............................................................................................. 39 4.5.4. Khách hàng .................................................................................................. 40 4.5.5. Nhà cung cấp................................................................................................ 41 4.5.6. Sản phẩm thay thế ........................................................................................ 42 4.6. Phân tích môi trường vĩ mô tác động đến công ty .............................................. 43 4.6.1. Thực trạng xuất khẩu cá tra, ba sa của Việt Nam ........................................ 43 4.6.2. Môi trường kinh tế ....................................................................................... 46 4.6.3. Môi trường chính trị và pháp luật ................................................................ 47 4.6.4. Môi trường văn hóa – xã hội – dân số.......................................................... 49 4.6.5. Môi trường tự nhiên ..................................................................................... 51 4.6.6. Môi trường công nghệ.................................................................................. 52 4.6.7. Ma trận các yếu tố vĩ mô ảnh hưỡng đến công ty TNHH Thuận An (EFE) 52 CHƯƠNG 5: CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH THUẬN AN GIAI ĐOẠN 2010 - 2015 .............................................................................................. 54 5.1. Mục tiêu của công ty TNHH Thuận An từ 2010 – 2015 .................................... 54 5.1.1. Mục tiêu chung của công ty TNHH Thuận An............................................ 54 5.1.2. Mục tiêu phát triển xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU giai đoạn 2010 – 2015........................................................................................................................ 55 5.2. Xây dựng các phương án chiến lược................................................................... 56 5.2.1. Ma trận SWOT của công ty TNHH Thuận An ............................................ 56 5.2.2. Các chiến lược đề xuất ................................................................................. 58 5.2.2.1. Các chiến lược S-O ............................................................................... 58 5.2.2.2. Các chiến lược S-T................................................................................ 58 5.2.2.3. Các chiến lược W-O.............................................................................. 58 5.2.2.4. Các chiến lược W-T .............................................................................. 59 5.3. Lựa chọn chiến lược ma trận QSPM................................................................... 60 5.4. Giải pháp thực hiện chiến lược ........................................................................... 64 5.4.1. Giải pháp mở rộng và phát triển thị trường EU ........................................... 64 iii 5.4.2. Giải pháp về marketing ................................................................................ 65 5.4.3. Giải pháp về nguồn nhân lực ....................................................................... 67 5.4.4. Giải pháp về quản lý sản xuất kinh doanh ................................................... 68 5.4.5. Giải pháp về vốn .......................................................................................... 69 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN ............................................................................................. 71 6.1. Kết luận ............................................................................................................... 71 6.2. Hạn chế................................................................................................................ 71 6.3. Kiến nghị ............................................................................................................. 71 iv DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Mô hình ma trận SWOT......................................................................................... 7 Bảng 3.1: Cách thu thập dữ liệu .......................................................................................... 10 Bảng 3.2: phương pháp phân tích và mục đích phân tích dữ liệu ....................................... 12 Bảng 4.1: Kết quả hoạt động 2006-2008 của Công ty TNHH Thuận An ............................ 19 Bảng 4.2: Tình hình nhân sự công ty Thuận An .................................................................. 25 Bảng 4.3: Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty Thuận An........................................... 26 Bảng 4.4: Các chỉ số tài chính công ty Thuận An................................................................ 27 Bảng 4.5: Các chỉ tiêu đánh giá tính hợp pháp và danh tiếng của công ty Thuận An ........ 30 Bảng 4.6: Ma trận các yếu tố bên trong (IFE) của công ty Thuận An ................................ 31 Bảng 4.7: Một số đối thủ cạnh tranh trong và ngoài tỉnh của công ty Thuận An ............... 32 Bảng 4.8: Ma trận hình ảnh cạnh tranh của công ty TNHH Thuận An............................... 38 Bảng 4.9: Đánh giá mức độ khó khăn của các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường EU ........................................................................................................................................ 46 Bảng 4.10: Ma trận các yếu tố vĩ mô ảnh hưỡng đến công ty TNHH Thuận An (EFE)...... 53 Bảng 5.1: Dự báo sản lượng thủy sản thế giới .................................................................... 54 Bảng 5.2: Dự báo tiêu thụ thủy sản theo nhóm nước .......................................................... 54 Bảng 5.3: Kế hoạch phát triển xuất khẩu sang thị trường EU đến năm 2015..................... 55 Bảng 5.4: Ma trận SWOT của Thuận An ............................................................................. 57 Bảng 5.5: Ma trận QSPM của công ty Thuận An – nhóm chiến lược S-O .......................... 60 Bảng 5.6: Ma trận QSPM của công ty Thuận An – nhóm chiến lược S-T........................... 61 Bảng 5.7: Ma trận QSPM của công ty Thuận An – nhóm chiến lược W-O......................... 62 Bảng 5.8: Ma trận QSPM của công ty Thuận An – nhóm chiến lược W-T.......................... 63 v DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 4.1: Xuất khẩu thủy sản của Thuận An năm 2008 .................................................. 20 Biểu đồ 4.2: Cơ cấu thị trường xuất khẩu năm 2008 của Thuận An ................................... 40 Biểu đồ 4.3: Giá trị xuất khẩu cá tra, ba sa, 2003-2008 ..................................................... 43 Biểu đồ 4.4: Thị trường xuất khẩu cá tra, ba sa năm 2007-2008........................................ 44 DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Mô hình quản lý chiến lược toàn diện ................................................................... 4 Hình 2.2: Mối quan hệ giữa các loại môi trường .................................................................. 5 Hình 3.1: Qui trình nghiên cứu........................................................................................... 10 Hình 3.2: Quy trình phân tích dữ liệu.................................................................................. 12 Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu của đề tài ............................................................................ 13 Hình 4.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty TNHH SX – TM – DV THuận An................... 16 Hình 4.2: Sơ đồ kênh phân phối sản phẩm xuất khẩu của công ty Thuận An ..................... 24 vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CBTS Chế biến thủy sản DT Doanh thu ĐBSCL Đồng bằng sông cửu long ISO International Organization for Standardization EU Europe HACCP Hazard Analysis Critical Control Point LN Lợi nhuận NC-PT Nghiên cứu và phát triển NVCSH Nguồn vốn chủ sở hữu QLDN Quản lý doanh nghiệp SXKD Sản xuất kinh doanh UBND Ủy ban nhân dân VN Việt Nam XN Xí nghiệp XK Xuất khẩu WFP World Food Programme WTO World Trade Organization vii viii TÓM TẮT Môi trường kinh doanh ngày nay đang biến động nhanh chóng. Điều đó đồng nghĩa với việc mang lại nhiều cơ hội cũng như nhiều rủi ro cho doanh nghiệp. Vì vậy, để tồn tại và phát triển, doanh nghiệp phải đánh giá đúng khả năng của mình và nhận thức được môi trường tác động đến doanh nghiệp, từ đó doanh nghiệp sẽ linh hoạt trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh cho mình. Qua quá trình thực tập tại công ty TNHH Thuận An, nhận thấy rằng trong lĩnh vực chế biến xuất khẩu cá tra, cá ba sa, công ty Thuận An đã thể hiện được sức mạnh của mình qua các khía cạnh sau: Chất lượng sản phẩm cao, tiêu chuẩn quốc tế, khả năng phát triển thị trường xuất khẩu tốt,…. Đồng thời, công ty Thuận An vẫn còn tồn tại những điểm yếu như: Tỷ lệ xuất khẩu nguyên liệu thô còn cao, thị trường xuất khẩu ít, lệ thuộc vào 1 số khách hàng, quản trị nhân sự không tốt, bị động về nguyên liệu, hoạt động marketing xuất khẩu yếu, am hiểu thị trường chưa nhiều,… để năng cao năng lực cạnh tranh trong tương lai. Bên cạnh đó, công ty cũng đang tận dụng những cơ hội từ bên ngoài như: Chính phủ quan tâm phát triển thủy sản, hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản ra đời góp phần phát triển hợp tác hỗ trợ trong đầu tư, chế biến – xuất khẩu, nhu cầu tiêu thụ thủy sản của EU tăng, tiềm năng thủy sản nước ta dồi dào, cơ chế xuất khẩu thông thoáng,… nhằm tránh các nguy cơ đe dọa từ bên ngoài: Nhiều nơi nguồn thủy sản bị đe dọa cạn kiệt, ô nhiễm môi trường đe dọa sự phát triển thủy sản, EU gia tăng kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm, chính sách bảo hộ mậu dịch của EU nhiều, các đối thụ cạnh tranh ngày càng mạnh, nhiều đối thủ mới,… đây là những vấn đề cấp thiết hiện nay của công ty. Để thực hiện được các vấn đề trên và xây dựng chiến lược xuất khẩu cho công ty, tác giả đã sử dụng công cụ xây dựng chiến lược khả thi là ma trận SWOT. Sau đó, sử dụng ma trận định lượng QSPM để lựa chọn chiến lược tốt nhất thông qua số điểm hấp dẫn của từng chiến lược. Các chiến lược được chọn bao gồm: Chiến lược thâm nhập thị trường EU mới, chiến lược kết hợp xuôi về phía trước. Để thực hiện thành công các chiến lược đề xuất và cân đối các nguồn lực của công ty TNHH Thuận An, tác giả đưa ra các giải pháp theo dây chuyền giá trị và giải pháp phát triển thị trường EU như sau: - Giải pháp mở rộng và phát triển thị trường EU: Lập văn phòng đại diện ở EU, Hợp tác với các đối tượng bên ngoài. - Giải pháp về marketing: Chủ yếu xoay quanh, phát triển chiến lược 4P mà hiện tại doanh nghiệp chưa được hoàn thiện. - Giải pháp về nguồn nhân lực: Chủ động sắp xếp lại cơ cấu tổ chức, hoạt động cho phù hợp với quy mô hoạt động và chức năng của công ty; - Giải pháp về quản lý sản xuất kinh doanh: Nâng cao hiệu quả ở khâu điều hành và kế hoạch sản xuất; tiết kiệm chi phí quản lý, sản xuất;… - Giải pháp về vốn: Xây dựng các dự án, kế hoạch phát triển trong tương lai mang tính khả thi để có thể huy động vốn từ các ngân hàng;… Với các chiến lược và giải pháp trên, tôi hy vọng sẽ giúp công ty TNHH Thuận An phát triển bền vững trong tương lai và năng cao thương hiệu cá tra, cá ba sa trên thị trường thế giới. Xây dựng chiến lược XK thủy sản cho Cty TNHH Thuận An giai đoạn 2010 – 2015 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. Lý do chọn đề tài: Thủy sản Việt Nam - một ngành kinh tế phát triển trên nền tảng của các hệ sinh thái, có quy mô nhỏ và sản xuất theo lối truyền thống sẽ phải đối mặt với những thách thức cũng như những cơ hội không nhỏ khi nước ta là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Nhìn một cách tổng quát, gia nhập WTO, thủy sản Việt Nam sẽ có thị trường thế giới khổng lồ nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng thị trường; có điều kiện thu hút thêm vốn đầu tư nước ngoài; tranh thủ công nghệ sản xuất tiên tiến đẩy mạnh công nghiệp hóa và tăng cường năng lực ngành kinh tế thủy sản vốn còn non yếu. Với công nghệ nuôi trồng và khai thác thủy sản mới và tiên tiến của các nước du nhập vào nước ta sẽ giảm thiểu được các nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và suy thoái nguồn lợi, tạo ra điểm mạnh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, tạo cơ hội mở mang ngành nghề ở các vùng nông thôn, vùng xa xôi hẻo lánh. Bên cạnh những cơ hội thì khó khăn và thách thức cũng sẽ không ít: Một thách thức lớn là khả năng cạnh tranh và chắc chắn các doanh nghiệp chế biến thủy sản phải cạnh tranh quyết liệt hơn với sản phẩm thủy sản nhập khẩu có chất lượng cao, mẫu mã đa dạng. Bên cạnh đó, chúng ta còn gặp sự mất cân đối giữa khu vực sản xuất nguyên liệu (đánh bắt, nuôi trồng...) và khu vực chế biến xuất khẩu thủy sản. Thêm nữa, hàng thủy sản nước ta đang xuất sang các thị trường có điều kiện hơn về công nghệ, trong khi các nhà máy chế biến thủy sản của ta còn nhỏ bé, manh mún, yếu kém về năng lực sản xuất. Vì thế, chúng ta sẽ rơi vào “thế yếu” khi phải sản xuất hàng hóa với khối lượng lớn và đòi hỏi chất lượng cao. Ngoài ra, cuộc khủng hoảng tài chính của Mỹ đã lan rộng ra toàn cầu, làm ảnh hưởng đến sức mua của người tiêu dùng và sức nhập khẩu của các nhà nhập khẩu không chỉ có thị trường Mỹ, mà cả Nhật Bản, EU… Hàng thủy sản của Việt Nam chủ yếu là xuất khẩu. Để các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam phát triển một cách bền vững thì cần phải có những chiến lược xuất khẩu hợp lý. Thuận An cũng là một doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản nên cũng cần có một chiến lược xuất khẩu hợp lý. Vì vậy, tác giả chọn đề tài “XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU THỦY SẢN CHO CÔNG TY THUẬN AN GIAI ĐOẠN 2010 - 2015” 1.2. Mục tiêu nghiên cứu: Vận dụng các lý thuyết về kinh tế để phân tích môi trường bên ngoài và thực trạng hoạt động của công ty Thuận An để đưa ra chiến lược xuất khẩu cho công ty đến năm 2015. 1.3. Phạm vi nghiên cứu: - Đề tài tập trung nghiên cứu ở lĩnh vực xuất khẩu thủy sản, không đề cập đến các lĩnh vực dịch vụ. - Tác giả tập trung chủ yếu vào nghiên cứu mặt hàng cá tra, ba sa. - Nghiên cứu cơ cấu thị trường xuất khẩu, tập trung chủ yếu là thị trường EU. - Vì công ty Thuận An chỉ mới trực tiếp xuất khẩu được 1 năm nên tác giả chỉ phân tích tình hình và thị trường xuất khẩu của công ty ở năm 2008. GVHD: Ths. Nguyễn Thanh Xuân SVTH: Lê Văn Phưởng Trang 1 Xây dựng chiến lược XK thủy sản cho Cty TNHH Thuận An giai đoạn 2010 – 2015 GVHD: Ths. Nguyễn Thanh Xuân SVTH: Lê Văn Phưởng Trang 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp chủ yếu được sử dụng là phương pháp phân tích, thống kê. - Sử dụng các ma trận EFE, IFE, hình ảnh cạnh tranh, SWOT, QSPM. - Nghiên cứu sử dụng rất nhiều dữ liệu từ các nguồn khác nhau. Các tài liệu của công ty Thuận An như: dữ liệu về nhà cung cấp, về khách hàng… Các số liệu dùng để phân tích tình hình xuất nhập khẩu được tổng hợp từ nguồn đã được Tổng cục thống kê, Bộ Công thương, Bộ Ngoại giao công bố. 1.5. Ý nghĩa đề tài: Đề tài khi hoàn thành có thể là tài liệu tham khảo cho công ty, giúp công ty biết được những cơ hội và thách thức ảnh hưởng đến doanh nghiệp của mình, phát huy những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu. Biết rõ hơn về biến động thị trường để đưa ra kế hoạch xuất khẩu cho từng giai đoạn cụ thể và ở từng thị trường cụ thể. Ngoài ra đề tài còn là tài liệu tham khảo cho các công ty xuất khẩu thủy sản khác để năng cao hiệu quả xuất khẩu. Xây dựng chiến lược XK thủy sản cho Cty TNHH Thuận An giai đoạn 2010 – 2015 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Các khái niệm Chiến lược kinh doanh là gì? Có rất nhiều quan điểm về chiến lược kinh doanh như sau: Theo Alfred Chandler, chiến lược là tiến trình xác định các mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp, lựa chọn cách thức hoặc phương hướng hành động và phân bố các tài nguyên thiết yếu để thực hiện các mục tiêu đó. Theo James B. Quinn, Chiến lược là một dạng thức hoặc một kế hoạch phối hợp các mục tiêu, các chính sách và trình tự hành động thành một tổng thể thống nhất. Michael E. Porter thì cho rằng: “Phát triển chiến lược kinh doanh là phát triển vị thế cạnh tranh thông qua phát triển các lợi thế cạnh tranh” Quản trị chiến lược là gì? Hiện nay, có nhiều khái niệm khác nhau về quản trị chiến lược. Sau đây là các khái niệm phổ biến nhất: Theo Garry D. Smith, quản trị chiến lược là quá trình nghiên cứu các môi trường hiện tại cũng như tương lai, hoạch định các mục tiêu của tổ chức; đề ra, thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quyết định nhằm đạt được các mục tiêu đó trong môi trường hiện tại cũng như tương lai. Theo Fred R. David, Quản trị chiến lược là một nghệ thuật và khoa học thiết lập, thực hiện và đánh giá các quyết định liên quan đến nhiều chức năng cho phép một tổ chức đạt được những mục tiêu đề ra. 2.2. Quy trình quản trị chiến lược Theo Fred R. David, quy trình quản trị chiến lược gồm 3 giai đoạn: hình thành chiến lược, thực thi chiến lược và đánh giá chiến lược. GVHD: Ths. Nguyễn Thanh Xuân SVTH: Lê Văn Phưởng Trang 3 Xây dựng chiến lược XK thủy sản cho Cty TNHH Thuận An giai đoạn 2010 – 2015 GVHD: Ths. Nguyễn Thanh Xuân SVTH: Lê Văn Phưởng Trang 4 Hình 2.1: Mô hình quản lý chiến lược toàn diện1 2.2.1. Giai đoạn hình thành chiến lược: Phân tích các ảnh hưởng của môi trường đến hoạt động của doanh nghiệp để xác định cơ hội và đe dọa; nhận diện những điểm mạnh và điểm yếu của công ty. - Môi trường nội bộ: tìm những điểm mạnh và điểm yếu của công ty - Phân tích môi trường vĩ mô: tìm những cơ hội và đe dọa của doanh nghiệp - Môi trường tác nghiệp: áp dụng mô hình Năm tác lực của Michael E.Porter để phân tích 1 Nguồn: Fred R. David. Khái luận về quản trị chiến lược Nghiên cứu môi trường để xác định cơ hội và đe dọa chủ yếu Thiết lập mục tiêu dài hạn Thiết lập mục tiêu hàng năm Xác định nhiệm vụ, mục tiêu và chiến lược hiện tại Xét lại nhiệm vụ kinh doanh Phân phối các nguồn tài nguyên Kiếm soát nội bộ để nhận diện những điểm mạnh, điểm yếu Xây dựng và lựa chọn các chiến lược thực hiện Đề ra các chính sách Đo lường và đánh giá kết quả Thông tin phản hồi Thông tin phản hồi Hình thành chiến lược Thực thi chiến lược Đánh giá chiến lược Xây dựng chiến lược XK thủy sản cho Cty TNHH Thuận An giai đoạn 2010 – 2015 GVHD: Ths. Nguyễn Thanh Xuân SVTH: Lê Văn Phưởng Trang 5 Hình 2.2: Mối quan hệ giữa các loại môi trường2 - Giai đoạn nhập vào: gồm các ma trận tóm tắt những thông tin cơ bản Ma trận đánh giá nội bộ ( IFE ): Ma trận các yếu tố bên trong bao hàm các nguồn lực nội bộ của tổ chức và mối quan hệ giữa các nguồn lực này. Ma trận IFE giúp tổ chức nhận định được những điểm mạnh cũng như hạn chế của mình, cũng như tác động của chúng đối với việc hoạnh định và thực hiện chiến lược của tổ chức. 2 Nguồn: Garry D. Smith (et al). 1989. Business strategy and policy. H-M company MÔI TRƯỜNG NỘi BỘ Các hoạt động chủ yếu: 1. Các hoạt động đầu vào 2. Vận hành 3. Các hoạt động đầu ra 4. Marketing và bán hàng 5. Dịch vụ khách hàng Các hoạt động hỗ trợ: 1. Cấu trúc hạ tầng của công ty: tài chính – kế toán, luật pháp và quan hệ với các đối tượng hữu quan: các hệ thống thông tin: quản lý chung. 2. Quản trị nguồn nhân lực 3. Phát triển công nghệ 4. Mua sắm MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ 1. Môi trường kinh tế 2. Môi trường chính trị và pháp luật 3. Môi trường văn hóa – xã hội – dân số 4. Môi trường tự nhiên 5. Môi trường công nghệ MÔI TRƯỜNG TÁC NGHIỆP 1. Đối thủ cạnh tranh 2. Đối thủ tiềm ẩn 3. Người mua 4. Nhà cung cấp 5. Sản phẩm thay thế Xây dựng chiến lược XK thủy sản cho Cty TNHH Thuận An giai đoạn 2010 – 2015 Các bước xây dựng Ma trận IFE: 1. Liệt kê các yếu tố quan trọng trong quá trình thực hiện kiểm soát nội bộ bao gồm cả điểm mạnh và điểm yếu của tổ chức. 2. Ấn định tầm quan trọng từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (quan trọng nhất) cho mỗi yếu tố. Tầm quan trọng được ấn định cho mỗi yếu tố thể hiện mức độ ảnh hưởng tương đối của yếu tố đó đối với tổ chức. Tổng cộng của các mức độ quan trọng của các yếu tố này phải bằng 1,0. 3. Phân loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố sẽ biểu thị yếu tố có đại diện cho điểm yếu lớn nhất (phân loại bằng 1), điểm yếu nhỏ nhất (phân loại bằng 2), điểm mạnh nhỏ nhất (phân loại bằng 3) và điểm mạnh lớn nhất (phân loại bằng 4). 4. Nhân mức độ quan trọng của mỗi yếu tố với loại của nó để xác định số điểm quan trọng của mỗi yếu tố. 5. Cộng tất cả số điểm quan trọng của các yếu tố để có được số điểm quan trọng tổng cộng của tổ chức. Cách đánh giá mức độ mạnh yếu của môi trường nội bộ của tổ chức: nếu số điểm quan trọng tổng cộng 2,5 thì môi trường nội bộ của tổ chức được đánh giá là mạnh. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE): Ma trận các yếu tố bên ngoài bao gồm các yếu tố nằm bên ngoài tổ chức, định hình và có ảnh hưởng đến các yếu tố ngành và các yếu tố bên trong tổ chức, tạo ra các cơ hội và nguy cơ với tổ chức. Việc kiểm soát hiệu quả các yếu tố bên ngoài thông qua ma trận EFE sẽ giúp tổ chức nhận định được các cơ hội và những mối đe dọa quan trọng cần đối phó. Các bước xây dựng Ma trận EFE: 1. Liệt kê các yếu tố quan trọng đã được xác định trong quy trình kiểm soát các yếu tố từ bên ngoài, bao gồm cả cơ hội và đe dọa đối với tổ chức. 2. Ấn định tầm quan trọng từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (quan trọng nhất) cho mỗi yếu tố, nhằm xác định tầm quan trọng của yếu tố đó đối với tổ chức. Tổng cộng tất cả các mức độ quan trọng này là 1,0. 3. Phân loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố để cho thấy cách thức mà chiến lược hiện tại của tổ chức phản ứng với các yếu tố này. Trong đó, 4 là phản ứng tốt, 3 là phản ứng trên trung bình, 2 là phản ứng trung bình và 1 là phản ứng kém. 4. Nhân mỗi mức độ quan trọng của mỗi yếu tố với loại của nó để xác định điểm quan trọng cho mỗi yếu tố. 5. Cộng tất cả số điểm quan trọng cho mỗi yếu tố để xác định số điểm quan trọng tổng cộng của tổ chức. Đánh giá mức độ mạnh yếu của môi trường bên ngoài tổ chức: Tổng số điểm quan trọng trung bình là 2,5; cao nhất là 4,0 và thấp nhất là 1,0. Tổng số điểm quan trọng cao nhất cho thấy tổ chức đang đang phản ứng rất tốt với các cơ hội và mối đe dọa bên ngoài và ngược lại. GVHD: Ths. Nguyễn Thanh Xuân SVTH: Lê Văn Phưởng Trang 6 Xây dựng chiến lược XK thủy sản cho Cty TNHH Thuận An giai đoạn 2010 – 2015 Ma trận hình ảnh cạnh tranh: Ma trận hình ảnh cạnh tranh bao hàm sự tác động của các yếu tố quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh của tổ chức trong ngành kinh doanh đó. Ma trận hình ảnh cạnh tranh nhận diện những đối thủ cạnh tranh chủ yếu cùng các ưu thế và khuyết đi._.ểm đặc biệt của họ. Các yếu tố bên ngoài được quan tâm phân tích khi xây dựng ma trận hình ảnh cạnh tranh là: nhà cung cấp, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, sản phẩm thay thế và đối thủ tiềm ẩn. Ma trận hình ảnh cạnh tranh còn bao gồm một số yếu tố bên trong có tầm quan trọng quyết định sự thành công của tổ chức so với đối thủ cạnh tranh. Trên cơ sở phân tích các yếu tố đó, ta có thể rút ra được nhưng ưu thế và khuyết điểm của đối thủ cạnh tranh so với tổ chức. Tức là, ma trận hình ảnh cạnh tranh là sự tổng hợp các tác động của các yếu tố so sánh cả bên trong và bên ngoài tổ chức. - Giai đoạn kết hợp gồm: Ma trận SWOT (S: strengths: điểm mạnh, W: weaknesses: điểm yếu, O: opportunities: cơ hội, T: threatens: đe dọa): Ma trận chiến lược chính. Bảng 2.1: Mô hình ma trận SWOT Môi trường ngoại vi Yếu tố nội bộ Cơ hội (O) O1 O2 O3 O4 Đe doạ (T) T1 T2 T3 T4 Điểm mạnh (S) S1 S2 S3 S4 S + O Sử dụng điểm mạnh để tận dụng cơ hội S + T Sử dụng điểm mạnh để hạn chế/ né tránh đe doạ Điểm yếu (W) W1 W2 W3 W4 W + T Khai thác cơ hội để lấp chỗ yếu kém. Khắc phục điểm yếu để tận dụng cơ hội W + T Khắc phục điểm yếu để giảm bớt nguy cơ Các bước lập ma trận SWOT • Bước 1: liệt kê các điểm mạnh chủ yếu bên trong tổ chức • Bước 2: liệt kê những điểm yếu bên trong tổ chức • Bước 3: liệt kê các cơ hội lớn bên ngoài tổ chức • Bước 4: liệt kê các mối đe dọa quan trọng bên ngoài tổ chức • Bước 5: kết hợp điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược SO vào ô thích hợp; • Bước 6: kết hợp những điểm yếu bên trong với những cơ hội bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược WO; • Bước 7: kết hợp điểm mạnh bên trong với mối đe dọa bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược ST. GVHD: Ths. Nguyễn Thanh Xuân SVTH: Lê Văn Phưởng Trang 7 Xây dựng chiến lược XK thủy sản cho Cty TNHH Thuận An giai đoạn 2010 – 2015 GVHD: Ths. Nguyễn Thanh Xuân SVTH: Lê Văn Phưởng Trang 8 • Bước 8: kết hợp điểm yếu bên trong với nguy cơ bên ngoài và ghi kết quả chiến lược WT. - Giai đoạn quyết định gồm các công cụ lựa chọn chiến lược: Ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng (QSPM) Ma trận QSPM (Quantitative strategic planning matrix) nhằm đánh giá và xếp hạng các phương án chiến lược, để từ đó ta có căn cứ lựa chọn được các chiến lược tốt nhất. Ma trận này sử dụng thông tin đầu vào từ tất cả các ma trận đã được giới thiệu ở phần trên (EFE, IFE, hình ảnh cạnh tranh, SWOT) Để phát triển một ma trận QSPM, ta cần trải qua 6 bước: Bước 1: Liệt kê các cơ hội/ mối đe dọa quan trọng bên ngoài và các điểm mạnh/ điểm yếu bên trong công ty. Ma trận nên bao gồm tối thiểu 10 yếu tố thành công quan trọng bên ngoài và 10 yếu tố thành công quan trọng bên trong. Bước 2: Phân loại mỗi yếu tố thành công bên trong và bên ngoài. Bước 3: Liệt kê các phương án chiến lược mà công ty nên xem xét thực hiện. Tập hợp các chiến lược thành các nhóm riêng nếu có thể. Bước 4: Xác định số điểm hấp dẫn (AS: attactive score) của mỗi chiến lược. Ta chỉ so sánh những chiến lược trong cùng một nhóm với nhau. Số điểm hấp dẫn được phân như sau: 1 = hoàn toàn không hấp dẫn, 2 = ít hấp dẫn, 3 = tương đối hấp dẫn, 4 = rất hấp dẫn. Nếu yếu tố thành công không ảnh hưởng đến sự lựa chọn chiến lược thì không chấm điểm (có thể loại bỏ hẳn nó ra khỏi ma trận). Bước 5: Tính tổng số điểm hấp dẫn, là kết quả của việc nhân số điểm phân loại (bước 2) với số điểm hấp dẫn (bước 4) trong mỗi hàng. Bước 6: Tính tổng cộng điểm hấp dẫn cho từng chiến lược. Đó là phép cộng tổng số điểm hấp dẫn trong cột chiến lược. Số điểm càng cao biểu hiện chiến lược càng hấp dẫn. 2.2.2. Giai đoạn thực thi chiến lược Sau khi đã chọn lựa những chiến lược thích hợp, doanh nghiệp tiến hành phân bổ các nguồn lực phù hợp để thực hiện chiến lược. 2.2.3. Đánh giá chiến lược So sánh các kết quả với kế hoạch chiến lược để đánh giá chiến lược. 2.3. Kinh doanh quốc tế Khái quát về kinh doanh quốc tế: Kinh doanh quốc tế là sự nghiên cứu những giao dịch kinh tế diễn ra ngoài lãnh thổ một quốc gia với mục đích thỏa mãn những nhu cầu của cá nhân và tổ chức. Những giao dịch này bao gồm thương mại quốc tế thông qua xuất, nhập khẩu và đầu tư trực tiếp cho những hoạt động ở nước ngoài.3 3 Nguồn: Bùi Lê Hà, Nguyễn Đông Phong, Ngô Thị Ngọc Quyền, Quách Thị Bửu Châu, Nguyễn Thị Dược, Nguyễn Thị Hồng Thu (2007) “Quản Trị Kinh Doanh Quốc Tế” NXB Thống Kê. Xây dựng chiến lược XK thủy sản cho Cty TNHH Thuận An giai đoạn 2010 – 2015 Các hình thức xuất khẩu: Xuất khẩu gián tiếp: là hình thức xuất khẩu thông qua những tổ chức độc lập trong nước để tiến hành xuất khẩu hàng hóa của mình ra nước ngòai. Hình thức này được sử dụng đối với các nhà sản xuất nhỏ, các cơ sở kinh doanh mới bắt đầu tham gia thị trường thế giới còn thiếu kinh nghiệm trong thương mại, ngân sách eo hẹp, những rủi ro kinh doanh sẽ giảm, nhà sản xuất có thể học hỏi được kinh nghiệm kinh doanh và giảm chi phí đầu tư. Các doanh nghiệp có thể thực hiện xuất khẩu gián tiếp thông qua các hình thức - Các công ty quản lý xuất khẩu (Export Management Company-EMC) - Các khách hàng nước ngoài (Foreign buyer) - Ủy thác xuất khẩu (export Commission House) - Môi giới xuất khẩu (Export Broker) - Hãng buôn xuất khẩu (export Merchants) Xuất khẩu trực tiếp: Hình thức này đòi hỏi chính doanh nghiệp phải tự bán hàng trực tiếp các sản phẩm của mình ra nước ngoài. Xuất khẩu trực tiếp nên áp dụng đối với những doanh nghiệp có trình độ và qui mô sản xuất lớn, được phép xuất khẩu trực tiếp, có kinh nghiệp trên thương trường và nhãn hiệu hàng hóa truyền thống của doanh nghiệp đã từng có mặt trên thương trường và nhãn hiệu truyền thống của doanh nghiệp đã từng có mặt trên thị trường thế giới. Hình thức này thường đem lại lợi nhuận cao, nếu doanh nghiệp ít am hiểm hoặc không nắm bắt kịp thời thông tin về thị trường thế giới và đối thủ cạnh tranh thì rủi ro trong hình thức này rất lớn. GVHD: Ths. Nguyễn Thanh Xuân SVTH: Lê Văn Phưởng Trang 9 Xây dựng chiến lược XK thủy sản cho Cty TNHH Thuận An giai đoạn 2010 – 2015 GVHD: Ths. Nguyễn Thanh Xuân SVTH: Lê Văn Phưởng Trang 10 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Thiết kế nghiên cứu: Tác giả đã thiết kế qui trình nghiên cứu như sau, nhằm thực hiện tốt phương pháp nghiên cứu, tiết kiệm thời gian và chi phí nhưng vẫn có kết quả tốt. Hình 3.1: Qui trình nghiên cứu 3.2. Phương pháp thu thập dữ liệu: Bảng 3.1: Cách thu thập dữ liệu Bước Dữ liệu Phương pháp Kỹ thuật 1 Thứ cấp Định tính Nghiên cứu các báo cáo của công ty Thuận An, các báo cáo trên sách, báo, đài, internet… Xác định vấn đề nghiên cứu Tham khảo và thu thập tài liệu Phân tích dữ liệu Viết báo cáo Lọc dữ liệu Xây dựng chiến lược XK thủy sản cho Cty TNHH Thuận An giai đoạn 2010 – 2015 2 Sơ cấp Định tính - Quan sát trực tiếp các hoạt động của công ty - Phỏng vấn chuyên sâu Trưởng phòng kinh doanh .(mục tiêu của công ty, thị trường công ty hướng đến trong tương lai, các chiến lược, đánh giá các chiến lược, ….) - Phỏng vấn chuyên sâu phó giám đốc (định hướng công ty, đánh giá các chiến lược,…) - Phỏng vấn chuyên gia về thủy sản (đánh giá và cho điểm hấp dẫn các ma trận) Bước 1: Nghiên cứu dữ liệu thứ cấp từ báo, đài, internet để có thể biết được các cơ hội cũng như đe dọa đối với ngành nghề kinh doanh của công ty. Ngoài ra còn kết hợp với các báo cáo của công ty, cụ thể như: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, thông tin về khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp…, từ đó có thể biết được năng lực hoạt động của công ty. Thu thập dữ liệu thứ cấp thông qua: - Các tài liệu của công ty Thuận An: tìm hiểu về tình hình xuất khẩu của công ty năm 2008, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006 - 2008, nguồn nguyên liệu, năng lực sản xuất,… - Thông tin từ sách, báo, internet: Các chỉ số về tình hình xuất khẩu thủy sản năm 2006- 2008,… - Các trang web: www.fistenet.gov.vn, tìm hiểu về tình hình xuất khẩu cá tra, và các thị trường chính của Việt Nam về xuất khẩu thủy sản. www.vasep.com.vn, tìm hiểu về thị trường EU (về dân số, chính trị,…) www.fis.com…….. Bước 2: Nghiên cứu dữ liệu sơ cấp. Mục tiêu của bước này là tìm hiểu tình hình hoạt động, năng lực của công ty. Tìm hiểu vế nhà cung cấp, khách hàng của công ty, các dữ liệu có liên quan để cung cấp cho đề tài. Kết hợp với dữ liệu thứ cấp để phân tích và viết báo cáo. Bên cạnh đó, tác giả còn phỏng vấn trực tiếp với ban quản lý công ty, mà cụ thể là trưởng phòng kế hoạch kinh doanh và phó giám đốc của công ty để biết chính xác các yếu tố bên trong cũng như bên ngoài ảnh hưởng đến công ty. Từ đó xây dựng các chiến lược khả thi hơn. GVHD: Ths. Nguyễn Thanh Xuân SVTH: Lê Văn Phưởng Trang 11 Xây dựng chiến lược XK thủy sản cho Cty TNHH Thuận An giai đoạn 2010 – 2015 GVHD: Ths. Nguyễn Thanh Xuân SVTH: Lê Văn Phưởng Trang 12 3.3. Phương pháp phân tích dữ liệu: Bảng 3.2: phương pháp phân tích và mục đích phân tích dữ liệu STT Phương pháp phân tích Mục đích phân tích 1 Phương pháp thống kê Thống kê tìm ra xu hướng hay đặc điểm của các yếu tố phân tích 2 Phương pháp so sánh tổng hợp Từ các số liệu thu thập từ công ty, tổng hợp và so sánh qua các năm. Từ đó đánh giá được tình hình hoạt động của công ty qua các năm. 3 Phương pháp quy nạp Phân tích các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến công ty, tiến hành cho điểm từng yếu tố và đánh giá mức phản ứng của doanh nghiệp. 4 Phương pháp phân tích tài chính Dựa vào các báo cáo tài chính của công ty để tính toán các chỉ số tài chính. Từ đó có thể đánh giá được năng lực tài chính của công ty và khà năng thực hiện chiến lược. Hình 3.2: Quy trình phân tích dữ liệu Chuẩn bị dữ liệu Phân tích dữ liệu Diễn giải ý nghĩa Làm sạch dữ liệu Mã hóa dữ liệu Nhập dữ liệu Kiễm tra dữ liệu Xây dựng chiến lược XK thủy sản cho Cty TNHH Thuận An giai đoạn 2010 – 2015 GVHD: Ths. Nguyễn Thanh Xuân SVTH: Lê Văn Phưởng Trang 13 3.4. Mô hình nghiên cứu: Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu của đề tài4 Quá trình thực hiện của đề tài theo đúng mô hình trên, bao gồm các trình tự thông thường và các vòng lặp có thể xảy ra. Tác giả thực hiện các vòng lập này để kiểm tra tính hợp lý của các cấp chiến lược, quá trình phân tích môi trường và các giải pháp thực hiện chiến lược so với mục tiêu đề ra. Từ đó, kết luận tính khả thi của chiến lược cùng với nguồn ngân sách ước lượng một cách phù hợp. 4 Đoàn Minh Tính. 2007. Xây dựng chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp Đang giai đoạn 2008-2014. Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân Kế toán. Khoa Kinh tế, Đại học An Giang. Chiến lược và các mục tiêu của công ty Thuận AN Phân tích môi trường - Phân tích môi trường nội bộ - Phân tích môi trường vĩ mô - Phân tích môi trường tác nghiệp Xây dựng chiến lược xuất khẩu - Phân tích SWOT - Xác định lợi thế cạnh tranh - Xây dựng và lựa chọn chiến lược. Các giải pháp thực hiện chiến lược Đánh giá tính khả thi của chiến lược : Trình tự thông thường : Vòng lặp có thể Xây dựng chiến lược XK thủy sản cho Cty TNHH Thuận An giai đoạn 2010 – 2015 CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH THUẬN AN 4.1. Giới thiệu tổng quan về công ty TNHH Thuận An: 4.1.1. giới thiệu về công ty TNHH Thuận An: - Tên gọi: Công ty TNHH SX - TM - DV Thuận An - Tên giao dịch: THUAN AN Production Trading and Service Co., Ltd. - Địa chỉ: 478, Quốc lộ 91, ấp Hòa Long 3, thị trấn An Châu, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang. - Điện thoại (Tel): 076.3652066 Fax: 076.3652067 - Email: tafishco@vnn.vn Website: www.tafishco.com.vn - Các đơn vị trực thuộc gồm: + Xí nghiệp CBTS Thuận An 1 (đặt tại ấp Bình Hưng 2, xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang). + Xí nghiệp CBTS Thuận An 2 (đặt tại ấp Bình Hưng 2, xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang). + Xí nghiệp CBTS Thuận An 3 (478, Quốc lộ 91, ấp Hòa Long 3, thị trấn An Châu, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang). + Văn phòng đại diện tại TP.HCM (đặt tại số 85 đường Bình Phú, phường 11, quận 6, thành phố Hồ Chí Minh). - Người đại diện theo pháp luật: Bà Nguyễn Thị Huệ Trinh – chức cụ: Tổng Giám Đốc. - Chủ tịch hội đồng thành viên: Ông Nguyễn Thái Sơn Lịch sử hình thành và phát triển: Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ Thuận An (gọi tắt Công ty Thuận An) xuất thân từ một doanh nghiệp tư nhân với ngành nhề chính là sản xuất chế biến phụ phẩm thủy sản (bột cá, mỡ cá), đến đầu năm 2001 trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế xã hội của UBND tỉnh An Giang là ưu tiên tập trung và đầu tư cho ngành Kinh tế thủy sản. Nắm chắc mục tiêu của ngành chế biến thủy sản tỉnh An Giang là chế biến gắn liền với tiêu thụ, phát triển ổn định, bền vững cả xuất khẩu lẫn tiêu thụ nội địa nên Công ty Thuận An đã quyết định đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thủy sản tại ấp Bình Hưng 2, xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang với ngành nghề kinh doanh chính: Chế biến, bảo quản thủy sản và sản phẩm từ thủy sản, nuôi trồng thủy sản (ó phân xưởng sản xuất Fillet tươi và 01 phân xưởng phụ phẩm) với khoảng 150 công nhân. Có thể nói sự ra đời của Công ty trong bối cảnh Hoa Kỳ áp mức thuế bán phá giá đối với các sản phẩm cá Ba sa nhập khẩu từ Việt Nam là một thách thức lớn đối với ban lãnh đạo Công ty. Tuy nhiên, với sự đồng thuận, đoàn kết thống nhất cao của tập thể Cán bộ, công nhân viên đã giúp Công ty vượt qua khó khăn, ổn định và phát triển bền vững đến hôm nay. Theo đó, từ năm 2002 đến nay Công ty đã phát triển từ Công ty TNHH một thành viên thành Công ty TNHH hai thành viên với 04 đơn vị trực thuộc (03 xí nghiệp và 01 văn phòng đại diện tại TP.HCM) với hơn 1000 cán bộ, công nhân viên GVHD: Ths. Nguyễn Thanh Xuân SVTH: Lê Văn Phưởng Trang 14 Xây dựng chiến lược XK thủy sản cho Cty TNHH Thuận An giai đoạn 2010 – 2015 GVHD: Ths. Nguyễn Thanh Xuân SVTH: Lê Văn Phưởng Trang 15 có trình độ chuyên môn, tay nghề giỏi. Vốn điều lệ ban đầu từ vài tỷ đồng đến nay đã 23,6 tỷ đồng, doanh thu hàng năm đều đạt mức tăng trưởng theo kế hoạch đề ra. Để đạt được kết quả trên, công ty đã mạnh dạn đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ song song với thực hiện nghiêm túc các quy trình kiểm tra chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế như: HACCP, HALAL, EU CODE, … nên sản phẩm của công ty luôn đạt chất lượng đáp ứng cho yêu cầu xuất khẩu sang các thị trường ở các nước Châu Âu, Trung Đông, một số nước Châu Á, Nam Mỹ. Với dự báo tình hình kinh tế thế giới và của ngành chế biến thủy sản nói chung và tại địa phương nói riêng trong năm 2009 và những năm tiếp theo dù sẽ gập rất nhiều khó khăn, nhưng với sự quyết tâm và việc đầu tư có định hướng công ty Thuận An sẽ vững bước trên bước đường hội nhập và phát triển, với uy tín thương hiệu đã được khẳng định trên thị trường công ty Thuận An sẽ tạo nên bước đột phá mới để thực sự trở thành một trong những công ty chế biến thủy sản có quy mô ngang tầm với các công ty trên địa bàn tỉnh An Giang và trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Chính sách chất lượng mà công ty đã, đang và sẽ luôn hướng tới đó là: “Chất lượng sản phẩm là tiêu chí hàng đầu của công ty Thuận An – Vì uy tín thương hiệu, vì sự tôn trọng 4.1.2. Giới thiệu ngành nghề kinh doanh của công ty TNHH Thuận An Trong giai đoạn hiện nay nền kinh tế Việt Nam phát triển mạnh mẽ và hội nhập ngày càng sâu rộng vào kinh tế thế giới, đặc biệt là Việt Nam đã trở thành viên chính thức của tổ chức thương mại quốc tế WTO. Điều này đã đem lại cho các doanh nghiệp nhiều cơ hội đầu tư và phát triển đồng thời doanh nghiệp cũng phải đối diện với rất nhiều khó khăn và thử thách với sự xâm nhập từ bên ngoài. Vì vậy đối với công ty TNHH Thuận An việc cải tiến chất lượng, đa dạng hóa các sản phẩm, xây dựng thương hiệu và mạng lưới phân phối tốt là một điều hết sức cần thiết. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty bao gồm: Nuôi thủy sản; Sản xuất, chế biến và xuất khẩu thuỷ sản. Thông tin thêm : Nuôi trồng, chế biến và xuất nhập khẩu thủy, hải sản; Dịch vụ liên quan đến thủy sản. Đặc điểm sản xuất kinh doanh: Công ty Thuận An sản xuất với 3 loại sản phẩm: ¾ Bột cá tra, basa ¾ Sản xuất cá tra, basa nguyên con. ¾ Fillet cá tra và cá basa. 4.1.3. Cơ cấu tổ chức Xây dựng chiến lược XK thủy sản cho Cty TNHH Thuận An giai đoạn 2010 – 2015 HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN GVHD: Ths. Nguyễn Thanh Xuân SVTH: Lê Văn Phưởng Trang 16 TỔNG GIÁM ĐỐC Hình 4.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty TNHH SX – TM – DV THuận An5 5 Nguồn : phòng tổ chức công ty Thuận An SƠ ĐỒ TỔ CHỨC XN CBTS THUẬN AN I GIÁM ĐỐC XN GIÁM ĐỐC XN Phòng TC-HC Phòng Kế toán Phòng QLCL Phòng Kỹ thuật PX Đông lạnh Phòng Tổ chức - nhân sự Phòng Tài chính – Kế toán Xí nghiệp CBTS Thuận An I Xí nghiệp CBTS Thuận An III SƠ ĐỒ TỔ CHỨC XN CBTS XK THUẬN AN III Phòng TC- HC Phòng Kế toán Phòng QLCL Phòng Kỹ thuật PX Đông lạnh Phòng Kế hoạch – Kinh doanh VP đại diện TP.HCM Trạm tiếp nhận Nguyên liệu Phòng Thống kê Phòng Kho vận Phòng Thống kê PX Phụ phẩm Ghi chú : Quan hệ chỉ đạo Quan hệ phối hợp Xây dựng chiến lược XK thủy sản cho Cty TNHH Thuận An giai đoạn 2010 – 2015 Chức năng - nhiệm vụ của các bộ phận phòng ban ¾ Tổng giám đốc: Ban tổng giám đốc chịu trách nhiệm lập báo cáo tài chính phản ánh trung thực và hợp lý tình hình tài chính, lưu chuyển tiền tệ của công ty trong từng năm tài chính. Trong việc lập báo cáo tài chính này, ban giám đốc phải: - Chọn lựa các chính sách kế toán phù hợp và áp dụng các chính sách này một cách nhất quán; - Thực hiện các phán đoán và các ước tính một cách thận trọng; - Công bố các chuẩn mực kế toán phải tuân theo trong vấn đề trọng yếu được công bố và giải trình trong báo cáo tài chính; - Lập báo cáo tài chính trên cơ sở hoạt động liên tục trừ trường hợp không thể giả rằng công ty sẽ tiếp tục hoạt động liên tục; ¾ Phòng tổ chức: - Tham mưu giúp việc cho Giám đốc thực hiện công tác tổ chức nhân sự theo phân cấp, ủy quyền của công ty về: tổ chức bộ máy, tuyển dụng, bổ nhiệm, đào tạo, quản lý nhân sự, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, lao động, tiền lương, các chế độ, chính sách cho người lao động tại xí nghiệp theo quy định pháp luật lao động và các quy định khác của công ty, xí nghiệp; - Thực hiện công tác văn phòng, hành chính, quản trị, tổng hợp; - Thực hiện công tác đối ngoại. ¾ Phòng kế hoạch kinh doanh: - Tham mưu, xây dựng chiến lược, kế hoạch, phát triển kinh doanh cho công ty, xí nghiệp; - Tổ chức, quản lý, theo dõi, điều hành hoạt động kinh doanh; - Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các hợp đồng mua bán, các thỏa thuận kinh doanh đã được công ty ký kết; - Thực hiện công tác tiếp thị, quảng bá thương hiệu Thuận An. ¾ Phòng tài chính kế toán: - Tổ chức, quản lý và điều hành mọi hoạt động về kế toán – tài chính của Xí nghiệp theo đúng quy định pháp luật và quy định của công ty; - Quản lý, thực hiện, kiểm tra, giám sát các nguồn thu, chi tại xí nghiệp, phản ánh kịp thời chính xác các nghiệp vụ kế toán phát sinh theo quy chế của công ty; - Thực hiện công tác kế toán thanh toán, công nợ, kho; - Quản lý về công tác thu – chi – tồn quỹ. ¾ Phòng kho vận: - Thực hiện công tác quản lý thống nhất các kho đặt tại xí nghiệp; - Điều hành toàn bộ công tác vận chuyển hàng hóa, sản phẩm do xí nghiệp chế biến, sản xuất; GVHD: Ths. Nguyễn Thanh Xuân SVTH: Lê Văn Phưởng Trang 17 Xây dựng chiến lược XK thủy sản cho Cty TNHH Thuận An giai đoạn 2010 – 2015 ¾ Phòng kỹ thuật: - Thực hiện công tác kiểm tra, bảo trì, sửa chữa, thay thế các loại máy móc thiết bị, tài sản khác do công ty trang bị cho xí nghiệp; - Thực hiện nghiêm túc các quy trình kỹ thuật, việc vận hành các loại máy móc, thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất và các hoạt động khác tại xí nghiệp; - Xây dựng, đề xuất kế hoạch, mua sắm, sửa chữa, bảo trì tài sản cố định, máy móc thiết bị phục vụ cho yêu cầu sản xuất kinh doanh; ¾ Phân xưởng phụ phẩm: - Tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất sản phẩm phụ phẩm từ thủy sản do Giám đốc xí nghiệp giao; - Quản lý, thực hiện, kiểm tra, giám sát toàn bộ quá trình hoạt động, sản xuất sản phẩm phụ phẩm đảm bảo đúng quy trình, kế hoạch sản lượng, chất lượng sản phẩm. ¾ Phân xưởng đông lạnh: - Tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất sản phẩm đông lạnh do Giám đốc xí nghiệp giao; - Quản lý, thực hiện, kiểm tra, giám sát toàn bộ quá trình hoạt động, sản xuất sản phẩm đông lạnh đảm bảo đúng quy trình, kế hoạch sản lượng, chất lượng sản phẩm. ¾ Phòng quản lý chất lượng: - Tổ chức, quản lý, thực hiện, giám sát quy trình sản xuất theo chương trình HACCP; - Thực hiện công tác quản lý, kiểm tra chặt chẽ, đúng quy định về chất lượng sản phẩm sản xuất của phân xưởng đông lạnh, phân xưởng phụ phẩm (KCS); - Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện công tác vệ sinh công nghiệp, vệ sinh môi trường tại các phân xưởng sản xuất và phạm vi toàn xí nghiệp; ¾ Phòng thống kê: - Thực hiện công tác thống kê tổng hợp tại xí nghiệp; - Trên cơ sở số liệu thống kê kịp thời tham mưu cho Ban Giám đốc công ty, xí nghiệp chấn chỉnh toàn bộ hoạt động sản xuất – kinh doanh tại xí nghiệp; GVHD: Ths. Nguyễn Thanh Xuân SVTH: Lê Văn Phưởng Trang 18 Xây dựng chiến lược XK thủy sản cho Cty TNHH Thuận An giai đoạn 2010 – 2015 4.2. Tình hình hoạt động của Công ty TNHH Thuận An 2006 - 2008: Bảng 4.1: Kết quả hoạt động 2006-2008 của Công ty TNHH Thuận An Đơn vị tính: Nghìn đồng Chỉ tiêu 2006 2007 ± % 2007 so với 2006 2008 ± % 2008 so với 2007 1. Giá trị - Nội địa - Xuất khẩu 55.796.790 55.796.790 - 67.597.182 67.597.182 - 21 21 - 199.072.552 136.693.908 62.378.644 195 102 - 2. Lợi nhuận trước thuế 5.130.313 7.368.816 44 12.873.755 75 3. Lợi nhuận sau thuế 5.076.270 6.631.934 31 11.586.379 75 (Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh công ty Thuận An) Năm 2006 và năm 2007 sản phẩm của công Thuận An chỉ tiêu thụ nội địa và chủ yếu gia công cho các công ty khác. Vì vậy doanh thu và lợi nhuận của công ty rất thấp so với năm 2008. Với sự nỗ lực của công nhân viên, ban lãnh đạo công ty và mục tiêu xuất khẩu, công ty đã mạnh dạn đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ song song với việc thực hiện nghiêm túc các quy trình kiểm tra chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế. Trong năm 2008 thì công ty đã trực tiếp xuất khẩu, nhưng giá trị xuất khẩu vẫn còn thấp, chiếm 30% và lợi nhuận của công ty tăng gần gấp đôi so với năm 2007. Thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty là thị trường EU (chiếm hơn 80% thị phần). 4.3. Tình hình xuất khẩu thủy sản của Công ty TNHH Thuận An: Năm 2008 là năm đầu tiên công ty trực tiếp xuất khẩu, tuy nhiên năm 2008 với nhiều biến động của nền kinh tế thế giới nhưng công ty vẫn đạt được giá trị xuất khẩu tương đối tốt. GVHD: Ths. Nguyễn Thanh Xuân SVTH: Lê Văn Phưởng Trang 19 Xây dựng chiến lược XK thủy sản cho Cty TNHH Thuận An giai đoạn 2010 – 2015 GVHD: Ths. Nguyễn Thanh Xuân SVTH: Lê Văn Phưởng Trang 20 Biểu đồ 4.1: Xuất khẩu thủy sản của Thuận An năm 20086 Doanh thu từ xuất khẩu chiếm gần 30% tổng doanh thu của công ty, trong đó doanh thu xuất khẩu sang thị trường EU chiếm khoản 85%. Vì vậy thị trường EU chiếm một vị trí hết sức quan trọng và chủ lực của công ty. Tuy nhiên thị trường EU chỉ tập trung ở thị trường chính là: Tây Ban Nha và Đức. Các thị trường này chiếm khoảng 90% kim ngạch xuất khẩu sang EU. Đây là một rủi ro rất lớn với công ty khi một trong các khách hàng này từ bỏ công ty. Để không mất khách hàng, công ty luôn phải lệ thuộc vào khách hàng về giá cả, thời hạn giao hàng, chất lượng, họ luôn đưa ra nhiều lý do về chất lượng, an toàn lao động, thời hạn giao hàng để ép công ty phải giảm giá. Vì vậy trong thời gian tới việc mở rộng, phát triển thị trường EU, là chiến lược sống còn của công ty. Để không bị các khách hàng lớn áp đạt và giảm giá, công ty cần tìm kiếm nhiều khách hàng tại EU, bán trực tiếp cho các đại lý bán lẻ, các nhà phân phối nhỏ tại EU, xây dựng thương hiệu của công ty để người tiêu dùng EU biết đến sản phẩm của công ty. So với thực trạng xuất khẩu cá tra của Việt Nam thì thị trường xuất khẩu của công ty Thuận An còn rất hạn chế. Công ty cần tập trung mở rộng thị trường nhiều hơn, nhất là đối với thị trường EU. 4.4. Phân tích môi trường nội bộ công ty TNHH Thuận An 4.4.1. Các hoạt động chủ yếu 4.4.1.1. Các hoạt động đầu vào Hoạt động cung ứng đầu vào của doanh nghiệp, bao gồm các hoạt động liên quan đến việc tồn kho và quản lý đầu vào. Các hoạt động này được kiểm soát chặt chẽ. 6 Nguồn: tổng hợp thông tin từ quản lý khách hàng của công ty Thuận An năm 2008 0 100 200 300 400 500 600 700 Tây Ban Nha Đức Malaysia Khác 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 N gh ìn U S T ấn D Sản lượng (tấn) Giá trị (nghìn USD) Xây dựng chiến lược XK thủy sản cho Cty TNHH Thuận An giai đoạn 2010 – 2015 - Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nhiệp chủ yếu là sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm làm từ cá tra, vì thế việc quản lý nguồn nguyên liệu ở đây bao gồm: quản lý về số lượng và chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào (phương pháp bảo quản, nhiệt độ,…) Đối với việc quản lý nguồn nguyên liệu cá fillet đông lạnh: Nguyên liệu cung cấp cho nhà máy được vận chuyển bằng các xe chuyên dùng ở điều kiện bảo quản ≤ 40C. Tại xí nghiệp nhân viên kiểm tra phương pháp bảo quản, nhiệt độ, nguồn gốc, hóa chất bảo quản,… số lượng từng lô hàng của đại lý cung cấp. Đảm bảo nguyên liệu cung cấp cho nhà máy đạt tiêu chuẩn dùng trong chế biến thực phẩm như độ tươi, sống, không dịch bệnh. Đối với việc quản lý nguồn nguyên liệu cá fillet đông lạnh: Nguyên liệu cung cấp cho nhà máy được vận chuyển bằng các xe chuyên dùng ở điều kiện bảo quản ≤ 40C. Tại xí nghiệp nhân viên kiểm tra phương pháp bảo quản, nhiệt độ, nguồn gốc, hóa chất bảo quản,… số lượng từng lô hàng của đại lý cung cấp. Đảm bảo nguyên liệu cung cấp cho nhà máy đạt tiêu chuẩn dùng trong chế biến thực phẩm như độ tươi, sống, không dịch bệnh. Đối với việc quản lý phụ phẩm: từ phân xưởng chế biến thủy sản được đưa sang phân xưởng sản xuất phụ phẩm để phân loại bao gồm đầu, xương, da và nội tạng. Các phụ phẩm này sẽ được kiểm tra về trọng lượng, sau đó sẽ đưa vào sản xuất bột cá. - Việc kiểm soát hàng tồn kho của công ty bao gồm: tồn kho nguyên vật liệu phục vụ cho việc sản xuất sản phẩm, tồn kho lao động, vốn phục vụ cho toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Công ty áp dụng hệ thống kiểm soát hàng tồn kho liên tục. Công ty luôn có đội ngũ công nhân viên ổn định để phục vụ cho nhu cầu sản xuất và xuất khẩu. Đội ngũ công nhân viên này được bố trí làm việc trong từng bộ phận khác nhau để đảm bảo quá trình hoạt động liên tục. Công ty Thuận An có đội ngũ cán bộ công nhân viên tương đối trẻ và rất hăng hái trong công việc. Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm từ cá tra ở các thị trường xuất khẩu ngày càng nhiều, nhất là thị trường EU, một thị trường đầy tiềm năng. Do đó, việc tồn kho thường xuyên là điều tất yếu. Việc tồn kho này rất quan trọng, nó góp phần tạo sự ổn định cho số lượng đầu ra của công ty và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Chất lượng sản phẩm cá tra luôn là vấn đề quan trọng, vì sản phẩm của công ty chủ yếu để xuất khẩu và chất lượng luôn quyết định giá cả. Để có được sản phẩm cá tra chất lượng, quá trình tồn kho được kiểm soát nghiêm ngặt từ khâu thu mua nguyên liệu đến khâu bảo quản. Công ty luôn giữ mức tồn kho hợp lý để đáp ứng nhu cầu của khách hàng với mức chi phí thấp. Tóm lại: Qua quá trình phân tích các hoạt động đầu vào của công ty cho thấy công ty quản lý các yếu tố đầu vào khá chặc chẽ. Nguồn nguyên liệu đầu vào tương đối ổn định sẽ giúp công ty hoạt động liên tục, giảm chi phí, làm thỏa mãn nhu cầu khách hàng với số lượng lớn. Ngoài ra với tiềm năng phát triển, để đảm bảo các đơn đặt hàng lớn, công ty có thể tăng lượng tồn kho, như vậy sẽ luôn đảm bảo thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Vì nhu cầu khách hàng trong tương lai sẽ ngày càng nhiều. 4.4.1.2. Vận hành Quá trình vận hành của công ty gồm các hoạt động chuyển các yếu tố đầu vào thành sản phẩm cuối cùng để tiêu thụ nội địa hoặc xuất khẩu là cá fillet đông lạnh, cá dạng nguyên con và bột cá. Bao gồm các hoạt động sau: GVHD: Ths. Nguyễn Thanh Xuân SVTH: Lê Văn Phưởng Trang 21 Xây dựng chiến lược XK thủy sản cho Cty TNHH Thuận An giai đoạn 2010 – 2015 Khâu vận hành chế biến cá fillet đông lạnh: Nguyên liệu cung cấp cho nhà máy được vận chuyển bằng các xe chuyên dùng ở điều kiện bảo quản ≤ 40C. Tại xí nghiệp nhân viên kiểm tra phương pháp bảo quản, nhiệt độ, nguồn gốc, hóa chất bảo quản,… số lượng từng lô hàng của đại lý cung cấp. Đảm bảo nguyên liệu cung cấp cho nhà máy đạt tiêu chuẩn dùng trong chế biến thực phẩm như độ tươi, sống, không dịch bệnh. Sau đó nguyên liệu được rửa qua nước sạch ở nhiệt độ ≤ 60C và tần suất thay nước phải theo đúng qui định cứ 20 sọt thay nước một lần (mỗi sọt từ 12 – 15 kg). Cứ 10 sọt thêm đá 1 lần. Kế tiếp nguyên liệu được chuyển qua khâu xử lý dùng dao chuyên dụng cắt đầu bỏ nội tạng sau đó rửa sạch máu cá và nhớt, nhiệt độ nước rửa và tần suất thay nước phải theo đúng quy định: tần suất thay nước khoảng 120kg/ lần. Rửa khoảng 40 kg bổ sung đá 1 lần. Cá sau khi rửa sẽ được cho vào rổ nhựa để ráo. Tiếp theo dùng dao chuyên dùng tách thịt cá làm 2 miếng, lạng da, lóc mỡ, vanh gọn và rửa sạch trước khi đưa đến phân cỡ, cân và kiểm tra chất lượng. Tiếp theo tiến hành xếp cá vào khuôn, số lượng miếng/hàng tùy theo từng cỡ, cứ 2-5 kg/block. Hàng xếp khuôn xong cho vào tủ ngay nhiệt độ cấp đông từ -350C – - 400C, thời gian ._. thương mại EU hoặc các công ty thương mại nước ngoài. Chỉ có một số ít các doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp đến các công ty bán lẻ có nhãn hiệu tại EU. - Đối với nhà phân phối nước ngoài, việc tạo ảnh hưởng đối với họ rất quan trọng. Nếu để họ tiếp tục chế ngự kênh phân phối như hiện nay thì công ty không chỉ không nắm rõ đặc điểm của khách hàng mà cả việc đưa ra những quyết định chiến lược tác động đến họ cũng bị hạn chế. Vì thế, công ty cần tiến hành cải tiến kênh phân phối hiện tại, tạo thế chủ động hơn trong việc quản lý. - Trong ngắn hạn, chiến lược phân phối hàng sang thị trường EU công ty cần phải tiếp tục duy trì kênh phân phối qua các công ty thương mại trung gian hiện nay. Sử dụng hệ thống này có lợi thế là các nhà trung gian nhập khẩu này có được hệ thống khách hàng tiêu thụ, quan hệ tốt và am hiểu thị trường cũng như các biến động thị trường. - Trong dài hạn, công ty phải đẩy mạnh hình thức bán hàng trực tiếp hơn cho các công ty bán lẻ có nhãn hiệu hoặc cửa hàng nhỏ, để giảm chi phí trung gian bằng nhiều hình thức: tiềm kiếm khách hàng bán lẻ thông qua các trang web thương mại tại EU, tham gia các hội chợ hàng thủy sản tại EU,…Từ đó công ty tiến hành sản xuất với số lượng lớn đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh và duy trì đảm bảo sản xuất trong thời gian dài, tập trung nghiên cứu phát triển sản phẩm. - Trước mắt, công ty đang củng cố và duy trì thị phần hiện có thông qua các nhà nhập khẩu EU. Đồng thời, công ty ra sức tìm kiếm thị phần mới bằng cách thiết lập mối quan hệ với các nhà bán lẻ để thâm nhập vào thị trường. Từ đó, hàng hóa của công ty sẽ GVHD: Ths. Nguyễn Thanh Xuân SVTH: Lê Văn Phưởng Trang 66 Xây dựng chiến lược XK thủy sản cho Cty TNHH Thuận An giai đoạn 2010 – 2015 được phân phối qua hệ thống bán lẻ để dần tạo hình ảnh của mình trong lòng khách hàng. ™ Giải pháp về chiêu thị - Chọn phương án tiếp cận người tiêu dùng; đẩy mạnh dịch vụ tư vấn khách hàng. Nghiên cứu và đánh giá nhu cầu mong muốn của khách hàng (công tác này kết hợp với công tác điều tra, thu thập thông tin về người tiêu thụ). Mặt khác, công ty nên tiến hành chọn lọc các khách hàng uy tín có thời gian thanh toán nhanh, giảm bớt các khách hàng không đảm bảo khả năng thanh toán hay thanh toán quá chậm. - Tại các thị trường trọng điểm công ty nên tổ chức quản cáo qua truyền hình, báo, tạp chí,… về các sản phẩm của công ty. - Trong việc tiến hành hoạt động quảng cáo, công ty nên chú ý nghiên cứu đặc điểm của từng quốc gia trước để tránh những điều kiêng kỵ và sẽ tốt hơn nữa nếu có chiến lược quảng cáo thích nghi với từng lãnh thổ riêng biệt. - Nâng cao chất lượng dịch vụ của công ty; củng cố và mở rộng các mối quan hệ với khách hàng, người tiêu thụ, các nhà phân phối để nâng khả năng kiểm soát họ. Bên cạnh công tác khuyến mãi để xúc tiến bán hàng, công ty cũng nên chú trọng thực hiện "hậu mãi" để khách hàng 'nhớ' đến chất lượng phục vụ và thương hiệu của công ty. 5.4.3. Giải pháp về nguồn nhân lực Với quan niệm con người là nền tảng tạo nên sự thành công và phát triển bền vững của công ty, nhân lực đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như sự phát triển của công ty. Hiện công ty đang xây dựng và củng cố nguồn nhân lực phù hợp với gian đoạn phát triển mới. ™ Chủ động sắp xếp lại cơ cấu tổ chức, hoạt động cho phù hợp với quy mô hoạt động và chức năng của công ty: - Bố trí lại các vị trí từ lãnh đạo cho đến nhân viên cho đúng người vào đúng vị trí để phát huy cao nhất năng lực công tác của người lao động và hiệu quả kinh doanh của công ty. - Nâng cao trách nhiệm cho từng cá nhân, phòng ban, xí nghiệp, về hiệu quả công việc, khuyến khích tinh thần tự chủ và sáng tạo của mỗi cá nhân. - Trẻ hóa lực lượng lao động, khuyến khích cán bộ công nhân viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật. Chuẩn bị lực lượng cán bộ công nhân kế thừa, tổ chức đào tào, bồi dưỡng để sẵn sàng thay thế khi cần. ™ Nâng cao trình độ kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty: - Xây dựng các chương trình đào tạo chuyên môn cho cán bộ quản lý, đào tạo nhiệp vụ nhân viên xuất nhập khẩu, kỹ sư chuyên ngành, công nhân lành nghề,…bằng cách mời các giáo viên chuyên môn từ các trường đại học, cao đăng và trung học chuyên nghiệp về đào tạo tại công ty hay qua các khóa học trong và ngoài nước. - Xây dựng chương trình tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực trẻ theo tiêu chuẩn ISO, tuyển nhân viên đúng trình độ chuyên, giỏi nghiệp vụ công tác, có hiệu quả và chất lượng cao. - Xây dựng đội ngủ nhân viên bán hàng và marketing có trình độ và năng lực cao đặc biệt là khả năng về ngoại ngữ, ngang bằng với trình độ các nước trong khu vực. Sẵn GVHD: Ths. Nguyễn Thanh Xuân SVTH: Lê Văn Phưởng Trang 67 Xây dựng chiến lược XK thủy sản cho Cty TNHH Thuận An giai đoạn 2010 – 2015 sàng trả lương cao và tuyển nhân viên nước ngoài cho các vị trí quan trong như: giám đốc Marketing, giám đốc xuất nhập khẩu. Tuyển dụng và đào tạo thêm lực lượng trong bộ phận phân phối. Xây dựng kế hoạch bán hàng và nghiên cứu dự báo dung lượng, phân khúc, nhu cầu thị trường cho chính xác. - Cần phải có sự gắn bó và thông tin phản hồi giữa bộ phận sản xuất và bộ phận kinh doanh marketing để hiểu và nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu của thị trường. Từ đó tạo ra nhiều sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng quốc tế. ™ Chế độ đãi ngộ và thu hút lao động: - Thu hút nhân tài là chiến lược hàng đầu của công ty nhất là trong các lĩnh vực quản lý, kinh doanh, tiếp thị, kỹ thuật và nghiệp vụ. - Ưu tiên giữ lao động có tay nghề bằng các chính sách đãi ngộ vật chất và tinh thần. Tạo môi trường và tâm lý làm việc thoải mái cho người lao động như: công ty thường xuyên tổ chức khen thưởng và khuyến kích làm việc, tổ chức các chương trình ca nhạc, du lịch cho nhân viên. - Cải cách chế độ tiền lương, tiền thưởng phù hợp với thu nhập thị trường, đảm bảo cho cuộc sống, nhằm khuyến khích người lao động an tâm làm việc với năng suất cao, thu hút chất xám và người lao động có tay nghề cho công ty. - Thực hiện nghiêm túc cơ chế giám sát, kiểm tra và có cơ chế thưởng hợp lý để kích thích các bộ phận hoạt động có hiệu quả. Tạo cơ hội cho tất cả mọi người học tập, nghiên cứu để phát triển, thăng tiến trong nghề nghiệp. 5.4.4. Giải pháp về quản lý sản xuất kinh doanh Công ty cần phát triển thêm nhiều dự án khả thi đầu tư theo chiều sâu nhằm hoàn thiện khép kín quy trình sản xuất. Công ty nên có kế hoạch nghiên cứu thường xuyên sản phẩm của mình nhằm thay đổi cơ cấu sản xuất sản phẩm hợp lý: đẩy mạnh sản xuất các loại sản phẩm có tính chiến lược, hợp thời, mang dấu ấn riêng, có ưu thế cạnh tranh mạnh, đồng thời hạn chế sản xuất những mặt hàng đã trở nên lạc hậu và không còn sức cạnh tranh cao trên thị trường. ™ Nâng cao hiệu quả ở khâu điều hành và kế hoạch sản xuất: bố trí đúng người vào đúng vị trí để phát huy cao nhất năng lực công tác của người lao động và hiệu quả kinh doanh của công ty. - Thực hiện luân chuyển cán bộ và nhân viên các phòng nghiệp vụ để đào tạo toàn diện đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn nghiệp vụ. - Để đẩy mạnh thi đua sản xuất, phát huy hiệu quả công việc, trong trường hợp cần thiết, công ty sẵn sàng tiến hành thuê chuyên gia kỹ thuật, chuyên gia quản lý người nước ngoài. - Xây dựng đội ngũ chuyên gia quản lý, chuyên gia về công nghệ thông tin, nghiên cứu và phát triển, chuyển giao công nghệ. ™ Tiết kiệm chi phí quản lý, sản xuất: - Tiến hành giao khoán chí phí về cho ngành tự quản, tự chịu trách nhiệm và đẩy mạnh sản xuất thông qua tiết kiệm, giảm chi phí ở từng công đoạn. - Xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu, theo dõi, kiểm soát và hiệu chỉnh hao phí cho phù hợp hơn. Đồng thời, kiểm soát chi phí được đặt ra ngay từ đầu, khoán chi phí, tìm vật tư thay thế với giá rẻ có chất lượng tương đương. GVHD: Ths. Nguyễn Thanh Xuân SVTH: Lê Văn Phưởng Trang 68 Xây dựng chiến lược XK thủy sản cho Cty TNHH Thuận An giai đoạn 2010 – 2015 ™ Nâng cao năng suất lao động: - Giao chỉ tiêu năng suất cụ thể cho từng công nhân, từng công đoạn, từng lộ trình phát triển kèm theo chế độ khen thưởng khi đạt kế hoạch. - Áp dụng công nghệ, máy móc thiết bị mới để tăng năng suất tại một số bộ phận, một số công đoạn sản xuất. - Định kỳ rà xét quy trình công nghệ, định mức lại hao phí lao động, chuyên môn hóa theo đơn hàng, theo chuyến, theo bộ phận. ™ Đảm bảo thời hạn giao hàng đúng tiến độ: - Thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát, điều độ xuyên suốt qui trình sản xuất khép kín từ ngành-xí nghiệp để dự báo tốt việc giao hàng, có biện pháp xử lý sớm nhất nếu gặp sự cố. - Xây dựng và dự báo kế hoạch giao hàng, nguyên liệu, phân tích dự báo từ xa về nguồn cung cấp, bố trí đủ cung cấp cho sản xuất cho ít nhất ba tháng liên tiếp nếu xảy ra khan hiếm nguồn cung. - Ký hợp đồng với vệ tinh gia công sản phẩm của công ty khi đơn hàng nhiều hoặc khi công ty gặp sự cố trong sản xuất, tuy nhiên đơn vị sản xuất vệ tinh phải đảm bảo chất lượng đặt dưới sự kiểm tra của công ty. - Kiểm soát chế độ bằng phần mềm quản lý sản xuất của ngành, duy trì và thực hiện tốt quy chế làm việc giữa các bộ phận. ™ Đảm bảo về chất lượng sản phẩm : - Áp dụng đúng và nghiêm ngặt hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế HACCP, SQF2000, Halal, BRC để đảm bảo chất lượng sản phẩm khi xuất kho, tăng sức cạnh tranh và uy tín của sản phẩm trên thị trường. - Kiểm tra chặt chẽ chất lượng nguyên liệu đưa vào quá trình sản xuất, làm tốt ngay từ khâu đầu của quy trình công nghệ. Kiểm tra lại qua từng công đoạn sản xuất, loại bỏ ngay những sản phẩm bị lỗi trong sản xuất và kiểm tra kỹ khi nhập kho và xuất kho. - Phổ biến, nâng cao ý thức trách nhiệm cho cán bộ công nhân viên về chất lượng sản phẩm. Tuyển dụng và đào tạo kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên kiểm hàng. Lập kế hoạch thường xuyên kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, phát hiện và ngăn chặn ngay khi chưa xảy ra. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống tài liệu hướng dẫn kỹ thuật, hướng dẫn công việc, hướng dẫn và tăng cường kiểm tra. - Lập kế hoạch phúc tra chất lượng và thực hiện triệt để. Xây dựng chỉ tiêu chất lượng đến từng bộ phận, định kỳ khen thưởng các đơn vị đạt và vượt chỉ tiêu. Tổ chức hội thảo để rút kinh nghiệm công tác kỹ thuật chất lượng. - Đối với nhân viên kỹ thuật, nhân viên kiểm hàng: xây dựng kế hoạch về chuyên môn nghiệp vụ, giao trách nhiệm về chất lượng sản phẩm cuối cùng. Đối với công nhân trực tiếp sản xuất: định kỳ 3-6 tháng đánh giá chất lượng tay nghề. 5.4.5. Giải pháp về vốn Để mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư thêm máy móc thiết bị, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động, giảm giá thành, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển xuất khẩu. Nhu cầu về vốn của công ty là rất lớn. Hiện tại, công ty đã từ chối rất nhiều đơn hàng với số lượng lớn do không đủ năng lực và máy móc thiết bị để thực. GVHD: Ths. Nguyễn Thanh Xuân SVTH: Lê Văn Phưởng Trang 69 Xây dựng chiến lược XK thủy sản cho Cty TNHH Thuận An giai đoạn 2010 – 2015 Vì vậy, việc đầu tư thêm và đổi mới máy móc thiết bị và công nghệ để tăng sản lượng, chất lượng, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường là hết sức cần thiết. Công ty cần có các giải pháp để có thể huy động đủ nguồn vốn cho hoạt hoạt động của mình: - Xây dựng các dự án, kế hoạch phát triển trong tương lai mang tính khả thi, qua các kế hoạch mang lại hiệu quả cao, công ty mới có thể huy động vốn từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng, từ hiệp hội thủy sản, các tổ chức tài chính thế giới,… - Đối với nguồn vốn vay ngân hàng: hiện tại công ty đang có quan hệ và uy tín với các ngân hàng lớn như : ngân hàng Vietcombank, Ngân hàng Công Thương, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển ...Công ty đang tận dụng nguồn vốn cho vay ngắn hạn và dài hạn của các tổ chức tín dụng này để đầu tư nâng cấp máy móc thiết bị, đào tạo nhân lực phát triển sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu. - Sử dụng có hiệu quả vốn vay: công ty chỉ sự dụng vốn vay vào các lĩnh vực thật sự cần thiết như: đầu tư nâng cấp máy móc thiết bị cho sản xuất, cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực,…Thực hiện chính sách tiết kiệm giảm chi chí sản xuất và quản lý để nhanh chóng thu hồi vốn vay. Phấn đấu nâng cao vòng quay vốn cho từng hoạt động sản xuất kinh doanh. Chỉ được tồn kho theo hạn mức tối thiểu cho phép. - Rút ngắn thời gian thu hồi công nợ: việc chiếm dụng vốn trong thanh toán tiền hàng của khách hàng trong thời gian dài như hiện nay đã ảnh hưởng đến nguồn vốn lưu động của công ty. Mặt khác, công ty cần kéo dài thời hạn trả nợ cho nhà cung cấp để tranh thủ nguồn vốn cho hoạt động. GVHD: Ths. Nguyễn Thanh Xuân SVTH: Lê Văn Phưởng Trang 70 Xây dựng chiến lược XK thủy sản cho Cty TNHH Thuận An giai đoạn 2010 – 2015 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN 6.1. Kết luận Thủy sản là mặt hàng xuất khẩu mang lại hiệu quả kinh tế cao cho công ty Thuận An, cùng với tốc độ phát triển của ngành, sản phẩm thủy sản của Thuận An đã hội nhập được vào thị trường thế giới, đặc biệt là thị trường EU. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu thủy sản của Thuận An sang EU vẫn còn có những yếu tố bất ổn định, thiếu tính bền vững đe dọa đến tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của công ty. Để thực hiện được mục tiêu đề ra vào năm 2015. Việc nghiên cứu thực trạng xuất khẩu thủy sản Thuận An trên thị trường EU, đề xuất những giải pháp cụ thể và toàn diện mang ý nghĩa thực tiễn cao. Mỗi thị trường thủy sản trong khối EU đều có những thuận lợi và khó khăn riêng, những nhân tố ảnh hưởng cũng đa dạng và mang tính đặc thù. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu thủy sản của Thuận An sang thị trường EU cũng có chung những nhân tố ảnh hưởng bất lợi đến sự tăng trưởng: yếu tố về cơ chế quản lý của Nhà nước, của công ty Thuận An, thiếu sự đầu tư đúng mức, tính cạnh tranh của thủy sản Thuận An chưa cao, trong khi đó đối thủ của ta lại mạnh về đầu tư, có bề dầy kinh nghiệm trong chiếm lĩnh thị trường. Việc đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của Thuận An sang thị trường EU đòi hỏi Thuận An phải thực hiện các giải pháp một cách đồng bộ. Ngoài ra công ty cần có sự hỗ trợ của Nhà nước về việc phát triển thị trường. 6.2. Hạn chế Hạn chế của đề tài là chỉ phân tích thị trường EU, không phân tích các thị trường lớn khác như Mỹ, Nhật,…. Tác giả chưa đi sâu vào phân tích đối thủ cạnh tranh và thiếu thông tin chính xác về họ. Tác giả không phân tích đối thủ cạnh tranh ở thị trường EU và chỉ tập chung vào phân tích mặt hàng cá tra và ba sa của công ty. Tuy đề tài có những hạn chế nhưng nhìn chung vẫn đưa ra được các chiến lược phù hợp với mục tiêu xuất khẩu của công ty, đồng thời cũng là xu hướng chung của ngành và của thời đại. 6.3. Kiến nghị ™ Đối với nhà nước: Xây dựng cơ chế phù hợp để cho các tổ chức tài chính, ngân hàng hỗ trợ hoạt động xuất khẩu hàng thủy sản sang thị trường EU, thông qua sự hỗ trợ tài chính này công ty có thể đổi mới máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất. Thành lập bộ phận chuyên trách nghiên cứu về các hiệp định, chính sách quốc tế có liên quan đến thủy sản, đặc biệt là cơ chế, chính sách của EU nhằm đảm bảo khi có tranh chấp, kiện tụng xảy ra sẽ có cơ sở hỗ trợ tư vấn cho các doanh nghiệp thủy sản. Nhà nước cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp được bình đẳng như nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh thông qua cơ chế chính sách và luật pháp. Việc tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh sẽ giúp cho các doanh nghiệp phát huy được năng lực hoạt động và cạnh tranh trong điều kiện hội nhập. Nhà nước cần ban hành các chính sách ưu đãi trong hoạt động xuất nhập khẩu, (thuế, thanh toán quốc tế,…) tạo nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp thủy sản phát GVHD: Ths. Nguyễn Thanh Xuân SVTH: Lê Văn Phưởng Trang 71 Xây dựng chiến lược XK thủy sản cho Cty TNHH Thuận An giai đoạn 2010 – 2015 GVHD: Ths. Nguyễn Thanh Xuân SVTH: Lê Văn Phưởng Trang 72 triển. Nhà nước cũng cần cải cách thủ tục hành chính, chấn chỉnh bộ máy hoạt động của cơ quan quản lý, góp phần quản lý, sử dụng và khai thác hiệu quả nguồn vốn đầu tư. Thường xuyên tổ chức hội chợ thủy sản và thiết lập mạng lưới xúc tiến thương mại tại thị trường nước ngoài, đặc biệt là thị trường EU, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia và có nhiều cơ hội trong việc tìm kiếm thị trường, tìm kiếm đối tác đầu tư và ký kết các hợp đồng xuất khẩu. ™ Đối với Hiệp Hội Thủy sản Việt Nam: Hiệp hội cần nhanh chóng kiện toàn bộ máy tổ chức, tổ chức lại mô hình hoạt động để thực hiện tốt vai trò là người hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm thị trường, nguồn nguyên liệu, giúp liên kết các doanh nghiệp với nhau để mở rộng năng lực sản xuất, là đại diện hữu hiệu để phản ánh nhu cầu, yêu cầu của doanh nghiệp tới Chính phủ. Hiệp hội cũng cần có bộ phận, nhóm tổ chức thu thập, phân tích và xử lý thông tin về thị trường, đặc biệt là thị trường Mỹ, về yêu cầu của nhà nhập khẩu, về chính sách nhập khẩu của thị trường nhập khẩu và sự biến động của chính sách nhằm cập nhật kịp thời cho doanh nghiệp, về đối thủ cạnh tranh để tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác tiếp cận thị trường. Từ đó có chiến lược tổ chức sản xuất và xuất khẩu cho phù hợp. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bùi Lê Hà, Nguyễn Đông Phong, Ngô Thị Ngọc Quyền, Quách Thị Bửu Châu, Nguyễn Thị Dược, Nguyễn Thị Hồng Thu. 2007. Quản Trị Kinh Doanh Quốc Tế. NXB Thống Kê. 2. Đoàn Minh Tính. 2007. Xây dựng chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp Đang giai đoạn 2008-2014. Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân kinh doanh nông nghiệp. Khoa Kinh tế, Đại học An Giang. 3. Michael E.Porter. Competitive advantage. New York: Free Press. 1985. 4. Nguyễn Thái Phương. 2008. “cá tra đại nhảy vọt”. Tạp chí thương mại thủy sản số 104/2008 5. Nguyễn Thành Long. 2007. chiến lược xuất khẩu của công ty cổ phần dệ may Thành Công sang thị trường Mỹ giai đoạn 2008-2015. Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học kinh tế TPHCM. 6. Nguyễn Thị Liên Diệp, Phạm Văn Nam. 2006. Chiến lược và sách lược kinh doanh. NXB Lao động – Xã hội. 7. Nguyễn Vĩnh Thanh. 2005. Nâng Cao Sức Cạnh Tranh Của Các Doanh Nghiệp Thương Mại Việt Nam Trong Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế. NXB Lao Động – Xã Hội. 8. Phan đình Quyền. 1999. Marketing căn bản. Trường Đại học kinh tế TPHCM 9. Phan Tiến Đức. 2001. Chiến lược kinh doanh. Trường Đại học Giao thông vận tải Hà Nội 10. Philip Kotler. 1999. Những nguyên lý tiếp thị, NXB Thống kê 11. Quách Thị Bửu Châu, Đinh Tiên Minh, Nguyễn Công Dũng, Đào Hoài Nam, Nguyễn Văn Trưng. 2007. Marketing căn bản. NXB Lao Động. 12. Võ Thanh Thu. 2002. Những giải pháp về thị trường cho sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam. Tp. HCM: NXB. Thống kê. 13. Các trang web: www.afa.com.vn (Hiệp hội thủy sản An Giang) www.agifish.com.vn (Công ty Agifish) www.afiex-seafood.com.vn (Công ty Afiex) www.cafatex-vietnam.com (Công ty Cafatex) www.ctu.edu.vn (Trường đại học Cần Thơ) www.fishtenet.gov.vn (Bộ Thuỷ sản) www.navifishco.com (Công ty Navico) www.nhandan.com (Báo nhân dân) www.tafishco.com.vn (Công ty Thuận An) www.vietlinh.com.vn www.vasep.com (Hiệp hội thủy sản Việt Nam) www.vneconomy.com (Thời báo kinh tế việt Nam) www.vnn.vn (Việt Nam net) Phụ lục 1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Công ty Thuận An Từ ngày: 01/01/2007 Đến ngày: 31/12/2007 A B C 1 2 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 lV.08 67.597.182.621 55.796.790.299 2. Các khoản giải trừ doanh thu 02 11.022.917 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 10 67.597.182.621 55.785.767.382 (10 = 01 - 02) 4. Giá vốn hàng bán 11 50.972.9.96.280 39.892.626.565 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 20 16.624.186.341 15.893.140.817 (20 = 10 - 11) 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 7. Chi phí tài chính 22 3.895.257.386 2.765.828.490 - Trong đó chi phí lãi vay 23 3.895.257.386 2.765.828.490 8. Chi phí quản lý kinh doanh 24 5.428.372.623 7.996.999.212 9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 30 7.300.556.332 5.130.313.115 (30 = 20 + 21 – 22 – 24) 10. Thu nhập khác 31 76.260.000 11. Chi phí khác 32 8.000.000 12. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32) 40 68.260.000 0 13. Tổng lợi nhuận kế toán rước thuế (50 = 30 + 40) 50 IV.09 7.368.816.332 5.130.313.115 14. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 51 736.881.633 54.042.304 15. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nhiệp 60 6.631.934.699 5.076.270.811 (60 = 50 - 51) Phụ lục 2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Công ty Thuận An Từ ngày: 01/01/2008 Đến ngày: 31/12/2008 Phục lục 3 Điểm trung bình cộng do các chuyên gia đánh giá Ma trận IFE Các yếu tố bên trong Mức độ quan trọng Phân loại Chất lượng sản phẩm cao, tiêu chuẩn quốc tế 0.11 4 Thị trường xuất khẩu ít, lệ thuộc vào 1 số khách hàng 0.10 2 Hoạt động marketting xuất khẩu yếu 0.07 1 Khả năng phát triển thị trường xuất khẩu tốt 0.10 3 Khả năng phát triển sản phẩm tốt 0.09 2 Tài chính mạnh, khả năng huy động vốn cao 0.08 3 Quản trị nhân sự không tốt 0.08 2 Đầu tư phát triển sản xuất tốt, hiện đại hóa các trang thiết bị 0.07 4 Chưa có văn phòng đại diện ở nước ngoài 0.04 1 Hệ thống phân phối ở thị trường xuất khẩu yếu 0.05 1 Thông tin về thị trường xuất khẩu yếu 0.06 2 Khả năng tiếp cận nguồn nguyên liệu thuận lợi 0.09 3 Mối quan hệ với các đối tượng hữu quan tốt 0.06 3 Tổng cộng 1.00 Phục lục 4 Điểm trung bình cộng do các chuyên gia đánh giá Ma trận EFE Các nhân tố bên ngoài Mức độ quan trọng Phân loại Nhu cầu tiêu dùng thủy sản của người dân EU tăng 0.13 4 Nhu cầu tiêu dùng thủy sản của EU rất đa dạng 0.09 2 Hàng rào kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm của EU 0.12 3 Chính sách bảo hộ mậu dịch của EU 0.06 3 Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế 0.05 2 Tiềm năng thủy sản dồi dào 0.11 2 Chính phủ Việt Nam quan tâm và có chính sách phát triển ngành thủy sản 0.05 3 Thủ tục hải quan phứt tạp 0.06 2 Việt Nam có mối quan hệ hợp tác rộng rãi 0.07 2 Ảnh hưởng tỷ giá hối đối 0.1 3 Trình độ khoa học công nghệ của Việt Nam còn yếu 0.09 2 Chủ yếu xuất khẩu sản phẩm thô 0.07 2 Tổng cộng 1.00 Phục lục 5 Điểm trung bình cộng do các chuyên gia đánh giá Ma trận hình ảnh cạnh tranh của công ty Thuận An Mức độ quan trọng Công ty Thuận An Công ty Navico Công ty Agifish Công ty Hùng Vương Các yếu tố Phânloại Điểm số quan trọng Phân loại Điểm số quan trọng Phân loại Điểm số quan trọng Phân loại Điểm số quan trọng Chất lượng sản phẩm cao, tiêu chuẩn quốc tế 0.11 4 4 4 4 Thị trường xuất khẩu lớn, nhiều khách hàng 0.07 2 3 4 4 Thương hiệu xuất khẩu mạnh 0.06 1 2 2 2 Kinh nghiệm trong hoạt động xuất khẩu 0.06 2 3 3 3 Khả năng phát triển thị trường xuất khẩu 0.1 3 3 3 3 Khả năng phát triển sản phẩm 0.07 3 2 2 2 Hoạt động marketing xuất khẩu 0.08 1 2 2 2 Quy mô sản xuất lớn 0.1 1 4 3 3 Tài chính mạnh, khả năng huy động vốn cao 0.09 2 4 3 3 Quản trị nhân sự tốt 0.07 3 3 2 3 Nguồn nguyên liệu ổn định 0.11 2 4 3 3 Đầu tư phát triển sản xuất tốt, hiện đại hóa các trang thiết bị 0.08 4 3 3 2 Tổng cộng 1.00 Phụ lục 6 Doanh nghiệp xuất khẩu cá Tra, Basa năm 200825 STT DOANH NGHIỆP KL (tấn) GT (US$) STT DOANH NGHIỆP KL (tấn) GT (US$) 1 NAVICO 93.392 187.744.968 52 NGOC HA CO 1.911 4.718.919 2 HUNG VUONG CORP 80.331 169.351.769 53 NGOC SINH SEAFOODS 1.448 4.392.620 3 VINH HOAN CORP 33.691 101.317.174 54 Cty TNHH Thương mại và DV Sông Biển 1.821 4.358.860 4 AGIFISH CO 46.468 89.864.592 55 Cty TNHH Thuỷ sản Thiên Hà 1.919 4.234.223 5 THIMACO 22.074 47.966.810 56 K AND K CO., LTD 1.960 4.172.198 6 BIANFISHCO 17.950 47.180.902 57 Cty TNHH Nông lâm sản Trờng Túc 1.853 4.079.051 7 ANVIFISH 20.258 45.005.570 58 TAFISHCO 1.635 3.669.332 8 HTFOOD 18.107 39.286.869 59 Cty TNHH XNK Đại Dư-ơng Xanh 1.423 3.473.336 9 Q.V.D FOOD CO 12.991 38.444.182 60 PHU THANH CO., LTD 1.094 3.341.541 10 CL-FISH CORP 16.475 37.881.392 61 HAPU 1.725 3.298.745 11 FAQUIMEX 14.385 30.216.619 62 Cty TNHH SX - Thương mại Toàn Phát 1.199 3.276.208 12 THUAN HUNG CO 10.558 28.510.373 63 Cty TNHH Đại Thành 1.213 3.222.074 13 CASEAMEX 10.953 28.189.966 64 LE ANH SEAFOOD 1.177 2.739.492 14 HUNGCA CO., LTD 13.031 25.716.401 65 Cty TNHH Thương mại DV Nguyễn Xuân 1.010 2.575.493 15 SOUTH VINA 10.996 23.557.565 66 GEPIMEX 404 CO 1.278 2.543.323 16 MEKONGFISH CO 8.642 21.335.576 67 TAI NGUYEN CO.,LTD 1.058 2.523.760 17 DOCIFISH 7.361 21.069.267 68 VQFC 1.004 2.411.219 18 NTACO CORP 7.070 18.140.117 69 ESC 952 2.399.647 19 AQUATEX BENTRE 6.326 17.938.152 70 Cty Ken Ken Việt Nam Chế biến Thực phẩm XK 1.373 2.389.400 20 Cty TNHh Duy Đại 9.184 17.126.264 71 VINAFISH CORP 931 2.361.515 21 GODACO SEAFOOD 6.543 16.455.856 72 HAI NAM CO., LTD 640 2.242.561 22 PHUONGDONG SEAFOOD 6.182 15.317.774 73 Cty TNHH CBTS Gò Đàng -Tiền Giang 969 2.232.938 23 AFIEX SEAFOOD 4.926 14.001.183 74 Cty TNHH Thủy sản Việt Hà 869 1.993.548 24 SOHAFOOD CORP 5.610 13.675.566 75 Cty TNHH Thuỷ sản Biển Đông 606 1.937.409 25 KIM ANH CO., LTD 5.196 13.668.422 76 DNTN Thanh Hải 825 1.925.031 26 Cty TNHH Thủy sản Trường Nguyên 6.540 13.546.629 77 DNTN Thủy sản Hà Giang 920 1.873.232 27 CAFATEX CORP 4.304 12.305.933 78 AN CHAU CO., LTD 672 1.746.960 28 MEKONG GROUP 6.821 12.249.559 79 GIA HAN CO 626 1.636.739 29 Cty Cổ phần Basa 6.049 11.869.346 80 SEAPRODEX SAIGON 610 1.571.262 30 IDI CORPORATION 5.115 11.296.747 81 PHUONG NAM CO 346 1.562.831 31 Cty Cổ phần Thủy sản NTSF 4.345 10.972.021 82 Cty Cổ phần Ba Long 1.017 1.536.430 32 VINH NGUYEN CO., LTD 5.497 10.826.976 83 Cty TNHH SX Thương mại Basa 750 1.532.009 33 THANH HUNG CO., LTD 4.654 10.647.280 84 Cty TNHH Ba Sa Mê Kông 652 1.425.555 34 XN Thủy sản Tây Đô 6.706 10.620.863 85 Cty TNHH Thủy sản Biển Đông 535 1.382.885 25 Không tác giả. 04.02.2009. Doanh nghiệp xuất khẩu cá Tra, Basa năm 2008. Đọc từ: (đọc ngày 14.04.2009) 35 Cty TNHH An Xuyên 6.142 9.304.276 86 Cty Cổ phần Bảo Vinh 481 1.185.081 36 AFASCO 4.016 9.154.458 87 NHA TRANG SEAFOODS 443 1.121.610 37 Cty TNHH Song Trang 3.221 8.262.205 88 Cty TNHH Thủy hải sản Saigon-Mekong 468 1.118.111 38 PANGA MEKONG 3.775 8.230.942 89 Cty TNHH Sen 636 1.113.592 39 Cty Cổ phần Thủy sản Ngọc Xuân 2.977 7.848.792 90 Cty TNHH Hải sản Thiên Việt 477 1.106.656 40 VDFOOD 2.052 7.826.596 91 Cty TNHH XNK Lê Thị 399 1.024.435 41 SOTICO 2.718 7.260.080 92 TAN THANH LOI CO., LTD 374 969.190 42 Cty Cổ phần Thuỷ sản Trường Giang 3.399 7.171.939 93 THO QUANG CO 373 939.354 43 COSEAFEX 2.744 6.823.917 94 HAI THANH FOOD CO., LTD 178 904.072 44 Cty TNHH An Lạc 2.965 5.835.050 95 Cty TNHH Đại Tây Dư-ơng 277 847.644 45 Cty TNHH ấn Độ Dương 2.183 5.624.608 96 Cty TNHH Thủy sản Hùng Hạnh 386 776.882 46 KISIMEX 2.179 5.414.786 97 Cty TNHH Thanh An 261 667.758 47 CADOVIMEX 2.322 5.239.954 98 Cty TNHH Anh Nguyên Sơn 282 653.642 48 Cty LD Thuỷ sản Biển Đông 1.699 5.160.670 99 Cty TNHH XNK Thủy hải sản Thanh Kiều 252 642.400 49 INCOMFISH 1.161 4.887.809 100 MEKONG LOTUS CO., LTD 256 637.721 50 Cty TNHH Hùng Vương Vĩnh Long 2.366 4.880.980 Các doanh nghiệp khác. 9.745 21.572.797 51 Cty Cổ phần Nông thủy sản Việt Phú 2.876 4.811.004 TỔNG CỘNG 640.829 1.453.098.038 Phụ lục 7 Xuất khẩu thủy sản năm 200826 Năm 2008 So với cùng kỳ 2007 (%) Thị trường KL GT KL GT EU 349.672 1144,462 +25,0 +26,0 trong đó: Ðức 59.229 207,586 +45,3 +43,0 Tây Ban Nha 57.443 157,224 +18,8 +16,9 Italia 47.329 156,226 +18,7 +25,3 Hà Lan 42.015 140,956 +10,3 +8,5 Bỉ 26.645 108,274 +30,7 +28,8 Nhật Bản 134.943 828,350 +13,2 +11,0 Mỹ 108.064 744,623 +8,3 +3,3 Hàn Quốc 91.762 300,748 -0,1 +10,0 Nga 125.199 217,761 +118,9 +82,9 ASEAN 75.582 195,012 +13,0 +9,4 Trung Quốc 46.013 157,139 +0,5 +2,9 trong đó: Hồng Kông 24.354 79,387 -8,2 -8,9 Ucơraina 78.870 156,320 +202,6 +221,1 Ôxtrâylia 26.111 135,505 +8,8 +12,0 Các nước khác 200.127 629,499 +74,9 +27,2 Tổng cộng 1.236.344 4509,418 +33,7 +19,8 Năm 2008 So với cùng kỳ 2007 (%) Sản phẩm KL GT KL GT Tôm đông lạnh 191.553 1625,707 +18,8 +7,7 Cá tra, basa 640.829 1453,098 +65,6 +48,4 Cá ngừ 52.818 188,694 +0,0 +25,0 Cá khác 131.656 414,087 +12,0 +23,0 Mực và bạch tuộc đông lạnh 86.704 318,235 +5,5 +12,7 Hàng khô 32.676 145,762 -7,6 -0,8 Hải sản khác 100.107 363,835 +12,7 +1,7 Tổng cộng 1.236.344 4509,418 +33,7 +19,8 26 Không tác giả. 04.02.2009. Xuất khẩu thủy sản năm 2008. Đọc từ: (đọc ngày 14.04.2009) Phụ lục 8 ĐỀ CƯƠNG PHỎNG VẤN SÂU Xin chào anh/chị Tôi tên: Lê Văn Phưởng, sinh viên khoa kinh tế trường Đại Học An Giang. Hiện nay tôi đang tiến hành thực hiện một nghiên cứu với đề tài: “xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty Thuận An giai đoạn 2010 – 2015”. Vì vậy, nội dung của buổi trò chuyện hôm nay sẽ rất quý báo đối với tôi và đối với công ty trong việc xây dựng chiến lược. Do vậy, tôi rất mong được sự cộng tác chân tình của anh/chị. 1. Xin anh/chị cho biết mục tiêu của công ty Thuận An giai đoạn 2010 – 1015 là gì? 2. Xin anh/chị cho biết mục tiêu của công ty xuất khẩu vào EU giai đoạn 2010 – 2015 như thế nào? 3. Xin anh/chị cho biết thị trường của Thuận An hướng tới trong giai đoạn 2010 – 2015 là thị trường nào? 4. Hiện nay nguyên liệu của Thuận An chủ yếu thu mua từ đâu? 5. Công ty hiện nay đang gập những vấn đề gì về nguồn nguyên liệu đầu vào? 6. Theo anh thì đối thủ cạnh tranh chủ yếu của Thuận An hiện nay là ai? 7. Công ty có những chiến lược gì để đối phó với đối thủ cạnh tranh hiện tại và trong tương lai? 8. Chiến lược giá của công ty hiện tại như thế nào? 9. Mức độ phụ thuộc vào những khách hàng nước ngoài như thế nào? 10. Công ty tìm hiểu thị trường xuất khẩu như thế nào? Cuộc trao đổi của chúng ta xin được dừng ở đây, xin chân thành cảm ơn anh/chị đã giành thời gian cho cuộc trò chuyện này. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfXT1177.pdf
Tài liệu liên quan