Xây dựng chương trình quản lý nhân sự trong Công ty

Xây dựng chương trình quản lý nhân sự trong công ty Mục Lục Lời Nói Đầu Hiện nay trên thế giới nói chung và nước ta nói riêng đang diễn ra quá trình tin học hoá toàn diện trên mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội loài người đang chuyển sang kỷ nguyên của công nghệ thông tin.Máy tính và các công cụ của nó đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được đối với các ngành khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực quản lý,kế toán. Công Nghệ Thông Tin đã có rất nhiều ứng dụng trong quản lý nó đã giảm đư

doc89 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1817 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Xây dựng chương trình quản lý nhân sự trong Công ty, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợc bộ máy quản ly cồng kềnh ở các đơn vị  trước kia.Nhờ những ứng dụng đó của Công Nghệ Thông Tin đã làm giảm được sự quản lý đầy khó khăn phức tạp trên giấy tờ trong công tác quản lý. Nó có yếu tố quan trọng quyết định không nhỏ đến sự thành công của mỗi ngành nghề mỗi quốc gia hiện nay. (Vì vậy tin học hoá hoạt động quản lý là một việc làm cần thiết và cần được đưa vào các đơn vị sản xuất.) Xuất phát từ thực tế đó, với vốn kiến thức đã được học ở trên lớp, với sự giúp đỡ hướng dẫn tận tình của thầy giáo Nguyễn Đình Thuận chúng em đã xây dựng đề tài ” Quản lý nhân sự trong công ty ”. Phần 1 Cơ sở lý thuyết Chương 1 Lý thuyết về cơ sở dữ liệu 1.1. Tổng quan về cơ sở dữ liệu 1.1.1. Khái niệm về cơ sở dữ liệu Cơ sở dữ liệu ( CSDL ) là một tập hợp có sắp xếp các thông tin, dữ liệu về một vấn đề nào đó, nhằm giúp cho người sử dụng dễ dàng tra cứu, sử dụng và cập nhập Đặc điểm chủ yếu của CSDL là cách tổ chức, sắp xếp thông tin, các dữ liệu có liên quan với nhau sẽ được lưu trong các tập tin hay trong các bảng. Nói cách khác nó là tập hợp các dữ liệu có quan hệ với nhau. 1.1.2. Sự cần thiết của cơ sở dữ liệu Ngày nay nhu cầu tích luỹ lưu trữ và xử lý dữ liệu đã có mặt trên mọi lĩnh vực, trong mọi hoạt động của con người. Nhưng thông tin ngày càng lớn và phức tạp, buộc con người phải sắp xếp các thông tin sao cho có khoa học, vì vậy đòi hỏi họ phải sử dụng CSDL 1.1.3. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu ( Database Management System ) Là một công cụ cho phép quản lý và tương tác với cơ sở dữ liệu như cho phép xử lý, thay đổi, truy xuất cơ sở dữ liệu. Theo nghĩa này hệ quản trị cơ sở dữ liệu có nhiệm vụ rất quan trọng như là một bộ phận diễn dịch với ngôn ngữ bậc cao nhằm giúp người sử dụng có thể dùng được hệ thống mà ít nhiều không cần quan tâm đến thuật toán chi tiết hoặc biểu diễn dữ liệu trong máy tính. Hầu hết các hệ quản trị cơ sở dữ liệu đều thực hiện các chức năng sau: - Lưu trữ dữ liệu - Tạo và duy trì cấu trúc dữ liệu - Hỗ trợ bảo mật và riêng tư. - Cho xem và xử lý các dữ liệu lưu trữ - Cung cấp một cơ chế chỉ mục ( index ) hiệu quả để truy cập nhanh các dữ liệu lựa chọn. - Cung cấp tính nhất quán giữa các bản ghi khác nhau. - Bảo vệ dữ liệu khỏi mất mát bằng các quá trình sao lưu ( backup ) và phục hồi dữ liệu ( recovery ) Trong hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ dữ liệu được tổ chức thành các bảng, các bảng bao gồm các trường và các trường chứa các bản ghi. Mỗi trường tương ứng với một mục dữ liệu, hai hay nhiều bảng có thể liên kết nếu chúng có một hay nhiều trường chung. 1.2. Lý thuyết về cơ sở dữ liệu quan hệ 1.2.1. Khái niệm cơ bản về cơ sở dữ liệu quan hệ Khái niệm cơ sở dữ liệu quan hệ: là loại cơ sở dữ liệu cho phép ta truy cập đến dữ liệu thông qua mối quan hệ đến các dữ liệu khác. Các thông tin không được lưu dưới dạng cây mà tạo thành các bảng dữ liệu giống như các bảng tính. Để truy cập thông tin ta có thể dùng một ngôn ngữ đặc biệt để truy vấn, đó là SQL ( Structure Query Language ) nó là ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc. 1.2.2. Thành phần của cơ sở dữ liệu a) Các trường dữ liệu ( data fields ) Trường dữ liệu chứa dữ liệu nhỏ nhất ( dữ liệu nguyên tố ) , ví dụ trong bảng HSSV chứa thông tin về sinh viên: Trường MaSV chứa mã sinh viên, trường Nsinh chứa thông tin về ngày tháng năm sinh của sinh viên trong trường… Tất cả các trường tạo ra sẽ chứa trong một cơ sở dữ liệu đơn. Tuy rằng ta có thể chứa hơn một thành phần dữ liệu trong một trường ( field ) đơn, nhưng gặp trở ngại khi cập nhập hay sắp xếp thứ tự. b) Các bản ghi dữ liệu ( Data Record ) Các bản ghi dữ liệu ( record ) là tập hợp các trường dữ liệu có liên quan. Một bản ghi sinh viên bao gồm các thông tin về sinh viên như : họ tên, ngày sinh, quê quán, hộ khẩu thường trú, giới tính , … c) Bảng dữ liệu ( Data Table ) Bằng cách kết hợp fields dữ liệu và record dữ liệu đã tạo ra nguyên tố chung nhất của cơ sở dữ liệu quan hệ là bảng dữ liệu. Nguyên tố này chứa nhiều bản ghi dữ liệu, mỗi bản ghi chứa nhiều trường dữ liệu. Cũng như mỗi bản ghi chứa các trường có quan hệ, mỗi bảng dữ liệu chứa các bản ghi có quan hệ. Các bảng dữ liệu nên đặt tên theo đúng ý nghĩa để giúp người dùng dễ nhớ nội dung của bản ghi và trường. Mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ yêu cầu mỗi hàng trong một bảng phải là duy nhất. Để đảm bảo tính duy nhất cho một hàng bằng cách tạo ra một khoá chính ( primary key ) một cột hay kết hợp nhiều cột để xác định duy nhất một hàng. Một bảng chỉ có một primary key, mặc dù có thể có một số cột hay tổ hợp các cột khác có thể tạo ra các giá trị duy nhất. Những cột ( hay tổ hợp các cột ) giá trị duy nhất trong bảng được xem như là những khoá dự tuyển của primary key. Cho đến nay không có một nguyên tắc tuyệt đối nào để xác định khoá dự tuyển nào là tốt nhất. Các tính chất đề nghị của khoá dự tuyển tốt là: nhỏ nhất ( minimality – chọn một số cột cần thiết ít nhất ) ổn định ( stability – chọn khoá ít thay đổi nhất ) và đơn giản / thân thiện ( simplicity / familiaty – chọn một khoá vừa đơn giản vừa quen thuộc). *Khoá ngoại lai ( Foreign key ): Mặc dù các primary key là thành phần của các bảng riêng biệt, nếu ta chỉ dùng các bảng độc lập mà không có quan hệ, ta rất ít khi sử dụng primary key để trở nên thiết yếu khi ta tạo ra các quan hệ để liên kết các bảng trong cơ sở dữ liệu quan hệ. Một trường được gọi là khoá ngoại lai của một bảng A nếu nó không phải là khoá chính của bảng A và liên kết với một bảng B qua khoá chính của bảng B để xác định duy nhất một bản ghi của bảng B. d) Các mối quan hệ trong bảng ( Relationship ) Trong cơ sở dữ liệu quan hệ, quan hệ được xác lập trên từng cặp bảng. Những cặp bảng này quan hệ với nhau theo một trong 3 loại sau:1-1, 1- Ơ , Ơ - Ơ. *Quan hệ 1-1 ( one-to-one ) Hai bảng được gọi là quan hệ 1-1 nếu với mọi hàng trong bảng thứ nhất chỉ có nhiều nhất một hàng trong bảng thứ hai. Trên thực tế quan hệ này ít xảy ra. Loại quan hệ này thường được tạo ra để khắc phục một số giới hạn của các phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu hơn là mô hình hoá một trạng thái của thế giới thực. Trong Microsoft Access, các quan hệ 1-1 có lẽ cần thiết trong một cơ sở dữ liệu quan hệ khi tách một bảng thành hai hay nhiều bảng do tính bảo mật hay hiệu qủa. *Quan hệ 1- Ơ ( one-to-many ): Hai bảng có quan hệ một nhiều ( one-to-many ) nếu đối với bảng thứ nhất có thể không có, hay có một hay nhiều trong bảng thứ hai. Quan hệ một nhiều còn gọi là quan hệ cha con hay là quan hệ chính phụ. Loại quan hệ này được dùng rất nhiều trong cơ sở dữ liệu quan hệ. *Quan hệ Ơ - Ơ ( many-to-many ) Hai bảng có quan hệ Ơ - Ơ khi đối với mọi hàng trong bảng thứ nhất có thể có nhiều hàng trong bảng thứ hai và đối với mọi bảng trong bảng thứ hai có thể có nhiều hàng trong bảng thứ nhất. Các quan hệ Ơ - Ơ không thể mô hình hoá trong nhiều phần mềm cơ sở dữ liệu trong đó có cả Microsoft Access. Những quan hệ này cần được tách ra thành nhiều quan hệ 1-Ơ 1.2.3. Lý thuyết thiết kế cơ sở dữ liệu quan hệ Trong phần lớn các ứng dụng chúng ta đều phải tạo ra cơ sở dữ liệu. Do các nguyên nhân đặc biệt có một số ứng dụng không thể xây dựng được cơ sở dữ liệu từ đầu hoặc là phải sử dụng một số cơ sở có sẵn không ở dạng thích hợp cho cơ sở dữ liệu quan hệ. Một trong những dạng thường gặp nhất của ta là chuyển dữ liệu chứa ở dạng dữ liệu bảng tính thành các bảng của cơ sở dữ liệu quan hệ. Có ba bước thiết kế cơ sở dữ liệu: -Tạo ra các lớp thực thể -Chuẩn hoá cơ sở dữ liệu -Thực hiện phi chuẩn. Giới thiệu Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft Access Giao diện chính của Microsoft Access: Microsoft Access là một trong bốn phần mềm ứng dụng của bộ Microsoft office. Nó là 1 hệ quản trị cơ sở dữ liệu ( Database Management System ) dùng để tạo, xử lý các cơ sở dữ liệu. Phần mềm này được giới thiệu ở Việt Nam từ vài năm gần đây và trở thành 1 trong những phần mềm phổ biến nhất hiện nay. Từ trước đến nay ở Việt Nam nói đến quản lý cơ sở dữ liệu là người ta thường nghĩ ngay đến FoxPro, FoxBase. Dùng FoxPro trong quản lý hầu như có thể yên tâm vì FoxPro có thể làm được mọi việc. Tuy nhiên nếu đi sâu tìm hiểu Access có thể thấy rằng phần mềm này thể hiện nhiều đặc tính ưu việt hơn FoxPro, nổi bật hơn cả là tính đơn giản và hiệu quả. Thật vậy, Access có thể đáp ứng hầu hết các nhu cầu về quản trị cơ sở dữ liệu nhưng vẫn giữ tính thân thiện và dễ sử dụng cả cho người lập trình và người sử dụng. Các khái niệm trong lý thuyết cơ sở dữ liệu được thể hiện khá đầy đủ trong Access. Nó là 1 hệ thống có tính hướng đối tượng và có thể dùng trên hệ thống mạng để chia sẻ với nhiều người sử dụng cơ sở dữ liệu. Đồng thời Access dễ dàng quản lý, thể hiện và chia sẻ thông tin trong các công việc quản lý dữ liệu hàng ngày. Trên đây là những ưu điểm của Microsoft Access so với các phần mèm khác. Chắc chắn rằng trong thời gian sắp tới người sử dụng ở sẽ khám phá ra những ưu điểm này và sử dụng Access một cách rộng rãi phổ biến hơn. Microsoft Access là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu với đầy đủ các chức năng. Nó có các tính năng định nghĩa dữ liệu, xử lý dữ liệu và kiểm soát dữ liệu cần thiết để quản lý một lượng dữ liệu lớn. a) Định nghĩa – lưu trữ dữ liệu Với Microsoft Access chúng ta có thể sử dụng một cách linh hoạt trong việc định nghĩa các dữ liệu như: văn bản, số, thời gian, ngày tháng, tiền tệ, hình ảnh, âm thanh, tệp dữ liệu, bảng tính… định nghĩa cách lưu trữ dữ liệu, định dạng dữ liệu để hiển thị hoặc in. Đồng thời cũng có thể định nghĩa các quy tắc hợp lệ để đảm bảo sự tồn tại chính xác của dữ liệu và mối quan hệ hợp lệ giữa các tệp hoặc các bảng trong cơ sở dữ liệu. Ngoài ra Microsoft Access còn là một ứng dụng chất lượng cao của Microsoft Windows, có thể sử dụng các phương tiện của cơ chế trao đổi dữ liệu động ( Dynamic Data exchange – DDE ), nhúng và liên kết các đối tượng ( Object Linking And Embadding – OLE ). DDE cho phép thực hiện các hàm và trao đổi dữ liệu giữa Microsoft Access và các ứng dụng khác dựa trên Windows có hỗ trợ DDE. Cũng có thể tạo sự kết nối DDE với các ứng dụng khác bằng Macro hoặc Access Basic. OLE là một khả năng mạnh trong Windows cho phép liên kết hoặc nhúng các đối tượng vào một cơ sở dữ liệu Access. Các đối tượng đó có thể là hình ảnh, đồ thị, bảng tính hoặc tệp văn bản của các ứng dụng khác trong Windows cũng hỗ trợ OLE. Microsoft Access còn có thể truy cập trực tiếp vào các tệp PARADOX, DBASEIII, DBSEIV, BTRIVE, FOXPRO và các tệp khác, có thể nhập dữ liệu từ các tệp này vào bảng của Microsoft Access. Microsoft Access còn có thể làm việc với hầu hết các cơ sở dữ liệu thông dụng hỗ trợ chuẩn kết nối cơ sở dữ liệu mở ( Open DataBase Connectivity – ODBC ) bao gồm Microsoft SQL Server, Oracle, BD2 và RDB b) Xử lý dữ liệu Microsoft Access sử dụng ngôn ngữ cơ sở dữ liệu SQL rất mạnh để xử lý dữ liệu trong các bảng. SQL có thể định nghĩa một tập hợp dữ liệu cần thiết để giải một bài toán cụ thể bao gồm dữ liệu có thể lấy từ nhiều bảng. Nhưng Access đã đơn giản hoá các nhiệm vụ xử lý dữ liệu. Tuy nhiên không nhất thiết bạn phải biết đến SQL vẫn có thể sử dụng Access. Access dùng các mối quan hệ do người dùng định nghĩa để tự động liên kết các bảng cần thiết. Người dùng chỉ cần tập trung vào các vấn đề thông tin là chủ yếu bởi Access có các công cụ trợ giúp mạnh để giúp người dùng phần lớn các công việc trên máy. Microsoft Access còn có phương tiện định nghĩa truy vấn đồ hoạ rất mạnh được gọi là truy vấn đồ hoạ theo mẫu ( Graphical Query by example – QBE ) c) Kiểm soát dữ liệu Microsoft Access được thiết kế để sử dụng như một hệ quản trị cơ sở dữ liệu ( HQT-CSDL ) đơn lẻ trên một trạm làm việc duy nhất hoặc theo thể thức khách dịch vụ được dùng chung trên mạng. Người dùng có thể chia sẻ dữ liệu của Access với những người sử dụng khác bởi Access có tính năng toàn vẹn và bảo mật dữ liệu tốt. Access có thể quy định người sử dụng hoặc nhóm người sử dụng nào được truy cập vào các đối tượng (bảng, biểu mẫu, truy vấn, … ) trong cơ sở dữ liệu. Microsoft Access cung cấp cơ chế khoá để đảm bảo là không bao giờ có 2 người sử dụng đồng thời truy cập vào cùng một đối tượng. Đồng thời Access cũng nhận biết và chấp nhận các cơ chế khoá của các cấu trúc cơ sở dữ liệu khác như (ParDox, SQL , Dbase ) được gắn kèm với cơ sở dữ liệu Access. d) Microsoft Access – công cụ để phát triển ứng dụng cơ sở dữ liệu. Đối với Microsoft Access việc thiết kế và xây dựng các ứng dụng cơ sở dữ liệu trở nên dễ dàng hơn vì Access không đòi hỏi người dùng phải hiểu sâu về ngôn ngữ lập trình nào cả mặc dù trong Access người sử dụng phải bắt đầu từ việc định nghĩa các thao tác trên dữ liệu thông qua các Form, Report, Query và các Macro. Khái niệm cơ sở dữ liệu. Đó là hệ chương trình do Access tạo ra và được lưu trên một tệp có đuôi MDB. Một cơ sở dữ liệu Microsoft Access cung cấp cho người sử dụng 6 nhóm đối tượng công cụ là: - Bảng ( Table ) - Truy vấn ( Query ) - Mẫu biểu (Form ) - Báo biểu (Report ) - Tập lệnh (Macro ) - Đơn thể ( Module ) Microsoft Access là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ nó trợ giúp cho người sử dụng lưu trữ thông tin dữ liệu bên ngoài vào máy tính dưới dạng các bảng và có thể tính toán, xử lý trên dữ liệu trong các bảng đã lưu trữ. e) Các đặc điểm của Microsoft Access - Hỗ trợ cơ chế tự động kiểm tra khoá chính, phụ thuộc tồn tại, miền giá trị… của dữ liệu bên trong các bảng một cách chặt chẽ. - Với công cụ trình thông minh ( Wizard ) cho phép người sử dụng có thể thiết kế các đối tượng trong Microsoft Access một cách nhanh chóng. - Với công cụ truy vấn bằng thí dụ QBE sẽ hỗ trợ cho người sử dụng có thể thực hiện các truy vấn mà không cần quan tâm đến cú pháp của các câu lệnh trong ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc SQL ( Structure Query Language ) được viết như thế nào. - Với kiểu trường đối tượng kết nhúng OLE cho phép người sử dụng có thể đưa vào bên trong tập tin cơ sở dữ liệu Access các ứng dụng khác trên Windows như : tập tin văn bản Word, bảng tính Excel, hình ảnh BMP, âm thanh WAV. - Dữ liệu được lưu trọn gói trong một tập tin: tất cả các đối tượng của một ứng dụng chỉ được lưu trong một tập tin cơ sở dữ liệu duy nhất đó là tập tin cơ sở dữ liêụ Access ( MDB ). - ứng dụng có thể sử dụng trên môi trường mạng máy tính nhiều người sử dụng, cơ sở dữ liệu được bảo mật tốt - Có khả năng trao đổi dữ liệu qua lại với các ứng dụng khác, có thể chuyển đổi dữ liệu qua lạ với các ứng dụng như Word, Excel, Fox, Dbase, HTML, … f) Các đối tượng bên trong tập tin cơ sở dữ liệu Access Một tập tin cơ sở dữ liệu Access gồm: -Cấu trúc cơ sở dữ liệu -Các màn hình nhập liệu và khuôn dạng kết xuất -Công cụ khai thác dữ liệu Được chia thành 6 đối tượng cơ bản sau: *Bảng ( Table ) Là thành phần cơ sở của tập tin cơ sở dữ liệu Access có cấu trúc giống như một tệp DBF của Foxpro được dùng để lưu trữ dữ liệu của cơ sở dữ liệu. Do đó đây là đối tượng đầu tiên phải được tạo ra trước. Một cơ sở dữ liệu thường gồm nhiều bảng có quan hệ với nhau. Nguồn gốc của cơ sở dữ liệu quan hệ đầu tiên do tiến sĩ E.F.Codd thiết kế đã được công bố rộng rãi tạp chí vào tháng 7/1970 với bài “ mô hình dữ liệu quan hệ cho các ngân hàng dữ liệu lớn”. Theo mô hình này các dữ liệu sẽ được lưu vào máy tính dưới dạng các bảng hai chiều gọi là các quan hệ và giữa các bảng sẽ có các mối quan hệ được định nghĩa nhằm phản ánh mối liên kết thực sự của các đối tượng dữ liệu ở bên ngoài thế giới thật. Trong mô hình này giới thiệu các khái niệm: +Bảng ( table ) hay quan hệ: gồm có nhiều dòng và nhiều cột. Trong một bảng phải có ít nhất là một cột. +Cột ( Column ) hay trường ( Field ): nằm trong bảng. Trong một bảng thì không thể có hai cột trùng tên nhau. Trên mỗi cột chỉ lưu một loại dữ liệu. Các thuộc tính cơ sở của một trường là: Tên trường ( Field name ), kiểu dữ liệu ( Data type ), độ rộng ( Field size ). +Dong ( Row ): Nằm trong bảng. Trong một bảng thì không thể có hai dòng trùng lặp nhau về thông tin lưu trữ. +Khoá chính ( Primary key ): là một hoặc nhiều trường trong một bảng mà dữ liệu tại các cột này bắt buộc phải có ( không được để trống ) và đồng thơì phải duy nhất không được phép trùng lặp ( tính duy nhất của dữ liệu ). Hơn thế nữa giá trị dữ liệu của khoá chính xác định duy nhất các giá trị của các trường khác trong cùng một dòng. +Khoá ngoại ( Foreign key ): là một hoặc nhiều trường trong một bảng mà các trường này là khoá chính của một bảng khác. Do đó dữ liệu tại các cột này bắt buộc phải tồn tại có trong một bảng khác ( tính tồn tại của dữ liệu). *Truy vấn ( Query ) Là công cụ cho phép người sử dụng dùng ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc SQL hoặc công cụ truy vấn bằng thí dụ QBE để thực hiện các truy vấn trích rút, chọn lựa dữ liệu hoặc cập nhật dữ liệu ( thêm, sửa, xoá ) trên các bảng. Truy vấn bằng thí dụ là một công cụ hỗ trợ việc thực hiện các truy vấn mà không cần phải viết các lệnh SQL mà chủ yếu chỉ dùng kỹ thuật kéo thả ( Drag – Drop ) trên cơ sở đồ hoạ. Truy vấn là công cụ mạnh của Access dùng để tổng hợp, sắp xếp, tìm kiếm dữ liệu trên các bảng. Khi thực hiện truy vấn sẽ nhận được một tập hợp các kết quả thể hiện trên màn hình dưới dạng bảng, gọi là DynaSet. DynaSet chỉ là bảng kết quả trung gian , không được ghi lên đĩa và nó sẽ bị xoá khi kết thúc truy vấn. Tuy nhiên có thể sử dụng một DynaSet như một bảng để xây dựng các truy vấn khác. Chỉ với truy vấn đã có thể giải quyết khá nhiều dạng toán trong quản trị cơ sở dữ liệu. *Biểu mẫu ( Form ) Cho phép người sử dụng xây dựng trên các màn hình dùng để cập nhật hoặc xem dữ liệu lưu trong các bảng, ngoài ra cũng cho phép người sử dụng tạo ra các hộp thoại hỏi đáp giữa người sử dụng và hệ thống ứng dụng. Mẫu biểu dùng để tổ chức cập nhật dữ liệu cho các bảng và thiết kế giao diện chương trình. Tuy có thể nhập dữ liệu trực tiếp vào các bảng, nhưng mẫu biểu sẽ cung cấp nhiều khả năng nhập dữ liệu tiện lợi như: Nhận dữ liệu từ một danh sách, nhận các hình ảnh, nhập dữ liệu đồng thời trên nhiều bảng thông qua SubForm. Mẫu biểu còn cho phép nhập các giá trị riêng lẻ ( không liên quan đến bảng ) từ bàn phím. Mẫu biểu còn có một khả năng qua trọng khác là tổ chức giao diện chương trình dưới dạng một bảng nút lệnh hoặc một hệ thông menu. *Báo biểu ( Report ) Cho phép tạo ra kết xuất từ các dữ liẹu đã lưu trong các bảng, sau đó sắp xếp và định dạng theo một khuôn dạng cho trước và từ đó có thể đưa kết xuất này ra màn hình hoặc máy in. Báo biểu là một công cụ tuyệt vời phục vụ công việc in ấn, nó cho các khả năng: -In dữ liệu dưới dạng bảng -In dữ liệu dưới dạng biểu -Sắp xếp dữ liệu trước khi in -Sắp xếp và phân nhóm dữ liệu tới 10 cấp. Cho phép thực hiện các phép toán để nhận dữ liệu tổng hợp trên mỗi nhóm. Ngoài ra, dữ liệu tổng hợp nhận trên các nhóm lại có thể đưa vào các công thức để nhận được sự so sánh, đối chiếu trên các nhóm và trên toàn báo cáo. -In dữ liệu của nhiều bảng có quan hệ trên một báo cáo. *Tập lệnh ( Macro ) Bao gồm một dãy các hành động ( action ) dùng để tự động hoá một loạt các thao tác. Macro thường dùng với biểu mẫu để tổ chức giao diện chương trình. Macro là công cụ cung cấp cho người sử dụng tạo ra các hành động đơn giản trong Microsoft Access như mở biểu mẫu, báo cao, thực hiện 1 truy vấn… *Đơn thể ( Modul ) Là nơi chứa các hàm, thủ tục viết bằng ngôn ngữ Access Basic. Mặc dù các công cụ mà Access cung cấp khá đầy đủ. Cho phép người sử dụng xây dựng các hàm hoặc thủ tục của riêng mình để thực hiện một số hành động phức tạp nào đó mà không thể làm bằng công cụ tập lệnh. Các hàm, thủ tục của Access Basic sẽ trợ giúp giải quyết những phần việc khó mà công cụ không làm nổi hoặc với mục đích cho chương trình chạy nhanh hơn. 1.2.4. Mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ a) Quan Hệ: Quan hệ là một tập hợp con của tích Đề-các của môt hay nhiêu miền Di. Như vậy miền quan hệ có thể là vô hạn. Luôn luôn giả thiết rằng, quan hệ là một tập hữu hạn. Một hàng của quan hệ gọ là một bộ Quan hệ là tâp con của tích Đề-các D1*D2…D3 gọi là quan hệ n. Khi đó mỗi bộ quan hệ có n thành phần ( n cột ). Các tiêu đề cột của quan hệ là thuộc tính. Ta có thể định nghĩa quan hệ như sau: Cho R= { a1,a2, …, an } là một tập hợp hữu hạn, không rỗng các thuộc tính. Mỗi thuộc tính ai có một miền giá trị là Dai. Khi đó r- một tập hợp các bộ { h1, h2, …, hm } được gọi là một quan hệ trên R với hj ( j = 1,2,…., m ) là một hàm: hj : R -> Dai ai R sao cho : hj ( ai ) Dai b) Phụ thuộc hàm Khái niệm về phụ thuộc hàm trong một quan hệ là một quan niệm có tầm quan trọng rất lớn đối với việc thiết kế mô hình dữ liệu. Định nghĩa: Cho R( U ) là một lược đồ quan hệ với U= { A1, … , An } là tập thuộc tính. X và Y là tập con của U. Nói rằng X -> Y ( đọc là X xác định là Y hoặc Y phụ thuộc hàm vào X), nếu r là một quan hệ xác định trên R ( U ) sao cho bất kỳ hai bộ t1 , t2 thuộc r mà t1[X] = t2[X] thì t1[Y] = t2[Y]. * Hệ tiêu đề Armstrong trong phụ thuộc hàm: Gọi F là tất cả các phụ thuộc hàm đối với lược đồ quan hệ R( U ) và X -> Y là một phụ thuộc hàm, trong đó X, Y U. Khi đó ta có F+ là tập hợp tất cả các phụ thuộc hàm được sinh ra từ F khi sử dụng tiêu đề amstrong được gọi là bao đóng của F. Hệ tiêu đề amstrong : Gọi R ( U ) là lược đồ quan hệ với U = { A1, …, An } là tập tất cả các thuộc tính X, Y, X, T U. Khi đó ta có: -Tính phản xạ: nếu Y X thì X -> Y. -Tính tăng trưởng: nếu Z U và X -> Y thì XZ -> YZ, trong đó XZ là hợp của hai tập X và Y, YZ là hợp của hai tập Y và Z. -Tính bắc cầu: nếu X -> Y là Y -> Z thì X -> Z. c) Khoá - Định nghĩa: Khoá của quan hệ r trên tập thuộc tính U= { A1, A2, …, An } là tập con K U sao cho bất kỳ hai bộ khác nhau t1, t2 r luôn thoả mãn t1( K ) t2 ( K). Tập K là siêu khoá ( khoá tối thiểu ) của quan hệ r nếu K là một khoá của quan hệ r và mọi tập con thực sự K’ của K đều không phải là tập khoá. - Các thuật toán tìm khoá tối tiểu: Thuật toán tìm khoá tối tiểu của một sơ đồ quan hệ: Vào: sơ đồ quan hệ s = trong đó: R = { A1 , A2 , … , An } là tập các thuộc tính. F là tập các phụ thuộc hàm. A1 -> B1 ………. At -> Bt F = Ra: K là một khoá tối tiểu. Thuật toán thực hiện như sau: + Bước 1: K0 = R = { A1 , … , An } + Bước i: A i-1 – Ai nếu { A i -1 - A i }+ = R ………. A i-1 ngược lại Ki = i= 1, …, n Thay đổi thứ tự các thuộc tính R bằng thuật toán trên chúng ta có thể tìm được một khoá tối tiểu khác. Thuật toán tìm khoá tối tiểu của một quan hệ: Cho trước R= { h1 …., hm } là một quan hệ trên tập thuộc tính. R = { a1 , … , an }. Thuật toán thực hiện như sau: + Bước 1: Tìm Er = { Eij 1 i j m } + Bước 2: B0 = R = { a1, … , an } + Bước 3: F = B i-1 – Ai nếu { B i -1 - A i }r + = R ………. B i-1 ngược lại + Bước 4: K = Bn là khoá tối tiểu Cũng như thuật toán trên, nếu ta thay đổi thứ tự các thuộc tính của R bằng thuật toán này chúng ta có thể tìm được một khoá tối tiểu khác. d) Các dạng chuẩn * Dạng chuẩn 1 ( 1 – NF ): Giả sử r = { h1, … , hm } là File dữ liệu trên tập cột R = { a1, … , an }. Khi đó r là 1 – NF nếu các giá trị hi( aj ) là sơ cấp với mọi i,j. Khái niệm sơ cấp hiểu ở đây là giá trị hi( aj ) ( i = -1, …., m ; j = 1, …, n ) không phân loại chi được nữa. * Dạng chuẩn 2 ( 2-NF ): Quan hệ r được gọi là dạng chuẩn 2 nếu: - Quan hệ r là dạng chuẩn 1. - Với mọi khoá tối tiểu K: A -> { a } Fr với A K và a là thuộc tính thứ cấp. * Dạng chuẩn 3 ( 3-NF ): Quan hệ r là dạng chuẩn 3 nếu: A -> { a } Fr , đối với A+ R , a A, a K. Có nghĩa là: K là một khoá tối tiểu. a thuộc tính thứ cấp. A không là khoá A -> { a } không đúng trong r. e) Các phép tính trên cơ sở dữ liệu - Phép chèn: là phép thêm một bộ t {d1, …,dn} vào quan hệ r { A1,…, An }. Ký hiệu r t. Trong đó Ai với i=1,…, n là tên các thuộc tính và di dom ( Ai ) là các giá trị thuộc miền giá trị tương ứng của thuộc tính Ai. -Phép loại bỏ: là phép xoá một bộ ra khỏi một quan hệ cho trước ký hiệu r-t , tuy nhiên không phải lúc nào phép loại bỏ cũng cần đầy đủ thông tin về cả bộ cần loại bỏ. Chương 2 Các kiến thức cơ bản về ngôn ngữ lập trình Visual Basic 2.1. Tổng quan về Visual Basic Visual Basic là một ngôn ngữ lập trình được sử dụng để phát triển các phần mềm ứng dụng. Visual Basic có nhiều tính ưu việt hơn so với các ngôn ngữ khác ở chỗ tiết kiệm thời gian và công sức hơn khi xây dựng ứng dụng, dễ sử dụng. Visual Basic gắn liền với khái niệm lập trình trực quan (Visual), nghĩa là khi thiết kế chương trình, bạn được nhìn thấy kết quả qua từng thao tác và giao diện khi chương trình thực hiện. Đây là thuận lợi lớn so với các ngôn ngữ lập trình khác. Visual Basic cho phép bạn chỉnh sửa đơn giản, nhanh chóng: Màu sắc, kích thước, hình dáng của các đối tượng có mặt trong ứng dụng. Một khả năng khác của Visual Basic chính là khả năng kết hợp các thư viện liên kết đông DDL ( Dynamic Link Library ). Một trong những tính năng thường được sử dụng của Visual Basic là kỹ thuật lập trình truy cập cơ sở dữ liệu. Ngôn ngữ “ Basic ” ( Beginnes All Purpose Sumbolic Instruction Code) là một ngôn ngữ được dùng bởi nhiều nhà lập trình hơn bất cứ ngôn ngữ nào khác trong lịch sử máy tính. Visual Basic được phát triển dần dần dựa trên ngôn ngữ Basic. *Visual Basic 1.0 ra đời vào giữa năm 1991 phát triển từ Quick Basic. * Visual Basic 2.0 được phát hành trong năm 1992 bao gồm kiểu dữ liệu biến thể, xác định trước bằng hằng số true ( false ) và biến đổi đối tượng. Vào thời điểm này chỉ có VBSQL và ODBC API là phương pháp truy cập dữ liệu mà người phát triển có thể dùng. VBSQL là khởi tố của những phương pháp giao tiếp giữa SQL và VB. * Visual Basic 3.0 ra đời năm 1993 bao gồm các công cụ chuẩn. Những công cụ này cung cấp động cơ truy xuất cơ sở dữ liệu trong một ứng dụng với mã lệnh rất ít. Đi kèm phiên bản này là động cơ cơ sở dữ liệu Jet phiên bản 1.1 ( Jet engine ). Jet được dùng trong kết nối dữ liệu thông qua DAO ( Data Access Object ) hoặc điều khiên data. Mặc dù Jet được phát triển cho đến ngày nay ( phiên bản 4.0 ) nhưng ADO mới là phương pháp truy cập dữ liệu được ưa thích nhất hiện nay do đó ADO là thành phần chính trong chiến lược phát triển của Microsoft. *Visual Basic 4.0 hoàn thành vào năm 1995 được xem là một bước tiến bộ. Nó đuổi kịp những tiến bộ trong lĩnh vực phát triển phần mềm bởi công nghệ kết hợp OLE ( Object Linhking and Embedding ) và khả năng tạo những đối tượng. Một phương thức truy cập dữ liệu mới tích hợp trong phiên bản này là RDO ( Remote Data Object ) và Remote Data Control. RDO là phương pháp truy cập dữ liệu được thiết kết thay thế cho DAO. Thư viện ActiveX 32-bit này nhỏ hơn và nhanh hơn DAO và được thiết kế với một hệ thống đối tượng phân cấp giống như ODBC API. Tuy nhiên điều khiển này có những lỗi lớn và không được phát triển tiếp. *Visual Basic 5.0 được phát hành năm 1997. Nó hỗ trợ chuẩn COM của Microsoft và cho phép tạo các điều khiển ActiveX. Phiên bản này là bước tiến vượt bậc bởi vì những người phát triển có thể dùng VB để tạo các điều khiển và thư viện liên kết động DLL riêng của họ. * Visual Basic 6.0 được phát hành vào năm 1998. Theo những yêu cầu đề ra phiên bản này tăng cường phương pháp giao tiếp mới với SQL Server. Nó cải tiến cách truy cập dữ liệu, nhiều công cụ và điều khiển mới cho giao tiếp với cơ sở dữ liệu cung cấp những tính năng Web và những Wizard mới. Phiên bản này được đánh dấu với công nghệ ADO 2.0- phương thức truy cập dữ liệu tốt nhất và nhanh nhất hiện nay. Nó giao tiếp với OLE DB tương tự như RDO nhưng nhỏ hơn và có cấu trúc phân cấp đơn giản hơn. ADO được thực thi các ứng dụng kinh doanh hay ứng dụng Internet. Phiên bản hiện nay là 2.5 đi kèm với Windows 2000. * Visual Basic.net được phát hành vào năm 2003. Mặc dù mục đích tạo ra những ứng dụng nhỏ cho bản thân hoặc một nhóm người hay một công ty nào đó thì Visual Basic vẫn là công cụ mà bạn cần. Những chức năng truy suất dữ liệu cho phép tạo ra những cơ sở dữ liệu, những ứng dụng font-end, và những thành phần phạm vi Server-side cho hầu hết các dạng thức cơ sở dữ liệu phổ biến trong đó bao gồm Microsoft SQL Server và những cơ sở dữ liệu mức Enterprise khác. 2.2. Các thành phần chính của Visual Basic 2.2.1. Form Form là biểu mẫu của mỗi ứng dụng trong Visual Basic. Ta dùng Form ( như là một biểu mẫu ) nhằm định vị và sắp xếp các bộ phận trên nó khi thiết kế các thành phần giao tiếp với người dùng. Ta có thể xem Form như là bộ phận mà nó có thể chứa các bộ phận khác. Form chính của ứng dụng, các thành phần của nó tương tác với cá Form khác và các bộ phận của chúng tạo nên giao tiếp cho ứng dụng. Form chính là giao diện chính của ứng dụng, các Form khác có thể chứa các hộp thoại, hiển thị cho nhập dữ liệu và hơn thế nữa. Trong nhiều ứng dụng Visual Basic, kích cỡ và vị trí của biểu mẫu vào lúc hoàn tất thiết kế ( thường mệnh danh là thời gian thiết kế, hoặc lúc thiết kế ) là kích cỡ và hình dáng mà người dùng sẽ gặp vào thời gian thực hiện, hoặc lúc chạy. Điều này có nghĩa là Visual Basic cho phép ta thay đổi kích cỡ và di chuyển vị trí của các Form đến bất kỳ nơi nào trên màn hình khi tính đối tượng ( Properties Windows ). Thực tế, một trong những tính năng thiết yếu của Visual Basic đó là khả năng tiến hành các thay đổi động để đáp ứng các sự kiện của người dùng. 2.2.2. Tools Box ( Hộp công cụ ) Bản thân hộp công cụ này chỉ chứa các biểu tượng biểu thị cho các điều khiển mà ta có thể bổ sung vào biểu mẫu, là bảng chứa các đối tượng được định nghĩa sẵn của Visual Basic. Các đối tượng này được sử dụng trong Form để tạo thành giao diện cho các chương trình ứng dụng của Visual Basic. Các đối tượng trong thanh công cụ sau đây là thông dụng nhất: a) Scroll Bar: ( thanh cuốn ) Các thanh cuốn được dùng để nhận dữ liệu hoặc hiển thị kết suất. Ta không quan tâm đến giá trị chính xác của một đối tượng nhưng lại quan tâm sự thay đổi đó nhỏ hay lớn. Nói cách khác, thanh cuốn là đối tượng cho phép nhận từ người dùng một giá trị tuỳ theo vị trí con chạy ( thumbs ) trên thanh cuộn thay cho cách gõ giá trị số. Thanh cuốn có các thuộc tính quan trọng nhất là: -Thuộc tính Min: Xác định cận dưới của thanh cuốn. -Thuộc tính Max: Xác định cận trên của thanh cuốn. -Thuộc tính Value: xác định giá trị tạm thời của thanh cuốn. b) Option Button Control ( nút chọn ) Đối tượng nút chọn cho phép ngườ._.i dùng chọn một trong những lựa chọn đưa ra. Như vậy, tại một thời điểm chỉ có một trong các nút chọn được chọn c) Check Box ( hộp kiểm tra ) Đối tượng hộp kiểm tra cho phép người dùng kiểm tra một hay nhiều điều kiện của chương trình ứng dụng. Như vậy, tại một thời điểm có thể có nhiều hộp kiểm tra được đánh dấu. d) Label ( nhãn ): Đối tượng nhãn cho phép người dùng gán nhãn một bộ phận nào đó của giao diện trong lúc thiết kế giao diện cho chương trình ứng dụng. Dùng các nhãn để hiển thị thông tin không muốn người dùng thay đổi. Các nhãn thường được dùng để định danh một hộp văn bản hoặc một điều khiển khác bằng cách mô tả nội dung của nó. Một công cụ phổ biến nhất là hiển thị thông tin trợ giúp. e) Image ( hình ảnh ) Đối tượng Image cho phép người dùng đưa hình ảnh vào Form. f) Picture Box Đối tượng Picture Box có tác dụng gần giống như đối tượng Image. g) Text Box ( hôp soạn thảo ) Đối tượng TextBox cho phép đưa các chuỗi ký tự vào Form. Thuộc tính quan trọng nhất của Text Box là thuộc tính Text _ cho biết nội dung hộp Text Box h) Command Button ( nút lệnh ) Đối tượng Command Button cho phép quyết định thực thi một công việc nào đó. i) Directory List Box, Drive List Box, File List Box Đây là các đối tượng hỗ trợ cho việc tìm kiếm các tập tin trên một thư mục của ổ đĩa nào đó. List Box ( hộp danh sách ): đối tượng List Box cho phép xuất các thông tin về chuỗi. Trên đây là những đối tượng được sử dụng thường xuyên nhất trong phần thiết kế giao diện cho một chương trình ứng dụng của Visual Basic. 2.2.3. Properties Windows ( cửa sổ thuộc tính ) Properties Windows là nơi chứa danh sách các thuộc tính của một đối tượng cụ thể. Các thuộc tính này có thể thay đổi được để phù hợp với yêu cầu về giao diện của các chương trình ứng dụng.* Các thuộc tính sẵn có đối với các điều khiển có thể chia làm 3 loại: + Các thuộc tính sẵn có của điều khiển chỉ thiết lập lúc thiết kế nghĩa là có thể thiết lập các thuộc tính của điều khiển thông qua cửa sổ thuộc tính ( Properties Windows ) + Các thuộc tính sẵn có của điều khiển chỉ thiết lập lúc chương trình chạy nghĩa là khi chương trình chạy ta có thể thay đổi hành vi của các điều khiển, ví dụ như ta có thể thay đổi thuộc tính Enable của các điều khiển giúp người sử dụng có thể tương tác hoặc không tương tác với các điều khiển. + Các thuộc tính sẵn có của điều khiển có thể thiết lập bất kỳ lúc nào, ví dụ: như các thuộc tính FillColor, Font, … có thể thiết lập vào lúc thiết kế chương trình hoặc lúc chương trình chạy. 2.2.4. Project Explorer Do các ứng dụng Visual Basic thường dùng chung mã hoặc các Form đã tuỳ biến trước đó, nên Visual Basic tổ chức các ứng dụng thành các Project. Mỗi Project có thể có nhiều Form và mã kích hoạt các điều khiển trên một Form sẽ được lưu trữ chung với Form đó trong các tập tin riêng biệt. Mã lập trình chung mà tất cả các Form trong ứng dụng chia sẽ có thể được phân thành các Module khác nhau và cũng được lưu trữ tách biệt, gọi là các Module mã. Project explorer nêu tất cả các biểu mẫu tuỳ biến được và các Module mã chung, tạo nên ứng dụng của ta. 2.2.5.Các điều khiển dữ liệu ( Data Controls ) a) Sử dụng Data Control: Để sử dụng Data Control ta thiết lập các thuộc tính của nó để có thể kết nối đến cơ sở dữ liệu ( Database ) và các bảng ( table ) trong cơ sở dữ liệu đó. Bản thân Data Control không hiển thị dữ liệu, nó chỉ hiển thị dữ liệu khi chúng ta kết nối nó đến cơ sở dữ liệu cụ thể. Thông thường ta ding nó để hiển thị cơ sở dữ liệu trên Form. b) ADO ( ActiveX Data Object ) - OLEDB ( Object Linking and Embedding Database ): Mỗi DBMS ( Database Management System ) lưu trữ dữ liệu dưới một dạng cụ thể. Ví dụ Microsoft Access lưu dữ liệu trong tệp có phần mở rộng là “.mdb” trong khi đó Foxpro thì lưu tệp dưới dạng “.dbf”, nghĩa là một cơ sở dữ liệu ứng dụng muốn phát triển thì phải giữ nguyên kiểu cơ sở dữ liệu cũ. Muốn thay đổi DBMS này sang DSMS khác thì phải viết lại ứng dụng để xử lý dữ liệu theo dạng dữ liệu mới. Để thực hiện được điều này thì ta cần rất nhiều thời gian và công sức để tạo lại ứng dụng mỗi khi mà chúng ta muốn thay đổi cơ sở dữ liệu, do đó ta cần có cơ chế giải quyết vấn đề này. Ta chỉ cần lập trình với phần giao diện người sử dụng ở phía Client. Bởi vì việc truy cập dữ liệu trên cả trình duyệt Web và ứng dụng Visual Basic được chuyển hết về phía ActiveX Server để đảm bảo logic chương trình được nhất quán, bất kể loại ứng dụng nào đang được dùng. - Đặt vấn đề. Trước đây khi máy tính chưa phát triển và sử dụng chưa rộng rãi thì các tổ chức chỉ sử dụng một DBMS. Cơ sở dữ liệu được sử dụng trong các ứng dụng thì ứng dụng đó phải được viết cụ thể cho loại cơ sở dữ liệu mà ứng dụng đó dùng hoặc viết ứng dụng trong chính cơ sở dữ liệu đó. Ngày nay khi mà máy tính đã được sử dụng một cách rộng rãi cùng với sự phát triển mạnh mẽ về phần mềm mà các công ty lớn và nhỏ đã sử dụng nhiều loại DBMS khác nhau. Trong điều kiện như vậy thì ta cần phải có giải pháp để khi các tổ chức ( công ty ) sử dụng các DBMS khác nhau thì ta vẫn giao tiếp với cơ sở dữ liệu đó một cách dễ dàng mà không phải viết lại ứng dụng. - Giải pháp Để ứng dụng có thể giao tiếp với các cơ sở dữ liệu khác nhau người ta đã tạo ra trình biên dịch, trình biên dịch là cầu nối trung gian giữa ứng dụng và cơ sở dữ liệu, ở đó cơ sở dữ liệu có thể tạo từ các DBMS khác nhau và trình biên dịch có tên là ODBC. - ODBC ( Open Database Connectivity ): ODBC là công nghệ của Windows và nó là phương thức chuẩn cho phép các ứng dụng giao tiếp với các DBMS khác nhau và được thực hiện bởi API ( Application Programming Interface ). API là tập hợp các hàm hoặc thủ tục co sẵn của Windows để thực hiện một nhiệm vụ cụ thể. ứng dụng sẽ gọi một hàm API để chỉ ra nhiệm vụ cụ thể. API được truyền vào trình biên dịch, trình biên dịch đưa ra lệnh trong ngôn ngữ của DBMS để chỉ ra nhiệm vụ được yêu cầu. Trình biên dịch hay còn gọi là trình điều khiển ODBC ( ODBC Driver) nó điều khiển thực hiện các API để hiểu được DBMS. Do đó mỗi DBMS có một trình điều khiển tương ứng. Trình điều khiển nhận lệnh từ ứng dụng và chuyển nó thành dạng mà DBMS hiểu được. Ngoài ra trình điều khiển ODBC còn nhận kết quả của lệnh thực hiện từ DBMS và truyền lại cho ứng dụng. - ADO ( ActiveX Data Object ): ActiveX : là thế hệ sau của OLEDB, nó chứa đựng tất cả các tính năng của OLEDB. Ngoài ra, nó còn mở ra rất nhiều các khả năng mới. ActiveX cho phép người lập trình sử dụng các loại chương trình có sẵn mà không cần quan tâm chúng có nguồn gốc từ đâu hay chúng hoạt động như thế nào. ADO: Là giao diện dùng OLEDB và được giới thiệu trong Visual Basic 6.0 . Đây là công nghệ truy cập dữ liệu mới nhất của Microsoft, hơn nữa nó còn truy nhập được hầu hết các loại dữ liệu được lưu trữ trong các dạng khác nhau. ADO còn có một số tính năng mà DAO và RDO không có, ví dụ như ADO có thể truy cập cơ sở dữ liệu quan hệ và phi quan hệ. Nó còn cho phép chúng ta truy cập đến các nguồn dữ liệu khác nhu E-mail, tệp hệ thống, các công cụ quản lý dự án và các bản tính. DAO ( Data Access Object ): Trong phiên bản 3.0 thì DAO được giới thiệu. Công nghệ này cho phép truy cập và thao tác cơ sở dữ liệu tại chỗ ( cục bộ) và nó cũng làm việc với các điều khiển để hiển thị dữ liệu nhưng hạn chế của nó là không truy cập được các cơ sở dữ liệu từ xa. RDO ( Remote Data Object ): RDO được thiết kế để truy cập cơ sở dữ liệu từ xa và được giới thiệu trong phiên bản Visual Basic 4.0. Nó hiệu quả khi truy cập dữ liệu từ cơ sở dữ liệu quan hệ như là MS SQL Server và Oracle. Giới hạn của nó là không truy cập dữ liệu tại chỗ được. Để truy cập cơ sở dữ liệu ta có thể dùng nhiều công cụ khác nhau của Visual Basic, trong đồ án này em sẽ trình bày cách truy nhập cơ sở dữ liệu dùng ADO. - Truy nhập dữ liệu dùng điều khiển dữ liệu ADO: Điều khiển dữ liệu ADOlà công cụ dùng để truy cập cơ sở dữ liệu. Nó cung cấp giao diện trực giác giúp ta khi kết nối cơ sở dữ liệu với ứng dụng chỉ cần thiết lập thuộc tính của nó. Để sử dụng nó ta chỉ đặt nó lên Form sau đó thiết lập thuộc tính cần thiết. Khi thiết lập xong muốn hiển thị dữ liệu lên Form thì ta thêm các điều khiển kết hợp với ADO mà không cần viết mã. Các điều khiển kết hợp được với ADO nếu chúng có thuộc tính DataSource như CheckBox, ComboBox, Image, Label, ListBox, TextBox, ... Để thêm được ADO vào ToolBox trong môi trường Visual Basic ta chọn Menu Project / Components hoặc Ctrl + T sau đó chọn “ Microsoft ADO Data Control 6.0 “ thì trên thanh cụ sẽ xuất hiện công cụ ADODB. Sau khi thêm ADODB vào Form chúng ta thiết lập các thuộc tính và sử dụng nó liên kết với các điều khiển khác. Kết nối đến nguồn dữ liệu ( DataSource ): Để kết nối đến nguồn dữ liệu ta thiết lập thuộc tính Connection String của ADO. Thuộc tính này chỉ ra vị trí và kiểu cơ sở dữ liệu mà chung ta cần truy cập. Để đặt thuộc tính này trong cửa sổ thuộc tính của ADO ta chọn thuộc tính ConnectionString và nhấp chuột vào nút “...” sẽ có một cửa sổ hiện ra. Trong cửa sổ trên có 3 lựa chọn: Use Data Link File: chỉ ra xâu kết nối để kết nối đến nguồn dữ liệu bằng cách nhấn chuột vào nút Browse. Use ODBC Data Source Name: cho phép chúng ta sử dụng nguồn dữ liệu được định nghĩa bởi hệ thống, hộp combo sẽ hiển thị danh sách các tên nguồn dữ liệu. Để thêm hoặc sửa ta nhấp chuột vào nút New. Use Connection String: chỉ ra xâu kết nối đến nguồn dữ liệu bằng cách nhấp chuột vào nút Build hiển thị cửa sổ sau: Cửa sổ trên là danh sách các trình cung cấp ( Provider ) tương ứng với các loại cơ sở dữ liệu. Ví dụ như “ Microsoft Jet 3.51 OLEDB Provider ” thì tương ứng với cơ sở dữ liệu tạo trong môi trường Access 97 còn đối với Access 2000 ta dùng “ Microsoft Jet 4.0 OLEDB Provider” sau đó nhấp nút Next. Trong cửa sổ trên có các lựa chọn: Select or Enter a database name: chỉ ra vị trí lưu trữ cơ sở dữ liệu bằng cách nhấn vào nút “...”. Enter information to log on to the database: nếu chọn “ Blank Password” thì khi kết nối cơ sở dữ liệu không yêu cầu ta gõ user Name và Password còn nếu chọn “ Allow saving of password” thì khi kết nối cơ sở dữ liệu yêu cầu ta gõ user name và Password. Thuộc tính RecordSource: Thuộc tính RecordSource dùng để lấy ra các bản ghi trong cơ sở dữ liệu, thuộc tính này có thể đặt là “ Tên bảng”, “ Các thủ tục”, “ Câu lệnh SQL”, ta thiết lập như sau: Trong cửa sổ thuộc tính của ADO chọn RecordSource sau đó nhấp vào nút “...” cửa sổ sau hiện ra: Trong cửa sổ trên có các thuộc tính cho ta chọn: Kiểu Mô tả AdCmdUnknown Lệnh chưa biết . Đây là giá trị mặc định AdCmdText Cho phép chúng ta nhập vào câu lệnh SQL trong Command TextBoxx AdCmdTable Hiển thị danh sách các bảng trong cơ sở dữ liệu AdCmdStoredProc Hiển thị các truy vấn hoặc các thủ tục trong cơ sở dữ liệu. 2.2.6. Recordsets Sau khi chúng ta kết nối được cơ sở dữ liệu ta tiến hành truy nhập đến các bản ghi, để thực hiện được này ta sử dụng thuộc tính Recordset. Thuộc tính Recordset của ADODC ( Active Data Object Data Control ) là một đối tượng được sử dụng để truy nhập đến các bản ghi từ bảng hoặc truy vấn. Đối tượng Recordset thực hiện các thao tác sau: -Thêm bản ghi. -Sửa đổi bản ghi. -Xoá bản ghi. a) Thêm bản ghi Chúng ta sử dụng phương thức “ AddNew” để thêm một bản ghi mới. Khi chúng ta thêm một bản ghi mới thì ADODC xoá sạch những thông tin mà các điều khiển kết hợp với nó để ta nhập các thông tin cho bản ghi mới. Dòng mã sau giúp ta thêm bản ghi mới. Ví dụ: adoSinhvien.Recordset.AddNew. Và bản ghi này trở thành bản ghi hiện thời, khi ta di chuyển đến bản ghi khác thì ta phải ghi bản ghi vừa thêm vào cơ sở dữ liệu. Khi đó dùng phương thức “ Save”. Nếu ta không cập nhập bản ghi vừa thêm ta sử dụng phương thức “ CancelUpdate”. b) Sửa đổi bản ghi Để sửa đổi bản ghi ta di chuyển đến bản ghi cần sửa đổi, khi sửa đổi xong ta dùng phương thức “Update” để sửa đổi bản ghi. ví dụ: adoSinhvien.Recordset.Update. c) Xoá bản ghi Để xoá bản ghi ta sử dụng phương thức Delete, khi bản ghi bị xoá thì các điều khiển vẫn còn chứa các thông tin của bản ghi vừa xóa, các thông tin này mất đi khi ta di chuyển đến bản ghi khác. Ví dụ: adoSinhvien.Recordset.Delete. 7. Module Lớp ( Class Module ): Module lớp là nền tảng của lập trình hướng đối tượng trong Visual Basic, nó bao gồm nhóm các đối tượng có cùng thuộc tính, có chung hành vi và có chung mối quan hệ. Khuôn mẫu để tạo đối tượng là Module lớp. Sau này Module lớp còn được dùng để tạo đối tượng ActiveX, đó là một kỹ thuật cao hơn trong lập trình hướng đối tượng. Trong bước lập trình căn bản với Visual Basic, ta dùng Module để chức các hàm hay thủ tục. Tuỳ theo tầm hoạt động của các hàm hay thủ tục này ta có thể gọi chúng trực tiếp từ Module. Những Module lớp thì không bao giờ gọi trực tiếp. Để sử dụng một lớp , ta phải tạo đối tượng từ lớp thông qua lệnh New. Những Module thì có thể gọi trực tiếp . Để sử dụng một lớp, ta phải tạo đối tượng từ lớp thông qua lệnh New. Những Module thì có thể gọi trực tiếp trong ứng dụng mỗi khi ta cần đến. Ví dụ: ta tạo Class Module có tên là User.cls Trong môi trường Visual Basic ta chọn Menu Project / Add Class Module. Từ cửa sổ “ Add Class Module ” ta chọn “ Class Module ” sau đó ta chọn Open. Trong cửa sổ thuộc tính của Class Module ta chọn “ Name” và gõ tên là User, tiếp theo là ta viết mã cho Class Module và chọn “ Save” từ Menu “ File”. Phần 2 Xây dựng chương trình Chương 1 Một số vấn đề về hệ thống thông tin quản lý 1.1. những đặc điểm chung về hệ thống thông tin quản lý Bài toán chung về quản lý cán bộ là một bài toán lớn được đặt ra và giải quyết đối với nhiều cơ sở các thang bậc khác nhau về quy mô nhân sự cũng như vị trí của hệ thống QLNS trong hệ thống quản lý chung. 1.1.1. Yêu cầu đối với bài toán quản lý nhân sự : Quản lý những thông tin của một cán bộ theo yêu cầu của từng cơ sở một cách lâu dài : Từ khi nhận cán bộ về cơ sở đến khi nghỉ việc (Về hưu, mất sức, buộc thôi việc, …) hoặc chuyển công tác đến cơ sở khác. Trợ giúp cán bộ quản lý các cơ sở tìm kiếm, xác định đúng đắn cán bộ phù hợp các yêu cầu đột xuất của công việc vào thời điểm bất kì do đó cần thay đổi bổ xung thông tin. Trợ giúp cán bộ quản lý đánh giá tình hình nhân sự ở các vị trí công tác theo định kì ( Theo quý hoặc theo năm,…) kịp thời có quyết định phù hợp trong việc xét cho thôi việc, nghỉ hưu hoặc bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ cho phù hợp vị trí công tác hoặc tuyển chọn cán bộ mới phù hợp yêu cầu ở các vị trí còn thiếu hoặc cần người thay. 1.1.2.Cơ sở lý thuyết và nguyên tắc quản lý nhân sự cần tuân thủ: Nguyên tắc: Dựa vào quy định trong quản lý cán bộ của loại hình cơ sở đặc thù ( Cơ sở hành chính sự nghiệp, cơ sở kinh tế hoặc phúc lợi…) mỗi loại hình cơ sở quan tâm đến một số thuộc tính nhất định của mỗi cán bộ để phục vụ yêu cầu cụ thể của loại hình cơ sở tương ứng. Dựa trên mô hình quản lý của từng loại cơ sở: Thường ở cơ sở sản xuất, mô hình này phụ thuộc vào cách tổ chức của lãnh đạo ( Giúp việc là phòng tổ chức lao động), cho phù hợp yêu cầu sản xuất và kinh doanh. Điều đó yêu cầu người lập trình phải tìm hiểu để nắm được mô hình này, lấy đó làm một trong những nguyên tắc để thiết kế. Bộ chương trình cần giao tiếp tốt với người sử dụng, vì người sử dụng trực tiếp khai thác hệ thống mà có thể là những người có trình độ tin học thấp, yêu cầu chương trình gần gũi và có sự tương ứng với công việc của họ đã làm để họ không mất quá nhiều thời gian và công sức làm quen với hệ thống mới. 1.1.3. Quy trình sử lý thông tin Trong quy trình quản lý phổ thông (Cổ điển) các thông tin thường xuyên được đưa vào sổ sách từ sổ sách các thông tin được kiết xuất để lập các bảng biểu, báo cáo cần thiết. Việc quản lý phổ thông có nhiều công đoạn chồng chéo lên nhau chẳng hạn trong công tác kế toán một chứng từ phải vào nhiều sổ sách để phục vụ cho mục đích khác nhau. Do đó các sai sót có thể xảy ra ở nhiều công đoạn do việc dư thừa thông tin trong quá trình quản lý do khối lượng công việc lớn nên nhiều khi chỉ chú trọng vào một số khâu và đối tượng quan trọng vì thế mà không đáp ứng được yêu cầu thời điểm. Thông tin chồng chéo nhiều mà chưa đủ, quản lý thủ công dễ mất mát thông tin, khó sửa, dễ có khả năng xảy ra sự cố nhất, ít có khả năng tra cứu gợi mở, khi tính toán thống kê mất nhiều công sức mà không chính xác, có nhiều thông tin không tổng hợp được đầy đủ. 1.2. Mô hình một hệ thống thông tin quản lý 1.2.1. Mô hình luân chuyển dữ liệu Mô hình luân chuyển dữ liệu trong hệ thống quản lý có thể mô tả qua modul sau: - Cập nhật thông tin có tính chất cố định để lưu trữ tra cứu - Cập nhật thông tin có tính chất thay đổi thường xuyên - Lập sổ sách báo cáo Mỗi modul và hệ thống cũng cần phải có giải pháp kĩ thuật riêng tương ứng. 1.2. 2. Cập nhật thông tin động Modul loại này có chức năng xử lý các thông tin luân chuyển chi tiết và tổng hợp. Thông tin chi tiết thường rất lớn về số lượng cần xử lý thường xuyên đòi hỏi tốc độ nhanh và độ tin cậy nhanh. Khi thiết kế Modul này cần quan tâm đến các yêu cấu sau: - Phải biết rõ thông tin cần lọc từ thông tin động. - Giao diện màn hình vào số liệu phải đơn giản và hợp lý giảm tối thiểu các thao tác cho người nhập dữ liệu. Tự động nạp các thông tin đã biết và các giá trị lập. Kiểm tra và phát hiện tối đa sai sót có thể sảy ra trong quá trình nhập dữ liệu. Ví dụ tuyển nhân viên vào cơ quan không nhỏ hơn 18 tuổi. - Cập nhật thông tin cố định có tính chất tra cứu Thông tin loại này cần cập nhật nhưng không thường xuyên. Yêu cầu chủ yếu với thông tin này là phải tổ chức hợp lý để có nhất các thông tin cần thiết. 1.3. các nguyên tắc đảm bảo Xây dựng một hệ thống thông tin quản lý hoàn chỉnh là một việc làm hết sức khó khăn chiếm nhiều thời gian và công sức chứ không đơn thuần là việc mua và lắp đặt một thiết bị máy tính, nói chung việc xây dựng một hệ thống thông tin quản lý dựa trên một số nguyên tắc cơ bản sau: 1.3.1.Nguyên tắc cơ sở thông tin thống nhất Nguyên tắc này thể hiện ở chỗ thông tin được tích luỹ thường xuyên cập nhật. Đó là các thông tin cần thiết phục vụ cho việc giải quyết bài toán quản lý vì vậy thông tin trùng lặp phải được loại trừ. Một điều cần được loại trừ nữa là để đảm bảo thông tin là sự không nhất quán. Ví dụ: như một đại lượng ở mảng thông tin này thì mang một giá trị nhưng ở mảng thông tin khác lại mang giá trị khác, do vậy ta phải tổ chức các mảng thông tin cơ bản mà trong đó các trường hợp trùng lặp hoặc không nhất quán về thông tin đã được loại trừ. 1.3.2.Nguyên tắc linh hoạt của thông tin Thực chất nguyên tắc này là ngoài mảng ta cần phải có công cụ đặc biệt để tạo ra được các mảng làm việc cố định hay tạm thời dựa trên cơ sở những mảng thông tin cơ bản đã có và chỉ trích từ mảng cơ bản các thông tin cần thiết tạo ra mảng làm việc để sử dụng trực tiếp trong bài toán có thể. Việc theo nguyên tắc thống nhất và linh hoạt đối với cơ sở thông tin của hệ sẽ làm giảm nhẹ rất nhiều cho nhiệm vụ hoàn thành và phát triển hệ sau này. 1.4.Các bước xây dựng hệ thống thông tin quản lý Một cách tổng quát về hệ thống thông tin quản lý tự động hoá thường qua 5 giai đoạn đã được học trong phân tích thiết kế hệ thống. 1.4.1. Nghiên cứu sơ bộ và xác lập dự án ở bước này người ta tiến hành tìm hiểu khảo sát hệ thống phát hiện nhược điểm còn tồn tại từ đó đề xuất các giải pháp khắc phục cần cân nhắc tính khả thi của dự án có định hướng cho các giai đoạn tiếp theo. 1.4.2. Phân tích hệ thống Tiến hành phân tích một cách chi tiết hệ thống hiện tại để xây dựng các lược đồ khái niệm. Trên cơ sở đó tiến hành xây dựng lược đồ cho hệ thống mới. 1.4.3.Thiết kế tổng thể Nhằm xác định vai trò vị trí của máy tính trong hệ thống mới phải định rõ công việc nào sẽ được sử lý bằng máy tính, phàn việc nào sẽ được sử lý thủ công. 1.4.4.thiết kế chi tiết Thiết kế các thủ tục thủ công nhằm xử lý thông tin trước khi nhập vào máy tính . Thiết kế các phương pháp cập nhật và xử lý thông tin chi tiết trên máy tính. Thiết kế chương trình và giao diện người sử dụng, các tệp dữ liệu. Chạy thử chương trình. 1.4.5.Cài đặt chương trình Chương trình sau khi đã chạy thử phải đảm bảo tốt sẽ được cài đặt và đưa vào sử dụng. Chương 2 khảo sát hiện trạng và xác lập dự án Việc ứng dụng tin học trong quản lý không thể tách rời thực tế . Muốn xây dựng một hệ thống thông tin quản lý tốt có hiệu quả thì trước hết người thiết kế hệ thống phải tìm hiểu nắm bắt được các hoạt động của hệ thống hiện hành. Phải nắm bắt một cách đầy đủ tường tận cách tổ chức quản lý hệ thống từ trước tới nay. Trong công ty cán bộ công nhân viên được chia làm 2 loại biên chế và hợp đồng Mỗi cán bộ công nhân viên trong nhà máy có một vị trí nhất định trong một tổ sản xuất nào đó của một đơn vị xác định Tổ chức quản lý cán bộ công nhân viên trong nhà máy là chức năng của phòng tổ chức lao động nhà máy tiến hành. Mỗi năm có tuyển chọn cán bộ. Cán bộ phòng nội chính thực hiện tuyển chọn nhân viên. Các đối tượng tập trung tại nhà máy mang theo hồ sơ xin việc để qua sát hạch về chuyên môn tại phòng kỹ thuật, sức khoẻ tại phòng y tế… Khi đối tượng đã qua sát hạch được nhận vào nhà máy hồ sơ được tiếp nhận và quản lý Nhân viên được đưa vào một đơn vị sản xuất nhất định. Từ đó các thông tin về nhân sự được cập nhật vào các sổ lưu trữ. Vào cuối năm hoặc khi có vấn đề đột xuất một số đối tượng không có đủ yếu tố làm việc tại nhà máy (Vi phạm kỉ luật, vì sức khẻo, tuổi tác…) việc huỷ bỏ thông tin được đặt ra. Hàng năm trong những dịp lễ tết hoặc hết tháng, hết quý, nửa năm, cả năm…nhà máy có thưởng nhằm khuyến khích sản xuất mức thưởng dựa trên tiêu chuẩn nhất định đó có các tiêu chuẩn dựa trên các thông tin về nhân sự (Số năm làm việc, chức danh đối tượng…) hoặc khi cần người có đủ các yêu cầu: Sức khoẻ, năng lực, tuổi tác để phục vụ cho một vị trí nào đó. Yêu cầu tìm kiếm được đặt ra. Thường thì mỗi thời điểm, một nhân viên làm việc tại một vị trí nhất định được xác định bởi một đơn vị sản xuất và tổ sản xuất, nhưng do yêu cầu của sản xuất hoặc do cần thử các năng lực của nhân viên nào đó và việc chuyển vị trí công tác trong nhà máy (Chuyển đơn vị công tác hoặc chuyển tổ trong cùng một đơn vị là khá thường xuyên) nhất là giai đoạn đầu mới nhận cán bộ hoặc giai đoạn cán bộ chuẩn bị nhận cán bộ mới. Yêu cầu chức năng chuyển đặt ra với hệ thống. Hệ thống lưu trữ các thông tin: Các thông tin về cá nhân bao gồm: Họ tên, ngày sinh, giới tính, số CMND, trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, hộ khẩu thường trú, địa chỉ, dân tộc, tôn giáo, ngày vào đoàn, ngày vào đảng, cha mẹ anh chị em, con cái, số điện thoại và các thông tin khác. Phải lưu được quá trình công tác, khen thưởng kỷ luật, ngày chuyển công tác, ngày nhận công tác. Chương 3 Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý Muốn xây dựng và thiết kế một hệ thống thông tin quản lý thì vấn đề đầu tiên là phải phân tích hệ thống nhằm tìm và lựa chọn giải pháp thích hợp, biện pháp cụ thể. Phân tích là công việc đầu tiên của quá trình xây dựng hệ quản lý trên máy vi tính. Không thể tin học hoá công tác quản lý mà không qua giai đoạn phân tích. Hiệu quả của công việc quản lý hoàn toàn phụ thuộc vào quá trính phân tích ban đầu. Trong quá trình phân tích để chuyển sang bài toán quản lý trên máy vi tính thì các sơ đồ chức năng và sơ đồ luồng dữ liệu giúp ta dễ dàng xác định được yêu cầu của người dùng. Giúp ta có thể tổng quát về cách quản lý thực tế và hệ thống mà ta sẽ thiết kế. 3.1.Thông tin đầu vào đầu ra của hệ thống 3.1.1 Thông tin đầu vào - Nhập số liệu, sửa, huỷ dữ liệu, chuyển. - Các câu hỏi về tìm kiếm theo các thuộc tính từ đơn lẻ đến tổng hợp, tính toán các thông số nhân sự, hỏi đáp về một số cán bộ hoặc một số đơn vị trong nhà máy. 3.1.2. Thông tin đầu ra Thực hiện việc xem in một số thông tin về nhân viên cụ thể, hoặc thông tin về cả nhà máy hoặc thông tin về một đơn vị trong nhà máy. Xem và in một số thuộc tính riêng lẻ (Trình độ chuyên môn, về đảng, ngày sinh…) Thoả mãn các yêu cầu tìm kiếm. a) Sơ đồ phân cấp quản lý Hệ thống quản lý nhân sự Lãnh đạo doanh nghiệp Phòng ban và các tổ sản xuất Cán bộ công nhân viên Mô hình phân cấp chức năng: b) Mô hình luồng dữ liệu mức khung cảnh QLNS CN Hồ sơ Báo cáo Tra cứu CN Hồ sơ NV CN DSBH CN DS đoàn viên TK danh bạ ĐT TK DSNV hết hợp đồng TK DSNV chưa có BH TK DSNV nghỉ hưu TC theo tên TC theo tuổi TC theoTĐ TC theo NS TC theo QQ TC theo chức vụ TC theo GT CN DS chung Chuyển CT NV CN DS Hợp Đồng CN DS đảng viên TK báo cáo DSNV Chú thích: QLNS: Quản lý nhân sự CN: Cập nhật CNDS: Cập nhật danh sách CTVN: Công tác nhân viên CN DSBH: Cập nhật danh sách bảo hiểm DS: Danh sách NV: Nhân viên TC: Tra cứu NS: Ngày sinh GT: Giới tính QQ: Quê quán c) Mô hình luồng dữ liệu mức đỉnh Tra cứu Tra cứu QL hồ sơ Thống kê Phòng tổ chức LĐ Phòng ban Lý lịch Gia đình Hợp đồng Nhân viên Nhân viên BHYT BHXH Ban lãnh đạo Yêu cầu xem hồ sơ cá nhân Thông tin trả lời Thông tin bổ xung nhân viên mới Thông tin sửa đổi định kỳ Thông tin bổ xung nhân viên mới Yêu cầu tra cứu, tính toán, thông kê Thông tin trả lời d) Mô hình luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng QL hồ sơ Thêm mới Sửa TTNS Xoá TTNS Phòng tổ chức LĐ Nhân sự Gia đình Quản lý hồ sơ Nhân viên Lý lịch Yêu cầu nhập thông tin ns mới Yêu cầu nhập thông tin ns mới Yêu cầu xoá thông tin ns Yêu cầu sửa thông tin nhân sự e) Mô hình luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng Thống kê TK danh bạ ĐT TK DSNV hết hợp đồng TK DSNV nghỉ hưu TK DSNV chưa có BH Ban lãnh đạo Ban lãnh đạo Nhân sự Hợp đồng Yêu cầu tk Yêu cầu tk Yêu cầu tk Yêu cầu tk Thông tin trả lời Thông tin trả lời Thông tin trả lời Thông tin trả lời f) Mô hình luồng dữ liệu chức năng tra cứu TC theo QQ TC theo TĐ TC theo NS TC theo GT TC theo chức vụ TC theo tên TC theo tuổi Nhân sự Nhân sự Ban lãnh đạo Ban lãnh đạo Yêu cầu tìm kiếm Yêu cầu tìm kiếm Yêu cầu tìm kiếm Yêu cầu tìm kiếm Yêu cầu tìm kiếm Yêu cầu tìm kiếm Yêu cầu tìm kiếm 3.2. Mô hình thực thể liên kết Chương 4 Giới thiệu và lý do lựa chọn ngôn ngữ Visua basic 4.1.Gới thiệu về Visual basic Để lập được một chương trình chúng ta cần phải có các thuật toán, thuật toán cang gọn nhẹ càng chuẩn xác thì càng nhanh chóng lập được chương trình để giả quyết công việc đặt ra. Với một ngôn ngữ, việc xây dựng thuật toán cụ thể sẽ có những phương thức khác nhau dựa trên những khả năng của hệ thống các hàm và của ngôn ngữ đó ví dụ như đối với ngôn ngũ pascal bạn phải dùng một chương trình dài hàng trăm lệnh để thực hiện menu lựa chọn. Nhưng đối với Visual basic thì bạn chỉ việc chuột vào trong thanh công cụ hỗ trợ Editer và thực hiện những yêu cầu hướng dẫn trực quan là dủ thực hiện công việc đó.Điều đó có nghĩa là bạn nên tìn hiểu khả năng có thể của ngôn ngữ đang sử dụng để tránh những bước đi vòng không cần thiết. Ngôn ngữ lập trình cơ sở dữ liệu Visual basic gắn liền với khái niệm với trực quan (Visual),nghĩa là khi thiết kế chương trình, bạn đựơc nhìn thấy kết quả qua từng thao tác và giao diện chương trình thực hiện. Đây là thuận lợi lớn so với ngôn ngữ khác. Visual basic cho phép bạn chỉnh sửa đơn giản, nhanh chóng màu sắc, kích thước, hình dáng của đối tượng có mặt trong ứng dụng. Một khả năng nữa của Visual basic là khả năng kết hợp với các thư viện liên kết động DLL(Dylamic Link Librari). Các kết nối đơn giản nhưng hiệu quả, cho việc truy cập và tìm kiếm thông tin với các thông số tuỳ chọn, cách tạo bảng chọn đơn giản mà thuận tiện là ưu điểm mà các ngôn ngữ khác như Pascal,C không thể có được đã đưa Visual basic là ngôn ngữ hàng đầu trong việc ứng dụng tin học trong việc quản lý. Điều đó dẫn đến số người sử dụng Visual basic ngày càng tăng các nhà lập trình Visual basic đã góp phần thúc đẩy các tiến độ khoa học kỹ thuật, quản lý xã hội, quản lý kinh tế. 4.2. lựa chọn ngôn ngữ Các yếu tố được dưa vào xem xét khi khi lựa chọn ngôn ngữ cài đặt. -Khả năng phát triển của hệ thống: Quá trình phát triển phải có sự nâng cấp, bổ sung sửa chữa. -Ngôn ngữ lập trình cơ sở dữ liệu phải có tính kết nối với các thông tin khác. -Giảm độ phức tạp và khả năng phát triển bảo trì chương trình. Ngôn ngữ lập trình cơ sở dữ liệu Visual basic hội tụ đủ. Các điều kiện trên đó chính là lý do luận văn chọn ngôn ngữ Visual. Basic để quản lý nhân sự trong công ty. Chương 5 Thiết kế cơ sở dữ liệu 5.1.Tổ chức cơ sở dữ liệu 5.1.1. Mô hình các bảng 5.1.2. Chi tiết các bảng Do tính chất phức tạp của yêu cầu công việc sau khi xem xét và phân tích khía cạnh của công tác “Quản lý nhân sự” để giải quyết yêu câu của bài toán đặt ra một cách hợp lý và có hiệu quả thì phải toạ một cấu trúc CSDL hợp lý cho bài toán. Cấu trúc phải chứa đầy đủ các thông tin cần thiết đảm bảo cho truy nhập, kiết xuất thông tin dễ dàng nhanh chóng. Để cho bài toán được giải quyết thận lợi CSDL gồm các tệp sau. - Cấu trúc tệp NHANSU Stt Tên trường Kiểu Độ rộng Ghi chú 1 Mans Text 10 Ma nhan vien 2 Ho dem Text 30 3 Ten Text 20 4 Ngay sinh Date/Time 8 5 Gioi tinh True/False 1 6 QQTinh Text 30 7 Tinh Text 30 8 TQTinh Text 30 9 Tru quan Text 30 10 DCTB Memo 11 Dan toc Text 30 12 Ton giao Text 30 13 TPGD Memo 14 SoCMND Text 12 15 Noi cap Text 50 16 Ngay cap Date/Time 8 17 Dau vet Text 10 18 Suc khoe Text 10 19 Ngoai ngu Text 30 20 TDNN Text 1 21 TDHV Text 10 22 Chuyen mon Text 10 23 Ma CV Text 10 24 Ma to Text 10 25 Ngay NCT Date/Time 8 26 BHXH Text 10 27 BHYT Text 10 28 Chieu cao Number 29 Can nang Number 30 Dien thoai Text 10 31 Quan he CQ Memo 32 Quoc tich Text 10 33 Hinh Ole Object Tệp này có mã khoá là :MaNV+MaTo+MaDV - Cấu trúc tệp DONVI Stt Tên trường Kiểu Độ rộng Ghi chú 1 Madv Text 10 Mã đơn vị 2 Tendv Text 10 Tên đơn vị 3 Dia chi Text 10 Địa chỉ Mã khoá là : MaDV - Cấu trúc tệp ToSX Stt Tên trường Kiểu Độ rộng Ghi chú 1 Mato Text 10 Mã tổ 2 MaDV Text 10 Mã đơn vị 3 Tento Text 30 Tên tổ 4 Dohai Number Độ nhiễm ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32702.doc