Xây dựng hệ thống thống tin hỗ trợ xử lý tổng hợp kết quả điều tra lao động - Việc làm 01/7/2004

Lời Mở Đầu Trong cuộc sống thông tin được sử dụng hàng ngày. Con người có nhu cầu nghe đài, đọc báo, tham khảo ý kiến người khác ... để thu nhận thông tin mới. Khi tiếp nhận thông tin con người phải xử lý nó để tạo ra thông tin có ích hơn, thân thiện hơn để đi đến một quyết định chăc chắn. Để xử lý thông tin con người phải sử dụng một số công cụ nhất định như giấy, bút...và chính trí nhớ của con người. Có thể nói thông tin đóng một vai trò quan trọng trong Các vấn đề Xã hội, trong Khoa học kỹ

doc124 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1516 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Xây dựng hệ thống thống tin hỗ trợ xử lý tổng hợp kết quả điều tra lao động - Việc làm 01/7/2004, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thuật,trong Kinh doanh, trong Quan hệ cũng như mọi hoạt động khác của xã hội. Chúng ta đang sống trong một kỷ nguyên với sự bùng nổ của thông tin hết sức mạnh mẽ và phong phú. Thông tin trở thành một nguồn tài nguyên quan trọng, nguồn của cải vô giá của con người. Vì vậy việc nắm bắt thông tin nhanh, lưu trữ thông tin với số lượng lớn và xử lý thông tin chính xác kịp thời đóng một vai trò cốt lõi trong các bài toán, với sự phát triển của công nghệ thì tin học là một ngành khoa học đáp ứng được các đòi hỏi đó. Những năm gần đây, trên thế giới nói chung và nước ta nói riêng tin học đã phát triển nhanh chóng, tin học đã được áp dụng trong nhiều ngành: Khoa Học Công Nghệ, Quản Lý Kinh Tế, Sản Xuất Kinh Doanh, Giáo Dục...Đặc biệt là trong ngành Thống Kê, nó giúp các nhà quản lý, nhà hoạch định các chính sách chiến lược giải quyết công việc một cách khoa học và chính xác. Thống kê là một trong những công cụ quản lý vĩ mô quan trọng, có vai trò cung cấp các thông tin thống kê trung thực, khách quan, chính xác, đầy đủ, kịp thời phục vụ các cơ quan nhà nước trong việc đánh giá dự báo tình hình, hoạch định chính sách chiến lược xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, đáp ứng nhu cầu thông tin của các tổ chức và cá nhân. Trong những cuộc điều tra hàng năm về dân số, lao động việc làm, các doanh nghiệp, tổ chức xã hội… việc tổng hợp kết quả những cuộc điều tra đó đòi hỏi phải nhanh chóng và chính xác, như vậy với công việc tổng hợp thủ công là rất khó khăn , khó có thể tránh khỏi nhầm lẫn, ví dụ như công tác tổng hợp kết quả điều tra lao động việc làm hàng năm, việc ứng dụng tin học vào công tác tổng hợp kết quả thống kê là rất quan trọng. Dưới sự hướng dẫn của Thầy giáo Bùi Thế Ngũ, và cán bộ hướng tại cơ sở thực tập, tôi thực hiện đề tài: “ Xây dựng hệ thống thống tin hỗ trợ xử lý tổng hợp kết quả điều tra lao động - việc làm 01/7/2004” Cấu trúc của đề tài gồm: Chương I, Tổng quan về cơ sở thực tập Chương II, Cơ sở phương pháp luận nghiên cứu đề tài Chương III, Thiết kế xây dựng chương trình Trong thời gian làm đề tài mặc dù bản thân em đã có nhiều cố gắng nhưng vì đây là lần đầu tiên xây dựng một ứng dụng tin học vào thực tế, cùng với thời gian tìm hiểu học hỏi không được nhiều nên khả năng nắm bắt vấn đề và giải quyết bài toán còn nhiều thiếu sót. Kính mong đợc sự giúp đỡ của các thầy cô, sự đóng góp xây dựng của bạn bè, để tôi có thể hoàn thiện chương trình này. Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn K.S Bùi Thế Ngũ và Cán bộ hướng dẫn của Trung tâm tin học thống kê K.S Hồ Văn Bảo đã hướng dẫn giúp đỡ, tạo điều kiện cho em hoàn thành đề tài này. Xin chân thành cảm ơn các thầy, các cô khoa Tin học kinh tế trường Đại học kinh tế quốc dân đã nhiệt tình giảng dạy trang bị cho em những kiến thức quý báu trong suốt quá trình đào tạo và dành cho chúng em những điều kiện học tập thuận lợi. Chương I Tổng quan về cơ sở thực tập Trung tâm tin học thống kê - Tổng cục thống kê I. Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng cục Thống kê Ngay trong thời gian đầu cách mạng mới thành công, trong muôn vàn khó khăn của thời kỳ chống thù trong giặc ngoài, ngày 6 tháng 5 năm 1946, Chủ Tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã kí sắc lệnh số 61/SL quy định bộ máy tổ chức của Bộ quốc dân kinh tế gồm các phòng ban, nha trực thuộc, trong đó có Nha Thống kê Việt Nam. Để ghi nhớ sâu sắc công ơn của Bác Hồ vĩ đại đối với quá trình xây dựng và trưỏng thành của ngành thống kê, để phù hợp với thực tế lịch sử, và được sự đồng ý của Thủ tướng chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Ngành Thống kê đã lấy ngày 6 tháng 5 năm 1946 là ngày thành lập ngành Thống kê Việt Nam. Trong quá trình xây dựng và phát triển ngành Thống kê Việt Nam có nhiều thay đổi về cơ cấu và tổ chức: Ngày 20 tháng 2 năm 1956, Thủ tướng Chính Phủ đã ban hành Điều lệ số 695/TTg về tổ chức Cục Thống kê Trung ương, các cơ quan thống kê địa phương và các tổ chức thống kê các Bộ có ghi: Nay thành lập Cục Thống kê Trung ương trong ủy ban Kế hoạch nhà nước của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, các Ban Thống kê địa Phương, các tổ chức thống kê ở các Bộ, các cơ quan xí nghiệp. Cục thống kê trung ương và các cơ quan thống kê địa phương là một hệ thống nhất, tập trung Cục thống kê trung ương trong ủy ban kế hoạch Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là một cơ quan của Nhà nước để lãnh đạo thống nhất và tập trung mọi việc thống kê và kế toán trong nước. Nhiệm vụ chủ yếu của cục thống kê trung ương là sưu tầm, thu thập, nghiên cứu và đệ trình Chính Phủ những tài liệu thống kê chính xác, phân tích một cách khoa học để có thể nêu được quá trình thực hiện kế hoạch Nhà nước, sự phát triển kinh tế và văn hóa trong nước, những nguồn tài nguyên và cách sử dụng tài nguyên đó, tỷ lệ phát triển của các ngành kinh tế, văn hóa và mức độ phát triển của từng ngành. Cục thống kê trung ương tạm thời gồm các phòng: Thống kê tổng hợp; Thống kê nông nghiệp; Thống kê công nghiệp; Vận tải; Thống kê Thương nghiệp tài chính; Thống kê văn hóa; Giáo dục; Y tế; Dân số; Lao động Ngày 21/12/1960 Cục thống kê trung ương được tách ra khỏi ủy ban kế hoạch Nhà nước, và thành lập Tổng cục Thống kê Đến ngày 03/9/2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 101/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thống kê. Vị trí và chức năng Tổng cục Thống kê là cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện một số nhiệm vụ quyền hạn quản lý nhà nước về thống kê, tổ chức thực hiện hoạt độn thống kê và cung cấp thông tin thống kê kinh tế- xã hội cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân theo quy định của pháp luật, quản lý nhà nước các dịch vụ công và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể về đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc Tổng cục quản lý theo quy định của pháp luật. Nhiệm vụ và quyền hạn Tổng cục thống kê chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thuộc chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan thuộc chính phủ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau: Chủ trì hoặc tham gia soạn thảo các dự án luật, pháp lệnh và dự thảo văn bản quy phạm pháp luật khác về thống kê theo sự phân công của Chính phủ, Thủ tướng chính phủ Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm, hàng năm về thống kê và các dự án quan trọng của Tổng cục thống kê. Trình Chính phủ quy định thẩm quyền ban hành các bảng phân loại thống kê Trình Thủ tướng chính phủ ban hành hệ thống chỉ tiêu quốc gia, chế độ báo cáo thống kê quốc gia dài hạn, hàng năm và các cuộc tổng điều tra thống kê theo quy định của pháp luật. Trình Bộ trưởng được Thủ tướng Chính phủ phân công ký ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về thống kê theo quy định của pháp luật. Chỉ đạo, kiểm tra và chịu trách nhiệm thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch về thống kê, hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia sau khi được phê duyệt, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin thống kê. Chỉ đạo, hướng dẫn về nghiệp vụ chuyên môn đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc báo cáo thống kê, điều tra thống kê và phân loại thống kê thuộc thẩm quyền. Thẩm định về chuyên môn nghiệp vụ chế độ báo cáo, phương án điều tra thống kê của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và ủy ban nhân dân tỉnh thành phố trực thuộc trung ương. Tổ chức thu thập thông tin kinh tế – xã hội, xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về thông tin thống kê kinh tế – xã hội theo quy định của pháp luật. Báo cáo chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thống kê tổng hợp hàng tháng, quý, năm về tình hình kinh tế – xã hội, tình hình thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, mức độ hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch nhà nước, các báo cáo phân tích và dự báo về tình hình phát triển kinh tế – xã hội hàng năm. Giúp chính phủ thống nhất việc quản lý công bố thông tin thống kê kinh tế – xã hội theo quy định của pháp luật. Công bố thông tin thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, cung cấp thông tin thống kê kinh tế – xã hội cho các cơ quan, tổ chức và cấ nhân theo quy định của pháp luật, chịu trách nhiệm về độ tin cậy của số liệu thông tin công bố và cung cấp. Biên soạn và xuất bản niên giám thống kê, các sản phẩm thống kê của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và số liệu thống kê của nước ngoài, thực hiện so sánh quốc tế về thống kê. Quản lý các dự án đầu tư và xây dựng trong lĩnh vực thống kê theo quy định của pháp luật. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học thống kê, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong hệ thống tổ chức thống kê tập trung Quyết định các chủ trương, biện pháp, chỉ đạo hoạt động dịch vụ công trong hệ thống tổ chức thống kê tập trung theo quy định của pháp luật, quản lý và chỉ đạo hoạt động đối với các tổ chức sự nghiệp thuộc Tổng cục thống kê. Thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể về đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc Tổng cục Thống kê theo quy định của pháp luật. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý vi phạm về thống kê theo thẩm quyền. Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của Tổng cục thống kê theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính của nhà nước đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, chỉ đạo thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục thống kê, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về thống kê đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục thống kê. Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bố theo quy định của pháp luật. Hệ thống tổ chức của Tổng cục Thống kê. Tổng cục thống kê được tổ chức theo ngành dọc, gồm có: ở Trung ương có cơ quan Tổng cục thống kê. ở tỉnh thành phố trực thuộc trung ương có Cục Thống kê trực thuộc Tổng cục Thống kê. ở huyện quận thị xã thành phố thuộc tỉnh có Phòng Thống kê trực thuộc Cục thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Cơ cấu tổ chức của cơ quan Tổng cục thống kê: Các tổ chức giúp Tổng cục trưởng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước: + Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia + Vụ phương pháp chế độ thống kê + Vụ Thống kê tổng hợp + Vụ Thống kê Công nghiệp và xây dựng + Vụ Thống kê Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản + Vụ Thống kê Thương mại, Dịch vụ và giá cả + Vụ Thống kê Dân số và Lao động + Vụ Thống kê Xã hội và Môi trường + Vụ Hợp tác quốc tế + Vụ Tổ chức cán bộ + Vụ Kế hoạch tài chính + Thanh tra + Văn phòng - Các đơn vị sự nghiệp thuộc Tổng cục Thống kê: + Viện nghiên cứu Khoa học thống kê + Trung tâm tin học thống kê + Trung tâm tư liệu thống kê + Tạp chí con số và sự kiện Các đơn vị sự nghiệp khác hiện có giao Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê tổ chức và sắp xếp theo quy định của pháp luật. II. Những thành tựu của ngành thống kê Việt Nam Trong quá trình xây dựng và phát triển, ngành thống kê Việt Nam đã từng bước trưởng thành, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo yêu cầu của Đảng và Nhà nước qua từng giai đoạn. Trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1846 – 1954), trong bối cảnh Nhà nước mới thành lập, khó khăn nhiều mặt, vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, phương tiện thông tin liên lạc, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, trình độ nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ thống kê còn hạn chế, số lượng cán bộ thống kê ít và mỏng. Song luôn luôn được Đảng và Bác Hồ quan tâm chỉ đạo sát sao, cán bộ thống kê nhiệt tình hăng say, nên trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, công tác thống kê đã làm được khá nhiều việc như thường xuyên kịp thời nắm bắt tình hình và tổng hợp báo cáo thường kỳ về kết quả tăng gia sản xuất, diệt giặc đói, xóa nạn mù chữ, thống kê giá cả một số sản phẩm chủ yếu, thực hiện giảm tô, giảm tức thực thuế nông nghiệp v.v… trong vùng tự do để phục vụ kịp thời yêu cầu chỉ đạo của Chính phủ. Năm 1954, hòa bình được lập lại trên miền Bắc, tổ chức bộ máy của ngành thống kê lúc này vẫn còn rất sơ khai, đội ngũ cán bộ từ trung ương đến các địa phương hầu hết từ cán bộ chính trị và quân đội chuyển sang, chưa biết nghiệp vụ thống kê. Nhưng với tinh thần của người chiến sĩ cách mạng, các đồng chí đã vừa làm vừa học trong thực tế, học hỏi chuyên gia Liên xô, Trung quốc. Đội ngũ cán bộ thống kê ban đầu ít ỏi đó đã trưởng thành và phát triển cả về số lượng và trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đủ sức thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngành. Trong điều kiện xây dựng CNXH ở miền Bắc và tiếp tục cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, ngành Thống kê đã căn cứ vào thực tiễn, tiếp thu kinh nghiệm của thống kê các nước anh em, phát triển công tác trên nhiều mặt. Phù hợp với yêu cầu và được xây dựng trên cơ sở thống nhất thống kê, kế toán và chế độ ghi chép ban đầu. Các cuộc điều tra chuyên đề, điều tra trọng điểm, các cuộc kiểm kê hàng hóa, vật tư cũng đã tổ chức để thu thập số liệu phục vụ những yêu cầu khác nhau của cơ quan quản lý Nhà nước. Trên cơ sở đó, ngành Thống kê đã cung cấp thông tin cho việc xây dựng kế hoạch, quản lý điều hành và trực tiếp tham gia đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch Nhà nước theo các cấp từ trung ương đến các địa phương, từ các Bộ ngành đến các doanh nghiệp. Sớm nhận thức được vai trò của cơ giới hóa và tự động hóa công tác tính toán thống kê, từ đầu những năm 1970, trong ngành thống kê đã từng bước hình thành một hệ các Trung tâm tính toán, tuy máy móc thiết bị còn thô sơ, nhưng đã phục vụ đắc lực cho việc xử lý số liệu thống kê từ các báo cáo định kỳ đến kết quả các cuộc điều tra, nhất là đối với các cuộc điều tra lớn như tổng điều tra dân số, kiểm kê hàng hóa, vật tư v.v… Trong thời gian chiến tranh phá hoại ở miền Bắc đất nước chuyển sang thời chiến, đội ngũ cán bộ thống kê từ trung ương đến các địa phương không ngại gian khổ hy sinh, bám sát cơ sở, thu thập thông tin, phản ánh kịp thời tình hình kinh tế – xã hội của hậu phương lớn. Nhiều cán bộ thống kê đã lên đường chi viện cho miền Nam ruột thịt, trực tiếp tham gia chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Thực hiện nghĩa vụ quốc tế, nhiều cán bộ thống kê cũng đã lên đường chi viện cho các nước bạn xây dựng và phát triển công tác thống kê. Năm 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, cả nước tiến lên CNXH. Theo yêu cầu của Đảng và Nhà nước trong tình hình mới, cùng với các cơ quan quản lý Nhà nước, tổ chức bộ máy cơ quan thống kê ở tất cả các tỉnh, thành phố miền Nam đã nhanh chóng hình thành với nòng cốt là cán bộ thống kê có năng lực kinh nghiệm từ Tổng cục và các Cục Thống kê miền Bắc, hàng trăm cán bộ mới đã được tuyển dụng để bố trí vào bộ máy thống kê từ tỉnh, thành phố đến các quận, huyện ở miền Nam…Với quyết tâm cao, toàn ngành Thống kê đã phấn đấu vượt mọi khó khăn triển khai công việc, ổn định tổ chức, đã nhanh chóng thu thập và tổng hợp được số liệu thống kê trên phạm vi cả nước. Cho đến trước thời kỳ đổi mới, trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, số liệu thống kê vẫn giữ vai trò chủ yếu, quan trọng trong việc đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch Nhà nước một cách rất chi tiết. Hệ thống số liệu trong thời kỳ này là căn cứ không thể thiếu để xây dựng và đánh giá kết quả thực hiện các kế hoạch quý, năm và 5 năm, cũng như để nghiên cứu xây dựng chính sách chiến lược kinh tế – xã hội của Đảng và Chính phủ. Bước sang thời kỳ đổi mới, cán bộ, công chức ngành Thống kê từ trung ương đến địa phương đã quán triệt đường lối của Đảng, từng bước đổi mới công tác của ngành. Từ hệ thống chỉ tiêu thống kê phục vụ cơ chế quản lý, kế hoạch hóa tập trung với nhiều chỉ tiêu hiện vật, nặng về mô tả, chủ yếu phục vụ cho quản lý kinh tế vi mô, ngành Thống kê đã nhanh chóng cải tiến hệ thống chỉ tiêu thống kê, bổ sung nhiều chỉ tiêu giá trị phục vụ quản lý Nhà nước ở tầm vĩ mô và nhiều nhu cầu thông tin đa dạng khác. Nội dung và phương pháp thống kê được chuyển đổi từng bước, đặc biệt phải kể đến những vấn đề phương pháp luận quan trọng như: Chuyển hệ thống phương pháp luận thống kê bảng cân đối vật chất (MPS) sang hệ thống tài khoản quốc gia (SNA), chuyển đổi phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng, nghiên cứu và áp dụng chỉ tiêu năng suất, hiệu quả đối với một số ngành sản xuất chủ yếu và chỉ số nguồn nhân lực, tăng cường áp dụng phương pháp điều tra chọn mẫu, xây dựng nhiều bảng danh mục theo chuẩn quốc tế, tăng cường thống kê xã hội, môi trường…Hệ thống chỉ tieu thống kê ngày một hoàn thiện phản ánh đầy đủ hơn tình hình kinh tế xã hội trong điều kiện hoàn cảnh mới phù hợp với thông lệ thống kê quốc tế, nâng cao tính so sánh của số liệu thống kê nước ta với các nước trên thế giới. Trong những năm đổi mới, ngành Thống kê đã tiến hành có kết quả các cuộc điều tra lớn như: Tổng điều tra dân số năm 1989, tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1999, tổng điều tra nông nghiệp và nông thôn năm 1994, tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2001, tổng điều tra các cơ sở kinh tế, hành chính sự nghiệp năm 1995 và năm 2002, điều tra đời sống kinh tế hộ gia đình, điều tra vốn đầu tư phát triển của toàn xã hội, điều tra doanh nghiệp, điều tra lao động và việc làm, và các cuộc điều tra chuyên ngành khác. Nhờ vậy nguồn thông tin thống kê cung cấp ngày càng phong phú, chất lượng thông tin cao hơn, trình độ kinh nghiệm nghề nghiệp của cán bộ toàn ngành Thống kê cũng được nâng lên, đánh dấu một bước trưởng thành của ngành Thống kê trong cơ chế mới. Để tăng cường môi trường pháp lý cho công tác thống kê, Pháp lệnh Kế toán và Thống kê, Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê đã được ban hành trong những năm đầu của thời kỳ đổi mới. Nhằm tăng cường hơn nữa môi trường pháp lý cho công tác thống kê ngày 17/6/2003 Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đã ban hành Luật thống kê thay thế cho Pháp lệnh Kế toàn và Thống kê ngày 13/2/2004 Chính phủ cũng ra nghị định số 40/2004/NĐ - CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống Kê. Công tác xây dựng, tổ chức và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cũng được chú trọng củng cố và phát triển, cơ sở vật chất kỹ thuật ngành Thống kê được tăng cường đáng kể. Thực hiện Nghị quyết só 49/CP của chính phủ về việc phát triển công nghệ thông tin, từ năm 1996 ngành Thống kê đã xây dựng được một cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin tương đối hiện đại ở cơ quan Tổng cục và nhiều Cục Thống kê. Mạng lưới tin học diện rộng và cơ sở dữ liệu của ngành đã hình thành, giúp cho việc khai thác số liệu thống kê của các đối tượng sử dụng được dễ dàng, nhanh chóng. Cán bộ thống kê đã từng bước được đào tạo về công nghệ thông tin. Đa số cán bộ thống kê ở trung ương và các tỉnh, thành phố thường xuyên áp dụng công nghệ tin học trong xử lý và tổng hợp số liệu. Hệ thống trang thiết bị đang ngày càng phát huy tác dụng tích cực. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thống kê được tăng cường, góp phần nâng cao vị thế của Thống kê Việt Nam trong cộng đồng thống kê quốc tế. Ngoài việc củng cố quan hệ với cơ quan thống kê Liên hợp quốc, thống kê ESCAP, thống kê ASEAN, với các tổ chức quốc tế. Tổng cục thống kê còn tăng cường các quan hệ hợp tác song phương với cơ quan thống kê quốc gia các nước như : Trung quốc, Lào, Thụy điển, Pháp, Séc, Ba lan, Nhật bản, Hàn quốc, các nước thành viên ASEAN và đã đạt được những kết quả đáng kể. Do tăng cường và mở rộng hợp tác quan hệ quốc tế, ngành Thống kê đã tiếp cận, hội nhập và ứng dụng các phương pháp thống kê và điều tra theo chuẩn mực thông lệ quốc tế. Nhờ đó, trong những năm qua, ngành Thống kê đã nhận được sự giúp đỡ có hiệu quả về kỹ thuật và tài chính của các tổ chức quốc tế và một số nước như: Chương trình phát triển của Liên hợp quốc, Quỹ dân số, Quỹ nhi đồng, Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc, Ngân hàng phát triển Châu á, tổ chức Sida Thụy điển… Hiện nay ngành Thống kê Việt Nam được tăng cường và phát triển theo định hướng phát triển của ngành Thống kê đến năm 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 141/20002/QD-TTg ngày 21 tháng 10 năm 2002. Mặc dù gặp biết bao khó khăn gian khổ, cán bộ công chức toàn ngành Thống kê từ thế hệ này đến thế hệ khác đã kiên trì phấn đấu xây dựng ngành, đáp ứng yêu cầu thông tin của Đảng và nhà nước và của xã hội. Phong trào thi đua trong nghành được duy trì có nề nếp, đã động viên khuyến khích từng đơn vị, cá nhân hăng hái phấn khởi hoàn thành nhiệm vụ. Với những thành tích đạt được, ngành Thống kê đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập Hạng nhất vào năm 1996, nhiều đơn vị và cán bộ thống kê được Nhà nước tặng thưởng nhiều huân chương cao quý, được Chính phủ tặng nhiều bằng khen và cờ luân lưu. Có thể nói gần 60 năm qua, ngành Thống kê đã cố gắng chủ động vượt qua khó khăn không ngừng vươn lên, đổi mới và nâng cao chất lượng công tác, đạt được bước phát triển mới. Toàn ngành đã chuyển đổi dần hệ thống chỉ tiêu của cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang hệ thống chỉ tiêu phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường định hướng XHCN. Phương pháp thu thập thông tin từng bước được cải tiến ngày càng phù hợp với cơ chế quản lý mới ở nước ta. Việc áp dụng công nghệ thông tin kết hợp với các ứng dụng có chọn lọc các phương pháp thông kê quốc tế, các phương pháp phân tích khoa học đã bước đầu phát huy hiệu quả trong công tác thu thập xử lý thông tin. Đội ngũ cán bộ thống kê được đào tạo, nâng cao về trình độ chính trị, chuyên môn, tin học và ngoại ngữ. Nhìn chung, ngành Thống kê đã cố gắng đáp ứng yêu cầu về thông tin của cơ qua Đảng, chính phủ và cơ quan quản lý các cấp, các ngành. Thông tin thống kê là cơ sở quan trọng để đánh giá phân tích và dự báo xu hướng phát triển kinh tế – xã hội của cả nước cũng như của từng ngành, từng địa phương, góp phần quan trọng vào công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, của các cơ quan trung ương và địa phương. Nhiều tài liệu thống kê được công bố và xuất bản đã đáp ứng được yêu cầu thông tin của xẫ hội III. Trung tâm tin học thống kê Với sự phát triển của công nghệ thông tin, việc áp dụng tin học vào ngành thống kê đã được triển khai để có thể xây dựng các chương trình phân tích, tính toán và xử lý số liệu thống kê.Trung tâm tính toán thống kê đã được thành lập và ngày 03/9/2003 được đổi tên thành Trung tâm tin học thống kê. 1.Vị trí và chức năng của trung tâm tin học thống kê: Trung tâm tin học thống kê là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Tổng cục thống kê, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tàI khoản tại Ngân hàng và kho bạc Nhà nước. Tên giao dịch quốc tế: Center for Statiscal Information Technology – Viết tắt là CSIT. Trụ sở đặt tại: 54 Nguyễn Chí Thanh, Quận Đống Đa, Hà Nội. Trung tâm tin học thống kê là đầu mối, chủ trì, phối hợp với các đơn vị trong ngành giúp Tổng cục nghiên cứu, lựa chọn công nghệ, xây dựng và quản lý vận hành bảo trì hệ thống, phát triển phần mềm ứng dụng, xử lý thông tin, đào tạo nhân lực về công nghệ thông tin và truyền thông cho ngành Thống kê theo sự phân công của Tổng cục và thực hiện các dịch vụ tin học cho các đơn vị trong, ngoài ngành thống kê. 2.Nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm tin học thống kê: Nghiên cứu, thử nghiệm, lựa chọn công nghệ, giải pháp kỹ thuật để phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong ngành thống kê. Xây dựng quản lý về kỹ thuật, vận hành và bảo trì hệ thống mạng máy tính thuộc Tổng cục, các Cục thống kê theo chương trình, kế hoạch, dự án đã được Tổng cục phê duyệt. Bảo đảm kết nối thông suốt mạng máy tính của Tổng cục với các cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành, các đơn vị trong ngành Thống kê với Internet. Xử lý số liệu điều tra, tổng điều tra theo kế hoạch của Tổng cục. Lựa chọn giải pháp, xây dựng, phát triển các cơ sở dữ liệu thống kê. Lựa chọn các phần mềm chuẩn, phát triển các phần mềm ứng dụng trong ngành, cung cấp và hướng dẫn các đơn vị trực thuộc Tổng cục, các Cục Thống kê sử dụng các phần mềm đó Hướng dẫn các đơn vị trực thuộc Tổng cục các Cục Thống kê sử dụng các phần mềm đó. Xây dựng, quản lý và bảo trì về kỹ thuật trang thông tin điện tử(Website) của Tổng cục. Thực hiện công tác đào tạo về công nghệ thông tin và truyền thông cho cán bộ, công chức, viên chức của ngành theo kế hoạch của Tổng cục. Thực hiện hợp tác với các tổ chức, cơ quan, đơn vị trong và ngoài nước để tiếp nhận, nâng cao trình độ công nghệ, kinh nghiệm quản lý và phát triển ứng dụng. Thực hiện các dich vụ về tin học thông qua đấu thầu hoặc riêng lẻ: xử lý số liệu, tư vấn kỹ thuật, lập, thẩm định và triển khai các dự án công nghệ thông tin, thiết kế thi công, giám sát, thẩm định kỹ thuật mạng máy tính, phát triển các ứng dụng và các sản phẩm điện tử, đào tạo công nghệ thông tin, lắp đặt, sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng thiết bị tin học, thực hiện các dịch vụ tin học khác cho các đơn vị trong và ngoài ngành Thống kê. Quản lý tài chính, tài sản, quản lý tổ chức bộ máy, biên chế được giao, thực hiện chế độ tiền lương, các chế độ chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật và các chế độ chính sách khác đối với viên chức thuộc phạm vi quản lý của Trung tâm theo quy định của Nhà nước và của Tổng cục Thống kê. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê giao. 3.Tổ chức và hoạt động: Tổng cục giao biên chế và bảo đảm kinh phí hoạt động tương ứng với nhiệm vụ được giao, thực hiện chính sách cán bộ và quyết định tuyển dụng, điều động viên chức trong biên chế của Trung tâm ( điều động viên chức ra ngoài Trung tâm). Giám đốc Trung tâm được tuyển dụng lao động hợp đồng ngoài biên chế theo quy định của nhà nước và hướng dẫn của Tổng cục để thực hiện các dịch vụ theo cơ chế hoạt động của đơn vị sự nghiệp có thu. Trung tâm tin học thống kê gồm có 6 phòng: Phòng tổ chức hành chính Phòng kế hoạch tài vụ Phòng cơ sở dữ liệu Phòng lập trình và đào tạo Phòng Kỹ thuật và quản trị hệ thống Phòng xử lý thông tin Trung tâm tin học thống kê có Giám đốc, các phó giám đốc do Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê bổ nhiệm và miễn nhiệm. Giám đốc chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê về toàn bộ các hoạt động của Trung tâm. Phó giám đốc giúp việc giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc về nhiệm vụ được giao. Phòng có trưởng phòng, nếu có từ bốn viên chức trong biên chế trở lên được bố trí một Trưởng phòng và một Phó Trưởng phòng. Trưởng phòng, phó Trưởng phòng do Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê bổ nhiệm và miễn nhiệm. Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Giám đốc Trung tâm về toàn bộ các hoạt động của Phòng. Phó Trưởng phòng giúp việc Trưởng phòng và chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng về nhiệm vụ được giao. Viên chức, người lao động có nghĩa vụ thực hiện và chịu trách nhiệm về các nhiệm vụ được giao. IV. Cơ sở dữ liệu thống kê Từ năm 1997, Trung tâm tin học thống kê đã phối hợp với các đơm vị thuộc Tổng cục Thống kê từng bước xây dựng và phát triển các cơ sở dữ liệu thống kê chạy trong mang LAN thuộc mạng GSOnet. Khai thác các cơ sở dữ liệu này thông qua chương trình ứng dụng viết trên ngôn ngữ lập trình, phần mềm phân tích thống kê, hoặc bảng tính Microsoft Excel thông qua ODBC. Hiện tại trên GSOnet có 4 loại cơ sở dữ liệu: Cơ sở dữ liệu lưu trữ các bảng danh mục: Danh mục đơn vị hành chính Danh mục ngành kinh tế quốc dân Danh mục các dân tộc Việt Nam Danh mục hàng hoá xuất, nhập khẩu Cơ sở dữ liệu đăng ký doanh nghiệp Cơ sở dữ liệu lưu trữ các bảng biểu tổng hợp kết quả các cuộc điều tra( CSDL vĩ mô đầu ra) Kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1989 Kết quả toàn bộ tổng điều tra dân số và nhà ở thời điểm 1- 4 – 1999 CSDL bản đồ Dân số đến cấp huyện( ứng dụng PopMap trên thông tin kết quả Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 1999) Kết quả tổng điều tra cơ sở kinh tế hành chính sự nghiệp năm 2002 Cơ sở dữ liệu dân số và phát triển Cơ sở dữ liệu lưu trữ thông tin ban đầu từ các cuộc điều tra (CSDL vi mô) Số liệu mẫu 3% tổng điều tra dân số và nhà ở thời điểm 1 – 4 – 1999 Số liệu tổng điều tra dân số và nhà ở thời điểm 1-4-1999 Số liệu tổng điều tra nông thôn nông nghiệp và thủy sản năm 2001 Số liệu tổng điều tra cơ sở kinh tế hành chính sự nghiệp năm 2002 Cơ sở dữ liệu ban đầu từ một số cuộc điều tra Điều tra Y tế Quốc gia 2001 – 2002 Điều tra biến động dân số hàng năm( 2001, 2002, 2003, 2004) Điều tra khảo sát mức sống hộ gia đình 2004 Từ cơ sở dữ liệu thống kê có thể làm dữ liệu để xây dựng các chương trình tổng hợp xử lý dữ liệu đưa ra báo cáo theo các tiêu chí thống kê khác nhau, với việc tổng hợp xử lý thủ công kết quả điều tra lao động việc làm hàng năm thì không thể tránh khỏi thiếu sót và nhầm lẫn với khối lượng dữ liệu lớn, do đó cần phải có một chương trình máy tính để thực hiện các công việc đó. Chương trình “Xử lý tổng hợp kết quả điều tra lao động việc làm 1/7/2004” thực hiện được những xử lý nhanh chóng hơn việc làm thủ công rất nhiều lần, giúp người sử dụng có được thông tin nhanh nhất, giúp việc đưa ra quyết định nhanh chóng và chính xác. Chương II Cơ sở phương pháp luận nghiên cứu đề tài Khái niệm thông tin hệ thống thông tin Thông tin Khái niệm thông tin Thông tin là sự phản ánh và biến phản ánh và biến phản ánh tri thức của chủ thể nhận phản ánh về đối tượng phản ánh. Thông tin có thể được hiểu là dữ liệu được xử lý thành dạng dễ hiểu, tiện dùng, có ý nghĩa và có giá trị đối với người nhận tin trong việc ra quyết định. Dữ liệu được ví như nguyên liệu thô của thông tin. Thông tin ra của bộ phận này lại có thể là dữ liệu của bộ phận khác. Do đó dễ thấy thông tin mang những đặc điểm: Thông tin mang tính động Thông tin mang tính tương đối Thông tin mang tính thời điểm Vai trò của thông tin đối với quản lý trong tổ chức. Quản lý là quá trình điều phối và phân công lao động bằng cách tác động vào đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đã được đề ra. Thông tin vừa là sản phẩm đầu vào vừa là sản phẩm đầu ra của lao động quản lý, tông tin là thể nền củ._.a quản lý. Không có thông tin thì không có hoạt động quản lý đích thực. Tính chất của thông tin theo cấp quyết định Quyết định chiến lược là những quyết định xác định mục tiêu và những quyết định xây dựng nguồn lực cho tổ chức. Quyết định chiến thuật là những quyết định cụ thể hoá mục tiêu thành nhiệm vụ, những quyết định kiểm soát và khai thác tối ưu nguồn lực. Quyết định tác nghiệp là những quyết định nhằm thực thi nhiệm vụ. 2.Hệ thống thông tin 2.1 Khái niệm Hệ thống thông tin là một tập hợp những con người, các thiết bị phần cứng, phần mềm, dữ liệu... thực hiện hoạt động thu thập, lưu trữ, xử lý và phân phối thông tin trong một tập các ràng buộc được gọi la môi trường. Nó được thể hiện bởi những con người, các thủ tục, dữ liệu và thiết bị tin học không tin học. Đầu vào (Inputs) của hệ thống thông tin được lấy từ các nguồn(Sources) và được xử lý bởi hệ thống sử dụng nó cùng với các dữ liệu đã được lưu trữ từ trước. Kết quả xử lý (Outputs) được chuyển đến các đích(Destination) hoặc cập nhật vào kho lưu trữ dữ liệu(Stoarage). Mô hình hệ thống thông tin. Như hình trên minh hoạ, mọi hệ thống thông tin đều có 4 bộ phận: bộ phận đưa dữ liệu vào, bộ phận sử lý, kho dữ liệu và bộ phận đưa dữ liệu ra. 2.2 Phân loại hệ thống thông tin trong tổ chức 2.2.1 Phân theo mục đích phục vụ thông tin đầu ra. Hệ thông tin xử lý giao dịch: là hệ thống xử lý các dữ liệu đến từ các giao dịch mà tổ chức thực hiện hoặc với khách hàng, với nhà cung cấp, với nhà cho vay, hoặc nhân viên của nó. Các giao dịch sản sinh ra các tài liệu và các giấy tờ thể hiện những giao dịch đó. Các hệ thống xử lý giao dịch có nhiệm vụ tập hợp tất cả các dữ liệu đó cho phép theo dõi các hoạt động của tổ chức. Chung trợ giúp ở mức tác nghiệp. Hệ thông tin quản lý MIS(Management Information System): Là hệ thống trợ giúp các hoạt động quản lý của tổ chức, các hoạt động này nằm ở mức điều khiển tác nghiệp, điều khiển quản lý hoặc lập kế hoạch chiến lược. Chúng dựa chủ yếu vào cơ sở dữ liệu được tạo ra bởi các hệ xử lý Hệ thống trợ giúp ra quyết định DSS(Decision Support System): là hệ thống được thiết kế với mục đích trợ giúp các hoạt động ra quyết định. Hệ thống chuyên gia ES(Expert System): là hệ thống cơ sở trí tuệ, có nguồn gốc từ nghiên cứu trí tuệ nhân tạo, trong đó có sự biểu diễn bằng các công cụ tin học những tri thức chuyên gia về một lĩnh vực nào đó. Hệ thống thông tin tăng cường khả năng cạnh tranh ISCA(Information System for competitive Advantage) Hệ thống thông tin loại này được sử dụng như một trợ giúp chiến lược. 2.2.2 Phân theo cấp quản lý. Hệ thống thông tin chiến lược. Hệ thông tin chiến thuật. Hệ thống thông tin tác nghiệp. 2.3 Nội dung và mục đích phát triển hệ thống thông tin 2.3.1 Nguyên nhân dẫn tới việc phát triển một hệ thống thông tin. Ngày nay khi mà khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão, thì hệ thống thông tin đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi tổ chức. Phát triển hệ thống thông tin nhằm cung cấp cho các thành viên của tổ chức những công cụ quản lý tốt nhất. Hơn nữa sự hoạt động tồi tệ của hệ thống thông tin, những vấn đề về quản lý và việc thâm thủng ngân quỹ là những nguyên nhân đầu tiên thúc đẩy yêu cầu phát triển hệ thống thông tin. Phát triển một hệ thống thông tin bao gồm việc phân tích hệ thống đang tồn tại, thiết kế một hệ thống mới, thực hiện và tiến hành cài đặt nó. Tóm lại những nguyên nhân chủ yếu sau dẫn đến việc phát triển hệ thông tin: Những vấn đề về quản lý Những yêu cầu mới của nhà quản lý Sự thay đổi của công nghệ Thay đổi sách lược chính trị 2.3.2 Phương pháp phát triển hệ thống thông tin Không nhất thiết phải theo đuổi một phương pháp để phát triển một hệ thống thông tin, tuy nhiên không có phương pháp ta có nguy cơ không đạt được những mục tiêu định trước. Vì một hệ thống thông tin là một đối tượng phức tạp, vận động trong môi trường cũng rất phức tạp. Để làm chủ được sự phức tạp đó, phân tích viên cần phải có một cách tiên hành nghiêm túc, một phương pháp. Phương pháp là một tập hợp các bước và các công cụ cho phép tiến hành một quá trình phát triển hệ thống chặt chẽ nhưng dễ quản lý hơn. Phương pháp ở đây dựa vào ba nguyên tắc cơ sở chung của nhiều phương pháp hiện đại có cấu trúc phát triển hệ thống thông tin. Ba nguyên tắc đó là: Nguyên tắc 1. Sử dụng các mô hình- mô hình lôgíc, mô hình vật lý ngoài và mô hình vật lý trong. Nguyên tắc 2. Chuyển từ cái chung sang cái riêng – Là một nguyên tắc của sẹ đơn giản hoá. Tìm hiểu từ cái chung đến cái riêng. Nguyên tắc 3: Chuyển từ mô hình vật lý sang mô hình logic khi phân tích và từ mô hình logic sang mô hình vật lý thiết kế. Các công đoạn của phát triển hệ thống : gồm 7 giai đoạn Giai đoạn 1: Đánh giá yêu cầu có mục đích cung cấp cho lãnh đạo tổ chức hoặc hội đồng giám đốc những dữ liệu đích thục để ra quyết định về thời cơ, tính khả thi và hiệu quả của một dự án phát triển hệ thống đòi hỏi chi phí lớn. Nó bao gồm các công đoạn sau: - Lập kế hoạch đánh giá yêu cầu - Làm rõ yêu cầu - Đánh giá khả năng thực thi - Chuẩn bị trình bày báo cáo đánh giá yêu cầu Giai đoạn 2 : Phân tích chi tiết Được tiến hành sau khi có đánh giá thuận lợi về yêu cầu. Những mụch đích chính của phân tích chi tiết là hiểu rõ các vấn đề của hệ thống đang nghiên cứu, xác định những nguyên nhân đích thực của những vấn đề, xác định những đòi hỏi và những ràng buộc áp đặt đối với hệ thống và xác định mục tiêu mà hệ thống thông tin mới phải đạt được. Phân tích chi tiết bao gồm các công đoạn sau: - Lập kế hoạch phân tích chi tiết - Nghiên cứu môi trường của hệ thống đang tồn tại - Nghiên cứu hệ thống thực tại - Đưa ra chẩn đoán và xác định các yêu tố giải pháp - Đánh giá lại tính khả thi - Thay đổi đề xuất của dự án. - Chuẩn bị và trình bày báo cáo phân tích chi tiết. Giai đoạn 3: Thiết kế lô gíc. Giai đoạn nhằm xác định tất cả các thành phần lô gíc của một hệ thống thông tin, cho phép loại bỏ được các vấn đề của hệ thống thực tế và đạt được những mục tiêu đã được thiết lập ở giai đoạn trước. Mô hình lô gíc của hệ thống mới bao hàm thông tin mà hệ thống mới sẽ sản sinh ra. Giai đoạn thiết kế lô gíc bao gồm những công đoạn sau: - Thiết kế cơ sở dữ liệu. - Thiết kế xử lý - Thiết kế luồng dữ liệu vào - Chỉnh sửa tài liệu cho mức lô gíc - Hợp thức hoá mô hình lô gíc Giai đoạn 4 : Đề xuất các phương án của giải pháp Mô hình lô gíc của hệ thống mới mô tả cái mà hệ thống này sẽ làm. Khi mô hình này được xác định và chuẩn y bởi người sử dụng, thì phân tích viên hoặc nhóm phân tích viên phải nghiêng về phương tiện để thực hiện hệ thống này. Đây là việc xây dựng các phương án khác nhau để cụ thể hoá mô hình lô gíc. Trên cơ sở và điều kiện thực tế sẽ chọn ra phương án tốt nhất( tốt nhất theo khía cạnh đáp ứng được các yêu cầu của nhà thiết kế mà vẫn tôn trọng các ràng buộc của tổ chức. Giai đoạn này bao gồm các công đoạn sau: - Xác định các ràng buộc tin học và ràng buộc tổ chức - Xây dựng các phương án của giải pháp. - Đánh giá các phương án của giải pháp - Chuẩn bị trình bày báo cáo của giai đoạn đề xuất các phương pháp. Giai đoạn 5: Thiết kế vật lý ngoài Giai đoạn này được tiến hành sau khi một phương án giải pháp được lựa chọn. Thiết kế vật lý bao gồm hai tài liệu kết quả cần có : Trước hết là một tài liệu bao chứa tất cả các đặc trưng của hệ thống mới sẽ cần cho việc thực hiện kỹ thuật và tài liệu dùng cho người sử dụng và nó mô tả cả phần thủ công, phần giao diện với những phần tin học hoá Giai đoạn này bao gồm các công đoạn: - Lập kế hoạch thiết kế vật lý ngoài - Thiết kế chi tiết các giao diện(vào/ ra ) - Thiết kế cách thức giao tiếp với phần tin học hoá - Thiết kế các thủ tục thủ công - Chuẩn bị và trình bày báo cáo về thiết kế vật lý ngoài. Giai đoạn 6: Triển khai kỹ thuật hệ thống Kết qủa cần đạt đựơc của giai đoạn này là phần tin học hoá của hệ thống thông tin, có nghĩa là phần mềm. Các hoạt động chính của giai đoạn này bao gồm: - Lập kế hoạch thực hiện kỹ thuật - Thiết kế vật lý trong - Lập trình - Thử nghiệm - Chuẩn bị tài liệu Giai đoạn 7 : Cài đạt và khai thấc Cài đặt hệ thống là pha trong đó việc chuyển từ hệ thống cũ sang hệ thống mới được thực hiện. Để việc chuyển đổi này được thực hiện với những va chạm ít nhất, cần phải lập kế hoạch một cách cẩn thận. Giai đoạn này bao gồm các công đoạn sau: - Lập kế hoạch cài đặt - Chuyển đổi - Khai thác và bảo trì - Đánh giá II. Phân tích hệ thống 1. Các công cụ phân tích hệ thống 1.1 Sơ đồ luồng thông tin Sơ đồ luồng thông tin được dùng để mô tả hệ thống thông tin theo cách thức động. Tức là mô tả sự di chuyển dữ liệu, việc xử lý, việc lưu trữ trong thế giới vật lý bằng các sơ đồ. Các ký pháp của sơ đồ luồng thông tin như sau: 1.2 Sơ đồ luồng dữ liệu(DFD) Sơ đồ luồng dữ liệu dùng để mô tả cũng chính hệ thống thông tin như sơ đồ luồng thông tin nhưng trên góc độ trừu tượng. Trên sơ đồ chỉ bao gồm các luồng dữ liệu, các xử lý, các lưu trữ dữ liệu, nguồn và đích nhưng không hề quan tâm tới nơi, thời điểm và đối tượng chịu trách nhiệm xử lý. Sơ đồ luồng dữ liệu chỉ mô tả đơn thuần hệ thống thông tin làm gì và để làm gì. Ký pháp dùng cho sơ đồ luồng dữ liệu(DFD) 2. Sơ đồ chức năng (BFD) Sơ đồ này dùng để biểu diễn chức năng mà chương trình được xây dựng có thể đáp ứng III. Thiết kế hệ thống 1.Thiết kế cơ sở dữ liệu lô gíc từ thông tin đầu ra Xác định các tệp cơ sở dữ liệu trên cơ sở thông tin đầu ra của hệ thống và là phương pháp cổ điển và cơ bản của việc thiết kế cơ sở dữ liệu. Bao gồm các bước sau: Bước 1. Xác định các đầu ra - Liệt kê tàon bộ các thông tin đầu ra - Nội dung, khối lượng, tần xuất và nơi nhận của chúng Bước 2. Xác định các tệp cần thiết cung cấp đủ dữ liệu cho việc tạo ra từng đầu ra. Liệt kê các phần tử thông tin đầu ra - Trên mỗi thông tin đầu ra bao gồm các phần tử thông tin được gọi là các thuộc tính. Đánh dấu các thuộc tính lặp - Thuộc tính có thể nhận nhiều giá trị dữ liệu. - Đánh dấu các thuộc tính thứ sinh - là những thuộc tính được tính toán ra hoặc suy ra từ các thuộc tính khác. - Gạch chân các thuộc tính khoá cho thông tin đầu ra. - Loại bỏ các thuộc tính thứ sinh khỏi danh sách. Thực hiện chuẩn hoá mức một 1(1.NF) - Chuẩn hoá mức 1 quy định rằng, trong mỗi danh sách không được phép chứa những thuộc tính lặp. Nếu có thuộc tính lặp thì phải tách các thuộc tính lặp đó ra thành các danh sách con, có một ý nghĩa dưới góc độ quản lý. - Gắn thêm cho nó một tên, tìm cho nó một thuộc tính định danh riêng và thêm thuộc tính định danh của danh sách gốc. Thực hiện chuẩn hoá mức 2(2NF) - Chuẩn hoá mức 2 (2NF) quy định rằng, trong một danh sách mỗi thuộc tính phải phụ thuộc hàm vào toàn bộ khoá chứ không chỉ phụ thuộc vào một phần của khoá. Nếu có sự phụ thuộc như vậy thì phải tách những thuộc tính phụ thuộc hàm vào bộ phận của khoá thành một danh sách con mới. - Lấy bộ phận khoá đó làm khoá cho danh sách mới. Đặt cho danh sách mới này một tên riêng cho phù hợp với nội dung của các thuộc tính trong danh sách. Thực hiện mức chuẩn hoá mức 3(3NF) - Chuẩn hoá mức 3 quy định rằng, trong một danh sách không được phép có sự phụ thuộc bắc cầu giữa các thuộc tính. Nếu có thuộc tính Z phụ thuộc hàm vào thuộc tính Y và Y phụ thuộc hàm vào thuộc tính X thì phải tách chúng vào 2 danh sách chứa quan hệ Z, Y và danh sách chứa quan hệ Y với X. - Xác định khoá và tên cho mỗi danh sách mới. 2. Thiết kế cơ sở dữ liệu bằng phương pháp mô hình hoá 2.1 Khái niệm cơ bản. Thực thể. Thực thể trong mô hình lô gíc dữ liệu được dùng để biểu diễn những đối tượng cụ thể hoặc trừu tượng trong thế giới thực mà ta muốn lưư trữ thông tin về chúng. Liên kết: Một thực thể trong thực tế không tồn tại độc lập với các thực thể khác. Có sự liên hệ qua lại giữa các thực thể khác nhau. Khái niệm liên kết hay quan hệ được dùng để trình bày, thể hiện những mối liên hệ tồn tại giữa các thực thể. 2.2 Mức độ liên kết Ngoài việc biết thực thể này liên kết với thực thể khác ra sao, còn phải biết có bao nhiêu lần xuất thực thể A tương tác với mỗi lần xuất thực thể B và ngược lại. Liên kết Môt - Một (1@1) Một lần xuất của thực thể A được liên kết với chỉ một lần xuất của thực thể B và ngược lại. Liên kết Một - Nhiều (1@N) Mỗi lần xuất của thực thể A được liên kết với một hoặc nhiều của thực thể B và mỗi lần xuất của thực B chỉ liên kết với duy nhất một lần xuất của thực thể A. Liên kết Nhiều - Nhiều(N@M) Mỗi lần xuất của thực thể A được liên kết với một hoặc nhiều của thực thể B và mỗi lần xuất của thực thể B được liên kết với một hoặc nhiều lần xuất của thực thể A. 2.3 Chuyển đổi mối quan hệ 2.3.1 Quan hệ một chiều - Quan hệ 1@1: trong trường hợp này ta chỉ tạo ra một tệp chung duy nhất để biểu diễn thông thực thể đó. Khoá của tệp là định danh của thực thể. - Quan hệ 1@N : Từ một quan hệ 1@N ta tạo ra một tệp thể hiện kiệu hực thể đó. Khoá của bảng là thuộc tính định danh của thực thể. Quan hệ sẽ được thể hiện bằng cách nhắc lại kha như là một thuộc tính không khoá. - Quan hệ N@M : mỗi quan hệ này được chuyển thành hai tệp: một tệp thể hiện thực thể và một tệp thể hiện quan hệ. Khoá của tệp quan hệ được cấu thành từ hai định danh của hai thực thể. 2.3.2 Quan hệ 2 chiều - Quan hệ 1@1 : Đối với quan hệ như vậy cần phải tạo ra hai tệp ứng với hai thực thể. - Quan hệ 1@N : Trường hợp này tạo ra 2 tệp, mỗi tệp ứng với một thực thể. Khoá của tệp ứng với thực thể có số mức quan hệ 1 được dùng như khóa quan hệ trong tệp ứng với thực thể có mức N. Khoá quan hệ có thể nhận giá trị rỗng nếu thực thể có số mức N là tuỳ chọn trong quan hệ. - Quan hệ N@M : Trong trường hợp này ta phải tạo ra hai tệp mô tả hai thực thể và một tệp tả quan hệ. Khoá của tệp mô tả quan hệ được tạo thành bởi việc ghép khoá của các thực thể tham gia vào quan hệ. IV. Giới thiệu hệ quản trị cơ sở dữ liệu Visual FoxPro Công cụ sử dụng để thực hiện đề tài là Visual Foxpro. FOXPRO là hệ quản trị cơ sở dữ liệu do hãng FOX sản xuất, dùng để giải quyết các bài toán trong các lĩnh vực quảnlý. FOXPRO được thừa kế và phát triển trên phần mềm DBASE III PLUS và DBASE IV là những sản phẩm nổi tiếng của hãng ASTON - TATE. Hãng FOX đã lần lượt cho ra đời các hệ quản trị cơ sở dữ liệu như FOXBASE 1.0, FOXBASE 2.0, FOXBASE 2.1. Khi các công cụ lập trình và các ứng dụng trên môi trường Windows ngày một nhiều thì hãng Microsoft cho ra đời phiên bản mới là FOXPRO 2.6, là một công cụ để giải quyết các bài toán trong lĩnh vực quản lý cho những người chuyên nghiệp, và cả những công cụ giao tiếp tiện lợi dành cho cả những người không chuyên được sử dụng trên cả 2 môi trường DOS và Windows. Cho đến khi xu hướng lập trình hướng đối tượng phát triểnvà ngày càng trở nên thông dụng thì một loạt các ngôn ngữ lập trình truyền thống như Basic, Pascal, C, FOXPRO đã khai thác khả năng giao diện để cải tiến và làm phong phú thêm những đặc tính của từng ngôn ngữ như VISUAL BASIC, VISUAL C ++, VISUAL FOXPRO... Với VISUAL FOXPRO 7.0, có thể xây dựng một hệ thống chương trình ứng dụng trong môi trường hệ điều hành Windows rất dễ dàng, tiện lợi. Ngày nay VISUAL FOXPRO 7.0 ngày càng được sử dụng nhiều trong các đề án trong và ngoài nước. VISUAL FOXPRO 7.0 là một công cụ lập trình hướng đối tượng mạnh mẽ cho việc xây dựn cơ sở dữ liệu của chúng ta và phát triển các ứng dụng. VISUAL FOXPRO cung cấp cho ta các công cụ cần thiết để tổ chức các Table chứa thông tin, chạy các Query, tạo một hệ thống cơ sở dữ liệu liên quan thống nhất, hay lập trình một ứng dụng sắp xếp dữ liệu hoàn chỉnh cho người sử dụng. Ngoài ra VISUAL FOXPRO còn có một số ưu điểm cụ thể sau: Dễ dàng tạo ra cơ sở dữ liệu và làm cho cơ sở dữ liệu dễ bảo trì hơn. Khi dùng VISUAL FOXPRO, ta có thể tạo ra các hàm theo ý mình để tính ra một giá trị theo những công thức hay quy trình phức tạp. Báo lỗi hay xử lý lỗi theo ý mình: VISUAL FOXPRO có thể giúp phát hiện ra lỗi của người dùng, hiện ra những thông báo dễ hiểu (bằng tiếng Việt) và đôi khi có thể tự động sửa lỗi. Tạo và điều khiển các đối tượng: dùng VISUAL FOXPRO có thể điều khiển tất cả các đối tượng trong cơ sở dữ liệu và cả bản thân cơ sở dữ liệu. Tiến hành các hành động ở mức hệ thống: với VISUAL FOXPRO có thể kiểm tra xem một tệp có thể tồn tại trong hệ thống hay không, có thể giao lưu với các ứng dụng khác như Excel, Oracle... Khi dùng VISUAL FOXPRO có thể thiết kế giao diện của chương trình rất đa dạng, phong phú và thân thiện với người sử dụng. Với VISUAL FOXPRO có thể thiết kế được các ứng dụng trong môi trường Client/Server, có thể giao tiếp với thư viện API của Windows, và dể dàng tạo bộ đĩa cài đặt (setup) để phân phối sản phẩm. Nâng cao khả năng quản lý cơ sở dữ liệu và Project: Có thể sử dụng những sản phẩm code nguồn như Microsoft Visual SourceSafe, Database container cho phép nhiều người sử dụng tạo lập hoặc hiệu chỉnh ứng dụng đồng thời trong cung một Database. Phát triển các ứng dụng dễ dàng hơn: VISUAL FOXPRO thêm một chức năng mới là Application Wizard cung cấp các Project Hook class mới và khả năng nâng cao đặc tính Application Framework làm cho ứng dụng hiệu quả hơn. Dễ dàng khi thiết kế các bảng dữ liệu và lập từ điển dữ liệu mở rộng, làm việc với trình quản trị cơ sở dữ liệu ODBC tạo những kết nối dễ dàng hơn cho việc tạo lập Gắn các ActiveX và OLE chặt hơn: VISUAL FOXPRO là một sever tự động hóa, vì thế các ứng dụng khác có thể gắn vào VISUAL FOXPRO Hiện nay VISUAL FOXPRO đã có các phiên bản như 6.0; 7.0; 8.0. Chương III Phân tích thiết kế chương trình Mục đích của chương trình xử lý tổng hợp kết quả điều tra lao động việc làm 01/7/2004 Thống kê là một trong những công cụ quản lý vĩ mô quan trọng, có vai trò cung cấp các thông tin thống kê trung thực, khách quan, chính xác, đầy đủ, kịp thời phục vụ các cơ quan nhà nước trong việc đánh giá dự báo tình hình, hoạch định chính sách chiến lược xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, đáp ứng nhu cầu thông tin của các tổ chức và cá nhân. Trong những cuộc điều tra hàng năm về dân số, lao động việc làm, việc tổng hợp kết quả những cuộc điều tra này đòi hỏi phải nhanh chóng và chính xác, giúp người sử dụng có được những thông tin hữu ích. Yêu cầu đầu vào của bài toán: - Bao gồm các kết quả thống kê ở các tỉnh địa phương, số liệu được lưu trữ tổng hợp bằng Excel, và số liệu gốc bằng foxpro. Yêu cầu đầu ra của bài toán: - Đưa ra các bảng biểu tổng hợp báo cáo của các tỉnh thành phố, của các vùng… - Các bảng biểu được tổng hợp theo mẫu của Tổng cục - Phục vụ in ấn các bảng biểu tổng hợp 2. Các bảng biểu tổng hợp Biểu Số Tên Biểu Biểu số 1 Số nhân khẩu thực tế thường trú chia theo giới tính và nhóm tuổi Biểu số 2 Số nhân khẩu thực tế thường trú từ đủ 15 tuổi trở lên chia theo giới tính và nhóm tuổi Biểu số 3 Số nhân khẩu thực tế thường trú trong độ tuổi lao động chia theo giới tính và nhóm tuổi Biểu số 4 Số người từ đủ 15 tuổi trở lên chia theo loại hoạt động trong 7 ngày qua, nhóm tuổi, trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn kỹ thuật (CMKT), ngành/nghề đào tạo và tình trạng chuyển đổi đất nông nghiệp từ năm 2004 Biểu số 5 Số người từ đủ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế (LLLĐ) trong 7 ngày qua chia theo nhóm tuổi, trình độ học vấn và trình độ chuyên môn kỹ thuật Biểu số 6 Số người từ đủ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế (LLLĐ) trong 7 ngày qua chia theo giới tính, nhóm tuổi, trình độ văn hoá, trình độ CMKT, ngành/nghề đào tạo và tình trạng việc làm Biểu số 7 Số người từ đủ 15 tuổi trở lên có việc làm trong 7 ngày qua chia theo giới tính, nhóm tuổi, trình độ văn hoá, trình độ CMKT, nghề nghiệp, ngành KTQD, vị thế công việc, loại hình kinh tế và tình trạng chuyển đổi đất NN từ năm 2002 Biểu số 8 Số người từ đủ 15 tuổi trở lên có việc làm trong 7 ngày qua chia theo tỉnh/thành phố nơi làm việc Biểu số 9 Số người từ đủ 15 tuổi trở lên có việc làm trong 7 ngày qua chia theo ngành KTQD, nghề nghiệp, giới tính và thành thị/nông thôn Biểu số 10 Số người từ đủ 15 tuổi trở lên có việc làm trong 7 ngày qua chia theo trình độ đào tạo, nghề nghiệp, giới tính và thành thị/nông thôn Biểu số 11 Số người từ đủ 15 tuổi trở lên có việc làm trong 7 ngày qua chia theo trình độ đào tạo, ngành KTQD, giới tính và thành thị/nông thôn Biểu số 12 Số người từ đủ 15 tuổi trở lên có việc làm trong 7 ngày qua chia theo ngành KTQD, loại hình kinh tế, giới tính và thành thị/nông thôn Biểu số 13 Số người từ đủ 15 tuổi trở lên có việc làm trong 7 ngày qua chia theo vị thế công việc, một số đặc trưng cơ bản, giới tính, thành thị/nông thôn và đơn vị hành chính Biểu số 14 Số người từ đủ 15 tuổi trở lên có việc làm trong 7 ngày qua chia theo số giờ làm việc, một số đặc trưng cơ bản, giới tính, thành thị/nông thôn và đơn vị hành chính Biểu số 15 Số giờ làm việc thực tế bình quân/tuần/lao động chia theo một số đặc trưng cơ bản, giới tính, thành thị/nông thôn và đơn vị hành chính Biểu số 16 Thu nhập bình quân/tháng/lao động chia theo một số đặc trưng cơ bản, giới tính Biểu số 17 Số người từ đủ 15 tuổi trở lên có việc làm trong 7 ngày qua phù hợp với ngành/nghề đào tạo chia theo một số đặc trưng cơ bản, giới tính Biểu số 18 Số người từ đủ 15 tuổi trở lên thiếu việc làm trong 7 ngày qua chia theo một số đặc trưng cơ bản, giới tính Biểu số 19 Số giờ làm việc thực tế bình quân/tuần/lao động của những người thiếu việc làm chia theo một số đặc trưng cơ bản, giới tính Biểu số 20 Thu nhập bình quân/tháng/lao động của những người thiếu việc làm chia theo một số đặc trưng cơ bản, giới tính Biểu số 21 Số người từ đủ 15 trở lên thất nghiệp trong 7 ngày qua chia theo một số đặc trưng cơ bản, giới tính Biểu số 22 Số người từ đủ 15 tuổi trở lên không hoạt động kinh tế trong 7 ngày qua chia theo một số đặc trưng cơ bản, giới tính Biểu số 23 Số người từ đủ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế trong 12 tháng qua chia theo một số đặc trưng cơ bản, giới tính Biểu số 24 Số người từ đủ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế trong 12 tháng qua chia theo số ngày làm việc, một số đặc trưng cơ bản, giới tính Biểu số 25 Số người từ đủ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế trong 12 tháng qua của khu vực nông thôn chia theo tỷ lệ sử dụng thời gian làm việc trong các ngành KTQD, một số đặc trưng cơ bản Biểu số 26 Số người từ đủ 15 tuổi trở lên không hoạt động kinh tế trong 12 tháng qua chia theo một số đặc trưng cơ bản, giới tính Biểu số 27 Số người từ đủ 15 tuổi trở lên không hoạt động kinh tế nhưng có nhu cầu làm việc trong 12 tháng qua chia theo một số đặc trưng cơ bản, giới tính Biểu số 28 Số người trong độ tuổi lao động chia theo loại hoạt động trong 7 ngày qua, một số đặc trưng cơ bản Biểu số 29 Số người trong độ tuổi lao động hoạt động kinh tế (LLLĐ) trong 7 ngày qua chia theo một số đặc trưng cơ bản, giới tính Biểu số 30 Số người trong độ tuổi lao động có việc làm trong 7 ngày qua chia theo một số đặc trưng cơ bản, giới tính Biểu số 31 Số người trong độ tuổi lao động có việc làm trong 7 ngày qua chia theo tỉnh/thành phố nơi làm việc Biểu số 32 Số người trong độ tuổi lao động có việc làm trong 7 ngày qua chia theo ngành KTQD, trình độ CMKT Biểu số 33 Số người trong độ tuổi lao động có việc làm trong 7 ngày qua chia theo ngành KTQD, nghề nghiệp Biểu số 34 Số người trong độ tuổi lao động có việc làm trong 7 ngày qua chia theo ngành nghề đào tạo, nghề nghiệp Biểu số 35 Số người trong độ tuổi lao động có việc làm trong 7 ngày qua chia theo ngành nghề đào tạo, ngành kinh tế quốc dân Biểu số 36 Số người trong độ tuổi lao động có việc làm trong 7 ngày qua chia theo ngành KTQD, loại hình kinh tế Biểu số 37 Số người trong độ tuổi lao động có việc làm trong 7 ngày qua chia theo vị thế công việc, trình độ CMKT, nghề nghiệp, ngành KTQD và loại hình kinh tế Biểu số 38 Số người trong độ tuổi lao động có việc làm trong 7 ngày qua chia theo số giờ làm việc, ngành KTQD, số giờ muốn làm thêm, thu nhập Biểu số 39 Số giờ làm việc thực tế bình quân/tuần/lao động trông độ tuổi chia theo nhóm tuổi, trình độ văn hoá, trình độ CMKT, nghề nghiệp, ngành KTQD, vị thế công việc, loại hình kinh tế Biểu số 40 Thu nhập bình quân/tháng/lao động trong độ tuổi chia theo nhóm tuổi, trình độ văn hoá, trình độ CMKT, nghề nghiệp, ngành KTQD, vị thế công việc, loại hình kinh tế Biểu số 41 Số người trong độ tuổi lao động có việc làm trong 7 ngày qua phù hợp với ngành/nghề đào tạo chia theo nhóm tuổi, trình độ văn hoá, trình độ CMKT, nghề nghiệp, ngành kinh tế quốc dân, vị thế công việc, loại hình kinh tế Biểu số 42 Số người trong độ tuổi lao động thiếu việc làm trong 7 ngày qua chia theo nhóm tuổi, trình độ văn hoá, trình độ CMKT, ngành/nghề đào tạo, giới tính Biểu số 43 Số giờ làm việc thực tế bình quân/tuần/lao động trong độ tuổi của những người thiếu việc làm chia theo nhóm tuổi, trình độ văn hoá, trình độ CMKT, ngành/nghề đào tạo, nghề nghiệp, ngành KTQD, loại hình kinh tế và giới tính Biểu số 44 Thu nhập bình quân/tháng/lao động trong độ tuổi của những người thiếu việc làm chia theo nhóm tuổi, trình độ văn hoá, trình độ CMKT, ngành/nghề đào tạo, nghề nghiệp, ngành KTQD, loại hình kinh tế và giới tính Biểu số 45 Số người trong độ tuổi lao động thất nghiệp trong 7 ngày qua chia theo nhóm tuổi, trình độ văn hoá, trình độ CMKT, ngành/nghề đào tạo,thời gian thất nghiệp, lý do thất nghiệp và giới tính Biểu số 46 Số người trong độ tuổi lao động không hoạt động kinh tế trong 7 ngày qua chia theo nhóm tuổi, trình độ văn hoá, nguyên nhân và giới tính Biểu số 47 Số người trong độ tuổi lao động HĐKT trong 12 tháng qua chia theo nhóm tuổi, trình độ văn hoá, trình độ CMKT, ngành/nghề đào tạo và giới tính Biểu số 48 Số người trong độ tuổi lao động HĐKT trong 12 tháng qua chia theo số ngày làm việc, nhóm tuổi, trình độ văn hoá, trình độ CMKT, ngành/nghề đào tạo và số ngày muốn làm thêm Biểu số 49 Số người trong độ tuổi lao động HĐKT trong 12 tháng qua chia theo số ngày làm việc, nhóm tuổi, trình độ văn hoá, trình độ CMKT, ngành/nghề đào tạo và số ngày muốn làm thêm Biểu số 50 Số người trong độ tuổi lao động HĐKT trong 12 tháng qua của khu vực nông thôn chia theo tỷ lệ sử dụng thời gian làm việc trong các ngành KTQD, nhóm tuổi, trình độ VH, trình độ CMKT, ngành/nghề đào tạo và tình trạng chuyển đổi đất NN từ năm 2002 Biểu số 51 Số người trong độ tuổi lao động không HĐKT trong 12 tháng qua chia theo nhóm tuổi, trình độ văn hoá, trình độ CMKT, ngành/nghề đào tạo và số ngày muốn làm thêm trong 12 tháng qua Biểu số 52 Số người trong độ tuổi lao động không HĐKT nhưng có nhu cầu làm việc trong 12 tháng qua chia theo nhóm tuổi, trình độ văn hoá, trình độ CMKT, ngành/nghề đào tạo, số ngày muốn làm thêm trong 12 tháng qua và giới tính Biểu số 53 Tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng của lao động từ đủ 15 tuổi trở lên HĐKTTX 12 tháng qua của khu vực Nông thôn chia theo nhóm tuổi 3.Chức năng của bài toán 3.1, Sơ đồ môi trường 3.2, Sơ đồ chức năng của bài toán dự kiến 4.Thiết kế cơ sở dữ liệu logic Khi thiết kế các tệp máy tinh, các nguồn dữ liệu thường được tổ hợp với nhau để trong cùng một tiến trình. Mặt khác dữ liệu đó cũng được dùng trong những tiến trình khác nhau. Điều đó cũng có nghĩa là một số dữ liệu cố thể bị sao chép lặp lại và cũng được lưu trữ tại nhiều nơi khác nhau nó không chỉ tốn không gian lưu trữ và lẵng phí khả năng lưu trữ cũng như xử lý của bộ nhớ mà còn không thống nhất dữ liệu giữa các tệp nếu không cập nhật đầy đủ. Thiết kế cơ sở dữ liệu trên cơ sở các thông tin đầu ra nhằm để xác định các mối quan hệ bên trong hoặc tham trỏ chéo với nhau giữa các thực thể, tức là mọi phần tử dữ liệu chỉ lưu trữ một lần trong toàn bộ hệ thống và có thể được truy cập ở bất cứ tiến trình nào, kết quả của việc thiết kế cơ sở dữ liệu logic sẽ cho ta một tập hợp các tệp dữ liệu và chúng có liên kết với nhau. Từ thông tin đầu ra là “Phiếu điều tra” lập được danh sách các thuộc tính: Tỉnh/ Thành phố Quận/ Huyện Xã/ Phường/ Thị trấn Tên địa bàn điều tra Thành thị/ Nông thôn Hộ số Tên chủ hộ Địa chỉ của hộ H1- Họ và tên từng người thực tế thường trú tại hộ H2- Quan hệ với chủ hộ H3- Nam hay Nữ H4- Ngày tháng năm sinh H5- Bao nhiêu tuổi tròn H6- Lớp học phổ thông cao nhất đạt được H7 - Đủ 15 tuổi trở lên C1 – Trình độ kĩ thuật chuyên môn cao nhất được đào tạo C2 – Ngành nghề được đào tạo C3 – Trong 7 ngày qua có làm bất cứ việc gì để tạo thu nhập không? C4 – Trước 7 ngày qua có làm việc gì không? C5 – Sắp tới có tiếp tục trở lại làm việc không? C6 – Công việc đó có phù hợp với ngành nghề được đào tạo không? C7 – Tên công việc chiếm nhiều thời gian nhất đã làm trong (trước) 7 ngày qua là gì? C8 – Tên cơ quan đơn vị cùng chức năng, nhiệm vụ chính nơi làm việc là gì? C9 – Tên tỉnh thành phố làm việc? C10 – Công việc chiếm nhiều thời gian nhất đã làm? (Làm công ăn lương, chủ kinh tế hộ gia đình, chủ doanh nghiệp tư nhân, tự làm) C11 – Công việc chiếm nhiều thời gian nhất đã làm thuộc loại hình kinh tế nào? C12 – Tổng số giờ làm việc thực tế đã làm trong 7 ngày qua? C13 – Trong 7 ngày qua có muốn làm thêm việc không? C14 – Muốn làm thêm bao nhiêu giờ trong một tuần C15 – Thu nhập một tháng trong khi làm việc là bao nhiêu? C16 – Trong 4 tuần qua có đi tìm hoặc sẵn sàn làm việc không? C17 - Đã không có việc làm bao lâu rồi? C18 – Lý do không có việc làm?(Mất việc làm, Bị sa thải, Hợp đồng hết hạn; Kết thúc hợp đồng) C19 – Tại sao không co nhu cầu làm việc?(ốm đau, già, bệnh tật) C20 – Trong 12 tháng qua có làm bất cứ việc một công việc gì để tạo thu nhập không? C21 – Trong 12 thang qua đã làm được khoảng bao nhieu ngày cho tất cả các loại công việc để tạo thu nhập? C22 – Trong tổng số ngày đã làm được trong 12 tháng qua: C22.1 – Có bao nhiêu ngày làm việc cho nghành kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp? C22.2 – Tổng số ngày làm việc cho ngành khác? C22.3 – Số ngày làm việc ở thành thị trong thời gian nông nhàn? C23 – Trong 12 tháng qua nếu có thêm việc làm thì có sẵn sàng làm thêm không? C24 – Muốn làm thêm khoảng bao nhiêu ngày? C25 – Trong 12 tháng qua có nhu cầu làm việc, tìm việc và sẵn sàng làm việc không? C26 - Nếu có việc làm, có thể làm được khoảng bao nhieu ngày trong 12 tháng qua? Sau khi chuẩn hóa các bước 1NF, 2NF, 3NF ta có c._.t;=37 NganhKt=4 case Val(c8)=40 or Val(c8)=41 NganhKt=5 case Val(c8)=45 NganhKt=6 case Val(c8)>=50 and Val(c8)<=52 && TN NganhKt=7 case Val(c8)=55 NganhKt=8 case Val(c8)>=60 and Val(c8)<=64 NganhKt=9 case Val(c8)>=65 and Val(c8)<=67 NganhKt=10 case Val(c8)=70 NganhKt=11 case Val(c8)>=71 and Val(c8)<=74 NganhKt=12 case Val(c8)=75 NganhKt=13 case Val(c8)=80 NganhKt=14 case Val(c8)=85 or Val(c8)=83 NganhKt=15 case Val(c8)=90 NganhKt=16 case Val(c8)=91 NganhKt=17 case Val(c8)=92 or Val(c8)=93 NganhKt=18 case Val(c8)=95 NganhKt=19 case Val(c8)=99 NganhKt=20 othe NganhKt=19 wait wind "Sai ngành SXKD cấp 1 : "+c8 nowait endcase Return * Proc xdNghedt Cap1=int(c2/100) && 23 nghe dao dt do case case Cap1=14 Nghedt=1 case Cap1=21 Nghedt=2 case Cap1=22 Nghedt=3 case Cap1=31 Nghedt=4 case Cap1=32 Nghedt=5 case Cap1=34 Nghedt=6 case Cap1=38 Nghedt=7 case Cap1=42 Nghedt=8 case Cap1=44 Nghedt=9 case Cap1=46 Nghedt=10 case Cap1=48 Nghedt=11 case Cap1=52 Nghedt=12 case Cap1=53 Nghedt=13 case Cap1=54 Nghedt=14 case Cap1=58 Nghedt=15 case Cap1=62 Nghedt=16 case Cap1=64 Nghedt=17 case Cap1=72 Nghedt=18 case Cap1=76 Nghedt=19 case Cap1=81 Nghedt=20 case Cap1=84 Nghedt=21 case Cap1=85 Nghedt=22 case Cap1=86 Nghedt=23 othe Nghedt=16 && nlts endcase Return * Proc xdNnghiep Nghe=int(c7/10) && chi co 10 Nhom nghe nghiep if Nghe=0 or Nghe>9 Nghe=9 endif Return * Proc xdTinh sele dmTinh loca for solieu.c9=ma_tinh if found() TinhLv=Recno() else TinhLv=65 endif sele solieu Return -toexcel_th.prg ( Đưa ra excel sau khi tổng hợp) Para braExcel,cFileDB cFileDBV=SYS(5)+CURDIR()+cFileDB+".xls" do case case val(cMat)=0 IF !DIRECTORY("Kq_TQuoc") MD ("Kq_TQuoc") ENDIF cFileXLS=SYS(5)+CURDIR()+"Kq_TQuoc\"+braExcel+".xls" case val(cMat)>=1 and val(cMat)<=8 IF !DIRECTORY("Kq_Vung"+allt(cMat)) MD ("Kq_Vung"+allt(cMat)) ENDIF cFileXLS=SYS(5)+CURDIR()+"Kq_Vung"+allt(cMat)+"\"+braExcel+".xls" case val(cMat)>=9 and val(cMat)<=11 IF !DIRECTORY("Kq_VTD"+STR(Val(cMat)-8,1)) MD ("Kq_VTD"+STR(Val(cMat)-8,1)) ENDIF cFileXLS=SYS(5)+CURDIR()+"Kq_VTD"+STR(Val(cMat)-8,1)+"\"+braExcel+".xls" case val(cMat)>=101 IF !DIRECTORY("Kq_Tinh"+allt(cMat)) MD ("Kq_Tinh"+allt(cMat)) ENDIF cFileXLS=SYS(5)+CURDIR()+"Kq_Tinh"+allt(cMat)+"\"+braExcel+".xls" endcase * IF FILE(cFileDBV) tmpsheet = GETOBJECT('','excel.sheet') XLApp = tmpsheet.APPLICATION XLApp.VISIBLE = .T. XLApp.WorkBooks.OPEN(cFileDBV,,.T.) XLApp.ActiveWindow.WINDOWSTATE = 2 XLSheet = XLApp.ActiveSheet nStart=9 nDong=nStart cWnd="Bieu" SELE 0 use tgIn alias tgIn nCot=FCOUNT()-1 XLSheet.Cells(2,1).VALUE=cBieu XLSheet.Cells(4,1).VALUE=cTen tsCot=FCOUNT() if BieuIn=26 or BieuIn=50 tsCot=10 endif if BieuIn=16 or BieuIn=17 or BieuIn=40 or BieuIn=41 or BieuIn=20 or BieuIn=21 or BieuIn=44 or BieuIn=45 tsCot=15 endif if BieuIn=53 tsCot=10 endif SCAN cTr="rtrim(ten)" cCL='XLSheet.Cells('+ALLT(STR(nDong))+','+ALLT(STR(1))+').VALUE = '+cTr+'' &cCL nVitri=2 FOR i=7 TO tsCot cTr=FIELD(i) IF &cTr0 cCL='XLSheet.Cells('+ALLT(STR(nDong))+','+ALLT(STR(nVitri))+').VALUE = '+cTr+"" &cCL ELSE cCL='XLSheet.Cells('+ALLT(STR(nDong))+','+ALLT(STR(nVitri))+').VALUE = ""' &cCL ENDIF nVitri=nVitri+1 ENDFOR cFK_IN=FIELDS(1) nGt=&cFK_IN nRow=nDong FOR nCol=1 TO FCOUNT()-1 do Kieu_chu ENDFOR nDong=nDong+1 ENDSCAN SELECT tgIn USE XLSheet.RANGE(XLSheet.Cells(nStart,1),XLSheet.Cells(nDong,1)).SELECT XLApp.SELECTION.WrapText=.T. XLSheet.RANGE(XLSheet.Cells(nStart,1),XLSheet.Cells(nStart,nCot)).SELECT XLSheet.RANGE(XLSheet.Cells(nDong,1),XLSheet.Cells(nDong,nCot)).SELECT XLApp.SELECTION.Font.size=8 XLApp.DisplayAlerts =.F. XLApp.ActiveWorkbook.SAVEAS(cFileXLS) lDamo=.F. IF XLApp.WINDOWS.COUNT0 IF XLApp.WINDOWS.COUNT>2 lDamo=.T. ENDIF FOR hx=1 TO XLApp.WINDOWS.COUNT IF XLApp.WINDOWS(hx).CAPTION=cWnd XLApp.WINDOWS(hx).CLOSE EXIT ENDIF ENDFOR ENDIF IF lDamo XLApp.ActiveWorkbook.CLOSE ELSE XLApp.QUIT ENDIF ENDIF RETURN * Proc Kieu_chu DO CASE CASE nGt=0 XLSheet.Cells(nRow,nCol).FONT.Bold=.F. XLSheet.Cells(nRow,nCol).FONT.Italic=.F. CASE nGt=1 XLSheet.Cells(nRow,nCol).FONT.Bold=.T. CASE nGt=2 XLSheet.Cells(nRow,nCol).FONT.Bold=.T. XLSheet.Cells(nRow,nCol).FONT.Italic=.T. CASE nGt=3 XLSheet.Cells(nRow,nCol).FONT.Bold=.F. XLSheet.Cells(nRow,nCol).FONT.Italic=.T. ENDCASE Return dkien_in.prg( Chương trình kiểm tra điều kiện in) Para BieuIn store 0 to tg sele tgIn go botom sdong=md Dime tg(tsdong,21) go top do while .not. eof() for j=1 to 21 cot="C"+allt(str(j,2)) tg(md,j)=&cot endfor skip enddo zap Bra=BieuIn if Bra=26 OR Bra=29 or Bra=50 bdm=4 for j=1 to 21 tg(12,j)=tg(12,j)+tg(13,j)+tg(14,j)+tg(15,j) tg(13,j)=0 tg(14,j)=0 tg(15,j)=0 tg(24,j)=tg(24,j)+tg(25,j)+tg(26,j)+tg(27,j) tg(25,j)=tg(28,j) tg(26,j)=tg(29,j)+tg(30,j)+tg(31,j) tg(27,j)=0 tg(28,j)=0 tg(29,j)=0 tg(30,j)=0 tg(31,j)=0 endfor * Chia lai ty le for i=1 to sdong if tg(i,6)0 tg(i,4)=tg(i,7)*100/tg(i,6) endif if tg(i,8)0 tg(i,2)=tg(i,5)*100/tg(i,8) tg(i,3)=tg(i,6)*100/tg(i,8) endif endfor endif for i=1 to sdong sele dmucIn seek str(bdm,2)+str(i,3) if found() and co_in=1 iTten=Ten c_kin=K_in sele tgIn appe blank Repl k_in with c_Kin,Ten with iTen for j=1 to 21 cot="C"+allt(str(j,2)) Repl &cot with tg(i,j) endfor endif endfor Return - excel_tinh.prg Para braExcel,cFileDB cFileDBV=SYS(5)+CURDIR()+cFileDB+".xls" IF val(cMah)=0 IF !DIRECTORY("C:\KqE_T"+cMat+"\chung\") MD ("C:\KqE_T"+cMat+"\chung\") ENDIF cFileXLS="C:\KqE_T"+cMat+"\chung\"+braExcel+".xls" ELSE IF !DIRECTORY("C:\KqE_T"+cMat+"\Huyen"+ALLTRIM(cMah)+"\") MD ("C:\KqE_T"+cMat+"\Huyen"+ALLTRIM(cMah)+"\") ENDIF cFileXLS="C:\KqE_T"+cMat+"\Huyen"+ALLTRIM(cMah)+"\"+braExcel+".xls" ENDIF IF FILE(cFileDBV) tmpsheet = GETOBJECT('','excel.sheet') XLApp = tmpsheet.APPLICATION XLApp.VISIBLE = .T. XLApp.WorkBooks.OPEN(cFileDBV,,.T.) XLApp.ActiveWindow.WINDOWSTATE = 2 XLSheet = XLApp.ActiveSheet nStart=9 nDong=nStart cWnd="Bieu" SELE 0 use c:\tgIn alias tgIn nCot=FCOUNT()-1 XLSheet.Cells(2,1).VALUE=cBieu XLSheet.Cells(4,1).VALUE=cTen SCAN cTr="rtrim(ten)" cCL='XLSheet.Cells('+ALLT(STR(nDong))+','+ALLT(STR(1))+').VALUE = '+cTr+'' &cCL nVitri=2 tsCot=FCOUNT() if BieuIn=26 or BieuIn=50 tsCot=10 endif if BieuIn=16 or BieuIn=17 or BieuIn=40 or BieuIn=41 or BieuIn=20 or BieuIn=21 or BieuIn=44 or BieuIn=45 tsCot=15 endif if BieuIn=53 tsCot=10 endif FOR i=7 TO tsCot cTr=FIELD(i) IF &cTr0 cCL='XLSheet.Cells('+ALLT(STR(nDong))+','+ALLT(STR(nVitri))+').VALUE = '+cTr+"" &cCL ELSE cCL='XLSheet.Cells('+ALLT(STR(nDong))+','+ALLT(STR(nVitri))+').VALUE = ""' &cCL ENDIF nVitri=nVitri+1 ENDFOR cFK_IN=FIELDS(1) nGt=&cFK_IN nRow=nDong FOR nCol=1 TO FCOUNT()-1 do Kieu_chu ENDFOR nDong=nDong+1 ENDSCAN SELECT tgIn USE XLSheet.RANGE(XLSheet.Cells(nStart,1),XLSheet.Cells(nDong,1)).SELECT XLApp.SELECTION.WrapText=.T. XLSheet.RANGE(XLSheet.Cells(nStart,1),XLSheet.Cells(nStart,nCot)).SELECT XLSheet.RANGE(XLSheet.Cells(nDong,1),XLSheet.Cells(nDong,nCot)).SELECT XLApp.SELECTION.Font.size=8 XLApp.DisplayAlerts =.F. XLApp.ActiveWorkbook.SAVEAS(cFileXLS) lDamo=.F. IF XLApp.WINDOWS.COUNT0 IF XLApp.WINDOWS.COUNT>2 lDamo=.T. ENDIF FOR hx=1 TO XLApp.WINDOWS.COUNT IF XLApp.WINDOWS(hx).CAPTION=cWnd XLApp.WINDOWS(hx).CLOSE EXIT ENDIF ENDFOR ENDIF IF lDamo XLApp.ActiveWorkbook.CLOSE ELSE XLApp.QUIT ENDIF ENDIF RETURN * Proc Kieu_chu DO CASE CASE nGt=0 XLSheet.Cells(nRow,nCol).FONT.Bold=.F. XLSheet.Cells(nRow,nCol).FONT.Italic=.F. CASE nGt=1 XLSheet.Cells(nRow,nCol).FONT.Bold=.T. CASE nGt=2 XLSheet.Cells(nRow,nCol).FONT.Bold=.T. XLSheet.Cells(nRow,nCol).FONT.Italic=.T. CASE nGt=3 XLSheet.Cells(nRow,nCol).FONT.Bold=.F. XLSheet.Cells(nRow,nCol).FONT.Italic=.T. ENDCASE Return - thbcn( Tổng hợp báo cáo nhanh) Publ b01(17,6),b02(13,6),b03(14,6),b04(14,6),b05(14,8),b06(14,12),b07(14,12) Publ b08(34,12),b09(12,12),b10(9,24),b11(66,67),b12(14,8),b13(14,8),b14(14,9),b15(14,4),b16(17,24) Publ tuoi Publ mht,mh,mc,tuoi,Gtinh,tdvh,cmkt,Kv,Kvkt,Tpkt,Bra,TinhLv,mhTinh * set cons off set echo off set alte to sai set alte on sele dmhc copy to dmTinh for ma_huyen=0 sele 0 use dmTinh alias dmTinh * sele 0 use tgBCN alias tgBCN zap sele dmhc scan for ma_huyen=0 Matinh=ma_tinh do xdVungKT do thTinh with "tgtq",Matinh sele dmhc endscan * tao ra tgtq wait wind "Đang cộng dồn kết quả Toàn quốc !!! " nowait do Congdon do Chia sele tgBCN if cosr1 copy to tgBCN_Mau endif use sele dmTinh use * set alte to close all Rele b01,b02,b03,b04,b05,b06,b07,b08,b09,b10,b11,b12,b13,b14,b15 Rele mht,mh,mc,tuoi,Gtinh,tdvh,cmkt,Nganhkt,Kv,Kvkt,Tpkt,Lhkt,Lamthem,Thunhap,mhTinh,TinhLv Return * Proc thTinh Para tgGhep,Matinh Wait wind "Đang tổng hợp tỉnh :"+str(Matinh,3) nowait Fsl="Data\T"+str(Matinh,3) if File(Fsl+".dbf") if Matinh=207 or Matinh=209 or Matinh=213 or Matinh=215 or Matinh=205 or Matinh=106 or Matinh=111 Heso="Hst"+str(Matinh,3) sele 0 use &Heso alias Hstinh go top do while .not. eof() MaHuyen=Huyen sott_nam=hstt_nam sott_nu=hstt_nu sont_nam=hsnt_nam sont_nu=hsnt_nu store 0 to soho,nam_tt,nu_tt,nam_nt,nu_nt,sohoTT,sohoNT sele 0 use &Fsl copy to slHuyen for Huyen=MaHuyen use slHuyen alias solieu do chinh with Matinh do Tonghop sele solieu use do CongTong * Ghi tg cho tung Huyen for bra=1 to 16 do Ghitg with bra,MaTinh,Mahuyen endfor * sele Hstinh Repl tsho with soho,mautt_nam with nam_tt,mautt_nu with nu_tt Repl tsho_TT with sohoTT,tsho_NT with sohonT if mautt_nam0 Repl hstt_nam with dstt_nam/mautt_nam endif if mautt_nu0 Repl hstt_nu with dstt_nu/mautt_nu endif Repl maunt_nam with nam_nt,maunt_nu with nu_nt Repl hsnt_nam with dsnt_nam/maunt_nam,hsnt_nu with dsnt_nu/maunt_nu skip enddo sele hsTinh use dele file slHuyen.dbf else Mahuyen=0 sele hs2004 loca for mtinh=Matinh if found() sott_nam=hstt_nam sott_nu=hstt_nu sont_nam=hsnt_nam sont_nu=hsnt_nu endif store 0 to soho,nam_tt,nu_tt,nam_nt,nu_nt,sohoTT,sohoNT sele 0 use &Fsl copy to slTam use slTam alias solieu do chinh with Matinh do Tonghop sele solieu use dele file slTam.dbf do CongTong * * sele hs2004 * loca for mtinh=Matinh * if found() * Repl tsho with soho,mautt_nam with nam_tt,mautt_nu with nu_tt * Repl hstt_nam with dstt_nam/mautt_nam,hstt_nu with dstt_nu/mautt_nu * * Repl maunt_nam with nam_nt,maunt_nu with nu_nt * Repl hsnt_nam with dsnt_nam/maunt_nam,hsnt_nu with dsnt_nu/maunt_nu * endif * Ghi tg for bra=1 to 16 do Ghitg with bra,MaTinh,Mahuyen endfor endif endif Return * Proc Congdon sele tgBCN sort on mb,md to slft zap Dime bts(67) store 0 to bts sele 0 use slft alias slft go top imb=mb imd=md iTen=ten cKieu=K_in do while .not. eof() if mb=imb and md=imd for j=1 to 67 cot="c"+allt(str(j,2)) bts(j)=bts(j)+&cot endfor else sele tgBCN appe blank Repl tinh with 0,ten with iten,mb with imb,md with imd,K_in with cKieu for j=1 to 67 cot="c"+allt(str(j,2)) Repl &cot with bts(j) endfor sele slft store 0 to bts imb=mb imd=md iTen=ten cKieu=K_in loop endif skip enddo sele tgBCN appe blank Repl tinh with 0,ten with iten,mb with imb,md with imd,K_in with cKieu for j=1 to 67 cot="c"+allt(str(j,2)) Repl &cot with bts(j) endfor sele slft use dele file slft.dbf Rele bts Return ************************* * Chia Ty le, BQ * ************************* Proc Chia sele tgBCN scan for Subs(mb,2,2)="04" if c10 Repl c2 with c2*100/c1 Repl c3 with c3*100/c1 Repl c4 with c4*100/c1 Repl c5 with c5*100/c1 Repl c6 with c6*100/c1 Repl c1 with c1*100/c1 endif endscan scan for Subs(mb,2,2)="05" if c10 Repl c2 with c2*100/c1 Repl c3 with c3*100/c1 Repl c4 with c4*100/c1 Repl c5 with c5*100/c1 Repl c6 with c6*100/c1 Repl c7 with c7*100/c1 Repl c8 with c8*100/c1 Repl c1 with c1*100/c1 endif endscan scan for Subs(mb,2,2)="07" if c70 Repl c1 with c1*100/c7 endif if c80 Repl c2 with c2*100/c8 endif if c90 Repl c3 with c3*100/c9 endif if c100 Repl c4 with c4*100/c10 endif if c110 Repl c5 with c5*100/c11 endif if c120 Repl c6 with c6*100/c12 endif endscan dime ts(12) store 0 to ts scan for Subs(mb,2,2)="08" if md=1 for j=1 to 12 cot="c"+allt(str(j,2)) ts(j)=&Cot endfor endif * for j=1 to 12 cot="c"+allt(str(j,2)) if ts(j)0 Repl &cot with &cot*100/ts(j) endif endfor endscan store 0 to ts scan for Subs(mb,2,2)="09" if md=1 for j=1 to 12 cot="c"+allt(str(j,2)) ts(j)=&Cot endfor endif * for j=1 to 12 cot="c"+allt(str(j,2)) if ts(j)0 Repl &cot with &cot*100/ts(j) endif endfor endscan scan for Subs(mb,2,2)="10" for j=1 to 12 cot="c"+allt(str(j,2)) cotc="c"+allt(str(j+12,2)) if &cot0 Repl &cot with &cotc/&cot endif endfor Endscan scan for Subs(mb,2,2)="12" if c50 Repl c1 with c1*100/c5 endif if c60 Repl c2 with c2*100/c6 endif if c70 Repl c3 with c3*100/c7 endif if c80 Repl c4 with c4*100/c8 endif endscan scan for Subs(mb,2,2)="13" if c60 Repl c4 with c7*100/c6 endif if c80 Repl c2 with c5*100/c8 Repl c3 with c6*100/c8 endif endscan scan for Subs(mb,2,2)="16" for j=1 to 12 cot="c"+allt(str(j,2)) cotc="c"+allt(str(j+12,2)) if &cot0 Repl &cot with &cot*100/&cotc endif endfor Endscan Return ******************** * Cong Tong * ******************** Proc CongTong for bra=1 to 16 Bi="B"+padl(allt(str(Bra,2)),2,"0") sele dmBieu loca for Mab=Bra if found() sdong=tsdong scot=tscot For i=1 to sdong for j=1 to scot &Bi(i,j)=Int(&Bi(i,j)) endfor Endfor endif endfor for i=1 to 17 B01(i,3)=B01(i,3)+B01(i,4) && TS=Nam+Nu B01(i,5)=B01(i,5)+B01(i,6) B01(i,1)=B01(i,3)+B01(i,5) B01(i,2)=B01(i,4)+B01(i,6) endfor for i=1 to 12 B02(i,3)=B02(i,3)+B02(i,4) && TS=Nam+Nu B02(i,5)=B02(i,5)+B02(i,6) B02(i,1)=B02(i,3)+B02(i,5) B02(i,2)=B02(i,4)+B02(i,6) endfor * Chinh lai LD trong do tuoi B02(13,3)=B06(1,7)+B06(1,8) B02(13,5)=B06(1,11)+B06(1,12) B02(13,1)=B02(13,3)+B02(13,5) B02(13,2)=B02(13,4)+B02(13,6) * for i=1 to 14 B03(i,3)=B03(i,3)+B03(i,4) && TS=Nam+Nu B03(i,5)=B03(i,5)+B03(i,6) B03(i,1)=B03(i,3)+B03(i,5) B03(i,2)=B03(i,4)+B03(i,6) endfor * Chinh lai B06 Co VL+TN=HDKT(b03) for i=1 to 14 B06(i,5)=B03(i,3)-B06(i,6) B06(i,9)=B03(i,5)-B06(i,10) endfor for i=1 to 14 B06(i,1)=B06(i,5)+B06(i,9) B06(i,2)=B06(i,6)+B06(i,10) B06(i,3)=B06(i,7)+B06(i,11) B06(i,4)=B06(i,8)+B06(i,12) endfor for i=1 to 14 B07(i,1)=B07(i,3)+B07(i,5) B07(i,2)=B07(i,4)+B07(i,6) B07(i,7)=B07(i,9)+B07(i,11) B07(i,8)=B07(i,10)+B07(i,12) endfor for j=1 to 12 B08(1,j)=B08(3,j)+B08(4,j) endfor * Chinh lai B15 B15(1,1)=B01(3,1)-B03(1,1) B15(3,1)=B01(6,1)-B03(3,1) B15(4,1)=B01(7,1)-B03(4,1) B15(5,1)=B01(8,1)-B03(5,1) B15(6,1)=B01(9,1)-B03(6,1) B15(7,1)=B01(10,1)-B03(7,1) B15(8,1)=B01(11,1)-B03(8,1) B15(9,1)=B01(12,1)-B03(9,1) B15(10,1)=B01(13,1)-B03(10,1) B15(12,1)=B01(15,1)-B03(12,1) B15(13,1)=B01(16,1)-B03(13,1) B15(14,1)=B01(17,1)-B03(14,1) for i=1 to 14 B15(i,4)=B15(i,1)-B15(i,2)-B15(i,3) endfor for i=1 to 17 B16(i,1)=B16(i,2)+B16(i,3)+B16(i,4)+B16(i,5)+B16(i,6)+B16(i,7)+B16(i,8)+B16(i,9) B16(i,13)=B16(i,14)+B16(i,15)+B16(i,16)+B16(i,17)+B16(i,18)+B16(i,19)+B16(i,20)+B16(i,21) endfor if b07(1,4)b16(1,1) ?"Tinh "+str(MaTinh,3)+" - TN " endif if b07(1,10)b16(1,13) ?"Tinh "+str(MaTinh,3)+" - HDKT " endif Return ********************************** * Ghi cac Bieu Trung gian * ********************************** Proc Ghitg Para Bra,MaTinh,Mahuyen wait wind "Bieu "+str(bra,5) nowait bdm=Bra if Bra=4 or Bra=5 or Bra=6 or Bra=7 or Bra=12 or Bra=13 or Bra=14 or Bra=15 bdm=3 endif * Bi="B"+padl(allt(str(Bra,2)),2,"0") sele dmBieu loca for Mab=Bra if found() sdong=tsdong scot=tscot For i=1 to sdong iTen=" " cKieu=0 sele dmuc seek str(bdm,2)+str(i,2) if found() iTen=ten cKieu=Kieu_in endif sele tgBCN appe Blank Repl tinh with MaTinh,Huyen with Mahuyen,md with i,Ten with iTen,K_in with cKieu Repl mb with bi for j=1 to scot cot="c"+allt(str(j,2)) Repl &cot with &Bi(i,j) endfor endfor endif Return * ************************************** * Cong vao cac Bieu trung gian * ************************************** Proc Tonghop sele solieu Store 0 to b01,b02,b03,b04,b05,b06,b07,b08,b09,b10,b11,b12,b13,b14,b15,b16 Store 0 to mht,mh,mc,tuoi,Gtinh,tdvh,cmkt,Kvkt,Tpkt,Lamthem,Thunhap,TinhLv,mhTinh go top do while .not. eof() wait wind "Tinh :"+str(tinh,3)+" - "+str(recno(),5)+"/"+str(Recc(),5) nowait Tuoi=H5 Gtinh=H3 Tdtuoi=0 if H2=1 && Chu ho soho=soho+1 if ttnt=1 sohoTT=sohoTT+1 else sohoNT=sohoNT+1 endif endif if ttnt=1 if Gtinh=1 nam_tt=nam_tt+1 else nu_tt=nu_tt+1 endif else if Gtinh=1 nam_nt=nam_nt+1 else nu_nt=nu_nt+1 endif endif * store 1 to soc if cosr=1 && Gan so ruy rong if ttnt=1 if Gtinh=1 soc=sott_nam else soc=sott_nu endif else if Gtinh=1 soc=sont_nam else soc=sont_nu endif endif endif * TDVH if H6_lop=0 and H6_he=0 tdvh=1 else if H6_he=12 do case case H6_Lop<=4 tdvh=2 case H6_Lop>=5 and H6_lop<=8 tdvh=3 case H6_Lop>=9 and H6_lop<=11 tdvh=4 othe tdvh=5 endcase else do case case H6_Lop<=3 tdvh2=2 case H6_Lop>=4 and H6_lop<=6 tdvh=3 case H6_Lop>=7 and H6_lop<=9 tdvh=4 othe tdvh=5 endcase endif endif * if c1=0 or c1>9 cmkt=1 else cmkt=c1 if cmkt>7 cmkt=7 endif endif * if Tuoi>=15 if gtinh=1 && nam if tuoi<=59 tdtuoi=1 endif else if tuoi<=54 tdtuoi=1 endif endif do xdtuoi Vung=int(MaTinh/100) mc=ttnt*2+Gtinh B01(3,mc)=B01(3,mc)+soc if tdtuoi=1 B01(4,mc)=B01(4,mc)+soc endif B01(Vung+5,mc)=B01(Vung+5,mc)+soc if kv>0 B01(Kv+14,mc)=B01(Kv+14,mc)+soc endif * HD 7 ngay qua if c19=0 && HDKT 7 ngay B02(1,mc)=B02(1,mc)+soc B02(mht,mc)=B02(mht,mc)+soc if tdtuoi=1 B02(13,mc)=B02(13,mc)+soc endif B03(1,mc)=B03(1,mc)+soc B03(Vung+2,mc)=B03(Vung+2,mc)+soc if KV>0 B03(Kv+11,mc)=B03(Kv+11,mc)+soc endif B04(1,1)=B04(1,1)+soc B04(1,Tdvh+1)=B04(1,Tdvh+1)+soc B04(Vung+2,1)=B04(Vung+2,1)+soc B04(Vung+2,Tdvh+1)=B04(Vung+2,Tdvh+1)+soc if Kv>0 B04(Kv+11,1)=B04(Kv+11,1)+soc B04(Kv+11,Tdvh+1)=B04(Kv+11,Tdvh+1)+soc endif B05(1,1)=B05(1,1)+soc B05(1,cmkt+1)=B05(1,cmkt+1)+soc B05(Vung+2,1)=B05(Vung+2,1)+soc B05(Vung+2,cmkt+1)=B05(Vung+2,cmkt+1)+soc if Kv>0 B05(Kv+11,1)=B05(Kv+11,1)+soc B05(Kv+11,cmkt+1)=B05(Kv+11,cmkt+1)+soc endif * mctt=ttnt*4 if c170 && That nghiep mc=mctt+2 else && Co VL mc=mctt+1 endif B06(1,mc)=B06(1,mc)+soc B06(Vung+2,mc)=B06(Vung+2,mc)+soc if Kv>0 B06(Kv+11,mc)=B06(Kv+11,mc)+soc endif if tdtuoi=1 B06(1,mc+2)=B06(1,mc+2)+soc B06(Vung+2,mc+2)=B06(Vung+2,mc+2)+soc if Kv>0 B06(Kv+11,mc+2)=B06(Kv+11,mc+2)+soc endif endif * mc=ttnt*2+7 && HDKT lam mau so B07(1,mc)=B07(1,mc)+soc B07(Vung+2,mc)=B07(Vung+2,mc)+soc if Kv>0 B07(Kv+11,mc)=B07(Kv+11,mc)+soc endif if tdtuoi=1 B07(1,mc+1)=B07(1,mc+1)+soc B07(Vung+2,mc+1)=B07(Vung+2,mc+1)+soc if Kv>0 B07(Kv+11,mc+1)=B07(Kv+11,mc+1)+soc endif * TN chia theo nhóm tuoi và TD CMKT if ttnt=1 do congB16 with 1 do congB16 with mht do case case c1=1 mhc=14 case c1>=2 and c1<=5 mhc=15 case c1=6 mhc=16 othe mhc=17 endcase do congB16 with mhc endif endif * if c170 mc=ttnt*2+1 B07(1,mc)=B07(1,mc)+soc B07(Vung+2,mc)=B07(Vung+2,mc)+soc if Kv>0 B07(Kv+11,mc)=B07(Kv+11,mc)+soc endif if tdtuoi=1 B07(1,mc+1)=B07(1,mc+1)+soc B07(Vung+2,mc+1)=B07(Vung+2,mc+1)+soc if Kv>0 B07(Kv+11,mc+1)=B07(Kv+11,mc+1)+soc endif endif * if ttnt=1 && khu vuc thanh thi do CongB8 with "B08",Gtinh+2 do CongB8 with "B08",mht+3 do CongB8 with "B08",cmkt+16 do case case c18=11 or c18=12 or c18=13 Ldtn=1 case c18=20 Ldtn=2 case c18=30 Ldtn=3 case c18=41 or c18=42 or c18=43 Ldtn=4 othe Ldtn=5 endcase do CongB8 with "B08",Ldtn+24 if c17=0 or c17>4 Tgtn=1 else Tgtn=c17 endif do CongB8 with "B08",Tgtn+30 endif else && c17=0 Co VL do XDNKT do xdLHKT do CongB8 with "B09",1 do CongB8 with "B09",Kvkt+2 do CongB8 with "B09",Tpkt+6 if c10=1 or c10=2 do CongB8 with "B09",12 else do CongB8 with "B09",11 endif * Bieu Tnbq 1->12=13->24/1->12 do CongB10 with 2 if c10=1 or c10=2 do CongB10 with 3 endif if ttnt=1 do CongB10 with 5 if c10=1 or c10=2 do CongB10 with 6 endif else do CongB10 with 8 if c10=1 or c10=2 do CongB10 with 9 endif endif * if Tinhc9 && LV o Tinh khac store 0 to TinhLv,mhTinh do xdTinh with TinhLv,mhTinh B11(1,1)=B11(1,1)+soc B11(1,TinhLV+1)=B11(1,TinhLV+1)+soc B11(mhTinh+1,1)=B11(mhTinh+1,1)+soc B11(mhTinh+1,TinhLV+1)=B11(mhTinh+1,TinhLV+1)+soc else store 0 to TinhLv,mhTinh do xdTinh with TinhLv,mhTinh B11(1,67)=B11(1,67)+soc B11(mhTinh+1,67)=B11(mhTinh+1,67)+soc endif endif && KT that nghiep else && Khong HDKT 7 ngay if c19=0 or c19>2 && Tu ma 3 den ma 6 vao 1 cot mc=4 else mc=c19+1 endif B15(1,1)=B15(1,1)+soc B15(1,mc)=B15(1,mc)+soc B15(Vung+2,1)=B15(Vung+2,1)+soc B15(Vung+2,mc)=B15(Vung+2,mc)+soc if KV>0 B15(Kv+11,1)=B15(Kv+11,1)+soc B15(Kv+11,mc)=B15(Kv+11,mc)+soc endif endif && Ket Thuc HDKT 7 ngay * if ttnt=2 and datnn=1 if c19=0 && HDKT 7 ngay if c170 && That nghiep mc=3 else && Co VL mc=2 endif else && Khong HDKT 7 ngay if c19=0 or c19>6 mc=9 else mc=c19+3 endif endif B14(1,1)=B14(1,1)+soc B14(1,mc)=B14(1,mc)+soc B14(Vung+2,1)=B14(Vung+2,1)+soc B14(Vung+2,mc)=B14(Vung+2,mc)+soc if KV>0 B14(Kv+11,1)=B14(Kv+11,1)+soc B14(Kv+11,mc)=B14(Kv+11,mc)+soc endif endif * if ttnt=2 && Khu vuc Nong thon if c21(c22_1+c22_2) ?str(tinh,3)+str(huyen,3)+diaban+str(hoso,10)+str(c21,10)+str((c22_1+c22_2),10)+" Chenh "+str(c21-(c22_1+c22_2),10) endif if (c21+c24)>=183 or c26>=183 &&HDKTTX 12 thang qua do Congb12 with 1 do Congb12 with Vung+2 if Kv>0 do Congb12 with KV+11 endif * do Congb13 with 1 do Congb13 with Vung+2 if Kv>0 do Congb13 with KV+11 endif endif &&HDKTTX 12 thang qua endif endif && Ket thuc >= 15 tuoi skip enddo Return * Proc CongB16 Para mh b16(mh,Vung+13)=b16(mh,Vung+13)+soc if KV>0 b16(mh,Kv+21)=b16(mh,Kv+21)+soc endif if c170 b16(mh,Vung+1)=b16(mh,Vung+1)+soc if KV>0 b16(mh,Kv+9)=b16(mh,Kv+9)+soc endif endif Return * Proc CongB12 Para mh b12(mh,1)=b12(mh,1)+c21 b12(mh,5)=b12(mh,5)+c21+c24+c26 if gTinh=2 b12(mh,2)=b12(mh,2)+c21 b12(mh,6)=b12(mh,6)+c21+c24+c26 endif if tdtuoi=1 b12(mh,3)=b12(mh,3)+c21 b12(mh,7)=b12(mh,7)+c21+c24+c26 if gTinh=2 b12(mh,4)=b12(mh,4)+c21 b12(mh,8)=b12(mh,8)+c21+c24+c26 endif endif Return * Proc CongB13 Para mh b13(mh,1)=b13(mh,1)+soc b13(mh,5)=b13(mh,5)+c22_1 b13(mh,6)=b13(mh,6)+c22_2 b13(mh,7)=b13(mh,7)+c22_3 b13(mh,8)=b13(mh,8)+c21 Return * Proc CongB8 Para bi,mh &bi(mh,1)=&bi(mh,1)+soc &bi(mh,Vung+1)=&bi(mh,Vung+1)+soc if KV>0 &bi(mh,Kv+9)=&bi(mh,Kv+9)+soc endif Return * Proc CongB10 Para mh b10(mh,1)=b10(mh,1)+1 b10(mh,Vung+1)=b10(mh,Vung+1)+1 b10(mh,13)=b10(mh,13)+c15 b10(mh,Vung+13)=b10(mh,Vung+13)+c15 if KV>0 b10(mh,Kv+9)=b10(mh,Kv+9)+1 b10(mh,Kv+21)=b10(mh,Kv+21)+c15 endif Return * Proc xdLhkt do case case c11>=11 and c11<=16 Tpkt=1 case c11>=21 and c11<=24 Tpkt=2 case c11=30 Tpkt=2 case c11=41 or c11=42 Tpkt=2 case c11=50 Tpkt=3 othe Tpkt=2 endcase Return * Proc XDNKT do case case Val(c8)=1 or Val(c8)=2 or Val(c8)=5 Kvkt=1 case (Val(c8)>=10 and Val(c8)<=41) or Val(c8)=45 && CNXD Kvkt=2 othe Kvkt=3 endcase Return * Proc xdTinh Para TinhLv,mhTinh sele dmTinh loca for solieu.c9=ma_tinh if found() TinhLv=Recno() else TinhLv=65 endif loca for maTinh=ma_tinh if found() mhTinh=Recno() else mhTinh=65 endif sele solieu Return Proc xdTuoi do case case tuoi>=15 and tuoi<=19 mht=3 case tuoi>=20 and tuoi<=24 mht=4 case tuoi>=25 and tuoi<=29 mht=5 case tuoi>=30 and tuoi<=34 mht=6 case tuoi>=35 and tuoi<=39 mht=7 case tuoi>=40 and tuoi<=44 mht=8 case tuoi>=45 and tuoi<=49 mht=9 case tuoi>=50 and tuoi<=54 mht=10 case tuoi>=55 and tuoi<=59 mht=11 case tuoi>=60 mht=12 endcase return * Proc xdVungKT do case case Matinh=101 or Matinh=103 or Matinh=104 or Matinh=105 or Matinh=106 or Matinh=107 ; or Matinh=109 or Matinh=225 Kv=1 case Matinh=501 or Matinh=503 or Matinh=505 or Matinh=507 or Matinh=411 Kv=2 case Matinh=701 or Matinh=713 or Matinh=717 or Matinh=711 or Matinh=709 or Matinh=707 ; or Matinh=801 Kv=3 Othe Kv=0 endcase Return - cmbTinh.Click cMat=SUBS(THISFORM.cmbTinh.LISTITEM(THISFORM.cmbTinh.LISTINDEX),1,3) if Val(cMat)<=11 SELECT dmbieu ix=1 SCAN cTen=space(2)+Bieu+". "+ALLT(tenbieu) THISFORM.lstBieu.ADDLISTITEM(cTen,ix,1) THISFORM.lstBieu.ADDLISTITEM(allt(str(Mab,2)),ix,2) THISFORM.lstBieu.ADDLISTITEM(str(Ploai,1),ix,3) ix=ix+1 ENDSCAN else THISFORM.lstBieu.Clear SELECT dmbieu ix=1 SCAN for in_tinh=1 cTen=space(2)+Bieu+". "+ALLT(tenbieu) THISFORM.lstBieu.ADDLISTITEM(cTen,ix,1) THISFORM.lstBieu.ADDLISTITEM(allt(str(Mab,2)),ix,2) THISFORM.lstBieu.ADDLISTITEM(str(Ploai,1),ix,3) ix=ix+1 ENDSCAN endif THISFORM.cmdXem.ENABLED=.F. THISFORM.cmdIn.ENABLED=.F. THISFORM.cmdExcel.ENABLED=.F. THISFORM.optTH.ENABLED=.T. THISFORM.lstBieu.ENABLED=.T. THISFORM.cmdTonghop.ENABLED=.T. THISFORM.REFRESH Mục lục Lời nói đầu 1 Chương I: Tổng quan về cơ sở thực tập Trung tâm tin học thống kê - Tổng cục Thống kê 3 I. Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng cục thống kê 3 1. Vị trí và chức năng 4 2. Nhiệm vụ và quyền hạn 4 3. Hệ thống tổ chức của Tổng cục Thống kê 8 4. Cơ cấu tổ chức của cơ quan Tổng cục Thống kê 8 II. Những thành tựu của ngành thống kê Việt Nam 8 III. Trung tâm tin học thống kê 14 1. Vị trí và chức năng của trung tâm tin học thống kê 15 2. Nhiệm vụ và quyền hạn của trung tâm tin học thống kê 16 3. Tổ chức và hoạt động 17 IV. Cơ sở dữ liệu thống kê 19 Chương II. Cơ sở phương pháp luận nghiên cứu đề tài 21 I. Khái niệm thông tin hệ thống thông tin 21 1.Thông tin 21 1.1.Khái niệm thông tin 21 1.2. Vai trò của thông tin đối với quản lý trong tổ chức 21 1.3 Tính chất của thông tin theo cấp quyết định 22 2. Hệ thống thông tin 22 2.1. Khái niệm 22 2.2.Phân loại hệ thống thông tin trong tổ chức 23 Phân theo mục đĩch phục vụ thông tin đầu ra 23 2.2.2. Phân theo cấp quản lý 23 2.3 Nộ dung và mục đích phát triển hệ thống thông tin 24 2.3.1. Nguyên nhân dẫn tới việc phát triển một hệ thống thông tin 24 2.3.2 Phương pháp phát triển hệ thống thông thin 25 II. Phân tích hệ thống 28 1. Các công cụ phân tích hệ thống 28 1.1. Sơ đồ luồng thông tin 28 1.2.Sơ đồ luồng dữ liệu (DFD) 29 2. Sơ đồ chức năng 30 III Thiết kế hệ thống 30 1.Thiết kế CSDL từ các thông tin đầu ra......................................................30 2.Thiết kế CSDL bằng phương pháp mô hình hoá 32 2. 1.Khái niệm cơ bản 32 2.2.Mức độ liên kết 32 2.3. Chuyển đổi mối quan hệ 33 IV. Giới thiệu hệ quản trị cơ sở dữ liệu Visual Foxpro 33 Chương III: Phân tích thiết kế chương trình 37 1. Mục đích của chương trình xử lý tổng hợp kết quả điều tra lao động việc làm 01/7/2004 37 2. Các bảng biểu tổng hợp 37 3. Chức năng của bài toán 45 3.1. Sơ đồ môi trường 45 3.2. Sơ đồ chức năng của bài toán 45 4. Thiết kế cơ sở dữ liệu logic 46 5. Thiết kế chương trình 49 6.Thiết kế giao diện 57 7. Cài đặt 66 Kết luận 67 Danh mục tài liệu tham khảo 68 Phụ lục 69 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24791.doc
Tài liệu liên quan