Xây dựng thương hiệu cho ngành du lịch Việt Nam

MỤC LỤC CHƯƠNG I: LỜI MỞ ĐẦU Nói đến du lịch Việt Nam, người ta nghĩ ngay đến Vịnh Hạ Long, đến Hà Nội với 36 phố phường, đến những bãi biển trải dài…nhưng tất cả những điều đó chỉ tạm dừng ở mức du lịch khám phá, người ta đến Việt Nam, chỉ đến một lần rồi thôi. Là một người dân Việt Nam, khi đi ra nước ngoài cũng như khi giới thiệu với bạn bè trong và ngoài nước, ai ai cũng mong những bản sắc văn hóa Việt Nam sẽ được nhiều người biết đến, mà biết đến rồi để nhớ, để mỗi khi có dịp đi du lịch,

doc38 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1510 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt tài liệu Xây dựng thương hiệu cho ngành du lịch Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
họ lại nhớ về Việt Nam…Vậy muốn khách du lịch đến Việt Nam thì chúng ta phải mở rộng, đa dạng hóa các loại hình du lịch, giúp du khách tìm tòi về văn hóa Việt Nam. Không chỉ riêng Việt Nam mà với cả các nước trên thế giới, ngành du lịch đang là ngành có khả năng thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế quốc dân, giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động. Đối với Việt Nam nói riêng, mục tiêu chiến lược phát triển Du lịch việt Nam 2006-2010 trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở khai thác có hiệu quả lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa lịch sử, huy động tối đa nguồn lực và trahur sự hợp tác, hỗ trợ quốc tế, tạo điều kiện thúc đẩy lợi thế cạnh tranh cho Việt Nam trên sân chơi WTO. Điểm yếu lâu nay của ngành du lịch Việt Nam là chưa xây dựng được cho mình một thương hiệu để tự giới thiệu ra bên ngoài. Quá trình xây dựng thương hiệu du lịch cho Việt Nam hiện vẫn đang trong quá trình “tiềm ẩn”, còn gặp nhiều khó khăn và trở ngại, nhưng tôi tin rằng, với sức trẻ và lòng nhiệt huyết, con người Việt Nam đủ khả năng để xây dựng một thương hiệu cho du lịch Việt Nam. Đề án em chọn lần này mang tên: “Xây dựng thương hiệu cho ngành du lịch Việt Nam” em xin nêu lên và đóng góp 1 số ý kiến của bản thân về vấn đề thương hiệu, về quá trình Việt Nam xây dựng thương hiệu cho du lịch nước nhà, qua đó cũng nói rõ khó khăn và trở ngại gặp phải. Do còn hạn chế về kiến thức và tài liệu tham khảo nên chắc chắn còn gặp nhiều thiếu sót, hạn chế. Em mong qua bài viết này được sự đóng góp ý kiến cũng như chỉ bảo của thầy cô để có thể nâng cao chất lượng bài viết trong các bài viết sau. Cuối cùng em xin trân thành cám ơn thầy : PGS.TS Trương Đoàn Thể đã giúp đỡ em trong bài viết này, đồng thời em xin cảm ơn các thầy cô giáo khác đã góp ý cho bài viết của em trong quá trình giảng dạy. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn các thầy cô! CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN I. XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CHO DU LỊCH VIỆT NAM LÀ TẤT YẾU CỦA THỊ TRƯỜNG. 1. Sự hình thành của thương hiệu a. Thương hiệu có từ khi nào? Thuật ngữ nhãn hiệu “brand” xuất phát từ người Aixolen cổ đại với nghĩa là đốt cháy “to burn”. Hiện nay, nhã hiệu được phát triển đáng kể thông qua một số phương tiện. thứ nhất, hệ thống pháp lý công nhân giá trị nhãn hiệu và bảo hộ như là một tài sản cho cả nhà sản xuất lẫn người tiêu dùng. Thứ hai, khái niệm nhãn hiệu hàng hóa được phát triển thành công ở các loại dịch vụ. Thứ ba, đây chính là sự thay đổi quan trọng nhất, về phương diện phân biệt các sản phẩm thì ngày càng lệ thuộc vào các yếu tố vô hình và điều nay tạo ra cho nhãn hiệu một giá trị rất lớn đối với doanh nghiệp. Khi một nhãn hiệu được khẳng định chắc chắn bằng việc đi đăng kí bảo hộ và được chấp nhận bảo hộ thì nhãn hiệu đó đã được chứng nhận độc quyền và thường được coi là thương hiệu. Khái niệm: theo hiệp hội Marketing Hoa Kỳ: Thương hiệu là “một cái tên, từ ngữ, ký hiệu, biểu tượng hoặc hình vẽ kiểu thiết kế,..., hoặc tập hợp của các yếu tố trên nhằm xác định và phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một người bán hoặc nhóm người bán với hàng hóa và dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh”. Một thương hiệu có thể được cấu tạo bởi hai phần: Phát âm được: là những yếu tố có thể đọc được, tác động vào thính giác của người nghe như tên công ty (ví dụ như: Uliniver), tên sản phẩm (Dove), câu khẩu hiệu (nâng niu bàn chân Việt), đoạn nhạc hát đặc trưng và các yếu tố phát âm được khác. Không phát âm được: là những yếu tố không đọc được mà chỉ có thể cảm nhận được bằng thị giác như hỉnh vẽ, biểu tượng (ví dụ hình lưỡi liềm của hãng Nike), màu sắc (màu đỏ của Coca-cola), kiểu dáng thiết kế bao bì (kiểu chai nước khoáng Lavie) và các yếu tố nhận biết khác. b. Thương hiệu có mặt tại Việt Nam khi nào? Nước ta thời thuộc Pháp (1858 - 1945), nền kinh tế bản địa có xu hướng phát triển theo cơ chế thị trường, nhiều ngành nghề sản xuất, nhiều hãng sản xuất vươn lên tự khẳng định mình trên thị trường, những thương hiệu như: Nước mắm Phan Thiết, Gạch ngói Bát Tràng... từng có vị trí cao trong các hội chợ (đấu xảo) ở Đông Dương cũng như ở bên Pháp. Các thế kỷ XVIII - XIX, nền kinh tế nước ta tuy gặpnhiều khó khăn song nhiều làng nghề, nhiều đặc sản đã phát triển để có mặt hàng tự khẳng định chất lượng của mình và chiếm uy tín trên thị trường, những mặt hàng như: lụa Vạn Phúc, đúc đồng Ngũ Xã... là những thương hiệu ưu tú của nền kinh tế đất nước. Các thời Lý - Trần - Lê (thế kỷ XI - XVIII) kinh tế Đại Việt có nhiều khởi sắc, các thư tịch cũ như Dư địa chí của Nguyễn Trãi, Đại Việt sử ký toàn thư, Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú... cung cấp cho chúng ta một bảng thống kê thương hiệu - đặc sản - làng nghề nổi tiếng, những gạch Bát Tràng, gốm Chu Đậu, khắc ván in Liễn Tràng, giấy Cót, nón Ma La... là những bằng chứng lịch sử thương hiệu lớn. Gần đây trong khi khai quật khảo cổ học ở 18 đường Hoàng Diệu đã tìm thấy nhiều thương hiệu thời Lý - Trần, nhất là những hàng vật liệu xây dựng, như gạch ngói có các tên gọi: Vĩnh Ninh tràng, Hổ oai quân, Trung oai quân... (tức là gạch sản xuất từ công trường Vĩnh Ninh và các đơn vị quân lính Hổ oai và Trung oai...). Ở Việt nam trước đây, hai khái niệm “nhãn hiệu” và “thương hiệu” đã từng được phân biệt khá rõ rang ở cả khía cạnh pháp lý lẫn ngôn ngữ học Việt Nam. Luật số 13/57 ngày 01/8/1957 ở Miền Nam đã quy định về “ nhãn hiệu sản xuất” dung cho các sản phẩm kỹ nghệ canh nông và “ thương hiệu” dung cho các thương phẩm. Trong hoạt động kinh doanh, thuật ngữ thương hiệu đó không chỉ ứng với hoạt động của các thương nhân mà còn bao hàm cả các loại hình hoạt động dịch vụ vủa mọi loại hiệu, tiệm, ngân hàng, ngành…và dần dần mở rộng thành tên của doanh nghiệp nói chung. Cụ thể, vào giai đoạn đó, theo Từ điển Việt Nam ban tụ Thư Khai Trí, “thương hiệu” là “tên hiệu của nhà buôn” và nhãn hiệu là”giấy dán ngoài để làm hiệu”. Trong từ điển Việt- Anh, “thương hiệu” được dịch là”sign board” và “nhãn hiệu” được dịch là “trademark, brand”. Tại Việt Nam, từ khi bắt đầu giai đoạn đổi mới cơ chế quản lý theo hướng kinh tế thị trường, thuật ngữ “ thương hiệu” được sử dụng trở lại trong truyền thống với hàm nghĩa rất rộng và không thống nhất, có thể bao hàm cả tên doanh nghiệp, chỉ dẫn địa lý,nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hàng hóa…Trên các phương tiện thông tin đại chúng, “thương hiệu” thường được dùng với ý nghĩa như “danh tiếng” hay “ tên tuổi”. Như vậy thương hiệu đã xuất hiện ở Việt nam vào khoảng những năm của thế kỷ XX, và cho đến nay thương hiệu đã trở thành 1 thuật ngữ quen thuộc và ngày càng trở nên quan trọng đối với đời sống kinh doanh, nhất là khi Việt Nam đã tham gia vào tổ chức thương mại thế giới WTO. c. Ý nghĩa của thương hiệu: Thương hiệu là hình thức thể hiện cái bên ngoài, tạo ấn tượng và thể hiện cái bên trong cho sản phẩm hoặc doanh nghiệp. Thương hiệu tạo ra nhận thức và niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung ứng. Giá trị của một thương hiệu là triển vọng lợi nhuận mà thương hiệu đó có thể đem lại cho nhà đầu tư trong tương lai. Nói cách khác, thương hiệu là tài sản vô hình của doanh nghiệp. Thương hiệu thể hiện ý nghĩa , lợi ích, sự mong đợi của khách hàng thông qua các giá trị, tính văn hóa, sự quyến rũ, đạo đức, phong cách, tính cách, nét đặc trưng tiêu biểu của doanh nghiệp, của đất nước; sự tin tưởng, khát vọng, truyền thống khi sử dụng sản phẩm đó. Xây dựng thương hiệu là làm thế nào để sản phẩm của mình khắc sâu trong tâm trí của khách hàng. Thương hiệu thật sự là cái gì đó nhiều hơn nữa mà không chỉ là 1 sự diễn đạt cụ thể đặc biệt. Chúng thu hút hữu thức và vô thức. Chúng là những cấu trúc hữu hình, nhưng cùng lúc đó chúng là những ảo giác. Chúng lôi cuốn cảm xúc cũng như lý trí của chúng ta. Thương hiệu là nơi tích tụ các giá trị vô hình. 2. Khái niệm thương hiệu Kết luận lại, thương hiệu “là một thuật ngữ thể hiện được ý nghĩa, những lợi ích, sự mong của khách hàng qua các giá trị, tính văn hóa, sự quyến rũ, đạo đức, phong cách, tính cách, nét đặ trưng tiêu biểu của doanh nghiệp, của đất nước; là sự tin tưởng, khát vọng, truyền thống khi sử dụng sản phẩm đó”. II. DU LỊCH VÀ CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH 1. Khái niệm du lịch Ngày nay , du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến không chỉ ở các nước phát tiển mà còn ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên cho đến nay, không chỉ ở nước ta, nhận thức về nôi dung du lịch vẫn chưa thống nhất. do hoàn cảnh khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau nên mỗi người có một cách hiểu riêng về du lịch. Dưới con mắt của Guer Freuler thì “du lịch với ý nghĩa hiện đại của từ này là một hiện tượng thời đạic ủa chúng ta, dựa trên sự tăng trưởng về nhu cầu khôi phục sức khỏe và sựu thay đổi của môi trường xung quanh, dựa vào sự phát sinh, phát triển tình cảm đối với vẻ đẹp thiên nhiên”. Kaspar cho rằng du lịch không chỉ là hiện tượng di chuyển của cư dân mà là tất cả những gì liên quan tới sự di chuyển đó. Chúng ta cũng thấy ý tưởng này trong quan điểm của Hienziker và Kraff: “du lịch là tổng hợp các mối quan hệ và hiện tượng bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của các các nhân tại những nơi không phải là nơi ở và nơi làm việc thường xuyên của họ”(về sau định nghĩa này được hiệp hội các chuyên gia khoa học về du lịch thừa nhận). Theo các nhà kinh tế, du lịch không chỉ là một hiện tượng xã hội đơn thuần mà nó phải gắn chặt với hoạt động kinh tế. Nhà kinh tế học Picara-Edmod đưa ra định nghĩa: “du lịch là việc tổng hòa việc tổ chức và chức năng của nó không chỉ về phương diện khách vãng lai mà chính về phương diện giá trị do khách chỉ ra và của những khách vãng lai mang đến một túi tiền đầy, tiêu dùng trực tiếp hoặc gián tiếp cho các chi phí của họ nhằm thỏa mãn nhu cầu hiểu biết và giải trí”. Khác với các quan điểm trên, các học giả biên soạn bách khoa toàn thư Việt Nam đã tách 2 nội dung cơ bản của du lịch thành hai phần riêng biệt. theo các chuyen gia này, nghĩa thứ nhất là “một dạng nghỉ dưỡng sức tham quan tích cựccủa con người ngoài cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh...”. Theo định nghĩa thứ hai, du lịch được coi là “ một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt nâng cao hieur biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước, đối với người nước ngoài thì đó là tình hữu nghị với dân tộc mình, về mặt kinh tế, du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn, có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tại chỗ”. Để tránh sự hiểu lầm và không đầy đủ về du lịch, chúng ta tách du lịch thành hai phần để định nghĩa nó. Du lịch có thể được hiểu là: Thứ nhất, sự di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khỏe, nâng cao nhận thức về thế giới xung quanh, có hoặc không kèm theo việc tiêu thụ một số giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hóa và dịch vụ của các cơ sở chuyên cung ứng. Thứ hai, nó là một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu nảy sinh trong quá trình di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú với mục đích phục hồi sức khỏe, nâng cao nhận thức tại chỗ về thế giới xung quanh. 2. Các loại hình du lịch Hoạt động du lịch có thể phân ra theo các nhóm kahcs nhau tủy theo tiêu chí đưa ra.Hiện nay đa số các chuyên gia về du lịch của Việt Nam phân chia các loại hình du lịch theo các tiêu chí cơ bản dưới đây : Phân chia theo môi trường tài nguyên : Du lịch thiên nhiên Du lịch văn hóa Phần theo mục đích chuyến đi: Du lịch tham quan Du lịch giải trí Du lịch nghỉ dưỡng Du lịch khám phá Du lịch thể thao Du lịch lễ hội Du lịch tôn giáo Du lịch nghiên cứu Du lịch hội nghị Du lịch thể thao kết hợp Du lịch chữa bệnh Du lịch thăm thân Du lịch kinh doanh Phân theo lãnh thổ hoạt động Du lịch quốc tế Du lịch nội địa Du lịch quốc gia Phân theo đặc điểm địa lý cảu điểm du lịch Du lịch miền biển Du lịch núi Du lịch đô thị Du lịch thôn quê Phân theo phương tiện giao thông Du lịch xe đạp Du lịch ô tô Du lịch bằng tàu hỏa Du lịch bằng tàu thủy Du lịch máy bay Phân theo loại hình cư trú Khách sạn Nhà trọ thanh niên Camping Bungaloue Làng du lịch Phân loại theo lứa tuổi du lịch Du lịch thiếu niên Du lịch thanh niên Du lịch trung niên Du lịch người cao tuổi Phân loại theo độ dài chuyến đi Du lịch ngắn ngày Du lịch dài ngày Phân loại theo hình thức tổ chức Du lịch tập thể Du lịch cá thể Du lịch gia đình Phân theo phương thức hợp đồng Du lịch trọn gói Du lịch từng phần III. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ KINH NGHIỆM XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU DU LỊCH CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA 1. Yếu tố ảnh hưởng tới du lịch Ngày nay với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, ngành du lịch đã đóng vai trò rất quan trọng và ảnh hưởng sâu sắc tới mọi mặt của đời sống kinh tế -xã hội của các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển. Việc xác định các yếu tố ảnh hưởng tới các hoạt động du lịch là rất quan trọng, nó giúp khắc phục, hạn chế những tác động xấu đến lĩnh vực kinh doanh du lịch và trên hết là quá trình xây dựng thương hiệu của ngành. Có thể liệt kê các yếu tố ảnh hưởng như sau : Môi trường tự nhiên Sự tăng cầu về du lịch của người tiêu dùng. Sự tăng cầu của các hãng về du lịch. Khả năng cung ứng của các nhà cung cấp du lịch Giá cả và chất lượng dịch vụ du lịch Việc xóa bỏ các hàng rào chắn, các quy định về việc hạn chế xâm nhập và việc cung cấp dịch vụ du lịch ở nước ngoài. Sự can thiệp của chính phủ. 2. Kinh nghiệm xây dựng thương hiệu du lịch của một số quốc gia trên thế giới Du lịch là một “ngành công nghiệp không khói”, nó có định hướng tài nguyên rõ rệt, điều này có nghĩa là tài nguyên và môi trường là nhân tố cơ bản để tạo ra sản phẩm du lịch . Trung Quốc là một trong những nước đã đạt được thành tựu lớn trong việc bảo vệ môi trường để phát triển du lịch. Từ năm 1997, chính phủ Trung Quốc đã 7 năm liền tổ chức toạ đàm trong thời gian họp quốc hội để nghe báo cáo về môi trường. Qua đó chính phủ Trung Quốc có những biện pháp cụ thể để cải tạo và bảo vệ môi trường. Các cơ chế chính sách về bảo vệ môi trường được thiết lập, tăng vốn đầu tư bảo vệ môi trường, khuyến khích mọi người dân bảo vệ môi trường. Với sự cố gắng của chính phủ, của toàn dân Trung Quốc nạn ô nhiễm môi trường đã được kiểm soát toạ thuận lợi cho du lịch phát triển một cách bền vững. Chính phủ Trung Quốc không ngừng tăng vốn đầu tư vào bảo vệ môi trường, từ năm 1996 đến năm 2000, Trung Quốc đã chi 360 tỉ nhân dân tệ. Nhờ đó Trung Quốc đã xây dựng và bảo vệ hơn 1227 khu bảo tồn thiên nhiên, hàng triệu hecta rừng với nhiều chủng loại động thực vật phong phú rất phù hợp cho phát triển du lịch sinh thái- một loại hình du lịch có xu thế tăng trong thời gian gần đây. Để bảo vệ sự phong phú của sinh vật, Trung Quốc là một trong những nước tham gia ký kết rất sớm “công ước tính đa dạng sinh vật”. Đồng thời chính phủ Trung Quốc tập trung sửa đổi và đưa ra luật mở để nâng cao hiệu quả trong việc bảo vệ môi trường. Tính đến nay, đã có 6 bộ luật, hơn 30 đạo luật về bảo vệ môi trường đã được ban hành, do đó môi trường Trung Quốc đã được kiểm soát và cải tạo đáng kể. Không chỉ ngành du lịch Trung Quốc mà du lịch Thái Lan là một ví dụ điển hình cho việc phát triển thương hiệu du lịch, Nguồn thu từ du lịch chiếm 6% tổng sản phẩm quốc nội của Thái Lan, thu 7 tỉ USD mỗi năm và là chỗ dựa cứu nguy thời khủng hoảng tài chính châu Á năm 97 - 98.  Thái Lan không ngừng áp dụng nhiều biện pháp: cải tiến thủ tục, giảm lệ phí visa, gia tăng các loại hình dịch vụ đặc sắc, xây dựng mạng lưới shopping đa dạng, mở nhiều điểm tham quan mới bên cạnh việc trùng tu những thắng cảnh truyền thống và đáng ghi nhận là những chương trình tiếp thị tận gốc của chính phủ . Một rong các loại hình dịch vụ đặc sắc mà Thái Lan sử dụng trong quá trình phát triển đó là dịch vụ du lịch dành cho người cao tuổi. “Mục tiêu của chúng tôi là tìm thêm tiền cho Thái Lan bằng cách nới dài số ngày mà các du khách cao niên có thể ở”, theo lời ông Parichart Kristhong, giám đốc Trung tâm hợp tác cư ngụ dài hạn của Sở Du lịch Thái Lan. Trước kia du khách có thể ở tối đa từ một đến ba tháng. Bây giờ, nếu khách trên 50 tuổi với 18.660 USD trong ngân hàng, hay có  thu nhập hàng tháng hơn 65.000 baht có thể được cấp visa cư trú dài hạn 1 năm. Nhờ những biện pháp thiết thực, hiện nay du khách cao niên chiếm 15% tổng số du khách, và tăng đều hàng năm với 1,5 triệu người. Không những vậy, du lịch Thái Lan phát triển trước VN khoảng 20 năm và được như ngày hôm nay là nhờ vào hàng không phát triển mạnh, có nhiều hãng máy bay và lịch bay đa dạng. Đồng thời chiến lược khai thác du lịch của Tổng cục Du lịch Thái Lan rất mạnh, sẵn sàng đầu tư nhiều tiền để phát triển ngành. Trên đây là 2 ví dụ điển hình về việc xây dựng thương hiệu du lịch dựa vào việc bảo vệ môi trường và việc phát triển các loại hình dịch vụ đa dạng để thu hút du khách. Nếu được đầu tư và quảng bá đúng cách, thì trong tương lai không xa, du lịch Việt Nam sẽ trở thành một trong những thương hiệu thu hút khách du lịch gần xa. IV. VAI TRÒ CỦA NGÀNH DU LỊCH ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN QUỐC GIA 1. Vị trí, vai trò của ngành du lịch và hệ thống các ngành của nền kinh tế quốc dân Xu hướng mang tính quy luật của cơ cấu kinh tế chỉ ra rằng tỉ trọng nông nghiệp từ chiếm vị thế quan trọng đã dần nhường cho công nghiệp và cuối cùng vai trò của ngành dịch vụ sẽ chiếm vai trò thống soái. Hiện nay ở các nước có thu nhập thấp, các nước Nam Á, châu Phi, nông nghiệp vẫn còn chiếm trên 30% GNP, công nghiệp khoảng 35%. Trong khi đó các nước phát triển như Hoa kỳ, Nhật Bản, Italia...trên 70% GNP do nhóm ngành dịch vụ đem lại, nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 3-5% tổng sản phẩm quốc dân. Vai trò của ngành du lịch ngày càng rõ nét. Theo số liệu thống kê cho thấy, năm 1994 du lịch quốc tế trên toàn thế giới đã chiếm 6% GNP, tức doanh thu khoảng 4000 tỷ đô la , vượt trên công nghiệp ô tô, thép, điện tử và nông nghiệp. Du lịch thu hút trên 200 triệu lao động chiếm hơn 12% lao động trên thế giới. Ở Việt Nam, xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng đã thể hiện rõ qua các năm : năm 2001 nông nghiệp chiếm 23,24% GDP, công nghiệp chiếm 57,91% GDP, dịch vụ chiếm 38,63% GDP. Năm 2004, nông nghiệp chiếm 21,76% GDP, công nghiệp chiếm 60,41%,dịch vụ chiếm 38,15% GDP. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm thì du lịch đóng một vai trò không nhỏ trong nền kinh tế. ngoài ra du lịch cũng tạo điều kiện cho các ngành kinh tế khác cùng phát triển. với những thuận lợi, những mặt tích cực mà phát triển du lịch đem lại thì du lịch thực sự có khả năng làm thay đổi bộ mặt kinh tế của nước ta. 2. Vai trò của việc phát triển thương hiệu ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế của đất nước Trong lịch sử nhân loại, du lịch đã được ghi nhận như là một sở thích, một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người. Ngày nay, du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hóa , xã hội ở các nước. Về mặt kinh tế, du lịch đã trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng của nhiều nước công nghiệp phát triển. mạng lưới du lịch đã được thiết lập ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.Các lợi ích kinh tế mà ngành du lịch mang lại là không thể phủ nhận, thông qua việc tiêu dùng các sản phẩm của du khách đối với các sản phẩm du lịch. Một quốc gia khi đã có thương hiệu của mình trên thế giới, là một nơi thu hút nhiều du khách, ổn định về chính trị và an toàn,...sẽ là điểm dừng chân đáng tin cậy hơn những quốc gia chưa có thương hiệu về du lịch. Khi đã có thương hiệu, du khách đến với đất nước không chỉ là tiêu dùng các hàng hóa thông thường mà còn có các nhu cầu tiêu dùng hàng hóa dặt biệt khác như : nhu cầu nâng cao kiến thức, nhu cầu học hỏi, vãn cảnh, chữa bệnh, nghỉ ngơi...Sự khác biệt giữa tiêu dùng dịch vụ du lịch và tiêu dùng các hàng hóa khác đó là tiêu dùng các sản phẩm du lịch xảy ra cùng lúc, cùng nơi với việc sản xuất ra chúng. Đây cũng là lý do làm cho sản phẩm du lịch mang tính đặc thù mà không thể so sánh giá cả của sản phẩm du lịch này với sản phẩm kia một cách tùy tiện được. Sự tác động qua lại của quá trình tiêu dùng và cung ứng sản phẩm du lịch tác động lên lĩnh vực phân phối lưu thông và do vậy ảnh hưởng đến các khâu của quá trình tái sản xuất xã hội. Bên cạnh đó, việc phát triển thương hiệu của du lịch sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành kinh tế khác, vì sản phẩm du lịch mang tính liên ngành có quan hệ đến nhiều lĩnh vực khác trong nền kinh tế. Khi một nơi nào đó trở thành một nơi có tiếng tăm- một địa điểm du lịch nổi tiếng thì khi đó du khách ở mọi nơi sẽ đổ về làm cho nhu cầu hàng hóa dịch vụ tăng lên đang kể. Xuất phát từ nhu cầu này của du khách mà ngành du lịch không ngừng mở rộng hoạt động của mình thông qua mối quan hệ liên ngành trong nền kinh tế, đồng thời làm biến đổi cơ cấu ngành, và một hoạt động càng quan trọng hơn đó là việc « Xây dựng thương hiệu cho một điểm đến » - một điểm đến thu hút du khách,làm cho du khách nhớ mãi... Trên bình diện chung, hoạt động du lịch có tác dụng làm biến đổi cán cân thu chi của đất nước. Du khách quốc tế mang ngoại tệ vào đất nước có địa điểm du lịch, làm tăng thêm nguồn thu ngoại tệ cho đát nước đó. Ngược lại, phần chi ngoại tệ sẽ tăng lên đối với quốc gia có nhiều người đi du lịch ở nước ngoài. Trong phạm vi một quốc gia, hoạt động du lịch làm xáo trộn hoạt động luân chuyển tiền tệ, hàng hóa, điều hòa nguồn vốn từ vùng kinh tế phát triển sang vùng kinh tế kém phát triển hơn, kích thích sự tăng trưởng kinh tế ở các vùng sâu, vùng xa... Một lợi ích khác của ngành du lịch đó là du lịch giải quyết vấn đề việc làm. Du lịch đã tạo ra nguồn thu nhập cho người lao động, giải quyết các vấn đề xã hội. Phải nói rằng, sự phát triển thương hiệu của ngành du lịch rất quan trọng đối với nền kinh tế đất nước. Nó không chỉ quan trọng với nền kinh tế, thúc đẩy nền kinh tế phát triển mà hơn nữa đó là một cách thông minh để đưa hình ảnh Việt Nam ra thế giới, góp phần tạo nên thương hiệu quốc gia ! CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG VIỆC XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU DU LỊCH VIỆT NAM 1. Thành tựu đạt được Nhận thức được vai trò của sự phát triển thương hiệu du lịch đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân và việc đánh giá đúng các tiềm năng để phát triển một thương hiệu du lịch, Đảng và nhà nước ta đã đưa ra các chính sách hỗ trợ cho sự phát triển của ngành du lịch. Trong thời gian qua du lịch Việt Nam đã có những thành tựu tiến bộ vững chắc. Ngay từ những năm mới thành lập, trong điều kiện chiến tranh, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, đội ngũ cán bộ còn ít, trình độ nghiệp vụ hạn chế, ngành du lịch đã có nhiều cố gắng, đáp ứng nhu cầu phục vụ các đoàn khách của Đảng, nhà nước và các đoàn khách quốc tế. Sau ngày thống nhất năm 1975, phạm vi mở rộng trên toàn quốc, tăng cường phát triển nhân lực, cơ sở vật chất kĩ thuật dần được cải thiện, đa dạng hóa hình thức hoạt động, từng bước du lịch khẳng định được vị trí, vai trò của một ngành kinh tế tổng hợp. Nhờ vậy mà ngành du lịch có thể nhanh chóng thích nghi và phát triển một cách năng động trong quá trình chuyển đổi cơ chế của thời kì đổi mới. Đảng và nhà nước đã có sự quan tâm thích đáng và quyết tâm đưa ngành du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Từ những đề xuất của ngành, ban chỉ đạo nhà nước về du lịch được thành lập do một phó thủ tướng làm trưởng ban. Đồng thời thủ tướng chính phủ cũng phê duyệt « Chương trình hành động quốc gia vì du lịch » và triển khai khá hiệu quả từ năm 2000 cho đến nay. Một loạt các văn bản pháp lý như : pháp lệnh du lịch, các nghị định hướng dẫn thi hành và gần đây nhấy là Luật du lịch được thông qua và cho vào thực hiện vào tháng 6/2005. Bên cạnh đó còn tiến hành nghiên cứu, xây dựng các chiến lược và quy hoạch các kế hoạch tổng thể phát triển du lịch đất nước, các vùng du lịch trọng điểm, và hơn 50 tỉnh thành phố. Nhờ vào sự đồng bộ về cơ chế chính sách, môi trường pháp luật đã tăng cường nguồn lực đầu tư phát triển du lịch, cơ sở hạ tầng, nhân lực và nâng cao nhận thức xã hội đối với du lịch. Những thành tựu của ngành du lịch trong thời gian qua đã được phản ánh phần nào qua những con số. Số lượng khách du lịch vào Việt Nam ngày càng tăng, doanh thu về du lịch, thu nhập xã hội từ du lịch và nộp vào ngân sách nhà nước có mức tăng trưởng cao, không thua kém các ngành kinh tế hàng đầu đất nước. Bảng 1 : Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) năm từ 1997 - 2007 (%) Năm 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 GDP 8,15 5,76 4,77 6,79 6,89 7,08 7,34 7,79 8,44 8,17 8,44 NLTS 4,33 3,53 5,53 4,63 2,89 4,17 3,62 4,36 4,02 3,3 3,0 CNXD 12,62 8,33 7,68 10,07 10,39 9,48 10,48 10,22 10,69 10,37 10,4 DV 7,14 5,08 2,25 5,32 6,10 6,54 6,45 7,26 8,48 8,29 8,5 Bảng 2 : Thống kê số lượng khách du lịch quốc tế Theo mục đích: Đơn vị: người Năm Mục đích 1995 2003 2005 2007 11 tháng đầu năm 2008 Tổng số 1.351.321 2.429.612 3.461.058 4.325.496 3.877.745 Du lịch 610.620 1.238.516 2.041.529 2.569.150 2.389.352 Công việc 308.029 468.423 493.335 643.611 777.538 Thăm thân 427.787 392.225 505.327 603.847 461.437 Mục đích khác 427.706 330.515 427.566 354.956 249.418 Theo thị trường khách quốc tế: Năm Quốc gia 2005 2007 11 tháng đầu năm 2008 Trung Quốc 752.576 558.719 590.491 Hàn Quốc 317.213 475.535 416.510 Mỹ 333.566 412.301 378.794 Nhật Bản 320.605 411.557 358.211 Đài Loan 286.324 314.026 281.669 Thái Lan 84.100 160.747 169.017 (Theo số liệu của tổng cục du lịch Việt Nam) Từ năm 2000 đến năm 2007, với nguồn vốn từ ngân sách nhà nước hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng lên tới 3.516 tỷ đồng đã góp phần không nhỏ khuyến khích các địa phương thu hút đầu tư du lịch dựa trên lợi thế từng vùng. Nhìn chung, cơ sở hạ tầng có bước chuyển mạnh mẽ. Hiện nay, cả nước có hơn 5900 cơ sở lưu trú với hơn 120 nghìn phòng. Phương tiện vận chuyển như đường bộ, đường thuỷ, đường sắt, đường không càng ngày càng được hiện đại hoá. Nhiều khu du lịch, sân gôn, công viên chuyên đề và cơ sở vui chơi được đưa vào hoạt động và đủ điều kiện đón hàng triệu khách mỗi năm. Tốc độ tăng trưởng của du lịch đạt bình quân hơn 11%/năm cả về cơ sở hạ tầng, số lượng du khách. Bên cạnh việc sử dụng một cách có hiệu quả nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, ngành du lịch còn tận dụng các nguồn vốn nước ngoài nhằm huy động thêm nguồn lực cho sự phát triển của ngành. Năm 2005, nước ta đã có thêm hai dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực khách sạn với tổng số vốn đầu tư khoảng 1,5 triệu USD, dự án bằng nguồn vốn ODA do EU tài trợ là 11,8 triệu USD cũng là tín hiệu hứa hẹn cải thiện cơ sở hạ tầng và nâng cao năng lực của ngành du lịch trong thời gian tới. Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), năm 2007 được coi là năm bùng nổ các dự án đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực du lịch nhất là xây dựng các khách sạn cao cấp. Đến nay, trong tổng số 104 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký tại Việt Nam, đó cú 10,8 tỷ USD đầu tư vào lĩnh vực xây dựng khách sạn, kinh doanh du lịch, chưa kể trên 12,8 tỷ USD đầu tư vào lĩnh vực xây dựng và văn phòng, căn hộ cao cấp và trên 4,4 tỷ USD đầu tư vào xây dựng các khu đô thị mới liên quan gián tiếp tới hoạt động phát triển du lịch. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2008, đó cú 18 dự án với số vốn đăng ký khoảng 3,92 triệu USD đầu tư vào lĩnh vực du lịch, khách sạn. Do nguồn vốn có hạn nên ngành du lịch ưu tiên đầu tư phát triển các khu du lịch tổng hợp quốc gia và khu du lịch chuyên đề. Đồng thời ngành có kế hoạch đẩy mạnh phát triển du lịch đối với các địa bàn du lịch trọng điểm như: Hà Nội, Quảng Ninh, Nghệ An, Huế, Nha Trang…và các tuyến du lịch quốc gia, đầu tư phát triển bền vững một số địa điểm: Hạ Long, Nha Trang, Đà Lạt, Hội An, Sa Pa…Việc đầu tư của ngành trong thời gian qua đã có chiều sâu, có trọng điểm. Hệ thống tổ chức được kiện toàn một bước, đội ngũ cán bộ tăng về số lượng và chất lượng. Công tác đào tạo và bồi dưỡng nhân lực được đổi mới về cơ sở, trường lớp, giảng dạy, thực hành, đội ngũ giáo viên, chương trình, giáo trình và phương pháp đào tạo cùng với việc chú trọng nghiên cứu, ứng dụng khoa học. Nhiều đề tài khoa học cấp nhà nước, cấp ngành được triển khai, tập trung vào những vấn đề cấp thiết của ngành mang tính thực tiễn cao. Những tiến bộ trên lĩnh vực này đã giúp đào tạo cho ngành 230 nghìn lao động trực tiếp có trình độ chuyên môn và khoảng 500 nghìn lao động gián tiếp trên các lĩnh vực. Đồng thời ngành du lịch không ngừng mở mang giao lưu với các nước trên thế giới nhằm tăng tình đoàn kết, hợp tác, hữu nghị, xúc tiến thương mại… nâng cao vị trí của nước ta trên trường quốc tế. Hiện nay, du lịch Việt Nam quan hệ bạn hàng với hơn 1000 hãng du lịch. Trong đó có những hãng lớn của hơn 60 nước, hiệp hội du lịch Châu Á- Thái Bình Dương. Nước ta cũng đã ký hiệp định hợp tác du lịch với nhiều nước, chủ động tham gia hợp tác du lịch tiểu vùng, liên khu vực… Với hàng loạt các hoạt động các sự kiện du lịch nổi tiếng năm 2007 như: năm du lịch quốc gia Thái Nguyên, sự kiện đón vị khách thứ 4 triệu, việc hình ảnh Việt Nam được quảng bá trên kênh truyền hình quốc tế CNN, Vịnh Hạ Long được bình chọn vào nhóm đầu “Kì quan thế giới”, Fesival hoa Đà Lạt..và các sự kiện nổi bật năm 2008 như: tổ chức cuộc thi Hoa hậu thế giới 2008, đại lễ Phật đản Liên hợp quốc ... Mặc dù những thành tựu mà ngành du lịch Việt Nam đã đạt được là đáng kể, song nó đã thực sự tương xứng với tiềm năng du lịch của nước ta chưa? Ngành du lịch cần phải có những bước đi, cách làm phù hợp để khắc phục những hạn chế, để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. 2. Hạn chế của ngành du lịch Việt Nam Một vấn đề đặt ra làm đau đầu các nhà lãnh đạo không chỉ ở trong ngành du lịch là hoàn thiện hệ thống pháp luật. Có lẽ đây là một rào cản lớn cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành du lịch Việt Nam nói riêng. Chúng ta chưa có một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hoàn chỉnh, thống nhất điều chỉnh việc tổ chức, kinh doanh, trách nhiệm, quyền hạn, nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức, địa phương, cá nhân tham gia k._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25070.doc
Tài liệu liên quan