Xí nghiệp dược phẩm 120 trực thuộc Công ty Dược và Trang thiết bị y tế Quân đội

Tài liệu Xí nghiệp dược phẩm 120 trực thuộc Công ty Dược và Trang thiết bị y tế Quân đội: ... Ebook Xí nghiệp dược phẩm 120 trực thuộc Công ty Dược và Trang thiết bị y tế Quân đội

doc52 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3380 | Lượt tải: 4download
Tóm tắt tài liệu Xí nghiệp dược phẩm 120 trực thuộc Công ty Dược và Trang thiết bị y tế Quân đội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế tri thức trong cơ chế thị trường như hiện nay muốn tồn tại và phát triển các công ty và các doanh nghiệp phải luôn chủ động năng động trong mọi việc để tận dụng được các cơ hội muốn vậy các thành viên trong công ty phải thật sự năng nổ. Chúng em là sinh viên năm cuối chuẩn bị rời ghế giảng đường đi vào cuộc sống, để có một vị trí nhất định nào đó trong xã hội chúng em phải nỗ lực làm việc nhằm áp dụng các kiến thức đã học ở trường vào thực tế. Vì vậy đợt thực tập này rất có ý nghĩa giúp em tìm hiểu về cơ chế hoạt đông, làm việc của các doanh nghiệp trong thực tế đồng thời cho em những kiến thức bổ ích cho công việc sau này. Em chọn xí nghiệp dược phẩm 120 trực thuộc công ty Dược và Trang thiết bị y tế Quân đội là do công ty này là công ty của Bộ Quốc phòng một phần hoạt động theo những nguyên tắc Quốc phòng một phần hoạt động theo cơ chế thị trường đồng thời việc thu thập số liệu không quá khó. Em xin chân thành cảm ơn các cô, chú, anh, chị trong công ty và các thầy cô giáo khoa Kinh Tế và Quản Lý đặc biệt là cô Trần Thị Bích Ngọc đã tận tình giúp đỡ tạo điều kiện cho hoàn thành báo cáo này. Do thời gian có hạn và còn nhiều bỡ ngỡ nên báo cáo của em không tránh khỏi những sai xót em rất mong có được những đóng góp của các thầy cô giáo và các cô, chú, anh, chị trong xí nghiệp dược phẩm 120 để báo cáo thực tập được hoàn thiện hơn. PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP Tên giao dịch: Xí nghiệp dược phẩm 120 Tên viết tắt: XNDP 120 Địa chỉ: Số 1 Trần Thánh Tông - Hà Nội Điện thoại: 049716550 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của xí nghiệp dược phẩm 120 Xí nghiệp dược phẩm 120 là một trong những đơn vị trực thuộc Công ty dược và trang thiết bị Y tế Quân đội. Tronng những năm giặc Mỹ xâm lược, các cơ sở sản xuất thuốc luôn phải hoạt động ở mức cao nhất để cung cấp thuốc cho chiến truờng. Sau khi hiệp định Pari ký kết, để thực hiện nhiệm vụ mới, ngày 1/5/1973 Đảng uỷ chỉ huy cục quân y đã công bố quyết định tách ban sản xuất thuộc kho C thành xưởng sản xuất dược XY2 thuộc Cục quân y – tại số 8 Tăng Bạt Hổ - Hai Bà Trưng - Hà Nội. Chỉ sau một tháng thành lập, xưởng đã sản xuất 50.000 thuốc ống, 100 triệu thuốc viên các loại, trên 100 lít cồn Benladol. Trong những năm chiến tranh ác liệt, xưởng XY2 là nơi cung cấp thuốc men phục vụ các chiến sỹ ngoài mặt trận. Xưởng đã góp phần không nhỏ làm nên chiến thắng vẻ vang của dân tộc. Năm 1980 xưởng được đổi tên thành Xí nghiệp dược phẩm 120, chính thức được công nhận là doanh nghiệp nhà nước, là một đơn vị hoạch toán phụ thuộc. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ ác liệt 1972 – 1975, nhiệm vụ chính của đơn vị là nhanh chóng củng cố lực lượng, bắt tay vào sản xuất những loại thuốc thiết yếu phục vụ chiến trường. Sản phẩm chủ yếu của xí nghiệp là các loại thuốc kháng sinh chống nhiễm khuẩn, thuốc rửa, sát trùng, giảm đau gây tê tại chỗ như: Ampicilline, Atropin, Amnazin, băng gạc,… Để phù hợp với việc vận chuyển lúc bấy giờ, bao gói của sản phẩm chủ yếu là túi nilon bảo quản tốt, gọn nhẹ, thuận tiện vận chuyển thuốc men trong thời chiến. Từ sau giải phóng đến nay, sản phẩm của xí nghiệp không chỉ phục vụ cho quân đội mà còn cạnh tranh lành mạnh ở thị trường trong nước phục vụ dân sinh. Ra đời và phát triển trong bối cảnh nền kinh tế đất nước có bước chuyển đổi từ chế độ bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Xí nghiệp dược phẩm 120 phải đương đầu với những khó khăn về vật chất lẫn tác động xấu của quy luật cạnh tranh gay gắt. Với dây chuyền sản xuất do Liên Xô giúp đỡ đã cũ và lạc hậu nhưng với lòng quyết tâm vươn lên, lãnh đạo xí nghiệp cùng cán bộ công nhân viên toàn xí nghiệp đã mạnh dạn đẩu tư cải tiến quy trình công nghệ, đầu tư trang thiết bị kỹ thuật, nghiên cứu chế tạo ra các loại thuốc có đủ sức cạnh tranh trên thị trường, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh phục vụ cho quân đội cũng như nhân dân. Xí nghiệp dược phẩm 120 với sự năng động, nhạy bén của mình đã và đang phát triển lớn mạnh cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, về cơ sở vật chất cũng như trình độ kỹ thuật quản lý. Do đạt được thành tích cao, năm 1995 Xí nghiệp được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Năm 1996 thực hiện chủ trương của nhà nước và Bộ quốc phòng, Xí nghiệp dược phẩm 120 trở thành thành viên của công ty Dược và TTBYT quân đội. Từ đó đến nay, Xí nghiệp luôn hoàn thành tốt mọi kế hoạch được giao. Năm 2005, Xí nghiệp được nhà nước đẩu tư một nhà máy sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn GMP-WHO với số vốn gần 40 tỷ. Hiện nay với đội ngũ cán bộ CNV gồm 132 người, Xí nghiệp đã đầu tư lắp đặt 2 dây chuyền sản xuất thuốc viên nén vỉ và viên con nhộng ép vỉ. Nhờ có dây chuyền sản xuất hiện đại, máy móc đạt tiêu chuẩn quốc tế, mỗi năm sản lượng của xí nghiệp tăng thêm 1 tỷ thuốc viên, hơn 500 triệu thuốc tiêm. Xí nghiệp đã áp dụng chế độ tiền lương mới đảm bảo cải thiện và nâng cao đời sống cho người lao động. Với những thành tựu đạt được, Xí nghiệp Dược phẩm 120 ngày càng được đánh giá là một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả được Bộ quốc phòng tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang. Đó là kết quả của sự nỗ lực học hỏi và phấn đấu không ngừng của tập thể cán bộ CNV toàn xí nghiệp, sự chỉ đạo sáng suốt của Ban giám đốc đã đưa xí nghiệp ngày càng đi lên, khẳng định vị trí của mình trên thị trường trong nước và khu vực. Dưới đây là một số kết quả khả quan mà đơn vị đã đạt được trong những năm qua: *Tổng quan tình hình thực hiện một số chỉ tiêu qua các năm: Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 1. Tổng doanh thu 14.795.837.420 17.127.834.048 19.902.504.620 2. Tổng lợi nhuận trước thuế 1.012.624.921 1.230.504.190 1.543.962.560 3.Nộp ngân sách 1.072.327.148 1.177.617.857 1.394.719.689 4. Tống số cán bộ CNV 120 (8 HĐ) 127 (20 HĐ) 127 (20 HĐ) 5. Thu nhập BQ 1người/ tháng 1.065.801 1.375.454 1.509.735 6. Tổng nguồn vốn 4.274.818.449 4.312.632.928 4.323.420.942 1.2. Chức năng nhiệm vụ của xí nghiệp Xí nghiệp dược phẩm 120 là một đơn vị hoạch toán phụ thuộc, có đủ tư cách pháp nhân trong Công ty dược và TTBYT quân đội, hoạt động quản lý và điều hảnh theo mô hình cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp nhà nước. 1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ: Xí nghiệp Dược phẩm 120 có lịch sử hình thành và phát triển lâu dài, chức năng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của xí nghiệp có sự thay đổi theo từng thời kỳ, giai đoạn cụ thể. Trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước, nhiệm vụ chủ yếu của Xí nghiệp là nghiên cứu và sản xuất thuốc phục vụ chiến tranh. Các loại thuốc do Xí nghiệp sản xuất phần nào thay thế được thuốc nhập ngoại giá cao, tạo thế chủ động về thuốc để cứu chữa thương bệnh binh góp phần quan trọng vào thắng lợi vẻ vang của đất nước. Bước sang cơ chế thị trường, với viếc xoá bỏ chế độ bao cấp chuyển sang hoạch toán kinh doanh độc lập, chức năng nhiệm vụ của Xí nghiệp là sản xuất thuốc phục vụ quốc phòng và hàng kinh tế phục vụ dân sinh, đồng thời đảm bảo nhận và sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn do nhà nước, công ty giao. 1.2.2. Quyền hạn của Xí nghiệp: Xí nghiệp được phép sản xuất các loại thuốc mà được bộ y tế cấp phép và phê duyệt. Đồng thời do sản phẩm liên quan trực tiếp đến sức khoẻ và tính mạng con người nên sản phẩm sản xuất ra phải đảm bảo các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về chất lượng, mẫu mã, kiểu dáng,.. Với hàng quốc phòng thì đầu năm trên công ty ký kết các hợp đồng với bộ quốc phòng và giao xuống cho xí nghiệp sản xuất làm 2 đợt là 4 tháng đầu năm và 4 tháng cuối năm. Riêng với hàng kinh tế thì Xí nghiệp có quyền tự tìm kiếm khách hàng và thị trường tiêu thụ nhằm mở rộng quy mô, khai thác tối đa năng lực sản xuất của xí nghiệp. 1.3 Điều kiện vật chất - kỹ thuật của Xí nghiệp dược phẩm 120: 1.3.1 Điều kiện địa lý tự nhiên: Xí nghiệp dược phẩm 120 được thành lập ngày 1/5/1973, là đơn vị thành viên của Công ty dược và TTBYT quâm đội. Tên giao dịch: Xí nghiệp dược phẩm 120 (APHARMA) Tên viết tắt: XNDP 120 Địa chỉ: Số 8 Tăng Bạt Hổ - Hà Nội Tel, Fax: 04 9716550 Xí nghiệp nằm trên mặt bằng có tổng diện tích là 2500m2 thuộc quận Hai Bà Trưng – Hà Nội, là thủ đô của cả nước có tốc độ tăng trưởng cao đứng thứ 2 sau TPHCM, được đầu tư và phát triển mở rộng trên mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội. Đó là một thế mạnh về môi trường sản xuất và kinh doanh của xí nghiệp. + Phía Đông giáp đường Trần Thánh Tông. + Phía Tây giáp đường Hàng Chuối. + Phía Nam giáp đường Phạm Đình Hổ. + Phía Bắc giáp đường Hàn Thuyên. Ngoài ra có thể kể đến vị trí của xí nghiệp gần với các bệnh viện lớn như: Viện 108, BV Hữu Nghị, Viện Mắt, BV C, BV K,… Với vị trí này Xí nghiệp có rất nhiều thuận lợi về giao thông, thị trường tiêu thụ cũng như việc tiếp thu khoa học công nghệ tiên tiến trên thế giới và khu vực. 1.3.2. Công nghệ sản xuất: *Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất thuốc của XN Dược phẩm 120: Sản phẩm chính của Xí nghiệp là các loại thuốc chữa bệnh có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của con người. Nguồn vật liệu dùng cho sản xuất từ nhiều nguồn nhập khác nhau để sản xuất ra một loại thuốc, ngoài các loại hoá chất trực tiếp cấu thành lên sản phẩm còn có nhiều loại tá dược khác như: bột sắn, bột Talc, bột Mg stearat, các loại axit. Hai phân xưởng của xí nghiệp sản xuất theo các quy trình công nghệ riêng biệt. Theo bảng tính định mức nguyên vật liệu sử dụng cho 2 phân xưởng thuốc viên và thuốc tiêm thì cần hơn 400 loại nguyên vật liệu. Phân xưởng thuốc viên: các loại vật liệu gồm có: nguyên liệu dược chất chính như: Ampixillin, Amoxicillin, Erythromycin… cấu thành nên sản phẩm. Tá dược được dính liên kết tạo thành những hạt cốm để dập thành viên. Tá dược sau khi uống vào, dưới tác dụng của nước và dịch vị thuốc được tan ra. Nguyên liệu nhận từ kho về, qua kiểm nghiệm đủ tiêu chuẩn quy định được đưa vào nghiền trộn, sau đó đưa sang dây sát hạt ở 2 dạng ướt và khô, tạo cốm liên kết các phần tử - sấy dập viên - kiểm nghiệm – đóng gói dán nhãn. Ở phân xưởng thuốc viên, hoá chất tá dược là chủ yếu chiếm 60% giá thành, vật tư chỉ chiếm khoảng 10% còn lại là chi phí khác. phân xưởng thuốc tiêm: Nguyên liệu có dược liệu chính và dung môi như: Atropin, Lidocain, nước cất,… Nguyên liệu nhận về qua kiểm nghiệm trước hết xử lý ống tiêm hoặc chai lọ, chuẩn bị nguyên liệu pha chế dược chất chính và nước cất 2 lần - chất ổn định trung hoà độ PH - kiểm tra sản phẩm – đóng gói bằng phương pháp hút chân không, hàn ống, hấp tiệt trùng – soi sản phẩm, in nhãn, đóng gói, ở phân xưởng tiêm hoá chất chỉ chiếm 5 – 10% còn vật tư lại là chủ yếu. Quy trình công nghệ sản xuất thuốc ở phân xưởng thuốc tiêm 1.3.3. Trang thiết bị kỹ thuật: Là một đơn vị sản xuất nên máy móc trang thiết bị kỹ thuật đóng một vai trò quan trọng trong việc sản xuất ra sản phẩm. Ngoài các cơ sở hạ tầng là nhà xưởng cho phân xưởng viên, phân xưởng tiêm, thì máy móc thiết bị công tác của Xí nghiệp là các máy chuyên dùng cho từng khâu của quá trình sản xuất được thống kê trong bảng. BẢNG THỐNG KÊ MÁY MÓC THIẾT BỊ CỦA XÍ NGHIỆP DƯỢC PHẨM NĂM 2005 STT Tên thiết bị Nước sản xuất s.lượng Công suất Đơn vị I Phân xưởng tiêm 1 Dàn sấy công nghiệp Việt Nam 1 250 Kg/h 2 Máy đánh bóng nhộng Nga 1 1200 Viên/h 3 Máy đóng gói bột thuốc Trung Quốc 2 130 Gói/h 4 Máy đóng nang Nga 2 7200 Viên/h 5 Máy bao phin Đức 3 3500 Viên/h 6 Máy dập viên định hình Trung Quốc 2 3400 Viên/h 7 Máy dập viên Ấn độ 1 8200 Viên/h 8 Máy ép vỉ Đức 2 380 Vỉ/h 9 Máy in nang Việt Nam 1 4500 Viên/h 10 Máy làm lạnh khuôn ép vỉ Trung Quốc 1 11 Máy nén khí Trung Quốc 2 12 Máy nhào cao tốc Nga 2 1230 Kg/h 13 Máy sát hạt việt Nam 3 850 Kg/h 14 Máy sấy tần sôi Trung Quốc 2 940 Kg/h 15 Máy vào nang thuốc viên Đức 3 670 Viên/h 16 Tủ sấy Trung Quốc 4 480 Kg/h II Phân xưởng tiêm 1 Máy pha Trung Quốc 3 460 Lit/h 2 Máy soi Trung Quốc 2 1300 ống/h 3 Máy hàn ống tự động Nga 4 450 ống/h 4 Tủ hấp Đức 3 570 ống/h 5 Máy cắt rửa Ấn độ 5 340 ống/h Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp – Công ty Dược và TTBYT Bảng thống kê cho thấy thực trạng cơ cấu máy móc thiết bị được đầu tư ở từng công đoạn, bộ phận sản xuất thể hiện năng lực sản xuất tối đa của đơn vị.Theo thóng kê thì sản lượng sản xuất và tiêu thụ của xí nghiệp tập trung vào sản phẩm thuốc tiêm là chủ yếu, tuy nhiên sản lượng thuốc tiêm qua các năm cũng không ngừng tăng lên. Tuy nhiên còn có điểm hạn chế là sự thiếu đồng bộ, máy móc có nhiều nguồn khác nhau ảnh hưởng đến chất lượng vừa khó khăn trong công tác vận hành vừa khó khăn khi cải tiến mẫu mã, đa dạng sản phẩm. Tình hình tập trung hoá, chuyên môn hoá, hợp tác hoá Tình hình tập trung hoá Xét trên phương diện địa điểm sản xuất thì xí nghiệp tập trung khu vực sản xuất, các phòng ban, phân xưởng để riện lợi cho việc quản lý, theo dõi dược chặt chẽ. Chuyên môn hoá: Hoạt động sản xuất thuốc của xí nghiệp đã được chuyên môn hoá trong từng khâu, từng công đoạn như ở phân xưởng viên: pha chế, dập viên, bao viên, đóng gói, ép vỉ…Theo đó mà người lao động dần nâng cao trình độ chuyên môn, năng suất lao động ngày càng tăng, hệ thống máy móc trang thiết bị sử dụng có hiệu quả hơn. Hợp tác hoá: Xét về nội bộ xí nghiệp: mô hình tổ chức quản lý đã tạo nên sự liên kết giữa các phòng ban, phân xưởng, giữa các cán bộ công nhân viên là hết sức chặt chẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý, cập nhật, cung cấp thông tin cho nhà quản trị trong quá trình điều hành và ra quyết định. Về quan hệ bên ngoài: Là hệ thống các mối quan hệ với nhà cung cấp, khách hàng, với cơ quan thuế, với nhà nước… Xí nghiệp luôn coi trọng tính hợp tác của đơn vị mình với các đơn vị liên quan. Đó là môi trường bên ngoài hàm chứa những cơ hội mở rộng thị trường cũng như thách thức mà xí nghiệp cần thiết lập và phải trải qua. Hợp tác hoá tốt là yếu tố quan trọng dẫn đến sự thành công của xí nghiệp hay đối với bất cứ doanh nghiệp nào. 1.4.Bộ máy quản lý của xí nghiệp Dược phẩm 120 Xí nghiệp dược phẩm 120 là đơn vị thành viên của công ty dược và trang thiết bị y tế quân đội do đó bộ máy quản lý được tổ chức phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của xí nghiệp do bộ quốc phòng giao cho. Đây là sơ đồ trực tuyến chức năng, gồm 2 cấp quản lý. Giám đốc xí nghiệp dược phẩm quy định nhiệm vụ và quyền hạn chủ yếu cho các phòng ban chức năng như sau: Ban tổ chức chính trị - hậu cần: Đảm nhận công tác Đảng, công tác chính trị trong đơn vị. Đồng thời bảo đảm các yêu cầu về vật chất, tinh thần và điều kiện làm việc cho cán bộ công nhân viên. Phòng kế hoạch - vật tư: Có nhiệm vụ khai thác các nguồn thu mau vật tư cho sản xuất, xây dựng kế hoạch sản xuất, quản lý về mặt nhân sự theo các chế độ llao động tiền lương quy định. Phòng kinh doanh - tiếp thị: Có chức năng tiêu thụ sản phẩm, tổ chức quảng cáo, tiếp thị, quan hệ ngoại giao, mở rộng thị trường. Phòng tài chính - kế toán: Quản lý tiền vốn của xí nghiệp, kiểm tra việc chi tiêu, thực hiện thống kê, kế toấn, hoạch toán, phân tích hoạt động tài chính phục vụ kịp thời cho sản xuất kinh doanh của xí nghiệp, thực hiện thanh quyết toán, trích nộp ngân sách đồng thời làm tham mưu cho giám đốc trong lĩnh vực kinh doanh. Phòng kiểm tra chất lượng: thực hiện chức năng kiểm tra phân tích chất lượng nguyên vật liệu trước khi đưa vào sản xuất, bán thành phẩm và thành phẩm sau khi sản xuất. Phòng đảm bảo chất lượng: Tính toán mức tiêu hao vật liệu, theo dõi toàn bộ quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm sản xuất ra theo đúng yêu cầu trước khi nhập kho. Phòng nghiên cứu phát triển: Nghiên cứu ra những sản phẩm mới, theo dõi sự ổn định của thuốc, cải tiến mẫu mã sản phẩm phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Phân xưởng thuốc viên: Chuyên sản xuất các loại thuốc viên dưới dạng nén rời đóng lọ như: Vitamin B1, viên số 2, Aminazin, viên nén đóng vỉ như: Alstuzon, bổ phế ngậm, các loại vitamin con nhộngđóng vỉ như: Ampiciline, Amociline. Phân xưởng thuốc tiêm: Chuyên sản xuất các loại thuốc dưới dạng dung dịch như: Ampiciline, Teptiomycine, Atiepin, nước cất… Cả hai phân xưởng đều sản xuất theo định mức kỹ thuật do phòng kế hoạch đưa ra. PHẦN II: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA XÍ NGHIỆP 2.1.Phân tích các hoạt động Marketing Xí nghiệp dược phẩm 120 là một xí nghiệp thuộc bộ Quốc Phòng nên nhiệm vụ chủ yếu của xí nghiệp là sản xuất phục vụ Quốc Phòng nhưng do năng động trong sản xuất và kinh doanh nên xí nghiệp sản xuất thuốc bán ra thị trường nên sản phẩm của xí nghiệp tương đối đa dạng. Các sản phẩm chính của công ty bao gồm hàng Quốc Phòng và hàng kinh tế như thuốc dạng viên: thuốc kháng sinh, các loại vitamin,…và thuốc tiêm: thuốc kháng sinh, nước khử trùng, vitamin, nước cất,…, ngoài ra xí nghiệp còn sản xuất các sản phẩm phục vụ băng bó vết thương: băng cuộn vải, băng cuộn xô, gạc miếng, cao xoa, kem mua muỗi DEET…..Do đặc điểm của ngành dược nên các loại thuốc phải được kiểm tra rất kỹ trước khi lưu kho và trong quá trình bảo quản, quý II năm 2006 xí nghiệp đạt GMH – WHO và do vậy chu kỳ sống của sản phẩm không quá dài. Hàng năm công ty đầu tư khá nhiều vào nghiên cứu và phát triển các loại thuốc, nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã,…Năm 2006 xí nghiệp đã đăng ký 20 mặt hàng mới như: 5 sản phẩm dạng thuốc viên, 5 sản phẩm dạng thuốc đông y, 5 sản phẩm dạng thuốc tiêm, 2 sản phẩm dạng thuốc mỡ, 1 sản phẩm dạng thuốc uống, 5 sản phẩm dạng thuốc bột. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp cũng khá thuận lợi, đóng góp vào ngân sách nhà nước ngày càng nhiều. Bảng tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh năm 2005(ĐVT: triệu đồng) Chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện Tỷ lệ(%) So với năm 2004(%) Doanh thu thuần 17500 18800 107.43 122.88 Hàng Quốc Phòng 10500 10500 100.00 110.53 Hàng kinh tế 7000 8300 118.57 143.10 Đóng góp cho NSNN 193 72 37.31 27.07 Lợi nhuận 770 1550 201.30 218.31 Nguồn: Phòng kinh doanh tiếp thị Qua bảng trên ta thấy: Doanh thu của xí nghiệp cũng khá cao, xí nghiệp vẫn chú trọng sản xuất hàng Quốc Phòng, hàng Quốc phòng chiếm 55.85% trong tổng doanh thu của xí nghiệp. So với năm 2004 thì doanh thu đẵ tăng 22.88% và vượt kế hoạch 7.43%. Bảng tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh năm 2006(ĐVT: triệu đồng) Chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện Tỷ lệ(%) So với năm 2005(%) Doanh thu thuần 21300 20500 96.24 109.04 Hàng Quốc Phòng 12000 11500 95.83 109.52 Hàng kinh tế 9300 9000 96.77 108.43 Đóng góp cho NSNN 72 9 12.50 12.50 Lợi nhuận 1600 1600 100.00 103.23 Nguồn: Phòng kinh doanh – tiếp thị Từ bảng ta thấy: Doanh thu năm 2006 tăng so với năm 2005 nhưng không đạt được kế hoạch đã đề ra cả về hàng Quốc Phòng và hàng kinh tế. Do xí nghiệp dược phẩm 120 trực thuộc và chịu sự quản lý của bộ Quốc Phòng nên nhiệm vụ chính của xí nghiệp là sản xuất thuốc phục vụ cho nhu cầu Quốc Phòng. Do tính năng động trong sản xuất kinh doanh nên xí nghiệp vẫn sản xuất thuốc phục vụ cho nhu cầu dân sinh khi có các đơn đặt hàng. Thị trường chủ yếu mà xí nghiệp sản xuất mặt hàng kinh tế là Thái Bình, Hải Dương, Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hoá, Tuyên Quang, Thái Nguyên,…. Hiện tại công ty có một cửa hàng giới thiệu sản phẩm ngay ở trụ sở của công ty. 2.2.Phân tích tình hình lao động tiền lương Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường rất khốc liệt. Muốn tồn tại thì doanh nghiệp phải phát huy mọi năng lực, tiềm lực của xí nghiệp để khẳng định vị thế của mình trên thương trường. Để làm được điều đó phụ thuộc chủ yếu vào đội ngũ cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp cũng như các nhà quản lý của xí nghiệp và công ty. Tại các phòng ban chức năng, phân xưởng tổ đội đã có theo dõi ghi chép cả về số lượng và giá trị về tình hình sử dụng lao động như: số lượng lao động, thời gian lao động,năng suất lao động ở từng công đoạn, từng khâu, tình hình quỹ… 2.2.1Cơ cấu lao động của xí nghiệp a.Cơ cấu lao động theo chức năng STT Chỉ tiêu Năm 2005 KH năm 2006 TH năm 2006 Chênh lệch Người % Người % Người % Người % I Khối hành chính 49 38.58 57 43.85 57 43.85 8 14.04 1 Ban giám đốc 3 2.36 3 2 31 3 2.31 0 0.00 2 Phòng kế hoạch 8 6.3 10 7.69 10 7.69 2 20.00 3 Ban tài chính 4 3.15 5 3.85 5 3.85 1 20.00 4 Phòng kiểm nghiệm 4 3.15 6 4.62 6 4.62 2 33.33 5 Phòng kỹ thuật 7 5.51 8 6.15 8 6.15 1 12.50 6 Ban chính trị hậu cần 7 5.51 8 6.15 8 6.15 1 12.50 7 Ban thị trường 8 6.3 9 6.92 9 6.92 1 11.11 8 Phục vụ phân xưởng viên 2 1.57 2 1.54 2 1.54 0 0.00 9 Phục vụ phân xưởng tiêm 1 0.79 1 0.77 1 0.77 0 0.00 10 Phân xưởng cơ điện 5 3.94 5 3.85 5 3.85 0 0.00 II Khối sản xuất 78 61.42 73 56.15 73 56.15 -5 -6.85 1 Phân xưởng viên 52 40.94 50 38.46 50 38.46 -2 -4.00 2 Phân xưởng tiêm 26 20.47 23 17.69 23 17.69 -3 -13.04 Tổng 127 100 130 100 130 100 3 2.31 Nguồn: Ban tài chính – kế toán Qua bảng trên ta thấy: Cơ cấu lao động của công ty chưa thật tối ưu, lao động gián tiếp vẫn chiếm tỷ lệ cao và ngày càng cao. Xí nghiệp chú trọng vào công tác định mức lao động, định mức nguyên vật liệu nhằm tiét kiệm chi phí sản xuất từ đó hại giá thành sản phẩm,… Công việc của các phòng ban là rõ ràng, họ tập trung vào chuyên môn nhiều hơn nên công việc có tính chuyên môn hoá cao sẽ làm tham mưu rất tốt cho nhà lãnh đạo. Số cán bộ công nhân viên tăng 8 người chứng tỏ quy mô sản xuất cuả doanh nghiệp đã được mở rộng và số công nhân sản xuất trực tiếp giảm chứng tỏ xí nghiệp đã đầu tư trang thiết bị kỹ thuật mới làm cho năng suất lao động tăng lên do đó người lao động không đáp ứng được nhu cầu mới sẽ bị giảm biên chế. b.Cơ cấu lao động theo chất lượng lao động TT Trình độ Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch Người % Người % Người % 1 Sau đại học 2 1.57 3 2.31 1 50.00 2 Đại học dược 17 13.39 18 13.85 1 5.88 3 Đại học khác 6 4.72 6 4.62 0 0.00 4 Cao đẳng 1 0.79 2 1.54 1 100.00 5 Trung cấp dược 12 9.45 12 9.23 0 0.00 6 Trung cấp khác 3 2.36 3 2.31 0 0.00 7 Sơ cấp dược 58 45.67 58 44.62 0 0.00 8 Công nhân 28 22.05 28 21.54 0 0.00 Tổng 127 100.00 130 100.00 3 155.88 Nguồn: Ban tài chính – kế toán Qua bảng trên ta thấy: Trình độ đại học và sau đại học chiếm tỷ lệ tương đối lớn ( 16.16%) cho thấy trình độ của xí nghiệp cũng phải thấp, do tính chất công việc của những người sản xuất trực tiếp không đòi hỏi cao nên số lượng không tăng, xí nghiệp chú trọng vào việc nâng cao trình độ chuyên môn của khối sản xuất gián tiếp để phục cho hoạt động kinh doanh tốt hơn. Cụ thể là số luợng sau đại học tăng lên 1, số lượng đại học tăng 1 và cao đẳng tăng 1. Cơ cấu lao động theo giới tính năm 2004 và năm 2005 Chỉ tiêu Nam 42 Nữ 85 Tổng 127 Nguồn: Phòng lao động, tiền lương Ta thấy lao động ở xí nghiệp chủ yếu là nữ, vài đây là xí nghiệp sản xuất thuốc công viêc đòi hỏi sự tỷ mỉ, cẩn thận, và những công nhân ở đây chủ yếu là nữ. 2.2.2.Định mức lao động Xí nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau, mối sản phẩm có phương thức sản xuất khác nhau vì vậy định mức lao động được thực hiện đối với từng loại sản phẩm theo hình thức đếm thời gian. Phương pháp này đã được xí nghiệp dùng thường xuyên, được công ty duyệt và tương đối ổn định đã đem lại hiệu quả cao cho xí nghiệp, phát huy được năng suất lao động, phát huy được tính tự chủ của người lao động, tránh việc lãng phí thời gian. Định mức lao động cho một số sản phẩm chủ yếu năm 2005 STT Tên sảm phẩm ĐMTH(h) Trong đó Tcn Tbt Tql 1=2+3+4 2 3=2*44% 4=(2+3)*15% A Sản phẩm quốc phòng I Thuốc viên 1000 1 Amoxicillin 0,5g 16.05 9.69 4.26 2.09 2 Aminazin 0,025 0.10 0.06 0.03 0.01 3 Vitamin B1 0,01g 10.22 6.17 2.71 1.33 II Thuốc tiêm 1 Glucoso 30% 3.08 1.86 0.82 0.40 2 Calciclorid 0,5g 0.48 0.29 0.13 0.06 3 Vitamin B1 5% 4.01 2.42 1.06 0.52 B Sản phẩm kinh tế I Thuốc viên 1 Aminazin 0,025 3.74 2.26 0.99 0.49 2 Tetracyclin 0,25 6.62 4.00 1.76 0.86 3 Kim tiền thảo 1.59 0.96 0.42 0.21 II Thuốc nước 0.00 0.00 0.00 1 Aphaxylo 1.59 0.96 0.42 0.21 2 Natriclorid 10% 0.20 0.12 0.05 0.03 Nguồn: Ban tài chính – kế toán Qua bảng số liệu trên ta thấy: Năng suất lao động cúa xí nghiệp tương đối cao, thời gian làm việc ngắn. Công tác định mức lao động rất tỉ mỉ, cận thận cho thấy thái độ làm việc của cán bộ công nhân viên của xí nghiệp làm việc nghiêm túc và có hiệu quả. Ngoài ra xí nghiệp còn địng mức theo ngày công nhưng ít sử dụng. Ví dụ: Đối với thuốc viên Amoxillin cứ sản xuất 1000000 viên thì cần 120 công của bậc thợ 5/8, mỗi công có chi phí 4000đ.Vậy khi đó chi phí lương là 4000 x 120 = 480.000đ. 2.2.3. Tình hình sử dụng thời gian lao động Xí nghiệp dược phẩm 120 trực thuộc Bộ Quốc Phòng nên thời gian làm việc, chế độ nghỉ ngơi tuân theo quy định của Bộ Quốc Phòng. Ngoài thời gian làm việc bình thường CBCNV còn phải thực hịên làm nhiệm vụ Quốc Phòng. Cụ thể đối với năm 2005 như sau: Chỉ tiêu Ngày Làm việc 279 Nghỉ CN 52 Nghỉ Lễ, Tết 9 Hội họp 10 Nghỉ phép 15 Nguồn: Ban tài chính – kế toán Xí nghiệp làm việc 6 ngày/tuần. Thời gian làm việc nhiều sẽ tạo ra nghiều sản phẩm, doanh thu lớn do đó thu nhập của CBCVN cao, đây là động lực để Công nhân viên làm việc hăng hái, tận tâm. 2.2.4.Năng suất lao động Chỉ tiêu ĐVT Năm 2004 Năm 2005 Chện lệch STĐ % Doanh thu Tr. Đồng 15300.00 18800.00 3500.00 22.88 Số lao động BQ Tr. Đồng 127.00 127.00 0.00 0.00 Số ngày làm việc BQ trong năm Tr. Đồng 279.00 279.00 0.00 0.00 Số ngày làm việc BQ trong tháng Tr. Đồng 24.00 24.00 0.00 0.00 NSLĐ ngày Tr. Đồng 0.43 0.53 0.10 22.88 NSLĐ giờ Tr. Đồng 0.05 0.07 0.01 22.88 Nguồn: Ban tài chính – kế toán Như vậy năng suất lao động trong năm 2005 đã tăng chứng tỏ đội ngũ cán bộ công nhân viên đã được nâng cao tay nghề, nâng cao được chất lượng lao động làm cho doanh thu năm 2005 tăng 22,88% so với năm 2004. Do đựoc đầu tư trang bị kỹ thuật và có sự nỗ lực của công nhân viên trong toàn xí nghiệp đã làm cho năng suất lao động trong một giờ tăng lên cùng tỷ lệ tăng với doanh thu. Trong năm 2004 cứ một người lao động tạo ra 120,47 triệu đồng doanh thu còn năm 2005 một lao động tạo ra 148,03 triệu đồng doanh thu, cho thấy nức đóng góp của mỗi người lao động vào doanh thu tăng và có khả năng còn tăng lên được nữa. 2.2.5.Công tác đào tạo và tuyển dụng nhân viên của xí nghiệp a. Công tác tuyển dụng Dựa vào kế hoạch kinh doanh, năng lực của cán bộ công nhân viên, yêu cầu công việc xí nghiệp xác định đối tượng và số lượng lao động cần tuyển dụng. Khi có nhu cầu tăng nhân viên thì xí nghiệp làm một bản báo cáo cho tổng công ty và cho Bộ Quốc Phòng về bổ sung nhân viên nếu được chấp nhận thì xí nghiệp sẽ đưa ra thông báo tuyển dụng. Quy trình tuyển dụng được thực hiện như sau: Vòng sơ tuyển: Dựa vào lý lịch của những người tham gia dự tuyển ban lãnh đạo sẽ chọn ra những ứng cử phù hợp nhất về trình độ chuyên môn, với yêu cầu của công việc sẽ được tiếp tục vào vòng sau. Phỏng vấn trực tiếp: Do cán bộ về lao động của xí nghiệp, của công ty và những người lập kế hoạch sẽ trực tiếp phỏng vấn. Sau khi phỏng vấn thành công những người tạm thời trúng tuyển sẽ được thử việc tại xí nghiệp. Tuỳ từng vị trí cần tuyển mà thời gian thử việc khác nhau. Ví dụ, đối với lao động gián tiếp thì thời gian tuyển dụng từ 1 – 3 tháng, đối với lao động trực tiếp thì thời gian tuyển dụng từ 3 - 6 tháng. Sau quá trình thử việc nếu người đó đáp ứng được những yêu cầu của công việc sẽ chính thức là nhân viên của xí nghiệp. b. Công tác đoà tạo và huấn luyện Trong năm 2005 xí nghiệp đã tổ chức huấn luyện GMP, PCCC, ATTLĐ cho 255 lượt người, huấn luyện thi tay nghề cho 6 công nhân, tổ chức thi kiểm tra tuyển dụng 16 lượt, huấn luyện sử dụng các thiết bị có yêu cầu cần kiểm định nghiêm nặgt cho 10 đồng chí. Đây là một trong những yếu tố làm doanh thu của xí nghiệp tăng lên. 2.2.6.Tổng quỹ lương và đơn giá tiền lương Việc tính đơn giá lương sản phẩm do phòng kế hoạch thực hiện. Đơn giá lương sản phẩm được xác định ngay trong lệnh sản xuất cho từng loại sản phẩm cụ thể. Lương sản phẩm là lương của bộ phận sản xuất làm theo định mức lao động và có đơn giá lương sản phẩm. Lương của bộ phận sản xuất Số lượng sản phẩm nhập kho trong kỳ x Đơn giá lương sản phẩm Số lượng sản phẩm nhập kho trong kỳ dựa vào báo cáo thành phẩm của từng phân xưởng. Sản phẩm sản xuất trải qua nhiều công đoạn, đơn giá lương của từng công đoạn tính trên cơ sở cấp bậc công việc, thời gian cần thiết, hệ số lương sản phẩm, chi tiết các công đoạn. Tổng cộng đơn giá từng công đoạn sẽ được đơn giá lương sản phẩm. Tổng quỹ lương của xí nghiệp được tính theo công thức sau: QL = Lmin x HSCB Trong đó Lmin: là lương cơ bản bình quân của xí nghiệp HSCB: là hệ số cấp bậc bao gồm hệ số cấp và hệ số phụ cấp Sau đây là bảng hệ số của xí nghiệp dược phẩm 120 tháng 12 năm 2005 STT Họ và tên HS HSTN HSĐH THS I Ban giá đốc 10.5 10.5 1 Lê Minh Trưởng 3.9 3.9 2 Nguyễn Thị Hương 3.3 3.3 3 Nguyễn Văn Điệp 3.3 3.3 II PKHVT 10.5 10.5 1 Nguyễn Văn An 2.5 2.5 2 Phan Thị Thanh Long 1.2 0.3 1.5 3 Đào Văn Kế 1.2 0.1 1.3 4 Nguyễn Thị Tình 1.1 0.1 1.2 5 Nguyễn Hữu Dũng 1.2 1.2 6 Vũ Long 1 0.2 1.2 7 Nguyễn Ngọc Bình 1.4 1.4 8 Nguyễn Thị Hoàng Mai 0.9 0.9 III Ban TCKT 5.3 5.3 1 Phạm Khắc Lập 2.5 2.5 2 Nguyễn Đình Chiến 1.2 0.1 1.3 3 Phạm Mạnh Cường 1.6 1.6 IV Phòng K.tra C.lượng 7.3 7.3 1 Nguyễn Thị Mai 2.5 2.5 2 Vũ Thị Khuyên 1.6 1.6 3 Nguyễn Thị Tuyết 1.3 0.2 1.5 4 Đõ Thị Hà 0.9 0.9 5 Nguyễn Quyết Thắng 1 1 V Phòng Đ.bảo C. lượng 3.8 3.8 1 Lê Mạn Hùng 1.6 0.2 1.8 2 Bùi Thị Phương Ngân 1.1 1.1 3 Nông Thị Huyền Dung 1.1 1.1 VI Phòng R&D 9.5 9.5 1 Kiều Duy Khoan 2.2 2.2 2 Nguyễn Tiến Hùng 1.6 0.2 1.8 3 Ngô Đức Hạnh 1.5 0.2 1.7 4 Nguyễn Thanh Tuyến 1.3 0.2 1.5 5 Đặng Công Hoan 1.6 0.2 1.8 6 Trần Thị Minh Hằng 1.3 0.2 1.5 VII Ban C.trị H.cần 11.25 11.25 1 Vũ Hữu Yên 2.5 2.5 2 Nguyễn Xuân Vinh 1.6 1.6 3 Nguyễn Thị Nguyệt Ánh 1.05 0.1 1.15 4 Nguyễn THị Minh Tâm 1.1 1.1 5 Đỗ Thị Hường 1.1 1.1 6 Nguyễn Thị Hoồng Khánh 1 1 7 Hoàng Hải Dương 1 0.2 1.2 8 Bảo vệ Sài Đồng(3 người) 1.9 1.9 VIII Phòng K.doanh T.thị 6.6 6.6 1 Trần Công Trìu 0.6 0.6 2 Nguyễn Thị Thu Liên 2.5 2.5 3 Nguyễn Văn Bình 1.3 0.2 1.5 4 Dương Đức Hạnh 2.2 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc4047.doc