Xoá đói giảm nghèo ở Lào Cai - Thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Đảng và nhà nước ta đã xác định: Xây dựng chủ nghĩa xã hội nhằm mục tiêu “ Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Trong thời kì đổi mới, nền kinh tế đất nước đã có sự tăng trưởng, phát triển đáng kể, đời sống của đại bộ phận nhân dân được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên ở vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc ít người và nông thôn vẫn còn một bộ phận dân cư đang phải sống trong cảnh đói nghèo. Vì vạy phải thực hiện “Chương trình xoá đói giảm nghèo” để có nhữ

doc46 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3034 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Xoá đói giảm nghèo ở Lào Cai - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng giải pháp tác động trực tiếp đến người nghèo, xã nghèo, giúp họ có điều kiện tự vươn lên xoá đói giảm nghèo. PHẦN I – CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÓI NGHÈO I/ Nghèo khổ về thu nhập - Khái niệm: Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 08/07/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng chogiai đoạn 2006-2010 quy định chuẩn nghèo theo mức thu nhập bình quân đầu người trong hộ ở từng vùng như sau: + Khu vực nông thôn: Những hộ có mức thu nhập bình quân từ 200.000đồng/ngươì/tháng (2.400.000 đồng/người/năm) trở xuồng là hộ nghèo. + Khu vực thành thị: Những hộ có mức thu nhập bình quân từ 260.000đồng/ngươì/tháng (3.120.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo. - Cách tiếp cận: Cách thông thường và đã được các nước đang phát triển và WB sử dụng là dựa vào kết quả các cuộc điều tra về thu nhập (chi tiuêu) của hộ gia đình (phương pháp thống kê). Những người đang sống trong nghèo khổ tuyệt đối là những người mà 4/5 chi tiêu của họ là dành cho nhu cầu về ăn mà chủ yếu là lương thực và một chút ít thực phẩm (thịt hoặc cá); tất cả đều thiếu dinh dưỡng; chỉ khoảng 1/3 số người lớn biết chữ; và tuổi thọ trung bình của họ vào khoảng 40 năm. Một cách tiếp cận khác cũng thường được sử dụng để xem xét nghèo đói là chia dân cư thành các nhóm khác nhau (theo 5 nhóm). Nhóm 1/5 nghèo nhất là 20% dân số, những người sống trong các hộ gia đình có mức thu nhập (chi tiêu) thấp nhất. - Chỉ số đánh giá: Dựa trên cách tiếp cận định nghĩa sự nghèo khổ nói trên, thước đo sử dụng phổ biến hiện nay để đánh giá nghèo khổ về thu nhập là đếm số người sống dưới chuẩn nghèo. Gọi là “chỉ số đếm đầu người” (HC – Headcount index). Từ đó xác định tỷ lệ nghèo (tỷ lệ đếm đầu – HCR). Tỷ lệ nghèo được tính bằng tỷ lệ phần trăm của dân số. Việc sử dụng chỉ số này là cần thiết để đánh giá tình trạng nghèo và những thành công trong mục tiêu giảm nghèo của quốc gia và thế giới . Để phản ánh được tính chất gay gắt của nghèo đói và để có chính sách cần thiết hữu hiệu nhằm giảm nghèo cho mọi đối tượng là người nghèo, các nhà kinh tế đã dây dựng chỉ số: “ khoảng cách nghèo”. Khoảng cách nghèo là phần chênh lệch giữa mức chi tiêu của người nghèo so với ngưỡng nghèo, tính bằng phần trăm so với ngưỡng nghèo. Khi so sánh các nhóm dân cư trong một nước, khoảng cách nghèo cho biết tính chất và mức độ của nghèo khổ khác nhau giữa các nhóm. II/ Nghèo khổ của con người (nghèo khổ tổng hợp) 1. Khái niệm Khái niệm do liên hợp quốc đưa ra trong “ Báo cáo về phát triển con người” năm 1997: Nghèo khổ của con người là khái niệm biểu thị sự nghèo khổ đa chiều của con người – là sự thiệt thòi khốn cùng theo 3 khía cạnh cơ bản nhất của cuộc sống con người. Chẳng hạn dối với các nước đang phát triển sự thiệt thòi đó là: + Thiệt thòi xét trên khía cạnh cuộc sống lâu dài và khoẻ mạnh, được xác định bởi tỷ lệ người dự kiến không thọ quá 40 tuổi. + Thiệt thòi về tri thức, được xác định bởi tỷ lệ người lớn mù chữ. + Thiệt thòi về đảm bảo kinh tế, được xác địng bởi tỷ lệ người không tiếp cận được các dịch vụ y tế, nước sạch và tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng. 2. Chỉ số đánh giá Để đánh giá nghèo khổ của con người, Liên Hợp Quốc đã sử dụng chỉ số nghèo khổ của con người – HPI (Human Poor Index) hay còn gọi là chỉ số nghèo khổ tổng hợp. Giá trị HPI của một nước nói lên rằng sự nghèo khổ của con người ảnh hưởng lên bao nhiêu phần dân số của nước đó. So sánh các giá trị HDI và HPI cho thấy sự phân phối thành tựu của tiến bộ con người. Các nước có thể có giá trị HDI như nhau nhưng giá trị HPI lại khác nhau. Ở Việt Nam HPI năm 1999 là 29,1% và xếp hạng theo HPI nước ta đứng thứ 45 trên 90 quốc gia được Liên Hợp Quốc nghiên cứu. III/ Đặc trưng của người nghèo và chiến lược xoá đói giảm nghèo 1. Đặc trưng của người nghèo + Điều khái quát có thể nhận thấy trong các nhóm nghèo đại bộ phận là sống ở khu vực nông thôn và chủ yếu là tham gia vào hoạt động nông nghiệp. Họ là các nông dân thiếu các phương tiện sản xuất, đặc biệt là đất đai. + Ở thành thị, người nghèo thường tập trung ở các khu vực phi chính thức, nơi mà họ nhận được thu nhập là do lao động tự tạo việc làm (những người buôn bán nhỏ, bán hàng rong, trẻ đánh giầy). + Họ là những người không có vốn hoạc vốn rất ít và trình độ giáo dục thấp. + Các quan sát thực tế cho thấy, nghèo đói ở những gia đìng do phụ nữ làm chủ và nghèo đói của phụ nữ nhìn chung liên quan trực tiếp đến địa vị của họ. Họ ít được học hành hơn, ít có cơ hội kiếm việc làm hơn và được trả lương thấp hơn nam giới. 2. Chiến lược xoá đói giảm nghèo + Tập trung vào việc nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế với hy vọng tăng thu nập quốc dân sẽ cải thiện mức sống cho những người rất nghèo. + Tấn công trực tiếp vào nghèo đói bằng các chính sách và kế hoạch tập trung vào chống nghèo đói trong cả ngắn hạn và dài hạn. 3. Chỉ số đánh giá thành công trong giảm nghèo Để đánh giá thành công trong giảm nghèo, người t thường xem xét mức độ giảm tương ứng với mỗi % tăng trưởng kinh tế. Theo nhận xét của WB, tiêu dùng bình quân đầu người tăng 1% sẽ làm giảm trung bình 2% tỷ lệ nghèo (đối với bộ phận dân cư sống dưới mức 1USD/ngày); tỷ lệ giảm này sẽ là 1% nếu hệ số GINI là 0,6 và tỷ lệ giảm này sẽ tăng lên gấp đôi (3%) nếu như hệ số GINI có giá trị là 0,2. PHẦN II - THỰC TRẠNG XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở TỈNH LÀO CAI. I/ Tổng quan chung về Lào Cai 1. Vị trí địa lý Lào Cai là tỉnh miền núi biên giới nằm phía tây bắc Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội 296km theo đường sắt và 345 km theo đường bộ. - Có toạ độ: + 22050’30” vĩ độ 103030’24” kinh độ Đông. + Phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam Trung Quốc với đường biên giơi dài 203 km, trong đó : Đất liền là 59km, suối 1400 km. + Phía Nam giáp tỉnh Yên Bái. + Phía Đông giáp tỉnh Hà Giang. + Phía Tây giáp tỉnh Lai Châu. - Diện tích tự nhiên: 638.389,59 ha (số liêu công bố năm 2007), chiếm 1,93% và đứng thứ 19/64 tỉnh thnành phố trong cả nước; Trong đó: + Đất nông nghiệp :76.855,69ha, chiếm 12,04 %. + Đất lâm nghiệp: 296.174,94 ha, chiếm 46,39 %. + Đất phi nông nghiệp là 30.67,37ha ,chiếm 4,81%. + Đất chưa sử dụng là 232.681,59ha , chiếm 36,44%. 2. Dân số - dân tộc - Tổng dân số toàn tỉnh là 595.980 người (số liệu năm 2007); Trong đó: + Số người trong độ tuổi lao động là 314.520 người, chiếm khoảng 53%. + Mật độ dân số bình quân là 91 người/km2. - Dân tộc: có 25 dân tộc anh em cùng chung sống hoà thuận, trong đó: + Dân tộc Kinh chiếm 35,91%. + Dân tộc Mông chiếm 21,21%. + Dân tộc Tày chiếm 15,84%. + Dân tộc Dao chiếm 14,05%. + Dân tộc Dáy chiếm 4,7%. + Dân tộc Nùng chiếm 4,4%. + Còn lại 4,49% là các dân tộc ít người khác như: Phù Lá, La Chí, Bố Y, Sán Dìu, Sán Chay, Hà Nhì, Thái, Sa Phó… Mỗi dân tộc đều có phong tục, tập quán, bản sắc văn hoá dân tộc riêng biệt, truyền thống đấu tranh bền bỉ với thiên nhiên, cần cù lao động sáng tạo, đã tạo nên bức tranh cuộc sống, phong phú, sinh động,chung cho bản sắc văn hoá các dân tộc trong miền núi, rất thuận lợi cho việc giữ gìn, bảo tồn, khai thác và phát triển vốn văn hoá bản địa trong tiến trình phát triển Kinh tế - Văn hoá - Xã hội và hội nhập của tỉnh. - Đơn vị hành chính: Gồm một thành phố Lào Cai và tám huyện là: Sa Pa, Bát Xát, Bảo Yên, Bảo Thắng, Si Ma Cai, Văn Bàn, Mường Khương, Bắc Hà; với 164 xã phường thị trấn, trong đó có 125 xã vùng cao, 26 xã biên giới. - Tỉnh Lào Cai dược chia thành 3 khu vực: + KV 1: Là các xã có điều kiện phát triển KT - XH thuận lợi. Chủ yếu là các xã ở vùng thấp, gồm chung tâm các huyện ở thành phố, giao thông và các dịch vụ xã hội thuận lợi (15 xã). + KV 2: Là các xã có điều kiện phát triển KT - XH khó khăn. Phần lớn các xã này ở vùng sâu, vùng xa, giao thông đi lại còn tương đối khó khăn; các dịch vụ xã hội cơ bản đã dược đáp ứng tương đối tốt (40 xã) + KV 3: Là các xã có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, các xã ở vùng sâu, vùng biên giới xa các trung tâm huyện, thành phố; địa hình bị chia cắt mạnh, giao thông đi lại còn nhiều khó khăn, các dịch vụ xã hội còn hạn chế (108 xã). 3. Tình hình kinh tế xã hội tỉnh Lào Cai - Tỉnh Lào Cai được tái lập năm 1991, sau gần 20 năm phấn đấu và trưởng thành, nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã dành được những thắng lợi đáng trân trọng, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân từng bước được ổn định và có những mặt bền vững. Đặc biệt trong nhưng năm gần đây 2001 – 2007 đã có những bướctăng tốc khá trên tất cả các lĩnh vực KT – XH, đối ngoại và quốc phòng an ninh. - Số liệu cập nhật năm 2007: Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế % 12,7 13,5 14 2. GDP bình quân đầu người/năm (tr đ) 5,08 5,8 6,6 3. Cơ cấu kinh tế % 100 100 100 - Nông lâm nghiệp % 35,7 33,6 31,1 - Công nghiệp-xây dựng % 25,7 27,7 29,5 - Thương mại-dịch vụ % 38,6 38,7 39,4 - Môi trường đầu tư: các thành phần kinh tế, các doanh nhân trong và ngoài tỉnh tiếp tục đầu vào Lào Cai; Theo đánh giá của phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2007, tỉnh Lào Cai được xếp thứ 5/64 tỉnh, thành phố trong cả nước. - Văn hoá – xã hội: + Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi 164/164 xã, phường, thị trấn. + Tỷ lệ huy động trr em trong độ tuổi đến trường đạt 97,8%. + Các hoạt dộng văn hóa thể dục thể thao, thông tin, phát thanh, truyền hình đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của nhân dân. + Công tác y tế: khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho cộng đồng dân cư được duy trì và đẩy mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân tiếp cận các dịch vụ y tế để chủ động phòng ngừa các dịch bệnh. - Tình hình chính trị ổn định, quốc phòng an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. II/ Thực trạng công tác xoá đói giảm nghèo ở Lào Cai 1. Thực trạng và nguyên nhân đói nghèo ở Lào Cai a) Thực trạng nghèo đói ở Lào Cai Khi mới tái lập tỉnh (1991) tỷ lệ nghèo đói toàn tỉnh 54,8% (đói 31%). Năm 1995 tỷ lệ đói là 33,75% (đói 15%). Đến năm 2000 điều tra theo chuẩn nghèo mới, tỷ lệ nghèo toàn tỉnh là 29,96%, cuối năm 2003 tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 13,31% , tách huyện Than Uyên là 12,2% . Số hộ nghèo và tỷ lệ nghèo ở Lào Cai năm 2003 Toàn tỉnh Bảo thắng Bắc Hà Mường Khương Văn Bàn Bảo Yên Bát xát Sa Pa Si Ma Cai Thành phố Lào Cai hộ nghèo 2003 (hộ) 13.418 3.082 1.714 1.938 1.641 1.105 1.274 1.134 1.131 399 Tỷ lệ % 12,2 13,66 19,02 22,97 13,09 7,72 11,13 16,02 26,44 1,97 Huyện Bảo Thắng có số hộ nghèo lớn nhất: 3.082 hộ, chiếm 23,36% tổng số hộ nghèo toàn tỉnh, tám huyện thị cò lại đều dưới hai nghìn hộ nghèo, trong đó ba huyện Bắc Hà , Mường Khương , Văn Bàn có trên 1500 hộ nghèo. Về tỷ lệ hộ nghèo, có 2/9 huyện thị có tỷ lệ hộ nghèo trên 20%, 6/9 huyện tỷ lệ trên mức trung bình toàn tỉnh, 3/9 huyện tỷ lệ dưới mức trung bình toàn tỉnh là: TP Lào Cai, huyện Bảo Yên, huyện Bát Xát. Tuy một số huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao nhưng so với tổng số hộ nghèo toàn tỉnh thì chỉ chiến tỷ trọng thấp, như huyện Si Ma Cai tỷ lệ hộ nghèo chiếm 26,44%, nhưng chỉ chếm 8,45 tổng số hộ nghèo toàn tỉnh, Sa pa tỷ lệ hộ nghèo 16,02% nhưng hỉ chiếm 8,43% tổng số hộ nghèo. - Phân chia theo vùng: Số hộ đói nghèo chủ yếu ở vùng nông thôn. Năm 2003 toàn tỉnh có 12.387 hộ nghèo sống ở vùng nông thôn chiếm 92,32% tổng số hộ nghèo của toàn tỉnh, ở thành thị chỉ có 1.031 hộ chiếm7,685 tổng số.Tỷ lệ hộ nghèo khá cao ở các xã đặc biệt khó khăn, trong 125 xã đặc biệt khó khăn dân số chiếm 62% dân số toàn tỉnh nhưng chiếm 78,48% tổng số hộ nghèo toàn tỉnh, 42 xã vùng thấp còn lạ dân số chiếm 38% dân số toàn tinht nhưng hộ nghèo chỉ chiếm 21,53% tổng số hộ nghèo toàn tỉnh. - Phân chia theo các nhóm thu nhập : Những hộ có mức thu nhập thấp bình quân đầu người dưới 55.000 đồng/ người/tháng còn chiếm tỷ trọng lớn, năm 2003 có 3224 hộ chếm 24,02% tổng số hộ nghèo toàn tỉnh. Nhóm có thu nhập cận dưới chuẩn nghèo (trên 135.000 đòng/người/tháng đối với vùng thành thị và trên 75.000 đồng /người/tháng đối với vùng nông thôn) có 2025 hộ chiếm 15,09% tổng số hộ nghèo, nhiều hộ thu nhập còn thấp, vẫn ở trong giới hạn hộ cận trên chuẩn nghèo (có thu nhập bình quân từ 80-100 ngàn đồng /người/tháng ở nông thôn và 150-180 ngàn đồng/người/tháng ở thành thị) số này có 4003 hộ chiếm tỷ lệ 63,28% tổng số hộ đã thoát nghèo. - Nhà ở, tài sản của hộ nghèo: Nhìn chung các hộ nghèo dều ít tài sản và hầu như không có tài sản có giá trị cao, chỉ gồm ngững vật dụng tối thiểu phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt. Về nhà ở chủ yếu vách nứa, vách đất, hoạc toóc xi đơn giản và lợp lá thuộc dạng nhà đơn sơ, số này có 7175 hộ chiếm 53,47% tổng số hộ nghèo, nhà bán kiên cố (khung gỗ lâu bền, xây cấp 4) có 6020 hộ chiếm 44,87% tổng số hộ, nhà kiên cố chỉ có 105 hộ chiếm 0,78% tổng số hộ nghèo. - Về nghèo đói trong đồng bào dân tộc; Dân tộc Mông có số hộ nghèo lớn nhất là 5151 hộ chiếm 38,39% tổng số hộ nghèo toàn tỉnh, tiếp đến là dân tộc Kinh, Dao, Tày, Nùng. Hầu hết các dân tộc đều có tỷ lệ hộ nghèo trên mức trung bình của toàn tỉnh. Số hộ nghèo và tỷ lệ nghèo theo các dân tộc của Lào Cai Toàn tỉnh Mông Dao Kinh Tày Nùng Giáy Phù Lá Hà Nhì Thái DT khác Hộ nghèo 2003(hộ) 13.418 5.151 2.112 2.032 1.872 997 443 163 152 15 483 Tỷlệ (%) 12,2 22,11 14,46 5,0 11,44 21,85 8,95 13,36 23,64 5,03 52,22 Các huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao chủ yếu rơi vào các huyện co nhiều người Mông như huyện Si Ma Cai, Mường Khương, Bắc Hà, Sa Pa. Nếu tính riêng từng dân tộc thì chỉ có 3 dân tộc Kinh, Giáy và Tày có tỷ lệ số hộ nghèo thấp dưới mức trung bình của toàn tỉnh. Tuy một số dân tộc như Khơ Mú, Phù Lá, Hà Nhì tỷ lệ hộ nghèo cao nhưng số lượng chỉ chiếm khoảng trên dưới 1% tổng số hộ nghèo toàn tỉnh. b) Nguyên nhân nghèo đói * Nguyên nhân chủ quan: Do người nghèo tự thừa nhận qua điều tra. - Nguyên nhân chủ yếu của các hộ nghèo là thiếu kiến thức, kinh nghiệm làm ăn. Bên cạnh đó một số yếu tố về tự nhiên và xã hội có xu hướng tác động ngày càng tăng lên. Những thay đổi về nguyên nhân đói nghèo của các hộ từ năm 2000 đến năm 2003 như sau: Nguyên nhân nghèo đói ở Lào Cai NGUYÊN NHÂN ĐÓI NGHÈO Tỷ lệ % Năm 2000 Năm 2003 1 – Do thiếu kinh nghiệm làm ăn hoặc không biết cách làm ăn 38,39 57,13 2 – Do thiếu vốn để sản xuất 68,78 32,58 3 – Do đông con và đông người ăn theo 17,57 20,58 4 – Do thiếu lao động 11,33 10,23 5 – Do gia đình có người ốm đau tàn tật 6,26 9,64 6 – Do gia đình có người mắc tệ nạn xã hội 2,82 4,44 7 – Do thiếu đất sản xuất 27,13 31,96 8 – Do bị gặp rủi ro bởi thời tiết thiên tai 2,56 2,49 - Ngoài các nguyên nhân đã nêu trên còn có nhiều nguyên nhân khác như: Do phong tục tập quán lạc hậu, trình độ dân trí thấp, lười lao động, do địa bàn sinh sống xa xôi cách biệt đi lại khó khăn,...Trên thực tế các nguyên nhân thường kết hợp đan xen, mỗi hộ đói nghèo có thể do nhiều nguyên nhân tác động, nhất là ở những hộ đồng bào dân tộc ít người, vùng sâu, vùng xa. * Nguyên nhân khách quan ảnh hưởng chung đến đói nghèo: - Do xuất phát điểm của nền kinh tế lạc hậu và chậm phát triển. - Do điều kiện tự nhiên ở một số vùng không thuận lợi, thiếu đất sản xuất, thiếu nước, thường xuyên bị thiên tai ảnh hưởng đời sống sản xuất. - Cơ sở hạ tầng còn yếu kém: nhất lầ cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, việc tôe chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, chuyển giao kĩ thuật còn nhiều khó khăn. TÓM LẠI: Nguyên nhân có rất nhiều, rất đa dạng song chủ yếu là do + Thiếu kiến thức và kinh nghiệm làm ăn: Phần lớn là đối với đồng bào dân tộc. + Thiếu vốn: Ở đây là vốn tự có đấu te cho sản xuất kinh doanh. + Đông con, thiếu lao động, đông người ăn theo là hiện tượng khá phổ biến. Bình quân nhân khẩu hộ nghèo là 5,59 khẩu/hộ cao hơn bình quân chung toàn tỉnh 0,39 khẩu/hộ. + Thiếu đất sản xuất: Một số do nhiều đời để lại, địa bàn sinh sống thuộc nơi ít đất sản xuất trong khi đó lại định cư tập trung. Một số do phải nhượng bán, cầm cố khi gặp khó khăn hoạn nạn, bên cạnh đó là những hộ mới tách hộ hoặc di cư đến sau, đa số nghèo vì thiếu đất sản xuất nông nghiệp. + Sản xuất có thu nhập thấp và ít hoạt động tạo thêm thu nhập. + Tai nạ rủi ro, thường xuyên ốm đau bệnh tật, gia đình có người mắc các tệ nạn xã hội và các nguyên nhân bất khả kháng khác. 2. Các chính sách xoá đói giảm nghèo đã và đang được thực hiện ở tỉnh Lào Cai a) Chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo Mục tiêu của chương trình * Mục tiêu tổng quát: Đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo, hạn chế tài nghèo củng cố thành quả giảm nghèo, tạo cơ hội cho hộ đã thoát nghèo vươn lên khá giảm, cải thiện một bước điều kiện sống và sản xuất ở các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn. Nâng cao chất lương cuộc sống của nhóm hộ nghèo, hạn chế tốc độ gia tăng khoảng cách chênh lệch về thu nhập, mức sống giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi, giữa nhóm hộ giầu và hộ nghèo. * Mục tiêu cụ thể đến năm 2010. - Phấn giảm tỉ lệ hộ nghèo từ 22% năm 2005 xuống còn 10- 11% năm 2010 (trong 5 năm giảm 50% số hộ nghèo). - Thu nhập của nhóm hộ nghèo tăng 1,45 lần so với năm 2005. - Phấn đấu 50% số xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn. Đối tượng của chương trình - Đối tượng là người nghèo, hộ nghèo xã đăc biệt khó khăn, xã nghèo; ưu tiên đối tượng hộ nghèo mà chủ hộ là phụ nữ, hộ nghèo dâmn tộc thiểu số, hộ nghèo có đối tượng bảo trợ xã hội (người già, người tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt). Các chỉ tiêu chủ yếu cần đạt được đến năm 2010 - Đối với các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo cơ bản xây dựng đủ các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu theo quy định. - Có 6 triệu lượt hộ nghèo được vay vốn tín dụng ưu đãi - Thực hiện khuyến nông - lâm - ngư chyển giao kỹ thuật, hướng dẫn cách làm ăn cho 4,2 triệu lượt người nghèo. - Miễn, giảm học phí cho 150 nghìn người nghèo - 100% người nghèo được Nhà nước cấp thẻ BHYT, khi ốm đau đi khám, chữa bệnh được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo quy định. - Miễn giảm, học phí và các khoản đóng góp xây dựng trường cho 19 triệu lượt học sinh nghèo, trong đó có 9 triệu học sinh tiểu học. Tập huấn nâng cao năng lực cho 170 nghìn cán bộ tham gia công tác giảm nghèo ở các cấp, trong đó 95% là cán bộ cấp cơ sở. - Hỗ trợ để xoá nhà tạm cho 500 nghìn hộ nghèo - Phấn đấu 98% người nghèo có nhu cầu được trợ giúp pháp lý miễn phí. Các chính sách, dự án và hoạt động chủ yếu của chương trình. * Nhóm chính sách, dự án để tạo điều kiện cho người nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập, bao gồm: - Chích sách tín dựng ưu đãi hộ nghèo. - Chích sách để hỗ trợ đất sản xuất cho hộ n ghèo dân tộc thiểu số - Dự án khuyến nông- lâm-ngư và hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề. - Dự án hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo. - Dự án dạy nghề cho người nghèo. - Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo * Nhóm chính sách tạo cơ hội để người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội - Chích sách hỗ trợ y tế cho người nghèo - Chích sách hỗ trợ giáo dục cho người nghèo - Chích sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở và nước sinh hoạt - Chích sách hỗ trợ giúp pháp lí cho người nghèo * Nhóm dự án nâng cao năng lực và nhận thức - Dự án nâng cao năng lực giảm nghèo (bao gồm đào tạo cán bộ giảm nghèo và hoạt động truyền thông). - Hoạt động giám sát, đánh giá * Chương trình tác động đến hộ nghèo, xã nghèo theo nguyên tác nào? - Nhà nước tạo cơ chế, chính sách và hỗ trợ một phần kinh phí và tạo điều kiện cần thiết cho hộ nghèo, xã nghèo phát triển sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập, tự soá đói nghèo nghèo chứ không làm thay. - Địa phương tổ chức thực hiện, huy động nguồn lực tại địa bàn phát huy nội lực tại chỗ là chủ yếu. - Hộ nghèo, xã nghèo tự vươn lên xoá đói giảm nghèo là chính * Ai là người tổ chức xoá đói giảm nghèo trên địa bàn xã Ban xoá đói nghèo xã bao gồm các đại diện: - Đảng uỷ xã - Chính quyền xã - Các tổ chức đoàn thể: Mặt trận tổ quốc, hội phụ nữ, Hội nông dân, hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên. - Các trưởng thôn, trưởng ban. * Quy trình triển khai, tổ chức thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo như thế nào? Tiến hành theo 8 bước cơ bản sau: - Điều tra, khảo sát, xác định thực trạng đói nghèo, tổ chức họp dân cư thôn bản để bình xét, phân loại, lập danh sách hộ nghèo (đối với xã nghèo do huyện rà soát xác định). - Ban hành nghị quyết của Đảng uỷ, Hội đồng nhân dân xã về công tác xoá đói giảm nghèo. - Thành lập ban xoá đói giảm nghèo xã - Xây dựng chương trình xoá đói giảm nghèo xã, bảo đảm có sự tham gia của dân. - Xây dựng kế hoạch xoá đói giảm nghèo hàng năm, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện các chính sách, dự án của chương trình. - Tập huấn, nâng cao năng lực cán bộ xoá đói giảm nghèo xã, thôn, bản. - Kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo. - Sơ kết, tổng kết, thi đua, khen thưởng. b) Đề án giảm nghèo bền vững giai đoạn 2006-2010 Đề án được được phê duyệt tại Quyết định số 308/QĐ.UBND ngày 01/02/2007 của UBND tỉnh Lào Cai. Mục tiêu của toàn bộ đề án: * Mục tiêu tổng quát: Giữ vững và tăng tốc độ giảm nghèo cao hơn giai đoạn trước, giảm tỷ lệ nghèo phát sinh, củng cố các thành quả giảm nghèo; kết quả giảm nghèo bền vững toàn diện hơn, công bằng hơn và hội nhập tạo cơ hội cho hộ đã thoát nghèo vươn lên khá giả, cải thiện một bước điều kiện sống và sản xuất ở các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhóm hộ nghèo. Tiếp tục phấn đấu rút ngắn khoảng cách chênh lệch tỷ lệ nghèo, mức thu nhập của người nghèo giữa thành thị và nông thôn, giữa vùng cao và vùng thấp, giữa các dân tộc, giữa nhóm hộ giàu và nhóm hộ nghèo. * Mục tiêu cụ thể : Giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 43.01% năm 2005 xuống còn 20% năm 2010; cơ bản xoá xong tình trạng nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo; 100% hộ nghèo và nhân dân vùng đặc biệt hkó khăn được mua bảo hiểm y tế; 100% học sinh nghèo là dân tộc thiểu số và trẻ em cóa hoàn cảnh đặc biệt khó khăn thuộc diện nghèo được miễn toàn bộ học phí và các khoản đóng góp xây dựng trường, được hỗ trợ sách giáo khoa, vở viết. Giảm 50% học phí và các khoản đóng góp xây dựng trường cho số học sinh nghèo còn lại; 100% số hộ nghèo trong nhóm 1 và nhóm 2 (chiếm 55% số hộ nghèo) được bồi dưỡng về khuyến nông, bồi dưỡng về cách làm ăn; 100% hộ nghèo có nhu cầu về vốn được vay vốn ưu đãi để sản xuất kinh doanh. Bình quân hàng năm giải quyết cho khoảng 9.200 lao động; dạy nghề cho 10.000 người nghèo. Đối tượng : Người nghèo, hộ nghèo, thôn bản nghèo, xã nghèo. Giải pháp và nhiệm vụ của toàn bộ đề án : + Hoàn thiện và đổi mới hệ thống cơ chế và chính sách; đảm bảo thực hiện công khai, dân chủ, tăng cường sự tham gia của cấp cơ sở; đa dạng, xã hội hoá nguồn lực huy động, đẩy mạnh phân cấp, xây dựng cơ chế giám sát đề án. Có các chính sách ưu đãi về lãi suất trong tín dụng, tiếp cận dần với lãi suất thị trường, gắn tín dụng với tiết kiệm hộ nghèo; chính sách hỗ trợ vốn cho hộ nghèo để phát triển sản xuất; chính sách khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; chính sách khám chữa bệnh cho người nghèo; chính sách hỗ trợ con em hộ nghèo trong đào tạo nghề, trong giáo dục và đào tạo; chính sách hỗ trợ hộ nghèo về đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các xã nghèo; mở rộng thực hiện dự án xây dựng mô hình xoá đói giảm nghèo điểm; xây dựng quỹ hỗ trợ phát triển ở các xã nghèo có tỷ lệ nghèo cao; chính sách phụ cấp cho cán bộ chuyên trách làm công tác xoá đói giảm nghèo. + Giải pháp hỗ trợ người, hộ, xã nghèo thông qua các chính sách, dự án; bao gồm: Nhóm hỗ trợ về tín dụng ưu đãi cho người nghèo; hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo tham gia vay vốn tín dụng người nghèo; hỗ trợ hộ nghèo về đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt; hỗ trợ về công tác khuyến nông, lâm, ngư và hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề; hỗ trợ về dạy nghề cho người nghèo, xây dựng và nhân rộng mô hình xoá đói giảm nghèo, hỗ trợ về y tế cho người nghèo và nhân dân xã 135, hỗ trợ về giáo dục cho người nghèo, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác xoá đói giảm nghèo và trợ giúp pháp lý cho người nghèo các cấp; tăng cường công tác truyên truyền, truyền thông về công tác xoá đói giảm nghèo, nâng cao năng lực về giám sát đánh giá thực hiện xoá đói giảm nghèo; tiếp tục đầu tư phát triển hạ tầng thiết yếu ở 102 xã là các xã đặc biệt khó khăn, các xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 20% trở lên và các xã vùng II. Tổng nhu cầu vốn đầu tư đề án : Tổng nguồn vốn đầu tư cho đề án là 698,94 tỷ đồng, trong đó vốn tín dụng là 391 tỷ đồng (Ngân sách trung ương là 382 tỷ đồng, địa phương là 9 tỷ đồng), vốn đầu tư từ ngân sách cho đề án là 280,64 tỷ đồng và vốn huy động từ cộng đồng, các doanh nghiệp là 27,3 tỷ đồng. c) Chương trìng 135 giai đoạn 1, 2 Những thuận lợi khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện: * Thuận lợi: - Đảng và Nhà nước có chủ trương chính sách cụ thể về phát triển kinh tế xã hội các xã vùng cao, biên giới, xã đặc biệt khó khăn, xã an toàn khu, sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Bộ, ngành Trung ương đặc biệt sự chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh uỷ, sự giám sát của HĐND tỉnh; - UBND tỉnh đã cụ thể hoá các quy định của Trung ương bằng việc ban hành hệ thống văn bản hướng dẫn từ tỉnh đến cơ sở; - Sự tham gia của các cấp, ngành trong tỉnh và sự nhiệt tình ủng hộ của nhân dân; - Sự thống nhất cao trong Ban chỉ đạo Chương trình 135 của tỉnh, huyện, xã; * Khó khăn: - Chương trình triển khai thực hiện liên quan trực tiếp đến người dân, đến từng thôn, bản, yêu cầu đảm bảo công bằng, dân chủ, đòi hỏi nhiều thời gian, công sức. Do đó để triển khai dự án đạt hiệu quả, đúng theo quy định và trình tự đòi hỏi phải có lực lượng cán bộ huyện, xã tham gia tích cực; trong khi đó lực lượng cán bộ tại các huyện, xã còn thiếu, yếu; - Trình độ năng lực quản lý của cấp cơ sở, đặc biệt là cấp xã còn hạn chế, trình tự thủ tục triển khai các dự án hợp phần còn phức tạp, việc phân cấp cho các xã làm chủ đầu tư, tổ chức triển khai ở nhiều địa phương còn lúng túng trong việc lập hồ sơ quyết toán; - Nhận thức của người dân còn hạn chế, một bộ phận nhỏ người dân còn trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ bao cấp của Nhà nước; - Thủ tục, trình tự giải ngân hợp phần hỗ trợ sản xuất, vốn đầu tư phát triển phức tạp - Tài liệu của Trung ương phục vụ cho chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho các địa phương theo qui định chậm ban hành (đến 15/9/2008 mới có) đã ảnh hưởng đến tiến độ kế hoạch tổ chức các lớp tập huấn; - Thời tiết diễn biến phức tạp nhất là năm 2008 trên địa bàn bị rét đậm, rét hại kéo dài và ảnh hưởng trực tiếp của cơn bão số 4 đã gây thiệt hại lớn về người và tài sản tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, cũng như tình hình thực hiện các chương trình, chỉ tính riêng thiệt hại cơn báo số 4, toàn tỉnh bị thiệt hại tới 985 tỷ đồng, cơ bản các công trình hạ tầng ở vùng sâu vùng xa bị ảnh hưởng phải điều chỉnh danh mục bổ sung kinh phí đầu tư cho phù hợp; - Năm 2008 giá cả thị trường có nhiều biến động, nhất là giá nguyên, nhiên liệu, vật liệu xây dựng tăng cao, ảnh hưởng lớn đến tiến độ thực hiện các dự án; - Công tác tổ chức, quản lý, khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa công trình sau đầu tư ở cơ sở còn yếu kém, mặc dù đã được UBND tỉnh ban hành văn bản quy định, đồng thời chỉ đạo quyết liệt, nhưng kết quả còn hạn chế, đã ảnh hưởng đến hiệu quả của công trình đầu tư, nguyên nhân chính, do ý thức của người dân đối với công tác quản lý, khai thác, sử dụng công trình sau đầu tư, và nguồn lực đóng góp của người dân còn hạn chế; - Việc chấp hành chế độ thông tin báo cáo từ xã đến huyện, từ huyện đến tỉnh còn nhiều hạn chế, thường xuyên chậm, sơ sài, thiếu thông tin khó khăn cho công tác tổng hợp, chỉ đạo của các cấp và chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý của Chương trình. Chương trình 135 gia đoạn I: - Toàn tỉnh Lào Cai có 40/125 xã đặc biệt khó khăn cơ bản hoàn thành mục tiêu, trong đó nổi bật là hai xã Tả Phời và Hợp Thành của TP Lào Cai tự nguyện rút khỏi danh sách sớm nhất. - Nhìn chung đến nay các xã 135 có những bước phát triển đáng kể trên 3 mặt: + Hạ tầng cơ sở được xây dựng làm thay dổi diện mạo nông thôn. + Sản xuất và đời sống của nhân dân được nâng cao dần. Tập quán canh tác một vụ lưu cữu đã có sự hay đổi. + Số đông cán bộ cơ sở đã được nâng cao trình độ quản lý, phát huy tính năng động dám chịu trách nhiệm. Chương trình 135 giai đoạn II: Hiện nay tỉnh Lào Cai đang tích cực triển khai giai đoạn II của chương trình 135. Qua kết quả rà soát,phân định 3 vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển, tỉnh Lào Cai tiếp tục đề nghị Trung ương đầu tư theo chương trình 135 cho 101 xã và 200 thôn bản KV II. Công tác tuyên truyền về Chương trình 135 - Công tác tuyên truyền đã được quan tâm sâu, rộng trên địa bàn toàn tỉnh. Hình thức đa dạng, phong phú như: biên tập các văn bản quy định, hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh cấp phát đến các cơ quan, đơn vị, địa phương, trên địa bàn toàn tỉnh. Ngoài ra các phương tiện thông tin đại chúng như Báo, Đài phát thanh, Đài truyền hình, các Bảng tin (Tuyên giáo, Dân vận, Dân tộc tỉnh uỷ, Xoá đói giảm nghèo, tin nông nghiệp) của địa phương cũng luôn dành thời lượng đáng kể để đưa tin, tuyên truyền về Chương trình 135, đồng thời tuyên truyền thông qua các lớp đào tạo tập huấn. Đến nay phần lớn người dân, không chỉ ở những xã thuộc chương trình mà ở các xã khác cũng biết về các nội dung Chương trình 135 giai đoạn II., hàng tháng Báo Lào Cai có 2 số báo để đưa tin tuyên truyền. Ngoài ra cơ quan thường trực 135 tỉnh còn cung cấp thông tin và tạo điều kiện cho các phóng viên; Thông tấn xã Việt Nam, báo Dân tộc và Phát triển, để tham gia tuyên truyền việc triển khai thực hiện Chương trình 135 trên địa bàn. Hiệu quả của việc thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II ª Đánh giá chung - Đây là chương trình đặc biệt quan trọng, là nguồn lực chủ yếu để phát triển kinh tế - xã hội các xã 135 nói riêng và của tỉnh Lào Cai nói chung. Sau 3 năm triển khai thực hiện Chương trình đã đạt được kết quả to lớn góp phần đáng kể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đựơc các cấp, các ngành đánh giá: Chương trình đầu tư đạt hiệu quả, Chương trình không có thất thoát, Chương trình hợp lòng dân, được nhân dân ủng hộ cao, nhiều tổ chức._. quốc tế quan tâm tài trợ; - Chương trình đã động viên, khai thác mọi nguồn lực tham gia thực hiện, quản lý Chương trình, ngoài việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư của Chương trình, việc lồng ghép các dự án trên địa bàn được thực hiện khá tốt; - Các cơ quan được phân công đỡ đầu các xã ĐBKK đã hỗ trợ về vật chất cho các xã, nhưng quan trọng hơn là giúp xã nắm được mục tiêu của Chương trình, biết cách quản lý Chương trình; - Cơ chế chính sách của Chính phủ và bộ ngành Trung ương cơ bản là kịp thời, đầy đủ, rõ ràng. - Tỉnh đã Ban hành văn bản quy định cụ thể, về quản lý sử dụng vốn đầu tư trên địa bàn; các ngành có văn bản hướng dẫn thực hiện cụ thể; ª Về công tác tổ chức chỉ đạo thực hiện - Trong công tác chỉ đạo luôn bám sát theo quy định, hướng dẫn của TW; chỉ đạo triển khai thực hiện chương trình ở địa phương với tinh thần khẩn trương, đồng bộ; - Nguyên tắc chỉ đạo: huy động mọi nguồn lực, cũng như mọi lực lượng tham gia thực hiện chương trình; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; - Đẩy mạnh phân cấp cho cơ sở (phân cấp đầu tư cấp huyện, tăng cường giao xã làm chủ đầu tư các dự án); Các nội dung chương trình chủ yếu do chính quyền, các đoàn thể ở xã trực tiếp chỉ đạo nhân dân thực hiện dưới sự giúp đỡ, hướng dẫn của cấp huyện, cấp tỉnh theo hình thức cầm tay chỉ việc; Về nguồn vốn đầu tư, ưu tiên nơi còn khó khăn, có nhu cầu bức xúc nhất đồng thời phát huy hiệu quả về giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế- xã hội của địa phương; - Triển khai thực hiện một số dự án thành phần như dự án xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, hàng năm đã đảm bảo tiến độ về khối lượng, giải ngân thanh toán vốn kế hoạch; việc thực hiện các trình tự quản lý đầu tư, giám sát chất lượng công trình ngày một chặt chẽ hơn; các công trình đầu tư mang lại hiệu quả thiết thực cho việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; - Năng lực công tác của đội ngũ cán bộ ở cơ sở, nhận thức của người dân vùng dự án ngày một nâng lên. ª Kết quả thực hiện chương trình « Qua 3 năm thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II có sự lồng ghép các Chương trình, dự án khác trên địa bàn để phát triển kinh tế- xã hội các xã thuộc Chương trình 135 giai đoạn II, bước đầu đã tạo ra sự thay đổi diện mạo của nông thôn và từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân; - Sản xuất lương thực ở 81 xã thuộc CT 135 năm 2007, tăng cao so với năm 2005 về diện tích, năng suất cây lương thực chính, với tổng sản lượng lương thực có hạt là: 94.040 tấn (tăng 11.190 tấn). Lương thực sản xuất bình quân đầu người năm 2007 đạt 330 kg/ năm. Bước đầu hình thành một số vùng sản xuất, cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao, nhưng quy mô từng vùng còn nhỏ, lẻ; - Về kết cấu hạ tầng thiết yếu: hệ thống đường giao đến trung tâm các xã được đầu tư nâng cấp, đảm bảo đi được cả mùa mưa; đường đến các thôn bản đã đầu tư được 70% số thôn (tăng 10% so năm 2005); hệ thống thuỷ lợi đã đảm bảo nước tưới ổn định 75% diện tích ruộng (6000 ha/8000 ha); các công trình cấp nước đã đầu tư phục vụ 70% số hộ có đủ nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 89/95 xã (93,68%) có điện lưới đến trung tâm xã, tỷ lệ hộ được sử dụng điện lưới khoảng 63% ; số phòng học được xây dựng kiên cố bằng 55% số phòng học hiện có (tổng số có khoảng 2.000 phòng); có 30% số trạm y tế xã được đầu tư xây dựng đảm bảo chuẩn y tế; - Các lĩnh vực xã hội trong vùng không ngừng được củng cố, phát triển; + Đời sống nhân dân hàng năm được nâng lên rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 43,01% năm 2005, còn 25,77% vào cuối năm 2007, tỷ lệ hộ nghèo vùng đặc biệt khó khăn là 45,23%; + Về giáo dục, các xã đã đều hoàn thành phổ cập trung học cơ sở, tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đi học đến trường là khá cao: bậc tiểu học đạt 98%, trung học cơ sở 95%; riêng tỷ lệ học sinh mầm non còn thấp đạt 52% số cháu trong độ tuổi, nhưng đã có mức tăng cao so năm 2005; + Công tác y tế chăm sóc sức khoẻ nhân dân được đặc biệt quan tâm; đời sống văn hoá tinh thần của người dân trong vùng được nâng lên đáng kể; - Năm 2008 có 03 xã được chính phủ quyết định đưa ra khỏi diện đầu tư của Chương trình. Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo UBND các huyện tiếp tục đánh giá, xét các xã hoàn thành mục tiêu của Chương trình 135 giai đoạn II, và bổ sung các xã khó khăn, các thôn khó khăn của xã KV II báo cáo Trung ương vào tháng 8 hàng năm theo quy định; - Về đánh giá hiệu quả tác động của chương trình đối với kinh tế- xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh: Qua các năm thực hiện chương trình 135 giai đoạn II các xã vùng sâu, vùng xa, vùng ĐBKK vùng biên giới, nhìn chung quốc phòng, an ninh trên địa bàn ngày càng được củng cố, ổn định. ª Những tồn tại, yếu kém - Công tác chỉ đạo thực hiện ở một số huyện chưa thực sự chủ động, chưa quyết liệt. Trong đó phải kể đến đội ngũ tham mưu cho Ban chỉ đạo cấp huyện chưa hoạt động tích cực, thiếu sự phối kết hợp giữa các phòng ban chức năng liên quan từng lĩnh vực; - Năm 2006-2007, là thời gian đầu triển khai Chương trình 135 giai đoạn II, cơ chế quản lý cũng còn một số bất cập như: Dự án hỗ trợ sản xuất khó khăn trong quy định về tư vấn lập hồ sơ; dự án xây dựng cơ sở hạ tầng mất nhiều thời gian cho thủ tục lựa chọn nhà thầu, tiêu chuẩn cán bộ giám sát; dự án đào tạo phải chờ đợi tài liệu TW ban hành và cơ chế hỗ trợ cho người học nghề không thu hút được học viên tham gia ... - Lực lượng cán bộ các cơ quan chuyên môn của các huyện còn mỏng, chưa đáp ứng được yêu cầu công tác; - Đội ngũ cán bộ cơ sở tuy ngày được nâng cao về năng lực, nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn công việc. - Một số thành viên BCĐ tỉnh, huyện chưa chú trọng kiểm tra, đôn đốc địa bàn được phân công phụ trách; - Việc chấp hành chế độ báo cáo từ xã lên huyện, từ huyện lên tỉnh, còn nhiều hạn chế, thường xuyên chậm, số liệu sơ sài, không theo biểu mẫu quy định, báo cáo chiếu lệ không cập nhật tiến độ thực hiện kịp thời; - Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo cấp huyện có nơi chưa phát huy vai trò đầu mối chủ động chắp nối sự phối hợp các ngành liên quan ở huyện để tham mưu thực hiện trên địa bàn; - Tiến độ giải ngân, cấp phát vốn các huyện triển khai quá chậm, thiếu sự chỉ đạo kiểm tra đôn đốc. ª Nguyên nhân chủ quan - Năng lực quản lý, trình độ chuyên môn kỹ thuật của một số Ban quản lý dự án, Ban giám sát cấp xã còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu chung, việc huy động lao động tham gia đóng góp xây dựng các công trình quá sức của người dân (do trên cùng một địa bàn có nhiều chương trình, dự án đầu tư, các chương trình dự án đều có cơ chế huy động sức đóng góp của dân), mặt khác một bộ phận người dân có tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào nhà nước; - Trình tự thủ tục quản lý phức tạp, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện; - Thực hiện Nghị định 14/CP tháng 4/2008 phòng dân tộc các huyện giải thể đã ảnh hưởng rất lớn đến công tác tổ chức thực hiện Chương trình; - Công tác quản lý, khai thác sử dụng công trình sau đầu tư chưa được địa phương quan tâm đúng mức, đã ảnh hưởng đến tuổi thọ và hiệu quả của công trình. ª Nguyên nhân khách quan - Cuối năm 2007 đầu năm 2008 giá cả thị trường biến động, ảnh hưởng lớn việc tổ chức thực hiện hiện các nội dung của Chương trình; - Đầu năm 2008 do rét đậm, rét hại kéo dài đã gây thiệt hại lớn đến sản xuất NLN của tỉnh, tỉnh phải tập trung phòng chống rét và khắc phục hậu quả do thời tiết gây ra; - Tháng 8/2008 cơn bão số 4 đã gây thiệt hại lớn đến tính mạng, tài sản của nhà nước và nhân dân ở hầu hết các xã trong tỉnh (ước thiệt hại khoảng gần 985 tỷ đồng) tỉnh phải tập trung sức người, sức của để khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra; - Các xã 135 giai đoạn II đều thuộc miền núi, vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế - xã hội có điểm xuất phát thấp. Nguồn lực đầu tư của địa phương hạn chế, phần lớn do Trung ương hỗ trợ; - Nguồn vốn đầu tư cho Chương trình Trung ương thông báo muộn, đầu năm 2008 Trung ương thông báo 72.776 triệu đồng, từ tháng 4-6 năm 2008 thông báo bổ sung thêm 85.347 triệu đồng. ª Nhiệm vụ, giải pháp 3 tháng cuối năm 2008 « Để triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ Chương trình 135 năm 2008 các ngành thành viên Ban chỉ đạo Chương tình 135 tỉnh, các cơ quan có liên quan và UBND các huyện thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau: * Đối với cấp tỉnh - Các cơ quan thường trực các dự án thành phần thuộc Chương trình 135 giai đoạn II tỉnh, tăng cường kiểm tra, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ giải ngân và khối lượng thực hiện trong năm 2008; - Các cơ quan được UBND tỉnh phân công giúp đỡ xã 135 cử ngay cán bộ xuống cơ sở tăng cường kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các xã thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch được giao; - Triển khai thực hiện Thông tư 01/2008/TTLT-UBDT-KHĐT-TC-XD-NN&PTNT ngày 15/9/2008 (thay thế thông tư 676); - Thành viên Ban Chỉ đạo, tổ chuyên viên giúp việc BCĐ tỉnh tổ chức kiểm tra tình hình triển khai thực hiện Chương trình tại các địa phương, tổng hợp báo cáo tình hình chung và đề xuất UBND tỉnh các biện pháp chỉ đạo kịp thời; - Đài Phát thanh Truyền hình, Báo Lào Cai xây dựng kế hoạch phù hợp yêu cầud của địa phương, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các chuyên mục riêng với nhiều hình thức đa dạng về Chương trình 135 theo Chiến lược truyền thông Chương trình 135 đã được phê duyệt tại Quyết định 06/QĐ-UBDT ngày 12/10/2007 của Uỷ ban Dân tộc; - Tổ chức sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II, theo hướng dẫn của Trung ương; - Tổ chức xét các xã hoàn thành mục tiêu Chương trình 135 giai đoạn II, để báo cáo UBDT; - Tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả năm 2008 và xây dựng nhiệm vụ, giải pháp thực hiện năm 2009; - Chuẩn bị các điều kiện để làm việc với đoàn kiểm tra, đánh giá giữa kỳ của Uỷ ban dân tộc theo kế hoạch. * Đối với cấp huyện - Chính quyền huyện, xã phải tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện đảm bảo đúng tiến độ kế hoạch của tỉnh, kế hoạch năm 2008, có biện pháp kịp thời tháo gỡ khó khăn; - Tổ chức sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II theo kế hoạch xong trước tháng 10 năm 2008; - Hiện nay tiến độ giải ngân của các dự án rất chậm, yêu cầu các chủ đầu tư và nhà thầu, thi công đến đâu làm hồ sơ thanh toán thực hiện giải ngân đến đó, không để tình trạng khối lượng đã có nhưng không giải ngân, gây ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo điều hành của tỉnh và của Trung ương; - Tăng cường kiểm tra, thanh tra theo chức năng nhiệm vụ đối với các Dự án thành phần của Chương trình 135, đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền Chương trình 135 tại cơ sở; - Tăng cường việc phân cấp cho UBND các xã làm chủ đầu tư các công trình theo chỉ đạo của Uỷ ban Dân tộc tại Thông tư số 01/2007/TT-UBDT ngày 4/6/2007 của Uỷ ban Dân tộc, Công văn số 352/UBDT-VPĐP135 ngày 03/6/2008 của Uỷ ban Dân tộc về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện Chương trình 135; - UBND các huyện cần có phương án bố trí cán bộ cấp huyện có đủ năng lực để tăng cường, giúp những xã có đội ngũ cán bộ chưa đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ của chủ đầu tư; - Đối với các công trình đã được nghiệm thu đưa vào sử dụng, yêu cầu các huyện triển khai quản lý khai thác sử dụng, theo Quyết định số 55/2007/ QĐ-UBND ngày 09/8/2007 của UBND tỉnh quy định về quản lý, khai thác, bảo dưỡng và sửa chữa các công trình cơ sở hạ tầng nông thôn trên địa bàn tỉnh.; - Thực hiện nghiêm túc quy định về phân loại nguyên tắc, tiêu chí và hệ số điều chỉnh định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước đầu tư các Dự án thuộc Chương trình 135 giai đoạn II trên địa bàn huyện Theo QĐ số 1313/QĐ-UBND ngày 21/5/2008 của UBND tỉnh Lào Cai; đồng thời bố trí kế hoạch vốn năm 2009 cho Chương trình 135 theo định mức vốn được Thủ tướng Chính phủ quyết định và các văn bản hướng dẫn của của các Bộ, ngành liên quan và của UBND tỉnh đã quy định (theo nguyên tắc không chia đều bình quân mà theo tiêu chí); - Rà soát kế hoạch năm 2009 (nguyên tắc không chia đều) gửi Văn phòng UBND tỉnh, Ban Dân tộc các cơ quan thường trực các dự án hợp phần của tỉnh, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh theo quy định; - Cơ quan thường trực 135 của huyện nghiêm túc thực hiện chế độ báo cáo theo đúng quy định (theo Quyết định số 04/2008/QĐ-UBDT ngày 08/8/2008 của Uỷ ban Dân tộc). « VI. Kiến nghị, đề xuất * Đối với Chính phủ - Đề nghị Chính phủ kéo dài Chương trình 135 giai đoạn II đến năm 2015 nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu của Chương trình phát triển bền vững; - Đề nghị Uỷ ban Dân tộc, các Bộ, ngành Trung ương sớm bố trí kinh phí thực hiện cho 17 xã được bổ sung vào diện đầu tư Chương trình 135 giai đoạn II, tại Quyết định số 69/2008/QĐ- TTg ngày 28/5/2008 và Kinh phí hỗ trợ cải thiện môi trường theo Quyết định 112/2007/QĐ-TTg; - Đối với mức vốn đầu tư cơ sở hạ tầng cho các xã, thôn ĐBKK của xã khu vực II như hiện nay (150 triệu đồng/ thôn/ năm; 800 triệu đồng/ xã) là quá thấp, rất khó bố trí kế hoạch để đầu tư công trình có nhu cầu bức xúc ở cơ sở. Đề nghị TW nâng mức này lên thành 350 triệu đồng/ thôn/ năm; 1.500 triệu đồng/ xã/ năm để các địa phương thực hiện được nhiệm vụ, mục tiêu Chương trình; - Đối với dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất đề nghị nâng mức hỗ trợ từ 200 triệu đồng/xã/năm lên mức 300 triệu đồng/xã /năm; nâng mức hỗ trợ sản xuất cho thôn ĐBKK của xã KVII từ 30 triệu đồng/thôn/năm lên 50 triệu đồng/thôn/năm; - Đề nghị xem xét đưa xã Tả Giàng Phình, xã Suối Thầu là 2 xã đặc biệt khó khăn của huyện Sa Pa vào diện đầu tư Chương trình 135 giai đoạn II từ năm 2009; - Đề nghị thành lập lại phòng Dân tộc cấp huyện đối với các huyện có trên 50% dân số là đồng bào Dân tộc thiểu số. * Đối với các bộ, ngành Trung ương - Đề nghị các bộ, ngành nghiên cứu đơn giản các trình tự, thủ tục trong công tác đấu thầu, chỉ định thầu tư vấn, xây lắp đối với các công trình thuộc Chương trình 135, đơn giản các thủ tục quy định về hồ sơ chứng từ thanh quyết toán cho phù hợp với thực tế, nhất là khi giao cho cấp xã làm chủ đầu tư các công trình; - Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất: đề nghị Trung ương không tách riêng vốn sự nghiệp, vốn đầu tư phát triển để địa phương chủ động thực hiện nguyện vọng của người dân. d) Chương trình 134 « Việc xây dựng đề án, kế hoạch tổ chức thực hiện - Căn cứ Quyết Định 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn, sống bằng nghề nông lâm nghiệp và Thông tư liên tịch số 819/2004/TTLT/UBDT-KHĐT-TC-XD-NNPTNT ngày 10/11/2004. UBND tỉnh Lào Cai giao cho Ban Dân tộc tỉnh phối hợp với UBND các huyện, thành phố điều tra lập đề án “Hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn tỉnh Lào Cai theo Quyết định 134”. - Đề án được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 156/QĐ-UB ngày 5/5/2005 của UBND tỉnh Lào Cai “Về việc phê duyệt đề án hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn tỉnh Lào Cai theo Quyết định 134” với tổng nhu cầu vốn đầu tư thực hiện Quyết định 134 là: 166.012 triệu đồng, báo cáo Uỷ ban Dân tộc và các bộ ngành Trung ương. - Uỷ ban Dân tộc có Văn bản số 256/UBDT-CSDT ngày19/4/2007 thông báo các nội dung đề án được duyệt như sau: + Tổng kinh phí được duyệt: 99.928 triệu đồng, trong đó: + Đất sản xuất hỗ trợ là: 4.102 hộ; kinh phí: 4.973 triệu đồng + Đất ở hỗ trợ là: 1.762 hộ; kinh phí : 443 triệu đồng + Hỗ trợ nhà ở là: 4.717 hộ; kinh phí: 23.585 triệu đồng + Hỗ trợ nước ăn (hộ phân tán) là: 3.091 hộ; kinh phí: 927 triệu đồng + Đầu tư CT cấp nước sinh hoạt TT là: 406 công trình/ 70.000 triệu đồng « Việc phân bổ vốn và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình 134 - Ban Dân tộc tỉnh làm cơ quan thường trực BCĐ có trách nhiệm phối hợp với UBND các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch chi tiết mức vốn cho từng hạng mục đầu tư của thôn, bản, xã và tổng hợp kế hoạch toàn tỉnh, thống nhất với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính để và tham mưu cho UBND tỉnh giao kế hoạch chi tiết từng năm cho các xã trong các huyện, thành phố. Tổng vốn kế hoạch giao từng năm của cả tỉnh căn cứ vào mức vốn do Trung ương giao. - Hàng năm các thôn, bản đều họp bình xét lập danh sách đăng ký đối tượng hưởng lợi, gửi lên UBND xã. UBND xã xét duyệt, tổng hợp báo cáo UBND huyện, thành phố, Ban chỉ đạo huyện xét duyệt và tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, Ban chỉ đạo 134 của tỉnh tổng hợp báo cáo thường trực UBND tỉnh phê duyệt và giao kế hoạch chi tiết cho từng xã; - UBND huyện, thành phố căn cứ kế hoạch tỉnh giao, tiến hành giao kế hoạch chi tiết cho các xã trực tiếp làm chủ đầu tư để tổ chức thực hiện. « Những kết quả đạt được * Kết quả thực hiện trong 3 năm (2005-2007) - Hỗ trợ nhà ở: Số hộ được hỗ trợ 4.825 hộ, kinh phí 20.420 triệu đồng. - Hỗ trợ đất ở: Số hộ được hỗ trợ là 121 hộ với diện tích 7,46 ha kinh phí 12,1 triệu đồng. - Hỗ trợ đất sản xuất: Số hộ được hỗ trợ 333 hộ với diện tích 129 ha, kinh phí 638 triệu đồng. - Hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán hộ gia đình: đã thực hiện hỗ trợ cho 1.850 hộ, kinh phí 549 triệu đồng. - Công trình cấp nước sinh hoạt tập trung: Số hộ được hưởng lợi là 12.231 hộ, đầu tư 176 công trình, kinh phí 58.302 triệu đồng. - Quản lý chỉ đạo: 213 triệu đồng - Tổng vốn đã thực hiện 03 năm là: 80.134 triệu đồng. * Năm 2008 - Nhà ở: đã thực hiện hỗ trợ cấp bổ sung 02 triệu đồng/01 hộ cho 1.880 hộ, kinh phí 3.760 triệu đồng, đạt 100% kế hoạch năm. - Đất ở: không thực hiện được do định mức hỗ trợ thấp. - Đất sản xuất: không thực hiện được do không có quỹ đất để hỗ trợ. - Nước sinh hoạt hộ gia đình: hỗ trợ cho 850 hộ, kinh phí 407,1 triệu đồng. - Công trình cấp nước sinh hoạt tập trung: Đầu tư 23 công trình cấp nước SH tập trung, tổng dự toán 12,4 tỷ đồng, vốn kế hoạch 6.672 triệu đồng, hiện nay các công trình đang thi công, khối lượng ước đạt 05 tỷ đồng, bằng 40% tổng dự toán, đạt 75% so với kế hoạch. - Quản lý chỉ đạo: 80 triệu đồng. - Tổng số đã thanh toán, giải ngân: đến 15/11/2008 là 16.200/33.417 triệu đồng, đạt 48,5% kế hoạch. * Tổng hợp kết quả thực hiện 04 năm 2005-2008. - Nhà ở: Trung ương duyệt 4.717 hộ thực hiện 4.825 hộ, đạt 102, 29%, kinh phí thực hiện 28.446 triệu đồng (trung ương giao 24 tỷ đồng), đã hoàn thành việc xoá xong nhà tạm, nhà tranh tre, lứa lá, dột nát và giải quyết nhu cầu về nhà ở cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo chưa có nhà ở (theo chuẩn cũ QĐ 1143), nguồn vốn QĐ 134 thực hiện 4.084 hộ (305 hộ cận nghèo). Vốn khác thực hiện 741 hộ, 445 hộ từ nguồn vốn sắp xếp ổn định dân cư vốn 2.670 triệu đồng, 296 hộ, vốn 1.776 triệu đồng huy động từ cộng đồng, các doanh nghiệp, tổ chức chính trị xã hội. - Đất ở: Trung ương duyệt 1.762 hộ thực hiện 1.250 hộ, đạt 71%, ngân sách Trương ương 12,1 triệu đồng, trong đó nguồn vốn 134 thực hiện 121 hộ/2,24 ha, vốn lồng ghép thực hiện 1.129 hộ (sắp xếp dân cư). - Hỗ trợ sản xuất: Trung ương duyệt 4.102 hộ thực hiện 333 hộ/129 ha đạt 8,1%; ngân sách Trung ương, vốn 638 triệu đồng. - Hỗ trợ nước ăn hộ gia đình: Trung ương duyệt 3.091 hộ thực hiện 2.700 hộ đạt 87,4 %; ngân sách Trung ương, vốn 956 triệu đồng, số hộ còn lại sẽ thực hiện khi Trung ương cấp vốn. - Công trình cấp nước tập trung: Trung ương duyệt 406 công trình thực hiện 329 công trình, trong đó nguồn vốn 134 thực hiện 199 công trình, vốn các chương trình khác lồng ghép thực hiện 130 công trình đạt 81%, kinh phí 88.566 triệu đồng, số hộ còn lại sẽ thực hiện khi Trung ương cấp vốn bổ sung. - Chi phí quản lý BCĐ: 213 triệu đồng. + Vốn đầu tư Trung ương cấp cho tỉnh là 114.385 triệu đồng đạt 114,47% mức vốn Trung ương duyệt; bằng 68,9% mục tiêu Đề án tỉnh duyệt. Nguyên nhân tăng do trung ương hỗ trợ bổ sung kinh phí làm nhà thêm 2 triệu đồng/hộ và kinh phí hỗ trợ nước ăn hộ gia đình 100.000đ/hộ) * Đánh giá chung - Chương trình 134 là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, việc triển khai thực hiện chính sách giai đoạn 2005 – 2008 là hết sức kịp thơi và đúng lúc đã góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và xoá đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh. * Những kết quả nổi bật: - Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, HĐND và UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ của các sở, Ban, ngành. Ban chỉ đạo 134 tỉnh và các huyện, thành phố, các cấp uỷ Đảng, chính quyền ở cơ sở trong tỉnh đã tập trung chỉ đạo và thực hiện. Sau 4 năm triển khai thực hiện Quyết định 134 của Thủ tướng Chính phủ kết quả đạt được đã góp phần giải quyết cơ bản về nhu cầu nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho nhân dân các dân tộc thiểu số nghèo, đẩy nhanh thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân các dân tộc thiểu số trong tỉnh, củng cố lòng tin của đồng bào dân tộc thiểu số đối với Đảng, Nhà nước. Góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh từ 43,1% năm 2005 xuống còn 25,77% năm 2007. - Việc thực hiện Quyết định 134/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã rất phù hợp với lòng dân, được đông đảo nhân dân nhiệt tình tham gia hưởng ứng tích cực, nguồn vốn đã đầu tư vào những vấn đề khó khăn nhất và bức xúc nhất trong nhân dân các dân tộc thiểu số nghèo do vậy đã nâng cao hiệu quả của nguồn vốn đầu tư. - Nhiều cơ sở, địa phương thực hiện tốt công tác tuyên truyền vận động trong nhân dân, các doanh nghiệp ủng hộ bằng ngày công, vật liệu, tiền vốn trên tinh thần tương thân, tương ái, đồng thời có sự chỉ đạo sát sao, thường xuyên phân công trách nhiệm cho từng thành viên chịu trách nhiệm giúp đỡ xã, phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị từ huyện đến xã và cộng đồng thôn, bản. - Việc giao UBND xã làm chủ đầu tư bước đầu có khó khăn do một số xã chưa quen, nhưng được sự giúp đỡ của các cấp, các ngành, được tập huấn, tuyên truyền đã dần tiếp cận và từng bước hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, bước đầu tạo động lực hăng hái tham gia và chủ động chỉ đạo thực hiện các chương trình dự án trên địa bàn, nâng cao trình độ quản lý và điều hành của UBND xã. * Những tồn tại - Hỗ trợ đất ở, đất sản xuất kết quả đạt thấp so với mục tiêu của đề án, do quỹ đất để bố trí có hạn, mặt khác định mức hỗ trợ thấp nên rất khó thực hiện - Nhiều chủ đầu tư đã không phối hợp chặt chẽ với cơ quan thường trực của huyện để trao đổi thông tin và giải quyết những vấn đề phát sinh. Một số công trình cấp nước sinh hoạt tập trung tồn tại cả ở khâu khảo sát thiết kế, thi công công trình, thi công chậm, công tác quyết toán công trình hoàn thành còn chậm so với kế hoạch năm; - Do các công trình cấp nước sinh hoạt hầu hết lấy từ nguồn nước ở xa khu dân cư, đường ống dài, nguồn nước nhỏ, do vậy phải lấy nhiều đầu mối mới có đủ nước sinh hoạt cho nhân dân, một số công trình có nhiều đá gốc, vận chuyển vật liệu xa do vậy đã vượt xuất đầu tư, phải điều chỉnh nhiều lần, làm chậm tiến độ thực hiện. - Một số địa phương sau khi bàn giao công trình cấp nước sinh hoạt đã hoàn thành, không xây dựng quy chế quản lý khai thác sử dụng công trình có sự tham gia của người dân nên hiệu quả còn hạn chế. - Trình độ chuyên môn và năng lực của nhiều chủ đầu tư (xã) còn hạn chế, còn khoán trắng cho các phòng, ban của huyện do đó tiến độ thực hiện chậm. - Chế độ báo cáo định kỳ của xã đối với huyện, báo cáo của BCĐ huyện, thành phố đối với BCĐ tỉnh có lúc, có nơi chưa kịp thời và thiếu thông tin. * Nguyên nhân tồn tại - Ban chỉ đạo 134 một số huyện chưa thực sự chú trọng kiểm tra, thanh tra trong quá trình triển khai, thực hiện; - Thực hiện chính sách theo Quyết định 134 là thực hiện hỗ trợ trực tiếp đến hộ gia đình, yêu cầu đảm bảo công khai, công bằng dân chủ trong nhân dân, phải tổ chức họp bình xét đến từng thôn bản và người dân, cần nhiều thời gian để tổ chức thực hiện; - Lào Cai là tỉnh nghèo phải trợ cấp từ ngân sách Trung ương trên 70% nguồn vốn đối ứng 20% theo quy định chưa bố trí được, khi triển khai một số chỉ tiêu khó khăn trong tổ chức thực hiện, phải điều chỉnh nhiều lần như chỉ tiêu hỗ trợ đất sản xuất, đất ở; - Đối tượng hưởng lợi theo Quyết định 134 đều là người đói nghèo theo tiêu chí cũ, rất khó khăn về khả năng tài chính cũng như lao động, khả năng tự vận động rất thấp, chủ yếu dựa vào sự hỗ trợ của Nhà nước và sự giúp đỡ của cộng đồng mới thực hiện được; - Đối với các công trình xây dựng cơ bản khi triển khai còn lúng túng ở một số khâu vì quy định mới trong quản lý xây dựng cơ bản thay đổi liên tục. - Do năng lực cán bộ một số xã được giao làm chủ đầu tư nhưng còn phải dựa vào sự giúp đỡ của các phòng ban của huyện. - Quỹ đất để bố trí cho đồng bào thực hiện nội dung hỗ trợ đất sản xuất, đất ở không còn, chủ yếu là vận động trong nhân dân tự nguyện nhượng lại cho nhau, mức kinh phí hỗ trợ đất sản xuất, đất ở là 5 triệu đồng/ha được tính bình quân cả đất ở, đất sản xuất, đất nương rẫy và đất lúa là quá thấp rất khó triển khai, cụ thể (đất ở là 100.000đ/hộ; đất sản xuất (đất nương rẫy) được 2,5 triệu đồng/hộ, còn đất 1 vụ lúa và đất 2 vụ lúa không có khả năng thực hiện) - Nội dung hỗ trợ nhà ở: Tiến độ thực hiện phụ thuộc nhiều yếu tố như mùa vụ sản xuất nông nghiệp, phong tục tập quán của các dân tộc; tuổi làm nhà, mùa làm nhà, công tác chuẩn bị nguyên vật liệu, mặt bằng... cần có thời gian. Việc họp dân bình xét những hộ được hỗ trợ nhà ở cũng gặp nhiều khó khăn, phải đối chiếu với kết quả điều tra đói nghèo, nhiều trường hợp do dân họp bình xét lại không nằm trong danh sách đói nghèo, huyện phải thẩm định lại. Một bộ phận nhân dân còn ỉ lại sự đầu tư của Nhà nước; - Năm 2008 thực hiện Nghị định 14 của Chính phủ, phòng Dân tộc các huyện bị giải thể từ 1/4/2008, cho nên năm 2008 công tác chỉ đạo ở cơ sở và huyện rất khó khăn. * Phương hướng thực hiện Quyết định 134/TTg trong 2 năm 2009 - 2010 - Qua đánh giá kết quả thực hiện giai đoạn 2005 -2008 và khảo sát nhu cầu hỗ trợ giai đoạn 2009 – 2010 theo tiêu chí mới (Quyết định 170), đối tượng cần hỗ trợ theo Quyết định 134 vẫn còn rất lớn cụ thể: + Hỗ trợ nhà ở theo tiêu chí cũ (Quyết đinh 1143) Lào Cai đã hỗ trợ vượt mục tiêu được duyệt, nhưng theo tiêu chí mới (Quyết định 170) hiện còn 5.988 hộ cần được hỗ trợ nhà ở; + Đất sản xuất còn 6.968 hộ; + Số hộ cần hỗ trợ nước ăn hộ gia đình là 2.500 hộ, + Số công trình CNSH tập trung là 77 công trình. - Một số giải pháp nhằm thực hiện hoàn thành Quyết định 134/TTg trong năm 2008-2010. +Về nhà ở: tiếp tục huy động các nguồn vốn đầu tư, các tổ chức chính trị xã hội và cộng đồng dân cư, các doanh nghiệp để hỗ trợ cho các hộ nghèo chưa có nhà ở hoặc nhà tạm bợ, dột nát. Đề nghị Trung ương cấp vốn bổ sung để tỉnh hỗ trợ cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo. + Về đất sản xuất: Do quỹ đất không có để hỗ trợ do vậy các hộ thiếu đất đề nghị chuyển ngành nghề như nghề phụ, may mặc, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, rèn đúc. Đồng thời huy động các nguồn vốn đầu tư để đầu tư công trình thủy lợi nhằm đẩy mạnh khai ruộng bậc thang, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Một số lao động có trình độ văn hoá từ cơ sở trở lên thì thu hút vào các khu công nghiệp và đào tạo để xuất khẩu lao động... +Về hỗ trợ nước sinh hoạt: thực hiện lồng ghép các nguồn vốn đầu tư để tiếp tục đầu tư công trình cấp nước sinh hoạt tập trung cho đồng bào dân tộc thiểu số. Một số thôn bản không có nguồn nước thì thực hiện di dân về các thôn bản có công trình để nhân dân được hưởng lợi từ các công trình đã đầu tư. +Tiếp tục tăng cường tuyên truyền vận động nhân dân tham gia, thường xuyên tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ xã, từng bước nâng cao năng lực của các chủ đầu tư. * Những kiến nghị đề xuất với Trung ương - Đề nghị Chính phủ, Uỷ Ban Dân tộc và các bộ ngành trung ương xem xét có chính sách hậu thực hiện Quyết định 134 vì hiện nay các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo (theo chuẩn mới QĐ 170) chưa có nhà ở hoặc nhà ở tạm bợ, dột nát vẫn còn rất nhiều và cần được hỗ trợ, các hộ đồng bào dân tộc thiểu số chưa có nước sinh hoạt hợp về sinh đang rất cần có sự hỗ trợ của Nhà nước. - Đề nghị Chính phủ, Uỷ ban Dân tộc và các bộ ngành liên quan xem xét có chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề cho lao động dân tộc thiểu số như: đào tạo dài hạn lao động dân tộc thiểu số, chuyền đổi nghề tiểu thủ công nghiệp khai thác vật liệu xây dựng, sản xuất nông cụ lao động, rèn đúc, chế biến nông sản, may mặc... thay cho chính sách hỗ trợ đất sản xuất. - Đề nghị Chính phủ và các bộ ngành Trung ương xem xét hỗ trợ cải tạo đất như: san tạo ruộng bậc thang, nương bậc thang, phục hoá đất nhằm nâng cao độ phì của đất và nâng cao hiệu quả sử dụng đất, khắc phục tình trạng thiếu đất sản xuất. - Có chính sách hỗ trợ giống con vật nuôi và đào tạo, tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi. BIỂU TỔNG HỢP TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH 134/QĐ-TTg (2004-2008) TỈNH LÀO CAI (Kèm theo Báo cáo số: /BC-UBND ngày tháng 11 năm 2008 của UBND tỉnh Lào Cai) Stt Danh mục Kết quả thực hiện 2005 - 2007 Kết quả thực hiện trong năm 2008 Kết quả thực hiện trong 4 năm 2004 -2008 Số lượng Kinh phí (tr.đồng) Số lượng Kinh phí(tr.đồng) Số 8,05 triệu đồng);lượng Kinh phí (tr.đồng) TW Địa phương TW Địa phương TW Địa phương 1 Số hộ được hỗ trợ nhà ở (hộ) 4,825 20,420 4,446 3,580 4,825 24,000 4,446 2 Số hộ được hỗ trợ đất ở (hộ) 121 12.1 121 12.1 3 Số ha đất ở đã hỗ trợ (ha) 7.46 12.1 7.46 12.1 4 Số hộ được hỗ trợ đất SX (hộ) 333 638.0 333 638.0 5 Số ha đất SX đã hỗ trợ (ha) 129.0 638.0 129.0 638.0 6 Số hộ đã hỗ trợ nước ăn phân tán (hộ) 1,850 549.0 850 407.1 2,700 956.1 7 Số CT nước SH TT đã xây dựng 176 58,302 23 30,264.2 199 88,566 Chi phí quản lý BCĐ 213 213 Tổng cộng 80,134 4,446 34,251 114,385 4,446 Ngoài các chương trình đã nêu trên, tỉnh Lào Cai còn thực hiện rất nhiều các chương trình và đề án của cả trung ương lẫn địa phương nhằm đưa Lào Cai thoát nghèo. III/ Đánh giá chung về xoá đói giảm nghèo ở Lào Cai 1. Kết quả đã đạt được - Tín dụng ưu đãi người nghèo doanh số cho vay 350,4 tỷ đồng với 78.132 lượt hộ nghèo vay vốn ưu đãi, dư nợ 120 tỷ đồng đạt 120% mục tiêu đề án, mức dư nợ bình quân 4,49 triệu đồng/hộ. Các ngân hàng đã triển khai nhiều giải pháp để huy động nguồn vốn; tỉnh đã hỗ trợ ngân sách để đáp ứng đủ nguồn vốn cho vay, có chính sách mở rộng đối tượng cho vay, cấp bù lãi suất, mạng lưới dịch vụ vốn cơ bản phủ kín địa bàn, tỷ lệ nợ quá hạn ở mức thấp (0,07%). - Chính sách hỗ trợ chất lượng và nước ăn cho người nghèo đã ưu tiên đầu tư khá tập trung cho các hộ nghèo thuộc các xã đặc biệt khó khăn. Hỗ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21495.doc
Tài liệu liên quan