Xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam vào thị trường Mỹ: Thực trạng và giải pháp

Mở Đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Cùng với chiến lược hội nhập và phát triển, thương mại quốc tế là một hoạt động quan trọng, gắn liền với tiến trình hội nhập và có vai trò quyết định đến lợi thế của một quốc gia trên thị trường khu vực và thế giới. Vì vậy, việc đẩy mạnh giao lưu thương mại quốc tế nói chung và thúc đẩy xuất khẩu nói riêng là mục tiêu phát triển kinh tế hàng đầu của mỗi quốc gia, nhất là với những nước đang phát triển như Việt Nam. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đ

doc129 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1427 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam vào thị trường Mỹ: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ảng đã khẳng định: "Nhà nước khuyến khích xuất khẩu, nhất là các mặt hàng chủ lực có lợi thế so sánh..." và "Nhà nước có chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ..." [17, tr. 199]. Thủy sản là mặt hàng chủ lực có lợi thế của Việt Nam, trong hơn thập kỷ qua đã thu được nhiều thành công rực rỡ. Từ mức 550,5 triệu USD xuất khẩu vào năm 1995 thì đến năm 2004 đã đạt 2,4 tỷ USD. Mỗi năm bình quân tăng trên 130 triệu USD, với tỷ lệ bình quân là 14,5% mỗi năm. Hiện nay thị trường xuất khẩu thủy sản (XKTS) đã được mở rộng trên 80 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Hàng thủy sản Việt Nam đã có chỗ đứng khá vững chắc trên những thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản... và chiếm 10% tổng kim ngạch xuất khẩu (KNXK) của cả nước. Thủy sản đang thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Quan hệ thương mại Việt Nam - Mỹ bắt đầu phát triển từ sau khi Mỹ bỏ chính sách cấm vận đối với nước ta (1994). Đặc biệt từ khi Hiệp định Thương mại Việt Nam - Mỹ (BTA) được ký kết và có hiệu lực vào ngày 10/12/2001, là một bước đột phá và cơ hội lớn cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam, cũng như những điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh và mở rộng quan hệ thương mại giữa hai quốc gia. Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu vào thị trường Mỹ không chỉ là vấn đề cấp thiết về lâu dài mà còn là vấn đề cấp bách trước mắt có ý nghĩa chiến lược với sự phát triển kinh tế của Việt Nam và thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước. Các doanh nghiệp XKTS Việt Nam đã xác định thị trường Mỹ là một thị trường rất quan trọng, có khả năng tiêu thụ chủ yếu các sản phẩm thủy sản có chất lượng và giá trị cao. Đây là một thị trường lớn và đầy tiềm năng triển vọng, nhưng còn rất mới đối với các doanh nghiệp của Việt Nam. Do vậy, để đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam tiếp tục phát triển vững mạnh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, tác giả chọn đề tài: "Xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam vào thị trường Mỹ: Thực trạng và giải pháp" làm luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết xung quanh vấn đề này. Cụ thể như: - GS.TS Chu Văn Cấp: Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003. - GS.TS Võ Thanh Thu: Chiến lược thâm nhập thị trường Mỹ, Nxb Thống kê, Hà Nội, 2001. - TS. Bùi Ngọc Sơn: Một số biện pháp để thâm nhập thành công vào thị trường Mỹ, Tạp chí Kinh tế đối ngoại, số 4, 2003. - GS.TS Hoàng Đức Thân: Chính sách thương mại trong điều kiện hội nhập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001. - Đề tài: Phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Mã số: 97-78-060 của Trung tâm Tư vấn và Đào tạo kinh tế thương mại. - Nguyễn Văn Hoàn: Tiếp cận thị trường Hoa Kỳ những điều cần biết, Tạp chí Thương nghiệp thị trường Việt Nam, số 2/2003. - Dự án STAR Việt Nam và Viện Quản lý Kinh tế Trung ương: Đánh giá tác động kinh tế của hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003. Các công trình trên tiếp cận dưới những góc độ khác nhau cả về mặt lý luận và thực tiễn liên quan đến hoạt động xuất, nhập khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện về xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam vào thị trường Mỹ dưới góc độ kinh tế chính trị. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3.1. Mục đích của đề tài Phân tích thực trạng xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam vào thị trường Mỹ. Từ đó thấy được những thành công và hạn chế, đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam vào thị trường Mỹ thời gian tới có hiệu quả. 3.2. Nhiệm vụ của đề tài - Làm rõ đặc điểm thị trường Mỹ và những nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng thủy sản vào thị trường Mỹ. - Phân tích, đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam vào thị trường Mỹ. - Đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam vào thị trường Mỹ. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam vào thị trường Mỹ. Là đề tài thuộc chuyên ngành Kinh tế chính trị, do đó luận văn chú ý tới các vấn đề chung có tính chất định hướng ở tầm vĩ mô. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu hoạt động xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam vào thị trường Mỹ thời điểm từ 1994 đến nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin trong điều kiện thực tế, cùng với phương pháp hệ thống, điều tra, phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh để làm sáng tỏ vấn đề. Đồng thời, đề tài cũng kế thừa và sử dụng có chọn lọc những thông tin trong một số công trình nghiên cứu của các tác giả trước. 6. Những đóng góp của luận văn Trình bày có hệ thống các vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động xuất khẩu hàng thủy sản, các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng thủy sản. Đề xuất được những giải pháp cơ bản có tính khả thi nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam vào thị trường Mỹ. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương, 7 tiết. Chương 1 những Vấn Đề Lý Luận Và Thực Tiễn về hoạt động xuất khẩu thủy sản 1.1. vai trò và nội dung của Hoạt Động Xuất Khẩu Thủy Sản 1.1.1. Vai trò của hoạt động xuất khẩu thủy sản 1.1.1.1. Khái niệm và đặc điểm xuất khẩu thủy sản * Khái niệm xuất khẩu thủy sản ở mỗi góc độ tiếp cận khác nhau, người ta lại có định nghĩa khác nhau về xuất khẩu. Tuy nhiên, chúng ta có thể hiểu một cách chung nhất như sau: Xuất khẩu là việc bán hàng hóa hoặc dịch vụ cho nước ngoài trên cơ sở dùng tiền làm phương tiện thanh toán. Cơ sở của hoạt động xuất khẩu là mua bán trao đổi hàng hóa. Khi sản xuất hàng hóa phát triển và trao đổi giữa các quốc gia mở rộng đã mang lại lợi ích cho các chủ thể tham gia thì hoạt động này mở rộng phạm vi ra ngoài biên giới của một quốc gia. Mục đích của hoạt động xuất khẩu là khai thác lợi thế của từng quốc gia trong phân công lao động quốc tế. Thủy sản là một ngành sản xuất nông nghiệp chuyên môn hóa hẹp, sản xuất ra nhiều loại sản phẩm hàng hóa thủy sản để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ. Các sản phẩm hàng hóa đa dạng do ngành thủy sản sản xuất ra bao gồm như: cá các loại, tôm các loại, nhuyễn thể các loại và các thủy hải sản đặc biệt khác [19, tr. 198]. Ngành thủy sản gồm hai bộ phận sản xuất chủ yếu là: ngành nuôi trồng và ngành công nghiệp thủy sản. Ngoài ra, để phục vụ cho sản xuất kinh doanh còn có các hoạt động sản xuất phụ trợ và phục vụ khác. Cơ cấu ngành thủy sản có thể được minh họa như sau: Ngành thủy sản Ngành nuôi trồng thủy sản Ngành công nghiệp thủy sản - Nuôi thủy sản nước ngọt - Nuôi thủy sản nước lợ - Nuôi trồng hải sản - Sản xuất giống Các ngành phụ trợ và phục vụ - Đóng sửa tàu thuyền - Sản xuất dụng cụ đánh bắt - Dịch vụ vận chuyển, cảng, kho lạnh - Sản xuất nước đá, thức ăn cho nuôi trồng Ngành khai thác - Đánh bắt hải sản - Khai thác các sản phẩm nuôi trồng Ngành chế biến - Đông lạnh - Đồ hộp - Hàng khô, xông khói, Nội địa Xuất khẩu Hình 1.1: Mô hình cơ cấu ngành thủy sản Từ cách tiếp cận trên, chúng ta có thể hiểu: Xuất khẩu thủy sản là việc bán những sản phẩm thủy sản trong nước ra nước ngoài nhằm thu ngoại tệ, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, tăng tích lũy cho ngân sách nhà nước. Xuất khẩu thủy sản là một ngành sản xuất kinh doanh chủ yếu dựa vào nguyên liệu từ khai thác và nuôi trồng thủy sản trong nước. * Bản chất của xuất khẩu thủy sản Thực chất của xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ là sự trao đổi lao động kết tinh giữa các quốc gia thông qua trao đổi hàng hóa. Trong đó, những nước đang phát triển xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ của mình sang thị trường các nước phát triển nhằm phát huy tối ưu lợi thế tuyệt đối và tương đối của quốc gia mình trong trao đổi và buôn bán quốc tế. Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường Mỹ cũng vậy. Hàng thủy sản của Việt Nam vào thị trường Mỹ được kết tinh bởi lao động hao phí của những ngư dân và lợi thế về điều kiện tự nhiên, khí hậu của Việt Nam. Do đó, trong trao đổi ngang giá, cả Việt Nam và Mỹ đều thu được lợi. Việt Nam đã nhận được ngoại tệ mạnh để có thể mua máy móc, thiết bị và kỹ thuật hiện đại nhằm thúc đẩy tiến trình CNH, HĐH, phát triển đất nước. Người tiêu dùng Mỹ được mua hàng thủy sản giá rẻ, chất lượng cao. Chính vì vậy mà D. Ricardo cho rằng, xuất khẩu đem lại lợi ích cho tất cả các nước tham gia và làm tăng sản xuất, tiêu dùng quốc tế. * Các hình thức xuất khẩu thủy sản Có nhiều hình thức xuất khẩu thủy sản, nhưng có hai hình thức xuất khẩu chủ yếu là: Xuất khẩu trực tiếp: Là việc các nhà sản xuất kinh doanh bán hàng thủy sản trực tiếp cho người mua hàng không thông qua trung gian. Xuất khẩu gián tiếp: Là xuất khẩu hàng thủy sản thông qua trung gian thương mại. Ngoài ra còn có các hình thức XKTS khác: - Hoạt động tái xuất khẩu: Là hoạt động xuất khẩu hàng thủy sản đã nhập về trong nước thông qua chế biến (sơ chế và tái chế). - Xuất khẩu hàng đổi hàng: Là một phương thức xuất khẩu mà trong đó người XKTS đồng thời là người nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ trao đổi với nhau có giá trị tương đương. Trong quá trình buôn bán, ký hợp đồng, thanh quyết toán vẫn phải dùng tiền làm vật ngang giá chung. - Xuất khẩu tại chỗ: Là hoạt động cung cấp hàng thủy sản cho đối tượng là người nước ngoài đang ở nước sở tại như các đoàn ngoại giao, khách du lịch quốc tế… Trong trường hợp này hàng thủy sản có thể chưa vượt ra ngoài biên giới quốc gia nhưng ý nghĩa kinh tế của nó tương tự như hoạt động xuất khẩu. Hoạt động xuất khẩu tại chỗ có thể đạt được hiệu quả cao do giảm được chi phí bao bì đóng gói, chi phí bảo quản, chi phí vận tải, thời gian thu hồi vốn nhanh. * Đặc điểm của xuất khẩu thủy sản Thứ nhất, thủy sản là loại hàng hóa mang nặng tính thời vụ, phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết ngư trường nên XKTS cũng mang tính thời vụ. Đối tượng của XKTS là cá và sinh vật sống dưới nước. Vì vậy để đảm bảo cho nguồn nguyên liệu cung cấp đều đặn, liên tục cho XKTS đòi hỏi phải tăng khai thác hải sản song song với việc bảo vệ nguồn lợi, tiến hành nuôi trồng và phát triển các giống loài để phục vụ cho việc xuất khẩu lâu dài. Công việc này phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, trình độ công nghệ và nỗ lực của con người. Cũng do đối tượng là các sinh vật sống dưới nước, trữ lượng khó xác định một cách chính xác, đồng thời các sinh vật có thể di chuyển tự do; bên cạnh đó là các điều kiện khí hậu, thời tiết, dòng chảy, địa hình, thủy văn... tạo nên tính mùa vụ phức tạp cả về không gian và thời gian nên việc XKTS cũng mang tính thời vụ. Ngày nay, nhờ phát triển nuôi trồng thủy sản nên các doanh nghiệp trong ngành thủy sản đã hạn chế được tính mùa vụ từ nguyên liệu khai thác. Bên cạnh đó, sản phẩm thủy sản lại có tính chất mau hư hỏng và ươn thối, sản phẩm thủy sản khi đưa ra thị trường đã phải trải qua quá trình từ tươi sống, đông lạnh, rã đông và đem bán như thủy sản tươi tại quầy. Việc cấp đông đặc biệt quan trọng để ngăn ngừa sự ươn hỏng vì tốc độ ươn hỏng ở thủy sản cao hơn hai lần so với các loại Protein khác như thịt gà, thịt bò hay thịt lợn. Chính điều này làm cho giá trị thủy sản giảm rất nhanh, thậm chí trong vài giờ nếu nhiệt độ tăng lên trên 0oC. Để khắc phục điều này đòi hỏi các cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu (TSXK) phải có hệ thống kho lạnh trữ lạnh nguyên liệu lâu dài đáp ứng cho nhu cầu nhập khẩu của thị trường nước ngoài. Thứ hai, XKTS là ngành đòi hỏi có tính hỗn hợp, tính liên ngành cao. XKTS bao gồm nhiều hoạt động sản xuất cụ thể có tính chất tương đối khác nhưng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau theo một chuỗi mắt xích từ khâu: khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản. Khi trình độ lực lượng sản xuất thấp kém, các hoạt động sản xuất cụ thể nói trên chưa có sự tách biệt rõ ràng, thậm chí còn lồng ghép vào nhau. Với điều kiện như vậy, khối lượng sản phẩm sản xuất ra còn ít, chất lượng thấp và chủ yếu đáp ứng nhu cầu thị trường nhỏ hẹp. Ngày nay, dưới tác động mạnh mẽ của sự phát triển lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội làm cho các hoạt động trên được chuyên môn hóa ngày càng cao và có tính độc lập tương đối. Tuy nhiên, do đặc điểm của sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm TSXK, tính liên kết vốn có của các hoạt động khai thác, nuôi trồng, chế biến và dịch vụ thủy sản lại đòi hỏi phải gắn bó các ngành chuyên môn hóa hẹp nói trên trong một tổng thể thống nhất, ở trình độ cao hơn mang tính liên ngành. Như vậy, để tạo ra một sản phẩm TSXK có chất lượng cao đòi hỏi phải có tính liên ngành, tính hỗn hợp cao của các hoạt động sản xuất vật chất tương đối khác gồm nuôi trồng, khai thác, chế biến TSXK là đặc điểm của ngành XKTS. Ngoài những đặc điểm chung như trình bày trên, XKTS Việt Nam còn có những đặc điểm riêng: Một là, thủy vực và nguồn lợi thủy sản Việt Nam đa dạng và khá phong phú. Nếu không kể tiềm năng mặt nước và nguồn lợi thủy sản nội địa, ta còn có tiềm năng về biển cho phát triển thủy sản. Biển Đông của Việt Nam có diện tích 3.447 ngàn km2, độ sâu trung bình 1.140 m và bờ biển dài trên 3.260 km, khá dồi dào về nguồn lợi sinh vật biển...[19, tr. 21]. Với tiềm năng mặt nước lớn và nguồn lợi thủy sản phong phú, Việt Nam hoàn toàn có thể phát huy lợi thế của mình trong việc XKTS, nâng cao sức cạnh tranh của mình trên thị trường nước ngoài và đa dạng hóa các mặt hàng thủy sản có giá trị kinh tế và xuất khẩu cao. Hai là, XKTS Việt Nam đang ở trình độ thấp, có mặt còn lạc hậu, đang trong quá trình đổi mới để phát triển và hội nhập quốc tế. Việc phát triển nuôi trồng thủy sản vẫn thiếu ổn định do còn nhiều hạn chế về giống và thủy lợi, chưa thực hiện tốt chương trình quản lý chất lượng theo hệ thống phân tích mối nguy hiểm và các điểm kiểm soát tới hạn (HACCP) và quản lý dư lượng một số chất độc hại (kiểm soát dư lượng và tiêu chuẩn vùng nuôi), đến ngày 5/01/2004, Cục Quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thủy sản (NAFIGAVED) mới chính thức được ra mắt và đi vào hoạt động. Về khai thác nguồn lợi thủy sản biển đến nay vẫn chậm đổi mới công nghệ, công cụ và phương thức khai thác lạc hậu so với một số nước trong khu vực; chưa có sự gắn kết chặt chẽ khai thác với bảo quản chế biến. Trình độ chế biến xuất khẩu còn lạc hậu chưa đạt tiêu chuẩn quốc tế nên năng lực cạnh tranh của hàng TSXK Việt Nam rất yếu. Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp. XKTS Việt Nam đang có nhiều thách thức nhưng cũng đang có nhiều cơ hội, điều đó đòi hỏi chúng ta phải có nhiều nỗ lực, có phương pháp và bước đi thích hợp vượt qua những khó khăn, thách thức để hội nhập và phát triển. 1.1.1.2. Vai trò của xuất khẩu thủy sản đối với phát triển kinh tế - xã hội Thủy sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nền kinh tế nước ta. Những năm gần đây, thủy sản luôn là mặt hàng xuất khẩu chiếm vị trí cao trong số các mặt hàng xuất khẩu, sau dầu thô và dệt may. Có thể nói, ngành thủy sản với xuất khẩu là động lực chủ yếu đã góp phần không nhỏ trong việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và phát triển các lĩnh vực khác trong ngành thủy sản như khai thác, nuôi trồng, chế biến, dịch vụ hậu cần. Có thể cụ thể hóa một số vai trò của XKTS như sau: Một là, XKTS tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ CNH, HĐH đất nước. Để tiến hành quá trình CNH, HĐH cần phải có số vốn rất lớn để nhập khẩu máy móc, thiết bị, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến. Các nguồn vốn để nhập khẩu có thể hình thành từ các nguồn như: Đầu tư nước ngoài, vay nợ, viện trợ, xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, hoạt động thu từ hoạt động du lịch... Trong đó nguồn vốn quan trọng nhất để nhập khẩu là xuất khẩu. Đối với những nước có tiềm năng về thủy vực và nguồn lợi thủy sản thì việc phát triển ngành thủy sản sẽ tạo ra nguồn hàng xuất khẩu có giá trị và tăng thu ngoại tệ cho đất nước thực hiện quá trình CNH, HĐH. Trong những năm gần đây, XKTS đã đóng góp không nhỏ trong tổng sản phẩm quốc nội. Vai trò đó thể hiện rất cụ thể ở giá trị xuất khẩu của ngành ngày càng tăng (xem phụ lục 1). Hai là, XKTS góp phần phát huy lợi thế so sánh của đất nước và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy kinh tế thủy sản phát triển. Nước ta có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ưu đãi, thuận lợi cho quá trình khai thác, nuôi trồng thủy sản. Tiềm năng, nguồn lợi tài nguyên sinh vật biển và vùng nước nội địa Việt Nam rất phong phú, có nhiều loài có giá trị kinh tế cao phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Ngoài ra, lực lượng lao động Việt Nam dồi dào, cần cù và thông minh, khéo léo. XKTS đã phát huy được lợi thế so sánh đó, tăng thu nhập ngoại tệ, góp phần giảm bớt sự thâm hụt trong cán cân thanh toán quốc tế và đẩy mạnh phát triển kinh tế đất nước. Trong hơn hai thập kỷ qua, XKTS đã đóng vai trò "đòn bẩy" mở đường thúc đẩy sự phát triển của toàn ngành kinh tế thủy sản từ khâu khai thác, nuôi trồng, chế biến cho đến dịch vụ hậu cần nghề cá. Có thể nói rằng, XKTS không phát triển thì các lĩnh vực khác trong ngành thủy sản không thể phát triển. Chính sự lớn mạnh của XKTS đã tạo đầu ra sự phát triển không ngừng của công nghiệp khai thác và nuôi trồng thủy sản (xem phụ lục 2). XKTS đã góp phần chuyển dịch cơ cấu sản phẩm trong khai thác và nuôi trồng thủy sản theo hướng có giá trị xuất khẩu cao đáp ứng nhu cầu của thị trường nhập khẩu đòi hỏi. Chính vì vậy, trong những năm qua ngành khai thác đã chú ý phát triển những mặt hàng thủy sản có giá trị kinh tế cao như cá ngừ, mực... còn trong nuôi trồng có: tôm sú, tôm càng xanh, tôm thẻ chân trắng, tôm hùm, cá tra, cá ba sa, cá song, cá giò, nhuyễn thể… Thực hiện các Quyết định 393/TTg, Quyết định 159/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, việc đầu tư đóng tàu khai thác xa bờ đã được phát triển mạnh mẽ, tỷ trọng sản phẩm chế biến xuất khẩu từ nguồn nguyên liệu khai thác xa bờ tăng lên hàng năm. Góp phần chuyển dịch được một bộ phận ngư dân từ làm ăn cá thể sang làm ăn có tổ chức như các tập đoàn sản xuất, tổ hợp tác sản xuất, hợp tác xã. Năm 2003 đã thành lập mới được 527 hợp tác xã, tổ khai thác hải sản xa bờ với hơn 19.000 lao động trực tiếp trên biển. Ba là, XKTS đóng góp vào việc đổi mới trang thiết bị và công nghệ sản xuất. XKTS đã thúc đẩy phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và năng lực sản xuất của toàn ngành thủy sản theo hướng CNH, HĐH đặc biệt là khu vực chế biến thủy sản. Ngành công nghiệp chế biến thủy sản đã đi đầu trong số các ngành kinh tế trong công cuộc đổi mới và hội nhập khu vực và quốc tế với một hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối cao. Sự ra đời hàng loạt nhà máy chế biến thế hệ mới bên cạnh các nhà máy được nâng cấp với quy mô lớn, công nghệ hiện đại đã góp phần đưa công nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam lên thứ hạng cao trên thế giới. Bên cạnh đó đã có hoạt động nghiên cứu, chế tạo các thiết bị và đã thành công ở các cơ sở Searefico, Năm Dũng, Hà Yên... như: thiết bị cấp đông IQF, gia nhiệt, mạ băng, thiết bị đóng gói... đã đẩy nhanh tốc độ đổi mới công nghiệp. Thêm vào đó, dù các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) là những yêu cầu rất cao đối với sản xuất nhưng nhiều nhà máy đã kịp thời nâng cấp, đổi mới, tiếp cận được trình độ của các nước tiên tiến đặc biệt là việc áp dụng HACCP. Lĩnh vực nuôi trồng thủy sản thì phương pháp nuôi công nghiệp đã được hình thành ở nhiều địa phương trên khắp cả nước. Có nhiều khu nuôi công nghiệp tập trung có diện tích trên 500 ha với những thiết bị hiện đại được trang bị cho nghề nuôi, sử dụng thức ăn công nghiệp. Hoạt động nuôi trồng được kiểm soát chặt chẽ, tuân thủ theo các quy định quốc tế như Quy phạm thực hành tốt (GAP - Good Aquaculture Practise). Trong lĩnh vực khai thác, ngư dân đã sử dụng các phương tiện đánh bắt hiện đại như phương tiện thông tin liên lạc, thiết bị tầm ngư, máy định vị… Đặc biệt, đội tàu khai thác hải sản xa bờ đã được trang bị các thiết bị hiện đại để có thể khai thác hiệu quả và dài ngày trên biển. Đến nay đã hình thành đội tàu khai thác hải sản xa bờ trên 6.000 chiếc, trong số đó dân tự đầu tư đóng trên 4.000 chiếc. Cùng với sự hiện đại hóa của ngành thủy sản, đội ngũ những người lao động nghề cá cũng trưởng thành nhanh chóng, đặc biệt là đội ngũ doanh nhân, cán bộ quản lý các doanh nghiệp. Bốn là, XKTS có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và nâng cao đời sống cho người lao động. Sự phát triển của XKTS kéo theo sự phát triển kinh tế thủy sản đã tạo ra việc làm cho hàng triệu lao động từ sản xuất nguyên liệu đến dịch vụ cho sản xuất thủy sản, chế biến thủy sản. Hiện nay, theo thống kê của Bộ Thủy sản cho thấy, tổng số lao động trong ngành thủy sản hiện nay có khoảng gần 4 triệu người [12, tr. 7]. Nhìn chung, đời sống của người ngư dân ổn định và ngày càng được cải thiện. Công tác xóa đói giảm nghèo và bộ mặt nông thôn ven biển ngày càng đổi mới. Năm là, XKTS là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta. Phát triển của ngành thủy sản nói chung, của XKTS nói riêng đã mở ra một thời kỳ phát triển mới cho quan hệ thương mại quốc tế. Nếu năm 1996, quan hệ thương mại quốc tế của ngành thủy sản mới chỉ dừng ở con số 30 nước thì đến năm 2001, hàng thủy sản Việt Nam đã có bán tại 60 nước và vùng lãnh thổ, năm 2004 con số này đã là 80 nước và vùng lãnh thổ. Quan hệ thương mại thủy sản được mở rộng tại Mỹ và các nước EU là một đóng góp đáng kể của ngành thủy sản trong việc mở rộng quan hệ thương mại quốc tế của nền kinh tế nước ta. Quan hệ thương mại thủy sản được mở rộng đã dẫn đến các quan hệ với nhiều ký kết song phương và đa phương với các nước Đan Mạch, Nhật Bản. Nga, Mỹ, Hàn Quốc với các tổ chức quốc tế như FAO, UNDP, ADB, WB... Các ký kết này đã phát huy hiệu quả to lớn trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội của ngành thủy sản nói riêng của cả nước nói chung. Cũng trên cơ sở này, tạo điều kiện cho Việt Nam hiểu đầy đủ hơn về pháp luật và thông lệ quốc tế giúp cho nền kinh tế Việt Nam thâm nhập ngày càng sâu rộng hơn vào khu vực và thế giới. 1.1.2. Nội dung của hoạt động xuất khẩu thủy sản Hoạt động XKTS cũng như hoạt động xuất khẩu những hàng hóa khác phải trải qua nhiều khâu ràng buộc lẫn nhau, từ việc nghiên cứu thị trường, lập và triển khai thực hiện phương án kinh doanh đề ra, thực hiện hợp đồng ký kết đòi hỏi các nhà doanh nghiệp phải hết sức thận trọng, linh hoạt. 1.1.2.1. Nghiên cứu thị trường xuất khẩu thủy sản Có thể khẳng định rằng, trong điều kiện mà thương trường thủy sản quốc tế có những biến động hàng ngày và sự biến động đó ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động XKTS thì công tác nghiên cứu thị trường XKTS phải được xem như một khâu quan trọng nhất và được thực hiện ngay từ đầu. Nếu như hoạt động này được tiến hành tốt thì sẽ giúp cho các nhà kinh doanh nhận ra được quy luật vận động của từng loại mặt hàng thủy sản thông qua sự biến đổi nhu cầu, hàng cung ứng, giá cả trên thị trường. Thông thường việc nghiên cứu thị trường XKTS cần tập trung làm rõ những vấn đề căn bản sau: ã Thị trường XKTS nào có triển vọng đối với hàng thủy sản Việt Nam. ã Khả năng tiêu thụ những sản phẩm TSXK của thị trường đó. ã Thị trường đó đang cần những mặt hàng TSXK nào. ã Tình hình cung cấp thủy sản cho thị trường đó của các nước xuất khẩu. ã Hệ thống luật pháp và các quy định bắt buộc khi đưa hàng TSXK vào thị trường đó. ã Hệ thống phân phối tiêu thụ TSXK trên thị trường đó như thế nào. Nghiên cứu thị trường thường được tiến hành theo hai phương pháp chính là: nghiên cứu tại văn phòng và nghiên cứu tại hiện trường. Kết quả của việc nghiên cứu thị trường xuất khẩu sẽ là cơ sở giúp các doanh nghiệp xây dựng phương án xuất khẩu và lựa chọn phương thức giao dịch hiệu quả. 1.1.2.2. Lập phương án kinh doanh Trên cơ sở những kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu tiếp cận thị trường XKTS, các doanh nghiệp lập phương án kinh doanh cho mình, phương án này là kế hoạch hoạt động của các doanh nghiệp nhằm đạt tới những mục tiêu xác định trong kinh doanh. Việc xây dựng phương án kinh doanh bao gồm: - Lựa chọn nguồn hàng TSXK: Muốn tạo được nguồn hàng thủy sản ổn định, các doanh nghiệp XKTS phải nghiên cứu các nguồn hàng thông qua việc tiếp cận thị trường. Việc nghiên cứu nguồn hàng TSXK nhằm xác định chủng loại mặt hàng, kích cỡ, mẫu mã, chất lượng, giá cả, thời vụ, những đặc điểm riêng của từng loại mặt hàng thủy sản. Ngoài ra, việc nghiên cứu nguồn hàng TSXK còn nhằm xác định mặt hàng thủy sản dự định xuất khẩu có phù hợp và đáp ứng được những yêu cầu của thị trường xuất khẩu về ATVSTP hoặc theo các tiêu chuẩn kỹ thuật quy định. Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp XKTS hướng dẫn kỹ thuật giúp người sản xuất điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu của thị trường nước họ. - Lựa chọn phương thức kinh doanh: Phổ biến và sử dụng nhiều nhất vẫn là phương thức kinh doanh trực tiếp không qua trung gian. Tuy nhiên, cần căn cứ vào đặc điểm thị trường và khả năng của doanh nghiệp để lựa chọn phương thức kinh doanh cho phù hợp. - Lựa chọn khách hàng: Việc chọn đối tác đúng sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tránh được những rủi ro, phiền toái trong hoạt động kinh doanh. Do vậy, bạn hàng cần phải quen biết, có uy tín trong kinh doanh, có thực lực tài chính và giữ chữ tín trong quan hệ làm ăn. 1.1.2.3. Tiến hành đàm phán và ký kết hợp đồng xuất khẩu thủy sản Trong đàm phán để ký kết hợp đồng XKTS, các bên tham gia phải tiến hành một loạt các công việc liên quan như: tổ chức đàm phán, soạn thảo hợp đồng kinh tế, chuẩn bị thực hiện hợp đồng; hai bên cần tiến hành đàm phán bằng cách gặp gỡ trực tiếp, hoặc thông qua điện thoại, Internet... Kết quả của đàm phán, các bên đi đến ký kết hợp đồng xuất khẩu. Hợp đồng XKTS phải đảm bảo tuân thủ luật pháp quốc gia của hai nước và luật pháp quốc tế. Những điều khoản trong hợp đồng XKTS phải rõ ràng chặt chẽ như: Tên hàng (Commodity), Điều kiện phẩm chất (Quality), Điều kiện về số lượng (Quatity), Điều khoản giao hàng (Shipment/Delivery), Điều khoản giá cả (Price), Điều khoản thanh toán (settement payment), Điều khoản bao bì, ký mã hiệu (Packaging, marking), Điều khoản bảo hành (warranty), Bảo hiểm (Insurance), phạt bồi thường thiệt hại (Penalty)... Đồng thời trong hợp đồng XKTS phải xác định rõ quyền lợi, nghĩa vụ giữa các bên. 1.1.2.4. Thực hiện hợp đồng xuất khẩu thủy sản Việc thực hiện hợp đồng XKTS là một quá trình có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh tế của hợp đồng kinh doanh XKTS, đồng thời nó cũng ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp và các mối quan hệ với bạn hàng ở các nước. Bất cứ một sai sót nào xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu đều có thể dẫn đến những hậu quả đáng tiếc như làm chậm tiến độ hợp đồng, suy giảm chất lượng hàng hóa… dẫn đến những tranh chấp khiếu nại rất khó giải quyết, gây tổn thất về mặt kinh tế. Do đó, tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu đòi hỏi phải tiến hành chu đáo nhằm nâng cao lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh xuất khẩu. 1.2. Đặc điểm thị trường Mỹ và những nhân tố tác động đến hoạt động xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam vào thị trường Mỹ 1.2.1. Một số đặc điểm về thị trường Mỹ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (tiếng Anh là: United states of America - US) thường gọi là Hoa Kỳ hay Mỹ có diện tích 9.269.000 km2 với số dân 290 triệu người (năm 2003). Thu nhập bình quân đầu người là 36.300USD. Hiện nay, Mỹ được ví như là một thị trường "không đáy", một thị trường xuất khẩu khổng lồ của tất cả các nước trên thế giới. Để có thể thâm nhập thành công vào một thị trường như vậy trước hết cần phải tìm hiểu môi trường kinh doanh cũng như hệ thống pháp luật của Mỹ để từ đó có những cách thức tiếp cận phù hợp. Dưới đây là những đặc điểm nổi bật của thị trường Mỹ: 1.2.1.1. Đặc điểm về kinh tế Nền kinh tế Mỹ là nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh có lịch sử phát triển hàng trăm năm nay: Một là, về quy mô kinh tế. Hiện nay, dù không còn chiếm ưu thế tuyệt đối trên lĩnh vực mậu dịch và tiền tệ quốc tế, thậm chí còn ở vào tình trạng phải cạnh tranh gay gắt với các nền kinh tế khác, Mỹ vẫn giữ địa vị cường quốc số một về kinh tế và quân sự. Năm 2000, GDP của Nhật bằng 32% GDP của Mỹ, Đức bằng 19,4%, Pháp bằng 14,6% và Anh bằng 13,7%. Mỹ là nước có thu nhập quốc dân lớn nhất. Năm 2002 GDP của Mỹ là 10.450 tỷ USD chiếm trên 21% tổng thu nhập quốc dân toàn cầu [45, tr. 98]. Hai là, về tốc độ tăng trưởng. Từ thập kỷ 90 trở lại đây, Mỹ đã duy trì được mức tăng trưởng GDP cao hơn mức tăng trưởng chung của cả khối G7. Mức tăng trưởng GDP bình quân của Mỹ trong thập kỷ 90 là 3,6% trong khi đó tốc độ của các nước G7 là 2,6%. Song từ năm 2000 trở lại đây tốc độ tăng GDP thực tế của nước này không ổn định và thấp hơn so với mức bình quân của thập kỷ 90. Cụ thể mức tăng năm 2000 là 5%; năm 2001 do ảnh hưởng của sự kiện 11/9 nên tốc độ tăng chỉ còn 0,5%; năm 2002 là 2,2% và năm 2003 là 3,1%; năm 2004 khoảng 4 - 4,5% [45, tr. 98]. Ba là, về cơ cấu kinh tế. Mỹ hiện nay có tới 80% GDP được tạo ra từ ngành dịch vụ; công nghiệp chỉ chiếm 18% và nông nghiệp chỉ đóng góp 2%. Các ngành công nghiệp chính của Hoa Kỳ bao gồm: dầu lửa, sắt thép, ô tô, hàng không, viễn thông, chế biến thực phẩm, hàng tiêu dùng... Các sản phẩm nông nghiệp chính của Mỹ bao gồm: lúa mì, ngô, bông, thịt bò, gia cầm, lâm sản, cá, các loại ngũ cốc khác... [42, tr. 26]. Có thể nói, hiện nay nền kinh tế Mỹ phải đương đầu với nhiều khó khăn, thách thức nhưng xét một cách tổng thể, thì địa vị số một về kinh tế của Mỹ đã tồn tại suốt trong nhiều thập kỷ qua và sẽ còn tiếp tục được duy trì trong thập kỷ tới. 1.2.1.2. Đặc điểm về chính trị Mỹ là một Nhà nước được tổ chức theo chế độ cộng hòa dân chủ tư sản Tổng thống. Dựa theo nguyên tắc "Tam quyền phân lập", quyền lực chính trị được thực thi theo nguyên tắc phân quyền và đối trọng qua ba cơ quan độc lập. Hiến pháp Mỹ quy định quyền lập pháp thuộc về Quốc hội, quyền hành pháp thuộc về Tổng thống và quyền tư pháp thuộc về Tòa án tối cao. Mỹ áp dụng chế độ đa đảng, mặc dù là chế độ đa đảng nhưng đảng cầm quyền ở Mỹ là Đảng Dân chủ (biểu tượng là con Lừa) và Đảng Cộng hòa (biểu tượng là con Voi). Vì vậy, đôi khi còn gọi là chế độ song đảng. Sự khác biệt chủ yếu giữa hai đảng này là một đảng nắm c._.hính quyền, còn đảng kia là đảng đối lập. Dù đảng cầm quyền là Đảng Dân chủ hay Đảng Cộng hòa, mục tiêu của họ đều phục vụ quyền lợi của giai cấp tư sản Mỹ và đều phấn đấu để đưa Mỹ trở thành cường quốc số một trên thế giới về mọi mặt: chính trị, kinh tế, quân sự. Một đặc điểm nổi bật của hệ thống chính trị của Mỹ mà các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần phải chú ý là hoạt động vận động hành lang (Lobby). ở Mỹ, Lobby được coi là hoạt động hợp pháp và họ có cả một đạo luật về vấn đề này "Lobby Dislosure Act" năm 1995. Lobby là phương tiện dành cho mọi tổ chức chính trị - xã hội để làm rõ quan điểm và quyền lợi chính trị, kinh tế của mình đối với chính quyền và dư luận. Hầu hết các hiệp hội kinh doanh và các công ty lớn của Mỹ đều có đại diện của mình ở Thủ đô Washington DC và ở thủ phủ các bang mà họ có hoạt động kinh doanh để tiến hành các hoạt động hành lang đối với Quốc hội và chính quyền liên bang và bang. Trong lĩnh vực thương mại quốc tế, các công ty Mỹ đặc biệt quan tâm đến các vòng đàm phán thương mại đa biên và song phương giữa Mỹ và các nước, họ thường xuyên vận động và thậm chí gây sức ép với Quốc hội và chính quyền liên bang để đảm bảo kết quả của các cuộc đàm phán thương mại quốc tế có lợi cho hoạt động kinh doanh của mình. Ví dụ, vụ kiện cá tra, cá basa Việt Nam bán phá giá tại thị trường Mỹ thì CFA (Hiệp hội chủ trại cá nheo Hoa Kỳ) đã sử dụng Lobby để đạt được mục đích của mình. 1.2.1.3. Đặc điểm về pháp luật Hệ thống pháp luật của Mỹ thuộc loại đồ sộ và phức tạp nhất trên thế giới. Ngoài hệ thống luật liên bang, mỗi bang hay khu hành chính đều có hệ thống pháp luật riêng và nhiều khi lại rất khác. Mặc dù là cường quốc số một trên thế giới nhưng Mỹ vẫn sử dụng pháp luật như là một công cụ vũ khí sắc bén để bảo vệ duy trì và củng cố chế độ chính trị cũng như vị thế của Mỹ trên thế giới. Vì vậy, pháp luật thương mại của Mỹ thể hiện rất rõ nét yếu tố chính trị trong nội dung cũng như trong tên gọi của văn bản pháp luật. Luật thương mại của Mỹ rất nhiều và phức tạp. Hệ thống pháp luật thương mại của Mỹ thể hiện một cách rõ ràng nhất ở chính sách nhập khẩu của Mỹ. Nằm trong tổng thể chính sách đối ngoại của Mỹ, chính sách nhập khẩu của Mỹ hoàn toàn phù hợp với chiến lược khuếch trương tự do hóa kinh tế và phục vụ cho lợi ích của quốc gia. Tuy nhiên, đứng ở góc độ của một nước có quan hệ thương mại với Mỹ thì có thể thấy được tính chất hai mặt của chính sách nhập khẩu. Một mặt nó mang "tính mở" về mặt tiếp cận thị trường do Mỹ muốn ép các nước khác mở thị trường cho hàng hóa Mỹ, mặt khác nó mang "tính đóng" đối với một số nước và một số khu vực do Mỹ lợi dụng triệt để công cụ tiếp cận thị trường nhằm phục vụ các lợi ích phi kinh tế và các lợi ích kinh tế khác của họ. Mọi thay đổi trong chính sách nhập khẩu của Mỹ đều thể hiện tính nhất quán với xu hướng trên. Chính sách nhập khẩu của Mỹ đối với các nước đang phát triển cũng được xây dựng trên nền tảng chung đó và chia làm bốn nhóm nước mà mỗi nhóm có những quy định khác nhau. Nhóm 1: Gồm những nước đã là thành viên Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Nhóm 2: Gồm những nước chưa là thành viên WTO nhưng đã có hiệp định thương mại song biên với Mỹ. Điều lưu ý ở nhóm này là với từng hoàn cảnh, tính vững chắc của quy chế thương mại phụ thuộc nhiều vào biến động quan hệ kinh tế, chính trị giữa hai nước (Việt Nam thuộc nhóm này). Chính sách của Mỹ đối với Việt Nam vẫn nằm chung khuôn khổ chung của sân chơi quốc tế. Theo quy định trong BTA, Việt Nam sẽ được hưởng quy chế thương mại tối huệ quốc (MFN) mà nay còn gọi là quy chế thương mại bình thường (NTR), tương đương với các nước đã là thành viên WTO về mặt thương mại. Chỉ có điểm khác là chế độ NTR phải xem xét lại hàng năm vào ngày 7-3, theo kết quả xét miễn áp dụng điều khoản Jackson - Vanik. Nhóm 3: Gồm những nước có quyền lợi đối nghịch với Mỹ, bị hạn chế gần như hoàn toàn trong quan hệ thương mại với Mỹ. Nhóm 4: Gồm những nước được hưởng những ưu đãi đặc biệt của Mỹ. Ngoài ra, để phục vụ lợi ích và tiêu dùng của mình, Mỹ thực thi chính sách nhập khẩu khá nghiêm ngặt xét về khía cạnh các tiêu chuẩn kỹ thuật và ATVSTP. Rào cản kinh tế của Mỹ được đánh giá là phức tạp nhất trong các rào cản kinh tế của các nước phát triển. Đối với hàng thủy sản phải chịu sự kiểm tra của Cơ quan Ngư nghiệp quốc gia thuộc Cục quản lý đại dương và môi trường và phải đạt tiêu chuẩn HACCP. Đây là một hệ thống quản lý chất lượng mang tính phòng ngừa (Preventice) nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm (Food quality) thông qua việc phân tích mối nguy hiểm và thực hiện các biện pháp kiểm soát tại các điểm kiểm soát tới hạn. 1.2.1.4. Đặc điểm về văn hóa và con người Là một nước có diện tích đứng thứ ba trên thế giới với khoảng 290 triệu dân có nguồn gốc từ nhiều nơi khác trên thế giới, Mỹ là một xã hội đa dạng, gồm nhiều cộng đồng riêng biệt. Mặc dù đại bộ phận người Mỹ được coi là có nguồn gốc từ châu Âu, song những người thiểu số như người gốc Mỹ (người da đỏ), người Mỹ gốc Phi, người Hispanic và người châu á cũng rất đông. Các dân tộc này đều có những bản sắc riêng của họ về ngôn ngữ, tôn giáo, tín ngưỡng và phong tục. Điều này tạo nên một môi trường văn hóa phong phú và đa dạng. Song nhìn chung văn hóa Mỹ chủ yếu thừa hưởng một số kinh nghiệm và địa danh của người bản xứ Indian, còn phần lớn các mặt như ngôn ngữ, thể chế, văn hóa, kiến trúc, âm nhạc... đều có xuất xứ từ châu Âu nói chung và nước Anh nói riêng [42, tr. 151]. Nét tiêu biểu nhất trong văn hóa Mỹ và lối sống Mỹ là chủ nghĩa thực dụng. Thực dụng trở thành một đặc điểm của dân tộc Mỹ. Các học giả nước ngoài đã nhận xét: cái gắn bó của người Mỹ với nhau là quyền lợi chứ không phải là tư tưởng. Ngoài ra, người Mỹ rất coi trọng tự do cá nhân và tính tự lập. Gia đình, cộng đồng, tôn giáo hay tổ chức là thứ yếu so với các quyền cá nhân. Chủ nghĩa cá nhân nay cũng dẫn đến một tính cách nổi bật của người Mỹ là cạnh tranh. 1.2.1.5. Đặc điểm về thị trường thủy sản và thị hiếu tiêu dùng thủy sản của Mỹ * Đặc điểm thị trường thủy sản Mỹ Đặc điểm 1: Mỹ là cường quốc thế giới về khai thác, nuôi trồng và chế biến các sản phẩm thủy sản. Xu thế chung của tổng sản lượng thủy sản của Mỹ hiện nay là giảm dần số lượng khai thác và tăng dần sản lượng nuôi trồng nguyên nhân do Mỹ thi hành chính sách bảo vệ nguồn lợi thủy sản lâu dài. Ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản của Mỹ có đặc điểm là mang đậm tính thương mại. Cụ thể: + Khai thác thủy sản: Mỹ là một trong số ít quốc gia có nguồn lợi hải sản giàu có và phong phú vào bậc nhất thế giới gồm cả cá đáy, cá nổi, giáp xác, nhuyễn thể, trong đó có nhiều loại có giá trị thương mại rất cao như tôm he, tôm hùm, cua, cá hồi, cá ngừ... Theo đánh giá của Mỹ, khả năng có thể cho phép khai thác hàng năm 6 - 7 triệu tấn hải sản nhưng để bảo vệ và duy trì lâu dài nguồn lợi này người ta chỉ hạn chế ở mức từ 4,5 - 5 triệu tấn/năm do đó sản lượng khai thác hải sản của Mỹ có xu hướng giảm dần [10, tr. 1]. Vì khai thác hải sản của Mỹ mang tính thương mại rất cao nên cơ cấu sản lượng được phân định rõ ràng và khá đầy đủ cả về khối lượng và giá trị. Đối tượng khai thác chủ yếu có giá trị cao nhất của nghề khai thác thủy sản Mỹ là: tôm he, tôm hùm, cua biển, cá hồi, cá ngừ. Điều cần chú ý ở đây cũng là 5 mặt hàng có nhu cầu cao nhất ở Mỹ. Người tiêu dùng Mỹ chỉ tập trung vào mua nhiều nhất các sản phẩm từ 5 mặt hàng này. Do cung luôn đi sau cầu nên đây cũng là 5 nhóm sản phẩm chủ yếu mà Mỹ phải nhập khẩu. Do vậy, các nước XKTS muốn thành công ở thị trường Mỹ cần phải nghiên cứu kỹ tình hình sản xuất của họ và nhu cầu thực tế của thị trường để đưa ra các dự báo cho phù hợp. + Nuôi trồng thủy sản: Về sản lượng tuy không thể so sánh được với Trung Quốc, ấn Độ, nhưng Mỹ vẫn đứng trong danh sách các nước hàng đầu thế giới về nuôi trồng thủy sản và hiện dẫn đầu Tây Bán Cầu. Đặc điểm nuôi trồng thủy sản của Mỹ chỉ tập trung vào những loài quý có nhu cầu cao và có lãi. Vì vậy, tuy sản lượng khá cao nhưng lại chỉ tập trung vào một số loài như cá nheo chiếm 50% sản lượng nuôi trồng, cá hồi 12%, tôm nước ngọt 7%… [10, tr. 6]. + Chế biến thủy sản: Mỹ có gần 2.000 công ty kinh doanh và chế biến thủy sản, 1.000 hãng chuyên nhập khẩu và 1.300 nhà máy chế biến thủy sản trang bị hiện đại, đóng góp gần 25 tỷ USD trong tổng thu nhập quốc dân của Mỹ. Công nghiệp chế biến thủy sản khổng lồ của Mỹ được phân bố ở khắp các bang nhưng tập trung nhiều ở các bang bờ Đông và các thành phố lớn ở bờ Tây. Ngoài ra, còn nhiều sản phẩm được chế biến ngay trên biển (ở các tàu lớn kéo cá tuyết, tàu mẹ chế biến cá hồi, cá ngừ, cá trích…). Do người tiêu dùng Mỹ chỉ ưa chuộng những sản phẩm tinh chế dù giá cao đã thúc đẩy ngành công nghiệp chế biến phát triển mạnh và luôn ở trình độ cao [39, tr. 300]. Đặc điểm 2: Mỹ là thị trường thủy sản lớn nhất hiện nay. Cách đây 5 năm, ngoại thương thủy sản của Mỹ đã vượt con số 10 tỷ USD/ năm. Ngoại thương thủy sản của Mỹ có những đặc điểm chính như sau: - Cả nhập khẩu và XKTS đều đạt giá trị rất cao. - Thâm hụt ngoại thương thủy sản ngày một tăng, cung giảm hơn cầu. + XKTS: Mỹ không chỉ là nước nhập khẩu thủy sản thứ nhì thế giới mà còn là nước XKTS hàng đầu thế giới. Năm 1992 Mỹ là nước XKTS số một thế giới và giá trị kỷ lục 4,5 tỷ USD. Sau khi bị Thái Lan vượt thì xuất khẩu giảm sút và tới 1998 chỉ còn 2,4 tỷ USD, xuống vị trí thứ 5 sau Na Uy, Trung Quốc, Thái Lan. Sang năm 2000 xuất khẩu tăng nhanh và đạt 3 tỷ USD. Tuy nhiên, họ vẫn không cải thiện được vị trí do nhiều nước đã có tiến bộ nhanh về XKTS hơn Mỹ [10, tr. 12]. Các mặt hàng XKTS chính của Mỹ là cá hồi (Salmon), cua (Crap), trứng cá (Caviarroe), surimi; bốn loại này chiếm 60% về giá trị và 50% về khối lượng hải sản xuất khẩu của Mỹ [39, tr. 300]. Thị trường XKTS chủ yếu của Mỹ là châu á chiếm 53% tổng giá trị xuất khẩu, Bắc Mỹ chiếm 26%, châu Âu chiếm 16%. + Nhập khẩu thủy sản: Hiện nay, Mỹ là thị trường nhập khẩu lớn thứ hai thế giới và chiếm 16,5% tổng giá trị nhập khẩu thủy sản thế giới. Mỹ nhập hơn 100 mặt hàng thủy sản các loại từ cao cấp nhất đến thấp cấp nhất, với đủ mọi loại giá cả khác nhau. Các mặt hàng nhập khẩu có giá trị cao nhất là: Tôm đông, tôm hùm, cua, cá ngừ, cá nước ngọt. Thị trường nhập khẩu thủy sản của Mỹ hiện nay chủ yếu từ các nước Đông Nam á, Đông á, Canađa và một số quốc gia Mỹ latinh (Mêhicô, Chi Lê, Ecuađo). Trong đó, Canada và Thái Lan chiếm tỷ trọng lớn nhất, sau đó là Trung Quốc và Mêhicô. Tương lai Mỹ là thị trường thủy sản lớn nhất hiện nay với tổng giá trị ngoại thương năm 2000 lên đến 13 tỷ USD (gần dẫn kịp Nhật Bản) [10, tr. 11]. Qua phân tích tình hình xuất nhập khẩu thủy sản của Mỹ, chúng ta thấy XKTS của Mỹ có xu hướng giảm dần về giá trị trong khi đó nhập khẩu thủy sản của Mỹ có xu hướng tăng về giá trị làm cho thâm hụt về thương mại thủy sản của Mỹ càng lớn từ 2,7 tỷ USD năm 1991 lên đến 10,07 tỷ USD năm 2000 tức là tăng lên 3,7 lần (xem phụ lục 3). Đặc điểm 3: Hệ thống phân phối hàng thủy sản trên thị trường Mỹ. ở Mỹ, hàng thủy sản được phân phối qua hai kênh chủ yếu, đó là kênh bán lẻ và kênh bán sỉ thủy sản. + Kênh bán lẻ TSXK: Chiếm đến trên 50% giá trị tiêu thụ tại Mỹ với các hình thức sau: - Bán hàng qua hệ thống siêu thị: Qua hệ thống siêu thị, thủy sản được tiêu thụ tới 40% giá trị bán lẻ của thủy sản. - Bán cho các nhà hàng, nhà ăn công cộng và phục vụ ăn nhanh: Doanh số bán thủy sản cho hệ thống này chiếm đến 60% trị giá bán lẻ và có xu hướng ngày một tăng, vì người Mỹ có thói quen ăn nhanh để tiết kiệm thời gian tại các nơi công cộng như nhà hàng, căng tin, trường học, nơi làm việc. + Kênh bán sỉ thủy sản ở Mỹ: Đây là các công ty kinh doanh thủy sản hàng đầu của nước Mỹ. Với hệ thống bán sỉ hàng thủy sản được cung cấp cho trên 1.000 xí nghiệp chế biến thủy sản của nước Mỹ và hệ thống siêu thị. Đặc điểm cung cấp hàng thủy sản qua các kênh bán sỉ của Mỹ là: - Khả năng cung cấp hàng thủy sản phải lớn và ổn định. - Mặt hàng thủy sản phải đa dạng để cung cấp cho các đối tượng thuộc vùng, khu vực khác của nước Mỹ. - Nhà cung cấp phải tin cậy và trung thành [39, tr. 401-402]. Đặc điểm 4: Thị trường thủy sản Mỹ là thị trường "mở", Có hơn 130 quốc gia có quan hệ buôn bán thủy sản với Mỹ. Sự cạnh tranh ở thị trường này rất khốc liệt. Chỉ những ai nắm bắt được đầy đủ, kịp thời và chính xác các thông tin cần thiết về thị trường này, những ai có sản phẩm có sức cạnh tranh cao (là các sản phẩm phù hợp thị hiếu, có chất lượng cao, bao gói phù hợp, giá cả phù hợp) và tiếp thị giỏi mới có cơ may chiếm lĩnh được thị trường rất rộng lớn và phong phú này. Đặc điểm 5: Thị trường thủy sản Mỹ có một đặc điểm khác với thị trường thủy sản của các nước khác mà các nước XKTS cần chú ý, đó là Mỹ thường gắn ngoại thương thủy sản với các vấn đề khác ngoài kinh tế. Trước đây, trong thời kỳ "chiến tranh lạnh" Mỹ thường gắn ngoại thương thủy sản với vấn đề chính trị và sử dụng "bao vây kinh tế" hay "cấm vận". Sau khi "chiến tranh lạnh" chấm dứt, Mỹ gắn ngoại thương thủy sản với "bảo vệ môi trường" và "bảo vệ thiên nhiên hoang dã" để đưa ra cac lệnh cấm vận đối với một số hàng thủy sản nhập khẩu. Đặc biệt trong những năm gần đây với những bước tiến nhảy vọt trong việc XKTS của các nước đang phát triển vào thị trường Mỹ, Mỹ thường dùng một luật phổ biến nhất mang tính chế tài để bảo hộ ngành thủy sản Mỹ, khi phải cạnh tranh gay gắt với hàng nhập khẩu cùng loại là Luật chống bán phá giá. Tuy nhiên, xét về mặt chính sách, hai luật trên thể hiện một khía cạnh bảo hộ mới, nhằm lấy lại thế cân bằng so với lợi thế tự nhiên của các nước xuất khẩu vào thị trường Mỹ [10, tr. 15]. * Nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng thủy sản của thị trường Mỹ Trong những năm gần đây, nhu cầu nhập khẩu thủy sản của Mỹ tăng trưởng nhanh. Một trong những nguyên nhân chính là người Mỹ hướng vào tiêu dùng hàng thủy sản ngày càng cao, đặc biệt là sau khi xảy ra dịch bệnh bò điên ở Canađa và Mỹ làm cho cung không đáp ứng kịp cầu. Vì vậy, thủy sản trở thành lĩnh vực phát triển nhanh nhất trên thị trường của Mỹ. Với dân số đông, lại có mức sống cao, nước Mỹ hàng năm tiêu thụ hàng triệu tấn thủy sản các loại. Người Mỹ rất ưa chuộng thủy sản vì các yếu tố dinh dưỡng của nó (giàu chất khoáng và vitamin, các acid amin thiết yếu, dầu, ít cholesterol và dễ tiêu hóa). Theo số liệu của Viện Nghiên cứu Thủy sản quốc gia Mỹ (NFI), mức tiêu thụ thủy sản thực phẩm bình quân của người Mỹ hiện nay đứng thứ ba thế giới sau Trung Quốc và Nhật Bản, năm 2000 đã đạt 6,8kg [10, tr. 14]. Nhìn chung, tiêu thụ thủy sản của người Mỹ không có sự biến động nhiều về khối lượng, nhưng có thay đổi về chất lượng và nghiêng về các sản phẩm "hải sản" cao cấp rất đắt tiền như tôm he, tôm hùm, cá ngừ, cá hồi, cua biển, cá chình, cá basa... Mặt khác, người tiêu dùng Mỹ rất ưa chuộng các sản phẩm tinh chế: tôm nõn, phi lê, hộp cá, thịt cua, các sản phẩm ăn liền. Tuy Mỹ nhập khẩu đủ các mặt hàng từ thấp đến cao, từ đắt đến rẻ nhưng giá trị nhập khẩu tập trung chủ yếu vào các mặt hàng "hải vị" nêu ở trên (số liệu cụ thể về 10 mặt hàng thủy sản được tiêu thụ nhiều nhất tại Mỹ trong năm 2001 và 2002 được trình bày trong phụ lục 4). 1.2.2. Những nhân tố tác động đến hoạt động xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam vào thị trường Mỹ Việc đánh giá những nhân tố thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động XKTS Việt Nam vào thị trường Mỹ là cơ sở giúp Việt Nam có một chiến lược và cơ hội xúc tiến XKTS dài hạn chuyên nghiệp với những bước đi cụ thể, phù hợp ở tầm quốc gia cũng như tầm doanh nghiệp. 1.2.2.1. Những nhân tố tác động thuận lợi Thứ nhất, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Muốn chiếm lĩnh thị trường thế giới và nâng cao sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam nói chung và hàng thủy sản nói riêng thì cần phải có một môi trường kinh doanh thông thoáng do Nhà nước tạo ra bằng các chính sách về đầu tư, thuế, tỷ giá, lãi suất… Trong những năm qua, để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của cả nước phát triển, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều thay đổi tích cực, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp luật tạo cơ hội thuận lợi nhất cho mỗi doanh nghiệp ở các thành phần kinh tế phát triển sản xuất kinh doanh. Ngành thủy sản đang được Nhà nước chú trọng đầu tư phát triển lấy xuất khẩu làm trọng tâm phát triển của ngành. Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 (khóa VII) khẳng định thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn và là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đã tạo cơ sở cho việc thực hiện một loạt các chính sách hỗ trợ kinh tế thủy sản phát triển. Chủ trương phát triển kinh tế thủy sản của Chính phủ được cụ thể hóa qua ba chương trình lớn, đó là: Về phát triển nuôi trồng thủy sản (Quyết định 224/1999/QĐ-TTg); về chương trình khai thác xa bờ (Thông báo số 17/TB ngày 27/2/1997 của Văn phòng Chính phủ); về chương trình phát triển XKTS (Quyết định 251/1998/QĐ-TTg). Ngoài ra, chương trình quản lý chất lượng sản phẩm (HACCP, ISO) qua quyết định Quyết định 732/1998/QĐ-BTS và QĐ 664/1999/QĐ-BTS. Việc nâng cấp Trung tâm kiểm tra chất lượng và vệ sinh thủy sản thành Cục quản lý chất lượng an toàn vệ sinh và thú y thủy sản đã góp phần quan trọng gia tăng liên tục KNXK. Đặc biệt, sự ra đời của Hiệp hội chế biến và XKTS Việt Nam (VASEP) vào năm 1998 là yếu tố quan trọng góp phần đẩy mạnh XKTS Việt Nam. Trong suốt 7 năm qua, VASEP đã phát huy được vai trò của một hiệp hội trong việc thay mặt cho các doanh nghiệp và người sản xuất đề xuất những kiến nghị nhằm thúc đẩy sản xuất và XKTS phát triển, bước đầu thực hiện vai trò tập hợp các doanh nghiệp hành động theo một chiến lược và kế hoạch phát triển chung, giảm bớt các yếu tố tự phát. Ngoài ra, hiệp hội hỗ trợ các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có quy mô sản xuất nhỏ trong các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, tham gia các hội chợ quốc tế lớn về thủy sản, tổ chức hội chợ quốc tế thủy sản VIETFISH trong nước hàng năm để tạo điều kiện các doanh nghiệp quảng bá, mở rộng quan hệ hợp tác, thu hút các doanh nghiệp nước ngoài đến Việt Nam. Từ 68 hội viên khi thành lập, đến nay VASEP đã có 185 hội viên với KNXK chiếm khoảng 85 - 87% tổng kim ngạch XKTS toàn ngành. Rõ ràng là chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong thời gian qua đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình phát triển của ngành thủy sản, tạo điều kiện khuyến khích các doanh nghiệp XKTS Việt Nam phát triển một cách bền vững và hiệu quả trên cơ sở hành lang pháp lý vững chắc. Thứ hai, lợi thế của Việt Nam trong XKTS. Lợi thế về điều kiện tự nhiên: Việt Nam có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản tạo nguồn nguyên liệu phong phú cho việc đa dạng hóa các mặt hàng XKTS vào thị trường Mỹ. Trong nội địa, với trên 50 sông lớn nhỏ tạo nên tiềm năng lớn về mặt nước nuôi trồng với khoảng 1,7 triệu ha. Điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa đã tạo ra sự đa dạng phong phú về chủng loại thủy sản. Ngoài ra, Việt Nam có một số vùng sinh thái đất thấp, có thể tiến hành các hoạt động nuôi trồng thủy sản vừa có chất lượng cao vừa có giá thành hạ mà hệ thống canh tác khác không thể có được. Lợi thế này đặc biệt phát huy thế mạnh trong cạnh tranh với hệ thống nuôi trồng công nghiệp [38, tr. 4]. Nguồn lợi thủy sản của Việt Nam khá phong phú về chủng loại với trên 130 loài có giá trị kinh tế cao và có trữ lượng hải sản tương đối lớn: - Hệ cá biển có khoảng 2.000 loài với trữ lượng là 418.000 tấn. - Giáp xác biển có 1.647 loài trong đó tôm có hơn 70 loài. - Nhuyễn thể có 2.523 loài. - Nguồn lợi thủy sản nước ngọt và lợ: cả nước có 415.000 ha nước lợ và 1,04 triệu ha nước ngọt có thể nuôi thủy sản, 189 loài cá nước lợ, 544 loài thủy sản nước ngọt, 90 loài rong tảo, nhiều loại nhuyễn thể là những nguyên liệu tốt cho chế biến xuất khẩu [8, tr. 12]. Lợi thế về nguồn nhân lực: Việt Nam có nguồn nhân lực dồi dào, lao động Việt Nam cần cù, chịu khó, thông minh, sáng tạo, có khả năng tiếp thu nhanh các bí quyết kỹ thuật và còn có lợi thế là chi phí nhân công rẻ hơn nhiều so với các nước trong khu vực và thế giới. Ví dụ: Giá công nhân lao động Việt Nam chỉ bằng 1/3 Thái Lan, bằng 1/30 Đài Loan và 1/26 của Singapore. Nguồn lực này sẽ thích hợp cho những lợi thế khởi điểm mang tính tĩnh khi được sử dụng trong lĩnh vực phát triển nuôi trồng và chế biến thủy sản [23, tr. 13]. Những lợi thế này tạo nên khả năng cạnh tranh của những mặt hàng XKTS Việt Nam vào thị trường Mỹ. Thứ ba, sự phát triển của ngành chế biến thủy sản ý thức được việc đáp ứng các yêu cầu của thị trường là điều kiện tiên quyết để phát triển, Bộ Thủy sản đã cùng với các doanh nghiệp chế biến XKTS tổ chức nhiều cuộc tập huấn, đào tạo được tổ chức cho các cán bộ quản lý nhà nước và các cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, các doanh nghiệp về những quyết định mới của các nước nhập khẩu, xúc tiến xây dựng các tiêu chuẩn và quyết định bắt buộc áp dụng về an toàn vệ sinh tương đương với quyết định của Mỹ và EU. Đầu tư trang thiết bị cho các doanh nghiệp thiếu vốn, thiếu phương tiện kỹ thuật và đào tạo kỹ năng cho các nhân viên kỹ thuật tại các cơ quan quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh của Bộ. Do đó, chỉ sau một thời gian ngắn ngành chế biến thủy sản đã phát triển mạnh mẽ cả về công suất lẫn công nghệ chế biến. Năm 2004 cả nước có 405 doanh nghiệp chế biến thủy sản, tăng 13% so với cùng kỳ; trong đó có khoảng 60% cơ sở chế biến đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP), giúp các nhà xuất khẩu Việt Nam đáp ứng được các yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng và an toàn thực phẩm. Điều này tác động tích cực tới việc thâm nhập vào thị trường Mỹ và mở rộng quy mô xuất khẩu. Hiện nay Việt Nam đã có 175 doanh nghiệp đã nhận được chứng chỉ HACCP để xuất khẩu vào Mỹ; một số doanh nghiệp được Cục Quản lý dược phẩm và thực phẩm (FDA) của Mỹ cấp chứng chỉ HACCP, tạo điều kiện trực tiếp xuất hàng vào hệ thống các siêu thị, nhà hàng của các tập đoàn lớn của Mỹ như COTSCO, SYSCO. Đây là cơ hội vàng cho các nhà XKTS trong việc thâm nhập thị trường Mỹ là thị trường có tiềm năng rất lớn [12, tr. 5]. Thứ tư, Hiệp định thương mại Việt Nam - Mỹ có hiệu lực, tạo ra cơ hội lớn cho hàng hóa XKTS Việt Nam. Hiệp định thương mại Việt Nam - Mỹ được Quốc hội của hai nước phê chuẩn và có hiệu lực 10/12/2001, đã tạo ra một bước đột phá lớn cho việc xuất khẩu hàng hóa Việt Nam nói chung và thủy sản nói riêng vào Mỹ. Vì hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sẽ được hưởng quy chế MFN khi đưa vào thị trường Mỹ, tính cạnh tranh về giá của sản phẩm Việt Nam sẽ được gia tăng đáng kể vì thuế nhập khẩu sẽ giảm bình quân từ 40 - 70% xuống còn 3 - 7% [39, tr. 102]. Các doanh nghiệp XKTS Việt Nam có thể đa dạng hóa các mặt hàng, đồng thời thay đổi cơ cấu mặt hàng TSXK theo hướng tăng tỷ lệ hàng chế biến cao cấp có giá trị cao, chỉ có như vậy Việt Nam mới tăng nhanh được KNXK và giành được quyền chủ động trong kinh doanh và khẳng định được vị thế của doanh nghiệp trên thị trường quan trọng này. Mặt khác, chúng ta biết rằng, Mỹ là một cường quốc kinh tế hùng mạnh, từng là thành viên sáng lập Tổ chức GATT (1947), sau này là WTO, mọi luật lệ chi phối hoạt động kinh tế thương mại của Mỹ đều phản ánh thực chất của luật thương mại quốc tế. Do đó, việc thực hiện hiệp định thương mại sẽ giúp Việt Nam dần tiếp cận "luật chơi" của thương mại quốc tế và sẽ tạo cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp XKTS nói riêng vị thế bình đẳng, thuận lợi hơn trong quan hệ kinh doanh với các đối tác. BTA là một "bước đệm" tạo thuận lợi cho quá trình nước ta đàm phán để gia nhập WTO, tạo điều kiện chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, mở đường cho các doanh nghiệp XKTS Việt Nam tham gia thị trường toàn cầu. Hợp tác và cạnh tranh trên thị trường thế giới sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp XKTS Việt Nam vươn lên mạnh mẽ để phát triển. Thứ năm, tiềm năng của Việt kiều - là cầu nối cho các doanh nghiệp XKTS Việt Nam thâm nhập vào thị trường Mỹ Cộng đồng Việt kiều hình thành một thị trường quan trọng trong việc tiêu thụ và tiếp thị các sản phẩm TSXK của Việt Nam. Hiện có hơn 2 triệu Việt kiều đang làm ăn, sinh sống tại Mỹ. Mặc dù đã định cư tại Mỹ khoảng 20 - 30 năm, song phần lớn các gia đình Việt kiều vẫn giữ thói quen tiêu dùng các sản phẩm thủy sản Việt Nam. Do đó, lực lượng Việt kiều tạo ra một thị trường đáng kể cho các sản phẩm thủy sản truyền thống của Việt Nam, chẳng hạn các mặt hàng vốn được người Việt Nam ưa dùng như nước mắm, cá khô, tôm, cua... Ngoài nhu cầu trực tiếp về thủy sản của người Việt, thông qua sự tiêu dùng của Việt kiều, các mặt hàng TSXK của Việt Nam cũng được mở rộng để tiếp cận đến người dân Mỹ. Đó cũng là một cách để các doanh nghiệp Việt Nam tiếp thị hàng hóa XKTS của mình. 1.2.2.2. Những nhân tố tác động không thuận lợi Một là, năng lực XKTS của Việt Nam còn yếu. Ngoài những yếu kém chung về truyền thống như chủng loại hàng hóa TSXK nghèo nàn, chất lượng và mẫu mã chưa phù hợp, giá cả không cạnh tranh, năng lực tiếp thị xuất khẩu yếu thì điểm nổi bật của các doanh nghiệp XKTS Việt Nam tại thị trường Mỹ là quy mô sản xuất nhỏ và khả năng liên kết giữa các doanh nghiệp trong sản xuất và XKTS yếu nên gặp khó khăn trong việc đáp ứng các đơn đặt hàng lớn hay các yêu cầu thời gian giao hàng nhanh của khách hàng Mỹ. Hai là, một số bất lợi khi thâm nhập thị trường Mỹ. Tuy BTA đã và đang phát huy hiệu quả, song Việt Nam vẫn đang đứng trước một số bất lợi về thâm nhập thị trường này. Đến nay, mặc dù hàng TSXK Việt Nam đã được hưởng mức thuế MFN song chưa phải là điểm quyết định, tăng khả năng cạnh tranh của hàng TSXK Việt Nam, vì: - Việt Nam vẫn chưa được hưởng mức thuế ưu đãi phổ cập (GSP) của Mỹ dành cho các nước đang phát triển. Hiện nay ở Mỹ có khoảng 3.500 loại sản phẩm từ trên 140 nước và vùng lãnh thổ được hưởng GSP, tức là nhập khẩu vào Mỹ được miễn thuế. Đa số là các mặt hàng: thủy sản, thực phẩm, đồ uống, cao su và các sản phẩm từ cao su, đồ gỗ ... Phần lớn những nước này có cơ cấu mặt hàng TSXK tương tự như Việt Nam, trong đó có nhiều nước có trình độ phát triển kinh tế cao hơn Việt Nam như Thái Lan, Malaixia, Philippin, Inđônêxia... - Hiện nay, trong khu vực lòng chảo Caribê có 24 nước được hưởng ưu đãi thương mại đơn phương của Mỹ theo luật sáng kiến khu vực lòng chảo Caribê (CBI), gần 40 nước châu Phi được hưởng ưu đãi thương mại đơn phương của Mỹ theo luật cơ hội cho phát triển châu Phi; 4 nước thuộc khu vực Adean được hưởng ưu đãi thương mại đơn phương của Mỹ theo Luật ưu đãi thương mại Adean (ATPA). Đa số các mặt hàng nhập khẩu từ những nước này vào Mỹ được miễn thuế hay được hưởng mức thuế thấp hơn mức thuế MFN rất nhiều. - Mỹ đã ký Hiệp định thương mại tự do khu vực NAFTA (Mỹ, Canada, Mêhicô) và Hiệp định thương mại tự do song phương với các nước: Chi Lê, Singapore, Australia… Ngoài ra, Mỹ đang đàm phán nhiều Hiệp định thương mại tự do khu vực và song phương khác, trong đó có Hiệp định thương mại tự do toàn châu Mỹ và một số nước có cơ cấu mặt hàng TSXK tương tự như Việt Nam. Ba là, hàng TSXK Việt Nam hiện đang vấp phải những rào cản tranh chấp thương mại gay gắt trên thị trường Mỹ và những thách thức mới về tiêu chuẩn kỹ thuật, ATVSTP - Thị trường Mỹ là thị trường thủy sản "khó tính". Do lo ngại về nguy cơ sử dụng vũ khí sinh học vào mục tiêu khủng bố, FDA đã chủ trương kiểm tra gắt gao đối với các sản phẩm thực phẩm. Theo tiêu chuẩn HACCP, các doanh nghiệp XKTS Việt Nam bắt buộc phải thực hiện VSATTP theo tiêu chuẩn quốc tế. Đây là một yêu cầu rất nghiêm ngặt về các chỉ tiêu an toàn (như kim loại nặng, dư lượng thuốc kháng sinh, dư lượng thuốc trừ sâu, độc tố sinh học...) và các chỉ tiêu vi sinh (trong tổng số gam xuống còn 105, thậm chí là 104, vi sinh vật gây bệnh từ E. Coli cho phép 200/g, Staphilococcus 300/g đến không được phép có)... Trước năm 2002, dư lượng thuốc kháng sinh tối đa được phép là 5 ppb. Tháng 6 năm 2002 Mỹ đã hạ giới hạn bị loại từ 5 ppb xuống còn 1 ppb và sau đó giảm tiếp xuống còn 0,3 ppb trong năm 2003. Đây là một vấn đề thách thức lớn đối với XKTS của Việt Nam khi sự đổi mới công nghệ chế biến và phương thức quản lý thủy sản còn chưa tốt. - Những quy định của Mỹ về dán nhãn sản phẩm TSXK cũng đem lại nhiều phiền phức cho các doanh nghiệp XKTS của Việt Nam. Hiện nay phía Mỹ không chấp nhận một số tên gọi như Vina fish, basa fish, Mê kông basa … cho cá tra, cá basa của Việt Nam và đưa ra nhiều dự luật nhằm cản trở việc xuất khẩu cá tra, cá basa như: Dự luật H.R. 2964 (5/10/2001) chỉ cho phép sử dụng tên cá "Catfish" cho riêng các loài cá nheo của Mỹ; Dự luật H.R. 2330 (25/10/2001) trong đó có điều luật số SA 2000, quy định không cho phép nhập khẩu các loại cá da trơn mang tên "Catfish". - Mới đây, Hải quan Mỹ đưa ra quy định mới về đóng tiền đặt cọc đối với hàng nhập khẩu bị đánh thuế chống bán phá giá gọi là thuế suất tạm tính. Trước đây, sau khi có kết quả của vụ kiện, hầu hết các nhà nhập khẩu Mỹ tiếp tục kinh doanh với khoản đặt cọc là 50.000 USD và họ sẽ thanh toán khoản thuế còn nợ theo từng Container hàng. Nhưng theo quy định mới của Hải quan Mỹ khoản tiền đặt cọc sẽ tương đương với giá trị thuế chống bán phá giá tính trên tổng lượng hàng mà một công ty nhập khẩu từ nước bị áp thuế trong vòng 12 tháng. Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp Mỹ muốn nhập khẩu tôm từ các nước chịu thuế "chống bán phá giá" phải đóng trước một khoản tiền ký quỹ rất lớn, bằng giá trị nhập khẩu trong vòng một năm nhân với mức thuế phải đóng. Như vậy, nếu muốn nhập khẩu vào Mỹ sản lượng tôm Việt Nam bằng giá trị năm 2004 (gần 400 triệu USD) thì mức thuế trung bình khoảng 5%. Các doanh nghiệp Mỹ nhập hàng của chúng ta cần đặt cọc 20 triệu USD cho Hải quan Mỹ. Theo ông Trương Đình Hòe (Phó Hiệp hội chế biến và XKTS Việt Nam) cho biết: "Quy định mới này gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam, đặc biệt là đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ" [53]. Có thể nói, với quy định mới này làm cho các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam lâm vào thế tiến thoái lưỡng nan. Chỉ có doanh nghiệp có tiềm lực mạnh mới chịu đựng được. Đây thực sự là một thách thức mới cho hàng XKTS Việt Nam vào thị trường Mỹ. Bốn là, Việt Nam chưa được Mỹ coi là nước có nền kinh tế thị trường, do vậy phải chịu nhiều bất lợi trong các vụ tranh chấp thương mại tại thị trường này. Việt Nam c._.ng mại Việt Nam ở nước ngoài do Nhà nước đầu tư xây dựng. Thứ sáu, hoạt động thuê tư vấn và đào tạo. Thực trạng của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay còn rất yếu kém trong hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường xuất khẩu, các nghiệp vụ về ngoại thương…. Để cải thiện tình trạng này, doanh nghiệp cần coi trọng và có kế hoạch triển khai hoạt động thuê tư vấn và đào tạo về nghiệp vụ kinh doanh xuất khẩu, các tác nghiệp trong ngoại thương… bằng cách tận dụng sự trợ giúp của Chính phủ, của các cơ quan tư vấn hoặc của trường đại học ngoại thương. 3.2.2.3. Thiết lập các kênh phân phối xâm nhập vào thị trường Mỹ Việc thiết lập các kênh phân phối theo đánh giá của các chuyên gia nước ngoài có tầm quan trọng đối với doanh nghiệp xuất khẩu. Thực vậy, một doanh nghiệp muốn đi đến sự thành công trong hoạt động cạnh tranh xuất khẩu nhất thiết phải xây dựng, lựa chọn, hoàn thiện hệ thống phân phối cho các sản phẩm của doanh nghiệp mình. Có hai loại kênh phân phối chủ yếu trong kinh doanh XKTS tại Mỹ, là kênh phân phối trực tiếp và kênh phân phối gián tiếp. ở Mỹ hệ thống các cửa hàng bán sỉ và bán lẻ đóng vai trò quan trọng trong quá trình phân phối. Người tiêu dùng Mỹ hoàn toàn tin tưởng gần như tuyệt đối và có thói quen mua sắm tại các trung gian phân phối nổi tiếng. Đối với mặt hàng thủy sản chủ yếu được bán ở các chợ, siêu thị và nhà hàng. Với kênh phân phối trực tiếp doanh nghiệp có thể bán thủy sản trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng ở Mỹ nhưng loại kênh này ít được áp dụng và không phù hợp. Vì áp dụng loại kênh này doanh nghiệp khó có khả năng thực hiện hàng chuỗi tác nghiệp phức tạp, đa dạng và phải quá tốn kém trong đầu tư xây dựng mạng lưới phân phối từ đầu đến cuối. Hiệu quả sẽ không cao trong XKTS nhất là khi những doanh nghiệp xuất khẩu chưa đủ mạnh về năng lực cạnh tranh và tiềm lực tài chính. Thực trạng kinh doanh xuất khẩu của phần lớn doanh nghiệp XKTS Việt Nam vào Mỹ thường phải thông qua các khâu trung gian là các nhà tái chế, các nhà nhập khẩu hoặc các nhà bán buôn. Có nghĩa là chỉ giao dịch và bán hàng trực tiếp đến nhà nhập khẩu nước Mỹ, sau đó không còn liên quan đến mạng lưới phân phối trực tiếp ở nước Mỹ nữa với loại kênh phân phối đơn giản này doanh nghiệp khó có thể nâng cao được năng lực cạnh tranh xuất khẩu. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp XKTS không đủ khả năng để thiết lập mạng phân phối riêng. Chính vì thế trong những năm tới với khả năng hiện có, các doanh nghiệp XKTS Việt Nam vẫn tiếp tục hình thức xuất khẩu trực tiếp thông qua các trung gian phân phối của Mỹ vẫn là hình thức chủ yếu. Đây được xem là giải pháp hợp lý nhất để nâng cao uy tín của sản phẩm thủy sản Việt Nam khi các doanh nghiệp XKTS chưa đủ thế và lực. Khi đã có sự chuẩn bị các điều kiện cần thiết để bước vào cạnh tranh thực sự theo yêu cầu của hội nhập, các doanh nghiệp XKTS Việt Nam một mặt vẫn áp dụng các kênh phân phối gián tiếp, mặt khác chủ động từng bước tạo lập các cơ sở như: + Thiết lập đại lý tại Mỹ: Cách tốt nhất, các doanh nghiệp XKTS của Việt Nam nên chọn đại lý của mình tại Mỹ là các nhà nhập khẩu có uy tín. Việc lựa chọn như vậy giúp đỡ các doanh nghiệp XKTS có thể thâm nhập mạnh hơn vào thị trường Mỹ. + Thành lập trung tâm giao dịch XKTS tại Mỹ: Hiện nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang xem xét phê duyệt dự án đầu tư ra nước ngoài của Xí nghiệp chế biến thủy sản Minh Phú (tỉnh Cà Mau). Theo dự án này, Xí nghiệp chế biến thủy sản Minh Phú sẽ xây dựng một trung tâm giao dịch xuất nhập khẩu thủy sản đông lạnh Việt Nam tại Mỹ, với tổng số đầu tư 500 nghìn USD, hoạt động trong vòng 25 năm. Đây là một mô hình thí điểm nhằm tạo ra một kênh phân phối trực tiếp. + Thành lập các công ty con, chi nhánh, kho ngoại quan tại Mỹ: Đã đến lúc các doanh nghiệp XKTS Việt Nam cần tính đến việc thành lập công ty con tại Mỹ để tham gia vào hệ thống phân phối tại thị trường này. Trước mắt, các công ty con này có thể trực tiếp nhập khẩu và cung ứng sản phẩm cho các nhà bán buôn và phân phối, dần dần vươn tới các hệ thống siêu thị bán lẻ hoặc nhà hàng. Như vậy, việc xây dựng các cơ sở của doanh nghiệp XKTS tại thị trường Mỹ nhằm tạo lập kênh phân phối trực tiếp trên cơ sở ứng dụng thương mại điện tử và đầu tư sản xuất kinh doanh tại thị trường xuất khẩu mục tiêu với cả hình thức đầu tư 100% vốn và liên doanh góp vốn ra nước ngoài. Có như vậy, doanh nghiệp mới thực sự đứng vững trên thị trường Mỹ, phát huy tối đa năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu. Đây chính là một trong những giải pháp trọng yếu để doanh nghiệp xuất khẩu giành thị phần xuất khẩu cao tại thị trường Mỹ. +Khai thác tốt lực lượng Việt kiều tại Mỹ: Hiện nay số lượng người Việt Nam đang sống và làm việc tại Mỹ khá đông với trình độ khoa học cao do được tiếp xúc với nền kinh tế hiện đại, cộng với sự am hiểu về luật pháp thì đây sẽ là một nguồn lực đáng kể cho các doanh nghiệp Việt Nam, chú trọng thu hút và tận dụng trong việc hợp tác kinh doanh hoặc sử dụng làm môi giới, trung gian với các đối tác Mỹ; mặt khác, số lượng hơn 2 triệu người, lực lượng Việt kiều cũng sẽ là một thị trường tiêu thụ đáng kể hàng TSXK của Việt Nam và qua đó quảng bá thương hiệu cho hàng thủy sản Việt Nam. Do đó, để phát huy vai trò của lực lượng này các doanh nghiệp cần có những biện pháp để khai thác tốt lực lượng này nhằm từng bước thiết lập kênh phân phối của riêng mình như Trung Quốc đã làm. 3.2.2.4. Nâng cao tính cạnh tranh của hàng TSXK Một trong những vấn đề khó khăn của quá trình XKTS vào thị trường Mỹ của các doanh nghiệp Việt Nam là năng lực cạnh tranh của các hàng TSXK Việt Nam còn rất thấp. Để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng TSXK các doanh nghiệp cần: Thứ nhất, nâng cao tính cạnh tranh về chất lượng sản phẩm thủy sản. Mỹ là một thị trường đầy tiềm năng nhưng cũng khá khó tính đối với những ai không hiểu và không biết được thói quen của người tiêu dùng. Qua nghiên cứu có thể rút ra một số tiêu chí về hàng hóa mà người tiêu dùng Mỹ quan tâm: Điều đầu tiên là chất lượng sản phẩm, thứ hai là mẫu sản phẩm, giá cả là điều họ quan tâm cuối cùng. Khi quyết định mua một sảm phẩm nào đó, chất lượng hàng hóa là tiêu chí hàng đầu đảm bảo khả năng cạnh tranh của hàng hóa trong xu thế hội nhập [22, tr 16]. Do đó, để nâng cao tính cạnh tranh về chất lượng TSXK cần: + Đầu tư đổi mới công nghệ chế biến: Giá trị XKTS của các doanh nghiệp Việt Nam trong những năm qua còn thấp so với tiềm năng. Nguyên nhân chủ yếu do sự mất cân đối giữa trình độ công nghệ chế biến hiện tại còn thấp và yêu cầu chất lượng sản phẩm ngày càng cao. Phương hướng trong thời gian tới với việc đầu tư đổi mới công nghệ của doanh nghiệp phải dựa trên cơ sở dự báo xu thế phát triển khoa học công nghệ, nhu cầu thị trường và thị hiếu thực phẩm, nhằm giúp đỡ doanh nghiệp khai thác có hiệu quả. Doanh nghiệp cần đánh giá lại trình độ kỹ thuật công nghệ hiện có, xác định những khâu trọng điểm cần đầu tư, những công nghệ cần đổi mới, những công nghệ cần duy trì, cải tiến, những công nghệ cần loại bỏ để từ đó có chính sách đầu tư thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị hiện có. Nâng cấp công nghệ chế biến bằng cách đầu tư dây chuyền cấp đông rời IQF hiện đại. Nếu những doanh nghiệp đã có dây chuyền cấp đông IQF cần đầu tư thêm một số trang thiết bị như máy hấp, máy đóng gói, hút chân không để đồng bộ hóa dây chuyền sản xuất theo hướng khép kín, tạo hiệu quả sản xuất cao. + Xây dựng và áp dụng chương trình quản lý chất lượng theo HACCP: Để nâng cao chất lượng sản phẩm các doanh nghiệp chế biến thủy sản cần có chiến lược để đầu tư xây dựng tiêu chuẩn HACCP. HACCP được ví như là giấy thông hành để XKTS vào Mỹ. Trong quá trình phát triển khai kế hoạch HACCP, các doanh nghiệp cần tuân thủ các điều kiện tiên quyết: Quy phạm sản xuất (GMP), quy phạm vệ sinh (SSOP). Thực hiện kế hoạch tổ chức đào tạo và huấn luyện công nhân, cán bộ quản lý về HACCP. Việc đào tạo được triển khai theo các nhóm người lao động như: tham gia vào quá trình chế biến thủy sản, công nhân đứng dây chuyền, nhân viên kiểm soát chất lượng và nhà quản lý. Doanh nghiệp phải có riêng hệ thống tư liệu và dữ liệu để bảo đảm cung cấp và phân tích thông tin chính xác; chất lượng sản phẩm phải ổn định và đồng nhất, các thiết bị đo lường kiểm tra chính xác; có hệ thống kịp thời phát hiện mầm bệnh và mối nguy có liên quan để chế biến thực phẩm. Tuy nhiên, khi đã xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn HACCP được rồi thì các doanh nghiệp cần phải tiến tới xây dựng tiêu chuẩn ISO 9000. Bởi vì, tiêu chuẩn HACCP không đề cập đến việc duy trì cơ sở hạ tầng cho việc kinh doanh thủy sản, còn tiêu chuẩn ISO 9000 không chỉ quan tâm đến cơ sở hạ tầng cho hoạt động kinh doanh mà còn quan tâm tới việc kiểm soát quá trình chế biến thủy sản, đến nhu cầu và yêu cầu của người tiêu dùng và hiệu quả kinh doanh xuất khẩu. Các doanh nghiệp tuân thủ nghiêm ngặt về VSATTP, đảm bảo sản phẩm không bị nhiễm độc, nhiễm bẩn, kiên quyết loại bỏ những sản phẩm không đảm bảo yêu cầu chất lượng nhằm xây dựng một hình ảnh đẹp về chất lượng cho sản phẩm thủy sản Việt Nam khi xuất khẩu vào Mỹ. + Đa dạng hóa sản phẩm TSXK phù hợp với nhu cầu của thị trường Mỹ: Đa dạng hóa các sản phẩm TSXK nhằm nâng cao khả năng đáp ứng các nhu cầu của khách hàng đồng thời cho phép tận dụng năng lực hiện có và phân tán độ rủi ro trong xuất khẩu. Một trong những kinh nghiệm mà chúng ta cần phải kế thừa của Trung Quốc, Thái Lan là việc đa dạng hóa sản phẩm, chính làm tốt điều này mà Trung Quốc, Thái Lan đã thành công trong việc XKTS sang Mỹ. Với thị hiếu tiêu dùng của người dân Mỹ trong thời gian tới cộng lợi thế về tài nguyên biển và khả năng mở rộng nuôi trồng thủy sản cả nước ngọt, lợ, mặn. Nguồn nguyên liệu để chế biến rất đa dạng và phong phú, các doanh nghiệp Việt Nam phải đa dạng hóa mặt hàng TSXK, không chỉ tập trung chủ yếu vào hai mặt hàng tôm, cá tra và cá basa mà phải phát triển đồ hộp, đồ khô và mặt hàng nhuyễn thể, cua, ghẹ. Trong đó vẫn tiếp tục phát triển mạnh các mặt hàng có khả năng cạnh tranh cao và lợi thế của Việt Nam như: mặt hàng tôm, bao gồm tôm sú đông block và IQF, tôm bạc, tôm hùm; mặt hàng cá thì có cá thu, cá ngừ đại dương, cá tra, cá basa. + Phát triển các mặt hàng giá trị tăng cao: Việc đa dạng hóa sản phẩm TSXK gắn liền với phát triển mặt hàng giá trị gia tăng cao. Người dân Mỹ có thu nhập cao nên xu hướng tiêu thụ các mặt hàng thủy sản giá trị cũng gia tăng. Hiện nay hàng hóa có giá trị gia tăng cao bao gồm các sản phẩm chế biến sẵn, các sản phẩm ăn liền: tôm bao bột, tôm hấp, tôm luộc, mực Sashimi, mực cắt khoanh, các sản phẩm từ thịt ghẹ sống, thịt ghẹ chín… Ngoài ra còn có các loại thủy đặc sản cao cấp như yến sào, cua huỳnh đế đông lạnh, ngọc trai, agar... Thứ hai, nâng cao tính cạnh tranh về giá cả thủy sản. Trong thương mại quốc tế, giá cả là một nhân tố quan trọng quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp Việt Nam trong việc thâm nhập vào thị trường. Thủy sản là mặt hàng thực phẩm nên yêu cầu về chất lượng về VSATTP cần phải đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, giữa chất lượng và giá cả luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau. Giá cả phản ánh chất lượng tương ứng của sản phẩm vì thế một trong những giải pháp để nâng cao tính cạnh tranh về giá cả thủy sản trước hết là coi trọng việc nâng cao chất lượng sản phẩm thủy sản. Tổ chức bảo quản sản phẩm tốt ngay sau khâu thu hoạch để giảm lượng hàng thủy sản bị mất phẩm chất bị trả lại khi xuất khẩu làm giá thành xuất khẩu cao. Bằng cách đầu tư đồng bộ, khuyến khích và phổ biến công nghệ, bảo vệ môi trường sinh thái. Nâng cao hiệu quả sử dụng, công suất tài sản cố định, phối hợp tổ chức sản xuất những sản phẩm phụ chế từ phế liệu của ngành thủy sản như: làm mắm, nước mắm, thức ăn gia súc, phân bón vi sinh. Tiếp tục phát huy những lợi thế sẵn có của Việt Nam về nguồn lợi thủy sản và nguồn lao động rẻ và dồi dào để tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt và giá thành hạ. Đầu tư nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học để lai tạo ra những con giống cho năng suất cao và chất lượng ngon, giá thành hạ. Thứ ba, nâng cao tính cạnh tranh về thương hiệu. Thương hiệu là tài sản vô giá của doanh nghiệp. Trên thị trường, cạnh tranh đang trở thành cuộc chiến giữa các thương hiệu chứ không phải đơn thuần chỉ là cạnh tranh về giá cả và chất lượng. Hiện nay các mặt hàng TSXK chưa có thương hiệu riêng trên thị trường Mỹ mà phần lớn vào thị trường Mỹ thông qua trung gian hoặc dưới dạng gia công cho các thương hiệu nổi tiếng nước ngoài. Chỉ có một số ít doanh nghiệp XKTS mạnh như Vĩnh Hoàng, Kim Anh, Fimex, Cafatex (Cần Thơ)... mới xây dựng được thương hiệu riêng. Điều này làm ảnh hưởng đến hoạt động XKTS Việt Nam vào Mỹ Vấn đề xây dựng bảo vệ và nâng cao sức cạnh tranh của thương hiệu đối với các doanh nghiệp thủy sản đã và đang là một vấn đề nóng bỏng khi một số thương hiệu của Việt Nam bị đánh mất như nước mắm Phú Quốc, Cafe Trung Nguyên, đặc biệt khi xảy ra vụ kiện của CFA về thương hiệu "catfish", hơn bao giờ hết đòi hỏi các doanh nghiệp XKTS Việt Nam cần có một cái nhìn chiến lược về xây dựng, phát triển, quảng bá và bảo vệ thương hiệu ngay từ thị trường trong nước. Để vươn ra thị trường Mỹ, doanh nghiệp XKTS Việt Nam lại càng cần có một chiến lược tiếp cận bài bản hơn. Theo đó, thương hiệu có khả năng đứng vững trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt. Hiện nay, Bộ Thủy sản đang có chiến lược xây dựng thương hiệu quốc gia, cụ thể đã xây dựng được thương hiệu cá tra, cá basa Việt Nam. Song vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp XKTS khi thương hiệu có rồi phải làm thế nào để phát triển thương hiệu một cách bền vững. Điểm mấu chốt chính là các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm TSXK vì chất lượng sản phẩm là gốc của thương hiệu; phát triển mạng lưới bán hàng đưa thương hiệu của doanh nghiệp và sản phẩm đến quảng đại người tiêu dùng; không ngừng đầu tư nghiên cứu và phát triển tạo ra sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Thương hiệu là tài sản của doanh nghiệp nên cần được quản lý một cách chặt chẽ, đảm bảo uy tín và hình ảnh thương hiệu không ngừng được nâng cao. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp cần phải đi vào chiều sâu tạo dựng được đặc thù và khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Việc quảng cáo cũng cần thật khôn khéo, duy trì và không ngừng nâng hình ảnh thương hiệu, chất lượng được thừa nhận của thương hiệu và công dụng của nó. Ngoài ra doanh nghiệp cần xây dựng và giữ gìn mối quan hệ mật thiết với khách hàng, tạo ra được sự gắn bó về mặt tình cảm giữa thương hiệu và người tiêu dùng. 3.2.2.5. Chú trọng đào tạo phát triển nguồn nhân lực Muốn có được thành công trên thương trường và đặc biệt là thị trường nước ngoài, cần đòi hỏi các doanh nghiệp XKTS thực sự có năng lực trước hết là đội ngũ cán bộ quản trị doanh nghiệp giỏi, có tư duy chiến lược đúng đắn và có những khả năng xử lý tốt những tình huống bất ngờ xảy ra do sự thay đổi về môi trường và thị trường. Hiện nay, đa số các doanh nghiệp XKTS còn thiếu hiểu biết về kiến thức hội nhập, chưa am hiểu luật pháp quốc tế, những luật pháp, đặc điểm và xu hướng của thị trường Mỹ, trình độ ngoại ngữ thấp, khả năng marketing yếu... Nên cần phải được đào tạo và đào tạo lại. Cụ thể: + Nâng cao trình độ ngoại ngữ, trình độ marketing, kỹ năng giao tiếp. + Các doanh nghiệp XKTS cần phải tranh thủ các nguồn hỗ trợ tài chính của Nhà nước và các tổ chức quốc tế trong công tác đào tạo, mặt khác doanh nghiệp XKTS cần chủ động bố trí kinh phí để đào tạo các chuyên gia giỏi theo yêu cầu của doanh nghiệp. + Để đạt được hiệu quả cao trong đào tạo, cần cử cán bộ đào tạo tại chính thị trường Mỹ hoặc tham gia liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp Mỹ để tranh thủ học tập được kinh nghiệm quản lý của chính các chuyên gia giỏi trong các doanh nghiệp XKTS của Mỹ. Đây là việc làm rất tốn kém về kinh phí nhưng cũng rất cần thiết để đẩy mạnh XKTS Việt Nam trong tương lai và vượt qua các rào cản về trình độ kinh doanh trong ngắn hạn. Kết luận chương 3 Từ những phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh hoạt động XKTS Việt Nam vào thị trường Mỹ, chúng ta thấy rằng, để nâng cao kim ngạch XKTS Việt Nam trong những năm tới, đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ giữa Nhà nước và doanh nghiệp. Nhà nước phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật để tạo ra một môi trường pháp lý thông thoáng cho các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung và XKTS nói riêng, hỗ trợ cho các doanh nghiệp XKTS. Bên cạnh những giải pháp ở tầm vĩ mô, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh TSXK cần phải nâng cao tính cạnh tranh của hàng thủy sản, đào tạo phát triển nguồn nhân lực... Chỉ có sự nỗ lực của Nhà nước và doanh nghiệp XKTS thì hàng TSXK của Việt Nam mới có thể phát triển vững chắc, tích cực góp phần vào sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Kết Luận Hướng mạnh về xuất khẩu là một trong những mục tiêu quan trọng trong phát triển kinh tế đối ngoại. Đây được coi là vấn đề có ý nghĩa chiến lược để phát triển kinh tế - xã hội, đẩy nhanh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, rút ngắn khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển so với các nước trong khu vực và thế giới. Đẩy mạnh xuất khẩu đã được Đảng và Nhà nước Việt Nam quan tâm. Chủ trương này được khẳng định trong các văn kiện Đại hội Đảng và trong Chỉ thị số 22/2000/TTg ngày 27-10-2000 của Thủ tướng Chính phủ về chiến lược phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ thời kỳ 2001 - 2010 đã nêu rõ: Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ thời kỳ 2001 - 2010, nhất là xuất khẩu phải là chiến lược tăng tốc toàn diện trên toàn lĩnh vực, phải có những khâu đột phá với bước đi vững chắc. Mục tiêu hành động của thời kỳ này là tiếp tục chủ trương dành ưu tiên cao nhất cho xuất khẩu, tạo nguồn hàng có chất lượng, có giá trị gia tăng và sức cạnh tranh cao để xuất khẩu... đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước. Để đạt được mục tiêu chiến lược đó, Việt Nam không thể không đẩy mạnh xuất khẩu. Trong những năm gần đây, XKTS của Việt Nam đã thực sự tăng trưởng nhanh chóng, đặc biệt sự đóng góp của hàng TSXK vào thị trường Mỹ, với KNXK liên tục tăng cao trong nhiều năm. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đạt được của hàng TSXK vào thị trường Mỹ thì cũng còn nhiều khó khăn và hạn chế. Chẳng hạn, chất lượng sản phẩm chưa cao, chưa chú ý đến khâu VSATTP, chưa tạo ra được nguồn hàng có chất lượng đều, ổn định, số lượng lớn để xuất khẩu, các doanh nghiệp kém nhanh nhạy trong nắm bắt thông tin thị trường, hệ thống pháp luật thương mại của Mỹ. TSXK của Việt Nam xuất qua Mỹ chủ yếu theo giá FOB tại cảng Việt Nam và thông qua trung gian. Sản phẩm TSXK thường ở dạng đông lạnh sơ chế và không có thương hiệu mạnh... Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh xuất khẩu, ngành thủy sản xác định Mỹ tiếp tục vẫn là thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong thời gian tới - một thị trường tiềm năng và triển vọng sáng sủa đối với hàng TSXK Việt Nam. Do vậy, để có thể nâng cao thị phần, tăng KNXK, khẳng định vị thế của Việt Nam thì việc nâng cao sức cạnh tranh của hàng TSXK và giữ vững uy tín cũng như duy trì tốc độ tăng trưởng bền vững là một nhiệm vụ hết sức quan trọng. Điều đó đòi hỏi sự nỗ lực cao của các doanh nghiệp XKTS Việt Nam và sự hỗ trợ đắc lực của Nhà nước. Việt Nam cần phải có một chiến lược và kế hoạch xúc tiến XKTS dài hạn chuyên nghiệp với những bước đi cụ thể phù hợp ở cả tầm quốc gia, cũng như tầm doanh nghiệp. Góp phần vào nỗ lực của ngành thủy sản, luận văn đã tập trung làm rõ đặc điểm thị trường Mỹ và những nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam vào thị trường Mỹ; đồng thời phân tích, đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam hiện nay trên thị trường này. Từ những phân tích đó, luận văn đã kiến nghị những giải pháp ở cả tầm vĩ mô và vi mô. Nhà nước phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật để tạo ra môi trường pháp lý thông thoáng cho các doanh nghiệp nói chung và XKTS nói riêng, xây dựng một chiến lược TSXK đồng bộ từ khâu giống, tạo nguồn nguyên liệu chất lượng cho đến chế biến và đẩy mạnh xuất khẩu, hỗ trợ cho các doanh nghiệp XKTS trong các hoạt động xúc tiến thương mại, thông tin thị trường và giải quyết các vấn đề tranh chấp thương mại. Đối với các doanh nghiệp XKTS, luận văn đã tập trung kiến nghị các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm, hoàn thiện các kênh phân phối, tăng cường sự hiểu biết về thị trường Mỹ, về Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, chú trọng đào tạo phát triển nguồn nhân lực... Hy vọng rằng những giải pháp này sẽ góp phần thúc đẩy KNXK thủy sản của Việt Nam vào thị trường Mỹ tăng nhanh trong những năm tới. những công trình liên quan đến luận văn đã được công bố Nguyễn Thị Ngân Loan (2005), "Xuất khẩu thủy sản Việt Nam: Thực trạng và giải pháp thúc đẩy", Kinh tế và dự báo, (3), tr. 12-14. Hoàng Thị Bích Loan - Nguyễn Thị Ngân Loan (2005), "Xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường Mỹ: Những vấn đề đặt ra", Thương mại, (18), tr. 8-10. Nguyễn Thị Ngân Loan (2005), "Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Mỹ: Những thách thức", Kinh tế châu á - Thái Bình Dương, (22), tr. 21-23. danh mục Tài Liệu THAM Khảo Minh Anh (2004), "Chính phủ Việt Nam không trợ cấp cho sản phẩm tôm dưới bất kỳ hình thức nào", Thương nghiệp thị trường Việt Nam, (2), tr.2. Nguyễn Trọng Bảo (1998), Xây dựng đội ngũ cán bộ lao động giỏi và đội ngũ cán bộ quản lý kinh doanh trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Bộ Ngoại giao (1994), Chiến lược đối ngoại Mỹ sau chiến tranh lạnh, Hà Nội. Bộ Thương mại (2001), Chính sách và giải pháp phát triển thị trương hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ 2001 - 2010, tầm nhìn đến 2020, Hà Nội. Bộ Thương mại (2002), Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ thời kỳ 2001 - 2010, Hà Nội. Bộ Thương mại (2002), Báo cáo quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư Việt Nam - Mỹ, Hà Nội. Bộ Thương mại (2005), Rào cản trong thương mại quốc tế, Nxb Thống kê Hà Nội. Bộ Thủy sản (1996), Nguồn lợi thủy sản Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. Bộ Thủy sản (1998), Chiến lược xuất khẩu thủy sản Việt Nam thời kỳ 1996 - 2000 và 2010, Hà Nội. Bộ Thủy sản (2002), "Nghề cá Mỹ và thị trường thủy sản Mỹ", Chuyên đề thủy sản, (4), tr. 1-16. Bộ Thủy sản (2003), "Dự báo thị trường thủy sản Mỹ năm 2020", Thương mại, (12), tr. 14-16. Bộ Thủy sản (2005), Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch nhà nước năm 2004, phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2005 của ngành thủy sản, Hà Nội. Chu Văn Cấp (2003), Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Công ty cổ phần Thông tin kinh tế đối ngoại Thủy sản Việt Nam (2003), Phát triển và hội nhập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Dự án STAR Việt Nam và Viện quản lý kinh tế Trung ương (2003), Đánh giá tác động kinh tế của Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Nguyễn Hữu Dũng (2004), "Cá tra, cá basa Việt Nam không thua", Thương mại Thủy sản, (7), tr. 17-19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Minh Đức (2004), "Lại thêm một bằng chứng về sự bảo hộ mậu dịch của Hoa Kỳ", Thương nghiệp thị trường Việt Nam, (2), tr. 3-4. Giáo trình kinh tế thủy sản (2005), Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội. Hồng Hà (2001), "Kinh nghiệm thiết kế nhà máy chế biến thủy sản hiện đại ở Thái Lan", Thương mại Thủy sản, (6), tr. 17. Thu Hằng (2003), "Tiêu chí hàng hóa người Mỹ quan tâm", Thương mại, (43), tr. 16. Nguyễn Trung Hiếu (2002), "Oan ức basa", Thông tin giá cả, (9), tr. 5-6. Trịnh Thị ái Hoa (2000), Đổi mới một số chính sách nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của nước ta hiện nay, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Nguyễn Văn Hoàn (2003), "Tiếp cận thị trường Hoa Kỳ - Những điều cần biết", Thương nghiệp thị trường Việt Nam, (2), tr. 14. Hồ Sĩ Hưng - Nguyễn Việt Hưng (2003), Cẩm nang về xâm nhập thị trường Mỹ, Nxb thống kê, Hà Nội. Khoa Kinh tế chính trị, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2001), Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế, Kỷ yếu đề tài nghiên cứu khoa học. Nguyễn Thị Hồng Minh (2000), "Hoạt động chế biến xuất khẩu thủy sản - Những bài học kinh nghiệm", Thủy sản, Xuân Tân Tỵ, tr. 12-13. Nguyễn Thị Hồng Minh (2001), "Nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập từ những kinh nghiệm phát triển thủy sản", Thương mại thủy sản, (6), tr. 2-5. Phạm Minh (2001), Pháp luật kinh doanh theo Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Nxb thống kê, Hà Nội. Tạ Quang Ngọc (2000), "Để đưa ngành thủy sản phát triển mạnh mẽ và bền vững trong thập niên tới", Thủy sản, (1), tr. 2-3. Tạ Quang Ngọc (2003). "Nâng cao trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước", Thương nghiệp thị trường Việt Nam, (8), tr. 12. Thái Phương (2000), "Thủy sản Trung Quốc", Thương mại Thủy sản, (8), tr. 14-19. Thái Phương (2002), "Chính sách quản lý ngành thủy sản Trung Quốc và những biện pháp xây dựng thị trường", Thương mại Thủy sản, (3), tr. 4-7. Bùi Ngọc Sơn (2003), "Một số biện pháp để thâm nhập thành công vào thị trường Mỹ", Kinh tế đối ngoại, (4), tr. 18-20. Nguyễn Thiết Sơn (2004), Việt Nam - Hoa Kỳ quan hệ thương mại và đầu tư, Nxb khoa học xã hội, Hà Nội. Hoàng Đức Thân (2001), Chính sách thương mại trong điều kiện hội nhập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Phạm Ngọc Thao (2004), "Hoạt động tư vấn kinh tế của các doanh nghiệp xuất khẩu cá basa - Thực trạng và giải pháp", Thị trường giá cả, (3), tr. 21-24. Hà Xuân Thông (2002), "Thủy sản lợi thế và cơ hội cho một thời kỳ phát triển", Nghiên cứu kinh tế, (8), tr. 3-11. Võ Thanh Thu (2001), Chiến lược thâm nhập thị trường Mỹ, Nxb Thống kê, Hà Nội. Trọng Thức (2004), "Những diễn biến mới xung quanh vụ kiện tôm của SSA", Thương mại thủy sản, (19), tr. 17-18. Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ (2005), Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ và định hướng trong thời gian tới, Hà Nội. Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ (2005), Xuất khẩu sang thị trường Mỹ - Những điều cần biết, Hà Nội. Võ Tiềm (1991), Tổng quan về nghề cá Thái Lan, Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản, Hà Nội. Nguyễn Trân - Lê Nam (2005), "Xuất khẩu thủy sản 2005 gay go nhưng nhiều cơ hội …" Báo Tuổi trẻ, ngày 5 tháng 1, tr. 11. Trung tâm Nghiên cứu phát triển Invest Consult - Công ty tư vấn đầu tư và chuyển giao công nghệ (2002), Tìm hiểu Hoa Kỳ cho mục đích kinh doanh, Nxb Hà Nội, Hà Nội. Trung tâm Tư vấn và Đào tạo kinh tế thương mại, Phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Đề tài nghiên cứu khoa học, mã số 97-78-060. Đoàn Văn Trường (2004), "Vụ kiện bán phá giá trên đất Mỹ", Những vấn đề kinh tế thế giới, (2), tr. 61-70. Nhật Tuyền (2003), "Một sự bảo hộ trắng trợn không hơn không kém", Thương nghiệp thị trường Việt Nam, (7), tr. 5-6. Tài Liệu Tiếng ANH Economic Report of the president transmitted to the congress Washington DC (2001). FAO year book - fishery statisties commondities 1995 - 2000. Tài Liệu TRÊN INTERNET http:// www hatrade. com.vn. (2004), Cá tra và basa có tên mới, ngày 19-12. http:// www hatrade. com.vn. (2005), Việt Nam đứng thứ tư về xuất khẩu tôm sang Mỹ, ngày 8-2. http:// www hatrade. com.vn. (2005), Rào cản mới gây khó cho xuất khẩu tôm Việt Nam, ngày 18-4. http:// www hatrade. com.vn. (2005), Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu tôm sang Mỹ và Nhật Bản, ngày 19-5. http:// www hatrade. com.vn. (2005), Cá ngừ vàng Việt Nam chiếm vị trí số một tại Mỹ, ngày 5-7. http:// www hatrade. com.vn. (2005), Vượt khó để đạt kim ngạch xuất khẩu 2,5 tỷ USD, ngày 25-7. http:// www báo Lao động. com.vn. (2004), Vì sao cá nheo Mỹ sợ cá basa Việt Nam?, ngày 15/12. http:// www tintuc Vietnam. com (2003), Phải xúc tiến thương mại vào thị trường Mỹ như thế nào?, ngày 30-1. http:// www tintuc Vietnam. com (2004), Thương hiệu thủy sản: không thể chần chừ, ngày 23-8. http:// www tintuc Vietnam. com (2003), Kinh doanh thời hội nhập: Nhập gia nhưng chưa tùy tục, ngày 19-12. http:// www Vietnam Net. com (2005), Xuất khẩu tôm vào Mỹ, cánh cửa đang khép?, ngày 11-5. http:// www VNECONOMY. com (2005), Hoa Kỳ coi Việt Nam là đối tác có tiềm năng, ngày 8-4. phụ lục Phụ lục 1 Tốc độ tăng trưởng về KNXK thủy sản Việt Nam Năm Kim ngạch XKTS (triệu USD) Tốc độ tăng (%) 1994 458 1995 550 20 1996 670 21,8 1997 780 16,4 1998 858 10 1999 985 14,8 2000 1.427 44,8 2001 1.777 24,5 2002 2.022 13,7 2003 2.216 9,6 2004 2.400 8,3 Nguồn: Hội chế biến và XKTS Việt Nam. Phụ lục 2 Sản lượng thủy sản giai đoạn 2000 - 2004 Đơn vị: 1000 tấn 2000 2001 2002 2003 SL SL %* SL % SL % SL % Tổng sản lượng 2.003,7 2.226,9 11,1 2.410,9 8,2 2.854.8 18,4 3.073,6 7,6 Trong đó: Khai thác 1.280,6 1.347,8 5,2 1.434,8 6,4 1.856,5 29,3 1.923,5 3,6 Nuôi trồng 723,1 879,1 21,5 976,1 11,0 998,3 2,2 1.150,1 15,2 * % tỷ lệ tăng so với năm trước. Nguồn: Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện các năm từ 1991 - 2004 của ngành thủy sản. Phụ lục 3 Tổng giá trị ngoại thương thủy sản của Mỹ và mức thâm hụt Năm Tổng giá trị ngoại thương (triệu USD) Kim ngạch XK (triệu USD) Kim ngạch NK (triệu USD) Thâm hụt ngoại thương (triệu USD) 1991 9.281 3.281 6.000 2.719 1992 9.609 3.466 6.143 2.442 1993 9.469 3.077 6.392 3.111 1994 9.771 3.127 6.644 3.520 1995 10.524 3.481 7.043 3.858 1996 10.227 3.147 7.080 3.933 1997 10.988 2.850 8.138 5.288 1998 10.978 2.400 8.578 6.178 1999 11.876 2.848 9.073 6.171 2000 13.086 3.004 10.086 7.086 Nguồn: Chuyên đề thủy sản - Bộ Thủy sản, 4/2002. Phụ lục 4 Mười mặt hàng thủy sản được tiêu thụ nhiều nhất tại Mỹ năm 2001 và 2002 STT 2001 2002 Mặt hàng Tiêu thụ bình quân người (Pound) Mặt hàng Tiêu thụ bình quân người (Pound) 1 Cá ngừ hộp 3,5 Tôm 3,4 2 Tôm 3,2 Cá ngừ hộp 2,9 3 Cá minh thái 1,595 Cá hồi 2,023 4 Cá hồi 1,582 Cá minh thái 1,207 5 Cá da trơn 1,079 Cá da trơn 1,147 6 Cá tuyết 0,752 Cá tuyết 0,557 7 Trai sò 0,473 Trai sò 0,465 8 Cá dẹt 0,423 Cá dẹt 0,387 9 Cua ghẹ 0,375 Cua ghẹ 0,437 1 Điệp 0,269 Cá rô phi 0,348 Nguồn: Chuyên đề thủy sản - Bộ Thủy sản, 4/2002 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLA2570.doc
Tài liệu liên quan