Xuất khẩu lao động Việt Nam- Thực trạng và triển vọng đến 2010

LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay với nền kinh tế phát triển theo hướng toàn cầu hóa, việc người lao động ra nước ngoài làm việc theo một tổ chức hay cá nhân tự tìm kiếm việc làm là hiện tượng phổ biến như một tất yếu của xã hội. Giải quyết việc làm thông qua xuất khẩu lao động đã trở thành một lĩnh vực hoạt động đem lại lợi ích kinh tế - xã hội quan trọng cho nhiều quốc gia. Nhất là trong giai đoạn hiện nay khi giải quyết vấn đề việc làm và thất nghiệp đang là một bài toán hóc búa đối với các nền kinh tế. V

doc103 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1335 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Xuất khẩu lao động Việt Nam- Thực trạng và triển vọng đến 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ì vậy tìm kiếm mọi biện pháp nhằm giải quyết vấn đề việc làm nói chung, xuất khẩu lao động nói riêng đều đang được Chính phủ các nước đang phát triển chú trọng. Ở Việt Nam với số dân gần 80 triệu người, trong đó lực lượng lao động chiếm 60%, tỷ lệ thất nghiệp vào khoảng 6,3%( năm 2001) lực lượng lao động thì sức ép của tình trạng thiếu việc làm vẫn rất lớn. Chương trình quốc gia giải quyết việc làm đã được chính phủ Việt Nam phê duyệt theo quyết định số 126/QĐ ngày 11/7/1998, đi liền với nó là việc bổ xung nguồn vốn cho quỹ quốc gia về việc làm . Điều này thể hiện cố gắng rất lớn của Việt Nam trong việc thực hiện tuyên bố và chương trình hành động của hội nghị thượng đỉnh thế giới về "Phát triển xã hội" họp tại Copenhagen-Đan Mạch (3-1995). Xuất phát từ chủ trương đó, Chính phủ đã có những đánh giá đúng tầm quan trọng của công tác xuất khẩu lao động (XKLĐ) trong vấn đề giải quyết việc làm, từ đó đã có những định hướng đúng đắn:"Đẩy mạnh dịch vụ XKLĐ và các dịch vụ thu ngoại tệ khác với sự tham gia của các thành phần kinh tế". Thực tiễn một vài năm gần đây lĩnh vực XKLĐ đã góp phần đáng kể trong vấn đề giải quyết việc làm cho một bộ phận không nhỏ lao động, tạo sự ổn định cho xã hội, mặt khác mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho quốc gia, tăng thu nhập cho người lao động và gia đình họ, XKLĐ đã đứng vào hàng " Câu lạc bộ những mũi nhọn xuất khẩu đạt kim ngạch xuất khẩu từ 1 tỉ USD/năm trở lên". Bên cạnh những kết quả đạt được đáng khích lệ, hoạt động XKLĐ của ta cũng bộc lộ nhiều hạn chế cần phải được khắc phục để lĩnh vực này phát huy hơn nữa thế mạnh sẵn có của đất nước. Đánh giá được tầm quan trọng của hoạt động XKLĐ trên cả hai khía cạnh Kinh tế - Văn hoá, xã hội nên việc nghiên cứu thực trạng và đề ra những giải pháp nhằm thúc đẩy và nâng cao hiệu quả của hoạt động này là việc làm hết sức cần thiết. Vì những lý do đó cho nên khi được sự đồng ý của các thầy, các cô trong khoa Kinh tế ngoại thương - Đại học Ngoại thương Hà nội, tôi đã chọn lĩnh vực này làm đề tài cho khoá luận tốt nghiệp của mình. Do mọi hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động đều có liên quan đến con người vì vậy rất phức tạp và nhạy cảm, đây đồng thời cũng là một đề tài rất rộng. Tuy nhiên do hạn chế về thời gian và khuôn khổ bài viết nên khoá luận này chỉ đi vào 3 vấn đề chính theo từng chương cụ thể sau: *Tên đề tài: Xuất khẩu lao động Việt Nam- Thực trạng và triển vọng đến 2010. + Chương I : Cơ sở lý luận của hoạt động xuất khẩu lao động. + Chương II : Thực trạng xuất khẩu lao động của Việt Nam giai đoạn từ 1990 trở lại đây. + Chương III : Định hướng và triển vọng xuất khẩu lao động của Việt Nam giai đoạn từ 2003 - 2010. * Đối tượng và phạm vi nghiên cứu : Ngoài phần lý thuyết, khoá luận chủ yếu đi sâu vào thực trạng của ngành từ đó tìm ra những yếu kém và đề xuất những giải pháp. + Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu của khoá luận được tổng hợp từ nhiều phương pháp khác nhau như: Phương pháp tổng hợp và phân tích; Phương pháp thống kê và so sánh...kết hợp nghiên cứu lý luận với phân tích thực tiễn. Để hoàn thành được khoá luận này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ hết sức tận tình của PGS.TS Nguyễn Phúc Khanh giáo viên hướng dẫn, Trung tâm thông tin tư vấn XKLĐ và Chuyên gia (Cục quản lý lao động với nước ngoài), Công ty Dịch vụ xuất khẩu lao động và Chuyên gia Thanh Hóa, cùng bạn bè. Tôi xin chân thành cảm ơn Thầy hướng dẫn và mọi người đã giúp tôi trong thời gian qua để tôi có thể hoàn thành được bài viết này. Do thời gian và khả năng trình độ có hạn nên khoá luận này còn nhiều hạn chế và thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy,các cô và các bạn. Xin chân thành cảm ơn! Hà nội, tháng 04 năm 2003. CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG 1.1. Một số khái niệm Hơn 30% lực lượng lao động (khoảng trên 1 tỷ người) trên Thế giới thiếu việc làm trong đó 150 triệu người không có cơ hội kiếm sống bằng sức lao động của bản thân. Theo ước tính của Tổ chức lao động quốc tế (ILO), khoảng 60 triệu lao động trong độ tuổi từ 15- 24 không thể tìm được việc làm. Hiện nay tình hình kinh tế Mỹ đang có dấu hiệu suy giảm, kinh tế Nhật phục hồi còn mỏng manh, kinh tế Châu Phi và Mỹ Latinh còn tụt hậu về sản xuất... khó đảm bảo tạo ra việc làm cho 500 triệu việc làm vào năm 2010. Điều đó cho thấy việc làm là một trong những vấn đề kinh tế xã hội có tính chất toàn cầu, chứ không phải của riêng bất kỳ quốc gia nào. Bởi an toàn việc làm, cùng với an toàn về lương thực và môi trường là những yếu tố cơ bản nhất cho sự phát triển bền vững. Ở các nước đang phát triển, do tỉ lệ tăng dân số còn cao giải quyết việc làm cho người đến tuổi lao động là một gánh nặng cho các quốc gia. Do đó cùng với các biện pháp khác, xuất khẩu lao động trở thành vấn đề có ý nghĩa chiến lược. Để có thể đi sâu nghiên cứu lĩnh vực hoạt động vừa mang tính chất kinh tế, vừa mạng tính chất xã hội này chúng ta cần chú trọng một số khái niệm có liên quan trong lĩnh vực lao động, việc làm sau: 1.1.1. Nguồn lao động Là nguồn lực về con người bao gồm số lượng dân cư trong độ tuổi lao động và có khả năng lao động. Nguồn lao động được nghiên cứu ở đây là nhằm vào khía cạnh khác: Trước hết nó là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội, sau nữa xét về khía cạnh kinh tế - xã hội, nó là khả năng lao động của xã hội. Ngoài ra, còn có thể hiểu nguồn lao động là tổng hợp cá nhân những con người cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về vật chất và tinh thần được huy động vào quá trình lao động. Nguồn lao động bao gồm những người từ độ tuổi lao động trở lên (ở nước ta là tròn 15 tuổi). 1.1.2. Lao động Là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm thay đổi các vật thể tự nhiên phù hợp với lợi ích của mình. Lao động là sự vận dụng sức lao động trong quá trình tạo ra của cải vật chất, là quá trình kết hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất. 1.1.3. Sức lao động Là tổng hợp thể lực và trí lực của con người trong qúa trình tạo ra của cải xã hội, phản ánh khả năng lao động của con người, là điều kiện đầu tiên cần thiết trong quá trình lao động xã hội. Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường sức lao động cũng là một loại hàng hóa và cũng được trao đổi trên thị trường ngoài nước. Sức lao động là một loại hàng hóa đặc biệt không chỉ vì sự khác biệt với hàng hóa thông thường là khi sử dụng nó sẽ tạo ra một giá trị lơn hơn giá trị bản thân nó, mà còn được thể hiện ở chất lượng hàng hóa này phụ thuộc chặt chẽ vào một loạt các nhân tố có tính đặc thù. Chất lượng của hàng hóa sức lao động ở đây được phản ánh ở khả năng dẻo dai, bền bỉ trong lao động của người lao động, khả năng thành thạo và sáng tạo trong công việc và khối lượng công việc hoặc sản phẩm được hoàn thành bởi Người lao động trong một đơn vị thời gian. 1.1.4. Việc làm Theo quy định của Bộ luật lao động: Mọi hoạt động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm. - Tỷ lệ người có việc làm so với dân số hoạt động kinh tế được tính theo công thức: Tvl (%) = Nvl/Dkt Trong đó: .Tvl: % người có việc làm . Nvl: Số người có việc làm . Dkt: Dân số hoạt động kinh tế 1.1.5. Thất nghiệp Là tình trạng người có sức lao động, từ đủ 15 tuổi trở lên trong nhóm hoạt động kinh tế tại thời điểm điều tra không có việc làm nhưng có nhu cầu tìm việc. - Tỉ lệ người thất nghiệp so với dân số hoạt động kinh tế được tính theo công thức: Ttn (%) =Ntn/Dkt Trong đó: . Ttn: Tỷ lệ thất nghiệp . Ntn: Số người thất nghiệp . Dkt: Dân số hoạt động kinh tế 1.1.6. Thị trường lao động Là nơi diễn ra sự trao đổi hàng hoá sức lao động giữa một bên là những người sở hữu sức lao động và một bên là những người cần thuê sức lao động đó. Thị trường lao động là một bộ phận không thể tách rời của nền kinh tế thị trường và chịu sự tác động của hệ thống quy luật của nền kinh tế thị trường. Một thị trường lao động tốt là thị trường mà ở đó lượng cầu về lao động tương ứng với lượng cung về lao động. - Cầu lao động là lượng lao động mà người thuê có thể thuê ở mỗi mức giá có thể chấp nhận được. Nó mô tả toàn bộ hành vi người mua có thể mua được hàng hóa sức lao động ở mỗi mức giá hoặc ở tất cả các mức giá có thể đặt ra. Cầu về sức lao động có liên quan chặt chẽ tới giá cả sức lao động (tiền lương), khi giá cả tăng ( hoặc giảm) sẽ làm cho cầu về lao động giảm (hoặc tăng). - Cung về lao động là lượng lao động mà người làm thuê có thể chấp nhận được ở mỗi mức giá nhất định. Giống như cầu và lượng cầu, đường cung lao động mô tả toàn bộ hành vi của người đi làm thuê khi thoả thuận ở các mức giá đặt ra. Cung lao động có quan hệ tỷ lệ thuận với giá cả. Khi giá cả tăng, lượng cung lao động sẽ tăng và ngược lại - Điểm cân bằng cung - cầu là điểm gặp nhau của đường cung- cầu (điểm E). Tại đó lượng cầu bằng lượng cung (hình 1.1). W SSL E W* DDL O 1.1.7. Xuất khẩu lao động  L* L (Hình 1.1) Là một hiện tượng kinh tế - xã hội, chính thức xuất hiện từ cuối thế kỷ 19. Trải qua một quá trình hình thành và phát triển lâu dài, xuất khẩu lao động trở nên rất phổ biến và trở thành xu thế chung của Thế giới. Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về định nghĩa xuất khẩu lao động (XKLĐ). Nếu như trước đây với thuật ngữ " hợp tác quốc tế lao động", XKLĐ được hiểu là sự trao đổi lao động giữa các quốc gia thông qua các hiệp định được thoả thuận và ký kết giữa các quốc gia đó hay là sự di chuyển lao động có thời hạn giữa các quốc gia một cách hợp pháp và có tổ chức. Trong hành vi trao đổi này, nước đưa lao động đi được coi là nước XKLĐ, còn nước tiếp nhận sử dụng lao động thì được coi là nước nhập khẩu lao động. Ngày nay với cách sử dụng thống nhất thuật ngữ XKLĐ để nhấn mạnh hơn đến tính hiệu quả kinh tế cuả hoạt động này, từ các khái niệm trên có thể hiểu: XKLĐ là hoạt động kinh tế của một quốc gia thực hiện việc cung ứng lao động cho một quốc gia khác trên cơ sở những hiệp định hoặc hợp đồng có tính chất pháp quy được thống nhất giữa các quốc gia đưa và nhận lao động. Trong nền kinh tế thị trường, XKLĐ là một hoạt động kinh tế đối ngoại, mang đặc thù của xuất khẩu nói chung. Thực chất XKLĐ là một hình thức di cư quốc tế. Tuy nhiên, đây chỉ là sự di cư tạm thời và hợp pháp. 1.2. Các hình thức xuất khẩu lao động 1.2.1. Chia theo hàng hóa sức lao động Xuất khẩu lao động có nghề: Là loại lao động trước khi ra nước ngoài làm việc đã được đào tạo thành thạo một loại nghề nào đó và khi số lao động này ra nước ngoài làm việc có thể bắt tay ngay vào công việc mà không phải bỏ ra thời gian và chi phí để đào tạo nữa. Xuất khẩu lao động không có nghề: Là loại lao động mà khi ra nước ngoài làm việc chưa được đào tạo một loại nghề nào cả. Loại lao động này thích hợp với những công việc đơn giản, không cần trình độ chuyên môn hoặc phía nước ngoài cần phải tiến hành đào tạo cho mục đích của mình trước khi đưa vào sử dụng. 1.2.2. Chia theo cách thức thực hiện Xuất khẩu lao động trực tiếp là hình thức các công ty cung ứng lao động trực tiếp cho các chủ sử dụng ở nước ngoài thông qua hợp đồng cung ứng đi làm việc ở nước ngoài. Người lao động trực tiếp ký với cá nhân, tổ chức nước ngoài nhưng khi làm thủ tục phải thông qua một doanh nghiệp chuyên doanh về XKLĐ để thực hiện các nghĩa vụ, trách nhiệm với nhà nước. XKLĐ tại chỗ là hình thức người lao động làm việc cho các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao; các tổ chức, cơ quan ngoại giao của nước ngoài đóng tại nước của người lao động 1.2.3. Các hình thức XKLĐ mà nước ta đã sử dụng Trong quá trình phát triển lĩnh vực XKLĐ, với chỉ hơn 20 năm kinh nghiệm nước ta bước đầu đã áp dụng được một số hình thức khác nhau trong hoạt động XKLĐ như: Đưa lao động đi bồi dưỡng, học nghề, nâng cao trình độ và làm việc có thời gian ở nước ngoài. Đây là hình thức được chúng ta thực hiện chủ yếu trong giai đoạn 1980 -1990. Thông qua việc ký hiệp định hợp tác, sử dụng lao động với các nước: Liên xô (cũ), CHDC Đức, Tiệp Khắc trước đây, lao động của nước ta ở tại các nước này được sống, sinh hoạt theo đoàn, đội, có sự quản lý thống nhất từ trên xuống dưới và làm việc xen ghép với lao động của các nước. Đây là hình thức được áp dụng cho cả hai đối tượng là lao động có nghề và lao động không có nghề. Hợp tác lao động và chuyên gia: Đây là hình thức được áp dụng đối với các nước Trung Đông và Châu Phi trong việc cung ứng lao động và chuyên gia sang làm việc tại một số nước. Số lao động này có thể đi theo các đoàn, đội hay các nhóm, cá nhân… Đưa lao động đi làm tại các công trình doanh nghiệp Việt Nam nhân thầu khoán xây dựng, liên doanh hay liên kết tạo ra sản phẩm ở nước ngoài hay đầu tư ra nước ngoài. Hình thức này được áp dụng chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng. Đây là hình thức người lao động thuộc quyền quản lý của các doanh nghiệp Việt Nam được đi nước ngoài làm việc đồng bộ tại các công trình cho doanh nghiệp Việt Nam. Cung ứng lao động trực tiếp theo các yêu cầu của công ty nước ngoài thông qua các hợp đồng lao động được ký kết bởi các doanh nghiệp Việt Nam làm dịch vụ cung ứng lao động. Được hình thành từ sau khi có nghị định 370/HĐBT ngày 9/11/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) hình thức này đã trở nên phổ biến nhất hiện nay. Việc cung ứng lao động cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài chủ yếu được giao cho các tổ chức kinh tế có chức năng đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Đây là các doanh nghiệp chuyên doanh về XKLĐ, được Nhà nước cấp giấy phép hành nghề, thực hiện việc ký kết, đưa lao động đi nước ngoài làm việc và quản lý số lao động đó theo quy định của Nhà nước. Hình thức này đòi hỏi đối tượng lao động tương đối đa dạng, tuỳ theo yêu cầu và mức độ phức tạp của công việc mà bên nước ngoài yêu cầu lao động giản đơn hay lao động có tay nghề cao. Người lao động trực tiếp ký với cá nhân, tổ chức nước ngoài nhưng khi làm thủ tục phải thông qua một doanh nghiệp chuyên doanh về XKLĐ để thực hiện các nghĩa vụ, trách nhiệm với nhà nước, với tổ chức kinh tế đưa đi và cũng là để đảm bảo quyền lợi cho người lao động trong quá trình làm việc ở nước ngoài. Hình thức này hiện nay ở nước ta chưa phổ biến lắm. Do người lao động vẫn chưa có nhiều cơ hội để tiếp xúc và tìm hiểu về các công ty nước ngoài đang cần thuê lao động một cách trực tiếp và phổ biến. XKLĐ tại chỗ là hình thức các tổ chức kinh tế của ta cung ứng lao động cho các tổ chức kinh tế nước ngoài ở Việt Nam, bao gồm: Các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao; các tổ chức, cơ quan ngoại giao của nước ngoài tại Việt Nam. 1.3. Những đặc điểm của xuất khẩu lao động và thị trường thế giới về xuất khẩu lao động 1.3.1. Đặc điểm của hoạt động XKLĐ * XKLĐ là một hoạt động kinh tế Ở nhiều nước trên thế giới, XKLĐ là một trong những giải pháp quan trọng thu hút lực lượng lao động đang tăng lên của nước họ và thu ngoại tệ bằng hình thức chuyển tiền về nước của người lao động và các lợi ích khác. Những lợi ích này đã buộc các nước xuất khẩu phải chiếm lĩnh ở mức cao nhất thị trường lao động ở nước ngoài, mà việc chiếm lĩnh được hay không lại dựa trên quan hệ cung cầu sức lao động - nó chịu sự điều tiết, sự tác động của các quy luật của kinh tế thị trường. Bên cung phải tính toán mọi hoạt động của mình làm sao để bù đắp được chi phí và có phần lãi vì vậy cần phải có cơ chế thích hợp để tăng khả năng tối đa về cung lao động. Bên cầu cũng phải tính toán kỹ lưỡng hiệu quả của việc nhập khẩu lao động. Như vậy, việc quản lý Nhà nước, sự điều chỉnh pháp luật luôn luôn bám sát đặc điểm này của hoạt động XKLĐ: Làm sao để mục tiêu kinh tế phải là mục số 1 của mọi chính sách pháp luật về XKLĐ. * Xuất khẩu lao động là một hoạt động thể hiện rõ tính chất xã hội Thực chất, XKLĐ không tách rời khỏi người lao động. Do vậy, mọi chính sách pháp luật trong lĩnh vực XKLĐ phải kết hợp với các chính sách xã hội: Phải đảm bảo làm sao để người lao động ở nước ngoài được lao động như cam kết trong hợp đồng lao động, cũng như đảm bảo các hoạt động công đoàn… hơn nữa, người lao động xuất khẩu dẫu sao cũng chỉ có thời hạn, do vậy, cần phải có những chế độ tiếp nhận và sử dụng người lao động sau khi họ hoàn thành hợp đồng lao động ở nước ngoài và trở về nước. * XKLĐ là sự kết hợp hài hoà giữa sự quản lý vĩ mô của Nhà nước và sự chủ động, tự chiụ trách nhiệm của tổ chức XKLĐ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. XKLĐ thực hiện trên cơ sở hiệp định, thoả thuận nguyên tắc của các Chính phủ và trên cơ sở của hợp đồng cung ứng lao động. Nếu như trước đây (giai đoạn 1980 - 1990), Việt Nam tham gia thị trường lao động quốc tế đã xuất khẩu lao động của mình qua các hiệp định song phương, trong đó quy định khá chi tiết về điều kiện lương, ăn ở, đi lại, bảo vệ người lao động ở nước ngoài. Nghĩa là, về cơ bản Nhà nước vừa thực hiện quản lý Nhà nước về hợp tác lao động, vừa quản lý sự nghiệp hợp tác lao động với nước ngoài, Nhà nước làm thay cho các tổ chức kinh tế cụ thể. Ngày nay, trong cơ chế của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế thì hầu như toàn bộ hoạt động xuất khẩu lao động đều do các tổ chức xuất khẩu lao động thực hiện trên cơ sở hợp đồng đã ký. Đồng thời, các tổ chức xuất khẩu lao động cũng chịu trách nhiệm tổ chức đưa đi và quản lý người lao động, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh tế trong hoạt động xuất khẩu lao động. Và như vậy, các hiệp định, các thoả thuận song phương chỉ có tính nguyên tắc, thể hiện vai trò và trách nhiệm Nhà nước ở tầm vĩ mô. * XKLĐ diễn ra trong một môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. Tính gay gắt trong cạnh tranh của XKLĐ xuất phát từ hai nguyên nhân chủ yếu. Một là, xuất khẩu lao động mang lại lợi ích kinh tế khá lớn cho các nước đang có khó khăn về giải quyết việc làm. Do vậy, đã buộc các nước xuất khẩu lao động phải cố gắng tối đa để chiếm lĩnh thị trường ngoài nước. Nghĩa là, họ phải đầu tư nhiều cho chương trình marketing, cho chương trình đào tạo, tập huấn nhằm tăng giá trị sử dụng của sức lao động. Hai là, XKLĐ đang diễn ra trong môi trường suy giảm kinh tế trong khu vực. Nhiều nước trước đây thu nhận nhiều lao động nước ngoài như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và một số thị trường các nước Châu Phi…cũng đang phải đối đầu với tỷ lệ thất nghiệp ngày càng gia tăng. Mặt khác các thị trường trọng điểm nhập nhiều lao động đã bị các nước khác chiếm lĩnh từ nhiều năm trước. Điều này hạn chế rất lớn đến việc tiếp nhận lao động nước ngoài trong thời gian từ 5 - 10 năm đầu của thế kỷ 21. Như vậy, các chính sách và pháp luật của Nhà nước cần phải lường trước được tính chất gay gắt trong cạnh tranh xuất khẩu lao động để có chương trình dài hạn cho marketing, đào tạo nguồn lao động chất lượng cao để xuất khẩu. * Phải bảo đảm lợi ích của ba bên trong quan hệ xuất khẩu lao động Trong lĩnh vực xuất khẩu lao động lợi ích kinh tế của Nhà nước là khoản ngoại tệ mà người lao động gửi về và các khoản thuế. Lợi ích của các tổ chức xuất khẩu lao động là các khoản thu được chủ yếu từ các loại phí giải quyết việc làm ngoài nước. Còn lợi ích của người lao động là khoản thu nhập thường là cao hơn nhiều so với lao động ở trong nước. Chính vì chạy theo lợi ích mà các tổ chức xuất khẩu lao động có quyền đưa người lao động và chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài rất dễ vi phạm quy định của Nhà nước, nhất là việc thu các loại phí dịch vụ. Từ chỗ các quyền lợi của người lao động bị vi phạm sẽ khiến cho việc làm ngoài nước không thật hấp dẫn người lao động. Ngược lại, cũng vì chạy theo thu nhập cao mà người lao động rất dễ vi phạm những hợp đồng đã ký kết, như hiện tượng bỏ hợp đồng ra làm việc bên ngoài…Do vậy, các chế độ, chính sách phải tính toán sao cho đảm bảo được sự hài hoà lợi ích của các bên, trong đó phải thật chú ý đến lợi ích trực tiếp của người lao động. * Xuất khẩu lao động là hoạt động đầy biến đổi Hoạt động xuất khẩu phụ thuộc rất nhiều vào nước có nhu cầu nhập khẩu lao động do vậy cần phải có sự phân tích toàn diện các dự án ở nước ngoài đang và sẽ được thực hiện để xây dựng chính sách và chương trình đào tạo giáo dục định hướng phù hợp và linh hoạt. Chỉ có những nước nào chuẩn bị được đội ngũ công nhân với tay nghề thích hợp mới có điều kiện thuận lợi hơn trong việc chiếm lĩnh thị phần lao động ở ngoài nước. Và cũng chỉ có nước nào nhìn xa, trông rộng, phân tích đánh giá và dự đoán đúng tình hình mới không bị động trước sự biến đổi của tình hình từ đó đưa ra được chính sách đón đầu trong hoạt động xuất khẩu lao động. 1.3.2. Đặc điểm của thị trường Thế giới về xuất khẩu lao động Trong những năm qua, do tình hình kinh tế - chính trị trên thế giới có nhiều biến động ảnh hưởng tới hầu hết các nền kinh tế của các quốc gia. Tình hình XKLĐ vì vậy, cũng có những thay đổi lớn. Tổng số lao động được xuất khẩu trên thế giới vẫn đang ngày một tăng lên. Tuy nhiên, tỷ lệ phân bố lao động xuất khẩu ở các quốc gia và tỷ trọng nghề XKLĐ thì thay đổi rất nhiều. Tại các quốc gia phát triển, ngày một nhiều hơn lao động nước ngoài tới làm việc, chủ yếu là lao động từ các quốc gia đang phát triển ở Châu Á và Châu Phi. Tại EU, thời gian vừa qua hàng năm có 4,2 triệu công nhân lành nghề của nước ngoài tới làm việc, tại Mỹ hàng năm tiếp nhận khoảng 500.000 người, trong đó có một số lao động lành nghề *… XKLĐ chủ yếu phát triển mạnh và là một mũi nhọn của thị trường Châu Á. Là Châu lục có tổng dân số cao nhất thế giới, thời gian qua, để giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tăng thu nhập quốc gia, thị trường Châu Á đã tiến hành phát triển rất nhiều chương trình thúc đẩy tạo việc làm cho người --------------- Nguồn: Nghiên cứu kinh tế số 260 tháng 01/2000 lao động trong đó có chủ trương khuyến khích phát triển lĩnh vực XKLĐ. Ước tính trên phạm vi toàn thế giới, số lao động Châu Á tham gia XKLĐ chiếm từ 60% đến 85% trong đó có các nước XKLĐ với số lượng lớn là: Trung Quốc, Băngladet, Ấn Độ, Srilanka, Pakistan, Indonesia, Philippin, Thái Lan… Theo báo cáo của Cơ quan tư vấn Rủi ro về kinh tế và Chính trị, Trung Quốc và Ấn Độ hiện nay đang là những quốc gia giữ vị trí thống trị về lực lượng lao động ở Châu Á nói riêng và cả thế giới nói chung. Đây cũng là những quốc gia có số lao động tay nghề cao với chi phí tương đối thấp đang thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Chỉ tính riêng năm 1999, Trung Quốc đã xuất khẩu được khoảng 50.000 lao động làm việc tại hơn 20 quốc gia trên thế giới. Tại các nền kinh tế phát triển cao như Mỹ và Australia mặc dù được xếp thứ hai và thứ ba sau Nhật Bản khi nói về lao động có kỹ năng về kỹ thuật và quản lý, nhưng về phát triển lực lượng lao động các quốc gia này cũng chỉ được xét ở mức trung bình. Trong khi đó Trung Quốc và Ấn Độ đang tạo thêm một phạm vi mới về thị trường lao động Châu Á và sự nổi lên của họ đặt ra một thách thức lớn đối với hầu hết các quốc gia trên thế giới. Đối với các nước Châu Á - Thái Bình Dương việc XKLĐ được quan tâm đặc biệt. Hướng XKLĐ của các nước này trong những năm qua chủ yếu tập trung vào các thị trường Trung Đông như: Arập Saudi, CôOét, Ôman, Tiểu vương quốc Arập thống nhất… ở những nước này tỉ lệ lao động Châu Á chiếm từ 58% đến 92% số lao động nước ngoài làm việc. Ở khu vực Đông Nam Á, sau hậu quả nặng nề của khủng hoảng kinh tế khu vực, khu vực này hiện nay đang là những nước có tình trạng lao động khó khăn nhất. Malaysia, Thái Lan, Philippin đều là những quốc gia có số lượng lao động lớn nhưng gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát triển lao động quốc gia. Ở Philippin mặc dù lực lượng lao động có sức cạnh tranh về kỹ thuật, nhưng các vấn đề khác như cuộc nổi dậy của quân Hồi Giáo ly khai và cuộc khủng hoảng con tin kéo dài năm 1999 đã và đang ngăn cản nước này tận dụng đầy đủ lợi thế của nguồn tài sản nhân lực trong lĩnh vực XKLĐ. Trong khi đó tại Malaysia và Thái Lan lại đang thiếu trầm trọng nguồn lao động giỏi về kỹ thuật mà không có lợi thế nào về lao động sản xuất về mặt chất lượng và chi phí để so sánh với Trung Quốc và Ấn Độ. Tuy nhiên, do biết cách khai thác lợi thế sẵn có, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của các thị trường thuê lao động tốt hơn so với các quốc gia khác nên trong những năm qua, tỉ lệ XKLĐ ở các nước này vẫn đang ngày một tăng cao. Bên cạnh đó, để cạnh tranh có hiệu quả trên thị trường lao động quốc tế, các nước đều cố gắng phát huy lợi thế của mình, khiến cho hình thức và cách tiến hành xuất khẩu lao động hết sức phong phú và đa dạng. Nếu như dịch vụ giúp việc gia đình là thế mạnh của Philippin ( chiếm gần1/2 tổng số 7,5 triệu lao động ở nước ngoài) thì XKLĐ theo công trình trúng thầu là thế mạnh của Trung Quốc. Một số nước lại cùng một lúc vừa xuất khẩu vừa nhập khẩu lao động, ví dụ như Thái Lan cho phép hàng chục ngàn người dân Myanma sang làm thuê cho nông dân Thái Lan, trong khi nông dân Thái Lan tràn vào thành phố làm việc, còn dân thành thị lại đi tìm việc ở nước ngoài với mức thu nhập cao hơn. Ấn Độ mỗi năm đưa khoảng 50.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, trong đó khuyến khích XKLĐ có tri thức, tay nghề cao (30% lực lượng lao động ở khu vực công nghệ cao - Thung lũng Silicon của Mỹ là người có quốc tịch hoặc gốc Ấn Độ), nhưng Ấn Độ cũng nhập cư hàng chục nghìn người lao động Nepan, Bangladesh. Nhiều sinh viên, thanh niên Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan sang Mỹ, Tây Âu, Australia, New Zeland để du học và tìm việc trong khi những nước họ lại là những nước tiếp nhận nhiều lao động từ các nước Châu Á đến làm việc * -------------------- * Nguồn: Tạp chí việc làm ngoài nước số 2 /2000 1.4. Những lợi ích về kinh tế và xã hội của việc XKLĐ 1.4.1. Lợi ích về mặt kinh tế Xuất khẩu lao động đã được các Nghị định của Đảng và Chính phủ nhiều lần đề cập. Nhiều nước trên thế giới coi trọng XKLĐ, XKLĐ vừa ích nước vừa lợi nhà, vì nó là mong muốn không chỉ của Chính phủ mà là của mọi người lao động. Hiện nay người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hai hình thứ chủ yếu; một là, tự các nhân tìm tìm kiếm việc làm ngoài nước; hai là, thông qua các doanh nghiệp XKLĐ theo hợp đồng cung ứng lao động hoặc hợp đồng nhận thầu, liên doanh liên kết, đầu tư ra nước ngoài. Trên góc độ lợi ích kinh tế, hoạt động xuất khẩu lao động được xem xét theo 3 chủ thể tham gia đó là Người lao động, Doanh nghiệp là XKLĐ và Nhà nước. Lợi ích của người lao động: Tăng thu nhập cho người lao động Thu nhập là mục tiêu hàng đầu của người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Tuỳ theo luật pháp và thu nhập bình quân của nước sử dụng lao động, người lao động đi làm việc theo các ngành nghề được tuyển chọn trong thời hạn nhất định và được hưởng một khoản thu nhập được qui định trong hợp đồng lao động. Thu nhập của người lao động có xu hướng tăng lên hàng năm trên cơ sở năng xuất lao động của họ. Như vậy sau hai năm làm việc, nếu người lao động hoàn thành các cam kết theo hợp đồng đã ký giữa người sử dụng lao động với công ty XKLĐ thì người lao động có thể tích lũy được một khoản tiền tương đối lớn, Tính chung người lao động đi làm ở nước ngoài bình quân thu nhập bằng 10 - 15 lần so với thu nhập trong nước. Bình quân sau mỗi hợp đồng thường là 2 năm một người lao động tiết kiệm được số ngoại tệ tương đương khoảng 100 triệu đồng mang về nước, Với số tiền tích luỹ được, nhiều người lao động không chỉ xóa được nghèo mà còn có khả năng đầu tư vào sản xuất kinh doanh, phát triển sản xuất, ổn định kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm mới góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động khác khi tái hòa nhập cộng đồng. Lợi ích của doanh nghiệp XKLĐ: Tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp Theo sự phân công lao động xã hội, các tổ chức hoạt động XKLĐ là chủ thể quan trọng nhất quyết định sự thực hiện thành công hay thất bại chiến lược xuất khẩu lao động trong giai đoạn hiện nay. Nói cách khác, doanh nghiệp XKLĐ là nơi tạo ra lợi ích cho người lao động và hiệu quả kinh tế quốc dân cho Nhà nước. Thông thường, khi hoàn thành dịch vụ của mình tổ chức xuất khẩu lao động nhận được một khoản chi phí dịch vụ từ tiền lương cơ bản của người lao động khoản từ 10 - 18% tuỳ theo ngành nghề. Khoản thu này đủ để các tổ chức XKLĐ trang trải các khoản chi phí khai thác và tìm kiếm thị trường, tuyển chọn lao động, duy trì bộ máy hoạt động và thực hiện nghĩa vụ với ngân sách theo luật định. Lợi ích của Nhà nước: Nhà nước tiết kiệm được chi phí đầu tư cho giải quyết việc làm trong nước; tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. XKLĐ được coi là một hướng giải quyết việc làm cho người lao động và thu ngoại tệ về cho đất nước. Theo kết quả điều tra nếu không tính đến giá trị quyền sử dụng đất để xây dựng địa điểm làm việc thì muốn tạo ra một việc làm trong nước phải đầu tư tối thiểu từ 45 đến 50 triệu đồng, như vậy thông qua XKLĐ hàng năm Nhà nước đã tiết kiệm được một lượng vốn đầu tư tạo chỗ làm mới cho người lao động, một con số đáng phải suy nghĩ trong hoàn cảnh ngân sách của các quốc gia luôn trong tình trạng bội chi. Mức đầu tư chi phí quản lý Nhà nước, mức bình quân cho một lao động mỗi năm khoảng 30 USD và thu về cho ngân sách khoảng 37,6 USD, quả là chưa có suất đầu tư nào có lợi như vậy. Ngân sách Nhà nước thu hàng trăm triệu USD qua phí bảo hiểm xã hội, thuế thu nhập cao, thuế doanh thu của doanh nghiệp XKLĐ tính trên số tiền phí dịch vụ thu từ người lao động, lệ phí cấp giấy phép hoạt động XKLĐ, lệ phí cấp giấy phép thực hiện hợp đồng, lệ phí cấp hộ chiếu..... Ở nước ta, riêng bốn năm 1991 -1994, 14.000 lao động được các tổ chức dịch vụ hợp tác lao động đưa đi đã thu về cho Nhà nước khoảng 300 triệu USD. Hai năm 1996 - 1997, Việt Nam có khoảng 50.000 lao động làm việc ở nước ngoài đã gửi về nước 350 triệu USD. Nếu tính cả số lao động của ta đi theo các hình thức khác nhau đang làm việc ở nước ngoài thì con số lao động vào khoảng 250.000, thu nhập hàng năm lên tới khoảng 1 tỷ USD. Chỉ tính riêng năm 2002 người lao động đi làm việc ở nước ngoài có khoản thu nhập gửi về nước khoảng 1,4 tỷ USD. Đây là con số mà chỉ một số ít ngành sản xuất đạt được. Bảng 1.1: Kết quả hoạt động xuất khẩu lao động giai đoạn 1991 - 1999 Năm Số lao động xuất khẩu (người) Số ngoại tệ thu về (1.000 USD) 1992 810 6.800 1991 1.020 2.500 1993 3.960 15.800 1994 9.230 43.100 1995 10.050 77.900 1996 12.660 100.800 1997 18.470 129.200 1998 12.240 148.300 1999 20.700 150.800 Tổng cộng 89.140 675.200 (c._.hỉ tính số thu ngoại tệ ngoại tệ qua các tổ chức lao động đưa đi). Nguồn: Tạp chí kinh tế Châu Á Thái Bình Dương số 2(31)4/2001 Doanh thu từ XKLĐ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của những đơn vị hoạt động ở lĩnh vực này. Theo báo cáo của một số doanh nghiệp tỷ suất lợi nhuận bình quân trên doanh thu của hoạt động XKLĐ đạt khoảng 15 - 20%. 1.4.2. Lợi ích xã hội Trong điều kiện nền sản xuất trong nước còn lạc hậu, nhiều doanh nghiệp còn gặp không ít khó khăn lúng túng trong cơ chế thị trường cạnh tranh khốc liệt, ngân sách Nhà nước dành cho đầu tư để tạo mới công ăn việc làm còn rất hạn chế thì việc xuất khẩu lao động đã tạo việc làm cho hàng vạn người lao động, góp phần giải quyết việc làm cho toàn xã hội đặc biệt là lực lượng thanh niên, giải quyết tình trạng ứ đọng lao động, giải quyết về sức ép việc làm cho đất nước, giảm được các tệ nạn xã hội do người lao động không có việc làm gây nên " nhàn cư vi bất thiện". Thông qua XKLĐ người lao động đi làm việc ở nước ngoài được nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, ngoại ngữ, tiếp thu được những công nghệ tiên tiến, tác phong làm việc công nghiệp, hình thành nên đội ngũ lao động có trình độ tay nghề chuyên môn cao. Lao động Việt Nam cần cù khéo léo, thông minh ham học hỏi, có thể nhanh chóng tiếp thu các kiến thức về khoa học kỹ thuật nhanh chóng thích ứng với công nghệ sản xuất hiện đại. Đa số lao động Việt Nam trước khi đi XKLĐ không có tay nghề chỉ sau 2 năm làm việc đã có thể đạt được tối thiểu bậc thợ trung bình. sau khi trở về nước phần lớn trong số họ có tay nghề vững vàng, đây là điều kiện để đáp ứng các yêu cầu của sự nghiệp CNH - HĐH đất nước khi họ trở về Người Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài cũng góp phần làm tăng cường sự hiểu biết từ phong tục tập quán đến lối sống của các nước, các dân tộc trên thế giới. Bằng tài năng và trí tuệ của mình người lao động Việt Nam đã tạo ra những của cải vật chất có giá trị cùng người lao động nước sở tại tích cực lao động góp phần không nhỏ vào việc phát triển kinh tế của nước nhập khẩu lao động, và thông qua XKLĐ người Việt Nam của ta cũng làm cho nhân dân bạn hiểu biết thêm về đất nước và con người Việt Nam, góp phần làm công tác "ngoại giao nhân dân", tăng cường quan hệ hợp tác giữa nước ta với các nước trên thế giới. 1.4.3. Các chỉ tiêu đánh giá lợi ích của hoạt động XKLĐ Lợi ích đạt được * Số lượng lao động được giải quyết việc làm trong năm Công thức tính: Trong đó: L = Lc + Lx - Ln L: Số lao động được giải quyết việc làm trong năm Lc: Số lao động từ năm trước vẫn còn đang tiếp tục Lx: Số lao động được đưa sang hoạt động trong năm Ln: Số lao động kết thúc hợp đồng trở về nước trong năm Ý nghĩa của chỉ tiêu Chỉ tiêu này nêu ra được chi tiết kết quả đạt được trong một năm qua của công tác XKLĐ. Nó chỉ ra được những đóng góp của lĩnh vực này đối với việc tạo công ăn việc làm cho xã hội mà Nhà nước ta đã không phải bỏ vốn đầu tư để tạo việc làm mới, giải quyết một phần tình trạng ứ đọng lao động của đất nước (mặc dù trước khi đi XKLĐ những người lao động này không phải tất cả đều thuộc diện thất nghiệp). * Thu nhập quốc dân về ngoại tệ thông qua hoạt động XKLĐ Công thức tính: Trong đó: P =∑Yj (j = 1 đến n) Yj = Xij . Kj P : Mức thu của Nhà nước Y : Mức thu của Nhà nước ở mỗi thị trường n : Số thị trường đưa lao động sang i : Biến số người j : Nước đưa lao động sang K : Tỉ số hối đoái quy đổi ra ngoại tệ quy ước X : Thuế thu nhập mỗi người phải đóng Ý nghĩa chỉ tiêu: Chỉ tiêu này cho biết số tiền Nhà nước thu được thông qua XKLĐ. * Mức tiết kiệm đầu tư vào việc làm của Chính phủ Công thức tính Trong đó:  Mtk = Mdt . L Mtk : Mức tiết kiệm vốn đầu tư tạo ra việc làm Mdt : Mức đầu tư trung bình tạo ra một chỗ làm việc mới L : Số người có việc làm thường xuyên ở nước ngoài Ý nghĩa chỉ tiêu Cho biết mức độ tiết kiệm không phải bỏ vốn đầu tư tạo ra chỗ làm việc mới ở trong nước và đồng nghĩa với việc tăng thêm nguồn vốn đầu tư cho giải quyết việc làm. * Giá trị hàng hoá do người lao động đưa về Công thức tính Trong đó:  G = ∑Hj (j = 1 đến n) Hj = ∑hij . Nj G : Giá trị hàng hoá do người lao động đem về h : Giá trị hàng hoá do người lao động ở mỗi thị trường đem về H : Giá trị hàng hoá trung bình của một người lao động đem về N : Số người gửi hàng hoá về trong năm i : Biến số người j : Biến số thị trường Ý nghĩa của chỉ tiêu Cho biết lượng hàng hoá do người lao động đem về góp phần vào việc cân đối quỹ hàng hoá trong nước và cải thiện đời sống gia đình, tăng thêm máy móc thiết bị làm tư liệu sản xuất. * Thu nhập do lao động đi làm việc ở nước ngoài bổ sung vào thu nhập quốc dân. Công thức tính Trong đó:  Q = ∑(Pj +Vij) . kj (j = 1 đến n) Q : Thu nhập của người lao động làm việc ở nước ngoài tính vào thu nhập quốc dân P : Các khoản phải nộp của mỗi người lao động V : Thu nhập của người lao động sau khi đã khấu trừ phần phải nộp K : Tỉ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ i : Biến số người j : Biến số nước sử dụng lao động Ý nghĩa của chỉ tiêu Chỉ tiêu cho biết phần thu nhập của người lao động ở nước ngoài được tính vào phần thu nhập quốc dân. Ngoài các chỉ tiêu có thể lượng hoá được để so sánh nói trên còn có một số chỉ tiêu khác cũng có thể lượng hoá được như số lao động có nghề được đào tạo nâng cao trình độ, mức tiết kiệm chi phí đào tạo trên một người lao động…song nói chung còn ở mức thấp. Một số khía cạnh khác như việc du nhập kỹ thuật công nghệ và kinh nghiệm sản xuất mới, việc du nhập nếp sống tiến bộ, tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa hai nước, tranh thủ sự ủng hộ quốc tế…phản ánh hiệu quả về mặt xã hội. Chi phí bỏ ra Bao gồm có các chi phí cho người lao động trong lĩnh vực tham gia, chi phí cho bộ máy quản lý, tổ chức tuyển mộ, đưa đi và quản lý ở nước ngoài, xử lý các công việc sau khi người lao động hết hạn trở về nước, tiền nộp phạt cho nước bạn do người lao động tự ý bỏ hợp đồng… Chi phí về mặt xã hội có ý kiến cho rằng còn có những tiêu cực do lao động gây ra ở nước ngoài. Song những cái đó là yếu tố chủ quan có thể khắc phục được nếu có biện pháp và chính sách thích hợp. * * * Toàn bộ chương I đã nêu được một cách khái quát về các vấn đề lý luận chung của xuất khẩu lao động và đặc điểm của xuất khẩu lao động trên thế giới. Xét về mặt lịch sử, di cư lao động đã hình thành từ thời kỳ đầu tiên xuất hiện con người và được chính thức hoá thành hoạt động xuất khẩu lao động từ nhiều thập kỷ nay. Đây là hoạt động mang tính tất yếu khách quan. Đứng trước tình hình phát triển xuất khẩu lao động thế giới bằng các kinh nghiệm tích lũy được từ hoạt động xuất khẩu lao động, việc phát triển lĩnh vực này đã và đang trở thành một trong những mục tiêu cấp bách của nước ta. Để có thể tiến tới thành công và những bước đi chắc chắn đòi hỏi chúng ta phải nắm rõ và nghiên cứu kỹ về vấn đề này. Chương I của khoá luận sẽ là tiền đề cho việc phân tích thực trạng và triển vọng hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam trong chương II và chương III. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ 1990 TRỞ LẠI ĐÂY 2.1. Chủ trương và chính sách của Việt Nam về XKLĐ 2.1.1. Khái quát về lực lượng lao động Việt Nam Với mức tăng dân số tự nhiên hàng năm trên 1,7% Việt Nam là một nước có nguồn nhân lực dồi dào, đứng thứ 12 trên thế giới và đứng thứ 2 trong khối ASEAN *. Theo dự báo dân số nước ta sẽ còn tăng tới 100 triệu người vào năm 2020 với tốc độ tăng dân số hầu như không đổi. Hiện nay tổng số lao động của cả nước ta ước tính là 38.643.123 người, trong đó, số người trong độ tuổi lao động là 36.725.277 người, chiếm 95% tổng lực lượng lao động của cả nước. Tỷ lệ dân số dưới 15 tuổi chiếm tới 45%, đại bộ phận (52,19%) nằm ở độ tuổi dưới 30 và 78% ở độ tuổi 40 (nguồn số liệu của Tổng cục thống kê năm 2001). Điều đó chứng tỏ dân số Việt Nam vẫn đang trong thời kỳ phát triển mạnh. So với năm 2001, quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động trong năm 2002 vẫn theo chiều hướng tích cực. Có thể nói nước ta là một thị trường cung cấp lao động phong phú tao nên một nguồn lực dồi dào cho đất nước. Đặc điểm của lực lượng lao động Việt Nam - Lợi thế so sánh về quy mô và chất lượng nguồn nhân lực. + Việt Nam có quy mô dân số lớn và tháp dân số vào loại trẻ, số trẻ em dưới 16 tuổi chiếm tới 40% dân số, đặc biệt số lao động trẻ ở nhóm tuổi từ 16 -35 chiếm 65,2% lực lượng lao động. Tốc độ tăng dân số tự nhiên có xu hướng giảm dần, trong 10 năm qua (1998 - 1999), tỷ lệ tăng dân số bình quân là 1,7%/năm, giảm 0,4% so với 10 năm trước đó *. + Trình độ học vấn và dân trí của nguồn nhân lực cao, tỷ lệ dân số biết chữ chiếm 93%. Riêng lực lượng lao động biết chữ chiếm khoảng 97% tổng ------------------------------ * Nguồn: CIEM-Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW lực lượng lao động. Chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam vào loại khá (xếp thứ 110/175 nước năm 1999) so với nhiều nước chậm và đang phát triển. + Tỷ lệ lao động qua đào tạo có xu hướng tăng lên. Trong 3 năm (1996 -1998) bình quân hàng năm lao động qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật tăng 6,18%. Đến năm 1998 số lao động đã qua đào tạo là 17,8%, trong đó qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật chiếm 13,11% lực lượng lao động * . Tỷ lệ này càng tăng lên trong những năm tới. - Những hạn chế + Dân số trẻ về lâu dài là một thế mạnh, song trước mắt sẽ bất lợi về kinh tế, do bình quân số người phải nuôi dưỡng (trẻ em) trên một lao động cao hơn các nước khác, gây trở ngại trong việc giải quyết việc làm và làm quá tải hệ thống giáo dục, y tế, cũng như các dịch vụ xã hội khác. + Số dân trong độ tuổi lao động ở Việt Nam vẫn đang có xu hướng tăng. Theo dự báo, năm 2000 chiếm khoảng 55%, đến năm 2005 chiếm khoảng 59,1% và năm 2010 chiếm khoảng 60,7% dân số, làm cho sức ép về việc làm càng trở nên gay gắt *. + Tỷ lệ lao động qua đào tạo rất thấp, năm 1998 tỷ lệ này là 17,8%, phần lớn làm việc ở cơ quan TW (94,4%); trong các doanh nghiệp số lao động có trình độ cao đẳng trở lên chỉ chiếm 32% ( con số này ở Hàn Quốc là 48%; Nhật Bản: 64,4%; Thái Lan: 58,2%. Ở nông thôn, lao động qua đào tạo chỉ chiếm 10%, trong đó đào tạo nghề chiếm 0,44%. Cơ cấu đào tạo giữa đại học, cao đẳng, trung học và công nhân kỹ thuật rất bất hợp lý. Hiện là 1 -1,6 - 3,6; (các nước khác là 1-4-10)*. Còn theo đánh giá của Tổ chức BERI về sức cạnh tranh của lao động theo thang điểm 100, thì Việt Nam mới đạt 45 điểm về khung pháp lý, 20 điểm về năng suất lao động, 40 điểm về thái độ lao động, 16 điểm về kỹ năng lao động và 32 điểm về chất lượng lao động. So với 59 nước, Việt Nam đứng thứ 48 *. ------------------------ * Nguồn: Nghiên cứu kinh tế số 260-01/2000 + Lao động tuy cần cù, tiếp thu nhanh khoa học kỹ thuật và công nghệ, có khả năng sáng tạo, song tính kỷ luật còn yếu, tác phong và văn hoá công nghiệp còn thấp (40 điểm/100 như đã nói ở trên). Như vậy: Nhìn chung nước ta là một quốc gia có nguồn lao động dồi dào, tốc độ phát triển ở mức cao, lại phận bố không đều, phần lớn tập trung ở khu vực nông thôn chất lượng lao động thấp, đặc biệt là chưa qua đào tạo nhiều. Trong khi đó nước ta lại đang gặp khó khăn rất lớn trong quá trình tạo việc làm, tạo ra một cơ cấu lao động hợp lý. Chúng ta phải nhìn nhận rằng: "Con người Việt Nam hiện có những mặt hạn chế về thể lực, kiến thức, tay nghề và thói quen của sản xuất nhỏ. Khắc phục những ngược điểm đó thì nguồn nhân lực và nhân tố con người mới thực sự trở thành thế mạnh của đất nước" *. 2.1.2 Thất nghiệp, việc làm và tầm quan trọng của công tác XKLĐ Như trên đã trình bày hơn 30% lực lượng lao động (khoảng 1 tỷ người) trên thế giới thiếu việc làm, trong đó 150 triệu người không có cơ hội kiếm sống bằng sức lao động của bản thân và theo ước tính của tổ chức lao động quốc tế (ILO), khoảng 60 triệu lao động trong độ tuổi từ 15 -24 không thể tìm được việc làm*. Điều đó cho thấy, việc làm là một trong những vấn đề kinh tế xã hội có tính toàn cầu, chứ không phải của riêng bất kỳ quốc gia nào. Việt Nam với mức tăng trưởng trên 7% cho thời kỳ 1991 -1998, về cơ bản đã giải quyết được việc làm cho số lao động tăng thêm hàng năm khoảng 1,1 triệu người, nhưng chưa đủ để giải tỏa số lao động thất nghiệp đã tồn đọng từ những năm trước và số lao động dôi ra từ các doanh nghiệp Nhà nước do cơ cấu lại bộ máy sản xuất. Năm 1998, số lao động chưa giải quyết được việc làm chuyển sang năm 1999 là 1,75 triệu người. Xét theo địa bàn, tỷ lệ thất nghiệp tại đô thị ở Việt Nam là tương đối cao và đang có xu hướng tăng lên: Năm 1997 so với năm 1996 tăng thêm 0,13% và năm 1998 so với năm 1997 ------------------------ Nguồn:Nghiên cứu Kinh tế số 260-01/2000 tăng thêm 0,84%, năm 1999 tăng thêm 0,55%. Ở một số thành phố lớn như Hà Nội, tỷ lệ thất nghiệp năm 1998 là 9,09%, TP Hồ Chí Minh là 6,76%; năm 1999, tỷ lệ thất nghiệp tương ứng được xác định là 10,31% và 7,04%. Đưa tổng số người thất nghiệp ở các khu vực đô thị tăng gần 615.000 người trong năm 1999 so với mức 511.000 người năm 1998, 427.000 người năm 1997 và 394.000 người năm 1996. Thêm vào đó, hiện tượng di dân tự phát từ nông thôn vào các thành phố lớn với quy mô và tốc độ ngày càng tăng, tại TP. HCM thường xuyên có 70.000 và Hà Nội khoảng 20.000 lao động từ các tỉnh đến tìm việc làm. Với đặc điểm của một nước đang ở trong giai đoạn đầu thực hiện CNH- HĐH, vùng nông thôn Việt Nam vẫn là nơi sử dụng phần lớn lao động xã hội (gần 70%). Tuy nhiên, do diện tích đất canh tác trên đầu người ngày càng bị thu hẹp, tình trạng thiếu việc làm tại các làng quê cũng rất nghiêm trọng. Số người thiếu việc làm tập trung nhiều nhất ở lứa tuổi 15-44 (chiếm 83,5% lực lượng lao động ở nông thôn)*. Hiện Việt Nam có 8,1 triệu ha đất nông nghiệp, với trình độ kỹ thuật hiện nay, số đất canh tác đó cũng chỉ có khả năng đáp ứng tối đa cho khoảng 19 triệu lao động. Nếu không phát triển mạnh việc làm phi nông nghiệp, lao động dư thừa ở nông thôn ước tính sẽ vào khoảng 10 triệu người. Mặt khác, do tác động của cuộc khủng hoảng khu vực, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam suy giảm nhanh, năm 1998 FDI thu hút được chỉ bằng 60% của năm 1997 và đến 30 -10 -1999 thu được chỉ bằng 57% mức cùng kỳ năm 1998. Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu trong bối cảnh khả năng huy động vốn trong nước để đầu tư tạo việc làm là hết sức hạn chế thì FDI là một động lực quan trọng thúc đẩy đà tăng trưởng GDP cao và là nhân tố góp phần tạo và giải quyết công ăn việc làm ở Việt Nam trong những năm qua. Bên cạnh việc làm giảm tốc độ tăng trưởng GDP (năm 1999, đạt 4,8%), cuộc khủng hoảng còn tác động trực tiếp đến khả năng tiêu dùng và xuất khẩu của -------------------- * Nguồn: Nghiên cứu kinh tế số 260-01/2000 Việt Nam. Chỉ số giá cả trong 9 tháng đầu năm chỉ tăng 0,2% so với tháng 12 năm 1998 là dấu hiệu của tình trạng thiểu phát, làm đình đốn sản xuất, gây sức ép sa thải công nhân trong các doanh nghiệp. Theo con số của Tổng cục Thống kê về tình hình thất nghiệp thì năm 1999 tỷ lệ thất nghiệp chiếm đến 7,4% lực lượng lao động, đưa con số thất nghiệp lên 2 triệu người trong tổng số 38,5 triệu lao động trong cả nước *. Bảng 2.2: Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi (%) Đơn vị : % 1996 1997 1998 1999 2000 2001 TOÀN QUỐC 5,88 6,01 6,85 7,40 6,44 6,28 1. Đồng bằng sông Hồng 7,57 7,56 8,25 9,34 7,34 7,07 - Hà Nội 7,71 8,56 9,09 10,31 7,95 7,39 - Hải Phòng 7,84 7,70 7,89 7,82 7,45 7,11 2. Vùng Đông Bắc 6,42 6,34 6,60 8,72 6,49 6,73 - Quảng Ninh 9,33 7,06 6,80 9,29 7,34 7,24 3. Vùng Tây Bắc 4,51 4,73 5,92 6,58 6,02 5,62 4. Vùng Bắc Trung Bộ 6,96 6,68 7,26 8,62 6,87 6,72 5. Duyên Hải Nam Trung Bộ 5,57 5,42 6,67 7,07 6,31 6,16 - Đà Nẵng 5,53 5,42 6,35 6,64 5,95 5,54 6. Vùng Tây Nguyên 4,24 4,99 5,88 5,95 5,16 5,05 7. Vùng Đông Nam Bộ 5,43 5,89 6,44 6,52 6,20 5,92 - TP Hồ Chí Minh 5,68 6,13 6,76 7,04 6,48 6,04 - Đồng Nai 6,61 4,03 5,52 5,87 5,20 5,14 8. Đồng bằng sông Cửu Long 4,73 4,72 6,35 6,53 6,15 6,08 Nguồn: Trung tâm thông tin - Thống kê lao động và xã hội 12/2001. ----------------- * Nguồn: Nghiên cứu kinh tế số 260-01/2000 Số liệu trong bảng trên cho thấy tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam là tương đối nghiêm trọng, trong bối cảnh ngân sách Nhà nước chưa được dự trù để trợ cấp cho người thất nghiệp, khả năng đầu tư tạo việc làm lại phụ thuộc chủ yếu vào các việc thu hút FDI. Vậy Việt Nam sẽ lựa chọn phương cách nào để giải quyết một cách có hiệu quả vấn đề việc làm trong tương lai ? Chương trình việc làm quốc gia được hình thành trên cơ sở xây dựng một hệ thống các chương trình việc làm trong một số lĩnh vực có khả năng thu hút nhiều lao động, mở rộng và phát triển các ngành nghề truyền thống, cải tiến, sửa đổi, để luật đầu tư nước ngoài được hấp dẫn hơn, cùng với việc giải quyết việc làm trong nước là chính công tác xuất khẩu lao động cũng được Chính phủ đặc biệt quan tâm. Tại hội nghị toàn quốc về công tác XKLĐ tháng 6/2000 Thủ tướng Phạm Văn Khải đã nhấn mạnh: "chúng ta xác định cùng với các giải pháp giải quyết việc làm trong nước là chính, XKLĐ và chuyên gia là một chiến lược quan trọng trước mắt và lâu dài". Bộ chính trị đã ban hành Chỉ thị số 41 - CT/T.Ư ngày 22 - 9 -1998 về XKLĐ và chuyên gia, trong đó nêu rõ: "XKLĐ và chuyên gia là một hoạt động kinh tế- xã hội góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước và tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế giữa nước ta với các nước". Chủ trương này đã được cụ thể hoá trong Nghị định số 152/1999/NĐ - CP ngày 20-9-1999 của Chính phủ quy định việc đưa người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. XKLĐ và chuyên gia đối với chúng ta là một vấn đề có ý nghĩa chiến lược quan trọng, vì: - Góp phần giải quyết việc làm, đồng thời qua đó phát triển nguồn nhân lực và tạo động lực lâu dài cho công cuộc phát triển đất nước. Lao động và chuyên gia làm việc ở nước ngoài có điều kiện nâng cao tay nghề, tiếp thu công nghệ tiên tiến và tác phong làm việc công nghiệp, khi kết thúc hợp đồng trở về nước sẽ bổ sung đội ngũ lao động kỹ thuật mà nước ta đang thiếu và tích luỹ được số vốn có thể đầu tư phát triển sản xuất, dịch vụ, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng đất nước. - Tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. Theo báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, gần đây hàng năm người lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài đã gửi về nước hơn 1 tỷ đô la Mỹ. Đó là một nguồn thu lớn đối với nước ta. Hiện nay nền kinh tế nước ta mới có một số ít ngành sản xuất đạt trên 1 tỷ đô- la Mỹ mỗi năm. Số tiền do lao động và chuyên gia Việt Nam ở nước ngoài gửi về là một nguồn lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế đất nước, cải thiện đáng kể đời sống của gia đình những người đi XKLĐ và góp phần tạo thêm việc làm cho nhiều người khác ở trong nước. Nếu ta XKLĐ và chuyên gia nhiều hơn nữa thì hiệu quả kinh tế sẽ rất lớn. - Qua thời gian sống và làm việc với nhân dân nước nhận lao động, người lao động của ta cũng làm cho nhân dân bạn hiểu biết thêm về đất nước và con người Việt Nam, góp phần làm công tác "ngoại giao nhân dân", tăng cường quan hệ hợp tác giữa nước ta với các nước. Thực hiện chủ trương của Đảng về đẩy mạnh XKLĐ Chính phủ đã có nhiều cố gắng trong việc ban hành chính sách và trong công tác điều hành công việc này. Bộ Lao động - Thương binh và xã hội cùng nhiều bộ, ngành liên quan đã góp nhiều giải pháp giúp Chính phủ chỉ đạo đẩy mạnh công tác XKLĐ và chuyên gia. Chính nhờ những nỗ lực đó mà chúng ta đã thu được những kết quả quan trọng bước đầu, tạo đà cho sự phát triển tiếp theo. 2..1.3. Chủ trương và chính sách của Việt Nam về XKLĐ XKLĐ được Đảng và Nhà nước coi là một hoạt động KT- XH góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước và tăng cường mối quan hệ hợp tác quốc tế giữa nước ta và các nước. Đây là một giải pháp giải quyết vấn đề việc làm có vai trò quan trọng trước mắt và lâu dài. Tiếp tục công cuộc đổi mới theo tinh thần nghị quyết của Đảng, chủ trương phát triển và mở rộng hợp tác lao động với các quốc gia có nhu cầu sử dụng lao động, nước ta đã và đang đẩy mạnh hơn nữa quá trình hội nhập khu vực và quốc tế, hội nhập với thị trường lao động thế giới. Tại hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện công tác XKLĐ của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, đồng chí Bộ trưởng đã phát biểu: "khi thực hiện đường lối mở cửa, từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới, lao động Việt Nam có nhiều ưu thế nhất là trình độ văn hoá, tay nghề khéo léo và giá cả lao động tương đối rẻ so với các nước trong khu vực. Với ưu thế này, khả năng đưa lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, đặc biệt là ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương như Hàn Quốc, Bắc Phi, Trung Đông sẽ ngày càng tăng…Chương trình XKLĐ phải gắn chặt với việc làm trong nước bằng cách dành ít nhất 50% XKLĐ ngoại tệ thu được để bổ sung vào quỹ Quốc gia giải quyết việc làm trong nước và giải quyết việc làm cho lao động khi trở về nước". Mở rộng địa bàn xuất khẩu lao động sang các nước có nhu cầu sử dụng lao động Việt Nam không phân biệt chế độ chính trị, kinh tế xã hội, phong tục tập quán và tôn giáo với mọi loại lao động từ lao động giản đơn tới lao động kỹ thuật, chuyên gia lành nghề trong các lĩnh vực mà ta có khả năng đáp ứng. Đẩy mạnh XKLĐ theo hình thức "xen ghép" tức là hình thức đưa lao động ta sang làm việc chung với lao động các nước trong cùng dây chuyền sản xuất hoặc cùng công việc mà do chủ sử dụng lao động nước ngoài điều hành và trả lương. Hình thức này hiện nay khá phổ biến, chiếm khoảng 70- 80% tổng số nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài. Tăng cường quan hệ và ký kết hợp đồng cung ứng lao động đồng bộ với các chủ hãng thầu quốc tế. Từng bước tiếp cận, học tập kinh nghiệm các nước phát triển, các nước có kinh nghiệm và truyền thống trên lĩnh vực này, để ký và tổ chức đưa lao động và chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức nhận thầu công trình. Hơn hai mươi năm qua được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, nhiều văn bản, chính sách, nghị định... đã được ban hành, tiêu biểu là: Bộ luật lao động nước Cộng hoà XHCN Việt Nam ngày 23 tháng 6 năm 1994 quy định một số điều luật về việc XKLĐ. Đây là văn bản pháp lý cao nhất về vấn đề tao việc làm cho người Việt Nam ở nước ngoài. Nghị định số 07/CP ngày 20 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều khoản của Bộ luật lao động về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn tại nước ngoài (Đây là nghị định thay thế nghị định 370/HĐBT) Nghị định số 152/1999/NĐ - CP ngày 20 tháng 9 năm 1999 của chính phủ qui định việc người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm có thời hạn ở nước ngoài. Đây là văn bản pháp lý hiện hành, thay thế Nghị định số 07/CP. Nghị định quy định rõ: "Chính phủ khuyến khích các cơ quan, các tổ chức và người Việt Nam ở trong và ngoài nước thông qua các hoạt động của mình tham gia tìm kiếm và khai thác việc làm ở nước ngoài phù hợp với pháp luật quốc tế, pháp luật Việt Nam và pháp luật nước sử dụng lao động Việt Nam". 2.2. Thực trạng XKLĐ của Việt Nam giai đoạn từ 1990 trở lại đây Nếu trong giai đoạn 1980-1990 nước ta chủ yếu có quan hệ hợp tác lao động với các nước XHCN, lao động xuất khẩu chủ yếu tới các quốc gia thuộc khu vực Đông Âu cũ, Irak và một vài nước Châu Phi thì ở giai đoạn 1991 đến nay hoạt động xuất khẩu của ta đã mở rộng ra nhiều quốc gia khác nhau. Từ năm 1991, các nước XHCN Đông Âu tiếp nhận lao động của nước ta đều xảy ra các biến động chính trị lớn dẫn tới sự thay đổi về thể chế chính trị và cơ chế kinh tế. Ở nhiều nước Châu Phi có chuyên gia của ta làm việc cũng có khủng hoảng kinh tế, chính trị. Tại Irak xảy ra chiến tranh vùng vịnh khiến cho phần lớn các quốc gia này đều không còn nhu cầu tiếp nhận lao động và chuyên gia của Việt Nam nữa. Tuy rằng, thị trường lao động nước ngoài đang có những biến động bất lợi, nhưng không có nghĩa là đóng cửa đối với lao động Việt Nam. Một số thị trường trọng điểm như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Bắc Phi, Trung Đông và đặc biệt là thị trường lao động trên biển đang rất tiềm tàng, hàng năm thu hút hàng triệu lao động nước ngoài vào các nhóm ngành nghề: xây dựng, công nghiệp, dịch vụ, vận tải biển, đánh bắt và chế biến hải sản mà chúng ta có khả năng đáp ứng. Sau hơn ba năm triển khai thực hiện Nghị định số 152/1999/NĐ-CP ngày 20/09/1999 của Chính phủ, công tác XKLĐ và chuyên gia đã đạt được một số kết quả quan trọng bước đầu: Đến nay cả nước ta đã có 159 doanh nghiệp được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy phép hoạt động XKLĐ. Thị trường đã mở rộng ra gần 40 nước và vùng lãnh thổ khác nhau. Nhà nước đã xây dựng được một hệ thống cơ chế chính sách tương đối đồng bộ, ổn định và duy trì thị trường đã có, mở thêm một số thị trường mới và tăng cường qui mô đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài; các cơ quan Nhà nước đã có những chuyển biến tích cực trong việc phối hợp và tổ chức thực hiện; đội ngũ doanh nghiệp XKLĐ phát triển và từng bước tiếp cận thị trường quốc tế, đã chủ động đầu tư, năng động hơn trong công tác khai thác thị trường và tổ chức quản lý. Cho đến nay đã có hơn 100 doanh nghiệp ký được hợp đồng và đã đưa được trên 60.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, hàng năm đất nước có thêm lượng ngoại tệ đáng kể và khoảng 1,2 tỷ - 1,4 tỷ USD do người lao động làm việc ở nước ngoài chuyển về. Riêng năm 2003 phấn đấu đưa khoảng 50.000 lao động và chuyên gia đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài và tăng dần số lượng trong những năm tiếp theo, kể từ năm 2005 mỗi năm đưa đi 150.000 đến 200.000 lao động và chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài, tiến tới có 1 triệu lao động làm việc ở nước ngoài vào năm 2010. Cùng thời kỳ này tại nước ta cơ chế quản lý về kinh tế cũng đang từng bước đổi mới chuyển dần sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Điều này đòi hỏi nước ta phải có những chủ trương, chính sách phù hợp với tình hình kinh tế trong nước cũng như quốc tế. 2.2.1. Những động thái hoạt động XKLĐ của Việt Nam 2.2.1.1. Về quá trình thực hiện Hoạt động XKLĐ đến nay đã được trên 10 năm. Đây là giai đoạn hoạt động xuất khẩu lao động theo cơ chế thị trường. Nghị định số 370/HĐBT ngày 9/11/1991 của Hội đồng Bộ trưởng ban hành quy chế về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài đã mở ra cơ chế mới trong hoạt động xuất khẩu lao động với chủ trương và mục đích là giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người lao động và tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. Các quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động, của tổ chức kinh tế đưa lao động đi và trách nhiệm của các Bộ, ngành có liên quan được quy định rõ. Trong những năm đầu thực hiện xuất khẩu lao động theo cơ chế mới chúng ta đã thu được những kết qủa quan trọng đó là: đã hình thành về mặt tổ chức hoạt động có phân biệt chức năng quản lý Nhà nước và hoạt động sự nghiệp của các Công ty về xuất khẩu lao động; đã mở ra một số thị trường lao động mới (Hàn Quốc, Nhật Bản, lao động trên biển...) Trong 12 năm hoạt động xuất khẩu lao động theo cơ chế thị trường chúng ta đã đạt được một số kết quả: Đưa đi được khoảng 15 vạn lao động, số lượng này rất nhỏ so với nhu cầu thực tế, nhưng đã cho thấy sự phát triển khi chúng ta bắt đầu thâm nhập thị trường lao động quốc tế trong điều kiện nền kinh tế thị trường. Bảng 2.3: Quy mô XKLĐ giai đoạn 1991 - 2002 Đơn vị: người Năm Số lượng 1991 1.022 1992 810 1993 3.960 1994 9.230 1995 10.050 1996 12.661 1997 18.469 1998 12.000 1999 20.700 2000 31.468 2001 36.168 2002 46.122 Tổng 202.560 Nguồn: Cục quản lý lao động với nước ngoài Từ đầu năm 1992 đến nay, sau khi Liên xô và các nước XHCN Đông Âu sụp đổ, bằng cố gắng của Chính phủ, các Bộ, ngành, các công ty XKLĐ, hoạt động xuất khẩu lao động đã đem lại những hiệu quả tích cực về mặt kinh tế - xã hội nhất định. Về đội ngũ các doanh nghiệp làm công tác xuất khẩu lao động Chỉ tính riêng tới thời điểm năm 1999, Bộ lao động và Thương binh xã hội đã cấp giấy phép cho 79 Công ty, trong đó có 2 Công ty thuộc Bộ lao động - Thương binh xã hội, 18 Công ty thuộc Bộ Giao thông vận tải, 6 Công ty thuộc Bộ xây dựng, 15 Công ty thuộc UBND các tỉnh, thành phố và một số Công ty thuộc các Bộ, ngành, đoàn thể khác hoạt động trong lĩnh vực này. Cho tới năm 2001 đổi và cấp thêm giấy phép cho một số doanh nghiệp, nâng tổng số doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động chuyên doanh là 159 doanh nghiệp (năm 2001 có 13 doanh nghiệp, năm 2003 có 8 doanh nghiệp bị rút giấy phép XKLĐ do sai phạm). Trong đó có 3 doanh nghiệp tư nhân: (Công ty TNHH Đỉnh Vàng - Hải Phòng, Công ty TNHH Quốc dân - Hà nội, Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Thuận Thảo - TP. Hồ Chí Minh. Các lĩnh vực mà doanh nghiệp nước ta tham gia chủ yếu là làm dịch vụ cung ứng lao động, nhận thầu, khoán xây dựng công trình, liên doanh liên kết chia sản phẩm ở nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài hay đầu tư đưa lao động đi tu nghiệp ở nước ngoài sau một thời gian trở về làm việc cho các doanh nghiệp Việt Nam. Thời gian qua các Công ty như: VINACONEX, LOD, OLECO, VIETRAXIMEX, SULECO, SOVILACO, TRACIMEXCO, TRACODI, Tổng Công ty xây dựng Sông Đà, Công ty COALIMEX. INTERSERCO, INLACO SAIGON, VITRASCHART và TRAENCO... đã tích cực hoạt động và mang lại những thành quả đạt nhất định, ngoài ra còn có một số các Công ty xây dựng của ta trúng thầu trong việc làm đường ở Lào, xây nhà ở Ả rập xê út... 2.2.2.2 Kết quả đạt được Trong bối cảnh chung của nền kinh tế thế giới, hoạt động XKLĐ của Việt Nam cũng gặp không ít khó khăn. Mặc dù vậy trên mặt trận XKLĐ, chúng ta đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ: Thị trường lao động đang dần được mở rộng từ chỗ chỉ XKLĐ sang một số thị trường truyền thống như Liên Xô, các nước XHCN Đông Âu, IRắc, Châu Phi… tính đến 2002 thị trường XKLĐ của ta đã được mở rộng đến hơn 40 nước và vùng lãnh thổ với khoảng trên 30 vạn lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài, với trên 30 nhóm ngành nghề khác nhau. Tỷ trọng lao động có tay nghề trong tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài ngày càng tăng, hiện nay đã đạt gần 65% về cơ cấu nghề nghiệp._.ghiệp. Đặc biệt là thị trường Malaysia, sau một thời gian dài Việt Nam thực hiện nhiều biện pháp tiếp cận thị trường lao động Malaysia, cuối cùng tháng 02/2002 Chính phủ Malaysia đã quyết định cho phép lao động nước ta vào làm việc. Sau thời gian thực hiện thí điểm đưa lao động sang Malaysia làm việc nước ta đã đưa được 23.455 lao động sang làm việc, bình quân mỗi tháng đưa được hơn 3.000 lao động đến Malaysia. Thị trường này đã chấp nhận lao động Việt Nam, ngày càng ổn định và phát triển về qui mô (số lượng tăng nhanh, cơ cấu ngành nghề hợp lý); Thị trường Malaysia có thể tiếp nhận từ 150.000 - 200.000 lao động của Việt Nam. 3.3. Những giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh XKLĐ của Việt Nam Từ các định hướng nêu trên, để thực hiện có hiệu quả hoạt động XKLĐ đòi hỏi phải có các giải pháp thiết thực 3.2.1. Sửa đổi, bổ sung cơ chế quản lý 1. Cần thiết lập quan hệ Nhà nước với các nước có nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài Nhà nước đóng vai trò quyết định cho sự ổn định và phát triển XKLĐ. Ngoài chức năng xác định chủ trương, định hướng chiến lược…để hỗ trợ cho XKLĐ phát triển, Chính phủ còn có vai trò hết sức to lớn trong mở rộng thị trường lao động ngoài nước, cũng là khâu mang tính quyết định trong chu trình XKLĐ của bất kỳ nước nào. Do vậy, cần thiết lập quan hệ Nhà nước, hình thành hệ thống tuỳ viên lao động để tham mưu, tư vấn cho Nhà nước các Hiệp định khung hoặc các thoả thuận nguyên tắc để mở đường cho các doanh nghiệp ký kết và thực hiện các hợp đồng cụ thể. Đối với các nước XKLĐ truyền thống, có thể thấy vai trò của tuỳ viên lao động rất lớn, có tính quyết định cho việc thâm nhập, cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường. 2. Phân định rõ vai trò và trách nhiệm của các Bộ, ngành liên quan và chính quyền các cấp trong XKLĐ, cụ thể như sau: Bộ Lao động - Thương binh và xã hội là cơ quan Chính phủ, thống nhất quản lý Nhà nước về XKLĐ có trách nhiệm: Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, khai thác thị trường lao động quốc tế, nhằm hình thành một hệ thống thị trường sử dụng lao động Việt Nam ổn định và phát triển; nghiên cứu và tổ chức triển khai các chính sách, chế độ về XKLĐ; tổ chức quản lý, kiểm tra đồng thời chỉ đạo và hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương và các doanh nghiệp triển khai công tác XKLĐ theo đúng luật lao động. Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và xã hội thiết lập, thúc đẩy và tăng cường quan hệ hợp tác song phương với các nước có khả năng thu hút lao động và chuyên gia Việt Nam ; chỉ đạo các cơ quan đại Thương binh và xã hội thông tin về thị trường lao động nước ngoài, thực hiện chức năng lãnh sự, bảo vệ lợi ích chính đáng của người lao động Việt Nam ở nước ngoài theo pháp luật Việt Nam, luật pháp nước sở tại và luật pháp quốc tế… Bộ Công an phối hợp với Bộ Tư pháp chỉ đạo các cấp triệt để cải cách hành chính trong các thủ tục, đảm bảo thuận lợi, nhanh chóng tránh phiền hà cho người lao động, chuyên gia và tổ chức kinh tế XKLĐ . Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Văn hoá, Bộ Xây dựng, Bộ Công nghiệp, Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn…và chính quyền các cấp theo chức năng của mình đẩy mạnh hoạt động XKLĐ trong phạm vi thuộc Bộ, ngành địa phương mình theo quy định của Nhà nước; chỉ đạo các tổ chức kinh tế XKLĐ tổ chức tốt đời sống văn hoá tinh thần cho người lao động và chuyên gia Việt Nam làm việc ở nước ngoài. 3. Công tác thanh tra, kiểm tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành qui chế và hướng dẫn công tác thanh tra, kiểm tra về xuất khẩu lao động và chuyên gia; tiến hành thanh tra, kiểm tra định kỳ và đột xuất Các Bộ, Ngành, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ quản tăng cường thanh tra, kiểm tra, phát hiện và sử lý vi phạm trong hoạt động xuất khẩu lao động của các doanh nghiệp trực thuộc. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý, thanh tra, kiểm tra hoạt động xuất khẩu lao động trên địa bàn, phát hiện và sử lý kịp thời các hành vi vi phạm liên quan đến xuất khẩu lao động. 3.2.2. Các giải pháp về chính sách 1. Đối với các doanh nghiệp XKLĐ Phải xây dựng cho được một đội ngũ doanh nghiệp XKLĐ mạnh, là đội quân tiên phong trong khâu khai thác thị trường mới, cạnh tranh với các nước XKLĐ khác, tham gia đấu thầu quốc tế làm nền tảng và dọn đường cho đội ngũ doanh nghiệp phía sau thâm nhập thị trường. Muốn vậy phải tập trung đầu tư cho các doanh nghiệp này. Trước mắt, chúng ta cần đầu tư vốn, phương tiện hoạt động, xây dựng bộ máy và đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác XKLĐ có khả năng tiếp cận và tìm kiếm thị trường. Các cơ quan chủ quản và các cơ quan quản lý Nhà nước cần hỗ trợ về vốn và về cán bộ để đầu tư xây dựng các tổ chức kinh tế tham gia vào XKLĐ trở thành các tổ chức kinh tế mạnh, có đủ kinh nghiệm và khả năng cạnh tranh trên thị trường XKLĐ quốc tế, xây dựng một số tổ chức kinh tế thành công ty đấu thầu quốc tế. Ban hành các chính sách ưu đãi với các doanh nghiệp XKLĐ trong các lĩnh vực tài chính, như cho vay với lãi suất thấp, xây dựng chi phí môi giới hoa hồng linh hoạt để tạo thế chủ động cho doanh nghiệp trong việc tìm được hợp đồng XKLĐ. Giao quyền tự chủ cho các doanh nghiệp nghiên cứu thành lập Hiệp hội XKLĐ và chuyên gia để các doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài có sự phối hợp chặt chẽ với nhau và bảo vệ quyền lợi cho nhau trước sự cạnh tranh quốc tế trong lĩnh vực XKLĐ. Nâng cao điều kiện, tiêu chuẩn cấp giấy phép hoạt động cho doanh nghiệp XKLĐ: nâng vốn điều lệ lên 7 tỷ đồng; về cán có ít nhất 7 cán bộ có trình độ đại học kinh tế, pháp luật, ngoại ngữ , doanh nghiệp phải có cơ sở đào tạo qui mô trên 100 học viên nội trú trở lên và dành một phần chi phí cho đào tạo lao động. Các doanh nghiệp tự nâng cao năng lực và khả năng chuyên môn bằng cách tự đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, nhân viên của mình. trong quá trình đào tạo cần bám sát các chỉ tiêu chuẩn đã được xây dựng trước cho từng vị trí công việc để đáp ứng yêu cầu của hoạt động xuất khẩu lao động trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa. Bên cạnh việc nâng cao năng lực của doanh nghiệp, cần phải thu hồi giấy phép đối với các doanh nghiệp hoạt động thiếu năng lực và không có hiệu quả, sáp nhập giải thể các doanh nghiệp có nhiều đầu mối XKLĐ. Xử lý triệt để và nghiêm minh đối với các trường hợp hoạt động phi pháp, tuyển chọn lao động thông qua cò mồi, trung gian gây thiệt hại cho người lao động và xã hội. 2. Đào tạo nguồn lao động xuất khẩu Tăng cường công tác đào tạo, chuẩn bị nguồn lao động đáp ứng yêu cầu của thị trường. Hiện nay nguồn lao động của chúng ta thì nhiều nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu, do vậy cần phải tăng cường công tác đào tạo nguồn XKLĐ. Phải có sự liên kết giữa các doanh nghiệp XKLĐ với các trường đào tạo mới thực hiện được nhiệm vụ này. Các doanh nghiệp XKLĐ là nơi nắm được yêu cầu, điều kiện và tiêu chuẩn lao động của từng hợp đồng, từng nước. Các trường đào tạo có cơ sở vật chất, trang thiết bị và giáo viên để đào tạo lao động. Sự kết hợp này sẽ nâng cao được chất lượng lao động, đáp ứng được yêu cầu của thị trường nước ngoài. Nhà nước có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp đào tạo nguồn lao động xuất khẩu. Kinh nghiệm thế giới đã chỉ rõ với việc chuẩn bị được lực lượng lao động phù hợp, có chất lượng so với yêu cầu quốc gia sẽ có khả năng cạnh tranh và chiếm giữ được thị trường. Chất lượng lao động càng cao thì hiệu quả càng cao. Cho phép sử dụng cơ chế ba bên, Nhà nước - Doanh nghiệp - Người lao động cùng đầu tư để tạo nguồn lao động cho xuất khẩu. Kết hợp đào tạo kỹ thuật với đào tạo ngoại ngữ, phong tục tập quán, kiến thức pháp luật cho lao động. Đây cũng là chính sách đào tạo đội ngũ lao động kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu sử dụng trong nước khắc phục tình trạng thiếu công nhân có kỹ thuật cao đáp ứng yêu cầu quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Sớm biên soạn những chương trình đào tạo chuẩn và tổ chức đào tạo cho người lao động về các lĩnh vực như ngôn ngữ, pháp luật, văn hóa và phong tục tập quán của các nước tiếp nhận lao động Việt Nam, tạo điều kiện cho người lao động nhanh chóng thích nghi với các điều kiện làm việc và sinh hoạt, để có thể làm việc một cách tốt nhất. Mặt khác người lao động cũng tránh được những sai phạm do thiếu hiểu biết trong thời gian đầu để có thể tự tin hơn trong việc khẳng định mình qua công việc. Bộ Lao động - thương binh và Xã hội, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động có trách nhiệm cung cấp thông tin về nhu cầu và tiêu chuẩn lao động của mỗi thị trường, về kế hoạch học nghề, học ngoại ngữ theo yêu cầu của thị trường lao động để định hướng cho chính quyền địa phương và người lao động. 3. Hoàn thiện chính sách về tài chính Chính sách tài chính là đòn bẩy thúc đẩy mở rộng và nâng cao hiệu quả XKLĐ. Trong chính sách tài chính, vấn đề cơ bản cần quan tâm là bảo đảm hài hoà các lợi ích: Lợi ích của người lao động, lợi ích của các tổ chức XKLĐ, lợi ích của Nhà nước và cũng cần chú ý tới lợi ích của chủ thuê lao động. Theo thông tư số 16/2000/TTLT-BTC-BLDTBXH ngày 28/02/2000 thì người lao động khi ra nước ngoài làm việc phải nộp một khoản tiền đặt cọc khá lớn trong tổng số tiền người lao động phải nộp trong 2 năm. Để phù hợp với tình hình thực tế, đồng thời giảm bớt đóng góp của người lao động trước khi đi, nên điều chỉnh mức tối đa tiền đặt cọc của người lao động bằng một lượt vé máy bay và tiến tới sẽ không thu tiền đặt cọc của người lao động. Xuất khẩu lao động là một chiến lược quan trọng, lâu dài nhưng hoạt động này có nhiều rủi ro, mức bồi thường thiệt hại thường là lớn. Với mức trích và nguồn hình thành qũy dự phòng tài chính theo qui định hiện hành chung cho các loại doanh nghiệp là không đáp ứng được yêu cầu của hoạt động XKLĐ và không có nguồn hỗ trợ cho người lao động bị rủi ro. Vì vậy, nhằm hỗ trợ việc mở rộng và phát triển thị trường lao động ngoài nước và khắc phục thiệt hại do rủi ro trong hoạt động XKLĐ chúng ta phải thành lập quỹ hỗ trợ XKLĐ trên cơ sở đóng góp của doanh nghiệp, người lao động và một phần từ ngân sách Nhà nước nhằm hỗ trợ mở rộng thị trường, giải quyết các trường hợp bất khả kháng trước mắt, khuyến khích các doanh nghiệp hình thành các quỹ dự phòng giải quyết rủi ro. Nên phân định rõ và giao các chính sách này cho các cơ quan quản lý chức năng cụ thể như Bộ Văn hoá - Thông tin thực hiện tốt dịch vụ văn hoá tinh thần phục vụ cộng đồng lao động của ta ở nước ngoài, các ngành có liên quan như ngành Hàng không, Thuế, Hải quan cần ban hành các quy chế ưu đãi trong việc làm thủ tục và giá cước đối với sản phẩm dành cho người lao động khi đưa ra nước ngoài phục vụ lao động nước ta. 4. Đối với người lao động Nghiên cứu giảm chi phí cho người lao động; cho người lao động vay tiền để đi làm việc ở nước ngoài; khuyến khích lao động học nghề, học ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của nước ngoài. Quy định mức phí dịch vụ theo thời hạn hợp đồng, doanh nghiệp và người lao động thoả thuận việc thu phí dịch vụ một hoặc nhiều lần. Cần nghiên cứu, ban hành chính sách thuế hợp lý, nên miễn thuế thu nhập cao nhằm đảm bảo và khuyến khích người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Mặt khác, nên sửa đổi bổ sung chế độ bảo hiểm xã hội, cho người lao động tự nguyện tham gia bảo hiểm xã hội trước khi đi chứ không nên bắt buộc đóng bảo hiểm xã hội như hiện nay. Nhà nước cần có chính sách cho người lao động được vay vốn với lãi suất ưu tiên để chi phí cho việc đi nước ngoài làm việc. Xây dựng cơ chế cho vay tín dụng từ các nguồn vốn quốc gia giải quyết việc làm, quỹ xoá đói giảm nghèo và các nguồn khác để cho các đối tượng nghèo và đối tượng chính sách được vay với lãi suất ưu đãi mà không cần phải thế chấp tài sản. Nếu được thì sẽ tạo tâm lý an tâm cho người lao động đi làm việc, chấp hành tốt các quy định ở nước ngoài vì họ không phải lo lắng gì về những khoản vay nợ cá nhân. Tiến hành mở tài khoản cá nhân cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài. Giải pháp này sẽ giải quyết được ba vấn đề: Quản lý và theo dõi được lượng ngoại tệ chuyển vào nước ta, người lao động an tâm khi họ biết được tiền của họ được bảo vệ và chuyển về nước an toàn, giúp đỡ người nhà gặp khó khăn khi họ còn làm việc ở nước ngoài. Nên có chính sách khuyến khích người lao động và chuyên gia làm việc ở nước ngoài dùng thu nhập ở nước ngoài mà họ kiếm được đầu tư vào sản xuất kinh doanh, tư vấn việc làm, đào tạo lại cho người lao động sau khi về nước. Bên cạnh đó với những lao động đã hoàn thành hợp đồng trở về nước khác, cần tạo điều kiện tiếp nhận họ vào làm việc trong các cơ sở sản xuất kinh doanh vì họ có thế mạnh tay nghề, tác phong công nghiệp, ngoại ngữ… Nghiên cứu để ban hành các chính sách thưởng phạt nghiêm minh đối với người lao động tự ý bỏ hợp đồng ra ngoài làm việc làm ảnh hưởng đến hoạt động XKLĐ của đất nước. Có thể đưa ra xử lý theo qui định của pháp luật, đồng thời đưa tin trên phương tiện thông tin để cảnh báo và răn đe đối với trường hợp khác. 3.2.3. Các giải pháp về tổ chức quản lý 1. Hoàn thiện hệ thống quản lý và tổ chức bộ máy cán bộ quản lý Nhà nước về XKLĐ. Để phù hợp với cơ chế thị trường và cải cách nền hành chính quốc gia nhằm tăng cường và nâng cao năng lực của quản lý Nhà nước, hệ thống quản lý XKLĐ cần được đổi mới theo hướng tinh giảm đầu mối trung gian, tập trung chức năng quản lý XKLĐ trong thời gian tới cần bao quát được các nội dung quản lý Nhà nước trong và ngoài nước nhưng bảo đảm tính linh hoạt và năng động. Phân cấp quản lý, làm rõ và tăng cường trách nhiệm của cơ quan chủ quản đối với các doang nghiệp, trách nhiệm của chính quyền địa phương đối với hoạt động tuyển chọn lao động xuất khẩu trên địa bàn.Bộ, ngành, địa phương chủ quản chịu trách nhiệm quản lý hoạt động của doanh nghiệp theo pháp luật; UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm quản lý hoạt động XKLĐ và chuyên gia trên địa bàn. Về cán bộ cần tập trung đào tạo kiến thức kinh tế thị trường, kiến thức Marketing, ngoại ngữ, kiến thức về lao động, luật pháp, đối ngoại mới đủ điều kiện để làm công tác quản lý. 2. Các giải pháp về tổ chức thực hiện và quản lý. Để thực hiện thành công chủ trương và phương hướng XKLĐ của Đảng và Nhà nước, nhằm đẩy mạnh XKLĐ trong thời gian tới, ngoài các giải pháp nêu trên, cơ quan quản lý Nhà nước cần tiến hành một số giải pháp khác để chỉ đạo thống nhất hoạt động XKLĐ, đó là các giải pháp sau: - Xây dựng quy trình XKLĐ riêng biệt. XKLĐ của ta đã tiến hành được gần 20 năm, nhưng chưa có một quy trình tổng quát, thống nhất. Do đó sự phối hợp giữa các ngành, các cấp thiếu đồng bộ, không nhịp nhàng đã ảnh hưởng lớn đến hiệu quả công việc. Quy trình XKLĐ gồm ba giai đoạn: Giai đoạn một là giai đoạn tìm kiếm và ký kết hợp đồng, giai đoạn hai là giai đoạn tuyển chọn và làm thủ tục xuất cảnh, giai đoạn ba là quản lý ở nước ngoài và thanh lý hợp đồng. Trong giai đoạn hai thì việc tiến hành làm thủ tục cho lao động xuất cảnh còn nhiều phiền hà ở các cấp, các ngành thuộc các địa phương đã làm chậm trễ tiến độ xuất cảnh ảnh hưởng không nhỏ tới sự nghiệp XKLĐ. Thậm chí, nhiều khi, phải bỏ cả yêu cầu cung cấp lao động của chủ nước ngoài. - Xây dựng hợp đồng mẫu cho các loại lao động đi làm việc ở nước ngoài. Hợp đồng mẫu là những quy định tối thiểu về điều kiện làm việc, tiền lương, điều kiện ăn ở, bảo hiểm, giải quyết tranh chấp và các điều kiện về bảo đảm nhân phẩm và an ninh. Ban hành hợp đồng mẫu là nhằm bảo vệ các quyền lợi tối thiểu của người lao động khi làm việc ở nước ngoài, tránh sự bóc lột và đối xử phân biệt của chủ đối với lao động - Xây dựng và ban hành mức lương tối thiểu cho từng khu vực thị trường sử dụng lao động Việt Nam. - Xây dựng các chỉ tiêu đánh giá hoạt động của các doanh nghiệp XKLĐ. Đó là một trong các giải pháp góp phần tăng cường quản lý Nhà nước, đưa hoạt động XKLĐ đạt được hiệu quả KT -XH cao. Việc đánh giá hoạt động của các doanh nghiệp XKLĐ hàng năm nhằm xác định khả năng và hiệu quả của XKLĐ, động viên khuyến khích các doanh nghiệp năng động, tìm tòi mọi biện pháp để mở rộng thị trường và kịp thời uốn nắn những sai lệch trong hoạt động XKLĐ của các doanh nghiệp. * * * Từ định hướng mà Đảng và Nhà nước đã đề ra và thực trạng XKLĐ của Việt Nam trong những năm qua, khoá luận đã nêu ra một số các giải pháp nhằm xây dựng lĩnh vực hoạt động XKLĐ nước ta về trước mắt cũng như lâu dài. Các giải pháp này được thể hiện một cách đồng bộ và thống nhất từ cơ chế quản lý, chính sách đến việc tổ chức quản lý, nhằm góp phần vào việc đẩy mạnh hoạt động XKLĐ. Bên cạnh đó đề ra các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn cho XKLĐ trong tương lai. Các định hướng và giải pháp nêu trên được dựa trên cơ sở tham khảo và đánh giá các kiến nghị của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và được xây dựng trên cơ sở trình độ nhận thức của một sinh viên Đại học. Có thể những giải pháp này chưa thật hoàn chỉnh, nhưng người viết mong muốn có thể góp phần sức mình vào sự nghiệp XKLĐ nói riêng và sự nghiệp phát triển kinh tế nói chung của Việt Nam. KẾT LUẬN Xuất khẩu lao động là một hoạt động phổ biến trên thế giới và mang tính KT -XH cao. Hoạt động này sẽ còn tiếp tục phát triển phù hợp với sự phát triển kinh tế của thế giới. Đối với nước ta, con người luôn là một vốn quý, lợi thế, nguồn lực quan trọng nhất của sự phát triển đất nước. Là một quốc gia có đông dân số tạo nên một nguồn nhân lực dồi dào, người Việt Nam cần cù, sáng tạo, có khả năng tiếp thu nhanh khoa học và công nghệ. Trong điều kiện hiện nay nền kinh tế quốc gia còn gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp còn gặp không ít khó khăn lúng túng trong cơ chế thị trường cạnh tranh khốc liệt, ngân sách Nhà nước dành cho đầu tư để tạo mới công ăn việc làm còn rất hạn chế thì việc xuất khẩu lao động trở thành một biện pháp hữu hiệu. Tăng cường xuất khẩu lao động, ngoài mục tiêu giải quyết việc làm có thời hạn cho một bộ phận người lao động, cải thiện đời sống của chính bản thân người lao động và gia đình họ còn thu về cho đất nước một lượng ngoại tệ đáng kể để dáp ứng cho công cuộc đầu tư, xây dựng đất nước, giải quyết căn nguyên chính của hiện tượng đói nghèo và các tệ nạn xã hội phát sinh từ việc thiếu vốn và không có việc làm. Với lợi thế về nhân lực chúng ta hoàn toàn có thể phát triển KT - XH của đất nước thông qua XKLĐ, coi đây như là một thế mạnh của quốc gia. XKLĐ đã và đang đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và giải quyết các nhu cầu xã hội. Chính vì vậy khi chuyển nền kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì việc nghiên cứu lĩnh vực XKLĐ này trở nên một vấn đề phức tạp và cấp bách hiện nay. Chi phí đầu tư ban đầu cho việc XKLĐ không lớn hiệu quả thu được trong thời gian ngắn, người lao động nhanh chóng có việc làm với mức thu nhập cao lại nâng cao được trình độ tay nghề, học được tác phong làm việc công nghiệp. Đó chính là các yếu tố rất cần thiết cho nền sản xuất trong nước phát triển bắt kịp với nhịp độ phát triển của các nền kinh tế trong khu vực cũng như trên toàn thế giới. Ngoài những lợi ích về kinh tế - xã hội việc thực hiện tốt công tác này còn có một ý nghĩa chính trị sâu sắc đó là tăng cường sự hiểu biết đoàn kết gắn bó lẫn nhau giữa dân tộc Việt nam với các dân tộc trên toàn thế giới. Chính vì vậy xuất khẩu lao động là một lĩnh vực được Đảng và Chính phủ quan tâm chỉ đạo và cho phép mọi thành phần kinh tế có khả năng được phép tham gia. Trên cơ sở trình bày một cách khái quát một số vấn đề lý luận chung về XKLĐ, tình hình XKLĐ thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Qua những kinh nghiệm của các quốc gia khác trong cùng khu vực, nghiên cứu thực trạng và đề ra các giải pháp của nước ta trong những năm tới. Khóa luận này đã tiến hành nghiên cứu thực trạng, phân tích đánh giá hoạt động XKLĐ của Việt Nam giai đoạn từ 1991 đến nay và đưa ra được những giải pháp thiết thực về những vấn đề mà trong lý luận và thực tiễn XKLĐ của nước ta còn đang vướng mắc. Từ việc phân tích, đánh giá và so sánh để rút ta được các bài học kinh nghiệm, qua khoá luận này, tôi mong mình có thể đóng góp một phần ý kiến vào công cuộc nghiên cứu đối với lĩnh vực đang được ưu tiên hiện nay của nước ta. PHỤ LỤC 1 DI CƯ LAO ĐỘNG KHÔNG THEO HỢP ĐỒNG TẠI CÁC QUỐC GIA CHÂU Á Số T T Lao động đi từ nước Thị trường tiếp nhận lao động Cộng Nhật Hàn Quốc Đài Loan Malaysia Thái Lan 1 Bănglađes 5.864 6.939 - 246.400 - 259.203 2 Campuchia - - - - 81.000 81.000 3 Trung Quốc 38.957 53.429 - - - 92.386 4 Indonêsia - 1.013 2.700 475.200 - 478.913 5 Hàn Quốc 52.854 - - - - 52.854 6 Malaysia 10.926 - 400 - - 11.326 7 Mianma 5.957 - - 25.600 810.000 841.557 8 Pakistan 4.766 3.350 - 12.000 - 20.116 9 Philipin 42.627 6.302 5.150 7.600 - 61.679 10 Đài Loan 9.403 - - - - 9.403 11 Thái Lan 38.191 2.528 6.000 8.000 - 54.719 12 Việt Nam - 3.181 - - - 3.181 13 Khác 72.242 18.285 5.750 23.000 109.000 207.577 Cộng 281.157 95.617 20.000 800.000 1.000.000 2.173.914 Nguồn: Cục quản lý lao động với nước ngoài PHỤ LỤC 2 NHÂN KHẨU NAM - NỮ TỪ 15 TUỔI TRỞ LÊN TRONG CẢ NƯỚC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ THƯỜNG XUYÊN CHIA THEO TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN. Trình độ chuyên môn 1996 1997 1998 Tổng số Nam Nữ Tổng số Nam Nữ Tổng số Nam Nữ Tổng số (1000 người) 35.867 17715 18152 36296 18144 18152 37409 18688 18751 Không có chuyên môn 31452 15059 16393 31838 15490 16348 32431 15750 16681 Sơ cấp 637 313 324 546 268 278 545 259 286 Công nhân kỹ thuật không bàng 762 508 254 848 557 291 968 649 319 Công nhân kỹ thuật có bằng 810 688 122 742 628 114 808 686 122 Trung học chuyên nghiệp 1378 663 715 1380 657 723 1517 696 821 Cao đẳng và đại học 816 474 342 910 519 319 1110 628 482 Trên Đại học 12 10 2 17 14 3 30 20 10 Khác 0 0 0 15 11 4 0 0 0 Nguồn: Số liệu của Tổng cục Thống kê PHỤ LỤC 3 CƠ CẤU NGÀNH CỦA NỀN KINH TẾ THEO GDP VÀ LAO ĐỘNG Đơn vị tính: % 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 1.NÔNG NGHIỆP GDP 40,6 33,9 29,9 28,7 28,4 27,1 25,8 25,8 25,4 24,2 LAO ĐỘNG 72,6 72,9 73,0 72,8 69,7 69,2 69,0 63,5 63,7 62,6 2. CÔNG NGHIỆP GDP 23,8 27,3 28,9 29,6 29,9 30,7 32,0 32,5 34,5 36,9 LAO ĐỘNG 13,6 13,5 13,4 13,6 13,3 12,9 12,5 11,9 12,4 13,2 3. DỊCH VỤ GDP 35,7 38,8 41,2 41,7 41,7 42,1 42,2 41,7 40,0 39,0 LAO ĐỘNG 13,8 13,6 13,6 13,6 17,0 17,8 18,5 24,5 23,9 24,3 Nguồn: Số liệu của Tổng cục Thống kê PHỤ LỤC 4 NHÂN KHẨU NAM NỮ TỪ 15 TUỔI TRỞ LÊN Ở NÔNG THÔN CÓ VIỆC LÀM THƯỜNG XUYÊN CHIA THEO NHÓM NGÀNH KINH TẾ Đơn vị tính: 1000 người Ngành kinh tế 1996 1997 Tổng số Nam Nữ Tổng số Nam Nữ Tổng số 28443 13901 14542 27858 13775 14083 Nông lâm ngư nhiệp 23221 11170 12051 21752 10622 11130 Công nghiệp và xây dựng 1942 1172 770 1910 974 936 Dịch vụ 3280 1559 1721 4196 2179 2017 Nguồn: Số liệu của Tổng Cục Thống kê PHỤ LỤC 5 LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI Ở ĐÀI LOAN THÁNG 10/2002 (Số lượng lao động ) Quốc gia Số lao động có mặt 9/2002 Tăng, giảm so với 9/2001 Thái Lan 119.675 -16.485 Philippine 67.908 -12.098 Indonesia 97.359 +5.965 Việt Nam 22.599 +10.975 Malaysia 26 -30 (Cơ cấu lao động phân theo quốc gia và một số lĩnh vực chính tháng /2002) Nghề Tổng số Inđônêxia Malaysia Philippin Thái Lan Việt Nam Thuyền viên 2.494 815 - 601 14 1.064 KHC và GVGĐ 118.183 85.213 2 20.038 2.841 10.089 Nguồn: Tạp chí việc làm ngoài nước số 5/2002 CÁC NGHỀ VÀ KHU VỰC KHÔNG ĐƯA NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀ M VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI (Ban hành kèm theo thông tư số 28/1999/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 11 năm 1999 của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội) I - NGHỀ: - Nghề vũ nữ, ca sỹ, masage tại các nhà hàng, khách sạn hoặc các trung tâm giải trí đối với lao động nữ; - Công việc phải tiếp xúc với chất nổ, chất độc hại trong luyện quặng kim loại màu (đồng, chì, thuỷ ngân, kẽm), dọn rác vệ sinh, tiếp xúc thường xuyên với mangan, điôxýt thuỷ ngân; - Công việc phải tiếp xúc với nguồn phóng xạ hở, khai thác quặng phóng xạ các loại; - Công việc sản xuất, bao gói hoặc phải tiếp xúc thường xuyên với các hoá chất axit natric, natri sunfat, disunfua cacbon, các loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ diệt chuột, sát trùng chống mối mọt có tính độc mạnh; - Những công việc săn bắt thú dữ, cá sấu, cá mập; - Những công việc phải điều trị hoặc trực tiếp phục vụ bệnh nhân các bệnh xã hội như: Phong (hủi), HIV, những công việc mổ tử thi, liệm, mai táng, thiêu xác người chết, bốc mồ mả. II- KHU VỰC: - Đang có chiến sự hoặc có nguy cơ xảy ra chiến sự; - Bị bệnh xạ, nhiễm độc. III- Đối với một số nghề như phục vụ gia đình, dịch vụ trên các tàu biển du lịch đối với lao động nữ, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại khác và một số khu vực có tính chất phức tạp, trước khi ký hợp đồng đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, các doanh nghiệp phải báo cáo với Bộ Lao động - Thương binh và xã hội. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Một số thị trường lao động ngoài nước, Cục quản lý lao động với nước ngoài, 2001 2. Chính sách di cư quốc tế, Liên hợp quốc, 1998. 3. CIEM - Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW, Lao động, việc làm và thu nhập, Kinh tế Việt Nam, 2000. 4. Dự thảo: Chiến lược ổn định và phát triển KT - XH của nước ta đến năm 2000, Nhà xuất bản Sự thật Hà Nội,1990. 5. Đề án đẩy mạnh XKLĐ và chuyên gia giai đoạn 1998 - 2010, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, ngày 24/8/1998. 6. Lê Trung, Nhìn lại vấn đề việc làm sau 15 năm đổi mới, Tạp chí Thông tin thị trường lao động, số 1/2001. 7. TS. Linh Anh, Luật bảo hiểm xã hội và việc áp áp dụng đối với người đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, Tạp chí việc làm ngoài nước, Cục quản lý lao động với nước ngoài, số 2/2002. 8. Manuel Imson, Kinh nghiệm của Philipin trong tìm kiếm việc làm nước ngoài, Tạp chí Việc làm nước ngoài, Cục quản lý lao động với nước ngoài, số 4/2000 9. Niên giám thống kê 2000, Nhà xuất bản Thống kê. 10. TS. Trần Văn Hằng, Xuất khẩu lao động cơ hội và thách thức, Tạp chí việc làm ngoài nước, Cục quản lý lao động với nước ngoài, số 3/2002. 11. Nghị định số 370/ HĐBT ngày 9/11/1991 của Hội Đồng Bộ trưởng. 12. Nghị định số 07/CP ngày 20/1/1995 của Chính phủ. 13. Nghị định số 152/1999/NĐ-CP ngày 20/9/1999 của Chính phủ quy định việc người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. 14. Nguyễn Ngọc Quỳnh, Thị trường XKLĐ và một vài suy nghĩ về mở rộng thị trường, Tạp chí Việc làm nước ngoài, Cục quản lý lao động với nước ngoài, số 3/2000. 15. TS. Cao Văn Sâm, Một vài suy nghĩ về đào tạo nguồn nhân lực có kỹ thuật cho XKLĐ, Tạp chí việc làm ngoài nước, Cục quản lý lao động với nước ngoài, số 3/2002. 16. Nguyễn Xuân Lưu, Những thuận lợi khó khăn trong việc hội nhập và cạnh tranh trên thị trường lao động quốc tế, Tạp chí Việc làm nước ngoài, Cục quản lý lao động với nước ngoài, số 2/2000. 17. Paul R.Krugman và Maurice Obstfeld, Kinh tế học quốc tế lý thuyết và chính sách, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 1996. 18. PGS. TS Phạm Đức Thành và TS Mai Quốc Chánh, Kinh tế lao động, trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Nhà xuất bản Giáo dục, 1998. 19. Lâm Hà, Cung ứng lao động sang làm việc tại Malaysia trong những tháng đầu thực hiện, Tạp chí việc làm ngoài nước, Cục quản lý lao động với nước ngoài, số 3/2002. 20. Phan Thị Bé, Xây dựng cơ chế tài chính phù hợp với lao động XKLĐ, Tạp chí Việc làm nước ngoài, Cục quản lý lao động với nước ngoài, số 6/1999. 21. Trần Thị Thanh Bình, Qua 3 năm đưa lao động Việt Nam sang làm việc tại Đài Loan, Tạp chí việc làm ngoài nước, Cục quản lý lao động với nước ngoài, số 6/2002. 22. Phạm Đỗ Nhật Tân, Thị trường XKLĐ tại Trung Đông thực trạng và định hướng, Tạp chí việc làm ngoài nước, Cục quản lý lao động với nước ngoài, số 4/2002. 23. Thông báo kết quả hội nghị toàn quốc về XKLĐ, Tạp chí Việc làm nước ngoài, Cục quản lý lao động với nước ngoài, số 3/2000. 24. ThS. Nguyễn Lương Phương, Những định hướng và giải pháp nhằm đẩy mạnh XKLĐ trong tình hình mới, Tạp chí Việc làm nước ngoài, Cục quản lý lao động với nước ngoài, số 6/2000. 25. Tin kinh tế ngày 16/9/2000, Tình hình lao động ở Châu Á, Tạp chí Việc Làm nước ngoài, Cục quản lý lao động với nước ngoài, số 5/2000. 26. Mô hình liên kết giữa chính quyền địa phương với doanh nghiệp XKLĐ trong việc chuẩn bị tạo nguồn và tuyển chọn lao động đi Malaysia. 27. TS. Cao Văn Sâm, Tăng cường đào tạo ngoại ngữ cho lao động xuất khẩu và chuyên gia , Tạp chí Việc làm với nước ngoài, Cục quản lý lao động với nước ngoài, số 1/2001. 28. TS. Phạm Đỗ Nhật Tân, Thị trường lao động ngoài nước. Thực trạng và giải pháp ổn định, phát triển thị trường, Tạp chí Việc làm nước ngoài, Cục quản lý lao động với nước ngoài, số 6/2000. 29. TS. Trần Văn Hằng, Hoạt động XKLĐ và chuyên gia năm 2000. Nhiệm vụ và định hướng công tác năm 2001, Tạp chí Việc làm ngoài nước, Cục quản lý lao động với nước ngoài, số 6/1999. 30. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, 1996. Lần thứ IX, 2001.  31. Viện chiến lược phát triển, Cơ sở khoa học của một số vấn đề trong chiến lược phát triển KT -XH Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001. 32. TS. Trần Văn Hằng, XKLĐ thị trường lao động và chuyên gia 2000-2001 và chủ trương, phương hướng đến 2005, Tạp chí việc làm ngoài nước, Cục quản lý lao động với nước ngoài, số 1/2002. 33. TS. Trần Văn Hằng, Đào tạo nghề-đáp ứng nhu cầu nhân lực có kỹ thuật cho công tác XKLĐ, Tạp chí việc làm ngoài nước, Cục quản lý lao động với nước ngoài, số 2/2002. 34. Huyền Tím, Xuất khẩu lao động - cạnh tranh gay gắt, Tạp chí việc làm ngoài nước, Cục quản lý lao động với nước ngoài, số 2/2002. 35. Huyền Tím, Xuất khẩu lao động 2002,đối sách cụ thể cho từng thị trường, Tạp chí việc làm ngoài nước, Cục quản lý lao động với nước ngoài, số 3/2002. 36. Đào Đông Hải, Tu nghiệp sinh Việt Nam tại Nhật Bản, Hàn Quốc: Tồn tại và giải pháp, Tạp chí việc làm ngoài nước, Cục quản lý lao động với nước ngoài, số 4/2002. 37. Nguyễn Bá Hải, Thị trường lao động Malaysia qua thời gian thí điểm, Tạp chí việc làm ngoài nước, Cục quản lý lao động với nước ngoài, số 6/2002. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc8387.doc
Tài liệu liên quan