Áp dụng một số phương pháp thống kê phân tích sự biến động trong sản xuất của ngành công nghiệp ở Việt Nam

Mở đầu I. Sự cần thiết của đề tài: Hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) được áp dụng ở các nước có nền kinh tế thị trường trên toàn thế giới. Đối với Việt Nam, do những yêu cầu cấp bách của thực tiễn, chính phủ đã quyết định sử dụng hệ thống này (CAN) thay cho hệ thống bảng cân đối kế toán (MPS). Việc vận dụng hệ thống SNA ở Việt Nam là một vấn đề phức tạp. Trong đó việc phân tích các chỉ tiêu trong hệ thống này còn gặp nhiều khó khăn. ở Việt Nam hiện nay, phát triển nền kinh tế thị trường the

doc51 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1349 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Áp dụng một số phương pháp thống kê phân tích sự biến động trong sản xuất của ngành công nghiệp ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o định hướng XHCN dưới sự chỉ đạo của Nhà nước cũng đồng nghĩa với việc phát triển mạnh mẽ mọi ngành nghề. Trong đó công nghiệp đang trở thành một ngành mũi nhọn với tỷ trọng đóng góp chung trong nền kinh tế chiếm mức lớn. Xuất phát từ mục đích muốn có một cái nhìn sâu sắc rõ net về sự phát triển của ngành công nghiệp Việt Nam trong giai đoạn 1995-2002 và áp dụng một số phương pháp thống kê đã được học kết hợp với nguyên tắc tính theo hệ thống tài khoản quốc gia SNA, tôi đã chọn đề tài: "áp dụng một số phương pháp thống kê phân tích sự biến động trong sản xuất của ngành công nghiệp ở Việt Nam" II. Nội dung nghiên cứu: Với mục đích nêu trên đề tài tập trung chủ yếu giải quyết một số vấn đề sau: - Khái quát hoá hệ thống tài khoản quốc gia (CAN) áp dụng ở Việt Nam - Vận dụng của một số phương pháp thống kê để xây dựng các mô hình phân tích sự biến động trong sản xuất của ngành công nghiệp. III. Đối tượng nghiên cứu của đề tài: - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các kết quả cuối cùng trong quá trình sản xuất của các chỉ tiêu sử dụng nghiên cứu biến động trong sản xuất của ngành công nghiệp. - Đề tài giới hạn nghiên cứu biến động sản xuất ngành công nghiệp qua thời gian (1995-2002) và xét trong phạm vi toàn quốc. Chương II Sơ lược về khái niệm, nội dung, phương pháp tính của các chỉ tiêu kinh tế hệ thống tài khoản SNA đang được áp dụng tại Việt Nam I. Những vấn đề cơ bản về hệ thống tài khoản quốc gia Hệ thống tài khoản quốc gia (The system of National Accounts - SNA) là một hệ thống các chỉ tiêu Kinh tế tổng hợp được cấu trúc thành các tài khoản hoặc các bảng cân đối Kinh tế tổng hợp cho phạm vi cả nước, vùng lãnh thổ. - Nhằm phản ánh kết quả cho các nhu cầu sản xuất, hiệu quả sản xuất tổng hợp và quá trình sử dụng kết quả đó cho các nhu cầu sản xuất, tiêu dùng cuối cùng, tích lũy tài sản, xuất khẩu… phản ánh qúa trình phân phối, phân phối lại thu nhập giữa các thành viên thuộc từng ngành từng thành phần, khu vực thể chế trong nước và giữa trong nước với nước ngoài. -Phản ánh các quan hệ tỷ lệ quan trọng của nền kinh tế, mối quan hệ giữa các ngành kinh tế trong quá trình sản xuất và sử dụng sản phẩm, mối quan hệ kinh tế và thanh toán giữa trong nước và nước ngoài… nhằm phục vụ cho yêu cầu quản lý kinh tế vĩ mô của Đảng và Nhà nước các cấp trong từng thời kỳ khác nhau. - Hệ thống tài khoản quốc gia gồm các tài khoản chủ yếu được lập cho cả nước về từng vùng lãnh thổ. 1. Tài khoản xuất 2. Tài khoản thu nhập và chi tiêu 3. Tài khoản vốn Tài chính 4. Tài khoản quan hệ kinh tế với nước ngoài 5. Bảng cân đối liên ngành (bảng vào ra, I/O) 6. Ma trận sản xuất Xã HẫI (SAM) 7. Bảng tổng kết Tài sản 1.1. Hoạt động sản xuất Xã HẫI Theo quan niệm của hệ thống tài khoản quốc gia (SNA), hoạt động sản xuất Xã HẫI có những đặc điểm chủ yếu sau: - Bao gồm hoạt động của con người trong tất cả các lĩnh vực sản xuất ra của cải vật chất và dịch vụ kể cả những hoạt động sản xuất không chính thức và dịch vụ nhà ở tự có tự ở của hệ gia đình (được quy ước coi như là hoạt động sản xuất) - Như vậy, kết quả của hoạt động sản xuất XH được thể hiện dưới hai hình thức: + Sản phẩm vật chất (như: sản phẩm các ngành nông nghiệp; lâm nghiệp; thủy sản; công nghiệp xây dựng) + Sản phẩm dịch vụ (như: vận tải, thương nghiệp, Quản lý Nhà nước, sự nghiệp, dịch vụ tiền tệ, dịch vụ phục vụ cá nhân cộng đồng…) -> Những sản phẩm vật chất và dịch vụ đó có thể bán trên thị trường và không bán lên thị trường. - Phần lớn các nước quy định một số hoạt động của con người không coi là hoạt động sản xuất như: Hoạt động tự phụcvụ cho mình như:tự may vá quần áo, tự sửa chữa đồ dùng trong nhà… Hoạtđộng quốc cấm như: đánh bạc, chơi hụi, mãi dâm… 1.2. Lãnh trổ kinh tế , đơn vị thường trú: Lãnh thổ kinh tế của một quốc gia bao gồm các đơn vị hoạt động sẳn xuất kinh doanh dưới hình thức một tổ chức cá nhân, hộ gia đình thường trú. Còn các đơn vị sản xuất kinh doanh dưới hình thức một tổ chức cá nhân, hộ gia đìnhkhông thường trú, không thuộclãnh thổ kinh tếcủa quốc gia, mà thuộc nước ngoài. Như vậy xác định mối quan hệ giao dịch kinh tế giữa một quốc gia với phần còn lại của thế giới về thực chất là xác định mối quan hệ giao dịch kinh tế giữa các đơn vị thường trú và không thường trú Đơn vị không thường trú: _ Đơn vị thường trú cuat một quốc gia là các đơn vị kinh tế: Có trung tâm lợi ích kinh tế trên lãnh thổ đơn vị đó Đã thực tế hoạt động trên lãnh thổ đó từ một năm trở lên Tuân thủ pháp luật trên lãnh thổ quốc gia đó Các trường hợp ngoại lệ: các tổ chức quân sự và ngoại giao các nước( quốc gia) A ở nước ngoài luôn là đơn vị thường trúcủa nước ( quốc gia A - Được coi là các đơn vị không thường trú là các đơn vị kinh tế không phải là( không được coi là ) đơn vị thường trú của nước nghiên cứu _ Các chỉ tiêu kinh tế thuộc hệ thống tài khoản SNA thường được tính theo lãnh thổ kinh tế, tức là đơn cị thường trú 1.3. Nền kinh tế quốc dân Nền kinh tế quốc dân là toàn bộ các đơn vị kinh tế hay chủ thể kinh tế có chức năng hoạt động khác nhau, tồn tại trong mối quan hệ mật thiết với nhau được hình thành trong một giai đoạn lịch sử nhất định 1.4. Phân ngành kinh tế quốc dân _ Căn cứ vào chức năng hoạt động chủ yếu của các đơn vị sẳn xuất kinh doanh để phân ra các ngành kinh tế quốc dân khác nhau - phân ngành kinh tế quốc dân thống nhất , khoa học và đúng đắn có tác dụng rất lớn trong việc nghiên cứu cơ cấu kinh tế _ theo nghị định của chính phủ 75CP ngày 27/10/1993 để phân thành 20 ngành kinh tế cấp 1, 60 ngành kinh tế cấp 2, 159 ngành kinh tế cấp 3, 299 ngành kinh tế cấp 4 -Theo quy định của thống kê liên hợp quốc thì các ngành kinh tế được gộp thành 3 khu vực: 1. Nông nghiệp, lâm nghiệp 2. Thủy sản 3. Khai thác mor + Khu vực II: Gồm các ngành: 4. Công nghiệp chế biến 5. Xây dựng + Khu vực III: Gồm các ngành 6. Sản xuất và phân phối điện, nước, khí đốt 7. Thương nghiệp và sửa chữa xe động cơ và đồ dùng cá nhân 8. Khách sạn nhà hàng 9. Vận tải, kho bãi về thông tin liên lạc 10. Tài chính tín dụng, bảo hiểm 11. Hoạt động khoa học công nghệ 12. Hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn (kể cả dịch vụ nhà ở của dân cư và nhà làm việc của cơ quan) 13. QLNN, ANQP, bảo đảm Xã HẫI 14. Giáo dục và đào tạo 15. Y tế và hoạt động cứu trợ Xã HẫI 16. Hoạt động văn hóa thể thao 17. Hoạt động Đảng, đoàn thể, hiệp hội 18. Hoạt động làm thuê công việc gia đình trong các hộ tư nhân 20. Hoạt động các tổ chức và đoàn thể quốc tế ở Việt Nam có một số quyết định khác với LHQ là: ngành khai thác mỏ (số 3) đưa xuống khu vực II ngành sản xuất và phân phối điện, nước, khí đốt đưa lên khu vực II. Vì vậy khi so sánh Kinh tế Việt Nam với các nước trên Thế Giới cần phải chuyển đổi cho thống nhất - Căn cứ vào các chức năng hoạt động của doanh nghiệp hạch toán Kinh tế độc lập, nguồn kinh phí cho các hoạt động phân thành các khu vực thể chế khác nhau: 1.5 Khu vực thể chế 1. Khu vực thể chế dịch vụ Nhà nước: Bao gồm các đơn vị hoạt động quản lý Nhà nước, nghiên cứu khoa học, hoạt sự nghiệp Đảng, đoàn thể. Nguồn kinh tế của các hoạt động trên lấy từ Ngân sách Nhà nước để chi tiêu. 2. Khu vực thể chế phi tài chính: Bao gồm các doanh nghiệp (Không kể kinh tế cá thể, hộ gia đình) sản xuất ra của cải vật chất và dịch vụ, nguồn kinh phí lấy từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. 3. Khu vực thể chế tài chính Bao gồm các doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, tài chính, bảo hiểm. Nguồn kinh phí lấy từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. 4. Khu vực thể chế vô vị lợi (không vì lợi): Bao gồm các tổ chức đơnvị hoạt động dịch vụ, phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình. Nguồn kinh phí lấy từ đóng góp tự nguyện của các thành viên trong các tổ chức. 5. Khu vực thể chế hệ gia đình Gồm sản xuất cá thể và kinh tế hệ gia đình 6.Khu vực thể chế nước ngoài: Phần còn lại của thế giới: 1.6. Phân bổ theo vùng, lãnh thổ: Phân tổ nền kinh tế quốc dân theo vùng, lãnh thổ là việc căn cứ vào đặc điểm địa lý, tự nhiên, quản lý hành chính , kinh tế - xã hội ... để chia quốc gia thành nhiều vùng lãnh thổ với các đặc điểm riêng biệt. Việc phân tổ theo vùng, lãnh thổ kinh tế có vai trò đặc biệt quan trong trong việc hoạch định chính sách, tìm hướng đầu tư và phát triển cho từng vùng, lãnh thoỏ nói riêng và cho toàn bộ nền KTQD nói chung. Dựa theo các số liệu thống kê thu được từ mỗi vùng, lãnh thổ kinh tế giúp ta có thể so sánh sự tăng trưởng riêng của mỗi vùng. Xem xét cơ cấu đóng góp riêng của từng vùng, lãnh thổ để thấy được sự phát triển mạnh mẽ đó, còn những vùng chưa phát triển cũng nhờ đó mà tìm được kinh nghiệm cho mình mà đạt ra các chính sách, biện pháp trong tương lai. Từ đó tào đà phát triển cho vùng mình làm cho các vùng, lãnh thổ phát triển đồng đều nhau. ở Việt Nam hiện nay, toàn bộ nền KTQD được phân thành 8 vùng kinh tế: Vùng I: Đồng bằng Sông Hồng (gồ 9 tỉnh, thành phố). Vùng II: Đông Bắc và trung du Bắc Bộ (gồm 13 tỉnh, thành phố) Vùng III: Tây Bắc (gồm 3 tỉnh, thành phố) Vùng IV: Bắc Trung Bộ (Khu bốn cũ (gồm 6 tỉnh, thành phố)). Vùng V: Duyên hải miền Trung (gồm 6 tỉnh, thành phố) Vùng VI: Tây Nguyên (gồm 3 tỉnh, thành phố) Vùng VII: Đông Nam Bộ (gồm 9 tỉnh, thành phố) Vùng VIII: Đồng Bằng Sông Cửu Long (gồm 12 tỉnh, thành phố) 1.7 Phân tổ theo thành phần kinh tế: Phân tổ nền KTQD theo thành phần kinh tế là căn cứ vào chế độ sở hữu đối với tư liệu sản xuất chủ yếu và hình thức tổ chức sản xuất để sắp xếp các đơn vị hay chủ thể kinh tế thành từng nhóm khác nhau. Đối với SNA của liên hợp quốc không sử dụng phàn tổ này nhưng ở một số nước trong đó có Việt Nam lại có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. ở nước ta áp dụng phát triển nền kinh tế đa thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng XHCN. Do vậy, việc phân bổ theo thành phần Kinh tế đáp ứng yêu cầu khách quan của quản lý Kinh tế vĩ mô, là cơ sở để hoạch định các chính sách Kinh tế - Xã Hội, tạo khuyến khích phát triển Kinh tế nhiều thành phần. Hiện nay ở Việt Nam có các thành phần Kinh tế sau: 1. Kinh tế Nhà nước 2. Kinh tế tập thể 3. Kinh tế cá thể, tiểu chủ 4. Kinh tế tư bản Nhà nước 5. Kinh tế tư bản tư nhân 6. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 1.8. Về vấn đề giá cả: Chỉ tiêu GTSX, TSPTN được tính theo 2 loại giá thực tế và giá so sánh năm gốc a. Giá thực tế có 3 loại: - Giá cơ bản: Giá trị sản xuất của ngành hay một sản phẩm (theo quá trình cơ bản) = Chi phí sản xuất trong năm của ngành hay sản phẩm + Lợi tức của ngành hay sản phẩm Đối với hàng hoá là sản phẩm vật chất, sản phẩm dịch vụ nhập khẩu coi như FOB là giá cơ bản - Giá người sản xuất: Giá trị sản xuất của ngành hay một sản phẩm (theo giá của người sản xuất) = Giá trị sản xuất của ngành hay sản phẩm (theo giá cơ bản) + Thuế hàng hoá của ngành hay một sản phẩm - Giá sử dụng cuối cùng: Giá trị sản xuất của ngành hay một sản phẩm (theo giá SDCC) = Giá trị sản xuất của ngành hay sản phẩm (theo giá cơ bản) + Thuế hàng hoá của ngành hay một sản phẩm + Giá trị của sản phẩm tăng thêm trong lưu thông - Nếu đứng trên góc độ nền KTQD, 3 loại giá trị trên được biểu hiện như sau: Giá cơ bản = Giá thành (chi phí sản xuất) + Lợi tức thực hiện Giá sản xuất = Giá cơ bản + Thuế hàng hoá Giá SDCC = Gía sản xuất + Chi phí lưu thông Tổng giá trị sản xuất theo giá sử dụng cuối cùng = Tổn GTSX của những ngành sản xuất ra SPVC và dịch vụ (theo giá cơ bản) + Thuê hàng hoá của những ngành sản xuất ra SPVC và dịch vụ + Giá trị sản xuất những ngành lưu thông (thương nghiệp, vận tải hàng hoá) Trong thực tế của công tác Thống kê Việt Nam từ trước đến nay, chỉ tiêu giá trị, giá trị sản lượng thuần tuý trước đây, giá trị tăng thêm hiện nay của từng ngành Kinh tế thường được xác định theo giá cả xuất, còn tính theo giá cơ bản không được áp dụng thường xuyên trừ khi lập bảng Vào - Ra. b. Giá so sánh năm gốc - Thực chất tính các chỉ tiêu theo giá so sánh năm gốc là tính chuyển các chỉ tiêu theo giá thực tế năm báo cáo về giá trị thực tế của năm chọn làm gốc. - Phương pháp tính theo giá so sánh năm gốc chủ yếu dựa vào hệ thống chỉ số giá năm báo cáo so với năm gốc tương ứng với từng ngành Kinh tế. - Các chỉ tiêu năm báo cáo theo gí sao sánh năm gốc đã loại trừ được yếu tố biến động giá nhằm phản ánh nhịp độ tăng của các chỉ tiêu theo thời gian và chỉ số giảm phát của nó qua các năm. - Trong thực tế của công tác Thống kê Việt Nam, ngoài khái niệm giá so sánh năm gốc còn có khái niệm giá cố định. II. Những vấn đề chung về các chỉ tiêu sử dụng phân tích: 2.1. Tổng giá trị sản xuất - Là chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất toàn bộ của các hoạt động sản xuất trong nền Kinh tế từng thời kỳ. - Tổng giá trị sản xuất (Tổng GTSX) được xác định bằng tổng cộng GTSX của từng ngành Kinh tế, thành phần Kinh tế. - Tổng gí trị sản xuất bao gồm toàn bộ giá trị của các yếu tố chi phí trung gian và giá trị mới tăng thêm. Tổng GTSX được sử dụng cho nhu cầu sản xuất, cho TDCC, cho TLTS và xuất khẩu ra nước ngoài. - Tổng GTSX của toàn bộ nền Kinh tế đã tính trung giữa các ngành phần chi phí trung gian. Mức độ trùng lặp của tổng giá trị sản xuất phụ thuộc vào mức độ chi tiết của phân ngành KTQD. Nghĩa là càng phân ngành Kinh tế chi tiết, thì mức độ tính trùng chi phí trung gian giữa các ngành càng cao, vì vậy tổng giá trị sản xuất càng lớn. Tổng giá trị sản xuất của nền kinh tế bao giờ cũng được tính theo giá sử dụng cuối ucùng. Bời vì GTSX của từng ngành kinh tê mặc dù tính theo giá sản xuất nhưng trong đó đã bao gồm GTSX của hai ngành vận tải, thương nghiệp khi ta cộng toàn bộ GTSX cuả các ngành kinh tế thì chúng được xác định theo giá sử dụng cuối cùng. Để xác định chỉ tiêu tổng GTSX của nền kinh tế, phải tính GTSX của từng ngành kinh tế theo giá trị sản xuất rồi cộng lại. Phương pháp tính giá trị sản xuất của mỗi ngành kinh tế khác nhau, tuỳ theo đặc điểm sản xuất, cơ sở nguồn thông tin. VD. Giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản = Sản lượng sản xuất trong kỳ * Đơn giá sản xuất bình quân trong thời kỳ Giá trị sản xuất (ngành công nghiệp xâuy dựng, các ngành kinh doanh dịch vụ, vận tải, bưu đienẹ, địch vụ phục vụ cá nhân, cộng đồng, khách sạn, nhà hàng, dịch vụ kinh doanh bất động sản, tư vấn = Doanh thu thuần trong kỳ + Thuế VAT, thuế tiêu thu đặc biệt, thuế xuất khẩu phát sinh trong kỳ + Chênh lệch sản phẩm dở dang thành phẩm tồn kho (cuối kỳ - đầu kỳ) Giá trị sản xuất ngành thương nghiệp = Doanh thu thuần trong kỳ + Thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuất xuất khẩu phát sinh trong kỳ - Trị giá vốn hàng bán ra Giá trị sản xuất ngành bảo hiểm = Thu do bán bảo hiểm + Chi trả bồi thường bảo hiểm + Lợi tức thu được do đầu tư quỹ dự phòng bảo hiểm vào sản xuất kinh doanh tiền tệ 2.2 Chi phí trung gian _ IC Chi phí trung gian bao gồm toàn bộ chi phí về sản phẩm vật chất và dịch vụ cho sản xuất. Trong chi phí trung gian không bao gồm khấu hao tài sản cố định, chi phí trung gian bao gồm các yếu tố sau: - Chi phí vật liệu Nguyên vật liệu chính, phụ, nhiên liệu, điên, nước, khi đốt, chi phí công cụ sản xuất nhỏ, vật rẻ tiền mau hỏng… - Chi phí dịch vụ Vận tải, thương nghiệp, sửa chữa tư liệu sinh hoạt, bảo hiểm, pháp lý, quảng cáo, tư vấn… Chi phí trung gian khác với tiêu hao vật chất là không bao gồm khấu hao tài sản cố định, nhưng lại tính thêm phần chi phí dịch vụ cho hoạt động sản xuất. 2.3 Giá trị tăng thêm VA - Là một bộ phận cấu thành của GO. VA phản ánh kết quả sản xuất mới tăng hêm trong từng doanh nghiệp, từng ngành kinh tế và toàn bộ nền kinh tế trong mỗi thời kỳ. - Giá trị tăng thêm của toàn bộ nền kinh tế được xác định cho cả nước và cho từng vùng lãnh thổ và bằng tổng giá trị tăng thêm các ngành kinh tế và thành phần kinh tế. - Giá trị tăng của từng ngành kinh tế bao gồm: + Thu nhập của người sản xuất như tiền lương, tiền công, trích nộp BHXH, BHYT, nộp công đoàn cấp trên, thu nhập khác ngoài lương, tiền công. + Thuế sản xuất bao gồm: thuế hàng hoá (không bao gồm thuế nhập khẩu)thuế sản xuất và fí (coi như thuế) khác. Thuế sản xuất không bao gồm thuế trực thu như: Thuế thu nhập, thuế lợi tức doanh nghiệp… + Khấu hao tài sản cố định + Giá trị thặng dư + Thu nhập hỗn hợp 2.4 Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) - Tổng sản phẩm quốc nội là bộ phận tổng giá trị sản xuất của nền KTQD còn lại sau khi trừ đi giá trị của những sẩn phầm vật chất và dịch vụ hao phí trong quá trình sản xuất. Đó chính là bộ phận giá trị mưói do lao động sản xuất tạo ra và khấu hao tài sản cố định trong một thời kỳ nhất định. Nói cách khác, tổng sản phẩm quốc nội là toàn bộ giá trị tăng thêm của tất cả các ngành kinh tế trong nền KTQD toạ ra trong một thời kỳ nhất định. - Được tính theo lãnh thổ kinh tế (đơn vị thường trú) - Là chỉ tiêu số lượng, tuyệt đối, thời kỳ. - Thời điểm xác định chỉ tiêu là thời điểm sản xuất, thưòi điểm chế tạo. - GDP được tính đồng thời 3 phương pháp. a. Phương pháp sản xuất: Xác định qua 2 bước. B1. Xác định giá trị tăng thêm từng ngành kinh tế VA= GO - IC B2. Xác định tổng sản phẩm trong nước (GDP) GDP = VA của các ngành kinh tế + Thuế nhập khẩu sản phẩm vât chất và dịch vụ Chương III phân tích biến động sản xuất của ngành CN trong thời kỳ 1995 - 2002 1. Phân tích biến động sản xuất của ngành CN trong thời kỳ 1995 - 2002 1.1. Phân tích biến động khối lượng sản xuất ngành CN: 1.1.1. Tổng quát tình hình phát triển ngành CN thời kỳ 1995 - 2002 Bảng 1.1: Tốc độ phát triển và tốc độ tăng GO ngành CN thời kỳ 1996 - 2002 Chỉ tiêu Năm GO giá cố định 1994 (tỷ đồng) Lượng tăng tuyệt đối (tỷ đồng) Tốc độ phát triển (%) Tốc độ tăng (%) Liên hoàn Định gốc Liên hoàn Định gốc Liên hoàn Định gốc 1995 103374 - - 100,00 100,00 - - 1996 117989 14615 14615 114,14 114,14 14,14 14,14 1997 134420 16431 31046 113,93 130,03 13,93 30,03 1998 150684 16264 47310 112,10 145,77 12,10 45,77 1999 168749 18065 65375 111,99 163,24 11,99 63,24 2000 198326 29577 94952 117,53 191,85 17,53 91,85 2001 227381 29055 124007 114,65 219,96 14,65 119,96 2002 260203 32822 156829 114,43 151,71 14,43 154,71 Bình quân (1995 - 2002) 170140,75 22404,14 114,1 14,1 Theo số liệu từ bảng trên ta thấy trong thời kỳ 1996 - 2002, GO trong ngành CN có những nét tăng trưởng tuy nhiên sự tăng trưởng ở đây không phải theo xu hướng tăng dần theo thời gian. Nếu như tốc độ tăng GO trong ngành CN năm 1996 so với năm 1995 đạt ở mức 14,14% tức là tăng lượng tuyệt đối là 14615 (tỷ đồng) thì trong vòng 3 năm tiếp theo 1997,1998 và 1999 tốc độ tăng có giảm dần ứng với 13,93%; 12,10% và 11,99%. Nguyên nhân lớn nhất có thể chỉ ra là tác động của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ xảy ra ở Châu á thiên tai lũ lụt gây ra làm cho GO của Việt Nam nói chung giảm trong đó có sự giảm sút của GO ngành CN nói riêng. Tuy nhiên sau quãng thời gian đó là sự bùng nổ phát triển trở lại trong ngành CN, đánh dấu bằng tốc độ tăng cao nhất trong vòng 8 năm của thời kỳ này (95 - 2002) của năm 2000 so với năm 1999 bằng tốc độ tăng 17,5% tương ứng với 29577 (tỷ đồng). Sau đó 2 năm tiếp theo tốc độ tăng giảm xuống ổn định ở mức độ 14,65% của năm 2001/2000 và 14,43% của năm 2002/2001 ứng với lượng tăng tuyệt đối là 29055 (tỷ đồng) & 32822 (tỷ đồng). Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của ngành CN thời kỳ 1995 - 2002 đạt ở mức 14,1%. Trong khi đó tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của ngành Nông nghiệp trong cùng thời kỳ chỉ đạt ở con số 4,102%. Như vậy có thể thấy rằng để đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của toàn quốc trong giai đoạn 1995 - 2002 là 6,96% thì có sự đóng góp rất lớn của tốc độ tăng của ngành CN. Điều này phù hợp với quy luật chung của sự phát triển Kinh tế trên TG, khi một nên Kinh tế càng phát triển, sự đóng góp của ngành công nghiệp vào tổng sản phẩm trong nước càng phải cao, giảm dần sự đóng góp của ngành nông nghiệp. - Nếu so sánh GO của ngành CN với một số ngành quan trọng khác và với GO cả nước, ta có: Bảng 1.2 Tốc độ tăng GO: ngành CN và các ngành Kinh tế khác Ngành Kinh tế Tốc độ tăng GO Bình quân 1995 - 2002 96/95 97/96 98/97 99/98 00/99 01/00 02/01 Công nghiệp 14,14 13,93 12,10 11,99 17,53 14,65 14,53 14,1 Nông nghiệp Lâm nghiệp Thuỷ sản Từ số liệu bảng 1.2 cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn quốc tăng 6,96% trong thời kỳ 95 - 02. Trong khi đó của ngành Nông nghiệp 4,42%; Lâm nghiệp: 1,09%; Thuỷ sản 6,99%; Xây dựng 10,03% Khách sạn - nhà hàng 6,92% và đặc biệt là ngành CN với chỉ số cao nhất 14,1%. Như vậy có thể thấy rằng sự đầu tư vào phát triển ngành CN của nước ta trong thời gian vừa qua là có hiệu quả. Nếu như trước kia trong thời kỳ bao cấp, nền công nghiệp nước ta lạc hậu, yếu kém, hầu như không phát triển, sự đóng góp vào tăng trưởng kinh tế là rất ít thì trong thời kỳ 95 - 02, với sự đầu tư có hiệu quả của Nhà nước đã đem lại một kết quả đáng khả quan. Khẳng định cho con đường theo hướng phát triển "CNH - HĐH" là hoàn toàn đúng đắn. Trên đây ta mới chỉ nét đến tốc độ tăng GDP ngành CN dựa trên yếu tố về khối lượng sản phẩm vật chất mà nó tạo ra. Tuy nhiên, khi xét về sự phát triển của một ngành Kinh tế còn phải quan tâm đến các lợi ích khác mà sự phát triển của ngành này đem lại cho nền KTQD. Thực tế cho thấy nước ta đi lên từ một nông nghiệp nghèo với hơn 80% dân số sống phụ thuộc vào Nông nghiệp. Đặc biệt là ngành Nông nghiệp lúc trước còn thủ công, lạc hậu vậy mức sống của người dân còn khá thấp. Một xu hướng phát triển chung với bất kỳ một quốc gia nào; đó là khi chuyển dịch từ Nông nghiệp sang Công nghiệp kéo theo một lượng lớn lao động từ ngành nông nghiệp chuyển sang ngành Công nghiệp. Vì vậy, số lượng lao động trong ngành cũng sẽ có sự biến chuyển mạnh mẽ, được thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 1.3: Lao động ngành Công nghiệp (95 - 02) Lượng lao động (Người) Chỉ tiêu Năm Lượng tăng tuyệt đối (Người) Tốc độ phát triển (%) Tốc độ tăng (%) Liên hoàn Định gốc Liên hoàn Định gốc Liên hoàn Định gốc 2633201 1994 - - 100 100 - - 2745452 1996 104,26 104,26 2715768 1997 98,92 103,14 2742089 1998 100,97 104,14 2974623 1999 108,48 112,97 3307367 2000 111,19 125,60 3596036 2001 108,73 136,57 4130154 2002 114,85 156,85 Bình quân 213851 106,64 6,64 Qua số liệu bảng trên ta thấy quy mô ngành CN ngày càng mở rộng thể hiện qua số lượng lao động không ngừng gia tăng qua các năm. Chỉ trong vòng 8 năm (95 - 02), một lượng lao động lớn đã chuyển từ các ngành khác sang ngành CN, tốc độ tăng bình quân của lao động tăng 6,64% tức là tăng lượng tuyệt đối 213851 người. Một câu hỏi đặt ra là nguyên nhân nào làm cho ngành CN ngày một thu hút thêm được lượng lao động lớn như vậy? Phải chăng có sự tác động của yếu tố thu nhập ở đây. Bảng số liệu sau sẽ chỉ ra cho ta thấy sự thay đổi trong thu nhập ngành CN Chỉ tiêu Năm Thu nhập người lao động (tỷ đồng) Lượng tăng tuyệt đối (tỷ đồng) Tốc độ phát triển (%) Tốc độ tăng (%) Liên hoàn Định gốc Liên hoàn Định gốc Liên hoàn Định gốc 1995 16012 100 100 - - 1996 19427 121,33 121,33 21,33 21.33 1997 25085 129,12 156,67 29,12 56.67 1889 29398 117,19 183,54 17,19 83.54 1999 35256 119,93 220,29 19,93 120.18 2000 43439 123,21 271,29 23,21 171.29 2001 51190 117,84 319,69 17,84 219.69 2002 60538 118,26 378,08 18,26 278.08 Bình quân (95 - 02) 35043,125 120,92 20,92 % Bảng 1.4: Thu nhập của người lao động ngành CN (1995 - 2002) Trong một thời gian không quá dài (1995 - 2002), tổng thu nhập của người lao động trong ngành CN đã có bước tăng vọt đáng kể. Tốc độ tăng thu nhập bình quân đạt mức 20,92% ứng với lượng tăng tuyệt đối là 6360,857 (tỷ đồng) Như vậy, qua số liệu 2 bảng 1.3 & 1.4 đều cho kết quả là sự phát triển không ngừng của ngành CN về cả quy mô, số lượng và chất lượng. Số lượng CN nhân và tổng thu nhập của họ cũng tăng nhưng thu nhập tăng bình quân (20,92%) tăng nhanh hơn số lượng lao động bình quân tăng (6,64%). Đó là cơ sở tốt để nâng cao thu nhập bình quân của người lao động trong khu vực công nghiệp. Sự chênh lệch trong lượng người lao động và thu nhập là một tín hiệu tốt trong việc cải thiện mức sống của người lao động. Bảng 1.5: Tốc độ phát triển thu nhập bình quân lao động ngành CN (1995 - 200) Năm Chỉ tiêu 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Bình quân (95 - 02) 1. Thu nhập người lao động (tỷ đồng) 16012 19427 25085 29398 35256 43439 51190 60538 35043,125 2. Tốc độ phát triển liên hoàn (%) - 121,3 129,12 117,19 119,93 123,21 117,84 118,26 120,92 3. Tốc độ phát triển định gốc (%) - 121,33 156,67 183,54 220,18 271,29 319,69 378,08 1. Lượng lao động (người) 2633201 2745452 2715768 2742089 2974623 3307367 3596036 4130154 3105587 2. Tốc độ phát triển liên hoàn (%) - 104,26 98,92 100,97 108,48 111,19 108,73 114,85 106,64 3. Tốc độ phát triển định gốc (%) - 104,26 103,14 104,14 112,97 125,60 136,57 156,85 1. Thu nhập bình quân (trđ/người) 6,08081 7,07607 9,23680 10,72102 11,85226 13,13401 14,23512 14,65756 10,87421 2. Tốc độ phát triển liên hoàn (%) - 116,38 130,54 116,07 110,55 110,81 108,38 102,97 113,39 3. Tốc độ phát triền định gốc (%) - 116,38 151,90 151,51 167,50 215,90 234,10 241,05 Trong 8 năm liên tiếp (1995 - 2002), tốc độ phát triển thu nhập người lao động luôn cao hơn tốc độ phát triển lực lượng lao động trong ngành này. Nếu như năm 1996, thu nhập người lao động đạt 19427 (tỷ đồng, tăng 21,33% so với năm 1995, thì cùng thời gian đó, lượng lao động chỉ tăng 4,26% tức là tăng 3415 (người) làm cho thu nhập bình quân lao động ngành CN đạt 7,07607 (triệu đồng/người) tức là tăng 16,38%. Tương tự các năm sau, tốc độ tăng thu nhập người lao động luôn đạt lớn hơn tốc độ tăng số lượng người lao động. Xu hướng tăng trưởng lệch pha giữa thu nhập người lao động và số lượng người lao động là động lực to lớn làm thay đổi thu nhập bình quân lao động ngành CN. Đỉnh cao nhất trong thời kỳ này là năm 1997, khi đó tốc độ tăng thu nhập bình quân người lao động ngành CN đạt 30,54% so với năm 1996. Kết quả này đạt được do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau. Một phần là do lượng lao động năm 1997 giảm so với năm 1996 nhưng nếu xét trong hoàn cảnh lúc đó như cuộc khủng hoảng kinh tế Châu á làm cho đà tăng trưởng các nước nói chung và Việt Nam nói riêng có phần bị chững lại thì kết quản này của ngành CN là một nỗ lực rất lớn. Qua đây có thể thấy rằng, dù trong hoàn cảnh khó khăn thế nào thì ngành CN vẫn giữ vững được vai trò "đầu tàu" của mình trong phát triển kinh tế của cả nước nói chung. Sau năm 1997, tốc độ tăng thu nhập bình quân người lao động ngành CN có phần giảm xuống. Năm 1998 đạt 16,07% so với năm 1997. Năm 2000 đạt 10,81% so với năm 1999 và đến năm 2002 chỉ còn 2,97% so với năm 2001. Có phải ngành CN đang kém phát triển dần? Câu trả lời là không phải ngành CN đang sụt giảm phát triển. Bởi Việt Nam ban đầu là một nước với nền CN què quặt, không phát triển. Điểm xuất phát của chúng ta quá thấp, từ một nền kinh tế tập trung bao cấp, chỉ với một vài nhà máy CN. Bước sang cơ chế thị trường cùng với sự mở rộng trong các ngành, ngành CN có bước nhảy vọt lớn, đạt được các tốc độ phát triển và tốc độ tăng tương đối cao là điều tất yếu với bất kỳ một nền kinh tế nào. Những con số phát triển của thời kỳ chuyển giao có thể là những con số rất lớn nhưng đó chỉ là sự tăng trưởng "nóng". Nó chỉ xảy ra ở trong giai đoạn mới, còn khi nền kinh tế đi dần vào ổn định, mọi mặt đã được nâng cao thì tốc độ tăng chỉ ở một mức độ nhất định vừa phải, giao động trong khoảng đảm bảo. Ngành CN là một bộ phận của nền KTQD vì vậy sự phát triển của nó không nằm ngoài quy luật phát triển chung của toàn nền kinh tế. Sau một khoảng ngoài quy luật phát triển chung của toàn nền kinh tế thời gian phát triển, ngành CN của Việt Nam đang dần dần đi vào sự ổn định của mình. Các tốc độ tăng không còn là những con số "khổng lồ" mà chỉ dừng lại ở một tốc độ vừa phải, khẳng định ngành CN của nước ta đang ngày một trở nên ổn định với rất nhiều lĩnh vực sản xuất. Từ chỗ tất cả hàng hoá đều khan hiếm, đến nay Việt Nam đã trở thành một nước có nền kinh tế phát triển nhanh, sản xuất trong nước đã đáp ứng được phần lớn một nhu cầu sản xuất và tiêu dùng, xuất khẩu ngày một tăng, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện rõ rệt. Đạt được những thành tựu này là có sự đóng góp to lớn của ngành CN. Sự phát triển mạnh mẽ của các ngành Kinh tế đặc biệt là ngành CN để tạo ra thêm nhiều chỗ làm mới, giải quyết được lượng lớn thất nghiệp. Mục tiêu phát triển chung của bất kỳ quốc gia nào cũng là cải thiện được đời sống của người dân. Với ngành CN nước ta, đặ biệt trong thời kỳ 1995 - 2002, mục tiêu này có thể coi như thu nhập bình quân người lao động ngành CN năm sau luôn cao hơn năm trước. Vừa giải quyết được việc làm cho người lao động ngày một tăng, vừa không ngừng cải thiệu mức thu nhập bình quân của người lao động trong ngành -> đây có thể coi là một thành công lớn của ngành CN nói riêng. 1.1.2. Phân tích, biến động VA ngành công nghiệp theo khu vựckinh tế và vùng kinh tế 1.1.2.1. Theo khu vực kinh tế Bảng 1.6: Tốc độ tăng VA của các khu vực kinh tế ngành CN (1995 - 2002) Đơn vị: % Chỉ tiêu Khu vực Kinh tế Tốc độ tăng VA Bình quân 1995 - 2002 96/95 97/96 98/97 99/98 2000/99 01/02 02/03 Toàn quốc 113,97 112.92 117,78 111,16 117,80 112,41 111,86 112,96 Khu vực Ktế trong nước 111,21 109.10 105,99 105,34 113,76 113,58 111,63 109,96 DN Nhà nước 111,74 109.76 105,51 104,04 110,20 110,40 108,64 108,58 Ngoài quốc doanh 110,18 107.81 106,94 107,92 118,78 119,20 116,52 112,37 Khu vực có vốn 120,78 121,61 123,61 118,61 125,03 110,75 112,20 118,83 ĐTNN Tốc độ tăng VA của 2 khu vực cơ bản không ổn định, theo những xu hướng khác nhau. + Với khu vực kinh tế trong nước Nhìn chung, tốc độ tăng VA của khu vực này giảm từng khoảng thời gian 1995 - 1999 sau đó có xu hướng tăng trở lại vào những năm tiếp theo. Để hiểu rõ hơn về sự phát triển VA trong khu vực này, ta sẽ xem xét kỹ hơn ở thành phần tạo nên khu vực Kinh ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc4674.doc
Tài liệu liên quan