Bài giảng Quản trị doanh nghiệp - Nguyễn Khắc Hoàn

1BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP TS. GVC. Nguyễn Khắc Hoàn Khoa Quản trị Kinh doanh TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ 2GIỚI THIỆU MÔN HỌC Quản trị doanh nghiệp là một môn học cốt yếu trong chương trình đào tạo các ngành kinh tế, quản trị kinh doanh. Môn học này sẽ cung cấp cho người học những kiến thức, kỹ năng cơ bản về quản trị doanh nghiệp. Trên cơ sở đó người học vận dụng vào trong thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh để khởi sự kinh doanh, quản lý, điều hành doanh nghiệp một cách có

pdf199 trang | Chia sẻ: huongnhu95 | Lượt xem: 346 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Bài giảng Quản trị doanh nghiệp - Nguyễn Khắc Hoàn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiệu quả. 3Nội dung môn học là một cách tiếp cận mới về cung cách tổ chức điều hành để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp trong điều kiện cạnh tranh của nền kinh tế thị trường. Nội dung chương trình đề cập đến hầu hết những vấn đề mà một nhà quản trị cần phải thấu hiểu khi tiến hành các hoạt động kinh doanh bao gồm: - Tổng quan về DN, các lọai hình DN và kinh doanh - Quản lý, điều hành doanh nghiệp, kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp - Tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp - Quản trị các yếu tố sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp bao gồm lao động, vật tư, máy móc thiết bị, kỹ thuật và vốn kinh doanh - Hạch toán kết quả và hiệu quả kinh doanh 4TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Quản trị doanh nghiệp, Nguyễn Khắc Hoàn, ĐHKT HUẾ, 2002 2. Quản trị doanh nghiệp, Nguyễn Hải Sản, NXB Thống kê, 2001 3. Quản trị doanh nghiệp, Lê Văn Tâm, ĐH KTQD Hà Nội, NXB thống kê, 2000 4. Tìm hiểu những qui định về hoạt động kinh tế doanh nghiệp, NXB thống kê Hà NộI, 1999 5. Luật doanh nghiệp. NXB Chính trị quốc gia Hà nội ,1999 6. Contemporary Business. Louis E. Boone, David L. Kurtz, The Dryden Press International Edition, 1990 5Doanh nghiệp Y sản xuất một loại sản phẩm với 3 mẫu mã A, B và C. Giá bán đơn vị tương ứng với ba mẫu mã trên là 10.000 đồng, 15.000 đồng và 20.000 đồng. Trong quí III và IV năm 2004 Doanh nghiệp có 3 khách hàng đặt mua hàng của doanh nghiệp trong năm 2005 như sau: Đơn hàng 1: 200 sản phẩm A, nhận hàng vào tháng 3 300 sản phẩm B, “ “ “ 4 100 sản phẩm C, “ “ “ 8 Đơn hàng 2: 50 sản phẩm A, nhận hàng vào tháng 1 200 sản phẩm B, “ “ 2 100 sản phẩm C, “ “ 11 Đơn hàng 3: 100 sản phẩm A, nhận hàng vào tháng 6 150 sản phẩm B, “ “ “ 7 300 sản phẩm C, “ “ “ 12 1. Hãy xác định nhu cầu thị trường về sản phẩm của doanh nghiệp theo từng quí và cả năm 2005. Hãy dự tính doanh thu của doanh nghiệp theo từng quí và cả năm 2005 6Chương I: TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP Khái niệm về doanh nghiệp - Tổ chức kinh tế Hạch toán kinh tế (hiệu quả kinh tế) Tiết kiệm Xử lý các quan hệ kinh tế - Có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định. (điều kiện ) - Được đăng ký kinh doanh theo quy đinh của pháp luật (tư cách pháp nhân) -Mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. (luật doanh nghiệp áp dụng từ 01-01-2000) 7Doanh nghiệp là một tổ chức chặt chẽ mang tính hệ thống rõ rệt - Tổ chức chặt chẽ: Triết lý kinh doanh và văn hóa công ty Cơ cấu tổ chức quản lý khoa học Bộ máy quản lý Điều lệ, qui chế hoạt động Nội qui, qui định nội bộ Phân công hiệp tác lao động Chi phối bởi pháp luật -Tính hệ thống Đầu vào (inputs); Quá trình (process); Đầu ra (output) Chịu tác động mạnh mẽ bởi môi trường kinh doanh Môi trường vĩ mô: Kinh tế, chính trị, khoa học kỹ thuật, văn hóa xã hội,tự nhiên...) Môi trường vi mô: Khách hàng, bạn hàng, đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp, nhà phân phối, chính quyền địa phuơng...) 8Đầu vào -Vốn -Nhân lực -Khoa học, kỹ thuật -Máy móc thiết bị -Nguyên vật liệu -Đất đai -Thông tin Quá trình -TCSX, Cbiến -Quản lý điều hành Đầu ra - Sp hàng hóa, -Dịch vụ - Tiêu thụ -Lợi nhuận Môi trường kinh doanh (KT, CT, XH,TN, KHKT,PL...) Môi trường kinh doanh (KH, BH, ĐTCT,...) Doanh nghiệp là một tổ chức chặt chẽ mang tính hệ thống rõ rệt 9- Kinh doanh là việc thực hiện một, môt số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoạc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi - Là hoạt động được một hoặc một nhóm người thực hiện với mục đích tạo ra lợi nhuận - Là sản xuất hoặc mua hàng hoá và dịch vụ để bán cho khách hàng - Kinh doanh là kinh doanh KINH DOANH 10 Quản trị doanh nghiệp - Hệ thống các cách thức tác động nhằm duy trì và phát triển doanh nghiệp, xử lý mối quan hệ với môi trường kinh doanh để đạt được mục tiêu của doanh nghiệp - Quản trị doanh nghiệp vừa là khoa học vừa là nghệ thuật - Quản trị DN là quá trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo điều khiển và kiểm tra, kiểm soát trong DN, nhằm dạt được mục tiêu của DN 11 Nội dung của QTDN 1. Xác định cơ cấu tổ chức quản lý DN (bộ máy, chức năng, nguyên tắc, phương pháp quản lý DN) 2. Hoạch định chiến lược và xây dựng kế hoạch kinh doanh 3. Quản trị các yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh của DN (lao động, vật tư, máy móc thiết bị, kỹ thuật, công nghệ, vốn kinh doanh) 4. Quản trị marketing 5. Quản trị kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh (Doanh thu, chi phí, giá thành, lợi nhuận) 12 Các lĩnh vực quản trị doanh nghiệp 1. Sản xuất (nguyên liệu, kỹ thuật, công nghệ, mặt bằng, nhà xưởng...) 2. Tài chính (nguồn vốn, sử dụng vốn, hiệu quả sử dụng vốn, phân tích các quyết định đầu tư...) 3. Nhân sự (xác định nhu cầu lao động, tuyển dụng, bố trí sử dụng, đào tạo, đánh giá, đãi ngộ, các quyền lợi của lao động...) 4. Marketing (tìm hiểu thị trường đầu vào và đầu ra, ký kết các hợp đồng kinh tế, xúc tiến quảng cáo, xây dựng thương hiệu...) 13 Triết lý kinh doanh - Khách hàng là thượng đế, khách hàng bao giờ cũng có lý. - Nên bán cái mà thị trường cần, hơn là bán cái mà mình có - Chất lượng sản phẩm - sự sống còn của doanh nghiệp. Một vài quan niệm thông thường - Cuộc sống chỉ chấp nhận lợi ích, nhưng không chấp nhận sự ích kỷ - Cuộc sống bao giờ cũng có lối thoát - Đi buôn có bạn, đi bán có phường - Có chí làm quan, có gan làm giầu 14 Triết lý kinh doanh Triết lý kinh doanh là tư tưởng chủ đạo cơ bản của mỗi doanh nghiệp để bảo đảm doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, phát triển và trường tồn. Ví dụ: - Triết lý kinh doanh của công ty điện khíMitsushita: “tinh thần xí nghiệp phục vụ đất nước”. “quán triệt kinh doanh là đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng”. - Công ty Honda: “không mô phỏng, kiên trì sáng tạo độc đáo”, “dùng con mắt sáng của thế giới mà nhìn vào vấn đề” - IBM : “thực hiện triệt để nhất yêu cầu của người tiêu dùng” - Bạch Thái Bưởi (doanh nhân nổi tiếng Việt nam đầu thế kXX): “ Chỉ dân giầu thì nước mới giầu được” Câu hỏi: 1. Hãy giải thích cơ sở triết học, tâm lý và sự cần thiết của triết lý kinh doanh của doanh nghiệp? 2. Nếu là chủ một doanh nghiệp bạn cần xây dựng cho doanh nghiệp triết lý kinh doanh cơ bản nào? 15 Đặc điểm sản xuất kinh doanh của DN - Sản xuất kinh doanh không tách rời nhau Nghiên cứu TT- Chọn Sphẩm hàng hóa - Thiết kế SPhẩm - Chuẩn bị các yếu tố SX - TCSX - Tạo SPhẩm - Tiêu thụ - Điều tra sau tiêu thụ. - Căn cứ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là thị trường - Mục tiêu lợi nhuận gắn liền với mục tiêu xã hội - Chấp nhận sự cạnh tranh để tồn tại và phát triển 16 II. CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP 1. Cơ sở hình thành các loại hình doanh nghiệp - Nền kinh tế tồn tại các hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất và tương ứng vơí nó là những thành phần kinh tế khác nhau - Yêu cầu của các qui luật kinh tế (qui luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triến của lực lượng sản xuât; qui luật tăng năng suất lao động; qui luật cung-cầu-giá cả...); - Những đòi hỏi khách quan của nhu cầu xã hội (vốn, cạnh tranh, san sẻ rủi ro ). - Chính sách của Đảng và nhà nước về sự phát triển nền kinh tế đa thành phần 17 2. Các loại hình doanh nghiệp Doanh nghiệp nhà nước  Doanh nghiệp nhà nước là một đơn vị kinh tế do nhà nước quản lý, đầu tư vốn, tư liệu sản xuất, tuyển dụng lao động để tién hành hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với cơ chế thị trường định hướng XHCN.  Doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. 18 Doanh nghiệp tập thể (hợp tác xã) Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tự chủ do những ngươì lao động có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo qui định của pháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống, góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước (luật Hợp tác xã có hiệu lực từ ngaỳ 01/01/1997) Ba nguyên tắc cơ bản Tự nguyện Cùng có lợi Quản lý dân chủ 19 Doanh nghiệp tư nhân  Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.  Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; có toàn quyền quyết định việc sử dụng lơị nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. 20 CÁC LOẠI HÌNH CÔNG TY KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI CÔNG TY 1. Khái niệm về công ty Công ty được hiểu là sự liên kết của nhiều người để tiến hành một công việc gì đó vì mục đích kiếm lời. “Công ty được hiểu là sự liên kết của hai hay nhiều cá nhân bằng một sự kiện pháp lý, nhằm tiến hành một mục đích chung nào đó” ( F. Kuebler; J. Simon - Đức) Công ty có ba đặc điểm cơ bản: - Sự liên kết của nhiều thành viên (cá nhân, pháp nhân) - Liên kết thông qua một sự kiện pháp lý (hợp đồng, điều lệ, qui chế) - Có mục đích chung (mục đích kinh doanh nhằm kiếm lời) 21 2. Phân loại công ty 1. Công ty đối nhân: Sự liên kết dựa trên sự tin cậy của các thành viên về nhân thân, sự góp vốn chỉ là thứ yếu. Không có sự tách biệt về tài sản cá nhân thành viên và tài sản công ty. Các thành viên hoặc ít nhất một thành viên phải chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ của công ty. 22 2. Công ty đối vốn Không quan tâm đến tư cách cá nhân của các thành viên công ty mà chỉ quan tâm đến phần vốn góp của các thành viên vào công ty Công ty là pháp nhân có tài sản tách biệt với tài sản của các thành viên công ty Chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty bằng tài sản của công ty, thành viên chỉ chịu trách nhiệm bằng phần vốn tham gia vào công ty Thành viên công ty dễ dàng thay đổi Các qui định bắt buộc của pháp luật nhiều hơn so với công ty đối nhân 23 Đặc điểm của công ty đối vốn  Chế độ chịu trách nhiệm là hữu hạn  Số lượng thành viên nhiều, không cần quen biết nhau, nhiều người không cần hiểu biết kinh doanh  Ưu thế trong lĩnh vực huy động vốn trong xã hội  Sẵn sàng đầu tư vào khu vực có rủi ro cao  Nhất thiết phải có điều lệ hoạt động cũng như qui định vốn pháp định, vốn tối thiểu  Chịu sự điều chỉnh chặt chẽ bởi pháp luật  Công ty đối vốn có hai loại là công ty cổ phần và công ty TNHH 24 Công ty cổ phần Công ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó:  Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần  Cổ đông chỉ chíu trach nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;  Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác; trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 55 và khoản 1 Điều 58 của luật doanh nghiệp  Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa  Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán  Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh 25 CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN Công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên là DN trong đó: Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty Phần vốn góp của các thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại Điều 32 của luật doanh nghiệp;  Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá năm mươi.  Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phiếu, công ty TNHH có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. 26 CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN(tt) •Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Là doanh nghiệp do một tổ chức làm chủ sở hữu; chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ của doanh nghiệp. Chủ sở hữu của công ty có quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ của công ty cho tổ chức cá nhân khác 27 Đặc điểm của công ty TNHH  Qui mô vừa và nhỏ, số lượng thành viên ít, qui chế pháp lý đơn giản, chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn  Là công ty trung gian giữa công ty đối nhân và công ty đối vốn (thành viên quen biết (đối nhân) + trách nhiệm về các khoản nợ của công ty (đối vốn))  Phần vốn góp không thể hiện dưới hình thức cổ phiếu và rất khó chuyển nhượng ra bên ngoài.  Không được phép phát hành cổ phiếu 28 CÔNG TY HỢP DANH  Là sự liên kết một cách tự nguyện của hai hay nhiều người để kinh doanh nhằm mục tiêu lợi nhuận  Đồng sở hữu (cùng chia sẻ rủi ro, cùng chia sẻ lợi nhuận và chia sẻ công việc quản lý)  Thành viên công ty chịu trách nhiệm vô hạn  Riêng thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty 29 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN TRAO ĐỔI 1. TẠI SAO PHẢI CỔ PHẦN HÓA DNNN? 2. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN CỔ PHẦN HÓA DN? 3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA? 30 1. Hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp Tỷ suất lợi nhuận thấp. Đối với các tổng công ty 91 một đồng vốn kinh doanh làm ra 0,114 đồng lợi nhuận. Đối với các tổng công ty 90 một đồng vốn làm ra 0,0207 đồng lợi nhuận. 2. Xóa bỏ tình trạng trông chờ, ỷ lại , cơ chế xin cho từ trước còn tồn tại đến nay 3. Tăng khả năng cạnh tranh, Khả năng huy động vốn trong xã hội 4. Thực hiện vai trò chủ đạo của DNNN TẠI SAO PHẢI CỔ PHẦN HÓA DNNN? 31 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN TRAO ĐỔI TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN CỔ PHẦN HÓA DN? Từ nay đến năm 2005 có 2620 DN được sắp xếp lại chiếm 61,3 % trong tổng số 4274 DN hiện có - Năm 2003 sắp xếp 1515 DN - Năm 2004 ,, 767 DN - Năm 2005 ,, 338 DN Trong số 2620 DN sắp xếp lại có: - 1929 DN cổ phần hóa (trong đó có 1010 DN mà nhà nước dữ cổ phần chi phối) - 323 DN sát nhập - 167 DN được giao bán - 47 DN được chuyển thành DN sự nghiệp có thu - 35 DN được chuyển cơ quan quản lý - 91 DN giải thể - 28 DN phá sản 32 Trao đổi thảo luận 1. Nhiều DN không muốn thực hiện cổ phần hóa vì sợ mất những ưu đãi từ nhà nước 2. Các tồn tại về tài chính, tổ chức, lao động. 3. Sợ sau CPH chưa có môi trường kinh doanh bình đẳng ( vay vốn, khoanh nợ, giãn nợ, miễn giảm thuế, đầu tư xây dựng, giao đất, thuê đất, chuyển quyền sử dụng đất, xuất nhập khẩu. 4. Một số văn bản pháp lý chưa được ban hành kịp thời (luật DN sửa đổi, NĐịnh về quyền chủ sở hữu với DNNN, luật phá sản) 5. Quyền tự chủ kinh doanh chưa đi liền với tăng cường trách nhiệm giám sát các quyền đó. 33 Một trường hợp bán đấu giá công khai DNNN đầu tiên tại Hải Phòng vào đầu tháng 3 năm 2003 ( theo TBKT Sài gòn) Công ty cơ khí nông nghiệp Hải phòng với CSVC 16.000 m2 đất, một số nhà xưởng và thiết bị. Công ty đang nợ hơn 2 tỷ đồng, bị các đơn vị khác nợ hơn 400 triệu đồng. Người mua không phải tiếp nhận lao động cũ của công ty. Có 22 đơn đăng ký, chỉ có 10 hồ sơ được gửi đến nhưng chỉ có 8 hồ sơ đủ tiêu chuẩn tham dự, cuối cùng chỉ còn 6 đơn vị tham gia vì phải đặt cọc 85 triệu (10% giá bán khởi điểm). Giá khởi điểm là 854 triệu. Phiên đấu giá diễn ra rất nhanh, cuối cùng công ty này đã thuộc về Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Việt Tín Hải phòng với mức giá là 4,61 tỷ, gấp hơn năm lần mức giá khởi điểm Tính tổng cộng các khoản nợ phải trả và nợ khó đòi thì giá mua công ty này lên đến 6,6 tỷ đồng Nhiều chuyên gia cho rằng sự thành công này sẽ mở ra một hướng mới trong quá trình cải cách doanh nghiệp nhà nước 34 Tình trạng cổ đông trên giấy Có một số người chuyên tổ chức thu gom cổ phiếu của công nhân, nhân viên của DN cổ phần hóa rồi sau đó dùng những chiêu thức điêu luyện để nâng giá lên nhiều lần và bán ra hưởng chênh lệch giá. Lý do:  DN cổ phần hóa đã được định giá thấp hơn thực tế nhiều lần, có một số người biết được điều này và tìm mua lại cổ phiếu càng nhiều càng tốt rồi chờ tăng giá để bán ra.  Đa số người lao động không biết nhiều về chứng khoán và thị trường chứng khoán, họ chỉ biết khi DN cổ phần hóa họ được ưu tiên mua cổ phần sau đó họ bán ngay lại cổ phiếu để cầm tiền cho chắc ăn.  Vậy cần suy nghĩ thêm về cách thức bán cổ phần cho người lao động? 35 Về vụ kiện cá Tra và cá Basa Việt nam bị kết tội: - Bán phá giá cá tra và cá basa trên thị trường Mỹ, gây thiệt hại cho nền CN cá da trơn Hoa Kỳ - Giá bán 1 kg cá basa là 3 USD/Kg (45.000đồng) là quá rẻ so với giá của sản phẩm cùng loại trên thị trường Mỹ (6 – 9 USD), do đó Mỹ không cạnh tranh nổi. - Mỹ cho rằng nền KTế VN không phải là KTế thị trường vì có trợ cấp cho các DN xuất khẩu cá. - Mức thuế áp dụng là 36,84% – 63,88 % (cho các Cty: Vĩnh hoàn; Agifish, Nam việt; Cataco và 7 Cty nhỏ khác) 36 Về vụ kiện cá Tra và cá Basa - Mỹ cho rằng nền KTế VN không phải là KTế thị trường vì có trợ cấp cho các DN xuất khẩu cá. - Mức thuế áp dụng là 36,84% – 63,88 % (cho các Cty: Vĩnh hoàn; Agifish, Nam việt; Cataco và 7 Cty nhỏ khác) Hàng hóa bị xem là bán phá giá khi giá bán :  Thấp hơn CPSX  Thấp hơn giá bán tại thị tường nước khác  Thấp hơn giá bán tại thị trường trong nước. 37  Thực chất ta không bán phá giá vì  Giá mua cá 15.000đ/kg bán 45.000đ đã quá lãi Bài học: - San sẻ thị trường - Tìm hiểu kỹ thị trường - Vận động hành lang (Lobby) Từ năm 1980 đến nay Mỹ đã từng kiện 60 nước với gần 500 vụ kiện 38 Sự sụp đổ của hội nghị CANCUN Hội nghị Bộ trưởng của tổ chức thương mại thế giới (WTO) lần thứ V ở Cancun Mehicô tháng 9/2003 sau 5 ngày cãi vã đã thất bại. Nội dung: Vấn đề tự do hóa thương mại thế giới WTO thành lập 1/1/1995 hiện có 148 thành viên, biên chế của tổ chức này là 512 người. WTO cùng với IMF và WB chi phối các hoạt động kinh tế, tài chính, thương mại toàn cầu. WTO là hậu duệ của GATT (1947) Từ khi thành lập đến nay WTO đã tổ chức năm hội nghị bộ trưởng các nước thành viên 39 • Lần thứ nhất: Singapor (12/1996) • Lần thứ hai: Geneva (Thụy sỹ) (5/1998) • Lần thứ ba: Seattle (Mỹ) (12/1999) • Lần thứ tư: Doha ( Cata) (11/2001) • Lần thứ năm: Cancun (9/2003) • Nguyên nhân thất bại tại hội nghị Cancun • Mâu thuẫn giữa các nước đang phát triển với các nước phát triển. • Các nước đang phát triển muốn thúc đẩy vấn đề nông nghiệp( thị trường, trợ cấp, phá giá) • Yêu cầu các nước phát triển dành ưu tiên cao cho việc giảm và loại bỏ các rào cản đối với những sản phẩm đang hoặc có tiềm năng mang lại lợi ích xuất khẩu cho các nước đang phát triển. • Mở cửa thị trường các nước phương bắc cho hàng hóa các nước phương nam 40  trong khi đó các nước phát triển lại muốn đàm phán về đầu tư, cạnh tranh,, tài sản trí tuệ, dệt may, mua sắm của chính phủ và tạo thuận lợi cho thương mại  Vì quyền lợi của bộ tứ (tứ đầu chế) dẫn đến dùng sức mạnh để mua chuộc, dụ dỗ và đe dọa các nước chậm phát triển và đang phát triển trên các vấn đề:  Giảm nợ (Tanzania 3 tỷ USD), hiện đại hóa quân đội (Nigiêria), chống khủng bố (Pakixtan 1tỷ USD); bịcáo buộc theo khủng bố (Ấn độ); đe dọa song phương Một vài thông tin thêm  IMF đã công bố nếu xóa bỏ được bảo hộ nông nghiệp có thể làm cho tăng trưởng toàn cầu thêm được 100 tỷ Đôla  Chủ tịch ngân hàng thế giới James Wolfensohn cho rằng nếu hội nghị thành công thì nền kinh tế thế giới sẽ được lợi thêm 520 tỷ Đôla  Các nước có thu nhập thấp chiếm 40% dân số TG nhưng chỉ thu được ba cent trong mỗi đô la giá trị xuất khẩu. Các nước giầu chiếm 14 % DSố TG lại chiếm tới¾ xuất khẩu của TG. 41 Chuyện kinh doanh phương đông ------------------------------------ 1. “Điệu hổ ly sơn ” dành thế chủ động từ thế bị động. Nhật Bản là quốc gia thiếu thốn tài nguyên phải nhập khẩu từ bên ngoài. Australia đất rộng, người thưa, tài nguyên thiên nhiên phong phú. Thương gia Nhật mời các thương gia Úc đến Tokyo đàm phán. Ngay khi các thương gia Úc vừa đến đã được đón tiếp, chiêu đãi sôi nổi tiệng tùng ca múa liên tục đến mệt mỏi và đi vào bàn đàm phán. Người Úc quen sống cuộc sống sung túc nhàn hạ, muốn nhanh chóng kết thúc để trở về “vùng trời bình yên”. Trong khi đó người Nhật lại bàn bạc giá cả không vội vàng Kết quả người Nhật dành được ưu thế trên bàn đàm phán. 42 Nguyên nhân làm cho DN Việt Nam không phát triển được Lương Văn Can không chỉ là một sỹ phu tiêu biểu cho phong trào Duy Tân đầu thế kỷ XX của nước ta, mà cụ còn là người có đầu óc kinh doanh. Qua tìm hiểu tình hình thực tế Việt Nam, Cụ đã vạch ra 10 nguyên nhân khiến các DN Việt Nam không phát triển được. Đó là: 1.Không có thương phẩm 2. Không có thương hội 3. Không có tín thực 4. Không có kiên tâm 5. Không có nghị lực 6. Không biết trọng nghề 7. Không có thương học 8. Kém đường giao tiếp 9. Không biết tiết kiệm 10. Khinh nội hóa. Liên hệ với tình hình DN Việt Nam hiện nay bạn có ý kiến gì? 43 Làm gì để các DN Việt Nam có thể chủ động hội nhập quốc tế Một điều tra cho thấy, 84% các DN trả lời có nhận được thông tin về hội nhập, 16% chưa có hiểu biết gì về quá trình hội nhập. Trong số 16% đó có 24% không biết thông tin về lịch trình giảm thuế của AFTA, APEC, 34% không có thông tin về hội nhập WTO, 50% không có thông tin về Hiệp định thương mại Việt- Mỹ. Trong các DN sản xuất công nhiệp chỉ có 23,8% DN có hàng hóa xuất khẩu, 13,7% DN có triển vọng xuất khẩu và 62,5% DN hoàn toàn không có khả năng xuất khẩu Thảo luận: Chúng ta cần nâng trình độ hội nhập của các DN Việt nam trên các các lĩnh vực nào? Kiến thức về hội nhập?, thông tin về kinh tế, kỹ thuật, về thị trường khu vực và thế giới? Nâng cao khả năn cạnh tranh... 44 Cà phê Trung Nguyên Đặng Lê Nguyên Vũ, xuất thân từ một sinh viên nghèo khó, bố mẹ là công nhân làm gạch. Năm 1990 thi đỗ vào khoa Y Dược đại học Tây Nguyên. Vừa học vừa tranh thủ làm thêm ở quán Cà Phê. Sau khi tốt nghiệp đại học rủ thêm 3 người bạn cùng hùn vốn được 30 triệu để chế biến và mua cà phê. Đầu tiên dùng xe đạp đi gõ cửa từng quán cà phê để bán hàng. Sau đó đưa cà phê xuống An Giang và vào tháng 10 năm 1998 tiến về Sài gòn tại số 587 đường Nguyễn Kiệm, TP HCM. Đến nay cà phê Trung Nguyên đã thơm lừng hương vị khắp nơi. Bạn biết gì về cà phê Trung nguyên Bí quyết thành công của Cà phê Trung Nguyên là gì? 45 THẢO LUẬN 1. Doanh nghiệp của bạn thuộc loại hình doanh nghiệp nào? Hãy chỉ ra những lợi thế và bất lợi khi so sánh với các loại hình DN khác? 2. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải giải quyết những vấn đề gì khi tiếp cận thị trường? Doanh nghiệp của anh (chị) đang gặp phải những khó khăn nào khi tiếp cận thị trường? Phải làm gì và làm thế nào để nâng cao năng lực tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh của doanh nghiệp? 3. Theo anh (chị) trong bộ máy quản lý của DN có những mối quan hệ chủ yếu nào? Hoạt động của bộ máy quản lý của DN đang gặp phải khó khăn gì? Chỉ ra lý nguyên nhân và biện pháp khắc phục? 46 Chương 2 QUẢN LÝ TRONG DOANH NGHIỆP KHÁI NIỆM VỀ QUẢN LÝ Có nhiều quan điểm khác nhau về quản lý, sau đây là một số quan điểm phổ biến  Quản lý là hoạt động có chủ đích của con người nhằm duy trì và phát triển có hiệu quả nhất một tổ chức đã được đặt ra  Quản lý hay quản trị là quá trình hoàn thành công việc thông qua con người và với con người  Quản lý là hoạch định, tổ chức, bố trí nhân sự, lãnh đạo và kiểm soát công việc và những nỗ lực của con người nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra 47  Quản trị là nghệ thuật hoàn thành các mục tiêu đã vạch ra thông qua con người  Quản trị là vận dụng, khai thác các nguồn lực tài nguyên (hiện hữu và tiềm năng ), kể cả tài nguyên con người để đạt được kết quả kỳ vọng  Quản là đưa đối tượng vào mục tiêu cần đạt, trị là áp dụng các biện pháp mang tính chất hành chính - pháp chế để đạt mục tiêu  Quản trị là cai trị một tổ chức bằng cách: Đặt ra các mục tiêu và hoàn thành các mục tiêu cần phải đạt Lựa chọn và sử dụng các phương tiện nhằm đạt các mục tiêu đã định Tóm lại quản trị là tiến trình hoặch định, tổ chức, bố trí nhân sự, lãnh đạo và kiểm soát công việc và những nỗ lực của con người đồng thời vận dụng một cách có hiệu quả mọi nguồn taì nguyên để hoàn thành các mục tiêu đã định. 48 VAI TRÒ CỦA QUẢN LÝ  Một nhạc sĩ độc tấu vĩ cầm thì tự điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần có nhạc trưởng (Các Mác)  Quản lý sẽ khắc phục được các rối loạn và chủ nghĩa tự do vô tổ chức  Quản lý như là một yếu tố hàng đầu tạo nên sức mạnh kinh tế của một quốc gia, một tổ chức, một doanh nghiệp 49 VAI TRÒ CỦA QUẢN LÝ • Quản lý là yếu tố quan trọng nhất trong sáu yếu tố cơ bản trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (6 chữ M : Tiền; Máy móc thiết bị; Nguyên vật liệu; Nhân lực; Marketing; Quản lý) • Một doanh nghiệp sẽ thất bại trong kinh doanh nếu công tác quản lý tồi và ngược lại. Để củng cố hoặc tổ chức lại một doanh nghiệp làm ăn thua lỗ thì điều trước tiên là phải thay thế người quản lý thiếu năng lực 50 Nguyên nhân phá sản: (tham khảo) Nguyên nhân % - Tai nạn 10 - Gian lận 20 - Quản trị thiếu khả năng 50 - Không rõ nguyên nhân 20 Hoặc Nguyên nhân % - Chiều hướng bất lợi của ngành 20 - Tai nạn 10 - Quản trị thiếu khả năng 60 - Linh tinh 10 51 CẤP QUẢN TRỊ Ba cấp quản trị doanh nghiệp Bộ máy điều hành doanh nghiệp là lao động gián tiếp, lao động quản lý. Tất cả những người chỉ huy trong bộ máy điều hành doanh nghiệp đều gọi là quản trị viên ( QTV)  Quản trị viên hàng đầu ( QTV cấp cao) Bao gồm các giám đốc, phó G.đốc phụ trách từng phần việc, chịu trách nhiệm về đường lối chiến lược, các công tác tổ chức hành chính tổng hợp của doanh nghiệp. Các nhóm công tác chính thường là: - Xác định mục tiêu D. N từng thời kỳ, phương hướng biện pháp lớn. - Xây dựng bộ máy quản trị doanh nghiệp - Phối hợp hoạt động các bên có liên quan - Xác định nguồn lực và đầu tư kinh phí cho các hoạt động của DN - Quyết định các biện pháp kiểm tra, kiểm soát như chế độ báo cáo, kiểm tra, thanh tra đánh giá, khắc phục hậu quả 52 CẤP QUẢN TRỊ Quản trị viên cấp trung gian: Bao gồm Quản đốc phân xưởng,trưởng các phòng ban chức năng. thông thường có các nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu nắm vững những quyết định của QTV hàng đầu - Đề nghị những chương trình, kế hoạch hoạt động - Giao việc cụ thể cho từng nhân viên - Dự trù kinh phí trình cấp trên duyệt, chịu trách nhiệm về việc sử dụng KPhí ấy - Kiểm tra, kiểm soát công việc, báo cáo với quản trị viên cấp trên. 53 QTV cấp cơ sở gồm những QTV thực thi những công việc cụ thể -Mối quan hệ giữa ba cấp quản trị Các cấp quản trị có mối quan hệ chặt chẽ tác động qua lại lẫn nhau. Trong thực tiễn việc phân định rõ ràng các chức năng của các quản trị có ý nghĩa hết sức quan trọng trong hoạt động quản lý điều hành doanh nghiệp. 54 CHỨC NĂNG QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP 1. KHÁI NIỆM Chức năng quản trị là những hoạt động riêng biệt của quản trị, thể hiện những phương hướng tác động của quản trị gia đến các lĩnh vực quản trị doanh nghiệp. (sản xuất, nhân sự, tài chính, marketing) Các chức năng quản lý đó chính là các công việc của nhà quản trị 55 2. PHÂN LOẠI Phân theo nội dung của quá trình quản lý có các chức năng sau:  Hoạch định: Trả lời được các câu hỏi: Sản xuất cái gì, bao nhiêu, sản xuất bằng cách nào, tiêu thụ ở đâu, và nguồn tài chính nào đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Nội dung hoạch định: Chiến lược phát triển doanh nghiệp, chiến lược kinh doanh, xây dựng các loại kế hoạch trong doanh nghiêp.  Tổ chức: Bố trí sắp xếp, trang bị những gì cần cho một tổ chức (nhân lực, vật lực, bộ máy quản lý, các nội quy, quy chế hoạt động trong tổ chức). 56 CHỨC NĂNG QUẢN TRỊ  Điều khiển phối hợp: Phối hợp hoạt động các đơn vị, bộ phận và cá nhân trong doanh nghiệp, tạo ra sự đồng điệu giữa tất cả các hoạt động trong doanh nghiệp, bảo đảm hoạt động của doanh nghiệp đi đúng quỹ đạo,  Kiểm tra, kiểm soát: Thiết lập được chế độ kiểm tra, giám sát chặt chẽ (thường xuyên hoạc định kỳ) Bảo đảm hệ thống thông tin hai chiều thông suốt (feed back) Kiểm tra giám sát tất cả các hoạt động theo chương trình, mục tiêu đã định để có những bước điều chỉnh kịp thời. 57 PHÂN LOẠI CHỨC NĂNG QUẢN TRỊ Có hai cách phân loại chức năng quản lý:  Nếu phân theo mối quan hệ trực tiếp với lĩnh vực sản xuất kinh doanh có các chức năng sau: • Chưc năng kỹ thuật: Bao gồm việc chuẩn bị kỹ thuật cho sản xuất, chuyển giao công nghệ, quản lý quy phạm,quy trình kỹ thuật, xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật, quản lý máy móc thiết bị, nghiên cứu phát triển kỹ thuật, ứng dụng công nghệ, thiết kế sản phẩm mới. • Chức năng kế hoạch hóa và điều độ sản xuất: Bao gồm việc xác định chiến lược chung và chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp; Xây dựng kế hoạch dài hạn và hàng năm; Lập kế hoạch sản xuất và điều độ sản xuất trong doanh nghiệp. 58 • Chức năng thương mại: Bao gồm việc nghiên cứu thị trường; Tìm nguồn và khai thác mua sắm vật tư thiết bị, kỹ thuật cho sản xuất; Tổ chức kí kết các hợp đồng kinh tế, thực hiện các chiến lược Marketing, tiêu thụ sản phẩm. • Chức năng nhân sự: Bao gồm việc tổ chức quá trình tuyển dụng, bố trí, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá khen thưởng và kỷ luật nhân viên. 59 • Chức năng kiểm tra phân tích: Kiẻm tra kỹ thuật, chất lượng sản phẩm; Thực hiện việc phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. • Chức năng tài chính - hạch toán: Quản lý vốn và quỹ của xí nghiệp, tìm biện pháp tạo nguồn vốn và tín dụng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp; Thực hiện tốt chế độ kế toán, thống kê và thông tin kinh tế trong doanh nghiệp. • Chức năng hành chính pháp chế - bảo vệ doanh nghiệp. • Chức năng tổ chức đời sống và các hoạt động xã hội như việc ăn ở, đi lại, y tế, chăm sóc sức khỏe, các hoạt động văn hóa thể thao. 60 1. Các nguyên tắc quản trị kinh doanh 1) Tuân thủ pháp luật và thông lệ kinh doanh 2) Phải xuất phát từ khách hàng, tôn trọng lợi ích khách hàng 3) Hiệu quả và hiện thực. Kết quả là l

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_quan_tri_doanh_nghiep_nguyen_khac_hoan.pdf