Báo cáo Nghiên cứu tri thức địa phương vùng Đồng Bằng sông Cửu Long

WARECOD Nghiên cứu tri thức địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long 1 Báo cáo Nghiên cứu tri thức địa phương vùng Đồng Bằng sông Cửu Long Thực hiện tại: Ấp Phú Thọ A – xã Phú Thọ - huyện Tam Nông – tỉnh Đồng Tháp và ấp Vàm Nao – xã Tân Trung – huyện Phú Tân – tỉnh An Giang 2013 WARECOD Nghiên cứu tri thức địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long 2 Lời cảm ơn Danh mục các cụm từ viết tắt Giải thích các thuật ngữ Mục lục Lời cảm ơn .................................

pdf146 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 280 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Nghiên cứu tri thức địa phương vùng Đồng Bằng sông Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
................................................................................................................... 2 Danh mục các cụm từ viết tắt ..................................................................................................................... 2 Giải thích các thuật ngữ ............................................................................................................................... 2 Contents ........................................................................................................ Error! Bookmark not defined. I. Giới thiệu về dự án ..................................................................................................................................... 4 1. Tính cấp thiết của nghiên cứu ........................................................................................................... 4 2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................................................... 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................... 5 4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................................................. 5 II. Kết quả nghiên cứu ................................................................................................................................... 7 1. Khái quát về quá trình hình thành, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ............................................ 7 Ấp Phú Thọ A – xã Phú Thọ - huyện Tam Nông – tỉnh Đồng Tháp ......................................................... 9 2. Hiện trạng hệ sinh thái .................................................................................................................... 15 3. Quá trình khai thác hệ sinh thái tự nhiên ....................................................................................... 26 3.1. Sinh thái vùng ven sông (Vàm Nao) ................................................................................................ 26 3.1.1. Giai đoạn trước 1968 ..................................................................................................................... 27 3.1.2. Giai đoạn 1968 – 1975 ..................................................................................................................... 27 3.1.3. Giai đoạn 1975 – 2000 .................................................................................................................... 27 3.1.4. Giai đoạn 2000 – hiện nay ............................................................................................................. 28 3.2.1. Giai đoạn trước năm 1962 ............................................................................................................. 31 3.2.2. Giai đoạn 1962 – 1965 .................................................................................................................... 31 WARECOD Nghiên cứu tri thức địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long 3 3.2.3. Giai đoạn 1965 – 1975 .................................................................................................................... 32 3.2.4. Giai đoạn 1975 - 1982..................................................................................................................... 33 3.2.5. Giai đoạn 1982 – 2000 ................................................................................................................... 34 3.2.6. Giai đoạn 2000 – nay ..................................................................................................................... 35 4. Các yếu tố tác động tới các hệ sinh thái và ảnh hưởng tới đời sống xã hội ....................................... 38 IV. Kết luận và khuyến nghị ......................................................................................................................... 45 1. Kết luận ............................................................................................................................................... 45 2. Khuyến nghị ........................................................................................................................................ 45 Phụ lục ........................................................................................................................................................ 47 Phụ lục 1: Thành phần nhóm nghiên cứu .............................................................................................. 47 Phụ lục 2: Lịch thời vụ ............................................................................................................................. 49 Phụ lục 3: Các loài thực vật tự nhiên ..................................................................................................... 51 Phụ lục 4: Cây trồng ............................................................................................................................... 63 Phụ lục 5: Nông cụ.................................................................................................................................. 79 Phụ lục 6: Thủy sản tự nhiên ................................................................................................................. 85 Phụ lục 7: Phương thức, ngư cụ đánh bắt .......................................................................................... 127 WARECOD Nghiên cứu tri thức địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long 4 I. Giới thiệu về dự án 1. Tính cấp thiết của nghiên cứu Sông Mê Công là con sông đứng thứ hai về đa dạng sinh học trên thế giới, chỉ sau sông Amazon. Sông Mê Công là nơi trú ẩn của gần 1500 loài cá khác nhau. Sinh kế và văn hóa của các cộng đồng cư dân sống ở lưu vực sông Mê Công có liên hệ mật thiết với các chu kỳ tự nhiên của dòng sông. Tuy nhiên, những thay đổi gần đây do tự nhiên và do con người đang đe dọa nguồn tài nguyên nước và dòng chảy tự nhiên, khiến vấn đề số lượng và chất lượng nước ở đồng bằng sông Cửu Long gặp nhiều khó khăn. Đồng bằng sông Cửu ong với diện t ch ấp ỉ 40.000 km2 là vùng hạ lưu của lưu vực sông Mê Công. Khu vực này được hình thành bởi quá trình lấn biển và bồi đắp phù sa của sông Mê Công. Nông nghiệp và thủy sản là những lĩnh vực kinh tế chủ đạo. Ngày càng nhiều những tác động đe dọa sinh kế và cuộc sống của hàng triệu người dân sống tại lưu vực này. Tuy nhiên, nhận thức về tác động của các hoạt động phát triển cũng như các yếu tố tự nhiên đến môi trường và sinh kế của các cộng đồng địa phương c n hạn chế. Tại bất cứ địa phương nào, trong bất cứ hoàn cảnh nào, con người luôn biết cách sử dụng tri thức phục vụ cho cuộc sống. Những tri thức này là thành quả đúc kết của một quá trình lâu dài và được toàn thể cộng đồng địa phương công nhận và có ảnh hưởng to lớn đến nhận thức của cộng đồng. Vì vậy, chúng tôi triển khai dự án “nghiên cứu tri thức địa phương vùng đồng bằng sông Cửu ong” tại địa bàn 2 ấp: ấp Phú Thọ A, xã Phú Thọ, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp và ấp Vàm Nao, xã Tân Trung, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang nhằm tìm hiểu tri thức địa phương về mối quan hệ giữa các yếu tố tác động và hệ sinh thái tự nhiên vùng đồng bằng sông Cửu Long. Song song với quá trình nghiên cứu, dự án cũng nhằm mục đ ch giúp tăng cường năng lực cho người dân địa phương và đề ra các giải pháp riêng của họ cho sử dụng bền vững nguồn tài nguyên nước ở đồng bằng sông Cửu Long. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của nghiên cứu là xây dựng năng lực cho người dân địa phương, khuyến khích họ tham gia vào nghiên cứu và sử dụng tri thức địa phương của mình. Người dân WARECOD Nghiên cứu tri thức địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long 5 có thể sử dụng các kết quả nghiên cứu để tham gia vào trao đổinhững vấn đề liên quan đến sinh kế của họ và nguồn tài nguyên thiên nhiên trong khu vực. Một số mục tiêu ngắn hạn chúng tôi hy vọng sẽ đạt được bao gồm: - Người dân địa phương ở đồng bằng sông Cửu Long sẽ tư liệu hóa những tri thức liên quan đến cuộc sống hàng ngày của họ như: đánh bắt, gieo trồng, lịch mùa vụ, lịch sử văn hóa địa phương... - Kết quả nghiên cứu sẽ được chia sẻ và sử dụng để đóng góp cho các hoạt động thúc đẩy sử dụng bền vững tài nguyên nước và an ninh lương thực ở Đồng bằng sông Cửu Long của WARECOD và Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam (VRN). 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu tập trung phân tích hai vấn đề chính: - Các thành phần của hệ sinh thái tự nhiên, sự tác động qua lại giữa các thành phần, tầm quan trọng của hệ sinh thái tự nhiên đến sinh kế của người dân bản địa - Các tác động của yếu tố con người thay đổi hệ sinh thái tự nhiên: trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt thủy sản, 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu chỉ tập trung vào các phân t ch mang t nh định tính - Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn 02 ấp đại diện cho hệ sinh thái vùng đồng bằng sông Cửu Long - Nghiên cứu thực hiện trong thời gian 12 tháng (từ tháng 01/2013 đến tháng 12/2013) 4. Phương pháp nghiên cứu Dự án sử dụng phương pháp nghiên cứu tri thức địa phương. Nghiên cứu tri thức địa phương là nghiên cứu được thực hiện bởi chính người dân, gần đây đã trở thành một cách tiếp cận mới khác với hình thức nghiên cứu thông thường, nhằm khám phá kiến thức địa phương của người dân về môi trường và cách họ tương tác với nó. Nghiên cứu phản ánh hiểu biết thực tế của người dân rất đa dạng và sâu sắc về các nguồn tài nguyên thiên nhiên và cách thức sử dụng nguồn tài nguyên một cách bền vững. Nghiên cứu là WARECOD Nghiên cứu tri thức địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long 6 một cách khuyến kh ch những người dân bình thường thực hiện và sử dụng nghiên cứu để cân bằng mối liên hệ giữa quá trình gìn giữ tri thức và phát triển. Nghiên cứu viên là người dân địa phương, được cán bộ dự án tập huấn cung cấp các kiến thức và kỹ năng cần thiết để tự thực hiện các hoạt động nghiên cứu, thu thập thông tin về kiến thức bản địa dưới sự giám sát của cán bộ dự án. Nghiên cứu được tiến hành theo các bước Lựa chọn địa bàn nghiên cứu Địa bàn nghiên cứu được lựa chọn thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, có mỗi quan hệ mật thiết với tài nguyên nước và ngành nghề chủ yếu của người dân bản địa là nông – ngư nghiệp. Lựa chọn nghiên cứu viên Nhóm nghiên cứu viên này khoảng 12 -13 người được lựa chọn từ các hộ dân trong ấp theo tiêu ch : đại diện cho các lứa tuổi lao động, dân tộc, giới và tôn giáo (nếu có). Điều quan trọng là các nghiên cứu viên được chọn phải có thời gian dành cho dự án và tình nguyện tham gia. Tập huấn nghiên cứu viên Cán bộ dự án tập huấn 02 ngày cho các học viên, nhằm cung cấp các khái niệm, kiến thức và kỹ năng cần thiết trong quá trình nghiên cứu để tự thực hiện. Ngoài ra trong từng chuyên đề cụ thể, các nghiên cứu viên c n được cung cấp các kiến thức và kỹ năng cần thiết liên quan đến các chủ đề, như: kỹ năng vẽ và mô tả các lát cắt ngang và dọc của khu vực nghiên cứu, kỹ năng vẽ và mô tả chuỗi thức ăn, lưới thức ăn, Lựa chọn chủ đề nghiên cứu Xoay quanh mối quan hệ giữa hệ sinh thái tự nhiên và các tác động đến hệ sinh thái, trong đó chủ yếu là tác động từ các hoạt động phát triển, chủ đề nghiên cứu cụ thể do nhóm nghiên cứu viên quyết định. Xác định các thông tin thu thập cho từng chủ đề Đối với từng chủ đề, các nghiên cứu viên cùng nhau thảo luận theo nhóm nhỏ (3-4 người). Thông tin sau khi được thu thập, sẽ được các nhóm nhỏ trình bày cho cả nhóm nghiên cứu (bằng hình vẽ hoặc bảng biểu) để góp ý. Mọi ý kiến đóng góp đều được báo cáo viên tiếp thu, giải trình. Những ý kiến bất đồng đều được ghi nhận và phải được sự WARECOD Nghiên cứu tri thức địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long 7 thống nhất trong nhóm hoặc có ý kiến đồng thuận của người có hiểu biết nhất trong ấp trước khi đi đến thống nhất. Ti n n n i n cứ Trong thời gian này, nhóm hỗ trợ sẽ đến thăm địa điểm dự án định kỳ hàng tháng. Nhóm hỗ trợ làm việc cùng người dân trong việc tư liệu hóa và chỉnh sửa các báo cáo. Kết thúc mỗi tháng nghiên cứu, nhóm cán bộ hỗ trợ và nhóm nghiên cứu sẽ lên kế hoạch hoạt động cho tháng tiếp theo. Hội thảo khi tất cả các thông tin đã được thu thập và hệ thống hóa, dự thảo cuối cùng được các nghiên cứu được các cơ quan hữu quan để ý kiến. áo cáo cuối cùng đ các cơ quan có liên quan Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, và chính quyền tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Mekongnet với mong muốn góp phần đưa ra một hình ảnh chi tiết hơn về sinh kế của người dân ở đồng bằng sông Cửu Long và vai trò của việc bảo tồn tài nguyên nước đối với đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung. Tổn ợp k t q ả n i n cứ Kết quả nghiên cứu được nhóm cán bộ dự án và nhóm nghiên cứu viên tổng hợp và phân tích, trình bày trong báo cáo II. Kết quả nghiên cứu 1. Khái quát về quá trình hình thành, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội Hai địa bàn nghiên cứu nằm trên hai tỉnh An Giang và Phú Thọ, có vị tr địa lý và quá trình hình thành, phát triển khác nhau: Ấp Vàm Nao – xã Tân Trung – huyện Phú Tân – tỉnh An Giang Vị trí địa lý Ấp Vàm Nao nằm ở ngã ba giao giữa sông Vàm Nao và sông Hậu. - Phía Đông: giáp sông Vàm Nao. Bờ bên kia thuộc địa bàn huyện chợ Mới, tỉnh An Giang - Phía Tây: giáp với ã Tân H a được cắt bởi tỉnh lộ 954 cũ WARECOD Nghiên cứu tri thức địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long 8 - Phía Nam: giáp sông Hậu. Bờ bên kia sông Hậu thuộc huyện Châu Phú tỉnh An Giang - Phía Bắc: giáp 2 ấp Mỹ Hóa 1 và ấp Tân Thạnh xã Tân Trung Dân cư 603 hộ có 2.715 nhân khẩu (1352 nam, 1363 nữ) hầu hết dân cư dân tộc Kinh, sống tập trung theo trục lộ giao thông. Tôn giáo: 98% Hòa Hảo, 2% tôn giáo khác. Truyền thuy t Tên ấp Vàm Nao do địa hình cập theo sông Vàm Nao. Địa danh Vàm Nao có từ trước đây cùng với sông Tiền và sông Hậu thời ưa c n hoang vu. Quá trình voi đi từ sông Tiền sang sông Hậu tạo thành lối mòn, lâu ngày hình thành dòng chảy, tiến tới sông nhỏ. Dòng chảy ngày càng lớn tạo thành sông lớn. Sông lớn nối giữa sông Tiền và sông Hậu. Vàm Giao sau này được người dân gọi chại đi làVàm Nao. Nhưng có truyền thuyết khác: Do ngày ưa, sông Vàm Nao bây giờ về thượng nguồn giáp sông Tiền, nước chảy hiền h a. Người dân thường đi theo hướng sông Tiền. Bà con đi uống hạ nguồn qua sông Vàm Nao tới ngã ba giáp sông Hậu, thấy nước chảy rất xiết làm ghe xuồng chìm dẫn đến chết người (hiện nay, tai nạn vẫn thường diễn ra vào tháng 5 âm lịch). Vì vậy, khi đi đến đây l ng người thường nao núng. Từ đó mà hình thành tên gọi Vàm Nao. Hiện ở ngã ba sông giáp sông Hậu vẫn có chợ Vàm Nao. Phía trên thượng nguồn sông Tiền có chợ Thuận Giang. Vàm Nao là địa danh nổi tiếng về nguồn lợi thủy sản với đặc sản là cá Bông lau. Quá trình hình thành và phát triển Giai đoạn trước 1975 Ấp có tên là ấp Mỹ Hóa 3, làng Hòa Hảo, Quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc. Dân số chưa thống kê chính xác, vào khoảng hơn 100 hộ. Nhà cửa chủ yếu cất nhà sàn (vượt lũ), sàn thấp. Quay mặt ra lộ, chừa khoảng rất rộng so với hiện nay. Đường đất chìm trong nước vào mùa lũ. “nắng bụi mưa bùn”. Có 2 cầu ván (cầu mươn nhỏ và cầu Mươn ớn) do nhà nước làm (chế độ cũ). úc này, địa phương vẫn chưa có điện và sử dụng nước sông Giai đoạn 1975-2003 - 1976_1977: Do quá trình sắp xếp lại tỉnh, đổi tên thành ấp Mỹ Hóa 3, xã Phú Hòa, huyện Phú Tân, tỉnh Long Châu Tiền. WARECOD Nghiên cứu tri thức địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long 9 - Từ 1977-2003: Đổi tên là ấp Mỹ Hóa 3, xã Tân Hòa, Huyện Phú Tân, tỉnh An Giang. - Năm 2003, ấp Vàm Nao, xã Tân Trung, huyện Phú Tân được thành lập, do cắt 1 phần ấp Mỹ Hóa 3 và 1 phần ấp Hậu Giang 1 thuộc xã Tân Hòa. Dân số tăng nhanh. Nhà cửa sát nhau, nhà ở 2_3 lớp, nhà cập sát mé lộ. chủ yếu ở nhà sàn trên cọc, mái lợp lá, ít hộ lợp tôn. Giao thông băt đầu phát triển, từ từ nâng cấp. Năm 1985 được nâng cấp 954 cũ Ấp Phú Thọ A – xã Phú Thọ - huyện Tam Nông – tỉnh Đồng Tháp Vị trí địa lý Ấp Phú Thọ A năm cách vườn quốc gia Tràm chim khoảng 10km về phía Tây - Phía Tây giáp ấp Long Phú - Ph a Đông giáp Ấp Phú Thọ B - Phía Nam giáp Ấp Long An B thuộc xã Phú Lợi - Phía Bắc giáp ấp Phú Thành B Dân cư Dân số hiện nay của ấp Phú Thọ A là 615 hộ và 2557 khẩu, đến từ nhiều vùng khác nhau, trong đó chủ yếu là miền Tây, kế đến là Việt kiều từ Campuchia về và từ các tỉnh phía Bắc. Đạo Hòa hảo chiếm 80%. Đạo Phật chiếm 15%. Đạo Cao Đài khoảng 2%. Đạo Thiên chúa: 3%. Quá trình hình thành và phát triển - Năm 1962, ấp Phú Thọ A được thành lập, thuộc xã Phú Thọ, quận Đồng Tiến, tỉnh Kiến Phong, có khoảng 200 hộ với 1.400 nhân khẩu từ các nơi về. Nhà ở thời đó bằng cây vẹt, lợp lá. Kênh Đồng Tiến được cho đào nối sông Tiền với sông Vàm Cỏ và để lập ấp. Cùng năm, trạm y tế, trường tiểu học được xây dựng và hoạt động tới nay. Nhà lồng chợ cũng được xây dựng trong năm 1962, những không có người bán. Chính phủ hộ trợ tiền và lương thực. Người dân tự kiếm cá và rau. Nước sinh hoạt lấy từ kênh Đồng Tiến. Đường giao thông: lộ đất nối quận Đồng Tiến vối Quốc lộ 30. Tuyến dân cư: Người dân ở dọc kênh đồng tiến và dọc lộ, nhà. Chùa: Tam Hòa Tự, xây dựng năm 1963 (chùa lợp lá), 1965 do tiền dân đóng góp cho ông Nguyễn Văn Hu để xây kiên cố. WARECOD Nghiên cứu tri thức địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long 10 Đình thần: xây dựng từ 1969, đã qua 03 giai đoạn sửa chữa. Sau 30/04/1975: Đổi tên thành ấp Phú Thọ A, xã Phú Thành, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp. Một số Việt kiều từ Camphuchia về được nhà nuớc hỗ trợ cây và lá lợp. Nước sinh hoạt từ kênh Đồng Tiến. - 10/1983- nay: Đổi tên thành ấp Phú Thọ A, xã Phú Thọ, Tam Nông, Đồng Tháp. Số hộ tăng lên 615 hộ và 2557 khẩu. Đây là giai đoạn cơ sở hạ tầng của ấp được xây dựng nhiều. Năm 1985, nâng cấp lộ và rải đất đỏ. Năm 2002 nâng cấp và rải nhựa thành TL 84 (do bị lũ năm 2000 tàn phá lộ bị hư hỏng gần hết). Từ 1985 đến 2000 là quá trình đào kênh ổ phèn, sau năm 2000 nước trong đồng không còn phèn. Năm 2007 ây dựng đê bao 13 nuôi thủy sản (đê chạy qua 03 ấp: Phú Thọ A, Phú thọ B, ong Phú). Năm 2008 ây lại trạm y tế theo chuẩn quốc gia. Khoảng năm 2000, trường tiểu học được xây mới, trường cũ đóng cửa, học sinh chuyển về học trường mới. Nước máy bắt đầu từ 2008. Điện bắt đầu năm 1989. Năm 1993 bắt đầu nuôi cá. - Từ năm 1985, nhà quay về mặt lộ, sàn cao 2.5m (trước 1985, sàn cao <1.0m). Nhà kiên cố bắt đầu cất từ năm 2003 trở lại, đến nay có 25 nhà. Còn lại là nhà cây lợp tôn. tiện nghi trong gia đình uất hiện nhiều sau năm 2000, như: Tivi, e máy, điện thoại di động, Ngoài những điểm khác biệt về vị tr địa lý, quá trình hình thành như trên, cả hai địa phương đều thuộc vùng đồng bằng Sông Cửu Long và có nhiều những đặc điểm chung về sinh kế, phong tục tập quán, kiến trúc nhà ở, Sinh k Nông nghiệp và ngư nghiệp là nghề chủ đạo tại cả hai địa phương. Thời kỳ mới thành lập, ngư nghiệp (chủ yếu là đánh bắt tự nhiên) chiếm ưu thế so với nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi). Trong quá trình phát triển, nông nghiệp (mà chủ yếu là trồng lúa và hoa màu) ngày càng đóng vai tr quan trọng hơn đối với sinh kế của người dân địa phương. Khác biệt giữa hai địa phương trong thời điểm hiện tại là trong khi tại ấp Phú Thọ A, bà con vẫn canh tác chủ yếu là cây lúa thì tại ấp Vàm Nao, chủ yếu là làm rẫy. Yếu tố thị trường đóng vai tr quyết định đến sự khác biệt này. WARECOD Nghiên cứu tri thức địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long 11 Một số ngành nghề thủ công, như: Dệt chiếu, se nhang, làm gạch. Ngoài ra tại địa phương, hiện nay đã uất hiện một số nghề mới (may mặc, làm đẹp, dịch vụ internet, du lịch nông nghiệp), dịch vụ nông nghiệp, như: bơm nước, xới, thuốc, phân bón, Đánh bắt thủy sản tự nhiên vẫn luôn đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với đời sống và sinh kế của bà con nhưng vì nhiều nguyên nhân, bao gồm cả nguyên nhân tự nhiên và nguyên nhân do con người đã làm nguồn lợi thủy sản ở địa phương suy giảm nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sinh kế và cơ cấu kinh tế của địa phương. Phong tục tập quán Cũng giống như đa số các địa phương khác tại vùng đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và Việt Nam nói chung, một số lễ hội truyền thống đặc trưng được tổ chức hàng năm tại địa phương. Tết nguyên đán: cúng ông bà ngày 30 tết, ấp Vàm Nao theo phật giao Hòa Hảo cúng rước ông bà, cha mẹ ngày 28 tết (cúng mặn). Gia đình sum hợp, con cháu tụ hợp chúc thọ ông bà cha mẹ. Ngày 29, 30 và mùng một, cúng tương (ăn chay) để tỏ lòng từ bi. Rằm tháng giêng (Thượng Nguyên) là lễ phật giáo Hòa Hảo. Đồng đạo đến chùa An Hòa Tự cúng phật, cầu được bình an. Chùa có đãi cơm chay, nước uống (cà phê đá), thuốc tây, thuốc lá. Đồng đạo đến đều có chổ nghĩ ngơi. Đồng đạo mặc áo dài nâu, dâng hương, hoa. Theo quan niệm của phật giáo Hòa Hảo: đèn (tượng trưng cho ánh sáng), hoa (tượng trương cho thơm tho và tinh khiết), nhang (bán mùi quế trượt) và nước (tấm lòng trong sạch). Nếu ai không có điều kiện đi cúng chùa, thì cúng ở nhà. Vì ở nhà có thờ 3 ngôi: Cửu huyền thất tổ ông bà, ngôi tam bảo, bàn thông thiên. Tết Đoan Ngọ: Con cháu tụ họp em như ăn tết nửa năm. Mọi người cúng tại nhà, gồm: mâm cơm, cá dọn lên bàn thờ cúng. Ngày ưa, món đặc biệt được nhiều gia đình cúng là bánh xèo (không bắt buộc), hiện nay còn ít. Ngoài ra với đặc trưng tôn giáo riêng, 2 địa phương nói trên có những lễ hội riêng biệt. Lễ cúng Đình Thần (10/5): Người dân đến đình cầu quốc thái dân an, cầu nguyện chín thế giới bình an. Trước 1975, cúng chay, nay cúng mặn (heo quay, xôi). Lễ Sáng Lập Đạo (18/5): Trong 03 ngày (16-18). Đồng đạo tới rất đông dâng bông cho chùa, cầu nguyện cho thế giới bình an. Trong thời gian lễ hội, Có nhiều trạm đãi miễn WARECOD Nghiên cứu tri thức địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long 12 phí thức ăn, nước uống, thuốc men, có chổ nghĩ ngơi. Xung quanh có hội chợ. Tại các ấp có treo đèn màu, cờ hoa trang tr theo đường và nhà. Đặc biệt, trong ngày 18/5, có tổ chức biểu diễn và thi cộ đèn (Hai Bà Trưng cưỡi voi, Phù Đổng Thiên Vương, rồng, phụng,) giữa các xã. Sau lễ, các cộ đèn về biểu diễn tại xã nhà. Rằm tháng Bảy (trung nguyên):Tổ chức giống như rằm tháng Giêng. Rằm tháng Mười (hạ nguyên): Tổ chức giống như rằm tháng Giêng. Tháng 11: Ngày 25/11 (ngày Đản Sinh): Tổ chức giống ngày 18 tháng 5. Ngoài ra phải kể đến một số lễ hội mới được hình thành nhưng rất giàu giá trị nhân văn, được đông đảo cộng đồng địa phương hưởng ứng. Lễ xuốn lưới cá bông lau (05/11 âm lịch): Trước đây, hàng năm các hộ dân sống nghề chài lưới thường tổ chức tại gia đình lễ xuống lưới cá bông lau, với ý nghĩa cúng Bà Cậu bắt được nhiều cá. Từ năm 2012, Hội nông dân tổ chức, tập hợp các ngư dân cùng đến cúng chung, tạo thành lễ hội cá Bông lau. Hình thức như sau: úc nước lớn ban ngày, gom các ghe lưới lại, đậu ở cồn Dĩa, hướng mũi ghe vào bờ, mổi ghe cúng bông (vạn thọ, trang), trà nước, cháo, gạo muối và 01 con vịt luộc. Đặt tất cả các vật cúng lên bàn (trên bờ). Trên bàn có 1 ly nước, 3 ly rượu, 3 bình bông. Hai người cao tuổi (áo dài khăn đóng có thể thay bằng áo bà ba) cầu nguyện, mỗi người đốt 3 cây nhang, các ngư dân ếp hàng dài phía sau 2 cụ, quay mặt về sông để cầu nguyện. Sau đó, các ghe chạy ra sông thả mẻ lưới đầu tiên. Lễ thả cá (sau rằm tháng giêng - 19 hoặc 20/giêng): Bắt đầu từ năm 2011, với ý nghĩa tái tạo và bảo vệ nguồn lợi thủy sản ngày một suy giảm, người dân và chính quyền địa phương huyện Phú Tân đã tổ chức lễ thả cá tại ấp Vàm Nao với sự tham gia của hàng trăm người. ượng cá thả các loại về sông Vàm Nao khoảng 7-10 tấn/năm, do các mạnh thường quân đóng góp. Trong khoảng 1 tháng sau thả cá không được đánh bắt trên sông. Các cơ quan chức năng và người dân cùng giám sát. Tập tục Cưới hỏi Ngày ưa có 6 lễ, gồm: - Nạp thể: thăm d ý kiến người lớn, đôi trai gái - Vấn danh hỏi tên họ tuổi đôi trai gái - Nạp kiết: coi tuổi xong rồi có khai trầu, bánh, trà WARECOD Nghiên cứu tri thức địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long 13 - Nạp trưng: nạp tiền đồng, mâm đ - Thỉnh kì: lễ nói - Thân ngh nh: rước dâu. Ngày nay giảm bớt còn 3 lễ, sau cưới 3 ngày có lễ phản bái (tuy nhiên không bắt buộc). - Giáp lời: hai bên trai gái gặp nhau ở nhà gái, nhà trai mang bánh trà đến nhà gái. - Nói: chính thức nhận dâu rể, lại ông bà cha mẹ. Có lên đôi đèn. Nhà trai trình lể vật cho nhà gái (tiền, lễ vật..), không bắt buộc từ 4 mâm trở lên (tất cả lể vật đều số chẳn)_có kiến mâm, có đãi ăn tại nhà gái. Ma chay Với quan niệm “tử thì tán” , nên người dân không để lâu mà chôn nhanh nhất có thể. trừ trường hợp con cháu chưa về đủ. Gia chủ không nhận tiền phúng điếu, chỉ nhận nhang đèn và bánh trái. Đa số gia chủ chỉ đãi cơm chay. Khi đưa ra nghĩa trang, gia chủ không rãi giấy tiền vàng bạc, không đốt vàng mã. 7 ngày đầu tiên, gia chủ cúng 3 chén cơm mỗi bữa ăn. Đám Giỗ: đa số cúng chay, khách đến có thể ăn mặn. Y học cổ truyền Tại ấp Vàm Nao, trước 1975 sử dụng cây thuốc địa phương. Người bệnh đi hốt thuốc phải mang theo cây thuốc để đóng góp cho nhà thuốc. Sau khi khám bệnh, ngoài vị được cho, số nhà thuốc còn thiếu người nhà bệnh nhân tự kiếm bổ sung vào toa thuốc được kê. Sau 1975, Thuốc Nam phát triển mạnh do trồng tại chổ và sưu tầm các nơi (thông liên kết, trao đổi với các nhà thuốc khác). Vì vậy, ngoài cung cấp cho dân địa phương nhà thuốc còn cung cấp cho các địa phương khác, nhưng vẫn duy trì ý thức tự sưu tầm thuốc đóng góp cho nhà thuốc. Nhà thuốc điều trị khoảng 30-40 bệnh nhân/ ngày. Một số trang thiết bị được người dân đóng góp cho tổ Y học cổ truyền, như: e cứu thương, thiết bị châm cứu, Tại ấp Phú Thọ A, việc sử dụng cây thuốc địa phương cũng tương đối phổ biến, nhưng lượng cây thuốc tìm được tại địa phương không phong phú bằng. Bà con vẫn thường uyên đến các địa điểm khác để hái hoặc xin thuốc về sử dụng tại địa phương. Hoạt động từ thiện WARECOD Nghiên cứu tri thức địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long 14 Hội chữ thập đỏ vận động lập quỹ hỗ trợ người dân trong ấp, như: gạo, tiền chữa bệnh, cất nhà. Thành lập đội cứu hộ hoạt động trong mùa lũ (nhà nước tài trợ 02 thuyền và trang bị). Ki n trúc nhà ở Do cư trú ở vùng đất ngập nước và ảnh hưởng trực tiếp của nước vào mùa nước nổi, nên người dân sống dọc theo hai bên lộ (lộ 884 đối với ấp Phú Thọ A và lộ 954, lộ Vàm Nao đối với ấp Vàm Nao). Nhà sàn là chọn lựa của người dân trong vùng từ bao đời nay. Kiến trúc nhà sàn đơn giản. Ph a trước là hàng ba, nơi tiếp khách và có bàn thờ thông thiên kế đến là nơi tiếp khách và nơi đặt bàn thờ Cửu huyền thất tổ ông bà và ngôi tam bảo. Phía sau là phong ngủ. Bên hông hoặc phía sau là bếp. Trước đây, nhà thường dựng trên các cột bằng đá tự nhiên được đẽo cho vuông vức, có chiều cao khoảng 0,7-1,0m. Sàn và cột được làm bằng gỗ. Mái lợp lá. Ph a dưới sàn không được gia chủ sử dụng. Đây là phần sẽ ngập khi nước lũ lên cao. Hiện nay, về kiến trúc không có thay đổi lớn. Tuy nhiên nhà lợp lá không còn, thay vào đó là tôn hoặc ngói. Cột đẽo bằng đá tự nhiên không c n được nhiều người dân sử dụng. Thay vào đó, người dân sử dụng cột bê tông với chiều cao từ 1,8-2,3m (nhà sàn cao hơn trước). Ph a dưới sàn được tận dụng để chứa đồ và sinh hoạt trong mùa khô (do mát hơn trên sàn). Có một số ít hộ dân đã làm nhà đúc, không sử dụng gỗ cho sàn và cột. WARECOD Nghiên cứu tri thức địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long 15 2. Hiện trạng hệ sinh thái Hai địa phương trên nằm ở các vị trí khác nhau nên các vùng sinh thái cũng có những điểm khác nhau. Tiểu hệ sinh thái tại ấp Vàm Nao đặc trưng cho hệ sinh thái ven sông cái, là vùng được khai phá sớm nhất trong quá trình chinh phục những vùng đất ngập nước của con người, các vùng sinh thái cơ bản đó là: - Vùng cồn WARECOD Nghiên cứu tri thức địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long 16 - Vùng trầm thủy - Vùng đất ruộng ven sông - Sông chính - Kênh rạch, ao hồ Trong khi đó, tiểu hệ sinh thái tại ấp Phú Thọ A đặc trưng cho vùng Đồng Tháp mười, vùng khai phá sau trong quá trình chinh phục của con người, gồm: - Vùng đất ruộng xa sông - Kênh đào 2.1. Vùng đất ruộng Trước năm 1970, trồng lúa nước (lúa mùa). Từ 1970-1975 trồng thần nông . Từ năm 1975 bắt đầu trồng nếp đến 2012. Sau gặt tận dụng gốc rạ trồng màu dưa hấu, đậu anh, mè, đậu nành, thuốc lá (trồng cập mương). Hiện nay trồng màu toàn bộ: khoai môn, ớt, bắp, các loại rau. Thực vật - Cây tự nhiên: Vừng (Ngày ưa mọc nhiều nhất. Hiện nay còn rất ít), bằng lăng, gáo vàng, trâm bầu, cà na, cò ke, bứa, bình bác trái, đủng đỉnh, lùn, nưa, dây lăng, các loại cỏ. WARECOD Nghiên cứu tri thức địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long 17 - Cây trồng: Cây lấy gỗ: sao, còng, bạch đằng+ tre (nhiều nhất), gòn, gáo trắng (ăn trái), dây thuốc cá, trúc, tầm vong. Cây ăn trái: oài + m t+ chuối (nhiều nhất), Dừa, mãng cầu, mận, ổi, cóc (ăn trái), khế, chanh, bưởi, trâm, sơ ri, l ng mức, vú sữa, đu đủ. Động vật - Động vật tự nhiên: chuột, rắn, nhái, ếch, ốc, rắn mối, kì nhong, cua, dế, cá mùa nước (cá lóc, cá rô, cá sặc, cá trê, cá lau kiếng, cá lòng tong bay, cá thác lác, cá còm, cá nàng hai, cá ét giống các loại cá sông không có bông lau, cá hú, cá phèn, cá ba sa, cá dồ cờ), tôm lóng, tôm càng, tép. Ve ve, tu hú (năm nay uất hiện nhiều nhất so với các năm trước); Chim (Cò, ốc cao, chằng nghịch, còng cọc, bìm bịp, sáo – nhiều nhất ngoài đồng, cu cườm, rẽ quạt, chày chày, sa xả, dơi muổi, én, se sẻ - nhiều nhất ở theo nhà, nhạn,), ong v giẻ, ong sắt, ong ruồi, ong mật - Chăn nuôi: bò, vịt ta, vịt xiêm, gà, heo, bồ câu, thỏ, ngỗng, gà lôi, chó, mèo. Cá nuôi: cá tra, cá lóc, cá rô, cá điêu hồng, cá phi, ... các hệ sinh thái qua các thời kỳ. Trước giai đoạn năm 1975, mối quan hệ giữa hệ sinh thái tự nhiên và phát triển kinh tế nằm ở mức bền vững. Cho đến năm 1990, việc đánh bắt, khai thác quá mức dẫn đến hệ sinh thái tự nhiên và nguồn lợi tại địa phương diễn biến theo chiều hướng suy giảm. 4. Các yếu tố tác động tới các hệ sinh thái và ảnh hưởng tới đời sống xã hội 4.1. Yếu tố khách quan Thời ti t bất t ường Nhóm nghiên cứu viên địa phương đã ghi nhận những sự thay đổi bất thường của thời tiết và khí hậu chỉ bắt đầu diễn ra trong khoảng 30 năm trở lại đây, tức khoảng từ năm 1980. Giai đoạn trước đó, với kinh nghiệm, người dân địa phương có thể dự đoán được sự thay đổi của con nước, tốc độ dòng chảy Giai đoạn từ 1980 trở lại đây, thời tiết trở nên khó dự đoán hơn, kèm theo đó là dịch bệnh cũng gia tăng, là một trong những yếu tố khách quan ảnh hưởng đến hệ sinh thái tự nhiên, dẫn đến những thay đổi theo chiều hướng tiêu cực. Ản ưởn t ượng nguồn Cũng là yếu tố tự nhiên, nhóm nghiên cứu viên ghi nhận những thay đổi từ thượng nguồn ảnh hưởng đến địa phương. Các thay đổi chủ yếu do nhóm nghiên cứu viên đưa ra là sự thay đổi dòng chảy và lượng thủy sản cũng như phù sa bồi đắp. WARECOD Nghiên cứu tri thức địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long 39 Tại ngã ba sông Vàm Nao, vũng oáy hình thành do hai d ng nước từ sông Vàm Nao và sông Hậu giao nhau từng có thời điểm rộng trên 200m, và được mô tả là nỗi khiếp sợ của tàu bè qua lại nơi đây. “Vào lúc nước về, nằm ở trong nhà cũng nghe thấy tiếng nước oáy” - Ông Võ Thành Trang, nghiên cứu viên ấp Vàm Nao - Hiện tại, k ch thước vũng oáy đã thu hẹp chỉ còn từ 100m đường kính, và dòng chảy cũng hiền h a hơn rất nhiều. Trong khi đó, lượng thủy sản từ thượng nguồn về địa phương cũng giảm đáng kể chưa rõ nguyên nhân. Nhóm nghiên cứu viên cũng đề cập đến yếu tổ phát triển tại thượng nguồn, tuy nhiên lượng thông tin nhóm nghiên cứu viên có được là không đủ để đi đến các kết luận về việc liệu yếu tổ này đã tác động đến hệ sinh thái tự nhiên hay chưa. Theo tổ chức sông ngòi quốc tế: “Tr n Q ốc đã có các k hoạch xây dựng bậc thang thủy điện tám đập tại t ươn lư sôn M Côn (Lancan ). C o đ n nay, ba dự án đã o n t n . Dự án thứ tư – Xianwan (đập Tiểu loan)– bắt đầ tíc nước hồ chứa năm nay, v ít n ất hai dự án k ác đan được xây dựng. Những dự án này sẽ l m t ay đổi mạnh mẽ chu kỳ hạn –lũ tự nhiên của sông Mê Công và chặn dòng phù sa, ản ưởng tới hệ sinh thái và sinh k của hàng triệ n ười sống ở vùng hạ lư tại Burma, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam. Các tác động tới mực nước v n ư trường vẫn đan đươc i n ận dọc biên giới T ái Lan v L o.” Trong khi đó, chính phủ ào cũng đã thông báo đến các quốc gia trong Ủy hội sông Mê Công về việc xây dựng 2 con đập: Xayaburi và Don Sahong, kèm theo một kế hoạch xây dựng 12 bậc thang thủy điện thượng nguồn của sông Mê Công. Nhóm nghiên cứu viên đã ác định ít nhất 50/63 loài thủy sản được trong nghiên cứu là loài di cư dọc sông. Một số t là loài di cư từ hạ nguồn đến địa phương sinh sản trước khi quay trở về hạ nguồn sinh trưởng, còn lại đa số là loài di cư lên thượng nguồn sinh sản, cá con hoặc trứng cá sau đó theo d ng nước về sinh trưởng tại địa phương. Những loài cá di cư này đóng vai tr hết sức quan trọng trong lưới thức ăn. WARECOD Nghiên cứu tri thức địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long 40 Cũng theo phân t ch của nhóm nghiên cứu viên, bất cứ sự thay đổi loài (về số lượng cũng như chủng loại) đều ảnh hưởng đến toàn bộ các mắt xích của lưới thức ăn. Và các loài di cư này đang đối mặt với nguy cơ không thể đến được nơi sinh sản thích hợp. Chưa kế đến lượng phù sa có thể bị chặn lại bởi các con đập. Do lượng thủy sản tự nhiên đã giảm đáng kể trong thời gian qua, nông nghiệp đã và đang đóng vai tr chủ đạo đối với không chỉ sinh kế của người dân địa phương mà c n là kinh tế của cả đồng bằng sông Cửu Long. Vai trò cung cấp phù sa của sông Mê Công là vô cùng quan trọng đối với ngành kinh tế này. 4.2. Yếu tố chủ quan Một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc con người có những tác động đến hệ sinh thái tự nhiên đó là: dân số và nhu cầu gia tăng, sinh kế của người dân chưa ổn định và thiếu thông tin, kiến thức. WARECOD Nghiên cứu tri thức địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long 41 Dân số liên tục tăng từ khi thành lập cho đến nay, dẫn đến nhu cầu về lương thực, thực phẩm tăng dần đều và nhu cầu về tiêu dùng, chất lượng cuộc sống đang ngày một được đặt ra cao hơn trong giai đoạn 10 năm trở lại đây. Không thể phủ nhận quyền được mưu cầu cuộc sống đầy đủ, sung túc nhưng đôi khi người dân tại địa phương lại khai thác quá mức cần thiết dẫn đến những tác động rõ rệt đối với hệ sinh thái tự nhiên. Nếu đặt giữa vấn đề bảo vệ môi trường, bảo tồn nguồn lợi và sinh kế, chúng ta có thể thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa 2 vấn đề này. Người dân vùng đồng bằng sông Cửu ong, đặc biệt là các vùng có nông nghiệp là ngành nghề chủ đạo, vẫn c n đối mặt với những thách thức và khó khăn trong việc đảm bảo, duy trì cuộc sống gia đình họ, trước khi nghĩ đến những vấn đề khác, trong đó có việc bảo vệ môi trường, bảo tồn nguồn lợi. Tuy nhiên, nếu không bắt đầu bảo tồn nguồn lợi, bảo vệ môi trường từ lúc này, tương lai không xa, sinh kế đang dựa chủ yếu vào những nguồn lợi này, sẽ càng bấp bênh hơn nữa. Một nguyên nhân sâu xa khác là việc thiếu thông tin và kiến thức. Đã có rất nhiều những chương trình khuyến nông, khuyến ngư được tổ chức tại các địa phương, cả dưới hình thức: đại lý phân phối sản phẩm tổ chức (nhằm mục đ ch giới thiệu sản phẩm) và cán bộ khuyến nông, khuyến ngư của xã, huyện trực tiếp đến hướng dẫn bà con. Tuy nhiên, vấn đề được chú trọng trong các buổi tập huấn này là làm thế nào để nâng cao sinh kế, cải thiện cuộc sống. Vấn đề bảo vệ môi trường, bảo tồn nguồn lợi chỉ được lồng ghép và chưa thật sự để lại ấn tượng đối với bà con tham gia. Một lý do được đưa ra là những kiến thức về bảo vệ môi trường và bảo tồn nguồn lợi quá sáo rỗng và không phù hợp với thực tế. Tuy nhiên, cũng cần phải nhìn nhận rằng các cán bộ khuyến nông, khuyến ngư mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng kiến thức về bảo vệ môi trường và bảo tồn nguồn lợi của họ chưa đủ để truyền đạt hiệu quả đến bà con. Những phân tích mục IV đã chỉ rõ việc hệ sinh thái tự nhiên đã biến đổi như thế nào khi có yếu tố con người tác động và dưới đây, báo cáo sẽ đi sâu vào phân t ch những tác động đó: 4.2.1. Thu hẹp môi trường sống WARECOD Nghiên cứu tri thức địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long 42 Như đã đề cập ở trên, khoảng 50/63 loài thủy sản nghiên cứu là cá di cư nội sông. Trong đó, gần như tất cả các loài này đều di cư theo cả chiều dọc (tức theo chiều dòng sông chính) và chiều ngang (tức từ sông vào đất trầm thủy vào mùa nước lên). Vào mùa nước lên, các loài cá đến địa phương và theo d ng nước tìm nơi trú ẩn hoặc sinh sản. Tuy nhiên, với việc cải tạo và khai thác triệt để các diện t ch để canh tác nông nghiệp, môi trường sinh sống của các loài cá đã bị thu hẹp đáng kể, chủ yếu là tại sông chính. Những năm gần đây, dự án bao đê được đẩy mạnh đã nhận được sự vui mừng ủng hộ từ phía bà con. Tác động đáng kể nhất của dự án bao đê đối với đời sống của cư dân là việc nhận ra được tiềm năng phát triển nông nghiệp của vùng, thông qua việc tăng vụ và tăng giá trị sản phẩm đầu ra. Lợi ch được mong đợi là việc kiểm soát lũ hoàn toàn sẽ cho phép người dân trong vùng sản xuất ba vụ trong năm và đa dạng hóa sản phẩm đầu ra, với những sản phẩm trồng trọt có giá trị kinh tế cao, kết hợp với sản xuất chăn nuôi và thủy sản. Giải pháp luân phiên trên các vuông bao trong vài năm sẽ duy trì được độ phì của đất và nguồn thủy sản tự nhiên. Chống lũ sẽ làm giảm mức độ thiệt hại về người và của cho cư dân trong vùng dự án. WARECOD Nghiên cứu tri thức địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long 43 Tuy nhiên không thể không nhắc đến những tác động bất lợi tiềm tàng của hệ thống: - Việc kiểm soát lũ trong vùng dự án sẽ có tác động đến mức nước lũ của những vùng xung quanh (kể cả các vùng thượng nguồn và hạ nguồn) sông Cửu Long. - Chất lượng nước tại một số vùng sẽ xấu đi khi những con kênh bị bế lại - Có thể có sự sụt giảm về độ màu mỡ của đất theo thời gian do việc hạn chế sự lắng đọng phù sa suốt mùa lũ - Giảm hay khống chế lũ hoàn toàn và hoạt động của những cửa cống có thể làm nguồn thủy sản tự nhiên bị giảm sút đáng kể - Do ảnh hưởng của đê bao, tăng vụ, cá không c n nơi trú ẩn và sinh sản vào mùa lũ. 4.2.2. Lạm dụng khoa học kỹ thuật Không chỉ thu hẹp môi trường sống của các loài động thực vật tự nhiên, con người đôi khi quá lạm dụng những ứng dụng tiên tiến của khoa học kỹ thuật. Khoa học kỹ thuật tiến bộ giúp cho việc canh tác của bà con thuận lợi, nhẹ nhàng hơn với các nông cụ như: máy cày, mày tuốt,Tuy nhiên, bên cạnh đó là việc sử dụng quá nhiều WARECOD Nghiên cứu tri thức địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long 44 những sản phẩm hóa học như thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật và đặc biệt là phân bón. Đặc biệt với lịch canh tác dày đặc như bảng tại phụ lục 2 (lịch thời vụ), việc sử dụng các loại hợp chất hóa học là không thể tránh khỏi. Việc này về lâu dài sẽ ảnh hưởng rất xấu đến chất lượng đất, mà biểu hiện là một số loại cây như cây khoai cao uất hiện bệnh cúm rễ (nguyên nhân mặc dù chưa được ác định chính xác, tuy nhiên chuyên gia cho rằng, nhiều khả năng là do chất lượng đất giảm sút) Trong các buổi tập huấn, khuyến nông – khuyến ngư, các cán bộ đã đề xuất việc sử dụng các chế phẩm sinh học thân thiện với môi trường và có lợi cho đất. Tuy nhiên, do giá thành cao hơn, hiệu quả chậm hơn nên các chế phẩm này không được ưa chuộng như những chế phẩm hóa học (hiệu quả nhanh hơn, rộng hơn tuy nhiên lại hết sức bất lợi cho môi trường và chất lượng đất, nước) 4.2.3. Ý thức bảo vệ môi trường, bảo tồn nguồn lợi địa phương chưa cao Việc sử dụng các ngư cụ hủy diệt, đánh bắt hàng loạt, kể cả thủy sản k ch thước bé là một trong những lý do dẫn đến nguồn lợi thủy sản tại địa phương giảm đáng kể. WARECOD Nghiên cứu tri thức địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long 45 Địa phương với truyền thống tương thân tương ái, mối liên hệ hỗ trợ giữa bà con là hết sức mật thiết. Mặc dù đã có những quy định bất thành văn, những chương trình mang ý nghĩa nhân đạo to lớn như hũ gạo tình thương, nhà thuốc miễn phí, thả cá về nguồn nhưng địa phương chưa có hương ước quy định về bảo tồn nguồn lợi, bảo vệ môi trường. Tuy nhiên cũng cần kể đến những thành tựu địa phương đã đạt được. Địa phương đã có những hoạt động hết sức thiết thực trong công tác bảo tồn nguồn lợi thủy sản, tiêu biểu như hoạt động thả cá diễn ra quy mô lớn nhất vào tháng 2 hàng năm và diễn ra với quy mô nhỏ hơn, rải rác quanh năm. Kể từ năm 2012, khu du lịch nông nghiệp nông dân đã được hình thành và bước đầu thu hút du khách thập phương với mong mỏi được hòa mình vào tự nhiên. Đây ch nh là một lợi thế và hướng phát triển bền vững của địa phương. Vừa đảm bảo công tác tôn tạo cảnh quan phục vụ du lịch tăng thu nhập, vừa góp phần bảo tồn, gìn giữ hệ sinh thái và nguồn lợi địa phương. IV. Kết luận và khuyến nghị 1. Kết luận 2. Khuyến nghị 2.1. Cấp cộng đồng Phân tích cho thấy, có đến 80-90% dân số trong độ tuổi lao động thất nghiệp tạm thời trong thời điểm nghỉ canh tác trong năm tại địa phương. Khoa học công nghệ phát triển, đem đến nhiều thuận lợi cho việc canh tác nông nghiệp tại địa phương. Tuy nhiên, kèm theo đó là tình trạng thất nghiệp cũng gia tăng. Một phần do dân số phát triển, rất nhiều thanh niên trong độ tuổi lao động không còn gắn bó với quê hương mà tìm đến những khu công nghiệp tại các thành phố lớn. Chưa có nghiên cứu cụ thể về điều kiện sinh hoạt, chất lượng cuộc sống của họ so với việc bám trụ tại địa phương, nhưng theo đánh giá chủ quan của nhóm nghiên cứu, đời sống sinh hoạt cả về vật chất lẫn tinh thần của bộ phận này gặp tương đối nhiều khó khăn, đặc biệt là phụ nữ. WARECOD Nghiên cứu tri thức địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long 46 Trong khi đó, một số bà con ở tại địa phương do nhu cầu đảm bảo sinh hoạt, buộc phải tham gia vào các hình thức đánh bắt không có lợi cho nguồn lợi tự nhiên cũng như môi trường. Do đó, bước đầu để giúp bảo tồn nguồn lợi địa phương, bảo vệ môi trường, cần giúp đỡ, tạo công an việc làm cho các hộ dân c n khó khăn cũng như tạo điều kiện, giáo dục đội ngũ kế cận trở về xây dựng quê hương. Cũng theo nhóm nghiên cứu viên, bà con tại địa phương đã được tham gia rất nhiều tập huấn, trong đó có cả tập huấn về bảo tồn nguồn lợi thủy sản do việc thủy sản II tổ chức (đối với ấp Vàm Nao – Tân Trung – Phú Tân – An Giang) tuy nhiên đa số chưa thu được hiệu quả như mong đợi. Trong khi đó, đa số các tập huấn còn lại nhằm mục đ ch hướng dẫn nâng cao năng suất, tăng cường thu nhập. Với kết quả nghiên cứu thu được về việc hệ sinh thái tự nhiên và các nguồn lợi tại địa phương đã và đang suy giảm ngày một nghiêm trọng, nhu cầu của việc tăng cường khuyến khích cộng đồng địa phương bảo vệ môi trường, bảo tồn nguồn lợi thủy sản trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Với sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương và nòng cốt là nhóm nghiên cứu viên dự án “Nghiên cứu tri thức địa phương”, người dân địa phương cần chủ động tham gia các tập huấn, dự án nâng cao năng lực, cải thiện cuộc sống nhưng vẫn đảm bảo phát triển cân bằng, bền vững. Cả hai địa phương đặc biệt là ấp Vàm Nao có những điều kiện thuận lợi để phát triển công tác bảo tồn nguồn lợi, bảo vệ môi trường, đó là các hoạt động mang ý nghĩa bảo tồn như khu du lịch sinh thái nông nghiệp hay lễ thả cá vào tháng 02 âm lịch hàng năm. Việc phát triển hình thức du lịch sinh thái nông nghiệp không còn là hình thức quá mới mẻ đối với nhiều địa phương. Tuy nhiên, việc khai thác và phát triển hình thức này kết hợp với các hoạt động bảo tồn, bảo vệ lại đ i hỏi cộng đồng địa phương chú trọng và quan tâm hơn nữa. Lễ hội thả cá về bản địa đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt liệt và quan tâm từ cả phía chính quyền và người dân địa phương và là một hoạt động cần được duy trì và phát huy. WARECOD Nghiên cứu tri thức địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long 47 2.2. Các cấp chính quyền Tạo điều kiện thuận lợi, giúp các hộ dân sinh sống bằng đánh bắt hủy diệt có sinh kế mới, ổn định hơn. Mặc dù công tác khuyến nông, khuyến ngư vẫn hết sức được chú trọng và đạt các kết quả tốt nhưng việc lồng ghép, kết hợp tuyên truyền, vận động người dân địa phương nâng cao ý thức bảo tồn nguồn lợi, bảo vệ môi trường chưa thực sự hiệu quả. Các cấp chính quyền cần tìm ra những biện pháp và hình thức tuyên truyền hiệu quả hơn nữa. Cùng với đó là việc nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng truyền thông cho cán bộ chuyên ngành Tăng cường hỗ trợ công tác bảo tồn nguồn lợi, bảo vệ môi trường thông qua hỗ trợ các hình thức du lịch sinh thái nông nghiệp và thả cá bản địa. Thông qua nghiên cứu, người dân địa phương đã cho thấy những kiến thức quý báu và hiểu biết sâu sắc về địa phương. Chính quyền các cấp cũng đã hết sức nỗ lực giúp đỡ người dân địa phương không chỉ cải thiện đời sống mà c n đảm bảo cân bằng sinh thái. Chính vì vậy, chính quyền các cấp cần chủ động lắng nghe ý kiến đóng góp của người dân địa phương hơn nữa trong quá trình ra quyết định để đảm bảo lợi ích hài hòa, phát triển bền vững. Phụ lục Phụ lục 1: Thành phần nhóm nghiên cứu Nhóm nghiên cứu viên ấp Vàm Nao – Tân Trung – Phú Tân – An Giang TT Họ và tên Chức vụ 1 Ngô Tấn Nhu Trưởng nhóm nghiên cứu 2 Võ Thành Trang Phó trưởng nhóm nghiên cứu 3 Phan Văn Hổ Nghiên cứu viên 4 Trương Văn Đon Nghiên cứu viên 5 Trương Văn Sáu Nhỏ Nghiên cứu viên 6 Bùi Thu Hương Nghiên cứu viên WARECOD Nghiên cứu tri thức địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long 48 7 Trương Thị Lựu Nghiên cứu viên 8 Nguyễn Văn Đạt Nghiên cứu viên 9 Dương Văn ợi Nghiên cứu viên 10 Dương Văn Tạo Nghiên cứu viên 11 Dương Văn ừng Nghiên cứu viên 12 Trương Văn Khơi Nghiên cứu viên 13 Nguyễn Thị Trúc Hương Nghiên cứu viên 14 Nguyễn Văn Sang Nghiên cứu viên Nhóm nghiên cứu viên ấp Phú Thọ A - Phú Thọ - Tam Nông – Đồng Tháp TT Họ và tên Chức vụ 1 Nguyễn Tấn Tạo Trưởng nhóm nghiên cứu 2 Võ Văn ộ Phó trưởng nhóm nghiên cứu 3 Dương Hoàng Em Nghiên cứu viên 4 Trần Văn Đậm Nghiên cứu viên 5 Bùi Văn Phước Nghiên cứu viên 6 Nguyễn Thị Nương Nghiên cứu viên 7 Võ Thị Trang Nghiên cứu viên 8 Võ Thị Lệ Thủy Nghiên cứu viên 9 Hồ Văn Mốt Nghiên cứu viên 10 Bùi Văn Đấu Nghiên cứu viên 11 Mai Hòa Phục Nghiên cứu viên 12 Trịnh Xuân Lý Nghiên cứu viên 13 Nguyễn Văn Sang Nghiên cứu viên WARECOD Nghiên cứu tri thức địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long 49 Phụ lục 2: Lịch thời vụ Thời gian/cây trồng T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 Ghi chú Khoai cao Thu hoạc h Xuống giống ũ uống lúc nào, xuống giống lúc đó Ớt Xuống giống Thu hoạch Bắp (ăn trái) Thu hoạch sau 60 ngày Mía Thu hoạch Xuống giống Củ kiệu Thu hoạch Xuống giống Rau (bắp cải, bầu, b , dưa leo) Thu hoạch sau 1-1,5 tháng Cà tím Xuống giống Xuống giống Thu hoạch sau 75 ngày WARECOD Nghiên cứu tri thức địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long 50 Củ ấu Đài Loan Thu hoạch Xuống giống Năng suất cao hơn Củ ấu sừng Xuốn giống Thu hoạch Rau nhút Thu hoạch sau 1-1,5 tháng Nuôi Thủy Sản Thu hoạch sau 4-5 tháng thả giống. Vệ sinh hầm sau thu hoạch  thả giống mới Chăn nuôi (bò) Giống lớn nuôi ngắn ngày, giống nhỏ nuôi dài ngày (8-12 tháng) Vịt thịt Xuất chuồng sau 2 tháng Vịt đẻ Nuôi trong 6 tháng Đánh bắt cá Cá đẻ Cao điểm Cao điểm Cao điểm Cá bông lau Cao điểm Thủ công nghiệp Du lịch sinh thái WARECOD Nghiên cứu tri thức địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long 51 Phụ lục 3: Các loài thực vật tự nhiên 1. Điên điển 2. Nhãn lồng 3. Ngò gai 4. Rau muống đồng 5. Dây bông sung 6. Lục bình (bèo tây) 7. Ngò rí (rau mùi) 8. Dây rau diệu 9. Rau mác 10. Cây tai tượng 11. Rau càng cua 12. Cỏ chỉ (cỏ gà) 13. Rau bợ 14. Rau ngổ 15. Rau dền (dền gai và dền cơm) 16. Rau cóc 17. Dây hắc sửu* 18. Rau sam 19. Rau chân vịt 20. Cỏ lòng chầu 21. Cây cỏ mực* 22. Dây cứt quạ* 23. Cây thù lù* 24. Chổi đực * 25. Rau muống biển 26. Cỏ hôi (cỏ cứt heo) 27. Cây me đất* 28. Rau mương* 29. Gạc nai* *: cây thuốc 1. Điên điển Đặc điểm: thân cây màu xám, lá màu xanh, bông vàng, trái nhỏ, dài, nhiều hạt, hạt bằng 1/3 hạt đậu xanh. Nơi sinh trưởng: mọc theo bờ kênh, ao đìa Sinh sản và sinh trưởng: tháng 4 cây mọc tự nhiên đến tháng 7 âm lịch có bông. Đến tháng 10 âm lịch, hoa hết trổ thành trái, sau đó thân cây khô héo. Trái khô, nứt ra, Hạt rơi uống mọc lại cây mới. Hiện trạng: mọc còn nhiều, dễ lấy (70% so với năm 2000) Công dụng: dùng ăn hàng ngày Chế biến: các món ăn Nam bộ. Nấu canh chua, kho lạc, nhúng mắm, bóp gỏi, bông làm nhân bánh xèo Giá trị kinh tế (nếu có): đầu mùa có khi đến 50.000đ/kg bông và có lúc lên đến 70.000đ/ kg. thấp nhất 20000-30000đ/kg 2. Nhãn lồng WARECOD Nghiên cứu tri thức địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long 52 Đặc điểm: không có cây, dây bò lan trên mặt đất (hoặc có thể bò leo). Lúc chín màu vàng, trong ruột có hột, ăn được, vị ngọt. Loại lá nhãn lồng màu xanh, có khía 3 ngón tay, nhám. Nơi sinh trưởng: nơi thật là khô ráo, bờ đìa, bờ kênh Sinh sản và sinh trưởng: vào mùa nước hạ khô đồng tháng 12 hàng năm, thu hoạch tháng 2 (bò ra 1m), ngập nước là chết Hiện trạng: còn rất nhiều (nhiều hơn so với trước đây), dễ lấy Công dụng: điều trị bệnh tim, bệnh nhức mỏi, an thần, phổi, ho, hoa mắt (uống: 1 li rượu, 1 li cao) Chế biến: chặt ra, phơi khô, nấu cao. 20l  6l Giá trị kinh tế (nếu có): bán làm rau anh 20.000đ/ kg 3. Ngò gai Đặc điểm: thân lá màu xanh, lá có gai, thân hình bụi Nơi sinh trưởng: thích hợp nhất là mùa mưa, độ ẩm cao. Bờ hầm, đường nước Sinh sản và sinh trưởng: thời gian nảy mầm: 12-15 ngày. từ khi gieo hạt đến thu hoạch: 75 ngày. Lấy hạt sử dụng lại sau 90 ngày Hiện trạng: hiện nay không còn Công dụng: nếu đã bẻ lá sử dụng là cây chỉ có bông, không có hạt. Làm rau gia vị (nấu canh chua, nấu cháo, món xào Chế biến: bứt lá, ăn sống, xắt nhuyễn (tiết canh vịt) Giá trị kinh tế (nếu có): mùa khô: 40000đ/ 1kg, mùa mưa: 20000-25000đ/1kg 4. Rau muống đồng Đặc điểm: màu xám, có mũ, bông màu t m dợt, hột màu đen Nơi sinh trưởng: nơi khô ráo, mọc theo bờ kênh, ao đìa Sinh sản và sinh trưởng: lúc khô rụng hạt khô, có nước hoặc mưa thì mọc. Sáu tháng già chết Hiện trạng:): hiện còn rất nhiều so với năm 2000. Giảm khoảng 20% Công dụng: rau muống non, dùng để nấu canh chua. Bóp gỏi, nhúng lẩu phần già để cho heo ăn, hoặc cá vịt ăn WARECOD Nghiên cứu tri thức địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long 53 Chế biến: Giá trị kinh tế (nếu có): 4000đ/kg 5. Dây bông súng (3 loại: Súng Đà ạt (mới mang lại, nhiều nhất nhưng không mọc tự nhiên), Súng Ta, bông súng ma) Đặc điểm bông súng ta:bên ngoài màu phèn, bên trong trắng ngà, bông màu trắng (nước ngọt: trắng ngà ngà, nước phèn: trắng hơi vàng, nước trong: màu xanh). Dây bông súng nhỏ hơn, mềm hơn, ngọt hơn bông súng Đà ạt. Cao khoảng 2m-2,5m Đặc điểm bông súng Đà Lạt: á đỏ, cọng đỏ. Thân cây lớn, cứng hơn bông súng ta. Cao khoảng 1,5m-2m Nơi sinh trưởng: thường mọc theo ngọn đìa, ao, hầm Sinh sản và sinh trưởng: mọc tùy theo con nước. Mọc lên vào mùa nước (mùa mưa), khoảng 1-2 tháng mới ra bông và lớn dần theo nước 6 tháng bông già đi và rụng xuống đất, khô hạt nằm yên. Khi có nước có tiếp tục mọc lên. Thu hoạch vào mùa nước lên: tháng 8,9,10 âm. Hiện trạng: hiện nay còn rất ít. So với năm 2000 c n khoảng 10% Công dụng: thân để nấu chua, ăn sống, chấm cá kho. Nhúng lẩu và các món khác. Mềm Giá trị kinh tế (nếu có): 1500đ/bông. Bông súng ma giá trị không bằng bông súng ta, ăn sống khó ăn. Bông súng Đà ạt: 1000đ/bông 6. Lục Bình (bèo tây) Đặc điểm: thân hình lục bình, màu anh, da trơn. Gốc, rễ không cần chạm đất. bông 1 cọng mọc thẳng đứng, màu tím Nơi sinh trưởng: vùng nước bầu đìa, đầm lầy tù đọng. Sinh sản và sinh trưởng: quanh năm (sống truyền kiếp). Sinh nở con thành bè Hiện trạng: còn ít Công dụng: thân cành lấy phơi khô để làm thủ công mỹ nghệ (giỏ, ghế, lon, chậu bông, thảm-huyện Thành Bình). Bông có thể làm rau anh ăn. Câu tươi trôi nổi trên sông, lấy phủ gốc giữ độ ẩm vào mùa khô, làm phân hữu cơ rất tốt WARECOD Nghiên cứu tri thức địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long 54 Giá trị kinh tế (nếu có): 18000đ/kg khô 7. Ngò rí (rau mùi) Đặc điểm: thân thảo, lá màu xanh, rau gia vị Nơi sinh trưởng: đất khô, tơi ốp, bề mặt phủ rơm, hộc cỏ. Cần nước tưới hàng ngày Sinh sản và sinh trưởng: Thời gian sinh trưởng: 60-75 ngày là thu hoạch được. 80- 90 ngày ra bông, không thu hoạch được nữa (cứng, ăn không ngon). V ng đời 120 ngày, chết, hạt trong bông rụng ra cây con lên lại Thời gian nảy mầm: 7-10 ngày Ít sâu bệnh ượng phân tưới: 0,05 gam/. Tưới thành 3 đợt trong vòng 60 ngày Công dụng: nhổ toàn cây Năng suất: 1-1,5 kg/m2 Giá trị kinh tế (nếu có): 1 kg khoảng 50-60000/kg 8. Dây Rau Diệu Đặc điểm:thân dây bò sát mặt đất. Lá dẹp, dài cỡ 4-5 phân. Thân màu xanh, bông màu trắng, tròn nhỏ cỡ đầu đũa. có mắt, khoảng cách giữa 2 mắt: 15 ly Nơi sinh trưởng: mọc theo vườn, bờ kênh, bờ đường nước Sinh sản và sinh trưởng: mọc quanh năm. V ng đời khoảng 3 tháng (không ngắt, không tác động vào). Mưa uống, hột sẽ mọc lại cây non Hiện trạng: còn nhiều Công dụng: nấu canh, luộc chấm cá kho, chao tương Giá trị kinh tế (nếu có): 2000-5000/kg 9. Rau mác Đặc điểm: cây tr n, thân màu anh, lá hơi bầu, màu xanh. thân cao khoảng 4-6 tấc. Bông màu cà, hạt màu đen Nơi sinh trưởng: đất thấp, vũng, bùn WARECOD Nghiên cứu tri thức địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long 55 Sinh sản và sinh trưởng: bùn lầy, đất ẩm (1-2 tấc) cây mọc thời gian v ng đời khoảng 6 tháng. Cây già chết, cây con tiếp tục mọc lên: cho đến nước lên đồng cây bị nước nhấn chìm rồi chết. Hiện trạng: còn ít, khoảng 5% có với năm 2000 Công dụng: chấm cá kho, mắm kho, ăn sống Giá trị kinh tế (nếu có): 20.000đ/kg 10. Cây tai tượng Đặc điểm: thân cây ba cạnh, màu xanh, cao khoảng 5 tấc. Lá hình bầu tròn, bông màu tím, hạt đen Nơi sinh trưởng: vùng bùn lầy, nơi có nước khoảng 3-4 tấc. Sinh sản và sinh trưởng: v ng đời 6 tháng (mùa mưa) Hiện trạng: hiện còn rất ít, khoảng 10% Công dụng: ăn thân + lá, lá non. để chấm cá kho, mắm kho, nước tương. Bóp gỏi, nấu chua, ăn sống, Giá trị kinh tế (nếu có): 6000đ/kg 11. Rau càng cua Đặc điểm: thân cây tròn, mềm, trong, bò sát mặt đất (cách mặt đất khoảng 1 tấc), mọc thành chùm, màu xanh nhạt. lá hình trái tim, hạt rất nhuyễn (giống cám). Thân dài khoảng 2,5 tấc Nơi sinh trưởng: mọc theo vườn cây ăn trái hoặc chậu kiểng Sinh sản và sinh trưởng: v ng đời khoảng 30 ngày. Hái ăn, có hột d nh theo, rũ hột rụng xuống đất  hình thành cây mới, mọc lên quanh năm Hiện trạng: còn khá nhiều, khoảng 90% so với năm 2000 Công dụng: làm rau ăn sống, như: bánh xèo, bánh khọt Giá trị kinh tế (nếu có): 10000đ/kg 12. Cỏ chỉ (cỏ gà) WARECOD Nghiên cứu tri thức địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long 56 Đặc điểm: thân dây dài (bò tới đâu, châm rễ tới đó  không rõ chiều dài). thân tròn, bằng cọng chân nhang (2-3 ly). Lá dài (bề dài 6 phân, bề ngang nửa phân), màu xanh nhạt (già: anh đậm), dây có mắt. Nơi sinh trưởng: mọc theo bờ, đường nước, trục lộ Sinh sản và sinh trưởng: đất khô hoặc có nước, cỏ chỉ vẫn sống và sống quanh năm. Nước ngập không chết Hiện trạng: rất nhiều 13. Rau bợ Đặc điểm: thân dây dài yếu, tròn. Lá 3 chia, xanh dợt Nơi sinh trưởng: có nước là có rau bợ (ruộng 2 vụ, ruộng 1 vụ không có) Sinh sản và sinh trưởng: 6 tháng mùa nước. Nước khô rau chết. Sinh trưởng rất nhanh (1 ngày 1 đêm: mọc ra 1 tấc). Rất dễ phát, dọn Hiện trạng: còn rất ít. Khoảng 5% so với năm 2000 Công dụng: Giá trị kinh tế (nếu có): 15000kg/ tươi. 45000kg/ khô (năm 2012) 14. Rau ngổ Đặc điểm: dây rau ngổ, bò trên mặt nước (4-5 thước); có thể mọc dài hơn nữa nếu không bẻ đọt. Thân mềm, màu anh đậm, có lóng, thân bằng hoặc lớn hơn cọng rau muống (7-10 ly). rễ và lá mọc ngay mắt lóng; rễ giống rễ rau muống. Khoảng cách 2 lóng: 3-5 cm. có thể khống chế chiều dài bằng cách bẻ đọt (1-2m) (bẻ đọt  ra nhánh) Nơi sinh trưởng: bờ đìa, bờ hầm Sinh sản và sinh trưởng: quanh năm (truyền kiếp) Hiện trạng: trên đồng không còn. Chỉ còn lại hầm địa xung quanh Công dụng: ngắt đọt làm rau xanh (giống rau muống). Xào thịt bò Giá trị kinh tế (nếu có): 15000-20000đ/kg 15. Rau dền (rau dền gai và rau dền cơm) Đặc điểm: thân cây màu nâu, (bề ngang cỡ 1 phân),lá tròn, bầu, lá trơn,màu xanh, bông màu nâu mọc ngay đọt. Cây cao khoảng 30-40 cm. Đọt non mềm WARECOD Nghiên cứu tri thức địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long 57 Đặc điểm rau dền gai: thân cây màu xanh nhạt, cứng hơn (bề ngang cỡ 1,5-2 phân), cao cỡ 6-8 tấc, lá lớn hơn lá râu dền cơm, bông cũng màu anh giống lá Nơi sinh trưởng: mọc theo bờ đê, bờ hầm, bãi sông Sinh sản và sinh trưởng: cây mọc khoảng 20 ngày có thể hái đọt ăn được, Càng hái đọt càng ra nhiều, V ng đời 4-5 tháng Hiện trạng: còn nhiều Công dụng: nấu canh, xào Giá trị kinh tế (nếu có): 10000-20000đ/kg 16. Rau cóc Đặc điểm: - rễ: cọc, đâm sâu khoảng 2-3 tấc - Thân: màu xanh nhạt, cao 5-6 tấc. Bề ngang: 2-3 phân. Nhiều đọt, nhiều nhánh - á: màu anh, nhăn nhéo có kh a (giống cây cải). - Bông rau cóc nhỏ, tròn màu vàng, mọc ngay ch nh đọt. Nơi sinh trưởng: bờ đê, bờ hầm, bờ sông, bờ ruộng. Sinh sản và sinh trưởng: V ng đời 4-5 tháng.Mọc nhiều mùa mưa, nước ngập thì chết. Mùa khô, chỉ mọc ở nơi ẩm ướt. Hiện trạng: còn khá nhiều. khoảng 50% so với năm 2000 Công dụng: làm rau anh, ăn sống, nấu canh. Giá trị kinh tế (nếu có): 20000đ/kg 17. Dây hắc sửu Đặc điểm:rễ chùm (phát triển tối đa được khoảng 3 tấc), thân thảo, hệ dây leo. Dây tr n, lá anh đậm, giống lá b đao, dây và lá có nhiều lông. Mặt lá xù xì. Dây có lóng, bông màu trắng. quả màu anh, lúc ch n màu đỏ.Dây có thể dài đến ngoài 10m Nơi sinh trưởng: bờ đê, thềm đìa, cồn bãi, bờ sông Sinh sản và sinh trưởng: quanh năm, sống truyền kiếp. Rễ ngập nước chết (đặc biệt sống khô) Hiện trạng:vẫn còn nhiều Công dụng: làm búi nhử ốc (bươu vàng + các loại) WARECOD Nghiên cứu tri thức địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long 58 18. Rau sam Đặc điểm: rễ chùm (1,5-2 tấc), cành nhỏ đường kính 3-4 mm. lá nhỏ, hình bầu dục, trơn, màu vàng. Cành b sát mặt đất. thân thảo, mềm, hơi nhớt. hoa nhỏ li ti mọc ngay nách lá, màu vàng.Mỗi mắt lên 1 bông Đặc điểm rau sam lông: cây bự hơn, thân và cành lá đều có lông màu trắng. lá màu xanh nhạt, lá màu xanh mặt trên, mặt dưới màu trắng, không nhớt. bông màu trắng. mỗi mắt lên 1 bông “ á anh, cành t m, hoa vàng à đà mặt đất đố chàng giống chi?” Nơi sinh trưởng: bờ đê, bờ ao, bãi sông Sinh sản và sinh trưởng: quanh năm. Ngập nước là chết. thích hợp phát triển mùa mưa (độ ẩm cao). 15-20 ngày là ra hoa Hiện trạng:): c n khá nhiều Công dụng: nấu canh (làm thuốc) Giá trị kinh tế (nếu có): 5000-10000đ/kg 19. Rau chân vịt Đặc điểm: cây mọc đứng (khoảng 4-5 tấc), có 1 rễ trụ (rể cọc) khoảng 1-2 tấc. thân tr n, đường kính khoảng 2 phân. Thân cây có màng lá bám, 3 chia như chân vịt. Có các nhánh và lá dài, màu xanh nhạt, bông non màu trắng (già chuyển vàng). Nơi sinh trưởng: mọc nơi có độ ẩm cao Sinh sản và sinh trưởng: mùa nước chết, hạt rụng xuống không thối, mùa khô tự nảy mầm thành cây. Hiện trạng:): vẫn còn, ít, Công dụng: làm thuốc nam 20. Cỏ lòng chầu Đặc điểm: cây cao từ 4-6 tấc có ...có thể suwr dụng đến 2 tay. Đăng bện bằng tre (hiện bằng lưới) và dây choại (dây gân). 2. Lợp chào rào: thân bằng tre (hình dáng giống lợp tép) đường kính 1,2 - 1,4 m, dài 2m. Đan mắt dày 1,5 – 2 cm, bên trong có hôm miệng và hôm giữa, cuối có nắp mở ra để bắt cá. Sử dụng: đặt cập mé sông, rạch, hồ. Thời gian chủ yếu mùa nuocs nổi tháng 5 – 10 al. Cách đặt: đặ đăng từ bò ra sông theo hướng vuông góc với đường nước chảy hoặc hơi uyên tùy theo địa hình và đặc sát đất. 1 tay đăng thường được ép bằng 4 cây chịu lực, dùng nẹp ép đăng vào 4cây có tạo bẹt 2 bên. Cách đặt lợp chào rào: Đầu đăng ph a mé sông cấm 1 cọc chịu lực, đặc miệng lợp giữa đăng,cột phía trên miệng lợp vào cột để giử lợp k trôi, cấm 4 cây ở đầu và cuối để giử lợp theo từng cập bắt chéo nhau ở ph a trên. Nước cạn thì đặc lợp sát đất, nước sâu thì đặc miệng lợp cách mặt nước 5 tấc. Bắt cá: rút 2 cọc cuối dở đáy lợp lên mở miệng ra và đưa dợt vào bắt cá. 3. Kéo côn Cấu tạo: WARECOD Nghiên cứu tri thức địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long 129 Nguyên liệu: gỗ tạp chìm trong nước Khoen sắt – dây gân K ch thước: dài khoảng 30-40m. Có đoạn khúc Cách làm: Dùng gỗ có hình tr n, đường kính 3,5cm dài 40cm. Mỗi khúc đều đóng khoen 2 đầu. Dùng xích sắt cắt khúc dài từ 35-40cm gắn vào 2 đầu các khúc gỗ Đầu và cuối dãy côn đều gắn dây gân dài 3m. Cách sử dụng: Địa điểm, thời gian: đánh bắt theo kênh, sông, rạch Thời điểm: khi thủy triều xuống Hình thức đánh bắt: Trải dài dây côn ngang kênh, sông, rạch mỗi đầu có 1 người kéo ngược dòng nwocs Khi cá đụng vào côn giật mình chúi xuống sịn, bắn tiêm lên mặt nwocs, và người lội giữa dòng kênh dùng nôm úp xuống nhúng mạnh và sâu để cá không chui ra được. Sau đó dùng tay m và bắt cá ra. (đa số là cá lóc). Úp nôm rất chính xác (phải tới 95%) Hiện trạng sử dụng: trước 1990 còn phổ biến, trong đê không c n, ngoài đê vẫn còn. Nguyên nhân: chuyển sang dùng điện chích nhiều 4. Lờ cá sặc Cấu tạo: Nguyên liệu: làm bằng tre hoặc trúc Cách làm: Chẻ tre hoặc trúc, vót thành nan nhuyễn, khoảng 0,2-0,3m đa thành vĩ, có chiều dài từ 1,2-1,5m. Ngang 50-60cm, mặt lời đan từ 1,5-2cm Dùng nan tre đan hai mặt lờ, hình tr n đường kính khoảng 30-40cm, chừa lỗ giữa, để đặt hom vào Hom cũng làm bằng rẻ tre, vót nhỏ, bóng, dài từ 5-6cm bện thành hình ống, mặt ngoài lớn, mặt trong nhỏ dần, để cá không ra được. Đan vỉ và 2 mặt ong dùng vĩ cuốn tròn theo 2 mặt lờ, phía trên chừa lỗ để đổ cá Cách sử dụng WARECOD Nghiên cứu tri thức địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long 130 Nơi đặt: đặt theo mé cỏ, ao hầm, đất trầm thủy Thời gian: đặt quanh năm, th ch hợp vào mùa nước nổi Đặt lờ: vẹt cỏ ra, đặt lờ xuống, bứt cỏ đậy lên miệng lờ, hai hom 2 đầu nằm dưới mặt nước khoảng 5-10 cm, tóm 2 ngọn cỏ, vuộc vào lờ bằng dây lạc, vẹt cỏ đường nhỏ trước hom, để cá dễ lội vào Dỡ lờ: Mở dây ra, lấy lờ lên, đổ cá ra. Đặt lờ lại (sáng dở chiều dỡ) Hiện trạng: ngày ưa rất nhiều, giờ giảm dần chỉ còn sử dụng 20% 5. Đắp tào Cấu tạo: Làm bằng lục bình cỏ rau muống, cỏ rau chay, rau dừa Cách sử dụng: đấp chặn ngang lung. Dọc miệng đìa. ấy các loại cỏ đắp (không dùng sình – hoặc dùng sình trộn rơm) ngang lung, lung bề ngang 8m. Đắp b t 2 đầu, đắp bề ngang 1,5m bốn bên vách tào. Bề sâu 8 tấc đổ lại. Lấy đất bùn tha láng (chét láng). Trước 1990 có để 2 cái lu hai đầ, nhấn xuống cá vô lu đầy bị chết. Tào hơi hình dài. Thời gian: nước giật, tháng 11-12 âm lịch Sao này không để lu cá nằm trong tào không chết. từ năm 1990 lượng cá nhiều, nhảy vô tào 1 đêm từ 30-40 ký. Từ năm 2005 đìa dọc lung lấp lại làm lúa hết. Hiện trạng: hiện nay không còn 6. Vó gạt Cấu tạo: Làm bằng cây trụ đăng và lưới lỗ Phần đầu mắt lưới thưa, về sau chặt lại. Trước năm 1970 làm bằng chỉ vải, mặt lưới từ miệng vô 6m, chạy dài tới đ t. 12m mắt lưới 2 phân khi đặt vó. 3m đầu tiên của vó gạt 1 tháng đem lên lấy ra.Vỏ sắng đập dập ngâm nước 2 ngày bỏ sát lấy vó ngâm nước sắng cho ướt. Đem lên phơi khô, làm 2 lần. Từ năm 1970 trở về sau chỉ có nilon. Làm vó từ tháng 10-12 khô kênh, cuốn lên giặt khô, cất. Cách sử dụng: Kênh bề ngang 5m, lấy 2 tấm đăng, 1 tấm bề nang 1m, 5m bề cao, 2m bửng séo ra kênh 2 bên có cắm cây chịu nước chảy đừng siêu đăng. có buộc 2 cây nẹp đăng vô trụ trên 1 nẹp, dưới 1 nẹp, miệng vó buộc dây sát đăng chứng vừa có vàng đá miệng vó bề WARECOD Nghiên cứu tri thức địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long 131 ngnag 4m, có cửa xuống ghe vô ra mình vô bề ngang 3-5m, bề cao 2,5m. Dài từ miệng tới đ t 18m. 2 bên mình vó có cắm cây trụ đứng có buộc dây dài theo mình. Viền vó có dây buộc lên cây, làm cầu 2 bên mình vó bề ngang 8 tấc đi gạt có 2 người 1 người bên cầm cây gạt đẩy dài tới đ t, có người đậu ghe tại đ t gió gạt cá vô ghe có người làm bè tre dán lên bè gạt cá lên từ năm 1970. Tới năm 1990 số lượng nhiều cái chạy theo con nước. Những ngày nước kém (ngày cá sổ) chạy 1 ngày từ 200-300kg Hiện trạng: hiện tại cá giảm nhiều. Làm lỗ nên không ai làm. 7. Đăng mé Cấu tạo: Nguyên liệu: tre, lưới chỉ ny lon, kích cỡ 15cm, khổ lưới 2,5m K ch thước, hình dáng: cao 2,5m; dài 200ml ven theo cập mé sông Cách làm: Sau khi mua lưới về bắt viền trên và viền dưới bằng dây gân đánh – viền trên khoảng 4m gắn vô 1 cây móc bằng kẽm Viền dưới khoảng 5cm gắn một khoen chì chài, dùng tre làm xay với chiều dài khoảng 4m cây độ bằng cổ tay Cách sử dụng: Chạy dài theo mé sông, những nơi cá thường trú ấn, theo con nước lớn dùng lưới bủa (ban đêm) Khoảng tháng 1-tháng 5 âm lịch Hình thức đánh bắt: Trước khi làm, đi lấy mực nước (cắm bẹo). Khi nước lớn đầy, bủa lưới chạy dài theo mé sông dùng cây xay khoảng 3,5m, 1 cây máng lưới lên dần xay về viền Dưới đạp xuống đất, chờ khi nước thủy triều cạn thì thu hoạch Hiện trạng: từ năm 2000 trở về trước còn làm nhiều, hiện giảm còn rất ít 8. Cái dớn Cấu tạo: Nguyên liệu: tre, bện bằng dây chì WARECOD Nghiên cứu tri thức địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long 132 K ch thước: tre cắt ra dài 1,8m chr nhỏ chuốt cho láng bóng. Bên bằng dây chì nhỏ: đăng chẻ lớn hơn cao 1,8m bện bằng dây chì lớn hơn. Miệng nhọn dài 1,2m bện bằng dây chì có 5 cái dành cuốn tròn bông lại, có cái đầu trên nhỏ hơn có cặp trực có làm 1 nắp để đổ cá. Bện đăng dài 50m đường trường đăng sai bầu 20m, cao 1,8m. cây dài 2 m cắm xuống đất cho cứng Cách sử dụng: Địa điểm, thời gian: đặt vào mùa nước nổi: đặt đứng lên sai bầu đặt từ bờ đi ra đường trường rồi mới sau bầu để cái đó rựa đầu đăng mỗi bên cách 1 tấc, cây dài cao 2m cắm xuống đất cách khoảng 3m một cây. Lấy dây lạt tre cột lạt đi đổ cá dỏ lên mở nắp ra đổ cá vào xuồng hay đổ vào thau Hiện trạng: từ năm 1972 trở về trước còn làm dớn bằng tre. Từ 1973 người ta làm bằng lưới cưới, đường trường dài 200-300m, bầu dớn 50m: đú dài 5-6m có 6 cái vành. Trong đó 3 nhóm cho cá rô 9. Cái chài Cấu tạo: Nguyên liệu: chỉ gân, chỉ nilon, tre hoặc gỗ, ghim đương, chì tr n loại nhỏ từ 4-6kg K ch thước, hình dáng: dài từ 6-8m. đường kính từ 4-6m Hình chóp giống nón lá, trên chóp nhỏ sau đó lớn dần về phía cuối thân. Cách làm: có 2 cách: đương bằng tay hoặc máy dệt sau đó ráp lại thành chài Chỉ: quay con chỉ vào xa hoặc vật tr n để gây ghim Cỡ: làm bằng tre, gỗ hoặc mũ vót nhỏ có chiều dài từ 0,8-1 tấc ngang lớn nhỏ theo mắt chài Ghim: bằng tre hoặc mũ, có đầu vót nhọn, đuôi có hình chữ “u”, ph a gần đầu bên trong có làm 1 lưỡi dùng để quấn chỉ vào. Dài từ 1-1,5 tấc, ngang 2-3 phân Cách đương: chớp chài từ 100 mắt trở lên. Dùng ghim có chỉ quấn vào cỡ (tùy theo chài dày hay thưa) để đương. Khoảng 10-15 mắt tỉa 1 lần (1 mắt có 3 gút), cho đến khi đủ k ch thước như trên. Cuối chài mắc chì vào, từ chì ngược lên thân khoảng 6 tác làm các dây phi. Làm bọc chài mắc vào các dây phi trên, có k ch thước từ 3-5 tấc, dùng để bắt cá. Cách sử dụng: WARECOD Nghiên cứu tri thức địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long 133 Địa điểm, thời gian: đánh bắt dọc bờ sông lớn, ao hầm, kênh, rạch, lung đìa, đất trầm thủy, quanh năm. Sử dụng từ 4-6 năm hoặc hơn Hình thức đánh bắt: chài bộ (1 người), chài xuồng (2-3 người) 10. Đào đìa Cấu tạo: Nguyên liệu: len giá, len thùng (xẻng) K ch thước, hình dáng (tùy người đào): ngang 6m, dài 12m. Bề đứng 1,5-2m, hình chữ nhật Cách làm: dùng len giá, len thùng để vít song Cách sử dụng Địa điểm: vùng đất thấp (cặp mé kênh, mé sông - đào trong lung, nơi cá thường đổ về khi nước rút, hướng đìa- ngang mặt trời, nếu dọc đường mặt trời chạy sẽ làm nóng nước, cá đi) Hình thức đánh bắt: num chà, thả lục bình hoặc nhử mồi cho cá vào. Dùng gàu tát hoặc máy tát nước ra, để bắt cá khoảng tháng 1-3 âm lịch Hiện trạng: 1975 về trước còn nhiều, sau đó giảm dần (lấp hết) 11. Lờ tôm Cấu tạo Nguyên liệu: trúc tre, kẽm, dây gân, dây chì Cách làm: dùng tre vót nhọn khoảng bằng hoặc nhỏ hơn đầu đũa không ăn. Dài khoảng 0,5-0,6 tấc Dây kẽm hoặc tre uốn thành hình tr n đường kính khoảng 40-50cm Dây gân hoặc dây chì bện tre vào vòng kẽm hoặc tre làm 2 hom lờ, đ ch lờ có nắp đậy ngang khoảng 5-6cm K ch thước, Hình dáng: cao khoảng 35-50 cm, dài khoảng 50cm Hình tr n hơi dài Cách sử dụng Đặt ở mé sông, mé hồ và trên còn khi có nước lên Thời gian vào khoảng tháng 7-10 âm lịch WARECOD Nghiên cứu tri thức địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long 134 Hình thức đánh: bỏ mồi vào lờ như: dừa khô cắt thành miếng hoặc con cam, con quýt đặt ở cặp mé hồ mé sông trên cồn nơi có nwocs bac Thời điểm đặt vào buổi chiều, sáng hoặc trưa ngày hôm sau thu hoạch Hiện trạng: từ năm 2000 trở về trước số lượng rất nhiều, hiện còn khoảng 10% so với trước 12. Chài rê Cấu tạo: Nguyên liệu làm bằng lưới nilon, mắt lưới từ 3-4cm. Kết lại làm thành một cái chài thật lớn K ch thước, hình dáng: k ch thước bề hoành của đường chì dài 35-40cm, hình dáng cái chày, trên chóp dưới miệng thì rộng Cách làm: trước hết gầy ráp chóp trên khoảng 100 mắt lưới hoành tròn lại. Dài 40cm, tỉa thêm cho rộng ra, rồi ráp thỏi kế tiếp, cứ mỗi thỏi dài 40cm. Cứ mỗi lần ráp xong thì một lần tỉa cho mắt lưới rộng thêm ra. Rồi ráp thỏi kế tiếp, cứ thế đến khi đủ rộng 35-40m đủ chiều hoành là xong cái chày. Cách sử dụng: Địa điểm, thời gina: sông cái lớn có góc nhiều, đánh bắt khi nước rúng ròng cá gom về góc. Thường là đánh bắt từ tháng 1-4 âm lịch Hình thức đánh bắt: dùng ghe có tỷ trọng khoảng 1-1,5 tấn, làm khoan đục để rộng cá, một ghe nhân công 3-4 người, khi nước rúng r ng lên trên nước búa chày ra một người giữ đầu chỉ đằng mũi, một người giữ đầu chì đằng lái, buông chài xuống nước, rà dài xuống đến điểm có góc buông chài xuống, rồi lặng xuống gỡ góc rồi kéo cahif lên bắt cá (ghe có trang bị máy bơm hhoiw) Hiện trạng: từ năm 2000 trở về trước còn nhiều, sau đó đến nay cá ít  chỉ còn 1 2 ghe 13. Cái gù Cấu tạo: Nguyên liệu: gỗ tre và chà gai Kích cỡ, hình dáng: dài 1,6-1,8m; miệng tr ng đường kính từ 0,6-0,8m WARECOD Nghiên cứu tri thức địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long 135 Cách làm: dùng một đọt tre lớn, trẻ làm 4-6 miếng đều nhua, sau đó dùng tre miếng vót mỏng khoảng 10cm đan theo rẻ tre tạo thành vòng tròn từ đầu xuống miệng gù, phần đọt tre chừa tay cầm khoảng 4 tấc. Dùng chà gai nhét vào bên trong thật cứng Địa điểm, thời gian: nơi có độ sâu và gi ng nước chảy, từ tháng 10 âm lịch đến nước quay Hình thức đánh bắt: đặt nơi nước chảy, khi thủy triều xuống thấp là thời điểm thu hoạch (miệng gù uôi d ng nước rút) Hiện trạng: trước năm 2000 phổ bên, từ đó về sau giảm dần 14. Đường ven Cấu tạo: Nguyên liệu: tre Cách làm: chẻ tre nhỏ 1 cm chiều cao 1,2-1,5 m bện thành đăng bằng dây gân, rẻ này cách rẻ kia khoảng 1,5m, mỗi tay đằng dài khoảng 5-7m Cách đăng: óc trụ bằng chàm hoặc tre, dựng đăng dài theo trụ và đăng ph a trên để giữ cho đăng cứng, dùng tả bẹt chỏi hai bên. Đăng làm dài ngắng tùy theo địa hình Cách làm lợp: chẻ tre vót tròn dài khoảng 1m, bện thành lợp hình tr n, đường kkinhs khoảng 3-4cm, có hai hom ở đầu miệng lợp và chính giữa, ph a sau là đáy lợp, chừa cửa và làm nắp để bắt tôm cá. Cách sử dụng: Nơi đặt: lòng hồ, mé sông, bãi bồi Thời gian: chủ yếu vào mùa nước nổi tháng 5-10 âm lịch Cách đặt: khoét rẻ đăng ra đặt lợp vào trên nước, cậm cây 2 bên lợp buộc chéo hai cây lại cho lợp không trôi Bắt cá: mở hai cây ra lấy lợp lên, mở nắp đổ tôm cá ra Hiện trạng: năm 1990 trở về trước rất nhiều. Hiện nay không còn 15. Vợt hớt tôm Cấu tạo: Nguyên liệu: gỗ, sắt, lưới WARECOD Nghiên cứu tri thức địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long 136 K ch thước, hình dáng: giống như cái sạn (thìa) chiên cá. Cán dài 1,2m vót thành mái dầm để bơi. Đầu trên giống cái vợt có bề nang 5-6m. Cách làm: dùng thanh gỗ khoảng 1,2m vót thành cây làm cán vợt. Đầu trên giăng 2 thanh sắt 6-8mm dài 6-7 tấc làm khung vợt. Mắt lới từ 1,5-2cm Cách sử dụng Địa điểm thời gian: sông hồ, đất trầm thủy, lưng cồn, đồng bawngf vào mùa lũ Hình thức đánh bắt: dây giăng câu tôm bằng chỉ gai hoặc dây nilon, dùng dây chì bẻ ghim, ghim mồi thay cho lưỡi câu. Khoảng 1,5m tóm 1 lưỡi được ghim môi dừa khô sắt miếng khoảng 2cm2 Chiều tối chuẩn bị câu, lồng đèn, vợt đi bủa câu. Bủa câu xong khoảng 15-20’ là bắt đầu hớt tôm Tây cầm cây vợ bơi từ từ, tay kia cầm diên câu dở lên mặt nước. lồng đèn rọi theo cục mồi. Nếu thấy có tôm đeo theo ăn thì dùng vợt hớt lên xuồng Hiện trạng: từ năm 1975 trở về trước việc hớt tôm rất phổ biến Từ năm 1975 trở về sau việc hớt tôm ít dần Ngày nay thì không còn sử dụng do tôm ít 16. Xà ri Cấu tạo: làm bằng tre vót thành nan dài khoảng 80-100cm dùng dây đồng đan lại khaongr 40-50cm, hôm bằng tre đan lại ngnag khoảng 4-5cm, dài khoảng 10-15 cm, dưới đáy có 1 nắp đường kính khoảng 20-25cm làm bằng tre và 1 vòng bằng sắt. Xong ốp lại. Dưới đáy thì lớn, nhở dần về trên Thời gian: đánh bắt nhiều vào mùa lũ Hình thức đánh bắt: đầu có hôm đặt xuống đất, bỏ mồi vào trong (mồi làm bằng lúa ngâm thối hoặc sắt mắm (ủ mắm xong còn sắt) và đất) đặt ở vùng nước cạn, sáng dở chiều đặt. Hiện trạng: trước năm 1990 số lượng còn nhiều, hiện nay số lượng giảm còn khoảng 40% 17. Cái chĩa WARECOD Nghiên cứu tri thức địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long 137 Cấu tạo: cây cầm làm bằng tre hoặc tầm vong, đầu nhọn của chĩa làm bằng sắt, chọn cây cầm thẳng dài khoảng 2-3m, đầu chĩa nhọn dài khoảng 15-20 cm. Có khoảng 6-12 cây chụm lại Cách sử dụng: đâm chuột, đâm rắn, đâm cá. Đâm trên bờ, đâm trên uồng Thời gian: quanh năm Ban ngày; ban đêm có đèn soi Hình thức đánh bắt: dùng để đâm cá Hiện trạng: trước năm 1990 số lượng nhiều, hineej nay số lượng giảm còn 10% 18. Lưới giăng Cấu tạo: Tùy loại cá mà mắt lưới khác nhau. 10mm -1 tấc rưỡi (cá lòng tong-cá bông lau) ưới 3 màng, mang ngoài thưa. (màng ngoài 1,2-1,5 tấc). Màng giữa 4-5,5 phân. Màng trong Nguyên liệu: chỉ gân, chỉ nilon, dây gân làm viền, mướp làm phao, chì tròn loại nhỏ hoặc chì dẹp (chì lá) K ch thước, hình dáng: Chiều dài tùy theo địa hình (1 tay) từ 20m trở lên (thậm chí 100m, tùy theo ý thức), ngang từ 0,8-1,5m. Tùy theo địa hình và loại đánh bắt. Đối với lưới cá bông lau, có chiều dài từ 100m trở lên, ngang (dạo lưới) từ 10-15m. Cách làm (2 cách): đương và máy dệt Chỉ: quay con chỉ vào xa hoặc vật tr n để gây ghim. Kích cỡ: tùy theo loại mắt lưới thưa hay dầy làm cỏ thích hợp. Thường làm bằng tre hoặc gỗ vót nhỏ có chiều dài từ 0,8-1 tấc, bề ngang lớn nhỏ tùy theo mắt lưới. Ghim: bằng tre hoặc mũ có đầu nhọn, đ t hình chữ “U”, phần gần đầu bên trong có làm 1 lưỡi ghim dùng quấn chỉ có chiều dài từ 1-2 tấc, ngang 2-4 phân. Cách sử dụng: làm đầu lưới khoảng 100 mắt trowr lên, tùy teo lưới dạo dài hay ngắn. Mỗi mắt lưới từ 2 phân-1,5 tấc tùy loại. Khi đương vẫn giữ nguyên số mắt ban đầu không tỏa như chài cho đến hết tay lưới. Dùng dây gân làm viền trên dưới, dùng mướp làm phao. Chì bóp vào viền dưới, loiws bông lau có thêm 2 neo ở đầu và 4 viền gạch treo viền dưới, viền trên dùng phao mũ cách nhau 15m. WARECOD Nghiên cứu tri thức địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long 138 ưới chỉ gân: trên sông, kênh, rạch, ao, hầm, đìa, đất trầm thủy. Loại ày chỉ để bắt cá nhỏ và vừa, thời gian quanh năm và có thể sử dụng trong khoảng 2-3 năm. ưới nilon: trên sông Tiền, sông Hậu và sông Vàm Nao, loại này đánh bắt các loại cá lơn, Thời gian từ tháng 12-04 âm lịch, sử dụng từ 5-7 năm Hình thức đánh bắt: dùng cây cắm vào 2 đầu lưới. Sau đó bủa ra cho đến hết tay lưới, khoảng 4-6 giờ cuốn lưới lại và lấy cá. Đối với lưới bông lau thì thăm theo con nước bắt đầu lớn và chuẩn bị ròng. Hiện trạng: từ năm 2000 trở về trước nhiều, hiện còn khoảng 50-60% 19. Câu giăng Cấu tạo: Nguyên liệu: Dây gân đặc hoặc dây gân đen và lưỡi câu K ch thước, hình dáng: Mỗi luồng (đường câu, chiều dài lưới) câu dài từ 30-100m tuy theo đường dài hay ngắn Cách làm: gường câu bằng dây gân đặc cỡ dây từ 80-90, dây tóm lưỡi câu cỡ dây khoảng 40-50 tùy theo người sử dụng. Đường câu tùy theo đường dài ngắn về dây tóm cho mỗi lưỡi câu dài khoảng 4-4,5 tấc, lưỡi cách lưỡi 5 tấc. Địa điểm: đồng, cồn, sông, hồ Thời gian: có thể giăng quanh năm đối với câu giăng ở sông Hình thức đánh bắt: bủa câu trước rồi móc mồi vào lưỡi câu (như cua, cá, tép, ốc, hến, và các loại côn trùng khác) Hiện trạng: từ năm 2000 trở về trước rất nhiều, hiện nay còn khoảng 30%. 20. Lưới đánh Cấu tạo: Nguyên liệu: làm bằng lưới nilon hoặc lưới 1cm hoặc lưới cước K ch thước, hình dáng: chiều dài 80-100m, chiều ngang 5m, khoảng giữa tùng sâu 6m, hai đầu lưới làm hai khúc tre gọi là (hai cây ngán) Cách làm: lưới ráp lại ngang 5m, khoảng giữa 6m, dài 80-90m hai đaià, hai khúc tre gọi là 2 cây ngán dùng để kéo WARECOD Nghiên cứu tri thức địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long 139 Kết viền trên và viền dưới bằng loại dây nilon cỡ lớn đường kính 1cm, viền trên kết, phao bằng mũ nilon. Dài 20cm, ngang 10cm. kết dính liền dọc theo viền trên, từ đầu ngán này đến đầu ngán kia. Viền dưới kết chì bằng loại chì bùng giữa túng, kết bằng lòi tói từ 2-3m cho nó nặng chìm sát đất hai đầu ngán. Buộc dây dài ra từ 5-10m để kéo dùng ghe, tải trọng khonagr 1-1,5 tấn làm đục để rộng cá, khoang mũi chở lưới, khoang sau chở 5 người. Cách sử dụng: Địa điểm thời gian: khi mùa nước nổi đánh bắt trên lưng cồn hoặc trên đồng bằng, mực nước sâu 1-1,5m thời gian đánh bắt ban đêm, hoặc ban ngày cũng được Hình thức đánh bắt: đến điểm đánh bắt thả xống nước hai người. 1 người cầm ngán, 1 người cầm dây kéo, còn lại 3 người trên ghe một người lái ghe, 2 người thả lưới. Bao lại một vòng, cắm ghe cho chắc, chừa lại một người dưới nước để bóp miệng lưới bốn người lên ghe ngăn lưới bỏ lên ghe. Khi kéo lưới gom lại, lón cá dồn lại đổ vào khoang đục Hiện trạng: từ năm 2000 trở về trước nhiều, sau đó trở đi chỉ còn lại 1,2 ghe do bao đê khép k n không c n chỗ để đánh bắt. Một phần cá cũng giảm nhiều nên không còn thích hợp. 21. Cái nơm Cấu tạo Nguyên liệu: tre, gỗ tròn, sắt 8, dây chì K ch thước, hình dáng: miệng trên có đường kính từ 10-12cm. Đáy nôm có đường kính từ 50-60 cm.cao khoảng 50-60cm, hình dáng giống chiếc nón lá Cách làm: dùng tre chẻ mang vót nhọn hai đầu trên dưới, chính giữa từ 0,8-1cm Gỗ tr n đục giữa hình tr n có đường kính từ 1-1,2cm độ dày gỗ 3cm (đặt trên miệng nôm) Dùng sắt 8 uốn tr n có đường kính từ 40-50cm Gẻ nơm được bện đều theo vòng sắt Dùng dây chì để bện từng gẻ nôm phần trên miệng 1 đường vòng sắt bện 1 đường cuối cùng phân chân nôm bện 1 đường cashc chân nôm khoảng 6-7cm Cách sử dụng: nôm theo lung đìa, ao, hầm, sông, rạch WARECOD Nghiên cứu tri thức địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long 140 Hình thức đánh bắt: dùng nôm chụp xuống dưới đáy thăm d cá, khi cá vào trong nôm cá đâm đầu vào thành nôm từ đó nôm rung lên, người đi nôm nhận mạnh nôm xuống sâu sau đó dùng tay m vào bắt cá Hiện trạng: hiện rất t được sử dụng 22. Giậm dấu dò Cấu tạo: Nguyên liệu: người ta đi dậm dấu d đem theo một cái thúng K ch thước, hình dáng: một cái thúng tròn làm thiệt. cao 5 tấc, tr n đường kính 3m Cách làm: đi ra đồng có cái đài nước còn khoảng 4-5 tấcđi uống dậm dấu d , đi phát nước 2 lái cột đất chọi vào nước cho cá chui xuống dấu d , người ta dò xuống hai tay mò theo dấu dò bắt cá. Thời điểm: mùa khô Hiện trạng: ngày trước nhiều, nay ít 23. Lưới kéo Cấu tạo: Nguyên liệu: lưới cước, lưới nilon, 2 khúc tre hoặc đầu dây khoảng 2m, chì tròn loại nhỏ K ch thước, hình dáng: dài từ 4m trở lên, ngang 2-3m. hình chữ nhật 2 đầu có cây để cầm kéo lưới Cách làm: dùng 1 tấm cước có k ch thước tùy ý như trên sau đó dùng chỉ nilon may cuốn các mép lưới lại và có luồn 1 sợi dây để lưới không bị bung hoặc xứt chỉ Buộc 2 đầu cước vào 2 cây ngáng làm viền lưới để kéo Phần viền dưới có treo chì đủ nặng để lưới khi kéo được sát đất Địa điểm: dọc bờ sông lớn, ao hầm kênh rạch, lung đìa đất trầm thủy Thời gian: đánh bắt quanh năm, thường sử dụng được từ tháng 4-5 năm Hình thức đánh bắt: hai người cầm 2 đầu .kéo một khoảng đường đi từ 20m trở lên. Sau đó, tấp vào mé bờ, ao hầm..hai người ở 2 đầu ngán??? Dùng tay kéo từ lưới vào WARECOD Nghiên cứu tri thức địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long 141 sát bờ và đưa lên khỏi mặt nước. tiếp tục rũ lưới dồn vào giữa để bắt cá, loại này chủ yếu để bắt cá nhỏ và tép Hiện trạng: từ năm 2000 trở về trước còn nhiều, sau đó đến nay giảm chỉ còn từ 5- 10% 24. Đắp ủ xúc lươn Cấu tạo: Nguyên liệu: tre, gỗ, lưới cước 1 phân; lục bình, cỏ Hình dáng, k ch thước: hình tr n, có cán. Đường kính khoảng 1,5m, cán dài khoảng 1-1,2m. Cách làm: Dùng cây tre đực cỡ nửa cổ tay, uốn thành vòng tròn. Có thể dùng 2 cây nạng nẹp hai bên vòng tròn cho cứng. Dùng lưới cước, chẻ nẹp tre kẹp vòng tròn rồi đưa cước vô nứt thành cái vợt. Từ miệng vợt xuống đáy từ 1,5-2m. Độn ủ: dùng lưỡi hái cắt cỏ, lục bình và cỏ độn chung lại thành ủ lớn. Thẩy cua ốc vào đống ủ làm mồi thu hút lươn (cua, cá bống,) Địa điểm: theo kênh rạch, lưng cồn, đất trầm thủy Thời gian: tháng 6-tháng 9 âm lịch (theo mùa nước nổi). Làm ủ mới sau 3 -5 ngày xúc lần đầu tiên; sau đó trở về sau cách ngày thu hoạch 1 lần Cách thức đánh bắt: đút vợt xuống dưới ủ, dở lên khỏi mặt nước. Chất ủ ra, lón lại (dồn lại), dùng những nguyên liệu sẵn có, cua tách làm 2, ốc đập ra nhét lại vô ủ để làm mồi. Hiện trạng: Hiện số ủ tăng, nhưng lươn giảm. Trong đê, ủ t. Ngoài đê, ủ vẫn duy trì 25. Câu rê, câu nhắp Cấu tạo: Nguyên liệu: bằng trúc, dây gân, hoặc dây nilon và lưỡi câu K ch thước Hình dáng: dài tròn. Dài khoảng 4-5m, dây tóm lưỡi câu dài khoảng 1,5- 2,5m WARECOD Nghiên cứu tri thức địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long 142 Cách làm: chọn một cây trúc già thẳng vừa tầm mắt để làm cần câu, bỏ gốc khoảng 50cm, còn lại đo từ 4-5m để làm cần. Dùng sợi dây lông hoặc dây gân dài 1,5-2,5m tóm lưỡi câu và buộc vào phần ngọn của cây trúc để làm cần câu Địa điểm: nhắp ở nơi ao, hầm, nơi bụi rậm cặp mé kênh rạch Thời gian: quanh năm, nhưng cao điểm vào khoảng tháng 06-10 âm lịch Hình thức đánh bắt: móc mồi vào lưỡi câu như: nhái, cá, ốc để nhắp cá, ếch, rắn Hiện trạng: giảm so với trước rất nhiều, còn khoảng 30% 26. Cần câu cắm Cấu tạo: Nguyên liệu: gồm tre, dây gân và lưỡi câu (câu đúc hoặc câu ó) Hình dáng, k ch thước: cần câu dài khoảng 05-06 tấc, dây tóm lưỡi câu bằng dây hân hoặc cỡ dây 40-50 dài khoảng 3-4 tấc Cách làm: tre cưa dài khoảng 0,5-0,6 m vót thành cần câu cắm. Đầu cần câu mỏng và có nút buộc dây tóm lưỡi câu, góc cần câu tròn cứng và nhọn để cắm xuống đất Địa điểm: trên đồng, ao, hầm, kênh, rạch Thời gian: từ tháng 4- tháng 11 (âm lịch) Hình thức đánh bắt: móc mồi vào lưỡi câu, cắm xuống đất đồng thời lưỡi câu và mồi ngang mặt nước Mồi gồm cá, tép, và các loại côn trùng Hiện trạng: từ năm 2000 trở về trước số lượng rất nhiều, hineje nay giảm còn khoảng 10% 27. Vó càng Cấu tạo: Nguyên liệu: làm bằng cây, lưới lỗ Có 2 trụ đứng bự tròn 6 tấc, cao 5m. Đóng uống đất 1 m c n 4 m, trên đầu đục 2 lỗ xỏ cây sắt vô, có 2 cây đứng cao 4m làm nấc thang. Đi cây nầm dài 6m, đầu gốc xẻ làm 2 đục lỗ xở vô cây sắt làm nấc thang đi. Đầu trên có 4 cây càng buộc vô. 2 cây đứng buộc sợi dây dài. Đầu cây đứng dài tới dọc cây nầm đi cất vó vịnh. Sợi dây đi lên đi uống. Đầu dưới 4 cây càng buộc miệng vó vô. Bề WARECOD Nghiên cứu tri thức địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long 143 ngang 12m, dài 10m. có người làm từ 10m- 8m từ miệng tới từng đáy. 7-6m có cây buộc cái thau vô xúc cá. Mắt lưới 1 phân rưỡi. TRước năm 1970 làm bằng chỉ dãi, 1 tháng lấy ra, lột da cây sắng đập dập ngâm nước 2 ngày bổ sát lấy nước ngâm vó cho ướt, phơi khô làm 2 lần. Từ năm 1970 trở về sau chỉ làm bằng ni long. Làm ong phơi khô cất Cách sử dụng: cất nước sông kênh rạch Từ tháng 10-12 cá đi theo con nước Ngày mùng 10 tháng 10 cất lên 1 cái có khi 10 dạ, có khi 3-4 dạ, có khi 10 kg Hiện trạng: Từ năm 1990 số lượng giảm nhiều 28. Cái đáy Cấu tạo: Nguyên liệu: dây gai, 2 cây trụ bằng gỗ (sao, dừa, bạch đàn), lưới gai (1990 trở về đây là lưới nilon) và tre Trong kênh cạn, đóng 2 cây cọc bằng gỗ. K ch thước, hình dạng: ngang khoảng 6m (dài ngắn tùy theo người làm và địa hình), dài 35m, đứng 4m. hình dài dẹp. Miệng vuông, 5,7m trở về sau tròn thon lại Cách làm: cắm 2 cây sào lên, 2 dây chẳng cột rượng đầu, 4 cây nào, 4 cây cài, xong căng đáy 2 bên 4 cây, ong cột dây đục để kéo lên. Đục bằng tre dài 1,5m ngang 4 tấc Địa điểm: nơi nước cạn, mé sông, hồ Thời gian: từ tháng 7-11 dương lịch Hình thức đánh bắt: bằng ghe Hiện trạng: từ năm 1970 trở về trước nhiều. Từ năm 1970 trở về sau giảm dần 29. Xiệt điện Cấu tạo: Nguyên liệu: Một bình ắc qui 12 vol 25 ampe. Một biến điện từ AC sang DC có công suất 240vol. K ch thước, hình dáng: đa hình đa dạng. 2 cực mỗi cực điện âm dương 220v. Điện âm để dưới xuống, điện dương gặp cá chích xuống. Có người dùng 2 thanh tre dài khoảng 1,5m, một sợi dây điện dài 2,5m một cái kim tắc WARECOD Nghiên cứu tri thức địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long 144 Cách làm: Đầu 2 thanh tre một bên đan cái vợt bằn dây chì bằng bàn tay dài 20cm, bên kia gắn khúc kẽm bằng đầu đũa ăn dài 40cm. Hai đầu thanh được nối dây điện và ung điện, bên tay thuận găng cái kim tắc vào để sử dụng Địa điểm: sông, hồ, ao, hầm, đất trầm thủy Thời gian: quanh năm, cả ngày lẫn đêm Hình thức đánh bắt: đi bộ hoặc chèo xuồng. Dùng 2 thanh tre có mang ch ch điện cắm xuống nước và rà xung quanh, cá chết lấy cần vớt cá. Cá chìm xuống nước bật công tắc mò cá Hiện trạng: ngày ưa không có, ngày nay rất phổ biến. Là công cụ đã bị cấm sử dụng 30. Lợp tép Cấu tạo: Nguyên liệu: Tre, dây kẽm, dây gân K ch thước, hình dáng: chiều cao 15cm, chiều cao 45cm, hình tròn và dài Cách làm: dùng tre vót nhỏ khoảng bằng ăm e máy, dài khoảng 45cm. Dây kẽm uốn thành hình tr n đường kính khoảng 15cm. Dây gân bện tre vào vòng kẽm làm hom. Mỗi cái lợp 2 hom, và 1 đ t lợp có miếng de dẹp ngang 4cm, dài 6cm làm cửa lấy cá. Địa điểm: đặt trong ao, hầm, sông Thời gian: buổi chiều (quanh năm). Qua mùa khô đặt mé sông cái, trúng nhất là mùa nước nổi (Từ tháng 9 đến nước giựt) Hình thức đánh bắt: đặt cặp theo mé có cỏ hoặc lục bình. Khoảng cách 10m 1 cái tùy theo bến bãi sau khi đặt vào buổi chiều đến sáng bắt đầu thu hoạch. Hiện trạng: vấn còn phổ biến nhưng t hơn so với trước kia. 31. Chài tròn Cấu tạo: Nguyên liệu: chỉ gân, chỉ nilon, tre hoặc gỗ, ghim, chì loại nhỏ từ 4-6kg, dây kéo chài từ 6-8m. K ch thước, hình dáng: dài từ 6-8m, đường kính từ 3-5m. Hình chóp giống chiếc nón lá, trên nhỏ dưới lớn. WARECOD Nghiên cứu tri thức địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long 145 Cách làm: (2 cách: đương tay và máy dệt) Chỉ: quay con chỉ vào xa hoặc vật tr n để gây ghim. Cự: tùy theo loại mắt lưới thưa hay dầy làm cỏ thích hợp. Thường làm bằng tre hoặc gỗ vót nhỏ có chiều dài từ 0,8-1 tấc, bề ngang lớn nhỏ tùy theo mắt lưới. Ghim: bằng tre hoặc mũ có đầu nhọn, đ t hình chữ “U”, phần gần đầu bên trong có làm 1 lưỡi ghim dùng quấn chỉ có chiều dài từ 1-2 tấc, ngang 2-4 phân. Đương dài: làm chớp nhoáng 100 mắt. Sau đó từ 10-15 mắt tỉa 1 lần (1 mắt 3 nút) cho đến khi đủ k ch thước thì ngưng. Dùng ghim có quấn chỉ để quấn vào cự đương. Tùy theo chài dày hay thưa có mắt từ 2-3,5 phân. Cuối chài bắt chì vào, làm phi (dây treo, từ viền dưới lên 6 tấc), đâm bọc mắc vào cái chài. Địa điểm: dọc bờ sông lớn, kênh, rạch, ao, hầm, lung, đìa, đất trầm thủy. Thời gian: đánh bắt quanh năm, sử dụng được từ 5-7 năm. Hình thức đánh bắt: đi chài bộ (chỉ 1 người) và chài bằng xuồng (2 người), chài sau khi được dải ra có hình tr n như nón lá. Bắt được các loại cá nhỏ và các loại cá có trọng lượng vừa. Hiện trạng: năm 2000 trở về trước còn nhiều. Hiện nay còn khoảng 20-30% 32. Cào cá Cấu tạo: Nguyên liệu: bằng ống tuýp và lới nilon K ch thước, Hình dáng: ngang từ 3-4 tấc, dài từ 3-3,5 m. Hình dáng tròn dài. Cách làm: Dùng ống tuýp tròn 4 phân, dài từ 3-3,5m. Ràng 2 đầu, sắt dẹp dài khoảng 4cm uốn hình chữ “U”. Xong cột lưới 3 li bằng chỉ nilon vào 2 đầu, bề quanh lưới từ 4-5m, dài từ 5-6m. Địa điểm: theo mé sông và rạch Thời gian: quanh năm Hình thức đánh bắt: cào bằng xuồng chèo hoặc đứng trên ghe chạy máy Hiện trạng: Từ năm 80 trở về trước còn nhiều. Từ năm 80 trở về sau từ từ giảm dần WARECOD Nghiên cứu tri thức địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long 146 33. Chất chà Cấu tạo: Nguyên liệu: tre, gáo và me nước K ch thước, hình dáng: ngang 6 m, dài 8 thước. Hình vuông dài Xung quanh sông chất chà mé nước hoặc gáo, và thả lục bình xung quanh. Xong rồi thảy chà ra để gạn bắt cá Hiện trạng: từ năm 1990 trở về trước chất nhiều, 1990 trở về sau từ từ giảm dần

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbao_cao_nghien_cuu_tri_thuc_dia_phuong_vung_dong_bang_song_c.pdf
Tài liệu liên quan