Báo cáo Thực tập tại Công ty Bảo hiểm Hà Nội

Lời mở đầu Sau hơn ba năm học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Kinh tế quốc dân, đến nay trên cơ sở sự giới thiệu của Trường và Bộ môn Bảo hiểm em đã liên hệ thực tập tại Công ty Bảo hiểm Hà nội để tìm hiểu thực tế hoạt động của cơ quan và học tập nghiên cứu nghiệp vụ ở các phòng ban. Có lẽ đây là dịp để em có thể kết hợp tốt giữa các kiến thức đã học tại trường và các hoạt động cụ thể. Trong thời gian thực tập tổng hợp tại Bảo hiểm Hà nội em đã có những hiểu biết cơ bản và từ đó hình thành

doc27 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1349 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty Bảo hiểm Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bản Báo cáo tổng hợp về Công ty Bảo hiểm Hà nội. Bản báo cáo này bao gồm: Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty. Thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty. Phương hướng nhiệm vụ của Công ty trong thời gian tới. Phần I Quá trình hình thành phát triển và cơ cấu tổ chức của Công ty Bảo hiểm Hà nội . I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Bảo hiểm Hà nội . 1. Quá trình hình thành . Công ty Bảo hiểm Hà nội ( gọi tắt là Bảo Việt Hà Nội ) được thành lập từ năm 1980 theo quyết định số 1125/ QĐ - TCCB ngày 17/11/1980 của Bộ tài chính và trực thuộc Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam , với nhiệm vụ tổ chức hoạt động kinh doanh bảo hiểm thương mại trên địa bàn Hà Nội . Là một thành viên DNNN hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ bảo hiểm , Bảo Việt Hà nội có chức năng thành lập quĩ dự trữ bảo hiểm từ sự đóng góp , tham gia bảo hiểm của các đơn vị sản xuất kinh doanh và mọi thành viên khác trong địa bàn Hà Nội , nhằm bồi thường cho những người tham gia bảo hiểm khi không may họ gặp phải những rủi ro gây thiệt hại , giúp các cá nhân , tổ chức nhanh chóng ổn định sản xuất và đời sống . Từ khi mới thành lập có tên là chi nhánh Bảo hiểm Hà Nội , đến ngày 17/2/1989 Bộ tài chính đã ra quyết định chuyển chi nhánh Bảo hiểm Hà Nội thành Công ty Bảo hiểm Hà Nội , trụ sở chính đặt tại số 15c – Trần Khánh Dư . Năm 1996 căn cứ quyết định số 145/ TC/QĐ - TCCB ngày 01/03/1996 của Bộ trưởng Bộ tài chính về việc thành lập lại Công ty Bảo hiểm Hà Nội theo đó ngày 11/5/1996 quyết định số 461/TC/QĐ - TCCB của Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam và ngày 24/09/1996 ban hành kèm theo quyết định số 32/QĐ _HĐQT , chủ tịch HĐQT của Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam phê chuẩn Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty bảo hiểm Hà Nội ( BVHN ), BVHN có nhiệm vụ kinh doanh các nghiệp vụ bảo hiểm , đầu tư vốn và các dịch vụ liên quan đến bảo hiểm theo luật pháp của Nhà nước theo phân cấp .  2. Quá trình phát triển của Công ty Bảo hiểm Hà Nội . 2.1 Giai đoạn trước năm 1986 . Đây là giai đoạn Đất nước trong thời kì Kế hoạch hoá tập trung, doanh thu phí bảo hiểm chỉ có một nguồn thu duy nhất là từ ngân sách Nhà nước cấp phát cho các đơn vị hành chính sự nghiệp, thực chất chỉ là hình thức rút túi nọ bỏ túi kia vì thế mà dịch vụ bảo hiểm không có vai trò lớn trong việc thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển . Chức năng dàn xếp, phân tán rủi ro chủ yếu thông qua tái bảo hiểm, vai trò của bảo hiểm thương mại trong nước mờ nhạt, ít được mọi người biết đến . Năm 1980 khi mới thành lập chi nhánh chỉ có 10 người với một phòng nhỏ tại số 7 – Lý Thường Kiệt, doanh thu phí hàng năm chỉ đạt 30 triệu, lĩnh vực bảo hiểm chủ yếu là bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu, bảo hiểm hành khách, bảo hiểm trách nhiệm dân sự cho chủ xe cơ giới và bảo hiểm cây lúa nhằm đáp ứng các yêu cầu kinh tế và nhiệm vụ chính trị . 2.2 Giai đoạn sau năm 1986 . Từ sau năm 1986 , Đất nước đã có nhiều chuyển mình căn bản, chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, thừa nhận nhiều thành phần kinh tế cơ bản, kích thích đầu tư nước ngoài. Thị trường vốn, hàng hoá trong nước sôi động đặt bảo hiểm thương mại trước yêu cầu mới trong sự nghiệp phát triển kinh tế Đất nước. Để đáp ứng yêu cầu đó, BVHN chuyển từ chi nhánh thành Công ty và phát triển chi nhánh rộng khắp các Quận, Huyện . Trải qua 22 năm phát triển đến nay BVHN dã thành lập được 12 chi nhánh tại các Quận, Huyện, 11 phòng tại công ty với hơn 150 cán bộ bảo hiểm, hơn 200 đại lí, triển khai mọi loại hình bảo hiểm, sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của các cá nhân và tổ chức. BVHN luôn đạt tăng trưởng cao về doanh số và tỷ lệ tích luỹ, xứng đáng là một trong những đơn vị dẫn đầu nghành Bảo hiểm Việt Nam .  II. Cơ cấu tổ chức của Công ty Bảo hiểm Hà Nội . 1 . Cơ cấu tổ chức của Công ty . Trong điều kiện thị trường cạnh tranh hiện nay buộc BVHN phải không ngừng cải thiện, nâng cao chất lượng dịch vụ của mình thì mới đảm bảo khả năng đứng vững trong cạnh tranh. Một trong những biện pháp quan trọng đó là hoàn thiện cơ cấu tổ chức văn phòng của Công ty. Đến nay, Bộ máy tổ chức của Công ty tương đối hoàn chỉnh, đáp ứng được nhu cầu công việc trong tình hình hiện nay. Bảng ngang Căn cứ vào đặc điểm kinh doanh và hoạt động của Công ty , Công ty đã tổ chức quản lí theo hai cấp . * Ban giám đốc : Giám đốc công ty : lãnh đạo và chỉ đạo trực tiếp tới các phòng quản lí kinh doanh . Giúp việc cho giám đốc là các Phó giám đốc và các phòng ban chức năng thực hiện các chức năng quản lí nhất định . Các phòng có các Trưởng phòng tiến hành tổ chức các hoạt động kinh doanh và chịu trách nhiệm với Giám đốc Công ty . Giúp việc các Trưởng phòng có các Phó phòng . Giám đốc công ty thay mặt Công ty chịu trách nhiệm pháp lí đối với Nhà nước về mọi hoạt động kinh doanh của công ty , định kì báo cáo cấp trên về tình hình hoạt động của công ty. Kết thúc năm tài chính Giám đốc thực hiện phân tích tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh báo cáo tại đơn vị . * Chức năng của các phòng : + Phòng tổng hợp: trực tiếp tiến hành công tác tổ chức cán bộ, tuyên truyền, pháp chế ,...tạo các điều kiện tốt nhất cho các phòng nghiệp vụ tiến hành công việc . + Phòng kế toán tài vụ : Chịu trách nhiệm quản lí tài chính của Công ty , điều hành các hoạt động đầu tư , tổ chức hạch toán theo các chế độ Nhà nước qui định . + Phòng giám định bồi thường : Thực hiện các công tác giám định bồi thường trên phân cấp theo qui định của các phòng nghiệp vụ và văn phòng đại diện. + Phòng máy tính : Tổ chức hệ thống thông tin chung của toàn cơ quan , thực hiện công tác thống kê nghiệp vụ , thiết lập các báo cáo thống kê , quản lí thiết bị tin học trong công ty . + Phòng phi hàng hải : Triển khai các nghiệp vụ phi hàng hải , chịu trách nhiệm về chế độ chính sách trong việc triển khai các nghiệp vụ . Tổ chức điều hành công tác xác minh , giám định bồi thường tại phòng và các văn phòng . + Phòng bảo hiểm hàng hải : Triển khai các nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải , chịu trách nhiệm về các chế độ , chính sách trong việc triển khai các nghiệp vụ . Tổ chức công tác xác minh , giám định bồi thường của các nghiệp vụ hàng hải tại phòng và các văn phòng . + Phòng bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt : Triển khai các nghiệp vụ bảo hiểm cháy và các nghiệp vụ bảo hiểm rủi ro khác . + Phòng hành chính – quản trị : Thực hiện các công tác hành chính , có nhiệm vụ kiểm tra , quản trị tài sản của toàn bộ Công ty . + Phòng Marketing : Thực hiện các hoạt động tuyên truyền , quảng cáo giới thiệu và đưa các sản phẩm mới vào khai thác , bên cạnh đó phồng còn triển khai tất cả các nghiệp vụ khai thác các sản phẩm hiện Công ty đang khai thác . + Phòng rủi ro kĩ thuật : Tiến hành triển khai các nghiệp vụ trong lĩnh vực xây dựng , lắp đặt , thăm dò , khai thác dầu khí …, tiến hành công tác xác minh , giám định , bồi thường theo phân cấp tại các phòng và các văn phòng . + Phòng Quản lí đại lí : Tiến hành công tác tuyển dụng, đào tạo các đại lí về tất cả các nghiệp vụ đac và đang triển khai tại Công ty.Quản lí mạng lưới đại lí trên khắp địa bàn Hà Nội có hợp đồng đại lí với Công ty. + Phòng bảo hiểm Quốc phòng : Tiến hành triển khai các nghiệp vụ bảo hiểm có liên quan đến các đơn vị thuộc Quân đội . Tổ chức công tác xác minh giám định bồi thường theo đúng phân cấp trên giao cho. Ngoài ra phòng cũng tiến hành triển khai tất cả các nghiệp vụ mà hiện nay Công ty đang triển khai. Hiện nay BVHN đã triển khai mạng lưới các phòng bảo hiểm rộng khắp trên tất cả các Quận , Huyện tức là có tổng số 12 Phòng bảo hiểm Quận Huyện . Ngoài ra còn có hệ thống rất rộng các đại lí ,các cộng tác viên có hợp đồng đại lí, cộng tác viên với Công ty. 2 . Chức năng, nhiệm vụ của phòng bảo hiểm hàng hải . Phòng bảo hiểm hàng hải được thành lập theo quyết định số 66/TCCB –97 ngày 17/04/1997 của Giám đốc Công ty Bảo hiểm Hà Nội. Trước đây từ 1989đến 1994 BVHN có triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải, nhưng sau đó nghiệp vụ này được chuyển lên Tổng công ty để thực hịên. Trong thời gian này tính cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm chưa mạnh, Bảo Việt lúc đó gần như độc quyền. Đến nay thị trường đã có sự cạnh tranh mạnh mẽ của rất nhiều công ty bảo hiểm khác nhau, thị trường trở nên sôi động hơn và tính cạnh tranh quyết liệt hơn. Do đó Tổng công ty đã thành lập lại phòng bảo hiểm hàng hải tại BVHN theo yêu cầu củng cố và tăng vị thế của Bảo Việt trên thị trường bảo hiểm. Ngoài ra còn phải kể đến mục tiêu tăng doanh thu và lợi nhuận của Bảo Việt cùng với nhu cầu đa dạng hoá sản phẩm nhằm phát triển và mở rộng qui mô của công ty. Thị trường bảo hiểm hàng hoá xuất – nhập khẩu thường có nhu cầu lớn và hứa hẹn doanh thu phí lớn, đây cũng chính là sự quan tâm của người làm công tác lãnh đạo. Với vị trí là một bộ phận thuộc cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của Bảo Việt , phòng có chức năng , nhiệm vụ cơ bản sau: Quản lí các hoạt động của các phòng bảo hiểm Quận, Huyện đối với nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải . Hướng dẫn về nghiệp vụ cho các phòng Quận, Huyện giúp cho họ kí kết và cấp đơn bảo hiểm trong phạm vi phân cấp theo qui định của Tổng công ty. Khi xảy ra tổn thất có liên quan đến nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải phải có trách nhiệm xem xét đầy đủ, hợp pháp, hợp lí hồ sơ khiếu nại đòi bồi thường trong phạm vi phân cấp. Trường hợp vượt quá phạm vi phân cấp phòng có trách nhiệm nghiên cứu kĩ, hoàn tất hồ sơ xét bồi thường trình lên lãnh đạo Công ty xét duyệt . Tổ chức hướng dẫn tốt công tác đại lí giám định theo phân cấp và theo qui định của công ty . Thực hiện công tác thống kê nghiệp vụ và báo cáo theo qui định của Tổng công ty Chịu trách nhiệm về giao dịch với khách hàng thông qua thư tín trong cả nước ... Đồng thời phòng bảo hiểm cũng tiến hành khai thác tất cả các nghiệp vụ mà hiện BVHN đang triển khai . Doanh thu phí Phòng Hàng hải đạt được qua các năm 1998-2002. Đơn vị : Triệu đồng Năm 1998 1999 2000 2001 2002 Doanh thu 3519 4174 5116 5330 6471 Phần II Quá trình hoạt động kinh doanh . 1. Đặc điểm tình hình. a. Những thuận lợi. Trong một vài năm gần đây cùng với sự phát triển chung của thế giới, kinh tế xã hội của nước ta nói chung và của thủ đô nói riêng tiếp tục ổn định và phát triển Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2002 cả nước đạt 7.04% và của Hà Nội đạt 10.17% . Đây là yếu tố thuận lợi cho công tác kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm nói chung và của Bảo Việt nói riêng. Được sự quan tâm chỉ đạo và ủng hộ của lãnh đạo Tổng công ty, sự hợp tác giúp đỡ thường xuyên của các phòng ban thuộc Tổng công ty. Có sự quan tâm ủng hộ của Lãnh đạo thành phố, các Cơ quan Ban, ngành chính quyền địa phương. Toàn thể cán bộ, CNV đã từng bước tích luỹ kinh nghiệm trong hoạt động cạnh tranh. b. Khó khăn. Năm 2002 hoạt động của Công ty gặp nhiều khó khăn hơn do cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm phức tạp hơn do các năm trước. Địa bàn thủ đô là nơi tập trung sự cạnh tranh ác liệt giữa các Công ty bảo hiểm. Các nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới ( ô tô ), bảo hiểm con người, bảo hiểm học sinh gặp phải sự cạnh tranh quyết của các Công ty bảo hiểm trong nước, cạnh tranh chủ yếu về tỷ lệ phí bảo hiểm, chi kinh doanh và một số yếu tố về phục vụ. Việc mở rộng hoạt động của các Công ty bảo hiểm nước ngoài trên thị trường làm cho tính cạnh tranh giữa các Công ty bảo hiểm trong nước vốn đã gay gắt nay càng gay gắt hơn. Điều này ảnh hưởng chủ yếu đến việc khai thác các nghiệp vụ bảo hiểm Tài sản và Trách nhiệm. Chính do tính cạnh tranh rất cao dẫn đến các Doanh nghiệp bảo hiểm đã phải giảm phí bảo hiểm và tăng chi phí kinh doanh đặc biệt đối với một số dịch vụ bảo hiểm lớn. Điều này trái ngược với xu hướng của thị trường bảo hiểm quốc tế, đó là phí bảo hiểm có xu hướng tăng sau sự kiện ngày 11/9/2001. 2.Các nghiệp vụ triển khai . Để đáp ứng các nhu cầu bảo hiểm đa dạng của các tổ chức kinh tế và nhân dân Thủ đô, BVHN đã triển khai tất cả các nghiệp vụ bảo hiểm đang được triển khai tại Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam : Nhóm nghiệp vụ bảo hiểm con người : + Bảo hiểm tai nạn con người . + Bảo hiểm sinh mạng cá nhân . + Bảo hiểm trợ cấp nằm viện phẫu thuật . + Bảo hiểm kết hợp con người . + Bảo hiểm học sinh . + Bảo hiểm tai nạn hành khách . + Các loại hình bảo hiểm khách du lịch . + Bảo hiểm tai nạn lái , phụ xe , thuỷ thủ , thuyền viên . - Nhóm nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm . + Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới . + Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu sông , tàu cá . + Bảo hiểm P& I ( Tàu biển ). + Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ sử dụng lao động . + Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp chủ nuôi . - Nhóm nghiệp vụ bảo hiểm tài sản . + Bảo hiểm vật chất xe cơ giới . + Bảo hiểm thân tàu biển . + Bảo hiểm thân tàu sông cá . + Bảo hiểm thân máy bay . + Bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt . + Bảo hiểm hàng hoá xuất – nhập khẩu . + Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển nội địa . + Bảo hiểm xây dựng và lắp đặt . + Bảo hiểm vận chuyển tiền , trộm cắp . + Bảo hiểm khai thác và thăm dò dầu khí . Nhằm đảm bảo khả năng bồi thường cho khách hàng và năng lực nhận tái bảo hiểm cho các nhà đầu tư lớn, hiện nay BVHN thông qua Bảo Việt đã quan hệ với nhiều Công ty Tái bảo hiểm lớn trên thế giới như : Lloyd’s Commercial Union, AIG, CIGNA, Tokyo Marine ... Trong những năm vừa qua BVHN đã nhận được sự giúp đỡ rất lớn từ phía các công ty này trong việc đánh giá, chấp nhận rủi ro, thanh tra và xử lí khiếu nại ... 3. Quá trình thực hiện nhiệm vụ kinh doanh. 3.1. Công tác khai thác. Trong điều kiện thị trường có nhiều khó khăn và có tính cạnh tranh cao, Công ty đã kịp thời phân tích và đánh giá những kết quả kinh doanh đã đạt được của năm 2001 để phát huy đồng thời chỉ ra được những khó khăn cần khắc phục và tiềm năng khai thác cần được đầu tư một cách hợp lí từ đó Công ty đã đề ra được những biện pháp để đứng vững và tăng trưởng trong cạnh tranh. Xác định được tiềm năng trên địa bàn và trong lĩnh vực bảo hiểm Xe cơ giới và Con người nên Công ty đã tập trung sức chỉ đạo các phòng bảo hiểm khai thác các nghiệp vụ này. Công ty đã duy trì và tăng cường mối quan hệ chặt chẽ với cục thuế, Đăng kiểm cũng như Sở giáo dục Đào tạo, hệ thống Ngân hàng thương mại. Đối với nghiệp vụ bảo hiểm học sinh, sinh viên năm học 2001-2002, Công ty đã có kế hoạch triển khai sớm đồng thời chỉ đạo các phòng luôn bám sát các trường, Hội cha mẹ phụ huynh học sinh để khai thác nên doanh thu có tăng trưởng so với năm học trước. Các nghiệp vụ bảo hiểm Tài sản và xây lắp, đây là các nghiệp vụ có tính cạnh tranh mạnh, một mặt Công ty bám sát từng khách hàng để tái tục hợp đồng bảo hiểm, mặt khác Công ty đã phối hợp chặt chẽ với các Ban quản lí dự án để khai thác dịch vụ bảo hiểm mới. Nhờ tập trung đúng hướng mà doanh thu của các nghiệp vụ bảo hiểm này tăng trưởng khá. Công ty đã kịp thời tổ chức các cuộc họp chuyên đề với khách hàng để lắng nghe ý kiến đóng góp và trao đổi với khách hàng những biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ. Trong năm, Công ty cũng đã tăng cường vai trò quản lí của các phòng nghiệp vụ đối với các phòng khu vực, các phòng trong công ty đã phối hợp tương đối tốt trong việc khai thác dịch vụ bảo hiểm do đó hiện tượng cạnh tranh nội bộ được giảm đáng kể. Năm 2002, tổng doanh thu đạt 95,102 tỷ đồng bằng 106% mức kế hoạch Tổng công ty giao. Tăng trưởng trên 15% so với năm 2001 trong điều kiện kinh doanh gặp nhiều khó khăn, việc Bảo Việt Hà Nội hoàn thành vượt mức kế hoạch Tổng Công ty giao và đạt tăng trưởng cao thể hiện sự cố gắng rất lớn của toàn thể CBCNV trong Công ty. Bảng 1:Kết quả doanh thu theo nghiệp vụ qua các năm 1999 - 2002 Đơn vị : Triệu đồng STT Nghiệp vụ triển khai 1999 2000 2001 2002 1 Hàng hoá nhập khẩu 173 2181 1627 1829 2 Hàng hoá xuất khẩu 983 1352 236 1502 3 Hàng hoá VCNĐ 2043 1100 1053 1859 4 Thân tàu biển 662 1042 2312 3544 4 Trách nhiệm tàu biển 146 507 576 402 6 Thân tàu sông 226 480 568 252 7 Trách nhiệm tàu sông 97 84 63 42 8 Bảo hiểm dầu khí _ - 1379 2364 9 Trách nhiệm chủ sân bay _ 288 569 803 10 Xây dựng lắp đặt 3892 4046 5915 6542 11 Hoả hoạn 11640 7908 7589 8670 12 Trách nhiệm người sử dụng LĐ 1480 898 658 661 13 TN đối với thiệt hại N& TS 2327 693 1346 1592 14 Trách nhiệm thầy thuốc _ 240 95 206 15 Bảo hiểm TN khác _ _ _ 93 16 Bảo hiểm trộm cắp 68 66 37 57 17 Bảo hiểm tiền 262 63 155 148 18 Gián đoạn kinh doanh 309 234 231 217 19 Đổ vỡ máy móc 194 30 5 _ 20 Thiết bị đIửn tử 274 350 1739 2087 21 Máy móc xây dựng 216 22 273 587 22 Bảo hiểm tài sản 308 400 179 362 23 Bảo hiểm lòng trung thành 65 39 36 80 24 Vật chất ô tô 14450 14631 15636 18326 25 Vật chất xe mô tô 08 12 10 16 26 TNDS chủ xe đối với hành khách 45 71 130 157 27 TN chủ xe đối với hàng trên xe 216 134 231 124 28 TNDS chủ ô tô ĐV người thứ 3 8874 8285 7665 8195 29 TNDS chủ mô tô ĐV người thứ 3 1850 2488 3482 3353 30 Bảo hiểm Du lịch 762 706 871 1349 31 Bảo hiểm tai nạn hành khách 661 3030 3068 3417 32 Bảo hiểm Toàn diện học sinh 8081 8371 9739 10702 33 Bảo hiểm kết hợp con nguời 9002 9008 9688 10867 34 Tai nạn con người 24/24 1555 2081 1979 1546 35 Trợ cấp nằm viện phẫu thuật 59 125 92 158 36 Bảo hiểm cho người đình sản 21 _ 1.3 9 37 Sinh mạng cá nhân 193 120 117 86 38 Tai nạn con người > 10,000 USD _ _ 5.5 3.6 39 Tai nạn lái phụ xe& người ngồi _ 3448 3551 3652 40 Chi phí y tế và vận chuyển YTCC _ _ 35 168 41 Cộng 71142 74573 82941.8 95102 Bảng 2 : Kết quả doanh thu các phòng kinh doanh giai đoạn 1999-2002 Đơn vị : Triệu đồng. STT Phòng bảo hiểm 1999 2000 2001 2002 1 Hoàn kiếm 5512 6736 7709 8036 2 Ba Đình 6480 7101 7940 10499 3 Hai Bà Trưng 6204 5336 6041 7408 4 Đống Đa 5101 5827 6245 8038 5 Từ Liêm _ 1946 2140 2638 6 Gia Lâm 3719 4041 4454 4656 7 Thanh Trì 1720 1880 1949 2363 8 Sóc Sơn 2825 1985 2316 2760 9 Đông Anh 1752 1937 2213 2524 10 Quốc Phòng 2825 3574 3476 5319 11 Phi Hàng hải 3919 3712 3788 4317 12 Hàng hải 4174 5116 5330 6491 13 Tây Hồ 1812 1515 1908 2757 14 Thanh Xuân 2209 2346 3059 3453 15 Rủi ro kĩ thuật 3619 3061 3882 4831 16 Cháy và Rủi ro đặc biệt 17961 12071 14200 18027 17 Cầu giấy _ 4461 5203 5740 Trong số 17 đầu mối trực tiếp khai thác có 15 phòng hoàn thành và vượt mức kế hoạch Công Ty giao. Hai phòng chưa đạt mức kế hoạch là phòng bảo hiểm Gia Lâm (93%), phòng Rủi ro kĩ thuật đạt (90%).Tuy nhiên tất cả 17 đầu mối khai thác trực tiếp đều có tăng trưởng so với cùng kì 2001. 3.2 Công tác giám định bồi thường . Công tác giám định bồi thường là những công việc dịch vụ sau bán hàng có tác động đến uy tín của Công ty, trong đều kiện cạnh tranh trong khai thác, ngay từ đầu năm Công ty chú trọng nâng cao chất lượng công tác bồi thường để hỗ trợ cho công tác khai thác và đảm bảo hiệu quả kinh doanh . Do tầm quan trọng của công tác này, năm 2002 công tác GĐ-BT đã được Ban Giám đốc đặc biệt quan tâm chỉ đạo. Việc triệt để tuân thủ quy chế quản lí về giám định bồi thường cùng với quá trình Phòng giám định bồi thường trên phân cấp đi vào hoạt động ổn định đồng thời luôn cải tiến qui trình biểu mẫu mã đã làm cho chất lượng công tác giám định bồi thường được nâng lên từng bước rõ rệt. Tất cả các sự cố bảo hiểm đều được giám định kịp thời và đa số được giải quyết bồi thường nhanh chóng theo qui trình đảm bảo hỗ trợ tốt cho kinh doanh. Khi có các sự cố bảo hiểm xảy ra, khách hàng đều được hướng dẫn thủ tục ban đầu nhanh chóng, nhiều trường hợp khách hàng gặp khó khăn được giải quyết bồi thường tạm thời để giảm bớt khó khăn ban đầu. Rất nhiều hồ sơ được giải quyết ngay trong ngày để hạn chế đi lại nhiều, giảm phiền hà cho khách hàng. Các phòng đã tổ chức thông báo lịch trả tiền bồi thường theo khu vực để việc trả tiền bồi thường được thuận tiện. Đối với nghiệp vụ bảo hiểm học sinh, nhiều phòng bảo hiểm khu vực đã thực hiện thanh toán tiền bồi thường đến tạn trường và gia đình tạo điều kiện thuận cho khách hàng. Trong quá trình tiếp nhận khai báo của khách hàng, nhiều trường hợp Giám định viên do giám định và điều tra hiện trường tốt đã phát hiện ra nhiều vụ khách hàng gian lận bảo hiểm. Riêng Phòng bồi thường đã từ chối bồi thường 4 vụ, ước số tiền bồi thường nếu phải bồi thường là 50 triệu. Trong năm 2002, toàn Công ty đã tiếp nhận và giải quyết - 1300 hồ sơ bồi thường bảo hiểm xe cơ giới. - 13000 hồ sơ bồi thường bảo hiểm con người. - 17000 hồ sơ bồi thường bảo hiểm học sinh. Và gần 100 các vụ bồi thường các nghiệp vụ khác. Trong số 40 nghiệp vụ bảo hiểm triển khai đã có 29 nghiệp vụ bảo hiểm phát sinh trách nhiệm bồi thường với tổng số tiền bồi thường là 37 tỷ đồng bằng 39% tổng thu. Tỷ lệ bồi thường này nhìn chung đạt mức cho phép. Trong năm Công ty Bảo hiểm Hà nội đã giải quyết bồi thường một số vụ tổn thất lớn như sau : 1, Tổn thất nước biển ướt toàn bộ lô hàng 4000 tấn xi măng của Công ty xi măng Nghi Sơn chở trên tàu Đông Đô từ Nhà máy Xi măng Nghi Sơn đến Cảng Sài Gòn, số tiền bồi thường 3.36 tỷ đồng. 2, Tổn thất Cầu Trung Hà trên QL 32 Sơn Tây – Vĩnh Phúc do hỏng cọc khoan nhồi và mưa lũ, số tiền bồi thường gần 1.5 tỷ đồng. 3, Tổn thất toàn bộ lô hàng 757 tấn than của Công ty than Đông Bắc chở trên tàu Hoàng Trung 09 ( đắm tàu ), số tiền bồi thường 605 triệu đồng. 4, Thiệt hại do cháy nhà điều hành sản xuất của Công ty May Phù Đổng, số tiền bồi thường 459 triệu đồng. 5, Tổn thất toàn bộ xe ô tô 29N-88-85 do cháy tại kho 7 dốc Vọng, chủ xe Công ty TNHH Nam Cường số tiền bồi thường 292 triệu đồng. 6, Thiếu hụt 68 tấn khô đậu tương của Công ty thức ăn chăn nuôi Pháp Việt chở trên tàu “ Fu An Cheng “, số tiền bồi thường 227 triệu đồng. 7, Vụ tai nạn xe ô tô 29M-42-17 của Công ty vận tải thương mại Điện Biên tại đèo Hải Vân, số tiền bồi thường 224 triệu đồng bao gồm TNDS về người, Vật chất xe và hàng hoá trên xe. 8, Tổn thất cháy tàu Phú Xuân của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam tại Singapore ( Bảo Việt Hà Nội phối hợp với Tổng công ty khai thác, số tiền bồi thường dự kiến là 3 triệu USD . Số liệu bồi thường theo nghiệp vụ năm 2002: Bảng 3 : Số liệu bồi thường năm 2002. Đơn vị : Triệuđồng. STT Nghiệp vụ bảo hiểm Doanh thu STBT Tỷ lệ % 1 Hàng nhập khẩu 1829 428 28.3 2 Hàng xuất khâủ 1502 288 19.1 3 Hàng hoá VCNĐ 1859 4165 223 4 Thân tàu biển 3544 945 26.6 5 Trách nhiệm tàu biển 402 2.1 0.54 6 Thân tàu sông 42 54 128 7 Xây dựng lắp đặt 6542 2748 42.1 8 Hoả hoạn 8670 1044 12.3 9 TN người sử dụng LĐ 661 75 11.4 10 TN ĐV thiệt hại N& TS 1592 166 10.4 11 Thiết bị điện tử 2087 367 23.1 12 Máy móc xây dựng 587 310 52.7 13 Bảo hiểm tàI sản 362 1.5 0.42 14 Vật chất ô tô 18326 7413 40.4 15 Vật chất xe mô tô 16 0.38 2.2 16 TNDS chủ xe đối với hành khách 157 17 11 17 TNDS chủ xe đối với hàng trên xe 124 48 38.8 18 TNDS chủ xe ô tô đối với người thứ3 8195 4122 50.4 19 TNDS chủ xe mô tô ĐV người thứ 3 3353 108 3.2 20 Bảo hiểm Du lịch 1349 148 10.9 21 Tai nạn hành khách 2417 461 19 22 Toàn diện học sinh 10702 6576 61.4 23 Kết hợp con nguời 10867 7123 65.5 24 Tai nạn con người 24/24 1546 1112 71.9 25 Trợ cấp nằm viện phẫu thuật 158 3.8 2.42 26 Bảo hiểm cho người đình sản 9 1.1 12.2 27 Sinh mạng cá nhân 86 35.5 41 28 Tai nạn lái phụ xe và người ngồi 3652 978 26.7 29 Chi phí y tế và vận chuyển YTCC 168 3.3 2 3.3 Những mặt công tác khác. 3.3.1. Công tác Tổng hợp, TCCB- đào tạo và Lao động tiền lương : Công tác tổng hợp đã được chú trọng và có nhiều tiến bộ, đáp ứng yêu cầu tham mưu cho lãnh đạo trong các công tác điều hành, duy trì tốt việc giao ban hàng tháng của Công ty, trước và sau kỳ giao ban đều lập Báo cáo tổng hợp kết quả công việc chung toàn Công ty giúp cho Ban Giám đốc bám sát tình hình hoạt động thực tế tại đơn vị và đề ra nhiệm vụ, giải pháp giải quyết kịp thời, tuy nhiên công tác này cũng còn hạn chế chưa phát huy được vai trò kiểm tra, đôn đốc các đầu công việc đề ra theo chương trình công tác hàng tháng. * Công tác Tổ chức cán bộ được chú ý, Công ty đã củng cố bộ máy theo mô hình tổ chức chuẩn đã được Tổng công ty phê duyệt. Năm 2002, có 03 phòng mới đã được thành lập là Phòng Hành chính quản trị, Phòng Marketing, Phòng Tin học. Trong năm Công ty đã giải quyết nâng lương, chuyển hết tập sự , tái tục hợp đồng cho số cán bộ đến hạn. Công ty đã xây dựng và thông qua Bản tiêu chuẩn thi đua và Qui chế sử dụng các quĩ khen thưởng và phúc lợi năm 2002; chế độ Khoán Chi quản lí, chế độ khoán lương từ đầu năm theo hướng tiếp tục đổi mới thực sự là các đòn bẩy kinh tế thúc đâỷ hoạt động kinh doanh. * Về công tác đào tạo : Năm qua Công ty đã tiếp tục cử được trên 70 lượt Cán bộ đi học về nghiệp vụ, quản lý, ngoại ngữ tại Trung tâm đào tạo của Bảo Việt và các Trung tâm giáo dục. Đồng thời Công ty cũng đã tổ chức tự đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ và tin học trong nội bộ theo các chuyên đề do đó đã có tác dụng tốt nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ. * Công tác tuyên truyền quảng cáo : Kế hoạch tuyên truyền quảng cáo đã được xây dựng từ đầu năm. Công ty đã tập trung vào một số nghiệp vụ chính để tuyên truyền như bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm học sinh ….Tuy nhiên hình thức tuyên truyền chưa được phong phú. 3.3.2. Công tác Tài chính – Kế toán. Công tác hạch toán kế toán đã kịp thời phản ánh được tình hình thu chi tài chíh và hoạt động kinh doanh của Công ty. Công tác kế toán ấn chỉ, thanh quyết toán doanh thu phí bảo hiểm, chi kinh doanh từng bước được củng cố. Chứng từ sổ sách đầy đủ, rõ ràng. Thực hiện tốt chế độ báo cáo nghiệp vụ do ngành qui định. Duy trì đảm bảo việc chi trả kịp thời cho đơn vị và khách hàng tham gia bảo hiểm nhằm đáp ứng tốt yêu cầu hoạt động kinh doanh chung của toàn Công ty. Công tác tham mưu cho Lãnh đạo Công ty trong điều hành kế hoạch chi tài chính phục vụ kinh doanh có nhiều tiến bộ. Tuy nhiên Công tác này vẫn còn một số những hạn chế cần phải khắc phục: Trình độ của các cán bộ kế toán vẫn còn hạn chế và chưa đồng đều, nhất là tại các phòng bảo hiểm khu vực. Chưa chủ động tiến hành kiểm tra và kiểm soát, hướng dẫn công tác thu chi tài chính của các phòng bảo hiểm khu vực một cách thường xuyên. 3.3.3. Công tác Pháp chế – Kiểm tra nội bộ. Công tác pháp chế đảm bảo yêu cầu tham mưu cho Giám đốc về tính pháp lí của những hồ sơ bồi thường trên phân cấp trước khi duyệt bồi thường cũng như tham mưu về việc ban hành một số văn bản khác. Công tác kiểm tra nội bộ chủ yếu mang tính chất sự vụ khi có yêu cầu của Lãnh đạo Công ty, chưa mang tính chủ động. 3.3.4. Công tác thống kê -Tin học. Trong năm 2002, phòng tin học đã có cố gắng trong việc đảm bảo hoạt động của mạng tin học nội bộ Công ty. Được sự quan tâm của Tổng công ty, Công ty bảo hiểm Hà Nội đã được trang bị thêm một số thiết bị tin học do đó chất lượng của hệ thống tin học đã được nâng lên. Tuy nhiên Công tác này còn một số hạn chế : Công tác thống kê tại các phòng bảo hiểm khu vực còn yếu. Số liệu thống kê thường không đầy đủ mất thời gian kiểm tra đối chiếu và bổ sung. Báo cáo số liệu thống kê về chỉ tiêu kinh tế của các phòng trong trường hợp nộp chậm. Hiệu quả của thiết bị tin học và mạng nội bộ chưa cao. 3.3.5. Công tác hành chính – Quản trị. Nhìn chung công tác quản lí công văn đi đến đã đi vào nề nếp. Việc luân chuyển công văn giấy tờ qua hệ thống máy tính đã được thực hiện tốt, giảm gánh nặng cho Lãnh đạo Công ty trong việc giao việc cho các phòng. Tuy nhiên việc mở sổ sách và lưu trữ công văn đi đến tại một số Quận, Huyện chưa tốt. Công tác Quản trị hành chính có cố gắng trong việc tham mưu đề xuất trang bị điều kiện làm việc tốt hơn trong việc kinh doanh. Việc chuẩn bị và bố trí phương tiện xe cộ đảm bảo yêu cầu công tác chung. Công tác xây dựng cơ bản : Công ty đang tiến hành xây dựng trụ sở Phòng bảo hiểm Gia lâm,đang tiến hành thiết kế sơ bộ phòng bảo hiểm Từ liêm trình Ban quản lí xây dựng huyện để nhận bàn giao mốc giới. Trong năm Công ty cũng đã lập kế hoạch để sữa lại Trụ sở chính và một số phòng bảo hiểm Quận, Huyện. 3.3.6. Công tác sử dụng và quản lí đại lí. Thực hiện chủ trương chung của Tổng công ty, Công ty đã tập trung chỉ đạo để phát hiện hệ thống Đại lí chuyên nghiệp phi nhân thọ. Các văn bản liên quan đến chế độ chính sách áp dụng cho đại lí chuyên nghiệp đã được ban hành. Năm 2002, Công ty đã đào tạo được 2 khoá Đại lí chuyên nghiệp, cấp chứng chỉ cho 55 người và kí hợp đồng cho 32 người. Đào tạo và cấp chứng chỉ cho 25 đại lí tổ chức. Công tác kiểm tra tình hình sử dụng và hoạt động của đại lí tại các phòng bảo hiểm được tiến hành thường xuyên hơn. Hiện tại các phòng bảo hiểm Quận, Huyện. Tuy Công ty đã tập trung đầu tư nhiều cho công tác này, nhưng hoạt động đại lí chuyên nghiệp vẫn chưa mạng lại hiệu quả thiết thực. Rất nhiều đại lí bỏ việc sau một thời gian ngắn. Phần III Định hướng và nhiệm vụ kinh doanh năm 2003 I. Đặc điểm tình hình : -Nền kinh tế cả nước nói chung và Thủ đô Hà Nội tiếp tục phát triển với mức tăng trưởng khoảng 7.5%. - Một số chính sách chế độ của Nhà nước trong lĩnh vực bảo hiểm Cháy, xe cơ giới tạo điều kiện cho công tác bảo hiểm phát triển. - Mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực bảo hiểm sẽ ác liệt hơn do sự ra đời của các công ty mới và mở rộng giấy phép kinh doanh của các Công ty Liên doanh. II. Định hướng và chỉ tiêu kinh doanh năm 2003 Quán triệt định hướng kinh doanh năm 2003 của Tổng công ty “ Đổi mới, tăng trưởng và hiệu quả “ xác định được những thuận lợi và thách thức, Công ty đề ra mục tiêu cơ bản cho năm 2003 như sau: + Doanh thu phấn đấu : 115 tỷ đồng. + Hiệu quả đạt : 20 tỷ đồng. + Tăng trưởng so với năm 2002 : trên 15%. + Thu nhập bình quân đầu người tăng : 7% . III. Các giải pháp thực hiện mục tiêu đề ra : Trong lĩnh vực khai thác : - Tập trung duy trì được những khách hàng cũ, đặc biệt khách hàng lớn và khách hàng truyền thống. Thực hiện đổi mới trong tư tưởng là dịch vụ theo k._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34661.doc