Báo cáo Thực tập tại Công ty kinh doanh thép và vật tư Hà Nội

Lời mở đầu Trong giai đoạn chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lí điều tiết của Nhà nước như hiện nay, nền kinh tế nước ta đã có nhiều bước phát triển đáng kể. Đóng góp vào sự phát triển ấy là toàn bộ các ngành trong nền kinh tế quốc dân trong đó ta không thể không kể đến sự đóng góp của ngành công nghiệp - một ngành trong thời gian gấn đây có sự tăng trưởng khá mạnh (bên cạnh ngành công nghiệp dịch vụ). Kết thúc quý I - 2002

doc33 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1278 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty kinh doanh thép và vật tư Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, giá trị sản xuất công nghiệp của ngành đạt 60.733 tỷ đồng, tăng 13.8% so với cùng kỳ năm 2001, trong đó khu vực quốc doanh Trung ương tăng 11.5% (riêng các doanh nghiệp thuộc Bộ tăng 10.8%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 12% ,khu vực tư nhân tăng 21.5%. Các sản phẩm có tốc độ tăng trưởng cao gồm: điện (13.4%), than (24%), thép (17%)...). Đây là những ngành công nghiệp mũi nhọn mà các doanh nghiệp Nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Đặc biệt là ngành thép - một ngành công nghiệp được coi là non trẻ của Việt Nam thì để có được tốc độ tăng trưởng như vậy các doanh nghiệp trong ngành đã phải vượt qua rất nhiều khó khăn từ lúc còn hoạt động trong cơ chế bao cấp đã khó khăn cho đến khi chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường lại càng khó khăn do không còn nhận được sự bao cấp của Nhà nước về mọi mặt nữa, hơn nữa các doanh nghiệp ngoài quốc doanh lại có cơ chế hoạt động linh hoạt hơn. Vậy các doanh nghiệp này đã có cơ chế hoạt động sản xuất kinh doanh như thế nào để có thể đạt được sự phát triển như vậy. Qua một thời gian thực tế tại Công ty kinh doanh thép và vật tư Hà Nội - một doanh nghiệp thuộc khối lưu thông của Tổng công ty thép Việt Nam, em xin giới thiệu đôi nét về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty: những khó khăn, thuận lợi và sự đóng góp của Công ty vào kết quả của Tổng công ty thép Việt Nam nói riêng và vào nền kinh tế quốc dân nói chung Bài báo cáo này được chia làm 3phần Phần 1: Giới thiệu về Công ty kinh doanh thép và vật tư Hà Nội. Phần 2: Phân tích các hoạt động của Công ty kinh doanh thép và vật tư Hà Nội trong những năm gần đây. Phần 3: Đánh giá chung và lựa chọn hướng đề tài tốt nghiệp Em hy vọng bài viết này sẽ cho chúng ta một cái nhìn khái quát về hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp Nhà nước trong nền kinh tế thị trường. Qua đây em xin chân thành cảm ơn Công ty kinh doanh thép và vật tư Hà Nội đặc biệt là phòng kinh doanh cùng thầy giáo Nguyễn Tài Vượng đã hết sức giúp đỡ em hoàn thành bài báo cáo thực tập tốt nghiệp này. Phần I Giới thiệu về công ty kinh doanh thép và vật tư Hà Nội Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Năm 1972, Công ty thu hồi phế liệu kim khí đước thành lập với chức năng thu mua thép phế liệu trong nước tạo nguồn cung cấp phế liệu cho việc nấu luyện thép ở nhà máy Gang thép Thái Nguyên. Công ty thu hồi thép phế liệu là một đơn vị hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân trực thuộc Tổng công ty kim khí Việt Nam (nay là Tổng công ty thép Việt Nam) Bộ Vật tư (nay là Bộ Công nghiệp). Để hoạt động của công ty có hiệu quả và đáp ứng được yêu cầu về nguồn cung cấp thép phế liệu cho hoạt động sản xuất, Bộ Vật tư có quyết định số 628/VT-QĐ 10/1985 hợp nhất hai đơn vị công ty thu hồi phế liệu kim khí và Trung tâm giao dịch vật tư ứ đọng chậm luân chuyển thành Công ty Vật tư thứ liệu Hà Nội. Công ty là đơn vị trực thuộc Tổng công ty kim khí, hạch toán kinh tế độc lập và có tư cách pháp nhân. Công ty Vật tư thứ yếu Hà Nội được thành lập lại theo Quyết định số 600/TM-TCCB của Bộ thương mại ngày 28/05/1993 trực thuộc Tổng công ty thép Việt Nam Ngày15/04/1997 Bộ Công nghiệp ra Quyết định số 511/QĐ-TCCB sát nhập Xí nghiệp Dịch vụ vật tư - là đơn vị hạch toán phụ thuộc Tổng công ty thép Việt Nam và Công ty vật tư thứ liệu Hà Nội. Từ ngày 15/06/1997 đến nay , Công ty Vật tư thứ liệu Hà Nội đổi tên thành Công ty kinh doanh thép và vật tư Hà Nội theo Quyết định số 1022/QĐ-HĐQT của Tổng công ty thép Việt Nam. Từ khi thành lập đến nay, Công ty không ngừng phảt triển mạnh mẽ, cơ sở vật chất được đầu tư một cách thoả đáng phù hợp với quy mô, điều kiện kinh doanh của Công ty. Phải trải qua một giai đoạn chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường Công ty đã gặp không ít khó khăn, bỡ ngỡ nhưng nhờ vào sự sáng suốt của đội ngũ cân bộ công nhân viên được đào tạo chính quy cùng với lồi tư duy kinh tế tiến bộ Công ty ngày càng phát triển đa dạng, phong phú về chủng loại hàng hoá kinh doanh đáp ứng nhu cầu cũng ngày càng phong phú của khách hàng. Đến nay, Công ty đã xây dựng được một hệ thống các đơn vị trực thuộc bao gồm: 1.Xí nghiệp kinh doanh thép hình Địa chỉ : Cầu Diễn -Từ Liêm - Hà Nội Điện thoại: (84-4)88373322 2.Xí nghiệp kinh doanh kim khí và vật tư chuyên dùng Địa chỉ: 198 - Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội Điện thoại: (84-4)8549842 3.Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh Địa chỉ: 23 - Nguyễn Thái Bình - Phường 4 - TP Hồ Chí Minh Điện thoại: (84-4)8110550 4.Cửa hàng kinh doanh kim khí và vật tư số 1 Địa chỉ: số 9 - Tràng Tiền - Hoàn Kiếm - Hà Nội Điện thoại: (84-4)8254358) 5.Cửa hàng kinh doanh kim khí và vật tư số 2 Địa chỉ: 658 - Trương Định - Hai Bà Trưng - Hà Nội Điện thoại: (84-4)8642674 6.Cửa hàng kinh doanh kim khí và vật tư số 3 Địa chỉ: Thị trấn Đông Anh - Huyện Đông Anh Điện thoại: (84-4)8832284 7.Cửa hàng kinh doanh kim khí và vật tư số 4 Địa chỉ: 75 Đường Nguyễn Tam Trinh - Mai Động - Hà Nội Điện thoại: (84-4)8621646 8.Cửa hàng kinh doanh kim khí và vật tư số 5 Địa chỉ: Thị trấn Đức Giang - Gia Lâm - Hà Nội Điện thoại: (84-4)873123 9.Cửa hàng kinh doanh kim khí và vật tư số 6 Địa chỉ: A12 Khương Thượng - Đồng Đa - Hà Nội Điện thoại: (84-4)8523871 10.Cửa hàng kinh doanh kim khí và vật tư số 8 Địa chỉ: 105 Đường Trường Trinh - Quận Thanh Xuân - Hà Nội Điện thoại:(84-4)8686005 11.Cửa hàng kinh doanh kim khí và vật tư số 9 Địa chỉ: 75 Đường Nguyễn Tam Trinh - Mai Động - Hà Nội Điện thoại: (84-4)8623001 12.Cửa hàng kinh doanh kim khí và vật tư số 12 Địa chỉ: Nhà H2 - Nam Thanh Xuân - Thanh Xuân - Hà Nội Điện thoại:(84-4)8547889 13.Cửa hàng kinh doanh kim khí và vật tư số 13 Địa chỉ: Hoàng Quốc Việt - Cầu Giấy - Hà Nội Điện thoại:(84-4)7544449 14.Cửa hàng kinh doanh kim khí và vật tư số 14 Địa chỉ: 84 - Đường Láng - Đống Đa - Hà Nội Điện thoại:(84-4)7664172 15.Cửa hàng kinh doanh kim khí và vật tư số 16 Địa chỉ: 296 - Cầu Giấy - Hà Nội Điện thoại: (84-4)7564122 Ngoài ra, để bảo quản, xuất nhập, lưu trữ hàng hoá được thực hiện tốt đồng thời nhằm tăng cường công tác quản lí hàng hoá kinh doanh kho bãi kết hợp với bán hàng, Công ty đã thành lập hai kho kim khí tại Đức Giang và Mai Động Trải qua 30 tồn tại và phát triển, Công ty đã vượt qua mọi khó khăn của cơ chế, thích ứng với sự thay đổi của thị trường. Công ty luôn chú trọng đầu tư váo cơ sở vật chất kỹ thuật, mở rộng quy mô công ty, đa dạng hoá các mặt hàng sản xuất và kinh doanh.Cùng với đội ngũ cán bộ công nhân viên được đào tạo chính quy, giàu kinh nghiệm thực tế vị thế của Công ty ngày càng được nâng cao trên thị trường. Năm 1999, tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty là 390 người. Năm 2000, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý cũng như giảm bớt một bộ phận làm ăn kém hiệu quả, tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty là 366 người trong đó có 66 nhân viên quản lý. Công ty hiện là doanh nghiệp Nhà nước được xếp hạng 1.2. Chức năng, nhiệm vụ và Cơ cấu tổ chức của Công ty 1.2.1 Chức năng Công ty kinh doanh thép và vật tư Hà Nội là doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tổng công ty thép Việt Nam vì vậy Công ty có các chức năng sau: - Kinh doanh, bán buôn, bán lẻ các sản phẩm thép, vật liệu xây dựng, nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất thép trong nước và kinh doanh thiết bị, phụ tùng. - Tổ chức dịch vụ sản xuất, cho thuê kho bãi, làm đại lý ký gửi hàng hoá cho một số công ty khác 1.2.2 Nhiệm vụ Theo sự phân công của Tổng công ty, Công ty có các nhiệm vụ sau: - Là một đơn vị kinh tế hạch toán độc lập dưới sự chỉ đạo của cơ quan chủ quản là Tổng công ty thép Việt Nam, hàng năm Công ty phải tổ chức triển khai các biện pháp sản xuât, kinh doanh do Công ty xây dựng và được Tổng công ty duyệt. - Công ty được Tổng công ty cấp vốn hoạt động, ngoài ra Công ty được quyền huy động thêm các nguồn vốn từ bên ngoài như vay các ngân hàng, các tổ chức tài chính, các quỹ hỗ trợ...để bảo đảm nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Việc sử dụng vốn của Công ty phải đảm bảo nguyên tắc đúng với chế độ chính sách của Nhà nước. - Chấp hành và thức hiện đầy đủ, nghiêm túc chính sách của ngành, luật pháp của Nhà nước về hoạt động sản xuất kinh doanh và nghĩa vụ đối với Nhà nước. - Trong mọi hình thái kinh tế, Công ty luôn phải xem xét khả năng sản xuât kinh doanh của mình, nắm bắt nhu cầu tiêu dùng của thị trường để từ đó đưa ra những kế hoạch sản xuất kinh doanh đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho khách hàng và đạt lợi nhuận tối đa. Xây dựng kế hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công nhân viên nhằm đáp ứng được yêu cầu quản lý của công ty.Thực hiện các chế độ, chính sách thưởng, phạt công minh đảm bảo quyền lợi cho người lao động. 1.2.3. Cơ cấu tổ chức Trước kia, trong thời kỳ bao cấp, cơ câu tổ chức của Công ty khá cồng kềnh và phức tạp đã ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Sau khi chuyển đổi sang cơ chế thị trường, cơ cấu tổ chức của Công ty đã có nhiều thay đổi theo hướng gọn nhẹ hơn, đơn giản hơn.Đứng đầu là Giám đốc, giúp việc cho giám đốc là các phó giám đốc, kế toán trưởng và các phòng nghiệp vụ. Sơ đồ : Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty. PGĐ kinh doanh Phó giám đốc nhân sự Các xí nghiệp kinh doanh Phòng kinh doanh Phòng tổ chức hành chính Phòng kế toán tài chính Giám đốc Ban giám đốc: - Giám đốc Công ty do chủ tịch hội đồng quản trị Tổng công ty bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm. Giám đốc công ty lá đại diện cho pháp nhân của Công ty điều hành mọi hoạt động theo đúng chính sách và pháp luật của Nhà nước, chịu trách nhiệm trước Nhà nước và Tổng công ty về moị hoạt động của Công ty đến kết quả cuối cùng. - Phó giám đốc do Tổng giám đốc Tổng công ty thép Việt Nam bổ nhiệm hoặc bãi nhiệm. Phó giám đốc được giám đốc uỷ quyền điều hành một số lĩnh vực của Công ty và chịu trách nhiệm về kết quả công việc của mình trước pháp luật và trước giám đốc công ty. - Kế toán trưởng do Tổng giám đốc Tổng công ty thépViệt Nam bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm. Kế toán trưởng giúp giám đốc Công ty trong việc quản lý tài chính của Công ty. - Các phòng ban chức năng: +Phòng tổ chức hành chính: gồm trưởng phòng lãnh đạo chung, và các phòng giúp việc. Phòng được biên chế 14 người. Phòng còn bảo vệ công tác thanh tra, bảo vệ thi đua, quân sự và công tác quản trị hành chính của văn phòng công ty. +Phòng tài chính kế toán: gồm trưởng phòngvà phó phòng giúp việc.Phòng được biên chế 12 người có chức năng giúp cho giám đốc trong công tác quản lý tài chính, kế toán của công ty. Hướng dẫn theo dõi tình hình tài sản cũng như việc sử dụng vốn của Công ty. Thực hiện đầy đủ công tác ghi chép sổ sách các nghiệp vụ kinh tế phát sinh toàn bộ Công ty, kiểm tra xét duyệt báo cáo của các đơn vị trức thuộc, tổng hợp để báo cáo số liệu toàn Công ty. + Phòng kinh doanh: Do trưởng phòng phụ trách và các phó phòng giúp việc. Phòng được biên chế 8 nhân viên có nhiệm vụ chỉ đạo các nghiệp vụ kinh doanh toàn Công ty, tìm hiểu khảo sát thị trường, tham mưu cho giám đốc lập kế hoạch kinh doanh quý và năm toàn công ty. Tham mưu cho giám đốc đề xuất các biện pháp điều chỉnh, chỉ đạo mặt hàng kinh doanh, xác định mức hàng hoá đồng thời tổ chức tiếp nhận, vận chuyển hàng nhập khẩu từ cảng đầu mối Hải Phòng và TP Hồ Chí Minh về kho Công ty. + Các đơn vị trực thuộc: bao gồm : 5 xí nghiệp, 6 cửa hàng, một chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh, thực hiện đơn vị kinh doanh công ty. Các đơn vị trực thuộc có con dấu riêng theo quy định của Nhà nước và được hạch toán báo số. Các đơn vị được quyền mua bán, quyết định giá mua, bán trên cơ sở kế hoạch kinh doanh của Công ty được giám đốc Công ty phê duyệt. Mặt khác các đơn vị trực thuộc phải bán hàng do Công ty điều theo giá chỉ đạo. Công ty giao vốn bằng hàng hoá cho các đơn vị trực thuộc, các đơn vị trực thuộc phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình, chịu trách nhiệm về việc làm và đời sống của cán bộ công nhân viên của đơn vị mình. 1.3. Các mặt hàng kinh doanh chủ yếu của Công ty 1.3.1 Kinh doanh thép Thép kinh doanh bao gồm : thép tấm , thép lá, thép chế tạo, thép xây dựng, ống thép...Đây là mặt hàng kinh doanh chủ yếu của Công ty . Chính vì vậy trong những năm qua, Công ty luôn tìm cách xâm nhập, chiếm lĩnh thị trường bằng nhiều biện pháp như nâng cao chất lượng phục vụ dịch vụ sau bán hàng, cơ cấu giá bán hợp lý... Và kết qủa là Công ty đã có một chỗ đứng vững chắc trên thị trường thép Hà Nội Đối với mặt hàng thép này Công ty kinh doanh từ 3 nguồn hàng chính: -Kinh doanh thép sản xuất trong nước: đây là mặt hàng chủ lực mà Công ty đã xác định phải đẩy mạnh hoạt động kinh doanh. Tuy phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ phía các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh trong lĩnh vực này nhưng nhờ ưu thế của một doanh nghiệp Nhà nước cộng với sự nỗ lực tự vận động của Công ty theo cơ chế mới của Nhà nước nên trong mấy năm gần đây hoạt động kinh doanh của Công ty vẫn được duy trì tốt. Công ty đã chú ý củng cố mạng lưới thép nội (chủ yếu là thép xây dựng) đảm baỏ có hiệu quả và an toàn vốn, không chạy theo doanh số. Duy trì tốt mối quan hệ với các nhà máy sản xuất thép để kí hợp đồng tiêu thụ sản phẩm. Triển khai kí hợp đồng bao tiêu độc quyền một số quy cách thép hình với Công ty Gang Thép Thái Nguyên, phối hợp chặt chẽ với nhà máy ống thép Vinapipe để bao tiêu phần lớn sản phẩm ống thép... -Kinh doanh thép nhập khẩu: như thép tấm, thép lá, thép hình lớn, thép tốt, phôi thép. Đây là các mặt hàng mà trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất chưa có hiệu quả. Cũng như thép nhập khẩu thép sản xuất trong nước cũng gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ phía các doanh nghiệp tư nhân do Nhà nước đã xoá bỏ hạn ngạch và các tư thương lại có cơ chế kinh doanh mềm dẻo hơn. Hơn nữa do sự biến động của thị trường thép trong nước và trên thế giới trong mây năm gần đây dẫn đến giá thép lên xuống thất thường làm cho hoạt động kinh doanh của Công ty gặp rất nhiều khó khăn. Trước tình hình đó Công ty chỉ nhập khẩu những lô hàng vừa và nhỏ, có khả năng tiêu thụ nhanh và tích cực nhập phôi thép để cung cấp cho các đơn vị sản xuất trong ngành. 1.3.2 Kinh doanh vật tư Các mặt hàng này bao gồm: phụ tùng, vòng bi, xi măng, các loại vật liệu xây dựng khác.Bên cạnh mặt hàng kinh doanh chính là thép thì để đa dạng hoá các mặt hàng kinh doanh theo chủ trương của Tổng công ty, Công ty cũng tiến hành kinh doanh các mặt hàng trên để tăng thêm thu nhập cho cán bộ công nhân viên trong công ty và tránh gây lỗ khi các mặt hàng chủ lực có nguy cơ lỗ vốn. 1.3.3 Cho thuê kho bãi , đại lý ký gửi hàng hoá Để cho việc bảo quản, xuất nhập lưu kho hàng hoá được thực hiện tốt đồng thời nhằm tăng cường công tác quản lý hàng hoá kinh doanh kho bãi kết hợp với bán hàng, Công ty đã thành lập hai kho kim khí tại Đức Giang và Mai Động. Hiện nay, hai kho này đã đi vào hoạt động ổn định, là nơi lưu kho hàng hoá của Công ty nhập từ nước ngoài về, từ các nhà máy trong nước của Tổng công ty.Bên cạnh việc cho thuê kho bãi, Công ty còn nhận làm đại lý ký gửi hàng hoá cho các đơn vị có nhu cầu muốn giới thiệu sản phẩm của đơn vị mình với người tiêu dùng.Nhờ có các hoạt động phụ này mà đời sống cán bộ công nhân viên trong Công ty đã được cải thiện thêm một bước đáng kể. Và cũng nhờ đó mà tạo cho họ niềm tin vào sự đi lên của Công ty , tạo cho họ có được lòng say mê làm việc PhầnII Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của công ty kinh doanh thép vật tư Hà Nội những năm gần đây. 2.1. Giới thiệu sơ bộ về tình hình kinh doanh của công ty 2.1.1 Khó khăn khách quan Trong những năm gần đây Công ty kinh doanh thép và vật tư Hà Nội kinh doanh trong bối cảnh tình hình kinh tế trong nước và thế giới có nhiều biến động phức tạp Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực đã làm ảnh hưởng đến nền kinh tế nước ta do đó cũng gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty Cùng với khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực là thực trạng ngành thép Việt Nam. Công ty là một đơn vị trực thuộc Tổng công ty thép Việt Nam do đo mọi hoạt động của Tổng công ty ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của Công ty. Thị trường thép Việt Nam luôn ở trong tình trạng cung lớn hơn cầu. Nhu cầu sử dụng thép ngoại lớn hơn thép nội do thép nội chủ yếu là thép thông thường (thép thanh, thép dây phục vụ xây dựng). Cùng với thực trạng này là việc Nhà nước bỏ thuế doanh thu chuyển sang áp dụng thuế giá trị gia tăng (1/1/1999) và yêu cầu ngành thép phải bán theo giá của năm trước đó coi đó là giá đã có thuế gía trị gia tăng để ổn định thị trường. Ngoài ra, sự cạnh tranh trong kinh doanh kim khí giữa các doanh nghiệp tư nhân với Công ty diễn ra hết sức gay gắt do lợi thế trong mua, bán hàng hoá của các doanh nghiệp tư nhân trong giai đoạn chuyển đổi áp dụng luật thuế mới là những yếu tố gây khó khăn cho hoạt động của Công ty. Ngoài ra, việc Nhà nước xoá bỏ hạn ngạch nhập khẩu thép (trừ phôi thép) đã dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp ngoài ngành nhập khẩu thép ổ ạt và hạ giá bán tuỳ tiện làm cho tốc độ bán hàng của Công ty chững lại và có chiều hướng giảm sút. 2.1.2 Khó khăn về mặt chủ quan Bên cạnh những khó khăn về mặt khách quan nêu trên, Công ty còn có những khó khăn chủ quang tồn tại từ trước như: lao động trong công ty quá đông, công nợ khó đòi chiếm tỷ trọng lớn so với tổng số vốn Công ty được giao quản lý, lợi thế kinh doanh thấp, sức ỳ của Công ty vẫn còn tồn tại, lỗ luỹ kế, hàng tồn kho còn quá nhiều. Bảng1:Kết quả kinh doanh của công ty một số năm gần đây kết quả hoạt động kinh doanh Chỉ tiêu Mã số 1999 2000 2001 2000 - 1999 (%) 2001 - 2000 (%) Tổng doanh thu 01 477581658429 621737310491 706454221611 144155652062 0.301845034 84716911120 0.136258368 a, Doanh thu bán 02 470799446601 588357602783 668467178559 Trong đó: doanh thu hàng xuất khẩu 0 b, Doanh thu nội bộ 6782211828 33379707708 37987043012 Các khoản giảm trừ(04+05+06+07) 03 365769200 23836158 1156786965 + Chiết khấu 05 0 - + Giảm giá 06 72929200 - +Giá bán bị trả lại 10 292840000 23836158 1156786965 1. Doanh thu thuần(01-03) 11 477215889229 621713474333 705297434646 144497585104 0.302792904 83583960313 0.134441288 2. Giá vốn 456821109024 597910157835 693277754681 a, Giá vốn hàng bán 445943154557 565708925142 655292147169 b,Giá vốn hàng bán nội bộ 10877954467 32201232693 37985607512 3. Lợi tức gộp(10-11) 20 20394780205 23803316498 12019679965 4. Chi phí bán hàng 21 1025093189 10040914419 11259580513 5. Chi phí quản lý doanh nghiệp 22 7353459763 4045691106 3056663132 6. Lợi nhuận thuần từ HĐKD(20-21-22) 30 2836227253 9716710973 -2296563680 6880483720 2.425928216 -12013274653 -1.23635196 7. Thu nhập từ hoạt động tài chính 31 605280171 1591249187 46509076 985969016 1.6289465 -1544740111 -0.970771972 8. Chi phí hoạt động tài chính 32 3968058378 11622105078 11631889152 7654046700 1.928914842 9784074 0.00084185 9. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính(31-32) 40 -3362778207 -10030855891 -11169380076 -6668077684 1.982907368 -1138524185 0.113502197 10. Các khoản thu nhập bất thường 41 780211218 780360535 1123387150 149317 0.00019138 343026615 0.439574529 11. Chi phí bất thường 42 147792638 423380023 889443235 275587385 1.864689532 466063212 1.100815312 12. Lợi nhuận bất thường(41-42) 50 632418580 356980512 233943915 -275438068 -0.435531271 -123036597 -0.344659142 13. Tổng lợi nhuận trước thuế(30+40+50) 60 105867626 42835594 -13231999841 -63032032 -0.595385335 -13274835435 -309.9019809 14. Thuế thu nhập phải nộp 70 15. Lợi nhuận sau thuế(60-70) 80 Qua bảng số liệu trên đây ta thấy tình hình kinh doanh của Công ty có chiều hướng giảm sút.Tuy doanh thu thuần năm sau vẫn cao hơn năm trước nhưng lãi gộp lại giảm sút theo các năm do đó mà tỷ lệ lãi gộp /doanh thu và lợi nhuận của Công ty bị giảm sút. Nguyên nhân gây giảm sút ta đã nói ở trên là do sự bất ổn của thị trường trong nước và thế giới Trong năm 1999 do ảnh hưởng của nhiều nhân tố như ảnh hưởng của thuế giá trị gia tăng khi bán hàng tồn kho, do lãi vay chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí và do sự giảm giá nhanh của đồng USD nên kết quả kinh doanh của Công ty có xu hướng giảm.Trong năm 1999 doanh thu thuần đạt478 tỷ, nộp ngân sách 21.6 tỷ, lợi nhuận đạt77.134 triệu Năm 2000, tình hình kinh doanh của Công ty trong những tháng đầu năm tương đối thuận lợi do tồn kho xã hội đối với hàng nhập khẩu giảm xuống, trong khi đó hàng tồn kho của Công ty có giá vốn thấp kết hợp với hàng nhập khẩu kịp thời, giá hợp lí nên việc tiêu thụ thép đạt kết quả cao (cả doanh thu và lợi nhuận). Tuy nhiên, tình hình thép thế giới có nhiều biến động phức tạp trong thời gian này. Cuối quý IV năm 1999 và đầu năm 2000 giá thép thế giới tăng nhanh, bình quân khoảng 15- 20%, nhưng sang đầu quý II năm 2000 đã có xu hướng giảm và bắt đầu giảm mạnh từ giữa quý II trong khi các mặt hàng thép tấm, thép lá nhập khẩu về dồn dập làm giá bán hạ xuống. Ngoài ra, việc khan hiếm ngoại tệ và tỷ giá USD tăng đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Sang năm 2001,kinh doanh của Công ty còn rơi vào tình trạng lỗ (lỗ trên 15 tỷ đồng). Nguyên nhân chính gây lỗ lớn chính là do bán hàng tồn kho năm 2000 chuyển sang. Việc sử dụng vốn của Công ty kém hiệu quả dẫn đến chi phí lãi vay quá lớn. Cụ thể , vốn sử dụng bình quân năm là 266.9 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2000, trong đó các đơn vị sử dụng bình quân 109.1 tỷ đồng, chiếm 48.1% tổng vốn sử dụng của cả Công ty. Vòng quay vốn bình quân năm là 2.78 vòng, giảm 0.24 vòng so với năm trước. Đến thời điểm31/12/2002 tổng số vốn Công ty sử dụng còn giảm hơn nữa so với cuối năm 2000 (khoảng 10%). Tình hình sử dụng vốn của các đơn vị trực thuộc Công ty nhìn chung kém hiệu quả hơn so với năm 2000. Trong số 12 đơn vị chỉ có 3 đơn vị sử dụng vốn không vượt định mức và đạt số vòng quay vốn trong năm cao hơn kế hoạch Công ty giao.Các đơn vị còn lại hầu hết là sử dụng vốn vượt định mức, vòng quay vốn rất thấp, điển hình là Cửa hàng số 14 (sử dụng vốn vượt định mức 135%), vòng quay vốn chỉ đạt 3 vòng/ 7.5 vòng kế hoạch... 2.2.Phân tích hoạt động Marketing Trong những năm gần đây khi nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì nhu cầu cho đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng các khu công nghiệp cũng như phát triển các ngành sản xuất hiện đại cũng ngày càng lớn. Nhu cầu về thép phục vụ cho sản xuất, xây dựng, chế tạo...cũng ngày càng tăng. Năm 2003, dự đoán nhu cầu tiêu thụ thép cả nước khoảng 4.2- 4.8 triệu tấn, chủ yếu là thép xây dựng, thép cán nguội và cán nóng. Và dự báo trong những năm tới nhu cầu về thép sẽ còn tăng lên. Từ thực tế như trên công ty đã có những chính sách Marketing để phù hợp với tình hình hiện nay. 2.2.1. Chính sách phân phối:(Place) Công ty kinh doanh thép và vật tư Hà Nội một mặt vẫn tiêu thụ các sản phẩm thép của các nhà máy thuộc Tổng công ty giao, mặt khác công ty chủ động nhập khẩu theo kế hoạch của Tổng công ty một lượng thép phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước. Các mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty thép tấm , thép lá, thép chế tạo, thép xây dựng, ống thép... Hiện nay, các mặt hàng thép này thì cung đã vượt cầu,còn thép cán nóng và thép cán nguội ... thì chưa đáp ứng được nhu cầu phần lớn phải nhập khẩu Trong khi để đầu tư, xây dựng một nhà máy sản xuất thép công nghệ cao đòi hỏi phải có một lượng vốn lớn mà thiếu vốn là tình trạng chung của các doanh nghiệp Việt Nam từ xưa tới nay). Hiện nay, thép xây dựng cung đã vượt cầu, còn thép cán nóng và thép cán nguội thì lại chưa đáp ứng được nhu cầu phần lớn phải nhập khẩu. Cho dù mới đây Tổng công ty thép Việt Nam chính thức động thổ xây dựng nhà máy cán thép nguội đầu tiên ở Việt Nam tại khu công nghiệp Phú Mỹ ( Bà Rịa- Vũng Tàu) với công suất ban đầu là 205.000 tấn/năm, cơ cấu sản phẩm đa dạng, đáp ứng nhu cầu các ngành sản xuất và gia công xe ô tô, xe máy, tôn mạ màu, thiết bị gia dụng, trang trí nội thất thì cũng phải đến năm 2004 (nếu thi công đúng tiến độ) mới có thể cho ra mẻ thép đầu tiên. Do vậy, từ nay đến đó, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu bình quân 1.5 - 2.0 triệu tấn thép đặc chủng (thép góc, thép hình, thép lá, thép cacbon và hợp kim) Từ thực tế trên, Công ty kinh doanh thép và vật tư Hà Nội một mặt vẫn tiêu thụ các sản phẩm thép của các nhà máy thuộc Tổng công ty giao, mặt khác công ty chủ động nhập khẩu theo kế hoạch của Tổng công ty một lượng thép phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước.Nhưng vì là một đơn vị trực thuộc Tổng công ty thép Việt Nam - một đơn vị Nhà nước cho nên việc nhập khẩu thép phải tuân thủ theo một số quy tắc khác so với các doanh nghiệp tư nhân Dự đoán trong những năm tới thị trường thép trong nước vẫn trong tình trạng cung lớn hơn cầu do một số cơ sở sản xuất ngoài ngành đi vào hoạt động làm tăng thêm sản lượng thép dư thừa. Cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh thép ngày càng gay gắt hơn. Thị trường thép thế giới có thể lại diễn biến phức tạp, tỷ giá đồng USD không ổn định. Bên cạnh đó, tình hình tài chính của Công ty vẫn tiếp tục gặp khó khăn do công nợ khá lớn mà việc thu hồi chậm...Đứng trước tình hình đó, Công ty đã có nhiều đổi mới trong vận hành kinh doanh, bộ máy điều hành tập trung thống nhất và linh hoạt hơn Về thị trườngThị trường là cơ sở quan trọng để đề ra phương án sản xuất kinh doanh, chính vì thế Công ty vẫn tiếp tục duy trì hoạt động ổn định trên thị trường Hà Nội, mở rộng thêm mạng lưới bán buôn, bán lẻ, từng bước xâm nhập ra thị trường lân cận khác như Hải Dương, Vĩnh Phúc...Đồng thời Công ty đã chú trọng công tác điều tra, dự báo thị trường để có được một chiến lược kinh doanh phù hợp với từng thời kỳ.Về cơ sở , trang thiết bị Công ty tiến hành xây dựng mới một số cửa hàng, đổi mới trang thiết bị phục vụ kinh doanh.Đầu tư mua sắm trang thiết bị phục vụ cho khu văn phòng .Đồng thời Công ty cũng luôn chú ý đầu tư nâng cấp kho Đức Giang và Mai Động nhằm khai thác có hiệu quả hơn hệ thống kho bãi . Phát triển sản xuất kinh của Công ty phụ thuộc chặt chẽ vào chính sách, biện pháp của Tổng công ty thép Việt Nam.Nhờ vào sự giúp đỡ của Nhà nước Tổng công ty thép Việt Nam đã giảm thiểu được một số khó khăn, bước đầu đã có sự phát triển kinh doanh góp phần đắc lực ổn định thị trường, đáp ứng nhu cầu trong nước. Trong đề án phát triển ngành thép đến năm 2010, Tổng công ty thép Việt Nam dự kiến nhu cầu về vốn cho giai đoạn 2001 - 2005 là1400 triệu USD và thơì kỳ 2005 - 2010 là 2790 triệu USD. Đây là một dự án có quy mô lớn nhất từ tới nay đầu tư vào ngành thép.Và nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị trực thuộc Tổng công ty tiến hành các hoạt động kinh doanh. Các biện pháp cụ thể của Tổng công ty như sau: Chính sách về nhập khẩu thép Tổng công ty cho phép các đơn vị trực thuộc Tổng công ty có quyền tự mình trực tiếp nhập khẩu thép. Tổng công ty tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục xin uỷ quyền nhập khẩu, cung cấp thông tin cập nhật về thị trường thép nhập khẩu cho Công ty khi công ty tham gia nhập khẩu thép và nguyên liệu phục vụ cho sản xuất thép trong nước Đối với thép thương phẩm. Căn cứ vào khả năng và lợi thế của từng đơn vị, Tổng công ty tiến hành phân thị trường kinh doanh cho các đơn vị trực thuộc Bảng phân chia thị trường cho các đơn vị thành viên của Tổng công ty thép Việt Nam Miền Bắc Miền Trung Miền Nam 1.Thép tấm thông dụng 3.75-12 mm Kim khí Hải Phòng Kinh doanh thép và vật tư Hà Nội Kim khí và VTTH miền Trung Kim khí TP Hồ Chí Minh Kim khí và VTTH miền Trung 2.Thép tấm thông dụng trên 12 mm Kim khí Hà Nội Kinh doanh thép vàVTTB CN 3.Thép tấm sai quy cách Kinh doanh thép và vật tư Hà Nội Kim khí và VTTH miền Trung Kinh doanh thép vàVTTB CN 4.Thép lá Kim khí Hà Nội Kim khí Hải Phòng 5.Thép hình cỡ lớn Kinh doanh thép và vật tư Hà Nội Kinh doanh thép vàVTTB CN 2.2.2. Chính sách xúc tiến bán hàng Tổng công ty tiếp tục chỉ đạo các biện pháp điều hoà tiêu thụ thép giữa sản xuât và lưu thông,tiếp tục bảo lãnh cho các đơn vị mua hàng của các nhà máy (kể cả các nhà máy liên doanh) được trả chậm 20 ngày, với khối lượng 300 tấn trở lên được chiết khấu từ 2 - 3.5% giá bán buôn. với điều kiện các đơn vị trong khối lưu thông cũng phải có trách nhiệm trong việc tiêu thụ sản phẩm đã mua đó một cách có hiệu quả Tổng công ty thống nhất mức giá cho toàn đơn vị thuộc khối lưu thông và nghiêm cấm mọi trường hợp bán phá giá gây bất ổn thị trường và làm gia tăng sự cạnh tranh không cần thiết Tổng công ty cũng yêu cầu các đơn vị sản xuất có chíng sách hỗ trợ và ưu tiên bán hàng (cả về số lượng, chủng loại, thời gian, phương thức thanh toán...) cho các đơn vị thương mại trong ngành Tổng công ty giao mức kế hoạch cung ứng về vốn từ 30 - 90% (tuỳ từng đơn vị) nhưng ít nhất không dưới 30% kế hoạch cho kinh doanh thép nội Về lâu dài: Tổng công ty chỉ đạo và trực tiếp nhập khẩu một số quy cách, chủng loại thép tấm, thép lá, phôi thép.Với các mặt hàng mà xã hội co nhu cầu lớn , chỉ nhập khẩu khi tổng tồn kho còn đến 20.000 tấn. Uỷ quyền nhập khẩu đối với các mặt hàng có tính thời sự khi tổng tồn kho của công ty đứng ở mức được chấp nhận Đào tạo lại cán bộ xuất nhập khẩu và chuyển thành công ty xuất nhập khẩu vào thời điểm thích hợp khi các điều kiện cần và đủ cho phép, công ty này sẽ nhập khẩu cho toàn ngành về thiết bị, vật tư ,nguyên liệu, thép, các mặt hàng kinh doanh khác có thể sinh lời. Chuẩn bị thương trường xuất khẩu một số thép với quy cách mà công ty sản xuất được Đối với kinh doanh thép trong nước, Tổng công ty tập trung kinh doanh hàng sản xuất trong nước, coi đây là mục tiêu số một .Hình thành quy chế điều hành sản xuất phục vụ kinh doanh theo hướng thị trường. Xây dựng hệ thống đại lý ngành tại các tỉnh mới được tách, khi có nhu cầu các đại lý này sẽ làm dưới hình thức liên doanh với Sở thương mại một số tỉnh. 2.2.1. Chính sách sản phẩm:( product) Tổng công ty chủ trương đa dạng hoá các mặt hàng kinh doanh nhằm tránh được thua lỗ tổng thể nếu mặt hàng kinh doanh chính co nguy cơ thua lỗ: kinh doanh chế biến các sản phẩm sau cán,kinh doanh trong lĩnh vực nhà văn phòng, bất động sản, ... Sự ra đời của nền kinh tế thị trường đã xuất hiện nhiều thành phần kinh tế và từ đây diễn ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các thành phần kinh tế để._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25207.doc
Tài liệu liên quan