Báo cáo Thực tập tại Công ty TNHH Nhựa Composite Việt Á

MỤC LỤC DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2-1: Quy trình ép nhựa 9 Sơ đồ 2-2: Quy trình gia công, lắp ráp thô 9 Sơ đồ 2-3: Quy trình gia công lắp ráp hoàn thiện 10 Sơ đồ 3-1: Tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh 12 Sơ đồ 4-3: Quy trình luân chuyển Phiếu xuất kho 26 Sơ đồ 4-4: Hạch toán chi tiết vật tư theo phương pháp thẻ song song 26 Sơ đồ 4-5: Hạch toán tổng hợp vật tư theo phương pháp chứng từ ghi sổ 27 Sơ đồ 4-6: Hạch toán tổng hợp TSCĐ theo phương pháp chứng từ ghi sổ 31 Sơ đồ 4-7: Hạch

doc57 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3703 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty TNHH Nhựa Composite Việt Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương theo phương pháp chứng từ ghi sổ 35 Sơ đồ 4-8:Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành phẩm theo phương pháp chứng từ ghi sổ 40 Sơ đồ 4-9: Hạch toán tổng hợp tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ theo phương pháp chứng từ ghi sổ 45 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT TỪ VIẾT TẮT TÊN ĐẦY ĐỦ 1 BHYT Bảo hiểm y tế 2 BHXH Bảo hiểm xã hội 3 CCDC Công cụ, dụng cụ 4 DT Doanh thu 5 DDLĐ Đại diện lãnh đạo 6 LNTT Lợi nhuận trước thuế 7 PGĐ Phó giám đốc 8 QLSX Quản lý sx 9 KT-TC Kế toán-tài chính 10 KD Kinh doanh 11 KT Kỷ thuật 12 SX Sản xuất 13 TS Tài sản 14 TSCĐ Tài sản cố định 15 TNBQ Thu nhập bình quân 16 NVL Nguyên vật liệu 17 VCSH Vốn chủ sở hữu LỜI MỞ ĐẦU Những năm đầu thế kỷ XXI, cùng với xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, Việt Nam đã và đang mở rộng quan hệ giao lưu hợp tác nhiều mặt với các quốc gia, khu vực trên thế giới. Cùng với việc gia nhập vào tổ chức kinh tế thế giới WTO, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường và những đổi mới trong chính sách quản lý đã tạo điều kiện cho sự ra đời và phát triển của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, trong đó có Công ty TNHH Nhựa Composite Việt Á.. Với lĩnh vực kinh doanh chính là sản xuất các thiết bị điện phục vụ cho nhu cầu của ngành công nghiệp và năng lượng, cho đến nay, công ty không ngừng mở rộng thị trường tiêu thụ, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh và kiện toàn bộ máy quản lý. Trên cơ sở định hướng thực tập của khoa, xét thấy đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty phù hợp với chuyên ngành đào tạo, em đã chọn Công ty TNHH Nhựa Composite Việt Á để thực hiện khoá thực tập của mình. Trong thời gian thực tập tổng hợp tại công ty, em đã có cơ hội được tìm hiểu sâu hơn về các mặt hoạt động của công ty cũng như bộ máy quản lý và đặc biệt là tổ chức công tác hạch toán kế toán của một đơn vị sản xuất. Những hiểu biết có được cùng với kiến thức trong quá trình học tập tại trường là cơ sở để em hoàn thành Báo cáo thực tập tổng hợp. Báo cáo gồm 5 phần chính như sau: Phần 1: Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH Nhựa Composite Việt Á Phần 2: Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Nhựa Composite Việt Á Phần 3: Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Nhựa Composite Việt Á Phần 4: Đặc điểm tổ chức hạch toán kế toán của Công ty TNHH Nhựa Composite Việt Á Phần 5: Một số đánh giá khái quát về hoạt động sản xuất kinh doanh và tổ chức hạch toán kế toán của Công ty Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do thời gian thực tập chưa nhiều và kinh nghiệm thực tế còn ít nên báo cáo không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn để báo cáo được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Phạm Thị Thuỷ và các anh chị trong Công ty TNHH Nhựa Composite Việt Á đã nhiệt tình giúp đỡ để em hoàn thành báo cáo thực tập tổng hợp này. Sinh viên Phan Thị Ái Phần một LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH NHỰA COMPOSITE VIỆT Á Công ty TNHH Nhựa Composite Việt Á là một thành viên của Công ty cổ phần tập đoàn đầu tư thương mại Việt Á (tên viết tắt Tập đoàn Việt Á) - một tên tuổi lớn trong lĩnh vực điện và công nghiệp tại Việt Nam, hoạt động trên nhiều lĩnh vực như: điện - điện tử, xây dựng - nhà thầu EPC điện và xây dựng công nghiệp, chất dẻo - hóa chất - nhiên liệu sinh học, cơ khí - công nghiệp nặng, chế biến khoáng sản, nông lâm thuỷ sản và thực phẩm phục vụ công nghiệp... Được chính thức thành lập và tiến hành kinh doanh độc lập vào cuối năm 2003 nhưng công ty đã có quá trình phát triển khá lâu dài. 1.1 Giai đoạn trước 2004 Công ty là một bộ phận của Công ty TNHH Thương mại Việt Á - tiền thân của Công ty cổ phần tập đoàn đầu tư thương mại công nghiệp Việt Á. Công ty TNHH Thương mại Việt Á được thành lập vào ngày 20 tháng 10 năm 1995, văn phòng thuê tại 37 Láng Hạ với diện tích 25m2, tổng số nhân sự 5 người. Lúc này nguồn vốn còn hạn chế nên Công ty chỉ đảm nhận vai trò là nhà phân phối độc quyền cho Công ty 3M, Seoul Cable, ABB Industry Sinhgapore và ABB Italy. Những năm tiếp theo, hoạt động kinh doanh của Việt Á có khả quan hơn do Công ty từng bước thiết lập được thị trường, phát triển các mặt hàng thiết bị điện mà chủ yếu là thiết bị đóng cắt trung hạ thế, phụ kiện đường dây và trạm phục vụ cho thi công các đường dây và trạm từ hạ thế đến 110 kV trên địa bàn các tỉnh phía Bắc. Tuy nhiên, trước bối cảnh khó khăn của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực, sự cạnh tranh gay gắt về thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước và đặc biệt là thiếu nguồn vốn để phát triển sản xuất, lãnh đạo Công ty đã điều chỉnh kế hoạch, mạnh dạn liên kết với những tập đoàn kinh doanh lớn của nước ngoài để đầu tư nguồn vốn, chế tạo những sản phẩm có chất lượng, đồng thời, mở rộng địa bàn hoạt động tại khu vực miền Trung và các tỉnh, thành phố phía Nam. Với sự nhanh nhạy nắm bắt nhu cầu của khách hàng, điển hình là nhận thấy thị trường trong nước đang rất cần các thiết bị thi công các công trình điện, phục vụ cho các địa phương phát triển kinh tế, Công ty đã mở rộng loại hình kinh doanh sang lĩnh vực sản xuất. Năm 1998, công ty bắt đầu thuê nhà xưởng tại 262 Nguyễn Huy Tưởng và bắt đầu lắp ráp các loại tủ bảng điện hạ thế và hộp công tơ..., trong đó hộp công tơ chính là sản phẩm chủ lực của công ty TNHH Nhựa và Composit hiện nay. Xưởng lắp ráp công ty ban đầu chỉ có 20 công nhân với diện tích mặt bằng sản xuất là 1000m2. Hoạt động kinh doanh ngày càng phát triển, năm 1999, Công ty quyết định chuyển văn phòng về trụ sở mới tại phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Đồng thời, năm 2000, tiến hành thuê đất tại Phố Nối, Hưng Yên, trên mặt bằng diện tích 3200m2 để xây dựng nhà máy mới. Toàn bộ xưởng sản xuất cũ được chuyển về đây. Một năm sau, Nhà máy Thiết bị Điện Việt Á đi vào hoạt động với số lượng 95 công nhân. Cũng trong thời gian này, công ty mở rộng đầu tư vào lĩnh vực sản xuất các sản phẩm cơ khí điện – công nghiệp và các sản phẩm composite, bước đầu mua sắm các dây chuyền sản xuất cơ khí CNC, dây chuyền sản xuất composite..., tìm kiếm nguồn cung cấp nguyên vật liệu đầu vào từ nước ngoài như Trung Quốc, Hàn Quốc..., thành lập Văn phòng đại diện tại Thành phố Nha Trang. Thương hiệu Việt Á chính thức được Nhà nước cấp Giấy chứng nhận bảo hộ độc quyền. Bước sang năm 2003, thực hiện việc chuyên môn hoá, nâng cao hiệu quả sản xuất, Nhà máy sản xuất được tách thành 3 nhà máy là: Nhà máy Thiết bị điện, Nhà máy Cơ khí Công nghiệp và Nhà máy Composite. Cùng với sự ra đời của Nhà máy composite, Công ty TNHH Nhựa Composite Việt Á được chính thức thành lập. 1.2 Giai đoạn từ 2004 đến nay Được thành lập vào cuối 2003 nhưng Công ty TNHH Nhựa Composite Việt Á thực sự đi vào hoạt động vào đầu năm 2004 với tên giao dịch viết tắt tiếng Anh VAPLASCOM. Trụ sở văn phòng đặt tại Nhà 18/2, ngõ 370, đường Cầu Giấy, Hà Nội. Là một thành viên của tập đoàn Việt Á, công ty chuyên về lĩnh vực Thiết kế, sản xuất, gia công và kinh doanh các sản phẩm nhựa, composite, các sản phẩm cách nhiệt, cách điện, chống cháy,... Nhà máy sản xuất của công ty đặt tại Km29 Khu công nghiệp Phố Nối B, xã Dị Sử, huyện Mĩ Hào, tỉnh Hưng Yên với diện tích 1000m2. Ban đầu nhà máy chỉ có 6 máy ép thuỷ lực và 50 công nhân sản xuất nên năng lực sản xuất còn hạn chế. Vì thế, công ty còn nhận làm đại lý ký gửi hàng hoá cho các doanh nghiệp khác. Vượt lên những khó khăn ban đầu khi vừa tách khỏi tập đoàn để hoạt động độc lập, công ty đã từng bước tìm được chỗ đứng của mình trên thị trường và không ngừng tìm kiếm thêm nhiều khách hàng mới. Năm 2004, công ty đã đầu tư mới 1 máy ép phun và 2 máy ép thuỷ lực. Tiếp nối đà phát triển, năm 2006, công ty chuyển Nhà máy về địa điểm mới tại thôn Bình Lương, xã Tân Quang, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên với diện tích mặt bằng sản xuất là 36 000m2, đầu tư thêm 5 máy ép thuỷ lực mới. Bốn năm sau khi thành lập, công ty đã đạt được sự phát triển nhanh, mạnh và vững chắc. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA CÁC NĂM Chỉ tiêu 2005 2006 2007 1.Tổng TS 36902949994 50852987643 61658149708 2. TSCĐ 14580392023 19562823503 29559039714 3. VCSH 8909055452 19179511140 30046153793 4. DT 2514565000 42604892040 50086930800 5. LNTT 920495871 3977928285 5198759963 6. TNBQ 1 lao động 1.722 2.103 2.350 Nguồn: Phòng kế toán-tài chính Bảng 1: Kết quả hoạt động của công ty qua các năm Bảng số liệu cho thấy công ty đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định qua các năm. Tổng nguồn vốn hàng năm tăng từ 15% trở lên, trong đó số vốn chủ sỡ hữu bổ sung thêm đạt từ 5.5 tỷ đến 6 tỷ, làm tăng tỷ lệ vốn chủ sỡ hữu trong tổng nguồn vốn, đạt mức 48,7% vào cuối 2007. Đây là nhân tố quan trọng làm tăng tính chủ động trong hoạt động tài chính, đồng thời tạo điều kiện cho việc phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh theo chiều rộng lẫn chiều sâu, mở rộng mặt bằng sản xuất và đầu tư thêm máy móc, thiết bị. Khởi điểm năm 2004, công ty chỉ có 6 máy ép thuỷ lực thì đến cuối 2007, công ty đã có 14 máy ép thuỷ lực và 1 máy ép phun với diện tích nhà máy 36000m2. Nhờ chính sách huy động và sử dụng vốn hợp lý, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng đi lên. Lợi nhuận đạt được năm sau luôn cao hơn năm trước và đạt được bước đột phá từ năm 2006 khi chuyển nhà máy sản xuất về địa điểm mới. Nhờ đó, thu nhập bình quân lao động không ngừng được cải thiện, vừa nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên đồng thời tạo động lực cho ngưòi lao động tiếp tục cống hiến vì sự phát triển của công ty. Nối tiếp đà phát triển, trong những năm tới, bên cạnh phát triển thị trường trong nước, công ty đang triển khai kế hoạch mở rộng thị trường tiêu thụ ra nước ngoài, trước tiên là Canada, phấn đấu hoàn thành tốt mục tiêu của Tập đoàn đề ra là Tốc độ tăng doanh thu tối thiểu 30%/năm, tăng trưởng nguồn nhân lực 30%/năm và mở rộng thị trường xuất khẩu. Phần hai ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH NHỰA COMPOSITE VIỆT Á 2.1 Lĩnh vực hoạt động Với tư cách là một thành viên của Tập đoàn Việt Á - một tập đoàn chuyên sản xuất và kinh doanh sản phẩm thiết bị điện công nghiệp trong lĩnh vực năng lượng, Công ty Nhựa Composite Việt Á được giao nhiệm vụ sản xuất và cung cấp các loại sản phẩm nhựa và Composite, chủ yếu phục vụ khối Điện lực và công nghiệp. Công ty có trách nhiệm sử dụng hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn và các nguồn lực khác do Tập đoàn giao, đồng thời chịu sự điều hành của Hội đồng quản trị Tập đoàn trong việc xây dựng các định hướng, chiến lược phát triển hoạt động kinh doanh và cơ cấu tổ chức quản lý. Nhiệm vụ chính của công ty là: - Nghiên cứu, xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả các chiến lược, kế hoạch kinh doanh về Thiết kế, sản xuất và kinh doanh các sản phẩm nhựa, Composite, các sản phẩm cách điện, cách nhiệt, chống cháy... - Hợp tác với các đơn vị thành viên của tập đoàn trong đấu thầu cung cấp sản phẩm cho các dự án, công trình điện, công trình xây dựng… - Xây dựng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn ISO 9001-2000 và hệ thống quản lý môi trường đạt tiêu chuẩn ISO 14001-2004. - Tham mưu, đóng góp ý kiến liên quan đến lĩnh vực chuyên môn của mình để xây dựng chiến lược phát triển chung của tập đoàn, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu do Tập đoàn đề ra cho công ty. - Định kỳ hoặc đột xuất báo cáo tình hình hoạt động của công ty lên Tập đoàn và các chủ sở hữu. 2.2 Sản phẩm và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm 2.2.1 Đặc điểm sản phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm Sau hơn 4 năm chính thức thành lập và đi vào hoạt động, Công ty TNHH Nhựa Composite Việt Á đã và đang từng bước mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, đa dạng hoá các mặt hàng. Sản phẩm chính của công ty bao gồm: hộp công tơ, hộp chia dây, ghế nhựa Composite cho sân vận động, các loại hộp, thùng, nắp nhựa, các phụ kiện bằng nhựa và Composit… Trong đó, sản phẩm chủ lực là các loại hộp đựng 1-2-4-6 công tơ 1pha, hộp đựng công tơ 3 pha và hộp phân phối, hộp chia dây. Hầu hết các sản phẩm của công ty được chế tạo bằng vật liệu Composite (SMC) đúc nóng, chứa 30% sợi thuỷ tinh, tăng cường khả năng chịu va đập, có khả năng chống tia cực tím, chống cháy nổ và đặc biệt phù hợp với môi trường nhiệt đới, đồng thời tuân thủ các tiêu chuẩn Quốc tế IEC và tiêu chuẩn bảo vệ Ip44. Nhờ những đặc tính vượt trội này, các sản phẩm này nhanh chóng được khách hàng trong nước ở 3 miền Bắc, Trung, Nam ưa chuộng. Nhiều đối tác đã trở thành bạn hàng lâu năm của công ty. Năm 2007, công ty phát triển thêm sản phẩm mới súng AK tập bắn phục vu cho giáo dục quốc phòng. 2.2.2 Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Các loại sản phẩm của Công ty TNHH Nhựa Composite Việt Á rất đa dạng, phong phú nhưng đều có đặc trưng chung là một hoặc một vài bộ phận hoặc toàn bộ sản phẩm được làm từ nhựa Composite, ngoài ra còn có rất nhiều các chi tiết, bộ phận, phụ kiện đi kèm khác. Vì thế, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty có sự kết hợp giữa công nghệ ép nhựa và gia công lắp ráp thủ công. Mặt khác, các sản phẩm này chủ yếu là thiết bị điện nên đòi hỏi độ chính xác cao theo đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật của Nhà nước, do đó, cần có sự kiểm tra của cán bộ kỹ thuật trong tất cả các khâu sản xuất. Nhìn chung, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm được chia làm 3 giai đoạn chính: Ép định hình sản phẩm, Gia công lắp ráp thô và Gia công lắp ráp hoàn thiện. Trong phạm vi Báo cáo này chỉ xin đề cập cụ thể quy trình sản xuất Hộp công tơ-sản phẩm chủ lực của công ty làm ví dụ. Hộp công tơ gồm 2 bộ phận chính: Thân hộp và Nắp hộp. Thân hộp gồm: Vị trí lắp công tơ, aptômát 1 hoặc 2 cực hoặc cầu giao cầu chì; Cầu đấu dây vào ra hộp bên cạnh và ra hộ tiêu thụ; Vị trí bắt hộp với gông treo cột hoặc bắt vào tường; Các núm luồn cáp vào ra phù hợp với loại cáp có kích thước khác nhau đảm bảo an toàn cho cáp và chống côn trùng. Nắp hộp lắp vào thân bằng khớp ghép gồm: Vị trí để đọc chỉ số công tơ được lắp bằng kính hoặc kính nhựa PC trong suốt chống tia cực tím; Cửa thao tác aptomat, có nắp che nước; Có vị trí khoá chắc chắn, phù hợp với các loại khoá thông dụng. Phần lớn các bộ phận bằng nhựa như: Nắp hộp, thân hộp, vách ngăn… do công ty tự sản xuất, còn các chi tiết khác như: aptomat, cầu giao,… được mua ngoài. Quy trình sản xuất cụ thể như sau: Giai đoạn 1: Ép định hình sản phẩm: Lấy sản phẩm ra khỏi khuôn và chuyển sang tổ lắp ráp 1 Cắt, cân nhưa Nhựa Ép định hình sản phẩm Sơ đồ 2-1: Quy trình ép nhựa Trong đó: Các loại nhựa khác nhau có công nghệ ép nhựa khác nhau: + Nhựa Composite: Nhựa Composite ở dạng tấm, được cắt và cân theo khối lượng quy định, sau đó cho lên khuôn ép của máy ép nhựa để ép định hình các bộ phận như: nắp hộp công tơ, đáy hộp công tơ, vách ngăn, núm cao su luồn cáp,… + Các loại nhựa khác như: Nhựa PC, PVC… ở dạng hạt, được ép định hình sản phẩm tại máy ép thuỷ lực tự động, tạo ra các bán thành phẩm như: nắp kính thăm công tơ, nắp kính thăm aptomát… Giai đoạn 2: Gia công lắp ráp thô Bán thành phẩm Nắp hộp: Lắp nắp kính thăm công tơ Cắt bavia Nắp hộp xếp chuyển sang tổ lắp ráp 3 -Bán thành phẩm Đáy hộp Cắt bavia, khoét lỗ cáp, tarô lại bạc ren Đáy hộp Lắp kẹp đỡ công tơ, núm cao su luồn cáp xếp chuyển sang tổ lắp ráp 3 Sơ đồ 2-2: Quy trình gia công, lắp ráp thô Trong đó: tổ lắp ráp 1 thực hiện cắt bavia, khoét lỗ cáp, taro lại bạc ren tổ lắp ráp 2 lắp kẹp đỡ công tơ, lắp núm cao su luồn cáp Giai đoạn 3: Gia công lắp ráp hoàn thiện: Chuẩn bị: Vít các loại, vật tư phụ, các dụng cụ (kìm, kìm chiết, tuavin,…), các bán thành phẩm đáy hộp, nắp hộp, vách ngăn… Đáy hộp Lắp gông treo cột, kẹp đỡ công tơ, aptomat, cầu đấu, cầu chì, vách ngăn vào đáy hộp Thành phẩm nhập kho Lắp nắp hộp vào đáy hộp Sơ đồ 2-3: Quy trình gia công lắp ráp hoàn thiện 2.3. Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty TNHH Nhựa Composite Việt Á cung cấp các loại sản phẩm theo các Hợp đồng kinh tế. Để hoàn thành nhanh chóng, hiệu quả các hợp đồng này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban, bộ phận theo quy trình sau: Đấu thầu và ký kết các hợp đồng kinh tế. Khách hàng của công ty chủ yếu là các công ty điện như: Các chi nhánh điện lực trên địa bàn Hà Nội (Hoàn Kiếm, Hoàng Mai...) và các tỉnh, Ban quản lý các dự án,... Việc cung cấp các sản phẩm tiến hành theo các Hợp đồng kinh tế, được ký kết thông qua việc đấu thầu. Theo đó, khi có nhu cầu sử dụng sản phẩm của công ty, các đơn vị này sẽ thông báo qua các phương tiện thông tin đại chúng và tới công ty. Phòng kinh doanh xem xét tính khả thi của dự án, nếu được tiến hành đăng ký tham gia dự thầu và giao cho cán bộ kỹ thuật lập dự toán chi phí đấu thầu. Cán bộ kỹ thuật căn cứ vào bảng định mức các loại NVL được Nhà nước quy định và các yêu cầu của khách hàng, lập định mức thiết kế tiêu hao nguyên vật liệu, cập nhật giá nguyên vật liệu theo số liệu của cán bộ kế hoạch đưa ra để tính tổng mức chi phí cho hợp đồng. Đây là cơ sở để phòng kinh doanh và đại diện phòng kỹ thuật tham gia đấu thầu, đàm phán. Nếu thắng thầu, giám đốc công ty tiến hành ký kết hợp đồng. b) Lập kế hoạch sản xuất và tiến hành sản xuất sản phẩm: Dựa trên số lượng sản phẩm trong các đơn đặt hàng và tiêu chuẩn định mức, cán bộ kế hoạch của phòng kế hoạch sản xuất tiến hành lên kế hoạch sản xuất tổng hợp của các loại sản phẩm trong tháng, xác định số lượng các loại vật tư cần sử dụng và giao cho cán bộ vật tư tiến hành mua sắm, sau đó phối hợp với quản đốc để triển khai khối lượng công việc đến từng công nhân. Các giai đoạn của quá trình sản xuất được giám sát thường xuyên và chặt chẽ bởi cán bộ kỹ thuật và cán bộ KCS ở xưởng, nhằm phát hiện và khắc phục kịp thời các sai sót làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Sản phẩm khi hoàn thành được nhập kho. c) Giao sản phẩm cho nhà cung cấp và tiến hành thanh lý hợp đồng: Sản phẩm được kiểm tra chất lượng trước khi xuất giao cho khách hàng. Thông thường, thời hạn bảo hành sản phẩm của công ty là một năm. Trong thời gian đó, nếu có bất kỳ vấn đề nào xảy ra liên quan đến chất lương sản phẩm sẽ được phòng kinh doanh và phòng quản lý sản xuất phối hợp giải quyết kịp thời. Hợp đồng sẽ được hai bên thanh lý khi hết thời hạn bảo hành sản phẩm. Phần ba ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY TNHH NHỰA COMPOSITE VIỆT Á 3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty Hoạt động của một đơn vị phụ thuộc rất lớn vào bộ máy quản lý, do đó tổ chức bộ máy quản lý sao cho phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, gọn nhẹ và hiệu quả là một điều kiện tiên quyết quyết định thành công của đơn vị. Với Công ty TNHH Nhựa Composite Việt Á, do mới thành lập được 5 năm và quy mô còn tương đối nhỏ nên công ty đã lựa chọn cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý theo kiểu trực tuyến - chức năng. Theo đó, mỗi phòng ban, bộ phận được giao chuyên trách một lĩnh vực cụ thể và chịu sự quản lý thống nhất của Giám đốc công ty. Bộ máy quản lý của công ty được khái quát qua sơ đồ sau: Giám đốc PGĐ kinh doanh PGĐ KT và SX kiêm ĐDLĐ về chất lượng và môi trường Phòng QLSX Phòng KD Phòng KT Phòng TC-HC Phòng KT-TC Nhà máy sản xuất Nhựa Composit Việt Á Xưởng sản xuất Kho vật tư Sơ đồ 3-1: Tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh 3.2 Nhiệm vụ của các bộ phận trong công ty 3.2.1 Giám đốc Là người có vị trí, thẩm quyền cao nhất trong công ty, có trách nhiệm tổ chức, quản lý và phối hợp các phòng ban, bộ phận trong công ty vì mục tiêu chung. Giám độc đại diện cho công ty trong mối quan hệ với các cơ quan Nhà nước và các đối tác bên ngoài, ký kết các hợp đồng kinh tế. Đồng thời là thành viên của Hội đồng Thi đua-Khen thưởng-Kỷ luật của công ty. Trong mối quan hệ với tập đoàn: Giám đốc công ty đồng thời là thành viên của Hội đồng quản trị, có nhiệm vụ giúp đỡ, đóng góp ý kiến cho Chủ tịch tập đoàn trong việc lập các kế hoạch liên quan đến lĩnh vực chuyên môn của công ty, giám sát quá trình thực hiện và định kỳ tổng hợp kết quả để báo cáo. Giám đốc công ty do Tổng Giám đốc công ty bổ nhiệm.. Giúp việc cho Giám đốc có các phòng ban, bộ phận sau: 3.2.2 PGĐ kinh doanh Là người được Giám đốc uỷ quyền trong công tác quản lý các hoạt động kinh doanh của công ty. PGĐ tham mưu, giúp việc cho Giám đốc trong công tác nghiên cứu, xây dựng các kế hoạch kinh doanh trong từng thời kỳ, triển khai thực hiện và định kỳ hoặc theo yêu cầu báo cáo tình hình tiêu thụ các sản phẩm cho giám đốc, đồng thời đại diện cho công ty tham gia đấu thầu, đàm phán để đi đến ký kết các hợp đồng kinh tế. PGĐ đồng thời là trưởng phòng kinh doanh, thực hiện việc tổ chức, giám sát và kiểm tra hoạt động của nhân viên kinh doanh đảm bảo thực hiện tốt các kế hoạch đã đề ra. PGĐ đồng thời là thành viên của Hội đồng Thi đua-khen thưởng-kỷ luật của công ty. 3.2.3 PGĐ kỹ thuật-sản xuất kiêm ĐDLĐ về chất lượng và môi trường Là người được Giám đốc uỷ quyền trong công tác quản lý các hoạt động liên quan đến lĩnh vực kỹ thuật-sản xuất của công ty. PGĐ tham mưu, giúp việc cho Giám đốc trong công tác nghiên cứu, xây dựng kế hoạch sản xuất, thiết kế phát triển các sản phẩm mới. PGĐ đồng thời là Đại diện lãnh đạo về chất lượng và môi trường, chỉ đạo việc xây dựng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000 và hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001-2000 và các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm có liên quan khác. PGĐ đồng thời là thành viên của Hội đồng Thi đua-khen thưởng-kỷ luật của công ty. 3.2.4 Phòng tổ chức-hành chính Phòng tổ chức-hành chính thực hiện các công việc liên quan đến tổ chức nhân sự và quản trị hành chính. Dựa trên nhu cầu của các phòng ban, bộ phận và chỉ đạo của Giám đốc, phòng xây dựng và thực hiện các kế hoạch về nhân sự để tiến hành tuyển dụng, đào tạo, bố trí lao động, quản lý hồ sơ lý lịch của các cán bộ công nhân viên trong công ty; Xây dựng kế hoạch tiền lương, lập kế hoạch quỹ lương, trích quỹ lương theo các quy chế về tiền lương mà đơn vị đã xây dựng, thực hiện các chính sách đãi ngộ với người lao động theo quy chế của công ty và theo các chính sách của Nhà nước đã ban hành; Quản lý các chứng từ về thời gian lao động của công nhân viên để tính và trả lương, đồng thời thực hiện các chính sách khen thưởng. Phòng đồng thời đảm nhận công tác lễ tân, là đầu mối thông tin liên lạc với các cá nhân, tổ chức bên ngoài. Sắp xếp và triển khai việc mua sắm và điều phối, sử dụng các máy móc thiết bị, phương tiện vận tải sử dụng tại công ty. 3.2.5 Phòng kinh doanh Phòng kinh doanh thực hiện các công việc liên quan đến lĩnh vực tiêu thụ sản phẩm của công ty. Để thực hiện chức năng của mình, phòng nghiên cứu, xây dựng và thực hiện các kế hoạch nhằm quảng bá sản phẩm và thương hiệu VAPLASCOM đến các khách hàng như: đưa sản phẩm của công ty đi tham dự các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước, tổ chức việc trưng bày, giới thiệu sản phẩm tại các văn phòng đại diện của Tập đoàn ở Hà Nội, TP.Nha Trang và TP.Hồ Chí Minh và chào hàng đến từng khách hàng. Phòng kết hợp với phòng kỹ thuật để tham gia đấu thầu ký kết các hợp đồng kinh tế, đồng thời theo dõi quá trình thực hiện hợp đồng (giao hàng, vận chuyển…) để giải quyết các vấn đề phát sinh và đảm bảo uy tín của công ty. Trên cơ sở nghiên cứu thị trường và nắm bắt nhu cầu của khách hàng, phòng xây dựng và đề xuất các kế hoạch về giá bán cho từng loại sản phẩm đồng thời phòng phối hợp với các phòng ban đơn vị trong công ty trong việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm Composite mới. Phòng kinh doanh của công ty gồm 5 người: trưởng phòng chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động của phòng và 4 nhân viên phụ trách các hợp đồng phân theo khu vực miền Bắc, miền Trung và miền Nam. 3.2.6 Phòng kế toán Phòng kế toán thực hiện các công việc liên quan đến lĩnh vực kế toán, tài chính của công ty. Trên cơ sở chế độ kế toán hiện hành, phòng thực hiện toàn bộ công tác hạch toán kế toán, định kỳ hoặc theo yêu cầu báo cáo cho Giám đốc công ty và nộp cho cơ quan Nhà nước, đồng thời góp ý kiến cho Giám đốc và Tập đoàn về các vấn đề còn tồn tại của công ty nhằm nâng cao hiệu quả công tác kế toán-tài chính của đơn vị. Hiện nay phòng kế toán có 7 người bao gồm: kế toán trưởng, 1 kế toán tổng hợp và 4 nhân viên kế toán phần hành và 1 nhân viên tập sự. 3.2.7 Phòng quản lý sản xuất. Phòng quản lý sản xuất thực hiện quản lý trực tiếp hoạt động sản xuất của công ty. Dựa trên các hợp đồng kinh tế, phòng tổng hợp và xây dựng kế hoạch sản xuất và tổ chức dự trữ, mua sắm nguyên vật liệu theo yêu cầu. Trên cơ sở kế hoạch sản xuất, phòng phối hợp với quản đốc phân xưởng để triển khai thực hiện và giám sát quá trình này để việc sản xuất diễn ra theo đúng tiến độ, cung cấp kịp thời sản phẩm cho các hợp đồng kinh tế với số lượng và chất lượng đảm bảo. Phòng quản lý sản xuất bao gồm 6 người: trưởng phòng chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động của phòng, 2 nhân viên vật tư, 2 nhân viên kế hoạch, 1 nhân viên KCS. 3.2.8 Phòng kỹ thuật Phòng kỹ thuật thực hiện các công việc liên quan đến lĩnh vực kỹ thuật sản xuất bao gồm: Thiết kế các mẫu sản phẩm theo đúng tiêu chuẩn định mức quy định, có những thay đổi phù hợp với yêu cầu của khách hàng, trên cơ sở đó phối hợp với phòng kinh doanh để tham gia đấu thầu hợp đồng kinh tế. Phòng kỹ thuật cũng phối hợp với nhân viên KCS của phòng quản lý sản xuất để theo dõi, giám sát quá trình sản xuất, phát hiện kịp thời các vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm, xem xét nguyên nhân và tìm hướng giải quyết, đồng thời kiểm tra chất lượng trước khi sản phẩm nhập kho và xuất bán. Phòng kỹ thuật có 2 nhân viên. 3.2.9 Nhà máy Composite Nhà máy của công ty có diện tích 36000m2 bao gồm 1 phân xưởng và 1 kho vật tư, phòng quản lý sản xuất cũng đặt tại đây. *) Xưởng sản xuất: Là nơi tiến hành sản xuất, lắp ráp sản phẩm theo kế hoạch sản xuất của phòng quản lý sản xuất. Quá trình sản xuất được phân thành 3 giai đoạn chính và giao cho các tổ sản xuất như sau: - 3 tổ ép nhựa: có nhiệm vụ ép nhựa để định hình sản phẩm, làm việc liên tục 3 ca/ngày. - 3 tổ lắp ráp: Tiến hành lắp ráp các chi tiết để tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh. - 1 tổ phụ kiện: Chuẩn bị các phụ kiện cho tổ lắp ráp 3: các loại vít, ốc, bulông, cầu đấu… Bình quân mỗi tổ sản xuất gồm 11người, được quản lý bởi 1 tổ trưởng. Toàn bộ công việc ở xưởng được giám sát, kiểm tra bới quản đốc phân xưởng, có nhiệm vụ chấm công cho công nhân, 1 nhân viên quản lý vật tư xưởng, 1 nhân viên phụ trách an toàn lao động xưởng. *) Kho vật tư: Là nơi chứa các loại vật tư phục vụ cho sản xuất và sản phẩm hoàn thành chờ xuất bán. Kho được quản lý bởi 1 thủ kho. Phần 4 ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY TNHH NHỰA COMPOSITE VIỆT Á Bộ máy kế toán của công ty có chức năng thực hiện việc ghi chép, hệ thống hoá, xử lý, tổng hợp và cung cấp đầy đủ, chính xác và kịp thời thông tin về toàn bộ các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cho nhu cầu của quản lý. Công ty và phòng kế toán cần nắm vững các quy định của chế độ kế toán hiện hành, vận dụng linh hoạt vào việc xây dựng tổ chức bộ máy, phân công lao động kế toán hợp lý, xác định khoa học và hợp lý khối lượng công tác trên hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ sách và báo cáo kế toán phù hợp với đặc điểm hoạt động để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Tổ chức công tác kế toán tại công ty hiện nay như sau: 4.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán Tổ chức bộ máy kế toán của một đơn vị là lựa chọn kiểu bộ máy phù hợp với quy mô và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị và tổ chức lao động kế toán. Với Công ty TNHH Nhựa Composite Việt Á , do nhà máy sản xuất được đặt tại Hưng Yên nhưng phòng kế toán đặt tại trụ sở văn phòng ở Hà Nội nên công ty có những khó khăn nhất định trong việc tổ chức bộ máy kế toán. Tuy nhiên, xét thấy quy mô sản xuất không quá lớn và nhằm đảm bảo tính gọn nhẹ, tiết kiệm chi phí quản lý, công ty tổ chức công tác kế toán theo mô hình tập trung. Theo đó, toàn bộ công tác kế toán được thực hiện tại phòng kế toán do 7 nhân viên kế toán đảm nhiệm. Sơ đồ khái quát bộ máy kế toán của công ty như sau: 4.1.1 Kế toán trưởng Là người đứng đầu phòng kế toán, chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ công việc hạch toán kế toán tại công ty. Kế toán trưởng có nhiệm vụ hướng dẫn, chỉ đạo, phối hợp và giám sát công việc của các công việc của các kế toán viên, tổng hợp quyết toán cuối kỳ và duyệt các báo cáo tài chính. Kế toán trưởng dựa trên việc phân tích tình hình tài chính kế toán của công ty tham mưu, góp ý kiến với Giám đốc về các vấn đề còn tồn tại để xây dựng, điều chỉnh các kế hoạch, chiến lược kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động. Kế toán trưởng do Tổng Giám đốc tập đoàn bổ nhiệm. Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán tiền lương kiêm chi phí giá thành Kế toán TM, TGNH kiêm Thủ quỹ Kế toán thanh toán Kế toán vật tư kiêm TSCĐ Sơ đồ 4-1: Tổ chức bộ máy kế toán 4.1.2 Kế toán tổng hợp Là người chịu trách nhiệm tổng hợp số liệu từ các phần hành kế toán để lập BCTC cuối kỳ hoặc theo yêu cầu, nộp cho kế toán trưởng, Giám đốc công ty, Tập đoàn và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (cục thuế tỉnh,…) Kế toán tổng hợp kiêm kế toán bán hàng, có nhiệm vụ lập các hoá đơn GTGT giao cho khách hàng và dựa trên các chứng từ để ghi sổ kế toán doanh thu bán hàng. 4.1.3. Kế toán Tiền mặt, Tiền gửi ngân hàng kiêm Thủ quỹ Là người chịu trách nhiệm quản lý quỹ tiền mặt của công ty, thực hiện việc thu chi quỹ theo các chứng từ thu chi hợp lệ. Dựa trên các chứng từ thu chi và giấy báo ngân hàng kế toán tiến hành vào sổ hàng ngày, theo dõi biến động tăng giảm của tiền mặt tại quỹ và TGNH để đáp ứng kịp thời các nhu cầu chi tiêu của đơn vị, trên cơ sở đó xác định định mức tồn quỹ và lập kế hoạch cân đối thu chi hàng tháng, quý, năm phục vụ cho sản xuất kinh doanh. 4.1.4. Kế toán vật tư kiêm TSCĐ Kế toán vật tư chịu trách nhiệm theo dõi, ghi chép biến động hàng ngày về NVL, CCDC, thành phẩm thông qua việc tiếp nhận, kiểm tra và ghi sổ các chứng từ có liên quan, đồng thời, định kỳ tiến hành đối chiếu số liệu với thủ kho về mặt số lượng vật tư thực tế có ở kho tại thời điểm kiểm kê, làm cơ sở xác định tình hình ứ đọng, thừa thiếu của từng loại vật tư, tình hình chấp hành các định mức tiê._.u hao NVL. Kế toán vật tư kiêm kế toán TSCĐ, có nhiệm vụ ghi chép, phản ánh kịp thời, chính xác về mặt số lượng và giá trị TSCĐ hiện có, tình hình biến động tăng giảm của TSCĐ của toàn công ty cũng như từng bộ phận sử dụng. Cuối tháng, tiến hành tính toán và phân bổ khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh. 4.1.5. Kế toán thanh toán Là người chịu trách nhiệm theo dõi chi tiết các khoản công nợ phải thu, phải trả đối với từng đối tượng trong và ngoài công ty về mặt giá trị và thời hạn; Kiểm tra, giám sát quá trình thanh toán các khoản phải thu khách hàng để đôn đốc khách hàng trả nợ, tránh bị chiếm dụng vốn; Theo dõi các khoản nợ phải trả để phổi hợp với kế toán tiền mặt lên kế hoạch và thực hiện trả nợ đúng thời hạn. 4.1.6. Kế toán tiền lương kiêm chi phí giá thành Căn cứ vào các chứng từ liên quan đến tiền lương công nhân do phòng hành chính chuyển lên như Bảng chấm công và bảng tính lương và các khoản phải trích theo lương, kế toán tiền lương kiểm tra lại số liệu và tiến hành vào sổ chi phí. Kế toán tiền lương kiêm kế toán chi phí giá thành có nhiệm vụ dựa trên các hợp đồng kinh tế và định mức chi phí từng sản phẩm lập bảng tính giá thành kế hoạch, cuối kỳ tổng hợp các khoản chi phí và tiến hành phân bổ theo giá kế hoạch để tính ra giá thành sản phẩm nhập kho và chi phí dở dang cuối kỳ và theo dõi tình hình biến động thành phẩm sản xuất. Ngoài ra, phòng còn 1 nhân viên tập sự có nhiệm vụ giúp đỡ công việc của các kế toán phần hành như phân loại các chứng từ đến, lập các chứng từ khi có yêu cầu… 4.2. Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán Được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp 2005, toàn bộ hoạt động kế toán tài chính của công ty tuân theo các quy định trong Quyết định số 15/2006 ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Tài chính, có sự vận dụng linh hoạt, phù hợp với đặc điểm hoạt động của công ty, trước hết là việc áp dụng kế toán máy vào hạch toán kế toán. Cụ thể: 2.2.1 Đặc điểm vận dụng chế độ chứng từ: Chứng từ kế toán là cơ sở để xác minh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và căn cứ đầu tiên cho việc ghi sổ và lập BCTC. Với Công ty TNHH Nhựa Composite Việt Á, là một doanh nghiệp sản xuất tiến hành tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất: mua yếu tố đầu vào, tiến hành sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đầu tư vốn… nên số lượng các loại chứng từ được sử dụng tại công ty rất phong phú và đa dạng, đảm bảo phản ánh đầy đủ và chính xác nội dung các nghiệp vụ kế toán phát sinh. Có thể phân các chứng từ thành 5 nhóm liên quan đến Hàng tồn kho, Tiền lương và nhân viên, Bán hàng, Tiền tệ và TSCĐ. Công ty có quy định rõ ràng về trách nhiệm lập, luân chuyển, kiểm tra, ký duyệt và lưu giữ, bảo quản chứng từ cho từng phòng ban, bộ phận. Phòng quản lý sản xuất lập các chứng từ liên quan đến hàng tồn kho và sản xuất như:Phiếu nhập xuất, Biên bản bàn giao vật tư hàng hoá… Phòng tổ chức – hành chính tập hợp các chứng từ liên quan đến lao động như Bảng chấm công, lập Bảng tính tiền lương, tiền thưởng… Phòng kế toán lập Phiếu thu, Phiếu chi, Hoá đơn GTGT… đồng thời chịu trách nhiệm tập hợp và bảo quản các chứng từ. Bên cạnh các yếu tố theo quy định, để thuận tiện cho công tác kiểm tra và ghi sổ kế toán, trên các chứng từ thường có thêm phần định khoản kế toán. Các chứng từ được tập hợp tại phòng kế toán, giao cho nhân viên kế toán phần hành kiểm tra lại và tiến hành ghi sổ chi tiết, từ đó phần mềm kế toán tự động kết xuất chứng từ ghi sổ. Do áp dụng kế toán máy vào công tác kế toán nên để đơn giản cho việc kiểm tra và đối chiếu, công ty lập một chứng từ ghi sổ tương ứng với một chứng từ gốc. 2.2.2 Đặc điểm vận dụng chế độ tài khoản Công ty áp dụng hệ thống tài khoản được ban hành theo Quyết định số 15/2006 của Bộ Tài chính, được mở chi tiết thành các tài khoản con theo yêu cầu của quản lý và tổ chức hạch toán kế toán. Việc mã hoá không theo quy luật nhất định mà tuỳ đặc điểm của đối tượng kế toán mà tài khoản phản ánh Ví dụ: Tài khoản 112 sẽ được chi tiết theo các ngân hàng công ty mở tài khoản: TK 1121: Tiền gửi Ngân hàng Mỹ Hào, Hưng Yên TK 1122: Tiền gửi Ngân hàng Ngoại thương Hải Dương Tài khoản 152 được chi tiết thành 5 tài khoản cấp 2 theo vai trò và mức độ sử dụng các loại nguyên vật liệu trong sản xuất là: TK 1522: Nguyên vật liệu chính –nhựa Composite TK 1523: Nguyên vật liệu phụ TK 1525: Nguyên vật liệu chính - Công tơ TK 1526: Nguyên vật liệu chính - Aptomat TK 1527: NGuyên vật liệu chính - Cầu đấu. Cũng do đặc thù của một doanh nghiệp sản xuất nên có một số tài khoản không được công ty sử dụng như: TK 156 (công ty là doanh nghiệp sản xuất thuần tuý và không kinh doanh thương mại, mua bán hàng hoá), TK 157 (công ty tiêu thụ sản phẩm theo các hợp đồng kinh tế và không qua ký gửi tại các cửa hàng đại lý)… Hệ thống tài khoản được các nhân viên kế toán nắm rõ và vận dụng thành thạo vào việc hạch toán. 2.2.3 Đặc điểm vận dụng chế độ sổ kế toán Để tạo thuận lợi cho công tác ghi sổ kế toán và giảm nhẹ lao động kế toán, công ty lựa chọn hình thức sổ kế toán Chứng từ ghi sổ với sự trợ giúp của phần mềm kế toán Effect và phần mềm vi tính văn phòng Microsoft Excell. Phần mềm effect là một phần mềm khá đơn giản, dễ sử dụng và có khả năng cung cấp hệ thống các báo cáo kế toán đa dạng và phong phú. Theo hình thức này, các loại sổ kế toán của công ty bao gồm: Sổ, thẻ kế toán chi tiết Chứng từ ghi sổ Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ Cái Hạch toán tổng hợp được khái quát theo sơ đồ sau: Cụ thể: Hàng ngày, kế toán nhập chứng từ kế toán vào máy tính thông qua màn hình nhập liệu của từng loại chứng từ. Phần mềm kế toán tự động kết xuất ra chứng từ ghi sổ, mỗi chứng từ gốc tương ứng với 1 chứng từ ghi sổ. Số liệu từ chứng từ này được phần mềm tự động chuyển vào Sổ kế toán chi tiết và vào Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, từ đó chuyển vào Sổ Cái tài khoản có liên quan. Chứng từ kế toán Sổ quỹ Phần mềm kế toán Sổ thẻ kế toán chi tiết. Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Chứng từ ghi sổ Sổ cái Báo cáo tổng hợp Bảng cân đối số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Sơ đồ 4-2: Hạch toán tổng hợp theo phương pháp chứng từ ghi sổ Cuối tháng, kế toán thực hiện bút toán khoá sổ, máy tính tự động tính ra tổng số tiền trên Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, Tổng số phát sinh Nợ, Có, Số dư của từng tài khoản và lên Bảng cân đối số phát sinh, các Báo cáo kế toán và báo cáo quản trị. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp và chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác theo thông tin đã cập nhật trong kỳ, vì thế, tính chính xác của giai đoạn nhập chứng từ là rất quan trọng. Nhân viên kế toán sẽ đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán và các báo cáo sau khi đã in ra giấy. Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán chi tiết, tổng hợp được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay. 2.2.4 Đặc điểm vận dụng chế độ báo cáo Hệ thống báo cáo của công ty bao gồm các báo cáo tài chính và báo cáo quản trị. Báo cáo tài chính được lập theo mẫu quy định của Quyết định số 15/2006 bao gồm: Bảng Cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, Báo các lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh Báo cáo tài chính. Các báo cáo này do Kế toán tổng hợp lập dựa trên tổng hợp số liệu của các phần hành, thực hiện định kỳ cuối năm tài chính hoặc bất thường theo yêu cầu. Báo cáo sau khi lập chuyển cho kế toán trưởng và Giám đốc kiểm tra và ký duyệt để nộp cho Tập đoàn hoặc Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền như Cục thuế huyện… Bên cạnh các báo cáo tài chính, để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, phòng kế toán còn lập các Báo cáo quản trị. Số lượng các báo cáo khá đa dạng và tuỳ thuộc vào yêu cầu từng thời kỳ. Mỗi phần hành kế toán lập các báo cáo riêng. Kế toán vật tư lập các báo cáo liên quan đến vật tư như: Bảng tổng hợp Công cụ dụng cụ, Bảng tổng hợp Nguyên vật liệu để tổng hợp tình hình mua sắm sử dụng các loại vật tư trong tháng, xác định số vật liệu tồn kho, trên cơ sở đó lên kế hoạch mua sắm cho tháng tiếp theo. Kế toán chi phí giá thành lập các báo cáo giá thành sản xuất của từng tháng so sánh với giá thành kế hoạch để xem xét tình hình tuân thủ định mức vật tư và tình hình hao phí nguyên vật liệu nhằm không ngừng tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Kế toán thanh toán lập Bảng tổng hợp phải trả người bán, Bảng tổng hợp công nợ theo thời gian… cung cấp các thông tin về tình hình thanh toán, giúp quản lý đưa ra các quyết định liên quan đến lựa chọn khách hàng để ký kết các hợp đồng kinh tế, phối hợp với kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng kiêm thủ quỹ lên kế hoạch thanh toán cho tháng tới trình Giám đốc. Phần lớn các báo cáo này được lập dưới sự hỗ trợ của phần mềm máy tính để cung cấp cho quản lý định kỳ hoặc khi có nhu cầu. 4.3 Đặc điểm một số phần hành kế toán chủ yếu 4.3.1 Kế toán phần hành nguyên vật liệu Là một đơn vị chuyên sản xuất và cung cấp các sản phẩm Nhựa và Composite, chủ yếu là các loại hộp công tơ phục vụ cho khối Điện lực và công nghiệp, vật tư chiếm một phần lớn trong tổng tài sản lưu động của công ty với tổng số danh điểm vật tư lên đến gần 200 loại. Việc quản lý tốt tất cả các khâu từ thu mua, dự trữ và sử dụng vật liệu là điều kiện cần thiết để bảo đảm chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất, giảm giá thành và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nội dung công tác tổ chức hạch toán vật tư bao gồm các vấn đề sau: a. Phân loại và tính giá vật tư: Nhằm tạo thuận lợi cho việc quản lý và hạch toán, công ty đã tiến hành phân loại vật tư theo vai trò và tác dụng của chúng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Theo đó, vật tư gồm các loại sau: *) Đối với NVL: Sản phẩm của công ty phần lớn là các thiết bị điện (hộp công tơ…) được tạo thành từ rất nhiều các chi tiết, bộ phận. Vì thế, số lượng các loại NVL của công ty là rất lớn nhưng đa số có giá trị khá nhỏ. Để đơn giản, công ty phân thành NVL chính và NVL phụ. - NVLC: Là những NVL chủ yếu, cấu thành nên các bộ phận chính, chiếm phần lớn giá thành của sản phẩm, bao gồm 3 loại: Nhựa (nhựa Composite, PVC, PC Singapore,… trong đó nhựa Composite là NVL được sử dụng nhiều nhất), Aptomat (aptomat S232 ABB, aptomat 1P63A….), Gông treo cột (gông treo cột hộp 1 công tơ 1pha loại 1, gông treo cột 2-4 công tơ 1 pha…) - NVL phụ: Các loại bulông, ốc vít, hộp cactôn 3 lớp, mác đề can, băng dính bao gói… Trên cơ sở các hợp đồng kinh tế, cán bộ kế hoạch lên kế hoạch các loại vật tư cần thiết để sản xuất sản phẩm và giao cho cán bộ vật tư tiến hành thu mua. Ngoại trừ Nhựa Composite phải nhập khẩu từ nước ngoài (Trung Quốc, Hàn Quốc…), các loại vật tư khác đều được mua từ các nhà cung cấp trong nước như: Công ty sx và thương mại nhựa Việt Quang, công ty Dây và Cáp điện Thượng Đình, Công ty hoá chất và vật tư kỹ thuật Sông Lam… *) Đối với CCDC: Các CCDC được sử dụng phần lớn trong giai đoạn gia công các bán thành phẩm và lắp ráp các chi tiết, bộ phận như mũi khoan, mũi Taro, dao cắt, cân, kìm… Đồng thời, trong quá trình sản xuất, lao động công ty được trang bị các dụng cụ bảo hộ công nghiệp như Khẩu trang, găng tay vải bạt, mũ bảo hộ,… Các loại CCDC này thường có giá trị nhỏ nên giá trị CCDC được xuất vào kỳ nào tính hết vào chi phí của kỳ đó. Vật tư mua về được nhập kho theo giá thực tế và xuất theo tiến độ sản xuất khi có giấy đề nghị của Tổ trưởng tổ sản xuất. Giá thực tế xuất được tính theo phương pháp bình quân cuối kỳ dự trữ nên mỗi lần xuất chỉ quan tâm đến số lượng NVL xuất dùng. Cuối năm, công ty lập Ban kiểm nghiệm gồm kế toán vật tư, thủ kho và cán bộ vật tư của phòng QLSX.để tiến hành kiểm kê kho nhằm đối chiếu về mặt số lượng vật tư tồn kho giữa thẻ kho với sổ sách kế toán. b) Tổ chức hạch toán ban đầu: Các loại chứng từ được sử dụng trong phần hành vật tư bao gồm: *) Đối với việc nhập vật tư: Hầu hết các loại NVL đều được mua trong nước, khi đó chứng từ nguồn là Hợp đồng thương mại, Hoá đơn thuế GTGT do bên bán cung cấp. Trong trường hợp nhập khẩu (chủ yếu là nhựa Composite) chứng từ nguồn là Hợp đồng thương mại hoăc Hoá đơn thương mại, Tờ khai hàng hoá nhập khẩu, giấy thông báo thuế của hải quan… Trên cơ sở đó, nhân viên thu mua tiến hành lập bảng tính giá hàng nhập khẩu (quy ra VNĐ). Với những lần thu mua vật tư có giá trị lớn, công ty tiến hành kiểm nghiệm và lập Biên bản bàn giao (05 bản) có sự ký nhận của đại diện 2 bên. Các chứng từ nguồn là cơ sở để lập phiếu nhập kho (3 liên). Do các nghiệp vụ mua vào đều được tiến hành theo kế hoạch sản xuất và phòng kế toán ở cách xa Nhà máy sản xuất nên để đơn giản, việc lập phiếu được giao cho cán bộ thu mua vật tư. Trên phiếu nhập đồng thời ghi định khoản Nợ, Có. Sau khi kiểm nghiệm, Thủ kho tiến hành kiểm nhận vật tư, ghi số lượng thực nhập vào phiếu nhập kho và thẻ kho. Phiếu nhập sau đó được chuyển lên phòng kế toán để vào sổ. *) Đối với nghiệp vụ xuất vật tư: Nghiệp vụ xuất vật tư cũng được tiến hành theo thủ tục như việc nhập vật tư và theo kế hoạch sản xuất. Quy trình luân chuyển chứng từ xuất được khái quát qua sơ đồ sau: Thủ kho Cán bộ vật tư Trưỏng phòng QLSX kế toán vật tư Quản đốc xưởng Ghi sổ và bảo quản xuất kho Ký duyệt Lập phiếu xuất kho Giấy đề nghị xuất vật tư Sơ đồ 4-3: Quy trình luân chuyển Phiếu xuất kho c) Tổ chức hạch toán chi tiết vật tư: Để cung cấp thông tin một cách kịp thời, chính xác, công ty lựa chọn tổ chức hạch toán chi tiết theo phương pháp thẻ song song: Phiếu nhập - Bảng cân đối NVL - Bảng cân đối công cụ, dụng cụ Sổ kế toán chi tiết Thẻ kho Phiếu xuất Kế toán tổng hợp Sơ đồ 4-4: Hạch toán chi tiết vật tư theo phương pháp thẻ song song Tại kho, thủ kho mở thẻ kho cho từng loại vật tư ở từng kho để theo dõi tình hình Nhập-xuất-tồn của từng loại theo số lượng. Cơ sở để ghi thẻ kho là các chứng từ Nhập, Xuất. Mỗi chứng từ ghi 1 dòng trên thẻ kho. Thẻ kho là cơ sở để tiến hành đối chiếu với kế toán vật tư vào cuối kỳ. Tại phòng kế toán: Kế toán mở sổ chi tiết theo từng loại nguyên vật liệu để theo dõi cả về số lượng và giá trị. Mỗi nguyên vật liệu được quản lý thông qua một mã số riêng. Khi có nhu cầu về thông tin của một loại nào đó, kế toán chỉ nhập mã số này tại phần "sổ sách, báo cáo", phần mềm sẽ tự động kết xuất ra sổ chi tiết liên quan. Số liệu trên các sổ này được máy tính tự động kết chuyển từ việc cập nhật các phiếu nhập, xuất kho. Cuối tháng phần mềm tự động lên Bảng cân đối nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ để làm căn cứ đối chiếu với thẻ kho và với kế toán tổng hợp. d) Tổ chức hạch toán tổng hợp: Là một doanh nghiệp sản xuất nên số lượng các nghiệp vụ nhập xuất diễn ra tương đối nhiều và thường xuyên, nhưng do quy mô sản xuất không quá lớn nên công ty tổ chức hạch toán tổng hợp vật tư theo phương pháp kê khai thường xuyên nhằm theo dõi một cách thường xuyên, liên tục tình hình vật tư. Quy trình ghi số kế toán tổng hợp được khái quát qua sơ đồ sau: Chứng từ nhập xuất Phần mềm kế toán Sổ kế toán chi tiết TK 152, 153 Chứng từ ghi sổ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ cái TK 152, 153 Bảng cân đối NVL, CCDC Bảng cân đối số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Sơ đồ 4-5: Hạch toán tổng hợp vật tư theo phương pháp chứng từ ghi sổ Tài khoản sử dụng trong hạch toán tổng hợp vật tư bao gồm: - TK 152: Nguyên vật liệu: được chi tiết thành 5 tài khoản cấp 2 theo vai trò và mức độ sử dụng của nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất: TK 1522: Nguyên vật liệu chính-nhựa Composite TK 1523: Nguyên vật liệu phụ TK 1525: Nguyên vật liệu chính-Công tơ TK 1526: Nguyên vật liệu chính-Aptomat TK 1527: Nguyên vật liệu chính-Cầu đấu. - TK 153: Công cụ, dụng cụ TK 1531: Công cụ, dụng cụ cho sản xuất (ví dụ: mũi Taro, cân loại 5kg…) TK 1532: Đồ dùng văn phòng TK 1533: Bảo hộ lao động TK 1538: Công cụ lao động khác 4.3.2 Kế toán phần hành TSCĐ a) Đặc điểm TSCĐ của công ty Là một doanh nghiệp sản xuất, TSCĐ chiếm một giá trị lớn trong tổng Tài sản của công ty và được phân làm 2 loại là TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình. *) TSCĐ hữu hình gồm nhà cửa, vật kiến trúc; máy móc, thiết bị; phương tiện vận tải và TSCĐ khác. Trong đó, công trình nhà máy tại Văn Lâm, Hưng Yên là TSCĐHH có giá trị lớn nhất, gần 13 tỷ đồng. Máy móc thiết bị bao gồm các loại TSCĐ được sử dụng tại phân xưởng, phục vụ cho quá trình sản xuất ra các sản phẩm, gồm: các máy ép nhựa (máy ép thuỷ lực, máy ép nhựa…); Khuôn ép định hình sản phẩm như: khuôn ép loại nắp hộp công tơ, đế công tơ, cầu đấu... Hiện tại công ty có 15 máy ép và nhiều khuôn ép các loại. Phương tiện vận tải bao gồm ôtô tải và ôtô con phục vụ cho công tác bán hàng và quản lý. Các TSCĐ khác dùng cho văn phòng như: máy tính, photocopy, máy fax… *) TSCĐ vô hình: gồm quyền sử dụng khu đất Nhà máy của công ty, có giá trị 1.2 tỷ đồng. Các TSCĐ được giao cho các bộ phận sử dụng quản lý về mặt hiện vật. Đối với nhà máy, bộ phận bảo vệ và cán bộ kỹ thuật của phòng quản lý sản xuất có trách nhiệm phối hợp với quản đốc phân xưởng để bảo quản các TSCĐ, tiến hành bảo dưỡng thường xuyên và sữa chữa kịp thời khi có sự cố xẩy ra. TSCĐ đồng thời được quản lý về mặt số lượng và giá trị bởi kế toán vật tư kiêm TSCĐ. Theo đó, mỗi TSCĐ hoặc các TSCĐ cùng loại có giá trị nhỏ sẽ được mở một bộ hồ sơ riêng tập hợp toàn bộ các chứmg từ liên quan đến TSCĐ từ khi đưa vào sử dụng cho đến khi thanh lý, nhượng bán. b) Tổ chức hạch toán ban đầu Các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ chủ yếu gồm: tăng TSCĐ (do mua sắm, xây dựng cơ bản hoàn thành), giảm TSCĐ (thanh lý), khấu hao TSCĐ và sữa chữa thường xuyên. *) Đối với nghiệp vụ tăng TSCĐ: TSCĐ tăng chủ yếu do mua sắm. Khi có nhu cầu, bộ phận sử dụng lập Phiếu đề xuất. Đối với các TSCĐ dùng cho công tác văn phòng, phiếu đề xuất được gửi lên cho cán bộ phòng tổ chức hành chính để lập Giấy đề xuất xin Giám đốc ký duyệt. Nếu Giám đốc đồng ý, cán bộ tổ chức tiến hành mua TSCĐ dựa trên giấy báo giá của các nhà cung cấp. TSCĐ sẽ được kiểm tra bởi cán bộ kỹ thuật và lập Biên bản bàn giao thiết bị kèm bảo hành, có chứng nhận của người giao hàng, người nhận hàng và bộ phận sử dụng, và giao Hoá đơn GTGT. Trong trường hợp mua sắm TSCĐ dùng cho sản xuất sẽ do phòng QLSX trực tiếp đề nghị Giám đốc và tổ chức mua sắm, tiếp nhận. Các thủ tục được tiến hành tương tự như trên. Các chứng từ liên quan được kế toán TSCĐ tập hợp thành hồ sơ, làm căn cứ để nhập vào phiếu TSCĐ, từ đó các thông tin liên quan sẽ được máy tính tự động kết chuyển vào các sổ sách có liên quan. *) Đối với nghiệp vụ giảm TSCĐ: Công ty chỉ tiến hành thanh lý TSCĐ khi đã khấu hao hết. Do mới thành lập nên các nghiệp vụ thanh lý ít xẩy ra, chủ yếu là đối với các TSCĐ dùng cho văn phòng có giá trị không lớn. Theo đó, bộ phận sử dụng lập Giấy đề xuất thanh lý lên Giám đốc, khi được ký duyệt, bộ phận thanh lý sẽ đánh giá giá trị còn lại của tài sản và lập Biên bản thanh lý tài sản cố định. Dựa trên các chứng từ này, kế toán thực hiện việc xoá sổ tài sản. *) Đối với nghiệp vụ khấu hao: Bảng tính khấu hao TSCĐ được kế toán TSCĐ lập vào cuối mỗi tháng với sự trợ giúp của phần mềm Excel. c) Tổ chức hạch toán chi tiết TSCĐ được theo dõi trên một sổ chi tiết TK 211, chi tiết theo từng tài sản. Mỗi tài sản được quản lý thông qua một mã số riêng. Khi có nhu cầu về thông tin của một tài sản nào đó, kế toán chỉ cần nhập mã số này, phần mềm kế toán sẽ tự động kết xuất ra sổ chi tiết tương ứng. Số liệu trên sổ này được phần mềm tự động điền thông qua việc cập nhật các chứng từ tăng giảm TSCĐ trên màn hình cập nhật "Phiếu TSCĐ". Cuối tháng, kế toán tiến hành lập bảng tính khấu hao TSCĐ dựa trên sự hỗ trợ của phần mền Excel. Kết quả tính sẽ được cập nhật vào sổ kế toán chi tiết TK 214, chi tiết thành 2141 và 2141 cùng các sổ liên quan thông qua màn hình cập nhật "phiếu TSCĐ"-khấu hao TSCĐ tháng. Cuối kỳ, phần mềm kế toán đồng thời cung cấp các báo cáo TSCĐ cung cấp thông tin về nguyên giá, giá trị khấu hao và giá trị còn lại của tất cả các TSCĐ mà công ty đang sử dụng. Tổ chức hạch toán tổng hợp Để hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ, công ty sử dụng các tài khoản sau: - TK 211 "TSCĐ hữu hình": chi tiết thành 4 tài khoản cấp 2 theo loại TSCĐ TK 2111 Nhà cửa, vật kiến trúc TK 2112 Máy móc, thiết bị TK 2113 Phương tiện vận tải TK 2118 TSCĐ khác - TK 213 TSCĐ vô hình, chi tiết TK 2113 Quyền sử dụng đất. - TK 214 Hao mòn TSCĐ, chi tiết: TK 2141: Hao mòn TSCĐ hữu hình TK 2143: Hao mòn TSCĐ vô hình. Hạch toán tổng hợp được khái quát theo sơ đồ: Chứng từ tăng, giảm TSCĐ Bảng tính khấu hao TSCĐ Phần mềm kế toán Sổ chi tiết TK 211, 213, 214 Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Chứng từ ghi sổ Báo cáo TSCĐ Sổ cái TK 211, 214 Bảng cân đối số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Sơ đồ 4-6: Hạch toán tổng hợp TSCĐ theo phương pháp chứng từ ghi sổ 4.3.3 Kế toán phần hành tiền lương và các khoản trích theo lương Là một doanh nghiệp sản xuất nên lao động là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh công ty. Việc hạch toán các khoản chi phí liên quan đến lao động bao gồm tiền lương, tiền thưởng, các khoản phụ cấp và các khoản trích theo lương là cơ sở để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, đồng thời phục vụ cho việc quản lý nhân sự của công ty. Đặc điểm lao động và sử dụng lao động tại công ty: *) Số lượng lao động: Tổng số lao động hiện tại của công ty là 120 người theo cơ cấu như sau: Chỉ tiêu 2005 2006 2007 1, Tổng số lao động 73 107 120 - LĐ trực tiếp 50 78 87 - LĐ gián tiếp 23 29 32 Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Bảng 2: Số lượng lao động của công ty qua các năm Với đặc thù của một doanh nghiệp sản xuất, lao động trực tiếp chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng số lao động của công ty, trong đó công nhân kỹ thuật và lao động phổ thông là chủ yếu do quy trình công nghệ sản xuất không quá phức tạp. Do mới thành lập và đang trong quá trình phát triển nên hàng năm công ty đều tiến hành tuyển dụng thêm nhân viên mới. Công việc tuyển dụng được giao cho phòng tổ chức-hành chính tiến hành theo quy trình được xây dựng từ trước. Hợp đồng lao động được ký kết giữa người lao động với công ty quy định rõ mức lương cấp bậc (có xét đến trình độ chuyên môn), thời gian lao động, chế độ khen thưởng, tăng lương. BHXH, BHYT… Phòng hành chính chịu trách nhiệm theo dõi số lượng nhân viên hiện có thông qua hồ sơ nhân sự, bao gồm hợp đồng lao động và bảng danh sách nhân sự của công ty. *) Thời gian lao động: Các nhân viên hành chính làm việc theo ngày, từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 hàng tuần. Việc theo dõi thời gian lao động của từng người được giao cho trưởng các phòng phụ trách. Đối với công nhân sản xuất, thời gian lao động được tính theo ca, 8h/ca/ngày. Riêng đối với các tổ ép nhựa, do đặc điểm máy ép nhựa phải hoạt động liên tục nên các tổ này phải làm việc cả ca đêm và ngày chủ nhật, liên tục 3ca/ngày. Thời gian lao động của công nhân sản xuất được giao cho quản đốc phân xưởng theo dõi thông qua Bảng chấm công. Cuối tháng, bảng chấm công của các bộ phận được chuyển lên phòng tổ chức-hành chính để tiến hành tính và trả lương. Ngoài ra, theo quy định của công ty, mỗi công nhân viên được nghỉ phép 12 ngày trong năm, đối với những người làm việc lâu năm thì tăng lên theo thâm niên làm việc tại công ty (cứ 5 năm tăng thêm 1 ngày nghỉ). *) Tính lương công nhân viên: Hiện nay, công ty áp dụng phương pháp tính lương theo thời gian đối với toàn công ty. Theo đó, tiền lương của mỗi công nhân viên được xác định dựa trên mức lương cơ bản và thời gian làm việc của mỗi người. Mức lương cơ bản được thoả thuận trong hợp đồng lao động dựa trên cấp bậc chức vụ, trình độ chuyên môn, trình độ tay nghề và thâm niên làm việc của từng người. Hiện tại, công ty áp dụng hai hệ thống thang bảng lương cho khối văn phòng và công nhân sản xuất. Đối với các công nhân sản xuất, thang lương được chia thành 3 cấp, mỗi cấp gồm 5 bậc nhỏ. Cuối năm, những công nhân viên có kết quả làm việc tốt sẽ được trưởng các bộ phận đề nghị phòng nhân sự và công ty xét tăng mức lương cơ bản. Lương cụ thể của từng người được tính như sau: = x Với những ngày làm thêm công nhân sẽ được hưởng 150% lương ngày thường và ngày Tết là 200%, công nhân làm ca đêm sẽ có thêm tiền phụ cấp. *) Chế độ khen thưởng và các quy định khác: Cuối mỗi tháng, quý, năm, công ty đều tiến hành đánh giá kết quả công việc thông qua phiếu đánh giá kết quả công việc được xây dựng phù hợp với từng chức vụ, công việc trong công ty, bao gồm 7 tiêu chí tương ứng với 160 điểm là: Báo cáo công tác tuần; Công tác chuyên môn nghiệp vụ; Giải quyết các công việc liên quan; Ý thức trách nhiệm với công việc; Chấp hành nội quy lao động, quy chế làm việc; Thực hiện hệ thống quản lý chất lượng ISO và Sự phối hợp với các phòng ban, bộ phận có liên quan. Người lao động sẽ tự đánh giá kết quả làm việc của mính, sau đó người trực tiếp quản lý đánh giá và cuối cùng là Hội đồng Thi đua-khen thưởng-kỷ luật. Tổng cộng số điểm đánh giá là cơ sở xếp loại kết quả và hệ số thưởng h, từ đó tính lương thực hưởng: Lương phải trả = Lương tháng * h + Lương phụ cấp + Tiền ăn ca + Lương làm thêm – 6% BHYT, BHXH. Tồng điểm 201-250 161-200 151-160 136-150 dưới 136 Xếp loại A B C D E h 1.3 1.1 1 0.9 0.8 Nguồn: Phòng tổ chức-hành chính Bảng 3: Xếp loại kết quả làm việc Hàng tháng, phòng tổ chức-hành chính trích nộp BHXH, BHYT theo tỷ lệ quy định: 15% BHXH, 2% BHYT để trích vào chi phí và 6% khấu trừ lương công nhân viên. Riêng với KPCĐ do người lao động tự đóng góp cho công đoàn với mức 10 000đ/người. b) Tổ chức hạch toán ban đầu Chứng từ để hạch toán cơ cấu lao động là các quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm, sa thải, khen thưởng. Chứng từ nguồn để hạch toán thời gian lao động là Bảng chấm công, Giấy nghỉ phép, phiếu nghỉ ốm… Cuối tháng, các chứng từ này được tập hợp lên phòng tổ chức-hành chính để kiểm tra lại và tiến hàng tính lương cho công nhân viên với sự hỗ trợ của phần mềm Excel, lập Bảng thanh toán tiền lương, Bảng thanh toán tiền thưởng, Bảng trích nộp BHYT, BHXH. Các bảng này được chuyển lên Giám đốc ký duyệt sau đó chuyển sang kế toán tiền lương. Kế toán tiền lương kiểm tra lại chứng từ, tiến hành nhập số liệu vào sổ và lập Giấy đề nghị thanh toán. Thũ quỹ tiến hành trích quỹ để thanh toán lương cho công nhân viên. Tổ chức hạch toán chi tiết Kế toán sử dụng sổ chi tiết các tài khoản 334 và 338 để theo dõi chi tiết các khoản tạm ứng, thanh toán… cho công nhân viên trong kỳ, trong đó TK 338 Phải trả, phải nộp khác được chi tiết được thành TK 3383 - BHXH và TK3384 - BHYT Số liệu trên các sổ này được phần mềm tự động kết chuyển từ việc cập nhật các Bảng thanh toán tiền lương, tiền thưởng, các khoản phụ cấp và Bảng kê trích nộp các khoản phải trích theo lương do phòng tổ chức-hành chính chuyển lên thông qua màn hình cập nhật "Chứng từ khác" và từ các phần hành kế toán có liên quan. Tổ chức hạch toán tổng hợp Hạch toán tổng hợp phần hành tiền lương và các khoản phải trích theo lương sử dụng các tài khoản: TK 334: Phải trả công nhân viên TK 338: Phải trả, phải nộp khác, trong đó có Tài khoản chi tiết được sử dụng trong phần hành này là: TK 3383: BHXH TK3384: BHYT TK 3388: Phải trả, phải nộp khácChứng từ lao động-tiền lương Phần mềm kế toán Sổ chi tiết TK 334, 338 Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Chứng từ ghi sổ - Bảng tính lương, tiền thưởng và các khoản phụ cấp - Bảng trích lập BHXH, BHYT Sổ cái TK 334, 338 Bảng cân đối số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Sơ đồ 4-7: Hạch toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương theo phương pháp chứng từ ghi sổ 4.3.4 Kế toán phần hành chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu kinh tế quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như tình hình quản lý và sử dụng các yếu tố sản xuất của công ty. Vì thế, tổ chức công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm là một bộ phận rất quan trọng trong tổ chức hạch toán kế toán của công ty. a) Đặc điểm công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty: *) Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất: Xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất là khâu đầu tiên và đặc biệt quan trọng trong toàn bộ công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở mỗi doanh nghiệp. Đối với Công ty TNHH NHựa Composite Việt Á, chủng loại sản phẩm của công ty là khá nhiều nhưng đều được sản xuất tập trung tại phân xưởng. Vì thế công ty đã lựa chọn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất theo nơi phát sinh chi phí là xưởng sản xuất. Theo đó, toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh tại xưởng sản xuất trong tháng được kế toán tập hợp theo từng khoản mục phí, cuối tháng tổng hợp làm cơ sở để tính ra giá thành sản phẩm hoàn thành. Các chi phí sản xuất của công ty được phân làm 3 loại theo khoản mục phí là: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, Chi phí nhân công trực tiếp và Chi phí sản xuất chung. - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là khoản mục chi phí chiếm phần lớn tổng chi phí sản xuất của công ty, từ 80-85%, bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chính và phụ được sử dụng vào quá trình sản xuất, cấu thành nên giá thành sản phẩm. Trong đó, nhựa, chủ yếu là nhựa Composite, là nguyên vật liệu chính được sử dụng trong việc sản xuất tất cả các sản phẩm của công ty. Bên cạnh đó, tuỳ vào từng loại sản phẩm cụ thể sẽ có thêm các chi phí nguyên vật liệu chính khác như: sản phẩm hộp công tơ sẽ có thêm aptomat, cầu đấu… Trong mỗi loại sản phẩm số lượng các chi tiết cũng khác nhau: Hộp 1 công tơ 1pha chỉ sử dụng 1aptomat, hộp 2 công tơ 1pha sử dụng 2 aptomat… Căn cứ vào vai trò của các loại nguyên vật liệu trong việc cấu thành nên giá trị sản phẩm mà chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được hạch toán thành các khoản mục: chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp-nhự Composite, chi phí nguyên vật liệu phụ trực tiếp, chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp-aptomat, chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp-cầu đấu, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp-công tơ. - Chi phí nhân công trực tiếp: Do quy trình công nghệ sản xuất khá đơn gi._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22520.doc
Tài liệu liên quan