Báo cáo Thực tập tại Sở kế hoạch & Đầu tư Ninh Bình

Lời nói đầu Trong thời đại ngày nay với xu thế quốc tế hoá, toàn cầu hoá trên phạm vi toàn thế giới. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế này, các dòng vốn được lưu chuyển góp phần vào việc phát triển cơ sở hạ tầng và mở rộng sản xuất kinh doanh để đảm bảo đời sống cho nhân dân. Để có thể thực hiện được công việc đó thì cần thiết phải đầu tư. Đầu tư là một hoạt động kinh tế chủ yếu quyết định sự phát triển. Xu hướng phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay là đầu tư theo dự án. Nhưng câu hỏi đặt ra l

doc39 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1253 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Sở kế hoạch & Đầu tư Ninh Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à : đầu tư vào đâu? đầu tư như thế nào để đạt được hiệu quả ? Chỉ có việc thẩm định dự án đầu tư mới có thể trả lời một cách chính xác những câu hỏi trên. Thông qua những bản báo cáo định kỳ giúp cho việc điều chỉnh hoạt động không đi chệch hướng và có những thay đổi cho phù hợp với điều kiện thực tế chính vì vậy em đã viết bản báo cáo nay. Nội dung bản báo cáo tổng hợp gồm: Phần I: Quá trình hình thành và phát triển của Sở kế hoạch và đầu tư Ninh Bình. Phần II: Quá trình quản lý hoạt động đầu tư. Phần III: Một số giải pháp nhằm nâng hiệu quả đầu tư trong tương lai. Do thời gian có hạn và trình độ còn hạn chế nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót, bởi vậy em rất mong nhận được sự góp ý từ thầy, cô và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn! PHầN I Quá trình hình thành và phát triển của Sở kế hoạch và Đầu tư Ninh Bình I. Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy cán bộ của Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Ninh Bình. 1. Chức năng Sở kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh có chức năng tham mưu tổng hợp: Về quy hoạch, kế hoạch hát triển kinh tế xã hội của tỉnh, để xuẩt chủ trương biện pháp quản lý đầu tư trực tiếp của nước ngoài tại địa phương, làm đầu mối phói hợp giữa các Sở, ngành thuộc tỉnh, dưới sự chỉ đạo chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giúp UBND tỉnh phối hợp điều hành thực hiện các mục tiêu kế hoạch của tỉnh đề ra. 2. Nhiệm vụ Tổ chức nghiên cứu tổng hợp trình UBND tỉnh về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, các cân đối chủ yếu: Tài chính, ngân sách, vốn đầu tư xây dựng, các nguồn viện trợ và hợp tác đầu tư. Phối hợp với Sở Tài chính – Vật giá xây dựng dự toán ngân sách tỉnh trình UBND tỉnh. Theo dõi nắm tình hình các đơn vị kinh tế trên địa bàn lãnh thổ để gắn với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Hướng dẫn các cấp, các ngành trong tỉnh xây dựng quy hoạch, kế hoạch các chương trình dự án có liên quan đến phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, phổ biến và hướng dẫn thực hiện pháp luật Nhà nước về kế hoạch đầu tư trực tiếp của nước ngoài trên địa bàn tỉnh, tiếp thu xem xét và đề xuất hướng giải quyết những kiến nghị khiếu nại cuẩ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Theo dõi, kiểm tra các cơ quan, đơn vị của tỉnh trong việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch các chương trình dự án phát triển, trình UBND tỉnh các chủ trương biện pháp bảo đảm các chương trình mục tiêu kế hoạch của địa phương. Trực tiếp điều hành thực hiện một số kế hoạch dối với một số lĩnh vực theo sự phân công của UBND tỉnh. Tham gia xây dựng các cơ chế chính sách về quản lý kinh tế, kiến nghị với UBND tỉnh xây dựng và vận dụng các cơ chế chính sách về quản lý kinh tế cho phù hợp với đặc điểm của địa phương và những nguyên tắc chung đã được Nhà nước quy định. Thẩm định các dự án đầu tư trong nước và nước ngoài. Thẩm định việc thành lập các doanh nghiệp, làm đầu mối quản lý việc sử dụng các nguồn vốn ODA, Phi Chính Phủ (NGO) và các nguồn vốn viện trợ khác. Quản lý vàcấp Giấy phép đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh theo Luật doanh nghiệp. Xem xét trình UBND tỉnh cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư. Tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch của toàn tỉnh với UBND tỉnh và Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tháng, quý, năm). Tổ chức việc bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác kế hoạch và đầu tư tại các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh. Cơ quan thường trực các chương trình mục tiêu Quốc gia của tỉnh. Cơ quan thường trực “ Ban đổi mới doanh nghiệp” của tỉnh. Tham mưu giúp UBND tỉnh về tổng hợp kế hoạch viện trợ Phi chính Phủ giám định đầu tư xây dựng. Thực hiện một số nhiệm vụ do UBND tỉnh và Tỉnh uỷ giao. 3. Tổ chức bộ máy cán bộ của sở kế hoạch và đầu tư: 3.1 Lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư: Có giám đốc Sở, giúp việc Giám đốc sở có các phó Giám đốc Sở. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc Sở do chủ tịch UBND tỉnh quyết định. Các phó Giám đốc Sở do chủ tịch UBND tỉnh quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo để nghị của giám đốc sở. Từ yêu cầu công tác phân công như sau: Giám đốc Sở: Phụ trách chung và chịu trách nhiệm toàn diện công tác quy hoạch, kế hoạch và đầu tư riêng của tỉnh, của Sở Kế hoạch và Đầu tư trước Tỉnh uỷ, HĐND, UBND và Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Công tác tổ chức cán bộ. Kế hoạch và Đầu tư về nông nghiệp và phát triển nông thôn về dịch vụ, ngân hàng, tín dụng, kinh tế đối ngoại v.v... Phó Giám đốc Sở: Giúp giám đốc Sở về quy hoạch, kế hoạch đầu tư lĩnh vực sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải, thẩm định dự án đầu tư, kế hoạch đấu thầu, kết quả đấu thầu, đăng ký kinh doanh. Tuỳ theo yêu cầu được Giám đốc Sở giới thiệu tham gia một số công việc do UBND tỉnh yêu cầu đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo điều hành quy hoạch,kế hoạch và đầu tư của Thỉnh uỷ và UBND tỉnh . Phó giám đốc Sở: Giúp giám đốc sở về quy hoạch, kế hoạch đầu tư lĩnh vực văn hóa -xã hội, công tác hành chính cơ quan, tổng hợp quy hoạch và chiến lược phát triển kinh tế- xã hội toàn tỉnh. Tuỳ theo yêu cầu được giám đốc Sở giới thiệu tham gia một số công việc do UBND tỉnh yêu cầu đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo điều hành về quy hoạch, kế hoạch và đầu tư của Tỉnh uỷ và UBND tỉnh. Số lượng biên chế dự kiến năm 2001: 33 người Số phòng hiện tại: 8 phòng. Phân công lãnh đạo phụ trách các phòng Phó GĐ Nguyễn Văn Ruyến Phó GĐ Lê Xuân Mộc Mộc Giám đốc Nguyễn Trọng Nội Phòng TC - Hành chính Phòng Tổng hợp KT-XH Phòng Đăng ký kinh doanh Phòng KT ĐN và hợp tác đầu tư Phòng Công nghiệp-gtvt-xây dựng Phòng Thẩm định Phòng Nông nghiệp &phát triển nông thôn Phòng Lao động-Văn xã 3.2. Mối quan hệ các phòng với nhau, quy định như sau: 3.2.1 Phòng tổng hợp KT-XH A. Phân công cán bộ trong phòng 1. Đ/c Đinh Văn Điến – Trưởng phòng: Phụ trách chung, chịu trách nhiệm trước cơ quan về chức năng, nhiệm vụ cuả phòng. Tổng hợp báo cáo về chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, các vấn đề công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân. Tổng hợp báo cáo và cân đối kế hoạch vốn đầu tư XDCB. Tổng hợp và xây dựng kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản khối cơ quan quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể. 2. Đ/c Lê Quang Hùng – Phó phòng: Theo dõi tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội. Tham gia xây dựng các báo cáo tổng hợp về quy hoạch, chiến lược vàkế hoạch phát triển kinh tế – xã hội. Theo dõi chương trình Quốc gia và chương trình KT-XH của tỉnh Theo dõi và tổng hợp quy hoạch của các ngành và các đơn vị . Tổng hợp cân đối vốn quy hoạch của các ngành và các đơn vị. Tổng hợp kế hoạch Quốc phòng –An ninh. Nghiên cứu tổng hợp những vấn đề cơ chế quản lý, hướng dẫn thực hiện phương pháp chế độ về nghiệp vụ kế hoạch. 3. Đ/c Vũ Hải Trần – Chuyên viên: - Tổng hợp kế hoạch tín dụng ngân hàng và nghiên cứu các vấn đề cơ chế, chính sách tín dụng ngân hàng. - Theo dõi và tổng hợp kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của Thị xã Ninh Bình, huyện Hoa Lư, Gia Viễn, Nho quan. - Tham gia tổng hợp kế hoạch vốn đầu tư XDCB. - Chuẩn bị tài liệu cơ bản, tham gia tổng hợp quy hoạch và chiến lược phát triển kinh tế – xã hội. 4. Đ/c Bùi Đức Chung – Chuyên viên: - Tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện kếhoạch hàng tháng, quý,6 tháng vv... báo cáo định kỳ lên Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh. - Tổng hợp kế hoạch tài chính – ngân sách. - Theo dõi và tổng hợp kế hoạch phát triển KT- XH của thị xã Tam Điệp, huyên Yên mô, Yên Khánh, Kim sơn. Tham gia tổng hợp kế hoạch phát triển KT- XH hàng năm và 5 năm. Chuẩn bị tài liệu cơ bản, tham gia tổng hợp quy hoạch và chiến lược phát triển kinh tế- xã hội. B. Mối quan hệ giữa các phòng trong cơ quan - Phòng tổng hợp là phòng đầu mối, khâu nối các phòng chuyên ngành trong quá trình xây dựng và tổng hợp kế hoạch – quy hoạch và chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, chịu trách nhiệm tổng hợp, khởi thảo các văn bản và ban hành các văn bản của Sở Kế hoạch và Đầu tư. Hoàn thiện các văn bản và chỉ tiêu kế hoạch để Lãnh đạo Sở báo cáo cấp trên. - Đối với việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế -xã hội: Trên cơ Sở các chủ trương của Đảng và Nhà nước, Nghị quyết của Đảng, văn bản hướng dẫn của Bộ kế hoạch và Đầu tư, quyết định của UBND tỉnh, phòng tổng hợp nghiên cứu phối hợp với các phòng ra văn bản hướng dẫn các đơn vị cơ sở xây dựng quy hoạch và chuẩn bị chiến lược phát triển kinh tế- xã hội chung. - Nêu yêu cầu, nội dung biểu mẫu để các phòng chuẩn bị và phối hợp. Nhận các văn bản kế hoạch của các phòng, tổng hợp dự thảo văn bản và nêu những vấn đề cần thảo luận đề Lãnh đạo sở quyết định. Hoàn thiện văn bản, phối hợp với phòng hành chính để in, đóng tài liệu gửi kèm theo yêu cầu quy định của cơ quan. Những văn bản nghiệp vụ do các phòng nghiệp vụ chủ trì soạn thảo, khi phát hành gửi lại 01 bản cho phòng Tổng hợp để phối hợp chung. - Đối với báo cáo hàng tháng, quý, năm, các phòng chuyên ngành tổng hợp, báo cáo đánh giá công tác thuộc phòng minh, báo cáo với đ/c lãnh đạo sở trực tiếp phụ trách sau đó chuyển về phòng tổng hợp trước ngày 15 hàng tháng, để phòng tổng hợp tổng hợp trình giám đốc sở báo cáo UBND tỉnh, Tỉnh uỷ và Bộ kế hoạch và đầu tư. 3.2.2. Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn A. Phân công cán bộ trong phòng: Đ/c Nguyễn Huy Toàn – Trưởng phòng: - Phụ trách chung và trực tiếp làm công tác tổng hợp của phòng, chịu trách nhiệm về toàn bộ công tác của phòng trước Lãnh đạo sở. - Nghiên cứu đề xuất chiến lược về công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp - nông thôn, nghiên cứu các vấn đề về quan hệ sản xuất và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp – nông thôn. - Tổng hợp các chương trình Quốc gia trong nông nghiệp. - Trực tiếp phụ trách khối trồng trọt. Đ/c Đinh Thị Dần – chuyên viên: - Tham gia tổng hợp kế hoạch nông – lâm nghiệp , thuỷ sản. - Trực tiếp phụ trách khối chăn nuôi, thuỷ sản, lâm nghiệp, thuỷ sản. - Tham gia xây dựng Quy hoạch, chiến lược phát triển kinh tế ngành – lâm nghiệp,thuỷ sản. - Tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch các ngành nông lâm nghiệp, thuỷ sản. Đ/c Đinh Thị Tường- Chuyên viên: - Trực tiếp phụ trách kế hoạch sử dụng đất đai và theo dõi công tác Sở Địa chính, kể cả đầu tư. - Trực tiếp theo dõi kế hoạch và thực hiện kế hoạch của khối quốc doanh nông nghiệp trung ương trên địa bàn tỉnh. - Theo dõi tổng hợp tiến độ sản xuất nông nghiệp. - Công tác bản đồ của phòng và cơ quan. B. Mối quan hệ giữa các phòng trong cơ quan: Đối với phòng Thẩm định: Tham gia ý kiến bằng văn bản về thẩm định các dự án thuộc khối nông- lâm – thuỷ sản và công nghiệp chế biến trên các nôi dung: Chủ trương đầu tư, quy mô sản xuất, nguồn vốn đầu tư. Đối với phòng công nghiệp: - Tham gia xây dựng kế hoáchản xuất công nghiệp chế biến các sản phẩm nông nghiệp. - Tham gia vào kế hoạch công nghiệp phục vụ nông nghiệp, điện, giao thông nông thôn. Đối với phòngLao động –văn xã: Tham gia lồng ghép các chương trình quốc gia và xây dựng cơ Sở hạ tầng nông thôn thuộc lĩnh vực nông- lâm, thuỷ sản, chế biến và xuất khẩu nông sản thực phẩm. 3.2.3. Phòng công nghiệp –giao thông vận tải – xây dựng A. Phân công cánbộ trong phòng: Đ/c Phan Thanh Giảng – Trưởng phòng: Phụ trách chung, chịu trách nhiệm toàn bộ côngviệc của phòng trước lãnh đạo Sở. Trực tiếp phụ trách các quy hoạch và kế hoạch công nghiệp, giao thông vận tải, hướng dẫn thủ tục về ưu đãi đầu tư trong nước. Đ/c Phan Tất Đắc- Phó phòng: Phụ trách quy hoạch và kế hoạch sản xuất vật liệu xây dựng, cấp nước, xây dựng hạ tầng cơ sở. Đ/c Tạ Thị Thái – chuyên viên: Theo dõi và tổng hợp kế hoạch công nghiệp ngoài quốc doanh. Tổng hợp kế hoạch giao thông nông thôn(kể cả đường nội thị). Đ/c Vũ Đức Chính – chuyên viên: Theo dõi doanh nghiệp Nhà Nước sản xuất công nghiệp Trung ương đóng tại địa phương. B. Mối quan hệ với các phòng trong cơ quan: Phòng Thẩm Định: Khi có chủ trương đầu tư thuộc lĩnh vực công nghiệp, giao thông, các công trình cấp thoát nước trao đổi với phòng Thẩm định để hướng dẫn chủ đầu tư lập dự án tiền khả thi và khả thi về quan điểm của ngành, quy hoạch xây dựng kình tế – xã hội toàn tỉnh. Phòng kinh tế đối ngoại: Trao đổi và thống nhất quan điểm nghiên cứu về đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp- giao thông. Phòng nông nghiệp, LĐVX: Tổng hợp kế hoạch sản xuất công nghiệp lông ghép các chương trình về lĩnh vực công nghiệp – giao thông- xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển nông thôn. 3.2.4. Phòng kinh tế đối ngoại và hợp tác đầu tư A. Phân công cán bộ phụ trách: Đ/c Đỗ Ngọc Sơn – trưởng phòng, Phụ trách chung, tổng hợp kế hoạch về dịch vụ và kinh tế đố ngoại. Đ/c Đinh Việt Dũng – chuyên viên, Theo dõi khối Thương mại, Du lịch, nguồn vốn ODA và phi chính phủ. Đ/c Nguyễn Cao Sơn- chuyên viên, Theo dõi đầu tư trực tiếp đầu tư trực tiếp nước ngoài, cấp Giấy phép đầu tư nước ngoài. B. Mối quan hệ giữa các phòng ban trong cơ quan: - Trao đổi ý kiến với các ý kiến với các phòng liên quan về chủ trương đầu tư và các vấn đề chuyên môn thuộc các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh . - Phối hợp cùng cácphòng chức năng thuộc Sở về vấn đề tổng hợp, xây dựng chỉ tiêu kế hoạch hàng năm. 3.2.5. Phòng lao động- văn xã A. Phân công cán bộ trong phòng: Đ/c Nguyễn Hữu Thụ – trưởng phòng: Phụ trách chung, chịu trách nhiệm toàn diện công tác của phòng với lãnh đạo sở, tổng hợp kế hoạch đầu tư XDCB, trực tiếp tổng hợp kế hoạch khoa học – môi trường. Đ/c Nguyễn Thị Hoà - phó phòng: Tổng hợp kế hoạch sự nghiệp KĐ- VX.Trực tiếp tổng hợp kế hoạch toàn diện các sở :Y tế, giáo dục, UDSKHHGĐ, UBBVCSTE ( các dự án thuộc UNICEF tài trợ và các tổ chức Chính phủ, Phi chính phủ về các lĩnh vực trên ), xí nghiệp liên hợp Dược ( cả SX,KD,DV). Đ/c Đào Duy Kỉnh – chuyên viên: Theo dõi tổng hợp kế hoạch toàn diện các vấn đề đời sống xã hội, xoá đói giảm nghèo, lao động việc làm tiền công thuộc Sở LĐTB-XH, trong đó có hai xí nghiệp thương binh Yên Khánh, và DV thương binh Gia Viễn. Lập và tổng kết kế hoạch đào tạo nghề thuộc các trung tâm xúc tiến việc làm. Đ/c Đỗ Thị Hiền – cán sự: Trực tiếp lập và tổng hợp kế hoạch toàn diện của các Sở. - Sở văn hoá thông tin ( trong đó có phần SXKD của xí nghiệp in NB) . - Đài phát thanh và truyền hình. - Sở thể dục thể thao . B. Mối quan hệ với các phòng trong cơ quan: Với phòng Thẩm định: Nhận hồ sơ dự án đầu tư từ phong Thẩm định, xem xét quy mô, tính phù với định hướng theo ngành và các chỉ tiêu, định mức có liên quan đến ngành mình phụ trách sau đó có ý kiến bằng văn bản. Đối với phòng Công nghiệp: Cung cấp số liệu để phòng công nghiệp tổng hợp kế hoạch theo ngành đối với xí nghiệp in, Xí nghiệp liên hợp Dược, các doanh nghiệp sản xuất thuộc văn hoá - xã hội. Tham gia với phòng kinh tế đối ngoại: các dự án đầu tư nước ngoài có liên quan đến phòng LĐ-VX. Tham gia phối hợp với phòng nông nghiệp trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội, việc làm của nông dân trong các kế hoạch của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Với phòng Tổng hợp: Phối hợp kết hợp chặt chẽ với phòng Tổng hợp về nghiệp vụ chuyên môn thuộc phòng mình phụ trách trong các văn bản hướng dẫn, các báo cáo kế hoạch. V..v... 3.2.6. Phòng Thẩm định A. Chức năng Phòng Thẩm định là phòng chuyên môn giúp lãnh đạo Sở để thực hiện công tác thẩm định các dự án đâù tư, thẩm định kế hoạch đấu thầu và kết quả đấu thầu trong nước và đầu tư nước ngoài của tỉnh: Chịu trách nhiệm cuối cùng về việc trình duyệt dự án kinh tế xã hội trước khi Lãnh đạo Sở ký trình UBND tỉnh và cấp trên. B. Nhiệm vụ Nhiệm vụ thẩm định dự án đầu tư: - Nhận hồ sơ dự án từ chủ đầu tư . - Tổ chức thẩm định: Nghiên cứu hồ sơ, khảo sát thực tế, thực địa, lấy ý kiến phòng chuyên ngành trong Sở và các cơ quan chức năng trong tỉnh, làm các thủ tục hợp đồng thuê tư vấn trình lãnh đạo ( đối với các dự án phức tạp cần phải thuê thẩm định ). - Chuẩn bị cho hội nghị lấy ý kiến của các ngành về mặt nội dung và thành phần mời họp. - Tổng hợp lập báo cáo thẩm định và tờ trình phê duyệt. Thẩm định kế hoạch đấu thầu và kết quả đấu thầu. Hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp quy về xây dựng cơ bản Thực hiện những nhiệm vụ khác khi Lãnh đạo Sở giao. C. Phân công cán bộ trong phòng Đ/c Hoàng Chí Vịnh – Phụ trách phòng: chịu trách nhiệm tổng hợp, thẩm định dự án, kế hoạch đấu thầu, kết quả đấu thầu dự án thuộc khối công nghiệp, xây dựng, du lịch, thương mại. Đ/c Phạm Ngọc Thịnh – chuyên viên: Thẩm định các dự án, kế hoạch đấu thầu thuộc khối nông- lâm nghiệp, thuỷ lợi, điện, cấp nước. Đ/c Phong – chuyên viên : Thẩm định các dự án, kế hoạch đấu thầu và kết quả đấu thầu dự án thuộc giao thông, hạ tầng đô thị. Ngoài các nhiệm vụ trên, mỗi đồng chí phải thực hiện các nhiệm vụ khác khi lãnh đạo Sở và trưởng phòng giao. D. Mối quan hệ với các phòng trong cơ quan: - Nhận hồ sơ dự án: đủ thủ tục pháp lý, có thể yêu cầu chủ đầu tư gửi các văn bản giải trình và các văn bản khác nếu thấy cần thiết. - Sau khi nhận hồ sơ, phòng thẩm định gửi một bộ cho phòng chuyên ngành và lấy ý kiến các phòng chuyên ngành. Sau 5 ngày xem xét phòng chuyên ngành gửi ý kiến ( bằng văn bản ) về phòng thẩm định. - Người được phân công thẩm định chịu trách nhiệm nhận hồ sơ dự án, chủ động gặp gỡ phòng chuyên ngành, các cơ quan chức năng để lấy ý kiến; tập hợp , tổng hợp, viết báo cáo thẩm định, thảo tờ trình phê duyệt dự án báo cáo trước tập thể phòng để lấy ý kiến; lưu trữ hồ sơ dự án ; lập dự toán và đề nghị thanh toán chi phí thẩm định. - Viết giấy báo thu lệ phí gửi phòng tổ chức hành chính, phòng tổ chức hành chính quyết toán nguồn thu. 2.3.7. Phòng đăng ký kinh doanh. A. Phân công cán bộ trong phòng: Đ/c Phạm Văn Thành – quyền trưởng phòng: Phụ trách chung, trực tiếp ĐKKD cho các doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp. Tham gia trong việc đổi mới DNNN . Hướng dẫn các huyện, thị ĐKKD cho các hộ đăng ký kinh doanh cá thể. Đ/c Đỗ Phạm Miện – chuyên: Trực tiếp làm ĐKKD cho các DNNN. Lưu trữ, tổng hợp doanh nghiệp trên địa bàn và cung cấp thông tin cho các tổ chức cá nhân có nhu cầu. Giữ dấu của phòng và thu lệ phí ĐKKD, tập hợp hồ sơ ĐKKD cá thể. Nhận báo cáo về tình hình hoạt động của các DN hoạt động trên địa bàn. B. Mối quan hệ với các phòng trong cơ quan: - Phối kết hợp với các phòng chuyên ngành trong việc thành lập doanh nghiệp. Nhà nước mới về chủ trương, thành lập thị trường tiêu thụ sản phẩm, khả năng cạnh tranh... sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước thuộc tỉnh quản lý. - Đối với phòng hành chính – tổ chức: phối kết hợp trong việc thu lệ phí ĐKKD. 2.3.8. Phòng tổ chức – hành chính. A. Phân công cán bộ trong phòng: Đ/c Ninh Thị Tâm – Trưởng phòng: - Phụ trách chung công tác tổ chức – hành chính cơ quan. - Trực tiếp phụ trách công tác tổ chức cơ quan. PHầN II Quá trình quản lý hoạt động đầu tư Tăng cường và thường xuyên phối hợp chặt chẽ trong quá trình thực hiện công tác quy hoạch, kế hoạch với các ngành, huyện, thị xã, với các đoàn thể trong tỉnh. Nhờ đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã bảo đảm tốt hơn chức năng tổng hợp tham mưu về phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện quy chế dân chủ trong quản lý điều hành công việc chuyên môn trong cơ quan. Trách nhiệm phân công chức năng nhiệm vụ của các phòng, các đồng chí cán bộ, chuyên viên rõ ràng nên đã từng bước khắc phục được những chồng chéo, giải quyết tốt mối quan hệ trong công tác giữa các phòng. Cơ quan giữ nề nếp giao ban tuần để triển khai Nghị quyết của Tỉnh uỷ và UBND tỉnh.Công tác học tập nghiên cứu đã đi vào nề nếp, các vấn đề vướng mắc về chuyên môn đã được trao đổi bàn bạc đi đến thống nhất , thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao . Công tác quản lý công chức viên chức thực hiện theo nguyên tắc quản lý của Nhà nước, triển khai thực hiện chế độ chính sách kịp thời, đáp ứng đầy đủ thông tin, vận dụng tốt chính sách của Đảng và Nhà nước vào công tác kế hoạch. Thực hiện tốt đề án giảm biên chế đã được UBND tỉnh duyệt và thực hiện đúng chỉ tiêu biên chế giao năm 2002. Đảm bảo quyền lợi về chế độ, về chính sách cho công chức viên chức trong các ngày lễ tết, ngày nghỉ. Thực hiện tốt quy chế làm việc và quy chế dân chủ của cơ quan. Thực hiện tốt công tác đào tạo và đào tạo lại để nâng cao trình độ về mọi mặt cho công chức viên chức : 02 đ/c theo học cử nhân chính trị , 01 đ/c học cử nhân hành chính, 01 đ/c học cao học, 02 đ/c học trung cấp chính trị, nhiều người được tham dự các khoá tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ trong năm . Về công tác quản lý chi tiêu tài chính: Thực hiện chi tiêu tiết kiệm đúng chế độ, đúng định mức đáp ứng điều kiện làm việc cho cơ quan. Chứng từ, sổ sách kế toán ghi chép đầy đủ, kịp thời, báo cáo đúng thời gian quy định, thực hiện quá trình hạch toán trên máy vi tính. Thực hiện công khai tài chính trong cơ quan. 1. Những tiến bộ và tồn tại của hợat động đầu tư XDCB Những tiến bộ: - Nhiều thủ tục trong đầu tư XDCB đã được cải tiến nhằm tăng cường sự quản lý của nhà nước trong đầu tư và xây dựng, nâng cao hiệu quả đầu tư, chống thất thoát lãng phí trong XDCB. - Nhà nước đã kịp thời ban hành các văn bản qui phạm pháp luật phù hợp với từng thời kỳ giúp cho việc thực hiện các chính sách trong XDCB được đúng hơn, đầy đủ và triệt để hơn. Cụ thể: trong vòng 04 năm, điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng được thay đổi từ điều lệ ban hành kèm theo Nghị định đến 42/NĐ - Chính phủ ( ban hành ngày 11/7/1996) đến 92/ NĐ-CP (23 / 8/ 1997) và sau đó được chuyển thành Qui chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo nghị định 52/1999/NĐ-CP (18/7/1999) và sửa đổi, bổ sung theo 12/2000/NĐ-CP (19/5/2000).Qui chế đấu thầu được thay đổi từ Qui chế ban hành kèm theo Nghị định 43/NĐ-CP sang 88/1999/NĐ-CP và sửa đổi bổ xung theo 14/2000/NĐ-CP (19/5/2000), hiện đang có dự kiến ban hành Pháp lệnh về đấu thầu. Các bộ ngành ở trung ương cũng đã ban hành các thông tư hướng dẫn, các quyết định nhằm cụ thể hoá các quy định của Chính phủ về thủ tục đầu tư XDCB như: Bộ kế hoạch và đầu tưcó các thông tư 06/1999/TT-BKH ngày 24/11/ 1999 và Thông tư số 11/2000/TT-BKH ngày 11/9/2000 hướng dẫn về nội dung Tổng mức đầu tư; Thông tư 01/2000/TT-BKH ngày 10/1/2000 hướng dẫn về nội dung tổng mức đầu tư; Thông tư 04/2000/TT-BKH ngày 01/9/2000 về hướng dẫn thực hiện Qui chế đấu thầu. Bộ xây dựng, Bộ tài chính, bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ giao t hông vận t ải và các bộ ngành khác cũng ban hành rất nhiều các văn bản hướng dẫn, quy định một số nội dung về thủ tục trong đầu tư XDCB. - Cải tiến một số thủ tục rườm rà phức tạp, qua nhiều cầu, nhiều cấp gây phiền hà chậm trễ nhưng không mất đi sự kiểm soát chặt chẽ đối với việc thực hiện các quy định đã ban hành, bằng cách quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn của các đơn vị, cá nhân tham gia quản lý đầu tư và xây dựng 9 ( như : Qui định thời gian bắt buộc cho một số các công việc, bỏ hội đồng thẩm định dự án ở địa phương, qui định rõ Sở kế hoạch và đầu tư cấp tỉnh là cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm thẩm định các dự án do tỉnh quản lý , bỏ một số nội dung cần thẩm định như: Tổng mức đầu tư, hiệu quả sản xuất kinh doanh, phương thức huy động vốn đầu tư ... đối với các dự án do tư nhân đầu tư,cho phép UBND tỉnh được uỷ quyền quyết định đầu tư cho UBND cấp huyện, thị, Sở kế hoạch và đầu tư đối với các dự án có mức vốn thấp, không quan trọng ) Bổ xụng nội dung giám định đầu tư nhằm tăng cường sự kiểm tra, giám sát của nhà nước đối với từng dự án trong quá trình thực hiện đầu tư , kịp thời điều chỉnh các phát sinh trong quá trình thực hiện, tạm ngưng hoặc đình chỉ các dự án đầu tư có hiệu quả thấp, các dự án có những sai phạm t rong quản lý. - Các ngành đã tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý đầu tư và xây dựng cho các cán bộ quản lý cấp tỉnh . - Thủ tục đầu tư XDCB ở tỉnh đã có nhiều tiến bộ. Tỉnh đã tuân thủ đúng các qui định của chính phủ và ngành ở trung ương, vân dụng một cách đúng đắn vào hoàn cảnh thực tế của địa phương . - Đã tổ chức triển khai ngay các văn bản pháp qui mà chính phủ và các bộ, ngành ở trung ương đã ban hành. Chỉ đạo các ngành có liên quan tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ cho các cán bộ tham gia quản lý đầu tư và xây dựng, như: đã chỉ đạo sở kế hoạch và đầu tư phối hợp với sở xây dựng tổ chức lớp tập huấn về đầu tư và xây dựng, Sở xây dựng tổ chức lớp tập huấn về giám sát thi công... - Cụ thể hoá các qui định của chính phủ và các bộ, ngành ở trung ương. Xây dựng các cơ chế, chính sách riêng phù hợp với các quy định của chính phủ và các bộ, ngành ở trung ương và phù hợp với điều kiện của tỉnh như: Đã ban hành đơn giá XDCB ( theo quyết định 952/QĐ - Uỷ ban nhân dân ), chỉ thị số : 10/CT-UB ngày 10/5/2000 nhằm tăng cường quản lý đầu tư và xây dựng, chỉ thị về ưu tiên sử dụng vật liệu địa phương,... - Kiểm tra thực tế các địa phương có nhu cầu đầu tư, chỉ đạo các ngành có liên quan hoàn tất các thủ tục để UBND tỉnh ban hành các văn bản về chủ trương đầu tư . - Quan tâm chỉ đạo các ngành, các huyện thị tập trung giải quyết các vướng mắc, tôn tại về thủ tục của các dự án nhất là các dự án trọng điểm . Đi sát thực tế , trực tiếp giải quyết hoặc chỉ đạo các sở, ban , ngành, huyện, thị , giải quyết kịp thời các đòi hỏi của thực tế. - Kiểm tra thực tế, giải quyết ngay các phát sinh trong quá trình thi công như: Cho phép các chủ đầu tư lập điều chỉnh, bổ sung hoặc duyệt lại các dự án, chấp thuận các khối lượng phát sinh, thay đổi một số các thiết kế để phù hợp với thực tế ... - Đôn đốc việc hoàn tất các thủ tục thanh quyết toán đối với các dự án đã hoàn thành. Đề ra biện pháp xử lý đối với các dự án chây ì không chịu làm quyết toán . - Một số ngành cải cách các thủ tục hành chính, công khai các thủ tục, qui đih thời gian bắt buộc đối với các công việc phải hoàn thành, như sở kế hoạch và đâu tư đã tiến hành cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian thực hiện so với qui định của nhà nước ở một số công tác: thẩm định dự án, thẩm định kế hoạch đấu thầu và kết quả đấu thầu, cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, thủ tục để cấp giấy phép đầu tư nước ngoài. Tồn tại: -Các văn bản qui phạm pháp luật thay đổi nhiều, thời gian áp dụng ngắn đã cho công tác quản lý đầu tư va xây dựng không ít khó khăn . Có văn bản, qui định mới ban hành chưa kịp tập huấn ở địa phương đã bị thay đổi. Sự thay đổi trên kéo theo sự thay đổi hàng loạt các văn bản của các ngành có liên quan ở trung ương ( Bộ kế hoạch và đầu tư , Bộ xây dựng, Bộ tài chính, Bộ giao thông vận tải , Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn ...) Đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc phê duyệt lại các dự án đầu tư. Do các qui thay đổi nên nhiều nội dung ( trong đó đặc biệt phải kể đến nội dung tổng mức đầu tư ) của nhiều dự án đã bị thay đổi so với duyệt lần đầu. Có những dự án chưa có vốn thực hiện hoặc thực hiện kéo dài phải phê duyệt lại nhiều lần . Việc thay đổi nhanh như vậy cũng gây tâm lý kém tin tưởng vào sự phù hợp của các quy định đối với công tác quản lý XDCB. - - Có các quy định chưa thực sự phù hợp với thực tế, ví dụ như: Qui chế quản lý đầu tư vã xây dựng qui định Kế hoạch đấu thầu của dự án được thể hiện trong BCNCKT và nội dung quyết định đầu tư, để có kế hoạch đấu thầu thì phải có kế hoạch vốn, nhưng trong phần điều kiện để ghi vốn kế hoạch thì dự án muốn ghi vốn phải có quyết định đầu tư, như vậy vấn để này rơi vào vòng luẩn quẩn. - Có các qui định của các ngành chưa thông nhất , chưa phù hợp với qui định của chính phủ hoặc của ngành được chính phủ giao, ví dụ; Trong đấu thầu một số gói thầu thuộc dự án trên địa bàn tỉnh ta do Bộ nông nghiệp và PTNT phê duyệt vẫn có giá trần và chào giá trực tiếp, như vậy khác với qui định của qui chế đấu thầu hiện hành. - các qui định được áp dụng chung cho mọi ngành nhưng nếu ngành nào được giao soạn thảo thì chỉ thiên về ngành đó, áp dụng với các ngành khác chưa phù hợp, gây nhiều khó khăn cho việc lập và kiểm tra các tính toán kình phí. Ví dụ : Định mức dự toán ban hành theo quyết định 1242/1998/QĐ-BXD của bộ xây dựng còn thiếu nhiều định mức công việc thi công áp dụng công nghệ mới hoặc công việc của các ngành XDCB khác như: Thuỷ lợi, giao thông, điện ... - Công tác kiểm tra, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện các quy đinh trong đầu tư và xây dựng của cơ quan trung ương đối với cơ quan địa phương chưa được quan tâm nên một số qui định chưa được phù hợp vẫn không sửa đổi. - Tỉnh chưa thực sự quan tâm đến vấn đề bồi dưỡng kiến thức về đầu tư và xây dựng cho các cán bộ quản lý, dẫn đến nhiều cán bộ quản lý chưa nắm bắt kịp các qui định mới thay đổi. Nhiều chủ đầu tư và cán bộ quản lý đầu tư và xây dựng có hiểu biết rất hạn chế về nghiệp vụ quản lý dự án, hiểu biết chưa đầy đủ về trình tự, thủ tục trong XDCB. - Chưa triệt để tuân thủ đúng theo các quy định đã ban hành. Ví dụ : Giao nhiệm vụ thẩm định dự án cho sở khác ngoài Sở kế hoạch đầu tư, trong khi Qui chế Quản lý đầu tư vã xây dựng qui định chức năng thẩm định, trình duyệt các dự án đầu tư thuộc sở kế hoạch và đầu tư, các ngành có liên quan chỉ góp ý kiến. Một ví dụ khác: Trong chỉ thị số 10/CT-UB ngày 10/5/2000 của UBND tỉnh qui định: Các dự án do sở xây dựng chuyên ngành hoặc đơn vị trực thuộc làm chủ đầu tư thì tổng dự toán do Sở xây dựng thẩm định và trỉnh duyệt, nhưng thực tế đến nay chưa có công trình nào thực hiện như vậy. - Nhiều qui hoạch vùng, qui hoạch ngành không có hoặc đã cũ, không đáp ứng yêu cấu phát triển nên chưa có căn cứ đúng cho việc lựa chọn địa điểm , qui mô, giải pháp kỹ thuật cho các dự án . Một số qui hoạch mới xây dựng chất lượng chưa cao, chưa phù hợp, phải thay đổi trong thời gian ngắn , như qui hoạch thoát nước thị xã Ninh Bình, qui hoạch giao thông thị xã Ninh Bình. - Việc quản lý giá vật liệu xây dựng chưa được thống nhất, chưa phú hợp, thay đổi chưa kịp theo biến động của thị trường, làm cho công tác dự toán, thanh quyết toán chưa sát thực , điều chỉnh nhiều lần. Cụ thể : Hiện tượng cho phép áp dụng giá riêng đối với một số loại vật liệu phổ biến ( như: Đất đắp nền , đá các loại, cát các loại, ) trên cùng một địa bàn còn xẩy ra. Giá các loại vật liệu ( cát , đá , ….) đối với các vùng xa trung tấm huyện, thị nếu tính theo hệ số quy định chưa sát với giá thị trường, nhiều khi có sự cách biệt rất lớn . Giá một số vật tư vật liệu thông báotại thị xã Ninh Bình không sát với giá thị trường. - Phân công trách nhiệm, quyền hạn trong._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC981.doc