Báo cáo Thực tập tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ

LỜI NÓI ĐẦU Giai đoạn thực tập là giai đoạn giúp cho sinh viên có cơ hội được tìm hiểu cọ xát thực tế và qua đó vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế. Được lãnh đạo cơ quan và nhà trường tạo điều kiện cho em được về thực tập tại Sở Tài nguyên môi trường Phú Thọ.Trong báo cáo này em xin giới thiệu về quá trình hình thành, phát triển, cơ cấu tổ chức, quản lý nhân sự, tình hình hoạt động tại Sở TN- MT. Em xin chân thành cảm ơn chú Vũ Văn Thủy – Giám đốc Sở TN- MT cùng các cán bộ của Phòng Q

doc23 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 8375 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uản lý Đất đai và thầy Nguyễn Minh Ngọc đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành bài báo cáo này. I- GIỚI THIỆU CHUNG VỀ SỞ TN- MT TỈNH PHÚ THỌ: 1-Giới thiệu chung: Tên đầy đủ: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ Địa chỉ: Đường Nguyễn Tất Thành - Phường Tân Dân - Thành phố Việt Trì - Tỉnh Phú Thọ Điện thoại: 0210.847.911 Fax: 0210.847.911 - 0210.856.889 Website: 2- Quá trình hình thành và phát triển : Sở Tài nguyên và Môi trường Phú Thọ được thành lập và chính thức đi vào hoạt động tháng 7/2003 trên cơ sở tổ chức bộ máy của Sở Địa chính và tiếp nhận thêm biên chế, chức năng nhiệm vụ từ các sở Công nghiệp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ chuyển giao sang. Sở Tài nguyên và môi trường là cơ quan tham mưu giúp UBND tỉnh Phú Thọ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trên 6 lĩnh vực lớn : Quản lý Tài nguyên đất, Tài nguyên Nước, Môi trường, Khí tượng thuỷ văn, đo đạc và Bản đồ . Tổ chức bộ máy của Sở hiện có 8 phòng chuyên môn thực hiện chức năng quản lý nhà nước: Phòng quản lý đất đai, quản lý Khoáng sản, Quản lý Nước và Khí tượng Thuỷ văn, Quản lý Môi trường, Quản lý đo đạc và Bản đồ; 5 đơn vị sự nghiệp : Trung tâm kỹ thuật công nghệ tài nguyên, Trung tâm Lưu trữ và Thông tin, Trung tâm Quan trắc và Bảo vệ môi trường, Trung tâm phát triển quỹ đất, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. Toàn sở có trên 170 cán bộ công chức và lao động, trong đó khối quản lý Nhà nước có 47 biên chế, các đơn vị sự nghiệp có 37 biên chế còn lại là lao động hợp đồng. 78% CBCCVC và lao động thuộc sở có trình độ đại học, 7% có trình độ thạc sỹ chuyên ngành, còn lại là nhân viên kỹ thuật trung cấp và Cao đẳng. Tỷ lệ lao động nữ chiếm 31% số nhân lực của Sở. Được sự quan tâm chỉ đạo giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi của các Bộ ngành Trung ương, của Tỉnh uỷ HĐND- UBND tỉnh, Sở đã được đầu tư cơ sở vật chất tương đối khang trang, trang bị phương tiện kỹ thuật tiên tiến, công nghệ cao. Đội ngũ cán bộ CCVC và lao động thuộc sở nhiệt tình làm việc, tích cực học hỏi vươn lên làm chủ phương tiện công nghệ hiện đại, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trớc mắt và lâu dài. II- HỆ THỐNG TỔ CHỨC, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ TẠI SỞ TN-MT TỈNH PHÚ THỌ: 1- Tổ chức bộ máy: GIÁM ĐỐC P.GIÁM ĐỐC Các đơn vị hành chính - Trung tâm Kỹ thuật Công nghệ Tài nguyên. - Trung tâm Lưu trữ và Thông tin Tài nguyên và Môi trường. - Trung tâm Quan trắc và Bảo vệ Môi trường. - Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất. - Trung tâm phát triển quỹ đất. Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở - Văn Phòng Sở - Thanh tra Sở - Phòng Kế hoạch và Tài chính. - Phòng Quản lý Đất đai. - Phòng Quản lý Đo đạc và Bản đồ. - Phòng Quản lý Khoáng sản. - Phòng Quản lý Nước và Khí tượng Thủy văn. - Phòng Quản lý môi trường. 2- Chức năng: Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND tỉnh Phú Thọ, tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của UBND tỉnh và theo quy định của pháp luật. Sở Tài nguyên và Môi trường chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Tài nguyên và Môi trường. 3- Nhiệm vụ và quyền hạn: 1. Tham mưu, trình UBND tỉnh ban hành các văn bản về quản lý nhà nước tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng thủy văn, đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ theo phân cấp của Chính phủ, kiểm tra việc thực hiện. 2. Tham mưu, trình UBND tỉnh về quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển dài hạn, 10 năm, 5 năm và hàng năm về quản lý tài nguyên và môi trường. 3. Tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức triển khai các nhiệm vụ chuyên ngành do Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn, tổ chức thực hiện trên địa bàn tỉnh. 4. Trình UBND tỉnh quyết định các biện pháp quản lý, bảo vệ tài nguyên và môi trường ở địa phương, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện. 5. Chỉ đạo hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật các chương trình, quy hoạch, kế hoạch sau khi được xét duyệt; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về tài nguyên và môi trường. 6. Về lĩnh vực quản lý tài nguyên đất: a. Giúp UBND tỉnh xây dựng các quy định, cụ thể hóa các biện pháp quản lý tài nguyên đất đai ở địa phương. b. Giúp UBND tỉnh lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch cấp tỉnh, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện. c. Thẩm định trình UBND tỉnh xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, các phường thị trấn và kiểm tra việc thực hiện. d. Trình UBND tỉnh quyết định giao đất, cho thuế đất, thu hồi đất, chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng thẩm quyền của UBND tỉnh. đ. Tổ chức thực hiện việc điều tra, khảo sát, đánh giá phân hạng đất đai. e. Quản lý việc đăng ký đất đai; lập hệ thống hồ sơ địa chính, quản lý hồ sơ, chỉnh lý hồ sơ địa chính; thống kê, kiểm kê đất đai. g. Thực hiện ký hợp đồng thuê đất theo quy định của pháp luật; quản lý đăng ký giao dịch đảm bảo về quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất đối với các tổ chức. h. Quản lý tổ chức thực hiện việc bồi thường hỗ trợ tái định cư đối với những trường hợp nhà nước thu hồi đất sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được xét duyệt và quản lý quỹ đất thuộc khu vực đó có quy hoạch phát triển đô thị mà nhà nước đó có quyết định thu hồi nhưng chưa giao, chưa cho thuê. i. Tham gia định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh theo khung giá, nguyên tắc, phương pháp định giá các loại đất do Chính phủ quy định. 7. Về lĩnh vực quản lý tài nguyên khoáng sản: a. Giúp UBND tỉnh xây dựng các quy định, cụ thể hóa các biện pháp về quản lý tài nguyên khoáng sản ở địa phương. b. Trình UBND tỉnh cấp, gia hạn hoặc thu hồi giấy phép khai thác, khai thác tận thu, chế biến khoáng sản, chuyển nhượng quyền hoạt động khoáng sản thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh theo quy định của pháp luật. c. Tổ chức khảo sát đo đạc, kiểm kê đánh giá nguồn tài nguyên khoáng sản theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường để quản lý theo thẩm quyền quy định của pháp luật. d. Giúp UBND tỉnh chủ trì chỉ đạo các Sở, ngành có liên quan để khoanh vùng cấm hoặc tạm thời cấm hoạt động khoáng sản báo cáo UBND tỉnh trình Chính phủ xem xét quyết định. 8. Về lĩnh vực quản lý tài nguyên nước và khí tượng thủy văn: a. Giúp UBND tỉnh xây dựng các quy định, cụ thể hóa các biện pháp về quản lý tài nguyên nước và hoạt động khí tượng thủy văn ở địa phương. b. Trình UBND tỉnh cấp, gia hạn hoặc thu hồi giấy phép hoạt động, điều tra, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước theo phân cấp; kiểm tra việc thực hiện. c. Trình UBND tỉnh cấp, gia hạn hoặc thu hồi giấy phép hoạt động của các công trình khí tượng thủy văn chuyên dụng trên địa bàn tỉnh, chỉ đạo kiểm tra việc thực hiện sau khi được cấp phép. d. Tổ chức việc điều tra cơ bản, kiểm kê, đỏnh giá tài nguyên nước theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường. đ. Tham gia xây dựng phương án phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai ở tỉnh. 9. Về lĩnh vực môi trường: a. Giúp UBND tỉnh xây dựng các quy định, cụ thể hóa các biện pháp về quản lý bảo vệ môi trường ở địa phương. b. Trình UBND tỉnh cấp, gia hạn hoặc thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ trên địa bàn tỉnh theo phân cấp. c. Tổ chức báo cáo hiện trạng môi trường, xây dựng và tăng cường năng lực quan trắc và phân tích môi trường, theo dõi diễn biến chất lượng môi trường tại địa phương theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường. d. Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của cỏc dự án, cơ sở theo phân cấp. đ. Tổ chức thu phí bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật. 10. Về lĩnh vực quản lý đo đạc và bản đồ: a. Giúp UBND tỉnh xây dựng các quy định, cụ thể hóa các biện pháp quản lý hoạt động đo đạc và bản đồ ở địa phương. b. Thẩm định và đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoặc ủy quyền cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ cho các tổ chức và cá nhân đăng ký hoạt động đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh. c. Trình UBND tỉnh phê duyệt kết quả kiểm tra, thẩm định chất lượng công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ địa chính, đo đạc và bản đồ chuyên dụng của tỉnh. d. Tổ chức xây dựng điểm hệ thống đo đạc cơ sở chuyên dụng, thành lập hệ thống bản đồ địa chính, bản đồ chuyên đề phục vụ các mục đích chuyên dụng. đ. Theo dõi việc xuất bản, phát hành bản đồ và kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước về xuất bản, đình chỉ phát hành, thu hồi các ấn phẩm, bản đồ phát hành không đúng thẩm quyền, ấn phẩm, bản đồ cú sai sót về kỹ thuật, về địa giới hành chính, địa danh thuộc địa phương. 11. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các dịch vụ công trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật. 12. Chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về quản lý tài nguyên và môi trường ở cấp huyện và cấp xã. 13. Phối hợp các cơ quan có liên quan trong việc bảo vệ các công trình nghiên cứu, quan trắc về khí tượng thủy văn, địa chất khoáng sản, môi trường, đo đạc và bản đồ. 14. Thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm luật về tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật. 15. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng và phối hợp nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ về quản lý tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh; Tham gia hợp tác quốc tế, xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ tư liệu về tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật. 16. Tham gia thẩm định các dự án, công trình có nội dung liên quan đến lĩnh vực tài nguyên và môi trường. 17. Quản lý về tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ xã, phường, thị trấn làm công tác quản lý về tài nguyên và môi trường theo quy định của Bộ tài nguyên và Môi trường và UBND tỉnh. 18. Quản lý tài chính, tài sản của Sở theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh. III- TÌNH HÌNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA SỞ TRONG NHỮNG NĂM QUA : Liên tục nhiều năm liền sở Địa chính trước đây và Sở Tài nguyên và Môi trường Phú Thọ ngày nay đều hoàn thành xuất sác nhiệm vụ được giao. Đánh giá xếp loại công chức viên chức hàng năm theo quy định của Bộ Nội Vụ, 100% số cán bộ công chức viên chức của sở đều được xếp loại từ Khá trở lên, không có cá nhân xếp loại trung bình yếu kém, vi phạm kỷ luật. Nội bộ đoàn kết quy chế dân chủ được phát huy. Các tổ chức đoàn thể trong cơ quan được tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động. Hàng năm đều được xếp loại Tổ chức vững mạnh. Liên tục nhiều năm liền Đảng Bộ Sở Tài nguyên và môi trường được Đảng bộ khối cơ quan dân chính Đảng tỉnh tặng Danh hiệu tổ chức Cơ sở đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu, Cơ quan được công nhận là Cơ quan văn hoá. Năm 2003, Sở Tài nguyên và Môi trường Phú Thọ và 2 cá nhân thuộc sở được Nhà nước tặng huân chương lao động hạng III, nhiều tập thể và cá nhân được bộ TN&MT, UBND tỉnh Phú Thọ tặng Bằng khen, 05 cá nhân được tặng danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp tỉnh Năm 2004 Sở Tài nguyên và Môi trường được UBND tỉnh tặng cờ Đơn vị thi đua xuất sắc dẫn đầu khối Kinh tế của tỉnh. Nhiều tập thể và cá nhân được Bộ TN&MT, UBND tỉnh Phú Thọ tặng bằng khen. Năm 2005, Sở Tài nguyên và Môi trường Phú Thọ và 2 đơn vị , 3 cá nhân thuộc Sở được Bộ Tài nguyên và Môi trường tặng bằng Khen ; 01 cá nhân thuộc sở được tặng Huân chương lao động hạng III ; 2 cá nhân được tặng Danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp tỉnh, 3 cá nhân được UBND tỉnh tặng Bằng khen. Sở tài nguyên và Môi trường được Khối ngành Kinh tế của tỉnh và Bộ Tài nguyên và môi trường đề nghị cấp có thẩm quyền xét Tặng cờ Thi đua của Chính Phủ. Sở TNMT được Tổng liên đoàn lao động Việt Nam tặng danh hiệu Cơ quan Văn hoá Năm 2006 là năm đầu tiên ngành Tài nguyên & Môi trường triển khai thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI và kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm (2006-2010 ) của tỉnh, có nhiều thuận lợi nhưng cũng có nhiều khó khăn, thử thách mới. Tổng kết công tác thi đua của Khối ngành kinh tế tỉnh Phú Thọ năm 2006, Sở Tài nguyên và Môi trường đã được các sở Ngành trong khối kinh tế thống nhất bầu chọn và đề nghị Ban thi đua khen thưởng tỉnh, Hội đồng thi đua khen thưởng tỉnh trình Chính phủ tặng Cờ đơn vị thi đua xuất sắc năm 2006 Được sự quan tâm chỉ đạo giúp đỡ của Bộ Tài nguyên và môi trường, của Tỉnh ủy- UBND tỉnh, sự phối hợp có hiệu quả của các Sở, Ban, Ngành và UBND các huyện, thành, thị, trong năm 2008, cán bộ công chức viên chức và lao động Ngành Tài nguyên và Môi trường Phú Thọ đã khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu, đạt kết quả trên các lĩnh vực công tác sau 1- Trong lĩnh vực Quản lý tài nguyên Đất đai: Tham mưu trình UBND tỉnh ban hành Quyết định (Số 1081/2008QĐ-UBND ngày 21/4/2008) Quy định về Quản lý, khai thác quỹ đất san nền, đắp nền công trình trên địa bàn tỉnh; Quyết định (số 3245/2008/QĐ- UBND ngày 12/11/2008) quy định cụ thể một số điểm về quản lý sử dụng đất ở và đất dự án sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh; Ngày 04/6/2008, Sở TNMT đã ban hành văn bản số 769/TNMT Hướng dẫn lập bản vẽ trích lục, trích đo địa chính thu hồi và giao đất theo Nghị định 84/2007/NĐCP của Chính phủ. Đôn đốc, tổng hợp đánh giá kết quả 3 năm thực hiện dồn đổi ruộng đất nông nghiệp theo Nghị quyết 18/ NQ-TU của Ban thường vụ Tỉnh uỷ trình UBND tỉnh và Thường trực Tỉnh uỷ, hướng dẫn chỉnh lý hồ sơ địa chính sau dồn đổi ruộng đất. Xây dựng kế hoạch, tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo triển khai kiểm kê đất đai của các tổ chức doanh nghiệp thực hiện theo Chỉ thị 31/2007/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đến nay đã hoàn thành theo kế hoạch báo cáo UBND tỉnh trình Bộ Tài nguyên và Môi trường và Chính phủ. Chủ trì giới thiệu và thoả thuận địa điểm cho các chương trình,dự án Thẩm định kịp thời đúng luật định 390 hồ sơ thu hồi ,giao đất với tổng diện tích 2.188,35 ha. Phối hợp tổ chức giao đất tại thực địa cho các tổ chức theo quy định. Kết quả đã đáp ứng kịp thời nhu cầu về đất cho xây dựng phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo ANQP. Chỉ đạo lập hồ sơ QHSD đất đến năm 2015 của thành phố Việt Trì và Thị xã Phú Thọ. Đến nay đã cơ bản hoàn thành và trình thường trực UBND tỉnh kết quả lập QHSD đất của Thị xã Phú Thọ. Nghiệm thu tổng thể kết quả lập QHSD đất của các xã thuộc huyện Thanh Thủy, Tam Nông, Thanh Ba. Thẩm định và tham gia thẩm định quy hoạch các ngành, các lĩnh vực. Tham gia vào các chương trình, dự án của các ngành do tỉnh yêu cầu Triển khai đánh giá phân hạng đất thành phố Việt Trì và huyện Tân Sơn theo dự án được duyệt. Thẩm định, nghiệm thu khối lượng thực hiện, tham mưu cho Hội đồng thẩm định cấp tỉnh tổ chức nghiệm thu kết quả đánh giá phân hạng đất huyện Thanh Ba và Tam Nông, Thanh Sơn trình UBND tỉnh phê duyệt. Chỉ đạo hoàn thiện hồ sơ địa chính, cấp GCNQSD cho các loại đất, giao đất cho nhân dân làm nhà ở và đấu giá QSD đất. Trong công tác này, một số huyện đã quan tâm chỉ đạo thực hiện như UBND huyệnHạ Hòa cấp 2.295 GCNQSD đất (trong đó cấp mới 1700 giấy, cấp chuyển quyền 595 giấy), thu ngân sách từ đấu giá QSD đất và giao đất ở được 5 tỷ đồng, đạt 130% kế hoạch; huyện Đoan Hùng cấp được 21.610 giấy CNQSD đất ở ( đất ở đô thị 1.338 hộ, đất ở nông thôn 20.272 hộ), thu từ đấu giá QSD đất đạt 7. 285, 1 triệu đồng. 2- Trong lĩnh vực Quản lý Tài nguyên nước - Khí tượng Thuỷ văn: Dự thảo Quy định một số điểm cụ thể về khai thác, sử dụng tài nguyên nước dưới đất, xả nước thải vào nguồn nước quy mô nhỏ, vùng khai thác nước dưới đất phải đăng ký trên địa bàn tỉnh. Trình UBND tỉnh tổ chức triển khai dự án Khảo sát đánh giá hiện trạng và định hướng khai thác, sử dụng, bảo vệ nguồn tài nguyên nước tỉnh Phú Thọ. Thẩm định, trình UBND tỉnh cấp15 giấy phép hoạt động trong lĩnh vực tài nguyên nước (04 hồ sơ thăm dò khai thác nước dưới đất; 02 hồ sơ xin cấp giấy phép khai thác nứớc mặt; điều chỉnh vị trí thăm dò nước dưới đất 01 hồ sơ; thẩm định 04 hồ sơ xin xả thải vào nguồn nước; 01 hồ sơ xin cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất. Thường xuyên kiểm tra đôn đốc, hướng dẫn và phối hợp kiểm tra v việc lập hồ sơ việc xả thải vào nguồn nước, việc khai thác nước ngầm để bảo vệ nguồn nước theo quy định của Luật tài nguyên nước Triển khai thực hiện dự án “Xây dựng cơ sở dữ liệu KTTV tỉnh Phú Thọ phục vụ phát triển kinh tế- xã hội”.Thường xuyên cập nhật dữ liệu lập cảnh báo KTTV trên địa bàn tỉnh hàng tháng phục vụ yêu cầu quản lý và sản xuất. 3- Trong lĩnh vực Lĩnh vực quản lý Khoáng sản: Dự thảo, trình UBND tỉnh ban hành Quyết định số 3258/2008/QĐ-UBND ngày 15/9/2008 Quy định trách nhiệm quản lý bảo vệ Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với sở Công thương dự thảo, trình UBND xem xét để ban hành Quy định tiêu chí chế biến sâu khoáng sản trên địa bàn tỉnh; Đôn đốc các đơn vị tư vấn hoàn thiện đề cương 3 dự án ( Dự án Xây dựng cơ sở dữ liệu về địa chất khoáng sản tỉnh Phú Thọ- Giai đoạn II; Dự án đánh giá trữ lượng tài nguyên cát, sỏi lòng sông Lô trên địa bàn tỉnh Phú Thọ; Dự án khoanh định khu vực cấm và tạm thời cấm hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh ) đảm bảo tiến độ theo đề cương được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tiếp nhận, thẩm định 80 hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động khoáng sản (gồm 20 hồ sơ xin cấp mới, 40 hồ sơ xin cấp lại giấy phép hoạt động khoáng sản, 05 hồ sơ xin phê duyệt kết quả thăm dò, 04 hồ sơ xin phê duyệt trữ lượng, 11 hồ sơ đề nghị thu hồi, chấm dứt hoạt động khoáng sản ). Tham gia đoàn giám sát của HĐND tỉnh về tình hình hoạt động khoáng sản tại các huyện Thanh Sơn, Thanh Thuỷ, Phù Ninh. Báo cáo hoạt động khai thác, chế biến và kinh doanh khoáng sản trên địa bàn tỉnh theo yêu cầu của đoàn giám sát HĐND tỉnh. Kết quả đã tiến hành rà soát hồ sơ, hoạt động của 85 mỏ, 12 giấy phép khai thác cát sỏi sông Lô của 11 doanh nghiệp. Qua kiểm tra, đã kiến nghị thu hồi 11 mỏ của 11 doanh nghiệp, yêu cầu các doanh nghiệp lập đề án đóng cửa mỏ theo quy định của luật khoáng sản, xử phạt vi phạm hành chính đối với 17 doanh nghiệp, yêu cầu 19 doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ, thủ tục hoạt động theo quy định của luật khoáng sản. Tham mưu trình UBND tỉnh ra Thông báo số 44/TB-UBND ngày 27/6/2008 và Thông báo số 55/TB UBND ngày 18/7/2008 chấn chỉnh hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh. 4- Trong lĩnh vực Quản lý Môi trường: Tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo triển khai các hoạt động xã hội hóa hưởng ứng ngày kỷ niệm môi trường trên địa bàn toàn tỉnh: Ngày Đất ngập nước 02/02/2008; Tuần lễ nước sạch và vệ sinh môi trường 29/4-6/5; Ngày Môi trường thế giới 5/6 bằng các hoạt động cụ thể với sự tham gia của hàng vạn lượt người.. Theo báo cáo, riêng huyện Cẩm Khê đã có 6387 lượt ngừời tham gia hưởng ứng ngày Môi trường thế giới, thu gom tiêu hủy 219,4m3 rác thải, vệ sinh 3.429 giếng nước sinh hoạt và 1028 công trình vệ sinh, đào đắp và khơi thông 408m cống rãnh, trồng 2.102 cây xanh nơi công cộng, thực hiện 57 buổi phát thanh, tuyên truyền. về môi trường; huyện Thanh Sơn tổ chức ra quân thu gom xử lý trên 50 tấn rác thải, khơi thông trên 1000m cống rãnh. ... Tham mưu trình UBND tỉnh ban hành quy định về việc kiểm soát ô nhiễm môi trường đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ và khu sản xuất kinh doanh dịch vụ tập trung trên địa bàn tỉnh. Tổ chức tập huấn cho cán bộ phòng TNMT các huyện thành thị các doanh nghiệp, cán bộ theo dõi về môi trường của các sở ngành liên quan các văn bản hướng dẫn thi hành: Lập đề án bảo vệ môi trường, lập hồ sơ quản lý vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại.Tổ chức hội đồng thẩm định, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM của 29 dự án. Thẩm định,cấp giấy xác nhận đủ điều kiện sử dụng, nhập khẩu phế liệu phục vụ sản xuất cho 02 đơn vị. Đôn đốc các đơn vị lập tờ khai nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp; thẩm định, thông báo số phí phải nộp với tổng số tiền đã thu 1.292,1 triệu đồng. Tham mưu cho UBND tỉnh giải quyết dứt điểm vấn đề môi trường ở Nhà máy gạch Tuynel An Đạo( Phù Ninh); công ty cổ phần xây lắp hạ tầng Phú Thọ, công ty Mi Won Việt Nam - Tổ chức kiểm tra, phối hợp với Cảnh sát môi trường kiểm tra: công tác BVMT và tình hình nhập khẩu sử dụng phế liệu nhập khẩu phục vụ sản xuất kinh doanh tại 03 đơn vị; công tác BVMT đối với các cơ sở, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh; tình hình quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh; điều tra mức độ hiểu biết pháp luật về BVMT tại các Sở, ban ngành và các doanh nghiệp báo cáo Cục Bảo vệ Môi trường; Đôn đốc báo cáo tình hình triển khai thực hiện cam kết bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh phục vụ công tác quản lý. Tiếp tục đôn đốc và kiểm tra tiến độ thực hiện các dự án về môi trường theo đề cương chi tiết được duyệt. Chỉ đạo các đơn vị tư vấn hoàn thành các dự án : Điều tra đánh giá tổng hợp các vùng đất ngập nước khu vực đầm Ao Châu; Dự án phân loại rác thải tại nguồn tại thành phố Việt Trì ; Dự án điều tra các vùng nhạy cảm về ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh; Chiến lược bảo vệ môi trường tỉnh Phú Thọ giai đoạn đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 ; Dự án đo đạc, phân tích môi trường theo lưới quan trắc trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và triển khai thực hiện. Thẩm định hồ sơ của 10 đơn vị đăng ký chủ nguồn thải nguy hại theo quy định tại Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT, ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Chỉ đạo, hướng dẫn Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ và Bệnh viện Đa khoa khu vực thị xã Phú Thọ lập dự án đầu tư xử lý triệt để ô nhiễm môi trường theo Quyết định số 64/2003/QĐ - TTg. 5- Trong lĩnh vực Quản lý Đo đạc & Bản đồ: Xây dựng bộ đơn giá thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất các cấp theo định mức mới của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Quy chế phối hợp kiểm tra thẩm định sản phẩm đo đạc bản đồ các tổ chức trên địa bàn toàn tỉnh. Tổng hợp, báo cáo kết quả hoạt động đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh năm 2007 theo yêu cầu của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Triển khai đo đạc lập bản đồ địa chính 3 xã thụôc huyện Cẩm Khê (Phùng Xá, Điêu Lương, Đồng Lương). Phối hợp lập bản đồ hành chính huyện Tân Sơn và bộ bản đồ mạng lưới quan trắc môi trường, nghiệm thu đo đạc địa chính xã Phương viên huyện Hạ Hoà. Thẩm định 06 bản vẽ phục vụ công tác cấp GCNQSD đất của các tổ chức trên địa bàn. Thẩm định 02 phương án kỹ thuật đo đạc lập bản đồ địa hình trên địa bàn thành phố Việt trì; Thẩm định 50 lượt bản vẽ trích lục, trích đo thửa đất phục vụ cấp giấy CNQSD đất cho các tổ chức. Báo cáo kết quả thực hiện Nghị định 12/CP của Chính phủ về hoạt động đo đạc bản đồ trên địa bàn tỉnh. Hoàn thành dự án tổng thể xây dựng hồ sơ địa chính giai đoạn 2010 và 2020 trình Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định và đề nghị UBND tỉnh phê duyệt. 6- Trong Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật và thanh tra chuyên ngành : Tích cực phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng thực hiện tuyên truyền phổ biến pháp luật về Tài nguyên & Môi trường và các hoạt động của Ngành bằng nhiều hình thức phong phú trên nhiều kênh thông tin. Kết quả đã góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng trong quản lý khai thác và sử dụng các nguồn lực tài nguyên phục vụ phát triển bền vững. Năm 2008, sở TNMT đã tiếp tổng số: 83 lượt công dân đến đề nghị thỉnh cầu, khiếu nại tố cáo tại phòng tiếp dân của Sở bằng 67% giảm 41 lượt người so với cùng kỳ năm 2007.bằng Nhận và xử lý 124 đơn KNTC bằng 88,5% giảm 16 đơn so với cùng kỳ năm 2007 .Trong tổng số đơn nhận có 17 đơn thuộc thẩm quyền đã được sở xác minh kết luận báo cáo UBND tỉnh. Số vụ việc khiếu nại, tố cáo năm 2008 nhìn chung giảm hơn so với cùng kỳ năm 2007 là do kết quả của công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật và tăng cường công tác quản lý Nhà nước từ tỉnh đến cơ sở. Nhận thức của người dân về pháp luật được nâng lên. Trong quá trình xác minh giải quyết đơn, Sở đã phối hợp tốt với Văn phòng UBND tỉnh, UBND cấp huyện, để thống nhất nội dung, biện pháp giải quyết trước khi trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét quyết định, do vậy ít có tái khiếu và không có tái tố. Các phòng TNMT cấp huyện đã chủ động phối hợp tham mưu thực hiện tiếp dân, giải quyết đơn  KNTC cơ bản thực hiện đúng qui định của Luật KNTC, giảm tình trạng đơn vượt cấp, không để phát sinh điểm nóng, góp phần ổn định tình hình ANCT-TTXH trên địa bàn. Công tác thanh, kiểm tra thường xuyên: Tổng số cuộc thanh tra, kiểm tra được tiến hành: 12 cuộc (Thanh tra đất đai: 07 đơn vị (03 cuộc) Thanh tra, kiểm tra môi trường:73 đơn vị (07 cuộc) Thanh tra, kiểm tra khoáng sản: 86 đơn vị ( 02 cuộc) Thanh tra, kiểm tra tài nguyên nước:16 đơn vị (01 cuộc). Qua thanh, kiểm tra đã phát hiện, kiến nghị, xử lý: + Kiến nghị UBND tỉnh giao Cục thuế tỉnh truy thu 775.000.000 đồng tiền thuê đất, tiền thuế đất + Kiến nghị UBND tỉnh thu hồi 335m2 đất sử dụng sai mục đích. - Về hành chính: Kiến nghị UBND thành phố Việt Trì quy rõ trách nhiệm tập thể cá nhân trong việc ký hợp đồng cho 74 hộ gia đình, cá nhân sử dụng 3.159,3m2 đất phi nông nghiệp vào mục đích kinh doanh dịch vụ. Kiến nghị UBND tỉnh ra Quyếtđịnh tạm đình chỉ hoạt động sản xuất gây ô nhiễm môi trường của Công ty TNHH MiWon Việt Nam -Tham gia đoàn kiểm tra liên ngành theo Quyết định số: 1334/QĐ-UBND ngày 16/5/2008 của Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ, kiểm tra rà soát hoạt động khai thác, chế biến và kinh doanh khoáng sản trên địa bàn tỉnh. kiểm tra 86 cơ sở hoạt động khoáng sản; qua kiểm tra đã báo cáo UBND tỉnh ban hành thông báo số: 44 ngày 27/6/2008, số 55 ngày 18/7/2008 tiếp tục cấp phép khai thác cho 14 doanh nghiệp (14 mỏ); yêu cầu 24 doanh nghiệp (24 mỏ) hoàn thiện các thủ tục theo quy định của pháp luật, hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách; thu hồi giấy phép 09 doanh nghiệp (09mỏ) trong đó 03 doanh nghiệp (03 mỏ) hoạt động kinh doanh cát sỏi; tiếp tục theo dõi đánh giá hoạt động khai thác, chế biến, kinh doanh cát sỏi đối với 03 doanh nghiệp (03 mỏ), yêu cầu 17 doanh nghiệp (21mỏ) mới được cấp phép đẩy nhanh tiến độ và hoàn chỉnh thủ tục hồ sơ còn thiếu; xử phạt vi phạm hành chính và yêu cầu hoàn chỉnh các thủ tục theo quy định, hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách đối với 19 doanh nghiệp (20 mỏ). + Xử phạt vi phạm hành chính tổng cộng: 250,7 triệu đồng, trong đó, xử phạt vi phạm về lĩnh vực đất đai đối với 05 cơ sở tổng số 29 triệu đồng; về lĩnh vực khoáng sản là: 122 triệu đồng; về lĩnh vực môi trường là 99,7 triệu đồng. Một số phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện đã chủ động tham mưu cho UBND huyện tổ chức các đoàn thanh tra liên ngành thanh tra công tác quản lý tài nguyên và Môi trường. Riêng trong lĩnh vực Khoáng sản, phòng TNMT huyện Thanh Sơn đã tham mưu cho UBND Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với các đối tượng có hành vi vi phạm với tổng số tiền 24 triệu đồng, tịch thu 17,75 tấn quặng Mica, 324 tấn quặng sắt, 2309,17 tấn quặng limonit sung công quỹ nhà nước. Huyện Tân Sơn đã thu hồi 307 tấn quặng sắt thu gom trái phép trên địa bàn xã Mỹ Thuận và Văn Luông giao cho UBND xã quản lý. 8- Trong lĩnh vực Công tác Tổ chức –Hành chính - Kế hoạch -Tài chính: Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong quản lí, chỉ đạo điều hành tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Sở và ngành. Hoàn thiện Đề án thành lập Chi Cục Bảo vệ Môi trường theo Nghị định số 81/2007/NĐ - CP, ngày 23/05/2007 của Chính phủ, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định thành lập.Thực hiện tuyển dụng, điều động, luân chuyển trong nội bộ Sở, tăng cường nhân lực có chuyên môn cho các phòng chức năng và các đơn vị sự nghiệp theo đúng quy trình và chỉ tiêu biên chế được giao. Tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực cho Sở và ngành. Đã lập kế hoạch trình sở Nội vụ UBND tỉnh về công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ Trong năm đã làm thủ tục cử 1 cán bộ đi đào tạo Thạc sỹ, 7 cán bộ học Cao cấp lý luận chính trị, 4 cán bộ tham gia lớp bồ dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên, tạo điều kiện thuận lợi cho 07 cán bội đăng ký dự thi thạc sỹ quản lý đất đai, quản trị kinh doanh và hàng chục lượt cán bộ tham gia các lớp tập huấn về TNMT do Bộ TNMT tổ chức tại các tỉnh thànhtrong cả nước. Đảm bảo đầy đủ chế độ cho cán bộ CCVC và người lao động làm việc tại Sở về chế độ tiền lương, tiền công, chế độ BHXH, BHYT theo qui định của pháp luật về lao động. Rà soát tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ- CP của Chính phủ tại các đơn vị thuộc sở theo yêu cầu của Tỉnh uỷ và Sở Tài chính. Thực hiện đầy đủ chế độ thông tin, báo cáo theo yêu cầu của Bộ Tài nguyên & Môi trường, của Tỉnh uỷ-HĐND-UBND tỉnh và các ngành chức năng, tăng cường đôn đốc việc chấp hành qui chế, kỉ luật lao động, việc lập và triển khai kế hoạch, nhiệm vụ công tác năm 2008 của các phòng, đơn vị thuộc sở và phòng TNMT cấp huyện, từng bước đổi mới phong cách, lề lối làm việc của CBCCVC. Tổ chức triển khai thực hiện tốt cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong toàn thể cán bộ CCVC. Phối hợp tham gia phổ biến pháp luật về giao thông trong phạm vi toàn Sở. Hoàn thiện thủ tục đề nghị xét thi đua khen thưởng cho các tập thể và cá nhân thuộc Sở và Ngành. Ban hành kế hoạch, phát động phong trào, tổ chức đăng kí thi đua năm 2008 với Bộ TN&MT, Ban thi đua khen thưởng và khối ngành kinh tế của tỉnh. Tích cực tham gia các hoạt động thi đua theo các chỉ tiêu đã đăng kí giữa các sở ngành trong khối kinh tế của tỉnh. Đảm bảo công tác hành chính- quản trị phục vụ sự chỉ đạo điều hành, thực hiện nhiệm vụ của Sở và ngành. Phối hợp đảm bảo các hoạt động của các tổ chức đoàn thể, các hoạt động văn hoá thể thao, đảm bảo an toàn về người và tài sản, phương tiện, an ninh trật tự, vệ sinh môi trường trong cơ quan, không có cán bộ viên chức mắc các tai tệ nạn xã hội, vi pham Luật giao thông. Duy trì hoạt động của bộ phận nhận hồ sơ & trả kết quả theo cơ chế một cửa. Sở đã tiếp nhận 656 hồ sơ, qua thẩm định đã hướng dẫn và hoàn lại 139 hồ sơ cho các tổ chức bổ sung hoàn thiện; tiếp nhận giải quyết 448 hồ sơ, đã giải quyết xong, trả kết quả đúng hẹn 453 hồ sơ, không có hồ sơ quá hẹn, đang giải quyết 29 hồ sơ. Đảm bảo kinh phí cho các chương trình dự án, nhiệm vụ chuyên môn của Sở và Ngành. Kết ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22919.doc
Tài liệu liên quan