Báo cáo Thực tập tại Vụ Chính Sách Tài Chính

Để trở thành một cử nhân kinh tế, mỗi sinh viên không chỉ cần có kiến thức về lý thuyết mà còn cần những hiểu biết về thực tế. Những kiến thức đã được trang bị trong thời gian học tập tại trường giúp cho chúng tôi có một nền tảng lý luận, một phương pháp tiếp cận và giải quyết vấn đề khoa học. Những hiểu biết thực tế lại giúp chúng tôi vận dụng những gì đã học tại nhà trường để tạo ra hiệu quả công việc thực sự. Với sinh viên chúng tôi, thời gian thực tập cuối khoá học là dịp để tìm hiểu về thực

doc20 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1398 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Vụ Chính Sách Tài Chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tế, làm quen với tác phong, cách thức làm việc tại cơ sở, đồng thời có cơ hội tìm tòi, phân tích, tổng hợp và đưa ra những ý kiến đóng góp của mình để hoàn thành các báo cáo, luận văn tốt nghiệp của mình. Chính vì thế, được sự giúp đỡ của Khoa KinhTế, Khoa Marketing Trường Đại Học Thương Mại và Phòng Chính SáchTài Chính Đối Ngoại, tôi đã được đến thực tập tại Vụ Chính Sách Tài Chính. Sau một thời gian thực tập dưới sự hướng dẫn tận tình của thạc sĩ Nguyễn Quốc Hưng và các cán bộ trong phòng, tôi đã có được hiểu biết sơ bộ về Vụ cũng như về Phòng Chính SáchTài Chính Đối Ngoại là nơi mà tôi được bố trí thực tập. Tôi xin được trình bày trong Báo cáo tổng hợp của mình những nội dung chủ yếu sau: Cơ cấu tổ chức bộ máy và Chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tài Chính và Vụ chính sách tài chính hiện nay. Tình hình hoạt động của vụ chính sách tài chính trong năm vừa qua và một số ý kiến nhận xét đánh giá. Các công cụ hay các giải pháp để quản lí, tổ chức thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2001-2010 và kế hoạch 5 năm 2001-2005 của ngành tài chính I) Cơ cấu tổ chức bộ máy và Chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tài Chính và Vụ Chính Sách Tài Chính hiện nay. -Căn cứ Luật tổ chức Chính Phủ ngày 30/9/1992 -Căn cứ Nghị định số 178/CP ngày 28/10/1994 của Chính phủ về nhiệm vụ quyền hạn và tổ chức Bộ máy Bộ Tài chính 1.Cơ cấu tổ chức bộ máy của bộ tài chính A- Bộ máy giúp việc Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý Nhà nước: 1- Vụ Chính sách tài chính. 2- Vụ Chế độ kế toán. 3- Vụ Ngân sách Nhà nước. 4- Vụ Tài chính an ninh - quốc phòng (gọi tắt là Vụ I). 5- Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính. 6- Vụ Tài chính hành chính - sự nghiệp. 7- Cục Quản lý công sản. 8- Vụ Tài chính đối ngoại. 9- Vụ Quan hệ quốc tế 10- Ban Quản lý và tiếp nhận viện trợ quốc tế. 11- Ban Quản lý ứng dụng tin học. 12- Vụ Tài vụ - Quản trị. 13- Vụ Tổ chức cán bộ và đào tạo. 14- Văn phòng Bộ. B- Các tổ chức quản lý Nhà nước chuyên ngành trực thuộc: 1- Tổng cục Thuế. 2- Kho Bạc Nhà nước. 3- Thanh tra Tài chính Nhà nước. 4- Tổng cục Quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp. 5- Tổng cục Đầu tư phát triển. Nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu bộ máy của các tổ chức quản lý chuyên ngành do Chính phủ quy định trong văn bản riêng. C- Các tổ chức sự nghiệp trực thuộc: 1- Viện Khoa học tài chính. 2- Các trường Đại học Tài chính kế toán tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các trường Trung học Tài chính kế toán tại Hải Hưng, Quảng Ngãi và thành phố Hồ Chí Minh. 3- Trung tâm bồi dưỡng cán bộ tài chính. Nhiệm vụ, cơ cấu bộ máy và biên chế của các tổ chức sự nghiệp trực thuộc do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định phù hợp với các quy định của Nhà nước. D- Các đơn vị khác trực thuộc Bộ Tài chính hoạt động theo quy định của Chính phủ. Chức năng và nhiệm vụ của bộ tài chính a) Chức năng: Bộ Tài Chính là cơ quan của Chính phủ có chức năng thống nhất quản lý Nhà nước về lĩnh vực tài chính, kế toán, ngân sách Nhà nước trong phạm vi cả nước. b) Nhiệm vụ: Bộ Tài Chính có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn về quản lý Nhà nước quy định tại Nghị định số 15-CP ngày 2-3-1993 của Chính phủ và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây: -Hướng dẫn các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng dự toán ngân sách Nhà nước hàng năm. +Chủ trì phối hợp với Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước lập dự toán ngân sách Nhà nước và dự kiến phân bổ ngân sách Nhà nước cho các Bộ, ngành, địa phương để Chính phủ trình Quốc hội. Tổ chức thực hiện dự toán ngân sách Nhà nước đã được Quốc hội quyết định. +Xem xét tổng hợp quyết toán ngân sách của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các đoàn thể, tổ chức xã hội có nhận ngân sách Nhà nước. +Lập tổng quyết toán ngân sách Nhà nước hàng năm để Chính phủ trình Quốc hội phê chuẩn. - Phối hợp với Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước trong việc xây dựng các kế hoạch tài chính dài hạn, trung hạn, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch xây dựng cơ bản hàng năm và các cân đối chủ yếu khác của nền kinh tế quốc dân có liên quan đến tài chính và ngân sách Nhà nước. +Tham gia với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về phương hướng phát triển ngành, lĩnh vực, về chính sách đầu tư tài chính, về biên chế, tiền lương, giá cả và các chính sách kinh tế - xã hội khác có liên quan đến tài chính và ngân sách Nhà nước. - Xây dựng các dự thảo luật, pháp lệnh, các văn bản pháp luật khác về thuế, phí và thu khác để trình Chính phủ ban hành hoặc Chính phủ trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Quốc hội ban hành. +Thống nhất quản lý và chỉ đạo công tác thu thuế, phí và thu khác của ngân sách Nhà nước. - Quản lý quỹ ngân sách Nhà nước, quỹ dự trữ tài chính Nhà nước, quỹ ngoại tệ tập trung của ngân sách Nhà nước, quỹ tài sản tạm thu, tạm giữ. Tổ chức thực hiện việc cấp phát các khoản kinh phí thuộc ngân sách Nhà nước, cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản và cho vay ưu đãi đối với các dự án, chương trình mục tiêu kinh tế của Nhà nước theo quy định của Chính phủ. - Thực hiện các biện pháp hỗ trợ tài chính nhằm thực hiện các mục tiêu văn hoá - xã hội theo các chương trình, dự án được Chính phủ chỉ định. - Quản lý vốn, giá trị tài sản và tài nguyên thuộc sở hữu Nhà nước. - Thống nhất quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại các doanh nghiệp. Theo uỷ quyền của Chính phủ đại diện chủ sở hữu về vốn và tài sản Nhà nước tại các doanh nghiệp. Xét duyệt và tổng hợp quyết toán của doanh nghiệp Nhà nước. - Quyết định ngừng cấp phát và thu hồi số tiền đã cấp cho những cơ quan, đơn vị sử dụng vốn ngân sách Nhà nước sai mục đích, trái với kế hoạch được duyệt, vi phạm chế độ quản lý tài chính Nhà nước; đồng thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ về các quyết định của mình. - Thống nhất quản lý các khoản vay trả nợ (bao gồm cả vay và trả nợ trong nước và nước ngoài) của Chính phủ; quản lý về mặt tài chính các nguồn viện trợ quốc tế. Tham gia thẩm định về mặt tài chính các dự án sử dụng vốn vay nước ngoài của Chính phủ giao cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện. Chuẩn bị các các văn bản liên quan tới việc nước ta tham gia các điều ước quốc tế về tài chính để trình Chính phủ quyết định. - Quản lý Nhà nước đối với các hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo hiểm, phát hành trái phiếu, cổ phiếu, các quỹ xã hội, xổ số kiến thiết, dịch vụ kiểm toán, kế toán và các dịch vụ tài chính khác; tham gia quản lý thị trường vốn. - Thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra tài chính đối với tất cả các tổ chức hành chính, sự nghiệp, các doanh nghiệp Nhà nước và các đối tượng có quan hệ với tài chính Nhà nước. - Đại diện của Chính phủ tại các tổ chức tài chính quốc tế theo sự phân công của Chính phủ. - Quản lý công chức, viên chức tài chính, kế toán và kiểm toán theo quy định của Chính phủ. Cơ cấu tổ chức bộ máy và Chức năng, nhiệm vụ của Vụ Chính Sách Tài Chính. -Căn cứ theo Quyết định số 587 TC/QĐ/TCCB ngày 3/7/1996 của Bộ Trưởng bộ tài chính về tổ chức và hoạt động của Vụ chính sách tài chính . a) Chức năng: Vụ chính sách tài chính là đơn vị thuộc bộ máy quản lí nhà nước của Bộ tài chính, có chức năng giúp Bộ trưởng Bộ tài chính trong việc nghiên cứu, xây dựng để trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lí nhà nước trong lĩnh vực tài chính; giúp Bộ trưởng Bộ tài chính hướng dẫn, giải thích, tổng kết đánh giá việc thực hiện các chính sách tài chính đã ban hành. b) Nhiệm vụ: Vụ chính sách tài chính giúp Bộ trưởng Bộ tài chính thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau : - Chủ trì nghiên cứu,xây dựng Chiến lược phát triển tài chính quốc gia,chính sách tài chính dài hạn, trung hạn, chính sách vốn và huy động vốn gắn với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. - Chủ trì nghiên cứu, xây dựng các văn bản luật, pháp lệnh về thuế phí lệ phí và thu khác của ngân sách Nhà nước về quản lí ngân sách nhà nước, phân cấp quản lí ngân sách, về các chính sách chi ngân sách nhà nước, về quản lí tài chính nhà nước đối với công sản, tài nguyên quốc gia. - Chủ trì nghiên cứu, xây dựng các văn bản luật, pháp lệnh có liên quan đến việc vay, quản lí, sử dụng và trả nợ các khoản vay trong nước, vay ngoài nước của chính phủ . - Chủ trì nghiên cứu, xây dựng các văn bản luật, pháp lệnh về Chính sách tài chính đối với doanh nghiệp của tất cả các thành phần kinh tế, về chính sách tài chính đối với việc đa dạng hoá các hình thức sở hữu cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước. - Chủ trì chuẩn bị ý kiến tham gia với các bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ về các vấn đề tài chính Nhà nước trong các dự thảo Luật, Pháp lệnh. Nghị định có liên quan trực tiếp đến chính sách tài chính như: chính sách giá, lao động, việc làm, thu nhập, tiền tệ, tín dụng, lãi xuất, bảo hiểm và các chính sách xã hội khác . - Nghiên cứu, xây dựng để trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản pháp quy về quản lí tài chính chung của Nhà nước không thuộc lĩnh vực quản lí chuyên ngành do các tổ chức, đơn vị khác đảm nhiệm . - Phối hợp với các đơn vị trong bộ tham gia nghiên cứu soạn thảo các văn bản lí kết với các nước, các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế có liên quan đến Chính sách tài chính, Chính sách thuế. - Chủ trì tham gia với các cơ quan nhà nước về xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội, các cân đối lớn của nền kinh tế, các kế hoạch trung hạn và dài hạn phát triển kinh tế xã hội . - Tổng hợp, phân tích, đánh giá các chỉ tiêu về NSNN, về kinh tế xã hội của Việt nam, của một số nước trong khu vực và thế giới, phục vụ cho việc đề xuất và xây dựng các chính sách tài chính. - Quản lí thống nhất và tổ chức hệ thống hoá các văn bản pháp luật, văn bản pháp quy về tài chính. Chủ trì đề xuất viéc lập chương trình nghiên cứu, xây dựng các văn bản pháp luật hàng năm và dài hạn về chính sách tài chính theo kế hoạch trung của Chính phủ, quốc hội. - Quản lí thống nhất và tổ chức hệ thống hoá các văn bản pháp luật về tài chính của Việt nam kí với các chính phủ, các tổ chức tài chính quốc tế . - Chủ trì triển khai chương trình, kế hoạch, nội dung quan hệ hợp tác với các nước, các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế về lĩnh vực chính sách tài chính. +Tiếp nhận và tổ chức thực hiện các dự án, các chương trình hợp tác về nghiên cứu xây dựng chính sách tài chính theo phân công của Bộ . -Tham gia việc tổ chức tuyên truyền, phổ cập các chính sách tài chính , tham gia hướng dẫn thực hiện và tư vấn về chính sách tài chính. - Thường xuyên tổ chức việc đánh giá tổng kết việc thực hiện pháp luật và chính sách tài chính, đề xuất việc huỷ bỏ, bổ xung, sửa đổi các văn bản pháp luật và các chính sách tài chính đã ban hành . c) Cơ cấu tổ chức và quyền hạn của Vụ Chính Sách Tài Chính. - Vụ chính sách tài chính có các phòng sau đây : Phòng chính sách tài chính vĩ mô . Phòng chính sách thuế . Phòng chính sách ngân sách và đầu tư . Phòng chính sách tài chính doanh nghiệp . Phòng chính sách tài chính đối ngoại . Phòng tổng hợp . -Vụ trưởng Vụ chính sách tài chính quy định nhiệm vụ cụ thể của từng phòng. - Vụ chính sách tài chính có các quyền hạn sau : +Yêu cầu các cơ quan có liên quan cung cấp tài liệu, số liệu cần thiết phục vụ công tác nghiên cứu xây dựng hoặc điều chỉnh chính sách của nhà nước về tài chính . +Kí các văn bản hướng dẫn, giải thích chính sách, chế độ quản lí tài chính theo uỷ quyền của bộ . II) Tình hình hoạt động của Vụ chính sách tài chính trong năm vừa qua và một số ý kiến nhận xét đánh giá. Nghiên cứu, xây dựng các đề án lớn về chính sách chế độ. Trong năm 2002, Vụ đã chủ trì nghiên cứu, triển khai các công việc thuộc các đề án và chương trình được giao cụ thể sau: a) Các đề án (1) Pháp lệnh phí và lệ phí - Kịp thời dự thảo trình Chính phủ và Bộ ban hành nghị định, chỉ thị của thủ tướng chính phủ và các thông tư quy định và hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh Phí và Lệ phí - Xây dựng và trình bộ phê duyệt kế hoạch triển khai thi hành pháp lệnh phí và lệ phí - Triển khai công tác tuyên truyền về việc thực hiện Pháp lệnh phí và lệ phí thông qua phương tiện thông tin đại chúng . - Chủ trì xây dựng kế hoạch và tiến hành 3 đợt tập huấn triển khai thực hiện triển khai thực hiện Pháp lệnh Phí và Lệ phí . - Phối hợp với Tổng Cục Thuế cải tiến mẫu vé thu phí, quy định mức thu và hướng dẫn việc quản lí, sử dụng phí sử dụng cầu đường bộ . - Phối hợp với vụ hành chính sự nghiệp hoàn thiện các đề án rà soát sắp xếp lại mạng lưới trạm thu phí và khoán chi cho các trạm thu phí . - Theo dõi đôn đốc việc thành lập bộ phận thường trực triển khai thực hiện pháp lệnh phí và lệ phí ở các địa phương. - Tổng hợp tình hình chung về tiến độ thực hiện Pháp lệnh phí và lệ phí báo cáo Bộ cho chỉ đạo kịp thời. (2) Xây dựng và trình Bộ trình Chính phủ chương trình xây dựng pháp luật về lĩnh vực tài chính nhiệm kỳ quốc hội khoá XI và chương trình xây dựng luật. Pháp lệnh năm 2003. Chương trình xây dựng nghị quyết, Nghị định của Chính phủ năm 2003. (3)Rà soát các văn bản quy phạm Pháp luật thuộc thẩm quyền của Bộ Tài Chính ban hành đến 31/2/2001 trình Bộ ban hành Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài Chính công bố 51 văn bản hết hiệu lực thi hành. Tiến hành rà soát các văn bản quy phạm Pháp luật thuộc Hải quan. (4) Chủ trì đề án tạo nguồn cải cách tiền lương và tham gia đề án chung về cải cách tiền lương và trình Chính phủ và Bộ chính trị cho ý kiến trước khi trình ra Hội nghị TW và Quốc hội. (5) Phối hợp với Bộ LĐTB-XH dự thảo trình chính phủ ký ban hành Nghị định về chính sách đối với Lao động dôi dư sắp xếp lại DNNN. Dự thảo và trình Bộ ký ban hành Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài Chính ban hành Qui chế quản lý và sử dụng quỹ hỗ trợ Lao động dôi dư do sắp xếp lại DNNN . Triển khai đề án Quĩ hỗ trợ lao động dôi dư do sắp xếp lại DNNN. Tổ chức tập huấn và phối hợp với TCDN triển khai giải ngân từ Quỹ hỗ trợ Lao động dôi dư cho các doanh nghiệp tiến hành sắp xếp lại. (6) Đề án thí điểm chế độ khấu hao nhanh theo số dư giảm dần có điều chỉnh : dự thảo trình Bộ ban hành Quyết định cho phép thực hiện thí điểm chế độ khấu hao nhanh. Theo dõi tình hình thực hiện và báo cáo một năm thí điểm chế độ khấu hao nhanh theo số dư giảm dần có điều chỉnh. (7) Được Bộ giao phối hợp với Ban kinh tế Trung ương sơ kết tình hình thực hiện NQTW IV khoa VIII về tiếp tục đổi mới. Lành mạnh hoá lĩnh vực tài chính tiền tệ. (8) Tổng hợp, xây dựng cơ chế tài chính năm 2003. (9) Báo cáo đánh giá khả năng cạnh tranh một số mặt hàng của Việt nam trong quá trình thực hiện Hiệp định thương mại Việt – Mỹ . Dự thảo và xây dựng trình Bộ phê duyệt kế hoạch phân công thực hiện 3 bản báo cáo về các biện pháp hỗ trợ 10 “ giá trị sản lượng nông nghiệp, giải pháp chính sách đề phòng bất lợi trong thương mại quốc tế, rà soát Chính sách điều chỉnh nhằm phù hợp với nguyên tắc không phân biệt đối sử quốc gia và tối hệ quốc. (10) Thực hiện nhiệm vụ thường trực Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của ngành tài chính, theo dõi đánh giá, lập báo cáo cải cách hành chính năm 2003 và xây dựng chương trình cải cách hành chính năm 2003 của ngành tài chính trình Bộ ban hành. Sơ kết 4 năm thực hiện Pháp lệnh tiết kiệm chống lãng phí b) Các văn bản pháp quy vụ chủ trì nghiên cứu xây dựng. Trong năm 2002 Vụ đã chủ trì nghiên cứu soạn theo trình Chính phủ . Bộ Tài chính ban hành 2 Nghị định của CP, 2 chỉ thị của TTg ,CP 4 Quyết định của Bộ trưởng Tài chính và 3 thông tư và thông tư liên tịch Cụ thể: Nghị định 57/2002/NĐ-CP ngày 3/6/2002 qui định chi tiết thi hành pháp lệnh phí và lệ phí. Nghị định về chính sách đối với Lao động đôi dư do sắp xếp lại DNNN. Chỉ thị của TTg-CP về triển khai thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí. Chỉ thị của TTg-CP về việc cấm sử dụng tiền tài sản của Nhà nước tập thể để thưởng, biếu tặng cho các các nhân tổ chức không đúng qui định. Thông tư 36/2002/TT-BTC ngày 24/6/2002 hướng dẫn thực hiện Nghị định 57/2002/NĐ-CP ngày 3/6/2002 qui định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí. Thông tư 16/2002/TT-BTC hướng dẫn chế độ tài chính áp dụng cho khu Thương mại Lao bảo – Quảng trị. Thông tư 64/2002/TT-BTC của Bộ Tài Chính hướng dẫn quản lí và sử dụng số tiền thu được từ bán thuốc lá điếu nhập lậu bày bán trên thị trường nội địa. Thông tư Liên tịch số 07/2002/TTLT hướng dẫn thi hành Nghị định số 02/2002 /NĐ-CP và Nghị định 20/1998/NĐ-CP về phát triển thương mại miền núi hải đảo và vùng đồng bào dân tộc. Quyết định số 20/2002 /QĐ-BTC của Bộ trưởng Tài chính về việc phê duyệt kế hoạch cải cách hành chính ngành tài chính giai đoạn 2001-2005. Quyết định số 84/2002/QĐ-BTC của Bộ trưởng Tài chính ban hành chương trình hành động của Bộ Tài chính triển khai thực hiện các Nghị quyết hội nghị lần thứ 5 Ban hành Trung ương Đảng. Quyết định 85/2002/QĐ-BTC của Bộ trưởng Tài chính ban hành Quy chế quản lý và sử dụng qũi hỗ trợ lao động dôi dư do xắp xếp lại DNNN. Quyết định số 79/2002/QĐ-BTC ngày 13/6/2002 của Bộ trưởng Tài chính công bố ban hành đến ngày 31/12/2001 hết hiệu lực thi hành. Các văn bản đang được triển khai đúng chế độ. Dự thảo Nghị định của Chính phủ về xử phạt hành chính đối với việc vi phạm Pháp lệnh phí và lệ phí. Dự thảo Nghị định của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường. Dự thảo Nghị định của Chính phủ về quản lý biên lai thu tiền phạt và tiền nộp phạt vi phạm hành chính. Dự thảo đề án quỹ bồi thường thiệt hại tư pháp. Dự thảo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính về mở rộng nguồn thu của Ban QLKCX & CN thành phố HCM. Những nhiệm vụ trọng tâm được Bộ giao trong năm 2002 đều đã được hoàn thành, bảo đảm chất lượng, đúng tiến độ,phát huy tác dụng tích cực trong thực tế.Trong đó nổi lên một số đề xuất có giá trị được Bộ chấp nhận : Pháp lệnh phí và lệ phí: Bãi bỏ thẻ miễn thu phí cầu đường bộ đò phà đối với các phương tiện giao thông. Nguyên tắc qui định mức thu phí và hướng dẫn nội dung chi phí quản lý thu phí, lệ phí phù hợp với các chủ trương xã hội hoá. Chính sách đối với lao động dôi dư do xắp xếp lại DNNN: Chủ trì nghiên cứu, đề xuất chế độ hỗ trợ đối với Lao động dôi dư. Nghiên cứu, xây dựng đề án trình Chính phủ quyết định thành lập Quĩ hỗ trợ lao đang dôi dư và tổ chức việc tuyên truyền tập huấn về chế độ chính sách đối với Lao động dôi dư cho các bộ ngành, địa phương trong việc thực hiện chính sách đối với lao động dôi dư. Đề nghị lấy tiền lương làm căn cứ tính trả trợ cấp lao động dôi dư là tiền lương trước khi cải cách tiền lương. Cải cách tiền lương: Nghiên cứu : Đề xuất ý kiến về cải cách tiền lương phải đồng thời với việc thực hiện đồng bộ Quyết định số 192/2001/QĐ-TTg về khoán chi đối với các cơ quan hành chính nhà nước, nghị định số 10/2002/NĐ-CP về cơ chế tài chính đối với đơn vị hành chính sự nghiệp có thu và Nghị định số 73/1999 /NĐ-CP về xã hội hoá trong lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hoá, thể dục thể thao. 2) Xây dựng các báo cáo phục vụ Trung ương và Bộ Báo cáo sơ kết 4 năm thực hiện Pháp lệnh tiết kiệm chống lãng phí . Báo cáo về tiêu đề án tạo nguồn cải cách tiền lương và tham gia đề án chung về cải cách tiền lương và trình Chính phủ và Bộ Chính trị. Báo cáo 1 năm thực hiện Pháp lệnh phí và lệ phí. Báo cáo tình hình CCHC năm 2002 và dự kiến CCHC năm 2003 của Bộ Tài chính. Báo cáo 1 năm thực hiện Quĩ hỗ trợ lao động dôi dư. Báo cáo 1 năm thực hiện chế độ khấu hao nhanh theo số dư giảm dần có điều chỉnh. Báo cáo công tác PBGDPL đối với cán bộ công chức Bộ Tài chính. Phương án tài chính trước tình hình Iraq có thể bị tấn công. 3) Làm đầu mối phục vụ Bộ tham gia ý kiến vào văn bản QPPL của Bộ, ngành có liên quan. Vụ soạn thảo và trình Bộ 324 văn bản (có số công văn) tham gia, đóng góp ý kiến với các Bộ ngành khác về các văn bản qui phạm pháp luật, trong đó có: 10 dự án luật. 15 dự án pháp lệnh. 57 dự thảo nghị định, nghị quyết của Chính phủ. 11 dự thảo nghị định, nghị quyết của Chính phủ. Chuẩn bị nội dung cho 26 phiếu lấy ý kiến thành viên Chính phủ. Tham gia với các bộ ngành khác về 3 Thông tư liên tịch. Lĩnh vực thuế : 47 công văn. Lĩnh vực ngân sách và đầu tư: 32 văn bản. Tài chính doanh nghiệp: 30 văn bản. Ngoài ra, trong năm. Vụ CSTC đã có 750 văn bản tham gia ý kiến với các đơn vị trong Bộ về các lĩnh vực: Thuế > 205 văn bản. Quản lý tài chính doanh nghiệp : 20 văn bản. Ngân sách: 250 văn bản. Hành chính sự nghiệp : 150 văn bản. TCNH: 35 văn bản. Các lĩnh vực khác : 120 văn bản. 4) Các công việc khác: Theo nhiệm vụ được giao bổ sung. Vụ đã triển khai thực hiện các công việc sau : Báo cáo về rà soát các chính sách tài chính đối với miền núi và đồng bào dân tộc Báo cáo đánh giá 1 năm thực hiện Quyết định 53/2001 /QĐ-TTg về chính sách tài chính đối với các khu kinh tế cửa khẩu biên giới. Tiểu đề án nghiên cứu cạnh tranh của dịch vụ tài chính Việt nam trong hội nhập quốc tế. 5) Một số ý kiến nhận xét đánh giá kết quả công tác năm 2002 a) Mặt ưu điểm: Về cơ bản hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác được giao, tính đến giữa tháng 12/2002 cơ bản không còn công việc tồn đọng. Nhiệm vụ công tác đạt chất lượng cao,đảm bảo tiến độ đề ra, được Bộ ghi nhận, cụ thể như việc triển khai Pháp lệnh phí và lệ phí; báo cáo tình hình thực hiện NQTW IV khoá VIII về tiếp tục đổi mới, lành mạnh hoá lĩnh vực tài chính tiền tệ: sơ kết 4 năm thực hiện Pháp lệnh tiết kiệm chống lãng phí, báo cáo về khả năng cạnh tranh của một số mặt hàng VN khi thực hiện Hiệp định thương mại Việt – Mỹ : đề án tạo nguồn cải cách tiền lương. Lề lối làm việc thủ tục quy trình giải quyết công việc được quan tâm cải tiến đã tạo điều kiện vụ hoàn thành tốt nhiệm vụ trong năm cũng như trong năm tới: nhất là việc triển khai xây dựng các dự án luật, pháp lệnh, các đề án, các báo cáo công tác được Bộ giao. Trong thực hiện nhiệm vụ được giao, có những đề xuất có giá trị nâng cao hiệu quả công việc. b) Mặt còn hạn chế: Đội ngũ cán bộ đa số còn trẻ, được học tập có kiến thức, đang trưởng thành cần có thời gian tích luỹ thực tế. Công tác thông tin tổng hợp số liệu phục vụ nghiên cứu xây dựng chính sách chế độ còn có mặt hạn chế, có phần chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. III) Các công cụ hay các giải pháp để quản lí, tổ chức thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2001-2010 và kế hoạch 5 năm 2001-2005 của ngành tài chính Các mục tiêu của ngành tài chính hiện nay cũng như trong thời gian tới (đến 2010) Mục tiêu tổng quát Xây dựng nền tài chính quốc gia có tiềm lực đủ mạnh thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững, phát triển nguồn nhân lực, tiến bộ và công bằng xã hội, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng, bảo vệ vững chắc Tổ quốc XHCN. Hệ thống chính sách động viên, phân phối tài chính phải đảm bảo công bằng, ổn định, tích cực, năng động, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, có đủ khả năng phát huy nội lực, chủ động hội nhập thu hút ngoại lực, quản lý và sử dụng có hiệu quả toàn bộ nguồn lực tài chính của đất nước. Nền tài chính quốc gia phải lành mạnh, công khai, minh bạch, dân chủ, được kế toán, kiểm kê, kiểm toán, kiểm soát. Tài chính thực sự trở thành công cụ quan trọng để điều hành nền kinh tế quốc dân, là thước đo hiệu quả hoạt động kinh tế của các chủ thể trong xã hội. Năng lực, hiệu lực quản lý Nhà nước về tài chính - tiền tệ được tăng cường, công nghệ quản lý và điều hành được hiện đại hóa. Đội ngũ cán bộ Tài chính thực sự có phẩm chất “cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư”, đủ năng lực và tri thức quản lý tài chính đất nước. Vị thế Tài chính - Tiền tệ Việt Nam được củng cố và nâng cao trên trường quốc tế trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ và an ninh tài chính quốc gia. Các mục tiêu cụ thể (1) Góp phần đưa nhịp độ tăng trưởng GDP thời kỳ 2001-2005 bình quân hàng năm đạt 7,5%. Cơ cấu kinh tế và lao động chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng những ngành có hàm lượng công nghệ cao, tạo được tích luỹ nội bộ nền kinh tế. Đến năm 2005, nông nghiệp sẽ chiếm khoảng 20-21% GDP, công nghiệp và xây dựng khoảng 38-39% GDP và dịch vụ khoảng 41-42% GDP. Lạm phát được duy trì ở mức 4-5%/năm. (2) Duy trì dự trữ ngoại tệ, dự trữ vàng và hàng hoá đảm bảo hỗ trợ cho sản xuất và an ninh tiêu dùng khi có các biến động lớn như thiên tai, địch hoạ...cũng như đảm bảo khả năng điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ. 3) Duy trì nợ quốc gia không quá 50% GDP; nghĩa vụ trả nợ nước ngoài dưới 20% kim ngạch xuất khẩu; trong đó nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của Chính phủ dưới 12% thu NSNN. (4) Tỷ lệ động viên bình quân hàng năm vào NSNN khoảng 20-21% GDP, trong đó thu từ thuế và phí đạt 18-19% GDP. Đảm bảo qui mô chi NSNN khoảng 24-25% GDP; trong đó chi đầu tư phát triển chiếm 25-26%, chi trả nợ chiếm 17-18% và chi thường xuyên chiếm 57-58% tổng chi NSNN. Duy trì mức dự phòng tài chính khoảng 3-5% dự toán NSNN hàng năm. Khống chế bội chi NSNN ở mức 4,5-5% GDP. Bù đắp bội chi NSNN bằng nguồn vốn vay trong nước khoảng 3-3,5 % GDP và vay từ nước ngoài khoảng 1-1,5% GDP. (5) Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng trung bình 11-12%/năm, chiếm khoảng 31-32% GDP. Vốn trong nước chiếm 60-65% và vốn ngoài nước chiếm 35-40% tổng vốn đầu tư. Tăng tỷ trọng vốn trung và dài hạn. Trong tổng nguồn vốn đầu tư xã hội, dự kiến đầu tư phát triển từ NSNN chiếm 20-21%; đầu tư bằng tín dụng Nhà nước chiếm 17-18%; khu vực doanh nghiệp Nhà nước đầu tư chiếm 19-20%; khu vực dân cư, doanh nghiệp tư nhân đầu tư trực tiếp 24-25% và đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm 16-17%. Tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội được định hướng đầu tư vào các lĩnh vực chủ yếu: - Nông nghiệp chiếm khoảng 13%; - Công nghiệp, nhất là các ngành mũi nhọn có lợi thế và năng lực cạnh tranh chiếm khoảng 44%; - Giao thông vận tải, bưu điện khoảng 15%; - Khoa học và công nghệ, y tế, giáo dục và đào tạo, văn hoá xã hội khoảng 8%; - Đầu tư cho các ngành khác khoảng 20%. (6) Tổng tín dụng đạt 40-50% GDP; Qui mô thị trường chứng khoán đạt 3-5% GDP vào năm 2005. (7) Đổi mới cơ chế tài chính doanh nghiệp góp phần hoàn thành về cơ bản việc sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả quản lý DNNN. Tiếp tục thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. (8) Đẩy mạnh công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống các thị trường tài chính, thực hiện tốt chức năng trung chuyển vốn trong nền kinh tế, chủ động hội nhập vào thị trường tài chính khu vực và thế giới. Phát triển đồng bộ thị trường tài chính - tiền tệ. Điều chỉnh lãi suất và tỷ giá theo hướng tự do hoá có tác động khuyến khích phát triển kinh tế, hoạt động xuất khẩu và điều tiết nhập khẩu; phát triển thị trường nội tệ liên ngân hàng, thị trường ngoại hối, thị trường các loại giấy có giá ngắn hạn và thị trường chứng khoán. Phát triển thị trường bảo hiểm với mức tăng trưởng bình quân 23%/năm, đến năm 2005 qui mô của thị trường tăng gấp 2,8-3 lần so với năm 2000. Đảm bảo bù đắp các rủi ro được bảo hiểm, nâng tổng số tiền đầu tư cho nền kinh tế lên 1,4% GDP vào năm 2005. (9) Chủ động hội nhập quốc tế và mở rộng tài chính đối ngoại có hiệu quả trên cơ sở giữ vững độc lập chủ quyền quốc gia, an ninh kinh tế và tài chính theo lộ trình đã cam kết. Góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu bình quân khoảng 16%/năm, nhập khẩu 15%/năm. Phấn đấu tạo cán cân thanh toán luôn thặng dư, dự kiến mức thặng dư trong cả giai đoạn 10-11 tỷ USD. Trong đó cán cân vãng lai thặng dư 3,6 tỷ USD, cán cân vốn thặng dư 7,6-8,6 tỷ USD. (10) Phấn đấu đạt tỷ lệ tiết kiệm 24-26% GDP và tỷ lệ vốn hoá khoảng 80% vào giai đoạn 2001-2005, trong đó tiết kiệm khu vực Chính phủ khoảng 6-8% GDP và khu vực doanh nghiệp và dân cư là 16-18% GDP. (11) Đổi mới biện pháp quản lý tài sản công theo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả, có định mức, tiêu chuẩn, chế độ rõ ràng, công khai, minh bạch. (12) Hoàn thiện đồng bộ hệ thống pháp lý về kế toán, kiểm toán. Phát triển và nâng cao vai trò, chức năng của kiểm toán nội bộ. Phát triển đội ngũ chuyên gia kế toán và kiểm toán. Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế tiến đến mở cửa, hội nhập về kế toán, kiểm toán. Chủ động kiểm soát, điều chỉnh và đảm bảo tính an toàn, hiệu quả, minh bạch của toàn hệ thống tài chính và những hoạt động dịch vụ do hệ thống tài chính thực hiện. (13) Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn trong hệ thống tài chính Nhà nước của Trung ương và chính quyền địa phương các cấp; của Bộ Tài Chính và các Bộ, ngành. Cơ cấu lại tổ chức bộ máy của ngành theo chủ trương tăng cường cải cách hành chính, đảm bảo việc sử dụng có hiệu quả đội ngũ công chức, nâng cao tinh thần trách nhiệm và thực hiện tiêu chuẩn hoá cán bộ, nâng cao tỷ lệ chuyên viên cao cấp và chuyên viên chính trong cơ quan Bộ. Sắp xếp, bố trí lại đội ngũ cán bộ theo yêu cầu công việc và phù hợp với chức danh, tiêu chuẩn công chức, xác định đúng số lượng, chất lượng và cơ cấu biên chế cần thiết cho mỗi tổ chức, đơn vị, thực hiện đề án tinh giảm biên chế. Công tác đào tạo bồi dưỡng công chức chủ yếu hướng tới mục tiêu hình thành đội ngũ công chức có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có trình độ và năng lực theo chức danh tiêu chuẩn do Nhà nước qui định, được trang bị những kiến thức cơ bản của nền kinh tế thị trường. Xây dựng đội ngũ cán bộ tin học được tổ chức thống nhất từ Trung ương đến địa phương, có kiến thức và kỹ năng đảm bảo duy trì và phát triển hệ thống tin học toàn ngành. (14) Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, ứng dụng công nghệ, hiện đại hoá công tác quản lý tài chính phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Các công cụ hay giải pháp quản lí cũng như tổ chức thực hiện Động viên tối đa các nguồn lực tài chính phục vụ thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Thực hiện nguyên tắc công bằng trong chính sách phân phối Tài chính; nâng cao hiệu quả phân bổ và sử dụng NSNN trong điều tiết kinh tế vĩ mô, giải quyết các vấn đề xã hội, củng cố an ninh, quốc phòng Đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý tài chính doanh nghiệp nhằm tách biệt tài chính nhà nước với tài chính doanh nghiệp, đảm bảo quyền tự do kinh doanh, tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp phù hợp với cơ chế thị trường. Thực hiện triệt đ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25211.doc
Tài liệu liên quan