Báo cáo Tổgn hợp về hoạt động sản xuất kinh doanh &hoạt động tài chính - Kế toán ở Công ty dệt vải công nghiệp hà nội

lời nói đầu Bước sang thế kỷ 21, với những thành tựu đã đạt được đã tạo nền móng vững chắc để đưa Việt Nam thành một nước công nghiệp phát triển. Như lời Thủ tướng Phan Huy Khải phát biểu “ Việt Nam sẽ trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020” tại ngày khai mạc Quốc Hội khoá X. Một trong những ưu tiên của Chính phủ là phát triển mạnh và hiệu quả các loại hình Doanh nghiệp, các Doanh nghiệp có nhiều cơ hội đầu tư kinh doanh để thu được lợi nhuận cao nhất. Vì vậy muốn tồn tại và phát triển cá

doc48 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1313 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Tổgn hợp về hoạt động sản xuất kinh doanh &hoạt động tài chính - Kế toán ở Công ty dệt vải công nghiệp hà nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c Doanh nghiệp cần có chiến lược phù hợp để sản phẩm của họ được khách hàng chấp nhận cả về chất lượng cũng như giá cả. Công ty Dệt vải công nghiệp Hà Nội là một Doanh nghiệp Nhà nước đang trong quá trình đổi mới máy móc trang thiết bị, quy trình công nghệ, cơ cấu tổ chức quản lý, trình độ tay nghề công nhân để sản phẩm sản xuất ra thu hút được nhiều bạn hàng, giữ vững thương hiệu sản phẩm trên thị trường. Hiện nay công ty đang hoàn tất thủ tục và các bước chuẩn bị để chuyển sang cổ phần hoá phù hợp với kinh tế Việt Nam nói chung cũng như tình hình kinh doanh của công ty nói riêng. Sau một thời gian thực tập tại Công ty, được sự giúp đỡ tận tình của các cán bộ công ty và thầy giáo TS.Nguyễn Văn Long, em đã hoàn thành bản “Báo cáo thực tập tốt nghiệp” tại công ty Dệt vải công nghiệp Hà Nội. Bản báo cáo gồm các nội dung chính sau: Phần 1: Giới thiệu khái quát về Công ty dệt vải công nghiệp Hà Nội Phần 2: Phân tích các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty dệt vải công nghiệp Hà Nội. Phần 3: Phân tích hoạt động tài chính - kế toán ở Công ty dệt vải công nghiệp Hà Nội Phần IV: Đánh giá chung và lựa chọn hướng đề tài Em xin chân thành cảm ơn thầy giáơ TS.Nguyễn Văn Long và tập thể ban lãnh đạo, các cô chú, anh chị ở công ty Dệt vải công nghiệp Hà Nội đã hướng dẫn, giúp đỡ và chỉ bảo tận tình cho em trong thời gian thực tập. Do thời gian hạn chế, kinh nghiệm chưa nhiều, nên bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót, song đây cũng là nỗ lực của bản thân. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến quý báu của các thầy cô giáo cùng tất cả các bạn sinh viên quan tâm để bài viết này ngày càng được hoàn thiện hơn. Hà Nội, Ngày 03 tháng 02 năm 2004 Sinh viên Vũ Hồng Sơn phần 1: giới thiệu khái quát về công ty dệt vải công nghiệp Hà Nội 1.1. Quá trình hình thành phát triển của Công ty Dệt vải Công nghiệp Hà Nội. 1.1.1. Tên gọi, địa chỉ công ty. Tên gọi : công ty dệt vải công nghiệp Hà Nội Tên giao dịch quốc tế : Hanoi Industrial Canvas Textile Company Viết tắt: HAICATEX địa chỉ giao dịch : Số 93 - đường Lĩnh Nam – Mai Động - Hai Bà Trưng - Hà Nội Điện thoại: (+84) 04 8624621 Fax: (+84) 04 8622601 Email: haicatex@hn.vnn.vn Website: lĩnh vực kinh doanh: chuyên sản xuất các loại vải dùng trong công nghiệp như: vải mành , vải bạt, vải địa kỹ thuật ,Gabadin, Đơluyn, popơlin,... 1.1.2. Sự thành lập, các mốc quan trọng trong quá trình phát triển. Quá trình hình thành và phat triển của Công ty Dệt vải Công Nghiệp Hà Nội từ khi hình thành đến nay có thể được chia ra làm 3 giai đoạn: 1.1.2.1. Giai đoạn tiền thân của công ty (1967 – 1973) Công ty Dệt vải Công Nghiệp Hà Nội ra đời từ thời chiến tranh phá hoại ở miền Bắc của đế quốc Mỹ. Công ty là một trong những đơn vị thành viên của nhà máy liên hiệp dệt Nam Định. Được lệnh tháo dỡ máy móc và trang thiết bị sơ tán lên Hà Nội mang tên Nhà máy Dệt Chăn, xây dựng tại Vĩnh Tuy – Thanh Trì - Hà Nội. Khi còn là xí nghiệp thành viên thì nhiệm vụ chính là tận dụng bông đay, sợi rối, phế liệu của Dệt Nam Định, khi sơ tán lên Hà Nội không còn nguồn phế liệu trên để làm nguyên liệu cho nguyên liệu đầu vào dẫn đến nhà máy phải thu mua phế liệu của các nhà máy khác trong khu vực Hà Nội như Dệt kim Đông Xuân, Dệt 8-3 …để thay thế và giữ vững sản xuất. Nhưng do quy trình công nghệ lạc hậu, thiết bị máy móc lại cũ, nguyên liệu để sản xuất thuộc dạng phế liệu, làm cho giá thành sản xuất quá cao dẫn đến tình trạng nhà nước phải bù lỗ triền miên. Cũng thời kỳ đó Trung Quốc giúp Việt Nam xây dựng một công trình công nghệ sản xuất vải mành làm lốp xe đạp từ sợi bông, lãnh đạo nhà máy đã đề nghị Nhà Nước đầu tư dây chuyền công nghệ đó cho nhà máy. Từ năm 1970-1972 dây chuyền này được lắp đặt và đưa vào sản xuất ổn định, sản phẩm làm ra được nhà máy cao su Sao Vàng chấp nhận tiêu thụ để thay thế cho vải mành phải nhập của Trung Quốc. Năm 1973 trao trả dây chuyền dệt chăn chiên cho Nhà máy liên hợp Dệt Nam Định, nhà máy nhận thêm nhiệm vụ lắp dây chuyền sản xuất vải bạt và phát triển dây chuyền sản xuất vải mành. Tháng 10/1973, nhà máy đổi tên thành Nhà máy Dệt vải Công Nghiệp Hà Nội với nhiệm vụ chủ yếu là dệt các loại vải dùng trong công nghiệp như vải mành, vải bạt, xe các loại sợi… sản phẩm của nhà máy là tư liệu sản xuất cho các doanh nghiệp khác. 1.1.2.2. Giai đoạn tăng trưởng trong cơ chế bao cấp (1974 – 1988) Từ quy mô lúc đầu nhỏ bé, vốn chỉ có 473.406 đồng, giá trị tổng sản lượng là 108.507 đồng, cán bộ công nhân viên chỉ có 174 người trong đó công nhân có 114 người, nhà máy vừa sản xuất vừa đầu tư xây dựng cơ bản. Đến năm 1988 tổng vốn kinh doanh đã đạt 10 tỷ đồng, tổng cán bộ công nhân viên trong biên chế là 1079 người trong đó 986 người là công nhân sản xuất. Về thiết bị lắp đặt dây chuyền sản xuất vải mành, Trung Quốc chỉ cung cấp cho ta 2 máy dệt vải mành. Trong quá trình phát triển nhà máy đã tự trang bị, tự chế thêm 6 máy dệt vải mành đưa tổng số máy lên 8 máy để nâng cao năng lực sản xuất, đáp ứng nhu cầu vải sợi bông làm lốp xe đạp trong nước, đảm bảo sản xuất kinh doanh có lãi. Trong giai đoạn này nhà máy thực hiện sản xuất kinh doanh theo cơ chế bao cấp, đầu vào và đầu ra đều do Nhà nước đảm nhận, nhà máy chỉ lo tổ chức sản xuất để hoàn thành được mức kế hoạch được giao, do đó tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tương đối ổn định, sản phẩm các loại làm ra đều được ưa chuộng và được tiêu thụ từ Bắc vào Nam. Các sản phẩm chủ yếu đạt mức tiêu thụ cao nhất như : vải mảnh năm 1988 tiêu thụ 3,608 triệu m2, vải bạt 1,2 triệu m2, vải 3024( dùng may quân trang cho quân đội ) 1,4 triệu m2, dây chuyền sản xuất làm việc theo chế độ 3 ca/ ngày. 1.1.2.3. Giai đoạn chuyển đổi cơ chế từ 1989 đến nay. Nền kinh tế nước ta chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Một số khách hàng quen thuộc của nhà máy đã tìm ra sản phẩm tương tự trên thị trường, dẫn đến thị trường của nhà máy dần bị thu hẹp. Đứng trước thực trạng đó nhà máy đã tìm mọi biện pháp để cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm bằng cách thay thế nguyên liệu sản xuất cũ, đầu tư mua sắm các trang thiết bị dây chuyền hiện đại, tiến hành đa dạng hoá sản phẩm, đầu tư thêm phân xưởng may, chủ động tìm kiếm khách hàng mới. Tháng 7 – 1994 nhà máy được Bộ Công Nghiệp đổi tên thành Công ty Dệt vải Công Nghiệp Hà Nội với chức năng hoạt động đa dạng hơn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, phù hợp với xu thế phát triển hiện nay. Năm 1994 tiến hành liên doanh với Pháp và Trung Quốc để sản xuất vải mành, ni lông làm nhiên liệu cho các công ty cao su. Đến 1998 liên doanh bị giải thể, công ty nhận lại số thiết bị và thành lập xí nghiệp mành nhúng keo. Cũng trong năm đó công ty đầu tư thêm dây chuyền công nghệ với 150 máy từ Nhật Bản. Ngày 15-10-2002 công ty khánh thành xí nghiệp vải không dệt với công nghệ mua từ Đức. Qua 36 năm xây dựng và trưởng thành đến nay Công ty Dệt vải Công Nghiệp Hà Nội đã phát triển lớn mạnh cả về cơ sở vật chất lẫn kỹ thuật, trình độ quản lý, có đội ngũ công nhân có phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn và tay nghề cao. Với những cố gắng và nỗ lực kể trên Công ty Dệt vải Công Nghiệp Hà Nội đã được Nhà nước trao tặng Huân chương lao động hạng hai và ba về thành tích sản xuất. Xí nghiệp vải không dệt và xí nghiệp vải mành đã được cấp hệ thống quản lý chất lượng ISO9001, 2000. Qua nhiều năm không ngừng cố gắng và phấn đấu, tìm hiểu nhu cầu của thị trường, đầu tư các trang thiết bị đến nay Công ty có 4 Xí nghiệp thành viên là: - Xí nghiệp vải mành - Xí nghiệp vải bạt - Xí nghiệp may - Xí nghiệp vải không dệt 1.2. Đặc điểm quy trình công nghệ của một số mặt hàng chủ yếu. 1.2.1. Quy trình công nghệ sản xuất vải mành. Xí nghiệp vải mành chuyên sản xuất các loại vải mành để cung cấp cho các công ty sản xuất lốp ô tô, xe máy, xe đạp. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất vải mành Sợi đơn Máy đậu Máy xe lần 1 Máy xe lần 2 Sợi dọc Nhập kho Kiểm vải Mành nylon Nhúng keo Máy dệt Sợi ngang Máy suốt Sợi đơn 1.2.2. Quy trình sản xuất vải bạt. Xí nghiệp vải bạt sản xuất ra các loại vải bạt để cung cấp cho các công ty sản xuất giầy… Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất vải bạt Sợi đơn Máy đậu Máy xe Máy ống Máy lờ Nhập kho Kiểm vải Mành nylon Nhúng keo Máy dệt Sợi ngang Máy đậu Sợi đơn Máy dồn Máy go Sợi dọc Máy suốt 1.3. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty. 1.3.1. Tổ chức bộ máy của Công ty. Công ty Dệt vải Công Nghiệp Hà Nội là đơn vị trực thuộc tổng công ty Dệt may Việt Nam. Công ty được quyền tổ chức bộ máy quản lý trong nội bộ để phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh. Công ty tổ chức bộ máy theo mô hình Trực tuyến – chức năng. Theo kiểu cơ cấu tổ chức này toàn bộ mọi hoạt động của công ty đều chịu sự quản lý thống nhất của giám đốc. Dưới giám đốc có 2 phó giám đốc cùng 6 trưởng phòng và 4 quản đốc các xí nghiệp. Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý công ty dệt vải công nghiệp Hà Nội Giám đốc Pgđ kỹ thuật sản xuất Pgđ hành chính Xí nghiệp vải Mành Phòng Kỹ thuật đầu tư Phòng Sản xuất kinh doanh Phòng Tài chính kế toán Phòng Hành chính tổng hợp Phòng Dịch vụ đời sống Phòng Bảo vệ quân sự Xí nghiệp vải không dệt Xí nghiệp vải Bạt Xí nghiệp May 1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý. * Giám đốc Là người chịu trách nhiệm trước Nhà nước về toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty và là người chỉ huy cao nhất, điều hành toàn bộ mọi hoạt động kinh doanh của công ty, đảm bảo việc làm và thu nhập cho toàn bộ công nhân viên trong toàn công ty theo luật của Nhà nước ban hành. * Phó giám đốc - Phó Giám đốc kỹ thuật - sản xuất. Chịu trách nhiệm trước giám đốc về công tác kỹ thuật và vấn đề kinh doanh của công ty. - Phụ trách việc ứng dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật vào cải tiến mẫu mã, an toàn kỹ thuật. - Phụ trách công tác đầu vào, các vấn đề tài chính của công ty, đồng thời phụ trách việc tiêu thụ sản phẩm, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm. - Phó giám đốc hành chính: Là người giúp giám đốc trong việc quản lý lao động, đào tạo và tuyển dụng lao động, nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên. * Phòng kỹ thuật đầu tư. Chức năng: xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm của công ty, quản lý các hoạt động kỹ thuật của công ty. Nhiệm vụ: tiếp nhận, phân tích các thông tin khoa học kinh tế mới, xây dựng quản lý các quy trình quy phạm tiêu chuẩn kỹ thuật chất lượng sản phẩm định mức kỹ thuật, tiến hành nghiên cứu, chế thử sản phẩm mới, tổ chức quản lý đánh giá các sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong công ty, tổ chức kiểm tra, xác định trình độ tay nghề cho công nhân, kiểm tra, quản lý các định mức kỹ thuật, quản lý hồ sơ kỹ thuật của công ty. * Phòng sản xuất kinh doanh - xuất nhập khẩu. Chức năng: điều hành toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động xuất nhập khẩu của công ty, tổ chức tiêu thụ sản phẩm, quản lý cung ứng vật tư, bảo quản dự trữ vật tư. Nhiệm vụ: tổng hợp, xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch xuất nhập khẩu, chỉ đạo sản xuất, điều hoà thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch nhập khẩu, cân đối toàn công ty để đảm bảo tiến độ yêu cầu của khách hàng, thực hiện các nghiệp vụ cung ứng vật tư và quản lý kho, tổ chức thực hiện tiêu thụ sản phẩm, kiểm tra, giám sát, xác nhận mức hoàn thành kế hoạch, quyết toán vật tư cấp phát và sản phẩm nhập kho đối với các phân xưởng, tổ chức sử dụng phương tiện vận tải có hiệu quả cao nhất. * Phòng tài chính - kế toán. Chức năng: Tham mưu cho giám đốc về quản lý, huy động và sử dụng các nguồn vốn của công ty đúng mục đích, đạt hiệu quả cao nhất, hạch toán bằng tiền mọi hoạt động của công ty, giám sát, kiểm tra công tác tài chính kế toán ở các đơn vị trực thuộc công ty. Nhiệm vụ : Xây dựng kế hoạch tài chính, tổ chức thực hiện các nguồn vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh, theo dõi, giám sát thực hiện các hợp đồng kinh tế về mặt tài chính, theo dõi đôn đốc thu hồi khoản nợ, quản lý nghiệp vụ hạch toán kế toán trong công ty, chủ trì công tác kiểm tra trong công ty theo định kỳ quy định, xây dựng, quản lý, giám sát giá bán và giá thành sản phẩm. * Phòng bảo vệ - quân sự. Nhiệm vụ: Chịu trách nhiệm trước giám đốc về toàn bộ vật tư, hàng hoá, máy móc thiết bị, tài sản của công ty, không để thất thoát hư hỏng, thường xuyên làm tốt công tác phòng cháy chữa cháy. Đề xuất các biện pháp phòng ngừa các vụ việc tiêu cực có hiệu quả. Hàng năm tham gia vào công tác huấn luyện quân sự dự bị. * Phòng tổ chức - hành chính. Chức năng : Tham mưu cho giám đốc về quản lý hành chính, quản trị, tổ chức bộ máy quản lý và lao động tiền lương. Nhiệm vụ : Nghiên cứu, xây dựng hoàn thiện mô hình tổ chức công ty, đào tạo, sắp xếp cán bộ nhân viên, xây dựng quỹ tiền lương định mức lao động, tổng hợp ban hành các quy chế pháp lý, sử dụng lao động, giải quyết các chế độ lao động theo quy định nhà nước, thực hiện các nghiệp vụ lễ tân, nghiệp vụ quản trị. * Phòng dịch vụ đời sống Chức năng: Khám chữa bệnh, tổ chức bữa ăn công nghiệp và các hoạt động dịch vụ khác. Nhiệm vụ : Tổ chức bữa ăn giữa ca, bồi dưỡng độc hại cho người lao động, phục vụ cơm khách hội nghị khi có yêu cầu, khám chữa bệnh cho người lao động của công ty, theo dõi bệnh nghề nghiệp, chỉ đạo công tác vệ sinh môi trường, thực hiện chỉ đạo công tác dân số kế hoạch hoá gia đình. Cùng với hoạt động quản lý của các phòng ban chức năng, ở các xí nghiệp còn có quản đốc phân xưởng chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất ở phân xưởng mình, bố trí từng đội tổ sản xuất cho phù hợp với khả năng và trình độ của từng công nhân viên, thường xuyên giám sát và hướng dẫn kỹ thuật cho công nhân. Phần 2: Phân tích các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty dệt vải công nghiệp Hà Nội. 2.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm và các hoạt động Marketing. 2.1.1. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Sản phẩm của công ty tiêu thụ tại thị trường trong nước là chủ yếu. Các sản phẩm vải mành và vải bạt được công ty da giầy, công ty sản xuất săm lốp xe đạp, xe máy đặt hàng. Vải không dệt là công nghệ sản xuất mới được đưa vào Việt Nam, hiện nay ở trong nước chỉ có công ty dệt vải công nghiệp Hà Nội là sản xuất loại vải này. Còn các sản phẩm may của công ty chủ yếu là sản xuất theo đơn đặt hàng. Hiện nay các sản phẩm của công ty chưa trực tiếp xuất khẩu sang các nước khác mà thường là xuât khẩu gián tiếp qua các công ty khác như công ty giầy, xăm lốp… Bảng: Trích sơ kết sản xuât kinh doanh tháng 12/2002 và năm 2002 Chỉ tiêu Đvị Kế hoạch 2002 Kế hoạch T12/2002 Thực hiện T12/2002 SS %TH/KH12 Luỹ kế 12 tháng So sánh % Kế hoạch T1/2003 năm 2002 năm 2001 1. Vải các loại m 1,000,000 200,000 150,021 75 1,383,864 138 123 100,000 Đơn vị quy đổi m2 158,205 1,407,543 Vải phin các loại m 300,000 25,000 13,358 53 308,425 103 87 Các loại vải khác 175,000 136,663 78 1,075,439 139 2. Sợi xe các loại khả năng 5,000 3,772 75 99,059 119 2,000 3. Vải mành PA khả năng 800,000 95,000 106,579 112 863,949 108 144 50,000 4. Tổng SP may sản phẩm 193,000 39,000 27,558 71 25,000 5. Vải không dệt m2 700,000 300,000 424,889 142 750,791 107 150,000 (Nguồn số liệu: phòng sản xuất kinh doanh và XNK) 2.1.2. Hệ thống phân phối sản phẩm của công ty. Công ty dệt vải công nghiệp Hà Nội thiết lập mạng lưới phân phối trực tiếp, bán buôn theo hợp đồng và phương thức gửi đại lý. - Phương thức bán hàng trực tiếp: Theo phương thức này, khách hàng đến mua hàng có thể trả tiền ngay hoặc trả chậm. - Phương thức bán buôn theo hợp đồng: Theo phương thức này hàng được gửi cho bên mua như đã ghi trong hợp đồng, khi khách hàng chấp nhận thanh toán một phần hoặc toàn bộ thì khi đó hàng hoá coi như đã bán được. - Phương thức gửi đại lý: Công ty ký hợp đồng mở đại lý với mức hoa hồng đại lý như đã thoả thuận, các đại lý hiện nay được mở trên toàn quốc. 2.1.3. Các hình thức xúc tiến bán hàng công ty đã áp dụng. Cũng như các doanh nghiệp khác, Công ty dệt vải công nghiệp Hà Nội đã tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến thương mại nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh đề ra. - Quảng cáo: Công ty đã áp dụng biện pháp đưa những sản phẩm của công ty lên đài, báo, truyền hình, mạng internet để quảng bá sản phẩm của mình đến các doanh nghiệp trong và ngoài nước. - Ngoài ra công ty còn tham gia các kỳ hội chợ triển lãm, mục đích vừa để bán hàng, quảng cáo thiết lập các mối quan hệ làm ăn với các doanh nghiệp khác. 2.1.4. Đối thủ cạnh tranh của công ty. Hiện nay, tại thị trường trong nước thì các sản phẩm như vải mành, vải không dệt chưa có đối thủ cạnh tranh. Còn sản phẩm vải bạt thì đối thủ cạnh tranh chủ yếu là các công ty tư nhân. Về sản phẩm may mặc công ty sản xuât chủ yếu theo đơn đặt hàng, đối thủ cạnh tranh chủ yếu là các công ty như công ty may 8-3, công ty may 10. Các sản phẩm vải mành và vải không dệt thường có đối thủ cạnh tranh là các doanh nghiệp nước ngoài như Trung Quốc, Hàn Quốc, đòi hỏi công ty không ngừng cải tiến chất lượng cũng như không ngừng quảng bá sản phẩm của mình tới các doanh nghiệp. 2.2. Công tác lao động, tiền lương tại công ty dệt vải công nghiệp Hà Nội. 2.2.1. Cơ cấu lao động. Hiện nay mặc dù đã có nhiều đổi mới về công nghệ sản xuất, nhiều thiết bị tiên tiến được đưa vào sử dụng nhưng nguồn lao động vẫn là một yếu tố quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bởi vì nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự thành công. Bảng: Quy mô và cơ cấu nguồn nhân lực theo các phòng ban năm 2002 Tên đơn vị Tổng lao động (người) Nữ (người) Tỷ lệ Nữ (%) Trình độ Đại học Trung cấp Học nghề Phòng TC-HC 18 6 33 5 8 5 Tài chính kế toán 8 6 75 6 2 0 Kinh doanh XNK 20 8 40 16 4 0 Kỹ thuật đầu tư 19 5 26 6 11 2 Dịch vụ đời sống 28 27 96 0 1 27 Bảo vệ quân sự 19 1 5 5 14 0 Xí nghiệp Bạt 254 202 80 11 90 153 Xí nghiệp May 274 234 85 6 52 216 Xí nghiệp Mành 153 94 61 22 70 61 Xí nghiệp Vải không dệt 24 0 0 1 23 0 Tổng 818 583 71 78 275 464 (%) 100 10 34 56 (Nguồn số liệu: Phòng Tổ chức hành chính) 2.2.2. Tổng quỹ lương và cách thức xây dựng đơn giá tiền lương. Dựa trên đặc thủ riêng về tình hình sử dụng lao động của công ty, phòng tổ chức lao động có trách nhiệm về việc tính tổng quỹ lương và đơn giá tiền lương. Mô hình tính tổng quỹ lương của công ty được tính theo tổng doanh thu. Xác định quỹ lương thực hiện. Tổng quỹ lương thực hiện = K x Doanh thu thực hiện K: đơn giá tiền lương theo doanh thu. QKH K= Doanh thu kế hoạch Xác định quỹ tiền lương kế hoạch (Qkh) QKH = TLminDN x HScbcvbq x Lđb x 12tháng Trong đó: TLminDN: Tiền lương tối thiểu doanh nghiệp. HScbcvbq: Hệ số cấp bậc công việc bình quân. Lđb : Lao động định biên. Xác định doanh thu kế hoạch (DTKH): Doanh thu này xác định căn cứ vào số sản lượng theo kế hoạch sản xuất, theo giá gốc cố định của một năm nào đó. Xác định tiền lương tối thiểu (TLminDN). TLminDN = TLminDN x ( 1+K1+K2 ) Trong đó: K1: Hệ số điều chỉnh theo vùng. K2: Hệ số điều chỉnh theo ngành. Tại công ty dệt vải công nghiệp Hà Nội thì K1 = 0.3 và K2 = 1.0 Do đó TLminDN = 290.000 x (1 + 0.3 +1.0 ) = 667.000 (đồng) Như vậy tiền lương tối thiểu được công ty quyết định trong khoảng ( 290.000 – 667.000 ) Xác định hệ số lương cấp bậc bình quân ( HCBCVBQ). Hệ số lương bình quân của công ty hiện nay là 2.51. Hệ số này được tính toán bằng cách: Tính bình quân gia quyền hệ số lương cấp bậc công việc của toàn công ty. Xác định lao động định biên (LĐB): Lao động định biên sử dụng trong kế hoạch sản xuất. 2.2.3. Các hình thức trả lương, trả thưởng ở công ty dệt vải công nghiệp Hà Nội. - Hình thức tiền lương thưởng cho công nhân trực tiếp. Đối tượng áp dụng hình thức này là toàn bộ công nhân trực tiếp làm ra sản phẩm. Việc chi trả lương theo sản phẩm của công ty đã áp dụng hai chế độ lương theo sản phẩm: chế độ lương theo sản phẩm cá nhân trực tiếp và chế độ lương theo sản phẩm tập thể. Hình thức tiền lương khối hưởng lương theo thời gian. Đối tượng của hình thức tiền lương này là những lao động không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm, hình thức này áp dụng cho các lãnh đạo, các cán bộ quản lý, các phòng ban, quản đốc,…Cơ sở của hình thức này mà công ty áp dụng là lương cấp bậc công việc và số người định biên hợp lý. Hình thức thưởng của công ty. Hình thức thưởng của công ty chủ yếu là thưởng do hoàn thành nhiệm vụ với các chỉ tiêu năng suất, chất lượng công việc và ý thức kỷ luật của người lao động. Hiện nay công ty xếp mức thưởng theo tháng để làm căn cứ thưởng và trả lương theo năm cho người lao động của công ty. Hàng năm căn cứ vào kết quả thi đua của từng người được thực hiện qua việc xếp loại để trả thưởng vào cuối năm. Nhận xét: Với cách xây dựng mức lao động như trên đã thể hiện không có sự phối hợp khoa học trong việc xây dựng định mức. Bên cạnh đó việc xây dựng định mức áp dụng phương pháp thống kê kinh nghiệm là chủ yếu đã bộc lộ những nhược điểm mang tính chủ quan. Nếu cứ áp dụng mãi sẽ dẫn đến tính đơn giá sai ảnh hưởng rất lớn tới công tác tổ chức lao động tiền lương. 2.3. Phân tích tình hình quản lý vật tư, tài sản cố định. 2.3.1. Nguyên vật liệu dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nguồn nguyên vật liệu dùng trong hoạt động sản xuât kinh doanh chủ yếu là: Sợi : Ne20CT, 20/1 cotton, N6-840D/136F, N66-930dtex/140F, N6-840D/110F loại A … Xơ : Polyester Staple 100%, tổng hợp, PP, PES staple 14Dx38mm loại A … Vải : DKTTS 25, 5441A, TS25-K4m … Vật liệu xuất kho chủ yếu sử dụng cho các loại vải bạt, vải mộc … dùng để bán ra ngoài. Vật liệu trong kho chủ yếu là cho các phân xưởng sản xuất để sản xuât ra các sản phẩm cung ứng trên thị trường, ngoài ra công ty còn xuất vật liệu ra ngoài để thuê gia công chế biến hoặc nhượng bán cho các đơn vị sản xuất khác. 2.3.2. Cách xây dựng mức sử dụng nguyên vật liệu. Mức sử dụng nguyên vật liệu được quy định cho từng đơn đặt hàng. Phòng tài chính sẽ tính tiêu hao vật tư, sau đó phòng sản xuât kinh doanh sẽ lên hạn mức vật tư cho đơn đặt hàng đó, hạn mức vật tư được cấp cho từng xí nghiệp. Phần 3: phân tích hoạt động tài chính - kế toán ở công ty dệt vải công nghiệp Hà Nội 3.1. Đặc điểm công tác kế toán của công ty. 3.1.1. Cơ cấu tổ chức, bộ máy kế toán của công ty. Công ty tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung, phòng tài chính kế toán thực hiện toàn bộ công tác kế toán của công ty, ở các xí nghiệp thành viên chỉ bố trí các kế toán phân xưởng làm nhiệm vụ ghi chép ban đầu, thu thập số liệu giản đơn gửi về phòng tài chính kế toán. Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo sơ đồ. 3.1.2. Sơ đồ bộ máy kế toán tại Công ty. Sơ đồ bộ máy kế toán tại Công ty Kế TOáN TRƯởNG Phó trưởng phòng (Kiêm toán thành phẩm & tiêu thụ) Phó trưởng phòng (Kiêm kế toán tổng hợp) Thủ quỹ Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm Kế toán tiền lương Kế toán thanh toán Kế toán vật tư Kế toán các phân xưởng 3.1.3. Nhiệm vụ của phòng tài chính. Phòng tài chính kế toán có 8 người dưới sự quản lý trực tiếp của kế toán trưởng, 02 phó trường phòng và các nhân viên kế toán và thủ quỹ nhiệm vụ chủ yếu bao gồm: Tổ chức mọi công tác kế toán: Bao gồm cả công tác hạch toán và tài chính, thực hiện báo cáo theo chế độ Nhà nước ban hành. Kiểm tra, kiểm soát mọi hoạt động có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Hướng việc ghi chép ban đầu phục vụ cho công tác hạch toán và việc điều hành quản lý hoạt động trong công ty. Tham mưu cho giám đốc Công ty những vấn đề có liên quan nhằm đạt hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra bộ máy kế toán còn tham gia kiểm kê, tổ chức bảo quản lưu giữ hồ sơ tài liệu kế toán. 3.1.4. Phân loại chi phí ở Công ty. Để phục vụ cho công việc quản lý thuận lợi Công ty phân loại chi phí theo công dụng kinh tế tức phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm: chi phí nguyên vật liệu chính, chi phí nguyên vật liệu phụ, ở mỗi xí nghiệp thì từng khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là khác nhau. - Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm tiền lương chính và các khoản phụ cấp,các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo quy định của nhà nước. - Chi phí sản xuất chung: là những chi phí còn lại phát sinh ở bộ phận sản xuất ngoài chi phí nguyên vật liệu và chi phí nhân công trực tiếp. 3.1.5. Hệ thống chứng từ kế toán sử dụng trong công ty Như đã biết mọi số liệu ghi chép vào sổ sách kế toán đều phải có cơ sở đảm bảo tính pháp lý được mọi người thừa nhận. Tức là những số liệu đó phải được chứng minh một cách hợp lý hợp pháp theo những quy định của nhà nước về công tác kế toán các doanh nghiệp. Theo điều lệ tổ chức kế toán do Nhà nước ban hành thì: “ Mọi nghiệp vụ tài chính phát sinh trong hoạt động SXKD của đơn vị kế toán đều phải lập chứng từ theo đúng quy định trong chế độ chứng từ kế toán và ghi chép đầy đủ, kịp thời với sự thực nghiệp vụ kế toán tài chính phát sinh”. Như vậy chứng từ kế toán là những chứng minh bằng giấy tờ về nghiệp vụ kinh tế tài chính đã phát sinh hay đã hoàn thành. Theo quy định thì hệ thống chứng từ kế toán bao gồm hai loại: Hệ thống chứng từ kế toán thống nhất bắt buộc. Hệ thống chứng từ kế toán hướng dẫn. Hệ thống chứng từ trong Công ty Dệt vải công nghiệp Hà Nội bao gồm: + Lao động tiền lương: Bảng chấm công: Bảng thanh toán tiền lương, phiếu nghỉ BHXH, bảng thanh toán BHXH, phiếu xác nhận hoàn thành công việc, phiếu báo làm thêm,biên bản điều tra tai nạn lao động. + Hàng tồn kho: phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, phiếu lĩnh vật tư theo hạn mức, thẻ kho, biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hoá. + Bán hàng: hoá đơn GTGT, mẫu số 02 GTGT 3LL, hoá đơn kiêm phiếu xuất kho. + Hợp đồng thuê nhà + Tiền tệ: phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tiền tạm ứng, bảng kiểm kê quỹ. + Tài sản cố định: Biên bản giao nhận TSCĐ, thẻ TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ. 3.1.6. Hệ thống sổ sách vận dụng ở công ty. Doanh nghiệp áp dụng sổ sách kế toán là hình thức nhật ký chứng từ và ghi sổ bằng tay. Niên độ bắt đầu từ 01/01 đến 31/12 hàng năm, đơn vị tính VNĐ. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. 3.2. Phân tích chi phí và tính giá thành. 3.2.1. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất. Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ở công ty là các xí nghiệp, bộ phận sản xuất. Chi phí sản xuất ở công ty hạch toán theo xí nghiệp vải mành, xí nghiệp bạt, xí nghiệp may, xí nghiệp vải không dệt. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tập hợp cho từng mặt hàng, còn các chi phí khác như chi phí nguyên vật liệu phụ, nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung phát sinh ở các xí nghiệp được phân bổ cho từng mặt hàng, mã hàng theo tiêu thức chi phí kế hoạch. Trình tự phân bổ chi phí chế biến cho từng mặt hàng như sau: +Tính hệ số phân bổ chi phí chế biến: H Tổng chi phí chế biến phát sinh trong kỳ của xí nghiệp H= Tổng chi phí chế biến kế hoạch của xí nghiệp Căn cứ vào hệ số phân bổ chi phí chế biến từng loại, kế toán tính ra chi phí chế biến được phân bổ cho từng mặt hàng, mã hàng theo công thức Chi phí chế biến phân chi phí chế biến kế hoạch bổ cho từng mặt hàng = Hệ số phân bổ của từng mặt hàng,mã hàng Chi phí chế biến kế hoạch của từng mặt hàng, mã hàng được tính trên cơ sở định mức chế biến cho từng đơn vị sản phẩm của từng mặt hàng, mã hàng và sản lượng nhập kho của từng mặt hàng, mã hàng. + ở xí nghiệp vải mành đối tượng tính giá thành là các loại vải mành. + ở xí nghiệp vải bạt có quy trình sản xuất kiểu phức tạp liên tục, kết quả sản xuất thu được là các vải nhập kho thành phẩm. Do đó đối tượng tính giá thành được xác định là các loại vải nhập kho thành phẩm. + ở xí nghiệp may việc sản xuất được tổ chức theo dây chuyền khép kín, kết quả sản xuất là thành phẩm. Do đó đối tượng tính giá thành được xác định là từng thành phẩm. + ở xí nghiệp vải không dệt đối tượng tính giá thành là các mã hàng. 3.2.2. Phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành. 3.2.2.1. Hạch toán chi phí sản xuất. a. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp * Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ở công ty bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu chính, chi phí nguyên vật liệu phụ, ở mỗi xí nghiệp thì từng khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp lại khác nhau. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp + ở xí nghiệp mành nguyên liệu chính là các loại sợi đơn như sợi N6, 840D/1, 849D/2… + ở Xí nghiệp bạt nguyên liệu chính là các loại sợi đơn như sợi đơn 14, 20/1cot, 17/1pêcô… + ở các xí nghiệp may do đặc điểm là nhận may thuê, may gia công cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nên nguyên vật liệu chính gồm các loại vải do bên thuê gia công cung cấp theo hợp đồng đã ký kết. + ở các xí nghiệp vải không dệt là các loại bông, xơ sợi dùng để dệt thảm. Chi phí nguyên vật liệu phụ trực tiếp. + ở xí nghiệp mành vật liệu phụ là các hợp chất hoá học, đầu vít, xăng A76, trục mành , lưới B40… + ở xí nghiệp may vật liệu phụ bao gồm chỉ may, cúc, nhãn, mác… + ở các xí nghiệp khác không có nguyên vật liệu phụ trực tiếp * Hạch toán chi phí nguyên vật liêu trực tiếp: Mỗi xí nghiệp có cách hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp khác nhau. + Đối với xí nghiệp mành, vải bạt, vải không dệt: Dựa vào kế hoạch sản xuất từng loại, định mức sử dụng vật liệu chính trên một đơn vị sản lượng của phòng khoa học công nghệ, phòng sản xuất kinh doanh tiến hành lập phiếu xuất kho cho sản xuất. + Đối với xí nghiệp may:Kế toán chỉ hạch toán nguyên vật liệu của hàng sản xuất để bán và trong tháng không có sự chênh lệch giữa giá trị thực tế và giá trị hạch toán. Đối với nguyên vật liệu chính phục vụ cho may gia công do khách hàng cung cấp, kế toán chỉ theo dõi về mặt hiện vật. Cuối tháng căn cứ vào dòng tổng cộng cột giá thực tế của TK1521, TK1522 trên bảng phân bổ vật liệu và công cụ dụng cụ để ghi vào sổ tổng hợp chi phí TK 621 theo định khoản. Chi phí nguyên vật liệu chính xuất kho sử dụng trực tiếp cho sản xuất. Nợ TK 621 4.052.580.612 Nợ TK 621 XN vải mành: 3.283.469.684 Nợ TK 621 XN vải bạt: 566.951.280 Nợ TK 621 XN may: 4.102.662 Nợ TK 621 XN vải không dệt 198.056.986 Có TK 1521: 4.052.580.612 Chi phí nguyên vật li._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC520.doc
Tài liệu liên quan