Báo cáo Tổng hợp về quá trình hình thành phát triển, chức năng và nhiệm vụ của Công ty giầy thụy khuê& nghiên cứu môi trường kinh doanh của Công ty

Lời nói đầu Một trong những nhân tố khách quan ảnh hưởng tới hoạt đông kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào đó là tình hình thị trường . Những doanh nghiệp thành công là những doanh nghiệp thường xuyên nghiên cứu thị trường và vạch ra những chiến lược hành động . Cạnh tranh ngày càng gay gắt đòi hỏi các nhà quản trị luôn phải quan tâm đến đường lối chính sách mà Công ty mình vận hành .Để tồn tại và đứng vững trên thị trường Công ty kinh doanh cần phải thay đổi một cách cơ bản về công việc kin

doc22 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1296 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Tổng hợp về quá trình hình thành phát triển, chức năng và nhiệm vụ của Công ty giầy thụy khuê& nghiên cứu môi trường kinh doanh của Công ty, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h doanh và chiến lược Marketing để cùng nhau chạy đua trên một con đường không tuyến đích ,không có chiến thắng vĩnh cửu . Là một sinh viên chuyên ngành Marketing tôi luôn muốn học hỏi tìm tòi những chiến lược kinh doanh thực tế mà các doanh nghiệp đang thực hiện ..Tôi mạnh dạn xin thực tập ở công ty giầy Thuỵ Khuê nhằm củng cố thêm vốn kiến thứccủa mình đã được học trong trường .Qua một tháng thực tập tôi có thu thập và nhận biết một số vấn đề kinh doanh của Công ty .Trong báo cáo tổng hợp tôi xin trình bày những vấn đề chính còn phần nghiên cứu chi tiết tôi sẽ trình bày khi đã hoàn thành thời gian thực tập . Do thời gian hạn chế và chưa có kinh nghiệm ,trong báo cáo khó có thể tránh khỏi thiếu sót kính mong các thầy cô giáo cùng các cán bộ trong Công ty cho ý kiến để báo cáo được hoàn thiện hơn . Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ trong phòng KH-KD-XNK , cảm ơn sự hướng dẫn của thầy giáo PGS.TS Trần Thanh Toàn đã giúp em hoàn thành báo cáo này . I. Quá trình hình thành phát triển, chức năng và nhiệm vụ của Công ty giầy Thụy Khuê. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty: Công ty giầy Thuỵ Khuê đặt trụ sở tại A2 Phú Diễn - Từ Liêm - Hà Nội. Văn phòng đại diện tại 152 Thuỵ Khuê - Quận Tây Hồ - Hà Nội. Công ty giầy Thuỵ Khuê là một doanh nghiệp Nhà nước thuộc Sở Công nghiệp Hà nội, tiền thân là xí nghiệp X30 được thành lập năm 1957. Qua những bước thăng trầm, lúc nhập vào năm 1978 rồi lại tách ra năm 1989. Khi tách ra, tài sản và vốn chưa đầy 500 triệu đồng. Với 650 CBCNV, nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất giày bảo hộ lao động và may gia công mũi giầy cho Liên xô cũ. Sau hơn 10 năm hoạt động trong thời kỳ đổi mới, công ty đã nhanh chóng thích nghi chuyển hướng kịp thời trong sản xuất kinh doanh và sản xuất liên kết, hợp tác và áp dụng các thành tựu khoa học mới và sản xuất giày xuất khẩu. Năm 1992 - 1993 Công ty hợp tác với Công ty P.D.G của Thái lan mở thêm dây chuyền sản xuất giầy dép thời trang xuất khẩu và tuyển thêm 250 lao động ngoài xã hội vào làm việc. Năm 1994 Công ty ký hợp đồng tái sản xuất với Công ty Chiarmings Đài loan để mở giây truyền sản xuất thứ 3 sản xuất giầy cao cấp xuất khẩu. Năm 1996 công ty mở rộng hợp tác sản xuất với Công ty Yenkee Đài loan để đầu tư dây chuyền sản xuất giầy nữ thời trang xuất khẩu . Năm 1998 công ty tiếp tục đầu tư dây chuyền giầy nữ thời trang ,dây chuyền thứ 7 thu hút thêm 320 lao động ngoài xã hội vào làm việc . Đến nay Công ty đảm bảo cho 2350 CBCNV có đủ việc làm thường xuyên, tài sản và vốn có trên 40 tỷ (gấp 80 lần so với năm 1989 ) cải tạo và xây dựng trên 20.000 m2 nhà xưởng trên 30.000 m2 đất .Đầu tư 7 dây chuyền sản xuất giầy hoàn chỉnh khép kín bằng thiết bị tiên tiến với sản lượng 3,5 đến 4 triệu đôi /năm . Sản phẩm xuất khẩu sang 20 nước trên thế giới ,tỷ trọng xuất khẩu chiếm 70-80% doanh thu hàng năm ,sản xuất kinh doanh phát triển với tốc độ cao ,liên tục năm sau cao hơn năm trước . Chất lượng sản phẩm của Công ty không ngừng được nâng cao đã đạt hàng Việt nam chất lượng cao đạt topten của 1/10 sản phẩm được người tiêu dùng ưu thích nhất .Công ty xây dựng và thực hiện hệ thống tiêu chuẩn chất lượng quốc tế ISO 9002. Kết quả đạt dược trong 10 năm qua thể hiện tinh thần phấn đấu bền bỉ, không biết mệt mỏi của đội ngũ cán bộ công nhân viên .Công ty giầy Thuỵ khuê đã vận dụng và sáng tạo các nghi quyết theo dường lối của Đảng và nhà nướcvào thực tế cuộc sống .Mạnh dạn và chủ động thực hiện chủ trương di chuyển sản xuất từ nội thành ra ngoại thành ,đầu tư đổi mới máy móc thiết bị hiện đại tiến tiến cải tạo và xây dựng nhà xưởng khang trang ,thoáng mát, tăng cường đào tạo cán bộ quản lý và công nhân theo yêu cầu mới ,sắp xếp sản xuất, thay đổi mô hình tổ chức sản xuất, thành lập các xí nghiệp thành viên và trung tâm thương mại ,chuyển giao công nghệ. Nhiều năm Công ty đã xây dựng chiến lược về thị trường và chất lượng sản phẩm, coi chất lượng sản phẩm là sự sống còn của doanh nghiệp tự tin trong cạnh tranh và chuẩn bị điều kiện cần thiết bước vào thế kỷ 21 với mục tiêu giữ vững ổn định và phát triển doanh nghiệp. 2, Chức năng và nhiệm vụ của Công ty Giầy Thuỵ Khuê 2.1. Chức năng. Công ty Giầy Thụy Khuê có chức năng là sản xuất và kinh doanh xuất khẩu các mặt hàng về giầy, dép đồng thời nhập khẩu các nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất. 2.2 Nhiệm vụ. Nhiệm vụ của Công ty chủ yếu là gia công mũ giầy cho Liên Xô và sản xuất giầy bảo hộ tiêu dùng trong nước. Đứng trước tình hình sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, thị trường trong nước lại quá nhỏ bé, để tồn tại và phát triển, cùng với sự quy hoạch của Thành phố Công ty đã mạnh dạn di chuyển toàn bộ cơ sở về khu A2 - Phú Diễn -Từ Liêm - Hà Nội. Việc tự chủ trong sản xuất kinh doanh Công ty đã quyết định mở rộng sản xuất đầu tư dây chuyền thiết bị đổi mới công nghệ với mục tiêu chính là sản xuất các loại giầy dép chất lượng cao để phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu là chủ yếu. Bên cạnh việc không ngừng mở rộng sản xuất kinh doanh Công ty đã thay đổi hàng trăm mẫu mã sản phẩm mới không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm. Với phương châm “ Chất lượng là sống còn, Thời gian là quyết định ”. Công ty đã xây dựng và thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9002. Sản phẩm của Công ty được tiêu thụ ở 17 tỉnh và Thành phố trong cả nước sản phẩm xuất khẩu sang 20 nước trên thế giới như : Mỹ, Anh, Đức, Hàn Quốc, Italia... Cơ cấu bộ máy tổ chức. Công ty Giầy Thụy Khuê là một doanh nghiệp nhà nươc hạch toán kinh doanh độc lập nên bộ máy Công ty được tổ chức phân cấp hoàn chỉnh. -Ban giám đốc của Công ty gồm : Một Tổng giám đốc và hai Phó tổng giám đốc điều hành. +Tổng giám đốc là người đứng đầu bộ máy quản lý Công ty, có nhiệm vụ chỉ huy toàn bộ bộ máy quản lý, chịu trách nhiệm trước cấp trên về tình hình quản lý, sử dụng vốn, tài sản và hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. +Phó tổng giám đốc phụ trách kỹ thuật có nhiêm vụ chỉ huy theo sự phân công của Tổng giám đốc về kế hoạch, kỹ thuật, công nghệ sản xuất. +Phó tổng giám đốc phụ trách về kinh doanh thực hiện nhiệm vụ được giao về mặt kinh doanh như : nghiên cứu tìm hiểu thị trường, xây dựng chiến lược kinh doanh và đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm, tham gia giúp Tổng giám đốc về mặt kinh doanh. -Các phòng ban : +Phòng hành chính +Phòng tổ chức +Phòng Kế hoạch kinh doanh xuất nhập khẩu +Phòng Tài vụ +Phòng Đảm bảo chất lượng +Phòng Kỹ thuật +Phòng Cơ năng. -Ba Xí nghiệp thành viên. +Xí nghiệp giầy xuất khẩu số 1 +Xí nghiệp giầy xuất khẩu số 2 +Xí nghiệp giầy xuất khẩu số 3 -Trung tâm thương mại và chuyển giao công nghệ. Sơ đồ bộ máy tổ chức Công ty giầy thụy khuê Tổng giám đốc công ty Phó tổng giám đốc kỹ thuật Phó tổng giám đốc kinh doanh Phòng cơ năng Phòng kỹ thuật Phòng tài vụ Phòng KH-KD-XNH Phòng tổ chức Phòng đảm bảo chất lượng Phòng hành chính Xí nghiệp giầy xuất khẩu số 1 Xí nghiệp giầy xuất khẩu số 2 Xí nghiệp giầy xuất khẩu số 3 Trung tâm TM-CGCN Mối quan hệ quản lý và chỉ đạo Mối quan hệ phối hợp công tác và chỉ đạo nghiệp vụ Mối quan hệ hỗ trợ công tác và chỉ đạo nghiệp vụ Mối quan hệ công tác và phối hợp hoạt động Các kết quả hoạt động của công ty Tổng tài sản của Công ty tính tới quí IV năm 2000 là 74.995.317.800đ. +Tài sản cố định :45.022.587.800đ +Tài sản lưu động:29.972.730.000đ Kết quả kinh doanh của Công ty giầy Thụy Khuê trong 2 năm 1999-2000 TT Các chỉ tiêu đơn vị tính Năm 1999 Năm 2000 Mức độ tăng (%) 1 2 3 4 5 Tổng doanh thu Doanh thu xuấtkhẩu Lợi nhuận Nộp ngân sách TLBQCBCNV 1000đ 1000đ 1000đ 1000đ 1000đ 83.132.710 80.819.439 1.445.000 1.320.000 640 98.523.752 92.513.552 1.620.000 1.750.000 643 +18,5% +14,47% +12,11% +32,58% +3,95% Qua bản tổng hợp kết quả kinh doanh của Công ty qua 2 năm 1999-2000 ta thấy : +Doanh số :doanh số bán của Công ty đã tăng nên đáng kể ,năm 2000 so với năm 1999 tăng 18,5% .Với tăng khá cao này chứng tỏ Công ty đã có sự nang động trong nghiên cứu mở rộng thị trường và phát triển sản phẩm mới phục vụ nhu cầu,thị hiếu tiêu dùng nước ngoài . +Doanh thu xuất khẩu :Năm 2000 so với năm 1999 tăng 14,47% .từ đó có thể thấy Công ty đã nhận biết được tầm quan trọng của công tác thị trường đối với hoạt động sản xuất kinh doanh .Do đó Công ty đã có sự nắm bắt các thông tin nhanh chóngvề nhu cầu ,thi hiếu ,tập quán ,điều kiện địa lý ...của khách hàng .+Lợi nhuận : Năm 2000 so với năm 1999 tăng 12,11%.Điều đó chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty rất có hiệu quả ,đời sống người lao động ngày một tăng lên . +Nộp ngân sách : Năm 2000 so với năm 1999 công ty nộp ngân sách tăng 32,58%. +Hoạt động kinh doanh của công ty không ngừng được nâng lên, thể hiện hiệu quả ở mức thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên tăng từ 620.000 đồng lên 643.000 đồng. II. Nghiên cứu môi trường kinh doanh của Công ty Môi trường kinh doanh 1.1. Các yếu tố kinh tế: Cũng như các doanh nghiệp khác, Công ty giầy Thuỵ khuê đang phát triển trong bối cảnh một nền kinh tế Việt Nam đang từng bước đổi mới, chuyển sang cơ chế thị trường theo định hướng XHCN, với tốc độ tăng trưởng tương đối cao (8-9%), tình hình chính trị Xã hội ổn định, lạm phát được kìm giữ ở mức độ thấp (6-7%), đầu tư nước ngoài vào Việt nam đạt 34 tỷ USD,Theo số liệu thống kê thì tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước còn ở mức thấp so với các nước trong khu vực Đông Nam á Năm Chỉ tiêu 1995 1996 1997 1998 1999 Tốc độ tăng trưởng GDP (%) 9,54 9,34 8,1 5,8 4,8 GDP bình quân đầu Người/năm (USD). 260 280 321 340 360 Trong thời gian tới việc Việt nam tham gia vào AFTA và việc thực hiện chương trình thuế CEPT cũng sẽ mang lại cho doanh nghiệp sẽ có cả khó khăn và thuận lợi trong kinh doanh. Công ty lúc này sẽ phải cạnh tranh gay gắt với các đối thủ trong khu vực vì sản phẩm của họ có xu hướng giá thấp hơn, nhưng việc tìm kiếm bạn hàng và đối tác để xuất khẩu hàng cho công ty được mở rộng hơn. 1.2. Môi trường văn hoá xã hội Mỗi quốc gia chịu ảnh hưởng của các phương văn hoá khác nhau chính vì vậy mà những nước khác nhau có những giá trị văn hoá phong tục ,tập quánkhác nhau .Do đó ,khi tham gia các hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế đòi hỏi các nhà kinh doanh phải có tầm hiểu biết sâu rộng ,có những quan niệm khác nhau về không gian và thời gian .Môi trường văn hoá xã hội có ảnh hưởng tới hành vi thái độ của khách hàng ,tới mọi hoạt động Marketing. 1.3. Môi trường cạnh tranh . Một trong những động lực tác động đến chiến lược Marketing của những nhà sản xuất riêng biệt là cạnh tranh .Để duy trì vị thế trên thị trường ,doanh nghiệp phải tạo lập một lợi thế riêng biệt hơn hẳn đối thủ cạnh tranh trong cùng lĩnh vực kinh doanh .Khi Công ty tham gia vào quá trình kinh doanh thì Công ty phải chịu tác động của môi trường cạnh tranh dù muốn hay không . Những năm gần đây trên thị trường xuất hiện nhiều Công ty sản xuất giầy nên môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt .Song điều đó cũng giúp Công ty tìm kiếm một vị trí trên thị trường trong nước và quốc tế .Đạc biệt khi tham gia vào hoạt động XK thì yếu tố cạnh tranh càng không thể tránh khỏi .Đứng trên quan điểm Marketing các nhà kinh doanh luôn có hình thức cạnh tranh khác nhau để phù hợp với xu thế hiện tại và trong tương lai ,do đó cạnh tranh xẽ buộc các doanh nghiệp phải tự mình vươn lên và có các chiến lược marketing phù hợp . 1.4 Các yếu tố về chính trị pháp luật : Những năm qua chính phủ đã tạo nhiều môi trường chính trị pháp luật ổn định cho các doanh nghiệp Trong nước. Điều này thể hiện qua việc ban hành hệ thống luật pháp nhằm giúp chính phủ có công cụ quản lý đất nước về các mặt. Nhiều bộ luật được ban hành như : Luật khuyến khích đầu tư nước ngoài, luật Công ty, luật khuyến khích đầu tư trong nước, Luật thương mại, Luật lao động, Luật thuế, Pháp lệnh về Ngân hàng... Mặt khác Việt Nam lại đang trong giai đoạn bình thường hoá quan hệ với các nước trên thế giới đặc biệt là Mỹ Sự ổn định trong chính trị tạo cho việc các đối tác nước ngoài sẽ tìm đến công ty để liên doanh, liên kết. 1.5.Các yếu tố văn hoá xã hội : Dân số Việt nam hiện nay có khoảng 76,6 triệu người trong đó lực lượng lao động có 46 triệu người, phần lớn đang làm trong nghành nông nghiệp với năng suất thấp. Tỷ lệ thất nghiệp còn ở mức cao. Trong cơ cấu dân số hiện nay tỷ lệ thanh thiếu niên cao, thuận lợi cho việc phát triển lực lượng lao động nếu có một chính sách định hướng và đào tạo nghề nghiệp tốt, lao động ở Việt Nam rẻ hơn nhiều so với các nước công nghiệp phát triển và cũng tương đối rẻ hơn so với các nước đang phát triển khác trong vùng. Đây là một thuận lợi lớn cho Công ty đang sản xuất trong một ngành sử dụng nhiều lao động như ngành giày. 1.6. Yếu tố công nghệ : Hiện nay, quan hệ kinh tế đối ngoại của Việt Nam ngày càng được mở rộng đã tạo ra điều kiện cho các Công ty giày có cơ hội nắm bắt được dòng công nghệ đang được chuyển giao từ các nước công nghiệp sang các nước phát triển đặc biệt là công nghệ trong các ngành sử dụng nhiều lao động như ngành giày, với công nghệ mới thì chi phí sản xuất sẽ giảm xuống. Cùng với lợi thế về nhân công rẻ lại thêm chi phí sản xuất kinh doanh giảm xuống thì ắt hẳn sản phẩm của Công ty sẽ tăng thêm tính cạnh tranh trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế. 2, Môi trường vi mô 2.1, Khách hàng. *Khách hàng trong nước : Công ty phục vụ cho các tổ chức ,cá nhân có nhu cầu...Những nhu cầu trên ngày càng đòi hỏi cao về chất lượng. Đây là khách hàng mục tiêu của Công ty . *Khách hàng nước ngoài : + Công ty đã lựa chọn thị trường EU là thị trường xuất khẩu chính và lâu dài do: EU hiện nay dược coi là 1trong 3 khu vực nhập khẩu giầy dép lớn nhất thế giới, cho nên nhu cầu về mặt hàng của Công ty ở thị trường này là rất lớn. Thị trường này khá ổn định . Giầy dép Việt Nam xuất sang thị trường này được một số ưu đãi . Chi phí sản xuất và xuất khẩu sang thị trường cùng với một số yếu tố khác hoàn toàn phù hợp với khả năng của công ty . Sự hợp nhất của đồng tiền chung châu Âu làm cho việc thanh toán đơn giản, đây cũng là ngoại tệ mạnh và ổn định từ khi ra đời đến nay . +Công ty lựa chọn thị trường Đài Loan là thị trường chính xuất khẩu các hợp đồng gia công . +Công ty xác định thị trường Hàn Quốc là một thị trường tiềm năng và trong năm 2000 Công ty có kế hoạch phát triển thị trường mới này. 2.2, các đối thủ cạnh tranh trên thị trường : *Đối thủ trong nước : Đó là các Công ty Giầy trong nước như : Công ty Giầy Hà nội, Công ty Giầy Thượng Đình, Công ty Giầy Thăng Long, Công ty Giầy Thuỵ Khuê chỉ là một Công ty có qui mô sản xuất vào loại Trung bình, do vậy công ty phải cạnh tranh với các công ty trong nước một cách gay gắt. *Đối thủ nước ngoài : Đó là các Công ty cũng có xu hướng xuất khẩu giầy, dép sang thị trường EU, Mỹ... Trong đó phải kể đến các công ty của Hồng Kông, của Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan... Họ tận dụng được cơ sở vật chất có sẵn, tận dụng được nguồn nguyên liệu trong nước cũng như họ có giây chuyền sản xuất hiện đại... III.Nghiên cứu môi trường Marketing nội tại trong công ty . 1.Về nhân sự : Số cán bộ công nhân viên trong Công ty là 2.350 người .Trong đó lao động có trình độ đại học là 9% còn lại 91% là lao động có trình độ cao đẳng ,trung cấp và lao động phổ thông. Như vậy ,cơ cấu như trên chứng tỏ lao động của Công ty đều là những người lành nghề .Lao động trực tiếp chiếm 85% còn lao động gián tiếp là 15% thể hiện hiệu quả quản lý nhân sự ở mức tương đối cao . 2. Hệ thống Công ty Vì Công ty có cơ cấu tổ chức bộ máy thuộc loại cấu trúc chức năng nên thông tin từ ban quản trị xuống các bộ phận theo nhiều chiều cho nên thông tin rất kịp thời Các phương hướng hoạt động kinh doanh đều được nên kế hoạch một cách tỷ mỉ. Chất lượng của hệ thống kiểm tra mới chỉ dừng lại ở mức độ nhất định Công ty đang cố gắng tăng cường hệ thống này để đảm bảo hiệu quả kinh doanh ở mức cao Công ty sử dụng phương pháp bán hàng tiến bộ đó lả qua đơn đặt hàng chào hàng, kí gửi hợp đồng xuất khẩu uỷ thác ... Điều này chứng tỏ Công ty rất nhanh nhạy thích ứng với thị trường kinh tế đầy sôi động như hiện nay . 3.Trang thiết bị của Công ty Công ty giầy Thụy Khuê có trụ sở đặt tại A2 Phú Diễn ,Từ Liêm,HN và trung tâm chuyển giao công nghệ đặt tại 152 Thụy Khuê -Tây Hồ - HN.Do đặc thù của mình là sản xuất nên cơ sở vật chất của Công ty gồm : -Có 3 xí nghiệp sản xuất -Hệ thống nhà kho -Phương tiện vận chuyển của Công ty là ô tô tải và ô tô con phục vụ cho quá trình kinh doanh như đàm phán quá trình giao dịch kí kết hợp đồng chào hàng và chuyên chở hàng hoá phục vụ cho hoạt động sản xuất . Ngoài ra Công ty còn có các thiết bị hiện đại ở văn phòng như máy vi tính ,bàn ghế ...phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Công ty . 4. Tài sản vô hình. Đó chính là sự làm ăn có hiệu quả trong suốt những năm vừa qua, Công ty rất có tín nhiệm với những bạn hàng bởi khả năng cung cấp kịp thời những yêu cầu của họ đặt ra và cũng như khả năng chuyển tải hàng nhanh chóng, chất lượng đảm bảo. Mặt khác trong Công ty có một đội ngũ nhân viên .có kinh nghiệm và nhiệt tình trong công việc . IV.Chiến lược và chính sách kinh doanh 1. chiến lược sản phẩm . Trải qua 10 năm xây dựng và trưởng thành Công ty đã cho mình một cơ cấu mặt hàng gồm có : -Giầy vải thể thao xuất khẩu (chiếm tỷ trọng lớn 80%-90%tổng kim ngạch xuất khẩu .). -Giầy nữ giả da thời trang xuất khẩu . -Giầy dép đi trong nhà . -Giầy bảo hộ lao động . Trong năm 2000 Công ty đã đưa vào sản xuất sản phẩm mới: giầy dép nam và nữ làm phong phú thêm cho cơ cấu sản phẩm của mình . Ngoài ra Công ty còn liên tục cải tiến, thay đổi mẫu mã của các sản phẩm hiện tại sao cho phù hợp với thị hiếu luôn thay đổi của khách hàng và của người tiêu dùng . Trong những năm tới công ty sẽ quyết định mở rộng tuyến sản phẩm phục vụ xuất khẩu. Để thực hiện được chiến lược trên, Công ty cần phải thực hiện tốt hoạt động Marketing để từ đó tung ra được những sản phẩm phù hợp, cũng như tìm kiếm các đối tác và khách hàng một cách chủ động. Bên cạnh đó Công ty không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm của mình để tạo nên một uy tín tốt, giữ được các khách hàng hiện tại của mình (họ sẽ ký kết những hợp đồng mới). Không những thế uy tín của Công ty trên thị trường xuất khẩu cũng tăng lên. Với thị trường nội địa về giầy dép ngày càng phát triển thì Công ty sẽ có một hướng mới để mở rộng thị trường nội địa . 2. Chiến lược giá Công ty quyết định chiến lược định giá của mình là “thấp hơn hoặc bằng đối thủ cạnh tranh ” Thực hiện chiến lược này Công ty định ra mức giá đủ thấp để cạnh tranh với các đối thủ và nhanh tróng chiếm lĩnh thị trường rộng lớn. Sở dĩ Công ty có thể áp dụng chiến lược này là vì Công ty chủ yếu mua đứt bán đoạn, với mức giá ban đầu thấp thì mức lợi nhuận sẽ thấp song khi ưu thế giá là tăng khối lượng bán thì những chi phí giảm xuống và làm cho lợi nhuận cao lên . Đối với những khách hàng quen thuộc hoặc khách hàng mua với khối lượng lớn Công ty sẽ có giảm giá. Hình thức giảm giá này là tạo được danh sách các khách hành trung thành của Công ty và lôi kéo các khách hàng tiềm năng trên thị trường . Nhiều trường hợp Công ty phải chủ động tăng giá để đối phó với những biến động của thị trường như lạm phát đẫn đến chi phí tăng lớn do vậy giá sản phẩm cũng phải tăng theo để bù đắp sự gia tăng chi phí. Sự tăng giá này cũng đòi hỏi phải được các nhà quản trị cấp cao phải nghiên cứu kỹ sau đó khi ra quyết định phải hết sức thận trọng . 3. Chiến lược phân phối. Công ty giầy Thụy Khuê hiện nay việc xuất khẩu chủ yếu theo phương pháp xuất khẩu trực tiếp . Bán buôn cho các tổ chức thương mại ở trong nước rồi từ đó tổ chức này bán lại cho người tiêu dùng . Công ty có các cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm trực tiếp cho người tiêu dùng . Với hình thức phân phối rộng rãi này Công ty liên tục tăng doanh số lớn trên từng năm, mạng lưới phân phối rộng khắp . 4. Chiến lược giao tiếp khuyếch trương . Nhằm hỗ trợ cho bán hàng cá nhân và kích thích khách hàng mua sản phẩm của Công ty trong hoạt động xúc tiến bán các hình thức sau : Tham gia hội chợ triển lãm: hình thức này phù hợp với việc giới thiệu sản phẩm, thiết lập mối quan hệ với bạn hàng, ký kết hợp đồng, và tìm hiểu thị trường ... Hàng mẫu: hình thức này được sử dụng với khách hành truyền thống khi một số khách hàng có yêu cầu . Catalogue :Công ty sử dụng nhiều nhất nhằm cung cấp một cách chi tiết các thông tin cần thiết về kích cõ, màu sắc, giá cả....Từ đó Công ty tạo sự quan tâm thu hút khách hàng để đẩy nhanh việc mua . Công ty còn quảng cáo sản phẩm trên một số báo chí trong nước ,cũng tiến hành in lịch tặng cho CBCNV, đối tác, khách hàng truyền thống trong dịp đầu năm mới... Qua việc tham gia hội chợ, sử dụng hàng mẫu và phát catalogue.... Công ty đã thiết lập được nhiều mối quan hệ và ký kết được nhiều hợp đồng đồng thời thu được nhiều thông tin về thị trường, khách hàng . V. Đánh giá tổng hợp và những kiến nghị phát triển thị trường của Công ty GIầY ThụY KHUÊ 1, Đánh giá về hiệu lực Marketing kinh doanh. Mặc dù là một trong những nhà xuất khẩu giầy dép của Vịêt Nam sang thị trường nước ngoài hiện nay, nhưng Marketing hiện tại là một điểm yếu của Công ty. Hoạt động Marketing chưa được coi trọng, chưa thực sự được tổ chức Công ty chưa có phòng Marketing thương mại riêng. Trong khi không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, thiếu một chính sách Marketing Mix đồng bộ nên hầu như hoạt động chưa có hiệu quả. Thực tế về chính sách sản phẩm tuy Công ty có chiến lược rõ ràng trong việc đưa ra chính sách sản phẩm chất lượng cao song chỉ mới dừng lại ở khâu thực hiện sản xuất mà chưa chú trọng từ khâu thiết kế mẫu mã, nắm bắt được thị hiếu khách hàng tiêu dùng cuối cùng. Từ đó chưa có thương hiệu nổi tiếng trên thị trường thế giới mà chỉ chủ yếu là gia công các sản phẩm có chất lượng cho các hãng khác dưới nhãn hiệu của họ. Về chính sách giá cả, nói chung Công ty chỉ định giá theo phí tổn đối với các mặt hàng tạm xem là tư doanh, tham khảo giá gia công cao nhất đối với các mặt hàng gia công của các đơn vị bạn cũng như chọn khách hàng nào đưa ra mức giá gia công cao nhất đối với các mặt hàng gia công. Ngoài ra Công ty nắm bắt được tình hình giá cả thị trường, thông tin... và đã sử lý được một số thông tin nhưng hiệu quả chưa cao do thiếu chính sách Marketing Mix đồng bộ. Về kênh phân phối, Đối với thị trường nước ngoài Công ty hoàn toàn phụ thuộc vào nhà nhập khẩu, các hãng đặt gia công. Đối với thị trường trong nước Công ty đã có một hệ thống các cửa hàng giới thiệu sản phẩm, đại lý song còn thưa thớt và hoạt động chưa hiệu quả. Về hoạt động xúc tiến: Hoạt động xúc tiến góp phần không nhỏ trong việc tăng doanh thu, lợi nhuận cho Công ty nhưng do phần ngân sách dành cho hoạt động này cò hạn hẹp cho nên hoạt động này vẫn còn bị hạn chế . Tóm lại : Marketing là một điểm yếu mà Công ty sớm phải khắc phục. Có như vậy mới nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh. Điều đó có nghĩa Công ty phải chủ động tìm kiếm khách hàng, nghiên cứu và tìm hiểu thị hiếu của khách hàng để từ đó đưa ra một phối thức sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường. 2.Đánh giá chung *Thuận lợi : -Được sự ưu tiên của nhà nước do là một doanh nghiệp Quốc doanh mà lại kinh doanh mặt hàng giầy dép đang được nhà nước ưu đãi. -Có uy tín lâu năm, tạo cho công ty có khả năng ký kết những hợp đồng lớn -Có khả năng vay vốn lớn để đưa vào sản xuất kinh doanh, do tình hình tài chính tốt. -Có giây chuyền công nghệ và thiết bị kỹ thuật phù hợp, dẫn đến có khả năng sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng được đòi hỏi cao. *Điểm yếu : -Hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao. -Công tác Nghiên cứu thị trường chưa được tốt do chưa có phòng nghiên cứu Marketing. Nên công ty chủ yếu chỉ thụ động chờ khách hàng đến đặt hàng. - Chưa có nhiều khách hàng trực tiếp, phụ thuộc vào các trung gian đặt hàng gia công, thị trường là người mua trung gian. *Thời Cơ : -Có khả năng mở rộng tuyến sản phẩm xuất nhập khẩu sang EU, Mỹ, Nhật... -Trong tương lai khi gia nhập AFTA thì việc nhập vải từ các nước Đông Nam á sẽ có giá thành giảm xuống, tạo ra sự cạnh tranh mới cho Công ty. -Thị trường nội địa đang phát triển. 3, Những kiến nghị phát triển thị trường ở Công ty giầy Thụy Khuê : - Thứ nhất, hiện nay thị trường giầy dép vở nội địa đang có xu hướng phát triển và mở rộng, do vậy bên cạnh việc sản xuất các sản phẩm để xuất khẩu thì Công ty cần phải mở rộng tuyến sản phẩm để phục vụ nhu cầu trong nước. - Thứ hai, Công ty cần phòng Marketing nghiên cứu thị trường về các thị trường Nhật Bản, và EU .....cũng như năng động tìm kiếm nguồn khách hàng trực tiếp cho công ty để mở rộng kênh phân phối, đăng ký bản quyền nhãn hiệu của Công ty với những sản phẩm chất lượng cao... Nói cách khác Công ty cần phải xây dựng một phối thức Marketing Mix phù hợp. - Thứ ba, thực hiện việc liên kết liên doanh với các Công ty trong và ngoài nước để cùng nhau thực hiện các hợp đồng kinh doanh xuất khẩu lớn và nhằm khai thác triệt để các điểm mạnh sẵn có của Công ty trên thị trường xuất khẩu. - Thứ tư, hoàn thiện cơ cấu bộ máy tổ chức sao cho gọn nhẹ linh hoạt và có sự liên kết giữa các đơn vị thành viên. Cũng như việc tuyển các nhân viên có chuyên môn về Marketing để có những nghiên cứu chính xác về thị trường. Kết luận Trên đây là toàn bộ nội dung báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty giầy Thụy Khuê. Tuy nhiên do mới chỉ có một tháng thực tập nên nội dung báo cáo chưa được sâu sắc, phần nội dung hoàn chỉnh tôi sẽ được trình bày kỹ ở phần luận văn . Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn thầy giáo Trần Thanh Toàn cùng toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty đã giúp tôi hoàn thành báo cáo này. Hà Nội, tháng 2 năm 2001. Sinh viên thực tập : Nguyễn Việt Anh ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC527.doc