Báo cáo Tổng hợp về qui trình sản xuất ra sản phẩm , qui trình công nghệ, & việc tổ chức các phòng ban của Công ty cổ phần dệt 10-10

LờI Mở ĐầU Trong một khoảng thời gian ngắn thực tập tại công ty cổ phần Dệt 10-10, nhờ có sự giúp đỡ của các cô, các chú trong công ty .đặc biệt là các cô, các chú ở phòng kế hoạch sản xuất.Em đã hiểu được cơ bản về lịch sử phát triển, ra đời của công ty, qui trình sản xuất ra sản phẩm , qui trình công nghệ, cũng như việc tổ chức các phòng ban trong công ty.v.v.Chắc chắn sẽ giúp em rất nhiều trong quá trình học tập của mình. Đặc biệt nhờ sự hướng dẫn của cô giáo.Em đã hoàn thành được bản báo

doc16 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1238 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Tổng hợp về qui trình sản xuất ra sản phẩm , qui trình công nghệ, & việc tổ chức các phòng ban của Công ty cổ phần dệt 10-10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tổng hợp này. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn sự chỉ dẫn và giúp đỡ của cô giáo và của các cô, các chú trong công ty. MụC LụC trang A-Khái QUáT QUá TRìNH HìNH THàNH Và PHáT TRIểN CủA CÔNG TY 1-quá trình hình thành và phát triển 2 2-đặc điểm về tổ chức sản xuất ,quản lý 3 và qui trình chế tạo sản phẩm: -tổ chức bộ máy quản lý của công ty 5 -tổ chức sản xuất 9 b-thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh của công ty: 1-tình hình sản xuất nhìn chung của 11 công ty hiện nay. 2-những thuận lợi và khó khăn. -thuận lợi. 12 -khó khăn. 13 3-các loại kế hoạch và phương án sản xuất kinh doanh của công ty. 13 c-một số nhận xét , đánh giá.. 16 *mục lục 17 A-khái quát quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần dệt 10-10: 1-Quá trình hình thành và phát triển: Công ty cổ phần dệt 10-10 được thành lập vào ngày 10-10-1974.theo quyết định số262/QĐ-UB - Hà Nội ngày 23 tháng 12 năm 1973 mà tiền thân của nó chính là Xí nghiệp dệt 10-10. Trong những năm đầu mới thành lập Công ty, cũng giống như hầu hết các công ty, xí nghiệp khác của thời kì bao cấp, Công ty dệt 10-10 sản xuất kinh doanh theo kế hoạch của nhà nước giao cho tức là mọi chỉ tiêu về số lượng, chất lượng, chủng loại sản phẩm..v.v. đều do nhà nước giao cho còn giá của sản phẩm lại do Uỷ ban vật giá qui định trên cơ sở xây dựng kế hoạch sản xuất và tiêu thụ của nhà nước. Đây là một thời kì mà mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đều phụ thuộc vào kế hoạch của nhà nước. Chính vì thế mà hoạt đọng sản xuất kinh doanh của Công ty mất đi tính chủ động, tự chủ, Công ty khó có khả năng cạnh tranh khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường. Đó cũng chính là cái hạn chế của cơ chế cũ là thiếu năng động, thiếu tính tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh... của các công ty, xí nghiệp nhà nước nói chung. Đến năm 1993 theo quyết định số 285/QĐ-UB - Hà Nội, Xí nghiệp dệt 10-10 được đổi tên thành Công ty dệt 10-10 thuộc sở hữu nhà nước. Theo quyết định số 5784/QĐ-UB - Hà Nội ngày 29 tháng 11 năm 1999 công dệt 10-10 được đổi tên thành Công ty cổ phần dệt 10-10, theo chủ trương cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước của Chính phủ . Hiện nay Công ty cổ phần dệt 10-10 có trụ sở chính đóng tại số 6 Ngô Văn Sở - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội với nhiệm vụ sản xuất các mặt hàng : dệt tuyn, màn tuyn và các sản phẩm làm từ tuyn ... trên cơ sở hạch toán độc lập, lấy thu nhập để bù đắp chi phí và đảm bảo làm ăn có lãi. Trải 26 năm xây dựng và trưởng thành cho đén nay có thể nói Công ty cổ phần dệt 10-10 đã thực sự đi vào cơ chế quản lý mới, hoà nhập với nền kinh tế thị trường. Từ một Công ty có lực lượng lao động khá lớn (với 648 lao động), sinh ra trong cơ chế bao cấp với một bộ máy quản lý kồng kềnh, hoạt động kém hiệu quả. Để phù hợp với cơ chế mới và nhiệm vụ mới Công ty cũng nhanh tróng chuyển mình, thay đổi những gì mà cơ chế quản lý cũ không còn phù hợp nữa. Công ty đã bố trí và sắp xếp lại lực lượng lao động và tinh giảm bộ máy quản lý xuống còn 454 người, với số lao động hiện có Công ty luôn hoàn thành kế hoạch, ổn định việc làm, tăng thu nhập, đảm bảo đời sống ổn định cho người lao động. Sản phẩm của Công ty đều đạt được những yêu cầu về kĩ thuật và mỹ thuật, đảm bảo uy tín và chiếm được ưu thế trên thị trường trong và ngoài nước. Sau 1 năm đi vào cổ phần hoá và hoạt động cho đến nay, với tổng số vốn kinh doanh của Công ty là 8 tỷ đồng trong đó vốn cố định : 4,928 tỷ đồng và vốn lưu động : 3,072 tỷ đồng. Công ty đã có những dấu hiệu đáng mừng trong kết quả sản xuất kinh doanh của mình và khẳng định hướng đi đúng đắn của doanh nghiệp trong quá trình cổ phần hoá. 2-Đặc điểm về tổ chức sản xuất,tổ chức quản lý và qui trình chế tạo sản phẩm: Để bảo đảm tốt nguyên tắc trong tỏ chức quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh, chấp hành đúng qui định của Công ty cũng như những qui định, chính sách của đảng và nhà nước, nhằm củng cố và giữ vững cho Công ty ngày càng phát triển, Hội đồng quản trị của Công ty đã ban hành tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh theo cơ chế trực tuyến - chức năng. Đặc điểm cơ bản của cơ chế trực tuyến chức năng là mối quan hệ quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh được thực hiện theo một đường thẳng, người thừa hành chỉ nhận lệnh trực tiếp và thi hành mệnh lệnh của người phụ trách tuyến (cấp trên) trực tiếp. Thông tin quản lý được truyền thẳng trực tiếp, nhanh tróng. Đó là ưu thế đặc biệt của kiểu cơ cấu này. Còn cơ cấu tổ chức theo chức năng thì việc phân quuyền được tiến hành theo chức năng (theo chiều ngang giữa các bộ phận quản lý ở cùng 1 cấp). Việc Công ty áp dụng cơ cấu trực tuyến chức năng là nhằm tận dụng được cả ưu nhược điểm của cả 2 loại cơ cấu nói trên, từ đó phát huy được hiệu qua của công tác quản lý trong quá trình sản xuất kinh doanh. Sơ đồ bộ máy quản lý Của công ty HĐQT Giám Đốc PGĐ phụ trách tài chính PGĐ phụ trách kinh doanh Phòng Kế hoạch Phòng Kỹ thuật Phòng Quản lý chất lượng Phòng Tổ chức Phòng Tài vụ Phòng Hành chính + Ytế Phân xưởng dệt Phân xưởng văng sấy Phân xưởng cắt Phân xưởng may 1 Phân xưởng may 2 *Tổ chức bộ máy quản lý của công ty: Trong quá trình chuyển sang công ty cổ phần, tổ chức bộ máy quản lý của công ty đã có sự thay đổi theo hướng tinh giảm số lượng nhưng vẫn phải đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ đã đề ra. Tổ chức bộ máy của công ty bao gồm: -Hội đồng quản trị (HĐQT) gồm chủ tịch HĐQT , 1 phó HĐQT và 4 uỷ viên. HĐQT có chức năng kiểm tra giám sát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty bao gồm:hoạt động tài chính,các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Có thể nói hội đồng quản trị là cơ quan cao nhất có quyền quyết định và đưa ra những mục tiêu chiến lược của công ty. Hội đồng quản trị được thành lập và hoạt động theo theo qui định của đại hội đồng cổ đông. - Giám đốc : là người đứng đầu công ty do hội đồng quản trị của công ty bổ nhiệm hặc miễn nhiệm. Do đó quyền và nghĩa vụ của giám đốc cũng do hội đồng quản trị qui định, giám đốc là người chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về kết quả sản xuất kinh doanh của công ty cũng bảo hiểm phải chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về quyền và nhĩa vụ đã được giao. Còn đối với pháp luật thì giám đốc là người đại diện cao nhất của công ty và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nghĩa vụ đối với nhà nước như: hoàn thành nghĩa vụ đối với nhà nước về thuế và phải sản xuất kinh doanh theo đúng qui định của nhà nước ... chính vì vậy đòi hỏi giám đốc phải là người có kiến thức và am hiểu về công tác quản lý cũng như những kimh nghiệm về nghề nghiệp của mình. Ngoài ra giám đốc còn phải là người có đầy đủ những phẩm chất và đạo đức...được mọi người tin tưởng và quí mến.có như vậy mới góp phần vào sự phát triển của công ty. - Các phó giám đốc: công việc của một giám đốc là rất phức tạp đòi hỏi phải có những người trợ giúp đắc lực. đó chính là các phó giám đốc bao gồm: +Phó giám đốc tài chính có trách nhiệm giúp giám đốc điều hành và kiểm tra công tác tài chính - kế toán của công ty. +Phó giám đốc kinh doanh lại có trách nhiệm giúp giám đốc điều hành và kiểm tra toàn bộ công tác kinh doanh của công ty. -Ngoài ra trong công ty còn bao gồm các phòng ban khác gồm có: +Phòng kế hoạch sản xuất: đây là phòng có rất nhiều nhiệm vụ và chức năng. Trong đó, ngoài những nhiệm vụ chung của cả phòng thì mỗi thành viên lại có những nhiệm vụ và chức năng riêng. Chẳng hạn có người chuyên phụ trách công tác thống kê lại có người về bên cung ứng vật tư phục vụ cho sản xuất kinh doanh của công ty... Nhìn chung phòng kế hoạch sản xuất có chức năng nghiên cứu và xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn và dài hạn. Kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn có thể tính cho từng năm, từng quí, thậm chí cho từng tháng một. Còn kế hoạchế hoạch sản xuất kinh doanh dài hạn là kế hoạch được xây dựng cho thời gian từ 3 năm trở lên. Cả 2 loại kế hoạch trên được xây dựng trên cơ sở những số liệu thống kê kết quả sản xuất kinh doanh của kì trước kết hợp với những mục tiêu mới của công ty, từ đó mà phòng kế hoạch sản xuất xây dựng nên những kế hoạch sản xuất kinh doanh mới. Ngoài nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn và dài hạn thì phòng kế hoạch sản xuất còn có chức năng nghiên cứu và lập kế hoạch cung ứng vật tư nhằm đáp ứng nhanh tróng và kịp thời các yêu cầu của sản xuất,quản lý phương tiện vận chuyển, tổ chức công tác thống kê từ phòng đến các phân xưởng sản xuất ,phục vụ và chỉ đạo sản xuất theo đúng kế hoạch. + Phòng kĩ thuật : phòng kĩ thuật có nhiệm vụ lập kế hoạch bảo dưỡng ,sửa chũa , đại tu máy móc thiết bị. Trong đó công tác sửa chữa bao gồm : sửa chữa lớn , sửa chữa vừa và sửa chữa lớn. Công tác bảo dướng , sửa chữa và đại tu có ý nghĩa hết sức quan trọng ,bởi vì nó ảnh hưởng trực tiếp tơi sự hoạt động liên tục của may móc thiết bị và tới năng xuất , chất lượng của sản phẩm ... công tác kĩ thuật phải do những người có trình đọ và tay nghề đảm nhận, trong đó phòng kĩ thuật là người chịu trách nhiệm trực tiếp về vấn đè này. Phòng kĩ thuật còn có nhiệm vụ lập qui trình công nghệ sản xuất sản xuất và kiểm tra việc thực hiện việc nghiên cứu sản phẩm mới, ứng dụng công nghệ mới. đó là nhiệm vụ cực kì quan trọng bởi vì trong cơ chế thi trường thì công ty phải trực tiếp cạnh tranh trên thương trường với nhiều đối thủ khác. từ đó việc ứng dụng công nghệ và nghiên cứu nhứng qui trình công nghệ mới nhằm tạo ra nhứng sản phẩm mới tốt hơn cũng chính là một nhiệm vụ quan trọng của phòng kĩ thuật. Đồng thời với nghiên cứu ứng dụng công nghẹ mới, sản phẩm mới thì phòng kĩ thuật phải có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu đầu vào, sản phẩm sản xuất đầu ra, quản ly trạm điện và trạm nước của công ty. +Phòng quản lý chất lượng :là phòng mang tính đặc thù về kĩ thuật là chủ yếu . phòng này có chức năng là tổ chức và kiểm tra chất lương sản phẩm , các loại vật tư và hàng hoá mua vào hoặc gia công bên ngoài theo tiêu chuẩn của côngty. +Phòng kinh doanh: phòng kinh doanh là phòng trực tiếp tiếp xúc với thị trường bên ngoài. Do đó phòng kinh doanh có nhiệm vụ là tổ chức việc bán hàng bên ngoài, thực hiện chức năng xuất nhập khẩu, đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường và xúc tiền quảng cáo giới thiệu sản phẩm. +Phòng tài vụ: thực hiện nghiệp vụ tài chính kế toán đúng chế độ chính của nhà nước trong toàn bộ các khâu sản xuất kinh doanh của công ty. Quản lý chặt chẽ tiền hàng, theo dõi công nợ để đảm bảocân đối thu -chi, theo dõi việc kiểm kê định kì hàng năm ,phục vụ các quyết toán tài chính, tính toán và xác định kết quả kinh doanh. + Phòng tổ chức có chức năng quản lý nhân sự trong công ty. đây là công tác hết sức cần thiết và quan trọng,việc sắp xếp nhân sự sao cho khoa học nhất ,phù hợp với chuyên môn và trình đọ nghiệp vụ của từng người...sẽ góp phần vào việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Phòng tổ chức còn có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch tiền lươngva thực hiện các qui định về khen thưởng và kỉ luật. Ngoài ra nhằm đáp ứng những yêu cầu mới, nhiệm vụ của sản xuất kinh doanh phòng tổ chức còn có trách nhiệm lập kế hoạch về đào tại và đào tạo lại công nhân viên nhằm đáp ứng tốt nhất những yêu cầu về nhân sự trong tương lai củacông ty. + Phòng hành chính -y tế:có nhiệm vụ sao lưu, gửi công văn, đón tiêp khách , tổ chức hội nghị, quản lý nhà ăn phục vụ công nhân viên trong công ty. Tất cả các phòng từ phòng kế hoạch... đếnphòng hành chính -y tế đều có nhiệm vụ giúp giám đốc điều hành và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty. *Tổ chức sản xuất : bao gồm 5 phân xưởng sản xuất +Phân xương dệt :nhiệm vụ chủ yếu của phân xưởng này là dệt ra những sản phẩm tuyn sau khi đã tiến hành mắc sợi. Về tổ chức của phân xưởng dệt bao gồm: - Tổ quản lý - Tổ mắc sợi - Tổ dệt +Phân xưởng văng sấy: đây là phân xưởng lớn nhất của công ty đóng tại Minh Khai. Phân xưởng văng sấy có nhiệm vụ chủ yếu là tiến hành nhuộm theo yêu cầu sản phẩm, sau khi nhuộm sản phẩm sẽ được đưa sang tổ văng sấy tại đay sản phẩm sẽ được văng sấy Sợi vải sẽ khô và mịn .ngoài ra còn có thể tiến hành tẩm hoá chất theo yêu cầu của khách hàng. Toàn bộ dây truyền của tổ văng sấy hoạt động theo công nghệ của cộng hoà LBĐ Phân xưởng văng sấy bao gồm: -01 tổ nhuộm -03 tổ văng sấy +Phân xưởng cắt: có nhiệm vụ cắt những sản phẩm theo yêu cầu.phân xưởng này bao gồm có 02 tổ cắt +Phân xưởng may1 và may 2: qua 1 loạt những qui trình công nghệ từ sợi petex75D, mắc sợi...đến phân xưởng cắt. Tại đây sản phẩm sẽ được hoànchỉnh sau khi qua máy may ,kiểm tra chất lượng và đóng gói. Phân xưởng may 1 và may 2 là nơi tập trung rất nhiều những công nhân lành nghề, có trình độ tay nghề cao và tạo ra những sản phẩm cuối cùng. Phân xưởng may bao gồm: - Tổ may - Tổ kiểm tra chất lượng(kcs) - Tổ đóng gói Toàn bộ qui trình công nghệ xuất ra sản phẩm được mô tả theo sơ đồ sau: Sợi PeTexE75đ 75D Mắc sợi Dệt vải Tẩy trắng nhuộm Văng sấy Đóng gói KCS May May màn Cắt màn B-Thực trạng về tình hình sản xuât kinh doanh của Công ty cổ phần dệt 10-10: 1- Tình hình sản xuất kinh doanh nói chung hiện nay của Công ty: Để có thể cạnh tranh và đứng vững trên thị trường trong và ngoài nước,những năm qua Công ty luôn cố gắng và không ngừng nâng cao hiệu quả các trang thiêt bị bằng cách tận dụng tối đa cơ sở kĩ thuật hiện có của mình đồng thời cũng đã tiến hành đổi mới, đầu tư một số trang trang thiết bị hiện đại khác nhằm nâng cao năng xuất và chất lượng của sản phẩn bán trên thị trường. Ngoài ra Công ty còn tiến hành cải tiến chât lượng cũng như mẫu mã của sản phẩm, làm cho sản phẩm của Công ty luôn chiếm được lòng tin của khách hàng, kể cả những khách hàng khó tính nhất. Chính vì vậy mà trong những năm vừa qua Công ty luôn đạt được những kết quả hết sức đáng mừng trong sản xuất kinh doanh. Điều đó được thể hiện rõ qua các chỉ tiêu kinh tế cụ thể sau: (Đơn vị :triệu đồng). Số TT Chỉ tiêu Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Tốc độ tăng trưởng bình quân (%) 1 Doanh thu 25.459 37.425 35.296 38.000 9,028 Doanh thu xuất khẩu 5.800 7.950 11.100 12.600 29,5 2 Giá trị sản xuất CN 32.500 37.136 37.300 40.000 7,1 3 Nộp NSNN 1.644 1.430 1.004 84 -20,05 4 Lợi nhuận 368 549 145 1.260 50,72 5 Thu nhập bình quân 1,1 1,3 1,35 1,4 8,3 6 Tổng TS cố định 15.006 12.636 13.056 12.339 -0,63 7 Tổng TSLĐ 12.559 15.982 17.469 14.169 0,4 Qua bảng phân tích kinh tế nêu trên ta thấy doanh thu hàng năm của Công ty tăng là 9,028% trong đó riêng hàng xuất khẩu tăng 29,5% . Trong những năm tới công sẽ tiếp tục đầu tư những trang thiết bị mới và hiện đại khác, cải tiến bộ máy quản lý..v.v. tin tưởng chắc chắn rằng Công ty cổ phần dệt 10-10 sẽ đứng vững và phát triển hơn nữa không chỉ chiếm lĩnh thị trường trong nước mà còn vươn xa hơn nữa tới các thị trường quốc tế khác. 2-Những thuận lợi và khó khăn của công ty: *Thuận lợi: công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên nhiệt tình và luôn luôn phấn đấu cho lợi ích của công ty. Kể từ khi tiến hành cổ phần hoá đến nay công ty luôn hoàn thành kế hoạch đawtj ra , đời sống cán bộ công nhân viên ngày càng ổn định , đây chính là 1 thuận lợi cho việc ổn định và phát triển công ty. Ngoài ra những sản phẩm của công ty đã chiếm được lòng tin của khách hàng và ổn định trên thị trường.đó cũng là 1 thuận lợi cho việc phát triển và củng cố thị trường trong thời gian tới của công ty. *Những khó khăn: đi đôi với những thuạn lợi thì công ty còn không ít những khó khăn cần giải quyết như: tình trạng thiếu vốn ch đổi mới công nghệ và phát triển sản xuất nói chung,bộ máy quản lý cón kồng kềnh..v.v.tất cả những khó khăn đó công ty cần phải khắc phục và loại bỏ trong thời gian tới. 3-Các loại kế hoạch và phương án sản xuất kinh doanh của Công ty: * Công tác kế hoạch là công tác không thể thiếu đượctrong hoạt động sản xuât kinh doanh, đặc biệt trong cơ chế thị trường các doanh nghiệp phải tự hạch toán lấy thu nhập để bù đắp chi phí và làm ăn có lãi . Trong Công ty cổ phần dệt 10-10 thì phòng kế hoạch sản xuất có trách nhiệm lập nên hầu hết các kế hoạch căn cứ vào những chỉ tiêu kinh tế của những năm trước, kì trước kết hợp với những mục tiêu mà hội đòng quản trị cũng như ban lãnh đạo của Công ty đã đề ra. Trong đó phòng kế hoạch bao gồm: -1 trưởng phòng -1 phó phòng -1 người làm côngtác thống kê -1 nhân viên phụ trách công tác gia công -2 nhân viên phụ trách công tác giao hàng -1 nhân viên phụ trách công tác giao dịch với khách hàng trong và ngoài nước qua email . Phòng kế hoạch có nhiệm vụ lập nên các kế hoạch sau: - Các kế hoạch ngắn hạn - Các kế hoạch trong dài hạn. Ngoài ra nhằm đáp ứng nhanh tróng và đầy đủ các yêu cầu của sản xuất quản lý phương tiện vận chuyển tổ chức công tác thống kê từ phòng xuống các phân xưởng sản xuất, phục vụ và chỉ đạo sản xuất, theo đúng kế hoạch thì phòng kế hoạch sản xuất còn lập nên -kế hoạch cung ứng vật tư. Có thể nói phòng kế hoạch sản xuất là đơn vị đầu mối của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Trong thời gian vừa qua phòng kế hoạch sản xuất của Công ty đã thực hiện rất tốt nhiệm vụ của mình, góp phần vào sự lớn mạnh vàphát triển của côngty. * Về phương án sản xuất kinh doanh của Công ty : phương án sản xuất kinh doanh của Công ty dệt 10-10 được xây dựng trên cơ sở những mục tiêu chung của Công ty, từ đó đề ra những kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn cụ thể: -Mục tiêu chung bao gồm các mục tiêu cụ thể và cáchoạt động chính.ngoài ra còn bao gồm phương án về qui mô sản xuất kimh doanh của Công ty. -Kế hoạch đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh bao gồm hệ thống mục tiêu và dự kiến kế hoạch thực hiện. -Kế hoạch sản phẩm bao gồm kế hoạch về nâng cao chất lượng sản phẩmvà kế hoạch tiêu thụ sản phẩm. -Kế hoạch sử dụng lao động và tiền lương nhằm đưa ra phưuơng án về công tác sử dụng lao động và sắp xếp lao động hợp lý và khoa học . -Ngoài ra Công ty còn có kế hoạch về tài chính nhằm đua ra những phương án về tài chínhtối ưu nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC489.doc