Báo cáo tổng kết đề tài - Nghiên cứu các yếu tố tác động tới quyết định đầu tư giáo dục trình độ đại học trong các hộ gia đình ở Việt Nam

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ GIÁO DỤC TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC TRONG CÁC HỘ GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM Chủ nhiệm đề tài: TS.Trần Việt Thảo Hà Nội, 3/2017 MỤC LỤC MỤC LỤC .................................................................................................................... 2 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .............................................

pdf53 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 306 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo tổng kết đề tài - Nghiên cứu các yếu tố tác động tới quyết định đầu tư giáo dục trình độ đại học trong các hộ gia đình ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
......................................... 4 DANH MỤC BẢNG, HÌNH ....................................................................................... 5 PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài ......................................................................... 1 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan ....................................................... 2 2.1. Ngoài nước ............................................................................................................. 2 2.2. Trong nước ............................................................................................................. 5 3. Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài .................................................................... 8 4. Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu............................................................. 8 5. Phương pháp nghiên cứu: ...................................................................................... 8 6. Kết cấu báo cáo nghiên cứu: Ngoài phần mở đầu và kết luận, nghiên cứu gồm 3 chương: ......................................................................................................................... 8 CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ ĐẦU TƯ GIÁO DỤC .......... 9 1.1. Một số khái niệm ................................................................................................... 9 1.1.1. Khái niệm giáo dục và đầu tư ............................................................................. 9 1.1.2. Khái niệm đầu tư giáo dục ................................................................................ 10 1.1.3. Khái niệm chi tiêu giáo dục .............................................................................. 11 1.1.4. Các yếu tố tác động tới đầu tư giáo dục ............................................................ 11 1.2. Lý thuyết về đầu tư giáo dục................................................................................ 12 1.2.1. Lý thuyết vốn nhân lực ..................................................................................... 12 1.2.2. Lý thuyết đầu tư vốn nhân lực .......................................................................... 14 1.3. Kinh nghiệm về đầu tư giáo dục ở một số quốc gia ................................................. 15 1.3.1. Kinh nghiệm về đầu tư giáo dục đại học ở Hàn Quốc ...................................... 15 1.3.2. Kinh nghiệm về đầu tư giáo dục đại học ở Nhật Bản ....................................... 16 1.3.3. Kinh nghiệm về định hướng giáo dục ở Hoa Kỳ .............................................. 17 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ GIÁO DỤC TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC TRONG CÁC HỘ GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM ....................................................... 19 2.1. Tình hình phát triển giáo dục ở Việt Nam ........................................................... 19 2.1.1. Tình hình phát triển giáo dục nói chung ở Việt Nam ....................................... 19 2.1.2. Tình hình phát triển giáo dục đại học nói riêng ................................................ 20 2.2. Tình hình đầu tư giáo dục đại học trong các hộ gia đình ở Việt Nam ................. 22 2.2.1. Lượng hóa đầu tư giáo dục đại học trong các hộ gia đình theo số liệu điều tra mức sống hộ gia đình VHLSS .................................................................................... 22 2.2.2. Xác định các yếu tố tác động tới đầu tư giáo dục trong các hộ gia đình ở Việt Nam ............................................................................................................................. 24 2.3. Phân tích các yếu tố tác động tới quyết định đầu tư giáo dục trình độ đại học trong các hộ gia đình ở Việt Nam ............................................................................... 31 2.3.1. Mối quan hệ về các yếu tố kinh tế với quyết định đầu tư giáo dục đại học . 32 2.3.2. Các đặc điểm của hộ ảnh hưởng đến quyết định đầu tư giáo dục của hộ gia đình. ............................................................................................................................ 35 CHƯƠNG 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................... 43 3.1. Một số kết luận rút ra từ phân tích ở chương 2 .................................................... 43 3.2. Khuyến nghị chính sách ...................................................................................... 43 3.2.1. Hoàn thiện đổi mới chính sách đầu tư giáo dục đại học. .................................. 43 3.2.2. Xây dựng hệ thống thông tin giữa nhà trường, doanh nghiệp, người học về nhu cầu đào tạo của thị trường .................................................................................... 45 3.2.3. Nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề đầu tư giáo dục đại học hiệu quả, hợp lý. .................................................................................................................. 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 47 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT THCN : Trung học chuyên nghiệp THCS : Trung học sơ sở THPT : Trung học phổ thông USD : Đô la Mỹ DANH MỤC BẢNG, HÌNH Bảng 2.1: Số lượng các cơ sở cung ứng giáo dục và đào tạo trong hệ thống giáo dục đào tạo Việt Nam giai đoạn 2007-2015 ............................................................... 20 Bảng 2.2: Thay đổi về tỷ lệ giảng viên/sinh viên giữa đơn vị công lập và ngoài công lập ở hệ cao đẳng và đại học 2007-2015 ............................................................ 21 Bảng 2. 3. Tỉ lệ nhập học đúng độ tuổi các cấp, 2009 ................................................ 22 Bảng 2.4: Chi tiêu giáo dục của hộ gia đình 2010 và 2014 ........................................ 23 Bảng 2.5: Thu nhập bình quân theo giờ theo trình độ giáo dục (Nghìn đồng/người/giờ) theo giá so sánh ................................................................................ 26 Bảng 2.6: Thu nhập bình quân của người lao động theo trình độ và ngành năm 2010 (nghìn đồng/người/giờ) theo giá so sánh ........................................................... 27 Bảng 2.7: Khác biệt lợi tức giáo dục theo trình độ giáo dục, 2002- 2010 (Biến phụ thuộc là biến logarithm của thu nhập) ........................................................................ 28 Bảng 2.8: Cơ cấu việc làm theo trình độ giáo dục, 2002-2010 (%) ........................... 30 Bảng 2.9: Mức lợi tức giáo dục theo trình độ chuyên môn kỹ thuật (%) ................... 31 Bảng 2.10: Một số đặc điểm của mẫu điều tra............................................................ 32 Bảng 2.11: Mức chi và Tỷ lệ chi giáo dục theo khu vực cư trú ................................. 33 Bảng 2.12: Cơ cấu hộ theo tỷ lệ chi giáo dục và mức chi giáo dục bình quân ........... 34 Bảng 2.13: Mức chi giáo dục bình quân theo số con đang đi học .............................. 35 Bảng 2.14: Mức chi giáo dục bình quân theo cấp học của con .................................. 36 Bảng 2.15: Mức chi giáo dục bình quân theo tình trạng việc làm và nghề nghiệp của bố/mẹ .................................................................................................................... 38 Bảng 2.16: Mức chi giáo dục bình quân theo trình độ giáo dục của bố/mẹ ............... 38 Hình 2.1: Mức chi giáo dục bình quân theo tình trạng làm việc của bố mẹ theo khu vực cư trú (Triệu đồng/con/tháng) .............................................................................. 37 Hình 2.2: Cơ cấu hộ theo các bậc học dự kiến cho con theo học (%) ........................ 39 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài Để phát triển nguồn nhân lực cho đất nước, bên cạnh sự đầu tư của Nhà nước cho giáo dục, một nguồn lực hết sức quan trọng là sự đầu tư của hộ gia đình cho con cái, đặc biệt ở bậc đại học. Trong những năm gần đây, tỷ trọng đầu tư cho giáo dục từ hộ gia đình liên tục tăng và chiếm khoảng ½ tổng chi cho giáo dục (Báo cáo phát triển con người Việt Nam năm 2011 của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc). Nghiên cứu của UNPA 2012 cho thấy, chi tiêu cho giáo dục và y tế chiếm từ 30-50% thu nhập của hộ gia đình Việt Nam. Đặc biệt, trong tương quan so sánh với các nước đang phát triển như Hoa Kỳ, Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản, và các nước OECD thì tỷ lệ chi tiêu cho giáo dục từ dân và các nguồn khác ngoài nhà nước của Việt Nam cao hơn rất nhiều so với các nước nói trên (tỷ lệ lần lượt là 40%; 26%, 7%, 26%; 41% và 20%)1. Xét trên góc độ hộ gia đình và cá nhân, giáo dục được xem là sự đầu tư cho tương lai. Đặc biệt tại Việt Nam, cha mẹ thường có xu hướng huy động mọi nguồn lực để đầu tư cho việc học của con cái nhằm đảm bảo tương lai tốt đẹp cho con, đặc biệt là ở bậc đại học. Tuy nhiên, trong thời gian qua chưa có nhiều nghiên cứu tại Việt Nam tiến hành đánh giá xem quyết định đầu tư của cha mẹ dành cho giáo dục của con dựa trên những cơ sở nào, các nhân tố nào tác động tới quyết định đầu tư giáo dục cho con cái của cha mẹ. Việc đầu tư đó có dựa trên bằng chứng về lợi ích của giáo dục, yêu cầu của thị trường lao động, khả năng của con? Có khác biệt gì trong quyết định đầu tư này ở các bậc cha mẹ với trình độ giáo dục, nghề nghiệp, thu nhập khác nhau. Những câu hỏi này là thực sự quan trọng khi đánh giá việc đầu tư có mang lại hiệu quả hay không? Đặc biệt trong bối cảnh giáo dục hiện nay ở Việt Nam, tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ” đang diễn ra khi hàng năm tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp cao đẳng, đại học thất nghiệp cao hoặc làm việc không đúng ngành nghề, cũng như 1 Vũ Quang Việt, 2006 1 sự phát triển không có kiểm soát của hệ thống các trường cao đẳng và đại học, thì các quyết định đầu tư giáo dục đại học là rất quan trọng cả ở việc phát triển của mỗi cá nhân cũng như là phát triển thị trường giáo dục hướng tới sự phát triển nhân lực cho đất nước. Do vậy, đề tài khoa học “Nghiên cứu các yếu tố tác động tới quyết định đầu tư giáo dục trình độ đại học trong các hộ gia đình ở Việt Nam” có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn trong việc nâng cao hiệu quả đầu tư xã hội cũng như đầu tư của cá nhân cho việc học tập hiện nay ở Việt Nam. Đối với các trường đại học và viện nghiên cứu, đề tài sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích, bổ sung thêm vào giáo trình giảng dạy các môn kinh tế học vi mô liên quan tới các hành vi của cá nhân, kinh tế công liên quan tới các quyết định đầu tư phát triển chính sách. 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan 2.1. Ngoài nước Trong cuốn sách đạt giải Nobel của nhà kinh tế Gary S. Becker “Human capital: Theorical and empirical analysis, with special reference to education” (Chicago, IL, University of Chicago Press, 1994) , người đầu tiên đặt nền móng cho việc nghiên cứu vốn nhân lực hiện đại từ những năm 60 của thế kỷ XX đã khẳng định giáo dục là một trong những hoạt động làm tăng năng suất của mỗi cá nhân đòi hỏi những chi phí trực tiếp cho giáo dục (học phí, sách vở, và nhà cửa) và những thu nhập bị bỏ qua trong quá trình học tập. Theo Gary S.Becker, cha mẹ sẽ đầu tư giáo dục cho con cái khi họ sẵn sàng bỏ qua tiêu dùng của bản thân và dành phần tài chính đó cho việc học của con cái và về bản chất đầu tư này sẽ được tính toán về mặt kinh tế cho bản thân cá nhân đứa trẻ đó và lợi ích xã hội cho đứa trẻ. Ở từng gia đình, có rất nhiều các yếu tố tác động tới mức đầu tư giáo dục, bao gồm địa vị kinh tế xã hội của gia đình (ví dụ như thu nhập của hộ và trình độ giáo dục của cha mẹ), khả năng của đứa trẻ trong theo đuổi việc học và lợi ích kinh tế và xã hội đạt được. Nghiên cứu này của Gary S.Becker đã đạt nền móng cho những nghiên cứu về 2 mối quan hệ giữa đầu tư giáo dục với thu nhập và các yếu tố khác của các nhà nghiên cứu sau này cũng như việc tính toán lợi tức giáo dục của Jacob Mincer. Trong cuốn “Schooling, Experience, and Earnings” của Jacob A.Mincer xuất bản năm 1974, giới thiệu về phân phối và cấu trúc thu nhập của người lao động từ việc đầu tư vốn nhân lực. Khái niệm cơ bản được giới thiệu ở đây là hàm thu nhập với 02 phân phối cơ bản là thu nhập và đầu tư vốn nhân lực. Cuốn sách gồm phần: Phần 1 là những phân tích lý thuyết về mối quan hệ giữa đầu tư vốn nhân lực và thu nhập. Phần này gồm 02 chương: Chương 1 phân tích mối quan hệ giữa đầu tư vốn nhân lực và thu nhập ở cấp độ cá nhân từ đó hình thành hàm thu nhập cá nhân. Chương 2 mở rộng phân tích chéo giữa các cá nhân về mức phân phối thu nhập giữa các cá nhân có sự khác biệt trong đầu tư vốn nhân lực với kinh nghiệm việc làm của họ sau khi tốt nghiệp. Phần 2 của cuốn sách là những phân tích thực chứng về thu nhập của các cá nhân theo dân tộc, khu vực sinh sống và những người không theo đuổi việc học theo tổng mẫu của cuộc Tổng điều tra dân số năm 1960 ở Mỹ. Phần này gồm 05 chương trong đó chương 3 áp dụng mô hình số năm đi học “schooling model” để giới hạn việc đầu tư vốn nhân lực và có thể lượng hóa được mức đầu tư vốn nhân lực. Jacob A.Mincer đã đặt nền móng cho việc lượng hóa mức đầu tư vốn nhân lực thông qua việc lượng hóa số năm đi học nhằm tính toán mức đầu tư và lợi tức giáo dục từ việc đầu tư vốn nhân lực mang lại Trong cuốn sách “Modern Labor Economics: Theory and Public policy” của Ronald G.Ehrenberg và Robert S.Smith (2003) dựa trên lý thuyết về đầu tư vốn nhân lực giải thích các yếu tố tác động tới đầu tư giáo dục là yếu tố làm tăng vốn nhân lực. Quyết định đầu tư cho giáo dục và đào tạo của người lao động hiện tại được thực hiện do thu nhập kỳ vọng trong tương lai mang lại. Cuốn sách cũng phân tích cầu về giáo dục đại học ở Mỹ từ thập niên 70 đến thập niên 90. Số liệu cho thấy, mức lương trung bình của công nhân làm việc toàn thời gian tăng cùng với trình độ giáo dục của họ. Tuổi và thu nhập của người lao động có xu hướng khác biệt, theo đó, thu nhập theo trình 3 độ giáo dục của người lao động khác nhau, cụ thể là càng về sau càng tăng so với lúc đầu quyết định đầu tư học đại học. Nghiên cứu của Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ (U.S Bureau of Labor Statistic) về “Invesment in higher education by race and ethnicity” tháng 3/2014 sử dụng số liệu vi mô điều tra chi tiêu tiêu dùng ở Hoa Kỳ tính toán các khoản chi tiêu cho giáo dục theo chủng tộc và sắc tộc. Kết quả cho thấy sự khác biệt trong đầu tư phát sinh theo 02 yếu tố (1) là sự khác biệt trong việc học đại học và (2) các giả thuyết về cho tiêu giáo dục. Khi các gia đình quyết định đầu tư cho con cái theo học đại học, hầu như không có sự khác biệt về mức chi tiêu giữa các nhóm chủng tộc và sắc tộc. Như vậy, việc đầu tư giáo dục cho con cái có sự giốn nhau ở tất cả các chủng tộc, từ người phương Tây đến người phương Đông, chỉ có phương thức và cách thức đầu tư là có sự khác biệt. Nghiên cứu “Assests, parental expectation and invovlment, and children’s educational performance” của Min Zhan, 2006 sử dụng số liệu Điều tra quốc gia về những người trẻ (NLSY79) cho thấy sau khi kiểm soát các biến thu nhập của gia đình và các điểm khác của bố mẹ thì quan điểm phát triển, kỳ vọng của cha mẹ, địa vị gia đình là các nhân tố quyết định đầu tư cho giáo dục của cha mẹ với con cái. Nghiên cứu “Parental educational expectation by race/ethnicity and socioeconomic status” của Youngmi Kim, Michael Sherraden và Margaret Clancy (2012) kiểm định kỳ vọng giáo dục ở những bà mẹ mới sinh con sử dụng mẫu đại diện quốc gia. Sử dụng hồi quy logistic cho toàn bộ mẫu và cho từng nhóm chủng tộ để điều tra kỳ vọng giáo dục của cha mẹ theo chủng tộc và theo người Mỹ gốc La tinh (Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha). Kết quả cho thấy, những người Mỹ da trắng không phải gốc La tinh kỳ vọng nhiều vào giáo dục bậc cao với con cái mình so với những gia đình Mỹ gốc Phi, Mỹ gốc Ấn và người Mỹ gốc Latinh. Tuy nhiên, khi kiểm soát các yếu tố về địa lý và kinh tế, xã hội thì sự khác biệt về chủng tộc này không còn nữa. Về yếu tố kinh tế, tài 4 sản và mức bao phủ bảo hiểm y tế có ý nghĩa tích cực với kỳ vọng giáo dục của cha mẹ. 2.2. Trong nước Hiện các nghiên cứu trong nước về các yếu tố tác động tới quyết định đầu tư giáo dục bậc đại học cho con cái ở Việt Nam không nhiều, chủ yếu mới được nhìn nhận dưới góc độ tâm lý học và giáo dục học cũng như mới chỉ tập trung ở mức giáo dục chung hoặc giáo dục phổ thông. Một số các nghiên cứu mới chỉ dừng ở từng địa phương, vùng miền, chưa có tính tổng thể. Về phạm vi nghiên cứu: Đa số các nghiên cứu đã có chủ yếu sử dụng số liệu sơ cấp và thứ cấp từ các cuộc điều tra sẵn có của Tổng cục Thống kê, do vậy phạm vi nghiên cứu được lựa chọn chủ yếu theo khu vực phân tổ của Tổng cục Thống kê (Hà, Tùng, 2014; Long, 2014; Dũng, Thông, 2014). Bên cạnh đó, đã có một số nghiên cứu đã tiến hành khảo sát thực địa tại một số địa phương có điều kiện kinh tế khó khăn hoặc một số địa phương cụ thể để tiến hành phân tích (Trà, 2007; Actionaid, 2010; Hoa và cộng sự, 2014; Hùng, 2014). Tuy nhiên, các nghiên cứu được tiến hành khảo sát với quy mô mẫu nhỏ, lựa chọn địa điểm đặc thù do vậy không đảm bảo được tính suy rộng của nghiên cứu. Về phương pháp nghiên cứu: Phương pháp hồi cứu tư liệu, nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lượng, thống kê mô tả là những phương pháp nghiên cứu phổ biến được các tác giả sử dụng trong các phân tích của mình. Việc sử dụng một số mô hình định lượng phân tích còn khá ít, tuy nhiên trong thời gian gần đây, các nhà nghiên cứu đã dần tiếp cận với hướng phân tích sử dụng các mô hình định lượng như là công cụ để kiểm định cho các kết quả nghiên cứu. Mô hình Tobit - phương pháp hồi quy kiểm duyệt được sử dụng để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của người dân (Dũng, Thông, 2014). Về nội dung nghiên cứu: Các nghiên cứu tập trung chủ yếu vào các nội dung sau: 5 (1) Thực trạng đầu tư giáo dục của bố mẹ cho con cái trong các hộ gia đình ở Việt Nam Theo kết quả điều tra mức sống hộ gia đình năm 2010 cho thấy mỗi hộ gia đình bình quân hàng năm dành khoảng 6% trong tổng chi tiêu đời sống của hộ gia đình cho giáo dục và đào tạo (Hoa và cộng sự, 2014). Nghiên cứu về chi phí không chính thức của hộ gia đình trong giáo dục tại Việt Nam (Cơ quan Phát triển Bỉ, IRC, 2011) chỉ ra nếu một hộ có hai học sinh theo học cấp cơ sở, thì tổng chi phí dành cho giáo dục trung bình chiếm 30% tổng thu nhập của hộ. Ngoài ra, Đặng Hải Anh (2007) cũng tìm thấy sự ảnh hưởng lớn của chi phí học thêm đến tổng chi tiêu trong gia đình và ngày càng tăng cao ở các cấp cao hơn. Sự biến đổi trong nhận thức của người dân không chỉ ở chỗ đầu tư nhiều hơn về chi phí cho học tập của con cái mà bên cạnh đó họ đã bỏ ra nhiều thời gian cũng như công sức hơn để chăm lo, đôn đốc, kiểm soát, định hướng việc học của con cái (Trà, 2007). Nhiều bậc cha mẹ luôn muốn dành nhiều thời gian cho việc học tập của con cái, tuy nhiên, do điều kiện gia đình, khác biệt về trình độ của bố mẹ, văn hóa, vùng miền cho nên sự đầu tư về mặt tinh thần cho giáo dục của con cái của các hộ gia đình cũng có sự khác biệt (mức độ đầu tư ở thành thị cao hơn vùng nông thôn, những gia đình có điều kiện tốt hơn, cha mẹ có trình độ học vấn cao có mức đầu tư cũng cao hơn). (2) Các yếu tố tác động tới quyết định đầu tư giáo dục cho con cái: Đặc tính, điều kiện kinh tế gia đình; các yếu tố vật chất (mạng lưới trường lớp, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy); các yếu tố phi vật chất (đội ngũ cán bộ, giáo viên, chương trình giảng dạy, chi phí đóng góp) Các nghiên cứu trước đây (Thông, 2008; Tansel, 2005) cho thấy nếu cha mẹ có trình độ học vấn càng cao thì mức độ ảnh hưởng đến việc học của con cái họ sẽ nhiều hơn. Khi trình độ học vấn của cha mẹ cao hơn, trẻ em có xác suất đi học cao hơn (Sơn và cộng sự, 2001; Phương, 2004; Trà, 2008; ). Trình độ học vấn của bố mẹ là yếu tố tác động mạnh nhất đến tình trạng giáo dục của 6 con cái trong các gia đình nông thôn (Học vấn của bố mẹ có thể tác động đến tình trạng giáo dục của con cái thông qua các yếu tố trung gian như sự quan tâm đến việc học của con, cho con học thêm, thái độ và hành vi hướng nghiệp cho con, cho con tham gia công việc sản xuất hay mức chi tiêu cho giáo dục). Hộ gia đình có trình độ học vấn càng cao thì chi tiêu cho giáo dục càng nhiều (Dũng, Thông, 2014; Phương, 2004; Trà, 2008). Tuổi chủ hộ càng cao thì mức chi tiêu cho giáo dục càng nhiều trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Tuy nhiên, mức chi tiêu này chỉ tăng đến mức cực đại, sau đó sẽ giảm xuống. Điều này có thể được giải thích vì khi chủ hộ còn trẻ, họ sẽ nhận thức được tầm quan trọng của việc học, do đó, sẽ đầu tư cho con cái nhiều hơn (Dũng, Thông, 2014). Khi thu nhập của hộ gia đình tăng lên thì mức chi cho giáo dục cũng tăng thêm, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi (Dũng, Thông, 2014). Yếu tố này được sử dụng trong các nghiên cứu trước đây (Anh, 2007; Tasel, 2005). Một số nghiên cứu sử dụng số liệu từ những cuộc điều tra quy mô lớn cho thấy, trẻ em trong những gia đình có mức sống cao hơn có tỉ lệ nhập học cũng cao hơn. Các nghiên cứu đều có một điểm chung khi đề cập chi phí gián tiếp và chi phí cơ hội là hai yếu tố cản trở việc tiếp tục đi học của học sinh trong những gia đình có mức sống thấp hơn (Long, 2014). Chi phí trực tiếp mà phụ huynh phải trả cho giáo dục vượt quá khả năng tài chính của những gia đình nghèo và gây cản trở cho việc đi học (Hoa, 2014). Sự khác biệt về vùng miền cũng được thể hiện trong quyết định đầu tư giáo dục của cha mẹ cho con cái được phản ánh trong một số nghiên cứu. Tỉ lệ nhập học thấp hơn ở nhóm dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa, nông thôn là do các chi phí cơ hội và chi phí tiền mặt cao hơn và thiếu nhận thức phù hợp về giáo dục (ADB, 2002). Rào cản về khoảng cách không hề giảm đi như mong muốn mà thậm chí còn tăng lên (Actionaid, 2010). Tỉ lệ đi học trung học cơ sở và các cấp học cao hơn là thấp hơn tại các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa và giảm dần theo các vùng từ Bắc vào Nam, từ đồng bằng lên 7 miền núi là do thói quen, truyền thống, tâm lý và tập quán (Chuyên và cộng sự, 1999; Đạt, 2011). Về hạn chế nghiên cứu: Các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào nghiên cứu chung về đầu tư của hộ gia đình, chưa có phân tách cụ thể ở các cấp học. 3. Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định đầu tư giáo dục trình độ đại học cho con cái trong các hộ gia đình ở Việt Nam 4. Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố quyết định đầu tư giáo dục trong các hộ gia đình ở Việt Nam. - Mục tiêu: Xác định các yếu tố quyết định đầu tư giáo dục trình độ đại học - Phạm vi nghiên cứu: Hộ gia đình Việt Nam trong bộ số liệu điều tra VHLSS từ 2002 tới 2014 và Bộ điều tra số liệu đầu tư giáo dục cho con cái của Bộ Kế hoạch và Đầu tư năm 2016. 5. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp kế thừa: Thu thập tài liệu, tổng quan nghiên cứu về đầu tư giáo dục của cha mẹ cho con cái. - Phương pháp định lượng: đo lường các yếu tố tác động tới quyết định đầu tư giáo dục cho con cái trong các hộ gia đình Việt Nam thông qua bộ số liệu điều tra mức sống hộ gia đình VHLSS và bộ số liệu điều tra hộ gia đình của Bộ Kế hoạch và Đầu tư năm 2016. 6. Kết cấu báo cáo nghiên cứu: Ngoài phần mở đầu và kết luận, nghiên cứu gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý thuyết về đầu tư giáo dục Chương 2: Thực trạng đầu tư giáo dục trình độ đại học trong các hộ gia đình ở Việt Nam Chương 3: Kết luận và kiến nghị 8 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ ĐẦU TƯ GIÁO DỤC 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Khái niệm giáo dục và đầu tư Khái niệm giáo dục: Giáo dục theo nghĩa chung là hình thức học tập, mà theo đó, những kiến thức, kỹ năng, và thói quen của một nhóm người được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua giảng dạy, đào tạo, hay nghiên cứu. Giáo dục thường diễn ra dưới sự hướng dẫn của người khác, nhưng cũng có thể thông qua tự học. Bất cứ trải nghiệm nào có ảnh hưởng đáng kể đến cách thức người ta suy nghĩ, cảm nhận, hay hành động, đều có thể được xem là có tính giáo dục. Giáo dục còn có thể được coi là hoạt động chuyên môn của xã hội nhằm tác động tới đối tượng được giáo dục theo những yêu cầu của xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định. Từ giáo dục thường được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp. - Theo nghĩa rộng, giáo dục là toàn bộ tác động của gia đình, nhà trường, xã hội, bao gồm cả dạy học và các tác động giáo dục khác đến con người. - Theo nghĩa hẹp, giáo dục là một quá trình tác động đến thế hệ trẻ một cách toàn diện về mọi mặt (tư tưởng, đạo đức, hành vi,...). Giáo dục gia đình là sự giáo dục được thực hiện trong phạm vi gia đình, do các thế hệ trước thực hiện, nhằm tác động tới thế hệ sau với mục đích hình thành và củng cố trong thế hệ sau những phẩm chất, năng lực phù hợp với quan điểm của thế hệ trước cũng như phù hợp với hệ chuẩn mực của xã hội. Đây là một hoạt động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có sự chuẩn bị...) của những người giáo dục (thế hệ trước), tác động một cách thường xuyên, liên tục tới đối tượng được giáo dục (hế hệ sau), nhằm đạt tới mục đích mà người giáo dục đã định. 9 Như vậy, có thể hiểu: Giáo dục gia đình là những hoạt động tự giác (có hệ thống, có mục đích, có kế hoạch, có sự chuẩn bị...) của thế hệ trước, tác động đến thế hệ sau, nhằm hình thành ở thế hệ sau những phẩm chất, những giá trị và kỹ năng theo mong muốn của thế hệ trước và theo yêu cầu của xã hội. Khái niệm đầu tư: Đầu tư, theo nghĩa rộng được hiểu là “sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về cho nhà đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để có được các kết quả đó”. Các nguồn lực được huy động vào đầu tư có thể là tài nguyên thiên nhiên, sức lao động, vốn, công nghệ. Các kết quả thu được ở đây có thể là lợi ích kinh tế xã hội (thể hiện ở lợi ích mà toàn xã hội đạt được từ việc đầu tư như tăng trưởng kinh tế nhờ tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và sự phát triển của từng cá nhân trong xã hội, nâng cao trình độ dân trí,...) hay lợi ích tài chính (thể hiện ở lợi nhuận mà nhà đầu tư thu được từ việc đầu tư). 1.1.2. Khái niệm đầu tư giáo dục Trên thế giới, từ những năm 30 của thế kỷ XX, các học giả bắt đầu đưa khái niệm đầu tư vào lĩnh vực giáo dục và gọi là đầu tư giáo dục2. Đầu tư cho giáo dục được hiểu từ phía Nhà nước, tư nhân, hộ gia đình và cá nhân người học. Nhà nước đầu tư cho giáo dục sẽ mang lại nguồn nhân lực cho xã hội; Hộ gia đình đầu tư cho giáo dục kỳ vọng cho cá nhân sẽ thu thập được kỹ năng, trình độ để nâng cao vốn nhân lực của bản thân. Nguồn vốn nhân lực này được đo lường bằng mức lợi tức giáo dục mang lại (ROR). Theo cách tính toán của Ngân hàng Thế giới thì đầu tư cho giáo dục tiểu học tỷ lệ thu hồi vốn là 24% so với vốn đầu tư, cho trung học là 17%, và cao đẳng đại học là 14%, trong khi đó đầu tư vào các ngành sản xuất vật chất tỷ lệ thu hồi chỉ đạt 13% tổng vốn đầu tư; 2 Trần Quốc Toản, 2013 10 1.1.3. Khái niệm chi tiêu giáo dục Chi phí trực tiếp: Chi phí trực tiếp cho giáo dục bao gồm học phí và các khoản lệ phí khác, chi mua sắm sách giáo khoa, vở và đồ dùng học tập, chi cho đi lại và lưu trú (nếu học ở xa nhà), chi mua đồng phục và đóng góp các quỹ khác ở nhà trường,... Chi phí gián tiếp hay còn gọi là chi phí cơ hội của giáo dục: được xác định trên cơ sở đặt giả thiết: Điều gì sẽ xảy ra nếu việc đầu tư cho giáo dục ĐƯỢC/hay KHÔNG ĐƯỢC tiến hành. Nếu không đi học, người học và gia đình có thể dành thời gian và chi phí của mình cho việc đi chơi, đi làm, hoặc đầu tư cho các hoạt động khác. Giá trị của cơ hội lớn nhất mất đi khi quyết định đầu tư cho hoạt động giáo dục sẽ cho phép ta tính toán chi phí gián tiếp (chi phí cơ hội) của giáo dục. 1.1.4. Các yếu tố tác động tới đầu tư giáo dục Ở trong bất cứ một hoàn cảnh nào, hoạt động đầu tư bao giờ cũng được kỳ vọng sẽ đem lại lợi nhuận. Do vậy, gia đình và cá nhân đầu tư vào giáo dục cũng kỳ vọng tăng năng lực cá nhân nhằm tăng cơ hội phát triển và tồn tại trong xã hội. Vì đầu tư giáo dục ở góc độ cá nhân sẽ làm tăng vốn nhân lực cho bản thân cá nhân đó, đồng thời cũng làm tăng vốn nhân lực cho toàn xã hội. Đầu tư giáo dục của hộ gia đình chỉ có hiệu quả nếu thu nhập kỳ vọng đạt được sau khi học và đi làm bù đắp được khoản chi phí cho học tập trước đó (bao gồm chi phí trực tiếp và gián tiếp). Đầu tư giáo dục của hộ gia đình xuất phát từ môi trường giáo dục gia đình. Về tổng thể, chức năng giáo dục của gia đình được hình thành một cách có ý thức, có nghĩa là ông bà, cha mẹ và những người lớn trong gia đình đã từng bước hình thành một môi trường giáo dục gia đình. Môi trường giáo dục gia đình được hình thành rất khác nhau, phụ thuộc vào truyền thống gia đình, điều kiện kinh tế, bề dày văn hóa, đạo đức, trình độ tri thức của các thành viên trong gia đình nhất là cha mẹ, và định hướng phát triển của mỗi gia đình. Vì 11 vậy, các quyết định ảnh hưởng tới đầu tư giáo dục của hộ gia đình phụ thuộc rất nhiều vào môi trường giáo dục của gia đình đó. 1.2. Lý thuyết về đầu tư giáo dục 1.2.1. Lý thuyết vốn nhân lực Có nhiều khái niệm về vốn con người hay còn gọi là vốn nhân lực (human capital). Theo K.Marx, sức lao động với với toàn bộ năng lực, thể lực, trí lực ở một khía cạnh nào đó được coi là vốn con người; Theo Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) vốn nhân lực là kiến thức, kỹ năng, năng lực và những thuộc tính tiềm t...95 . 4.97 5.70 3.98 . 4.34 Tiểu học 3.81 6.29 4.55 4.46 11.30 4.90 5.91 4.28 13.22 4.79 Trung học cơ sở 5.90 8.96 5.75 5.15 10.35 5.31 5.64 4.39 6.03 5.17 Trung học phổ thông 8.12 7.31 6.76 5.54 6.38 5.35 6.40 4.64 8.32 5.84 Dạy nghề 7.30 7.74 6.96 6.07 7.22 6.32 8.52 4.72 10.21 7.37 Cao đẳng 12.75 8.81 5.90 5.76 . 6.71 7.50 11.22 12.14 8.60 Đại học 15.27 12.47 7.77 10.07 . 7.69 14.04 5.50 13.63 12.43 Thạc sỹ 55.01 19.29 . . . . . . 15.06 22.24 Tiến sỹ 20.32 19.25 . . . . . . . 19.52 Tổng 12.96 10.61 6.73 5.47 8.46 5.41 7.09 4.33 11.08 7.30 (Nguồn : Tính toán từ số liệu KSMS 2002-2010) Bảng 2.7 cho biết sự khác biệt về thu nhập trung bình của người lao động theo trình độ giáo dục. Theo đó, vào năm 2010, khi các yếu tố khác không thay đổi, những người có trình độ tiến sỹ sẽ có mức thu nhập trung bình cao hơn 112% so với những người không bằng cấp. Những người có trình độ thạc sỹ có mức thu nhập trung bình cao hơn so với những người không có trình độ 102%. 13 Tính giá theo cố định năm 2002 27 Bảng 2.7: Khác biệt lợi tức giáo dục theo trình độ giáo dục, 2002- 2010 (Biến phụ thuộc là biến logarithm của thu nhập) Các biến 2002 2004 2006 2008 2010 Các biến kiểm soát Nam giới 0.161*** 0.209*** 0.212*** 0.205*** 0.246*** (0.001) (0.000) (0.000) (0.000) (0.000) Tuổi 0.063*** 0.094*** 0.110*** 0.105*** 0.094*** (0.000) (0.000) (0.000) (0.000) (0.000) Tuổi bình phương -0.001*** -0.001*** -0.001*** -0.001*** -0.001*** (0.000) (0.000) (0.000) (0.000) (0.000) Biến đối chứng là biến không/chưa kết hôn (0.000) (0.000) (0.000) (0.000) (0.000) Đã kết hôn 0.030*** 0.030*** 0.005*** 0.040*** 0.058*** (0.001) (0.001) (0.001) (0.000) (0.000) Biến đối chứng là không bằng cấp Tiểu học 0.152*** 0.065*** 0.125*** 0.081*** 0.074*** (0.001) (0.001) (0.001) (0.001) (0.001) Trung học cơ sở 0.136*** 0.004*** 0.166*** 0.178*** 0.140*** (0.001) (0.001) (0.001) (0.001) (0.001) Trung học phổ thông 0.209*** 0.075*** 0.265*** 0.252*** 0.198*** (0.001) (0.001) (0.001) (0.001) (0.001) Dạy nghề 0.226*** 0.000 0.194*** 0.217*** 0.260*** (0.001) (0.001) (0.001) (0.001) (0.001) 28 Các biến 2002 2004 2006 2008 2010 Cao đẳng 0.360*** 0.072*** 0.392*** 0.436*** 0.361*** (0.002) (0.002) (0.001) (0.001) (0.001) Đại học 0.466*** 0.227*** 0.568*** 0.641*** 0.616*** (0.001) (0.001) (0.001) (0.001) (0.001) Thạc sỹ 0.653*** 0.436*** 0.990*** 0.949*** 1.025*** (0.003) (0.003) (0.003) (0.003) (0.002) Tiến sỹ 0.788*** 0.237*** 0.899*** 0.735*** 1.120*** (0.007) (0.006) (0.006) (0.006) (0.005) Hằng số -0.940*** -1.243*** -1.249*** -1.311*** -0.599*** (0.004) (0.004) (0.004) (0.004) (0.003) Số quan sát 7,104,036 8,141,313 9,934,106 11,072,151 12,542,714 R- bình phương 0.257 0.302 0.366 0.402 0.390 (Mô hình có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Sai số chuẩn trong ngoặc đơn) Kết quả hồi quy ước lượng cho thấy mức lợi tức giáo dục ở các cấp học từ tiểu học đến trung học phổ thông gần như không gia tăng trong giai đoạn 2002-2010. Điều này có thể lý giải do cầu về lao động có kỹ năng càng ngày càng tăng cao nên hiệu quả của việc đầu tư cho giáo dục ở các cấp học từ tiểu học đến trung học phổ thông không tăng nhanh. Trong khi đó, thu nhập trung bình của những người có trình độ từ đại học trở lên tăng cao trong giai đoạn này so với những người không có trình độ. Điều này củng cố nhận định rằng đầu tư cho giáo dục và kỳ vọng có thu nhập cao trong tương lai là có cơ sở. (ii) Yếu tố việc làm Yếu tố việc làm cũng đóng vai trò quan trọng trong các quyết định đầu tư giáo dục của cá nhân và hộ gia đình. Số liệu phân tích trong giai đoạn 2002-2010 29 cho thấy, cơ cấu việc làm theo trình độ giáo dục của người dân trong giai đoạn này có sự thay đổi tương đối lớn. Tỷ lệ việc làm ở những người không có bằng cấp đến có trình độ giáo dục từ tiểu học đến trung học phổ thông giảm qua các năm, lần lượt là 3,94 điểm phần trăm, 5,07 điểm phần trăm, 2,6 điểm phần trăm và 2,73 điểm phần trăm trong giai đoạn 2002-2010. Những người có trình độ nghề và trình độ dạy nghề, cao đẳng và đại học có tỷ lệ việc làm gia tăng qua các năm. Cụ thể, tăng 6,76 điểm phần trăm trong giai đoạn 2002-2010 với trình độ dạy nghề, 1,96 điểm phần trăm với trình độ cao đẳng và 5,05 điểm phần trăm với trình độ đại học. Tỷ lệ việc làm ở những người có trình độ thạc sỹ tăng thấp hơn, đạt 0,6 điểm phần trăm trong giai đoạn này. Tỷ lệ việc làm ở những người có trình độ tiến sỹ lại giảm 0,03 điểm phần trăm trong giai đoạn này (Bảng 2.8). Có thể thấy rằng tỷ lệ việc làm của những người có trình độ nghề tăng nhanh nhất trong giai đoạn 2002-2010, tiếp sau đó là những người có trình độ đại học. Tỷ lệ việc làm ở những người có trình độ tiến sỹ thậm chí còn giảm trong giai đoạn này. Bảng 2.8: Cơ cấu việc làm theo trình độ giáo dục, 2002-2010 (%) 2002 2004 2006 2008 2010 2010-2002 Không bằng cấp 10.84 22.25 8.73 7.94 6.9 -3.94 Tiểu học 20.66 21.33 18.59 17.45 15.59 -5.07 Trung học cơ sở 21.54 21.44 18.06 18.01 18.94 -2.6 Trung học phổ thông 14.77 10.1 12.83 13.53 12.04 -2.73 Dạy nghề 15.6 12 23.41 23.11 22.36 6.76 Cao đẳng 3.91 2.25 5.07 4.66 5.87 1.96 Đại học 12.2 9.33 12.76 14.75 17.25 5.05 Thạc sỹ 0.37 0.49 0.46 0.47 0.97 0.6 Tiến sỹ 0.11 0.21 0.07 0.09 0.08 -0.03 Tổng số 100 100 100 100 100 (Nguồn : Tính toán từ số liệu KSMS 2002-2010) 30 Mức lợi tức cho từng trình độ chuyên môn kỹ thuật cũng tăng qua các năm trong giai đoạn 2002-2010 (xem bảng 2.9). Kết quả tính toán cũng cho thấy, với những người có trình độ đại học và trên đại học có mức lợi tức tăng nhanh qua các năm. Như vậy, việc đầu tư để đạt được bậc học trên đại học thực sự đem lại mức thu nhập cao hơn cho người lao động so với các cấp học khác. Bảng 2.9: Mức lợi tức giáo dục theo trình độ chuyên môn kỹ thuật (%) 2002 2004 2006 2008 2010 Trình độ sơ cấp 2,3 2,4 3,3 3,4 2,3 Trình độ trung cấp 2,2 1,8 2,8 3,0 2,8 Trình độ đại học 3,5 3,0 4,6 5,1 4,7 Trình độ trên đại học 5,3 2,7 6,2 6,0 6,4 (Nguồn : Tính toán từ số liệu KSMS 2002-2010) Như vậy, việc đầu tư cho giáo dục thực sự mang lại hiệu quả về mặt thu nhập cho các cá nhân. Kết quả ước lượng ở phần trên cũng cho thấy sự khác biệt trong thu nhập bình quân của cá nhân theo trình độ giáo dục. Theo đó, những người có đầu tư cho giáo dục đạt mức thu nhập trung bình tăng cao hơn so với người không đầu tư. Cụ thể, những người có trình độ đại học có mức thu nhập trung bình cao hơn 61,6% so với những người không có trình độ. 2.3. Phân tích các yếu tố tác động tới quyết định đầu tư giáo dục trình độ đại học trong các hộ gia đình ở Việt Nam Đề tài sử dụng số liệu thứ cấp từ cuộc điều tra khảo sát của Bộ Kế hoạch và Đầu tư 3.200 hộ gia đình tại 06 tỉnh thành phố trên cả nước có con trong độ tuổi đi học từ tiểu học đến hết đại học, trong đó tỷ lệ hộ gia đình ở thành thị chiếm 63% và nông thôn chiếm 37%. Đặc điểm của mẫu điều tra như sau: 31 Bảng 2.10: Một số đặc điểm của mẫu điều tra Khu vực cư trú Các đặc trưng cơ bản Chung Thành thị Nông thôn Tổng thể mẫu 3200 2000 1200 Tổng số con bình quân một hộ (con/hộ) 2,09 1,97 2,41 Thu nhập BQ/hộ (triệu đồng/tháng) 14,72 17,43 7,89 Chi tiêu BQ/hộ (triệu đồng/tháng) 11,28 13,21 6,41 Chi tiêu giáo dục BQ/hộ/tháng (triệu đồng/tháng) 3,93 4,69 1,99 Chi tiêu giáo dục BQ/con/tháng (triệu đồng/tháng) 2,53 3,07 1,15 (Nguồn: Phân tích trên số liệu điều tra của Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Phân tích đặc điểm của hộ thông qua số liệu điều tra cho thấy, yếu tố địa lý có ảnh hưởng tương đối lớn tới đầu tư giáo dục của các hộ gia đình. Cụ thể, chi tiêu giáo dục của các hộ gia đình ở thành thị cao gấp hơn 2 lần so với các hộ gia đình ở nông thôn. Chi tiêu giáo dục bình quân cho một đầu con của các gia đình ở thành thị cũng cao gấp gần 3 lần so với các hộ gia đình ở thành thị. Điều này cũng được phản ánh qua việc thu nhập bình quân của hộ gia đình ở thành thị cao hơn 2 lần so với hộ gia đình ở nông thôn. 2.3.1. Mối quan hệ về các yếu tố kinh tế với quyết định đầu tư giáo dục đại học Số liệu điều tra cho thấy, đối với tổng thể mẫu mức chi giáo dục bình quân là 2,53 triệu đồng/con/tháng. Mức chi giáo dục bình quân của khu vực thành thị cao hơn khu vực nông thôn khoảng 2,7 lần (3,07 so với 1,15 triệu đồng/con/tháng). Trong khi đó, tỷ lệ chi giáo dục của hộ đạt mức bình quân 34,7%, ở khu vực thành thị cao hơn khu vực nông thôn. 32 Bảng 2.11: Mức chi và Tỷ lệ chi giáo dục theo khu vực cư trú Khu vực cư trú Nhóm hộ theo tổng chi cho giáo dục Chung Thành thị Nông thôn Tỷ lệ chi giáo dục (%) 34,7 35,5 30,5 Mức chi giáo dục bình quân (triệu đồng/con/tháng) 2,35 3,07 1,15 (Nguồn: Phân tích trên số liệu điều tra của Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Tỷ lệ chi tiêu cho giáo dục cũng được phản ánh khi phân tích ở mức chi tiêu như sau: Tỷ lệ chi giáo dục được phân chia thành 4 nhóm: tỷ lệ chi dưới 18%; từ 18 đến dưới 25%, từ 25 đến dưới 35% và từ 35% trở lên. Mức chi giáo dục bình quân cũng được chia thành 3 nhóm: “Dưới 1 triệu” (dưới 1 triệu đồng/con/tháng), “Từ 1 đến dưới 3 triệu” (từ 1 đến dưới 3 triệu đồng/con/tháng) và “Từ 3 triệu trở lên” (từ 3 triệu đồng/con/tháng trở lên). Mức phân chia này được dựa trên số liệu nghiên cứu của Liên Hợp Quốc về chi đầu tư giáo dục ở Việt Nam năm 2011 của các hộ gia đình chiếm khoảng 30-50% chi tiêu của hộ. Số liệu cho thấy, hộ có tỷ lệ chi giáo dục “Từ 35% trở lên” chiếm nhiều nhất (44,3%) và hộ có tỷ lệ chi giáo dục “Từ 18 đến dưới 25%” chiếm ít nhất (16,9%). Xét theo mức chi giáo dục bình quân, hộ có mức chi giáo dục bình quân “Từ 1 đến dưới 3 triệu đồng/con/tháng” chiếm nhiều nhất (47%). Ở khu vực thành thị, những hộ có tỷ lệ chi cao thường là những hộ có mức chi giáo dục bình quân cao và ngược lại. Hộ có mức chi giáo dục bình quân “Từ 3 triệu trở lên” và có tỷ lệ chi “Từ 35% trở lên” chiếm tỷ trọng cao nhất (28,5%). Nhóm hộ có tỷ lệ chi cao (trên 25%) và mức chi giáo dục bình quân thấp (dưới 1 triệu) và nhóm hộ có tỷ lệ chi thấp (dưới 18%) và mức chi giáo dục bình quân cao (trên 3 triệu) chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong tổng số hộ của khu vực thành thị. 33 Bảng 2.5: Cơ cấu hộ theo tỷ lệ chi giáo dục và mức chi giáo dục bình quân (Đơn vị tính: %) Chi giáo dục bình quân Từ 1 đến Tỷ lệ chi giáo dục Dưới 1 Từ 3 triệu Tổng số dưới 3 triệu trở lên triệu Chung Tổng số 100,0 20,1 47,0 32,9 Dưới 18% 18,2 10,2 7,1 0,9 Từ 18 đến dưới 25% 16,9 3,8 10,1 3,0 Từ 25 đến dưới 35% 20,6 2,4 10,8 7,3 Từ 35% trở lên 44,3 3,6 19,0 21,7 Thành thị Tổng số 100,0 9,7 46,9 43,3 Dưới 18% 13,9 5,3 7,4 1,2 Từ 18 đến dưới 25% 16,3 1,9 10,3 4,0 Từ 25 đến dưới 35% 22,7 1,0 12,0 9,7 Từ 35% trở lên 47,1 1,5 17,2 28,5 Nông thôn Tổng số 100,0 46,5 47,1 6,5 Dưới 18% 29,2 22,8 6,2 0,1 Từ 18 đến dưới 25% 18,3 8,6 9,4 0,2 Từ 25 đến dưới 35% 15,3 6,0 7,9 1,4 Từ 35% trở lên 37,3 9,1 23,5 4,7 (Nguồn: Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Ở khu vực nông thôn, có 2 xu hướng trái chiều, một phần khá đông (22,8%) những hộ có mức chi giáo dục bình quân thấp (dưới 1 triệu) thì có tỷ lệ chi cũng thấp (dưới 18%), bên cạnh đó lại có những hộ mặc dù có mức chi giáo dục bình quân thấp nhưng lại có tỷ lệ chi cao (trên 35%). Điều này có thể được lý giải, do điều kiện sống ở khu vực nông thôn thấp, nên mức chi tiêu bình quân/tháng của hộ thấp, trong khi đó con cái họ đi học vẫn phải đóng góp 34 các khoản chi cho giáo dục theo quy định của nhà trường như các khu vực khác, đây là nguyên nhân làm cho tỷ lệ chi của các hộ này cao. 2.3.2. Các đặc điểm của hộ ảnh hưởng đến quyết định đầu tư giáo dục của hộ gia đình. (i) Về số con trong hộ Nhìn chung, hộ càng đông con đang đi học thì mức đầu tư tài chính bình quân cho 1 đứa trẻ càng thấp. Mức chi giáo dục bình quân của những hộ có từ 3 con đang đi học trở lên là 1,59 triệu đồng/con/tháng, đặc biệt những hộ nghèo thuộc nhóm này có mức chi giáo dục bình quân rất thấp so với mặt bằng chung (chỉ khoảng 310.000 đồng/con/tháng), đây là mức chi thấp nhất so với tất cả các phân tổ khác. Trong khi đó, mức chi giáo dục bình quân của nhóm hộ giàu có 1 con đang đi học là 7,09 triệu đồng/người/ tháng, đây cũng là mức chi cao nhất so với tất cả các phân tổ khác. Như vậy, sự khác biệt về đầu tư tài chính theo số con đang đi học là lớn nhất so với đầu tư tài chính theo các phân tổ khác, mức chênh lệch giữa nhóm có mức đầu tư cao nhất và nhóm có mức đầu tư thấp nhất là 22,9 lần (7,09 so với 0,31 triệu đồng/con/tháng). Bảng 2.6: Mức chi giáo dục bình quân theo số con đang đi học (Đơn vị tính: Triệu đồng/con/tháng) Khu vực cư trú Số con đang đi học (bao gồm cả đi học phổ Chung Thành Nông thông và học chuyên nghiệp) thị thôn Tổng số 2,53 3,07 1,15 Hộ có 1 con đang đi học 3,22 3,70 1,55 Hộ có 2 con đang đi học 2,15 2,62 0,99 Hộ có từ 3 con đang đi học trở lên 1,59 2,44 0,94 (Nguồn: Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư) 35 (ii) Theo bậc học của con Số liệu cho thấy, ở bậc học phổ thông thì cấp học càng thấp thì mức chi giáo dục bình quân càng cao, mức chi này của cấp tiểu học là 2,92 triệu đồng/con/tháng, cấp THCS là 2,23 triệu đồng/con/tháng và cấp THPT là 2,07 triệu đồng/con/tháng. Ở thành thị, mức chi giáo dục bình quân của bậc học tiểu học cao nhất (3,45 triệu đồng/con/tháng). Bảng 2.14: Mức chi giáo dục bình quân theo cấp học của con (Đơn vị tính: Triệu đồng/con/tháng) Khu vực cư trú Cấp học của con Chung Thành thị Nông thôn Tổng số 2,53 3,07 1,15 Tiểu học 2,92 3,45 1,03 THCS 2,23 2,66 1,04 THPT 2,07 2,78 1,21 Trên THPT (Cao đẳng, đại học) 2,17 2,44 1,78 (Nguồn: Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư) (iii) Theo tình trạng việc làm của bố mẹ Số liệu điều tra cho thấy, tình trạng làm việc của bố mẹ càng tốt thì mức đầu tư cho giáo dục càng cao. Những đứa trẻ có cả bố và mẹ đang làm việc thì sẽ được đầu tư giáo dục cao hơn so với những đứa trẻ khác, xu hướng này chỉ diễn ra ở khu vực thành thị và nhóm hộ giàu còn ở khu vực nông thôn và các nhóm hộ còn lại thì có xu hướng không rõ ràng. Mức chi giáo dục bình quân cho những đứa trẻ có cả bố và mẹ đang làm việc và ở khu vực thành thị là 3,26 triệu đồng/con/tháng và ở nhóm hộ giàu là 4,95 triệu đồng/con/tháng. Số liệu này tương đồng với xu hướng của những nghiên cứu trước đây đã được tổng quan tại chương I. Điều này cho thấy mức độ tin cậy của dữ liệu điều tra. 36 Hình 2.1: Mức chi giáo dục bình quân theo tình trạng làm việc của bố mẹ theo khu vực cư trú (Triệu đồng/con/tháng) Chung Thành thị Nông thôn Mức đầu tư tài chính trong giáo dục cho những đứa trẻ có cả bố và mẹ đang làm việc có sự chênh lệch khá lớn giữa khu vực thành thị so với khu vực nông thôn (3,26 triệu đồng/con/tháng so với 1,14 triệu đồng/con/tháng) và giữa hộ giàu so với hộ nghèo (4,95 triệu đồng/con/tháng so với 0,66 triệu đồng/con/tháng). (iv) Theo nghề nghiệp của bố mẹ Số liệu điều tra cho thấy, với các hộ gia đình có bố và mẹ là lãnh đạo, cán bộ CCVC và bộ đội thì mức chi giáo dục đạt cao nhất. Tuy nhiên, số liệu cũng cho thấy, với những gia đình có mẹ không làm việc có mức đầu tư giáo dục cao hơn so với tỷ lệ có bố không làm việc. Mức chi này cao hơn so với những hộ có bố/mẹ làm nông nghiệp và lao động giản đơn. 37 Bảng 2.15: Mức chi giáo dục bình quân theo tình trạng việc làm và nghề nghiệp của bố/mẹ (Đơn vị tính: Triệu đồng/con/tháng) Khu vực cư Khu vực cư trú trú Chung Nghề nghiệp của Bố/Mẹ Chung Thành Nông Thành Nông thị thôn thị thôn Tổng số 2,53 3,07 2,53 2,53 3,07 1,15 Lãnh đạo, cán bộ CCVC, bộ đội 3,31 3,60 3,16 3,16 3,49 1,49 Thợ, công nhân có kỹ thuật 2,25 2,52 2,21 2,21 2,53 (1,27) Kinh doanh, buôn bán 3,04 3,30 3,10 3,10 3,46 1,31 Làm nông nghiệp và lao động giản đơn 1,27 1,68 1,04 1,13 1,57 0,91 Bố/Mẹ không làm việc 1,99 2,47 0,92 2,45 2,63 1,40 (Nguồn: Phân tích trên số liệu điều tra của Bộ Kế hoạch và Đầu tư) (v) Theo trình độ giáo dục của bố mẹ Trình độ giáo dục của bố mẹ cũng là yếu tố quan trọng trong các quyết định đầu tư giáo dục của hộ. Số liệu cho thấy, với các hộ gia đình có bố mẹ có trình độ trên THPT có mức đầu tư cao gấp hơn 2 lần so với những hộ gia đình có bố mẹ có trình độ giáo dục thấp hơn trình độ THPT Bảng 2.16: Mức chi giáo dục bình quân theo trình độ giáo dục của bố/mẹ (Đơn vị tính: Triệu đồng/con/tháng) Khu vực cư trú Khu vực cư trú Trình độ giáo dục của Chung Chung Thành Nông Thành Nông bố/mẹ thị thôn thị thôn Tổng số 2,53 3,07 1,15 2,53 3,07 1,15 THCS hoặc thấp hơn 1,50 2,10 1,02 1,56 2,12 1,04 THPT 1,95 2,38 1,10 2,05 2,50 1,01 Trên THPT 3,30 3,59 1,45 3,27 3,60 1,50 (Nguồn: Phân tích trên số liệu điều tra của Bộ Kế hoạch và Đầu tư) 38 (vi) Theo quan điểm về định hướng giáo dục của bố mẹ. Cuộc khảo sát của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về định hướng giáo dục của hộ cho con cái cho thấy, có tới 86,8% hộ trả lời dự kiến cho con học lên đến bậc đại học. Kết quả này cho thấy tâm lý “vào đại học bằng mọi giá” và “khoa cử, sính bằng cấp” đang tồn tại, ăn sâu trong tiềm thức của các bậc phụ huynh và họ mong muốn cho con học đại học để tích lũy kiến thức từ đó có thể có một nghề nghiệp/công việc ổn định trong tương lai. Hình 2.2: Cơ cấu hộ theo các bậc học dự kiến cho con theo học (%) (Nguồn: Số liệu từ kết quả khảo sát của Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Tuy nhiên, xét trên góc độ chung thì có thể nhận thấy, tình trạng các hộ gia đình có quan điểm cho con theo học ở bậc học cao hơn, đặc biệt là ở bậc cao đẳng và đại học cũng xuất phát từ phía cơ hội nghề nghiệp của người học. Bản thân xã hội hiện nay đang có tình trạng khuyến khích bằng cấp. (vii) Lượng hóa các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định đầu tư của hộ gia đình Sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính bội để xác định các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định đầu tư giáo dục cho con cái của hộ gia đình. Lựa chọn mức chi tiêu giáo dục bình quân/con/tháng làm biến phụ thuộc (Y). Đưa vào mô hình 16 biến độc lập để xác định yếu tố ảnh hưởng và tác động đến quyết định đầu tư giáo dục cho con cái của hộ gia đình. Ký hiệu các biến độc lập là Xi với 푖 = 1̅̅,̅16̅̅̅, cụ thể: 39 X1: Chi tiêu bình quân/hộ/tháng; X2: Thu nhập bình quân/hộ/tháng; X3: Khu vực cư trú (1 = Thành thị; 2 = Nông thôn); X4: Tổng số con của hộ; X5: Số con đang đi học của hộ; X6: Tình trạng sống cùng bố mẹ của trẻ (1 = Sống cùng cả bố và mẹ; 2 = Chỉ sống cùng với bố hoặc mẹ; 3 = Không sống cùng bố và mẹ); X7: Tình trạng hôn nhân của bố mẹ (1 = Đang có vợ/có chồng; 2 = Ly hôn; 3 = Ly thân; 4 = Góa; 5 = Cha mẹ đơn than; 6 = Chưa kết hôn); X8: Tình trạng việc làm của bố và mẹ (1 = Cả bố và mẹ đang làm việc; 2 = Chỉ có bố hoặc mẹ đang làm việc; 3 = Cả bố và mẹ đang không làm việc; 4 = Không có bố hoặc không có mẹ); X9: Tình trạng có bố (0 = Không có bố; 1 = Có bố); X10: Tình trạng có mẹ (0 = Không có mẹ; 1 = Có mẹ); X11: Tình trạng việc làm và nghề nghiệp của bố (1 = Bố không làm việc; 2 = Bố làm nông nghiệp và lao động giản đơn; 3 = Bố làm kinh doanh, buôn bán; 4 = Bố làm thợ, công nhân có kỹ thuật; 5 = Bố làm lãnh đạo, cán bộ CCVC, bộ đội); X12: Tình trạng việc làm và nghề nghiệp của mẹ (1 = Mẹ không làm việc; 2 = Mẹ làm nông nghiệp và lao động giản đơn; 3 = Mẹ làm kinh doanh, buôn bán; 4 = Mẹ làm thợ, công nhân có kỹ thuật; 5 = Mẹ làm lãnh đạo, cán bộ CCVC, bộ đội); X13: Trình độ giáo dục của bố (1 = Không bằng cấp; 2 = Tiểu học; 3 = THCS; 4 = THPT; 5 = Cao đẳng; 6 = Đại học; 7 = Trên đại học); X14: Trình độ giáo dục của mẹ (1 = Không bằng cấp; 2 = Tiểu học; 3 = THCS; 4 = THPT; 5 = Cao đẳng; 6 = Đại học; 7 = Trên đại học); X15: Dân tộc của bố (1 = Dân tộc Kinh; 2 = Dân tộc khác); X16: Dân tộc của mẹ (1 = Dân tộc Kinh; 2 = Dân tộc khác). Với biến phụ thuộc và các biến độc lập đã xác định ở trên, mô hình hồi quy tuyến tính có dạng: 40 ̂ ̂ ̂ ̂ 푌 = 훽0 + 훽1푋1 + 훽2푋2 + ⋯ . +훽16푋16 + 푈푖 Trong đó: Y là biến phụ thuộc và bị ảnh hưởng bởi giá trị của các biến độc lập X1, X2,, X16; ̂ 훽0 : hệ số tự do (hệ số chặn), là giá trị trung bình của Y khi X1=X2==X16=0; ̂ ̂ ̂ 훽1, 훽2,..훽16 : là các hệ số hồi quy riêng; Ui: là yếu tố ngẫu nhiên, đại diện cho các yếu tố không có mặt trong mô hình nhưng có ảnh hưởng đến Y. Kết quả hồi quy cho thấy: Các hệ số hồi quy riêng có độ tin cậy có thể chấp nhận được. Phương trình hồi quy biểu thị mối quan hệ giữa chi giáo dục bình quân và các yếu tố chủ yếu tác động có dạng: Log(Y) = -0,193 + 0,38 X3 log(X1) – 0,235 X3 X5 + 0,85 X6 + 0,26 X11 + 0,181 log(X1)2Từ bảng “Coefficients”, nhận được các hệ số hồi quy riêng có độ tin cậy có thể chấp nhận được. Phương trình hồi quy biểu thị mối quan hệ giữa chi giáo dục bình quân và các yếu tố chủ yếu tác động có dạng: Log(Y) = -0,193 + 0,38 X3 log(X1) – 0,235 X3 X5 + 0,85 X6 + 0,26 X11 + 0,181 log(X1)2 Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng tới việc tăng/giảm mức chi đầu tư giáo dục cho con cái của hộ gia đình bao gồm: mức chi tiêu bình quân/hộ/tháng, số con đang đi học của hộ, tình trạng việc làm và nghề nghiệp của bố, tình trạng sống cùng bố mẹ của trẻ, khu vực cư trú của hộ. Kết quả hồi quy cho thấy 56,8% sự thay đổi của mức chi tiêu giáo dục bình quân trong 1 tháng của 1 trẻ là do các yếu tố có trong mô hình gây ra (R2 = 0,568) và 43,2% còn lại do ảnh hưởng của các yếu tố khác. Hệ số tương quan bội R = 0,753 cho biết mối liên hệ giữa mức chi tiêu giáo dục bình quân và các yếu tố đưa vào mô hình là mối liên hệ tương quan thuận và chặt chẽ. Từ bảng “Coefficients” cũng cho biết mức chi tiêu bình quân/hộ/tháng là ̂ yếu tố quyết định lớn nhất đến mức chi giáo dục bình quân (là yếu tố có |훽푖| 41 lớn nhất), khi mức chi tiêu bình quân/hộ/tháng tăng lên thì làm cho mức chi giáo dục bình quân cũng tăng lên. Các yếu tố khác đều có tác động thuận chiều với mức chi giáo dục bình quân, trừ yếu tố số con đang đi học có tác động ngược chiều (khi số con đang đi học của hộ tăng lên thì làm cho mức chi giáo dục bình quân giảm đi). Các bảng kết quả hồi quy: Model Summary Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate 1 .753a .568 .567 .61515 a. Predictors: (Constant), Log(x1)2, X6, X3*X5, X11, X3*log(X1) Coefficientsa Standardize Unstandardized d Collinearity Coefficients Coefficients Statistics Model B Std. Error Beta t Sig. Tolerance VIF (Constant) -.193 .064 -2.994 .003 X3 * log(x1) .038 .018 .037 2.146 .032 .526 1.901 X3 * X5 -.235 .012 -.330 -20.015 .000 .575 1.739 1 X6 .085 .035 .031 2.444 .015 .995 1.005 X11 .026 .009 .039 2.774 .006 .800 1.249 Log(x1)2 .181 .005 .568 33.460 .000 .542 1.845 a. Dependent Variable: Log(Y) 42 CHƯƠNG 3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. Một số kết luận rút ra từ phân tích ở chương 2 Từ việc nghiên cứu tổng quan tài liệu đến việc phân tích số liệu điều tra từ bộ số liệu VHLSS và Bộ số liệu khảo sát 3200 hộ gia đình năm 2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Nhóm nghiên cứu đưa ra một số kết luận như sau: - Yếu tố thu nhập kỳ vọng được coi là yếu tố chính ảnh hưởng tới quyết định đầu tư giáo dục của hộ gia đình và cá nhân. Số liệu nghiên cứu đều chỉ ra rằng, thu nhập của người có trình độ cao hơn có xu hướng cao hơn và tăng nhanh hơn những người có trình độ thấp hơn. - Yếu tố tài chính của hộ cũng quyết định mức đầu tư cho giáo dục: Đối với những hộ có mức thu nhập cao hơn có mức đầu tư cho giáo dục cao hơn. - Số con trong hộ cũng là yếu tố ảnh hưởng quan trọng tới quyết định đầu tư của hộ. Số con càng nhiều, mức độ đầu tư giáo dục càng thấp. Đồng thời với đó, mức độ đầu tư cũng tỷ lệ thuận với cấp học. Cấp học càng cao mức độ đầu tư càng nhiều. - Tình trạng việc làm cũng như trình độ của bố mẹ cũng ảnh hưởng tới quyết định đầu tư cho giáo dục của hộ. Bố mẹ có trình độ học vấn càng cao tỷ lệ thuận với quyết định đầu tư giáo dục. - Yếu tố vùng miền không còn là yếu tố quyết định quan trọng tới đầu tư của hộ. Thậm chí, ở nông thôn, tỷ lệ hộ đầu tư cho con đi học còn lớn hơn so với thành thị. - Tình trạng hôn nhân của bố mẹ không ảnh hưởng nhiều tới quyết định đầu tư cho giáo dục của hộ. - Xu hướng đầu tư cho giáo dục đại học ngày càng tăng. 3.2. Khuyến nghị chính sách 3.2.1. Hoàn thiện đổi mới chính sách đầu tư giáo dục đại học. Chủ trương đổi mới toàn diện và sâu sắc giáo dục và đào tạo của Đảng và Nhà nước cần được tiếp tục thực hiện với việc chú trọng nhiều hơn tới yếu tố con người, lấy con người làm trung tâm của giáo dục. 43 Nguồn lực từ phía hộ gia đình thực sự đóng vai trò quan trọng trong việc huy động nguồn lực đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo. Trong quá trình thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về đổi mới sâu sắc và toàn diện hệ thống giáo dục đào tạo nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong phát triển nguồn nhân lực Việt Nam, cần nhìn nhận một cách sâu sắc và đúng đắn hơn nữa vai trò của hộ gia đình như một nhân tố quan trọng của hệ thống giáo dục. Hộ gia đình Việt Nam sẵn sàng chi tiêu cho giáo dục. Tuy nhiên, một số cơ chế chính sách hiện nay vẫn còn hạn chế việc huy động nguồn lực này. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần phải nâng cao hiệu lực trong soạn thảo, ban hành các chính sách huy động nguồn lực có hiệu quả khả thi. Ban hành các chính sách huy động nguồn lực đầu tư giáo dục từ hộ gia đình có hiệu quả hơn nữa. Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, Chính phủ cần tiếp tục đẩy mạnh việc cải cách môi trường giáo dục, nhằm giúp thị trường giáo dục phát triển theo chất lượng. Cải cách giáo dục đang được thực hiện một cách ráo riết, khẩn trương nhưng chưa thực sự có hiệu quả. Cần có nhiều đánh giá cụ thể hơn nữa cả về định tính và định lượng về hiệu quả của giáo dục tới sự phát triển của con người nói riêng và xã hội nói chung để có thể ban hành được các chính sách giáo dục và đào tạo, cũng như kinh tế - xã hội phù hợp. Nghị quyết TW8 khóa XI về việc tiếp tục đẩy mạnh cải cách toàn diện hệ thống giáo dục và đào tạo, trong đó nêu rõ việc « phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời. Hoàn thành việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn sau năm 2015. Bảo đảm cho học sinh có trình độ trung học cơ sở (hết lớp 9) có tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau trung học cơ sở; trung học phổ thông phải tiếp cận nghề nghiệp và chuyển bị cho giai đoạn sau phổ thông có chất lượng. Nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, thực hiện giáo dục bắt buộc 9 năm từ sau năm 2020 »14. 14 Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI của BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, 2012 44 3.2.2. Xây dựng hệ thống thông tin giữa nhà trường, doanh nghiệp, người học về nhu cầu đào tạo của thị trường Kết quả khảo sát và phân tích như trên cho thấy, phần lớn các hộ gia đình ở Việt Nam hiện nay vẫn có tư tưởng hướng nghiệp cho con theo học bậc học đại học. Vì vậy, ở góc độ vĩ mô, Nhà nước cần phải tập trung vào hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống giáo dục đại học nhằm nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ giáo dục đại học, một bước gần nhất tới việc quyết định chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam. Trong thực tế mà hầu hết các hộ gia đình đều định hướng giáo dục cho con cần phải đi học đại học thì việc nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ giáo dục đại học là rất cần thiết để có thể tạo ra được nguồn nhân lực có chất lượng. Quá trình đổi mới giáo dục và đào tạo cần chú trọng hơn nữa đến tính minh bạch và công khai trong thông tin về giáo dục vì đây là lĩnh vực mà thông tin về dịch vụ bất đối xứng nhất (cùng với y tế). Khi các thông tin được minh bạch thì việc huy động các bên cùng tham gia vào việc đổi mới giáo dục mới có hiệu quả. Như vậy, có thể thấy, thông tin về thị trường lao động là một yếu tố quan trọng nhằm nâng cao nhận thức của hộ gia đình trong việc định hướng giáo dục cho con cái. Nếu hộ gia đình có đầy đủ thông tin về thị trường lao động, họ sẽ có cái nhìn đúng đắn hơn trong việc định hướng nghề nghiệp cho con cái. 3.2.3. Nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề đầu tư giáo dục đại học hiệu quả, hợp lý. Song song với việc đổi mới hệ thống giáo dục đại học, việc thay đổi quan điểm của người dân về giáo dục đại học cũng rất cần được đẩy mạnh. Sở dĩ việc hầu hết các hộ gia đình đều hướng cho con cái theo học bậc đại học là do thông tin về giáo dục còn hạn chế, người dân chưa có nhiều các thông tin về ngành nghề, về kết quả sau đào tạo của người học, hay nói cách khác, hệ thống thông tin về nguồn nhân lực còn rất hạn chế. 45 Theo kết quả điều tra thị trường lao động của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội gần đây, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp đại học thất nghiệp là rất cao, đồng thời, đánh giá của các tổ chức quốc đã chỉ ra rằng, hầu hết các kỹ năng mềm của người lao động Việt Nam nằm ở mức trung bình hoặc yếu, đặc biệt là kỹ năng làm việc nhóm, và kỹ năng lãnh đạo15. Rất nhiều doanh nghiệp phản ánh học sinh, sinh viên ra trường không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Năm 2012, Ngân hàng Thế giới công bố kết quả khảo sát về mức độ đáp ứng các kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp đại học so với yêu cầu của nhà tuyển dụng tại 7 quốc gia Đông Á trong đó có Việt nam16 thì thái độ làm việc được đánh giá ở mức thiếu hụt nghiêm trọng, các kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng công nghệ thông tin, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng giải quyết vấn đề được đánh giá là thiếu hụt lớn. Kết quả nghiên cứu của Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia năm 2015 từ việc phân tích số liệu điều tra lao động việc làm năm 2014 cho thấy, la

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbao_cao_tong_ket_de_tai_nghien_cuu_cac_yeu_to_tac_dong_toi_q.pdf
Tài liệu liên quan