Biện pháp Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm

lời nói đầu Hiện nay việc đầu tư theo chiều sâu vào tất cả các ngành, các lĩnh vực đang được chú trọng. Đầu tư theo dự án do vậy mà mà cũng tăng lên cả về số lượng và quy mô. Hiện tại và trong thời gian tới, cơ cấu cho vay của ngân hàng sẽ tiếp tục thay đổi, chuyển dần từ chủ yếu cho vay ngắn hạn sang cho vay nhiều hơn đối với các khoản cho vay trung và dài hạn. Doanh số cho vay và lợi nhuận cho vay theo dự án cũng tăng lên. Chính vì vậy, vấn đề an toàn, hiệu quả đối với các khoản cho vay trun

doc68 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1300 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Biện pháp Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g và dài hạn đang rất được quan tâm. Việc xem xét, thẩm định tính khả thi của dự án để đi đến quyết định đầu tư có liên quan chặt chẽ đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng Trong thời gian qua, nhiều dự án đầu tư đã được phép triển khai, đi vào hoạt động và đang phát huy hiệu quả, nhưng bên cạnh đó, một số dự án lại gặp nhiều khó khăn, thậm chí đứng trước nguy cơ phá sản. Thất bại đó do nhiều nguyên nhân, trong đó có một nguyên nhân rất cơ bản là việc xây dựng, thẩm định dự án chưa được xem xét, tính toán cẩn thận. Trước tình hình đó, để nâng cao hơn nữa chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư trung và dài hạn nhằm nâng cao hiêụ quả sử dụng vốn, hạn chế rủi ro trong hoạt động ngân hàng thì việc đưa ra một giải pháp khắc phục là rất có ý nghĩa. Với nhận thức đó, trong thời gian thực tập tại ngân hàng công thương Hoàn Kiếm, em đã chọn đề tài “Biện pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng công thương Hoàn kiếm“ với mong muốn đưa ra một số giải pháp, kiến nghị, nhằm giải quyết tình hình trên. Bố cục của chuyên đề như sau: ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục các tài liệu tham khảo, chuyên đề gồm 3 chương: Chương I: Thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động cho vay trung và dài hạn Chương II: Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng công thương Hoàn Kiếm. Chương III: Biện pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng công thương Hoàn Kiếm Chương I Thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động cho vay trung và dài hạn I. Cho vay trung và dài hạn 1. Tín dụng ngân hàng (TDNH) và vai trò của TDNH trong nền kinh tế 1.1 Ngân hàng thương mại (NHTM) với các hoạt động chính NHTM là tổ chức kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và ngân hàng mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay chiết khấu và làm phương tiện thanh toán. NHTM là một trung gian tài chính, một bộ phận hợp thành trong hệ thống tài chính của kinh tế thị trường. Nó có chức năng dẫn vốn từ nơi có khả năng cung vốn đến nơi có nhu cầu về vốn - đó là hình thức dẫn vốn gián tiếp. Trong nền kinh tế để thực hiện chuyển vốn từ những người tiết kiệm đến những người đầu tư thì thông qua con đường gián tiếp là chủ yếu, thông thường chiếm khoảng 2/3 tổng lưu chuyển vốn trên thị trường. Chính vì vậy, các NHTM đóng vai trò quan trọng, cho phép tiết kiệm chi phí về giao dịch, về thu thập xử lý thông tin cho những người cho vay cũng như cho những người đi vay, trên cơ sở đó hạ thấp chi phí về sử dụng vốn và tạo điều kiện kích thích đầu tư phát triển kinh tế. Các hoạt động chủ yếu của một NHTM gồm: hoạt động huy động vốn, hoạt động sử dụng vốn và các hoạt động dịch vụ trung gian. 1.1.1 Hoạt động huy động vốn NHTM có hai nguồn chủ yếu là nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế quốc dân và nguồn vốn tự có của ngân hàng *Nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế bao gồm các khoản tiền gửi của khách hàng và các khoản ngân hàng đi vay. -Các khoản tiền gửi của khách hàng: Các khoản này bao gồm tiền gửi có thể phát séc và tiền gửi phi giao dịch. Nguồn này chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như tình hình kinh tế xã hội trong từng thời kỳ; chính sách lãi suất và phương thức trả lãi của ngân hàng; tình hình thu nhập, phong tục tập quán, thói quen người dân từng vùng; địa điểm ngân hàng và các loại hình dịch vụ mà ngân hàng cung cấp... -Nguồn vốn đi vay: Đây là một bộ phận quan trọng trong hoạt động ngân hàng. Một ngân hàng có thể đi vay từ các tầng lớp dân cư, các tổ chức kinh tế, từ các ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác hoặc vay ngân hàng trung ương. NHTM vay các tầng lớp dân cư, các tổ chức phi ngân hàng bằng cách phát hành kỳ phiếu và trái phiếu ngân hàng. Các khoản vay này thường có chi phí thấp hơn so với các loại cho vay khác do đây là lượng tiền nằm ngoài hệ thống ngân hàng và là một bộ phận của lượng tiền cung ứng. NHTM vay các NHTM và các tổ chức tín dụng khác bằng cách thế chấp các chứng khoán hoặc bán lại các món nợ với giá chiết khấu. Chi phí cho loại tiền vay này thường cao hơn loại vay ở trên. Trong tường hợp thiếu dự trữ bắt buộc tại ngân hàng trung ương, một NHTM có thể vay dự trữ bắt buộc thừa của NHTM khác dưới hình thức các khoản vay qua đêm không có bảo đảm hoặc bằng thoả thuận mua bán các chứng khoán của chính phủ. NHTM cũng có thể vay ngân hàng trung ương dưới hình thức vay trực tiếp hay tái chiết khấu.Tuy nhiên, ngân hàng trung ương là người cho vay cuối cùng, chỉ trong trường hợp NHTM gặp những khó khăn nhất định. Trong trường hợp ngân hàng trung ương đang thi hành chính sách tiền tệ chặt thì NHTM phải chịu một mức lãi suất cao. *Nguồn vốn tự có: Vốn tự có của NHTM được tạo lập bằng cách phát hành cổ phiếu hoặc do NSNN cấp, bằng các quỹ tạo ra trong quá trình hoạt động của ngân hàng, các khoản lãi chưa chia hoặc không chia. Vốn tự có của NHTM tuy chiếm một tỷ lệ nhỏ nhưng lại có ý nghĩa quan trọng: Nó thể hiện thế lực tài chính của ngân hàng, là cơ sở để mở rộng quá trình tập trung huy động vốn, mở rộng phạm vi hoạt động. Vốn tự có đồng thời có thể coi là “cái đệm” để chống đỡ các tổn thất, các khoản giảm giá bên tài sản có, tránh cho ngân hàng các cuộc phá sản. 1.1.2 Hoạt động sử dụng vốn Hoạt động sử dụng vốn được tiến hành thông qua hoạt động thành phần là hoạt động về ngân quỹ, hoạt động cho vay và hoạt động đầu tư . *Hoạt động về ngân quỹ: Hoạt động về ngân quỹ nhằm đảm bảo khả năng thanh toán thường xuyên của ngân hàng cho khách ngàng bao gồm quỹ tiền mặt, tiền gửi ở ngân hàng trung ương và ở các NHTM khác, các khoản tiền đang trong quả trình thu. Đây là những tài sản không sinh lời hoặc sinh lời rất thấp, tuy nhiên nó có tính lỏng cao, dễ dàng chuyển thành tiền mặt với chi phí thấp. Vì vậy hoạt động về ngân quỹ là sự bảo hiểm cho ngân hàng trước những chi phí khi có luồng tiền mặt lớn rút ra . *Hoạt động cho vay: Có nhiều loại cho vay khác nhau tuỳ theo tiêu thức phân loại như theo thời hạn cho vay, theo mục dích sử dụng vốn vay, theo đối tượng vay, theo hình thức bảo đảm vốn vay... Phần lớn nguồn vốn của NHTM được sử dụng để cho vay (chiếm khoảng 67%). Khoản mục cho vay có tính lỏng kém nhất và rủi ro cao nhất trong tài sản có .Tuy nhiên đây là khoản có lợi tức cao nhất mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng. *Hoạt động đầu tư: Hoạt động đầu tư của NHTM chủ yếu tập trung vào thị trường chứng khoán. Thông thường ngân hàng mua bán các chứng khoán có chất lượng cao và tuơng đối dài hạn trên thị trường và thu lãi qua chênh lệch giữa giá bán và mua. Mặt khác NHTM cũng đầu tư thông qua mua các chứng khoán có tính lỏng cao nhằm thu lợi nhuận nhằm hỗ trợ cho dự trữ ngân hàng (dự trữ thứ cấp). 1.1.3 Hoạt động trung gian NHTM thực hiện các dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng. Thông qua đó ngân hàng nhận được thu nhập dưới dạng phí dịch vụ hay hoa hồng. Có một số dịch vụ chủ yếu sau: -Ngân hàng thanh toán hộ tiền cho khách: nhận tiền cho người bán đồng thời trả cho người mua qua việc ghi nợ và ghi có trên tài khoản tiền gửi của khách. -Dịch vụ chuyển tiền giữa các địa phương, từ trong nước ra nước ngoài. -Dịch vụ mua hộ và bán hộ cho khách. -Đại lý phát hành và bán chứng khoán cho các công ty. -Dịch vụ tư vấn cho khách hàng 1.2 Tín dụng ngân hàng và vai trò của Tín dụng ngân hàng 1.2.1 Tín dụng và tín dụng ngân hàng Tín dụng, nói một cách chung nhất, là mối quan hệ vay mượn. Cụ thể hơn tín dụng là quá trình mà chủ nợ chuyển nhượng tạm thời một số tài sản dưới hình thái vật chất, hình thái hàng hoá được tính thành tiền hoặc trực tiếp dưới hình thái tiền tệ cho khách nợ sử dụng trong thời hạn thoả thuận. Hết thời hạn khoản vay được hoàn trả kèm theo một khoản lợi tức. Trong lịch sử, tín dụng ra đời và phát triển cùng với nền sản xuất hàng hoá. Kinh tế hàng hoá càng phát triển thì tín dụng càng giữ vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hoá. Các NHTM tập trung phần lớn hoạt động tín dụng trong xã hội. Có thể hiểu: Tín dụng ngân hàng là hình thức tín dụng cao nhất của nền kinh tế hàng hoá, nó biểu hiện mối quan hệ vay mượn trên cơ sở có hoàn trả và có lãi giữa ngân hàng và các thành phần kinh tế trong xã hội. Tín dụng ngân hàng được hình thành trên tiền đề vật chất là nguồn vốn cho vay. Nguồn này có được thông qua công tác huy động tập trung vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội, sau đó được cung ứng theo yêu cầu của nền kinh tế. Cùng với sự phát triển của kinh tế hàng hoá, trình độ chuyên môn của các nghành ngày một nâng cao, nghiệp vụ tín dụng ngân hàng cũng ngày càng phát triển mạnh mẽ, phục vụ kịp thời đầy đủ nhu cầu vay vốn của các cá nhân, các đơn vị, tổ chức kinh tế, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển. 1.2.2 Vai trò của tín dụng ngân hàng Cũng như bất kỳ một loại hình kinh doanh nào, một trong những mục đích của ngân hàng là “kiếm lời” bằng những dịch vụ cung cấp cho xã hội. Ngân hàng đi vay, cho vay và thu lợi nhuận từ chêch lệch giữa tiền lãi thu được và tiền lãi phải trả, chi phí nghiệp vụ. Ngân hàng cũng thu lợi nhuận từ các hoạt động như mua bán ngoại hối từ tiền hoa hồng /lệ phí ấn định cho các nghiệp vụ, từ các khoản đầu tư...Tuy nhiên sẽ không công bằng khi nói rằng một ngân hàng cấp tín dụng đơn giản chỉ để kiếm lời cho bản thân. Bằng nhiều cách, hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng ngân hàng nói riêng đã đẩy mạnh sự tăng trưởng kinh tế của một đất nước. Vai trò của một NHTM thể hiện như sau: Thứ nhất: tập trung vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế và phân phối nguồn vốn đó theo yêu cầu phát triển trên nguyên tắc có hoàn trả và có lãi. Qua đây, NHTM đã góp phần thúc đẩy tiết kiệm trong dân cư, tập trung vốn cho phát triển kinh tế. Thứ hai: tiết kiệm tiền mặt trong lưu thông. Khi hoạt động ngân hàng chưa được mở rộng thì việc mua bán đều phải dùng tiền mặt nên lưu lượng tiền mặt trong lưu thông rất lớn. Việc mở rộng phạm vi hoạt động của ngân hàng cùng với sự phát triển của nghiệp vụ tín dụng đã tạo điều kiện cho việc hình thành và phát triển các nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt, qua đó giảm bớt lượng tiền mặt trong lưu thông, giảm bớt những khoản chi phí cho nền kinh tế. Thứ ba: Kiểm soát các hoạt động kinh tế. Nhà nước dùng tín dụng ngân hàng để kiểm soát các hoạt động, các mối quan hệ kinh tế, thông qua đó thực hiện và củng cố các chính sách vĩ mô như: điều chỉnh sự phát triển kinh tế nghành, kinh tế vùng, điều chỉnh lượng cung tiền, điều khiển lãi suất thị trường, điều chỉnh lạm phát, tỉ giá... Từ đó giữ cho nền kinh tế đứng vững trong từng giai đoạn và về lâu dài là xây dựng, củng cố nền kinh tế thị trường phát triển không xa rời các mục tiêu xã hội. Cho vay trung và dài hạn -một nội dung cơ bản của tín dụng ngân hàng 2.1 Phân loại cho vay. Có nhiều loại cho vay khác nhau tuỳ theo tiêu thức phân chia, như phân chia theo thời hạn cho vay, theo mục đích sử dụng vốn vay, theo đối tượng vay, theo hình thức bảo đảm món vay... Thông thường người ta chia các khoản vay theo thời hạn của chúng, khi đó các món vay được chia làm ba loại: -Cho vay ngắn hạn -Cho vay trung hạn -Cho vay dài hạn 2.2 Cho vay trung và dài hạn 2.2.1 Khái niệm Nếu cho vay ngắn hạn có thời hạn dưới một năm thì cho vay trung và dài hạn là những khoản vay có thời hạn từ một năm trở lên. Thông thường ngưòi ta xếp những món vay có thời hạn từ một đến năm năm vào loại cho vay trung hạn và những món vay có thời hạn trên năm năm vào loại cho vay dài hạn. Cho vay trung và dài hạn là những khoản cho vay vốn cố định để mua sắm trang thiết bị, đầu tư cho xây dựng cơ bản. 2.2.2 Vai trò Thông thường tại các NHTM, vì nguồn tiền gửi phần lớn là loại tiền gửi không kỳ hạn hay ngắn hạn nên những khoản cho vay cũng phải phòng xa theo khả năng, chỉ giới hạn trong việc cấp vốn lưu động hoặc tài trợ bắc cầu ngắn hạn nhằm đối phó kịp thời với những đòi hỏi thanh toán của người gửi tiền. Hơn nữa khoản cho vay có kỳ hạn càng dài thì khả năng rủi ro sẽ càng cao bởi những biến động về tài chính của người đi vay và những sự kiện xảy ra không lường trước được. Chính vì vậy một tỷ lệ đáng kể những khoản cho vay của ngân hàng không kéo dài quá một năm. Nếu như vậy, tại sao một ngân hàng hoạt động với mục đích cuối cùng là an toàn và lợi nhuận lại phải cho vay trung và dài hạn - một loại hình cho vay nhiều rủi ro? Có thể trả lời câu hỏi đó như sau: Trước hết, lý do đơn giản, hiển nhiên là trong nền kinh tế mỗi nghành mỗi doanh nghiệp đều cần phải có khoản vốn trung và dài hạn để đầu tư cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị , máy móc - đó là nhu cầu thường xuyên , liên tục. Thứ hai, để dùng nguồn tự có cho đầu tư dài hạn thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải hoạt động tương đối ổn định, có lãi tích luỹ trong nhiều năm. Có như vậy, phần lợi nhuận để lại mới đủ lớn để mua sắm máy móc thiết bị, dây truyền công nghệ mới, xây dựng nhà xưởng...Trong thực tế rất ít các doanh nghiệp có thể đáp ứng bằng nguồn vốn tự tích luỹ này, nhất là trong điều kiện mới chuyển đổi cơ chế kinh tế, nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước đã phải trải qua thời gian dài lúng túng, không theo kịp phương thức sản xuất mới. Bên cạnh đó, sự trợ giúp của nhà nước đối với các doanh nghiệp nhà nước rất hạn chế và thường chỉ cho những dự án nằm trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Thứ ba, việc huy động vốn bằng con đường trực tiếp gặp nhiều khó khăn do thị trường chứng khoán của ta còn đang ở giai đoạn sơ khai, việc tài trợ cho các dự án trung và dài hạn bằng cách phát hành thêm cổ phiếu , trái phiếu công ty hầu như không thể thực hiện được. Thứ tư, trong tương lai khi thị trường chứng khoán phát triển thì không phải là doanh nghiệp nào cũng dễ dàng huy động vốn qua con đường này. Thường chỉ những doanh nghiệp lớn, đã thiết lập vững chắc về tổ chức và hoạt động thì mới có thể huy động vốn thông qua con đường này. Các cá nhân, các doanh nghiệp nhỏ ít có khả năng vay vốn trên thị trường bằng cách bán các chứng khoán của mình. Với tất cả các lý do trên, nguồn vốn quan trọng nhất tài trợ cho nhu cầu vốn trung và dài hạn của doanh nghiệp phải là nguồn vốn gián tiếp, tức là nguồn vốn từ các trung gian tài chính. Đây là nguồn đáp ứng khoảng 2/3 nhu cầu vốn trung và dài hạn của doanh nghiệp, trong đó phần lớn là từ phía các NHTM. Như vậy, đối với nền kinh tế nói chung và đối với các doang nghiệp nói riêng nguồn vốn tín dụng của các ngân hàng luôn là nguồn vốn hết sức cần thiết cho quá trình tồn tại và phát triển. II. Vấn đề thẩm định dự án đầu tư 1. Thẩm định dự án đầu tư và vai trò của thẩm định dự án đầu tư 1.1 Các khái niệm 1.1.1 Đầu tư Đầu tư theo nghĩa rộng nhất của nó có thể hiểu là quá trình bỏ vốn (bao gồm cả tiền, nguồn lực và công nghệ) để đạt được một mục đích hay tập hợp các mục đích nhất định nào đó. Những loại mục đích này có thể hướng vào các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội... và cũng có lúc chỉ là mục đích nhân đạo đơn thuần. Trong hoạt động kinh tế, đầu tư có thể hiểu cụ thể hơn và mang bản chất kinh tế. Đó là quá trình bỏ vốn vào các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích thu lợi nhuận. Đây được xem là bản chất cơ bản của hoạt động đầu tư. Trong kinh tế, không có khái niệm đầu tư không vì lợi nhuận. Cần phân biệt hoạt động đầu tư với các hoạt động mua sắm, tiêu dùng. Bởi vì đặc trưng của đầu tư là việc đưa một lượng vốn nhất định vào hoạt động kinh tế để sau một thời gian nhất định thu lại được một lượng lớn hơn . Cũng cần phân biệt hoạt động đầu tư với các hoạt động bỏ tiền nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của các tổ chức- đó là hoạt động của bộ máy quản lý hành chính các cấp, bộ máy quản lý hành chính của các doanh nghiệp. Đó có thể gọi chung là hoạt động chính trị xã hội , hoạt động sản xuất kinh doanh. Còn hoạt động đầu tư phải có sự bỏ vốn nhằm mục đích nâng cao năng lực sản xuất về chất lượng và số lượng cũng như tạo ra năng lực sản xuất mới. 1.1.2 Dự án đầu tư Hoạt động đầu tư, như đã nêu trên, là hoạt động bỏ vốn vào một lĩnh vực sản xuất, kinh doanh nhằm thu lãi. Nhưng các hoạt động sản xuất, kinh doanh chịu tác động của rất nhiều yếu tố từ môi trường bên ngoài - môi trường kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội... mà được gọi chung là môi trường đầu tư. Hơn nữa, các hoạt động đầu tư là các hoạt động cho tương lai, do đó nó chứa nhiều yếu tố bất định. Đó chính là những yếu tố làm xuất hiện những rủi ro, làm các dự án thất bại. Với lý do trên, hoạt động đầu tư phải được phân tích, đánh giá đầy đủ trên nhiều khía cạnh khác nhau, phải phân tích một cách đầy đủ các thông tin về hoạt động kinh tế sẽ được đầu tư, gồm tất cả những thông tin về quá khứ, hiện tại và tương lai. Sự thất bại hay thành công của một hoạt động đầu tư được quyết định từ việc thu thập và phân tích thông tin. Tập hợp các phân tích, đánh gía đó tạo thành một dự án đầu tư. Theo nghị định 177/CP ngày 20/10/1997: Dự án đầu tư là một tập hợp những đề xuất về việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hay cải tạo những đối tượng nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về sản lượng, cải tiến hay nâng cao chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ nào đó trong một khoảng thời gian xác định. 1.1.3 Thẩm định dự án đầu tư Để tiến hành hoạt động đầu tư của mình thì trước tiên các nhà đầu tư phải lập được báo cáo khả thi trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các tổ chức tài trợ. Trên cơ sở báo cáo khả thi và một số tài liệu khác các cơ quan này sẽ tiến hành thẩm định dự án đầu tư. Có thể hiểu thẩm định dự án đầu tư là một hoạt động nhằm xác định lại tất cả các cơ sở khách quan và chủ quan của báo cáo khả thi mà các nhà sáng kiến dự án nêu ra trong bản báo cáo. Tuỳ thuộc vào loại dự án, quy mô của dự án cũng như môi trường thực hiện dự án mà nội dung tiến hành thẩm định có thể khác nhau. Song về nguyên tắc chung, nội dung thẩm định có thể nhằm xác định tính khoa học và khả thi trên một số khía cạnh sau: -Tính phù hợp và khả thi về mặt chính sách -Tính phù hợp và khả thi về điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội -Tính phù hợp và khả thi về môi trường, ô nhiễm và chống ô nhiễm -Tính phù hợp và khả thi về công nghệ, kỹ thuật -Tính phù hợp và khả thi về trình độ quản lý -Tính phù hợp và khả thi về yếu tố tài chính -Tính phù hợp và khả thi về thị trường -Một số khía cạnh đặc biệt khác Qúa trình này nhằm kiểm tra mọi kết luận khả thi của các nhà sáng kiến dự án. Tất nhiên không phải loại dự án nào cũng phải thẩm định tất cả các yếu tố khả thi trên. Có nhiều dự án, đặc biệt là các dự án về cải cách, các đề tài ngiên cứu khoa học, các dự án hỗ trợ kỹ thuật..., rất khó có thể xác định cụ thể các nội dung thẩm định khả thi. Vai trò của công tác thẩm định dự án đầu tư Cơ quan nhà nước trước khi ra quyết định cấp giấy phép đầu tư, các nhà tài trợ trước khi quyết định cấp vốn cho dự án và các tổ chức, cá nhân trước khi quyết định thực hiện đầu tư đều phải tiến hành công tác thẩm định dự án. Công tác này về cơ bản là giống nhau đối với các bên, tuy nhiên nó mang lại ý nghĩa khác nhau: 1.2.1 Đối với người đầu tư Với tư cách là người lập dự án, có trình độ chuyên môn, họ là người nắm chắc nhất về dự án, về luận chứng kinh tế kĩ thuật mà mình đã lập. Tuy nhiên khi phát sinh sự lựa chọn, nhà đầu tư thường đắn đo trong việc chọn cái nào bỏ cái nào. Bên cạnh đó, khả năng thu thập , nắm bắt thông tin một cách tổng hợp của họ còn hạn chế. Chính vì vậy, đôi khi nhà đầu tư có những phán đoán thiếu chính xác. Công tác thẩm định sẽ đi sâu phân tích, làm rõ các khía cạnh, các chi tiết của dự án, giúp lựa chọn, phân tích tốt nhất, mang lại hiệu quả cao nhất hay thậm chí có thể đưa đến việc loại bỏ tất cả các phương án và đưa ra một phương án khả thi hơn. 1.2.2 Đối với ngân hàng . Với tư cách là nhà tài trợ cho dự án, điều mà ngân hàng quan tâm nhất là sự an toàn vốn. Ngân hàng sẽ chỉ đầu tư khi biết chắc dự án có hiệu quả, có khả năng hoàn trả (gốc và lãi) đúng thời hạn. Vì vậy công tác thẩm định dự án đầu tư đối với ngân hàng là không thể thiếu. Mặt khác, công tác thẩm định dự án đầu tư là cơ sở để ngân hàng xác định tương đối chính xác số tiền cho vay, thời hạn cho vay . Như vậy công tác thẩm định dự án đầu tư giúp cho ngân hàng ra quyết định đầu tư hay không. nếu đầu tư thì đầu tư như thế nào. Thẩm định dự án đầu tư đảm bảo cho ngân hàng sự an toàn vốn, hạn chế khả năng rủi ro và tăng cường khả năng sinh lời. 1.2.3 Đối với nhà nước và xã hội Cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi phê duyệt dự án sẽ quan tâm nhất đến vấn đề dự án đầu tư có phù hợp với mục tiêu kinh tế xã hội chính trị của quốc gia hay không. Chính vì vậy, bên cạnh tính kinh tế của dự án, Nhà nước quan tâm nhất đến tính hợp pháp và hợp lý của dự án: Nhà nước có một hệ thống pháp luật và các quy định, chính sách về kinh tế để điều chỉnh hành vi của các đơn vị kinh tế theo định hướng vĩ mô. Các đơn vị kinh tế hoạt động trong khuôn khổ quy định của pháp luật đều được nhà nước cho phép và khuyến khích. Nhà nước nghiêm cấm hoặc hạn chế những hoạt động sản xuất kinh doanh đi trái định hướng vĩ mô, không mang lại hiệu quả cho xã hội. Các dự án đầu tư đều ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp tới môi trường mà dự án tồn tại. Với bản chất công quyền, nhà nước phải đảm bảo tối ưu hoá các hoạt động chung của xã hội, do đó nhà nước sẽ can thiệp vào tính không hợp lý của dự án, nhằm ngăn chặn trước các tác động tiêu cực của nó đến cộng đồng (tính hợp lý thể hiện ở việc sử dụng đất đai, địa điểm ,công nghệ, lao động, nguyên vật liệu...). Công tác thẩm định dự án đầu tư giúp loại bỏ những dự án không hợp lý trước khi nó tác động tới sự phát triển chung của xã hội. Bên cạnh đó cần thấy rằng đối với một đất nước mà cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn, nguồn vốn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu thì việc ra quyết định đầu tư cho dự án nào là rất khó khăn. Một sự sai lầm trong đầu tư dài hạn không những gây lãng phí về tiền của mà lớn hơn nó còn gây lãng phí về thời gian, kéo chậm lại tiến trình phát triển chung. Chính vì vậy các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải tiến hành thẩm định dự án đầu tư, so sánh giữa các dự án với nhau và trọn ra dự án mang lại hiệu quả cao nhất. Như vậy có thể nói rằng công tác thẩm định dự án đầu tư là rất quan trọng cả ở tầm vi mô và vĩ mô. 2. Cơ sở của công tác thẩm định dự án đầu tư Cơ sở của công tác thẩm định dự án đầu tư chính là tất cả các tài liệu đã thu thập được, bao gồm: 2.1 Hồ sơ đơn vị Đối với doanh nghiệp giao dịch lần đầu hồ sơ bao gồm: -Quyết định thành lập -Giấy phép kinh doanh -Quyết định bổ nhiệm giám đốc, kế toán trưởng. -Biên bản bầu Hội đồng quản trị -Điều lệ hoạt động Đối với doanh nghiệp đang hoạt động còn cần phải có các báo cáo tài chính trong 3-5 năm gần nhất 2.2 Hồ sơ dự án Hồ sơ dự án bao gồm: -Luận chứng kinh tế kỹ thuật được duyệt (Các cấp thẩm quyền duyệt dự án trên cơ sở phân loại dự án A,B,C) -Hồ sơ thế chấp của dự án -Hợp đồng nhập khẩu, hợp đồng vay vốn nước ngoài -Hợp đồng uỷ thác nhập khẩu (nếu không được xuất nhập khẩu trực tiếp) -Giấy phép nhập khẩu -Hợp đồng bảo hiểm hàng hoá , thiết bị -Các quyết định về cấp quyền sử dụng đất, thuế đất, giấy phép xây dụng cơ bản -Các văn bản liên quan cần thiết khác 2.3 Tài liệu tham khảo khác Công tác thẩm định dự án đầu tư liên quan rât nhiều tới tài liệu tham khảo: -Các văn bản luật:luật đầu tư, luật đất đai, luật công ty. -Các tài liệu liên quan đến dự án: khảo sát, địa chất, thuỷ văn, tài nguyên. -Các văn bản về thuế, tiêu chuẩn định mức kỹ thuật -Các văn bản dưới luật, văn bản hướng dẫn thực hiện của các nghành, các số liệu thống kê tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu, giá trị sản lượng từng nghành, tốc độ tăng trưởng, thu nhập bình quân đầu người, giá cả, lạm phát.. Các tài liệu thông tin và phân tích thị trường trong và ngoài nước từ các trung tâm ngiên cứu, những thông tin trên các sách và tạp chí. -Các ý kiến tham gia của các cơ quan chuyên môn và các chuyên gia. Tài liệu ghi chép qua các đợt tiếp xúc, phỏng vấn chủ đầu tư, khách hàng và các đối tác khác. 3.Trình tự và nội dung thẩm định dự án đầu tư. Theo hướng dẫn của ngân hàng công thương Việt nam, công tác thẩm định dự án đầu tư gồm những bước sau: 3.1 Thẩm định doanh nghiệp vay vốn 3.1.1 Giới thiệu doanh nghiệp Có 2 nội dung khi giới thiệu về doanh nghiệp vay vốn: -Tên doanh nghiệp, cơ sở pháp lý của doanh vay vốn -Sơ lược những giai đoạn phát triển của doanh nghiệp, những thuận lợi, khó khăn của doanh nghiệp. 3.1.2 Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh Mục đích của việc phân tích này là nhằm đánh giá chính xác năng lực tài chính của doanh nghiệp vay vốn nhằm xác định sức mạnh tài chính, khả năng độc lập, tự chủ về tài chính của doanh nghiệp trong kinh doanh, khả năng thanh toán và trả vay. Muốn phân tích được vấn đề này, cần lấy số liệu ít nhất 3 năm gần đây của doanh nghiệp: Bảng tình hình hoạt động SXKD và tình hình tài chính của doanh nghiệp các chỉ tiêu 200... 200... 200... I.Tình hình sản xuất kinh doanh 1, 2, 3, ... II.Tình hình tài chính 1, 2, 3, ... III.Các chỉ tiêu kinh tế 1, 2, 3, ... *Khả năng thanh toán: Chỉ tiêu này phản ánh khả năng tài chính của doanh nghiệp trong việc đáp ứng các khoản nợ. Để đánh giá chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp người ta sử dụng các chỉ tiêu sau: Khả năng thanh Tài sản lưu động toán chung = ------------------- ( hiện hành) Nợ ngắn hạn Khả năng Tài sản lưu động - Dự trữ thanh toán = ------------------------------ nhanh Nợ ngắn hạn Hệ số thanh toán chung >=1 là bình thường và giới hạn tối ưu phụ thuộc từng ngành nghề. Nếu hệ số < 1 là khả năng thanh toán yếu và cành nhỏ càng xấu. Riêng hệ số khả năng thanh toán nhanh >0,5 là tốt. *Khả năng tự cân đối tài chính: Khả năng được đánh giá thông qua các chỉ tiêu sau: Vốn tự có Hệ số tài trợ = -------------------- Tổng nguồn vốn Nợ Năng lực đi vay = ------------------ (Hệ số nợ) Tổng nguồn vốn *Tình hình công nợ Tình hình công nợ được đánh giá trên các mặt: -Tình hình quan hệ tín dụng (Vay NHCT, vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác). -Tình hình thanh toán với người mua, người bán. -Tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước. Ngoài chỉ tiêu hệ số nợ, tình hình này còn được thể hiện ở chỉ tiêu: Khả năng thanh toán Lợi nhuận trước thuế và lãi lãi vay = ------------------------------- (Số lần có thể trả lãi) Lãi tiền vay *Các chỉ tiêu khác Ngoài các chỉ tiêu trên, ngân hàng còn quan tâm tới một số chỉ tiêu về khả năng sinh lãi: Lợi nhuận sau thuế Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm = ---------------------- Doanh thu Lợi nhuận sau thuế Doanh lợi vốn tự có = -------------------- Vốn tự có Lợi nhuận sau thuế Doanh lợi vốn = -------------------- Tổng tài sản Lợi nhuận trước thuế và lãi Hoặc: Doanh lợi vốn = ------------------------------ Tổng tài sản *Đánh giá chung: Trên cơ sở các chỉ tiêu đã phân tích, cán bộ tín dụng đánh giá tình hình hoạt động SXKD của doanh nghiệp tập trung trên các mặt: -Khả năng tài chính -Khả năng quản lý, điều hành kinh doanh -Sự tín nhiệm -Năng lực SXKD 3.2 Thẩm định dự án đầu tư 3.2.1 Sự cần thiết của dự án Thẩm định sự cần thiết của dự án chính là để trả lời các câu hỏi: -Mục tiêu của dự án có phù hợp và đáp ứng mục tiêu phát triển của nghành, của địa phương và của cả nước không? -Sự cần thiết về việc tồn tại và phát triển của doanh nghiệp? Dự án mang lại lợi ích gì cho chủ đầu tư, cho nền kinh tế xã hội. -Quan hệ cung cầu của sản phẩm hiện tại và dự đoán trong tương lai? Quan hệ đó sẽ biến đổi như thế nào? -Nếu là đầu tư để cải tiến kỹ thuật và mở rộng sản xuất của doanh nghiệp hiện có thì đánh gía về trình độ sản xuất, chất lượng, quy cách, giá cả. Phân tích năng lực máy móc thiết bị, quy mô sản xuất hiện có so với nhu cầu thị trường. Trên cơ sở giải quyết các vấn đề nêu trên, cán bộ thẩm định sẽ đưa ra quyết định: Dự án có cần thiết đầu tư hay không? 3.2.2 Thẩm định phương diện thị trường Trong bước này, cán bộ thẩm định tiến hành phân tích khả năng tiêu thụ sản phẩm, xem xét tính chính xác, trung thực của các thông tin mà doanh nghiệp vay vốn đưa vào luận chứng kinh tế kỹ thuật trên các mặt giá cả, quy cách, phẩm chất, mẫu mã, thị hiếu người tiêu dùng, đặc biệt đối với thị trường nước ngoài. Cụ thể: -Tình hình tiêu thụ sản phẩm cùng loại trong thời gian qua. Kinh nghiệm của thị trường trong quan hệ thị trường về sản phẩm. Khả năng nắm bắt các thông tin về thị trường quản lý xuất nhập khẩu của các nước đã có quan hệ. -Các hợp đồng tiêu thụ hoặc bao tiêu sản phẩm về chất lượng, chủng loại, giá cả, thời hạn và phương thức thanh toán. -Các văn bản giao dịch về sản phẩm như đơn đặt hàng, hợp đồng đã ký, các biên bản đã ký. Trong khi thẩm định, cán bộ thẩm định phải đặc biệt chú ý đến tính hợp lý, hợp pháp và mức độ tin cậy của các văn bản nói trên, tránh trường hợp giả mạo, rủi ro có thể xảy ra. 3.2.3 Thẩm định phương diện kỹ thuật Quá trình này xem xét, phân tích trên các mặt chính sau: *Quy mô dự án Quy mô dự án được xác định qua việc trả lời 2 câu hỏi: -Có phù hợp với khả năng tiêu thụ sản phẩm hay không? -Có phù hợp với khả năng đáp ứng vốn nguyên vật liệu, với khả năng quản lý của doanh nghiệp hay không? *Công nghệ và trang thiết bị . Dây chuyền công nghệ và trang thiết bị là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới dến hiệu quả của dự án đầu tư vì chúng quyết định cả chất lượng và năng xuất của sản phẩm. Việc thẩm định thường dựa trên một số điểm sau: -Đã đưa ra mấy phương án để lựa chọn công nghệ, thiết bị. Ưu nhược điểm của từng phương án. -Lý do lựa chọn thiết bị hiện tại. -Nếu là công nghệ mới và phức tạp thì có được bảo đảm bằng các hợp đồng chuyển giao công nghệ hay không? Hợp đồng chuyển giao công nghệ gồm 2 phần: phần cứng và phần mềm. Cần chú ý: +Thẩm định số lượng, công suất quy cách, chủng loại danh mục thiết bị, tính đồng bộ của dây chuyền sản xuất, năng lực sản xuất hiện có của doanh nghiệp so sánh với quy mô dự án. +Đối với thiết bị nhập ngoại cần qua đấu thầu cạnh tranh quốc tế hoặc chọn thầu nhằm đảm bảo chất lượng và giá cả. Kiểm tra các hợp đồng cung ứng, các bên chào hàng, các điều kiện giao hàng, thời gian giao hàng, phương thức tha._.nh toán... tránh sơ hở , thiệt hại cho chủ đầu tư và ngân hàng. *Thẩm định việc cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào khác. Bước thẩm định này bao gồm: -Kiểm tra việc tính toán tổng nhu cầu về nguyên vật liệu chủ yếu, năng lượng điện, nước... Trên cơ sở các định mức kinh tế, kỹ thuật so sánh với mức tiêu hao thực tế. -Đối với nguyên vật liệu thời vụ hoặc nhập khẩu cần tính toán mức dự trữ hợp lý để đảm bảo cung cấp thường xuyên, tránh lãng phí. -Đối với nguyên vật liệu nhập khẩu hoặc khan hiếm cần xem xét khả năng cung ứng thực tế trong và ngoài nước thông qua các hợp đồng hoặc các văn bản cam kết của doanh ngiệp với các nhà cung cấp về số lượng, giá cả, quy cách, phẩm chất, điều kiện giao hàng, thanh toán... Cần tìm nhiều nguồn cung cấp, không nên chỉ phụ thuộc vào một nhà cung cấp. -Đối với các dự án khai thác sử dụng tài nguyên khoáng sản phải kiểm tra tính đúng đắn của của tài liệu điều tra, cần kiểm tra giấy phép khai thác khoáng sản của cấp có thẩm quyền để đảm bảo sự hoạt động lâu dài. Cần thăm dò, khảo sát, phân tích, đánh giá về trữ lượng, hàm lượng, chất lượng tài nguyên *Thẩm định về việc lựa chọn địa điểm xây dựng dự án. Yêu cầu của việc lựa chọn địa điểm: -Tuân thủ các văn bản quy định của nhà nước về quy hoạch đất đai kiến trúc xây dựng (có giấy phép của cấp có thẩm quyền), chi phí đền bù di dân , giải phóng mặt bằng.. . -Gần nơi cung cấp nguyên vật liệu chủ yếu hoặc nơi tiêu thụ sản phẩm. -Giao thông thuận lợi, chi phí bốc dỡ, vận chuyển hợp lý. -Thuận tiện đi lại đối với cán bộ công nhân viên nhà máy. -Tận dụng cơ sở hạ tầng sẵn có: đường xá, bến cảng, điện, nước.. . -Mặt bằng phù hợp với quy mô hiện tại và dự phòng cho phát triển mở rộng trong tương lai, đạt yêu cầu vệ sinh công nghiệp, xử lý ô nhiễm môi trường, phòng cháy chữa cháy.. . *Thẩm định quy mô , giải pháp kiến trúc, kết cấu xây dựng. -Xem xét các hạng mục kiến trúc hiện có để có thể tận dụng xây dựng các hạng mục mới, đảm bảo cần thiết, phù hợp với công suất và quy mô dự án. -Dựa trên cơ sở về yêu cầu kỹ thuật để tính toán nhu cầu vốn cho từng hạng mục *Kiểm tra tính hợp lý về kế hoạch tiến độ thực hiện dự án. Đây là yếu tố quan trọng liên quan đến kế hoạch sử dụng vốn, kế hoạch sản xuất, kế hoạch cho vay thu nợ của ngân hàng. Trong bước này, cán bộ tín dụng cần: -Xác định thứ tự ưu tiên tập trung vốn đầu tư hoàn thành dứt điểm từng phần để đưa vào sử dụng: trước hết là các hạng mục công trình sản xuất, tiếp tục là các hạng mục phụ trợ, cuối cùng đến các hạng mục phi sản xuất. -Tính toán để hoàn thành các hạng mục cần thiết, có thể đưa dự án đi vào hoạt động từng bộ phận đảm bảo việc sản xuất các bộ phận hiện có. -Tránh thi công dàn đều không hiệu quả, thậm chí có khả năng thiếu vốn, thiếu nguyên vật liệu dẫn tới dở dang tất cả. *Thẩm định phương diện tổ chức, quản lý thực hiện và vận hành dự án: -Xem xét các đơn vị kinh tế, thi công, chọn lựa đơn vị có đủ năng lực và tư cách hành nghề, có giấy phép hoạt động do cơ quan có thẩm quyền cấp. -Đánh giá chủ dự án về phương diện quản lý thi công, quản lý sản xuất vận hành, trình độ đội ngũ công nhân kỹ thuật. 3.2.4 Thẩm định tính khả thi của dự án về nội dung kinh tế tài chính Trước khi quyết định bỏ vốn đầu tư cho các nhà doanh nghiệp, ngân hàng thường sử dụng phương pháp phân tích tài chính để thẩm định tính khả thi của dự án đầu tư. Có 2 phương pháp: a,Phương pháp phân tích tài chính giản đơn. Các chỉ tiêu sử dụng *Chỉ tiêu về lợi nhuận -Lợi nhuận ròng: là tổng lợi nhuận thu được trong thời gian hoạt động của dự án LN = SD - SC- ST Trong đó SD:Tổng doanh thu chính phụ của dự án SC:Tổng chi phí liên quan đến sxkd dịch vụ ST:Các loại thuế dự kiến nộp (kể cả thuế thu nhập) Nếu LN>0 thì dự án có lời. Chỉ tiêu lợi nhuận ròng chỉ sử dụng đối với những dự án đầu tư có thời hạn ngắn, môi trường kinh doanh và đồng tiền thanh toán ổn định. -Tỷ suất lợi nhuận giản đơn: Được xác định bằng tỷ số của một năm hoạt động tiêu biểu và tổng chi phí đầu tư của dự án. Tỷ suất này càng cao càng có có hiệu quả. Nếu tỷ suất lợi nhuận giản đơn cao hơn lãi xuất phổ biến trên thị trường thì da có tính khả thi. Tuy nhiên chỉ tiêu này có nhược điểm không chính xác vì: Khó xác định được năm lợi nhuận điiển hình Không tính đến tuổi thọ dự án Không tính đến thời gian của dòng tiền *Chỉ tiêu về thời gian thu hồi vốn -Thời gian thu hồi vốn đầu tư: SV T = ------------ LN +KH Trong đó: SV:tổng vốn đầu tư T:thời gian thu hồi vốn đầu tư Thời gian thu hồi vốn đầu tư càng ngắn càng tốt. -Thời gian thu hồi vốn vay: Tổng vốn vay Tv = KH TSCD LN dự án Nguồn khác Hình thành + dùng trả + (nếu có) bằng vốn vay nợ Thời gian thu hồi vốn vay Tv càng ngắn càng tốt *Điểm hoà vốn :là điểm mà tại đó doanh thu bằng chi phí bỏ ra.Điểm hoà vốn tính cho một năm và thường tính ở đơn vị SXKD ổn định. Điểm hoà vốn có thể tính theo: doanh thu, sản lượng, thời gian. -Điểm hoà vốn doanh thu: TFC DH VhvHVHVHHHHH = -------- Pi-Vi Trong đó TFC:đinh phí Vi: chi phí biến đổi cho một đơn vị sản phẩm Pi : doanh thu đợ vị - Điểm hoà vốn hoà vốn sản lượng TFC QH V = ----------- 1 - Vi /Pi -Điểm hoà vốn thời gian: giả định nhịp độ kinh doanh giữa các tháng trong năm là đều nhau, ta có: 12 x TFC TH V = ----------------------------------------- Doanh thu cả năm -Biến phí cả năm -Điểm hoà vốn trả nợ:từ điểm này trở đi doanh nghiệp có đủ tiền trả nợ vay và nộp thuế. TFC -KH + Nợ(gốc) +Tlt Đtn = --------------------------- x 100 D -B Trong đó: Tlt : thuế lợi tức D: Doanh thu năm B: Chi phí biến đổi năm Trong thực tế khi lập và thẩm định dự án đầu tư người ta tính thêm chỉ tiêu điểm hoà vốn với nhiều giá bán. Điểm hoà vốn trả nợ = 80% thì dự án không an toàn. Sản lượng Doanh thu Tổng chi phí Điểm hoà vốn Định phí Chi phí *Đánh giá khả năng trả nợ: Các nguồn tiền trả nợ hàng năm Tỷ lệ bảo đảm trả nợ = Số nợ phải trả hàng năm (gốc + lãi) Tỷ lệ này càng cao càng tốt và ngược lại.Tỷ lệ này đánh giá mức độ tin cậy của dự án, từ đó xác định mức thu hợp lý. Đối với dự án vay vốn ngoại tệ cần đánh giá thêm phương án cân đối ngoại tệ để trả nợ. b,Phương pháp dùng giá trị hiện tại: Đây là phương pháp thẩm định tính khả thi của dự án dựa vào các chỉ tiêu: Lãi kép và giá trị kép Hiện giá thuần (giá trị hiện tại thuần) Tỷ suất doanh lợi nội bộ Phân tích độ nhạy của dự án Các chỉ tiêu được tính toán theo nguyên tắc tiên tệ có giá trị thời gian của nó: Số lượng tiền tệ phải được tăng lên khi nó trở thành vốn đưa vào đưa vào quá trình tái sản xuất. *Lãi kép và giá trị kép: Lãi kép là lãi hình thành qua các năm và lãi thu được ở năm trước gộp vào vốn để làm cơ sở tính lãi cho các năm tiếp theo (cách tính lãi nhập gốc như tiết kiệm có kỳ hạn) Tn=V(1 + r)n Trong đó:Tn: giá trị kép năm thứ n V: vốn đầu tư ban đầu r: lãi suất năm n: số năm đầu tư Thẩm định dự án đầu tư qua đánh giá chỉ tiêu lãi kép và giá trị kép có ý nghĩa thực tiễn: Đồng vốn bỏ vào đầu tư phải luôn luôn sinh lời. Nguồn thu lời và vốn qua các năm đầu tư phải lớn hơn giá trị kép qua các năm. Lãi kép và giá trị kép là cái mốc đánh giá hiệu quả tối thiểu mà người đầu tư phải đạt được khi bỏ vốn đầu tư *Giá trị hiện tại thuần: Giá trị hiện tại thuần (hiện giá thuần) là hiệu số giữa tổng hiện giá qua các năm và tổng vốn đầu tư của dự án NPV = SPV - SV Trong đó: NPV:giá trị hiện tại thuần SPV:tổng hiện giá thu nhập ròng (thu nhập sau khi trừ chi phí và thuế) SV: tổng vốn đầu tư của dự án Hiện giá thu nhập (hay giá trị hiện tại) là cách tính ngược lại của giá trị kép tức là tính giá trị của đồng tiền thu được ở một thời điểm trong tương lai quy về giá trị hiện tại. Tn PVn = ------- (1+r)n Trong đó: TN: giá trị kép cuối năm n r: lãi suất năm (tỷ lệ chiết khấu) PVn: giá trị hiện tại thu nhập của vốn đầu tư sau n năm *Tỷ suất doanh lợi nội bộ (IRR): IRR là tỷ lệ chiết khấu mà tại đó NPV =0 hay nói cách khác là tỷ suất chiết khấu phải tìm sao cho với mức lãi suất đó tổng giá trị hiện tại của các khoản thu trong tương lai bằng giá trị hiện tại của vốn đầu tư. Có 2 cách tính IRR: Thứ nhất: Giải phương trình T1 T2 Tn NPV = + + .. .. + (1+r )n (1+r ) n (1+r) n Trong đó: T1,T2,...Tn là doanh thu ở các năm trong tương lai NPV là giá trị hiện tại của vốn đầu tư n là số năm đầu tư Thứ 2: Sử dụng phương pháp nội suy Cách này gồm 3 bước: -Chọn lãi suất chiết khấu R1 sao cho NPV1 dương gần 0 -Cọn lãi suất chiết khấu R2 sao cho NPV2 âm gần 0 -Sử dụng công thức: NPV1 IRR = R1 + x (R2-R1) NPV1 - NPV2 Dự án có tính khả thi khi IRR>= lãi suất cho vay trung dài hạn *Phân tích độ nhạy của dự án Phân tích độ nhạy của dự án là sự phân tích tính bất trắc, rủi ro của dự án do sự thay đổi của một hay nhiều nhân tố (giá cả, chi phí đầu tư, doanh thu...) ảnh hưởng tới NPV, IRR. Khi tính độ nhạy của dự án người ta cho các biến giá cả, chi phí, doanh thu.. biến đổi 1% để xem NPV và IRR thay đổi bao nhiêu. Điều quan trọng là phải dự đoán xu thế và mức độ thay đổi của các yếu tố ảnh hưởng. Việc phân tích độ nhạy giúp chủ đầu tư và doanh nghiệp xác định hành lang an toàn cho hoạt động của dự án Hiện nay khi thẩm định dự án đầu tư về phương diện kinh tế tài chính cần kết hợp hài hoà hai phương pháp trên và từng bước chuyển sang phương pháp thứ hai. c,Thẩm định tài sản thế chấp. Khi thẩm định tài sản thế chấp cần lưu ý tính chất hợp pháp, hợp lý, hợp lệ của hồ sơ thế chấp. Xem xét, xác định lại giá trị so với kê khai và ước tính của đơn vị. 3.2.5 Thẩm định môi trường xã hội. Tiêu chuẩn về môi trường xã hội ở các nước phát triển quy định rất khắt khe, buộc các nhà SXKD phải chi phí rất tốn kém để chống ô nhiễm. Trước tình hình đó, nhiều nhà sản xuất để giảm chi phí đã chuyển những công nghệ độc hại gây ô nhiễm sang các nước kém phát triển để đầu tư. Trong khi đó, ở các nước phát triển, vì nghèo, vì cần vốn, công nghệ để phát triển nên vấn đề bảo vệ môi trường không được quan tâm đúng mức. Hậu quả của nó là trong một thời gian không lâu sau chính sách mở cửa vấn đề ô nhiễm môi trường đã trở nên khá trầm trọng - đây là bài học mà các nhà quản lý dự án và các nhà đầu tư cần chú ý quan tâm. 3.2.6 Thẩm định phương án tổ chức thực hiện. Phương án tổ chức thực hiện được quan tâm trên các mặt: -Các phương án đấu thầu, chọn thầu -Phương án tổng mặt bằng xây dựng -Cung ứng điện nước -Tiến độ thi công (Thẩm định trình tự , ưu tiên các hạng mục sản xuất, dứt điểm sớm đưa vào sản xuất, sử dụng) 3.2.7 Thẩm định phương diện tổ chức, quản lý Thẩm định được tiến hành trên các mặt: -Hình thức kinh doanh (Công ty cổ phần, công ty TNHH, xí nghiệp quốc doanh, xí nghiệp 100% vốn nước ngoài.. .), các văn bản pháp lý chi phối loại hình SXKD. -Cơ chế điều hành: Dự án có một hay nhiều đơn vị tham gia xây dựng điều hành, quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ, sự phối hợp giữu các bên. Thành phần hội đồng quản trị, quyền hạn , trách nhiệm. -Nhân sự: Thẩm định khả năng chuyên môn, kinh nghiệm quản lý của Hội đồng quản trị, tổng giám đốc, ban giám đốc và các thành viên. 3.2.8 Kết luận Sau khi đã thẩm định đầy đủ các phương diện nêu trên, cán bộ tín dụng sẽ đưa ra quyết định cho vay (hoặc trình cấp trên nếu vượt mức phán quyết) hoặc lập công văn trả lời đơn vị nếu xét thấy dựa án không đủ diều kiện vay vốn. Cán bộ tín dụng cũng đồng thời viết tờ trình về kết quả thẩm định dự án theo mẫu do các ngân hàng quy định. chương II thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại NHCT hoàn kiếm I.Giới thiệu chung về nhct hoàn kiếm 1. Sơ lược về quá trình hình thành phát triển Trước đây ngân hàng công thương Hoàn Kiếm (tên gọi ngày nay) thuộc về ngân hàng công thương thành phố Hà Nội, đóng tại số 10 Lê Lai. Đến ngày 1/11/1985 ngân hàng được tách ra thành một ngân hàng độc lập là chi nhánh ngân hàng nhà nước quận Hoàn Kiếm. Trước 03/2001, tức là trước nghị định 53/HĐBT về đổi mới hoạt động ngân hàng thì nhiệm vụ chủ yếu của ngân hàng công thương Hoàn Kiếmlà vừa phục vụ, vừa kinh doanh tiền tệ tín dụng và thanh toán trên địa bàn quận. Ngân hàng hoạt động trong cơ chế tập trung bao cấp của Nhà nước. Sau chỉ thị số 218/CT ngày 13/7/1987 của Hội đồng bộ trưởng và đến ngày 26/3/1988 là nghị định 53/HĐCP của Hội đồng chính phủ - chính thức chuyển hệ thống ngân hàng Việt Nam sang hệ thống ngân hàng hai cấp: NHNN và NHTM - lúc này ngân hàng công thương Hoàn Kiếm trở thành NHTM thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ, đặt trụ sở tại 37 Hàng Bồ. 2. Đặc điểm về môi trường hoạt động và khách hàng NHCT Hoàn Kiếm có địa bàn hoạt động chính tại quận Hoàn Kiếm - một trong những trung tâm thương mại lớn nhất thủ đô Hà Nội với 18 phường gồm 22 vạn dân và diện tích là 415 km2. Nằm giữa trung tâm kinh tế văn hoá của cả nước, NHCT Hoàn Kiếm có thuận lợi về nhiều mặt trong hoạt động kinh doanh tiền tệ của mình. Tuy nhiên do đặc điểm dân cư trong địa bàn chủ yếu hoạt động trên lĩnh vực thương mại và có một số cơ sở sản xuất nhỏ (trên lĩnh vực thủ công mỹ nghệ là chủ yếu) do đó hầu hết khách hàng của ngân hàng là các doanhh nghiệp vừa và nhỏ hoặc các cá nhân. Bên cạnh đó, NHCT Hoàn Kiếm không tránh khỏi sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng quốc doanh khác, các ngân hàng cổ phần và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Trên địa bàn quận còn có Hội sở chính của NHCT VN nên các cơ quan, xí nghiệp lớn của các bộ sở và các doanh nghiệp có tầm cỡ khác thường mở tài khoản và giao dịch trực tiếp với hội sở chính. Do đó, khách hàng của ngân hàng công thương Hoàn Kiếm chỉ có một số đơn vị kinh tế quốc doanh, còn chủ yếu là các đối tượng khách hàng thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Tuy nhiên trong mấy năm gần đây, ngân hàng đã chú trọng và tìm mọi biện pháp nhằm thu hút và lôi kéo khách hàng là các doanh nghiệp nhà nước. Hiện nay Công ty ThăngLong, Tổng công ty Than VN, Tổng công ty Lương thực Miền Bắc... là những đơn vị lớn thường xuyên giao dịch vay vốn của ngân hàng 3. Hoạt động kinh doanh tại ngân hàng 3.1 Tình hình huy động vốn Với 12 quỹ tiết kiệm, 1 phòng giao dịch và 1 trụ sở chính, NHCT Hoàn Kiếm rất năng động trong việc huy động vốn. Tình hình này được thể hiện ở Bảng 1:kết cấu huy động vốn của NHCT Hoàn Kiếm. Qua bảng ta thấy: -Số lượng nguồn vốn huy động tăng nhanh qua các năm. Nếu tính số tuyệt đối 31/12/2000 tăng hơn 200 tỷ so với 31/12/1999 31/12/2001 tăng hơn 1100 tỷ so với 31/12/2000. Như vậy một cách tổng quan nhất, ngân hàng ngày càng huy động được nhiều vốn, đảm bảo cho đầu tư phát triển kinh tế. -Từ chỗ ngân hàng huy động vốn chủ yếu bằng cách nhận tiền gửi tiết kiệm của các tổ chức, cá nhân và dân cư (chiếm 86% vốn huy động năm 1999), đến năm 2001 tỷ trọng vốn do gửi tiết kiệm đã giảm (chỉ còn 19,4%) nhường chỗ cho tiền gửi giao dịch (80,6%) Như đã biết tiền gửi giao dịch có chi phí rẻ tạo điều kiện cho ngân hàng giảm lãi suất đầu ra, thu hút khách hàng. Tuy nhiên ngân hàng cũng phải rất chú ý tới thời hạn vì tiền gửi giao dịch là tiền gửi không kỳ hạn. -Trong tổng nguồn vốn huy động, nguồn vốn có kỳ hạn thường chiếm tới 80%. Đây là nguồn vốn ổn định, tạo cơ sở thuận lợi cho ngân hàng trong hoạt động sử dụng vốn. -Thông thường kỳ phiếu ngân hàng có lãi suất huy động thấp so với các khoản tiền gửi của khách hàng nên kỳ phiếu chỉ được áp dụng trong những trường hợp ngân hàng có nhu cầu cấp bách về vốn. Thực tế, vốn huy động bằng kỳ phiếu chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ. Tuy nhiên có sự tăng lên. Đó là do nợ quá hạn của ngân hàng quá lớn làm quỹ tiền vay của ngân hàng giảm nhiều, trong khi đó ngân hàng cần có tiền để vực mình lên. -Nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ cũng tăng nhanh qua các năm. Năm 2001 là lần đầu ntiên ngân hàng có nguồn ngoại tệ dồi dào đáp ứng nhu cầu vay ngoại tệ, tạo diều kiện mở LC thanh toán hàng nhập khẩu. Với tình hình huy động vốn như trên, NHCT Hoàn Kiếm hầu như không bao giờ rơi vào tình trạng thiếu vốn như nhiều ngân hàng khác, ngân hàng còn thường xuyên phải điều chuyển vốn không sử dụng hết về ngân hàng công thương VN 3.2 Tình hình sử dụng vốn Trong thời gian qua, NHCT Hoàn kiếm đã áp dụng nhiều hình thức cho vay đa dạng như cho vay nhắn hạn, cho vay trung và dài hạn, cho vay vốn đặc biệt, cho vay tài trợ uỷ thác các dự án nhằm khai thác triệt để nhu cầu vay vốn của các khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế. Đặc biệt trong chiến lược kinh doanh của mình, ngân hàng đã chú trọng tới khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, vừa phù hợp với điều kiện kinh tế của ngân hàng, vừa phù hợp với đường lối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn hiện nay. Xem xét cơ cấu cho vay tại bảng 2 ta thấy có những đặc điểm sau: *Thứ nhất: cơ cấu cho vay theo thành phần kinh tế Xét giai đoạn từ năm 1999 trở về trước thì khách hàng vay vốn của NHCT Hoàn Kiếm chủ yếu là tư nhân, hộ cá thể, doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn ( chiếm 94% năm 1998 và 92% năm 1999). Cho vay đối với đối tượng khách hàng này có ưu điểm lớn nhất là dễ dàng cho ngân hàng khi tìm kiếm khách hàng song lại có nhiều nhược điểm: thông thường các đối tượng thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh hoạt động nhỏ bé, chế độ sổ sách kế toán không chặt chẽ, gây khó khăn cho ngân hàng trong việc thẩm định kiểm tra, giám sát. Mặt khác, họ cũng dễ dàng gây nên các vụ lừa đảo với thủ thuật khôn khéo và bài bản. Vì vậy cho vay đối với thành phần kinh tế này là mạo hiểm hơn so với thành phần kinh tế quốc doanh. Kể từ cuối năm 1999, đầu năm 2000, khi ban lãnh đạo mới lên thay thế, đối mặt với những thất bại của các năm trước, ngân hàng đã có những giải pháp hữu hiệu thu hút khách hàng thuộc thành phần kinh tế quốc doanh, chuyển hướng từ cho vay chủ yếu đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh sang cho vay nhiều hơn đối với thành phần kinh tế quốc doanh. Từ chỗ chỉ chiếm khoảng 18% tổng dư nợ cho vay trong năm 1999, đến năm 2000, 2001 dư nợ cho vay đối với kinh tế quốc doanh đã lên tới 66,4% và 82% tổng dư nợ của ngân hàng. *Thứ 2: Xét cơ cấu cho vay theo thời hạn cho vay Khách hàng của ngân hàng chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại và dịch vụ, sản xuất rất ít nên vốn lưu chuyển nhanh , khách hàng chỉ cần vay vốn trong một thời gian ngắn là có thể thu hồi để trả nợ ngân hàng và khi cần sẽ vay món mới, tạo điều kiện cho vốn lưu chuyển nhanh, có hiệu quả. Chính vì vậy, hoạt động cho vay của ngân hàng hầu hết tập trung vào cho vay ngắn hạn. Trong cả 3 năm 1999, 2000, 2001 dư nợ ngắn hạn đều chiếm trên 70%. Bảng 1: KếT CấU NGUồN VốN HUY ĐộNG TạI NH CT HOàN KIếM 1999 2000 2001 2000 so với 1999 2001 so với 2000 Chỉ tiêu Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % Tổng nguồn huy động 399.184 100 547.716 100 1697513 100 202472 60 1149797 309,9 I.Tiền gửi DN 46.946 13,87 207.578 38,38 258.347 15,22 160632 342 50769 124,5 1,Bằng VNĐ 46.511 13,74 100.895 18,59 215.144 12,67 54384 117 114249 213,2 Tiền gửi không kỳ hạn 45.414 13,42 69.663 12,88 184.210 10.85 24249 53 114547 264,4 Tiền gửi có kỳ hạn 993 0,29 31.198 5,77 30.866 1,82 30202 3041 -332 98,94 TG vốn chuyên dụng - - - - - - - - - TG củacácTCnướcngoài 103 0,03 37 0,01 - - -66 -64 -37 - 2,Bằng ngoại tệ 345 0,13 106.683 19,72 43.203 2,55 106248 24425 -63480 40,5 Tiền gửi không k hạn 345 0,13 25.551 4,17 8.470 0,5 22116 5084 -14041 37,56 Tiền gửi có kỳ hạn - - 84.132 15,55 34.732 2,05 84132 - -49400 41,28 II.Tiền gửi tiết kiệm 290.897 85,96 329.116 60,85 329.997 19,44 38219 13 881 100.3 1,Bằng VNĐ 290.504 85,84 304.694 56,33 254.600 15 14190 5 -50094 83,6 Tiền gửi không k hạn 25.951 7,67 10.745 1,99 7.440 0,44 -15206 -58 -3305 69,2 Tiền gửi có kỳ hạn 264.552 78,17 293.948 54,34 247.158 14,56 29396 11 -46794 84,08 2,Bằng ngoại tệ 375 0,11 24.421 4,52 75.397 4,44 24046 6412 50976 308,7 Tiền gửi không k hạn - - - - - - - - - - Tiền gửi có kỳ hạn 375 0,11 24.421 4,52 75.397 4,44 24046 6412 50976 308,7 IIITiền pháthành kphiếu 596 0,18 4.021 0,78 43.748 2.05 3.605 606 30547 827,1 IV.Các nguồn khác 761 0,2 6.821 1,2 1074421 63,29 6.060 792 107600 1571 (Số liệu lấy từ Bảng cân đối kế toán ngày 31/12 các năm 1998, 1999, 2001) Bảng 2: Kết cấu nguồn vốn cho vay Đơn vị :triệu đồng 31/12/1999 31/12/2000 31/12/2001 2000 so với 1999 2001 so với 2000 Chỉ tiêu Số lượng % Số lượng % Số lượng % +,- % +,- % Tổng dư nợ cho vay 174.541 100 353.061 100 687.825 100 178.520 202,28 334.764 194,82 *Kết cấu theo thời hạn Ngắn hạn 136.226 79,8 268.564 76,1 556.609 80,9 129.338 129,9 228.045 207,25 Trung dài hạn 35.315 20.2 26.616 7,5 106.894 15,6 -8.699 75,37 80.278 401,62 Các loại khác - - 57.881 16,4 24.322 3,5 - - -33.559 42,02 *Kết cấu theo tp KT Cho vay KT QD 13.626 7,8 234.440 66,4 563.968 82 220.814 1720,53 239.528 240,56 Cho vay KT ngoài QD 160.915 92,2 123.620 33,6 123.857 18 -37.295 76,82 237 100,19 (Số liệu lấy từ Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2001) Thông qua phân tích tình hình huy động và sử dụng vốn của NHCT Hoàn Kiếm, ta có thể khái quát được kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng qua chỉ tiêu “Hiệu quả sử dụng vốn”. Nguồn vốn huy động bình quân Hiệu quả sử dụng vốn = ---------------------------------------- Dư nợ bình quân ở NHCT Hoàn Kiếm tình hình này được thể hiện ở biểu 3: Bảng 3:Hiệu quả sử dụng vốn Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 1999 2000 2001 Nguồn vốn huy động bình quân 322.048 427.997 1.326.473 Dư nợ bình quân 170.086 252.137 761.395 Hiệu quả sử dụng vốn 52.8 58,9 57,4 (Số liệu lấy từ Báo cáo tổng kết hoạt động knh doanh năm 2001) Như vậy, trong các năm 1999, 2000, 2001 ngân hàng kinh doanh chưa đạt hiệu quả cao. Hiệu quả sử dụng vốn chỉ ở mức trên 50%. Vốn huy động được mà không thể cho vay khiến ngân hàng chịu tổn thất vì nguồn huy động vẫn phải trả lãi cao, trong khi đó số tiền này không cho vay được phải gửi vào ngân hàng công thương TƯ với lãi suất thấp.Đây cũng là tình trạng chung của toàn nghành ngân hàng, đặc biệt năm 1999,2000 hệ thống ngân hàng còn tồn 3000 tỷ đồng, mặc dù lãi suất cho vay bình quân đã giảm 0,1% so với lãi suất trần quy định. II.Thẩm định dự án đầu tư trong công tác cho vay trung và dài hạn tại NHCT Hoàn Kiếm 1.Yêu cầu thẩm định dự án đầu tư tại NHCT Hoàn Kiếm Bảng 4: Tình hình nợ quá hạn Đơn vị : triệu đồng 31/12/1999 31/12/2000 31/12/2001 Chỉ tiêu Số lượng % Số lượng % Số lượng % Tổng dư nợ 174.541 353.061 687.825 Tổng dư nợ quá hạn 60.824 100 75.024 100 63.225 100 Ngắn hạn 54.983 90,4 68.980 91,9 54.988 87 Trung và dài hạn 5.841 9,6 5.611 8,1 8.237 13 Dư nợ quá hạn khó đòi - - 52.090 69,4 41.939 66,3 Trong năm 2001, hơn 20 tỷ nợ quá hạn đã được tách ra thành “nợ chờ xử lý” (Số liệu lấy từ Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2001) Theo biểu 4: “ Tình hình nợ quá hạn “ ta thấy dư nợ quá hạn tăng nhanh. Năm 1999 dư nợ quá hạn gần 61 tỷ đồng. Năm 2000 là 75 tỷ, tăng 123% so với năm1999. Đến hết năm 2001 tổng dư nợ quá hạn lại giảm, đó không phải do tình hình đã được cải thiện. Ngược lại, nợ quá hạn khó đòi quá cao buộc ngân hàng phải đưa hơn 20 tỷ đồng vào tài khoản “nợ chờ xử lý”. Sở dĩ xảy ra hiện tượng nợ quá hạn cao như vậy là vì NHCT Hoàn Kiếm trước đây đã chủ quan trong cho vay. Trước hết do quan niệm sai lầm là với những khách hàng quen thuộc thì không cần giám sát chặt chẽ và giải quyết cho vay chỉ dựa vào thông tin do khách hàng đó cung cấp thay cho những số liệu đáng tin cậy. Ngân hàng quan tâm đến việc mở rộng phạm vi cho vay mà ít chú trọng tới công tác thẩm định, quản lý, giám sát. Mặt khác trong quan hệ tín dụng còn có nhiều “mối liên kết đen “giữa cán bộ ngân hàng và khách hàng nên việc giải quyết các món vay bị hạ thấp các tiêu chuẩn, nhiều khoản tiền vay đã vi phạm nguyên tắc của tín dụng lành mạnh. Việc lơi lỏng trong cơ chế quản lý đã khuyến khích nhiều hành vi phạm pháp. Nền kinh tế nước ta đang chuyển sang cơ chế thị trường. Cùng với những diễn biến sôi động của nền kinh tế thì việc đẩu tư theo chiều sâu vào tất cả các nghành, các lĩnh vực đang được chú trọng. Đầu tư theo dự án do vậy mà cũng càng trở nên phổ biến, tăng lên cả về số lượng và quy mô. Dự đoán trong thời gian sắp tới doanh số cho vay theo dự án cũng như lợi nhuận từ công tác cho vay theo dự án của các NHTM sẽ tăng lên nhiều lần cả về số tuyệt đối và tương đối. Mục đích trước mắt của ngân hàng công thương Hoàn Kiếm là đạt dư nợ 800 tỷ vào năm 2002 (năm 2001 là 688 tỷ đồng) trong đó dư nợ trung và dài hạn là 120 tỷ chiếm 15%. Chính vì vậy các NHTM nói chung và NHCT Hoàn Kiếm nói riêng cần chú trọng hơn nữa tới công tác thẩm định dự án đầu tư. Đó là một trong những đầu mối quan trọng đảm bảo an toàn, hiệu quả, hạn chế tối đa sự thất thoát, thua lỗ và mang lại doanh lợi cao nhất. 2.Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư 2.1.Về việc thực hiện các quy chế và hướng dẫn của NHNN và NHCT VN Từ tháng 8/1998 NHCT VN đã ra văn bản hướng dẫn thẩm địmh các dự án đầu tư trong nước và quốc tế. Văn bản đã trình bày những vấn đề cơ bản nhất từ mục đích, ý nghĩa và yêu cầu của công tác thẩm định dự án đầu tư đến trình tự nội dung từng bước cụ thể của quá trình thẩm định. Từ đây, công tác thẩm định dự án đầu tư của NHCT Hoàn Kiếm về cơ bản đã được thực hiện theo sự hướng dẫn này. Đến tháng 9/2000 NHCT VN tiếp tục ra văn bản quy trình nghiệp vụ cho vay.Văn bản này đã giới thiêu tổng quát về nội dung, kỹ thuật nghiệp vụ cơ bản các bước tiến hành từ khi bắt đầu đến kết thúc một món vay. Tuy chỉ là văn bản dùng để tham chiếu trong việc tổ chức thực hiện các cơ chế thể lệ tín dụng, không phải là văn bản thay thế thể lệ, chế độ tín dụng nhưng trong thực tế nó đã đóng vai trò quan trọng đối với cán bộ tín dụng trong việc thực hiện một khoản cho vay có chất lượng và hiệu quả. ở đây tầm quan trọng của công tác thẩm định dự án đầu tư một lần nữa được khẳng định. Mặc dù vậy, tất cả các văn bản trên chỉ là những vấn đề cốt lõi, cơ bản nhất, chưa có giá trị cưỡng bức. Khi sử dụng cán bộ tín dụng hoàn toàn được quyền biến tấu cho phù hợp với yêu cầu đa dạng của từng món vay từng khách hàng. Đây chính là khe hở cho những tiêu cực phát sinh mà hậu quả của nó là hơn 80 tỷ VNĐ đang nằm trong tài khoản nợ quá hạn của ngân hàng. Ngày 30/9/2001 NHNNVN ra quyết định số 324/2001/QĐ-NHNN về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.Đến ngày 11/11/2001 NHCT VN ra văn bản số 92/HĐQT/HNCT hướng dẫn thực hiện quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng. Các văn bản này đã quy định hết sức chặt chẽ về nguyên tắc vay vốn, điều kiện vay vốn, thời hạn, lãi suất và mức cho vay, hồ sơ vay vốn, thẩm định và quyết định cho vay v.v... Nhờ vậy công tác cho vay nói chung và công tác thẩm định dự án đầu tư nói riêng của NHCT Hoàn Kiếm ngày càng chặt chẽ. Các cán bộ tín dụng buộc phải tuân thủ nghiêm túc các quy định nhằm bảo đảm an toàn hiệu quả cho các món vay. Hướng dẫn của NHCT VN cũng đưa ra các biểu mẫu quan trọng, trong đó có mẫu “tờ trình thẩm định cho vay trung và daì hạn theo dự án đầu tư”. ở đó liệt kê đầy đủ tất cả các chi tiết mà cán bộ tín dụng nhất thiết phải nghiên cứu, tìm hiểu về khách hàng của mình và trình ban lãnh đạo phê duyệt. 2.2 Nội dung thẩm định dự án đầu tư Như đã trình bày ở trên, từ khi có sự ra đời của quy chế cho vay và hướng đẫn thực hiện quy chế thì hoạt động cho vay của NHCT Hoàn Kiếm đã đi vào khuôn nếp. Công tác thẩm định dự án đầu tư nói riêng cũng được tiến hành chặt chẽ hơn, về cơ bản đã theo đúng các bước trong tóm tắt hướng dẫn thẩm định dự án đầu tư. Chính vì vậy để trình bày công tác thẩm định tại ngân hàng, tôi xin đưa ra một tờ trình thẩm định cụ thể, tờ trình này cũng dựa theo mẫu tờ trình do NHCT VN hướng dẫn: Tóm tắt:Tờ trình cho vay trung và dài hạn theo dự án đầu tư Dự án Đầu tư thiết bị công trình_mua sà lan B308 của CT Thi công cơ giới Tổng vốn đầu tư:900.000.000 Trong đó:-Vay ngân hàng:800.000.000 -Vốn tự có:100.000.000 Mục đích sử dụng vốn vay:Mua và sửa chữa nâng cấp sà lan B308. A.Thẩm định khách hàng vay vốn I.Năng lực pháp lý Công ty Thi công cơ giới có đầy đủ năng lực pháp lý trong các quan hệ kinh tế nói chung và quan hệ tín dụng nói riêng trên cơ sở các văn bản sau: Quyết định thành lập; Đăng ký kinh doanh; Chứng chỉ hành nghề xây dựng; Quyết định bổ nhiệm Giám đốc; Quyết định bổ nhiệm Kế toán trưởng. II.Lịch sử phát triển, khả năng tải chính và khả năng quản lý. 1,Tóm tắt quá trình hình thành phát triển 2.Tình hình sản xuất kinh doanh Tình hình tài chính và SXKD của công ty được thể hiên qua bảng số liệu : Chỉ tiêu 1999 2000 Quý 3,2001 I.Tình hình SXKD 1.Tổng doanh thu 45.125 53.002 58.025 2.Tổng chi phí 44.220 51.982 55.827 3.Lợi tức sau thuế 274 391 1.430 II.Tình hình tài chính 1.Vốn tự có 915 4.424 8.566 2.Vốn vay 5.316 7.048 6.200 Vay trung dài hạn 0 4.034 5.080 Vay ngắn hạn 5.316 3.014 1.120 3.Các khoản phải thu 7.201 29.501 15.256 4.Các khoản phải trả 8.692 5.102 20.325 5.Tổng giá trị TSCĐ 4.001 11.200 16.158 Nguyên giá 5.212 20.425 27.020 Đã khấu hao 1.211 9.225 10.862 6.Tài sản lưu động 12.020 7450 22.059 III.Các chỉ tiêu kinh tế 1.Tỷ suất lợi nhuận Trên doanh thu 0,006 0,007 0,024 Trên vốn 0,041 0,033 0,96 2.Hệ số thanh toán Chung 0,86 0,92 1,03 Nhanh 0,62 0,61 0,54 Nhận xét: -SXKD có hiệu quả -Xu hướng phát triển tốt, phát triển giao thông đường thuỷ là định hướng của Nhà nước và bộ GTVT. -Doanh nghiệp là khách hàng vay vốn có uy tín của các ngân hàng (Ngân hàng đầu tư phát triển Hà nội) -Doanh nghiệp luôn thực hiện tốt nghĩa vụ đối với ngân sách. -Có quan hệ uy tín với bạn hàng. B.Thẩm định dự án đầu tư I.Cơ sở lý luận của dự án -Luận chứng kinh tế khả thi “Đầu tư thiết bị công trình” -Luận chứng kinh tế khả thi “Mua sà lan B308” ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0034.doc
Tài liệu liên quan