Các biện pháp kĩ thuật chăm sóc mía lưu gốc tại đội 4, Nông trường Hà Trung - T.X Bỉm Sơn - Thanh Hoá

PHầN I: ĐIềU TRA CƠ BảN I. Điều kiện tự nhiên: 1.1. Vị trí địa lí: Nông trường Hà Trung nằm trên địa phận thị xã Bỉm Sơn, thuộc phía Bắc tỉnh Thanh Hoá. Có toạ độ 105,470 - 105,540 kinh Đông và 20,4’ - 20,9’ vĩ độ Bắc, cách thành phố Thanh Hoá 34km về phía Nam, có đường quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam chạy qua. . Phía Đông giáp xã Hà Vinh. . Phía Tây giáp huyện Thạch Thành. . Phía Nam giáp phường Ngọc Trạo - Bỉm Sơn và xã Hà Long. . Phía Bắc giáp trại Thanh Ninh. 1.2. Điều kiện đất

doc97 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1430 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Các biện pháp kĩ thuật chăm sóc mía lưu gốc tại đội 4, Nông trường Hà Trung - T.X Bỉm Sơn - Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đai và khí hậu: 1.2.1.Điều kiện đất đai: + Địa hình: Nông trường Hà Trung có địa hình đồng bằng nửa trung du có nhiều đồi úp bát xen lẫn thung lũng nhỏ, nhìn chung độ dốc thấp khoảng từ 50 đến 40 - 450, độ cao trung bình 50 - 100m so với mực nước biển, địa hình thoải dần từ phía Bắc về phía Đông Nam. Có nhiều vùng tương đối bằng phẳng thuận tiện cho việc sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp. Đồng ruộng đã được quy hoạch tách biệt so với khu dân cư thuận tiện cho việc vận chuyển vật tư, vật liệu sản xuất và áp dụng cơ giới hoá trên đồng ruộng. -Tổng diện tích đất tự nhiên: 2120,71 ha. -Thành phần cơ giới đất: Đất thịt nhẹ, đất sét. Đất đai Nông trường Hà Trung bao gồm nhiều loại, chủ yếu có các loại chính sau: . Đất đỏ vàng phát triển trên đất sét. . Đất đỏ vàng phát triển trên đất đá vôi. . Đất bồi tụ trên sản phẩm Cacbonat. . Đất dốc tụ ven khe suối và chân đồi. Các loại đất trên có tầng canh tác dày 50 - 100cm, phân bố hầu hết ở độ dốc 10 - 150. Đất đai tương đối phù hợp với nhiều loại cây trồng, có khả năng đa dạng hoá nhiều loại cây trồng đặc biệt phù hợp với mía và dứa. Bảng 1.1: Hiện trạng sử dụng đất đai của nông trường Cơ cấu đất Diện tích (ha) Tỉ lệ (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 2120,71 100 I. Đất nông nghiệp 1166,8 50,02 1. Đất trồng cây công nghiệp hàng năm 854,2 40,27 2. Đất trồng lúa màu 22,3 1,05 3. Đất trồng cây lâu năm 289,3 13,64 4. Mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 3,67 0,17 II. Đất lâm nghiệp 591,5 27,89 1. Rừng trồng 562,31 26,51 2. Rừng tự nhiên 8,62 0,41 3. Rừng phòng hộ 20,57 0,97 III. Đất chuyên dùng 149,06 7,03 1. Giao thông thuỷ lợi 106,3 5,01 2. Đất xây dựng 13,1 0,62 3. Đất mặt nước 27,7 1,31 4. Đất chuyên dùng khác 1,96 0,09 IV. Đất thổ cư 11,48 0,54 1. Dân cư đô thị 0,6 0,03 2. Dân cư nông thôn 10,88 0,51 V. Đất chưa sử dụng 142,6 6,72 1. Sông suối, mặt nước thuỷ lợi 63,35 2,98 2. Núi đá 44,11 2,08 3. Đất chưa sử dụng khác 35,14 1,65 + Tính chất đất: - Tính chất nông hoá: Độ PHkcl : 3,7 (chua rất mạnh) Muối : 1,1% (nghèo) Đạm tổng số : 0,06% (nghèo) Lân dễ tiêu : 4,8mg/100g đất (nghèo) Kali dễ tiêu : 5,4mg/100g đất (nghèo) -Tính chất cơ giới: Tầng đất dày : 120cm Mức kết von : 0 - 30cm là 10% 30 -70cm là 10% 70 - 100cm là 60% Nhìn chung: Đất đai ở Nông trường Hà Trung chủ yếu là đất thịt nhẹ, đất xét do đó nó có khả năng giữ đất, giữ phân tốt, phù hợp với nhiều loại cây trồng: Cây công nghiệp, cây ăn quả…. là điều kiện để đa dạng hoá sản phẩm cây trồng. Tuy nhiên diện tích đất chưa sử dụng còn nhiều, chưa tận dụng hết quỹ đất hiện có, tiềm năng mở rộng diện tích sản xuất còn nhiều. Tuỳ theo thành phần cơ giới đất, điều kiện khí hậu thời tiết của từng năm, nhu cầu tiêu thụ của thị trường mà bố trí cơ cấu cây trồng cho phù hợp đảm bảo cả về năng suất, phẩm chất và giá cả. 1.2.2. Điều kiện khí hậu: Nông trường Hà Trung nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa của đồng bằng Bắc Trung bộ, mỗi năm có hai mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 - tháng 10, với lượng mưa khoảng 1537mm. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 - tháng 4 năm sau với lượng mưa khoảng: 246mm. Tổng lượng mưa hàng năm: 1783mm. Trong mùa mưa chủ yếu có gío Nam, Đông Nam xen kẽ thỉnh thoảng có vài đợt gió Tây Nam gây ra khô nóng. Nhiệt độ trung bình hàng năm : 23,00C ẩm độ không khí trung bình: 85% Lượng bốc hơi ( thuỷ phần ): 770mm Tốc độ gió bình quân: 1,8m/s Những diễn biến phức tạp của khí hậu, thời tiết gây ảnh hưởng: Mùa hè thường có gió Đông Nam, gió Tây Nam xuất hiện vào tháng 6, tháng 7, bão thường xảy ra từ tháng 8 - tháng 10. Mưa bão kèm theo lũ lụt ảnh hưởng đến tình hình sản xuất đồng thời với lượng mưa lớn dễ gây ra hiện tượng xói mòn đất, làm cho độ màu mỡ, độ phì của đất giảm. Về mùa đông chịu ảnh hưởng rõ rệt của gió mùa Đông Bắc, hiện tượng sương muối thường xuất hiện vào tháng 1, tháng 2 làm cho cây chậm phát triển thậm chí có thể bị chết. Bảng 1.2: Diễn biến các yếu tố khí hậu thời tiết qua 3 năm (2003,2004,2005). Yếu tố Năm Tháng Nhiệt độ (0C) ẩm độ (%) Lượng mưa (mm) 2003 2004 2005 2003 2004 2005 2003 2004 2005 1 16,8 17,3 16,9 85 86 83 28,0 6,6 4,9 2 20,5 17,7 18,1 91 90 91 92,0 39,2 10,3 3 21,5 19,9 18,8 81 89 88 24,2 35,4 19,0 4 25,1 23,6 23,1 90 90 91 52,4 133,5 25,4 5 28,3 26,0 28,4 85 87 85 192,9 178,3 115,3 6 29,8 28,9 30,3 76 79 75 122,6 149,6 153,4 7 29,2 28,6 28,9 83 82 82 264,8 139,7 221,7 8 28,4 28,2 28,0 87 87 88 55,1 171,1 439,5 9 26,9 27,0 27,3 88 86 88 523,9 271,1 380,9 10 25,5 24,7 25,3 84 80 73 20,9 37,2 78,2 11 23,2 22,4 22,6 82 81 83 0,8 29,0 129,0 12 18,4 19,3 17,2 82 79 76 9,5 101,8 14,8 TB 24,5 23,6 23,7 84,5 84,7 83,6 115,6 107,7 132,7 Bảng 1.3: Diễn biến khí hậu thời tiết trong 6 tháng năm 2006. Chỉ tiêu Tháng Nhiệt độ (0C) ẩm độ (%) Lượng mưa(mm) 12 (2005) 17,2 76 14,8 1 18,2 81 3,7 2 18,6 90 24,9 3 19,6 90 38,6 4 24,6 88 3,9 5 27,52 88,3 13,2 3. Giao thông, thuỷ lợi: 3.1. Giao thông: Thực hiện chính sách “ Nhà nước và nhân dân cùng làm’’, hiện nay hệ thống giao thông ở Nông trường Hà Trung có những chuyển biến rõ rệt. Hệ thống giao thông từ Nông trường xuống các đội đã được xây dựng và ngày càng hoàn chỉnh. Ngoài điều kiện về vị trí địa lý nằm trên trục đường quốc lộ 1A và đường sắt Bắc Nam chạy qua, Nông trường còn tiếp giáp với khu công nghiệp xi măng Bỉm Sơn, khu công nghiệp Bắc Sơn ( nhà máy chế biến tức ăn gia súc, nhà máy lắp ráp ô tô, nhà máy gỗ mỹ nghệ…) nên hệ thống giao thông có nhiều thuận lợi cho việc vận chuyển vật tư, trao đổi sản phẩm, trao đổi thông tin, giao lưu học hỏi kinh nghiệm sản xuất… Đường giao thông có 3 tuyến chính sau: - Cầu Sòng (đường Hồ Tùng Mậu) đi đội 2, đội 4, đội 6 Nông trường dài 8km, có 4km đã đổ nhựa, rải bê tông, còn lại là đường đá cấp phối. - Từ đội 1 đi Hà Vinh (điểm cuối cùng của đội 1) đã được rải bê tông. - Đường trục đi các đội có 4km giải đá cấp phối. - Hệ thống đường liên lô, liên thửa phục vụ sản xuất và vận chuyển (vật tư, vật liệu sản xuất và sản phẩm ), tiêu thụ sản phẩm đã được cải thiện đảm bảo việc lưu thông giữa các lô và thuận lợi cho việc đưa cơ giới hoá vào sản xuất. 3.2. Thuỷ lợi: Thực tế ở Nông trường Hà Trung hiện nay hệ thống tưới tiêu chưa phát huy được tác dụng, hay ít phát huy được tác dụng do điều kiện địa hình, sự chênh lệch so với mực nước biển lớn. Đối với hệ thống mương tiêu Nông trường đã thực hiện phương pháp đào hào, trồng cây theo đường đồng mức để hạn chế sói mòn đất, phat huy tối đa hiệu quả. Hiện tại Nông trường có 3 hệ thống đập chính: - Đập khe gỗ ( ở đội 1). Đập đã bị xuống cấp từ vài năm trước và bây giờ đã cho sửa chữa, đập tiếp tục hoạt động cung cấp nước được khoảng 50 - 60 ha diện tích cây trồng ( trong đó có diện tích trồng lúa). - Đập khe cạn ( ở đội 1). - Đập ba lá ( ở đội 2). Hai đập trên hiện tại cũng đang bị xuống cấp, khả năng giữ nước kém. Nhìn chung với địa hình đồi núi thì việc cung cấp nước và nguồn nước phục vụ cho sản xuất là rất khó khăn, sản xuất cây trồng nhờ nước trời là chính. II. Tình hình dân sinh - kinh tế - xã hội: 2.1. Dân số và lao động: + Tổng dân số: 2.340. + Tổng lao động: 1930. - Lao động tại chỗ: 1200. - Lao động thời vụ có: 1687. . Lao động biên chế: 762 lao động. . Lao động không biên chế: 164 lao động. . Các lao động khác: 761 lao động. + Chất lượng lao động: - Tỷ lệ lao động trong độ tuổi. - Lao động chuyên môn nghiệp vụ đã qua đào tạo. - Lao động thủ công. Nhận xét: Trong vài năm gần đây tỷ lệ tăng dân số tự nhiên có su hướng giảm so với các năm trước do cán bộ công nhân viên Nông trường đã nhận thức tốt và thực hiện đúng đắn việc sinh đẻ có kế hoạch. 2.2. Tình hình thu nhập và đời sống: - Tình hình thu nhập của hộ công nhân. - Mức thu nhập bình quân của công nhân viên chức: 600.000đ / tháng. - Nhà ở: Không còn nhà tranh tre nứa lá, 100% là nhà ngói, nhà bằng và nhà tầng. - Về đời sống: Đã được củng cố thêm , mặc dù mức thu nhập còn thấp song đời sống của các hộ gia đình công nhân vẫn từng bước đi lên, nhờ biết vận động và tham gia thêm nhiều việc khác mang lại lợi ích kinh tế cho gia đình mình. Các phương tiện đi lại thuận lợi hơn, nhiều hộ gia đình đã có khả năng mua xe máy và tỷ lệ hộ có xe ngày càng nhiều. Về phương tiện nghe nhìn: 100% hộ có ti vi, đài nghe phục vụ giải trí và cập nhật tin tức hàng ngày. Một số hộ làm kinh tế tốt ngày càng mang về cho gia đình những phương tiện sinh hoạt tiện nghi… đời sống ngày một cải thiện nâng cao lên. 2.3. Văn hoá và xã hội: * Tình hình cơ sở vật chất: + Tài sản cố định: Qua điều tra cơ bản về tài sản cố định của Nông trường ta có bảng sau: Bảng 1.4.: Tài sản cố định của Nông trường Số TT Hạng mục Đơn vị tính Số lượng Chất lượng 1 2 3 4 5 6 7 Máy cày, bừa, rạch hàng Mạng lưới đường dây điện Đường giao thông Trạm xá Hội trường Văn phòng đảng uỷ, giám đốc Văn phòng các phòng ban cái km km m2 m2 m2 m2 7 12 30 60 600 300 3 mới, 4 cũ Rải nhựa, rải đá Nhà cấp 4 Nhà mái bằng Nhà mái bằng Nhà mái bằng + Tài sản lưu động: - Vốn để sản xuất kinh doanh (giống, phân, thuốc trừ cỏ…và các chi phí khác). . Hiện tại ở Nông trường sử dụng vốn tự quay vòng là chính, ngoài ra còn thu hút thêm các nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài. . Giống: Do công nhân tự sản xuất, lấy nguồn giống trồng mới tại các vườn mía giống tốt và vườn chồi dứa có chất lượng tốt. Ngoài ra khi có sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng hay đưa vào địa bàn Nông trường những giống mới có chất lượng đã được khẳng định kiểm nghiệm ngoài thực tế thì nguồn giống được cung cấp bởi các công ty giống cây trồng, viện di truyền hay cây giống trực thuộc của bộ NN và PTNT. . Phân: Chủ yếu là phân vô cơ: N,P,K được nhập từ các nhà máy Lâm Thao, Thần Nông, Tiến Nông, Việt Nhật… Phân hữu cơ: Mùn rác, bã mía, phân chuồng gia súc… Phân vi sinh: Lấy từ nhà máy mía đường Việt Đài . Thuốc BVTV: Thuốc xử lý thúc chín tố, thuốc trừ cỏ, thuốc trừ sâu bệnh, được nhập từ các công ty vật tư BVTV1, công ty thuốc trừ sâu Sài Gòn - chi nhánh tại Hà Nội, Thanh Hoá. * Trình độ dân trí: Nhìn chung trình độ dân trí của công nhân Nông trường đã và đang được nâng cao. Người công nhân ngoài lao động cần cù, chịu khó còn tích cực tham gia các buổi họp, hội thảo, học và chuyển giao khoa học kĩ thuật, đưa tiến bộ và vận dụng các tiến bộ KH - KT vào sản xuất nhằm nâng cao được năng suất, chất lượng sản phẩm phục vụ ngày càng thiết thực hơn cho cuộc sống, mở rộng thị trường trong thời buổi cạnh tranh khốc liệt. Trình độ học vấn của cán bộ, CNVC Nông trường ngày càng hoàn thiện, nâng cao. Hầu hết đều là những cán bộ đã qua đào tạo trình độ đại học và có nhiều năm kinh nghiệm công tác. Luôn học hỏi và tiếp thu các tiến bộ khoa học mới, vận dụng vào sản xuất kinh doanh của Nông trường. Là những người đi đầu, tiên phong lại rất gần gũi, thân thiện với người công nhân nên được mọi người rất mực tin tưởng, quý mến. Ngoài ra Nông trường còn thường xuyên tổ chức các buổi học tập chính trị về chủ chương chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước cho các tầng lớp công nhân đặc biệt là các thanh niên tham gia lao động sản xuất. Giúp mọi người nắm rõ, cập nhật các thông tin nhất là về luật lao động, quyền lợi và nghĩa vụ của người công nhân. * Phong tục, tập quán: - Đa số công nhân Nông trường là người kinh, theo đạo phật là chủ yếu. Luôn thực hiện nếp sống văn minh, gia đình văn hoá. Đám ma không còn phức tạp và rườm rà như trước, đám cưới văn hoá không phô chương lãng phí. Con cái vâng lời cha mẹ, người dưới lễ phép lễ độ với người trên. Lịch sự trong giao tiếp với người ngoài, ham học hỏi đủ tài và đức phục vụ cho gia đình, đất nước. Các tệ nạn xã hội luôn được cảnh giác và đẩy lùi, các hủ tục lạc hậu không còn, gìn giữ thuần phong mĩ tục. - Các buổi sinh hoạt thanh niên, các ngày lễ kỷ niệm lớn tưởng nhớ những người có công lao với đất nước, có công với cách mạng, với người dân Việt Nam luôn được tổ chức và ngày càng khắc sâu trong tâm hưởng con người nơi đây sống sao cho tốt hơn, xứng đáng hơn và cống hiến ngày càng nhiều hơn. * Chính sách xã hội của Nông trường: Xây dựng trạm y tế để khám bệnh, chữa bệnh cho công nhân. Chính sách bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội khác luôn được thực hiện đầy đủ và quan tâm đúng mức. Hệ thống phát thanh của Nông trường đã đưa được tình hình sản xuất và thông tin đến sâu rộng từng hộ gia đình công nhân. * An ninh trật tự: Do đời sống của công nhân viên chức, người lao động ngày càng được cải thiện, đáp ứng tạm đủ cho cuộc sống vì thế mà tình hình an ninh trật tự cũng được ổn định. Không sảy ra hiện tượng mất trộm, cắp tài sản chung cũng như tài sản riêng. Nông trường đã tăng cường các biện pháp bảo vệ nên không có hiện tượng gây rối trị an, gây nhũng nhiễu trong cuộc sống của con em Nông trường. 2.4. Các tổ chức chính quyền và đoàn thể: 2.4.1.Các tổ chức chính quyền: - Bộ máy lãnh đạo gồm: Một giám đốc Một phó giám đốc - Các phòng ban: . Phòng tổ chức: gồm 4 người . Phòng kinh doanh: gồm 5 người . Phòng hành chính quản trị: gồm 3 người . Phòng kế hoạch sản xuất: Gồm 6 người . Ban nữ công . Đội sản xuất: Nông trường có 6 đội sản xuất nông nghiệp, một hợp tác xã dịch vụ tiêu thụ, một đội vừa phục vụ sản xuất vừa xửa chữa. Đội sản xuất chủ yếu tập trung vào chuyên ngành trồng trọt tạo sản phẩm và chú trọng nhất là mía, dứa. 2.4.2. Các tổ chức đoàn thể: * Tổ chức Đảng: Đảng viên là lực lượng nòng cốt trong việc chỉ đạo, thực hiện công việc sản xuất tiếp thu các tiến bộ KH - KT đến với người công nhân. Đảng bộ Nông trường có 8 chi bộ. - Sáu chi bộ sản xuất nông nghiệp - Một chi bộ cơ khí nông nghiệp - Một chi bộ khối chính quyền. * Đoàn thanh niên: - Một bí thư - Ba uỷ viên * Công đoàn. * Hội phụ nữ. * Hội cựu chiên binh. III. Tình hình sản xuất - kinh doanh: 3.1.Tình hình sản xuất ngành trồng trọt: * Cơ cấu cây trồng năm 2005 (định hướng năm 2006): Mía: 750 ha Dứa: sấp xỉn 300 ha Cao su: 182 ha Lúa màu: 21 ha Cây ăn quả: 110 ha Hiện nay phương hướng sản xuất chính của Nông trường Hà Trung là chú trọng việc trồng mía, dứa và chăm sóc cao su. Đặc biệt chủ đạo là mía, dứa. Nông trường tập trung sản xuất hai loại cây trồng này với nhiều phương pháp, biện pháp kĩ thuật chuyên sâu và tiên tiến hơn nhằm nâng cao về năng suất, chất lượng sản phẩm phục vụ được nhiều cho thị trường, tạo uy tín trong thị trường… mở rộng thị trường. Ví dụ: Với mía thay các giống cũ năng suất thấp bằng các giống mới có năng suất cao, chất lượng đường tốt như: ROC 10, ROC 16… áp dụng các biện pháp chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, củng cố mạng lưới giao thông thuỷ lợi, thực hiện thâm canh mía ở những vùng thuận lợi. Với dứa, chọn giống tốt, sử dụng đồng thời cả hai loại giống Queen và Cayen ở những chân đất phù hợp, xử lý dứa ra hoa trái vụ nhằm cung cấp liên tục cho thị trường các sản phẩm có chất lượng, phục vụ tiêu dùng trong vùng, các tỉnh lân cận và phuc vụ cho nhà máy ép nước hoa quả, dứa đóng hộp để xuất khẩu… * Diện tích, sản lượng, năng suất, của một số cây trồng chính qua 3 năm 2003, 2004, 2005. Bảng 1.5: Diện tích, sản lượng, năng suất, của mía, dứa, cao su qua 3 năm 2003, 2004, 2005. Tt Năm Chỉ tiêu Cây trồng 2003 2004 2005 S (ha) NS (tạ/ha) SL (tấn) S (ha) NS (tạ/ha) SL (tấn) S (ha) NS (tạ/ha) SL (tấn) 1 Cây mía 809,8 68,54 53.060 781,4 55,0 43.500 707,8 2 Cây dứa 180,7 1.437 160,2 2.389 371,4 3 Cây cao su 182,65 182,65 182,6 + Tổng thu nhập trên dầu người dân từ ngành trồng trọt. + Phương hướng phát triển sản xuất một số cây trồng chính. 3.2. Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi: Tại Nông trường Hà Trung ngành chăn nuôi chưa được chú trọng quan tâm đúng mức, chủ yếu chăn nuôi theo hộ gia đình manh mún nhỏ lẻ. Trong tương lai ngành chăn nuôi của Nông trường sẽ được đầu tư và phát triển mạnh. 3.3.Tình hình sản xuất lâm nghiệp: Do nhiều yếu tố chi phối nên sản xuất lâm nghiệp ít chỉ chiếm 10% diện tích toàn Nông trường, gồm cả rừng trồng, rừng phòng hộ, cây tre bóng mát. - Diện tích rừng trồng: 562,31 ha - Diện tích rừng tự nhiên: 8,62 ha - Diện tích rừng phòng hộ: 20,57 ha Diện tích đất có thể phát triển ngành lâm nghiệp : 144,56 ha Thu nhập bình quân đầu người từ ngành lâm nghiệp là thấp. Hiện nay Nông trường đang có nhiều biện pháp để phát triển ngành lâm nghiệp như: Đầu tư trồng rừng bạch đàn trên đất đồi, trồng rừng keo lá tràm… chủ yếu khoán cho hộ nông dân trồng mục đích chống sói mòn, giữ nước góp phần tăng thu nhập cho nhân dân. 3.4. Tình hình sản xuất các ngành nghề khác: 3.4.1. Nuôi trồng thuỷ sản: Do điều kiện kinh tế và việc áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất chưa cao. Nên ngành nuôi trồng thuỷ sản ở đây chỉ mang tính chất nhỏ lẻ, manh mún. Hầu hết là do hộ nông dân tự nuôi, các giống cua, tôm, cá chủ yếu là các giống địa phương, ít có giống mới nên năng suất, sản lượng thấp. Nhìn chung ở Nông trường Hà Trung là đất đồi núi thấp, diện tích mặt nước ao hồ ít, khả năng tận dụng nguồn thức ăn chưa cao. Gần đây Nông trường đã cử cán bộ và nhân viên đi tham quan học hỏi ở các tỉnh phía Nam về thâm canh nuôi trồng thuỷ sản, mục đích mang những cái mới, tiến bộ KH - KT vào áp dụng, cải tiến trong điều kiện thực tế của Nông trường giúp trực tiếp các hộ nông dân và tập thể cải thiện nâng cao được đời sống của mình. Hi vọng trong tương lai gần đây nuôi trồng thuỷ sản là ngành sản xuất hàng hoá vừa phục vụ nguồn thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao cho người dân trong vùng, vừa phục vụ cho các nhà máy đóng hộp đông lạnh, nhà máy chế biến thức ăn gia súc… mang lại lợi nhuận và giá trị kinh tế cao. 3.4.2. Ngành cơ khí: Song song với việc phát triển sản xuất ngành trồng trọt thì ngành cơ khí của Nông trường đã và đang là thế mạnh vững chắc và ngày càng phát tiển. Ô tô, máy kéo….phục vụ cho việc vận chuyển vật tư, vật liệu đầu vào cho sản xuất và đồng thời vận chuyển các sản phẩm đến nơi tiêu thụ, đáp ứng kịp thời trong lúc thời vụ cấp thiết. Máy cày, máy bừa, máy phay… phục vụ đắc lực trong các khâu súc ủi, cày bừa, lật đất, dọn sạch đồng ruộng, tạo cho đất luôn được tơi xốp, thoáng khí để chuẩn bị cho việc trồng mới. Hay cày bón phân xen giữa các lần sinh trưởng của cây trồng… Ngoài ra ngành cơ khí của Nông trường còn phục vụ được cho công việc sửa chữa, làm mới các trang thiết bị, máy móc, phụ tùng xe ô tô và các loại xe cơ giới khác cho các đơn vị tập thể, tư nhân khác ngoài Nông trường. Ngày càng tạo thêm nhiều uy tín và là địa chỉ đáng tin cậy trong điều kiện nền kinh tế thị trường cạnh tranh hiện nay. IV. thuận lợi, khó khăn của Nông trường Hà Trung trong quá trình phát triển sản xuất: 4.1. Thuận lợi: Nông trường Hà Trung với diện tích đất tương đối lớn, thành phần cơ giới đất và tính chất đất phù hợp cho việc phát triển nông nghiệp đặc biệt là trồng cây công nghiệp mía, dứa, sản phẩm mang lại từ hai loại cây này có tính chất hàng hoá cao, thị trường rộng lớn. Đồng thời ở đây còn có khả năng đa dạng hoá các loại cây trồng, nó vừa mang ý nghĩa phục hồi cải tạo đất mà sản phẩm từ các cây trồng này lại cho giá trị kinh tế cao. Địa hình ở đây nói chung là không phức tạp lắm chủ yếu là các đồi úp bát, độ dốc nhỏ, sườn thoai thoải nên việc đưa cơ giới hoá vào sản xuất là dễ dàng từ khâu làm đất, chăm sóc… cho đến khâu thu hoạch sản phẩm mang ra thị trường đều thuận lợi. Cho nên việc đưa cơ cấu cây trồng phù hợp, hợp lý có tính chất chuyên hoá cao có ý nghĩa rất to lớn trong việc đầu tư thâm canh, phát triển sản xuất… nâng cao đời sống của công nhân cũng như làm tăng doanh thu của Nông trường. Mặt khác Nông trường Hà Trung lại nằm ở vị trí đặc biệt: Phía Bắc tỉnh Thanh Hoá, có di tích lịch sử đền Sòng Sơn nổi tiếng, giáp danh với thị xã Tam Điệp tỉnh Ninh Bình. Đồng thời có đường giao thông nóng là quốc lộ 1A và đường sắt Bắc Nam chạy qua, đây là đường giao thông quan trọng nhất xuyên khắp cả nước việc đi lại hoạt động rất nhộn nhịp, sản phẩm làm ra của công nhân từ Nông trường luôn được hành khách biết đến ưa chuộng và đây chính là điều kiện thuận lợi để mở rộng thêm nhiều thị trường, đưa sản phẩm hàng hoá đi các nơi. Việc vận chuyển cung ứng vật tư, vật liệu đầu vào trong nông nghiệp cũng như việc tiếp thu các tiên bộ KH - KT vào sản xuất được cập nhật nhanh chóng kịp thời, cơ sở hạ tầng khá đảm bảo cho việc sản xuất. Trong tương lai rất gần đây Nông trường sẽ cho ra đời nhà máy chế biến rau quả sẽ đáp ứng tốt hơn cho thị trường đồng thời tạo thêm công ăn việc làm cho nhiều lao động. Đây là việc làm có ý nghĩa rất thiết thực của cán bộ các cấp mong đẩy mạnh sự phát triển của Nông trường ngày một vững mạnh đi lên. Hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, đội ngũ cán bộ công nhân có bề dày kinh ngiệm thực tế, tinh thần trách nhiệm cao, lao động tích cực, tiếp thu nhanh với tiến bộ KH - KT. Nhờ vậy mà đáp ứng được nhu cầu của thị trường, nhu cầu của cuộc sống ngày một cao. 4.2. Khó khăn: Tuy nhiên trong quá trình tổ chức sản xuất ở Nông truờng Hà Trung còn gặp phải nhiều khó khăn nhất định cơ bản: Nhìn chung với diện tích đất tương đối lớn mà hệ thống kênh mương, ao hồ lại ít, khả năng dự trữ nước kém, nước có theo mùa nên không đáp ứng được cho công việc đưa thuỷ lợi hoá vào sản xuất. Xét về cơ cấu, thành phần dinh dưỡng có trong đất là nghèo, việc phục hồi gặp nhiều khó khăn do điều kiện nguồn vốn còn hạn hẹp chủ yếu các hộ gia đình công nhân tự bỏ vốn cải tạo đất của mình. Hơn nữa đơn vị sản xuất kinh doanh ra sản phẩm lại là các sản phẩm từ nông nghiệp cho nên chịu tính rủi ro cao, sản phẩm làm ra trực tiếp trên cây con ở đồng ruộng bị chi phối rất lớn bởi điều kiện khí hậu thời tiết từng mùa, từng năm. Mặt khác các yếu tố khí hậu thời tiết có nhiều bất thường như: Về mùa mưa lũ lụt gây sói mòn rửa trôi dinh dưỡng, có những đợt nắng nóng kéo dài, kèm với gió lào gây hiện tượng khô héo, chết cây. Về mùa khô ẩm độ đất thấp, cây trồng thiếu nước đồng thời hay sảy ra hiện tượng sương muối… ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp. Nguồn vốn đầu tư cho sản xuất nông nghiệp ít, giá đầu vào cao, sản phẩm bán ra lệ thuộc nhiều vào sự biến động giá cả của thị trường, không mang tính ổn định. PHần II: chỉ Đạo sản xuất Đề tài: Các biện pháp kĩ thuật chăm sóc mía lưu gốc tại đội 4, Nông trường Hà Trung - T.X Bỉm Sơn - Thanh Hoá. I. Đặt vấn đề: Do điều kiện tự nhiên về địa hình, đất đai, khí hậu… của Nông trường Hà Trung tương đối phù hợp cho cây mía sinh trưởng phát triển tốt hơn so với vây trồng khác và là cây trồng mang tính chiến lược có giá trị kinh tế cao. Mặt khác với hoạt động của nhà máy mía đường Việt - Đài đã tạo nên lợi thế lớn cho ngành nông nghiệp nói chung và ngành trồng mía nói riêng. Góp phần đẩy nhanh CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn, xoá đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm, ổn định dân sinh kinh tế, tăng cường an ninh trật tự xã hội. Ngoài sản phẩm chính là đường cây mía còn là nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp khác như: sản xuất rượu cồn công nghiệp, men, các loại axit; bã mía dùng làm nhiên liệu đốt, làm ván ép, bùn lọc để sản xuất phân bón… Bên cạnh đó cây mía còn có khả năng bảo vệ được đất chống sói mòn, bảo vệ môi trường sinh thái. Cho nên cây mía đang là cây trồng chủ lực thu hút các hoạt động NCKH và áp dụng các tiến bộ KH - KT vào sản xuất. ở Nông trường có nhiều mô hình thâm canh năng suất cao, hiệu quả kinh tế ổn định. Đặc biệt là ở các vườn mía lưu gốc: Chồi lớn rất nhanh, rất khoẻ mạnh, các lần lưu gốc 1, 2, 3 năng suất thậm chí hơn cả mía tơ ( mía trồng lần đầu). Mía lưu gốc đỡ công làm đất, đỡ lượng giống, đỡ công trồng trọt vì vậy hiệu quả kinh tế mang lại càng cao hơn. Kéo dài thời vụ lưu gốc còn tận dụng, khai thác đất có hiệu quả, bền vững. Tuy nhiên mía lưu gốc do nhiều vụ (3 - 5 năm) liên tục sử dụng trên một chân đất nên tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển đặc biệt là sâu đục thân, bọ hung đen, rệp … Do đó trong quá trình chăm sóc cần có các biện pháp tác động đồng thời, mục đích là tạo cho cây mía có sức đề kháng tốt, khoẻ mạnh, sinh trưởng phát triển nhanh, đồng đều. Xuất phát từ thực tiễn sản xuất và trên cơ sở khoa học, kiến thức đã được nhà trường trang bị. Chúng tôi chọn đề tài chỉ đạo sản xuất : ’’ Các biện pháp kĩ thuật chăm sóc mía lưu gốc. Tại đơn vị đội 4 - Nông trường Hà Trung, Bỉm Sơn, Thanh Hoá ’’ nhằm phổ biến, nhân rộng mô hình sản xuất thâm canh mía trên toàn diện tích mía để lưu gốc năm 2006. II. Mục đích, yêu cầu: 2.1. Mục đích: - Giúp người nông dân nắm vững được kĩ thuật thu hoạch, xử lý và chăm sóc mía. - Tạo điều kiện cho mía lưu gốc sinh trưởng, phát triển tốt, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, đạt năng suất chất lượng cao, hạ giá thành sản phẩm. 2.2. Yêu cầu: - Phải áp dụng đồng bộ, kết hợp các biện pháp kĩ thuật vào sản xuất. - Chỉ đạo, thực hiện đúng quy trình kĩ thuật về thu hoạch, xử lý, chăm sóc mía lưu gốc. - Thực hiện đúng các biện pháp kĩ thuật và theo dõi tình hình phát sinh sâu bệnh để có các biện pháp tác động kịp thời. III. Nội dung và phương pháp chỉ đạo sản xuất: 3.1.Nội dung chỉ đạo: + Thu hoạch: - Thu hoạch đúng độ chín. - Thu hoạch đúng thời gian. - Thu hoạch đúng kĩ thuật. + Xử lý gốc: - Vệ sinh đồng ruộng. - Bạt gốc mía. - Cày xả. + Chăm sóc: - Bón phân lót. - Dặm gốc đảm bảo mật độ. - Xới xáo bón thúc. - Phòng trừ sâu bệnh. 3.2. Phương pháp chỉ đạo: + Chọn 5 chủ hộ trên sứ đồng khác nhau làm điểm chỉ đạo: Gia đình ông Trung Bình: 3,08 ha xứ đồng đảng uỷ. Gia đình bà Hồng Dũng: 3,67 ha xứ đồng bãi bằng. Gia đình bà Ngọ: 0,82 ha xứ đồng bắc bãi bằng. Gia đình ông Xịa: 1,09 ha xứ đồng bãi điện. Gia đình bà Tuyến Minh: 0,8 ha xứ đồng đồi số một. + Phương pháp tiến hành: - Kiểm tra hiện trạng vườn trước khi thu hoạch. - Lên kế hoạch chỉ đạo từ thu hoạch đến chăm sóc, bón lót, lưu gốc hoàn chỉnh. + Phương pháp gián tiếp: - Tổ chức tập huấn các biện pháp chăm sóc cũng như phòng trừ sâu bệnh cho công nhân. - Tuyên truyền qua hệ thống đoàn thể, chính quyền. - Tổ chức giao ban rút kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo thực hiện các khâu thu hoạch, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh. Những nội dung và cụ thể phần chỉ đạo trên được thông qua: Hội nghị đầu bờ, hội nghị chuyển giao KH - KT của các cán bộ phòng Kế hoạch - Kĩ thuật đến từng công nhân vào các kì họp định kì hàng tháng. + Phương pháp trực tiếp: - Trực tiếp điều tra thực tế hiện trạng các vườn mía trong điểm chỉ đạo, xem thời vụ lưu gốc, năng suất, sản lượng dự tính, tình hình sâu bệnh trên đồng ruộng, khả năng lây lan mầm bệnh cho vụ sau… - Liên tục bám sát các điểm chỉ đạo cũng như các vườn mía trên địa bàn đội 4 để kiểm tra, đôn đốc người lao động thực hiện đúng quy trình thu hoạch, chăm sóc mía lưu gốc, đồng thời theo dõi diễn biến sâu bệnh hại trên đồng ruộng để có biện pháp phòng trừ kịp thời, tránh tình trạng để có dịch sảy ra. - Tiếp thu các kiến thức thiết thực, bổ ích của cán bộ phòng kế hoạch - kĩ thuật Nông trường, cũng như các ý kiến kiến nghị tích cực của người công nhân để trong quá trình thực hiện đề tài và sau này khi ra công tác thực tế sẽ học tập, rút kinh ngiệm và làm được tốt hơn, hiệu quả cao hơn. IV. Kết quả chỉ đạo: Từ năm 1995 trở về đây cây mía đã được tái sản xuất trở lại và là một trong hai cây trồng chính mang lại hiệu quả kinh tế cao cho Nông trường Hà Trung, cung cấp cho nhà máy mía đường Việt Nam - Đài Loan với năng suất mỗi năm trung bình từ: 60 - 80 tấn/ ha. Hiện nay diện tích trồng mía chiếm 40% tổng diện tích toàn Nông trường, trong đó mía chín sớm chiếm 30%, giống chín trung bình chiếm 50%, còn lại là giống chín muộn. Mặt khác cứ sau một chu kì trồng mía Nông trường lại thay đổi cơ cấu giống nhằm chọn ra những giống mía năng suất cao, trữ lượng đường lớn và phù hợp với điều kiện về đất đai, khí hậu, thiên nhiên của Nông trường. Ngoài ra Nông trường còn có chế độ luân canh hợp lý giữa mía và dứa cho nên vừa nâng cao năng suất, cải thiện môi trường sống vừa làm giảm sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh hại. Mía lưu gốc đem lại nguồn lợi kinh tế lớn cho người trồng mía với những ưu điểm: Giảm được tới 30% kinh phí so với trồng mới, giảm lượng giống, công trồng trọt, công vận chuyển mà năng suất lại cao, ổn định. Tuy nhiên cần phải có biện pháp chăm sóc, tác động thích đáng để vẫn đảm bảo được tính ổn định, cho năng suất cao mà đất không bị sói mòn, bạc màu, sâu bệnh không phát sinh, phát triển gây hại ngiêm trọng. Trên 5 điểm chọn chỉ đạo tại đội 4 Nông trường Hà Trung chúng tôi đã tiến hành điều tra, đi thực tế, xem xét tại các ruộng chỉ đạo ngay từ những ngày đầu về thực tập. Địa hình tại đơn vị đội 4 tương đối bằng phẳng, độ dốc thấp, có các đồi úp bát thoai thoải. Đất thịt, mịn, tơi xốp phù hợp cho cây mía phát triển, việc áp dụng cơ giơí hoá vào sản xuất là dễ dàng, giao thông đi lại khá thuận tiện. Tuy nhiên xét về thành phần thì cây mía có diện tích là nhỏ hơn so với cây dứa và cây dứa vẫn chiếm vai trò chủ đạo. Việc tác động các biện pháp chăm sóc mía lưu gốc có ý nghĩa rất lớn để nâng cao năng xuất, ổn định chất lượng, giúp cho người trồng mía yên tâm đầu tư sản xuất, lợi ích kinh tế thu được từ mía là không thua kém gì cây dứa. Từ thực tế sản xuất đang chứng minh cho thấy được điều đó. Bảng 2.1: Đặc điểm đất, vụ mía trên các hộ được chỉ đạo. tt Hạng mục Hộ ông Trung Bình Hộ bà Hồng Dũng Hộ bà Ngọ Hộ ông Xịa Hộ bà Tuyến Minh 1 Diện tích (ha) 3,08 3,67 0,82 1,09 0,80 2 a b c Đặc điểm đất Độ chua (PHkcl) Đa lượng tổng số Đạm Lân Kali Mùn Độ dày tầng canh tác (cm) trung tính trung bình khá trung bình khá 0 - 30 >30 chua vừa trung bình nghèo nghèo nghèo 0 - 18 < 18 rất chua nghèo rất nghèo nghèo rất nghèo 0 - 18 < 18 chua vừa nghèo nghèo trung bình nghèo 0 - 20 < 20 trung tính trung bình trung bình khá trung bình 0 - 25 > 25 3 a b Đặc điểm cây trồng: Loại giống mía Vụ lưu gốc Roc 10 lưu gốc 2 lẫn lưu gốc 3 MI55-14 mía tơ MI55-14 lưu gốc 2 Roc 10 lưu gố._.c 3 4 Độ đồng đều của vườn (về sinh trưởng) trung bình kém khá trung bình khá 5 Đánh giá khả năng khai thác giống không không tốt không tốt Nguồn cung cấp: Tài liệu phân tích nông hoá - Trường ĐHNN I Hà Nội tại Nông trường Hà Trung năm 2004 - 2005. Qua bảng số liệu trên cho thấy đặc điểm cơ bản của đất về độ chua, đa lượng tổng số, tầng canh tác, loại giống mía… ở từng hộ chỉ đạo. Xem xét phân tích kĩ từ đó đưa ra các biện pháp chăm sóc, bón phân phù hợp. 4.1. Chỉ đạo thu hoạch: Căn cứ vào kế hoạch của Nông trường năm 2006, 5 hộ sản xuất trên vẫn để chăm sóc lưu gốc. Chỉ thực hiện khai thác giống mía trên hộ có vườn đồng đều về sinh trưởng, vườn để lưu gốc được thu hoạch sau. Việc thu hoạch mía có ảnh hưởng lớn đến năng xuất, chất lượng mía của vụ lưu gốc năm sau do đó đòi hỏi phải bố trí thu hoạch đúng thời gian, đúng kĩ thuật đối với từng loại giống. Thời điểm thu hoạch cụ thể của từng hộ: Các hộ thu hoạch từ 08/02/2006: Trung Bình, Hồng Dũng, Ngọ (với tổng diện tích là: 7,57ha). Các hộ thu hoạch từ 01/03/2006: Ông Xịa, bà Tuyến Minh ( với tổng diện tích là: 1,98ha). Đồng thời cùng kết hợp với cán bộ phòng Kĩ thuật, ban chấp hành đơn vị đội 4 chỉ đạo các hộ không có chỉ tiêu trong chương trình chỉ đạo làm tốt công tác vệ sinh, bóc lá, ép rãnh… để chuẩn bị cho thu hoạch, chăm sóc về sau. Việc kiểm tra hiện trạng vườn trước khi thu hoạch có tác dụng: Xem xét, kiểm tra tình hình sinh trưởng, độ chín của mía, độ đồng đều, thành phần sinh vật tham gia, tình hình phát sinh, phát triển của sâu bệnh… để lên kế hoạch thu hoạch mía đúng thời gian, đúng độ chín, đồng thời vệ sinh đồng ruộng, xử lý các mầm mống sâu bệnh tránh gây ảnh hưởng thiệt hại cho vụ sau. ở 3 hộ sản xuất: Hộ ông Trung Bình, hộ bà Hồng Dũng, hộ ông xịa không nằm trong kế hoạch khai thác giống mà tiến hành chặt mía thịt cho nhà máy. Trước khi thu hoạch cần bóc hết lá ôm phần thân thật của mía trước 7 ngày với mục đích làm tăng nhanh độ chín của phần non trên thân và góp phần làm giảm tối đa thất thoát do thu hoạch. Đồng thời ép rãnh, xử lý các ổ rệp còn lại trên lá bằng cách phun thuốc Trebon 10 EC pha với nước nồng độ 0,1 - 0,5 %, mỗi ha 1 - 1,5 lít thuốc đều cho hiệu quả cao. Phát dọn xung quanh ô, lô, bờ lô mục đích tiêu diệt những ổ sâu bệnh, các kí chủ phụ không cho chúng có nơi cư trú, trú ngụ, để tránh lây lan sang mía lưu gốc vụ sau. Tiến hành thu hoạch đúng như kế hoạch thời gian đã đề ra, mía trên vườn đảm bảo sạch sẽ, độ chín đồng đều. Để giảm thất thoát do thu hoạch và đảm bảo kĩ thuật chặt không làm ảnh hưởng đến lưu gốc vụ sau, cần dùng dao sắc có bản rộng, chặt dứt điểm. Chặt ngọn trước sau đó chặt gốc, phải chặt sát mặt đất, vết chặt ngọt không làm đập phần lưu gốc để lại. Thân cây được chặt ra từng đoạn dài tương ứng 1,0 - 1,1m. Chiều chặt, phải chặt vát mục đích tránh cho nước còn đọng lại làm thối gốc, vừa thuận lợi trong khâu vận chuyển lên xe vừa giảm thiểu khả năng mất nước ở đầu vết chặt do thời tiết lúc thu hoạch là hanh khô. Trong quá trình vận chuyển, đi lại cần hướng dẫn cho các chủ lái xe ra vào tránh làm dập gốc mía vụ sau. Kết quả thu hoạch được thể hiện ở bảng 2: Bảng 2.2: Năng suất, sản lượng mía được thu hoạch ở các hộ chỉ đạo tại đơn vị đội 4 - Nông trường Hà Trung. TT Hộ sản xuất Sản lượng (kg) Năng xuất bình quân(kg/ha) 1 2 3 4 5 Hộ ông Trung Bình Hộ bà Hồng Dũng Hộ bà Ngọ Hộ ông Xịa Hộ bà Tuyến Minh 224.501 133.300 67.820 50.390 44.684 72.890 36.322 75.646 46.229 55.855 Qua việc chỉ đạo trong khâu thu hoạch, bóc lá, ép rãnh ở những ruộng không khai thác giống, chặt đúng tiến độ, đúng kế hoạch của đơn vị, lấy đủ lượng thu hoạch yêu cầu trong ngày, chặt sát gốc, sát đất, bảo đảm vết chặt ngọt, đồng thời chặt ra đoạn 1 - 1,1m ( không nên chặt đoạn quá ngắn). Năng suất tăng từ 10 - 13% so với những hộ sản xuất làm theo thói quen, tuỳ tiện không theo kế hoạch, không bám theo chương trình chỉ đạo. 4.2. Xử lý sau thu hoạch: Sau khi thu hoạch song, trên đồng ruộng lúc này khâu quyết định cho mía lưu gốc vụ sau phát triển tốt đó là việc sử lý các gốc mía sau thu hoạch. Với điều kiện của Nông trường Hà Trung thì sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên, vào khí hậu. Địa hình lại không thuận lợi cho công tác tưới tiêu, sản xuất phụ thuộc vào lượng nước trời là chính. Cho nên sau khi thu hoạch song thì điều kiện cần là khí hậu thời tiết, nó tương ứng phù hợp để tác động các biện pháp thích hợp trên đồng ruộng. ẩm độ đất, ẩm độ không khí và lượng dáng thuỷ đã chi phối toàn bộ tiến độ xử lý sau thu hoạch trên vườn lưu gốc. Đối với những hộ thu hoạch ở thời kỳ từ 08/02/2006 (hộ ông Trung Bình, bà Ngọ, bà Hồng Dũng) thì ngay sau khi thu hoạch, điều kiện thời tiết khá thuận lợi, có mưa nhỏ kéo dài, ẩm độ không khí và ẩm độ đất cao. Cần tiến hành chặt lại gốc bằng dao sắc hoặc cuốc sắc sao cho phần gốc để lại sát mặt đất kết hợp gom lá, nếu ruộng cày chăm sóc bằng trâu, bò chúng tôi tiến hành gom lá theo công thức 2/1, nếu ruộng cày chăm sóc bằng máy thì gom lá theo công thức 2/2 hoặc 2/1. Cách làm này mang lại hiệu quả cao trong vệ sinh, tiêu diệt sâu bệnh và các mầm mống còn lại từ vụ trước, kích thích khả năng nảy mầm của các mầm ngủ trong gốc. Tuy nhiên với biện pháp này chỉ áp dụng trong điều kiện thời tiết thuận lợi, còn nếu như thời tiết khô hạn, không có mưa thì không nên gom lá vì như thế có thể làm tiêu diệt đáng kể lượng vi sinh vật có lợi trong đất, làm mất đi lượng chất hữu cơ đáng kể ngoài ra nó còn phá vỡ cấu tượng đất làm cho lớp đất mặt khô cứng và mất nước, sự sinh trưởng và phát triển của mầm mía gặp nhiều khó khăn, sau khi trời có mưa trở lại làm cho đất bị dí chặt, dễ bị rửa trôi sói mòn. Hai hộ sản xuất thu hoạch vào đầu tháng 3 ( hộ ông Xịa, bà Tuyến Minh) sau khi thu hoạch do điều kiện thời tiết không thuận lợi, ẩm độ đất và ẩm độ không khí thấp cho nên việc gom lá không thực hiện được. Công việc chủ yếu là chỉ đạo chặt lại gốc, sau đó trải lá trên mặt ruộng với mục đích giữ ẩm, làm giảm sự thoát hơi nước, hạn chế sự phát triển của cỏ dại cung cấp một lượng hữu cơ cho đất mà cây cần đồng thời giữ nguyên vẹn được thành phần vi sinh vật hoạt động trong đất. Tạo điều kiện cho gốc lưu có lực đẩy mầm phát triển về sau này. Tuy nhiên biện pháp này khó tiêu diệt và kiểm soát tình hình sâu bệnh còn tồn tại từ vụ trước năm trước hoặc mới phát sinh. Ngoài ra cần kết hợp xử lý các bụi cỏ, gò mối, các mầm mống sâu bệnh còn tồn tại trên cây kí chủ, phát quang và vệ sinh sạch sẽ bờ lô thửa. Trong điều kiện cho phép, sau khi gom lá song cần tiến hành cày xả ngay vị trí cách tâm gốc mía 15 - 20cm, gom lá về một bên, tiến hành cày, cày sâu khoảng 15cm. Cày càng sâu càng sát gốc càng tốt. Cày xả luống vừa có tác dụng làm cho đất quanh gốc tơi ải, xốp, thoáng khí, cải thiện chế độ không khí trong đất làm cho mầm mía được nảy mầm sớm vừa có tác dụng làm xuân hoá bộ rễ, cắt đứt các bộ rễ cũ, rễ già ở bộ phận trên, xúc tiến việc phân chia tạo cho rễ mới phát triển hạn chế hiện tượng lão hoá. Mặt khác việc cày xả phơi đất sẽ làm cho đất dễ ngấm nước, và giữ nước tốt nhờ cắt đứt các mao mạch… Việc cày xả còn làm thay đổi lớn đến môi trường sống của các loài sâu bệnh sống trên và trong đất làm hạn chế và tiêu diệt sâu bệnh. Tuy nhiên việc cào lá, bạt gốc, cày xả luống tiến hành khi điều kiện ẩm độ không khí, ẩm độ đất cho phép. Nếu thời tiết quá khô, ẩm độ đất và ẩm độ không khí thấp mà tiến hành cào lá, bạt gốc sẽ làm ảnh hưởng lớn đến khả năng tái sinh của mía. Nếu thời tiết rét quá thì không nên xử lý gốc ngay mà phải để nhiệt độ tối thiểu 120C - 150C mới tiến hành xử lý. Ngay sau khi cày xả luống cần tiến hành lọng gốc. Chính là việc cuốc bỏ khối đất bị nén nằm giữa gốc mía mà khi cày xả luống không làm được hết tác dụng, phá vỡ làm đứt các rễ già, cải thiện không khí, làm tơi xốp, thoáng khí tạo điều kiện cho mầm mía tái sinh phát triển tốt. Cùng với phòng KH - KT Nông trường chúng tôi tiến hành kiểm tra, ngiệm thu phần cày xả luống, lọng gốc trước khi bón phân lần một. Cả 5 hộ sản xuất đã thống nhất cao và thực hiện tốt nội dung chỉ đạo. Kết quả kiểm tra, ngiệm thu cho thấy: Chất lượng cày tốt, đúng kĩ thuật, đất tơi, xốp, thoáng khí, bộ rễ cũ của mía được cắt đứt, độ cày sâu thấp nhất 13cm, cao nhất 18cm tính từ mặt đất. Các mầm mía nằm trong mặt đất, mặt luống bật đều, mầm mập mạp, khoẻ mạnh. Kết luận: . Việc chặt, bạt gốc mục đích hạn chế mầm tái sinh mọc trên mặt luống, vết chặt ngọt, không dập phần còn lại. Cày xả luống, lọng gốc đảm bảo đúng kĩ thuật và cho kết quả tốt, bộ rễ cũ được cắt đứt, tạo độ tơi xốp, giữ ẩm đã kích thích cho mầm mọc đều, khoẻ, chắc chắn vụ lưu gốc 2006 - 2007 sẽ cho năng suất cao. . Trong điều kiện thời tiết khô hanh, những ruộng thu hoạch sau chỉ tiến hành bạt gốc và tản lá, giữ ẩm trên mặt ruộng. 4.3. Chăm sóc mía lưu gốc: 4.3.1. Bón phân lót: Mía là cây trồng có khả năng cho sinh khối lớn nên đòi hỏi nhiều chất dinh dưỡng. Mỗi một thời kỳ sinh truởng cũng đòi hỏi lượng dinh dưỡng là khác nhau. Bón phân cân đối, hợp lý sẽ cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho mía làm cho mía sinh trưởng, phát triển tốt, khoẻ mạnh, tăng khả năng chống chịu với điều kiện bất thuận cũng như khả năng chống chịu sâu bệnh. Quy trình bón phân lót của Nông trường( tính cho 1ha): - Mùn: 30 tấn ( sản phẩm của bã mía cộng chất cặn bã lấy ở nhà máy mía đường Việt - Đài). - Phân lân nung chảy: 800kg - N : P : K 16 :16 :8 : 400kg (Việt Nhật). - Phân vi sinh: 700kg - Vôi bột: 800kg - Thuốc trừ sâu Sago super: 30kg Cụ thể căn cứ vào đặc điểm thổ nhưỡng nông hoá từng loại đất ở 5 hộ chỉ đạo, cán bộ phòng KH - KT kết hợp với đơn vị đội 4 đưa ra lượng phân bón lót lưu gốc như sau: Bảng 2.3: Lượng phân bón lót, lưu gốc tại đơn vị đội 4. TT Vật tư đvt Ông Trung Bình Hồng Dũng Ngọ Xịa Tuyến Minh 1 2 3 4 5 Vôi cục Vi sinh N, P, K 16-16-8 Phân lân nung chảy Thuốc Sago super tấn tấn tấn tấn kg 0,5 0,6 0,3 0,2 30 0,7 0,7 0,4 0,3 35 1,0 0,8 0,45 0.35 35 0,7 0,7 0,4 0,3 35 0,5 0,6 0,3 0,2 30 + Cách bón: Ngay sau khi cày ẩm độ đất, ẩm độ không khí cao, thời tiết thuận lợi cần tiến hành bón lót, mục đích cải tạo đất, cung cấp thêm dinh dưỡng để tạo điều kiện cho mầm mới nhú sau này phát triển. Bón phân: Mùn + phân lân nung chảy + N:P:K 16: 16: 8 + phân vi sinh + thuốc trừ sâu Sago super ; được bón vào rãnh cày sau đó dùng cày trâu bò lấp lại. Thuốc trừ sâu Sago super được sử dụng để trừ các loài sâu hại có trong đất, tuyến trùng, sâu sùng,… các loại sâu đục gốc, ăn rễ… một phần tiêu diệt các loại sâu đục thân, rệp… trú ngụ nhờ trong đất. Bón vôi: Đối với vôi bột ta không bón lẫn với phân chuồng có gốc amôn và phân supelân. Bón vôi nhằm cải tạo độ PH đất, phải bón trước khi bón phân khác ít nhất một tháng. Vì vậy chúng tôi chỉ đạo cho công nhân sau khi cào lá tiến hành rắc vôi bột, bón vôi vào thời kì này rất thích hợp làm tăng khả năng phân giải của lá mía đồng thời hạn chế được sâu bệnh trên đồng ruộng. Cách bón: Vãi vôi theo chiều gió, với phương pháp thủ công này vôi được vãi đều khắp ruộng và không bay vào người. 4.3.2. Dặm gốc đảm bảo mật độ: Sau khi các mầm mía nhú lên trên khỏi mặt đất, có những chỗ, những đoạn vì nhiều lý do có thể làm mầm bị chết, không lên được, hay do bị sâu bệnh phá hại, gia súc ăn khuyết … làm cho ruộng mía không đồng đều, mật độ không đảm bảo, làm ảnh hưởng đến quá trình chăm sóc và năng suất mía sau này. Do đó cần tiến hành kiểm tra ruộng và trồng dặm kịp thời. Đây là biện pháp rất cần thiết, đặc biệt ở vườn mía lưu gốc. Sau khi nắm bắt được quy trình, kế hoạch của Nông trường, chúng tôi cùng cán bộ đơn vị đội 4 đã thực hiện tốt và có hiệu quả việc hướng đẫn nông hộ dặm và khắc phục tình trạng mất mật độ. Với tiêu chí: Mật độ mất khoảng trên luống mía lớn hơn hoặc bằng 50cm cần thiết phải dặm. Cuốc hố dặm, hố dài 35 - 40cm, sâu 25 - 30cm, đáy hố có lớp đất bột dày 3 - 5cm, hố được cuốc trước dặm ít nhất 7 ngày. Trước khi dặm bón đủ phân hữu cơ hoặc mùn mía, phân lân, phân tổng hợp NPK 16 - 16 – 8, toàn bộ phân lót được trộn đều với đất bột nới đáy hố, đặt hom giống, vãi thuốc trừ sâu Vibasu 10H trước khi lấp. (Hom giống trồng dặm phải được sử lý giống như hom giống trồng mía tơ: Nếu trồng ngay, cần bóc bẹ để mắt và các đai rễ tiếp xúc trực tiếp với đất để rễ ra nhanh hơn, có lợi cho việc nảy mầm. Nếu chưa thể trồng ngay, cần xử lý chống nấm bệnh, vi khuẩn làm thối bằng cách nhúng hai đầu hom vào hỗn hợp: Tro bếp + vôi bột hoặc trước khi trồng nên ngâm vào dung dịch nước vôi 5 - 10% khoảng 8 - 24 giờ để thuận lợi cho hom nảy mầm tốt; với những giống chẳng may lấy ở ruộng mà vụ trước có nhiều bệnh nên xử lý mầm bằng nước nóng 520C trong 4 giờ). Thực tế đến nay, đầu tháng 5 năm 2006 vườn mía nhà bà Hồng Dũng, Tuyến Minh cây dặm đã mọc đều, kết quả kiểm tra đã cho thấy bình quân 7,5 cây sơ cấp / 1 mét dài tương ứng 68.000 cây/ha. Với hộ ông Trung Bình, hộ bà Ngọ, hộ ông Xịa tỉ lệ mất khoảng nhỏ hơn 50cm không đáng kể, tiến hành chỉ đạo cuốc phá váng mặt luống, đồng thời cuốc hố ở giữa hai khóm mía để bón bổ xung phân. 4.3.3. Xới xáo, bón thúc: + Xới xáo: Đây là việc làm cần thiết để diệt trừ cỏ dại. Như ta đã biết cỏ dại có sức sống rất mãnh liệt, dai dẳng, sức chống chịu cao, là đối thủ cạnh tranh về thức ăn, ánh sáng, lại là cây kí chủ phụ tạo điều kiện cho sâu bệnh phát sinh phá hại. Cỏ mọc càng nhiều thì khả năng mía tái sinh kém , đẻ nhánh và phát triển chậm vì thế cần thiết phải tiêu diệt, làm sạch cỏ, tạo môi trường tốt cho mía phát triển cho năng suất cao. Xới xáo để tiêu diệt cỏ dại đồng thời còn có tác dụng làm thay đổi chế độ không khí trong đất, làm đất thoáng khí, tơi xốp tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển. Tiêu diệt cỏ dại thủ công có thể dùng cuốc, liềm hay nhổ bằng tay. Với những ruộng nhiều cỏ, điều kiện cho phép có thể sử dụng thuốc trừ cỏ, kết hợp cả hậu nảy mầm và tiền nảy mầm tuỳ theo mức độ cỏ mọc trên ruộng để phun trừ cỏ. Song song với việc xới xáo, khi mầm mía đã lên đều, khoẻ mạnh, ở những chỗ mật độ cao, mầm mọc dày cần tỉa bớt những mầm vô hiệu, mầm còi cọc, phát triển kém , tạo điều kiện tập chung dinh dưỡng cho các mầm hữu hiệu sinh trưởng, phát triển tốt. Đồng thời theo dõi sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh đặc biệt là sự phá hại của sâu đục thân, rệp… để có biện pháp tác động thích đáng. + Bón thúc: Theo kết quả nghiên cứu của phòng kĩ thuật, kế hoạch của Nông trường thì nên bón 3 lần là tốt nhất: - Bón lót sau cày bừa. - Bón thúc: . Lần 1: Khi mía có 5 - 6 lá thật. . Lần 2: Khi mía có 10 - 12 lá thật. Việc bón thúc được thực hiện ngay sau khi trời mưa, ẩm độ đất, ẩm độ không khí cao, đất đủ ẩm . Bón thúc có tác dụng rất lớn cho mầm mía phát triển. Bộ rễ mới lúc này đã mọc và dần hoàn thiện, đợt bón lót trước đã tạo điều kiện cho mầm mía con lên đều khoẻ mạnh. Nhưng để cây sinh trưởng tốt, tăng nhanh về sinh khối, bản lá to rộng tạo điều kiện cho quang hợp tổng hợp chất hữu cơ… Thì nhất thiết phải có các đợt bón thúc, có như vậy tiềm năng năng suất mới là tốt nhất. Quy trình bón thúc: + Thúc lần 1: Khi mía có 1 - 5 lá thật, bón thúc với liều lượng: 50% urê + 50% kali + 100% NPK. Trộn đều vãi dọc theo hàng mía sau đó dùng cày trâu bò lấp lại kết hợp vun luống cao khoảng 20 - 25cm. + Thúc lần 2: Khi mía có từ 10 - 12 lá thật, liều lượng: 50% urê + 50% kali, dùng trâu bò xả hai bên rãnh, trộn đều phân sau đó vãi vào rãnh, lấp lại kết hợp với làm cỏ, bóc lá. Kết hợp hai lần bón thúc, tiến hành cày giữ ẩm và cày chăm sóc, việc này chỉ thực hiện được khi đất có đủ độ ẩm. Trước cày chăm sóc bón phân 7 - 10 ngày. Do điều kiện thời tiết không thuận lợi, hạn hán kéo hài, không có mưa, cho đến cuối tháng 4 và đầu tháng 5 mới có mưa trở lại vì vậy ở các hộ chỉ đạo mới thực hiện bón thúc song đợt 1. Thời kì này nhiệt độ cao, ẩm độ đất cao là điều kiện cho cỏ dại và sâu bệnh phát triển. Đặc biệt là cỏ dại vì vậy sau bón phân 2 - 3 ngày cần tích cực ra đồng làm sạch cỏ, nếu ở ruộng nào mật độ cỏ cao không làm kịp cần kết hợp phun thuốc trừ cỏ. Tránh để cỏ cạnh tranh dinh dưỡng với cây mía trong thời kì này. Một số loại thuốc trừ cỏ có thể xử dụng như: Mizin 80 WP: 3 - 5kg/ ha, pha 50 - 80g/ bình 8 (l), phun 6 bình/1000m2 Lyphoxim 41 SL: liều lượng : 2,5 - 3,0 lít/ ha, pha 50cc / bình 8 (l) nước, phun 5 - 6 bình/ 1000m2 TouchdownR liều lượng: 1,5 - 3 lít / ha, pha 30cc - 60cc/bình 8(l), phun 5 bình/ 1000m2 Gramoxone: liều lượng: 1,51 - 3 (l)/ ha, pha 30cc - 60cc/ bình 8 (l), phun 5 bình/ 1000m2. Go up 480SC: liều lượng 3 - 6 (l)/ ha, pha 70ml - 100ml/ bình 8 (l) nước, phun 6 bình cho 1000m2. Nên phun các loại thuốc trên khi đất đủ ẩm, tránh phun khi đất bị khô hạn, trước khi trời chuẩn bị mưa dừng phun. 4.3.4. Phòng trừ sâu bệnh: Bảo vệ cây trồng là một việc làm rất cần thiết. Muốn cây sinh trưởng tốt, khoẻ mạnh, cho năng suất bội thu… ngoài việc chăm sóc thì việc bảo vệ cho cây trồng cũng là một khâu tối quan trọng, cây có khoẻ mạnh thì mới sinh trưởng phát triển tốt được và năng suất, chất lượng mới được ổn định. Do mía có thời gian lưu gốc dài, sử dụng nhiều năm trên một chân đất. Đây là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát sinh, phát triển. Trên cây mía có một số loại sâu hại chủ yếu như: Sâu đục thân, rệp sáp, rệp xơ bông trắng, bọ xít xanh, bọ xít đen, bọ xít dài hôi, bọ hung… Một số loại bệnh như: Bệnh thối đỏ ruột mía, bệnh thối đen ruột mía, bệnh đốm đỏ lá mía… Biện pháp áp dụng tốt nhất, hiệu quả nhất đó là phòng trừ tổng hợp IPM trên cây mía, biện pháp này đòi hỏi người công nhân phải có kiến thức và áp dụng tốt cho cây trồng của mình. + Biện pháp canh tác: Đó chính là các khâu: Vệ sinh đồng ruộng, làm đất, bón phân, chăm sóc… đã được trình bày ở trên. Biện pháp này tạo điều kiện tốt nhất cho cây trồng sinh trưởng khoẻ mạnh, có sức đề kháng cao với sâu bệnh và điều kiện bất thuận đồng thời tạo môi trường không thuận lợi cho ký sinh vật gây bệnh, côn trùng hại… phát sinh, phát triển. + Biện pháp cơ giới, vật lý: - Nên thường xuyên bóc lá mía, bóc những lá vô hiệu, lá đã già, héo khô để hạn chế sự trú ngụ của rệp, làm cho rễ khí sinh không phát triển được, các mầm bệnh giảm. - ở thời kỳ mía mọc mầm, cây mía còn nhỏ, rệp ít: có thể dùng giẻ thấm nước điếu + dầu hoả + xà phòng vuốt, cắt bỏ rệp… - Với bọ xít ( bọ xít xanh, bọ xít dài hôi) phòng bằng cách: Đốt tàn dư ở ruộng mía sau thu hoạch, bắt sâu non bằng tay, bắt sâu ở đọt lá… - Sâu đục thân: Ngay sau khi thu hoạch nên chặt thật sát gốc, xử lý tàn dư, khoảng tầm cuối tháng 3 - 4 sâu đục thân vào nhộng, cần dọn sạch lá, đoạn thân còn sót lại đem đốt. Làm vợt bắt trưởng thành, sử dụng bẫy bả chua ngọt bắt trưởng thành. - Bọ hung: Ta dùng gậy hay cuốc sắc nhỏ đào tiêu diệt sùng non ở các gốc mía bị héo. + Biện pháp sinh học: Đây là biện pháp sử dụng các loài kẻ thù tự nhiên để tiêu diệt các loài sâu hại. Biện pháp này mang lại hiệu quả cao lại không gây ô nhiễm môi trường, không làm ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Cho nên rất cần được khuyến khích, nhân rộng, tạo điều kiện cho các loài có lợi này phát triển. Ví dụ: Thiên địch bắt rệp: Bọ rùa 13 chấm, bọ rùa 2 chấm đỏ; nấm gây bệnh cho rệp, nấm kí sinh Aspergillus. Thiên địch của sâu đục thân là ong mắt đỏ, kí sinh ở pha trứng… + Biện pháp hoá học: Biện pháp này có tác dụng nhanh, tức thì, hiệu quả cao trong việc tiêu diệt sâu bệnh, cắt đứt dịch hại một cách mau chóng. Tuy nhiên biện pháp này gây độc hại cho con người, gia súc, gây ô nhiễm môi trường cho nên chỉ sử dụng khi thấy trên đồng ruộng mật độ sâu bệnh cao, hay phun khi dến ngưỡng phòng trừ. Phải thực hiện theo nguyên tắc 4 đúng: Đúng lúc, đúng cách, đúng liều lượng, đúng nồng độ. Một số thuốc hoá học có thể sử dụng: Trừ rệp: Trebon 10ND, nồng độ 1/500 - 1/600. Monitor 60DD, nồng độ 1/ 800, Supracid 40EC. BI 58 40EC. Trebon 10 EC, Nitox 30EC,Actara 25WG. Trừ bọ xít: Supracid 40 EC, nồng độ 1/1000. Sumithion 50EC, pha tỉ lệ 1: 1000. Trừ sâu đục thân: Diazinon 10H, Furadan 10H, bón lúc trồng và vun gốc với lượng 20kg/ ha. Padan 95SP, SUmithion 50EC, Supracid 40EC nồng độ 0,8 (l)/ha. Sattrungdan 18SL 2,5 - 3,5 (l) thuốc + 600(l) nước/ha, pha 45 - 60 ml thuốc vào bình 10 (l) nước, phun 6 bình/ 1000m2. Sago super 3G, rải cùng với phân khi bón lót, Nitox 30EC, Netoxin 18SL Trừ bọ hung: Diazinon 10H, Furadan 10H với lượng 20kg /ha. V. Kết luận và đề nghị: 5.1. Kết luận: Sau 6 tháng cùng với phòng KH - KT Nông trường và đơn vị đội 4, chúng tôi đã tiến hành chỉ đạo các biện pháp chăm sóc mía lưu gốc 2006. Đến nay có thể kết luận sơ bộ như sau: . Trong quá trình thu hoạch: Mía được chặt đúng kỹ thuật, chặt sát gốc, vết chặt ngọt, mía đúng độ chín, đảm bảo được số lượng cũng như chất lượng sản phẩm. . Sau thu hoạch: Việc vệ sinh đồng ruộng, gom lá và chỉ đạo cày bừa đúng theo kế hoạch, đất sau khi cày (cày xả, lọng gốc) tơi xốp, thoáng khí, tạo điều kiện cho vi sinh vật có ích trong đất hoạt động phân giải các chất hữu cơ, bộ rễ cũ được cắt đứt… . Các công đoạn dặm gốc, bón lót, bón thúc kèm với bón giải thuốc trừ sâu… đã được thực hiện đúng theo quy trình. Tuy nhiên do điều kiện thời tiết nên việc bón thúc đợt 1 mãi đến cuối tháng 4 mới thực hiện được. . Việc theo dõi, phòng trừ cỏ dại, sâu bệnh luôn thực hiện song song, đồng thời với các biện pháp trên. Nhằm tạo cho cây mía có sức đề kháng cao, sinh trưởng, phát triển tốt. 5.2. Đề nghị: . Cần tiếp tục theo dõi, chỉ đạo công nhân làm tốt các khâu chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh. Đặc biệt ở thời kỳ mía vươn lóng làm đốt, việc bóc lá, làm cỏ cần được thực hiện thường xuyên, đúng kỹ thuật. Nhằm tránh cho sâu bệnh có nơi trú ngụ, phát sinh, gây hại… . Khi thời tiết thuận lợi, có mưa cần thực hiện bón thúc lần 2, sử dụng kèm với phân bón lá, thuốc phun trừ rệp, sâu đục thân… . Trong những năm tới cần khuyến khích, tạo điều kiện đưa các giống mía mới có năng suất cao hơn, lượng đường nhiều hơn, phù hợp với điều kiện sản xuất thực tế của nông trường vào sản xuất. Phần III: nghiên cứu khoa học Đề tài: Điều tra xác định thành phần sâu hại bộ cánh vẩy và nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của sâu cuốn lá (Olethreutes leucaspis Meyrick) trên cây vải thiều tại Nông trường Hà trung - T.X Bỉm Sơn, Thanh Hoá. I. Đặt vấn đề: 1.1.Tính cấp thiết của đề tài: Cây vải có tên khoa học là Litchi sinensis Sonn, thuộc họ bồ hòn Sapindaceae, có nguồn gốc từ miền Nam Trung Quốc, Việt Nam, bán đảo Mãlai. Ngày nay cây vải được trồng ở rất nhiều nước trên thế giới nhất là ở các nước châu á. ở nước ta cây vải là cây ăn quả được trồng phổ biến, đặc biệt ở các tỉnh phía Bắc và trung du miền Trung như: Vải Lục Ngạn - Bắc Giang, Chí linh - Hải Dương, Mê Linh - Vĩnh Phúc, Lạng Sơn, Cao Bằng… Là loài cây có giá trị kinh tế lớn, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Ngoài giá trị về kinh tế, dinh dưỡng cây vải còn là cây sinh thái có tác dụng phủ xanh đất trống, đồi chọc, tránh rửa trôi, xói mòn. Góp phần làm trong sạch môi trường, làm đa dạng nguồn tài nguyên. Từ giá trị to lớn đó cây vải đã là nguồn sống của nhiều nhà, nhiều người dân, cuộc sống nhân dân vì thế càng được cải thiện, nâng cao. Tuy nhiên do cây vải là cây ưa sống ở vùng nhiệt đới nóng ẩm, sâu bệnh phát sinh, phát triển nhiều. Lại là cây lưu niên có thời gian sinh trưởng, phát triển rất dài nên đây chính là môi trường sống lý tưởng cung cấp nguồn dinh dưỡng, thức ăn cho các loài sâu bệnh. Các loài sâu bệnh phát triển đã lấy đi từ cây rất nhiều nguồn dinh dưỡng, phá hại cây làm giảm năng suất, phẩm chất rất nghiêm trọng. Đặc biệt sâu phá hại mạnh vào mùa lộc non, ra hoa, kết trái, làm cho hoa không đậu quả, quả non giảm nhiều… gây thất thu cho người dân. Một trong những loài sâu hại trên cây ăn quả mà tôi tiến hành nghiên cứu đó là loài sâu cuốn lá vải (Olethreutes leucaspis Meyrick). Từ thực tiễn nghiên cứu tôi muốn tìm hiểu sự phát sinh gây hại của chúng cũng như phương thức, cách gây hại… Nghiên cứu xem đặc điểm sinh học, sinh thái, vòng đời… để từ đó có được những biện pháp tác động thích đáng. Với mong muốn nhỏ nhoi là đảm bảo được năng suất cũng như phẩm chất vải góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Điều tra xác định thành phần sâu hại bộ cánh vẩy và nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của sâu cuốn lá (Olethreutes leucaspis Meyrick) trên cây vải thiều tại Nông trường Hà Trung - T.X Bỉm Sơn, Thanh Hoá”. 1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài: 1.2.1. Cơ sở lý luận: . Khi nghiên cứu đặc điểm về sinh học, sinh thái: Ta biết được tập tính hoạt động, quy luật phát sinh, từng pha phát triển, vòng đời. . Khi đưa các pha phát triển ngoài tự nhiên mang về nuôi để tìm ký sinh từ đó xác định được tỉ lệ các pha bị kí sinh ngoài tự nhiên và có bao nhiêu loài kí sinh ở pha đó (nếu có). 1.2.2. Cơ sở thực tiễn: Từ cơ sở lý luận khi biết được tập tính, quy luật phát sinh, các pha phát triển… Ta tác động các biện pháp phòng trừ loài sâu hại này một cách chủ động, kịp thời không gây tổn thất, tổn hại về sức khoẻ, kinh tế, môi trường … Khi biết được các loài ký sinh, thiên địch có ở các pha phát triển thì ta lợi dụng loài ký sinh này, nhân nuôi chúng, tạo điều kiện cho chúng phát triển, sử dụng trong phòng trừ sinh học. 1.3. Mục đích, yêu cầu của đề tài: 1.3.1. Mục đích: - Xác định sự đa dạng về thành phần loài sâu hại bộ cánh vẩy và thiên địch của chúng. - Xác định được quy luật phát sinh cũng như sự phân bố của chúng. - Xác định được đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái cơ bản của sâu cuốn lá (Olethreutes leucaspis Meyrick). - Xác định được tỉ lệ ký sinh của từng pha. - Có thể đề xuất được một số biện pháp phòng trừ loài sâu hại này. 1.3.2. Yêu cầu: - Biết được thành phần loài sâu hại bộ cánh vẩy. Lên được danh sách ( mục) thành phần loài: + Loài có lợi + Loài có hại - Vẽ được đồ thị về quy luật phát sinh, thời điểm cực thuận cũng như giai đoạn suy thoái. - Nắm được đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái cơ bản của sâu cuốn lá (Olethreutes leucaspis Meyrick). Từ đó lên cơ sở đề suất các biện pháp phòng trừ. II. Tổng quan tài liệu: 2.1.Tình hình sản xuất và tiêu thụ vải trong và ngoài nước: 2.1.1. Nguồn gốc và giá trị của cây vải: Cây vải ( Litchi sinensis Sonn) còn có tên gọi là Lệ chi hay Phlekalen ( theo tiếng Campuchia). Theo Đường Hồng Dật (2003) [4] thì cây vải có nguồn gốc từ miền Nam Trung Quốc và nó đã được trồng cách đây 3000 năm. Vào cuối thế kỉ 17, cây vải được đưa từ Trung Quốc sang Mianma và ấn Độ. Từ đó diện tích trồng vải đã được nhân rộng sang nhiều nước trên thế giới: Trung á, Châu Âu, Châu Mĩ ( Trần Thế Tục, 2004) [22]. Hiện nay vải được trồng nhiều ở Trung Quốc, ấn Độ, Pakistan, ôtxtrâylia, Inđônêxia, Thái Lan, Mỹ, Malaixia, Nam Phi, Braxin và nhiều nước khác. Diện tích và sản lượng vải ở một số nước trên thế giới vào năm 1990 được thống kê ở bảng 2.1. Bảng 2.1. Diện tích và sản lượng vải ở một số nước trên thế giơí năm 1990. Tên nước Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Trung Quốc Việt Nam Thái Lan ấn Độ Đảo Đài Loan ôtxtrâylia Madagaxca Nam Phi Moritius Reunion Mỹ 161.681 25.000 13.555 11.410 8.386 1.400 800 480 200 200 100 223.680 50.000 8.410 9.186 11.198 1.450 1.200 800 200 180 40 ở Việt Nam, cây vải cũng được biết đến từ khá lâu, khoảng 2000 năm ( theo sách Trung Quốc, quả thụ tài bồi học, tập 3, 1959 ). Theo tác giả Vũ Công Hậu (1996) [5] thì Việt Nam cũng là quê hương của một số giống vải dại mà các nhà khoa học chưa biết đến vì năm 1972 tác giả đã thấy có một số giống vải chua được bày bán dưới chân núi Tam Đảo, thuộc huyện Tam Dương của tỉnh Vĩnh Phúc. Có 3 giống vải chính được trồng ở nước ta đó là: Giống vải chua, vải nhỡ, vải thiều. So sánh về chất lượng quả, năng suất cây trồng thì giống vải được trồng với diện tích lớn nhất hiện nay đó là giống vải thiều có nguồn gốc từ Trung Quốc. Giống vải này có đặc tính sinh học tương đối ổn định, tán cây có hình bán cầu, lá nhỏ, phiến lá dày, quả vải khi chín có màu đỏ rất đẹp, hạt nhỏ, cùi dày, hương vị thơm ngon. Vải là một trong những loại quả đặc sản của vùng nhiệt đới. Lê Quý Đôn, nhà bác học lớn của nước ta thế kỉ 18 đã viết: “ … Làng Thịnh Quang ( mạn Hàng Bột ngày nay) có giống quả vải… vị ngọt đậm, ăn vào thấy hương thơm tưởng chừng như thứ rượu tiên trên đời. Vải chữa bệnh yếu tim, lại thêm trí nhớ, bổ dạ dày, lá lách, yên thần kinh nên dễ ngủ… ’’ (Sách thượng kinh phong vật trí). “ … Quả vải vừa ngon, vừa đẹp, cổ nhân đã ngợi khen: Mã ngoài như lụa hồng, tơ tía, thịt vải như thuỷ tinh, như giáng tuyết … ’’ (Vân đài loại ngữ, tập II ). Về thành phần dinh dưỡng thì dinh dưỡng có trong quả vải cao hơn so với một số loại quả khác, phần cùi của quả vải chiếm 70 - 80% khối lượng quả, vỏ quả chỉ chiếm 10 - 15%, hạt chiếm 4 - 8%. Trong một 100g nước ép cùi vải có chứa: 11 - 14% đường, 0,4 - 0,9 axit hữu cơ, 34mg lân, 36mg vitamin C, ngoài ra còn có Ca, Fe, Vitamim B1 , B2 , PP. Trong hạt của quả vải (lệ chi hạch) có từ 1 - 1,5% tannin, 1 - 1,2% độ tro, 10 - 12% độ ẩm, 5 - 6% chất béo (T.S Đường Hồng Dật, 2003)[4]. Ngoài những giá trị dinh dưỡng quý đó, hoa cây vải còn là nguồn mật rất tốt. Nên người ta thường nuôi ong trong các vườn vải để lấy mật. Mật ong được lấy từ hoa vải là mật ong đặc sản. Gỗ vải là loại gỗ quý, bền, không bị mọt đục do đó có thể dùng để xây nhà, làm nội thất, đồ trang trí rất đẹp (Vũ Công Hậu, 1996) [5]. Cây vải thích hợp cả ở nơi đất đồi núi, trung du, phát triển được trên các vùng đất đồi gò, vùng hoang hoá… Vì vậy đây cũng là chủ chương, chính sách chuyển dịch cơ cấu cây trồng, phủ xanh đất trống đồi núi chọc, góp phần xoá đói, giảm nghèo cho người dân vùng núi, vùng cao. Mặt khác vải thiều có bộ khung tán đẹp nên có thể vừa trồng để lấy quả vừa làm cây bóng mát, vườn sinh cảnh… góp phần làm đẹp cảnh quan, trong sạch môi trường… Như vậy không chỉ quả vải mang lại lợi ích cho con người mà hầu hết các bộ phận trên cây vải đều được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Vì thế diện tích trồng vải cũng như nhu cầu tiêu thụ vải của nước ta ngày càng tăng mạnh. 2.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ vải trong nướ._. Min TB Trứng ấu trùng 1 ấu trùng 2 ấu trùng 3 ấu trùng 4 ấu trùng 5 Nhộng 0,1 0,2 0,4883 0,85 1,23 1,5 0,9583 0,06 0,1083 0,2183 0,545 0,9 1,3 0,615 0,0779±0,004 0,1553±0,007 0,3439±0,047 0,7177±0,016 1,1256±0,019 1,4112±0,003 0,7997±0,046 0,1 0,027 0,06 0,1 0,14 0,15 0,21 0,06 0,0103 0,026 0,0683 0,1 0,1133 0,1183 0,0779±0,004 0,0157±0,002 0,0452±0,003 0,0821±0,001 0,1198±0,002 0,1367±0,005 0,1712±0,003 Pha trứng: Trứng được đẻ rải rác trên các lá non ở cả hai mặt lá (mặt trên số lượng nhiều hơn ở mặt dưới lá), đôi khi xếp thành ổ nhỏ 2 – 3 quả/ ổ. Khi mới đẻ trứng có màu vàng nhạt, sau chuyển dần sang màu bạc thâm đen. Trứng có hình cầu hay hình tròn, khi sắp nở có thể nhìn thấy rõ đầu đen của sâu cuốn lá, kích thước của trứng rất bé, đường kính lớn nhất: 0,1cm, nhỏ nhất: 0,06cm, trung bình: 0,0779 ± 0,004cm. Pha ấu trùng: . ấu trùng tuổi 1: khi mới nở đầu sâu có màu đen, thân có màu vàng nhạt, kích thước cơ thể nhỏ, chiều dài lớn nhất là 0,2cm, nhỏ nhất là 0,1083cm, trung bình đạt 0,1553 ± 0,007cm; chiều rộng lớn nhất là 0,027cm, nhỏ nhất: 0,0103cm, trung bình đạt 0,0157 ± 0,002cm. . ấu trùng tuổi 2: Toàn thân có màu vàng nhạt, chiều dài từ 0,2183cm đến 0,4883cm, trung bình đạt: 0,3439 ± 0,047cm; chiều rộng 0,026 – 0,06cm, trung bình đạt 0,0452 ± 0,003cm. . ấu trùng tuổi 3: cơ thể có màu xanh pha vàng hơi trong, chiều dài từ 0,545cm đến 0,85cm, trung bình đạt 0,7177 ± 0,016cm; chiều rộng từ 0,0683cm đến 0,1cm, trung bình đạt 0,0821 ± 0,001cm. . ấu trùng tuổi 4: Cơ thể có màu xanh vàng trong, đầu râu có màu hung hơi nâu, toàn thân có phủ một lớp lông nhỏ, thưa. Nhìn thấy rõ các lỗ nhỏ dọc hai bên hông, có 8 đôi chân (3 đôi chân đầu, 4 đôi chân bụng, và một đôi chân mông), chiều dài ấu trùng từ 0,9 – 1,23cm, trung bình đạt: 1,1256 ± 0,019cm; chiều rộng từ 0,1 – 0,14cm, trung bình đạt 0,1198 ± 0,002cm. . ấu trùng tuổi 5: Toàn cơ thể có màu xanh vàng trong được bao phủ một lớp lông mỏng, kích thước chiều dài: 1,3 – 1,5cm, trung bình: 1,4112 ± 0,003cm, chiều rộng: 0,1133 – 0,15cm, trung bình: 0,1367 ± 0,005cm. Khi chuẩn bị vào nhộng sâu ngừng ăn, cơ thể chuyển dần sang màu thâm đen (giống màu giấy than), cơ thể hơi co ngắn một chút, hoạt động của sâu vẫn rất linh hoạt cho đến khi úp lá nghỉ ngơi chuẩn bị vào nhộng. Pha nhộng: Khi mới vào nhộng thì màu sắc nhộng là màu vàng sáng, sau 2 đến 3 ngày nhộng chuyển sang màu nâu vàng, ở phần ngực bụng có màu xanh da trời pha với màu xanh lá cây. Khi gần vũ hoá nhộng chuyển sang màu cánh gián ở phần ngực bụng có màu xanh thẫm. Phần cuối đốt bụng có gai sắc nhọn gắn chắc nhộng vào giá thể nơi ấu trùng hoá nhộng. Chiều dài nhộng từ 0,615 – 0,9583cm, trung bình đạt 0,7997 ± 0,046cm; chiều rộng từ 0,1183 – 0,21cm, trung bình đạt 0,1712 ± 0,003cm. Trưởng thành: Bảng 3.5: Kích thước của trưởng thành: Chỉ tiêu Trưởng thành Chiều dài(cm) Chiều rộng(cm) Râu vòi Thân Cánh Râu vòi Thân Cánh TT đực TT cái 0,3346± 0,001 0,3688± 0,031 0,0476± 0,002 0,0499± 0,001 0,6269± 0,033 0,6905± 0,027 0,7776± 0,009 0,7963± 0,009 0,01 0,01 0,0157 ± 0,001 0,0160 ± 0,001 0,0861± 0,006 0,1106± 0,003 0,3815 ± 0,016 0,4258 ± 0,001 Cả trưởng thành đực và cái khi đậu cánh xếp dọc theo thân, màu sắc cánh là nâu đen, diềm cánh có hình răng cưa màu vàng trắng, hai bên cánh có vệt hình tam giác màu bạc phớt vàng hồng đối xứng nhau. Màu sắc của con đực và con cái không khác nhau là mấy. Phần phía đầu cánh bé, phần phía sau hơi xoè. Chiều dài sải cánh bướm đực là 0,7776 ± 0,009cm, chiều rộng là 0,3815 ± 0,016cm; chiều dài sải cánh bướm cái là 0,7963 ± 0,009cm, chiều rộng là 0,4258 ± 0,001cm. Thân bướm đực và cái có màu nâu bạc, các ngấn đốt bụng nổi rõ, phần thân bụng của con cái to hơn phần thân bụng của con đực (con đực thân bụng nhỏ, dài). Chiều dài thân của con cái: 0,6905 ± 0,027cm, rộng 0,1106 ± 0,003cm; chiều dài thân của con đực: 0,6269 ± 0,033cm, rộng 0,0861 ± 0,006cm. Thực tế sâu Olethreutes leucaspis Meyrick không dùng vòi để lấy thức ăn mà dùng miệng lấy dung dịch thức ăn theo kiểu liếm hút (thực tế nuôi trưởng thành bằng dung dịch mật ong 10% cho ăn và quan sát thấy), chiều dài kiểu miệng liếm hút của con đực: 0,0476 ± 0,002cm, rộng: 0,0158 ± 0,001cm, con cái dài: 0,0499 ± 0,001cm, rộng: 0,0160 ± 0,001cm. Râu bướm đực và bướm cái có hình sợi chỉ màu đen, chiều dài râu của con đực: 0,3346 ± 0,001cm, rộng 0,01cm; chiều dài râu của con cái: 0,3688 ± 0,031cm, rộng 0,01cm. 5.2.2. Đặc điểm sinh học, sinh thái: 5.2.2.1. Tập tính hoạt động: Bướm vũ hoá vào buổi sáng và chiều mát. Đến ngày hôm sau thì bắt đầu giao phối, thường thì chúng giao phối vào buổi sáng khoảng từ 7 – 9 giờ. Sau giao phối từ 1 – 2 ngày thì bướm bắt đầu đẻ trứng. Trứng được đẻ trên các lá non; ở những nơi gần ao hồ, gần nhà dân thì trưởng thành đến đẻ trứng nhiều hơn, chúng có su tính ánh sáng và thích mùi vị chua ngọt. Nơi trưởng thành thường ẩn nấp là các tán lá cây rậm rạp nghiêng ngả sát mặt đất. Sâu non mới nở rất linh hoạt, bò tìm lá non và gặm ăn mô lá chỉ trừ lại lớp biểu bì, từ tuổi 2 trở đi bắt đầu nhả tơ cuốn lá và phá hại các lá cuốn. Từ tuổi 3 – tuổi 5 ấu trùng ăn cả phần thịt lá. Do các lá bị cuốn và phá hại… khi mật độ cao mức độ gây hại càng lớn, các lá bị hại không còn khả năng quang hợp, gây ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của cây… Hai ngày trước khi ấu trùng vào nhộng, sâu bắt đầu ngừng ăn cơ thể co ngắn dần, toàn thân chuyển dần sang màu nâu đen (màu của giấy than) và úp một mẩu lá nằm gọn trong đó nghỉ ngơi (đây là giai đoạn tiền nhộng). Sâu non lúc này đẫy sức và hoá nhộng ngay trong mảnh lá úp đó. Sâu cuốn lá Olethreutes leucaspis Meyrick xuất hiện hầu như quanh năm, nhất là vào các đợt lộc non. Nhưng phá hại mạnh và lớn nhất là từ cuối tháng 2 đến tháng 5 khi thời tiết ấm áp, lộc non ra nhiều. 5.2.2.2. Biến động số lượng: Bảng 3.6: Mật độ các loài sâu cuốn lá hại trên vải thiều. Ngày điêù tra Mật độ(con/cây) Thời kỳ sinh trưởng cây T0C (nhiệt độ) ẩm độ (RH%) 09/01/2006 0,6 Lộc đông 13,8 65 16/01/2006 0,15 Lộc đông 21,8 91 23/01/2006 7,05 Lộc đông 14 60 30/01/2006 4,95 Lá bánh tẻ 19,9 90 06/02/2006 3,65 Cây ra hoa, lá bánh tẻ 18,8 94 13/02/2006 14,25 Ra hoa, lộc non 20,2 90 20/02/2006 31,85 Nụ hoa và lộc non 16,2 85 27/02/2006 18,1 Bắt đầu ra hoa, lộc non 17,7 95 06/03/2006 5,25 Hoa nở, lá bánh tẻ 19,5 94 13/03/2006 4,45 Hoa nở, lá bánh tẻ 15,8 92 20/03/2006 3,65 Hoa nở, lá bánh tẻ 20 98 27/03/2006 5,35 Quả non 19,5 95 03/04/2006 11,2 Quả non 23,6 93 10/04/2006 29,25 Quả non, lộc non 28 80 17/04/2006 50,7 Quả non, lộc non 21,3 80 S24/04/2006 38,5 Quả non, lộc non 26,2 93 01/05/2006 23,11 Quả non, lá bánh tẻ 25,9 90 08/05/2006 15,4 Quả non 28,2 90 15/05/2006 8,26 Quả non 27,9 86 Mật độ con/cây Ngày điều tra Biểu đồ 1: Biến động số lượng các loài sâu cuốn lá hại trên cây vải tại nông trường Hà trung – Bỉm Sơn – Thanh Hoá. Mật độ sâu thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó yếu tố thời tiết và thức ăn đóng vai trò quan trọng nhất sau đó là kẻ thù tự nhiên. Qua điều tra định kỳ cho thấy, do thời tiết năm 2005 mùa đông có vài đợt nhiệt độ cao làm cho lộc non của vải ra nhiều vì vậy mà các loài sâu cuốn lá xuất hiện ngay từ đầu tháng 1 và cao nhất ở hai thời điểm tháng 2 (31,58 con/cây, ngày 20/02/06) và tháng 4 (50,7 con/cây, ngày 17/04/2006). Tại hai thời điểm này các cây điều tra định kỳ cho lộc non tương đối nhiều, nhiệt độ ấm áp là điều kiện thuận lợi cho các loài sâu phát triển đặc biệt là sâu cuốn lá. Còn ở tháng 3 mật độ các loài sâu cuốn lá giảm xuống (3,65 con/cây, ngày 20/03/2006) vì các lá non ở cây điều tra định kỳ chuyển dần sang bánh tẻ và lá già, trời mưa và rét… Tuy nhiên qua điều tra bổ xung ở nhiều điểm khác trên địa bàn Nông trường thì thấy mật độ sâu cuốn lá vẫn cao, gây hại mạnh. Điều đó cho kết luận: Các loài sâu cuốn lá gây hại mạnh bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 5. Đây là thời điểm mật độ và mức độ hại cao nhất, gây ảnh hưởng đến cây nhiều nhất. Sau đó mật độ bắt đầu giảm dần và giảm nhanh ở giữa và cuối tháng 5 (8,26 con/cây, ngày 15/05/ 2006) do lượng thức ăn giảm nhiều, điều kiện thời tiết không thuận lợi… 5.2.2.3. Nhịp điệu đẻ trứng Bảng 3.7: Nhịp điệu đẻ trứng của trưởng thành: Chỉ tiêu Đợt nuôi T.G vũ hoá- giao phối (ngày) T.G giao phối-đẻ trứng (ngày) Số trứng đẻ hàng ngày (quả) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đợt nuôi 1 Đợt nuôi 2 1 1 1 1 20,6 7,4 44,55 20,26 34,85 26,2 24,75 15,46 15,3 6,66 8,5 2,6 5,55 0,86 3,45 0,2 2,75 0,8 Số trứng đẻ/ngày Số ngày đẻ Biểu đồ 2: Nhịp điệu đẻ trứng của trưởng thành Nuôi ghép đôi 10 cặp bướm trong lọ nhựa trong có dung tích 5 (lit), mỗi cặp được nuôi trong một lọ nhựa có đánh số thứ tự 1 – 10, ở điều kiện nhiệt độ trung bình 22,630C, ẩm độ trung bình 83%, hàng ngày thay dung dịch mật ong 10% để nuôi trưởng thành và lá non để làm nơi đẻ trứng cho bướm. Kết quả cho thấy trưởng thành sau khi vũ hoá 12 – 27 giờ bắt đầu giao phối và sau giao phối 6 – 24 giờ thì đẻ trứng. Bướm đẻ đạt đỉnh cao nhất ở ngày thứ 2 là 44,55 quả; ngày thứ 3 lượng trứng đẻ giảm xuống còn 34,85 quả, sang ngày thứ 4 là 24,75 quả. Đến ngày thứ 5 lượng trứng đẻ ít hơn ngày thứ nhất chỉ được 15,3 quả, các ngày sau lượng trứng đẻ giảm dần, sang ngày thứ 9 là 2,75 quả và ngày thứ 10 là 0,8 quả. Trong thời gian sống, mỗi bướm cái đẻ thấp nhất 25 quả, cao nhất 263 quả, trung bình 158,8 ± 71,81quả. Trong điều kiện nhiệt độ trung bình 26,060C và ẩm độ trung bình 88,15% cũng cho bướm ăn mật ong tỉ lệ 10% thay lá non hàng ngày cho bướm đẻ trứng. Kết quả cho thấy ở đợt nuôi này, tỷ lệ trứng đẻ ít hẳn. Bướm đẻ đạt đỉnh cao nhất vào ngày thứ 3 đạt 26,2 quả, còn ở ngày thứ 2 có đẻ nhiều hơn ngày thứ nhất và được 20,26 quả, sang ngày thứ 4 trở đi giảm dần và đến ngày thứ 8 chỉ có 0,2 quả. Mỗi bướm cái đẻ thấp nhất 10 quả, cao nhất 131 quả, trung bình chỉ đạt 79,66 ± 30,02quả. Như vậy bướm ở trong điều kiện nhiệt độ trung bình 18,80C có khả năng đẻ nhiều hơn bướm nuôi trong nhiệt độ trên 260C. Bướm được ăn mật ong 10% có thời gian đẻ dài hơn và số lượng trứng đẻ cũng nhiều hơn so với bướm không được ăn thêm. 5.2.2.4.Quá trình phát triển của sâu cuốn lá Olethreutes leucaspis Meyrick: + Thời gian phát triển của pha trứng: Bảng 3.8: Thời gian phát dục của pha trứng: Chỉ tiêu đợt nuôi Tỷ lệ nở (%) Thời gian phát triển (ngày) Max min TB đợt nuôi 1 đợt nuôi 2 100 93,75 10 8 9 7 9,47 ± 0,50 7,42 ± 0,73 Nhận xét: Theo dõi thời gian phát triển của trứng vào trung tuần tháng 2 khi nhiệt độ trung bình là 18,80C, ẩm độ trung bình là 87% cho thấy thời gian phát dục ngắn nhất là 9 ngày dài nhất là 10 ngày, trung bình 9,47 ± 0,50ngày, tỷ lệ nở của trứng cũng là cao nhất 100%. Vào hạ tuần tháng 4 khi nhiệt độ trung bình 26,060C, ẩm độ trung bình 88,15% thì thời gian phát triển của trứng ngắn nhất là 7 ngày, dài nhất là 8 ngày, trung bình 7,42 ± 0,73ngày, tỷ lệ nở của trứng đạt 93,75%. Như vậy ta thấy tỷ lệ nở của trứng ở cả hai đợt nuôi là rất cao, khi nhiệt độ tăng dần lên, thời tiết ấm áp thì thời gian phát dục là giảm xuống từ 1 - 2 ngày. + Thời gian phát triển của ấu trùng: Bảng 3.9: Thời gian phát triển của ấu trùng: Chỉ tiêu đợt nuôi Số tuổi Tỷ lệ sống(%) Thời gian phát triển (ngày) 1 2 1 2 Max min TB Max min TB Tuổi 1 Tuổi 2 Tuổi 3 Tuổi 4 Tuổi 5 69,79 53,33 93,72 99,57 98,48 75 82,5 82,5 90,62 95,83 6 6 3 5 8 3 3 2 3 5 4,47±0,70 3,64±0,86 2,26±0,46 3,92±0,51 6,33±1,03 5 4 5 5 7 3 2 3 3 5 3,70±0,82 2,9±0,88 3,50±0,71 3,75±0,89 5,66±0,82 TB 82,78 85,29 Tổng 28 16 20,62±1,48 26 16 19,51±1,04 Nhận xét: Khi nuôi đợt 1 trong điều kiện nhiệt độ là 18,80C, ẩm độ trung bình 87% thì thời gian phát triển trung bình của sâu non là 20,62±1,48ngày, trong đó thời gian phát triển của từng tuổi; tuổi 1 là 4,47 ± 0,70ngày, tuổi 2 là 3,64 ± 0,86ngày, tuổi 3 là 2,26 ± 0,46ngày, tuổi 4 là 3,29 ± 0,51ngày, tuổi 5 là 6,33 ± 1,03ngày. Như vậy ở tuổi 3 có thời gian phát triển ngắn nhất. Xét về tỷ lệ sống thì ở tuổi 1 và tuổi 2 do điều kiện thời tiết nhiệt độ thấp, khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh là không cao nên tỷ lệ sống ở tuổi 1 đạt 68,79%, tuổi 2 bị chết nhiều, tỷ lệ sống đạt 53,33%. Sang tuổi 3 tỷ lệ sống tăng cao 93,72% và cao nhất ở tuổi 4 và tuổi 5, do sâu non lúc này đã lớn, có sức chống đỡ tốt hơn với điều kiện ngoại cảnh. Tỷ lệ sống trung bình của ấu trùng khá cao đạt 82,78%. Trong điều kiện nhiệt độ 26,060C, ẩm độ 88,15% ở thời điểm này nhiệt độ tăng dần, thời tiết ấm áp thì thời gian phát triển của ấu trùng ngắn hơn so với đợt nuôi trước trung bình là 19,52 ± 1,04ngày. Qua bảng 8 cho thấy thời gian phát triển ngắn nhất là ở tuổi 2 đạt 2,90 ± 0,71ngày, ở tuổi 1, tuổi 3 và tuổi 4 thì thời gian phát triển trung bình là gần như nhau, và dài nhất là ở tuổi 5: 5,66 ± 0,82ngày. Xét về tỷ lệ sống qua từng tuổi là khá cao, khả năng sống ở tuổi 1 và tuổi 2 là cao hơn so với tuổi 1 và tuổi 2 ở đợt nuôi 1, do lúc này điều kiện thời tiết thuận lợi hơn cho sự phát triển của sâu non. Tỷ lệ sống trung bình của ấu trùng đạt 85,29% cao hơn đợt nuôi 1 (82,78%). ở tuổi 5 tỷ lệ vào nhộng là khá cao. Hầu hết các ấu trùng sống đều khoẻ mạnh, đẫy sức, tỷ lệ vào nhộng ở đợt nuôi 1 đạt 98,48%, ở đợt nuôi 2 đạt 85,29%. + Thời gian phát triển của nhộng: Bảng 3.10: Thời gian phát triển của nhộng: Chỉ tiêu đợt nuôi Thời gian phát triển (ngày) Tỷ lệ nhộng vũ hoá (%) Max min TB đợt nuôi 1 đợt nuôi 2 17 13 9 9 13,69 46,25 47,93 46,25 Qua bảng 9 cho thấy thời gian phát triển của nhộng là khá dài tới 17 ngày (ở đợt nuôi 1) khi nhiệt độ trung bình là 18,80C, ẩm độ trung bình là 87% là 13 ngày ở đợt nuôi 2 (nhiệt độ trung bình 26,060C, ẩm độ trung bình 88,15%), thấp nhất là 9 ngày. Khi nhiệt độ tăng lên, thời tiết ấm áp thì thời gian phát dục của nhộng giảm từ 2 - 3 ngày so với thời tiết lạnh, nhiệt độ thấp. Thời gian phát triển trung bình ở đợt nuôi 1 là 13,69 ± 2,06ngày, ở đợt nuôi 2 là 10,88 ±1,27ngày. Tỷ lệ nhộng vũ hoá ở cả hai đợt nuôi đều thấp, ở đợt 1 tỷ lệ vũ hoá trung bình là 47,93%, ở đợt nuôi 2 tỷ lệ vũ hoá trung bình là 46,25%. + Thời gian phát triển của trưởng thành: Bảng 3.11: Thời gian phát triển của trưởng thành: Chỉ tiêu đợt nuôi Khả năng đẻ trứng (quả/ngày) Thời gian sống của con cái (ngày) Thời gian sống của con đực (ngày) Max min TB Max min TB đợt nuôi 1 đợt nuôi 2 18,84 12,33 13 12 7 5 11,04±2,24 9,66±1,76 13 8 4 3 8,30±1,82 5,33±1,95 Nhận xét: Trong điều kiện nhiệt độ trung bình: 18,80C, ẩm độ trung bình là 87% trưởng thành được ăn mật ong có thời gian sống dài nhất là 13 ngày, thấp nhất 7 ngày và trung bình là 11,04 ± 0,24ngày đối với trưởng thành cái. Còn với bướm đực, thời gian sống dài nhất 13 ngày, thấp nhất 4 ngày, trung bình là 8,30 ± 1,82ngày. Đối với trưởng thành không được ăn thêm thì thời gian sống chỉ có 5 - 6 ngày. Khả năng đẻ trứng của con cái trung bình đạt 18,84 quả/ ngày cao hơn khả năng đẻ trứng của con cái nuôi trong đợt 2 chỉ đạt 12,33 quả/ngày, trong khi những con không được ăn thêm khả năng đẻ trứng giảm hẳn trung bình đạt 4,93 quả/ ngày. ở điều kiện nhiệt độ trung bình 26,060C, ẩm độ trung bình là 88,15%, trưởng thành được ăn mật ong có thời gian sống dài nhất 12 ngày, thấp nhất 5 ngày và trung bình là 9,66 ± 0,98ngày đối với trưởng thành cái. Còn với trưởng thành đực thời gian sống dài nhất 8 ngày, thấp nhất 3 ngày, trung bình đạt 5,33 ± 2,10ngày. Như vậy ở 2 khoảng nhiệt độ và ẩm độ khác nhau thì nuôi trưởng thành ở đợt 1 có thời gian sống lâu hơn, khả năng đẻ trứng cao hơn, trưởng thành được ăn mật ong có thời gian sống dài hơn so với trưởng thành không được ăn thêm. Bảng 3.12: Vòng đời của sâu cuốn lá Olethreutes leucaspis Meyrick. Điều kiện thời tiết(T0&RH%) Các pha phát dục Tỷ lệ sống TB (%) Thời gian phát dục ( ngày) Max min TB T0: 18,80C RH: 87% Trứng ấu trùng Nhộng Tiền đẻ trứng Vòng đời 100 82,78 47,93 10 28 17 2 57 9 16 9 1 35 9,47±0,50 20,62±1,48 13,69±2,06 1,43±05 45,24±0,83 T0: 26,060C RH:88,15% Trứng ấu trùng Nhộng Tiền đẻ trứng Vòng đời 93,75 85,29 46,25 8 26 13 2 49 7 16 9 1 33 7,42±0,73 19,51±1,04 10,88±1,27 1,33±0,42 39,22±7,59 5.3. Vai trò của các loài thiên địch trong việc tiêu diệt sâu hại: Trong công tác phòng trừ sâu hại nhãn vải người ta sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, song chiếm ưu thế nhất, thường dùng nhất đó là biện pháp hoá học. Biện pháp này có thể giúp người trồng vải chặn đứng các đợt dịch, tiêu diệt sâu bệnh hại một cách nhanh chóng khi chúng ở mật độ cao… Tuy nhiên biện pháp này lại mang lại nhiều điều không có lợi cho con người như: Làm ảnh hưởng tới môi trường sống, làm ô nhiễm môi trường, ô nhiễm bầu không khí, ô nhiễm nguồn nước từ đó làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ con người, gia súc và các sinh vật có ích, làm chết các loài thiên địch, làm ảnh hưởng đến đời sống của ong mật và chất lượng mật… Biện pháp hiện nay được các nhà khoa học quan tâm nhất cũng như người làm vườn đang muốn chú trọng học hỏi. Đó là biện pháp sinh học, sử dụng trong phòng trừ tự nhiên. Việc lợi dụng các loài kí sinh, bắt mồi của sâu hại nhằm khống chế mật độ sâu ở dưới mức gây hại tức là vẫn để cho chúng tồn tại với lượng rất thấp trên sinh quần nhưng mức độ gây hại của chúng ở dưới ngưỡng kinh tế. Thực tế cho thấy các loài ký sinh và bắt mồi cũng khá phong phú, chúng thường xuất hiện và làm giảm mật độ sâu hại đáng kể. Nếu ta biết điều khiển, nhân nuôi, tạo điều kiện cho chúng phát triển thì hiệu quả mang lại là rất cao, khả năng khống chế dịch hại tốt lại không làm ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, không ảnh hưởng tới môi sinh, môi trường. Tuy nhiên biện pháp này đòi hỏi phải có thời gian nghiên cứu, và theo dõi thường xuyên vì vậy cần phải có những người có trình độ chuyên môn, kiến thức sinh hoc rộng… Các loài ký sinh và bắt mồi của sâu cuốn lá qua thực tế điều tra, tiến hành thu mẫu ngoài tự nhiên về nuôi, theo dõi thấy có hai loài kí sinh đó là ong đen ký sinh ấu trùng tuổi 3 và ruồi ký sinh ấu trùng, nhộng sâu cuốn lá. Mức độ ký sinh được thể hiện ở bảng 12: Bảng 3.13: Mức độ ký sinh của thiên địch. TT Loài ký sinh Pha ký sinh Tỷ lệ ký sinh (%) 1 2 Ong đen ký sinh Ruồi ký sinh ấu trùng Nhộng 13,33 6.66 Trong khuôn khổ đề tài cũng như điều kiện thực tập với thời gian ngắn (6 tháng), chúng tôi không có điều kiện đi sâu nghiên cứu hết và thật chuẩn xác về các loài ký sinh sâu cuốn lá. Qua thực tế thu mẫu về nuôi ở các pha với 15 cá thể ở mỗi pha và mỗi cá thể cho vào 1 lọ nuôi có đánh số thứ tự ở các lọ, trong điều kiện nhiệt độ trung bình 18,80C, ẩm độ trung bình là 87%. Kết quả cho thấy, tỷ lệ ong đen ký sinh ở pha ấu trùng là 13,33%, ruồi ký sinh ở pha nhộng là 6,66%. Các loài bắt mồi của sâu cuốn lá qua điều tra định kỳ hàng tuần và điều tra bổ xung cho thấy có loài chủ yếu sau: Bọ xít hoa ăn thịt, bọ xít hoa vai nhọn, bọ xít mai rùa… 5.4. Đề xuất một số biện pháp phòng trừ sâu cuốn lá: Qua thưc tế điều tra nghiên cứu, thăm đồng ruộng với điều kiện thực tế của Nông trường Hà trung chúng tôi xin đưa ra một số biện pháp phòng trừ sâu cuốn lá như sau: Hiện nay biện pháp phòng từ sâ hại tốt nhất đó là sử dụng phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM, trong đó có ý nghĩa quan trọng đầu tiên là biện pháp canh tác. Làm tốt biện pháp này có thể phòng và hạn chế đựoc sâu bệnh hại rất tốt. Qua điều tra thực tế những vườn vải rậm rạp, cỏ mọc um tùm thường bị gây hại mạnh, những vườn vải gần nhà dân, khe sông suối bị hại nặng hơn ở những vườn khác. Vì vậy việc vệ sinh vườn vải như làm sạch cỏ, phát quang bờ bụi làm hạn chế chỗ trú ngụ của trưởng thành. Đối với cây vải nên tạo tán, tỉa bỏ những cành vô hiệu để cây vải được gọn, thông thoáng có sức chống chịu tốt, hạn chế sự phát sinh của sâu bệnh hại. Việc làm này có ý nghĩa quan trọng cho nên cần phải thăm và chăm sóc vườn thường xuyên . Biện pháp cơ giơí vật lý: Làm vợt để bắt trưởng thành, tập trung khua trưởng thành ở những cây vải râm rạp có nhiều tán, cành xà sát mặt đất, bắt và tiêu diệt. Có thể dùng bả chua ngọt trộn với thuốc hoá học để tiêu diệt, hay lợi dụng su tính ánh sáng dụ trưởng thành bay vào đèn bắt và tiêu diệt… . Biện pháp sinh học: Sử dụng các loài ký sinh, bắt mồi trong tự nhiên. . Biện pháp hoá học: Chỉ áp dụng biện pháp này khi mật độ sâu hại lên cao, gây hại lộc non nhiều, cần xem sét thời tiết trước khi phun, không nên phun thuốc khi trời sắp mưa, hay khi có gió to… Một số loại thuốc có thể sử dụng như: Oncol 20ND, Nitox 30EC, Sagolex 30EC, Netoxin 90WP – 95WP, Biocin 16WP, Sapen Alpha 5EC, Lancer 75SP…. phun đúng theo liều lượng và khuyến cáo trên chỉ dẫn. Nên phun khi bướm ra rộ, hay khi sâu non tuổi 1 nở nhiều mật độ cao, chưa kịp cuốn vào lá như vậy hiệu quả sẽ tốt hơn. VI. Kết luận và đề nghị: 6.1.Kết luận: . Qua điều tra thu thập thành phần loài sâu hại trên vải là rất phong phú 57 loài. Trong đó có 30 loài sâu hại bộ cánh vẩy. . Thành phần thiên địch trên vải cũng khá phong phú, điều tra thu được 15 loài. . Nghiên cứu đặc điểm hình thái: Pha trứng có hình tròn, đường kính từ 0,06 – 0,1cm, trung bình 0,0779±0,004cm. Pha ấu trùng: ấu trùng tuổi 1 dài trung bình 0,1553±0,007cm, rộng 0,0157±0,002cm, kích thước tăng dần qua từng tuổi, tuổi 5 đẫy sức có chiều dài trung bình là 1,4112±0,003cm, rộng 0,1366±0,005cm. Nhộng sâu cuốn lá có màu vàng cánh gián, ngực bụng có màu xanh dài trung bình: 0,7997±0,046cm, rộng 0,1712±0,003cm. Trưởng thành, bướm đực có chiều dài thân trung bình 0,6269±0,033cm, rộng 0,0861±0,006cm; chiều dài sải cánh 0,7776±0,009cm, rộng 0,3815±0,016cm. Bướm cái chiều dài thân 0,6905±0,027cm, rộng 0,1106±0,003cm; chiều dài sải cánh 0,7963±0,009cm, rộng 0,4258±0,001cm. . Tập tính hoạt động: Trưởng thành sau vũ hoá từ 1 - 2 ngày thì giao phối và bắt đầu đẻ trứng, sâu non mới nở rất linh hoạt gặm ăn mô lá, sâu từ tuổi 2 đến tuổi 5 cuốn lá làm tổ và phá hại… . Biến động số lượng thay đổi tuỳ theo điều kiện thời tiết, nguồn thức ăn và thiên địch. Tuy nhiên có hai thời điểm sâu cuốn lá phát sinh gây hại mạnh nhất là trung tuần tháng 2 và hạ tuần tháng 4. . Bướm trong điều kiện nhiệt độ trung bình 18,80C có khả năng đẻ nhiều hơn bướm nuôi ở nhiệt độ trên 260C. Bướm được ăn mật ong 10% có thời gian đẻ dài hơn và số lượng trứng đẻ cũng nhiều hơn so với bướm không được ăn thêm. . Thời gian phát dục của pha trứng ở đợt nuôi 1 là 9,47 ± 0,50ngày, ở đợt nuôi 2 là 7,42 ± 0,73ngày; của ấu trùng nuôi đợt 1 là 20,62 ± 1,48ngày, đợt 2 là 19,51 ± 1,04ngày; nhộng nuôi đợt 1 là 13,69 ± 2,06ngày, đợt 2 là 10,88 ± 1,27ngày. Thời gian phát dục của trưởng thành cái là 10,35 ± 0,97ngày, của trưởng thành đực 6,82 ± 2,1ngày. . Thành phần thiên địch của sâu cuốn lá là: ong đen ký sinh, ruồi ký sinh, bọ xít ăn thịt… 6.2. Đề nghị: - Qua những điều tra nghiên cứu bước đầu cho thấy thành phần loài sâu hại vải trên địa bàn Nông trường Hà Trung là rất phong phú, cần tiếp tục điều tra, nghiên cứu kỹ và sâu rộng hơn các loài sâu hại và thiên địch để từ đó có những bước đi và phương pháp chọn lựa đúng trong khâu bảo vệ và chăm sóc vườn vải phù hợp với điều kiện tự nhiên của Nông trường. - Loài sâu cuốn lá Olethreutes leucaspis Meyrick là loài sâu hại có ý nghĩa kinh tế, phá hại mạnh từ tháng 2 đến tháng 5, cần theo dõi diễn biến mật độ và lên kế hoạch phối hợp các biện pháp phòng trừ sao cho có hiệu quả cao. - Đây mới chỉ là những nghiên cứu bước đầu, chắc chắn không thể tránh được những sai sót, mong được sự góp ý tận tình và chỉ bảo của các thầy cô, bạn bè trong ngành để sau này ra thực tế công tác sẽ làm được tốt hơn. VII. Tài liệu tham khảo: Tài liệu trong nước: 1.Viện BVTV (1976). Kết quả điều tra côn trùng 1967 - 1968. 2. Chi cục BVTV Bắc Giang. Phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại trên vải thiều. Tạp chí BVTV, số 4/2004. 3. Viện BVTV (1999). Kết quả điều tra côn trùng và bệnh hại Cây ăn quả ở Việt Nam. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 4. Đường Hồng Dật (2003). Hỏi đáp về cây nhãn, cây vải. NXB Hà Nội. 5. Vũ Công Hậu (1999). Trồng cây ăn quả ở Việt Nam. NXB Nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. 6. Trần Huy Thọ, Đào Đăng Tựu, Trương Văn Hàm (1996). Một số kết quả nghiên cứu về sâu hại chủ yếu trên một số cây ăn quả ở miền Bắc Việt Nam. Tuyển tập công trình nghiên cứu của viện BVTV 1990 - 1995. 7. Nguyễn Văn Huỳnh, Võ Thanh Hoàng (1997). Sâu bệnh hại cây ăn trái. NXB Nông nghiệp. 8. Nguyễn Xuân Hồng (1999). Kết quả điều tra bước đầu thành phần sâu bệnh hại ở Lục Ngạn – Bắc Giang và Chương Mỹ – Hà Tây. NXB Nông nghiệp. 9. Phạm Đình Sắc, Vũ Quang Côn (2003). Thành phần, số lượng và sự trú ngụ của nhện (araneae) trên cây vải vùng Mê Linh – Vĩnh Phúc. Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống. NXB Khoa học và Kĩ thuật. 10. Trần Thế Tục, Ngô Hồng Bình (1999). Kỹ thuật trồng vải. NXB Nông nghiệp Hà Nội. 11. Đỗ Mạnh Hùng (2001). Bảo quản, chế biến và những giải pháp phát triển ổn định cây vải nhãn. NXB Nông nghiệp. 12. Nguyễn Xuân Thành, Phạm Quỳnh Mai (2003). Ong ký sinh trứng bọ xít nhãn vải và ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái đến chúng. Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống. NXB Khoa học và Kĩ thuật. 13. Nguyễn Xuân Thành, Phạm Quỳnh Mai (2003). Thành phần biến động số lượng loài bọ rùa phổ biến Harmonia sedecimnotata Fabr trên cây vải tại Sóc Sơn – Hà Hội. Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống. NXB Khoa học và Kĩ thuật. 14. Viện nghiên cứu rau quả (1988). Tuyển tập công trình nghiên cứu cây ăn quả và cây công nghiệp. NXB Nông nghiệp, Hà Hội. 15. Viện nghiên cứu rau quả (1970). Kết quả nghiên cứu khoa học về rau quả. NXB Nông nghiệp, Hà Hội. 16. Nguyễn Xuân Thành (1999). Côn trùng, vi sinh vật trên vải thiều tại Quảng Ninh và Thanh Hoá, biện pháp lợi dụng và điều khiển chúng. Kỷ yếu hội nghị khoa học, công nghệ và môi trường các tỉnh miền núi phía Bắc lần thứ 7 – Hà Giang 11/1999. 17. Nguyễn Xuân Thành (2002). Kịch bản phim bướm đêm ăn lá và chích hút quả. 18. Nguyễn Xuân Thành (2002). Kết quả nghiên cứu bước đầu về thành phần các loài côn trùng và nhện hại tại Hà Nội và các vùng phụ cận. Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc gia BVTV. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 19. Nguyễn Xuân Thành (2003). Thành phần côn trùng hại nhãn vải và thiên địch của chúng ở miền Bắc Việt Nam. Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc gia BVTV. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 20. Nguyễn Xuân Thành (2000). Một số đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái của hai loài bọ mắt vàng Chrysopa sp và Ankylopteryx sp (Chrysopidae) trên vải thiều Đông Triều – Quảng Ninh. Tạp chí sinh học, tháng 3 năm 2000. 21. Nguyễn Xuân Thành (1999). Thử nghiệm một số chế phẩm thiên nông trên cây vải thiều. Kỷ yếu hội nghị khoa hoc, công nghệ và môi trường các tỉnh miền núi phía Bắc lần thứ 7 – Hà Giang 11/1999. 22. Trần Thế Tục (2000). 100 câu hỏi về cây vải. NXB Nông nghiêp, Hà Nội. 23. Đào Đăng Tựu, Trần Huy Thọ và cộng tác viên (1999). Một số kết quả nghiên cứu về sâu hại vải và biện pháp phòng trừ. Tuyển tập công trình nghiên cứu của BVTV 1996 – 2000. NXB Nông nghiệp. 24. Đào Đăng Tựu, Lê Văn Trịnh, Trần Huy Thọ (2003). Một số kết quả nghiên cứu về sâu hại nhãn vải và biện pháp phòng trừ. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia BVTV. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 25. Lê Văn Thuyết và cộng tác viên (1999). Kỹ thuật trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho cây vải. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 26. Tôn Thất trình (2000). Tìm hiểu về các loại cây ăn trái có triển vọng xuất khẩu. NXB Thành phố Hồ Chí Minh. 27. Nguyễn Danh Vàm (1998). Bộ cánh cứng ăn lá nhãn. Tạp chí BVTV số 3, năm 1998. 28. Cục BVTV (1995). Phương pháp điều tra và phát hiện sâu bệnh hại cây trồng. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 29. Ngô Thế Dân (2000). Kinh nghiệm trồng vải thiều ở Lục Ngạn. NXB Nông nghiệp. 30. Nguyễn Văn Dũng, Trần Trọng Tá, Vũ Triệu Hưng (2000). Bình tuyển, khảo nghiệm một số giống vải chín sớm ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam. Kết quả nghiên cứu rau quả 1998 – 2000, Viện nghiên cứu rau quả. NXB Nông nghiệp. 31. Hà Quang Hùng (1998). Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng Nông nghiệp. NXB Nông nghiệp. 32. Trần Quan Hùng (1995). Thuốc BVTV. NXB Nông nghiệp. 33. Trần Văn Lài (2000). Phát triển rau quả - chiến lược quan trọng trong nền nông nghiệp. Kết quả nghiên cứu rau quả 1998 – 2000. Viện nghiên cứu rau quả. NXB Nông nghiệp. 34. Nguyễn Trần Oánh (1996). Giáo trình hoá BVTV Nông nghiệp. 35. Trần Thế Tục (1998). Giáo trìng cây ăn quả. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 36. Trần Thế Tục (1999). Hỏi đáp về nhãn vải. NXB Nông nghiệp, Hà Nội 37. Hồ Khắc Tín (1998). Giáo trình côn trùng học Nông nghiệp, tập 1,2. NXB Nông nghiệp. 38. Lê Lương Tề (2001). Bọ xít nhãn vải. Tạp chí BVTV, số 3/ 2001. 39. Phạm Chí Thành (1982). Giáo trình phương pháp thí nghiệm đồng ruộng. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 40. Nguyễn Công Thuật (1995). Phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại cây trồng – nghiên cứu và ứng dụng. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Tài liệu nước ngoài: 41. Tan Shi Dong, Wei jin Dao, Lan Ru Xing, Wei Jin Xian. Study on the structure and dynamics of pest community in lychee orchard. Actaphytopphylacica sinica, 1999. 42. Waterhose, D.F (ACIAR: Consultan in plant protection). The Maior Arthropod pest and weed of Agricultare in suotheast Asia. Distribution ionprotance and Origin. Canberra, Autralia – 1993. 43. J.E. Pena, T. Vasquez, R. Duncan and J. Brown (2001). Crocidocema new species (lepidoptera: totricidae) Anew threat to litchi chinensis in Florida. Proc. Interamer. Soc. Trop. Hort. 44: 85 – 91. 44. Lili Ying Wang Ren and Waterhose.D.F. The distribution and importance of arthopod pests and weeds of Agriculture and Forestry plantations in suotherm China. Canberra 1997. 45. Rajpal Singh, Chopra, S.K, Singh. K. flower visitor of litchi and theirrole in pollinnation and fruit production. Pest Management and Economic zoology, 1998. Vol.6, No. 1, pp.1 – 57 ref. 46. Yang ki Chun, Lou Qi Hao. A rew genus ang species of gall midge (Dipera Cecidommyiidao) infesting litchi from China. Entomotaxonomia 1999. Vol. 21, No2, pp.129 – 132.3 ref. Issn: 1000 – 7482. mục lục ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5245.doc