Chỉ số phát triển con người HDI

Chương I: Quan niệm phát triển con người Phát triển là sự mở rộng phạm vi lựa chọn của con người để đạt đến một cuộc sống trường thọ, khoẻ mạnh có ý nghĩa và xứng đáng với con người. ở các có thu nhập thấp, nếu không duy trì được một nhịp độ tăng trưởng kinh tế nhất định trong một thời gian dài, thì các nước này không thể vượt qua được tình trạng đói nghèo phổ biến và tạo ra các phương tiện cơ bản cần thiết cho phát triển con người. Tăng trưởng kinh tế được xem là chìa khoá của quá trình phát

doc27 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1484 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Chỉ số phát triển con người HDI, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
triển và sự thiên lệch quá mức tới mục tiêu tăng trưởng đã chi phối đáng kể tư duy phát triển cả trong một thời gian dài. Mục tiêu của phát triển là vì con người, vì việc cải thiện chất lượng cuộc sống của con người một cách bền vững chứ không chỉ đơn thuần là tăng trưởng kinh tế hay gia tăng của cả vật chất. Phát triển phải hướng tới việc tạo ra sự bình đẳng về cơ hội cho tất cả mọi người, đồng thời quan tâm đến việc phân bổ năng lực công bằng hơn cho tàn bộ dân cư. Đầu tư vào vốn con người thông qua các hoạt động giáo dục và đào tạo, chăm sóc sức khoẻ, các chương trình bảo đảm việc làm... được xem là cách thức đầu tư hiệu quả nhất, quy định khả năng tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững của một quốc gia. Tuy nhiên, không thể quy phát triển con người về phát triển nguồn nhân lực. Điểm khác căn bản ở đây là trong quan niệm về phát triển con người, con người mục tiêu chứ không phải là phương tiện của sự phát triển;còn khi đề cập nguồn vốn, dù là quan trọng nhất, bên cạnh các nguồn vốn khác, để thúc đẩy sự phát triển. Chỉ số đánh giá thành tựu phát triển của con người. Để đo lường kết quả và đánh giá thành tựu của con người: Chỉ số phát triển của con người: HDI: Là giá trị trung bình của ba chỉ tiêu. + Khả năng sống lâu đo bằng tuổi thọ tính từ khi sinh ra. + Trình độ giáo dục, tính tổng hợp theo tỷ lệ biết chữ của người lớn và tỷ lệ đi học tiểu học, trung học và đại học. + Mức sống đo bằng giá trị GDP tình bình quân đầu người thực tế theo sức mua tương đương – PPP. Trên cơ sở thiết lập giới hạn cận trên và cận dưới phù hợp với trạng thái phát triển con người toàn cầu. HDI chỉ nhận giá trị trong khoảng 0-1. HDI của một quốc gia càng lớn thì trình độ phhát triển con người của quốc gia đó được coi là cầng cao và ngược lại . Năm 1999 phương pháp đo lường thu nhập và dữ liệu dùng để tính toán HDI đã được VNDP cải thiện thêm. Theo báo cáo phát triển con người năm 2001 của VNDP, trong soó 162 quốc gia có tên trong bảng xếp hạng nhận thấy Việt Nam được xếp hạng 101thuộc các nước có chỉ tiêu HDI = 0.682 ở mức trung bình. Bảng 1.1 trình bày kết quả so sánh sự phát triển con người ở VN và một số quốc gia khác. Bảng 1: Một số xếp hạng quốc gia về phát triển con người(1999, trong số 162 quốc gia) Quốc gia Xếp hạng HDI Tuổi thọ TB (năm) Tỷ lệ người lớn biết chữ (%) Tỷ lệ nhập học (%) GDP đầu người thực tế (PPPs) Chỉ số HDI Nhật bản 9 80,8 99,0 82 24898 0,928 Singapo 26 77,4 92,1 75 20767 0,876 Hồng Kông 24 79,4 93,3 63 22090 0,880 Malaixia 56 72,2 87 66 8209 0,774 Thái Lan 66 69,9 95,3 60 6132 0,757 Philippin 70 69,0 95,1 82 3805 0,749 Trung Quốc 87 70,2 83,5 73 3617 0,722 Indonexia 102 65,8 86,3 65 2857 0,677 Việt Nam 101 67,8 96,1 67 1860 0,682 Mianma 118 56 84,4 55 1027 0,551 ấn độ 115 62,9 56,5 56 2248 0,571 Nguồn UNDP 2001, tr181,184. Việt Nam luôn được đánh giá là một nước mặc dù có mức thu nhập bình quân đầu người ở mức thấp nhưng có các chỉ tiêu HDI ở mức khá. HDI là một thước đo tương đối tổng hợp, vượt ra khỏi khía cạnh kinh tế thuần tuý về sự phát triển, bổ sung cho thước đo GDP, dẫu quan trọng, nhưng còn phiến diện và sai lệch có thể nói, với HDI việc đánh giá về thành tựu phát triển trở nên toàn diện hơn và phản ánh chân thực hơn tính mục tiêu của nó. Theô thời gian HDI không chỉ phản ánh trạng thái và những tiến bộ về phát triển con người, mà còn là một căn cứ để xác định và lựa chọn các mục tiêu và cuộc sống phát triển. Tuy nhiên, HDI là một chỉ số còn tương đối giản đơn không bao quát hết tính phong phú, nhiều mặt của sự phát triển con người nó chỉ phản ánh gián tiếp do đó chưa đầy đủ và còn bỏ qua một số khía cạnh có liên quan về chất lượng sống của con ngưới, như chính trị , văn hoá, môi trường hay mức độ tham gia của người dân. HDI của một quốc gia chỉ là một chỉ số trung bình, do đó cũng như GDP nó có thể che lấp các quá trình phân phối, tình trạng bất bình đẳng, hay sự phát triển con người giữa các vùng và các nhóm dân cư. Nó có thể không làm nổi bật được những cách thức cần được ưu tiên giải quyết của một quốc gia trong tiến trình phát triển. Các khía cạnh chất lượng của các yếu tố cấu thành HDI cũng khó có thể tiến hành đầy đủ : Trình độ giáo dục thật ra không chỉ thể hiện bằng tỷ lệ biết chữ hay số năm đi học mà phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác mà như chất lượng giáo dục, khả năng và cơ hội lựa chọn của người có học, đặc biệt với giáo dục bậc cao. Nhận xét này cũng có thể áp dụng cho các yếu tố khác của HDI. Cho đến HDI vẫn là chỉ số tốt nhất được dùng để đánh giá sự phát triển của một quốc gia. Tuy nhiên những xem xét cũng vừa nêu trên đây cho thấy HDI cần được sử dụng với những thước đo bổ xung khác. Chẳng hạn nhằm chỉ rõ sự khác biệt về trình độ phát triển con người giữa các vùng, các nhóm, xã hội, cần xây dựng HDI chi tiết cho từng địa phương và từng nhóm đối tượng dân cư cần nghiên cứu. Liên quan đến khía cạnh công bằng phát triển, sự bất bình đẳng giữa sự phát triển của phụ nữ và nam giới là điều rất đáng được quan tâm. Tại hầu hết các quốc gia, phụ nữ thường bị thiệt thòi so với nam giới trong việc tiếp cận các cơ hội và nâng cao năng lực phát triển. Chương II: Đổi mới là quá trình mở rộng cơ hội phát triển toàn diện con người. 2.1 Sự chuyển dịch cơ hội viếc làm và việc làm cho người lao động. Một số kết quả đáng khích lệ. Thiếu việc làm và thất nghiệp ở VN luôn là một vấn đề chủ yếu phải xử lý trong quá trình phát triển. Ba yếu tố chính có quan hệ nhân quả với nhau dẫn đến tình trạng này: Thứ nhất, sự mất cân đối nghiêm trọng giữa các nguồn lực: dân số trẻ, lao động dư thừa trong điều kiện khan hiếm các nguồng lực sản xuất khác như vốn , đất dai; Thứ hai là kết quả sử dụng lao động thấp chủ yếu do những khiếm khuyết về thể chế, cuộc sống kinh tế làm sai lệch sự phân bố các nguồn lực. Thứ ba là tình trạng thiếu lao động cơ kỹ năng chuyên môn, mặc dù lao động nói chung dư thừa. Đổi mới kinh tế VN là quá trình mở rộng cơ hội việc làm và nâng cao hiệu quả lao động người nông dân được hưởng những quyền thực sự đối với đất đai. Họ được tự do trong việc lựa chọn làm gì, làm như thế nào và bán sản phẩm cho ai. Nhờ đó cơ hội việc làm cho nông dân được cải thiện đáng kể cùng với quá trình thay đổi khá nhanh chóng cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng đa dạng hoá sản xuất. Đổi mới khu vực kinh tế nhà nước theo hương trao quyền tự chủ hơn cho các DN, khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài là những khâu cơ bản trong việc hình thành cấu trúc chủ thể trong nên kinh tế. Cuộc sống mở cửa và khuyến khích xuất khẩu cũng là một động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế và có đóng góp rất tích cực đối với việc giải quyết vấn đề việc làm và tăng thu nhập của người lao động. Cơ cấu kinh tế mới đã bước đầu hình thành các quan hệ thị trường lao động, tạo ra việc phân bổ nguồn nhân lực có hiệu quả và phát huy tính năng động của người lao động. Tóm lại có hai việc nổi bật về động thái tăng trưởng việc làm trong thời kỳ đổi mới: Một là, việc chuyển sang nền kinh tế định hướng thi trường và mở cửađã bật dậy tiềm năng to lớn của xã hội và của cả nhân tố sản xuấtkháửng định từ bên ngoài trong việc giả quyêt6s vấn đề việc làm, đồng thời tạo điều kiện giúp người lao động lựa chọn việc làm tự do và chủ động hơn . Hai là, khi nhà nước còn đóng vai trò là kênh tạo việc làm duy nhất thì sự thích ứng hợp lý của nhà nước với các lực lượng thị trường có yư nghĩa rất quan trọng trong việc mở rộng cơ hội việc làm và tạo việc làm . 2.2 Giảm đói nghèo: Thành tích nổi bật về phát triển con người. VN là một trong những nước nghèo nhất thế giới điểm suất phát thấp là một trong những trở ngại phát triển lớn nhất mà VN phải vượt qua. Đói nghèo ở VN phân bố không đều và người nghèo tập chung chủ yếu ở nông thôn. Thêm vào đó, cuộc sống của người nghèo ở nông thôn lại có mức độ bấp bênh cao hơn người nghèo ở thành phố do mức nghèo khổ tuyệt đối cao hơn và phải chụi rủi ro thiên tai nhiều hơn. Chính vì vậy, chiến lược giảm đói nghèo ở VN tập trung vào khu vục nông thôn, nhất là các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa. 2.3 Một số kết quả phát triển con người trong lĩnh vực xã hội a. Về giáo dục, đào tạo: Ngay từ những ngày đàu tiên của nướcViệt Nam dân chủ cộng hoà, chủ tịch Hồ Chí Minh đã coi ‘ giặc dốt “ là một trong ba thứ “giặc” nguy hiểm nhất phải tiêu diệt tận gốc, bên cạnh giặc đói và giặc ngoại xâm Đảng và nhà nước VN luôn coi phát triển giáo dục - đào tạo là “quốc sách hàng đầu” trước đổi mới, giáo dục và đào tạo đãc có những bước phát triển mạnh mẽ. Hoạt động giáo dục được mở ra ở mọi cấp, mọi vùng dưới những hình thức mục tiêu vừa xoá nạn mù chữ vừa nâng cao trình độ văn hoá cho đông đảo nhân dân. Ngay cả trong nhũng năm chiến tranh ác liệt nhất. Nền giáo dục nước nhà vẫn được duy trì ở mọi cấp. Hàng trăm học sinh ưu tú cũng đã được gửi đi đào tạo ở nước ngoài trong những lĩnh vực cần thiết cho công cuộc tái thiết và phát triển đất nước trong tương lai. Bảng 2: thành tựu phát triển con người của Việt Nam: 1995,2000 Các chỉ số phát triển con người 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Tuổi thọ 65,2 65,5 66 66,4 67,4 67,8 67,8 Tỉ lệ người biết chữ 91,9 92,5 93 93,7 91,9 92,9 93,1 Tỉ lệ nhập học tổng hợp các cấp 49 51 55 55 62 63 67 GDI bình quân đầu người 1,010 1,040 1,208 1,236 1,630 1,689 1,860 Chỉ số phát triển con người 0,611 0,618 0,634 0,639 0,666 0,671 0,682 Xếp hạng HDI 120 121 121 122 110 108 101 Chỉ tiêu giáo dục là phần được ưu tiên trong chỉ tiêu ngân sách nhà nước vào đầu thập niên 1990, do kinh tế còn khó khăn, nhà nước phải cắt giảm tổng chi tiêu ngân sách, song phải chi cho giáo dục vẫn tăng. Trong cơ cấu chi cho giáo dục, phần được ưu tiên là chi cho cấp tiểu học. Lựa chọn này xuất phát từ cách đặt vấn đề về công bằng xã hôi., trẻ em các gia đình ngheo cần được hỗ trợ để có thể tiệp cận rộng rãi hơn đên giáo dục cơ sở. Thu nhập tăng và đời sống được cải thiện cũng đã tạo điều kiện cho nhân dân tham gia xây dựng trường họ, mua sắm các thiết bị phục vụ dậy và học. Tuy nhiên, những kết quả tích cực trên đây chưa dịch chuyển được chất lượng giáo dục, cơ cấu đào tạo để đẩm bảo phát triển nguồn nhân lực là khâu đột phá có tính quy định trong thời gian tương lai của VN trong bối cảnh toàn cầu hoá và các nền kinh tế tri thức. Vấn đề càng trở nên ngay gắt hơn khi đào tạo – giáo dục về cơ bản vẫn nằm trong môi trường” học thụ động, dậy áp đặt” và tình trạng “ mua bằng bán điểm” “ học giả, bằng thật” gia tăng. Tảng băng chìm ẩn dấu những thách thức to lớn đang cấp bách đòi hỏi VN phải có những cải thiện triệt để và căn bản trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo. b. Về dân số: Trong điều kiện đất đai hạn hẹp, kinh tế kém phát triển, dân số đông và tốc độ tăng dân số cao là một trong những nguyên nhân làm trầm trọng và căng thẳng thêm tình trạng đói nghèo, gây ra hàng loạt những khó khăn trong phân công lao độngvà chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đó cũng là nguồn gốc của sự căng thẳng xã hội, gia đình và tính gay gắt của các vấn đề thất nghiệp, môi trường, giaó dục và y tế. Kết quả là các điều kiện phát triển trí tuệ văn hoá, thể lực của giống nòi có thể dần bị thui chột. Nhờ thực hiện những chính sách, chiến lược dân số từ sau đổi mới đồng thời cũng phải tăng mạnh đầu tư cho công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình đem lại thành tích đáng kể trong lĩnh vực dân số và kế hoạch hoá gia đình. Từ mức trung bình 2,1% mỗi năm trong thập niên 1980, tỷ lệ phát triển dân số đã giảm xuống còn 1,76%/năm trong thập niên 1990.Việc cải thiện mức sống vật chất cũng như trong môi trường sống cởi mở hơn là những yếu tố chủ yếu làm tăng tuổi thọ của người dân từ 63,4 tuổi năm 1992 lên 70,1 tuổi năm 1999. Đặc biệt là phụ nữ được hưởng lợi ích từ việc giảm tỷ lệ sinh con. Nhờ giảm số lần sinh, thời gian mà phụ nữ phải chịu đựng những vất vả của việc mang thai và rủi ro sinh nở giảm xuống. Đồng thời do ít con thì gánh nặng của việc nuôi dạy con mà họ phải gánh vác phần lớn cũng bớt đi. Tóm lại thành tựu giảm, tốc độ tăng dân số của VN là to lớn. Song cũng còn những vấn đề dáng lưu tâm. Quá trình di dân, một mặt tạo việc làm và thu nhập cho một bộ phận không nhỏ dân cư. Mặt khác, đang có tác động tiêu cực đến môi trường và gây căng thẳng thêm nhiều vấn đề xã hội ( tệ nạn xã hội, nhà ở, nước sạch...) Thách thức của việc giải quyết nhiệm vụ nâng cao dân trí, yêu cầu phải thay đổi nhanh chóng và căn bản chất lượng của hệ thống cung cấp và sử dụng tri thức. Khi quá trình đổi mới và chủ động hội nhập được đẩy mạnh hơn thì khả năng xuất hiện các tầng lớp, các nhóm người yếu thế, dễ bị tổn thương cũng có thể sẽ nhiều hơn, đa dạng hơn. Cần có một hệ thống chính sách hỗ trợ cho các đối tượng yếu thế đó một cách toàn diện. 2.4. Thách thức to lớn đối với việc nâng cao dân trí và vai trò của khoa học và công nghệ. Việt Nam không chỉ cần tận dụng được lợi thế về lao động với chi phí thấp, mà còn cần tiếp cận và phát triển các ngành nghề đòi hỏi kỹ năng, công nghệ hiện đại. Dưới góc độ nào thì việc nâng cao dân trí, kỹ năng và năng lực cho người lao động cũng đóng vai trò quyết định. Các bằng chứng thu nhập được từ các cuộc điều tra đều dẫn tới kết luận: ở điạ phương nào mà trình độ văn hoá của dân cư thấp, cơ hội tiếp cận hệ thống giáo dục khó khăn thì ở đó, người dân nghèo hơn, sống khó khăn hơn và họ gặp nhiều khó khăn trong việc nâng cao mức sống. Hơn nữa, công nghệ đang biến đổi rất nhanh chóng và cũng khó có thể đo lường được tốc độ thay đổi của tri thức hiện nay. Sự phát triển hiện đại đòi hỏi phải tạo ra những kỹ năng và năng lực phát triển mới của con người. Con người phải đạt trình độ tối thiểu cao hơn và với chất lượng khác hẳn trước đây. yêu cầu này càng đúng đối với những nước đi sâu Việt Nam. Thách thức của việc giải quyết nhiện vụ nâng cao dân trí với nội dung như trên có liên quan trực tiếp đến yêu cầu phải thay đổi nhanh chóng. Hệ thống này bao gồm các vấn đề chủ yếu là: hệ thống giáo dục - đào tạo; việc tiếp cận thông tin và tri thức; chiến lược phát triển khoa học công nghệ và môi trường ứng dụng cho phát triển kinh tế. Hệ thống giáo dục và đào tạo còn nhiều bất cập: còn nhiều yếu kém. Yêu cầu dặt ra cho lĩnh vực này không còn là tiến hành đổi mới hay cải tiến một cách cục bộ. Chương trình giáo dục và đào tạo hiện nay yếu kém trên những mặt quan trọng. Trước hết là vấn đề ‘dạy, học và hành ‘.Chương trình giáo dục - đào tạo của Việt Nam có hướng nặng nề vê cung cấp, áp đặt tri thức sách vở với mục tiêu về số lượng người học, còn học sinh thì tiếp rất thụ động trong tiếp nhận và hình thành tri thức, Hơn nữa trong hai vế “học và hành” của nguyên lý giáo dục thì vế sau bị coi nhẹ. Sự mất cân đối trong quan hệ “ học và hành” giải thích các hiện tượng bất hợp lý và không lành mạnh đang gia tăng khá nhanh. Kết quả là chương trình học “quá tải” nhưng vẫn thiếu nhiều chi thức công cụ. Hiện nay, do mục tiêu chính và trực tiếp của việc học là vượt qua các kỳ thi nên “nhồi nhét” kiến thức trở thành phương thức học chủ yếu. Phương thức học đó làm cho học sinh luôn luôn căng thẳng tâm lý với khối lượng học quá tải. việc đổi mới hệ thống giáo dục - đào tạo đang vấp phải một vấn đề nữa là hiện trạng đội ngũ giáo viên các cấp chưa đáp ứng tốt các yêu cầu phát triển. Đội ngũ giáo dục còn mất cân đối về cơ cấu, thiếu nhiều giáo viên phổ thông ở một số bộ môn, nhất là các bộ môn mới như ngoại ngữ, tin học, đặc biệt là ở nông thôn và miền núi. Nghiêm trọng nhất là trình độ đội ngũ giáo viên chưa đảm bảo và bắt nhịp được các đòi hỏi của hệ thống giáo dục hiện đại. Một phần do chương trình đào tạo, giáo dục chưa hợp lý, một phần do lương thấp nên sự quan tâm đến việc nâng cao chất lượng của giáo viên bị coi nhẹ. Trong khi đó, cơ sở vật chất của nhà trường, mặc dù đã sdược nâng cấp ít nhiều, song vẫn còn rất nghèo nàn và thiếu thốn. Thể hiện: thiếu lớp học, thiếu phương tiện học tập. Nguồn kinh phí cho nhà trường quá eo hẹp và một chương trình giáo dục nặng “dạy chữ”. Mối liên hệ giữa nghiên cứu khoa học với đời sống kinh tế – xã hội và hoạt động kinh doanh được đánh giá là yếu ớt. Một căn nguyên của tình trạng trên là do các quan hệ thị trường chưa phát triển mạnh và rộng khắp. Mặt khác, việc xác định chiến lược và mô hình phát triển khoa học, công nghệ của Việt Nam ở đây là kinh nghiệm của các nước Đông á là một tham khảo tốt. 2.5. Bảo vệ môi trường để đảm bảo sự phát triển bền vững Tăng trưởng kinh tế nhanh, đặc biệt là trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập ngày càng tăng, sẽ phát sinh thêm nhiều thách thức mới trong việc bảo vệ môi trường, một vấn đề vốn đã rất nhảy cảm và dễ bị tổn thương ở Việt Nam do những điểm đặc thù về địa lí và khí hậu cũng như mô hình phát triển kinh tế hiện nay của đất nước. Nhu cầu bức xúc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế là điều dễ hiểu, dễ chia sẻ, song tác động tiêu cực của nó đối với môi trường lại rất lớn và có thể cản trở tương lai phát triển của đất nước. Sự mở cửa nền kinh tế và những nhiệm vụ nặng nề trong quá trình phát triển nông thôn và xoá đói giảm nghèo phải được khảo sát, xem xét, phối hợp một cách hợp lý trong khuôn khổ một mô hình kinh tế – xã hội toàn diện. Xoá đói giảm nghèo và phát triển nông thôn: vì đói nghèo vẫn còn rất phổ biến, đặc biệt ở các vùng nông thôn nên việc tiếp tục mở rộng sản xuất nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ xoá đói giảm nghèo. Hiện tượng phá huỷ môi trường do tài nguyên thiên nhiên bị khai thác kiệt quệ đã diễn ra ở nhiều nơi. tình trạng đánh bát quá mức, sử dụng các biện pháp huỷ diệt như chất nổ là mối đe doạ đối với sinh vật vùng ven biển và làm giảm đáng kể giá trị kinh tế của cá đánh bắt được. Do vậy, việc cân nhắc đến những hoạt động môi trường trong các chương trình kinh tế xã hội hỗ trợ xoá đói giảm nghèo là rất cần thiết nhằm tiếp tục duy trì và củng cố một cách bền vững những thành tích xoá đói giảm nghèo đã đạt được. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá và môi trường: nó đặt ra nhiều vấn đề cấp thiết đối với quản lý môi trường. Chỉ tiêu GDP tăng gấp đôi trong 10 năm tới mức tăng trưởng công nghiệp hàng năm tăng 13% sẽ là trầm trọng hơn tình trạng ô nhiễm môi trường ở các khu vực công nghiệp và vùng đô thị vốn đã bị ô nhiễm ở mức báo động. Hơn thế nữa, năng lực kỹ thuật yếu kém, tình trạng môi trường của ngành công nghiệp với công nghệ lạc hậu, thiết bị lỗi thời và thô sơ của quá trình phát triển công nghiệp, thiếu khuôn khổ pháp lý và thể chế có hiệu lực cộng với việc thi hành các quy định về môi trường một cách yếu kém có thể gây ra vô số mối nguy hại đối với môi trường trong tương lai. Cùng với quá trình hội nhập VN phải sẵn sàng đối phó với tình huống mang lại bất lợi cho môi trường thông qua việc nhập khẩu chuyển giao công nghệ, tránh tình trạng trở thành nơi chứa chất thải và các thiết bị công nghệ lạc hậu từ những nước phát triển nhanh hơn. Đô thị hoá: cùng với tốc độ công nghiệp hoá và hiện đại hoá, quá trình đô thị hoá cũng diễn ra với nhịp độ cao và có thể có những hậu quả đối với môi trường. Vn gặp phải một số vấn đề về quảnlý đô thị, quản lý rác thải, cung cấp nước sạch, hệ thống thoạt nước và các dịch vụ công cộng khác. Đây thực sự là một sức ép lớn vì tình trạng cơ sở hạ tầng và quản lý đô thị hiện nay rất yếu kém. Thêm vào đó, luồng di dân từ nông thôn ra thành thị sẽ tạo thêm gánh nặng lớn hơn với vấn đề quản lý đô thị. Chương III: Phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, tiếp tục đổi mới, chủ động hội nhập, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhằm mục tiêu phát triển con người. Các chính sách kinh tế xã hội được thực hiện ở nước ta, dặc biệt trong quá trình đổi mới, rõ ràng đã nhìn nhận con người là trung tâm của sự phát triển. Trước đổi mới, cơ chế kế hoạch hoá đã hạn chế việc tạo ra động lực và cơ hội cho người dân nhằm xây dựng và phát huy năng lực lựa chọn của mình. Đổi mới đã mang lại những thành tựu đáng kể thông qua việc khuyến khích phát triển một nền kinh tế nhiều thành phần với loại hình sở hữu đa dạng, chuyển đổi sang một nền kinh tế thị trường mở cửa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ động mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ công cộng. Ta tập trung vào 5 nhân tố chính của chiến lược toàn diện phát triển con người ở Việt Nam: Đẩy mạnh quá trình cải cách thể chế. Tiếp tục điều chỉnh cơ cấu kinh tế. Đẩy mạnh phát triển khu vực nông thôn. Cải tổ giáo dục - đào tạo và khoa học công nghệ. Mở rộng và toàn thiện dịch vụ công cộng. 3.1. Củng cố và làm sâu sắc hơn thành quả của đổi mới: Trong suất quá trình xây dựng và phát triển đát nước, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn luôn khẳng định: con người, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, giới tính, tuổi tác và xét trên tất cả các khía cạnh của đời sống kinh tế – xã hội, là trung tâm của sự phát triển; con người là mục tiêu và cũng là động lực của sự phát triển. Những thành tựu đáng kể và quan trọng mà Việt Nam đạt được trong 15 năm qua, nhất là trong thập niên 1990, đã chứng tỏ, với nội dung chính là phát triển kinh tế nhiều thành phần, nhiều hình thức sở hữu, chuyển sang cơ chế thị trường và mở cửa, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, đổi mới và đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá là con đường đúng đắn để giải quyết các vấn đề phát triển con người ở Việt Nam. Đồng thời, tính chất chuyển đổi và đang phát triển của nền kinh tế Việt Nam cũng cho thấy đổi mới là quá trình phức tạp và còn chưa hoàn thiện trên nhiều mặt. Việt Nam còn phải đối mặt với các vấn đề đói nghèo, việc làm, giáo dục, chăm sóc sức khoẻ vốn khó tránh khỏi của một nước nghèo, đông dân. Song thách thức chính ở đâylà thể chế, chính sách vẫn còn hạn chế việc khơi dậy và sử dụng hiệu quả các nguồn nhân lực, việc duy trì chất lượng tăng trưởng, và việc nâng cao khả nảng cạnh tranh của nền kinh tế. Kết quả là thành tựu phát triển con người trên nhiều mặt của Viêt Nam chưa lớn, chưa vững chắc và có khi chưa tương xứng với tổn phí xã hội bỏ ra. Hơn nữa, sự phát triển của Việt Nam lại đang diễn ra trong bối cảnh toàn cầu hoá với những đặc trưng mới về công nghệ, tốc độ biến đổi và sự đan kết về kinh tế, văn hoá, quản lý trên phạm vi toàn thế giới. Chính vì vậy, việc củng cố và làm sâu sắc hơn thàh quả của đổi mới sẽ có quyết định đối với việc thực hiện thành công mục tiêu phát triển của đất nước trong hai thập niên đầu tiên của thiên niên kỷ mới. tiến trình đổi mới hàm chứa những nội dung chuyển đổi sâu sắc trên tất cả đời sống kinh tế – xã hội. Trước hêt, đó là các vấn đề đổi mới thể chế kinh tế, cải cách và điều chỉnh cơ cấu kinh tế, phát triển khu vực nông thôn, cải cách hệ thống giáo dục - đào tạo và khoa học – công nghệ, hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội và bảo vệ môi trường. Các vấn đề đó có thể dược xem là những đường nét chính của chương trình tổng thể phát triển con người trong giai đoạn 10 năm tới, với mục tiêu là tập chung mọi nỗ lực để nâng cao chất lượng của các kết quả phát triển con người. Một yêu cầu khác có tính nguyên tắc của nhiệm vụ phát triển con người của Việt Nam cần được củng cố trong giai đoạn tới là giữ vững định hướn xã hội chủ nghĩa trong quá trình phát triển. Với nội dung “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh” ở Việt Nam định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với triết lý phát triển lấy con người làm trung tâm. Đối với Việt Nam, tính chất chuyển đổi và phát triển của nền kinh tế làm cho việc vừa thực hiện mục tiêu phát triển con người toàn diện, lại vừa nỗ lực duy trì tốc độ tăng nhanh để vượt qua nguy cơ tụt hậu, gặp rất nhiều khó khăn và không ít những đánh đổi giữa lợi ích phát triển lâu dài và lợi ích ngắn hạn, cục bộ. để bảo đảm phối hợp đồng bộ các mục tiêu và hạn chế đến mức thấp nhất tổn phí xã hội có thể phát sinh, chiến lược phát triển của giai đoạn tới phải nhấn mạnh hai yêu câu: tăng trưởng nhanh, hiệu quả và tạo lập năng lực phát triển mới. từ bài học kinh nghiệm của 15 năm đổi mới cùng với nhận thức đầy đủ về những thách thức trong nước và quốc tế đang và sẽ đặt ra với sự phát triển đất nước, có thể thấy rằng đổi mới thể chế kinh tế và phát triển nguồn nhân lực phải là hướng hành động ưu tiên trong giai đoạn tới và cần được tính đến trong tất cả các phương diện của tiến trình củng cố và làm sâu sắc hơn tiến trình đổi mới. 3.2. Các định hướng chính sách cơ bản trong tiến trình tiếp tục đổi mới vì sự nghiệp phát triển con người: 3.2.1. Đẩy mạnh quá trình đổi mới cơ chế kinh tế Nhờ những thay đổi thể chế kinh tế thời gian qua, nông nghiệp, thương mại dịch vụ và sản xuất nhỏ của khu vực tư nhân đã có bước phát triển mạnh. Hiện nay, nhiệm vụ tạo dựng một thể chế kinh tế thị trường thích hợp trở nên phức tạp hơn vì nó đụng chạm đến nhiều vấn đề cơ bản liên quan đến quan điểm phát triển của Việt Nam. Đó là các vấn đề về đất đai, lao động, cải cách khu vực DNNN và tài chính-ngân hàng, cải cách hành chính và bộ máy quản lí nhà nước, hội nhập kinh tế, chính sách xã hội, và sự tham gia của nhân dân trong đời sống chính trị, xã hội. Do vậy, việc đẩy mạnh quá trình đổi mới thể chế kinh tế đòi hỏi không chỉ sự tiếp tục đổi mới tư duy, hoàn thiện khung pháp lý, xử lý thích hợp các hành vi kinh tế, sản xuất kinh doanh của một nền kinh tế thị trường và mở cửa. Một là phải tạo ra “sân chơi bình đẳng” cho mọi thành phần kinh tế. Chủ trương xây dựng chỉ một luật đầu tư và một luật doanh nghiệp áp dụng thống nhất cho tất cả các doanh nghiệp cần được khẩn trương triển khai trên thực tế. Hai là phải hỗ trợ tích cực sự phát triển đồng bộ và có hiệu quả các loại hình thị trường: từ thị trường hàng hoá dịch vụ tiêu dùng thị trường sản phẩm khoa học-công nghệ, đến thị trường lao động, thị trường tài chính ... Bên cạnh đó cần xây dựng nhiều luật mới: luật về quyền sở hữu trí tuệ, luật thương mại điện tử ... Ba là phải đảm bảo tính phù hợp với các nguyên tắc và quy định quốc tế mà Việt Nam đã và sẽ cam kết thực hiện trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đây là công việc phức tạp vì phải ra soát và đổi mới lại hệ thống văn bản pháp lý của Việt Nam. Một vấn đề nổi cộm ở đây là việc chỉnh sửa hệ thống pháp luật cho phù hợp với các nguyên tắc đối xử quốc gia trong quan hệ thương mại, đầu tư quốc tế. Việc hoàn thiện khung khổ pháp lý sẽ mất đi nhiều ý nghĩa nếu bộ máy quản lý nhà nước không được cải cách mạnh mẽ. Chức năng quản lý nhà nước và chức năng quản lý sản xuất quản lý kinh doanh chưa được tách bạch rõ ràng. Chất lượng dịch vụ công thấp, cơ chế xin cho và nạn tham nhũng lãng phí còn phổ biến, không ít quy trình hành chính rắm rối, phức tạp. Kết quả là mức độ rủi ro trong việc thực hiện các quy định của pháp luật và hợp đồng thương mại gia tăng, chi phí giao dịch và do đó là chi phí kinh doanh nói chung cũng tăng lên. Nguy hại hơn, điều này đã và đang hạn chế đáng kể sự phát triển năng động, bền vững của các doanh nghiệp và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Những tư tưởng cải cách hành chính và bộ máy quản lý nhà nước là rõ ràng và thường được nhấn mạnh là: đơn giản hoá thủ tục hành chính, giảm thiểu cơ chế “xin - choạnh tranh của nền kinh tế. sẽ cam kết thực hiện trong qiasguyên tắc và quy định quốc tế mà Việt Nam đã và sẽ cam kết thực hiện trong qias gian ”, tăng cường tính minh bạch, công khai và trách nhiệm giải trình của bộ máy quản lý Nhà nước, chống tham nhũng, lãng phí, thu gọn đầu mối, giảm biên chế và nâng cao năng lực công chức và chất lượng dịch vụ công. Cải cách hành chính là một công việc hết sức khó khăn, phức tạp. Tuy nhiên có hai định hướng giải pháp cần được đặc biệt lưu ý. Một là thay đổi chức năng bộ máy theo hướng giảm bớt sự can thiệp vào các hoạt động sản xuất kinh doanh và các quy trình hành chính tương ứng. Cách làm này sẽ rất hiệu quả nếu gắn cùng với việc phát triển một thị trường lao động linh hoạt. Hai là tạo ra cơ chế giám sát có hiệu lực, chẳng hạn thông qua các cơ quan độc lập và có sự tham gia của đại biểu Quốc hội chuyên trách. Mở rộng sự tham gia của người dân trong đời sống chính trị, xã hội cũng là một bộ phận cấu thành hữu cơ của công cuộc tiếp tục đổi mới thể chế kinh tế vì mục tiêu phát triển và phát triển con người. Điều này còn là một yếu tố cực kỳ quan trọng góp phần nâng cao năng lực và chất lượng của bộ máy quản lý nhà nước. Trước hết, sự tham gia của người dân trong đời sống chính trị, xã hội chỉ có thể có hiệu quả trong một môi trường xã hội dân chủ, công khai và công bằng. Đối với Việt Nam, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là đẩy mạnh cải cách hành chính và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở. Thông qua đó, người dân có quyền được “biết, bàn, làm và kiểm tra” khai và công bằng. Đối với Việt Nam, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là đẩy mạnh cải iển con người. Điê, dễ dàng tiếp cận với các cấp chính quyền để bày tỏ ý kiến của mình đối với các vấn đề liên quan tới chính sách và hoạt động quản lý của nhà nước. Vai trò của các tổ chức hiệp hội và các tổ chức quần chúng với tính cách là người đại diện tiếng nói của doanh nghiệp và nhân dân cần được phát huy hơn nữa. Hiệu quả tham gia của người dân còn phụ thuộc vào năng lực tham gia của chính họ. Việc tăng cường năng lực cho người dân là kết quả tổng hợp của các chính sách có liên quan đến điều chỉnh cơ cấu kinh tế, phát triển bền vững khu vực nông thôn, chuyển đổi căn bản hệ thống giáo dục - đào tạo và khoa học – công nghệ, xây dựng hệ thống an sinh xã hội, và bảo vệ môi trường. Định hướng những chính sách chủ yếu đó sẽ được trình bày trong các phần tiếp theo của Báo cáo. Chỉ xin lưu ý hai điểm. Một là cần đặc biệt chú trọng tăng cường năng lực tham gia cho người nghèo cũng như người dân ở các vùng sâu, vùng xa và miền núi. Hai là cần nâng cao năng lực nhận thức pháp luật của người dân, giúp họ hiểu biết đầy đủ hơn về quyền lợi và trách nhiệm của mình. Tri thức pháp luật còn là điều kiện để người dân hạn chế tác động tiêu cực và sự phát triển của tệ quan liêu, tình trạng mất dân chủ cũng như các tệ tham nhũng, hối lộ và sách nhiễu nhân dân của các quan chức chính quyền. 3.2.2. Thúc đẩy điều chỉnh cơ cấu kinh tế Việc đẩy mạnh đổi mới thể chế kinh tế là điều kiện quyết định thúc đẩy điều chỉnh cơ cấu kinh tế. Đến lượt mình, điều chỉnh cơ cấu kinh tế sẽ có tác động tích cực đến việc phân bổ hiệu quả các nguồ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTH1808.DOC
Tài liệu liên quan