Cơ hội và thách thức đối với ngành thuỷ sản Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

LỜI MỞ ĐẦU 1>. Tính cấp thiết của đề tài. Toàn cầu hoá về kinh tế là một xu thế khách quan đúng như K.Mac và Ang_ghen đã dự báo từ thế kỷ trước khi phân tích sự phát triển của lực lượng sản xuất sẽ dẫn đến quốc tế hoá về sản xuất và thương mại. Cho nên nó là xu thế khách quan do lực lượng sản xuất phát triển nhanh chóng đem lại. Kết quả Đại hội IX Đảng Cộng sản Việt nam tiếp tục khẳng định hướng đi cho nền kinh tế Việt nam. Đảng ta chủ trương : “Tiếp tục mở cửa nền kinh tế, thực hiện đa dạn

doc61 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1456 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Cơ hội và thách thức đối với ngành thuỷ sản Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g hoá thị trường , đa phương hoá các mối quan hệ kinh tế với các nước trên thế giới”. Hội nhập về kinh tế mở ra nhiều cơ hội và thách thức cho nền kinh tế Việt Nam, một trong những ngành chịu ảnh hưởng lớn do tác động của tiến trình hội nhập đó là ngành thuỷ sản. Ngành Thuỷ sản mới chỉ thực sự phát triển trong những năm gần đây, tuy nhiên do tiềm lực của ngành còn rất lớn nên thuỷ sản được coi là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn cuả chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2001-2010. Do mới được chú trọng phát triển trong mấy năm gần đây cho nên hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm ban đầu còn mang nặng tính tự phát, chưa có được một chiến lược phát triển lâu dài. Đứng trước yều cầu hội nhập Bộ Thuỷ sản đã đề ra các kế hoạch của ngành như kế hoạch 5 năm 2001_2005 lấy năm 2003 làm năm bản lề nhằm phát huy lợi thế, vượt lên khó khăn, tồn tại để tiếp tục giữ vững tốc độ phát triển nhanh của ngành. Tuy nhiên, để thực hiện tốt được kế hoạch đã đề ra đòi hỏi ngành phải được đầu tư một cách toàn diện từ khâu nuôi trồng, đánh bắt đến khâu tiêu thụ sản phẩm. Thực tế vừa qua cho thấy sản phẩm thuỷ sản của ta giá thành hạ tuy nhiên chất lượng sản phẩm chưa được tốt nên bị đối tác nước ngoài trả lại rất nhiều, nếu tình trạng trên cứ tiếp diễn sẽ làm mất đi hình ảnh của thuỷ sản Việt Nam trong người tiêu dùng. Bên cạnh đó chiến lược marketing, giới thiệu sản phẩm, xây dựng nhãn hiệu cho hàng hoá chưa được chú trọng ngay từ ban đầu. Điều này không phù hợp với thông lệ buôn bán quốc tế dẫn đến một số khó khăn cho việc tiêu thụ sản phẩm của ngành như trong thời gian vừa qua. Xuất phát từ những lý do trên em chọn đề tài : cơ hội và thách thức đối với ngành thuỷ sản Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, làm đề tài nghiên cứu với mong muốn đóng góp một số ý kiến nhằm đẩy nhanh tốc độ hội nhập kinh tế của ngành thuỷ sản Việt Nam. 2>. Mục tiêu của đề tài. -Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến việc nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản từ đó tìm ra những điểm mạnh điểm yếu của ngành. - Đánh giá thực trạng của quá trình tiêu thụ sản phẩm của ngành trong thời gian vừa qua và những cơ hội và nguy cơ xuất hiện khi ngành tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. - Đề ra một số giải pháp nhằm đẩy nhanh tốc độ hội nhập của ngành. 3>. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài. a>. Đối tượng nghiên cứu. đề tài nghiên cứu đến các khả năng nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thuỷ sản trong quá trình hội nhập. b>. phạm vi nghiên cứu. - nghiên cứu đến các yếu tố ảnh hưởng đến nuôi trồng, đánh bắt như: điều kiện tự nhiên, khí hậu, khoa học kỹ thuật, các cơ chế chính sách. - Các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm như : thị trường , chất lượng hàng hoá, các thông lệ buôn bán quốc tế... 4>. Kết cấu của đề tài. Đề tài được chia làm ba phần như sau: Phần 1 : NGÀNH THUỶ SẢN VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Phần 2 : CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NGÀNH THUỶ SẢN VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Mặc dù có sự cố gắng trong nghiên cứu tài liệu song đây là đề tài mang tính chất thời sự đòi hỏi phải cập nhật thông tin liên tục, có kiến thức chuyên môn cao nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy, cô và các bạn để bài viết được hoàn thiện hơn. PHẦN 1 NGÀNH THUỶ SẢN VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 1.1. NHỮNG XU HƯỚNG KINH TẾ THẾ GIỚI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGÀNH CÔNG NGHIỆP THUỶ SẢN . 1.1.1. Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế thế giới. Toàn cầu hoá về kinh tế là một xu thế khách quan. Ngày nay nền kinh tế thế giới đang dần trở thành một thể thống nhất. Sự thống nhất về kinh tế trên qui mô toàn thế giới dựa trên sự phân công lao động vượt ra khỏi biên giới các quốc gia. Cùng với quá trình phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ trên thế giới đã thúc đẩy quá trình phân công lao động quốc tế diễn ra ngày càng mạnh mẽ hơn. Đây cũng là cơ sở của các quan hệ thương mại quốc tế và của quá trình toàn cầu hoá. Trong lịch sử phát triển kinh tế của các nước đã chứng minh rằng không có một nước nào có thể phát triển kinh tế một cách toàn diện được nếu không quan hệ hợp tác trao đổi về kinh tế với nước ngoài. Các quốc gia muốn phát triển thì nhất thiết phải tham gia vào phân công lao động quốc tế, quá trình này đã trở thành quy luật. Với xu thế này biên giới giữa các nước chỉ còn tồn tại trên bản đồ. Các hàng rào thuế quan và phi thuế quan sẽ dần bị bãi bỏ, một nền kinh tế toàn cầu không biên giới sẽ xuất hiện, các mối quan hệ kinh tế phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước sẽ phát triển, các hiệp định về thương mại song phương và đa phương sẽ được ký kết . Để tiến tới một nền kinh tế toàn cầu, trong thời gian qua đã có một số tổ chức kinh tế bao gồm một số nước thành viên đã được hình thành như : Tổ chức Thương mại thế giới WTO; Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á- Thái Bình Dơng APEC; các tổ chức kinh tế ECO... Mỗi quốc gia có thể tham gia nhiều tổ chức kinh tế khác nhau qua đó tạo nên một mạng lưới đan xen các mối quan hệ về kinh tế trên toàn thế giới . Trong điều kiện đó , một nền kinh tế muốn không lệ thuộc vào bên ngoài , muốn đảm bảo lấy các nhu cầu thiết yếu sẽ không còn phù hợp . Một nền kinh tế phát triển hiệu quả phải là một nền kinh tế bao gồm những ngành có lợi thế cạnh tranh cao trong phân công lao động quốc tế . Một trong những lý thuyết về thương mại được đưa vào ứng dụng thành công trong thương mại quốc tế là lý thuyết về lợi thế so sánh của David Ricardo. Tư tởng chủ đạo của lý thuyết này là mỗi quốc gia nên chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm mà họ có lợi thế so sánh và nhập khẩu các mặt hàng mà họ bất lợi hơn ( về mặt chi phí tương đối) . Học thuyết của Ricardo được xây dựng trên mô hình thương mại đơn giản giữa hai nước. Trong xu thế hội nhập quốc tế về kinh tế giữa các nước thành viên ngày càng có xu hướng phụ thuộc vào nhau theo một dây chuyền sản xuất mà sự phân công lao động xã hội tạo ra. Do đó nếu chỉ một bộ phận nào đó gặp khó khăn thì cả dây chuyền sẽ ngừng hoạt động, cho nên đòi hỏi phải có sự hợp tác chặt chẽ giữa các nước thành viên. Xét trên qui mô toàn bộ các ngành kinh tế của một nước ta sẽ thấy sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các ngành để cùng đạt được mục đích chung. Mỗi nước sẽ sử dụng những ngành có lợi thế của mình chống lại sự cạnh tranh, chèn ép của các nước đối tác. Nói tóm lại, xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế đang ngày càng chở nên phổ biến và nó đem lại lợi ích to lớn cho các quốc gia nếu biết phát huy những lợi thế so sánh của mình. Đối với Việt Nam muốn phát triển kinh tế không có con đường nào khác là phải hội nhập kinh tế . Tuy nhiên để hội nhập được với nền kinh tế thế giới, phát triển kinh tế trong nước buộc ta phải có sự chuẩn bị về mọi mặt có như vậy ta mới nắm bắt được thời cơ vượt qua được thách thức trong quá trình hội nhập. Những kết quả bớc đầu đạt được trong quá trình đổi mới đã phần nào khẳng định sự đúng đắn mà ta đã lựa chọn trong phát triển kinh tế. 1.1.2.. Tác động của hội nhập kinh tế đối với ngành thuỷ sản Việt Nam. Khu vực hoá và quốc tế hoá đã và đang ảnh hưởng một cách toàn diện đến mọi lĩnh vực của các quốc gia và khu vực trong đó có Việt Nam_ một nước đang trên đường hội nhập kinh tế quốc tế . Năm 1992, Việt Nam tham gia hiệp định Bali và trở thành quan sát viên của ASEAN. Tháng 07/1995, Việt Nam trở thành thành viên của ASEAN và ký kết tham gia khu mậu dịch tự do ASEAN ( AFTA), Hiệp định này sẽ chính thức có hiệu lực vào năm 2006. Năm 1998, nước ta tham gia Diễn đàn châu A- Thái Bình Dương (APEC) và hiện nay ta đang chuẩn bị để tham gia Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Tham gia vào các tổ chức trên có ý nghĩa rất lớn đối với kinh tế Việt Nam , Việt Nam sẽ gặp nhiều thuận lợi và nhiều khó khăn trên đường phát triển của mình. Tuy nhiên, để có thể nắm bắt được cơ hội và hạn chế những rủi ro thách thức bắt buộc Việt Nam phải có sự chuẩn bị tốt về mọi mặt. Một cách khái quát chung ta có thể thấy được sự tác động của quá trình hội nhập đối với nền kinh tế Việt Nam ở các khía cạnh sau : -Khắc phục tình trạng phân biệt đối xử tạo được thế và lực trong thương mại quốc tế: Nhìn chung, tham gia hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực chúng ta sẽ khắc phục được tình trạng bị các cường quốc lớn phân biệt đối xử, nâng cao vị thế của ta trên trường quốc tế. Đặc biệt , tiến trình hội nhập sẽ tạo cơ hội cho các nước chậm phát triển có cơ hội đàm phán , đối thoại với các nước phát triển khác để tìm kiếm sự đầu tư, giúp đỡ phát triển kinh tế của nước mình. -Được hưởng những ưu đãi thương mại, mở đường cho thương mại phát triển: Hội nhập kinh tế quốc tế là điều kiện cần để chúng ta tranh thủ những ưu đãi về thương mại, đầu tư và các lĩnh vực khác được áp dụng trong nội bộ mỗi tổ chức, góp phần mở rộng thị trường hàng hoá của Việt Nam tạo điều kiện thu hút đầu tư trong và ngoài nước, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát huy lợi thế so sánh nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ Việt Nam. Đặc biệt các tổ chức kinh tế này có chính sách ưu đãi với các nước đang phát triển và các nước đang trong thời kỳ chuyển đổi, cho phép các nước này được hởng các ưu đãi trong việc thực hiện các hiệp định đã ký kết nhằm taọ ra sự cân bằng trong quan hệ kinh tế. - Tạo điều kiện cơ cấu lại sản xuất trong nước có hiệu quả hơn: tham gia tiến trình tự do hoá thương mại, thực hiện giảm thuế và mở cửa thị trường sẽ tạo ra sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ trên thị trường nội địa, đòi hỏi các ngành phải cơ cấu lại cho phù hợp với quá trình hội nhập, nâng cao hiệu quả kinh doanh và sản xuất các sản phẩm thoả mãn các nhu cầu trên thị trường thế giới. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với những nền kinh tế đang trong quá trinh hội nhập kinh tế như Việt Nam. Hội nhập kinh tế quốc tế cũng tạo điều kiện cho các ngành sản xuất có cơ hội lựa chọn nguyên vật liệu và yếu tố đầu vào cho phù hợp, mở rộng hợp tác khoa học kỹ thuật thúc đẩy chuyển giao công nghệ và vốn phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước. - Góp phần nâng cao năng lực quản lý và sản xuất: Một trong các ưu điểm của việc tham gia hội nhập vào những tổ chức khu vực và quốc tế đối với các nước đang phát triển là các tổ chức này thường có các chương trình hợp tác kinh tế , kỹ thuật nhằm nâng cao năng lực quản lý và sản xuất cho các nước thành viên. Những chương trình này đã tạo điều kiện cho các nước tham gia bồi dưỡng nguồn nhân lực và tiếp cận với công nghệ mới trong các lĩnh vực sản xuất, nhằm nâng cao hiệu quả cạnh tranh của nền kinh tế. Như vậy , thông qua hội nhập kinh tế quốc tế ta có thể rèn luyện và đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước có bản lĩnh vững vàng và trình độ chuyên môn thành thạo, xây dựng một đội ngũ các nhà doanh nghiệp năng động , có khả năng quản lý kinh doanh giỏi , biết tổ chức thị trường và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp góp phần chiến thắng trong cạnh tranh. Tranh thủ các nước trên thế giới đồng tình ủng hộ sự nghiệp đổi mới kinh tế, xây dựng đất nước của Đảng và Nhà nước ta. Đồng thời học hỏi kinh nghiệp quốc tế, từng bước điều chỉnh hệ thống luật pháp, chính sách thương mại cho phù hợp với tập quán thương mại quốc tế, bảo đảm hình thành đồng bộ các yếu tố thị trường , bình đẳng khuyến khích tự do kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh nhưng vẫn giữ vai trò quản lý của Nhà nước, đảm bảo phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, bảo vệ lợi ích quốc gia. - Hội nhập kinh tế toàn cầu, Việt Nam có điều kiện tham gia nhanh vào hệ thống phân công lao động quốc tế hiện đại đồng thời có cơ hội để tiếp cận đến các nguồn vốn quốc tế hiện nay đang mở ra rất lớn cho tất cả các nước. Đặc biệt là nước ta lại nằm trong khu vực tăng trưởng và biến đổi cơ cấu rất lớn. Tuy nhiên, khi nhìn nhận các cơ hội hay khía cạnh tác động tích cực ( lợi thế ) của toàn cầu hoá, khu vực hoá thì cần chú ý đến hai điểm sau : + Đây chỉ là những lợi thế tiềm năng. Do đó , đòi hỏi với một nước càng nghèo, càng chậm phát triển thì càng khó biến những tiềm năng đó trở thành hiện thực. Với tiềm năng sẵn có thì điều quan trọng là chuẩn bị các điều kiện bên trong như thế nào để phát huy lợi thế đó. + Nếu xét từ những góc độ, những khuynh hướng tác động nêu trên lại có thể hàm chứa những nguy cơ, thách thức. ( Ví dụ : cơ hội tiếp cận dễ dàng đến nguồn tài chính quốc tế bao hàm trong đó cả nguy cơ phải đương đầu với những biến động bất thường ngoài sự kiểm soát của mình trên thị trường này). Chính vì vậy, mỗi quốc gia trong quá trình hội nhập cần phải tính toán cân nhắc , lựa chọn để đưa ra các quyết định thích hợp nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Mặt khác, như đã trình bày ở trên, hội nhập kinh tế còn đặt nền kinh tế Việt Nam vào những thách thức sau : -Do tiềm lực kinh tế của nước ta còn quá nhỏ bé, nguồn nhân lực , trình độ kỹ thuật thấp nên đã làm cho việc gia nhập vào phân công lao động quốc tế của ta còn gặp nhiều bất cập. Khó khăn này thể hiện ở chỗ năng lực tiếp nhận công nghệ, kỹ thuật còn yếu khó phát huy lợi thế của nước đi sau trong việc tiếp nhận các nguồn lực sẵn có từ bên ngoài để cải tạo nhanh chóng cơ cấu nền kinh tế và nâng cao cơ sở hạ tầng kỹ thuật. - Tự do hoá thương mại sẽ làm tăng sức ép cạnh tranh, không những giữa sản phẩm với sản phẩm mà còn giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp do phải tuân thủ các nguyên tắc đối xử quốc gia. Mà trên thực tế sức cạnh tranh của hàng hoá , dịch vụ và đội ngũ các doanh nghiệp của Việt Nam còn yếu kém, sản xuất trong nước còn nhiều phân tán. Tham gia hợp tác quốc tế sẽ tạo điều kiện để hàng hoá và dịch vụ của Việt Nam có thêm cơ hội để thâm nhập thị trường quốc tế. Tuy nhiên do hạn chế như trên nên cơ hội xâm nhập thị trường quốc tế mới chỉ dừng lại ở dạng tiềm năng, trong khi đó hàng hoá và dịch vụ nước ngoài với sức cạnh tranh cao sẽ có cơ hội xâm nhập thị trường Việt Nam. -Toàn cầu hoá dẫn tới sự lệ thuộc ngày càng tăng của các nước đang phát triển vào sự ổn định của nền kinh tế thế giới ( luồng vốn đầu tư, chỉ số của thị trường chứng khoán, thị trường tài chính). Do đó chỉ cần một thị trường xuất khẩu hoặc một khu vực thị trường xuất khẩu trọng yếu lâm vào tình trạng mất ổn định là nền kinh tế lập tức có vấn đề. Như vậy hội nhập kinh tế quốc tế là một tất yếu khách quan và là xu thế của thời đại, vừa là yêu cầu nội tại của nền kinh tế Việt Nam. Nó là bước đi đầu tiên, là chuẩn bị cho quá trình hội nhập kinh tế thương mại Việt Nam vào nền kinh tế khu vực và thế giới. 1.2. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH THUỶ SẢN VIỆT NAM. 1.2.1. Ngành thuỷ sản trước năm 1990. Thuỷ sản Việt Nam được coi là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước . Thuỷ sản là một ngành quan trọng nằm trong bộ phận nông, lâm, ngư nghiệp của nước ta. Cùng với ngành nông nghiệp, ngành ngư nghiệp cũng có lịch sử phát triển lâu dài của mình. Xưa kia ngành ngư nghiệp chủ yếu là khai thác đánh bắt tự nhiên, sản phẩm đánh bắt được chủ yếu đem trao đổi buôn bán trong phạm vi hẹp sao cho bảo đảm được nhu cầu tôí thiểu của ngư dân, chỉ có một số ít những nhà buôn lớn thu mua sản phẩm và đem bán ở nơi khác. Hoạt động chế biến trong giai đoạn này cũng trong tình trạng như vậy, nó chưa chính thức được hình thành. Với tình hình hoạt động ngư nghiệp như trên ta thấy phù hợp với quy luật phát triển của nó. Khi mà lương thực còn chưa đủ ăn thì sao có thể phát triển ngành chế biến thực phẩm được. Mặt khác nó cũng chịu ảnh hưởng rất nhiều của thể chế chính trị lúc bấy giờ, một xã hội phong kiến lạc hậu và phụ thuộc, lại một thời gian dài đất nước bị chiến tranh xâm lược. Sau hoà bình lập lại cũng như nông nghiệp , ngư nghiệp cũng được quan tâm đúng mức, song chủ yếu vẫn là hoạt động khai thác đánh bắt tự nhiên. Nhà nước thành lập các đội tàu đánh bắt , xây dựng một số nhà máy chế biến thuỷ sản . Song nhìn chung, sản phẩm chủ yếu được phân phối buôn bán trong nước, chưa chú trọng đến việc xuất khẩu hàng hoá. Trong cơ chế quản lý tập trung , tất cả tài sản đều thuộc sở hữu toàn dân, làm việc theo công tính điểm nên hoạt động của ngành thu được kết quả cũng không cao mặc dù nguồn lợi tự nhiên này khá phong phú. Đại hội Đảng VI (12/1986) đã mở ra một hướng đi mới cho nền kinh tế Việt Nam đó là phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước. Việc thay đổi cơ chế kinh tế đã thổi một luồng sinh khí mới vào nền kinh tế đang trong tình trạng ảm đạm cuả nước ta. Tư nhân hoá các xí nghiệp quốc doanh và phát triển sáu thành phần kinh tế . Các đội tàu đánh bắt, các hợp tác xã đánh bắt xưa kia phải tự hạch toán kinh doanh sao cho có lãi nên bước đầu đã thu đợc kết quả khả quan. Do theo đuổi cơ chế kinh tế thị trường nên trong giai đoạn này một số loại hải sản có giá trị cao cũng bắt đầu được xuất khẩu như : tôm ,cá. Tuy nhiên sản phẩm xuất khẩu với số lượng và chủng loại còn rất ít và chủ yếu ở dạng sơ chế. Cũng trong thời gian này ta đã xây dựng cho mình một số nhãn hiệu nổi tiếng về sản phẩm thuỷ sản như nước mắm Phú Quốc, đồ hộp Hạ Long.. Các hoạt động đầu tư nghiên cứu khoa học ứng dụng trong ngành thuỷ sản cũng bắt đầu được trú trọng hơn. Nhà nước thành lập thêm nhiều viện nghiên cứu, kết hợp với các viện nghiên cứu được thành lập từ trước và Đại học Thuỷ sản đã đào tạo ra nhiều cán bộ kỹ thuật giỏi cho ngành. Với sự đầu tư như trên của nhà nước, ngành Thuỷ sản đã thu được những kết quả khả quan ban đầu : Năm 1985 : _Sản lượng đánh bắt đạt 576.860 tấn _ Sản lượng nuôi trồng đạt 231.200 tấn _ Công suất chế biến đạt 210 tấn sản phẩm/năm Cũng trong thời gian này nhà nước cũng có nhiều chính sách hỗ trợ tích cực đối với các hộ ngư dân. Nhà nước đầu tư xây dựng cho các vùng chuyên canh nhằm phát huy lợi thế của vùng như: Đầu tư cho các vùng ven biển , vùng Đồng bằng sông Cửu Long... Đối với các đội tàu thuyền được hỗ trợ về vốn , kỹ thuật đánh bắt . Hiện nay, bên cạnh việc khai thác đánh bắt các xí nghiệp này còn phát triển thêm hoạt động chế biến xuất khẩu đem lại hiệu quả kinh tế cao. Nhìn chung trong giai đoạn từ những năm 1990 trở về trước ngành thuỷ sản liên tục có những bước phát triển mới . Đặc biệt ngành đã xác định mục tiêu hướng về xuất khẩu của mình ngay tư thời kỳ đầu . 1.2.2. Ngành thuỷ sản sau năm 1990. Sự phát triển kinh tế của nước ta có thể chia ra làm ba giai đoạn : giai đoạn trước 1986, giai đoạn từ 1986 đến 1990, giai đoạn sau 1990. Bắt đầu từ sau 1991 nền kinh tế nước ta liên tục phát triển qua các năm. Đó là kết quả của việc hướng mạnh vào xuất khẩu , đầu tư mạnh cho xây dựng cơ sở hạ tầng. Ngành Thuỷ sản cũng không nằm ngoài quy luật phát triển đó, tuy nhiên các kết quả của ngành thu được chịu nhiều ảnh hưởng của giai đoạn phát triển trước đó. Từ một bộ phận không lớn thuộc khối kinh tế nông nghiệp nhưng nhờ kiên trì đường lối đổi mới nên từ 1981 đến nay, ngành thuỷ sản luôn giữ nhịp độ tăng trưởng kinh tế ổn định khoảng 7%/năm và được xếp vào nhóm ngành có tốc độ phát triển cao của ngành kinh tế. Sản lượng đánh bắt tăng từ 576.860 tấn (năm 1985) lên 928.800 tấn ( năm 1995) và đạt 1,2 triệu tấn năm 2000. Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tăng từ 231.200 tấn (năm 1985) lên 310.000 tấn năm 1995 và đạt 723.110 tấn năm 2000. Như vậy tổng sản lượng thuỷ sản tăng từ 808.100 tấn năm 1985 lên 1,3 triêụ tấn năm 1995 và đạt 2 triệu tấn năm 2000. Xu hướng tăng sản lượng thuỷ sản trong thời gian qua phù hợp với xu hướng tăng của các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới. Đặc biệt là tốc độ tăng sản lượng thuỷ sản giữa đánh bắt và nuôi trồng là khá cân đối (5,5% và 6%). Ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản ở nước ta cũng đã có sự phát triển nhanh về số lượng nhà máy cũng như công suất chế biến. Nếu như năm 1986 công suất chế biến là 210 tấn sản phẩm /ngày thì năm 1996 công suất chế biến đã là 800 tấn sản phẩm/ngày. Nhưng cũng theo như Bộ Thuỷ sản thì gần 80% nhà máy chế biến thuỷ sản xuất khẩu đã hoạt động được trên 10 năm. Trang thiết bị đã quá lạc hậu, lại thiếu đồng bộ nên đã không đảm bảo được số lượng cũng như chất lượng sản phẩm chế biến. Về đầu tư đánh bắt hải sản và nuôi trồng thuỷ hải sản . Từ 1986 đến 1999 số lượng tàu thuyền tăng lên 2 lần nhưng tổng công suất tăng lên 3 lần.Thực hiện chương trình khai thác hải sản xa bờ trong 3 năm 1997_1999 Nhà nước đã đầu tư trên 900 tỉ đồng từ nguồn vốn tín dụng ưu đãi. Các địa phương đã triển khai 615 dự án đóng mới 769 tàu, cải hoàn 132 tàu công suất 90 cv. Đến nay số vốn được giải ngân là 614,232 tỉ đồng đạt 68,24% so với tổng nguồn vốn và 450 tàu đi vào đánh bắt hải sản xa bờ. Năm 2001 tổng sản lượng khai thác đạt 2.226.900 tấn trong đó khai thác đạt 1.347.800 tấn và nuôi trồng đạt 879.100 tấn. Kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng từ 1,4 tỉ USD năm 2000 lên 1,76 tỉ USD năm 2001 và 2 tỉ USD năm 2002 xếp thứ ba sau mặt hàng giày da và may mặc , nộp ngân sách nhà nước năm 2001 là 1.350 tỉ đồng, năm 2002 là 1.400 tỉ đồng. Ngành thuỷ sản từ chỗ sản xuất chủ yếu phục vụ tiêu dùng trong nước là chính và một phần xuất khẩu sang Liên Xô (cũ) thì hiện nay mặt hàng thuỷ sản Việt Nam đã có mặt ở nhiều nước, châu lục, vùng lãnh thổ trên thế giới ngay cả những thị trường khó tính nh EU và Mỹ . Theo báo cáo tổng kết của Bộ Thuỷ sản hiện nay đã có 61 đơn vị nằm trong danh sách 1 và 8 vùng nguyên liệu ở Việt Nam đủ điều kiện an toàn vệ sinh xuất khẩu vào EU gần 100 đơn vị áp dụng tiêu chuẩn HACCP đủ tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Biểu 1 Bảng kết quả thực hiện kế hoạch hàng năm của ngành thuỷ sản Năm Tổng sản Tổng số DT mặt Số LĐ lượng thuỷ SL khai thác SL nuôi tàu thuyền nước nuôi (nghìn sản (tấn ) (tấn) trồng (tấn) (chiếc) trồng TS (ha) người) 1990 1.019.000 709.000 310.000 72.723 491.723 1.860 1991 1.062.163 714.253 347.910 72.043 489.833 2.100 1992 1.092.830 746.570 351.260 83.792 577.538 2.350 1993 1.116.169 793.324 322.845 93.147 600.000 2.570 1994 1.211.496 878.474 333.022 93.672 576.000 2.810 1995 1.344.140 928.860 415.280 95.700 581.000 3.030 1996 1.373.500 962.500 411.000 97.700 585.000 3.120 1997 1.570.000 1.062.000 508.000 71.500 600.000 3.200 1998 1.668.530 1.130.660 537.870 71.799 626.330 3.350 1999 1.827.310 1.212.800 614.510 73.397 630.000 3.380 2000 2.003.000 1.280.590 722.410 79.768 652.000 3.400 2001 2.310.000 1.490.000 820.000 74.900 1.291.423 3.650 Nguồn : Bộ Thuỷ sản Biểu 2 Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam từ 1997_2001 Năm Giá trị kim ngạch XK thuỷ sản ( triệu USD) Tốc độ tăng trưởng % 1991 285 6,3 1992 307,5 7,89 1993 427,2 38,93 1994 551 28,98 1995 621,4 12,78 1996 697 12,17 1997 728 12,20 1998 858,6 9,72 1999 971 14,80 2000 1.475 11,68 2001 1.750 19,3 Nguồn Bộ Thương mại. 1.3. THỰC TRẠNG NGÀNH THUỶ SẢN VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 1.3.1. Môi trường phát triển của ngành thuỷ sản. 1.3.1.1. Điều kiện tự nhiên: Điều kiện tự nhiên nước ta thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản: Môi trường nhìn chung còn trong sạch, khí hậu thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản. Tiềm năng về đất nuôi trồng thuỷ sản còn lớn, gồm đất khô (vùng cao triều thậm trí cả vùng bãi cát ven biển cũng có thể dùng để nuôi trồng một số đối tượng thuỷ sản theo phương thức nuôi công nghiệp ); đất ướt ( vùng triều, đầm phá nông ven biển, ruộng trũng, ao nhỏ ); đất có mặt nước ( ao, hồ nhỏ , đầm phá ven biển )... ngoài ra còn diện tích đất sử dụng hỗn hợp để nuôi thuỷ sản kết hợp trồng lúa, trồng rừng ngập mặn. Bờ biển việt nam với chiều dài hơn 3260 km kéo dài từ bắc đến nam trải dài hơn 13 vĩ độ với khí hậu nhiệt đới gió mùa là điều kiện tự nhiên thuận lợi cho đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản. Việt nam đã tuyên bố về vùng tiếp giáp , vùng đặc quyền kinh tế vào tháng 5/ 1997 theo tuyên bố này một vùng nước gồm lãnh hải, nội thuỷ và vùng đặc quyền kinh tế có tổng diện tích khoảng một triệu km2 thuộc chủ quyền của việt nam. Theo số liệu điều tra thì tổng trữ lượng thuỷ sản từ các nguồn từ ngoài biển trong vùng nước thuộc thẩm quyền của việt nam hiện ước khoảng 3-3,5 triệu tấn / năm. Về nội thuỷ nếu biết sử dụng mặt nước của các ao, vịnh biển, các vùng đất nhiễm mặn ven biển và hoang hoá cao triều để mở rộng thêm diện tích nuôi, kết hợp với đầu tư chuyển đổi công nghệ, nâng cao năng suất nuôi trồng thì đến năm 2005 ta hoàn toàn có khả năng thu trên một triệu tấn hải sản nuôi, trong đó có nhiều loại có giá trị thương phẩm cao . Việt nam có vị trí rất thuận lợi để các loài thuỷ sinh vật sinh sôi và phát triển. Khí hậu hai miền có những nét khác biệt nhau. Miền bắc có bốn mùa rõ rệt trong khi đó miền nam được chia làm hai mùa chính là mùa mưa và mùa khô. Mỗi vùng lại có một loại hải sản khác nhau làm cho hải sản nước ta càng thêm phong phú và da dạng.ở nước ta các loài sinh vật đã và đang sống trong các hệ sinh thái trên cạn và dưới nước khá phong phú và được các tổ chức quốc tế xem Việt Nam là một trong những địa bàn có mức đa dạng sinh học cao và là một điểm nóng về đa dạng sinh học trên thế giới. Chính vì vậy, chỉ trong vòng mấy năm ( 1992-1997), chúng ta đã phát hiện được 6 loài thú và một vài loài cá mới cho khoa học. Nước ta có bờ biển dài trên 3.260 km, một vùng đặc quyền kinh tế rộng gần gấp 3 phần lãnh thổ trên đất liền với trên 3000 đảo và quần đảo lớn nhỏ. Do nằm kề một trung tâm lớn phát sinh và phát tán của giới động vật biển nhiệt đới tây Thái Bình Dương cùng với sự phân hoá sâu sắc về điều kiện địa lý, khí hậu trên một vùng biển trải dài hơn 13 vĩ độ và những điều kiện sống khác mà biển nước ta có giá trị cao và đa dạng sinh học, theo các số liệu nghiên cứu ( trung tâm KHTN và CNQG ) , đến nay chúng ta đã phát hiện được khoảng 11.000 loài động vật và thực vật biển. Trong đó, thực vật nổi có 537 loài và biến loài, rong biển 653 loài, 24 biến loài ..., động vật đáy có gần 6.400 loài với sự hiện diện của động vật thân lỗ, ruột khoang, giun đốt... Riêng san hô, một đối tượng rất quan trọng trong đời sống của biển nhiệt đới, có tới 300 loài san hô cứng, trong đó 62 loài là những loài tạo rạn, tạo nên hệ sinh thái san hô giàu có và đặc sắc nhất. Khu hệ cá biển có khoảng 1.600 loài , rùa biển 5 loài, rắn biển 11 loài thuộc 9 giống... Việt nam không chỉ có thế mạnh về hải sản biển mà nguồn lợi thu được từ đánh bắt và nuôi trồng cá nước lợ, cá nước ngọt cũng rất phát triển. Với hệ thống sông ngòi dày đặc chủ yếu tập trung ở hai đồng bằng lớn là đồng bằng Sông Hồng vầ đồng bằng Sông Cửu Long, đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nghề cá nước ngọt. Đồng bằng sông cửu long với đặc điểm đất trũng rất phù hợp với mô hình cấy lúa kết hợp với thả cá. Một đặc điểm rất khác biệt ở việt nam đó là có thể nuôi trồng thuỷ sản ở miền núi, với hệ thống hồ đập trên cao ta vừa có thể kết hợp khai thác thuỷ điện, thuỷ lợi vừa có thể tận dụng diện tích mặt nước, lòng hồ để nuôi trồng thuỷ sản. Nguồn lợi thuỷ sản việt nam mặc dù rất phong phú, đa dạng nhưng không phải là vô tận, do đó nếu chúng ta không có chính sách và biện pháp khai thác hợp lý thì nguồn lợi đó sẽ nhanh chóng cạn kiệt . 1.3.1.2. Cơ chế chính sách Việt nam đang trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế hướng mạnh vào xuất khẩu hàng hoá. Với chủ trương công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đặc biệt trú trọng lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Ngành thuỷ sản đã được xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước trong những năm tới với mục tiêu hướng mạnh về xuất khẩu hàng hoá. Đặc biệt để chuẩn bị cho tiến trình hội nhập kinh tế, ngành thuỷ sản đã được nhà nước hỗ trợ về vốn, công nghệ cũng như nhiều chính sách ưu đãi khác . -Trước hết đối với hoạt động nuôi trồng đánh bắt : Thông qua hệ thống ngân hàng nông nghiệp nông thôn, nhà nước đã cho ngư dân vay vốn với lãi xuất ưu đãi, hỗ trợ nông dân về giống, vốn, kỹ thuật. Với những vùng ven biển nơi có nhiều vịnh, đầm phá nhà nước khuyến khích đầu tư cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản, chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ làm muối, làm lúa sang nuôi trồng một số loại thuỷ sản đem lại giá trị kinh tế cao hơn. Đặc biệt trong khâu kỹ thuật đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật ngày càng có trình độ cao. Ngành có một trường Đại học, nơi hàng năm cung cấp cho ngành hàng ngàn cán bộ, kỹ thuật viên giỏi. Về cơ sở hạ tầng nhà nước quy hoạch thành những vùng chuyên canh, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng điện, đường, cầu, cống... thuận lợi cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Vốn cho ngư dân vay cũng được trao dưới nhiều hình thức có thể là tàu, thuyền, ngư cụ đối với ngư dân đánh bắt xa bờ, cũng có thể là giống, thức ăn đối với nghề nuôi trồng. Như vậy cùng với mục tiêu tạo nguồn nguyên liệu cho xuất khẩu, nhà nước đã thực hiện được mục tiêu phát triển kinh tế đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn Về hoạt động chế biến xuất khẩu : Hiện nay hàng xuất khẩu của ta chỉ phải chịu mức thuế xuất là 0%, đây là một lợi thế rất lớn đối với hàng xuất khẩu Việt Nam nói chung và của ngành thuỷ sản nói riêng. Trong thời gian vừa qua kim ngạch xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam liên tục tăng qua các năm, đó là kết quả của nhiều nhân tố thuận lợi mang lại trong đó có các chính sách của nhà nước. Những năm gần đây, nhà nước ta đã có nhiều sửa đổi bổ xung quan trọng trong chính sách, pháp luật, cơ chế quản lý... nhằm thu hút vốn đầu tư của nước ngoài, đẩy mạnh xuất khẩu. Luật đầu tư nước ngoài, ra đời năm 1987 được sửa đổi bổ xung 9/6/2000 đã quy định rõ những lĩnh vực, những địa bàn khuyến khích đầu tư với các ưu đãi dành cho các dự án nằm trong diện khuyến khích đầu tư. Luật thương mại ra đời 10/5/1997 đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu hàng hoá trong những năm qua, tuy nhiên cho đến nay luật này đã phát sinh nhiều bất cập cần phải được bổ xung sửa đổi cho phù hợp. Luật doanh nghiệp bắt đầu có hiệu lực từ 1/1/2000, tạo điều kiện thuận lợi cho một loạt doanh nghiệp ra đời, đồng thời nhà nước cũng bãi bỏ một loạt các loại giấy phép trái với luật này. Ban hành kèm theo quyết định số19/2000/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ ngày 3/2/2000 có 7 giấy phép của ngành thuỷ sản đó là : -- Giấy phép di chuyển lực lượng khai thác -- Giấy phép khai thác hải sản xa bờ -- Giấy phép hoạt động nghề cá -- Giấy phép thuần hoá, lai tạo giống và._. di giống -- Giấy chứng nhận sản xuất thức ăn cho nuôi trồng thuỷ sản -- Giấy chứng nhận thu hoạch nhuyễn thể -- Giấy chứng nhận xuất xứ nhuyễn thể Việc bãi bỏ một số giấy phép đã tạo nhiều điều kiện cho các doanh nghiệp chủ động hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh Đối với xuất khẩu hàng hoá, trong thời gian qua chính phủ ta đã ký một loạt các hiệp định thương mại song phương, mở ra thị trường rộng lớn cho tiêu thụ hàng hoá Việt Nam . Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ ký tháng 7/2000 là một trong những hiệp định tạo điều kiện thuận lợi lớn cho ngành thuỷ sản Việt Nam thâm nhập thị trường Hoa Kỳ rộng lớn. Để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của ngành, hiện nay bộ thuỷ sản đang soạn thảo, trình Quốc Hội luật thuỷ sản, luật này chỉ cho phép ngư dân được phép khai thác một số loài hải sản còn nhiều tiềm năng, tránh tình trạng khai thác bừa bãi huỷ diệt nguồn lợi tự nhiên. Bên cạnh đó để đảm bảo cho chất lượng hàng xuất khẩu, các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá cũng được đề cập đến 1.3.2. Thực trạng nuôi trồng, đánh bắt của ngành thuỷ sản Việt Nam Sau 15 năm thực hiện đường lối đổi mới cùng với những thay đổi tích cực của nền kinh tế, ngành thuỷ sản cũng đã có nhiều bước tiến bộ vượt bậc. Năng lực sản xuất cũng như chất lượng hoạt động của ngành đã có những bước tiến đáng kể. Nhiều mặt hàng thuỷ sản đã được nhiều khách hàng trong và ngoài nước biết đến, doanh thu bán hàng trong nước và kim ngạch xuất nhập khẩu liên tục tăng qua các năm. Ngành thuỷ sản đã từng bước khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế quốc dân và trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên bên cạnh những kết qủa đã đạt được ngành vẫn còn tồn tại những vấn đề cần phải giải quyết để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của mình. Khả năng phát triển của ngành thuỷ sản Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế cha tương xứng với tiềm năng vốn có của nó 1.3.2.1.Về năng lực sản xuất Theo nguồn thông tin từ bộ thuỷ sản, Việt Nam có bờ biển dài 3260 km với 12 cửa sông và diện tích thềm lục địa hơn 2 triệu km2 trong đó diện tích khai thác có hiệu quả là 553 km2, với tiềm năng nguồn cá khá phong phú có giá trị kinh tế cao. Bước đầu đánh giá trữ lượng cá trong vùng thềm lục địa khoảng 4 triệu tấn. Khả năng khai thác hàng năm khoảng 1,67 triệu tấn, tình hình cụ thể các loài cá là : -- Cá tầng đáy : 856.00 tấn chiếm 51,3 % --Cá nổi nhỏ : 690.000 tấn, chiếm 41,5 % -- Cá nổi Đại Dương ( phần lớn là cá ngừ ) : 120.000 tấn, chiếm 7,2 % trong đó phân bổ lượng dự trữ và khả năng khai thác giữa các vùng như sau : Bảng 3 : Trữ lượng và khả năng khai thác giữa các vùng Vùng biển Trữ lượng (tấn) Khả năng khai thác (tấn) Tỷ lệ (%) Trung bộ 606399 242560 14,3 Đông Nam Bộ 2075889 830456 49,3 Tây Nam Bộ 506679 202272 12,2 Nguồn : Bộ thuỷ sản Từ tính chất đặc thù của vùng biển Việt Nam là vùng biển nhiệt đới, nguồn lợi thuỷ sản rất đa dạng và phong phú về chủng loại nhưng vòng đời ngắn, sống phân tán với quy mô đàn nhỏ, đa loài mật độ không cao, thay đổi theo thời gian và điều kiện tự nhiên, những yếu tố này thực sự là khó khăn cho phát triển nghề cá Việt Nam. Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng như trên, trong thời gian hơn một thập kỷ qua, ngành thuỷ sản Việt Nam đứng trước nhu cầu mạnh mẽ của thị trường thế giới cũng như nhu cầu về thực phẩm của đất nước đã có những bước phát triển mạnh mẽ và trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn Theo số liệu thống kê của tổng cục thống kê và bộ thuỷ sản, sản lượng thuỷ sản Việt Nam trong những năm qua liên tục tăng với tốc độ bình quân hàng năm 7,8 %. Năm 1990 tổng sản lượng thuỷ sản chỉ đạt 1.019.000 tấn thì đến năm 2000 đã lên đến 2.003.000 tấn và năm 2001 đạt gần 2.300.000 tấn. Trong đó khai thác hải sản tương ứng qua các năm là : 709.000 ; 1.280.000 ; 1.400.000 và nuôi trồng là : 310.000 ; 722.000 ; 900.000 tấn Có thể nói mức tăng sản lượng thuỷ sản bình quân hàng năm của Việt Nam đạt trên 7,8 %/ năm trong thời gian qua là một tỷ lệ rất đáng khích lệ , đặc biệt giữa tỷ lệ tăng sản lượng thuỷ sản đánh bắt và nuôi trồng là khá cân đối ( 7,5% và 8% ) . Điều này sẽ làm giảm tính thụ động trong việc bảo đảm nguồn nguyên liệu cho phù hợp với nhu cầu trong nước và xuất khẩu, bảo đảm cho những bước đi vững chắc sau này của ngành thuỷ sản, bởi vì sự phụ thuộc quá mức vào sản lượng đánh bắt hay nuôi trồng đều nảy sinh những vấn đề phức tạp, khó bảo đảm về nguồn hàng cung cấp cho nhu cầu trong nước cũng như nhu cầu cho xuất khẩu một tỷ lệ tăng trưởng lâu dài 1.3.2.2. Về đầu tư Trong 5 năm 1996-2000 đầu tư không ngừng được tăng lên, với tổng mức đầu tư của ngành thuỷ sản là 9.185.640 triệu đồng trong đó đầu tư nước ngoài là 545.000 triệu đồng chiếm 5,93%. Trong hơn 9.000 tỷ đồng đợc huy động đầu tư và phát triển, ngành chủ yếu vận dụng nội lực là chính. Vốn đầu tư trong nước là hơn 8.600 tỷ đồng chiếm 94,07% tổng mức đầu tư. Để có được nguồn vốn đầu tư trong nước trong nước lớn như vậy ngoài vốn ngân sách nhà nước, ngành đã huy động 1.700 tỷ chiếm 18,62% từ dân. Như vậy, ta có thể thấy đầu tư nước ngoài vào thuỷ sản Việt Nam còn quá hạn chế nguyên nhân có thể do thị trường thuỷ sản chưa hấp dẫn được các nhà đầu tư nước ngoài. Đây là vấn đề mà ngành thuỷ sản cần phải quan tâm nghiên cứu để đa ra các giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong những năm tới. Nêu tính tổng mức đầu tư của nền kinh tế trong 5 năm qua thì đầu tư cho ngành thuỷ sản còn quá nhỏ bé chỉ chiếm 1,83 % song hiệu quả đem lại cho nền kinh tế quốc dân lại là 3-3,2%. Đây thực sự là một dấu hiệu đáng mừng. nó cho thấy đầu tư vào ngành thuỷ sản rất hiệu quả. Từ các nguồn đầu tư này ngành thuỷ sản phân bổ vào các lĩnh vực sau : - Đầu tư cho khai thác hải sản là 2.497.122 triệu đồng chiếm 27,88% bao gồm đầu tư đóng mới cải hoán tàu thuyền phục vụ chương trình khai thác hải sản xa bờ và đầu tư xây dựng các cảng cá, bến cá, điều tra nguồn lợi thuỷ sản . - Đầu tư cho nuôi trồng thuỷ sản là 2.283.057 triệu đồng, chiếm 25,49% theo chương trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản đã được chính phủ phê duyệt, cũng như chương trình 773 khai thác bãi bồi ven sông, ven biển cùng mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản - Đầu tư cho lĩnh vực chế biến thuỷ sản là 2.737.308 triệu đồng chiếm 30,45% trong đó nội dung chính là : Xây dựng một số nhà máy lớn, củng cố cơ sở hạ tầng các xí nghiệp chế biến thuỷ sản, nâng cao năng xuất chất lợng sản phẩm, đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu 1.3.2.3.Về công nghệ chế biến Công nghệ chế biến là khâu quan trọng trong chu trình sản xuất, nuôi trồng, chế biến và kinh doanh thuỷ sản. Hoạt động chế biến 15 năm qua đợc coi là rất hiệu qủa, góp phần tạo sự khởi sắc cho ngành thuỷ sản trong việc đa dạng hoá các sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu. Nếu như năm 1986 cả nước có trên 40 nhà máy chế biến thuỷ sản với công xuất chế biến 210 tấn thành /ngày thì sau 15 năm đổi mới, năm 2001 đã có khoảng 266 nhà máy ( tăng 88,64 % ) tăng bình quân 5,8%/năm với công xuất chế biến hơn 15.000 thành phẩm/ ngày trong đó có 77 nhà máy có thành phẩm xuất khẩu vào EU và có hơn 100 đơn vị áp dụng HACCP đủ tiêu chuẩn xuất khẩu thuỷ sản sang hoa kỳ trong hơn 3 năm qua tổng đầu tư vào lĩnh vực chế biến thuỷ sản của việt nam là trên 2000 tỷ đồng trong đó nhiều cơ sở chế biến thuỷ sản của ta đã ngang trình độ công nghệ của các nước trong khu vực và bước đầu tiếp cận với trình độ công nghệ tiên tiến của thế giới. Nhờ đó mà trong 5 năm qua tốc độ tăng trưởng của ngành thuỷ sản khá cao so với con số thực hiện năm 1996. Trong năm 2000 tổng sản lượng khai thác đạt 1.280.590 tấn tâng 33,05%. Sản lượng nuôi trồng đạt được723110 tấn tăng 75,94% với kim ngạch xuất khẩu đạt 1,475 tỷ USD tăng tới 120,14% so với năm 1996. Năm 2001 sản lượng khai thác đạt 1347800 tấn sản lượng nuôi trồng đạt 879100 tấn với kim ngạch xuất khẩu đạt 1,75 tỷ USD tăng 19,32% so với năm 2000 và năm 2002 đạt 2 tỷ USD. Không những thế, tỷ trọng hàng chế biến có giá trị tăng lên đáng kể đạt khoảng 19,75% giá trị xuất khẩu năm 2001.Tuy nhiên số lượng cơ sở chế biến chỉ chiếm khoảng 28,95% tổng số nhà máy chế biến thuỷ sản hiện nay ở Việt Nam. Mặt khác cũng theo các nguồn tin từ bộ thuỷ sản thì trong số 266 nhà máy chế biến thủy sản hiện nay số nhà máy được xây dựng vào thập liên 90 chiếm khoảng 30% số còn lại được xây dựng vào thập liên 80 và sớm hơn nên đều lạc hậu xuống cấp không đáp ứng được yêu cầu ngày càng khắt khe hơn của thị trường. 1.3.3.Thực trạng thu mua chế biến và tiêu thụ sản phẩm 1.3.3.1. Hoạt động thu mua. Do tính mùa vụ, người nuôi tôm thu hoạch tôm không đồng loạt, có thời gian lên tới hàng chục tấn trong một tuần mà người mua chỉ là các đại lý thu gom không hết, bà con lại thiếu thông tin về giá cả thị trường. Những yếu tố đó dẫn đến việc tìm đầu ra cho con tôm của bà con hết sức khó khăn, không thể tránh khỏi sự ép giá, gây tổn thất cho người nuôi. Trong khi đó các doanh nghiệp chế biến tôm xuất khẩu lại thiếu những số liệu về sản phẩm như sản lượng, kích cỡ tôm, thời điểm thu hoạch để hoạch định phương án sản xuất trước mắt cũng như lâu dài.Vì vậy để có thể phát triển nuôi tôm hiệu quả bền vững, ngoài việc hỗ trợ kỹ thuật, đầu tư cơ sở hạ tầng, vốn và kiểm soát chất lượng sản phẩm thì vấn đề thông tin thị trường, giá cả, thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm ổn định đầu ra là hết sức quan trọng. Tình hình tiêu thụ các sản phẩm thuỷ sản khác của bà con ngư dân cũng tương tự như vậy.Với những hộ sản xuất lớn có thể có các hình thức ký kết bán sản phẩm cho các xí nghiệp chế biển trước khi nuôi trồng, xong do đặc điểm thiếu vốn cho sản xuất nên các hộ kinh doanh thường nhận các nguồn đầu tư từ các nhà chế biến và phải bán sản phẩm cho các doanh nghiệp này khi đến kỳ thu hoạch.Tuy nhiên các hộ kinh doanh thường bị các doanh nghiệp ép giá.Có những xí nghiệp việc khai thác, đánh bắt kết hợp với hoạt động chế biến đã tạo nên một dây chuyền sản xuất hoàn chỉnh nâng cao chất lượng sản phẩm. Để giải quyết những vướng mắc trên trong công tác thu mua các trung tâm giao dịch thuỷ sản đã ra đời. Mục tiêu, chức năng chính của các trung tâm này là giúp bà con ngư dân có đủ điều kiện tiếp cận thông tin thường xuyên, kịp thời về giá cả và nhu cầu tiêu thụ thuỷ sản trên thị trường.Trung tâm còn là nơi gặp gỡ giao dịch đàm phán ký kết các hợp đồng kinh tế giữa người mua và người bán các mặt hàng thuỷ sản thông qua hình thức báo giá đến đấu giá, mua bán hàng bằng hợp đồng tương lai cũng như các hình thức mua bán khác. ở đây các doanh nghiệp sản xuất có điều kiện tiếp xúc với vùng nguyên liệu, có những thông tin để đánh giá về sản lượng cũng như chất lượng nguyên liệu làm cơ sở cho các quyết địnhkế hoạch kinh doanh.Trung tâm còn là nơi tư vấn, cung ứng cho ngư dân về công nghệ nuôi trồng, con giống, thức ăn, chế phẩm, thuốc phòng trị bệnh... 1.3.3.2..Hoạt động tiêu thụ Hiện nay nhu cầu tiêu thụ đối với mặt hàng thuỷ sản trong nước còn rất hạn chế mới chỉ ở dạng tiềm năng. Mặt hàng thuỷ sản chủ yếu được xuất khẩu và thủy sản đã trở thành ngành xuất khẩu mũi nhọn của Viêt nam .Tuy nhiên để đảm bảo tiêu chuẩn của mặt hàng xuất khẩu, sản phẩm thuỷ sản cũng phải vượt qua rất nhiều thách thức, khó khăn. Nhìn vào xuất khẩu của ngành thuỷ sản năm 2002 ta có thể thấy rõ điều này . Chưa bao giờ ngành thuỷ sản Việt nam lại khó khăn như năm 2002 +Trước hết đó là việc liên minh châu âu ( EU ) tăng cường kiểm tra dư lượng kháng sinh 100% lô hàng tôm xuât khẩu, khiến một loạt các thị trường khác như Mỹ, Canada và Nhật Bản áp dụng quy chế tương tự +Trong đó thị trường xuất khẩu lớn nhất là Mĩ (CFA) kiện các doanh nghiệp xuất khẩu cá Tra, cá BaSa Việt nam bán phá giá.Tuy nhiên xuất khẩu thuỷ sản năm qua vẫn tăng mạnh cả về số và chất lượng đạt 2 tỷ USD tăng 2 lần trong vòng 3 năm .Nếu xuất khẩu thuỷ sản trong nửa cuối 2002 như những tháng đầu năm thì ngay cả những người lạc quan nhất cũng không dám dự đoán sẽ hoàn thành mục tiêu 2 tỷ USD. Sáu tháng đầu năm các doanh nghiệp mới chỉ xuất khẩu được 845 triệu USD tăng 46% so với năm 2001. Điều đó có nghĩa để hoàn thành kế hoạch năm mỗi tháng phải xuất khẩu 195 đến 200 triệu USD.Tuy nhiên những nỗ lực của ngành đã được đền đáp xứng đáng . Thứ nhất, xuất khẩu thuỷ sản tăng cả về số lượng và chất lượng, năm 2002 tăng gần 20% về lượng và 15% về giá trị so với 2001 kim ngạch xuất khẩu năm 2002 tăng 2,2 lần năm 1999 và gấp 1,9 lần năm 2000. Thứ hai, sức cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam đã tăng đáng kể .ngư dân đã tận dụng tất cả lợi thế so sánh để phát triển, nuôi trồng thủy sản, đa dạng hoá các đối tượng nuôi có giá trị xuất khẩu, làm ra những sản phẩm có chất lượng cao, giá rẻ khối lượng lớn. Đặc biệt sản phẩm chế biến từ cá BaSa, cá Tra của vùng Sông Cửu Long hiện được coi là mặt hàng không có đối thủ cạnh tranh về chất lượng , giá cả trên thị trường quốc tế , kể cả cá nheo nuôi ở Mỹ . Ngoài mặt hàng chiếm tỉ trọng lớn là tôm, cá cũng đang trở thành mặt hàng xuất khẩu lớn của Việt nam với tỉ trọng tăng từ 13% năm 1999 lên 20% năm 2002. Trong cơ cấu sản phẩm tỉ lệ hàng giá trị gia tăng đã chiếm 355 cá biệt có đơn vị chiếm 70%.  Thứ ba, các doanh nghiệp chế biến đã tích cực đầu tư nâng cấp điều kiện sản xuất áp dụng chương trình quản lý chất lượng theo HACC, quản lý chất lượng theo ISO 9001; 9002. Từ chỗ chỉ có 11 doanh nghiệp được xuất khẩu sang EU. Năm 1998 đến nay con số này đã tăng lên 68 đơn vị (21,3%). Trong số 320 cơ sở chế biến thúỷ sản của cả nước có trên 100 đơn vị (312,3%) áp dụng HACC để có thể xuất khẩu sang Mỹ, 124 đơn vị (38,8%0) đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm . Thứ tư, thị trường xuất khẩu ngày càng mở rộng. từ chỗ chỉ có 45 thị trường trong năm 1997 đến năm 2002 con số này đã tăng lên 80. Xuất khẩu sang thị trường lớn là Mỹ và Nhật Bản lần lượt là 34% (680 triệu USD ) và 28% (560 triệu USD ) trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Trung quốc, Đài Loan và Hàn Quốc đã nổi lên là những thị trường lớn. Xuất khẩu thuỷ sản năm 2002 sang trung quốc trị giá trên 300 triệu USD (15% ), sang Hàn Quốc 100 triệu USD (5%) và Đài Loan 100 triệu USD (5%). Trong khi đó giá trị xuất khẩu sang 15 nước thành viên EU giảm gần 30% chỉ đạt 80 triệu USD. Bảng 4 : Các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu 96- 2001 Đơn vị : 1000 tấn Năm Cá đông lạnh Mực đông lạnh Tôm đông lạnh Mực khô Thuỷ sản khác 1996 29,7 20,2 51,1 5,9 15,2 1997 81,0 40,0 68,2 6,4 41,4 1998 69,7 60,8 431,2 9,4 59,8 1999 89,9 73,9 225,6 11,6 83,6 2001 127,85 89,7 301,5 19,8 117,4 Nguồn : Bộ thủy sản Nhìn vào bảng ta thấy sản lượng xuất khẩu thuỷ sản liên tục tăng qua các năm, trong đó chủ yếu là mặt hàng tôm đông lạnh và cá đông lạnh, tiếp đến là những mặt hàng thuỷ sản khác mực đông lạnh và thống nhất là mực khô. Thị trường xuất khẩu thuỷ sản đã có sự mở rộng các đơn vị xuất khẩu đã có quan hệ với nhiều nước trên thế giới. Trong những năm gần đây Việt Nam đã cố gắng mở rộng thị trường sang Châu Âu và Mỹ. PHẦN 2 CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NGÀNH THUỶ SẢN VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 2.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT MA TRẬN ( SWOT) Việc xác định chiến lược lao động cho doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Thông qua việc phân tích môi trường từng nội bộ doanh nghiệp mà doanh nghiệp có thể đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp nhất cho doanh nghiệp mình. SWOT là một trong những ma trận được sử dụng để đưa ra chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp thông qua việc xác định điểm mạnh, điểm yếu và cơ hội, nguy cơ của doanh nghiệp đó tính điểm cho từng yếu tố. Ma trận SWOT SWOT Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W) Cơ hội (O) Kết hợp SO Kết hợp WO Nguy cơ (T) Kết hợp ST Kết hợp WT Thông qua việc phân tích môi trường vĩ mô và môi trường ngành mà doanh nghiệp tìm kiếm đưa cơ hội cũng như thấy được nguy cơ có đặt ra cho doanh nghiệp. Có rất nhiều yếu tố của nền kinh tế quốc dân, của ngành, của khách hàng ảnh hưởng đến cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp, gồm các yếu tố thuộc môi trường kinh tế – công nghệ, yếu tố thuộc môi trường chính trị – luật pháp môi trường văn hoá - xã hội, môi trường cạnh tranh…. Các yếu tố cơ bản được xác định như sau : - Tỷ lệ lạm phát - Tốc độ phát triển kinh tế - Cường độ cạnh tranh - Quy mô thị trường - Mức độ ưu đãi của Chính phủ Đối với doanh nghiệp thương mại chủ yếu dựa trên các tiêu thức : Đối thủ tiềm năng, nguồn hàng, nhu cầu tiêu thụ, sản phẩm thay thế, sản phẩm bổ sung. Nhóm yếu tố thuộc tiềm lực của doanh nghiệp (chủ quan), việc phân tích nội bộ doanh nghiệp cho phép chúng ta xác định được điểm mạnh điểm yếu của doanh nghiệp. Đây là nhóm yếu tố mang tính chất chủ quan do doanh nghiệp tạo ra do vậy doanh nghiệp có thể dùng các biện pháp để tác động vào các yếu tố này. Các yếu tố chủ yếu - Vốn - Con người (đặc biệt đối với doanh nghiệp thương mại - Tổ chức bộ máy công nghệ quản lý - Nguồn hàng và mức độ tin cậy của nguồn cung cấp - Sức cạnh tranh về giá - Sự am hiểu về thị trường/ khách hàng - Chất lượng sản phẩm và sự khác biệt về sản phẩm - Thị phần tương đối - Hiệu quả bán hàng - Địa bàn hoạt động Sau khi xác định được cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh và điểm yếu, ta tiến hành cho điểm đối với từng yếu tố và sự kết hợp giữa các yếu tố trong ma trận sẽ cho chúng ta biết được vị trí của từng doanh nghiệp. SWOT S W O 1 SO 2 3 OW T 1 ST 2 3 TW Sự kết hợp giữa cơ hội và điểm mạnh (SO) ở các vị trí khác nhau thì cũng rất khác nhau. Trong mô hình trên ta có thể thấy tại vị trí SO1 doanh nghiệp sẽ có khả năng cạnh tranh cao hơn vị trí SO3. Nhìn chung ma trận SWOT chỉ cho phép ta định hướng chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp mà chưa đưa ra được một chiến lược kinh doanh cụ thể. Để đưa ra một chiến lược kinh doanh cụ thể hiện nay người ta thường sử dụng ma trận Mc kinsey để phân tích. Ma trận này được xây dựng trên cơ sở của ma trận SWOT tuy nhiên nó cụ thể hơn. Cao TB Thấp Ma trận Mc. KinSey Thị phần của doanh nghiệp Mức hấp dẫn của thị trường Cao TB Thấp 1 (I) 2 3 (II) (III) (IV) (V) (VI) (VII) VIII) (IX) Đây là ma trận 9 ô, mỗi ô sẽ tương ứng với một chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên ở các điểm khác nhau trong mỗi ô thì chiến lược kinh doanh cũng rất khác nhau tương tự trong ma trận SWOT. 2.2. PHÂN TÍCH NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGÀNH THUỶ SẢN VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Thuỷ sản là một trong những ngành sản xuất kinh doanh, nằm trong tổng thể kinh tế xã hội của loài người. Sống dựa trên việc khai thác có hiệu quả kinh tế cao những tiềm năng kinh tế của nguồn lợi nhiên nhiên, sinh vật sống trong các mặt nước, nguồn lực lao động lớn, giàu kinh nghiệm, truyền thống sản xuất và những tích luỹ cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ được tạo ra trong quá trình khai thác nguồn lợi này. Thuỷ sản đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm cho nhân loại, không những thế nó còn là một ngành kinh tế tạo nhiều công ăn việc làm cho nhiều cộng đồng nhân dân, đặc biệt là những vùng nông thôn và vùng ven biển, là nguồn thu nhập trực tiếp và gián tiếp cho một bộ phận nhân dân làm nghề khai thác, nuôi trồng, chế biến, tiêu thụ, cũng như các ngành dịch vụ cho nghề cá như cảng, bến đóng sửa tàu thuyền, sản xuất nước đá. cung cấp dầu nhớt, cung cấp các thiết bị nuôi, bao bì và cung cấp hàng tiêu dùng cho ngư dân. Thuỷ sản cũng có những đóng góp đáng kể cho sự khởi động và tăng trưởng kinh tế chung của nhiều nước. Nhu cầu thuỷ sản ngày càng tăng trong khi nguồn lợi tự nhiên của các tài nguyên này lại có giới hạn và khai thác triệt để, vì vậy ngành nuôi trồng thuỷ sản đã được phát triển để bù đắp vào những sự thiếu hụt. Tuy nhiên, những giống loài có nhu cầu nhiều nhất sẽ được tìm cách nuôi trồng nhiều nhất. Ngày nay nuôi trồng thuỷ sản đã cung cấp được khoảng 27% tổng sản lượng hải sản trên thế giới nhưng chiếm gần 35% sản lượng thuỷ sản được dùng làm thực phẩm. Đối tượng thuỷ sản nuôi trồng rất phong phú, gồm đủ các chủng loại cá, nhuyễn thể, giáp xác và một số loài khác. Nuôi trồng thuỷ sản có quy mô rất khác nhau : Từ quy mô nhỏ gia đình gắn liền với hệ thống canh tác tổng hợp đến các trại nuôi chuyên công nghiệp hoá có quy mô lớn. Nuôi trồng thuỷ sản đã phát triển ở tất cả các vùng trên thế giới, đặc biệt đã tạo ra một nguồn thu nhập đáng kể cho các nước đang phát triển. Các nước này đã cung cấp khoảng 3/4 tổng sản lượng nuôi của thế giới. Cùng với đó việc gia tăng sản xuất thương mại toàn cầu cũng phát triển một cách nhanh chóng, đặc biệt là hàng hoá thuỷ sản tươi sống đang tăng nhanh. Sự bùng nổ dân số thế giới, cùng với hậu quả của quá trình công nghiệp hoá ngày càng thu hẹp đất canh tác của nông nghiệp cộng với sự diễn biến phức tập của thiên nhiên, môi trường tới sản xuất nông nghiệp làm cho lương thực, thực phẩm sẽ luôn là mặt hàng chiến lược trên thị trường thế giới và quá trình trao đổi buôn bán hàng hoá, lương thực, thực phẩm trên toàn cầu ngày càng rộng rãi trong đó thuỷ sản chiếm một vị trí quan trọng. Trong điều kiện đó sản phẩm thuỷ sản ngày càng chiếm vị trí quan trọng để giải quyết nguồn dinh dưỡng thực phẩm cho nhân loại, phạm vi và khối lượng giao lưu của các mặt hàng này trên thế giới ngày càng tăng và sẽ tiếp tục tăng với sự đa dạng của nó. Như vậy phát triển sản xuất thuỷ sản ở những nơi có điều kiện không chỉ còn đơn thuần là đòi hỏi cấp bách và lâu dài cho việc giải quyết thực phẩm tại chỗ, giải quyết công ăn việc làm, không đơn thuần mang ý nghĩa nhân đạo nữa. Ngành sản xuất này đang và nhiều hứa hẹn có thể trở thành ngành sản xuất kinh doanh có lãi cao với xu thế ổn định lâu dài trên thị trờng thế giới. Đó là tiền đề quan trọng bậc nhất của sự phát triển sản xuất kinh doanh thuỷ sản và tiếp tục là một trong những xuất phát điểm quan trọng cho việc xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội ngành thuỷ sản ở nước ta . 2.2.1.Những điểm mạnh Hiện nay ở nước ta đang có những điều kiện thuận lợi rất cơ bản để phát triển ngành thuỷ sản, nhất là nuôi trồng thuỷ sản. Đảng và nhà nước rất quan tâm, các tầng lớp nhân dân nhận thức rõ tầm quan trọng của bước đi đầu tiên là công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn Coi ngành thuỷ sản là mũi nhọn coi công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn là bước đi ban đầu quan trọng nhất. Coi chuyển một bộ phận diện tích đất đai đang canh tác nông nghệp và làm muối kém hiệu quả hơn sang nuôi trồng thuỷ sản là hướng đi chủ yếu của chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn và có những chương trình, chính sách hỗ trợ rất lớn cho công việc chuyển đối và phát triển ngành thuỷ sản trong toàn quốc : chương trình phát triển chế biến và xuất khẩu thuỷ sản - 1998 ; chơng trình nuôi trồng và phát triển thuỷ sản -1999 ; hỗ trợ phát triển giống thuỷ sản các dự án phát triển nuôi tôm nông nghiệp ; các dự án phát triển nuôi biển. Ngành thuỷ sản đã có một thời gian dài chuyển sang cơ chế kinh mới ( khoảng 20 năm ) hướng sang thị trường có sự quản lý của nhà nước đã có sự cọ sát với kinh tế thị trường và đã tạo ra đợc nguồn nhân lực khá dồi dào trong tất cả các lĩnh vực từ khai thác, chế biến, nuôi trồng đến thương mại. Trình độ nghiên cứu và áp dụng thực tiễn cũng đã tăng đáng kể. Bờ biển Việt Nam với chiều dài 3260 km kéo dài từ bắc tới nam trải dài hơn 13 vĩ độ với khí hậu nhiệt đới gió mùa, là điều kiện tựn nhiên thuận lợi cho việc đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản. Việt Nam đã tuyên bố về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa vào tháng 5 năm 1997. Theo tuyên bố này một vùng nước gồm vùng nước nội thuỷ, lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế với tổng diện tích khoảng 1 triệu km2 đã được xác định thuộc hải phận quốc gia Việt Nam. Vùng đặc quyền kinh tế có khoảng hơn 2000 loài sinh vật biển trong đó có hơn 100 loài tôm biển 53 loài mực, 650 loài rong biển, 12 loài rắn biển... Ngoài ra còn nhiều loài đặc sản quý hiếm khác như : yến sào, sò huyết ... Hàng năm cung cấp khoảng 1,7 triệu tấn hải sản các loại. Ước tính tổng trữ lợng thuỷ sản từ các nguồn từ ngoài biển trong vùng nước thuộc quyền tài phán của Việt Nam khoảng 3-3,5 triệu tấn và tổng khối lợng có thể đánh bắt vào khoảng 1,2-1,5 triệu tấn/năm Về môi trờng, nếu biết tận dụng diện tích mặt nước của các ao, vịnh, vùng đất nhiễm mặn ven biển và hoang hoá cao triều để mở rộng thêm diện tích nuôi, kết hợp với đầu tư chuyển đổi công nghệ, nâng cao năng xuất nuôi trồng thì tới năm 2005 ta hoàn toàn có khả năng thu được trên 1 triệu tấn hải sản nuôi trong đó có nhiều loài có giá trị thương phẩm cao. Nhìn chung có thể phát triển thuỷ sản khắp nơi trên toàn đất nước vì ở mỗi vùng đều có những tiềm năng đặc thù và sản phẩm đặc sắc riêng. Tuy nhiên Việt Nam có một số vùng sinh thái đất thấp đặc biệt là vùng đồng bằng sông Hồng và sông cửu long có thể tiến hành các hoạt động nuôi trồng thuỷ sản có chất lượng cao giá thành hạ mà các hệ thống canh tác khác không thể có được những lơi thế cạnh tranh đó. Lợi thế này đặc biệt phát huy trong cạnh tranh với hệ thống nuôi công nghiệp khi giá cả thuỷ sản trên thị trường thế giới ở mức thấp, nhất là với mặt hàng tôm. Việt Nam chưa thực sự phát triển nuôi trồng thuỷ sản công nghiệp nên còn nhiều tiềm năng đất đai để phát triển. Chúng ta còn nhiều tiềm năng các vùng biển để nuôi mà không ảnh hưởng đến môi trờng sinh thái. Việc đa thành công kỹ thuật nuôi hải sản trên các vùng cát ven biển đã mở ra triển vọng phát triển mới cho việc phát triển vùng nuôi tôm và các hải sản khác theo phương thức nuôi công nghệp, nhất là đối với vùng duyên hải dọc theo bờ biển miền trung. Khả năng này vừa mang ý nghĩa đẩy nhanh tốc độ phát triển nuôi trồng thuỷ sản, thâm canh, sử dụng những tài nguyên xưa nay bỏ phí vừa có ý nghĩa thiết thực trong công cuộc xoá đói giảm nghèo, đồng thời cũng là một giải pháp hữu hiệu nhằm cải tạo và bảo vệ môi trường vùng ven biển. Chúng ta có nhiều lao động và nguồn nhân lực còn ít được đào tạo sẽ thích hợp cho những lợi thế khởi điểm mang tính tĩnh sử dụng để phát triển, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản. Tất nhiên trong quá trình phát triển sẽ nảy sinh những lợi thế so sánh động ( và thường những lợi thế ấy chúng ta phải tạo ra như lợi thế về công nghệ cao, lợi thế về kỹ thuật yểm trợ vv...) 2.2.2. Những điểm yếu Việc khai thai thác, nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam mặc dù có nhiều thuận lợi song cũng gặp phải không ít khó khăn khó khăn : Tại một số địa phương còn chưa quy hoạch tổng thể còn một số địa phương còn chưa quy hoạch chi tiết ở nhiều vùng nuôi đặc biệt là những vùng chuyển đổi và ở các eo, vịnh có thể nuôi thuỷ sản bằng lồng, bè để cân bằng sinh thái tránh tác động tiêu cực của việc nuôi trồng thuỷ sản đến môi trường nói chung cũng như tránh các ảnh hưởng sấu của việc canh tác lúa và tôm Những đòi hỏi ngày càng chặt chẽ về chất lượng thuỷ sản của các nước nhập khẩu thuỷ sản và xu thế hội nhập quốc tế với việc rỡ bỏ hàng dào thuế quan sẽ tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt giữa các nước trong khi công nghệ nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam còn lạc hậu so với các nước cạnh tranh với ta . Tuy lợi ích của nghề nuôi trồng thuỷ sản nhất là nuôi tôm nước lợ và nuôi thuỷ sản ở biển là lớn song nhu cầu đầu tư cho nuôi, hệ thống dịch vụ hậu cần để phát triển nuôi trồng thuỷ sản chưa theo kịp với tốc độ phát triển của phong trào. Công tác kiểm dịch nhiều nơi còn mang tính chất thủ tục hành chính. Thức ăn và thuốc phòng trị bệnh cho nuôi tôm, cá không cung cấp đủ chưa đủ sức cạnh tranh với thức ăn và thuốc bên ngoài. Việc dùng thức ăn công nghiệp nuôi cá còn hạn chế vì giá thành cao. Khó khăn trong việc nuôi trồng nói chung và nhất là nuôi tôm, nuôi biển là rất lớn. Kỹ thuật nuôi phức tạp trong khi cơ sở hạ tầng còn yếu kém, khả năng xuất hiện thiên tai, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm cũng rất lớn. Bộ máy ngành thuỷ sản ( đặc biệt là hệ thống quản lý nuôi trồng thuỷ sản và khuyến ngư ) cả về tổ chức lực lượng cán bộ chưa đáp ứng kịp thời nghề phát triển nuôi trồng thuỷ sản ngày càng lớn trong phạm vi cả nước và các địa phương Quy hoạch cho tất cả các vùng nuôi trồng thuỷ sản triển khai không đồng bộ, chậm và còn nhiều lúng túng. Công tác quy hoạch cho nuôi chưa được cụ thể hoá, sự phối hợp giữa ngành nông nghiệp và thuỷ sản chưa nhiều. Đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng nói chung và cho nuôi biển nhìn chung còn hạn chế thiếu sự tập trung trong phát triển. Việc đầu tư ở nhiều địa phương còn mang tính chất dàn trải, chia phần. Cơ chế đầu tư vào một số chính sách khác cần tiếp tục được hoàn thiện. Việc giao đất, mặt nước nuôi trồng thuỷ sản cho người nuôi còn có những điểm chưa hợp lý Hệ thống thuỷ lợi trước đây đã phát huy hiệu quả tốt nhưng sau khi chuyển đổi thì hệ thống này chưa đáp ứng đủ yêu cầu cấp, thoát nước phục vụ nuôi trồng thuỷ sản Hệ thống sản xuất tôm giống chưa được quy hoạch hợp lý, việc giải quyết tôm bố mẹ cho sản xuất tôm giống còn thụ động chủ yếu dựa và thiên nhiên, chưa có giải pháp hiệu quả giải quyết vấn đề tôm bố mẹ để đảm bảo chất lượng, số lượng, thời vụ cho sản xuất. Công tác kiểm dịch, kiểm tra giống còn nhiều bất cập. Cha kiểm dịch được các giống sạch bệnh nhất là các giống nuôi biển có giá trị kinh tế cao; còn thiếu công nghệ quản lý môi trường theo hướng bền vững; vấn đề phòng và trị bệnh cho vật nuôi và nhất là công nghệ sản xuất các loại thuỷ sản có giá trị cao, công nghệ thâm canh hiệu quả và bền vững . Công tác nghiên cứu về giống cho nuôi biển và các thuỷ đặc sản nước ngọt tiến bộ rất chậm. Nhiều đối tượng nuôi biển có giá trị kinh tế cao nhưng hầu như con giống của chúng chưa sản xuất được. Giống phục vụ nuôi thương phẩm chủ yếu được thu vớt ngoài thiên nhiên hoặc nhập từ nước ngoài Công nghệ nuôi biển gần đây mới được quan tâm nghiên cứu, kết quả nghiên cứu chưa đấp ứng được yêu cầu thực tiễn. Các khâu kỹ thuật then chốt như sản xuất giống nhân tạo, công nghệ nuôi năng xuất cao, hiệu quả ổn định, công nghệ sản xuất thức ăn phục vụ nuôi biển, công nghệ phòng trừ dịch bệnh, công nghệ bảo quản vận chuyển sống... và những vấn đề bức xúc khác . Những hạn chế trong công tác bao tiêu sản phẩm : Sản phẩm của thuỷ sản chủ yếu được dùng cho chế biến thức phẩm do vậy công tác thu mua bao tiêu sản phảm phải được thu mua đúng thời điểm sao cho đem lại giá trị dinh dưỡng cao nhấ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33957.doc
Tài liệu liên quan