Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Tây thực trạng và giải pháp

Mở đầu * Tính cấp thiết của đề tài. Doanh nghiệp Nhà nước là thành phần kinh tế chủ lực và đóng vai trò chủ đạo của nền kinh tế quốc dân. Trong suốt mấy chục năm qua DNNN giữ những vị trí then chốt, đi đầu ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, nêu gương về năng suất chất lượng, hiệu quả kinh tế-xã hội và chấp hành pháp luật: chi phối nhiều ngành và lĩnh vực then chốt, là lực lượng nòng cốt trong tăng trưởng kinh tế, trong xã hội và đóng góp ngân sách Nhà Nước, góp phần quan trọng trọng ổn đ

doc85 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1370 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Tây thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ịnh kinh tế xã hội, đồng thời DNNN là lực lượng chính trong việc bảo đảm cung cấp sản phẩm và dịch vụ công ích chủ yếu của xã hội. Tuy nhiên khi Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường thì các DNNN đã dần bộc lộ những yếu điểm và tỏ ra không có hiệu quả như: hiệu quả sản xuất, kinh doanh và sức cạnh tranh thấp; Không tương ứng với điều kiện và lợi thế có được, tốc độ tăng trưởng của một số đơn vị có biểu hiện giảm dần; Không ít DNNN còn ỷ lại vào sự bảo hộ, bao cấp của nhà nước đầu tư đổi mới công nghiệp chậm, trình độ công nghệ lạc hậu… Do đó gây ra những hậu quả không tốt ( Nhà Nước thất thoát vốn, thu nhập của người lao động thấp, DNNN trở thành gánh nặng cho ngân sách Nhà Nước…) Vì vậy việc duy trì các DNNN ở những lĩnh vực không quan trọng là không cần thiết. Trong điều kiện từng bước mở rộng hội nhập quốc tế và khu vực, gia nhập các tổ chức khu vực và quốc tế (AFTA, WTO…) thì việc nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp là vấn đề có ý nghĩa sống còn. Mặt khác để giảm bớt gánh nặng cho ngân sách Nhà nước thì đòi hỏi chính phủ phải có mô hình quản lý mới. Việc cổ phần hoá DNNN là một phương cách mà nhờ đó DN nâng cao được tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình, nâng cao khả năng cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh chính vì vậy việc đổi mới và phát triển các doanh nghiệp trong đó có cổ phần hoá các DNNN là một tất yếu khách quan và phù hợp với quá trình chuyển đổi DNNN nền kinh tế của nước ta. Do nhận thức đúng vai trò, vị trí , tầm quan trọng của cổ phần hoá DNNN đối với phát triển kinh tế - xã hội. Từ năm 1992 Việt Nam đã tiến hành cổ phần hoá các DNNN cho đến năm 2002 đã cổ phần hoá được gần 900 DNNN chiếm 18% tổng số DNNN, với tổng số vốn khoảng 3.000 tỷ đồng. Cùng với cả nước, từ năm 1993, tỉnh Hà Tây đã chỉ đạo thực hiện cổ phần hoá một số DNNN do tỉnh quản lý nhưng cho đến 12/2002 cả tỉnh mới chỉ có 18 DNNN được CPH và trong quá trình cổ phần hoá còn gặp rất nhiều khó khăn. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì và làm thế nào để đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá DNNN do tỉnh quản lý trong thời gian tới. Đây chính là nguyên nhân khiến em đi vào nghiên cứu đề tài “Cổ phần hoá DNNN trên địa bàn tỉnh Hà Tây thực trạng và giải pháp”. * Kết cấu của đề tài: Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục TLTK đề tài được chia làm 3 chương: Chương 1: Cổ phần hoá DNNN Bước đi tất yếu trong nền Kinh tế thị trường. Chương II: Thực trạng cổ phần hoá DNNN trên địa bản tỉnh Hà Tây. Chương III: Một số giải pháp đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá DNNNtrên địa bàn tỉnh Hà Tây * Mục đích nghiên cứu đề tài. - Trên cơ sở lý luận chung, đề tài đánh giá 1 cách toàn diện toàn diện tiến trình cổ phần hoá DNNN ở tỉnh Hà Tây thời gian qua, từ đó nêu bật kết quả đạt được,những mặt tồn tại và nguyên nhân của chúng. - Đề xuất nhiều giải pháp đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá DNNN trong tỉnh trong thời gian tới. - Hoàn thành tốt đề tài sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành khoá học. * Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài: - Đối tượng là các DNNN trước và sau CPH. - Phạm vi nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Hà Tây và một số doanh nghiệp khác trên cả nước. Chương I Cổ phần hoá dnnn-bước đi tất yếu trong nền kinh tế thị trường I: Nền kinh tế thị trường và xu thế vận động của các DNNN trong nền kinh tế thị tường. Nền kinh tế thị trường, đặc điểm và cơ chế vận động của nó. Kinh tế thị trường là hình thức kinh tế ở trình độ và giai đoạn phát triển cao của kinh tế hàng hoá. Với tư cách là một hệ thống kinh tế, kinh tế thị trường có những đặc điểm trong kết cấu và các liên hệ kinh tế của nó. Thứ nhất: Về mặt kết cấu nền kinh tế thị trường gồm các bộ phận cơ bản sau đây: - Bộ phận thứ nhất bao gồm các doanh nghiệp, công ty, những đơn vị kinh tế độc lập có tư cách pháp nhân, có quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh, bình đẳng với nhau về mặt pháp lý, nhưng lệ thuộc với nhau trong hệ thống phân công lao động xã hội, tức là có sự tồn tại của các tổ chức, các đơn vị kinh tế với tư cách là các chủ thể của nền kinh tế hàng hoá, các quan hệ hàng hoá tiền tệ. Trong nền kinh tế thị trường không chỉ có hình thức kinh tế tư nhân thuần tuý , mà đồng thời còn có nhiều hình thức kinh tế khác: kinh tế tập thể, kinh tế nhà nước…Nhưng dù thuộc thành phần kinh tế nào thì các đơn vị, các tổ chức kinh tế cũng đều độc lập với nhau, có quyền tự chủ trong SXKD và giữa các đơn vị , các tổ chức kinh tế này có mối liên hệ trao đổi với nhau để thoả mãn nhu cầu của mình. Đây là điều kiện để có nền kinh tế hàng hoá, nền kinh tế thị trường. - Bộ phận thứ hai cấu thành nền kinh tế thị trường chính là hệ thống thị trường, các quan hệ thị trường, môi trường kinh tế cho sự tồn tại và vận động của các chủ thể SXKD. Trong nền kinh tế thị trường có cả một hệ thống thị trường gồm: Thị trường hàng hoá tư liệu tiêu dùng, tư liệu sản xuất, thị trường sức lao động, thị trường tiền tệ, thị trường vốn, thị trường chứng khoán…Đó là hệ thống thị trường thống nhất, không bị chia cắt theo địa giới hành chính, hơn nữa về một số mặt, một số lĩnh vực nó còn mở rộng gắn liền với thị trường thế giới. - Bộ phận nữa của nền kinh tế thị trường là kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội của đất nước. Đây là bộ phận vừa là điều kiện vừa là biểu hiện của sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Đó chính là hệ thống giao thông vận tải, mạng lưới thương mại, du lịch, mạng thông tin liên lạc, hệ thống ngân hàng, các công ty tài chính, bảo hiểm và các tổ chức tư vấn… - Bộ phận cuối cùng cấu thành nền kinh tế thị trường là những vấn đề hết sức quan trọng và không thể thiếu được đó chính là hệ thống thể chế pháp luật tạo nên môi trường pháp lý hướng dẫn và điều chỉnh các hành vi của các chủ thể kinh tế, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các chủ thể kinh tế như: quyền tự do kinh doanh theo pháp luật, quyền chuyển nhượng tài sản, quyền sở hữu tài sản… Thứ hai: Ngoài những đặc trưng riêng về mặt kết cấu, nền kinh tế thị trường còn có những đặc trưng về hình thức của các quan hệ kinh tế, đó là tính phổ biến, tính bao trùm của các quan hệ hàng hoá tiền tệ. Cùng việc biến tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng, sức lao động, tiền tệ và các dịch vụ thành hàng hoá, thì hầu như mọi quan hệ kinh tế trong nền kinh tế thị trường đều mang hình thức quan hệ tiền tệ. Trong nền kinh tế thị trường tồn tại một hệ thống các quan hệ và quy luật kinh tế chi phối hoạt động của các chủ thể cũng như của toàn bộ nền kinh tế, trong đó nổi bật là các quan hệ và quy luật: cung cầu, cạnh tranh, quy luật giá trị và giá trị thặng dư, quy luật tích tụ tư bản…Các quan hệ và quy luật này là những yếu tố trực tiếp điều tiết hành vi của chủ thể kinh tế. Các doanh nghiệp xuất phát từ nhu cầu và điều kiện của thị trường để xây dựng và lựa chọn phương án kinh doanh, họ lấy việc giành thế cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường, tối đa hoá lợi nhuận làm mục tiêu của việc sản xuất kinh doanh. Thị trường điều tiết hoạt động của mọi chủ thể kinh tế và do đó cũng là yếu tố trực tiếp điều tiết hoạt động của toàn bộ nền kinh tế. Đó chính là cơ chế vận động của nền kinh tế thị trường, hay cơ chế thị trường. Cơ chế thị trường là cơ chế điều tiết tự phát, điều tiết bằng “Bàn tay vô hình”. Ưu thế của điều tiết thị trường bằng bàn tay vô hình là nó phát huy tối đa mọi nguồn lực của xã hội, nó kích thích sự sáng tạo của mọi chủ thể kinh tế, nhạy bén linh hoạt trong việc đáp ứng nhu cầu đa dạng, phong phú và luôn biến đổi của thị trường. Cơ chế thị trường với sự điều tiết của bàn tay vô hình là cơ chế chọn lọc tự nhiên, đào thải những doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả tạo ra sức mạnh cho cả hệ thống doanh nghiệp phát triển. Cơ chế thị trường là một cơ chế kích thích và điều tiết có hiệu quả, nhưng cơ chế thị trường không phải là vạn năng, hoàn hảo, không có khuyết tật. Trong khi kích thích tới mức cao độ tính năng động, sáng tạo vì mục tiêu lợi nhuận, cơ chế thị trường cũng kích thích đầu cơ, làm cho quan hệ cung cầu, giá cả thị trường không phải bao giờ cũng phản ánh đúng nhu cầu của xã hội. Trong khi kích thích sản xuất ở những khâu, những bộ phận riêng biệt nó đã phá vỡ sự cân đối chung, những điều kiện sản xuất bình thường của nền kinh tế, gây nên những hậu quả cho nền kinh tế như khủng hoảng, thất nghiệp, ô nhiễm môi trường, mất cân bằng xã hội, làm suy thoái đạo đức con người… và nhiều hậu quả khác về kinh tế xã hội. Khắc phục những khuyết tật của cơ chế thị trường đảm bảo cho nền kinh tế phát triển ổn định, có hiệu quả, bảo vệ người lao động, bảo vệ môi trường sinh thái, hạn chế những phân cực của xã hội… chính là những yêu cầu, là cơ sở khách quan của chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước. Nghiên cứu đặc điểm về kết cấu, quan hệ kinh tế và cơ chế vận động của nền kinh tế thị trường, Nhà nước thông qua hệ thống pháp luật và hệ thống chính sách vĩ mô ưu tiên, lựa chọn những mô hình kinh tế, những loại hình doanh nghiệp phát triển phù hợp với kinh tế thị trường, phát huy tối đa những ưu thế của chúng để thúc đẩy nền kinh tế phát triển một cách vững chắc đồng thời có các biện pháp ngăn ngừa, khắc phục những khuyết tật, những hậu quả mà kinh tế thị trường mang lại. 2. Xu hướng vận động của DNNN trong nền kinh tế thị trường. 2.1: Khái niệm, vai trò và đặc điểm của DNNN. Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế được thành lập và hoạt động sản xuất kinh doanh theo pháp luật với mục đích là lợi nhuận. Có nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau tuỳ theo tiêu thức phân loại và mục đích nghiên cứu. Xét theo góc độ sở hữu thì các doanh nghiệp được chia thành: - Doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước. - Doanh nghiệp thuộc sở hữu tư nhân. - Doanh nghiệp thuộc sở hữu tập thể. Trong nền kinh tế thị trường dưới sự tác động của các quy luật và các quan hệ thị trường, để có thể tồn tại và phát triển được thì các doanh nghiệp dù ở loại hình nào cũng phải phát huy tối đa tính năng động sáng tạo của mình để đáp ứng và thoả mãn một cách nhanh nhậy và đầy đủ nhất các nhu cầu hết sức phong phú, đa dạng và luôn thay đổi của thị trường. DNNN với tư cách là một tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý hoạt động SXKD theo những mục tiêu kinh tế xã hội của Nhà nước đề ra. Sự ra đời và tồn tại của các DNNN ở mỗi nước trên thế giới đều do những nguyên nhân kinh tế, xã hội khách quan chi phối, do vậy vai trò của DNNN đối với các nước cũng khác nhau. Tuy vậy chúng đều trở thành một bộ phận quan trọng trong cơ cấu của nền kinh tế mỗi nước, thể hiện: - Thứ nhất: DNNN là thực lực kinh tế quan trọng, là công cụ hữu hiệu trong tay Nhà nước để Nhà nước thực hiện chức năng điều chỉnh cho nền kinh tế. Như ta đã biết nền kinh tế thị trường do sự tác động của bàn tay vô hình nó đã mang lại cho nền kinh tế nhiều khuyết tật, các doanh nghiệp cạnh tranh không bình đẳng, lợi ích của các doanh nghiệp không phải lúc nào cũng phù hợp với lợi ích của xã hội. Do vậy nếu không được điều chỉnh sẽ dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp sẽ tự phát vận động và phát triển theo từng xu hướng riêng, vì lợi ích cá nhân, điều này sẽ làm cho nền kinh tế phát triển theo hướng mất cân đối dễ dẫn đến suy thoái và khủng hoảng kinh tế. Để điều chỉnh nền kinh tế, Nhà nước dùng hệ thống các chính sách pháp luật tạo hành lang và tạo ra sự kích thích, điều tiết quan trọng nhằm vừa phát huy thế mạnh vốn có, vừa đảm bảo hành lang pháp lý cần thiết hướng vào mục tiêu chung. Đó là hướng quan trọng nhất, song chỉ riêng điều đó chưa đủ, Nhà nước cần phải có một thực lực kinh tế, một sức mạnh nằm ngay trong đời sống kinh tế xã hội, thông qua điều hành trực tiếp các DNNN mà tác động gián tiếp vào các doanh nghiệp khác phát triển theo quỹ đạo của mình từ đó góp phần làm cho nền kinh tế ổn định và tăng trưởng. Thứ hai: DNNN là công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện các chức năng quản lý xã hội của mình, thể hiện: Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp luôn hướng tới mục tiêu là kinh doanh mang lại lợi nhuận tối đa, do vậy họ thường đầu tư vào những ngành, những lĩnh vực mà có thể đạt được mục tiêu của họ. Còn các ngành, các lĩnh vực khó khăn mang lại lợi nhuận ít hoặc không có lợi nhuận thì họ không đầu tư, song chính các ngành, lĩnh vực này nếu được đầu tư thì nó rất có ý nghĩa hoặc có hiệu quả lớn về mặt xã hội và không thể thiếu được khi xã hội ngày càng phát triển. Do vậy, để thực hiện chức năng xã hội của mình Nhà nước buộc phải đầu tư vào các lĩnh vực trên, đó là các DNNN công ích, sản xuất và cung ứng các dịch vụ công cộng hoặc phục vụ quốc phòng an ninh. Thứ ba: Thông qua các DNNN mà Nhà nước tác động trực tiếp đến sự phân bố các nguồn lực. Do kinh tế thị trường chạy theo lợi nhuận và tự do cạnh tranh, mặt khác các nguồn lực kinh tế của đất nước phân bố không đều, vì vậy không phát huy được tổng thể các nguồn lực kinh tế. Nhà nước thông qua các DNNN mà điều chỉnh và tác động trực tiếp đến việc phân bố này trong xã hội, đảm bảo phát huy tối đa các nguồn lực của đất nước. ở Việt Nam, ngoài những vai trò trên, DNNN giữ một vai trò đặc biệt quan trọng, DNNN là nhân tố cơ bản mang đầy đủ bản chất của nền kinh tế quá độ lên Chủ nghĩa xã hội. DNNN giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, nó làm nền móng, làm nòng cốt cho sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Trong nền kinh tế thị trường DNNN có những nét đặc trưng khác hẳn với các DNNN trong nền kinh tế tập trung bao cấp, đó là: - DNNN là một tổ chức kinh tế có đầy đủ tư cách pháp nhân, có quyền tự chủ kinh doanh, tự chủ về tài chính. Nhà nước không can thiệp trực tiếp và tuyệt đối bằng hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh Nhà nước, mà Nhà nước quản lý các doanh nghiệp thông qua hệ thống chính sách và pháp luật. Các DNNN chịu trách nhiệm trước Nhà nước về việc bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước giao, đảm bảo các chỉ tiêu về thu nộp ngân sách Nhà nước, Nhà nước xoá bỏ bao cấp đối với DNNN. - Hoạt động trong nền kinh tế thị trường, do đó các DNNN chịu sự chi phối hoàn toàn bởi các quy luật kinh tế khách quan của nền kinh tế thị trường. DNNN được quyền tự huy động vốn và đầu tư vốn, cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau và có thể bị phá sản theo luật phá sản nếu kinh doanh thua lỗ kéo dài. 2.2: Xu hướng vận động của DNNN. Như trên chúng ta đã nghiên cứu, DNNN có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế của mỗi nước, tuy vậy thực tế cho thấy các DNNN làm ăn ngày càng kém hiệu quả, ngay cả trong điều kiện được Nhà Nước ưu đãi song các DNNN vẫn làm ăn kém hiệu quả hơn doanh nghiệp tư nhân. Điều này cho thấy nếu các nước vẫn duy trì nhiều DNNN thì sẽ dẫn đến tình trạng nền kinh tế kém hiệu quả, ngân sách Nhà Nước phải trợ cấp cho DNNN lớn và có thể dẫn đến khủng hoảng kinh tế Nhà Nước. Có thể đưa ra các nguyên nhân dẫn đến sự hoạt động không hiệu quả của các DNNN, xét trên quan hệ quản lý đối với chúng: Thứ nhất: DNNN luôn được sự bảo vệ, trợ cấp của Nhà Nước, không phải chịu sức ép kinh tế cao vì vậy DNNN không tìm biện pháp để nâng cao hiệu quả, không có sự gắn bó, rằng buộc lợi ích vật chất của cán bộ quản lý và công nhân với hiệu quả hoạt động của DNNN. Thứ hai: Các DNNN thường hoạt động trong sự kiểm soát quá chặt chẽ và sự áp đặt cứng nhắc về nhiều mặt của Nhà Nước. Điều đó làm giảm đi tính chủ động, năng động sáng tạo trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Một số DNNN khác hoạt động sản xuất kinh doanh mang tính chất và vị trí độc quyền không có môi trường cạnh tranh làm mất động lực quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Thứ ba: Các cán bộ quản lý của DNNN do sự bổ nhiệm, sắp xếp của cấp trên nên thường thiếu những người cán bộ quản lý điều hành sản xuất kinh doanh có trình độ và năng lực thực sự. Thứ tư: Các DNNN thường phải đảm nhiệm nhiều trách nhiệm xã hội, thậm chí là những gánh nặng xã hội. Tình trạng kinh doanh thua lỗ, kém hiệu quả của các DNNN diễn ra ở hầu hết các nước trên thế giới. Xuất phát từ thực trạng đó, trong khoảng giữa thập niên 80, trên thế giới đã có xu hướng khá phổ biến là từ bỏ các DNNN. Hơn 60 nước đã tuyên bố “từ bỏ” DNNN: ở Pháp 200 DNNN, ở Hà Lan 75 DNNN, ở Thuỵ Điển 75 DNNN.... ở Việt Nam việc giải bài toán DNNN đang ngày càng bộc lộ những yếu điểm của nó, thì Nhà nước đã chỉ đạo việc sắp xếp và chuyển đổi DNNN để tăng cường hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp này. Trong đó CPH là biện pháp khá phổ biến. ở các nước khác nhau cách giải quyết vấn đề này là khác nhau. Trên thế giới việc giải “bài toán” DNNN thực tế đã diễn ra theo 3 hướng sau đây: Thứ nhất: Bán tài sản của các DNNN nhằm thu về cho ngân sách của chính phủ một khoản thu đáng kể. Chẳng hạn ở Anh năm 1987 thu về 3,75 tỷ bảng Anh nhờ bán tài sản của các DNNN. ở Pháp, Italia cũng đã thu về hàng chục tỷ USD do bán các tài sản của các DNNN. Thứ hai: áp dụng những những biện pháp chủ yếu nhằm cải tiến quản lý các DNNN. Đó là những biện pháp nhằm đặt giám đốc DN vào các tình huống, điều kiện giống như giám đốc các Doanh nghiệp tư nhân, giao cho họ mục tiêu thương mại, thực hiện chế độ tự chủ rộng rãi, gắn thu nhập với kết quả hoạt động tài chính doanh nghiệp , tách các mục tiêu xã hội khỏi các mục tiêu thương mại, ít nhất là trên phương diện tài chính, tức là Nhà Nước bù đắp những thiệt hại do DN phải đảm nhiệm, những nhiệm vụ xã hội do yêu cầu của Chính Phủ. Thứ ba: Giảm tỷ trọng các DNNN, Nhà Nước chỉ giữ những ngành, những lĩnh vực thiết yếu để thực hiện có hiệu quả các chức năng của mình. Các DNNN còn lại thì được tư nhân hoá hay cổ phần hoá. II: Sự cần thiết phải cổ phần hoá DNNN. 1. Công ty cổ phần và những ưu điểm của nó. 1.1: Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần Công ty cổ phần ra đời trên cơ sở nền sản xuất xã hội hoá cao, đặc biệt là xã hội hoá về vốn. Do đó việc nghiên cứu lịch sử hình thành công ty cổ phần là rất cần thiết cho sự hình thành và phát triển hình thái công ty cổ phần. Lịch sử hình thành công ty cổ phần trên thế giới chia thành 3 hình thái, bắt đầu từ hình thái sơ khai cho đến hình thái chung vốn đến hình thái công ty cổ phần. + Hình thái kinh doanh một chủ: Dùng để chỉ các loại doanh nghiệp, trong đó sở hữu của người chủ tư nhân được duy trì và phát triển bằng lao động của bản thân hoặc thuê mướn với vốn liếng sẵn có. Hình thức này gồm 2 loại: kinh doanh theo phương thức sản xuất TBCN và kinh doanh theo phương thức hàng hoá nhỏ. Giữa chúng tuy có sự khác nhau về đặc điểm, về mục đích kinh doanh, nhưng lại là sự kế tiếp khách quan, tất yếu của cùng một quá trình phát triển dựa trên sở hữu tư nhân. Hình thái kinh doanh một chủ ngày càng phát triển theo những quy luật kinh tế tồn tại của nền sản xuất TBCN thì quy mô tích tụ và tập trung tư bản ngày càng lớn hơn. Với mục đích kinh doanh là ngày càng thu được lợi nhuận cao và sự chi phối bởi hai cực cạnh tranh và độc quyền, quá trình trên đã làm cho tư bản nhỏ lần lượt bị tư bản lớn đánh bại. + Hình thức kinh doanh chung vốn: Sự ra đời của hình thức này đáp ứng yêu cầu phát triển của kinh tế hàng hoá, thị trường thế giới ngày càng mở rộng, quy mô buôn bán sản xuất đòi hỏi tập trung tư bản ngày càng cao, các nhà tư bản cá biệt không tự mình đáp ứng được nữa. Khi xuất hiện hình thái này dần dần chiếm lĩnh các ngành trọng yếu, quy mô lớn. Đây là bước tiến hoá trong chế độ tín dụng từ phương thức kinh doanh chủ yếu dựa vào vay mượn sang phương thức kinh doanh chủ yếu dựa vào góp vốn. Vì vậy, xét về mặt sở hữu, hình thái kinh doanh chung vốn là tiền đề cho sự ra đời công ty cổ phần với tư cách là sự chung vốn của nhiều người cùng tham gia quản lý, kinh doanh, cùng chia sẻ lợi nhuận và rủi ro theo phần vốn góp. + Hình thái công ty cổ phần : Chính sự ra đời và phát triển của chế độ tín dụng đã góp phần thúc đẩy nhanh quá trình tập trung tư bản bằng việc thúc đẩy nhanh quá trình tuần hoàn và di chuyển các loại vốn, tăng nhanh quy mô sản xuất kinh doanh và thúc đẩy nhanh quá trình sản xuất hoá sở hữu trong nền kinh tế thị trường TBCN. Nhờ đó tạo cơ sở cho việc hình thành thị trường vốn đầu tư và thông qua hoạt động của hệ thống ngân hàng đã góp phần tạo tiền đề cho sự ra đời CTCP. Sự hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán đã giúp cho các công ty mở rộng và xâm nhập mạnh mẽ vào tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế thị trường TBCN. Sự ra đời và phát triển của CTCP đã đánh dấu sự chuyển hướng nền kinh tế từ trạng thái vay mượn chủ yếu qua ngân hàng hoặc chung vốn sang huy động vốn trên thị trường tài chính, công ty cổ phần và thị trường tài chính có quan hệ hữu cơ với nhau, tác động vào nhau cùng phát triển, trải qua thời gian, hình thái công ty cổ phần ngày càng được hoàn thiện, phát triển và đa dạng hoá. Sơ đồ 1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần Hình thái KD một chủ Hình thái KD chung vốn Hình thái công ty cổ phần 1.2. Vị trí, tác dụng của công ty cổ phần Công ty cổ phần là một hình thức tổ chức phổ biến trong nền kinh tế thị trường, có vai trò lớn trong quá trình phát triển kinh tế, góp phần hoàn thiện cơ chế thị trường. Công ty cổ phần có nhiều tác dụng: Thứ nhất: Nó làm rõ được quan hệ giữa Nhà nước và Doanh nghiệp, làm rõ quan hệ giữa quyền sở hữu tài sản và quyền quản lý Doanh nghiệp tạo điều kiện cho Doanh nghiệp tự chủ sản xuất kinh doanh và tự chủ huy động vốn. Thứ hai: Chế độ cổ phần tạo điều kiện cải tạo hoạt động của Doanh nghiệp. Thứ Ba: Tạo điều kiện ổn định thúc đẩy đơn vị phát triển lâu dài, tạo điều kiện để cán bộ công nhân viên gắn bó với doanh nghiệp, phát huy khả năng đóng góp xây dựng Doanh nghiệp. Thứ tư: Chế độ cổ phần tạo điều kiện hình thành thị trường chứng khoán, cho phép giải quyết vấn đề khan hiếm và hiệu quả sử dụng vốn. Thứ năm: Chế độ cổ phần cho phép giải quyết tốt mối quan hệ giữa các lợi ích kinh tế (Nhà Nước, Công ty và các cá nhân) thực hiện tốt nguyên tắc các thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật. 1.3. Bản chất của công ty cổ phần a. Một số khái niệm Theo thông tư số 104/1998/TT-BTC các khái niệm thuộc về CTCP gồm có các khái niệm như sau: Công ty cổ phần : là Doanh nghiệp trong đó có cổ đông cùng nhau góp vốn, cùng tham gia quản lý, cùng chia lợi nhuận, cùng chịu rủi ro tương ứng với phần vốn góp của mình. Cổ phần là số vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau. Cổ phần chi phối của Nhà Nước : Là các loại cổ phần đáp ứng một trong 2 điều kiện sau: + Cổ phần của Nhà Nước chiếm hơn 50% tổng số cổ đông công ty. + Cổ phần của Nhà Nước chiếm ít nhất gấp 2 lần cổ phần của cổ đông lớn nhất khác trong công ty. - Cổ phần đặc biệt của Nhà Nước: là cổ phần của Nhà Nước trong công ty mà Nhà Nước không có cổ phần chi phối nhưng có quyền quyết định một số vấn đề quan trọng của công ty được ghi trong điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty cổ phần. - Cổ đông: là những cá nhân, pháp nhân sở hữu cổ phần của công ty cổ phần. - Cổ phiếu: là loại chứng chỉ có giá trị do công ty cổ phần phát hành để xác nhận quyền sở hữu cổ phần của cổ động. - Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan có thẩm quyền quyết định cao nhất của Công ty gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết. - Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý công ty có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề có liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc đại hội đồng cổ đông. - Giám đốc (tổng giám đốc): là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn được giao. - Ban kiểm soát: là tổ chức của công ty có trách nhiệm thay mặt cổ đông kiểm soát các hoạt động của công ty, chủ yếu là vấn đề tài chính. b. Đặc điểm của công ty cổ phần. * Xét về mặt tài chính. Đặc trưng có tính quyết định để phân biệt công ty cổ phần với các loại hình tổ chức kinh tế khác là vốn của công ty cổ phần được chia thành nhiều phần. Điều này rất thuận lợi, bởi những đối tượng có số tiền tích luỹ nhỏ không đủ điều kiện thành lập doanh nghiệp hay một loại hình kinh doanh nào thì việc xuất hiện Công ty cổ phần đã tạo cho họ cơ hội đầu tư một cách có lợi và an toàn cho những khoản vốn nhỏ nhưng gộp lại trở thành rất lớn thông qua cách mua cổ phiếu. Hình thức cổ phiếu có sức hấp dẫn riêng mà các hình thức khác không có, bởi vì: - Việc mua cổ phiếu không những đem lại cho cổ đông lợi tức cổ phần mà còn hứa hẹn mang đến cho cổ đông một khoản thu nhập ngầm nhờ việc gia tăng trị giá cổ phiếu khi Công ty làm ăn có hiệu quả. - Các cổ đông có quyền tham gia quản lý theo điều lệ của Công ty và được pháp luật đảm bảo, điều đó làm cho quyền sở hữu của cổ đông trở nên cụ thể và có sức hấp dẫn hơn. - Cổ đông có quyền ưu đãi hơn trong việc mua cổ phiếu mới phát hành của Công ty trước khi đem bán rộng rãi cho công chúng. Bản thân Công ty cổ phần được pháp luật thừa nhận như một pháp nhân độc lập, tách rời với cá nhân góp vốn và người kiểm soát nó, tách quyền sở hữu với quyền quản lý và sử dụng. Những người đóng vai trò sở hữu trong công ty cổ phần có thể trực tiếp đứng ra kinh doanh hoặc là uỷ thác chức năng đó cho bộ máy quản lý của công ty. * Xét về sở hữu. Công ty cổ phần có nhiều chủ sở hữu. Hình thái công ty cổ phần đã thực hiện tách quan hệ sở hữu với quyền quản lý và sử dụng tạo hình thái xã hội hoá sở hữu. Những người đóng vai trò sở hữu trong công ty cổ phần không trực tiếp đứng ra kinh doanh mà uỷ thác chức năng đó cho bộ máy quản lý của công ty. Phần lớn các cổ đông không tham gia trực tiếp quản lý mà giao cho bộ máy quản lý của công ty điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh cùng mọi quan hệ giao dịch. Chủ sở hữu chỉ thực hiện quyền sở hữu của mình trên các mặt: Thu lợi tức cổ phần trên cơ sở kết quả hoạt động của công ty. Quyết định các vấn đề có tính chiến lược của công ty khi tham gia đại hội cổ đông thông qua điều lệ, phương án xây dựng. Không được trực tiếp rút vốn từ công ty, nhưng có thể chuyển nhượng quyền sở hữu của mình thông qua bán cổ phiếu. * Xét về mặt pháp lý. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân độc lập. Công ty có đủ tư cách là bên “nguyên” có quyền yêu cầu luật pháp xử lý những cá nhân, tổ chức xâm phạm đến quyền lợi của Công ty. Công ty cũng có thể là bên “bị đơn” có thể bị toà án truy tố khi Công ty vi phạm lợi ích của cá nhân, của tổ chức kinh tế nào đó hoặc vi phạm luật pháp gây ra thiệt hại cho xã hội. Các cổ đông – người góp vốn cho Công ty chỉ có trách nhiệm với cam kết tài chính của Công ty và được giới hạn bằng số tiền mà họ đóng góp dưới hình thức mua cổ phiếu và các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm tài chính trong phạm vi số tiền đã đầu tư vào công ty mà không phải chịu trách nhiệm vô hạn. Nhờ đặc điểm này công ty cổ phần đã khắc phục được những trở ngại quan trọng mà các hình thức kinh doanh khác không thực hiện được như tránh mạo hiểm cho toàn bộ số tài sản của mình, cổ phiếu đã tạo sự tin tưởng và chủ động đầu tư của những người có vốn không e ngại với những hậu quả tài chính có thể xảy ra với toàn bộ tài chính gia đình họ. * Xét về mặt tổ chức quản lý. Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần phản ánh rất rõ đặc điểm về sự phân định giữa quyền sở hữu và quyền quản lý kinh doanh. Quyền sở hữu tối cao đối với Công ty thuộc về Đại hội cổ đông, thường được tổ chức mỗi năm một lần để lựa chọn và bãi miễn hội đồng quản trị, quyết định sửa đổi điều lệ Công ty, phân chia lợi nhuận, phát hành cổ phiếu bầu ban kiểm soát, còn toàn bộ hoạt động quản lý kinh doanh thuộc về Ban giám đốc điều hành, tổng giám đốc (Giám đốc) có thể là người của công ty hoặc người được thuê từ bên ngoài, Giám đốc không làm việc theo nhiệm kỳ mà làm việc theo hợp đồng ký kết với Hội đồng quản trị. Sơ đồ 2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần Đại hội cổ đông Ban kiểm soát Hội đồng quản trị Giám đốc(hoặc tổng giám đốc điều hành) Phó giám đốc (Giám đốc điều hành) Phòng (ban ) chuyên môn Phòng (ban ) chuyên môn Phòng (ban ) chuyên môn Phòng (ban ) chuyên môn Phòng (ban ) chuyên môn Phó giám đốc (Giám đốc điều hành) Phó giám đốc (Giám đốc điều hành) Với cơ cấu tổ chức này đã tạo ra một mô hình quản lý rất chặt chẽ và hiệu quả, thích ứng với nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển. c. Ưu điểm của công ty cổ phần so với DNNN. Như đã phân tích ở trên ta thấy mô hình CTCP có những ưu điểm cơ bản so với DNNN như sau: - Hình thức CTCP có khả năng huy động vốn lớn hơn DNNN. - CTCP có cơ cấu tổ chức hoạt động chặt chẽ hơn DNNN. - Hình thức CTCP có khả năng phát huy tính tự chủ, tính sáng tạo, tính tự giác của những người góp vốn tạo thành sức mạnh tập thể vững chắc hơn giúp công ty có thể phát triển lâu dài. - Việc phát triển mô hình CTCP sẽ tạo tiền đề tốt để phát triển thị trường chứng khoán và giải bài toán khan hiếm vốn ở Việt Nam. 2. Tính tất yếu của cổ phần hoá DNNN. 2.1: Khái niệm cổ phần hoá DNNN. - Xét về mặt hình thức: Cổ phần hoá DNNN là Nhà nước bán một phần hay toàn bộ giá trị cổ phần của mình trong DNNN cho các đối tượng là tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hoặc cho cán bộ quản lý và công nhân của doanh nghiệp bằng nhiều hình thức khác nhau để hình thành công ty cổ phần. - Xét về mặt thực chất: Cổ phần hoá DNNN là phương thức thực hiện xã hội hoá sở hữu, chuyển hình thức kinh doanh một chủ với sở hữu Nhà nước trong Doanh nghiệp thành công ty cổ phần với nhiều chủ sở hữu để tạo ra mô hình Doanh nghiệp phù hợp với nền kinh tế thị trường và đáp ứng được yêu cầu của kinh doanh hiện đại. Tóm lại cổ phần hoá DNNN là quá trình chuyển DNNN với sở hữu Nhà nước thành công ty cổ phần với hình thức sở hữu nhiều người. 2.2: Các hình thức CPH của Việt Nam. Xuất phát từ chủ trương của Nhà nước đề ra, đồng thời đứng trên quan điểm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và xử lý hài hoà lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động, Nhà nước đã đưa ra mô hình CPH với các hình thức sau: Hình thức 1: Giữ nguyên vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu thu hút thêm vốn. Hình thức 2: Bán một phần vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp. Hình thức 3: Bán toàn bộ vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp. Hình thức 4: Thực hiện hình thức 2 và 3 kết hợp với phát hành cổ phiếu thu hút thêm vốn. Trong thực tế trong quá trình thực hiện, tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp, có thể sử dụng từng hình thức trên hay kết hợp giữa._. các hình thức trên. 2.3: Tính tất yếu của cổ phần hoá DNNN. Khi bước sang nền kinh tế thị trường đặc biệt vào những thập niên cuối thế kỷ XX, khu vực hoá và toàn cầu hoá là xu thế phát triển tất yếu của nền kinh tế thế giới. Việc gia nhập các tổ chức kinh tế của khu vực và thế giới như AFTA, NAFTA, EU và WTO luôn là mong muốn của bất cứ quốc gia nào. Xu thế hoà nhập tạo cơ hội cạnh tranh bình đẳng cho tất cả các Doanh nghiệp song cũng đặt các Doanh nghiệp vào một cuộc chơi khắc nghiệt với quy luật ”mạnh thắng, yếu thua”. Hàng rào thuế quan mà Chính Phủ các nước sử dụng để bảo vệ các sản phẩm trong nước sản xuất mất tác dụng. Vì vậy, biện pháp duy nhất để các Doanh nghiệp không bị loại khỏi cuộc chơi là phải tăng cường khả năng cạnh tranh của chính mình để tạo chỗ đứng vững trên thương trường. Trong khi đó theo báo cáo của Bộ Tài Chính, những thập niên 90, các DNNN Việt Nam chủ yếu trong tình trạng trang thiết bị lạc hậu từ 3-5 thế hệ. Cơ cấu kinh tế chưa phù hợp, chủ yếu là ngành nông nghiệp chiếm 27%, thương mại 43%, công nghiệp và xây dựng chiếm 30% (trong khi các nước phát triển là 70-80%); cơ cấu của vốn chưa hợp lý (81% vốn cố định, 19% vốn lưu động). Quy mô của Doanh nghiệp nhỏ (dưới 1 tỷ đồng) chiếm 68%. Thực tế trên đã khiến hiệu quả sử dụng vốn của các DNNN rất thấp. Mỗi đồng vốn chỉ tạo ra 2,3 đồng doanh thu và 0,1 đồng lợi nhuận. Tài sản cố định trong các DNNN chiếm từ 70-80% nhưng chỉ cung cấp được 44% tổng sản phẩm xã hội. Với thực trạng này các DNNN của Việt Nam không đủ sức cạnh tranh khi gia nhập các tổ chức khu vực và thế giới. Vì vậy, để tạo được chỗ đứng trên thương trường, Việt Nam cần phải cải cách DNNN để tìm con đường cho sự phát triển. Nhiều giải pháp đã được đưa ra như cơ cấu lại vốn và lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp; sáp nhập các Doanh nghiệp có vốn nhỏ, hoạt động trong các lĩnh vực tương đối giống nhau; liên doanh, liên kết với nước ngoài để tận dụng nguồn vốn nước ngoài nâng cấp các trang thiết bị lạc hậu, tiếp cận phương thức quản lý tiên tiến. Song những giải pháp này vẫn chưa tạo được sự thay đổi về chất, hiệu quả sản xuất, kinh doanh của đa số các Doanh nghiệp vẫn thấp, sức cạnh tranh vẫn còn yếu, chưa có sự thay đổi mang tính bước ngoặt. Trước thực trạng này cùng với sự nhận thức về những ưu việt của hình thức Công ty cổ phần như chúng ta đã phân tích phần trên, do vậy Nghị quyết Trung ương 2 khoá VII đã đưa ra một giải pháp quan trọng để cải tạo DNNN là “ Chuyển một số DNNN thành công ty cổ phần”. Đây là một xu thế tất yếu khách quan khi chuyển sang nền kinh tế thị trường. III: Cổ phần hoá DNNN ở một số nước trên thế giới. 1. Sự cải tổ DNNN của một số nước. Để nâng cao hiệu quả của các DNNN trong nền kinh tế thị trường, từ sau chiến tranh thế giới lần 2, hầu hết các nước tư bản chủ nghĩa tiến hành cải cách khu vực kinh tế Nhà nước, giảm bớt sự can thiệp của Nhà nước vào khu vực này và biện pháp chủ yếu là tư nhân hoá và CPH DNNN. Quá tình này diễn ra mạng với quy mô lớn vào thập kỷ 80 ở các nước TBCN phát triển. ở các nước XHCN trước đây quá trình này diễn ra mạnh sau khi các nước XHCN ở đông âu sụp đổ. 1.1. Cổ phần hoá ở các nước tư bản phát triển. Quá trình CPH thường được thực hiện chủ yếu dưới hình thức bán cổ phiếu của các Công ty Quốc doanh hay DNNN qua sở giao dịch chứng khoán, bán đấu giá có giới hạn người mua hoặc bán trực tiếp cho những người mua được lựa chọn một phần hay toàn bộ cổ phần của Doanh nghiệp. Việc bán đấu giá hay bán trực tiếp chỉ áp dụng với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ, còn đối với các Công ty lớn thì phổ biến là CPH thông qua thị trường chứng khoán. Mức độ CPH ở mỗi công ty phụ thuộc vào ý đồ của Chính phủ muốn duy trì ảnh hưởng đến mức độ nào trong việc kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp. Quá trình CPH đã mang lại hiệu quả hết sức điển hình, ở các nước phát triển là hình thành hàng loạt các công ty cổ phần hỗn hợp Nhà nước – Tư nhân, trong đó một số lĩnh vực Nhà nước giữ cổ phần khống chế, còn một số lĩnh vực khác Nhà nước chỉ giữ ở mức có thể kiểm soát hoạt động của chúng. Chính Phủ dùng số tiền thu được từ CPH các DNNN không chỉ để giảm thâm hụt ngân sách mà còn mua cổ phiếu của các công ty tư nhân trên thị trường chứng khoán, để đảm bảo cho mình những khoản thu nhập bổ sung, thâm nhập và mở rộng quyền chi phối của mình trong các lĩnh vực cần kiểm soát và chống độc quyền.V Như vậy, đồng thời với quá trình chuyển đổi sở hữu trong khu vực kinh tế Nhà nước là quá trình “Nhà nước hoá” trở lại các Công ty tư nhân trong chiến lược cơ cấu lại nền kinh tế thị trường hỗn hợp, đảm bảo mức tăng trưởng ổn định cho đất nước và giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. 1.2. Cổ phần hoá ở các nước đang phát triển ở khu vực Châu á. Các nước đang phát triển ở khu vực châu á có đặc điểm chung là nền kinh tế có tốc độ phát triển nhanh và ổn định trong nhiều năm. Mục tiêu chính của CPH DNNN là: Nhà nước rút khỏi các lĩnh vực xét thấy không cần thiết phải nắm giữ và duy trì sự độc quyền Nhà nước mà chuyển giao cho khu vực tư nhân nhằm thực hiện sự cạnh tranh để nâng cao hiệu quả của các Doanh nghiệp. Mục tiêu nữa của CPH ở các nước là phát triển thị trường chứng khoán trong nước, thể hiện đặc biệt ở các nước: Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Malaysia, Thái Lan. Điều này cho phép, cùng với việc bán cổ phần của Nhà nước cho tư nhân thì việc mở rộng thị trường vốn và thị trường chứng khoán cũng trở nên phổ biến và do đó, số lượng và các loại hình Công ty cổ phần tăng lên nhanh chóng ở nước này. Số tiền thu được tử quá trình CPH sẽ bù vào các khoản Ngân sách dành cho đầu tư cho cơ sở hạ tầng và các ngành kinh tế chiến lược mà Nhà nước thấy cần thiết phải tham gia và kiểm soát. 1.3. Cổ phần hoá ở các nước XHCN trước đây. ở các nước XHCN việc thực hiện CPH các DNNN không thông qua ngân hàng hoặc thị trường chứng khoán như ở các nước tư bản phát triển. Hiệu quả của CPH cá DNNN ở các nước này tuy chưa có kết quả đánh giá chính thức nhưng nhìn chung là đạt kết quả thấp. Nguyên nhân chủ yếu là: Quá trình CPH ở các nước này có mục tiêu ôm đồm (nhiều mục tiêu) “mục tiêu XHCN”. Tức là không những vì mục tiêu nâng cao khả năng huy động vốn, khả năng cạnh tranh của các Doanh nghiệp mà còn phải bảo đảm các mục tiêu xã hội như giải quyết lao động trong Doanh nghiệp, công bằng xã hội. Điều kiện thực hiện cổ phần hoá chưa đầy đủ mà đã thực hiện với quy mô lớn, trong khi nền kinh tế thị trường chưa phát triển, kinh tế tư nhân còn quá nhỏ bé, thị trường chứng khoán chưa phát triển, các DNNN kinh doanh kém hiệu quả, máy móc thiết bị lạc hậu, hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh và đồng bộ; các vấn đề liên quan đến khả năng của Doanh nghiệp sau khi CPH cũng như giải quyết việc làm cho lao động dôi dư chưa giải quyết được do không đủ nguồn tài chính, mặc dù những Doanh nghiệp Nhà nước đã cho không cán bộ công nhân viên chức nhưng vẫn sản xuất kinh doanh không có hiệu quả. 2: Kinh nghiệm rút ra đối với Việt Nam. Qua quá trình thực hiện CPH của các nước trên thế giới chúng ta có thể rút ra những bài học đối với quá trình CPH ở nước ta như sau: 2.1. Về mục tiêu Hầu hết các nước đều cho rằng, mục tiêu chính của chương trình CPH DNNN là nhằm nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Qua đó, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển. Đồng thời giảm thiểu số doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, tối đa hoá các đơn vị làm ăn có lãi và các khoản thu cho ngân sách Nhà nước, tạo nguồn để giải quyết các vấn đề kinh tế-xã hội khác. Ngoài ra, qua công tác CPH, hầu hết chính phủ các nước đều muốn chuyển một số lĩnh vực ngành nghề mà các khu vực kinh tế khác có thể đảm nhận, giảm bớt gánh nặng và thâm hụt cho ngân sách, cân đối khả năng thanh toán nợ nước ngoài; phát triển thị trường vốn trong nước. 2.2. Tổ chức bộ máy chỉ đạo Kết quả nghiên cứu , khảo sát cho thấy, chính phủ các nước có chương trình CPH thành công thường giao cho bộ tài chính hoặc Bộ Ngân khố, thậm chí thành lập riêng một bộ chuyên trách chỉ đạo thực hiện như Hungary. Các cơ quan này có nhiệm vụ chỉ đạo thực hiện CPH những DNNN có đủ điều kiện; chịu trách nhiệm nắm giữ cổ phần của nhà nước ở các DNNN chuyển đổi sở hữu thông qua cơ quan quản lý tài sản hoặc công ty tài chính của Nhà nước. Với cách thức tổ chức như trên, chương trình CPH sẽ nhất quán, rõ ràng với sự tham gia của đông đảo nhân dân trong nước, hạn chế tối đa sự lạm dụng hoặc khả năng tổn thất cho Nhà nước. Nhiều quốc gia còn ban hành riêng một bộ luật nhằm tạo hành lang pháp lý cao nhất cho quá trình chuyển đổi sở hữu DNNN. 2.3. Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp chuyển đổi Nếu xét về quy mô, bước đầu hầu hết các quốc gia đều tiến hành chuyển đổi sở hữu các doanh nghiệp vừa và nhỏ có hiệu quả hoạt động trong mọi lĩnh vực cạnh tranh. Người Mêxicô cho đây là bài học thành công. Vì họ coi việc bán các Doanh nghiệp nhỏ là để học tập kinh nghiệm, giảm rủi ro tới mức nhỏ nhất. Nếu xét về lĩnh vực thị trường, các quóc gia thường ưu tiên tiến hành cải cách doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực có thị trường đang và sẽ hoạt động tốt. Nhưng các DNNN lại không có lợi thế về quản lý so với các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác như: khách sạn, vận tải bằng tàu thuyền loại nhỏ, vận tải ô tô...Tiếp đó mới đến những doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khó khăn hơn về thị trường. Những lĩnh vực trước đây nhà nước cần độc quyền hoặc tư nhân chưa có đủ điều kiện để tham gia. Nhìn chung, việc bắt đầu cải cách từ đâu phụ thuộc vào mối quan tâm của các nhà đầu tư và khả năng của chính phủ mỗi nước. Nhưng đều phải có sự đầu tư mới và thay đổi phương thức quản lý để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp chuyển đổi. 2.4. Đánh giá và định giá danh nghiệp Hầu hết các nước đều cho rằng, phương pháp tốt nhất là để thị trường quyết định giá bán thông qua đấu thầu, cạnh tranh, nhất là các doanh nghiệp nhỏ. Đối với những doanh nghiệp lớn, việc xác định giá bán doanh nghiệp thường được thực hiện bằng nhiều phương pháp để có thể kiểm tra mức độ hợp lý của giá sàn, trên cơ sở đó tổ chức đấu thầu(kàm theo những điều kiện nhất định để thu hút các cổ đông chiến lược) và đấu giá trên thị trương để có được phương án chuyển đổi tối ưu. Nhìn chung, việc định giá doanh nghiệp có quy mô lớn đều khó khăn, nhất là ở các quốc gia đang phát triển. Qua tìm hiểu, có thể thấy những phương pháp thường được các nước sử dụng là: Phương pháp xác định theo giá thành tài sản (phương pháp chi phí) Phương pháp giá trị tài sản thuần(NAY) Phương pháp thu nhập (lợi nhuận) Phương pháp so sánh trực tiếp (giá thị trường hiện hành) Phương pháp thặng dư Phương pháp đấu giá Phương pháp dòng tiền chiết khấu. 2.5. Giải quyết vấn đề tài chính và lao động dôi dư Trước khi thực hiện chuyển đổi sở hữu, các nước đều tiến hành giải quyết vướng mắc về tài chính đối với những doanh nghiệp hoạt động kinh doanh không hiệu qủa hoặc hiệu quả thấp. Kinh nghiệm chỉ ra rằng, các DNNN vừa và nhỏ có tính cạnh tranh có thể và cần được bán một cách nhanh chóng thông qua đấu thầu cạnh tranh. Tuy nhiên, để tăng tính hấp dẫn doanh nghiệp trước khi bán, các nước thường giải quyết dứt điểm một số vấn đề sau: a. Giải quyết các khoản nợ dây dưa, khả năng thanh toán thấp vì người mua không muốn nhận những khoản nợ này, còn chính phủ lại không muốm bỏ thêm tiền để thanh toán hộ doanh nghiệp. b. Loại bỏ những tài sản, các dự án đầu tư không hiệu quả theo mệnh lệnh hành chính ở các DNNN trong các thời kỳ trước. Đây là yêu cầu chính đáng của cổ đông tương lai. c. Loại bỏ các chất thải không thích hợp để bảo vệ môi trường. Đây là điều kiện tiên quyết ở các nước Đông Âu, Trung á. d. Giải quyết vấn đề lao động dôi dư bằng các biện pháp đồng bộ bảo đảm về mặt xã hội, chẳng hạn như đào tạo lại, trả trợ cấp thôi việc và bảo hiểm thất nghiệp. Bởi người mua không muốn kế thừa và giải quyết vấn đề phức tạp này. Chương II Thực trạng cổ phần hoá dnnn ở trên địa bàn hà tây I: Cổ phần hoá DNNN ở Việt Nam. 1: Nhận định chung về DNNN ở Việt Nam. Cũng như các nước trong phe XHCN trước đây Việt Nam xây dựng mô hình kinh tế chỉ huy, vận hành theo cơ chế KHH tập trung. Xác định một chủ thể kinh tế Nhà nước, các thành phần kinh tế khác không được công nhận về mặt pháp lý và ngày càng thu hẹp lại. Hàng loạt DNNN do quốc hữu hoá các xí nghiệp của tư bản dân tộc và tư sản mại bản và thành lập mới. Nhà nước điều hành và quản lý DNNN trực tiếp bằng các chỉ tiêu pháp lệnh, thực hiện chế độ bao cấp đối với DNNN trên nguyên tắc tài chính thu đủ chi. Giá cả chỉ là công cụ để tính toán cho việc cấp phát vật tư và giao sản phẩm. Chính cơ chế KHH tập trung đã chi phối lớn đến cơ chế hoạt động và làm giảm hiệu quả của Doanh nghiệp, biến DNNN thành đơn vị hành chính mất đi tính chủ động của đơn vị sản xuất, kinh doanh. Cũng do chế độ bao cấp các DNNN bằng mọi cách huy động tối đa các nguồn lực của Nhà nước để thực hiện các chỉ tiêu được giao hơn là (tối thiểu hoá chi phí sản xuất) để tối đa hoá lợi nhuận. Sản phẩm sản xuất ra đều giao nộp cho Nhà nước dẫn tới các DNNN hoạt động trong môi trường không có cạnh tranh và kém hiệu quả là không thể tránh khỏi. Cơ chế quan liêu bao cấp tồn tại quá lâu đã làm cho DNNN làm ăn ngày càng kém hiệu quả, trở thành ngánh nặng cho ngân sách Nhà nước. Nhìn chung các DNNN vẫn tồn tại các vấn đề cơ bản sau: Tỷ suất lợi nhuận thấp. Hiệu quả sử dụng vốn thấp. Năng suất lao động thấp. Tiêu hao vật chất cao hơn khu vực ngoài quốc doanh. Sư đóng góp đích thực vào nguồn thu ngân sách thấp. Chi phí cho một chỗ làm việc cao. Tình trạng mất vốn là phổ biến. Nguyên nhân của sự tần tại là: Do hệ đa mục tiêu (kinh tế, xã hội). Do số lượng DNNN còn quá lớn, Nhà nước không đủ nguồn lực đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinh doanh của Doanh nghiệp nhất là nhu cầu đổi mới trang thiết bị của Doanh nghiệp. Người lao động ỷ lại, trông chờ nên tính năng động và chủ động sáng tạo kém. Năng lực cán bộ quản lý chưa đáp ứng nhu cầu đổi mới do thời kỳ bao cấp quá dài. Do cơ chế một thủ trưởng bổ nhiệm và tập thể người lao động làm chủ cũng có nghĩa là doanh nghiệp chưa có người chủ đích thực. Vì vậy trong thời gian tới việc đổi mới sắp xếp lại các DNNN là điều cần phải làm triệt để. 2: Tiến trình, cơ chế và chính sách cổ phần hoá DNNN ở Việt Nam. Quá trình CPH ở Việt Nam đã trải qua hơn một thập kỷ và được chia thành các giai đoạn sau: 2.1: Giai đoạn thí điểm (1992-5/1996) Ngày 8/6/1992, Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng(nay là thủ tướng Chính Phủ) đã ban hành Quyết định số 202/CT về thí điểm chuyển một số DNNN thành CTCP. Theo quyết định này, có 7 doanh nghiệp được chọn tổ chức triển khai thí điểm CPH, nhưng đã xin rút khỏi danh sách. Rút kinh nghiệm, sau đó chọn những Doanh nghiệp tự nguyện có đủ điều kiện; đồng thời nhằm đẩy nhanh công tác thí điểm CPH, Thủ tướng Chính Phủ cũng ban hành Chỉ thị 84/TTg ngày 4-8-1993 về xúc tiến thực hiện CPH DNNN. Kết quả đã có 5 DNNN thuộc hai bộ, 2 địa phương và 1 Tổng công ty chuyển thành CTCP. Tổng vốn điều lệ tại thời điểm CPH là 38,393 tỷ đồng. Nhìn chung, các DNNN tiến hành CPH trong giai đoạn này thuộc loại vừa và nhỏ, vốn ít (dưới 10 tỷ đồng); phần lớn mang tính dịch vụ, kinh doanh hiệu quả và không thuộc diện Nhà nước cần nắm giữ 100% vốn, tập thể cán bộ công nhân viên tự nguyện tham gia thí điểm CPH. Tuy nhiên, do còn nhiều vướng mắc nên cần tiếp tục nghiên cứu bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế từ việc chọn Doanh nghiệp đến xác định giá trị Doanh nghiệp; trách nhiệm quyền hạn của các bộ ngành, địa phương. Để đẩy nhanh tiến trình CPH và có tính pháp lý cao hơn, Chính Phủ đã ban hành văn bản thay thế Quyết định 202/CT. 2.2: Giai đoạn mở rộng thí điểm (từ cuối năm 1996 đến 6/1998) Trên cơ sở đánh giá kết quả thí điểm, ngày 7/5/1996, Chính phủ đã ban hành Nghị định 28/CP. Nghị định này ra đời đã tạo điều kiện thúc đẩy CPH nhanh hơn. Đối tượng, mục tiêu CPH, nguyên tắc xác định giá trị Doanh nghiệp, chế độ ưu đãi Doanh nghiệp và người lao động được quy định cụ thể hơn. Kết quả sau hai năm thực hiện đã có 25 DNNN thuộc 2 bộ, 11 địa phương và 2 Tổng Công ty 91 tiến hành CPH thành công với tổng số vốn điều lệ tại thời điểm CPH là 243,042 tỷ đồng. Trong đó có 6 Doanh nghiệp trên 10 tỷ đồng (chiếm 20,8%). Tuy nhiên, kết quả này vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới Doanh nghiệp, cần phải có Nghị định mới thay thế cho phù hợp. 2.3: Giai đoạn triển khai và đẩy nhanh tiến trình CPH. Việc thực hiện quả trình CPH thực sự có chuyển biến rõ rệt từ khi có Nghị định 44/NĐ-CP ngày 29/6/1998. Sự ra đời của Nghị định này đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các DNNN thực hiện CPH. Bởi ngoài sự kế thừa nhiều mặt tích cực của Nghị định 28/CP, Nghị định này có nhiều bổ sung sửa đổi và phát triển thêm nhiều điểm mới để đáp đáp ứng yêu cầu thực tế của công tác CPH. Trong giai đoạn từ tháng 7/1998 đến tháng 6/2002 đã có trên 700 Doanh nghiệp được CPH chuyển thành CTCP. Đây là một kết quả to lớn nhờ có chính sách mới nhưng nó vẫn tồn tại những mặt hạn chế cần phải tiếp tục bổ sung. Đến tháng 6/2002 Chính phủ ban hành Nghị định 64/NĐ-CP ngày 19/6/2002. Việc ban hành Nghị định này đã tạo điều kiện thuận lợi để đẩy nhanh tiến trình CPH DNNN. Chỉ trong vòng 6 tháng kể từ ngày ban hành Nghị định đã có trên 100 doanh nghiệp CPH chuyển thành CTCP. 3: Thành tựu và những tồn tại cơ bản của quá trình CPH. 3.1: Những thành tựu cơ bản. Như vậy, sau hơn 10 năm thực hiện chủ trương CPH, tính đến hết năm 2002, trên toàn quốc đã có gần 900 doanh nghiệp và bộ phận DNNN của 10 bộ, 54 địa phương và 12/17 tổng công ty 91 hoàn thành chương trình CPH. Tổng số vốn Nhà nước đánh giá lại khi CPH là hơn 3.000 tỷ đồng (tăng từ 10 – 15% so với giá trị ghi trên sổ sách). Qua CPH đã huy động 3.000 tỷ đồng vốn ngoài xã hội vào phát triển sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, sự thay đổi phương thức quản lý đã tạo động lực thúc đẩy Doanh nghiệp kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn. Vai trò làm chủ thật sự của người lao động với tư cách là cổ đông trong CTCP bước đầu được khơi dậy và phát huy, thể hiện rõ ở tinh thần hăng say và tự giác làm việc, ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần tiết kiệm trong sản xuất kinh doanh được nâng lên.Theo báo cáo của các Doanh nghiệp CPH đã hoạt động trên một năm, các chỉ tiêu kinh tế của hầu hết các Doanh nghiệp đều có mức tăng trưởng cao. Trong đó, doanh thu bình quân tăng 1,4 lần, lợi nhuận tăng 2 lần, nộp ngân sách tăng 22%, số lượng lao động tăng. Điều đáng chú ý là các DNNN CPH trong thời gian qua rất ít người lao động bị đưa ra khỏi Doanh nghiệp trừ những trường hợp tự nguyện. Đồng thời, thu nhập của người lao động cũng tăng thêm so với trước khi CPH từ 200.000 – 500.000 đồng. Tuy vậy do phần lớn các DNNN CPH thuộc diện vừa và nhỏ, vốn Nhà nước dưới 10 tỷ đồng là phổ biến nên mục tiêu huy động vốn và cơ cấu lại các nguồn vốn Nhà nước qua CPH còn hạn chế. Bảng 1: Tình hình thực hiện CPH của một số địa phương trên cả nước Tính đến hết năm 2001 TT Địa phương Số DNNN đã CPH thị trường Địa phương Số DNNN đã CPH 1 Hà Nội 82 25 Thái Nguyên 5 2 TP Hồ Chí Minh 78 26 Hà Nam 5 3 Nam Định 35 27 Quảng Ngãi 5 4 Thanh Hoá 31 28 Tây Ninh 5 5 Nghệ An 21 29 Bình Dương 5 6 Bình Định 16 30 Tiền Giang 5 7 Lâm Đồng 15 31 Yên Bái 4 8 Hải Phòng 14 32 Hoà Bình 4 9 Phú Thọ 14 33 Thái Bình 4 10 Khánh Hoà 14 34 Quảng Trị 4 11 Quảng Ninh 13 35 Gia Lai 4 12 Tuyên Quang 12 36 Long An 4 13 Thừa Thiên Huế 12 37 An Giang 4 14 Đồng Nai 12 38 Vĩnh Phúc 3 15 Đà Nẵng 11 39 Quảng Nam 3 16 Cao Bằng 11 40 Ninh Thuận 3 17 Hà Tây 11 41 Bình Thuận 3 18 Bắc Giang 10 42 Bạc Liêu 3 19 Đăc Lắc 9 43 Lào Cai 2 20 Cần Thơ 9 44 Sơn La 2 21 Hà tĩnh 8 45 Hà Giang 1 22 Ninh Bình 7 46 Lạng Sơn 1 23 Hải Dương 6 47 Vĩnh Long 1 24 Bà Rịa - Vũng Tàu 6 48 Đồngg Tháp 1 Nguồn: Ban đổi mới và phát triển doanh nghiệp. Để minh chứng ích lợi của mô hình CPH DNNN chúng ta hãy xét một số điểm sáng về CPH: Công ty cổ phần giấy Hải Phòng (HAPACO). Công ty Cổ phần giấy Hải Phòng thành lập từ năm 1960 và đã từng hai lần quỵ ngã: lần thứ nhất vào năm 1981-1981, lần thứ hai vào năm 1989-1990. Từ năm 1991 trở đi Doanh nghiệp này phục hồi và làm ăn có lãi. Đến năm 1996 HAPACO là đơn vị thí điểm CPH. Đến 6/1998 HAPACO đã CPH một bộ phận của Doanh nghiệp và cho ra đời công ty cổ phần Hải Âu. Đây được coi là giai đoạn CPH lần thứ nhất của HAPACO. Người lao động mua 60% cổ phần, Nhà nước nắm 15%, còn là cổ đông bên ngoài. Năm 1999, Hải Âu như “diều gặp gió” tăng trưởng vùn vụt. Vốn điều lệ của Doanh nghiệp tăng hơn 3 lần, cổ tức trả cho cổ đông bằng 100% vốn góp. Các chỉ tiêu như giá trị sản xuất, doanh thu,sản phẩm,nộp ngân sách đều tăng từ 32-43%. Vào thời gian này Công ty cổ phần Hải Âu và Công ty giấy Hải Phòng (vẫn là DNNN cùng nằm trên một diện tích mặt bằng và cùng cổng ra vào. Sự biến đổi hàng ngày của CTCP Hải Âu làm cho người lao động của Công ty giấy Hải Phòng háo hức với CPH và kiến nghị nhiều lần với thành phố để được CPH và đến cuối năm 1999 Công ty giấy Hải Phòng dược CPH và hợp nhất với CTCP Hải Âu thành CTCP giấy Hải Phòng (HAPACO). Đến quý I/2000 HAPACO đã có vốn điều lệ trên 10 tỷ, trong đó cổ đông trong Doanh nghiệp chiếm 75%, cổ đông ngoài Doanh nghiệp chiếm 25%. Đến 17/7/2000 HAPACO chính thức được cấp giấy phép niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán tại trung tâm giao dịch TP Hồ Chí Minh, và vào ngày 23/11/2001 HAPACO quyết định phát hành thêm 1.000.000 cổ phiếu mới để huy động vốn đầu tư nhàn rỗi trong công chúng cho dự án nhà máy sản xuất giấy Kraft làm bao bì công nghiệp. Bảng 2: Các chỉ tiêu tăng trưởng cơ bản của HAPACO trước và sau CPH 1998 1999 2000 (Đã CPH) 2001 Giá trị sản xuất (tỷđồng) Doanh thu (tỷ đồng) Sản phẩm (tấn) Nộp ngân sách (ngàn đồng) Thu nhập BQ (ngàn đồng) Lợi nhuận sau thuế (triệu đồng) 48 32,9 8.000 0,81 680 2.600 82,5 53,12 12.000 1,52 945 6.450 102,2 70,1 15.889 1,779 1.080 8.421 125,2 86 20.200 2,87 1.200 8.600 Nguồn: Công ty HAPACO Công ty cổ phần Cáp và vật liệu viễn thông (SACOM). Ngày 7/2/1998 bằng quyết định của tổng cục trường tổng cục bưu điện, SACOM đã chính thức ra đời trên cơ sở CPH Nhà máy Cáp và vật liệu viễn thông. Tổng vốn điều lệ tại thời điểm CPH được xác định là 120 tỷ đồng. Trong đó Nhà nước 49% cổ phần, CBCNV trong doanh nghiệp giữ 10%, còn lại là các cổ đông ngoài doanh nghiệp. Trước khi CPH, vốn chủ sở hữu (vốn Nhà nước ) chỉ là 21,5 tỷ đồng, đến khi CPH số vốn điều lệ là 120 tỷ đồng, gấp gần 6 lần. Chính nhờ khả năng huy động vốn lớn, nên chỉ sau một năm SACOM đã đầu tư cho một dây chuyền công nghệ tiên tiến của Thuỵ Sĩ, nâng công suất lên 6 lần so với trước khi CPH. Tiếp đó, Công ty còn hoàn thành việc xây dựng và đưa vào sử dụng dự án mở rộng nhà xưởng và lắp đặt thiết bị có công nghệ tiên tiến với tổng trị giá gần 6 triệu USD. Sau khi đổi mới công nghệ, các sản phẩm của Công ty ngày càng phong phú hơn với 240 chủng loại khác nhau. Sản phẩm làm ra đạt tiêu chuẩn của nhiều nước như Mỹ, Anh … và có khả năng cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại. Nhờ việc sản xuất kinh doanh phát triển, các chỉ tiêu kinh tế của Công ty đều có mức tăng trưởng cao, thể hiện ở bảng sau: Bảng 3: Các chỉ tiêu cơ bản của công ty SACOM trước và sau CPH Chỉ tiêu ĐV tính Trước CPH (1997) Sau CPH (2001) % Sản lượng Doanh thu Lợi nhuận trước thuế Lợi nhuận sau thuế Nộp ngân sách Lao động Cổ tức Thu nhập bình quân Vốn điều lệ Km đôi dây Triệu đồng Người % 1000/Người/tháng Triệu đồng 130.665 55.436 8.268 5.558 4.969 120 2.610 576.000 150.000 32.000 32.000 13.866 151 16 2.738 181.135 440 270 389 575 279 125 5 Nguồn: Công ty SACOM Công ty cổ phần cơ khí ô tô Nghệ An Công ty cổ phần cơ khí Nghệ An hoàn tất việc cổ phần vào 2/1999. Công ty thực hiện thành công quá trình CPH trong vòng 5 tháng bằng việc áp dụng biện pháp rất táo bạo là…. Tiền vay cho người lao động mua cổ phần. Chính biện pháp này đã đem lại nhiều thành quả to lớn cho Công ty. Sau khi CPH Doanh thu và năng suất lao động tăng gần gấp rưỡi, nộp ngân sách Nhà nước tăng hơn hai lần, thu nhập BQ tăng, cổ tức đạt 18%/năm, đây là kết quả của hoạt động sản kinh doanh ngay trong năm đầu tiên sau khi thực hiện CPH. Và chúng ta có thể thấy sự biến đổi của Công ty trước và sau CPH qua bảng sau: Bảng 4: Các chỉ tiêu của cơ khí ô tô Nghệ An. Chỉ tiêu Trước CPH Sau CPH 1996 1997 1998 1999 2000 2001 1. Doanh thu( tỷ đồng) Năng xuất lao động (Triệu/người/ năm) Nộp ngân sách( triệu đồng) Số lao động ( người) Thu nhập bình quân (Nghìn/người/năm) Lãi (triệu đồng) Cổ tức (%) 2,672 211 690 3,163 265 650 3,67 29 286 136 660 5,72 42 545 148 725 320 18 9,7 78 1.175 530 20 10,3 80 1.433 415 20 Nguồn: báo cáo của CTCP cơ khí ô tô khách Nghệ An 3.2. Những vướng mắc tồn tại trong quá trình CPH Mặc dù quá trình CPH ở Việt Nam đã thu được những thành tựu đáng kể xong trên thực tế cho thấy tiến trình CPH DNNN ở Việt Nam diễn ra chậm. Trong đó nguyên nhân chủ yếu của sự chậm trễ này là: * Nhận thức về CPH chưa được nhất quán trong các cấp, các ngành và các cơ sở. Không ít cán bộ quản lý Doanh nghiệp và một số cấp quản lý chưa thật sự quyết tâm tiến hành CPH, còn do dự. Nhất là khi CPH bộ phận doanh nghiệp hoặc Doanh nghiệp thành viên các tổng công ty, do lo ngại bị giảm doanh thu, vốn, tài sản , lợi nhuận, giảm quy mô và xếp hạng của Công ty, tổng công ty không còn đơn vị để trực tiếp quản lý. Với người lao động, do chưa hiểu rõ thực chất và lợi ích của quá trình chuyển DNNN thành CTCP nên họ lo sợ công việc và thu nhập sẽ không được đảm bảo khi mất đi sự bảo hộ của Nhà nước. Tư tưởng dựa vào Nhà nước khiến họ lo ngại có sự thay đổi và xáo trộn trong công việc. * Các chế độ, chính sách hiện hành về CPH DNNN còn nhiều hạn chế. Trong quá trình CPH mặc dù đã có nhiều lần thay đổi về cơ chế, chính sách, nhưng trên thực tế vấn đề này còn nhiều hạn chế làm cản trở đến tiến trình CPH DNNN đó là: - Thứ nhất: Sự thiếu bình đẳng giữa DNNN và CTCP đang cản trở việc đẩy nhanh tiến độ CPH. Bởi hiện nay, các DNNN đang được hưởng quá nhiều ưu đãi: không phải góp vốn; không phải chịu rủi ro trong kinh doanh; đặc biệt có lợi thế hơn CTCP về sử dụng đất, vay vốn ngân hàng, được khoanh nợ, xoá nợ khi gặp rủi ro, được xét giảm, miễn thuế dễ dàng. - Thứ hai: Việc khống chế tỷ lệ mua cổ phần lần đầu; quy định về số cổ phần ưu đãi nói chung và đối với cán bộ quản lý nói riêng; xử lý phần lớn vốn tự bổ sung, nợ khó đòi như hiện nay đang dần làm mất đi sự nhiệt tình và hăng hái của không ít Doanh nghiệp và người lao động. - Thứ ba: Việc định giá tài sản của DNNN trước khi CPH còn nhiều bất cập, thiếu chính xác. Phương pháp định giá đơn giản chủ yếu theo công thức: Tổng tài sản = (nợ phải thu+vốn)-(nợ phải trả+quỹ khen thưởng phúc lợi) Với công thức này chúng ta đã không tính đến một thực tế là nhiều Doanh nghiệp thương mại không có hoặc có rất ít tài sản cố định, nhưng doanh thu rất cao, lãi lớn. Vì thế chắc chắn giá trị thực tế của Doanh nghiệp phải cao hơn TSCĐ được tính bằng vài bộ bàn ghế, hay vài chiếc máy vi tính. Việc ban hành các quy định về xác định phẩm chất và giá trị tài sản chưa được chú trọng nên quyền quyết định cuối cúng thuộc về hội đồng định giá tài sản sau khi bàn bạc thống nhất với Doanh nghiệp. Vì vậy kết quả thu được nhiều khi không phù hợp với thực tế do bị chi phối bằng tính cảm quan, thoả hiệp giữa Hội đồng định giá và Doanh nghiệp được định giá. Thứ tư: Việc quản lý Nhà nước đối với Doanh nghiệp CPH chưa được quy định kịp thời và cụ thể gây cho Doanh nghiệp CPH nhiều lúng túng trong hoạt động hoặc có tâm lý ngần ngại khi quyết định chuyển đổi DNNN thành CTCP. Ví dụ như Công ty bánh kẹo Hà Nội khi làm đơn tiến hành CPH vào năm 1999. Ngay lập tức, lãnh đạo Công ty thực phẩm Miền Bắc đệ trình văn bản gửi cục sở hữu công nghiệp xin đăng ký nhãn hiệu Hà Nội cho các sản phẩm bánh kẹo của Công ty. * Quy trình CPH còn nhiều phức tạp, nhiều thủ tục phiền hà, nhất là việc xử lý nhiều vấn đề tài chính. Việc lập, phê duyệt đề án CPH, điều lệ hoạt động của CTCP xác định giá trị Doanh nghiệp còn rườm rà, phức tạp chia làm nhiều công đoạn, nhiều tổ chức tham gia. Hơn nữa việc lựa chọn DNNN để CPH và quyết định CPH DNNN còn nhiều vấn đề chưa chính xác dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng: Ví dụ như một Công ty sản xuất tấm lợp fibro xi măng( sử dụng nguyên liệu amiăng) đang kinh doanh rất có lãi và sau CPH (4/2002) cũng rất phát triển. Nhưng chỉ sau một thời gian thì hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty bị đình đốn mà nguyên nhân chủ yếu là do 6 tháng cuối năm 2000 quy hoạch tổng thể phát triển ngành vật liệu xây dựng đến năm 2010 được phê duyệt. Trong đó có yêu cầu các đơn vị có sử dụng nguyên liệu amiăng trong sản xuất tấm lợp fibro xi măng phải ngưng hoạt động. Điều này đã ngây thiệt hại cho các cổ đông của công ty. Chúng ta có thể tránh được điều này bằng cách, không cho các công ty hoạt động trong lĩnh vực này thực hiện CPH. Vậy từ thực tế này cho thấy trước khi quyết định cho các công ty CPH thì các cấp có thẩm quyền cần xem xét kỹ các quy định của Nhà nước để tránh những khó khăn cho doanh nghiệp sau khi CPH. II: Thực trạng CPH DNNN trên địa bàn tỉnh Hà Tây. 1: Vài nét về DNNN trên địa bàn tỉnh. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về tổ chức sắp xếp lại DNNN nhằm giảm bớt đầu mối, tập trung củng cố các doanh nghiệp có đủ điều kiện, thúc đẩy các DNNN phát triển đủ sức nắm giữ vai trò then chốt trong nền kinh tế. Sau nhiều lần tổ chức, sắp xếp, các DNNN trên địa bàn tỉnh quản lý đã giảm từ 307 doanh nghiệp năm 1991 đến 31/12/2002 còn lại 97 doanh nghiệp. Với tổng vốn kinh doanh của các doanh nghiệp là: 500 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 19.000 lao động, nộp ngân sách Nhà nước 37 tỷ đồng. Trong số này có 34 doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả chiếm 35%, điển hình là: - Công ty chế biến lương thực thực phẩm Thanh Oai - Công ty Xi măng Sài Sơn. - Công ty Xi măng Tiên Sơn. - Công ty sách và thiết bị trường học. - Công ty công trình giao thông Hà Tây. - Công ty cơ điện Sơn Tây…. Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh phát t._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNKT181.doc